Tình hình văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu phân tích sự tác động của yếu tố vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế thành phố cần thơ (Trang 40)

Lĩnh vực văn hóa - xã hội được chú trọng, Thành phố Cần Thơ đặc biệt quan tâm đầu tư cho giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất trường học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, linh hoạt trong phân chia địa bàn tuyển sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi học của học sinh.

Về vấn đề giải quyết việc làm, 6 tháng đầu năm 2013 Thành phố Cần Thơ đã giải quyết việc làm cho 27.749 lao động. Trong tháng 6/2013 chương trình cho vay giải quyết việc làm đã giải ngân 80 dự án với số vốn giải ngân là 1,8 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 475 lao động.

Các hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chăm sóc trẻ em và công tác an sinh xã hội được quan tâm thường xuyên; thể thao thành tích cao tiếp tục được đầu tư có trọng tâm và đạt nhiều thành tích ở một số giải thể thao trong nước và quốc tế; công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo được chú trọng; thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thành phố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được bảo đảm.

30

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

4.1 THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ, VỐN ĐẦU TƢ VÀ LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1.1 Thực trạng tăng trƣởng kinh tế

4.1.1.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2008 - 2012

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ trong 5 năm trở lại đây tăng giảm không đều. Giai đoạn 2008-2009, do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới khó khăn, ít nhiều nền kinh tế Việt Nam nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng cũng phải chịu tác động không tốt, cùng những chính sách kiềm chế lạm phát trong nước nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ giai đoạn này giảm. Đến năm 2010, nền kinh tế dần được phục hồi trở lại, tốc độ tăng trưởng của thành phố tăng lên đáng kể từ 13,07% năm 2009 đến năm 2010 tăng lên 15,03%.

15.40 13.07 15.03 14.64 11.55 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2008 2009 2010 2011 2012 Năm %

Nguồn: Niên giám thống kê TPCT qua các năm.

Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TPCT trong giai đoạn 2008 - 2012 Do một số biến động của nền kinh tế, giai đoạn 2011-2012 tốc độ tăng trưởng của Cần Thơ lại giảm rõ rệt. Năm 2012 là năm kinh tế Thành phố Cần Thơ gặp rất nhiều khó khăn. Theo tình hình chung của cả nước, giá nguyên vật liệu không ổn định, giá xăng dầu tiếp tục tăng làm tăng giá thành sản phẩm; mặt bằng lãi suất giảm chậm và khó tiếp cận; tình hình đơn hàng khan hiếm,

31

sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, ký kết các đơn hàng mới; các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn do thiếu vốn để duy trì sản xuất, do vậy đã có khá nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động hoặc giải thể.... Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát lạm phát, ổn định phát triển kinh tế; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường nên tình hình kinh tế thành phố đã đạt được những kết quả nhất định. Năm 2012, giá trị tăng thêm GDP (giá so sánh 1994) đạt 22.013 tỷ đồng, tăng 11,55% so với năm 2011, trong đó: Khu vực I tăng 4,57%; khu vực II tăng 9,20% và khu vực III tăng 14,43% so với năm 2011. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của các khu vực kinh tế ở Cần Thơ cũng theo xu hướng công nghiệp hóa chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch đúng hướng: giảm dần ở khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp và tăng dần ở khu vực Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ. Tỷ trọng nhóm ngành thương mại và dịch vụ theo hướng ngày càng tăng và luôn có đóng góp cao nhất trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Năm 2012, GDP khu vực I là 1,939,223 triệu đồng giảm 0,91 điểm %, khu vực II là 8,094,961 triệu đồng giảm 2,59 điểm % và khu vực III là 11,559,501 triệu đồng tăng 3,51 điểm % so với năm 2011.

Qua đây cũng cho thấy thành phố đang dần tiến tới xây dựng một thành phố công nghiệp, những ngành công nghiệp và dịch vụ rất phát triển. Thêm vào đó, cũng có thể thấy được nhu cầu ngày càng cao đối với những dịch vụ hỗ trợ, những hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí.

