Thấy được thực trạng và tác động của các yếu tố, tầm quan trọng của các yếu tố này tới tăng trưởng kinh tế, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những y
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THỊ THÚY AN MSSV: 4104010
PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
Tháng 12/2013
Trang 3Em xin chân thành cám ơn sự tận tình dạy dỗ của thầy cô Khoa Kinh tế
& QTKD đã giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường Thầy cô đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu để giúp em có đủ kiến thức để hoàn thành luận văn này và đó cũng là hành trang cho em trong tương lai
Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn bạn bè, anh chị đã không ngừng quan tâm và giúp đỡ lúc em gặp khó khăn trong suốt quá trình làm đề tài và thu thập số liệu Cám ơn cha mẹ đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến các cô chú, anh chị trong Cục thống kê, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở lao động - Thương binh và Xã hội TPCT
đã giúp đỡ, dành thời gian để đóng góp những ý kiến để em có cơ sở, tư liệu
để viết đề tài này
Em xin kính chúc thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công, chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống
Xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày ……tháng … năm ……
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thúy An
Trang 4TRANG CAM KẾT
Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất kỳ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày ……tháng … năm ……
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thúy An
Trang 5BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: ĐINH THỊ LỆ TRINH
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh
Họ tên sinh viên: PHẠM THỊ THÚY AN
2 Về hình thức
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
5 Nội dung và các kết quả đạt được
6 Các nhận xét khác
7 Kết luận
Cần Thơ, ngày…….tháng…… năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
ThS Đinh Thị Lệ Trinh
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2013
Giáo viên phản biện
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Trang cam kết iii
Bảng nhận xét của giáo viên hướng dẫn iv
Bảng nhận xét của giáo viên phản biện v
Mục lục vi
Danh mục hình viii
Danh mục bảng ix
Danh mục từ viết tắt x
Chương 1: GIỚI THIỆU………1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu……… 1
1.2.1 Mục tiêu chung………1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể………2
1.3 Giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu……… 2
1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định……….2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu……… 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu………2
1.4.1 Không gian nghiên cứu 2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Lược khảo tài liệu 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Phương pháp luận 5
2.1.1 Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế 5
2.1.2 Yếu tố vốn và lao động trong tăng trưởng kinh tế 8
2.1.3 Các mô hình vận dụng trong phân tích 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu……… 15
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 16
Chương 3: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 21
3.1 Tổng quan về Thành phố Cần Thơ 21
3.1.1 Vị trí địa lý, tiềm năng tự nhiên 21
3.1.2 Khí hậu 22
3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 22
3.1.4 Diện tích và dân số 23
3.1.5 Kết cấu hạ tầng 24
3.2 Tình hình kinh tế - xã hội 27
3.2.1 Tình hình kinh tế 27
3.2.2 Tình hình văn hóa xã hội 29
Chương 4: PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 30
Trang 84.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư và lao động Thành phố Cần
Thơ 30
4.1.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế 30
4.1.2 Thực trạng vốn đầu tư 32
4.1.3 Thực trạng nguồn lao động 36
4.2 Tác động của vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế 41
4.2.1 Thống kê mô tả số liệu 41
4.2.2 Thực hiện chạy mô hình hồi quy 42
4.2.3 Kết luận chung về mô hình hồi quy 46
Chương 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẦY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 49
5.1 Những khó khăn và hạn chế tồn tại 49
5.1.1 Khó khăn, hạn chế của vốn đầu tư 49
5.1.2 Những mặt hạn chế của nguồn lao động 49
5.2 Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 50
5.2.1 Giải pháp về vốn đầu tư 50
5.2.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lao động 50
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
6.1 Kết luận 52
6.2 Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 56
Trang 9trưởng kinh tế 13 Hình 3.1 Bản đồ hành chính TPCT 21 Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TPCT trong giai đoạn từ 2008
đến 2012 30 Hình 4.2 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn vốn của TPCT 6 tháng
đầu năm 2013 33 Hình 4.3 Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc của TPCT giai đoạn
2008 - 2012 37 Hình 4.4 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo của TPCT giai đoạn 2008 - 2012 39
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo đơn vị
hành chính của TPCT 24
Bảng 3.2 Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của TPCT 6 tháng đầu năm 2013 27
Bảng 3.3 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của TPCT 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 28
Bảng 4.1 Tổng GDP của TPCT phân theo khu vực kinh tế 2008 – 2012 31
Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 32
Bảng 4.3 Vốn đầu tư trên địa bàn phân theo nguồn vốn 33
Bảng 4.4 Cơ cấu vốn phân theo khu vực kinh tế của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2008 - 2012 35
Bảng 4.5 Hệ số ICOR của TPCT trong giai đoạn 2008 - 2012 35
Bảng 4.6: Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo giới tính và thành thị - nông thôn của TPCT giai đoạn 2008 - 2012 38
Bảng 4.7: Bảng phân tích chỉ số cung - cầu nhân lực theo trình độ trên địa bàn TPCT 6 tháng đầu năm 2013 40
Bảng 4.8 Bảng thống kê mô tả dữ liệu 41
Bảng 4.9 Bảng kết quả hồi quy tuyến tính đa biến 42
Bảng 4.10 Bảng ý nghĩa các biến trong mô hình 43
Bảng 4.11 Bảng kết quả hồi quy tổng thể 44
Trang 11GDP(Gross Domestic Products) Tổng sản phẩm quốc nội
GNP(Gross National Products) Tổng sản phẩm quốc dân
FDI (Foreign Direct Investment) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ICOR(Incremental Capital Output Ratio) Hệ số gia tăng vốn – đầu ra
DWT(Deadwight tonnage) Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn
của tàu thủy
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Là một thành phố trực thuộc Trung ương, Thành phố Cần Thơ được biết đến với vai trò là trung tâm kinh tế, giáo dục, y tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực Được mệnh danh là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ, Thành phố Cần Thơ sớm lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, đã mở ra những cơ hội thuận lợi, đồng thời cũng đan xen những khó khăn, thách thức đòi hỏi phải biết tận dụng những lợi thế so sánh để tăng trưởng và phát triển Vai trò của các yếu tố đầu vào là hết sức quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là vốn và lao động Sự phát triển bền vững của vốn và lao động là tiền đề cho một nền kinh tế tăng trưởng ổn định Đối với Thành phố Cần Thơ, nhìn chung, kinh tế đang từng bước chuyển mình với tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đạt mức cao, nhưng chưa xứng với tiềm năng lợi thế của thành phố Chuyển dịch cơ cấu còn gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém do thiếu vốn đầu tư, thu hút đầu từ nước ngoài còn thấp Thành phố chưa tận dụng, khai thác đúng mức tiềm năng nội lực của địa phương, nhất là việc tăng cường phát triển chất lượng nguồn nhân lực
Chính vì vậy, để giải quyết những vấn đề khó khăn đó, thành phố cần phải xác định tầm quan trọng của từng yếu tố trong tăng trưởng kinh tế Thấy được thực trạng và tác động của các yếu tố, tầm quan trọng của các yếu tố này tới tăng trưởng kinh tế, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những yếu kém còn tồn tại thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
và phát triển bền vững Những lý do trên là cơ sở của đề tài “Phân tích tác
động của yếu tố vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và tác động của vốn, lao động đến sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố
Trang 131.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế, vốn và lao động
trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
Mục tiêu 2: Phân tích tác động của yếu tố vốn và lao động đến sự tăng
trưởng kinh tế của thành phố
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành
Giả thuyết 2: Lao động đang làm việc không có tác động đến tăng
trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ hiện nay thế nào?
- Thực trạng vốn đầu tư và lao động đang làm việc của thành phố hiện nay ra sao?
- Yếu tố vốn và lao động có tác động thế nào đến sự tăng trưởng kinh tế của thành phố?
- Những giải pháp nào cần đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội và tác động của vốn, lao động
đến tăng trưởng kinh tế trên toàn địa bàn Thành phố Cần Thơ
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong 3 tháng, từ ngày 15/08/2013 đến ngày 15/11/2013
Nguồn số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2013 Riêng số liệu chạy mô hình hồi quy sẽ được thu thập từ năm 1994 đến năm 2012
Trang 141.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích hai yếu tố chính là tổng lượng vốn đầu tư và lực lượng lao động đang làm việc của Thành phố Cần Thơ qua các năm
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong bài viết “ Chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của tác giả
Cù Chí Lợi (2008) đã sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để xem xét mối tương quan giữa gia tăng về vốn, lao động và tăng trưởng đầu ra Hàm sản xuất Cobb - Douglas được triển khai dưới dạng logarit: LnYt = αLnKt + βLnLt + t Trong đó, α là hệ số đóng góp của vốn và β là hệ số đóng góp của lao động, là đại diện cho tổng năng suất các yếu tố (TFP) Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của yếu tố tổng năng suất nhân tố trong tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam là khá thấp Và việc gia tăng về vốn và lao động là những động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Với phương pháp hồi quy tuyến tính hàm sản xuất Cobb - Douglas, nghiên cứu này
đã phân tích được một cách tương đối sự đóng góp của các nhân tố sản xuất trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2006 Tuy nhiên, bài viết trên còn quan tâm và chú trọng phân tích nhiều về phần đóng góp của TFP, trong khi đó đề nghiên cứu của tác giả chỉ phân tích sự tác động của vốn đầu tư và lao động tới tăng trưởng kinh tế
