Thực trạng nguồn lao động

Một phần của tài liệu phân tích sự tác động của yếu tố vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế thành phố cần thơ (Trang 47)

4.1.3.1 Thực trạng chung của nguồn lao động

Cần Thơ là một thành phố có nguồn lao động dồi dào, cơ cấu trẻ và không ngừng tăng là một lợi thế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cần phải xét đến hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lao động. Sử dụng nguồn lao động xã hội là quá trình thu hút và phát huy lực lượng lao động xã hội vào hoạt động lao động xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất đáp như nhu cầu của cá nhân và cộng đồng xã hội. Thước đo chung nhất biểu hiện trình độ sử dụng nguồn nhân lực xã hội là tỷ lệ người có việc làm và ngược lại là tỷ lệ thất nghiệp.

Đối với Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn năm 2008 - 2012, số lao động đang làm việc của có xu hướng tăng. Năm 2012, số lao động đang làm việc của toàn thành phố là 636.428 lao động, tăng 6,7% so với năm 2011 và so với năm 2008, số lao động đang làm việc năm 2012 tăng 68.534 lao động. Qua đó, cho thấy công tác giải quyết việc làm của Thành phố Cần Thơ luôn được quan tâm chú trọng.

Trong giai đoạn 2008 - 2011, tỷ lệ lao động có việc làm trong tổng số lao động Thành phố Cần Thơ giảm dần từ 90,5% giảm xuống còn 86,1% so với năm 2011 do tình hình kinh tế Thành phố Cần Thơ cũng như kinh tế cả nước có nhiều biến động và khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị giải thể, số lượng lao động mất việc làm tăng cao. Đến năm 2012, kinh tế dần phục hồi, công tác giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm và ngày càng mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ lao động có việc làm tăng nhanh, tăng 4,6% và chiếm 90,7% tổng số lao động của thành phố. Và năm 2012 là năm có tỷ lệ lao động đang làm việc cao nhất trong cả giai đoạn 2008 - 2012.

Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định nhưng so với tình hình chung thì lao động đang làm việc trong nền kinh tế vẫn chưa thật sự cao, mới chỉ hơn 90% tổng lao động toàn thành phố. Một phần lớn lao động vẫn chưa có việc làm, nhất là nguồn lao động dư thừa ở nông thôn vẫn chưa được tận dụng triệt để.

37 568,074 581,713 588,340 595,006 636,428 520,000 540,000 560,000 580,000 600,000 620,000 640,000 Ngƣời 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Niên giám thống kê TPCT qua các năm

Hình 4.3 Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc của TPCT

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đất nước đã làm tăng dân số và lực lượng lao động trong các vùng đô thị và giảm dần dân số, lao động tại các vùng nông thôn. Trong giai đoạn 2008 - 2012, số lao động đang làm việc không ngừng tăng và tỷ trọng lao động thành thị luôn dẫn đầu, cao hơn hẳn lao động nông thôn và tỷ trọng này tăng dần trong cả giai đoạn. Đến năm 2012, tỷ trọng lao động có việc làm ở thành thị chiếm 67,1%.

Sở dĩ có xu hướng này là do tiến trình đô thị hóa nông thôn làm tăng tỷ trọng dân số thành thị và các nguồn nhân lực của khu vực thành thị tăng. Thành phố luôn là điểm vươn tới của người dân nghèo có thu nhập thấp ở nông thôn nhằm tìm việc làm và kiếm thêm thu nhập. Hơn nữa, bên cạnh những công việc đòi hỏi trình độ cao do tiến bộ khoa học kỹ thuật và những thành tựu của công nghiệp hóa hiện đại hóa vẫn còn tồn tại những công việc giản đơn, có thu nhập thấp như các hoạt động dịch vụ trong gia đình và ngoài xã hội cần thu hút nguồn lao động từ nông thôn. Một nguyên nhân khác là khi các khu công nghiệp, các khu chế xuất hình thành, nhiều hộ dân nông nghiệp bị mất đất sản xuất, buộc phải chuyển sang lao động phi nông nghiệp.

