GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp bắc á – ngân hàng tmcp bắc á (Trang 78)

HỘ SẢN XUẤT & CÁ NHÂN TẠI NHNo&PTNT NINH KIỀU

Mặc dù trong những năm qua chi nhánh Ninh Kiều đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất & cá nhân nhưng cũng có những tồn tại nhất định. Vì vậy để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất & cá nhân tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều không chỉ đòi hỏi những nỗ lực của bản thân trong việc cung nguồn vốn hiệu quả, kịp thời, quản lý nguồn vốn chặt chẽ tạo mọi điều kiện cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, mà còn phải có sự phối hợp của chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Sau đây là một số biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất & cá nhân tại NHNo & PTNT Ninh Kiều.

5.3.1 Trong công tác huy động vốn

- Trước hết là phải xác định được mục tiêu huy động vốn để có thể chủ động được nguồn vốn tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh cho các hộ sản xuất & cá nhân một cách kịp thời và hợp lý theo mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.

- Nâng cao chất lượng và phát triển các dịch vụ, đa dạng hóa hình thức huy động. Cụ thể, hiện nay chi nhánh chỉ có các hình thức huy động theo kỳ hạn chưa có các hình thức huy động theo đối tượng khách hàng hay mục đích tiết kiệm như:

+ Tiết kiệm tích lũy vốn đối với các hộ kinh doanh với kỳ hạn rút gửi linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động của các hộ.

+ Tiết kiệm tiêu dùng, đời sống đối với các cán bộ - công nhân viên của các cơ quan, trường học.

+ Tiết kiệm mua sắm máy móc, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản dành cho các hộ sản xuất & cá nhân.

- Tiếp tục giữ vững mối quan hệ với các hộ sản xuất & cá nhân truyền thống để làm cơ sở cho việc thu hút khách hàng mới gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng.

5.3.2.1 Đối với công tác thẩm định

- Xét duyệt chặt chẽ trước khi cho vay và định kỳ hạn trả nợ linh hoạt, phù hợp với chu kỳ sản xuất kin doanh của từng hộ sản xuất & cá nhân. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần bám sát địa bàn, phân tích kỹ tình hình kinh tế tài chính của các hộ để quyết định đúng mức vốn cần thiết, thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ nhằm đạt đến mục tiêu chung của cả chi nhánh và khách hàng là hiệu quả sử dụng vốn.

- Đối với khách hàng là các hộ sản xuất & cá nhân cũ, quen biết cũng phải thẩm định trước và sau khi cho vay nhằm nắm rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của họ, không vì chủ quan mà đánh giá sai khách hàng dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng và ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng.

5.3.2.2 Đối với công tác cho vay

- Trong và sau khi cho vay, chi nhánh cần thường xuyên cử cán bộ tín

dụng giám sát việc sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất của các hộ sản xuất & cá nhân để quản lý tốt hơn, đặt biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu.

- Đối với những hộ sản xuất & cá nhân nông nghiệp đặc biệt là những hộ nuôi cá và hộ trồng lúa không có khả năng trả nợ cho chi nhánh đúng hạn, dẫn đến tài khoản nợ quá hạn tăng lên thì chi nhánh nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân các hộ này bị thua lỗ là do ảnh hưởng chủ quan từ phía bản thân hộ vay hay do yếu tố khách quan của điều kiện thiên nhiên hay môi trường kinh tế mà các hộ không thể khắc phục được, từ đó ngân hàng có những chính sách cho vay thích hợp để khuyến khích và giúp đỡ các hộ này khôi phục sản xuất và tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Cần phân loại các hộ sản xuất & cá nhân như: hộ có đủ điều kiện vay vốn, không đủ điều kiện vay để từ đó ngân hàng đề ra chính sách hợp lý đối với từng đối tượng cụ thể nhưng vẫn đảm bảo được nguồn vốn cho các hộ trong quá trình sản xuất kinh doanh để tránh phát sinh nợ xấu.

- Đa số nguồn vốn cho vay hộ sản xuất & cá nhân kinh doanh của chi nhánh là tập trung cho vay ngắn hạn, trung hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên thị trường tiềm năng của ngân hàng về vốn trung và dài hạn cón rất lớn, do đó ngân hàng cần mở rộng đầu tư sang thị trường này.

5.2.3.3 Đối với công tác thu nợ

- Cán bộ tín dụng cần giám sát theo dõi các hộ sản xuất & cá nhân để đảm bảo thu nợ vào thời điểm kết thúc mùa vụ hay kỳ sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo khách hàng trả nợ đúng hạn, tránh để khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích khác dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ.

- Đối với những hộ không có thiện chí trả nợ thì chi nhánh nên cử cán bộ tín dụng đến nhắc nhở và vận động trả nợ, nếu các hộ này vẫn không thay đổi thì cán bộ tín dụng nên xử lý kiên quyết hơn, trường hợp đặc biệt mới cần đến sự can thiệp của chính quyền địa phương.