Một nghiên cứu khác cũng sử dụng phương pháp tiếp cận hồi quy là bài viết “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (1991- 2005)” của tác giả Lê Xuân Bá và Nguyễn Thị Tuệ Anh Kết quả ước lượng mô hình với hàm sản xuất Cobb - Douglas cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 - 2004 cho thấy khoảng hơn 90% tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam được giải thích bởi sự đóng góp của yếu tố vật chất, vốn con người và số lượng lao động Ưu điểm của nghiên cứu này là đã đưa yếu tố vốn con người vào phân tích tăng trưởng và đo lường bằng phần trăm dân số trong độ tuổi đang học trung học cơ
sở và trung học phổ thông, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi và tỷ lệ chi ngân sách giáo dục so với GDP Vốn con người là một trong những yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Vì vậy, đo lường mức độ đóng góp của nhân tố này sẽ cho thấy một cái nhìn đúng đắn hơn về các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nhược điểm của nghiên cứu này cũng xuất phát từ việc đo lường vốn con người Đây là một chỉ tiêu trừu tượng và cách
đo lường không theo một quy tắc cụ thể Vì vậy, việc đưa nhân tố này vào mô hình tính toán tăng trưởng có thể làm ảnh hưởng đến sự đóng góp của các yếu
tố khác
Trang 15Bài viết của tác giả Đặng Hoàng Thống và Võ Thành Danh (2011) với đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng của thành phố Cần Thơ: cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố” Bài viết phân tích ảnh hưởng của yếu tố vốn, lao động và năng suất lao động đến sự tăng trưởng của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn trước và sau khi tách tỉnh Cần Thơ (cũ) dựa trên cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố Bằng cách sử dụng phương pháp hạch toán để xác định tỷ phần vốn và lao động trong nền kinh tế, kết quả chỉ ra rằng vốn là yếu tố chủ yếu, trong khi lao động và năng suất lao động đóng góp rất ít cho tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ Đến giai đoạn sau khi tách tỉnh, tăng trưởng cao của Thành phố Cần Thơ có được là do năng suất lao động đóng góp ngày càng nhiều hơn Tuy nhiên, đối với phương pháp hạch toán tăng trưởng đòi hỏi phải thông qua quá trình thu thập số liệu và tính toán số liệu phức tạp Chuỗi số liệu về vốn thường được xây dựng dựa trên phương pháp kiểm kê liên tục (perpetual inventory method), tức là bao gồm số liệu tích lũy các dòng đầu tư (theo giá cố định) từ các nguồn trong nước hay quốc tế; với số liệu lao động thường được đo lường dựa trên số liệu về tỷ lệ tham gia lao động và giờ công và với số liệu về giờ công là rất khó để thu thập (Trần Thọ Đạt, 2005, trang 245)
Trang 16Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tất cả đều cho thấy tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định (Lê Xuân Bá và Hoàng Thu Hòa, 2010)
2.1.1.2 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế
a Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời gian nhất định thường là năm năm (Lê Khương Ninh,
2006, chương 2 - trang 5) Về nguyên tắc, GDP có thể tính theo ba phương pháp:
- Tính GDP theo phương pháp chi tiêu
Năm 1936, khi phân tích tình hình kinh tế của thời kỳ khủng hoảng năm
1930, J.M Keynes đã trở thành người đầu tiên đưa ra những ý niệm vĩ mô như tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tái sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, nhằm phân tích tổng quát nền kinh tế Sự liên hệ giữa các chỉ tiêu này được biểu hiện dưới dạng tổng cầu
Trang 17G (Goverment Purchases) là chi tiêu của Chính phủ
X - M là xuất khẩu ròng (Net Export - NX) là giá trị xuất khẩu (Exports - X) trừ đi giá trị nhập khẩu (Imports - M)
- Tính GDP theo phương pháp sản xuất
Phương pháp sản xuất tập trung vào đánh giá giá trị sản phẩm cuối cùng được tạo ra theo ngành, theo thành phần kinh tế và bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian
Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế bằng hiệu giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian Giá trị sản xuất tính theo giá nào thì chỉ tiêu giá trị tăng thêm cũng tính theo giá đó Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế được biểu thị theo công thức sau:
Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian
Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sản xuất bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Dưới dạng công thức Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được biểu thị như sau:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụTổng sản phẩm trong nước luôn được đánh giá theo giá sử dụng Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá cơ bản thì tổng sản phẩm trong nước được tính như sau:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá sản xuất thì tổng sản phẩm trong nước được tính như sau:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá sản xuất + Thuế giá trị gia tăng (VAT) phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
- Tính GDP theo phương pháp thu nhập
Phương pháp này sử dụng thông tin từ luồng thu nhập, tức các khoản thu nhập được phân phối cho những nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất GDP như lao động, tư bản, đất đai Ngoài ra, Chính phủ cũng nhận được thu nhập từ thuế gián thu, tức là các khoản thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
Trong đó
w là thu nhập từ tiền công, tiền lương
Trang 18i là tiền lãi nhận được từ việc cho doanh nghiệp vay vốn
