Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở huế luận văn ths du lịch (Trang 27)

7. Đóng góp mới của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm trong nước

Hiện nay, trong phạm vi cả nước có một mô hình festival đặc thù theo vùng miền như Festival Trà Thái Nguyên, Fesival Pháo Hoa Quốc Tế Đà Nẵng, Festival Biển Nha Trang, Festival Thuyền Buồm Quốc Tế Mũi Né, Festival Hoa Đà Lạt,.. Ta có thể học hỏi được từ những festival mà các tỉnh tổ chức thường niên hoặc định kỳ các mô hình, phương thức tổ chức, quản lý, quảng bá cho một kỳ festival, từ đó rút tỉa kinh nghiệm cho mình.

Festival Trà Thái Nguyên

Vị ngọt đậm đà cùng với hương thơm đặc trưng đã mang lại cho trà Thái Nguyên một dấu ấn trong lòng nhiều người. Ngày nay, sự hội nhập quốc tế đã đưa thương hiệu trà Thái Nguyên vươn xa hơn thông qua Festival Trà

quốc tế thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 09/11 -15/11 tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc. Tham dự Festival Trà quốc tế là dịp để du khách lắng lòng cảm nhận sự tinh tế cũng như tìm hiểu nghệ thuật dùng trà – môt món quà thiên nhiên đã ban tặng cho con người thông qua lễ hội văn hoá Trà, hội thảo quốc tế về cây chè, cuộc thi Người đẹp xứ Trà, triển lãm giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam cùng một số hoạt động khác: chợ quê ẩm thực, hoạt động đua thuyền, biểu diễn võ thuật, cờ người…

Dù chỉ mới được tổ chức lần thứ 2, mỗi năm 1 lần, tuy nhiên ban tổ chức đã biết khai thác triệt để các công dụng của trà từ một thức uống dân dã nâng lên tầm nghệ thuật và đào sâu nghiên cứu các công dụng chữa bệnh từ trà một cách nghiêm túc. Điều này mang lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trà quốc tế.

Fesival Pháo Hoa Quốc Tế Đà Nẵng

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của ba di sản văn hóa thế giới, Đà Nẵng nổi bật bởi vẻ đẹp hài hòa của sông ngòi, biển cả, cao nguyên. Điều đang ghi nhận là Đà Nẵng chưa bao giờ bằng lòng với những gì thiên nhiên ban tặng mà luôn tìm cách mời gọi ngày càng nhiều du khách bằng các sự kiện hấp dẫn. Một trong những thương hiệu của du lịch Đà Nẵng là Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa quốc tế vào những ngày cuối tháng 4 hàng năm đánh dấu sự tham gia thi đấu của 4 đội quốc tế và đội chủ nhà Việt Nam. Bầu trời Đà Nẵng được tô điểm bằng muôn vàn đóa hoa khổng lồ mở màn bằng một dòng nhạc êm dịu, ánh sáng bắt đầu nhấp nháy trên mặt sông rồi bừng lên đưa người xem đi qua một hành trình cảm xúc nhiều trải nghiệm, từng loạt pháo hoa trẩy hội trên sông Hàn lúc chầm chậm, nhẹ nhàng, lãng mạn khi bùng lên dữ dội…ánh sáng và âm thanh hòa quyện vào nhau chiếm lĩnh cả lòng người.

Phải nói cuộc thi bắn pháo hoa Đà Nẵng là một ý tưởng tuyệt vời, vừa khôi phục được nét văn hóa truyền thống của làng nghề làm pháo Nam Ô vốn nổi tiếng khắp nước, nhưng từ khi chính phủ cấm hoàn toàn việc đốt pháo thì

gần như đã làm mất luôn một làng nghề truyền thống. Nhờ cuộc thi mà đã khôi phục và phát triển thêm một tầm cao mới - pháo hoa, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh nhà và làm cho nhiều du khách kinh ngạc về nghệ thuật làm pháo của Việt Nam.

Festival Biển Nha Trang

Cứ hai năm một lần, vào trung tuần tháng sáu, hàng nghìn lượt khách theo chân nhau đến thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, nơi diễn ra Festival Biển với quy mô mang tầm quốc tế. Với hơn 60 hoạt động đặc sắc như lễ hội đường phố, giới thiệu 100 điểm đến thú vị của Nha Trang và Khánh Hòa, triển lãm di sản văn hóa biển, các lễ hội yến sào, thủy sản, XQ Nha Trang, Hoa quả sơn, biểu diễn dù bay quốc tế, hội thi kinh khí cầu châu Á, liên hoan nghệ thuật điêu khắc cát quốc tế, liên hoan ẩm thực các vùng miền, hội thi bơi thúng – lắc thúng trên biển…

Với lợi thế về đa dạng sinh học, sinh vật biển và các bãi biển, nơi vốn là một điểm dừng chân lý tưởng cho du khách, nhất là khối Đông Âu. Ban tổ chức Festival Biển Nha Trang tập trung khai thác triệt các loại hình du lịch biển, ẩm thực biển, thể thao biển, được xem là các sản phẩm độc đáo, qua festival, Nha Trang trở thành một trong những điểm đến tiềm năng nhất lôi kéo đầu từ nước ngoài.

