ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp bắc á – ngân hàng tmcp bắc á (Trang 72)

NHÂN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU

Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân là việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn thông tin chính xác. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với hộ sản xuất & cá nhân, ngoài việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ như ở phần trên thì việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cũng rất quan trọng, từ đó giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng quát về hoạt động này để có thể tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã làm được và khắc phục những hạn chế.

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân tại chi nhánh Ninh kiều là xem ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả hay không, vòng quay vốn tín dụng cao hay thấp, …Ngoài ra cũng xem việc cho vay vốn đối với hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng có phục vụ chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn hay không để từ đó giúp ta đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân một cách cụ thể và toàn diện hơn.

Bảng 4.13: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đoạn 2010 – 6Th/2013

Chỉ tiêu ĐVT

Năm

2010 2011 2012 6 th 2012 6 th 2013 Vốn huy động Tr. đồng 637.923 877.183 1.107.191 1.042.756 1.094.413 Doanh số cho vay Tr. đồng 757.517 717.348 787.825 457.305 330.351 Doanh số thu nợ Tr. đồng 732.254 720.374 784.283 453.778 326.681 Dư nợ Tr. đồng 376.069 373.043 376.585 372.748 380.255 Nợ xấu Tr. đồng 6.418 5.477 13.301 9.286 10.828 Nợ nhóm 5 Tr. đồng 2.611 2.490 1.007 6.805 7.500 Dư nợ bình quân Tr. đồng 366.428.5 374.556 374.814 372.895.5 376.502 Dư nợ/vốn huy động % 58,95 42,75 34.01 35,75 34,82 Tỷ lệ nợ xấu % 1,71 1,46 3.53 2,49 2,84 Tỷ lệ mất vốn % 0,71 0,66 0.27 1,82 1,99 Hệ số thu nợ % 96,67 100,42 99,55 99,23 98,89 Vòng quay vốn TD Vòng 1,95 1,92 2,08 1,22 0,86

( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều)

- Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện việc ngân hàng sử dụng vốn huy động đầu tư cho vay hộ sản xuất & cá nhân. Qua bảng số liệu có thể thấy chỉ tiêu này có xu

hộ sản xuất & cá nhân năm 2010 là 58,95%, đến năm 2011 tỷ lệ này giảm còn 42,75%, sang năm 2012 là 34,01%, 6 tháng đầu năm 2013 là 34,82%. Điều đó cho thấy đây là thành phần kinh tế mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng nên ngân hàng ngày càng mạnh dạn đầu tư nhiều vốn và công tác huy động vốn của ngân hàng khá tốt. Chính vì thế trong thời gian tới bên cạnh việc áp dụng các chính sách phù hợp nhằm tăng nguồn vốn huy động, ngân hàng sẽ tiếp tục sử dụng nguồn vốn này cho vay các lĩnh vực đang phát triển cần nhu cầu vốn lớn đặc biệt là đối với hộ sản xuất & cá nhân nhằm gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ số này qua các năm đạt dưới 1 lần chứng tỏ công tác sử dụng vốn huy động để cho vay trong thành phần kinh tế này ở ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao.

- Tỷ lệ nợ xấu

Đây là chỉ tiêu căn bản nhất để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng, tỉ lệ nợ xấu càng lớn tiềm ẩn càng nhiều rủi ro bất lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của hộ sản xuất & cá nhân qua 3 năm có sự biến động không ổn định. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ này là 1,71%, năm 2011 giảm xuống 1,46%, đến năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 3,53%, và 6 tháng đầu năm 2013 là 2,84% đây là một tín hiệu đáng lo ngại. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 gia tăng là do giá cả xuât khẩu các mặt hàng nông thủy sản có nhiều biến động kinh tế địa phương cũng gặp nhiều khó khăn làm cho hộ sản xuất & cá nhân làm ăn thua lỗ nên không thể trả nợ đúng hạn theo hợp đồng, nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn rồi nợ xấu. Năm 2011 tỷ lệ này giảm mạnh là do kinh tế trong năm 2011 ổn định và ngân hàng thường xuyên cho cán bộ tín dụng đi tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng thẩm định mức vay đúng người, đúng đối tượng nhằm hạn chế tỷ lệ xấu một cách tốt nhất. Ngoài ra còn do các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích nên hoạt động sản xuất kin doanh đạt hiệu quả nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng.

- Tỷ lệ mất vốn

Hệ số khả năng mất vốn của Ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm với các giá trị 0,71%; 0,66% vào 2 năm 2010 ; 2011 nhưng lại giảm vào năm 2012 với giá trị 0,27% do sự giảm giá trị nợ nhóm 5 năm, sang đầu năm 2013 tỷ số này lại tăng lên đến 1,99%. Nguyên nhân là do kinh tế trong nước khó khăn , các hộ sản xuất cá nhân vay vốn kinh doanh trước đó thua lỗ nặng dẫn đến mất khả năng trả nợ .

- Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ hộ sản xuất & cá nhân phản ánh hiệu quả trong công tác thu hồi nợ đối với hộ sản xuất & cá nhân tại chi nhánh, nó đo lường xem với một đồng dư nợ cho vay hộ sản xuất & cá nhân thì ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số này của chi nhánh luôn đạt ở mức cao nhưng cũng có sự tăng giảm không ổn định qua từng năm. Năm 2008 hệ số thu nợ là 96,67%, đến năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên 100,42%. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay, ngoài ra nợ xấu trong năm này giảm đáng kể cũng đã thúc

đẩy sự tăng trưởng của doanh số thu nợ. Đặc biệt sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 hệ số thu nợ luôn giữ ở mức cao hơn 98%. Có được điều này là do ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, những khoản cho vay gần như đều được thu hồi trong năm, một phần là do sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, vận động, đôn đốc thu hồi nợ, bên cạnh đó cũng do thiện chí trả nợ của người dân ngày một cao hơn.

- Vòng quay vốn tín dụng

Qua các năm chỉ tiêu này luôn có tăng trưởng nhưng không liên tục cho thấy vốn tín dụng đối với hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng được quay vòng khá nhanh, cụ thể là năm 2010 vòng quay vốn tín dụng của hộ sản xuất & cá nhân là 1,95 vòng, năm 2011 giảm nhẹ còn 1,92 vòng, đến năm 2012 là 2,08 vòng tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 vòng quay vốn tín dụng chỉ còn 0,86 vòng . Tuy đầu năm 2013 chỉ số này đạt chưa cao nhưng đồng vốn của ngân hàng được thu hồi và luân chuyển khá tốt qua ba năm, điều này làm cho quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh càng được mở rộng. Nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh vẫn còn các khoản tín dụng trung, dài hạn khá cao nên thời gian thu hồi nợ chậm, dẫn đến vòng quay vẫn thấp. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có những biện pháp tích cực tăng cường thu hồi nợ làm vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất & cá nhân tăng lên trong thời gian qua. Mặc khác, công tác chỉ đạo thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả cùng với việc ngân hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ vững, ổn định vòng quay vốn tín dụng.

Tóm lại, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách từ sự biến động của nền kinh tế cũng như tình hình giá cả nông thủy sản diễn biến bất thường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng chi nhánh NHNo&PTNT Ninh Kiều đã đạt được những kết quả khả quan góp phần nâng cao uy tín và vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU 5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NHNo&PTNT NINH KIỀU

- Thành tựu

Trong ba năm qua hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân của chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả khả quan như:

- Đối với cho vay hộ sản xuất & cá nhân, NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều luôn là ngân hàng giữ vững vị trí chủ đạo về doanh số cho vay đối với hộ sản xuất nên doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này luôn cao qua các năm, điều này đã tạo nhiều điều kiện cho các hộ sản xuất, kinh doanh góp phần thúc đẩy kinh tế trên địa bàn đồng thời cũng giúp ngân hàng mở rộng qui mô tín dụng của ḿnh.

- Doanh số thu nợ của ngân hàng đối với hộ sản xuất & cá nhân tuy không ổn định nhưng vẫn đạt được nhưng chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra. Và cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó còn chứng tỏ được một điều đó là: nhờ nguồn vốn vay từ ngân hàng đã giúp các hộ có điều kiện để nâng cao hoạt động sản xuất, mở rộng qui mô…dẫn đến việc kinh doanh có hiệu quả trả được nợ cho ngân hàng.

- Dư nợ đối với hộ sản xuất & cá nhân cũng tăng qua các năm, điều này cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng, việc hỗ trợ vốn cho các hộ ngày càng được chú trọng hơn.

- Tuy vấn đề nợ xấu vẫn còn tồn đọng nhưng hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng mang lại nhiều hiệu quả cho việc sản xuất kinh doanh của hộ cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Tồn tại

Qua quá trình phân tích, đánh giá ta có thể thấy được lợi nhuận của ngân hàng đã có xu hướng giảm trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 do ngân hàng vẫn còn tồn tại một số điểm như sau:

- Vốn huy động của ngân hàng tuy có tăng dần qua các năm nhưng mức tăng trưởng còn khá thấp. Một hạn chế khác trong công tác huy động vốn của ngân hàng qua ba năm là ngân hàng vẫn chưa thu hút được một lượng lớn tiền gửi không kì hạn, hầu hết các khoản huy động được đều là tiền gửi có kì hạn do đó lãi suất huy động của ngân hàng luôn ở mức cao và ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn.

- Công tác huy động vốn bằng phát hành thẻ còn hạn chế, công tác Marketing chưa thu hút khách hàng và chưa được ngân hàng chú trọng đầu tư.