Bảng 4.1: Tổng GDP của TPCT phân theo khu vực kinh tế 2008 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng Khu vực 2008 2009 2010 2011 2012 Nông, lâm - thủy sản 1.887.392 1.868.875 1.767.434 1.854.449 1.939.223 Công nghiệp-xây dựng 5.096.940 5.757.574 6.691.843 7.388.916 8.094.961 Dịch vụ 5.854.489 6.963.545 8.352.624 10.055.713 11.559.501

Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê TPCT qua các năm.

4.1.1.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2013

GDP sáu tháng đầu năm 2013 trên địa bàn thành phố tăng 8,38% so với cùng kỳ năm 2012 (sáu tháng năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,12%). Trong mức tăng trưởng chung của nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2013, khu vực nông lâm thủy sản giảm 3,37%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng

32

10,01%; khu vực dịch vụ tăng 8,99%. Mức tăng trưởng của cả ba khu vực 6 tháng đầu năm 2013 chưa có sự cải thiện đáng kể so với mức tăng của cùng kỳ năm trước, điều đó cho thấy tình hình kinh tế vẫn đang trong tình trạng tiếp tục khó khăn.

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng GDP TPCT 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: % Kỳ báo cáo Nông, lâm nghiệp

và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 6 tháng đầu năm 2012 3,47 6,58 10,15 6 tháng đầu năm 2013 -3,37 10,01 8,99

Nguồn:Tình hình kinh tế xã hội TPCT 6 tháng năm 2013.

Tăng trưởng kinh tế đầu năm nay đạt mức thấp và chưa được cải thiện do nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhưng kết quả tăng thấp; nông, lâm nghiệp, thủy sản suy giảm đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013.

4.1.2 Thực trạng vốn đầu tƣ

4.1.2.1 Thực trạng chung của vốn đầu tư

Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội của Thành phố Cần Thơ không ngừng tăng (bảng 4.3). Nguồn vốn từ 14,84 tỷ năm 2008, năm 2012 đã tăng lên đến 34,50 tỷ, trong suốt giai đoạn 2008 - 2012 nguồn vốn đã tăng 19,66 tỷ. So với năm 2011, nguồn vốn đầu tư năm 2012 tăng 8,5%. Nguồn vốn đầu tư cao và không ngừng tăng chứng tỏ Thành phố Cần Thơ đang từng bước cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư.

Trong giai đoạn 2008-2012, tổng số nguồn vốn đầu tư toàn xã hội thì nguồn vốn khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước luôn luôn chiếm tỷ trọng cao, nhất là nguồn vốn khu vực ngoài Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có dấu hiệu không ngừng tăng.

Nguồn vốn khu vực Nhà nước dù chiếm tỷ trọng cao nhưng có dấu hiệu giảm nhẹ từ năm 2011 đến năm 2012, giảm 0,36%. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn có tỷ trọng thấp, luôn dưới 10%, thậm chí trong năm 2010, tỷ trọng nguồn vốn này chỉ chiếm 1,91% trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn thành phố. Năm 2012, nguồn vốn khu vực Nhà nước chiếm 40,7%, vốn khu vực ngoài Nhà nước chiếm 56,5% và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chỉ chiếm 2,83%.

33

Bảng 4.3: Vốn đầu tư trên địa bàn phân theo nguồn vốn

Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn vốn 2008 2009 2010 2011 2012 Khu vực Nhà nước 7.061.859 8.263.230 13.293.952 14.078.034 14.028.052 Khu vực ngoài Nhà nước 6.881.673 13.641.165 12.659.991 16.738.088 19.492.400 Vốn FDI 896.651 640.000 507.354 978.392 977.600 Tổng 14.840.183 22.544.395 26.461.297 31.794.892 34.498.052

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê TPCT qua các năm.

Vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2013 ước tính 17.581,9 tỷ đồng, so với số vốn đầu tư 16.834,75 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2012 đã tăng 4,44%. Trong đó, các công trình thuộc nguồn vốn Nhà nước thực hiện 6.878,5 tỷ, đóng góp 39,12%; vốn ngoài Nhà nước 10.143,6 tỷ đồng, đóng góp 57,69% và 3,18% là tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn 291,5 tỷ đồng. Khu vực ngoài Nhà nƣớc 57.69% Khu vực Nhà nƣớc 39.12% Vốn FDI 3.18%

Nguồn:Tình hình kinh tế xã hội TPCT 6 tháng năm 2013.

Hình 4.2 Cơcấu vốn đầu tư phân theo nguồn vốn của TPCT 6 tháng đầu năm 2013

Vốn Nhà nước quản lý chủ yếu các công trình của cán bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty. Vốn ngoài Nhà nước chủ yếu là doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư nhưng tiến độ thực hiện còn chậm, chưa đạt so với kế hoạch đề ra,

34

nguyên nhân là do sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hơn nữa lãi suất ngân hàng trung và dài hạn đang ở mức cao nên các chủ đầu tư chưa thật sự mạnh dạn đầu tư vào các dự án mới. Từ đầu năm đến tháng 6/2013, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn chế, phần lớn các dự án triển khai chậm và chủ yếu là các dự án chuyển tiếp các năm trước.

Qua đó cho thấy là một thành phố trực thuộc Trung ương, Thành phố Cần Thơ luôn không ngừng nổ lực trong quá trình thu hút vốn đầu tư. Luôn chú trọng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạn đầu tư vào Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, dù nguồn vốn đầu tư toàn thành phố không ngừng tăng nhưng cũng không thể tránh khỏi những khó khăn gặp phải như tình trạng thiếu vốn vẫn thường xuyên xảy ra, vốn đầu tư sử dụng không đúng mục đích hay việc lạm dụng vốn đầu tư cũng gây nhiều khó khăn cho quá trình đầu tư và phát triển toàn thành phố.

4.1.2.2 Đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của nền kinh tế của cả nước và của Thành phố Cần Thơ nói riêng là giảm tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản và tăng tỷ trọng ở khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Qua đó, nhận thấy xu hướng phát triển vốn đầu tư của Thành phố Cần Thơ là hoàn toàn phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế.

Vốn đầu tư của khu vực nông - lâm - thủy sản luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số vốn đầu tư toàn thành phố, chỉ chiếm 0,7% năm 2012; hơn nữa tỷ trọng vốn của khu vực này giảm dần qua các năm, từ năm 2008 đến năm 2012 đã giảm 50%. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội thì vốn đầu tư không ngừng tăng lên và tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ luôn luôn chiếm tỷ trọng cao, nhất là khu vực thương mại - dịch vụ luôn chiếm trên 50% tổng số vốn đầu tư toàn thành phố. Đối với khu vực thương mại - dịch vụ, đây là khu vực được chú trọng nhất và cũng được xem là hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư. Vốn đầu tư của khu vực này năm 2008 chiếm 54,7% và tăng lên 62,1% vào năm 2012, trong đó đạt cao nhất là năm 2009 với tỷ trọng 63,6% tổng vốn đầu tư toàn thành phố.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2008 - 2012 tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực thương mại - dịch vụ khá cao, trung bình trên 60% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này. Qua đó cho thấy sự hạn chế về việc thu hút vốn đầu tư của khu vực công nghiệp - xây dựng. Chính hạn chế này đã gây khó khăn cho việc phát triển công nghiệp của Thành phố Cần Thơ. Quá trình công nghiệp hóa - hiện

35

đại hóa đang ngày một nâng cao trong khi vốn đầu tư cho công nghiệp vẫn còn thấp, gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 4.4: Cơ cấu vốn phân theo khu vực kinh tế của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị tính: % Khu vực kinh tế 2008 2009 2010 2011 2012

Nông - Lâm - Thủy sản 1,4 1,8 1,0 0,9 0,7

Công nghiệp - Xây dựng 43,9 34,6 36,9 37,9 37,2 Thương mại - Dịch vụ 54,7 63,6 62,1 61,2 62,1

Nguồn:Tính toán từ số liệu niên giám thống kê TPCT qua các năm.

