1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở huế luận văn ths du lịch

120 2,3K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam có thể phân thành một số loại như: Lễ hội dan gian, lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo, thường được tổ chức hầu như đầy đủ các tháng trong năm, từ tháng G

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN VĂN HUY

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu, kết quả nghiên cứu, các kết luận được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Huy

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LHQ : Liên Hiệp Quốc

UNESCO : The United Nations Organization for Education, Science and Culture

NCC : National Capital Commission

GDP : Gross Domestic Product

USD : United States Dollar

HIV : Human Immunodeficiency Virus

AIDS : Acquired Immune Deficiency Syndrome

KKT : Khu Kinh Tế

FDI : Foreign Direct Investment

KCN : Khu Công Nghiệp

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7

3 Mục đích nghiên cứu ……… 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Bố cục luận văn 11

7 Đóng góp mới của luận văn 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ 12

1.1 Tổng quan về du lịch Festival 12

1.1.1 Festival và du lịch Festival 12

1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Festival 17

1.1.3 Những nguyên tắc phát triển du lịch Festival 19

1.2 Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch Festival 19

1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế 20

1.2.2 Kinh nghiệm trong nước 24

Tiểu kết chương 1 28

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG 30

2.1 Giới thiệu ……… … 30

2.2 Tài nguyên du lịch Festival ở Huế………37

2.3 Thị trường khách du lịch Festival 41

2.4 Các sản phẩm du lịch Festival ở Huế 47

2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch Festival ở Huế 51

2.6 Nhân lực du lịch Festival ở Huế 61

2.7 Tổ chức, quản lý du lịch Festival ở Huế 62

2.8 Tuyên truyền quảng bá du lịch Festival ở Huế 67 2.9 Bảo vệ môi trường văn hóa và tự nhiên trong du lịch Festival ở Huế… 70

Trang 5

2.10 Điều kiện phát triển du lịch Festival ở thành phố Huế 72

1.2.1 Điều kiện chủ quan……… 72

1.2.2 Điều kiện khách quan ……… ….77

Tiểu kết chương 2 80

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ 82

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 82

3.1.1 Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế 82

3.1.2 Quy hoạch du lịch Huế 83

3.1.3 Thực tiễn du lịch Festival Huế 84

3.2 Các nhóm giải pháp cụ thể 85

3.2.1 Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý Festival 85

3.2.2 Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Festival 87

3.2.3 Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch Festival 88

3.2.4 Giải pháp về phát triển thị trường du lịch Festival 90

3.2.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Festival 90

3.2.6 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch Festival 91

3.2.7 Giải pháp bảo vệ môi trường văn hóa và tự nhiên trong hoạt động du lịch Festival 92

3.2.8 Các giải pháp về an ninh, an toàn du lịch……… 94

3.3 Một số kiến nghị 95

3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 95

3.3.2 Đối với các doanh nghiệp du lịch……… ……… 96

3.3.3 Đối với chính quyền và cư dân địa phương 96

Tiểu kết chương 3 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp số lượt khách tham dự Festival Huế trong 8 kỳ tổ chức 41 Bảng 2.2 Tổng hợp số nước, đoàn khách tham dự Festival Huế trong 8 kỳ 45

Bảng 2.3 So sánh chương trình chính tại 5 kì Festival Huế gần nhất 48

Bảng 2.4 Du khách đánh giá về chương trình Festival Huế 2014 49

Bảng 2.5 Tỷ lệ mục đích chuyến đi của du khách 50

Bảng 2.6 Tỷ lệ khách tại các cơ sở lưu trú khác nhau 52

Bảng 2.7 Tỷ lệ số đêm khách lưu trú tại thời điểm diễn ra festival 53

Bảng 2.8 Du khách đánh giá về dịch vụ lưu trú 54

Bảng 2.9 Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ ăn uống 55

Bảng 2.10 Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ bổ sung khác 57

Bảng 2.11 Tỷ lệ du khách sử dụng các phương tiện đi lại 59

Bảng 2.12 Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ vận chuyển 60

Bảng 2.13 Du khách đánh giá về câu khẩu hiệu chương trình 63

Bảng 2.14 Du khách đánh giá về thời lượng chương trình 64

Bảng 2.15 Du khách đánh giá về thời gian tổ chức chương trình 65

Bảng 2.16 Số lần du khách tham dự chương trình festival 66

Bảng 2.17 Tỷ lệ du khách biết trước về chương trình festival 68

Bảng 2.18 Du khách biết về festival thông qua các phương tiện 69

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Số lượt khách tham dự trong 8 kì festival 43

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ lượt khách thăm quan và du lịch trong 8 kì festival 44

Biểu đồ 2.3 Số lượng khách nội địa và quốc tế trong 8 kì festival 44

Biểu đồ 2.4 Số nước tham dự qua 8 kì festival 45

Biểu đồ 2.5 Số đoàn tham dự trong 8 kì festival 46

Biểu đồ 2.6 Số diễn viên, nghệ sĩ tham dự trong 8 kì festival 46

Biểu đồ 2.7 Khảo sát ý kiến du khách về chương trình Festival Huế 49

Biểu đồ 2.8 Khảo sát mục đích chuyến đi của du khách 50

Biểu đồ 2.9 Khảo sát tỷ lệ khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú 52

Biểu đồ 2.10 Khảo sát tỷ lệ số đêm khách lưu trú 53

Biểu đồ 2.11 Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ lưu trú 54

Biểu đồ 2.12 Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ ăn uống 56

Biểu đồ 2.13 Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ bổ sung khác 58

Biểu đồ 2.14 Khảo sát tỷ lệ du khách sử dụng các phương tiện đi lại 60

Biểu đồ 2.15 Khảo sát ý kiến du khách về chất lượng dịch vụ vận chuyển 61

Biểu đồ 2.16 Khảo sát ý kiến du khách về câu khẩu hiệu chương trình 63

Biểu đồ 2.17 Khảo sát ý kiến du khách về thời lượng chương trình 64

Biểu đồ 2.18 Khảo sát ý kiến du khách về thời gian tổ chức 66

Biểu đồ 2.19 Khảo sát số lần tham dự festival của du khách 67

Biểu đồ 2.20 Khảo sát tỷ lệ du khách biết trước chương trình festival 68

Biểu đồ 2.21 Khảo sát tỷ lệ du khách biết về festival qua các phương tiện 69

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam, từ Festival xuất hiện lần đầu là ở Festival Huế đầu tiên có

tên là Festival Việt-Pháp được tổ chức năm 1992, cho đến năm 2000 thì đổi tên là Festival Huế, tại thời điểm diễn ra sự kiện mọi người vẫn còn xa lạ với thuật ngữ này, sau đó người ta thường xuyên sử dụng, dần dà quên mất xuất

xứ của nó và sử dụng như một từ thuần Việt Tuy nhiên, không ít người đồng nhất khái niệm ‘Festival’ và ‘Lễ hội’ hay ‘Liên hoan’ mặc dầu ý nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau Theo các nhà ngôn ngữ học, từ ‘festival’

là một từ cổ xuất hiện khá sớm trong lịch sử loài người

Nói đến Lễ hội người ta thường nghĩ đến những hoạt động văn hóa

cộng đồng địa phương, do địa phương tổ chức nhằm tôn kính, tôn vinh các vị thần, những người công lao to lớn trong việc giúp đỡ, khai canh, khai cư hay phản ánh những ước mơ, nguyện vọng chính đáng của chính họ Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam có thể phân thành một số loại như: Lễ hội dan gian,

lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo, thường được tổ chức hầu như đầy đủ các tháng trong năm, từ tháng Giêng ta có Lễ Tết Nguyên Đáng đến tháng Chạp ta có

