Qua các kết quả chạy hồi quy và các kiểm tra tính hợp lý của mô hình, nhận thấy mô hình đưa ra là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Một các tổng thể, qua kết quả cho thấy R = 0,989 điều này cho ta kết luận rằng cả hai biến vốn đầu tư và lao động có liên hệ rất chặt chẽ đến tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa mức ý nghĩa của mô hình Sig.F = 0,000 là nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05 qua đó cho thấy hai yếu tố vốn và lao động hoàn toàn được khẳng định là có tác động đến GDP.
Phương trình thể hiện mối quan hệ giữa GDP với vốn đầu tư và lao động được viết lại như sau:
LnGDP = 0,363 + 0,677LnK + 0,426LnL hay GDP = 1,438K0,677 L0,426 Ta có: (α + β) = 1,103 >1 cho thấy kinh tế Thành phố Cần Thơ đang có hiệu suất quy mô tăng dần, nghĩa là mức sản lượng đầu ra (GDP) có tỷ lệ tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào (vốn và lao động).
4.2.3.1 Tác động của vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế
Sau khi phân tích và chạy mô hình hồi quy tuyến tính, kết quả cho thấy vốn đầu tư hoàn toàn có tác động tới tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. Với hệ số hồi quy là 0,677 cho thấy vốn đầu tư tỷ lệ thuận với GDP là phù hợp với kỳ vọng đặt ra. Hệ số này cho biết khi vốn đầu tư tăng 1% thì GDP sẽ tăng lên 0,677% với giả định các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy vốn có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, và có tỷ phần đóng góp cao hơn cả lao động (0,426%). Chính vì thế cần quan tâm chú trọng hơn nữa về nguồn lực vốn đầu tư.
Thực trạng vốn đầu tư trong nền kinh tế của Thành phố Cần Thơ đã cho thấy, Thành phố Cần Thơ có nguồn vốn đầu tư khá cao 34.498.052 triệu đồng năm 2012. Vì thế, vốn đầu tư có sự tác động và đóng góp to lớn đến tăng trưởng kinh tế của thành phố. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực ngoài Nhà nước, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn đầu tư. Trong thực tế, nguồn vốn này chủ yếu là vốn của các tổ chức doanh nghiệp và vốn tự có trong dân cư. Trong khi đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiến tỷ trọng tương đối, và thấp nhất là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Thực tế cho thấy, Thành phố Cần Thơ đang ngày càng phát triển nhưng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài còn khá hạn chế nên tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là không cao, trong khi nguồn vốn này là vô cùng quan trọng và có tiềm năng lớn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.
47
Xét về nguồn vốn đầu tư theo khu vực kinh tế, theo như thực trạng phân tích thì nguồn vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ. Điều đó càng thể hiện rõ sự đóng góp to lớn của vốn vào tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ, Thành phố Cần Thơ đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ và tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này không ngừng tăng.
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế là chỉ số ICOR của Thành phố Cần Thơ hiện nay còn cao, chứng tỏ dù vốn đầu tư có giá trị lớn, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế nhưng hiệu quả sử dụng vốn vẫn còn chưa cao, vẫn chưa tận dụng hết lợi thế trong quá trình trăng trưởng và phát triển của Thành phố Cần Thơ. Nguyên nhân là do một bộ phận lớn các công trình thi công với tiến độ quá chậm; nguồn vốn sử dụng không hiệu quả dẫn tới thiếu vốn và ảnh hưởng không tốt đến tiến độ thi công; hơn nữa, vấn đề thâm hụt vốn thường xuyên xảy ra một phần là do sự quản lý thiếu chặt chẽ từ địa phương và các cơ quan ban ngành, chưa kể còn xảy ra tình trạng tham nhũng nguồn đầu tư công ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn.
4.2.3.2 Tác động của lao động đang làm việc tới tăng trưởng kinh tế
Kết quả từ mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy lao động có tác động không ít đến trăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. Với hệ số hồi quy là 0,426 chứng tỏ với giả định các yếu tố khác không đổi, khi lao động tăng lên 1% thì GDP sẽ tăng lên 0,426%, cho thấy lao động có quan hệ thuận chiều với tăng trưởng kinh tế theo như kỳ vọng đặt ra.
Mặc dù tỷ phần đóng góp của lao động nhỏ hơn so với vốn đầu tư nhưng không thể phủ định đóng góp to lớn của lao động tới tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ. Bởi Thành phố Cần Thơ có một nguồn lao động dồi dào và năng động. Hơn nữa, phần lớn lao động tập trung ở thành thị, hội tụ mọi điều kiện để tiếp xúc với một nền công nghiệp khoa học tiến bộ, tăng khả năng tiếp cận với những khoa học kỹ thuật hiện đại, góp phần tăng năng suất lao động xã hội, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Qua thực trạng đã phân tích cho thấy nguồn lao động đang làm việc của thành phố đang không ngừng tăng, mở ra một tiềm năng phát triển cho Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy dù lực lượng lao động đang làm việc của thành phố không ngừng tăng nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, đây là một nhược điểm lớn của nguồn lao động Thành phố Cần Thơ. Không những thế, nguồn lao động của thành phố vẫn còn chưa được tận dụng triệt để, phần lớn lao động nông thôn vẫn chưa có việc làm ổn định và số lao
48
động phổ thông, chưa qua đào tạo vẫn còn cao. Vì thế, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải đề ra những giải pháp nhằm phát huy và tận dụng mọi nguồn lực lao động, đặc biệt là chú trọng vấn đề đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn lao động.
49
CHƢƠNG 5
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Qua phân tích cho thấy vốn đầu tư và lao động đang làm việc có tác động to lớn đến tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần quan tâm và chú trọng hơn nữa đến việc phát triển hai nguồn lực quan trọng này. Nhất là đối với nguồn vốn đầu tư, vì so với lao động, vốn đầu tư có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. Thành phố Cần Thơ là nơi có nhiều tiềm năng phát triển, nguồn vốn đầu tư và lực lượng lao động cũng không ngừng phát triển và mang lại hiệu quả sản xuất cao, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Dù vậy, nhưng qua kết quả phân tích thực trạng nguồn vốn đầu tư và lực lượng lao động đang làm việc hiện nay cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình tăng trưởng của Thành phố Cần Thơ.