38

Bảng 4.6: Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo giới tính và thành thị - nông thôn của TPCT giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị tính: Triệu người Năm Phân theo giới tính Phân theo thành thị - nông

thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2008 340.787 227.287 295.341 272.733

2009 334.844 246.869 364.899 216.814

2010 329.557 258.783 382.798 205.542

2011 335.900 259.106 380.126 214.880

2012 353.510 282.918 426.987 209.441

Nguồn: Niên giám thống kê TPCT qua các năm.

Qua số liệu phân tích, cho thấy tỷ lệ lao động có việc làm ở khu vực thành thị ngày càng tăng và tăng với tốc độ cao hơn hẳn so với tỷ lệ lao động có việc làm ở nông thôn, khẳng định bước chuyển biến tích cực của nguồn lao động Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, số lượng lao động ở nông thôn vẫn còn khá cao và chất lượng lao động nông thôn hầu hết vẫn còn thấp kém. Do đó, cần phải đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng nông thôn sang thành thị, mang lại một diện mạo mới cho nguồn lao động của Thành phố Cần Thơ.

Hơn nữa, qua số liệu phân tích cho thấy có sự chênh lệch về số lao động đang làm việc phân theo giữa lao động nam và lao động nữ. Một phần là do số lao động nam trong độ tuổi nhiều hơn nữ. Theo Niên giám thống kê TPCT năm 2012, lực lượng lao động nam trong độ tuổi là 374.494 người, cao hơn hẳn so với lao động nữ trong độ tuổi với 289.283 người. Tuy nhiên, ngoài ra thực tế cho thấy đa số lao động nam dễ tìm kiếm được việc làm hơn là nữ, chủ yếu là do sức khỏe, thể lực đáp ứng được điều kiện của công việc. Chính vì thế, Thành phố Cần Thơ đang từng bước đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là các lao động nữ.

Dù Thành phố Cần Thơ có nguồn lao động trẻ dồi dào, một nguồn cung lớn cho nền kinh tế nhưng chất lượng nguồn lao động vẫn chưa cao. Trong khi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật và chuyên môn ngày một cao.

39 14,7% 13,0% 11,8% 14,3% 11,0% 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2008 2009 2010 2011 2012 %

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê TPCT qua các năm

Hình 4.4 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo của Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2008 - 2012

Thực tế là tỷ lệ lao động qua đào đào còn thấp, chất lượng đào tạo nghề của thành phố Cần Thơ vẫn còn những hạn chế. Nhiều ngành nghề sau khi đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Công tác giải quyết việc làm sau đào tạo nhiều ngành nghề còn chưa bền vững. Trong giai đoạn 2008 - 2012 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng giảm không đều, thấp nhấp là năm 2008 với 11% và cao nhất là năm 2012 là 14,7%. Nhìn chung, thì tỷ lệ lao động qua đào tạo trong giai đoạn này có chuyển biến tích cực nhờ sự nổ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng trong giáo dục và đào tạo nghề.

4.1.3.1 Thực trạng cung – cầu lao động hiện nay của Thành phố Cần Thơ

Mă ̣c dù trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ tuy còn nhiều khó khăn nhưng có nhiều chuyển biến tích cực với sự hồi phu ̣c, ổn định và phát triển của nhiều doanh nghiệp . Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối giữa cung - cầu lao đô ̣ng tiếp tục diễn ra. Hầu hết doanh nghiệp tăng cường sản xuất kinh doanh, tiếp tục tái cơ cấu bộ máy theo hướng giữ lại nhân sự có trình độ và tay nghề, hạn chế tối đa chi phí về nhân lực , ưu tiên tuyển chọn những lao động có kinh nghiệm và tay nghề để tiết kiệm chi phí đào tạo lại nên nhu cầu tuyển dụng chưa cao. Trong khi đó, các lao động phổ thông nhảy việc thay đổi chỗ làm để tìm mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn

40

làm cho nguồn cung tăng. Song, tình trạng cung vượt cầu lao động khiến cho tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 của Thành phố Cần Thơ tăng.