Lễ tiễn Ông Táo về trời

Du lịch lễ hội ở Việt Nam là một loại hình hoạt động văn hóa luôn song

hành với người dân Việt, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi một chúng ta từ đời này sang đời khác, từ cổ chí kim, ở đâu có người Việt, ở đó có lễ hội, là một hoạt động văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong đời sống tinh thần, vật chất của mỗi người, lâu lâu phải đi ‘xem Lễ’ để nhớ về nguồn cội, lâu lâu phải đi ‘trẩy Hội’ để giao lưu, du hí

Festival Huế được tổ chức hai năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn

được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa Huế Đến nay đã tổ chức được 8 kì, có những kì thành công và những

kì chưa được thành công mĩ mãn do nhiều nguyên nhân khác nhau Tuy

Trang 9

nhiên, không thể phủ nhận một điều là Festival Huế đã trở thành một điểm hội

tụ các di sản văn hóa năm châu bốn bể đáng ghi nhớ cho khách du lịch

Với câu khẩu hiệu ‘Du lịch di sản văn hóa và hội nhập’ Festival Huế là

điểm hội tụ của nhiều di sản văn hóa quốc gia và quốc tế, nó mang đầy đủ tính kế thừa, tôn tạo, phát triển giữa các nền văn hóa đặc sắc khác nhau trên thế giới, là một điểm đến lí tưởng cho du khách muốn tìm hiểu, phám phá những nét văn hóa đặc thù, những di sản văn hóa thế giới độc đáo còn lưu lại đến hôm nay và trên hết khách du lịch Fesitval Huế sẽ có một cơ hội quý báu

để tận hưởng những nét văn hóa đặc thù của xứ Huế, xứ Thần Kinh trước đây của Việt Nam

Trước những tiềm năng du lịch to lớn, tài nguyên du lịch phong phú, dồi dào, Festival Huế đang được nhiều nước bạn quan tâm, giúp đỡ, được đa

số du khách ủng hộ, tham gia, du lịch Festival đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh nhà và quốc gia

Tuy nhiên, hoạt động du lịch Festival là một loại hình du lịch khá non trẻ và mới mẻ tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều chuyên gia đầu ngành nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, đa số chương trình được cóp nhặt, chỉnh sửa

từ kinh nghiệm của các nước bạn, nên đâu đó vẫn còn những bất cập, tính ứng dụng và khả thi chưa cao, hẳn nhiên chưa khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng phát triển du lịch Festival vốn có của nó

Do vậy, nhằm khai thác tốt hơn du lịch festival, hoàn thiện hơn chất lượng dịch vụ, chương trình lễ hội, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn cho điểm đến, tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm góp chút công sức cho sự nghiệp phát triển Festival Huế nói riêng và các loại hình Festival khác nói chung ở Việt Nam

Trang 10

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Đã có một số công trình nghiên cứu về Festival Huế nhìn từ nhiều góc

độ khác nhau của sự kiện này, xét về góc độ Festival Huế nói chung và du lịch Festival Huế nói riêng

Công trình đầu tiên có thể kể đến là các đánh giá chính thức của các nhà tổ chức Festival Huế, do Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trì Đây là những báo cáo đánh giá của bản thân các nhà tổ chức sau mỗi kỳ festival, chủ yếu mang tính chất tổng kết công tác và đề ra phương hướng cho các kỳ tổ chức festival

sau Chẳng hạn như: Báo cáo tổng kết Festival 2000, 2004, 2006, 2008, 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế, Báo cáo tổng kết năm 2000,

2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 của Sở Du lịch

Thừa Thiên Huế Tiếp đến là Trần Thị Mai (2002), Những tác động tích cực

của Festival Huế - Xét ở góc độ du lịch, Kỷ yếu hội thảo Du lịch Lễ hội và

Sự kiện, Đại học Kinh tế Huế; Vũ Hoài Phương với Luận văn Thạc sĩ

Khoa học Kinh tế bảo vệ năm 2005 với tiêu đề Đánh giá tác động kinh tế của

Festivai Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế, Báo cáo đánh giá Festival Huế- Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa của Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa do Nhà xuất bản ĐHQG

Hà Nội ấn hành năm 2009 Luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Diệu Trang, năm

2011, “Truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế,

VietnamNet, VnExpress (khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008,

Trang 11

- Những tác động tích cực của Festival Huế xét từ góc nhìn du lịch, nghiên cứu tập trung đánh giá các mặt tích cực của sự kiện này

- Kỷ yếu hội thảo Du lịch Lễ hội và Sự kiện, nghiên cứu các khái niệm, tính vĩ mô và vi mô về du lịch lễ hội, du lịch sự kiện

- Đánh giá tác động kinh tế của Festival Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế, nghiên cứu nhằm đánh giá các tác động về kinh tế đối với các sơ sở lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung khác

- Báo cáo đánh giá Festival Huế - Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa, nghiên cứu này vẽ nên một hình ảnh khái quát nhất về du lịch festival ở Huế

- Truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress, nghiên cứu này tập trung về các phương tiện truyền thông, nghe nhìn, tuyên truyền, quảng bá sự kiện

Qua đó, ta có thể thấy còn một số vấn đề còn chưa được khai thác, nghiên cứu như:

- Nghiên cứu các tác động tiêu cực của Festival Huế về các vấn đề: du lịch, dịch vụ, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật,

- Nghiên cứu các giá trị đích thực của Festival Huế đối với: kinh tế, xã hội, du lịch, văn hóa, nghệ thuật, đời sống,

- Nghiên cứu tác động của Festival Huế đến các yếu tố như: công trình kiến trúc cổ, các di tích lịch sử, văn hóa, đời sống tinh thần, vật chất của cư dân Huế, văn hóa Huế,

- Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch Festival Huế

- Nghiên cứu phương thức đầu tư bền vững cho Festival Huế,

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích

Phát triển du lịch song song đi kèm với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, mỗi một khía cạnh muốn phát triển phải dựa trên cơ sở phát

Trang 12

triển các lãnh vực khác của xã hội, thế nên ta không thể tách rời các yếu tố cấu thành một xã hội được Đối với ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng không ngoại lệ, muốn phát triển phải có động lực, có cột mốc ghi nhận sự trưởng thành và phát triển Tác giả là một người Huế đích thực, đã sinh trưởng, sống và làm việc tại Huế cũng khá nhiều năm, đã chứng kiến những bước đi thăng trầm của tỉnh nhà, nhất là đối với ngành du lịch

Trước đây, khi chưa có Festival Huế, trước năm 2000, ngành du lịch Huế là một vùng trũng du lịch của cả nước, ít được nhiều người biết đến, ngay

cả trong nước, không nhiều người biết Huế, đến Huế và hiểu Huế ngoại trừ một số thị trường truyền thống đó là Pháp và một số nước Tây Âu Tuy nhiên,

cơ hội đến, hiểu và nhìn nhận Huế một cách đúng đắn thì không nhiều, vì một điều đơn giản, không ai giới thiệu, không có hoạt động văn hóa, nghệ thuật có chất lượng, xứng với tiềm năng du lịch vốn có của nó

Câu chuyện đã trở nên khác hẳn từ khi có Festival Huế đầu tiên, năm

2000, nhiều người biết đến Huế hơn, nhiều thị trường khách mới đến Huế hơn, ngành du lịch thực sự khởi sắc khi có Festival Huế, thực sự thay da đổi thịt từ khi có sự kiện này Ngành du lịch Huế trở nên năng động hơn, tích cực hơn Những ai đã từng đến Huế trước năm 2000 và quay trở lại Huế những năm sau đều có chung một nhận định, Huế đã khác trước, đã chuyển mình, vươn lên, tươi tắn hơn, mảnh liệt hơn

Từng Fesitval Huế là một cột mốc để Huế tự nhìn lại mình trong những năm qua, từ điểm đến có thị trường khách du lịch nghèo nàn, hạn chế, đến một thị trường khách du lịch phong phú, đa dạng, cả về lượng và chất