- Tăng trưởng tín dụng còn thấp và giảm trong năm 6 tháng đầu năm 2013 điều này sẽ làm ngân hàng bị ứ đọng vốn và làm giảm nguồn thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng.

- Ngân hàng vẫn còn tồn tại tình trạng nợ xấu với số tiền tương đối lớn . Trong đó, nợ xấu đối với ngành TM-DV là chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng nợ xấu của hộ sx & cá nhân tại chi nhánh.

- Nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều trong ba năm qua thiếu trầm trọng tại các vị trí Kế toán, Kiểm toán, Luật, đặt biệt là vị trí Tín dụng, Kế hoạch Kinh doanh, Quản lý rủi ro. Do số lượng nhân sự tại chi nhánh thiếu trầm trọng mà khối lượng công việc lại nhiều nên những cán bộ, nhân viên làm việc tại các phòng ban, đặt biệt là cán bộ, nhân viên tại phòng Kế hoạch Kinh Doanh của Ngân hàng cùng một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc làm cho hiệu quả công việc chưa cao.

- Có một số cơ sở kinh doanh của các hộ sx & cá nhân hoạt động xa địa bàn hoạt động của chi nhánh, điều đó khiến cho công tác kiểm tra, giám sát các khoản cho vay gặp nhiều khó khăn, đôi khi không phát hiện được khách hàng sử dụng vốn sai mục đích trên hợp đồng tín dụng.

- Nguyên nhân

Thị trường biến động, giá cả tăng giảm không ổn định, nhu cầu của người tiêu dùng lại thay đổi bất thường, ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất, hay do sản xuất thua lỗ…hoặc những nguyên nhân bất khả kháng không lường trước được ảnh hưởng đến năng suất kinh doanh như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh … nên các hộ sản xuất & cá nhân không có khả năng trả nợ cho ngân hàng làm cho công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn dẫn đến nợ xấu gia tăng.

- Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không có khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng.

- Do từ phía ngân hàng: thẩm định chưa kỹ hoặc nới lỏng ở khâu tái thẩm

định, nguồn trả nợ chưa thật sự đảm bảo. Chi nhánh NHNo&PTNT Ninh Kiều phải đối mặt với những sự cạnh

tranh quyết liệt của các Ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngoài ra còn có nhiều Ngân hàng khác như: Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Đông Á (DongAbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Sài gòn thương tín (Sacombank)…Các ngân hàng nêu trên đều có tiềm lực tài chính mạnh, có các sản phẩm cho vay, huy động vốn và các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng hơn Agribank - chi nhánh Ninh Kiều. Hơn nữa, các ngân hàng này đều đẩy mạnh công tác quảng bá và chiêu thị để thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong khi đó Agribank - chi nhánh Ninh Kiều vẫn còn yếu về mặt này.Do trình độ dân trí của người dân nói chung, trình độ của bộ phận không nhỏ doanh nghiệp nhân nói riêng còn thấp, cho nên họ còn xa lạ với các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các nghiệp vụ có liên quan đến công nghệ thông tin, công

là sử dụng thẻ nên gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phát triển các sản phẩm mới, hiện đại ở vùng ĐBSCL.

5.2 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Để có cái nhìn tổng quan về hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân để từ đó có thể đề ra những biện pháp kịp thời nâng cao hiệu quả hoạt động mỗi ngân hàng cần đánh giá đúng những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức để từ đó có những giải pháp hợp lý.

- Điểm mạnh

- Là Ngân hàng đi đầu về doanh số cho vay các hộ sản xuất & cá nhân tại địa bàn, có đủ tiềm lực và nguồn vốn để đầu tư vào lĩnh vực truyền thống là nông nghiệp, thuỷ sản, thủ công.

- Phương hướng hoạt động của ngân hàng phù hợp với định hướng phát triển của địa phương nên ngân hàng luôn được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương.

- Công tác cho vay được cán bộ tín dụng thực hiện chặt chẽ, theo đúng trình tự. Sau khi cho vay cán bộ tín dụng luôn theo dõi, sâu sát tình hình sản xuất của các hộ nên tình hình thu nợ khả quan.

- Luôn chú trọng các món vay của hộ sản xuất & cá nhân để giúp họ có được nguồn vốn kịp thời phát triển kinh doanh và lấy sự thành công của khách hàng làm sự thành công của ngân hàng nên mạng lưới hoạt động của ngân hàng luôn mở rộng, từ đó đã làm cho số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng.

- Điểm yếu

- Do doanh số cho vay của ngân hàng chủ yếu tập trung vào kinh tế hộ sản xuất & cá nhân, trong đó chủ yếu là nông dân đã gây nhiều khó khăn cho

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp bắc á – ngân hàng tmcp bắc á (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)