- Đối với các khoản nợ quá hạn của các hộ sản xuất & cá nhân nông nghiệp, chi nhánh cho phép người vay gia hạn thêm thời gian trả nợ nhằm giảm bớt số tiền phải trả để tạo thuận lợi cho họ khắc phục khó khăn.

5.3.3 Đa dạng hóa các loại hình cho vay hộ sản xuất & cá nhân

- Cho các hộ sản xuất & cá nhân vay trả góp với thời hạn vay trung và dài hạn: áp dụng cho các hộ sản xuất & cá nhân kinh doanh ổn định liên tục từ 12 tháng trở lên, có mục đích vay để bổ sung vốn lưu động thường xuyên trong hoạt động kinh doanh.

- Cho các hộ sản xuất & cá nhân là tiểu thương vay ngắn hạn: áp dụng cho các tiểu thương kinh doanh thường xuyên tại các chợ, ngân hàng có thể cho vay trực tiếp tới tiểu thương trên cơ sở có sự giám sát của ủy ban nhân dân các phường.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho ngân hàng, trong đó tín dụng hộ sản xuất & cá nhân chiếm tỷ lệ rất cao trong toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng. Cho nên có thể nói thu nhập, lợi nhuận của ngân hàng trong thời gian qua là do sự đóng góp to lớn của tín dụng này. Là ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất & cá nhân ngân hàng luôn hoạt động theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, luôn gắn hiệu quả hoạt động kinh doanh cùng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nhìn lại 3 năm chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Ninh Kiều cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy DSCV hộ sản xuất & cá nhân tăng trưởng không ổn định qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trong cao trong tong DSCV trong đó DSCV ngăn hạn luôn cao nhất và cho vay đối với hộ hoạt động trong các ngành thương mại- dịch vụ là nhiều nhất. Điều này chứng tỏ qui mô hoạt động của ngân hàng cũng được mở rộng trong hoàng cảnh kinh tế khó khăn do công tác tín dụng luôn được chú trọng. Bên cạnh đó DSTN và dư nợ hộ sản xuất & cá nhân tăng trưởng không ổn định nhưng cũng cho thấy được tình hình sản xuất tại địa phương có chiều hướng khả quan hơn trong năm 2012 và đầu năm 2013 nên các hộ sản xuất & cá nhân có điều kiện để trà nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Để có được những kết quả trên là nhờ sự cố gắng nỗ lực mở rộng qui mô hoạt động tín dụng trong tín dụng hộ sản xuất & cá nhân của chi nhánh góp phần to lớn cho người dân có vốn để sản xuất kinh doanh, nâng cao cuộc sống thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngoài ra, hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất & cá nhân đã tạo được sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền ở đại phương. Do đó cần phải mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất & cá nhân bởi vì nó góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

6.2 KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng, cũng như việc vận dụng những kiến thức mà mình đã học được, tôi xin trình bày một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất & cá nhân của ngân hàng.

Đối với các bộ ngành có liên quan

- Địa phương cần có chương trình hành động cụ thể, kết hợp với NHNo & PTNT Ninh Kiều thực hiện các giải pháp tích cực thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất

& cá nhân trên địa bàn phát triển, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho ngân hàng các thông tin về khách hàng khi ngân hàng có nhu cầu.

- Cần nhanh chóng cấp đầy đủ giấy tờ về quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất cho các hộ sản xuất & cá nhân để có thể thế chấp vay ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho người dân đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Ngân hàng nhà nước cần chỉ đạo kiểm tra về việc thực hiện lãi suất đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn yêu cầu thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.

- Cần có chế độ ưu tiên cho việc xử lý vốn vay ngân hàng để chủ động trong việc xử lý tài sản đảm bảo được nhanh chóng, thu hồi vốn kịp thời nhằm đáp ứng

vốn cho việc sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất & cá nhân nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

- Đẩy mạnh công tác chỉ đạo việc thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước qui định cho ngành ngân hàng.

- Có chính sách hổ trợ vốn kịp thời nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh ngân hàng chủ động cân đối vốn tăng trưởng tín dụng nhất là các thời điểm chuẩn bị cho mùa vụ sau thiên tai, dịch bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn, 2005. Tín dụng ngân hàng. TP.HCM: NXB Thống kê. 2. Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Giáo trình quản trị ngân hàng, Đại học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2005. Tiền tệ ngân hàng, Đại học Cần Thơ. 5. Trần Ái Kết và Phan Tùng Lâm, 2006. Tài chính - Tiền tệ, Đại học Cần Thơ.

6. Thủ tướng chính phủ , ngày 08 tháng 08 năm 2012. Công văn 1149/TTg-

KTN Về việc chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản.

7. Chính phủ, ngày 12 tháng 4 năm 2010. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

8. Thủ tướng chính phủ, ngày 04 tháng 04 năm 2009. Quết định 443/QĐ-TTg Về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh.

9. Ngân hàng nhà nước, ngày 04 tháng 05 năm 2012. Thông tư 14/2012/TT- NHNN Quy đinh lãi suất cho vay tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp bắc á – ngân hàng tmcp bắc á (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)