R là tiền thuê đất đai, tài sản
Te là thuế gián thu mà Chính phủ nhận được
b Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, GNP)
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là phản ánh giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân của một nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm (Lê Khương Ninh, 2006, chương 2 - trang 17)
GNP = GDP + Thu nhập từ nước ngoài chuyển vào trong nước – Thu nhập từ trong nước chuyển ra nước ngoài
2.1.1.2 Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế
a Xác định mức tăng trưởng tuyệt đối
Mức tăng trưởng tuyệt đối :
Trong đó, Y: GDP, GNP
Yt : GDP, GNP tại thời điểm t của kỳ thời gian phân tích
Y0 : GDP, GNP tại thời điểm gốc của kỳ thời gian phân tích
∆Y : Mức gia tăng GDP hoặc GNP giữa hai thời điểm
Y0 : GDP hoặc GNP ở thời điểm gốc
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong một giai đoạn:
Trang 192.1.2 Yếu tố vốn đầu tư và lao động trong tăng trưởng kinh tế
2.1.2.1 Yếu tố vốn đầu tư
a Khái niệm vốn đầu tư
Vốn đầu tư là toàn bộ các khoản chi phí vật chất hoạt động đầu tư, bao gồm việc thay thế, phục hồi, sửa chữa, phát triển mới các công trình kinh tế, phúc lợi xã hội Vốn đầu tư còn là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ của dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào
sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo
ra tiềm lực kinh tế lớn hơn trong kinh doanh, dịch vụ Vốn đầu tư là giá trị những khoản chi phí dùng để bù đắp những hao mòn tài sản vật chất và vốn đầu tư trong nền kinh tế bao gồm vốn đầu tư cho tài sản sản xuất và chi phí sản xuất
Nếu xét trên phương diện vĩ mô nền kinh tế, nguồn đầu tư bao gồm 2 loại chính: nguồn từ tiết kiệm trong nước (Id) và nguồn vốn từ nước ngoài (If).Trong tác phẩm “Của cải của dân tộc” (1776) của Adam Smith, một đại diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã cho rằng: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”
b Vai trò của vốn đầu tư
Vốn đầu tư là chìa khoá tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, là yếu
tố quan trọng góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Đầu tư tác động lên tăng trưởng kinh tế ở cả hai mặt tổng cung và tổng cầu Yếu tố đầu tư là một nhân tố của công thức (2.1) ta có:
Y = C + I + G + X – M
Trong kinh tế vĩ mô cũng như hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) Y của GDP; C là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; I là đầu tư; G là chi tiêu dùng của nhà nước; X là xuất khẩu và M là nhập khẩu
Từ quan hệ trên ta thấy khi đầu tư (I) tăng sẽ trực tiếp làm tăng GDP Theo Keynes thì khi đầu tư tăng một đơn vị thì sẽ làm cho GDP tăng hơn một đơn vị Trong thực tế thì mức độ của ảnh hưởng trên còn tuỳ thuộc vào năng lực cung của nền kinh tế Nếu tăng lực cung hạn chế thì việc gia tăng tổng cầu, với bất kỳ lý do nào chỉ làm tăng giá, sản lượng thực tế không tăng là bao
Trang 20Ngược lại, nếu năng lực sản xuất (cung) dồi dào thì gia tăng tổng cầu sẽ thực
sự làm tăng sản lượng, ở đây lý thuyết của Keynes được khẳng định
2.1.2.2 Yếu tố lao động
a Khái niệm lao động
Nguồn lao động của một quốc gia là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động Nguồn lao động thể hiện qua hai mặt : số lượng và chất lượng (Bùi Văn Nhơn, 2006)
Số lượng lao động bao gồm người trong độ tuổi lao động có tham gia lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp hay còn đang đi học… Theo Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2002 thì độ tuổi lao động đối với nam
từ 15 tuổi từ 60 tuổi và nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi
Chất lượng nguồn lao động thể hiện ở khả năng làm việc của người lao động thông qua số sản phẩm đạt được trong một đơn vị thời gian lao động nhất định Chất lượng lao động được xem như một loại vốn và có các đặc điểm sau:
- Không bị hao mòn mà có khả năng tăng lên và sinh ra khi được sử dụng
- Có khả năng di chuyển và chia sẻ
- Được đầu tư thông qua giáo dục đào tạo và chăm sóc y tế
b Vai trò của lao động
Các nhà kinh tế đều cho rằng, nguồn lao động của một nước sẽ quyết định tính chất và bước đi của công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia đó Theo Frederik Harbison: “Các nguồn nhân lực là nền tảng chủ yếu để tạo ra của cải cho các nước Tiền vốn sản xuất và các tài nguyên thiên nhiên những là nhân tố thụ động trong sản xuất, con người là những tác nhân tích cực chủ động tích lũy vốn, khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng các tổ chức xã hội, kinh tế, chính trị và đưa sự nghiệp phát triển đất nước tiến lên Rõ ràng là đất nước nào bất lực trong việc phát triển tay nghề và kiến thức cho nhân dân mình và không sử dụng những cái đó một cách hữu hiệu trong nền kinh tế quốc dân sẽ không phát triển được bất kỳ một thứ gì.”
Nguồn lao động là nhân tố đầu vào không thể thiếu của bất kỳ quá trình kinh tế, xã hội nào Dù trình độ khoa học và công nghệ thấp hay cao, nguồn lao động vẫn là yếu tố hết sức quan trọng Ở trình độ thủ công lạc hậu, sức người thay thế cho máy móc, do đó việc huy động số lượng lao động lớn có ý nghĩa cho quá trình phát triển Khi khoa học công nghệ phát triển, thì sức người dần được thay thế bằng máy móc, tuy nhiên vai trò của nguồn lao động
Trang 21không vì thế mà giảm đi, mà lại đòi hỏi cao hơn về chất lượng đặc biệt là trình