Bảng 4.7: Bảng phân tích chỉ số cung - cầu nhân lực theo trình độ trên địa bàn TPCT 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: % Trình độ Cầu nhân lực Cung nhân lực

Lao động phổ thông 52,43 7,26 Sơ cấp nghề 2,69 2,34 Trung cấp 26,08 11,29 Cao đẳng 5,80 22,53 Đại học 12,97 56,28 Trên đại học 0,02 0,29

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ.

Sự mất cân đối cung - cầu lao động được thể hiện rõ nét qua trình độ. Ta thấy rõ cung và cầu nhân lực ít gặp được nhau. Đối với trình độ đại học thì cung lao động là 56,28% trong khi đó cầu lao động ở trình độ này chỉ có 12,97%. Trình độ cao đẳng thì cung lao động là 22,53% khi đó cầu lao động ở trình độ này chỉ có 5,8%. Ngược lại, ở trình độ trung cấp thì cung lao động chỉ có 11,29% còn cầu lao động ở trình độ này đến 26,08%.

Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nhân lực ở các trường trung cấp nghề, các cơ sở đào tạo nghề. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay luôn muốn tuyển dụng nhân lực có trình đô ̣ trung cấp là do những người này biết nghề, được thực hành nhiều, khả năng nắm bắt và thành thạo công việc mới nhanh nên có thể vào làm việc ngay mà không cần đào tạo lại. Trong khi nguồn cung lao động trong 6 tháng đầu năm 2013 tập trung chủ yếu trình độ đại học. Thực tế hiện nay, những sinh viên mới ra trường chưa có kỹ năng làm việc thì buộc phải làm trái ngành, làm những công việc không đúng với chuyên môn, khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Do nhu cầu phát triển rộng thị trường và công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nên dù nhu cầu tuyển dụng khá cao nhưng nguồn nhân lực vẫn không thể đáp ứng được những yêu cầu này, nhất là sinh viên mới ra trường chưa đủ kinh nghiệm trong công việc. Qua đó, cho thấy cung lao động có quy mô lớn, tốc độ tăng nhanh vẫn còn hạn chế và chất lượng, dẫn đến sự mất cân đối lớn giữa cung - cầu lao động.

41

4.2 PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

Như đã đề cập, đề tài sẽ phân tích tác động của yếu tố vốn và lao động đến sự tăng trưởng kinh tế Thành phố Cần Thơ thông qua mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là GDP, biến độc lập là vốn (K) và lao động (L) từ số liệu thứ cấp đã thu thập được.

Số liệu thu thập được là số liệu thứ cấp, tức là số liệu đã được xử lý. Số liệu thứ cấp được coi là thông tin và hơn thế nữa là các thông tin của tổng thể, tính đa dạng của các cá thể hầu như bị che lấp bởi cách tính các chỉ tiêu, cách phân tổ thống kê và xác định thời kỳ tham chiếu (NCEIF, 2011).

Chính vì thế, đề tài nghiên cứu chỉ tiến hành chạy hồi quy với số liệu thu thập được mà không cần thực hiện các bước xử lý số liệu như số liệu sơ cấp như xác định thang đo cụ thể cũng như không cần thông qua các kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA) v.v…

4.2.1 Thống kê mô tả số liệu

Bộ số liệu thu thập gồm có 19 quan sát với các biến GDP, K và L được thu thập trong vòng 19 năm từ năm 1994 – 2012 và được mô tả như sau:

- Đối với biến GDP, tổng giá trị GDP trong vòng 19 năm từ 1994 - 2012 là 372.099.536 triệu đồng và có giá trị trung bình là 19.584.186,1 triệu đồng. Giá trị lớn nhất là GDP năm 2012 với 65.977.798 triệu đồng và nhỏ nhất là năm 1994 với 3.905.525 triệu đồng, trong vòng 19 năm, giá trị GDP tăng lên rất đáng kể.

Bảng 4.8: Bảng thống kê mô tả dữ liệu

GDP K L Trung bình 19.584.186,1 9.498.619,7 624.976,9 Trung vị 9.086.258 2.898.877 588.340 Số lớn nhất 65.977.798 34.498.052 869.188 Số nhỏ nhất 3.905.525 466.711 467.881 Độ lệch chuẩn 18.839.438,68 11.186.913,55 126.334,8089 Tổng 372.099.536 180.473.775 11.874.562 Số quan sát 19 19 19

Nguồn: Kết quả thống kê mô tả dữ liệu bằng phần mềm SPSS

Số liệu được mô tả chi tiết trong phần phụ lục.