Festival Thuyền Buồm Quốc Tế Mũi Né

Đối với những ai yêu thích thuyền buồm thì sẽ không thể bỏ qua Festival Thuyền buồm tầm cỡ thế giới được tổ chức tại Mũi Né từ ngày 20 – 24/10 hàng năm. Festival Thuyền buồm Quốc tế Mũi Né hàng năm thu hút sự tham gia của khoảng 20 đội tuyển thuyền buồm quốc tế, hơn 100 tập đoàn sản xuất thuyền buồm trên thế giới, các nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài, các đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Hy Lạp, Úc… Các hoạt động của Festival xoay quanh chương trình trình diễn và triển lãm thuyền buồm quốc tế với hơn 200 chiếc, Gala Âm

nhạc quốc tế ngoài trời lôi cuốn cùng chương trình nhạc Pop & Rock diễn ra liên tục tại sân khấu đồi cát bay, triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế ngoài trời khổ lớn chất lượng cao.

Trong thời gian diễn ra Festival, nhiều hội thảo quốc tế về điều hành, sản xuất, tiếp thị và thương mại thuyền buồm tại thị trường châu Á cũng được tổ chức nơi đây. Nhiều chuyên gia cùng nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới của ngành công nghiệp sản xuất thuyền buồm đến giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đi kèm. Song song là hội thảo chuyên đề xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt Nam, trong đó có bàn giải pháp nâng tầm thương hiệu cho Mũi Né… Theo ông George Dvorak- Tổng Giám đốc Công ty Kinh doanh & Giải trí Thuyền buồm Quốc tế- Cố vấn Festival lần này thì Mũi Né hội tụ rất nhiều yếu tố thiên nhiên để xây dựng ngành giải trí thuyền buồm. Và Festival thuyền buồm quốc tế tại đây có thể trở thành một thương hiệu du lịch đặc biệt cho Mũi Né- Bình Thuận- Việt Nam để giới thiệu ra thế giới…

Festival Hoa Đà Lạt

Thường được tổ chức vào cuối tháng 12 hàng năm tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Festival là cơ hội giới thiệu, quảng bá những sản vật địa phương như nghề trồng rau và hoa danh tiếng cũng như nghề sản xuất rượu vang Đà Lạt truyền thống.

Vào những ngày diễn ra festival, Đà Lạt chìm ngập trong hàng trăm loài hoa rực rỡ, xe hoa diễu hành suốt đêm trong ánh sáng pháo hoa lung linh, trình diễn carnaval thời trang hoa, trưng bày những loài hoa ôn đới độc đáo riêng có của Đà Lạt, các loài hoa địa phương từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia lân cận. Đặc biệt, không gian nghệ thuật âm nhạc thu hút du khách với những dòng nhạc lắng đọng nhẹ nhàng, những bản tình ca bất hủ, âm nhạc Rock và nhạc DJ sôi nổi.

Xem xét các festival trong nước và quốc tế, ta có thể đúc kết lại một số điểm như sau:

- Nghiên cứu chuyên sâu và khai thác triệt để nguồn tài nguyên du lịch văn hóa và thiên nhiên tại điểm tổ chức sự kiện.

- Tận dụng tốt mọi ưu điểm, khai thác tốt nhất các tiềm năng du lịch festival tại điểm đến.

- Tổ chức, quy hoạch tổng thể một cách chuyên nghiệp mọi hoạt động liên quan đến festival.

- Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cư dân địa phương, khuyến khích mọi tầng lớp tham gia.

- Gắn lợi ích kinh tế của cộng đồng dân cư với lợi ích mà sự kiện mang lại, hướng tới phát triển du lịch bền vững.

- Phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế chuyên trách, xây dựng đội ngũ cộng tác viên và nhân viên phục vụ festival chuyên nghiệp.

- Tổ chức sự kiện thường xuyên (hàng năm), cố định lịch trình, thời gian diễn ra sự kiện, địa điểm tổ chức để du khách, cư dân địa phương biết trước.

