Thực tiễn du lịch Festival Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở huế luận văn ths du lịch (Trang 87)

7. Đóng góp mới của luận văn

3.1.3. Thực tiễn du lịch Festival Huế

Qua kết quả khảo sát năm 2014, ta thấy Festival Huế đã không còn hấp dẫn, kì lạ như nhiều người mong đợi, đã trở nên nhàm chán đối với những

khách đã tham dự những lần trước đó. Nhìn chung số lượng khách tham dự festival theo thống kê của ban tổ chức thì tăng rõ rệt, tuy nhiên, đa số khách chỉ lưu lại từ 1 đến 2 đêm trong khi chương trình festival đến 9 ngày đêm. 3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể

Căn cứ thực trạng khai thác Festival Huế hiện nay, trong phạm vi nhỏ, hẹp của luận văn, tôi xin đóng góp một số giải pháp sau:

3.2.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý Festival Chính sách Chính sách

- Mời thầu công khai các gói chương trình, kêu gọi các nhà tổ chức festival trong nước và nước ngoài có uy tín đứng ra tổ chức sự kiện.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân địa phương trực tiếp tham gia để thúc đẩy kinh tế địa phương, gắn lợi ích kinh tế thiết thực cho người dân với sự kiện để tăng ý thức cộng đồng, trách nhiệm của người dân đối với khách và chương trình festival.

Quy hoạch

- Quy hoạch tổng thể các điểm tổ chức sự kiện cố định nhằm chủ động trong việc trù bị, dàn dựng. Gợi ý tổ chức chương trình khai mạc, bế mạc tại sân vận động Tự do, vừa bán được nhiều vé, vừa an toàn, kinh phí lại thấp hơn, không nguy hại đến các khu di tích.

- Dàn trãi đều chương trình đến các khu, vùng, địa phương để mọi người có cơ hội được thưởng thức, tránh gây xáo trộn, ách tắt giao thông, gây mất trật tự, trị an. Gợi ý mỗi phường, xã, huyện trong địa bàn tỉnh nên có một điểm biểu diễn cố định, xuyên suốt chương trình. Ước tính, festival tổ chức trong 9 ngày, vậy một đoàn biểu diễn có thể biểu diễn tối thiểu 18 điểm khác nhau.

Tổ chức

- Hiện nay festival được tổ chức hai năm một lần, như vậy là quá lâu, nên tổ chức thường niên như các nước khác để lôi kéo du khách đến thường

xuyên hơn, tăng doanh thu du lịch cho tỉnh, bù lại ngành du lịch phải trích một khoản ngân sách hàng năm để duy trì các hoạt động nghiên cứu, xây dựng chương trình.

- Chủ động lấy nguồn thu từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia quảng cáo, bán hàng để có nguồn thu cố định, bù lại phải cho họ những đặc quyền truyền thông, quảng bá nhất định ở một số điểm nhất định. Không như hiện nay, phải bị động chờ ngân sách nhà nước.

- Đầu tư nghiên cứu phản hồi hậu festival để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của du khách, qua đó hoàn thiện chương trình du lịch, định hướng đổi mới chương trình phù hợp với nhu cầu. Tăng thêm các chương trình biểu diễn miễn phí cộng đồng (các chương trình OFF) để phục vụ đến từng người khách, người dân, tăng tầng suất các chương trình IN có các sản phẩm đặc thù, như Đêm Phương Đông, Đêm Hoàng Cung, có 9 ngày mà phục vụ 2, 3 đêm là không đủ, nên tổ chức cả 9 đêm, thất thu đáng kể vì đây là các chương trình đặc biệt dành cho khách có thu nhập cao.

- Tăng thêm các điểm bán vé, các hình thức bán vé qua mạng internet. Gợi ý khuyến mãi trọn gói cho khách mua vé tham gia toàn bộ chương trình để tăng thời gian lưu trú, tiêu dùng, hỗ trợ kinh tế địa phương và các ngành nghề khác.