Tóm lại, ta có thể xem xét các khía cạnh đổi mới và phát triển sau khi

có Festival Huế như sau:

- Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch phát triển mạnh, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến Huế hơn, nhiều dự án xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có chất lượng hơn

Trang 13

- Các công trình công cộng như điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư nhiều hơn, hoàn thiện hơn qua từng kì festival

- Các cơ sở đào tạo nghề, thực hành nghề du lịch được quan tâm hơn, đầu tư nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách

- Ý thức cộng đồng, tuyên truyền, cổ động của chính quyền và dân cư được cải thiện nhiều hơn

- Đời sống kinh tế, xã hội được cải thiện rõ rệt, thu nhập người dân tăng cao, tạo nhiều công ăn, việc làm hơn

- Các chương trình du lịch, lễ hội, các dự án bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa, nghệ thuật cung đình và dân gian được phục dựng kỉ càng hơn, nghiêm túc hơn, xác thực hơn

Qua đó, ta có thể nói rằng Festival Huế như là một mồi lửa không thể thiếu để kích thích, hâm nóng và kích cầu nhằm phát triển kinh tế, xã hội và nhất là ngành du lịch tỉnh nhà

Nhiệm vụ

Nhằm áp dụng thực tiễn, đánh giá lại tiềm năng phát triển du lịch Festival ở Huế và thực trạng khai thác, đưa ra các giải pháp, cụm giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Festival Huế tốt hơn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 14

Chủ yếu tập trung ở nội thành phố Huế, các điểm thăm quan du lịch, và các địa bàn lân cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có hoạt động thuộc Festival Huế diễn ra

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích đã nêu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích số liệu;

Chương 2 Thực trạng hoạt động du lịch Festival ở Huế

Chương 3 Một số giải pháp phát triển du lịch Festival ở Huế

7 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn này nhằm giúp các nhà tổ chức, các nhà nghiên cứu chuyên sâu về Festival Huế có cái nhìn tổng thể, khái quát hơn về thực trạng khai thác Festival Huế qua từng thời kì, đặc biệt tập trung khảo sát Festival Huế 2014 Qua đó, các nhà chức trách, các cơ quan hữu quan cùng khối doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn về festival và có những giải pháp, cụm giải pháp tích cực, thiết thực hơn giúp Festival Huế phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ ĐIỀU KIỆN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ 1.1 Tổng quan về du lịch Festival

1.1.1 Festival và du lịch Festival

Festival

Festival là một từ gốc tiếng Anh, có nghĩa là Lễ hội, Đại hội, Liên

hoan, Yến tiệc Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Festival dùng thay thế với Gala, chỉ một sự kiện văn hóa, thường được tổ chức bởi cộng đồng địa phương nhằm kỉ niệm hay tưởng niệm những nét văn hóa độc đáo của cộng đồng và đặc trưng của Lễ hội đó

Ngoài ra một số nguồn khác có khái niệm như: Festival: Thuộc ngày hội Ngày hội; đại hội liên hoan; hội diễn; Festival (danh từ): (ngày hoặc thời gian) lễ hội tôn giáo hoặc hội hè khác; ngày hội; đại hội liên hoan; Festival:

ngày hội có tính chất quốc gia hay quốc tế, giới thiệu những thành tựu nghệ thuật âm nhạc, sân khấu, điện ảnh,

Đối với một số tôn giáo, Festival còn mang nghĩa như bữa tiệc (Feast)

được cộng đồng địa phương tổ chức nhằm vinh danh một hay các vị thần (God hay Gods)

Festival và Lễ hội

Lễ hội là hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm nhiều thành tố: nghi lễ,

tín ngưỡng, tôn giáo, trang trí, điêu khắc, ca hát, âm nhạc, múa, trò diễn sân khấu, trò chơi, thể thao, thi tài, trưng bày hiện vật, thưởng ngoạn phong cảnh…[30]

Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng

"Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người đối với cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống

Trang 16

Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó

có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%),

544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).Các địa phương có nhiều lễ hội

là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ

Theo giáo sư Trần Lâm Biền “Lễ không phải là cúng bái, cúng bái và

tế chỉ là một phần của lễ mà thôi Hội là gì? Hội không phải là trò chơi Hội trước hết là sự tập hợp một cộng đồng người nhất định để thực hiện những điều về lễ Cho nên lễ và hội là một cặp phạm trù tương hỗ, không thể tách rời Vì rằng, trong các trò chơi cũng chỉ là một phần của lễ hội Nhưng khi nó vào trong không gian thiêng, thời gian thiêng thì tự nhiên nó mang ý nghĩa thiêng liêng Trong ý nghĩa thiêng liêng ấy nó mang giá trị biểu tượng”

Từ những quan điểm trên, ta thấy rằng Festival và Lễ hội có những nét tương đồng và khác biệt cơ bản sau:

Một là, cả Festival và Lễ hội đều có cả phần “Lễ” và phần “Hội”, tuy nhiên, Festival chú trọng phần “Hội” còn Lễ hội chú trọng phần “Lễ”

Hai là, Festival và Lễ hội đều được tổ chức tại một địa bàn nhất định tại một khoảng thời gian nhất định trong năm

Ba là, Festival là một hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng mang tính quốc tế còn Lễ hội được tổ chức dựa trên cơ sở văn hóa, tín ngưỡng dân gian của cộng đồng, mang tính địa phương hơn

Bốn là, Lễ hội truyền thống chỉ được tổ chức tại một thời điểm và một khoảng thời gian nhất định trong năm theo truyền thống, văn hóa, sáng lập ra

lễ hội đó quy định Còn Festival thì có thể tổ chức bất kì lúc nào tùy theo ban

tổ chức quy định phù hợp với tình hình thực tiễn

Năm là, Lễ hội chỉ tổ chức một hình thái lễ và hội chặt chẽ, theo đúng tập tục, truyền thống văn hóa dân gian nhất định, còn Festival có thể tổ chức nhiều hoạt động lễ hội phối hợp và cho phép tái hiện lại các sự kiện văn hóa,

Trang 17

lịch sử, nghệ thuật, tín ngưỡng dân gian mà không phải tuân thủ hoàn toàn một mô típ truyền thống nhất định nào tùy thuộc vào mục đích, ý nghĩa và tình hình thực tế để ban tổ chức festival dàn dựng

Sáu là, đối với Lễ hội, phần ‘Hội’ là một phần của ‘Lễ’ còn Festival thì ngược lại phần ‘Lễ’ là một phần của ‘Hội’

Phân loại Festival

Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào phân loại Festival một cách rõ ràng, tuy nhiên, theo công trình nghiên cứu của TS Trần Thị Mai, dựa trên quy mô, đặc điểm thực tế, có thể phân làm hai nhóm lớn: Festival tổng hợp và Festival chuyên đề [10]

Festival tổng hợp thường được tổ chức theo quy mô lớn, phạm vi không gian rộng (thành phố, tỉnh, quốc gia), với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng được tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau, được điều hành chung bởi một ban tổ chức Thế giới có những festival lớn như, Festival d’Avignon (Pháp, thường niên) Festival Ottawa (Canada, thường niên), Festival Huế thuộc nhóm này

Festival chuyên đề thường được tổ chức trên phạm vị nhỏ hơn, thường theo chuyên đề cụ thể như, Festival Trà (Thái Nguyên), Festival Hoa (Đà Lạt), Festival Biển (Nha Trang), Festival Pháo Hoa (Đà Nẵng) Huế cũng có một Festival chuyên đề đó là Festival Làng Nghề (được tổ chức 2 năm 1 lần, vào các năm lẻ)

Du lịch Festival

Khái niệm

Du lịch festival hay còn gọi là ‘lễ hội du lịch’ hay ‘liên hoan du lịch’…

của các địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế, là một hoạt động nhằm gắn kết các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, hội nghị, hội thảo, triển lãm, ẩm thực với hoạt động du lịch nhằm giới thiệu sâu rộng với người dân, với khách du lịch trong và ngoài nước về tiềm năng du lịch của địa phương, vùng