- Biến vốn đầu tư có tổng bằng 180.473.775 triệu đồng trong 19 năm và trung bình là 9.498.619,7 triệu đồng. Tương tự như giá trị GDP, năm nhận giá trị lớn nhất là năm 2012 với số vốn đầu tư 34.498.052 triệu đồng và thấp nhất là năm 1994 với 466.711 triệu đồng.

42

- Tổng lao động từ năm 1994 - 2012 là 11.874.562 người, trong đó năm có số lao động cao nhất là năm 2000 vì lúc này tỉnh Hậu Giang vẫn còn thuộc TPCT nên số lao động từ năm 1994 - 2000 là tương đối cao. Đến năm 2001, số liệu đã được điều chỉnh, và trong năm này có số lao động thấp nhất trong vòng 19 năm kể từ năm 1994.

4.2.2 Kết quả mô hình hồi quy

Mô hình hồi quy được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Dựa trên số liệu thu thập, thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là GDP và hai biến độc lập là K và L. Sau khi tiến hành chạy hồi quy tuyến tính đa biến với 19 quan sát là số liệu về GDP, vốn đầu tư và lao động đang làm việc qua các năm từ năm 1994 đến 2012, với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa 5%) ta có được kết quả hồi quy.

Bảng 4.9: Bảng kết quả hồi quy tuyến tính đa biến Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn

Beta Tolerance VIF

Hệ số 0,363 2,544 0,143 0,888

LnK 0,677 0,027 1,018 25,269 0,000 0,880 1,137 LnL 0,426 0,178 0,096 2,393 0,029 0,880 1,137

Nguồn: Kết quả hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS.

4.2.2.1 Phương trình hồi quy

- Ước lượng phương trình hồi quy từ kết quả hồi quy bảng 4.9

Với hàm sản xuất Coob - Douglas chỉ có yếu tố vốn vào lao động phù hợp mục tiêu của đề tài : GDP = Kα .Lβ

Để thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến, lấy logarit hai vế phương trình để phương trình trở thành tuyến tính ta có: LnGDP = αLnK + βLnL

Dựa theo kết quả hồi quy bảng 4.9 ta có phương trình hồi quy: LnGDP = 0,363 + 0,677LnK + 0,426LnL

Trong đó:

LnGDP: là biến GDP đã quy về logarit cơ số e (triệu đồng). LnK: là biến vốn đầu tư đã quy về logarit cơ số e (triệu đồng).

43

- Giải thích phương trình hồi quy

Thông qua phương trình hồi quy trên ra nhận thấy được tầm quan trọng của các biến trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.10: Ý nghĩa của các biến trong mô hình Biến Hệ số hồi

quy

Ý nghĩa

LnK 0,677 Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến K tăng 1% thì biến GDP tăng 0,677%

LnL 0,426 Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến L tăng 1% thì biến GDP tăng 0,426%

Nguồn: Kết quả hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS.

4.2.2.2 Kiểm định giả thuyết riêng biệt từng tham số hồi quy

Giả thuyết chung:

H0: β = 0, tức là các biến độc lập (K, L) không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc GDP.

H1: β ≠ 0, tức là các biến độc lập (K, L) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc GDP.

Cơ sở để kiểm định: kiểm định với độ tin cậy 95%, tương ứng với mức ý nghĩa α = 1 - 0,95 = 0,05 = 5%.

Nếu giá trị Sig (P – Value) < α: Có ảnh hưởng (bác bỏ H0 ).

Nếu giá trị Sig (P – Value) > α: Không ảnh hưởng (chấp nhận H0 ).

Theo kết quả xử lý hồi quy như trên thì cả 2 biến độc lập (vốn đầu tư và lao động) đều có ảnh hưởng đến GDP.

Một phần của tài liệu phân tích sự tác động của yếu tố vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế thành phố cần thơ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)