Quản lý

- Phân cấp, phân quyền đúng, đủ cho các cơ quan ban ngành, các nhà tổ chức sự kiện, các doanh nghiệp liên quan, tránh quản lý chồng chéo, phạm vi trách nhiệm không rõ ràng khó để nhìn nhận ưu khuyết điểm để bổ sung, điều chỉnh hợp lý.

- Giao toàn bộ chức, quyền cho một đơn vị (có thể thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ) phụ trách mọi hoạt động liên quan đến festival làm việc độc lập, chuyên nghiệp. Xây dựng các nội quy, quy chế rõ ràng, ban bố và thực thi chế tài, xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm.

- Thành lập ban quản lý chất lượng dịch vụ để thường xuyên đốc thúc, kiểm tra tín độ, giám sát các hoạt động liên quan đế festival nhằm kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ công tác chuẩn bị, dàn dựng đúng hướng, đúng thời gian quy định.

3.2.2. Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Festival Festival

Các phương tiện tổ chức hoạt động

- Nên mua sắm, đầu tư hay vay mượn các phương tiện tổ chức sự kiện festival ở các nước, khu vực có công nghệ tổ chức tiên tiến, hiệu quả.

Cơ sở hạ tầng tại các điểm diễn ra festival

- Nên có một điểm tổ chức festival cố định với đầy đủ trang thiết bị, tiện nghi hiện đại phục vụ cho festival mang tính bền vững, tránh tình trạng mỗi năm tổ chức một điểm khác nhau, gây lãng phí, thiếu chủ động và an

toàn du lịch.

- Gợi ý mời các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài đầu tư khu vực tổ chức festival với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sự kiện, khu quy hoạch này nên cách xa khu đô thị, khu di tích, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp,.. Như vậy vừa mở rộng được thành phố, tăng tiềm lực kinh tế cho địa phương, kiến tạo nhiều công ăn, việc làm lại vừa giải quyết được áp lực sức chứa cho điểm đến. Đây gọi là ‘nhất cử tam, tứ tiện’ vậy.

Các dịch vụ du lịch trong kỳ festival Lưu trú

- Nên tập hợp, liệt kê các cơ sở lưu trú đạt chuẩn, được tập huấn kĩ càng phục vụ cho festival.

- Phát triển bền vững mô hình ‘home stay’ đến với cộng đồng, miễn thuế hoàn toàn đối với cơ sở lưu trú có số lượng 5 buồng trở xuống tại thời điểm diễn ra sự kiện.

- Khai thác tối đa mô hình lưu trú ‘nhà vườn’, đây chính là một ‘Huế’ thu nhỏ.

Ăn uống

- Liệt kê tất cả các điểm ăn uống do ban tổ chức quản lý và các hộ kinh doanh cá thể có đăng kí trong cẩm nang du lịch Huế cùng giá niêm yết cụ thể.

- Nên đưa tất cả các đặc sản ẩm thực đã được kiểm định an toàn thực phẩm của xứ Huế đến với du khách.

Vui chơi, giải trí

- Bên cạnh các khu vui chơi, giải trí công cộng, các điểm giải trí hiện đại, ban tổ chức nên phục hồi và khuyến khích khách tham gia các điểm có trò chơi dân gian, các trò chơi cung đình như trò đổ Xăm Hường (khoa bảng), Đầu Hồ (ném bình),.. để khách hiểu thêm về văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam.

Vận chuyển

- Khai thác tối đa các kênh vận chuyển hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, phối hợp chặt chẽ các phương tiện để có mức giá khuyến mãi, hợp lý cho khách tham dự festival, tránh tăng giá để tạo điều kiện cho khách đến dự dễ dàng hơn.

3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch Festival Chương trình du lịch Chương trình du lịch

- Thiết lập các chương trình tham gia festival khuyến mãi trọn gói tại thời điểm diễn ra sự kiện.