Trang 18

hay quốc gia đó, tạo cơ hội kinh doanh, hợp tác du lịch giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, các tổ chức du lịch góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển [32]

Du lịch lễ hội là loại hình du lịch trong đó du khách thực hiện chuyến

đi vì mục đích tham quan, tham gia vào các lễ hội ở điểm đến Ở đây, lễ hội là yếu tố hấp dẫn đặc biệt lôi kéo du khách từ phương xa đến Lạ lẫm, náo nhiệt,

lễ hội giúp du khách cảm nhận được nhiều nhất trong khoảng thời gian hạn chế những tinh hoa văn hóa của một cộng đồng người Đồng thời, du khách được hòa mình trong không khí tưng bừng của các cuộc biểu dương tình đoàn kết cộng đồng, trãi nghiệm bản thân trong một môi trường xã hội mới mẻ, trong một không gian và thời gian tập trung cao độ những tinh hoa của hoạt động sống của cư dân địa phương [17]

Qua những khái niệm trên, ta có thể hiểu rằng du lịch lễ hội là một hình thức, hình thái, hay một loại hình du lịch ăn theo lễ hội, dựa vào lễ hội để mở rộng quy mô, dựa vào lễ hội để quảng bá, để phát triển du lịch Bên cạnh đó,

lễ hội lại dựa vào du lịch để phát triển kinh tế địa phương, dựa vào du lịch để bảo tồn, tôn tạo cho lễ hội thêm đậm đà, thêm phần hồn, phần tính Đối với du lịch festival mà nói thì quy mô này lớn hơn, hoành tráng hơn, bởi lẽ festival không bị lệ thuộc hoàn toàn vào lễ hội mà xem lễ hội là một phần trong chương trình festival Chính vì lẽ đó mà nhiều tỉnh thành trong cả nước đã và đang xây dựng cho mình một kì festival riêng, một tiếng nói riêng, một tâm hồn riêng, một chiến lược phát triển du lịch riêng như chúng ta đã thấy

Đặc điểm

Ở Việt Nam, các lễ hội du lịch được tổ chức dưới nhiều quy mô khác nhau, với các tên gọi khác nhau như festival du lịch, lễ hội du lịch, hội du lịch, liên hoan du lịch, năm du lịch, tuần lễ du lịch, Những tên gọi khác nhau

đó thể hiện sự khác nhau về quy mô, cách thức tổ chức, nội dung tổ chức, được chú trọng và thể hiện nét đặc trưng riêng của từng địa phương

Trang 19

Gọi là Lễ hội du lịch khi lễ hội đó chủ yếu nhằm mục đích kỉ niệm một

ngày lễ hay một sự kiện đặc biệt nào đó gắn liền với địa phương tổ chức, đa phần mang yếu tố lịch sử như: Lễ hội 100 năm du lịch Sa Pa, Lễ hội du lịch

kỷ niệm Khánh Hòa 350 năm

Gọi là Liên hoan du lịch khi hoạt động này tổ chức theo phong cách

Việt Nam, mang tính chất lễ hội, chào mừng, kỉ niệm các sự kiện chung, có thể hoặc không gắn liền với địa phương tổ chức như: Liên hoan du lịch Hà Nội, Liên hoan du lịch Gặp gỡ Đất Phương Nam

Gọi là Năm du lịch nhưng các chương trình trọng tâm được tập trung

vào một hay một số thời điểm trong năm Năm du lịch có thể là một festival

lớn, có thể bao gồm nhiều sự kiện, nhiều lễ hội, trong đó có những Tháng du

lịch, Tuần du lịch như: Năm du lịch Việt Nam 2000, Tuần lễ du lịch Hội An

Riêng với Festival Huế chúng ta giữ nguyên thuật ngữ ‘Festival’ mà không dịch sang một từ tương đương tiếng Việt do Festival Huế đã tiếp thu công nghệ tổ chức festival quốc tế (các chương trình IN/OFF), có quy mô lớn hơn, thời gian tương đối dài, có nhiều hoạt động tập trung, mang đậm tính lịch sử, văn hóa-nghệ thuật dân tộc và quốc tế và không chỉ phục vụ cho ngành du lịch Tuy nhiên, ta vẫn coi Festival Huế là một lễ hội du lịch đặc biệt [18]

Khách du lịch

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ tường hợp

đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Khách du lịch quốc tế

là người nước noài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch [22]

Trang 20

Khách du lịch Festival

Khách du lịch festival là khách du lịch, khách được mời và cộng đồng dân cư địa phương tham dự festival trong thời gian diễn ra festival [24]

1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Festival

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện chuyến đi du lịch của du khách nói chung và đi du lịch festival nói riêng, ở đây ta có thể xem xét một số yếu tố ảnh hưởng cơ bản như: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, an ninh an toàn du lịch, hạ tầng cơ sở du lịch, thời gian diễn ra festival, chương trình festival, truyền thông, quảng bá sự kiện,

Vị trí địa lý

Đặc điểm vị trí địa lý của vùng, miền nào sẽ tạo nên nét đặc trưng của vùng, miền ấy, chính sự đa dạng của điều kiện sống tự nhiên ấy tạo nên sự khác biệt đời sống xã hội, tạo nên sức hấp dẫn và tiềm năng du lịch của điểm đến du lịch nói chung, địa điểm tổ chức du lịch festival nói riêng

An ninh an toàn du lịch

Một yếu tố ảnh hưởng gần như tuyệt đối tác động đến quyết định thực hiện chuyến đi của du khách đó chính là an toàn và an ninh tại điểm đến du lịch Đa số du khách sẽ không ngần ngại hủy chuyến đi nếu điểm đến có sự

Trang 21

bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội, hay điểm đến thiếu an toàn, an ninh du lịch Địa điểm diễn ra sự kiện festival nên chú trọng đến yếu tố này

Hạ tầng cơ sở du lịch

Nơi ăn, chốn ở, địa điểm vui chơi, giải trí luôn là vấn đề được chú trọng đối với du khách, đặc biệt điểm đến du lịch festival, tình trạng thiếu hụt cơ sở vật chất du lịch, tình trạng quá tải điểm đến tại thời điểm diễn ra sự kiện, tình trạng tiêu cực kinh tế, xã hội, đa số tồn tại ở những nơi tổ chức du lịch festival trong nước cũng như quốc tế sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức hấp dẫn của sự kiện Vì vậy, ban tổ chức sự kiện du lịch festival nên xem xét, tính toán kĩ vấn đề này

Thời gian diễn ra festival

Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của du lịch festival Thời gian và thời lượng của sự kiện du lịch festival phải phù hợp với thời gian rảnh của thị trường khách du lịch festival mục tiêu mà sự kiện hướng đến Do vậy, việc điều tra, khảo sát thị trường nên được cân nhắc kĩ

Chương trình du lịch festival

Nội dung chương trình du lịch festival luôn là vấn đề gây nhiều khó khăn cho ban tổ chức sự kiện Nên đưa nội dung nào, chương trình nào, thời lượng chương trình ra sao là một bàn toán không dễ Đa số điểm tổ chức sự kiện du lịch festival, trong nước cũng như quốc tế, thường đưa những nội dung mà mình có, chứ chưa chú trọng đến những nội dung mà khách du lịch festival mong muốn Nội dung chương trình rập khuôn, trùng lắp nhiều qua từng kì festival, phần nào làm giảm đi tính hấp dẫn, tính mới lạ của sự kiện, vốn dĩ là yếu tố quyết định đến chuyến đi du lịch của khách

Truyền thông, quảng bá sự kiện

Chắc chắn, việc truyền thông, quảng bá cho sự kiện du lịch festival là quan trọng, là yếu tố kích cầu, yếu tố tăng tính hấp dẫn cho sự kiện Tuy nhiên, đa số việc truyền thông, quảng bá thường nhiều hơn sự thực, hay