Sự đóng góp của vốn đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện rõ qua hệ số ICOR. Hệ số ICOR thể hiện để tăng một đồng GDP cần đầu tư bao nhiêu đồng. Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại.

Hình 4.5 Hệ số ICOR của TPCT trong giai đoạn 2008 - 2012 Năm Vốn đầu tư

(Triệu đồng)

GDP theo giá hiện hành (Triệu đồng) IV (%) IG (%) ICOR (lần) 2008 14.840.183 31.598.243 15,4 46,97 3,05 2009 22.544.395 36.954.905 13,07 61,01 4,67 2010 26.461.297 46.635.113 15,03 56,74 3,78 2011 31.794.892 55.995.770 14,64 56,78 3,88 2012 34.498.052 65.977.798 11,55 52,29 4,53

Nguồn:Tính toán từ niên giám thống kê TPCT qua các năm

Qua số liệu tính toán cho thấy hệ số ICOR của Thành phố Cần Thơ tăng giảm không đều qua các năm. Nhưng nhìn chung từ năm 2008 đến năm 2012, thành phố có hệ số ICOR tương đối lớn, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vẫn chưa cao. Trong năm 2008, hệ số ICOR là 3,05 thể hiện để GDP tăng lên 1 đồng thì cần phải đầu tư 3,05 đồng. Nhưng đến năm 2009 con số này tăng lên 4,67 và tăng đến 0,53%, cho thấy hiệu quả đầu tư giảm sút rõ rệt. Năm 2010, ICOR giảm còn 3,78 nhưng từ năm 2011 hệ số này lại tăng dần, cụ thể là 3,88 năm 2011 và 4,53 năm 2012. Trong năm 2012, hệ số ICOR là 4,53 nghĩa là cần bỏ ra 4,53 đồng vốn để tăng 1 đồng GDP, và ICOR năm 2012 tăng 0,65 lần so với năm 2011 và tăng 1,48 lần so với năm 2008, tương đương 0,49%. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn giảm dần trong giai đoạn 2008 - 2012, nguyên nhân là do tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư vẫn thường xuyên xảy ra; công tác quản lý vốn của địa phương còn chưa chặt chẽ; các công trình trọng điểm có quy mô lớn thường bị trì trệ, chậm tiến độ thi công.

36

Tóm lại, trong thời gian qua nguồn vốn đầu tư đã đóng góp không ít vào sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ và đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, dù đạt được hiệu quả nhưng nguồn vốn đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế. Thành phố Cần Thơ vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng để tăng khả năng thu hút vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

4.1.3 Thực trạng nguồn lao động

4.1.3.1 Thực trạng chung của nguồn lao động

Cần Thơ là một thành phố có nguồn lao động dồi dào, cơ cấu trẻ và không ngừng tăng là một lợi thế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cần phải xét đến hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lao động. Sử dụng nguồn lao động xã hội là quá trình thu hút và phát huy lực lượng lao động xã hội vào hoạt động lao động xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất đáp như nhu cầu của cá nhân và cộng đồng xã hội. Thước đo chung nhất biểu hiện trình độ sử dụng nguồn nhân lực xã hội là tỷ lệ người có việc làm và ngược lại là tỷ lệ thất nghiệp.

Đối với Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn năm 2008 - 2012, số lao động đang làm việc của có xu hướng tăng. Năm 2012, số lao động đang làm

Một phần của tài liệu phân tích sự tác động của yếu tố vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế thành phố cần thơ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)