- Gợi ý tổ chức các cuộc thi như thi ‘đánh cờ người’ quốc tế, tập trung những kì thủ quốc tế đến tham dự, tổ chức cuộc thi ‘thả diều nghệ thuật’ quốc tế, ‘festival ẩm thực cung đình và dân gian’ quốc tế,…

- Miễn phí hoàn toàn các điểm thăm quan tại thời điểm diễn ra festival để khuyến khích khách lưu trú lâu hơn. Tạo điều kiện cho các ngành, nghề khác tham gia phát triển kinh tế.

- Gợi ý đưa Thái Y Viện vào phục vụ du khách, để các Ngự Y có thể khám bệnh, bốc thuốc, tư vấn sức khỏe cho du khách theo các bài thuốc Nam cổ truyền và các bài thuốc dành cho Hoàng tộc.

- Nên giữ nét nghiêm trang, lịch sự đối với các khu di tích thuộc Cấm cung, Hoàng Cung, tránh tình trạng ăn, mặc thiếu lịch sự, thiếu trang nghiêm. Gợi ý cấp, phát trang phục truyền thống Quan lại, Hoàng tộc, Vương tôn, Công tử miễn phí cho du khách khi muốn tham quan khu vực Đại Nội, vừa giữ được nét văn hóa, tôn nghiêm, vừa khôi phục lại được nghề may y phục cung đình, vừa có thể bán luôn nếu khách có nhu cầu mua làm kỉ niệm.

Hàng thủ công mĩ nghệ

- Ban tổ chức phối hợp với các cơ sở sản xuất các hàng thủ công mĩ nghệ truyền thống như điêu khắc, khảm xà cừ, chằm nón, làm hoa giấy, đúc đồng, làm phấn nụ, mây tre,... khuyến khích họ cho khách tham gia một vài công đoạn trong dây chuyền sản xuất, truyền đạt cho khách những kiến thức về nghề của mình.

- Gợi ý thành lập các hiệp hội làng nghề, bắt buộc các hộ kinh doanh, sản xuất cá thể tham gia hiệp hội để tiện quản lý, giám sát hoạt động tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi, gian dối kinh doanh làm giảm đi sự hấp dẫn của điểm đến. Hiệp hội phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với hội viên của mình trước pháp lý và chính quyền.

Hàng lưu niệm

- Đưa các điểm bán hàng lưu niệm vào cẩm nang du lịch có giá niêm yết để khách có thể tiếp cận và mua dễ dàng, tránh bị mua hàng nhái và giá cao.

- Tạo điều kiện cho các hiệp hội làng nghề có các điểm bán hàng của mình với mức thuê địa điểm ưu đãi để các sản phẩm tốt, giá hợp lý đến được mọi người khách.

Hàng tiêu dùng

- Liệt kê các mặt hàng tiêu dùng đặc sản Huế được kiểm định chất lượng kĩ càng vào cẩm nang du lịch cùng điểm bán hàng để khách có thể mua trực tiếp.

3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch Festival Phát triển thị trường trong nước Phát triển thị trường trong nước

- Mở rộng khai thác thị trường thường xuyên, tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu các thị trường mới tiềm năng trong nước.

Phát triển thị trường nước ngoài

- Mở rộng kết nghĩa anh em với các thành phố, tỉnh có những nét văn hóa tương đồng, đặc trưng vùng miền. Hiện nay, tỉnh chỉ mới kết nghĩa với trên dưới mười tỉnh, thành phố quốc tế, như vậy là quá ít.

Giao lưu văn hóa

- Tăng cường tham gia các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật, tiến đến mở rộng hợp tác, biểu diễn chung với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Gợi ý tham gia tất cả các festival của nước bạn, nếu họ không mời thì mình xin tham gia.

3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Festival Phát triển chuyên gia, chuyên viên Phát triển chuyên gia, chuyên viên

- Thường xuyên tuyển dụng các chuyên gia, chuyên viên nhiều kinh nghiệm trong nước và quốc tế để bổ sung nguồn lực quản lý cấp cao. Như hiện nay vừa thiếu vừa yếu.