Trang 22

không có thực Việc này, thực tế sẽ làm giảm sự hài lòng, thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của du khách do tạo cho du khách quá nhiều mong đợi Quảng cáo đúng, đủ, cho khách nhiều hơn cảm nhận trước chuyến đi và cho khách những gì khách không nghĩ là mình có thể nhận được sau chuyến

đi sẽ dễ làm hài lòng khách hơn

1.1.3 Những nguyên tắc phát triển du lịch Festival

Theo bộ luật du lịch, Điều 5, có sáu nguyên tắc phát triển du lịch

1 Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch; 2 Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 3 Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; 4 Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch; 5 Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; 6 Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam [21]

Du lịch festival là loại hình du lịch mang tính cộng đồng cao, cần nhiều nguồn nhân lực và nguồn lực kinh tế để phát triển Vì vậy, việc phát triển du lịch hay du lịch festival nói riêng không nằm ngoài sáu nguyên tắc trong bộ luật du lịch đã nêu

1.2 Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch Festival

Trong những năm gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường hợp tác, quảng bá, giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực và quốc tế, theo sự chỉ đạo của chính phủ, một số tỉnh, thành phố đã chú trọng phát triển du lịch

Trang 23

festival Tuy nhiên, đây là một loại hình du lịch mới, kinh nghiệm tổ chức, thực tiễn chưa nhiều, tính chuyên nghiệp còn hạn chế, cần tập trung nghiên cứu, học hỏi nhiều ở những nơi, những nước có nhiều kinh nghiệm tổ chức, phát triển du lịch festival hơn

1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế

Festival d’Avignon

Được mệnh danh là thành phố của nghệ thuật, là trái tim của miền Provence, Avignon quanh năm rộn ràng lễ hội Nhờ lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo và nét văn hóa đặc trưng miền nam nước Pháp, thành phố

cổ kính bên bờ sông Rhône này hằng năm thu hút hàng triệu du khách tham quan

Nằm trong đồng bằng rộng lớn của sông Rhône, nét cổ kính của thành phố Avignon đặc biệt thu hút sự chú ý của các du khách trên hành trình xuôi tàu theo sông Rhône hướng về phía biển Địa Trung Hải Ở nơi hợp lưu giữa hai con sông Rhône và Durance, Avignon là thủ phủ của tỉnh Vaucluse, nơi từng là trung tâm giao thương và trung tâm văn hóa lớn nhất của vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur, miền Nam nước Pháp

Mùa lễ hội Avignon bắt đầu bằng Festival nghệ thuật sân khấu quốc tế (còn gọi là Festival d’Avignon), được tổ chức vào tháng Bảy hằng năm Đây được xem là lễ hội lớn nhất và cũng nổi tiếng nhất của Avignon Khởi đầu từ

ý tưởng của đạo diễn Pháp nổi tiếng Jean Villar, festival d’Avignon được tổ chức lần đầu vào năm 1947 và là một trong những festival nghệ thuật được đánh giá cao tại châu Âu Trong thời gian này, Avignon dường như trở thành một sân khấu lớn nhất thế giới, với hàng trăm buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống như diễn kịch, múa rối, ca nhạc kịch, kịch câm, múa đương đại mỗi ngày… Hằng năm, Festival d’Avignon thu hút khoảng 8.000 nghệ sĩ, hàng trăm màn trình diễn đêm ngày và hơn 70.000 du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự

Trang 24

Là thủ phủ của thương hiệu rượu vang Côte-du-Rhône nổi tiếng, Avignon lưu giữ rất nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội rượu vang nổi tiếng, diễn ra cuối tháng 8 hằng năm Ngay từ giữa tháng 8, người dân và

du khách đã có thể thưởng thức miễn phí rượu vang trên các phố cổ ngay trong phiên chợ nông dân cuối tuần dọc phố Teinturiers Đến ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 8, thời điểm diễn ra lễ hội, tất cả các vườn nho trong vùng đều mở cửa để đón du khách tham quan, thưởng thức nho và rượu miễn phí Lễ hội rượu vang mang theo hy vọng của nông dân Pháp về những thùng rượu vang thượng hạng Và nước nho ép, vang hồng, vang đỏ là những đồ uống không thể thiếu của những nông dân tham gia lễ diễu hành trên phố và nhảy múa thâu đêm trong buổi dạ hội khiêu vũ được tổ chức tại quảng trường trước Cung điện các giáo hoàng

Bên cạnh các lễ hội truyền thống, Avignon còn được ví như “Roma thứ hai” của châu Âu với các công trình lịch sử cổ kính Đây là một trong số ít những những thành phố của Pháp còn giữ nguyên vẹn đoạn tường thành dài hơn 4.000 m được xây dựng từ thế kỷ thứ 14 Tường thành cổ cao hơn 20 m, chạm trổ công phu, được xem là “ranh giới lịch sử”, chia thành phố Avignon thành hai khu vực, khu thành cổ bên trong với đường hẹp lát đá và khu vực đô thị mới, hiện đại hơn, phía ngoài Năm 1995, quần thể kiến trúc nằm trong khu trung tâm lịch sử Avignon (gồm Cung điện Giáo hoàng, Tòa nhà giám mục, cầu Saint-Bénezet) này được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa của nhân loại

Đến Avignon vào mùa hội, đi bộ dọc những con đường lát đá hẹp trong thành cổ, dường như ai cũng chọn ngồi thưởng thức một tách cà-phê buổi sáng kèm theo vài chiếc bánh papelines, được làm từ chocolate, đường và rượu oregano hảo hạng chỉ có trong vùng, vừa tận hưởng nhịp sống chậm rãi, vừa chiêm ngưỡng toàn cảnh trước khi mua vé vào tham quan Cung điện Giáo hoàng Sẽ phải mất gần bốn giờ để xếp hàng mua vé, đi thăm hết và

Trang 25

chiêm ngưỡng những kiệt tác hội họa và điêu khắc trong hơn 20 căn phòng được mở cửa, là các phòng nghi lễ và nơi ở của các giáo hoàng thời Trung cổ Tòa lâu đài theo kiểu kiến trúc gothique có tổng diện tích khoảng 11.000 m², lớn nhất châu Âu, được xây dựng từ năm 1309, thời điểm Avignon được Giáo hoàng Clement V (Pháp) lựa chọn làm nơi ở sau này Do được chọn là nơi ở của các vị giáo hoàng hơn một thế kỷ (từ 1309-1423) nên, thời kỳ đó, Avignon được mệnh danh là “Kinh đô của các Giáo Hoàng”

Nhưng điểm nhấn của một trong những thành phố đẹp nhất nước Pháp này lại chính là cây cầu “nghỉ ngơi” Saint-Bénezet, một trong những biểu tượng của Avignon Chỉ cần men theo các đoạn tường thành cũ, sẽ không khó

để thấy cây cầu gẫy, lửng lơ giữa nhánh “sông Rhône bé” Từng là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của thế kỷ 12, cầu Saint-Bénezet (còn được gọi là cầu Avignon) được xây bằng đá, gồm 22 nhịp, dài 920 m bắc qua hai nhánh Rhône, nối liền thành cổ Avignon và khu vực Villeneuve-lès-Avignon Qua nhiều lần sửa chữa, xây dựng, do liên tục bị lũ lụt phá hủy, năm 1668, chính quyền thành phố Avignon quyết định bảo tồn cây cầu, lúc này chỉ còn bốn nhịp Người dân Avignon coi đây là một di tích ghi dấu sự tàn phá của thời gian và những lần thịnh nộ của sông Rhône, tưởng như luôn xanh biếc và thơ mộng

