3.1.1 Vị trí địa lý, tiềm năng tự nhiên
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu. Cần Thơ nằm ở vị trị trung tâm ĐBSCL; phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Cần Thơ là đầu mối giao thông quan trọng của ĐBSCL và cả nước, nằm ở ngã tư của trục thủy bộ chính. Về đường bộ là trục Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang - Hà Tiên, trục từ Phnongpenh - Châu Đốc - Cần Thơ - Cà Mau. Về đường thủy, trục sông từ Cà Mau qua Cần Thơ đi Thành phố Hồ Chí Minh; trục sông Mêkông nối từ biển Đông (qua Cần Thơ 53 km) đến Campuchia.
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ
Nguồn: Cổng thông tin TPCT
Với vị trí địa lý thuận lợi như thế, Thành phố Cần Thơ có điều kiện để phát triển các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công
22
nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ.
Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, Thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3.1.2 Khí hậu
Khí hậu Cần Thơ mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình các tháng từ 260 đến 280. Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 1, 2, 3. Thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản lúa. Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa từ 260 đến 270. Mưa tập trung trong các tháng 9, 10. Các tháng cuối mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về.
Thuận lợi: Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
Hạn chế: Mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố; mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.
3.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Thành phố Cần Thơ có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng do nằm trong khu vực bồi tụ phù sa của sông Mêkông. Đất ở đây có 2 loại chính là nhóm đất phù sa (chiếm 84% diện tích) và nhóm đất phèn (chiếm
23
16% diện tích). Nhờ được bồi đắp phù sa thường xuyên từ sông Hậu và sông Cái, đất đai ở Cần Thơ tương đối màu mỡ; thích hợp phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cho nước ngọt quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho thủy lợi và cải tạo đất. Trong đó, sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mêkông), lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800m3/ giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triêu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mêkông); sông Cái Lớn dài 20km, chiều rộng cửa sông 600 - 700m, độ sâu 10m - 12m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt; sông Cần Thơ dài 16km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
Tài nguyên sinh vật tương đối đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại sinh vật, thực vật đặc trưng cho vùng phù sa ngọt. Thảm thực vật của Cần Thơ tập trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo,... Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước.... Động vật chủ yếu là thủy sản nước ngọt: cá, tôm và một số loài nhuyễn thể sống chủ yếu trên các sông rạch. Thành phố có vườn cò Bằng Lăng là nơi sinh sống của một số loài thực vật tự nhiên và các loài chim, cò. Ngoài ra, thành phố cũng có các điểm du lịch sinh thái như là nơi cư ngụ của một số loài động thực vật.
Tài nguyên khoáng sản của thành phố bao gồm: đất sét làm gạch ngói với trữ lượng 16,8 triệu m3; đất sét dẻo, cát xây dựng với trữ lượng 70 triệu m3; than bùn với trữ lượng 30.000 - 150.000 tấn.
3.1.4 Diện tích và dân số
Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích 1.408,95 km2 với 9 đơn vị hành chính cấp quận, huyện gồm: năm quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt); bốn huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 xã, phường, thị trấn trong đó có 49 phường, thị trấn và 36 xã.
Dân số trung bình thành phố tính đến năm 2012 là 1.220.160 người, mật độ dân số 866,01 km2 người/ km2. Đại đa số là dân tộc Kinh chiếm 82,1%, dân tộc Khmer chiếm 6,9% và dân tộc Hoa chiếm 11%. Các dân tộc thiểu số cư trú tại thành phố chủ yếu sống đan xen trong cộng đồng, đây cũng là điểm thuận lợi trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số.
24
Bảng 3.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo đơn vị hành chính của Thành phố Cần Thơ
Đơn vị hành chính Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người)
Mật độ dân số (Người/Km2)
Tổng số 1.408,95 1.220.160 866,01
Quận Ninh Kiều 29,27 252.189 8.617
Quận Ô Môn 132,22 133.297 1.008
Quận Bình Thủy 70,68 117.809 1.667
Quận Cái Răng 68,33 89.453 1.309
Quận Thốt Nốt 118,01 163.259 1.383
Huyện Vĩnh Thạnh 298,23 115.330 387
Huyện Cờ Đỏ 311,15 125.367 403
Huyện Phong Điền 125,26 100.641 803
Huyện Thới Lai 255,81 122.815 480
Nguồn: Niên giám thống kê TPCT năm 2012.