độ về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, tính năng động sang tạo của người lao động Kỹ năng và trình độ chuyên môn của người lao động phát sinh trong quá trình sản xuất và sự phát triển của khoa học, kỹ thuật làm tăng năng suất lao động Chính vì thế, lao động là nhân tố sáng tạo ra kỹ thuật công nghệ và trực tiếp sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế
Nguồn lao động so với các yếu tố đầu vào khác không phải là yếu tố thụ động mà còn là nhân tố quyết định tôt chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác, do đó nguồn lao động có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển Hơn nữa, quá trính tiêu hàng hoá, dịch vụ của người lao động sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu, tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế
2.1.3 Các mô hình vận dụng trong phân tích
2.1.3.1 Mô hình Harrod_Domar
Dựa trên tư tưởng Keynes Sir Roy Harrod (1900-1978) và Evesey David Domar (1914 - 1997) độc lập nghiên cứu và cùng đưa ra mô hình này vào những năm 40 của thế kỷ XX Trong mô hình đơn giản này, chỉ có một yếu tố sản xuất duy nhất là vốn, tham số mà mô hình mà mô hình quan tâm là tỷ lệ giữa vốn và sản lượng (đầu ra) Mô hình này được sử dụng rộng rãi để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn
Mô hình này cho rằng đầu ra (Y) của bất kì đơn vị kinh tế nào hoặc toàn
bộ kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn sản xuất (K) Sự thay đổi của quy mô vốn sản xuất (∆K) sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi tổng sản lượng quốc gia hoặc đầu ra (∆Y) Hệ số xác định mối quan hệ tỷ lệ giữa thay đổi vốn với đầu ra được gọi là ICOR (Incremental Capital Output Ratio, Hệ số gia tăng vốn – đầu ra)
Vốn đầu tư (I) có nguồn gốc từ tiết kiệm (S), tiết kiệm là phần giành lại
từ đầu tư ra hoặc tổng sản lượng quốc gia
Trang 22(2.10) Trong đó:
Y là sản lượng, ΔY là sự thay đổi sản lượng
K là trữ lượng vốn, ΔK là sự thay đổi trong trữ lượng vốn
ΔY/Y là tốc độ tăng trưởng, s là tỷ lệ tiết kiệm, S là tổng tiết kiệm, I là đổng đầu tư
Nguồn: Các mô hình tăng trưởng kinh tế (Trần Thọ Đạt, 2005)
Hình 2.1 Mô hình thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng và vốn
Quan điểm của mô hình Harrod - Domar phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra với tiết kiệm và đầu tư, thường được dùng để xác định nhu cầu vốn đầu tư ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, đây chỉ là một mô hình đơn giản, chỉ quan tâm tới vai trò của vốn trong sản xuất mà bỏ qua các yếu tố quan trọng khác như lao động, công nghệ… Mặc dù là một mô hình đơn giản nhưng mô hình Harrod - Domar đã làm rõ được cách khái quát mối quan hệ giữa nhu cầu đầu tư và nhịp độ tăng trưởng kinh tế nên vẫn thường được sử dụng trong phân tích và dự báo kinh tế
2.1.3.2 Mô hình Tân cổ điển và hàm sản xuất Cobb - Douglas
Trường phái Tân cổ điển xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với nền tảng ý tưởng từ Satnley Jevovs (Anh), Carl Menger (Áo), Léon Walras (Pháp), được phát triển bởi Eugen von Bohm - Bawerk (Áo) và đứng đầu là nhà kinh tế học tiêu biểu Alfred Marshall (Anh) với tác phẩm nổi tiếng “Các nguyên lý của kinh tế học” xuất bản năm 1890
Mô hình Tân cổ điển vẫn xem nền kinh tế luôn đạt trạng thái cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng với giá cả, tiền công linh hoạt và đầy đủ việc làm Vai trò của Chính phủ là mờ nhạt trong tăng trưởng kinh tế, chỉ có thể tác động vào mức giá
Trường phái Tân cổ điển cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng còn tùy thuộc vào cách thức kết hợp giữa hai yếu tố đầu vào: Vốn (K) và Lao động (L)
Vốn
(tiết kiệm và đầu tư)
GDP
Trang 23Tuy nhiên họ đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm số sản xuất Cobb - Douglas là tác giả đã đề xuất mô hình được nhiều người thừa nhận và ứng dụng trong phân tích tăng trưởng
Mô hình này phản ánh mối quan hệ giữa sự tăng lên giữa đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào vốn (K), lao động (L), tài nguyên (R) và khoa học công nghệ (T) Tuy nhiên, đề tài chỉ đo lường mức ảnh hưởng của vốn và lao động thông qua việc tiếp cận hàm sản xuất Cobb - Douglas
Nguồn: Các mô hình tăng trưởng kinh tế (Trần Thọ Đạt, 2005)
Hình 2.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế thông qua hàm sản xuất
Coob - Douglas Hàm sản xuất Cobb - Douglas được thể hiện như sau:
Trong đó:
Y là tổng sản lượng quốc gia (GDP)
K là quy mô vốn
L là quy mô lao động
A là hệ số tăng trưởng tự định, trong phân tích kinh tế hiện đại A còn gọi
là năng suất các yếu tố tổng hợp (Total Factors of Product, TFP) Yếu tố tổng hợp này bao gồm công nghệ, yếu tố thể chế kinh tế và một số yếu tố khác
Trang 24Hiện nay, TFP được xem là yếu tố đại diện cho yếu tố công nghệ và được đánh giá là yếu tố chất lượng của tăng trưởng kinh tế
α là hệ số co dãn từng phần của GDP theo vốn (giả định vốn không đổi)
β là hệ số co dãn từng phần của GDP theo lao động (giả định lao động không đổi)
Tổng hệ số co dãn (α + β) cho biết xu hướng của hang sản xuất về suất sinh lợi theo quy mô
- Nếu (α + β) = 1 thì sức sinh lợi hoặc năng suất biên ổn định
- Nếu (α + β) > 1 thì sức sinh lợi hoặc năng suất biên tăng dần
- Nếu (α + β) <1 thì sức sinh lợi hoặc năng suất biên giảm dần
2.1.3.3 Mô hình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở các mô hình tăng trưởng kinh tế và các tài liệu đã lược khảo, nhận thấy dạng hàm sản xuất Cobb - Douglas là phù hợp cho việc phân tích đề tài nghiên cứu Tuy nhiên, giới hạn của đề tài chỉ phân tích tác động của vốn và lao động tới tăng trưởng kinh tế nên sẽ không đề cập đến các yếu