Và, ở bên kia của những lễ hội huyên náo, những khối đá xa lạ và sừng sững từ thành cổ Avignon giống một tiếng thở buồn lặng lẽ thả vào không gian trong buổi chiều tà nhìn từ đảo Barthelasse, phía cây cầu Saint-Bénezet không nối nhịp Như thể thành phố này, dù qua bao nhiêu biến động, vẫn khư khư lưu giữ vinh quang của quá khứ xưa cũ

Avignon, vì thế, trở thành địa điểm không thể bỏ qua trên hành trình xuôi về phía Nam nước Pháp, chiêm ngưỡng những cánh đồng oải hương tím ngát trong nắng hè rực rỡ và tận hưởng không khí lễ hội rộn ràng đặc trưng của miền biển Địa Trung Hải

Trang 26

Festival Huế chính là một bản sao của thành phố lễ hội này, tuy nhiên,

do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan mà Festival Huế vẫn chưa hấp thụ hết những tinh hoa, kinh nghiệm tổ chức fesitval của họ

Festival Tulip Ottawa

Đến hẹn lại lên, mỗi dịp tháng 5, hoa tulip rực rỡ có mặt ở khắp Ottawa, thủ đô xinh đẹp của xứ sở lá phong lại chào đón hàng trăm ngàn du khách tham dự hội hoa Tulip Nhưng quy mô nhất vẫn luôn là công viên Commissioners bên bờ hồ Dows

Lễ hội hoa Tulip Canada khởi nguồn từ món quà của công nương Hà Lan Juliana khi bà tặng cho đất nước Canada 100.000 bông hoa tulip vào năm

1948 để cảm ơn công lao của những chiến binh Canada trong công cuộc giải phóng Hà Lan hồi Thế chiến thứ Hai

Đến năm 1953, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Malak Karsh đã gợi ý về việc thành lập một lễ hội hoa tulip vào mỗi dịp tháng 5 khi loài hoa này bung nở rực rỡ nhất Và cũng từ đó, đã liên tiếp hơn sáu thập niên, Canadian Tulip Festival được tổ chức bài bản, hoành tráng với ý nghĩa về sự đón chào mùa xuân cũng như tưởng nhớ quá khứ chiến tranh

Mỗi năm, hội hoa quy tụ nhiều tổ chức, tình nguyện viên, các nghệ sĩ,

ca sĩ, diễn viên, đặc biệt hơn 500.000 khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan Cũng nhờ thế, Canadian Tulip Festival được xem là sự kiện báo hiệu mỗi khi mùa xuân về, được nhiều người biết tới cũng như yêu thích nhất khu vực Bắc Mỹ

Quy mô và sức thu hút của lễ hội hoa có được từ việc tổ chức bài bản

và chuyên nghiệp Hằng năm, Ủy ban NCC của thủ đô Ottawa (National Capital Commission) với một đội ngũ làm vườn chuyên nghiệp nhất thành phố được giao trách nhiệm thiết kế, trồng và chăm sóc các hình ảnh trưng bày của hội hoa

Trang 27

Ngoài trưng bày hoa Tulip và đón khách thưởng ngoạn hoa, lễ hội năm nay còn có các chương trình biểu diễn, trò chơi tập thể cũng như đêm pháo hoa (các đêm 9, 14 và 17-5) Suốt mười ngày lễ hội, từ 9 giờ-21 giờ hằng ngày, du khách cũng có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ở nhiều khu phố trung tâm cạnh nơi tổ chức lễ hội

Đặc biệt, triển lãm “Ấn tượng Tulip” (Tulip Explosion) được tổ chức với phần trưng bày về các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến hoa Tulip như những thiết kế, trang phục, tranh ảnh của các nghệ sĩ nổi tiếng từ khắp thế giới

Canadian Tulip Festival được mệnh danh là hội hoa Tulip lớn nhất thế giới, tổ chức thường niên trong 10 ngày tháng 5 Lần thứ 62 được tổ chức trên

xứ sở Bắc Mỹ, lễ hội quy tụ gần 300.000 búp hoa Tulip với 60 loại trong 30 luống

Ngoài ra, trên thế giới có hàng trăm loại festival độc đáo khác nhau tác giả không tiện trích dẫn thêm vào luận văn Tuy nhiên, mỗi một festival đều mang một nét đặc thù riêng, độc đáo riêng, cuốn hút riêng theo lịch sử, phong hóa, tập quán đặc thù của nơi tổ chức đó

1.2.2 Kinh nghiệm trong nước

Hiện nay, trong phạm vi cả nước có một mô hình festival đặc thù theo vùng miền như Festival Trà Thái Nguyên, Fesival Pháo Hoa Quốc Tế Đà Nẵng, Festival Biển Nha Trang, Festival Thuyền Buồm Quốc Tế Mũi Né, Festival Hoa Đà Lạt, Ta có thể học hỏi được từ những festival mà các tỉnh tổ chức thường niên hoặc định kỳ các mô hình, phương thức tổ chức, quản lý, quảng bá cho một kỳ festival, từ đó rút tỉa kinh nghiệm cho mình

Festival Trà Thái Nguyên

Vị ngọt đậm đà cùng với hương thơm đặc trưng đã mang lại cho trà Thái Nguyên một dấu ấn trong lòng nhiều người Ngày nay, sự hội nhập quốc

tế đã đưa thương hiệu trà Thái Nguyên vươn xa hơn thông qua Festival Trà

Trang 28

quốc tế thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 09/11 -15/11 tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc Tham dự Festival Trà quốc tế là dịp để du khách lắng lòng cảm nhận sự tinh tế cũng như tìm hiểu nghệ thuật dùng trà – môt món quà thiên nhiên đã ban tặng cho con người thông qua lễ hội văn hoá Trà, hội thảo quốc tế về cây chè, cuộc thi Người đẹp xứ Trà, triển lãm giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam cùng một số hoạt động khác: chợ quê ẩm thực, hoạt động đua thuyền, biểu diễn võ thuật, cờ người…

Dù chỉ mới được tổ chức lần thứ 2, mỗi năm 1 lần, tuy nhiên ban tổ chức đã biết khai thác triệt để các công dụng của trà từ một thức uống dân dã nâng lên tầm nghệ thuật và đào sâu nghiên cứu các công dụng chữa bệnh từ trà một cách nghiêm túc Điều này mang lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trà quốc tế

Fesival Pháo Hoa Quốc Tế Đà Nẵng

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của ba di sản văn hóa thế giới, Đà Nẵng nổi bật bởi vẻ đẹp hài hòa của sông ngòi, biển cả, cao nguyên Điều đang ghi nhận là Đà Nẵng chưa bao giờ bằng lòng với những gì thiên nhiên ban tặng

mà luôn tìm cách mời gọi ngày càng nhiều du khách bằng các sự kiện hấp dẫn Một trong những thương hiệu của du lịch Đà Nẵng là Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa quốc tế vào những ngày cuối tháng 4 hàng năm đánh dấu sự tham gia thi đấu của 4 đội quốc tế và đội chủ nhà Việt Nam Bầu trời Đà Nẵng được tô điểm bằng muôn vàn đóa hoa khổng lồ mở màn bằng một dòng nhạc

êm dịu, ánh sáng bắt đầu nhấp nháy trên mặt sông rồi bừng lên đưa người xem đi qua một hành trình cảm xúc nhiều trải nghiệm, từng loạt pháo hoa trẩy hội trên sông Hàn lúc chầm chậm, nhẹ nhàng, lãng mạn khi bùng lên dữ dội…ánh sáng và âm thanh hòa quyện vào nhau chiếm lĩnh cả lòng người

Phải nói cuộc thi bắn pháo hoa Đà Nẵng là một ý tưởng tuyệt vời, vừa khôi phục được nét văn hóa truyền thống của làng nghề làm pháo Nam Ô vốn nổi tiếng khắp nước, nhưng từ khi chính phủ cấm hoàn toàn việc đốt pháo thì

Trang 29

gần như đã làm mất luôn một làng nghề truyền thống Nhờ cuộc thi mà đã khôi phục và phát triển thêm một tầm cao mới - pháo hoa, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh nhà và làm cho nhiều du khách kinh ngạc về nghệ thuật làm pháo của Việt Nam.