3.1.5 Kết cấu hạ tầng
3.1.5.1 Giao thông
- Hệ thống giao thông đường bộ: Toàn thành phố có 2.762,84 km đường, mật độ 2,3 km/km2 (nếu không tính đường xã ấp, toàn thành phố có 698,548 km đường, mật độ 0,5 km/km2). Với 4% mặt đường bê tông nóng; 26,3% nhựa; 27,7% rải đá; 17,4% cấp phối; còn lại là đường đất phần lớn sử dụng cho người đi bộ và xe 2 bánh với quy mô và tải trọng nhỏ.
- Hệ thống giao thông đường sông: Mạng lưới đường thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157 km, trong đó có khoảng 619 km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m). Gồm: 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88 km; đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động. Bốn tuyến đường sông do thành phố quản lý là: kênh Thốt Nốt, kênh Bà Đầm, rạch Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng với tổng chiều dài 81,45 km; đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 30 - 50 tấn hoạt động. Các tuyến đường sông do quận, huyện quản lý gồm 40 tuyến với tổng chiều dài 405,05 km; đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 15 - 60 tấn hoạt động.
- Giao thông hàng không: Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực ĐBSCL, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các tuyến quốc
25
nội từ ngày 03 tháng 01 năm 2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào cuối năm 2010.
Với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và hàng không đồng bộ và thuận lợi như thế, Thành phố Cần Thơ có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội và trở thành trung tâm kinh tế của vùng.
3.1.5.2 Hệ thống các công trình phục vụ giao thông
Công trình phải kể đến đầu tên và có ý nghĩa quan trọng đối với Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung là Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu. Ngoài ra, còn có hệ thống cảng phục vụ lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước, gồm:
- Cảng Cần Thơ có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT (DWT – Deadwight tonnage, Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy), 1 DWT tương đương 1 tấn trọng lượng toàn bộ thủy thủ đoàn, hàng hóa, hành khách,…trên tàu;
- Cảng Trà Nóc có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT;
- Cảng Cái Cui là cảng mới được xây dựng có thể phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, đã hoàn thành công trình giai đoạn I vào tháng 4 năm 2006; đang triển khai đầu tư giai đoạn II. Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển quốc tế tại thành phố Cần Thơ.
Nhìn chung, hệ thống giao thông và công trình phục vụ giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện nay.
3.1.5.3 Hệ thống cung cấp điện
Hệ thống cấp điện của thành phố Cần Thơ chủ yếu được cấp từ nguồn điện lưới quốc gia (qua đường dây 220 KV Cai Lậy - Trà Nóc và Cai Lậy - Rạch Giá) và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (tổng công suất 193,5 MW) cung cấp điện cho thành phố qua đường dây 110 KV và 6 trạm biến áp. Ngoài nguồn cung cấp trên, thành phố được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng dự án Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 4 nhà máy 2.700 MW. Hệ thống cung cấp điện với quy mô rộng khắp và hiệu suất cao là một đóng góp lớn vào quá trình sản xuất và phát triển của TPCT.
3.1.5.4 Cấp thoát nước
- Cấp nước: Toàn thành phố hiện có 11 nhà máy cấp nước với tổng công suất 109.500 m3/ngày đêm. Phần lớn trung tâm các xã đều có hệ thống cấp
26
nước từ 10 – 20 m3/giờ và các cụm dân cư lớn 50 - 100 hộ có hệ thống nối mạng cấp nước sạch.
- Thoát nước: Hệ thống thoát nước của thành phố hiện chỉ tập trung chủ yếu tại các phường trung tâm của quận Ninh Kiều, vừa thoát nước mưa, vừa thoát nước thải sinh hoạt. Tổng chiều dài hệ thống thoát nước là 23.509 m, đường cống đường kính 300-1.200 mm.
Nhìn chung, hệ thống thoát nước trên địa bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, hệ thống thoát nước tại các trung tâm thị trấn không đủ năng lực tải.