tố khác trong mô hình Cobb - Douglas
Với GDP = A.Kα .Lβ ta dễ dàng nhận thấy GDP có mối quan hệ và phụ thuộc vào hai yếu tố K (vốn) và L (lao động), là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hơn nữa tổng hệ số co dãn (α + β) cho biết xu hướng của hàm sản xuất
về suất sinh lợi theo quy mô, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phân tích tăng trưởng kinh tế Nếu đo lường được sẽ cho biết nền kinh tế đang ở trạng thái năng suất biên tăng dần hay giảm dần Như vậy, sẽ biết được thời cơ cần chú trọng và tăng nhanh đầu tư hay lao động Chính vì thế mô hình nghiên cứu
sẽ tập trung thực hiện ước lượng hệ số co dãn α và β
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu sự tác động của vốn và lao động tới tăng trưởng kinh tế
GDP
Trang 25Trong những năm qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố quyết định tăng trưởng Hai kỹ thuật chủ yếu được sử dụng là : hạch toán tăng trưởng (dựa trên mô hình Solow) và hồi quy chéo (dựa trên các kỹ thuật kinh tế lượng và tập hợp dữ liệu thu thập) Tuy nhiên, phương pháp hồi quy có lợi thế là không đòi hỏi lý thuyết xác định giá theo năng suất cận biên có đúng hay không Nó cũng tỏ ra rất thuận tiện với những phần mềm máy tính sẵn có Ngoài ra, phương pháp hồi quy có thể được sử dụng với số liệu chuỗi thời gian hoặc số liệu chéo (Trần Thọ Đạt, 2005, trang 248)
Hơn nữa, với số liệu thu thập được GDP, vốn và lao động đều là các biến định lượng Vì thế, đề tài sẽ thực hiện chạy mô hình hồi quy đa biến, trong đó tốc độ tăng trưởng sản lượng là biến phụ thuộc và các biến độc lập là tốc độ tăng trưởng của vốn và lao động Chạy hồi quy tuyến tính, ta thu được giá trị ước lượng của các hệ số hồi quy Các hệ số hồi quy α và β chính là tỷ phần nhân tố của các đầu vào vốn và lao động
a Định nghĩa các biến trong mô hình
Hàm sản xuất Cobb – Douglas với biến vốn và lao động được viết lại như sau:
LnGDP = αLnK + βLnL
- Biến phụ thuộc là GDP được tính bằng GDP theo giá hiện hành qua các năm của thành phố Cần Thơ và được quan sát trong 19 năm 1994 -2012 (đơn vị: triệu đồng) Theo số liệu thu thập được thì GDP được tính theo phương pháp sản xuất, tức là tập trung vào đánh giá giá trị sản phẩm cuối cùng được tạo ra theo ngành, theo thành phần kinh tế và bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian
Trang 26L là tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế qua các năm từ năm
1994 -2012 với 19 biến quan sát (đơn vị: người) Đối với biến lao động, sở dĩ
đề tài nghiên cứu tổng lao động đang làm việc để đưa vào mô hình tăng trưởng
là do những lao động đang làm việc có đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế
b Kỳ vọng các biến trong mô hình
- K: biến vốn được kỳ vọng là tỷ lệ thuận với GDP Vì vốn đầu tư là chìa khoá tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, khi đầu tư tăng sẽ trực tiếp làm tăng GDP
- L: biến lao động được kỳ vọng là tỷ lệ thuận với GDP Lao động là nguồn lực sản xuất chính vì nó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong phát triển kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu
Dữ liệu trong nghiên cứu này hoàn toàn được thu thập từ số liệu thứ cấp,
là những nguồn thông tin sẵn có và không tiến hành thực hiên một nghiên cứu nào khác để có nguồn dữ liệu sơ cấp Những dữ liệu thứ cấp này chủ yếu thu thập từ Niên giám thống kê, Cục thống kê Thành phố Cần Thơ Ngoài ra, một phần số liệu về dân số và lao động được thu thập từ báo cáo của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Thành phố Cần Thơ, số liệu về vốn đầu tư được thu thập từ Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Cần Thơ Đây là cơ quan thống kê và các cơ quan Ban ngành của Thành phố Cần Thơ nên dữ liệu thu thập được là đáng tin cậy cho quá trình phân tích Bên cạnh đó, số liệu còn được thu thập từ Niên giám thống kê cả nước, các tạp chí, báo cáo và bài báo có liên quan đến
đề tài nghiên cứu
Để có được mô hình hồi quy tốt nhất, bậc tự do của mô hình phải không nhỏ hơn 30 Tuy nhiên, vì dữ liệu quan sát là dữ liệu theo chuỗi thời gian và
để đạt được một mẫu trên 30 biến quan sát như mong muốn, phải thu thập dữ liệu từ trước năm 1972 Đây là điều không thể thực hiện vì chiến tranh chỉ mới kết thúc vào năm 1975 và số liệu trước năm 1975 gần như không có Trong giai đoạn sau năm 1975, nhiều dữ liệu bị thiếu sót và gián đoạn Chỉ từ năm
1980 dữ liệu mới tương đối đầy đủ Tuy nhiên, do đây là nguồn số liệu do các
sở ban ngành cung cấp chỉ từ năm 1994 nên lượng số liệu thu thập được không hoàn toàn đáp ứng với yêu cầu nghiên cứu là hơn 30 quan sát Vì thế, với nguồn số liệu trong khả năng thu thập, đề tài nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu gồm 19 biến quan sát trong vòng 19 năm từ năm 1994 đến năm 2012 Mặc dù
Trang 27đây không phải là lựa chọn tốt nhất nhưng là một lựa chọn tốt trong điều kiện của dữ liệu hiện có
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh
số tuyệt đối và số tương đối để thấy được sự tăng giảm của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, vốn và lao động
Thống kê mô tả (Descriptive statistics) là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu (Mai Văn Nam, 2008) Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp đã qua xử lý nên việc mô tả dữ liệu chỉ thực hiện với các phương pháp phân tích so sánh tương đối, số tuyệt đối; các số đo tập trung như: số trung bình, số trung vị,