Festival Biển Nha Trang

Cứ hai năm một lần, vào trung tuần tháng sáu, hàng nghìn lượt khách theo chân nhau đến thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, nơi diễn ra Festival Biển với quy mô mang tầm quốc tế Với hơn 60 hoạt động đặc sắc như lễ hội đường phố, giới thiệu 100 điểm đến thú vị của Nha Trang và Khánh Hòa, triển lãm di sản văn hóa biển, các lễ hội yến sào, thủy sản, XQ Nha Trang, Hoa quả sơn, biểu diễn dù bay quốc tế, hội thi kinh khí cầu châu Á, liên hoan nghệ thuật điêu khắc cát quốc tế, liên hoan ẩm thực các vùng miền, hội thi bơi thúng – lắc thúng trên biển…

Với lợi thế về đa dạng sinh học, sinh vật biển và các bãi biển, nơi vốn

là một điểm dừng chân lý tưởng cho du khách, nhất là khối Đông Âu Ban tổ chức Festival Biển Nha Trang tập trung khai thác triệt các loại hình du lịch biển, ẩm thực biển, thể thao biển, được xem là các sản phẩm độc đáo, qua festival, Nha Trang trở thành một trong những điểm đến tiềm năng nhất lôi kéo đầu từ nước ngoài

Festival Thuyền Buồm Quốc Tế Mũi Né

Đối với những ai yêu thích thuyền buồm thì sẽ không thể bỏ qua Festival Thuyền buồm tầm cỡ thế giới được tổ chức tại Mũi Né từ ngày 20 – 24/10 hàng năm Festival Thuyền buồm Quốc tế Mũi Né hàng năm thu hút sự tham gia của khoảng 20 đội tuyển thuyền buồm quốc tế, hơn 100 tập đoàn sản xuất thuyền buồm trên thế giới, các nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài, các đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Hy Lạp, Úc… Các hoạt động của Festival xoay quanh chương trình trình diễn và triển lãm thuyền buồm quốc tế với hơn 200 chiếc, Gala Âm

Trang 30

nhạc quốc tế ngoài trời lôi cuốn cùng chương trình nhạc Pop & Rock diễn ra liên tục tại sân khấu đồi cát bay, triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế ngoài trời khổ lớn chất lượng cao

Trong thời gian diễn ra Festival, nhiều hội thảo quốc tế về điều hành, sản xuất, tiếp thị và thương mại thuyền buồm tại thị trường châu Á cũng được

tổ chức nơi đây Nhiều chuyên gia cùng nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới của ngành công nghiệp sản xuất thuyền buồm đến giới thiệu sản phẩm và dịch vụ

đi kèm Song song là hội thảo chuyên đề xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt Nam, trong đó có bàn giải pháp nâng tầm thương hiệu cho Mũi Né… Theo ông George Dvorak- Tổng Giám đốc Công ty Kinh doanh & Giải trí Thuyền buồm Quốc tế- Cố vấn Festival lần này thì Mũi Né hội tụ rất nhiều yếu tố thiên nhiên để xây dựng ngành giải trí thuyền buồm Và Festival thuyền buồm quốc tế tại đây có thể trở thành một thương hiệu du lịch đặc biệt cho Mũi Né- Bình Thuận- Việt Nam để giới thiệu ra thế giới…

Festival Hoa Đà Lạt

Thường được tổ chức vào cuối tháng 12 hàng năm tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng Festival là cơ hội giới thiệu, quảng bá những sản vật địa phương như nghề trồng rau và hoa danh tiếng cũng như nghề sản xuất rượu vang Đà Lạt truyền thống

Vào những ngày diễn ra festival, Đà Lạt chìm ngập trong hàng trăm loài hoa rực rỡ, xe hoa diễu hành suốt đêm trong ánh sáng pháo hoa lung linh, trình diễn carnaval thời trang hoa, trưng bày những loài hoa ôn đới độc đáo riêng có của Đà Lạt, các loài hoa địa phương từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia lân cận Đặc biệt, không gian nghệ thuật âm nhạc thu hút du khách với những dòng nhạc lắng đọng nhẹ nhàng, những bản tình ca bất hủ, âm nhạc Rock và nhạc DJ sôi nổi

Xem xét các festival trong nước và quốc tế, ta có thể đúc kết lại một số điểm như sau:

Trang 31

- Nghiên cứu chuyên sâu và khai thác triệt để nguồn tài nguyên du lịch văn hóa và thiên nhiên tại điểm tổ chức sự kiện

- Tận dụng tốt mọi ưu điểm, khai thác tốt nhất các tiềm năng du lịch festival tại điểm đến

- Tổ chức, quy hoạch tổng thể một cách chuyên nghiệp mọi hoạt động liên quan đến festival

- Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cư dân địa phương, khuyến khích mọi tầng lớp tham gia

- Gắn lợi ích kinh tế của cộng đồng dân cư với lợi ích mà sự kiện mang lại, hướng tới phát triển du lịch bền vững

- Phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế chuyên trách, xây dựng đội ngũ cộng tác viên và nhân viên phục vụ festival chuyên nghiệp

- Tổ chức sự kiện thường xuyên (hàng năm), cố định lịch trình, thời gian diễn ra sự kiện, địa điểm tổ chức để du khách, cư dân địa phương biết trước

- Gia tăng các tiết mục biểu diễn cộng đồng, gần gủi với người dân địa phương, khuyến kích các chương trình phục vụ miễn phí, hạn chế những chương trình đình đám, tốn kém, gây xáo trộn đời sống địa phương…

TIỂU KẾT

Du lịch Festival

Du lịch festival - một trào lưu đi du lịch mới trong nước và trên thế giới, điểm đến của sự kết tinh hội tụ nhiều nền văn hóa khác nhau mang đậm nét đặc trưng vùng miền các sắc tộc, nơi cùng nhau khoe sắc, khoe hương, một cơ hội để du khách có thể tận hưởng được nhiều món ăn tinh thần đặc sắc trên thế giới, là dịp để khách có thể giao lưu, trãi nghiệm nhiều nhất trong một chuyến đi

Trang 32

Điều kiện phát triển du lịch festival ở Huế

Huế - một trong những điểm đến di sản văn hóa miền Trung, nơi có cả

di sản văn hóa thế giới vật thể và phi vật thể, từng là trung tâm giao lưu kinh

tế, chính trị, văn hóa của Việt Nam thời phong kiến, một điểm đến mang đậm tính lịch sử, văn hóa các nước khu vực Đông Dương, một trong những thành phố có ngành du lịch phát triển khu vực miền Trung, cả về lượng và chất, cung cấp dịch vụ du lịch chất lượng cao, là một nơi có đầy đủ điều kiện để phát triển loại hình du lịch đang thịnh hành trên thế giới, du lịch festival

Trang 33

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG 2.1 Giới thiệu chung về thành phố Huế

Khí hậu

Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc Bộ và Nam

Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các miền và khu vực trong toàn tỉnh Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô

từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C

Lược sử hình thành và phát triển

Thuận Hóa

Năm 1306, Công chúa Huyền Trân làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai Châu Ô và Rí làm sính lễ Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa Việc gom hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh Năm

1604, Nguyễn Hoàng đã cắt huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên

Trang 34

thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân [1]

Phú Xuân

Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (富春), thuộc huyện Hương Trà và năm 1712, Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ

đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh [1] Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư"

[21]

Địa danh “Huế”

Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính

thức xuất hiện lúc nào Trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của Vua Lê Thánh Tông có câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì

hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then" [43]

Theo Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế [35]

Trong Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của

Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả

đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện [19]

Trang 35

Trong Hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué

[46]