3.1.5.5 Thông tin liên lạc
Hệ thống Bưu chính - Viễn thông của thành phố Cần Thơ được trang bị hiện đại, công nghệ cao, chất lượng đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các tỉnh, thành trong nước và quốc tế.
- Về Bưu chính: có 35 bưu cục, 48 điểm bưu điện văn hóa xã và 216 đại lý bưu điện, điểm giao dịch chuyển phát thuộc 25 doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
- Mạng lưới Viễn thông: Được hiện đại hóa, chất lượng đồng bộ, nhiều loại hình dịch vụ hiện đại được triển khai, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thông tin liên lạc của vùng. Có 6 doanh nghiệp đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, Internet. Công nghiệp công nghệ thông tin có những chuyển biến mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc theo hướng số hóa, hiện có khoảng 150 doanh nghiệp hoạt động; công nghệ phần mềm và nội dung số đang có 5 doanh nghiệp hoạt động.
3.1.5.6 Các khu công nghiệp
Đến nay, toàn thành phố có 6 khu công nghiệp đang hoạt động với 198 dự án còn hiệu lực (trong đó có 168 dự án đã hoạt động, 17 dự án đang xây dựng, 13 dự án chưa triển khai), thuê 547,8 ha đất công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,6 tỷ USD; vốn đầu tư đã thực hiện 722,5 triệu USD, chiếm 45,32% tổng vốn đầu tư đăng ký (trong đó có 20 dự án FDI với vốn đầu tư 180,7 triệu USD, vốn thực hiện 119,4 triệu USD, chiếm 66,08% vốn đăng ký).
27
3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 3.2.1 Tình hình kinh tế 3.2.1 Tình hình kinh tế
3.2.1.1 Nông, lâm nghiệp – Thủy sản
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Thành phố Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông lâm thủy sản theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học; chú trọng công tác sản xuất giống, áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản xuất và canh tác,… giúp người sản xuất nâng cao lợi nhuận và thu nhập.
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của TPCT 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Kỳ báo cáo Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 6 tháng đầu năm 2012 4.212.830 11.718 1.316.354 6 tháng đầu năm 2013 4.142.917 11.630 1.222.638
Nguồn: Tình hình kinh tế - xã hội TPCT 6 tháng đầu năm 2013.
Tính đến tháng 6 năm 2013 thì giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của toàn thành phố đạt 5.526.526 triệu đồng (tính theo giá 2010), giảm 3% so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 4.142.917 triệu đồng, giảm 69.931 triệu đồng tương đương 1,66% so với 6 tháng đầu năm 2012. Chủ yếu là do năng suất và sản lượng lúa giảm vì thời tiết không thuận lợi, chịu ảnh hưởng của sâu bệnh nông dân không kịp thời ứng phó.
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 11.630 triệu đồng, so với cùng kỳ năm 2012 giảm 0,75% , do đất lâm nghiệp được chuyển sang đất chuyên dụng khác hoặc trên các vườn tạp được bà con nông dân cải tạo trồng cây ăn trái, nên không trồng xen các cây lâm nghiệp phân tán.
- Về nuôi trồng thủy sản, cũng như nông, lâm nghiệp, giá trị sản xuất thủy sản 6 tháng 2013 đạt 1.222.638 triệu đồng đã giảm 6,68% so với con số 1.316.354 triệu đồng của cùng kỳ năm 2012 và giảm 101.705 triệu đồng, do chuyển biến thất thường của thời tiết, ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh tăng cao.
3.2.1.2 Công nghiệp
Những tháng đầu năm 2013, ngành công nghiệp Thành phố Cần Thơ vẫn duy trì được xu hướng tăng trưởng đi lên và ở mức khá, cụ thể: quý I/2013 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,72% so với cùng kỳ nhưng đến 6 tháng đầu
28
năm chỉ số này tăng đến 7,25%. Điều này thể hiện mức tăng trưởng của ngành công nghiệp của thành phố đang có chiều hướng tốt. Tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều khó khăn như sức mua của thị trường vẫn còn chưa cao; giá nguyên liệu đầu vào của một số sản phẩm tăng và tiềm ẩn nhiều bất ổn, lạm phát tăng, lãi