- Gia tăng các tiết mục biểu diễn cộng đồng, gần gủi với người dân địa phương, khuyến kích các chương trình phục vụ miễn phí, hạn chế những chương trình đình đám, tốn kém, gây xáo trộn đời sống địa phương…

TIỂU KẾT

Du lịch Festival

Du lịch festival - một trào lưu đi du lịch mới trong nước và trên thế giới, điểm đến của sự kết tinh hội tụ nhiều nền văn hóa khác nhau mang đậm nét đặc trưng vùng miền các sắc tộc, nơi cùng nhau khoe sắc, khoe hương, một cơ hội để du khách có thể tận hưởng được nhiều món ăn tinh thần đặc sắc trên thế giới, là dịp để khách có thể giao lưu, trãi nghiệm nhiều nhất trong một chuyến đi.

Điều kiện phát triển du lịch festival ở Huế

Huế - một trong những điểm đến di sản văn hóa miền Trung, nơi có cả di sản văn hóa thế giới vật thể và phi vật thể, từng là trung tâm giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa của Việt Nam thời phong kiến, một điểm đến mang đậm tính lịch sử, văn hóa các nước khu vực Đông Dương, một trong những thành phố có ngành du lịch phát triển khu vực miền Trung, cả về lượng và chất, cung cấp dịch vụ du lịch chất lượng cao, là một nơi có đầy đủ điều kiện để phát triển loại hình du lịch đang thịnh hành trên thế giới, du lịch festival.

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG 2.1. Giới thiệu chung về thành phố Huế

Vị trí địa lý

Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông. phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Diện tích tự nhiên 71,68 km2, dân số năm 2012 ước là 344.581 người. [44]

Khí hậu

Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các miền và khu vực trong toàn tỉnh. Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C. Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh. Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ. Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C.

Lược sử hình thành và phát triển Thuận Hóa

Năm 1306, Công chúa Huyền Trân làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai Châu Ô và Rí làm sính lễ. Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc gom hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã cắt huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên

thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân. [1]

Phú Xuân

Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (富春), thuộc huyện Hương Trà và năm 1712, Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh [1]. Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư".

[21]

Địa danh “Huế”

Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính

thức xuất hiện lúc nào. Trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của Vua Lê Thánh Tông có câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì

hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then". [43]

Theo Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. [35]

Trong Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của

Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện. [19]

Trong Hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué.

[46]

, [47]

Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng

Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một

cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ. [48]

Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này. [50]

Trên bản đồ Việt Nam in trong "Dictionarii Latino-Annamitici" (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế. Trong "Dictionarium Annamitico-Latinum" của Pigneau de Béhaine và J.L. Taberd có giải thích, Huế: provincia regia Cocincinae.

Trong Hồi ký "Souvenirs de Huế" xuất bản năm 1867 tại Paris của

Michel Đức Chaingeau - con trai của Jean Baptiste Chaigneuau, tức Đức Thắng Hầu Nguyễn Văn Thắng, một trong những người Pháp theo giúp vua Gia Long, làm quan tại triều đình Huế.

Theo Học giả Thái Văn Kiểm, căn cứ trên những dữ kiện về ngôn ngữ và từ điển thì có thể chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa. [40]

Hóa biến thành Huế có thể là do kị huý, có thể là tên ông Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời của ông Nguyễn Bặc - công thần của nhà Đinh - tổ của nhà Nguyễn hoặc cũng có thể do kiêng tên bà Hồ Thị Hoa, chánh cung của vua Minh Mạng, thân mẫu của vua Thiệu Trị - vì Hoa và Hóa đọc na ná - nên Hóa phải đổi thành Huế. [40]

Theo Cadière Huế chỉ là một cách ghi âm không chính xác của Hóa. Huế đã bắt đầu có từ thời Huế - Kim Long với cái tên là Hóa. [49]

Theo BS. Nguyễn Hy Vọng sau khi trích dẫn tự điển Việt-Bồ-La của de Rhodes, tác giả của Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt (ấn bản điện tử dưới dạng CD), khẳng định: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa. [1]

Theo Nghiêm Đức Thảo, đã có một kiến giải về nguồn gốc của Huế dựa trên bài văn "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" của Lê Thánh Tông. Ông kết luận: phải nói địa danh Huế có trước khi vua Lê Thánh Tông ghé đến, ít ra là trước năm 1497. [33]

Theo Nhà nghiên cứu Võ Hương An cho rằng: Một địa phương Việt Nam thường có hai tên, một tên chính thức bằng chữ Hán, và một tên Nôm do dân chúng đặt. Trong trường hợp như thế, sử sách Nhà Nguyễn có khuynh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở huế luận văn ths du lịch (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)