a Các chỉ tiêu phân tích so sánh
* So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ nghiên
cứu so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế nhằm nghiên cứu sự biến động về mặt số lượng của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của các chỉ tiêu này
Trong đó: F: trị số chênh lệch giữa 2 kỳ (số tuyệt đối)
F1: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F0: trị số chỉ tiêu kỳ gốc
* So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
nghiên cứu so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, nhằm nghiên cứu tốc độ phát triển, tỷ trọng trong cơ cấu tổng thể của các chỉ tiêu này
% F =
0
1F
F F
0
n
Trang 28Trong đó: %F: Tốc độ tăng trưởng bình quân
Fn: Trị số chỉ tiêu năm thứ n
F0: Trị số chỉ tiêu năm đầu tiên của n năm
* Các chỉ tiêu phân tích tăng trưởng kinh tế (GDP)
- Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế liên hoàn hằng năm:
n x 100 hay
1 - n
1 - n n
Y
) Y (Y
Trong đó, gy là tốc độ tăng trưởng, Y là quy mô của nền kinh tế Nếu quy
mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) danh nghĩa Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) hiện hành thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) hiện hành
- Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm trong một giai đoạn:
gy = 1 )
Y
Y (
*Các chỉ tiêu phân tích vốn đầu tư
- Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn gk (%)
- Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân trong một giai đoạn (%)
Tỷ trọng GDP từng khu vực = Giá trị GDP từng khu vực
Tổng GDP
Trang 29Trong đó: K0 là giá trị vốn đầu tư đầu thời kỳ; Kn là giá trị vốn đầu tư
năm cuối thời kỳ tính toán; n thể hiện khoảng thời gian bao nhiêu năm của kỳ
tình toán
- Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
(2.20) Trong đó: K là tổng vốn đầu tư Ki là giá trị nguồn vốn ngân sách Nhà
nước, nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư, nguồn vốn
đầu tư nước ngoài
- Chỉ tiêu hệ số ICOR (lần) :
Theo công thức (2.7) ICOR =
Nhưng trong thực tế ICOR được tính theo 2 cách là số tương đối và số
tuyệt đối Đề tài sẽ nghiên cứu phần trăm đóng góp của vốn vào GDP nên sẽ
sử dụng phương pháp tính tương đối để xác định hệ số ICOR
ICOR =
G
VI
I
(2.20) Với IV = Vốn đầu tư/GDP hiện hành (%)
IG là tốc độ tăng GDP theo giá so sánh (%)
*Các chỉ tiêu phân tích lao động
- Tốc độ tăng lao động bình quân cho một giai đoạn gL (%)
Trong đó: L0 là lao động năm đầu thời kỳ; Ln là số lao động nửa năm
cuối thời kỳ; n là số năm của thời kỳ tính toán
- Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số (%)
(2.18) (2.23)
Tổng vốn đầu tư (K)
Tỷ lệ lao động đang làm việc = Số người đang làm việc x 100
Tổng dân số
Trang 30- Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (%)
+ Số trung bình nhân: là căn bậc (n) của tích các n các tốc độ phát triển liên hoàn của một chỉ tiêu nào đó Số trung bình nhân chỉ để tính tốc độ phát triển trung bình
n n
- Số trung vị (Median, kí hiệu: M e ) là giá trị của biến đứng ở giữa của
một dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần Số trung vị chia dãy số làm 2 phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau
- Mode (kí hiệu: M o ): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số
hay trong một dãy số phân phối
- Phương sai: là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến
và trung bình của các biến đó
- Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai
Mục tiêu 2: Đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas, hàm hồi quy
đa biến, chỉ số ICOR để phân tích, đánh giá và ước lượng mức độ đóng góp của yếu tố vốn đầu tư và lao động trong tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ
Đề tài thực hiện hồi quy đa biến với GDP là biến phụ thuộc, K và L lần lượt là biến độc lập Với hàm sản xuất Cobb - Douglas, theo công thức (2.11) hàm hồi quy có dạng:
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo = Số lao động đã qua đào tạo x 100
Tổng số lao động đang làm việc
Trang 31LnGDP = αLnK + βLnL
Đề tài sử dụng phần mềm thống kê SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) 16.0 để ước lượng α và β
* Kết quả phân tích hồi quy cho biết các chỉ số sau:
- R là hệ số tương quan bội, nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
- R2 là hệ số xác định, được định nghĩa là tỷ lệ biến động của biến phụ thuộc được giải thích với các biến độc lập
* Kiểm định các tham số hồi quy của mô hình
Giả thuyết chung:
H0: β1 = β2 = 0 : Cả 2 biến độc lập đều không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
H1: Có nhất nhất một β khác không (có ít nhất 1 biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc)
Dựa vào giá trị Sig.F và mức ý nghĩa α (5%) xử lý để quyết định chấp nhận hay bác bỏ H0. Kết luận dựa vào:
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: Sig (P – Value) < α
Chấp nhận giả thuyết H0 khi: Sig (P – Value) > α
Mục tiêu 3: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích nhân quả để làm rõ
mục tiêu 3 Qua việc phân tích và nhận xét, đánh giá tìm ra những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ
Trang 32CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH TÌNH
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1 Vị trí địa lý, tiềm năng tự nhiên