, [47]

Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng

Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một

cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ [48]

Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này [50]

Trên bản đồ Việt Nam in trong "Dictionarii Latino-Annamitici" (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế Trong "Dictionarium Annamitico-Latinum" của Pigneau de Béhaine và J.L Taberd có giải thích, Huế: provincia regia Cocincinae

Trong Hồi ký "Souvenirs de Huế" xuất bản năm 1867 tại Paris của

Michel Đức Chaingeau - con trai của Jean Baptiste Chaigneuau, tức Đức Thắng Hầu Nguyễn Văn Thắng, một trong những người Pháp theo giúp vua Gia Long, làm quan tại triều đình Huế

Theo Học giả Thái Văn Kiểm, căn cứ trên những dữ kiện về ngôn ngữ

và từ điển thì có thể chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa [40]

Hóa biến thành Huế có thể là do kị huý, có thể là tên ông Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời của ông Nguyễn Bặc - công thần của nhà Đinh - tổ của nhà Nguyễn hoặc cũng có thể do kiêng tên bà Hồ Thị Hoa, chánh cung của vua Minh Mạng, thân mẫu của vua Thiệu Trị - vì Hoa và Hóa đọc na ná - nên Hóa phải đổi thành Huế [40]

Theo Cadière Huế chỉ là một cách ghi âm không chính xác của Hóa Huế đã bắt đầu có từ thời Huế - Kim Long với cái tên là Hóa [49]

Trang 36

Theo BS Nguyễn Hy Vọng sau khi trích dẫn tự điển Việt-Bồ-La của de Rhodes, tác giả của Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt (ấn bản điện tử dưới dạng CD), khẳng định: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa [1]

Theo Nghiêm Đức Thảo, đã có một kiến giải về nguồn gốc của Huế dựa trên bài văn "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" của Lê Thánh Tông Ông kết luận: phải nói địa danh Huế có trước khi vua Lê Thánh Tông ghé đến, ít ra

là trước năm 1497 [33]

Theo Nhà nghiên cứu Võ Hương An cho rằng: Một địa phương Việt Nam thường có hai tên, một tên chính thức bằng chữ Hán, và một tên Nôm do dân chúng đặt Trong trường hợp như thế, sử sách Nhà Nguyễn có khuynh hướng chỉ ghi tên chính thức, tên "chữ" (Hán) và thường bỏ qua cái tên thông tục Đó là lý do cái tên Huế không có trong sử liệu Nhà Nguyễn Quốc ngữ thời A de Rhodes là loại quốc ngữ chưa định hình Sự hiện hữu của hai

âm "hóa", "huế" về cùng một địa phương và có giá trị như nhau cho phép nghĩ rằng vào thời bấy giờ Kim Long còn có một tên khác là Kẻ Huế hay Kẻ Hóa (tùy theo cách gọi của dân chúng) Những cái tên Kehue hay Kehǒá ban đầu

đó tiếp tục xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau theo cách nghe và cách viết của mỗi người (Tây phương), cho đến khi định hình hẳn, từ nửa sau thế kỷ 18, theo cách của Pháp là Hué [1]

Thị xã Huế

Vào cuối thế kỷ 19, xứ Huế và cả miền Trung là nơi chậm phát triển kinh tế công-thương nghiệp so với miền Bắc và miền Nam Một trong những giải pháp có thể đáp ứng tích cực những yêu cầu ấy là xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính đô thị

Ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1898), dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché, Cơ Mật Viện

Trang 37

triều đình Huế đã làm tờ trình dâng lên Thành Thái yêu cầu nhà vua cho phép "những nơi nào Khâm sứ Trung Kỳ và Cơ Mật Viện xét thấy cần thiết,

sẽ thiết lập ở nơi đó một đô thị" [53]

Ngày 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (ngày 12 tháng 7 năm 1899), vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế với nội dung: "Chiểu theo kết quả tốt đẹp của những biện pháp mà Cơ Mật Viện đã đề xuất vào ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 về vấn đề thành lập các đô thị ở An Nam, nay trẫm quyết định bổ khuyết các biện pháp đó bằng một tổ chức hẳn hoi Tổ chức này được áp dụng ở các thị xã là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội

An, Quy Nhơn và Phan Thiết" [52]

Ngày 13 tháng 7 năm 1899, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché phê duyệt tờ

Dụ của vua Thành Thái, và đến ngày 30 tháng 8 năm 1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuẩn y thành lập "thị xã Huế" (cùng 5 thị xã trên) [51]

Thành phố Huế

Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các

Kỳ Ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào

đó là cấp bộ)

Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành

Trang 38

xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải

tổ nền hành chính ở các địa phương Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế

Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975

Sau năm 1975, thành phố Huế được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Bình Trị Thiên, gồm 12 phường: Phú An, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh

và 6 xã: Hương Lưu, Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy Trường, Thủy Xuân, Xuân Long

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên, thành phố Huế trở lại là tỉnh lị tỉnh Thừa Thiên - Huế

Ngày 24 tháng 9 năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 355-CT công nhận thành phố Huế là đô thị loại 2 [38]

Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định

số 209/2005/QĐ-TTG, theo đó, thành phố Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 nhưng không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế [37]

Sau khi Huế được công nhận là đô thị loại 1, Bộ Chính Trị Khoá X ngày 25 tháng 5 năm 2009 đã ra Kết luận số 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020", trong đó nêu rõ phương hướng: "Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao Phấn đấu năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa,

Trang 39

khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á

Ngày 30 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival [36]

Hành chính

Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính Gồm 27 phường

1 Phường An Cựu 2 Phường An Đông 3 Phường An Hòa

4 Phường An Tây 5 Phường Hương Sơ 6 Phường Kim Long

7 Phường Phú Bình 8 Phường Phú Cát 9 Phường Phú Hậu

10 Phường Phú Hiệp 11 Phường Phú Hòa 12 Phường Phú Hội

13 Phường Phú Nhuận 14 Phường Phú Thuận 15 Phường Phước Vĩnh

16 Phường Phường Đúc 17 Phường Tây Lộc 18 Phường Thuận Hòa

19 Phường Thuận Lộc 20 Phường Thuận Thành 21 Phường Trường An

22 Phường Vĩnh Ninh 23 Phường Vỹ Dạ 24 Phường Xuân Phú

25 Phường Hương Long 26 Phường Thủy Biều 27 Phường Thủy Xuân

Ba phường mới Hương Long, Thủy Biều, Thủy Xuân được thành lập theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 25-03-2010) [28]

Văn hóa Huế

Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306) Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu

để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế Trong tiến trình hình thành văn hóa

Trang 40

mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt - Chăm Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây

Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống

2.2 Tài nguyên du lịch Festival ở Huế

Tài nguyên du lịch thiên nhiên

Huế được biết đến là một thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, phong phú và đa dạng, mang đậm chất thơ, như núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, núi Bạch Mã, sông Hương, bãi biển Thuận An, bãi biển Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương, phá Tam Giang,

Tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể

Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống

và kiến trúc hiện đại

Kiến trúc cung đình có kinh thành Đại Nội Huế, lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng), lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng), lăng Thiệu Trị (Xương Lăng), lăng

Tự Đức (Khiêm Lăng), lăng Dục Đức (An Lăng), lăng Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật), lăng Hàm Nghi (làng Thonac, Pháp), lăng Đồng Khánh (Tư Lăng), lăng Kiến Phúc (Bối Lăng), lăng Thành Thái (trong khuôn viên An Lăng), lăng Duy Tân (trong khuôn viên An Lăng), lăng Khải Định (Ứng Lăng) và lăng Bảo Đại (nghĩa địa Passy, Pháp) Các công trình kiến trúc cổ khác như Hổ Quyền, Văn Miếu, điện Hòn Chén, cầu ngói Thanh Toàn, trường

Ngày đăng: 07/10/2015, 20:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w