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu Cần Thơ nằm ở vị trị trung tâm ĐBSCL; phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang Cần Thơ là đầu mối giao thông quan trọng của ĐBSCL và cả nước, nằm ở ngã
tư của trục thủy bộ chính Về đường bộ là trục Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang - Hà Tiên, trục từ Phnongpenh - Châu Đốc - Cần Thơ - Cà Mau Về đường thủy, trục sông từ Cà Mau qua Cần Thơ đi Thành phố Hồ Chí Minh; trục sông Mêkông nối từ biển Đông (qua Cần Thơ 53 km) đến Campuchia
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ
Nguồn: Cổng thông tin TPCT
Với vị trí địa lý thuận lợi như thế, Thành phố Cần Thơ có điều kiện để phát triển các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công
Trang 33nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ
Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước Trong đó, Thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự
phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long
3.1.2 Khí hậu
Khí hậu Cần Thơ mang tính chất nhiệt đới gió mùa Trong năm có 2 mùa
rõ rệt là mùa khô và mùa mưa Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ trung bình các tháng từ 260 đến 280 Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 1, 2, 3 Thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản lúa Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, gió mùa Tây Nam Nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa từ 260 đến 270 Mưa tập trung trong các tháng
9, 10 Các tháng cuối mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ
thượng nguồn đổ về
Thuận lợi: Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật,
có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất
Hạn chế: Mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố; mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp
3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Thành phố Cần Thơ có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng do nằm trong khu vực bồi tụ phù sa của sông Mêkông Đất ở đây có 2 loại chính là nhóm đất phù sa (chiếm 84% diện tích) và nhóm đất phèn (chiếm
Trang 3416% diện tích) Nhờ được bồi đắp phù sa thường xuyên từ sông Hậu và sông Cái, đất đai ở Cần Thơ tương đối màu mỡ; thích hợp phát triển một nền nông nghiệp đa dạng
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cho nước ngọt quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho thủy lợi và cải tạo đất Trong đó, sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65km Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mêkông), lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800m3/ giây Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triêu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mêkông); sông Cái Lớn dài 20km, chiều rộng cửa sông 600
- 700m, độ sâu 10m - 12m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt; sông Cần Thơ dài 16km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông
Tài nguyên sinh vật tương đối đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại sinh vật, thực vật đặc trưng cho vùng phù sa ngọt Thảm thực vật của Cần Thơ tập trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước Động vật chủ yếu là thủy sản nước ngọt: cá, tôm và một số loài nhuyễn thể sống chủ yếu trên các sông rạch Thành phố có vườn cò Bằng Lăng là nơi sinh sống của một số loài thực vật tự nhiên và các loài chim, cò Ngoài ra, thành phố cũng có các điểm du lịch sinh thái như là nơi cư ngụ của một số loài động thực vật
Tài nguyên khoáng sản của thành phố bao gồm: đất sét làm gạch ngói với trữ lượng 16,8 triệu m3; đất sét dẻo, cát xây dựng với trữ lượng 70 triệu
m3; than bùn với trữ lượng 30.000 - 150.000 tấn
3.1.4 Diện tích và dân số
Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích 1.408,95 km2 với 9 đơn vị hành chính cấp quận, huyện gồm: năm quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt); bốn huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với
85 xã, phường, thị trấn trong đó có 49 phường, thị trấn và 36 xã
Dân số trung bình thành phố tính đến năm 2012 là 1.220.160 người, mật
độ dân số 866,01 km2 người/ km2 Đại đa số là dân tộc Kinh chiếm 82,1%, dân tộc Khmer chiếm 6,9% và dân tộc Hoa chiếm 11% Các dân tộc thiểu số cư trú tại thành phố chủ yếu sống đan xen trong cộng đồng, đây cũng là điểm thuận lợi trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số
Trang 35Bảng 3.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo đơn vị hành chính của Thành phố Cần Thơ
Đơn vị hành chính Diện tích (Km2) Dân số trung
bình (Người)
Mật độ dân số (Người/Km2)
Nguồn: Niên giám thống kê TPCT năm 2012
- Hệ thống giao thông đường sông: Mạng lưới đường thủy trên địa bàn
có tổng chiều dài 1.157 km, trong đó có khoảng 619 km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m) Gồm: 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88 km; đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động Bốn tuyến đường sông do thành phố quản lý là: kênh Thốt Nốt, kênh Bà Đầm, rạch Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng với tổng chiều dài 81,45 km; đảm bảo cho phương tiện trọng tải
từ 30 - 50 tấn hoạt động Các tuyến đường sông do quận, huyện quản lý gồm
40 tuyến với tổng chiều dài 405,05 km; đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ
15 - 60 tấn hoạt động
- Giao thông hàng không: Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực
ĐBSCL, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các tuyến quốc