- Xây dựng môi trường đào tạo thường xuyên, chuyên sâu về festival. Gợi ý kết hợp với các trường cao đẳng, đại học trong nước và quốc tế mở các khóa bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ festival.

- Thường xuyên cho đội ngũ đi tham gia phục vụ festival ở các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế để tinh chỉnh kiến thức, kĩ năng, ý thức nghề nghiệp.

3.2.6. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch Festival Các nội dung tuyên truyền, quảng bá du lịch festival Huế Các nội dung tuyên truyền, quảng bá du lịch festival Huế Giới thiệu lược sử về Huế

- Nên có phần giới thiệu lược sử về Huế để khách có những kiến thức khái quát về quá trình hình thành và phát triển.

Giới thiệu văn hóa Huế

- Giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa Huế như văn hóa ăn, mặc, ở, các lễ nghi, phương ngữ, … để khách có thể hiểu được khi đến Huế.

Giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng Huế

- Giới thiệu tất cả các sản phẩm đặc trưng, các điểm thăm quan du lịch, vui chơi giải trí để khách biết và sử dụng.

Giới thiệu cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung

- Giới thiệu các cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ đạt chuẩn để khách tiếp cận dễ dàng.

Giới thiệu các lễ hội truyền thống ở Huế

- Liệt kê các lễ hội truyền thống, các lễ hội dân gian, cung đình, tôn giáo cùng thời gian diễn ra để khách có thể tham gia.

Giới thiệu lễ hội Festival Huế

- Giới thiệu chi tiết về Festival Huế, các chương trình, thời điểm diễn ra sự kiện để khách biết trước, các kênh tiếp cận tìm hiểu, tham gia lễ hội.

Các hình thức tuyên truyền, quảng bá du lịch festival Huế Cẩm nang du lịch Huế

- Phát hành cuốn cẩm nang du lịch Huế miễn phí cho khách và người dân, các nội dung như được nêu trên. Dịch ra càng nhiều thứ tiếng càng tốt. - Gợi ý phát hành hàng năm, bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật thông tin.

Tập gấp thông tin về Festival Huế

- Phát hành tập gấp thông tin quảng cáo về festival phát cho người dân trong tỉnh, ngoại tỉnh và nước ngoài.

Pa nô, áp phích quảng cáo

- Nên treo các pa nô, áp phích quảng cáo sự kiện trong tỉnh, ngoại tỉnh, nước ngoài, nhất là các thị trường mới, thị trường tiềm năng.

Sản phẩm quảng cáo

- In thông tin về festival trên các sản phẩm quảng cáo như áo, quần, mũ, nón, hàng lưu niệm, thủ công mĩ nghệ, gốm sứ,...

Báo chí, tạp chí, báo mạng

- Quảng cáo trên các báo giấy địa phương như báo Thừa Thiên Huế, báo giấy được nhiều người đọc trong nước như báo Tuổi Trẻ, Nhân Dân,.. các báo, tạp chí nước ngoài như báo Vietnam News, Times,..

- Đăng kí các báo mạng quảng cáo liên tục về festival như báo VietnamNet, VnExpress,…

Truyền thanh, truyền hình

- Đăng kí quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình như các đài của VTV, VCTV trong nước và quốc tế như CNN, BBC,...

Các hãng lữ hành, đại lí du lịch

- Phối kết hợp với các hãng lữ hành, các đại lí du lịch nội địa và quốc tế để nhờ họ tuyên truyền quảng bá đến với du khách.

3.2.7. Giải pháp bảo vệ môi trường văn hóa và tự nhiên trong hoạt động du lịch Festival lịch Festival

Bảo vệ môi trường tự nhiên

- Ý thức người dân và du khách chú ý bảo vệ các khu rừng nguyên sinh như núi Bạch Mã, nghiêm cấm và xử phạt nặng các hành động, hoạt động gây tổn hại.

- Tuyên truyền bảo vệ các khu sinh thái tự nhiên, cấm và xử phạt nặng các hình thức khai thác, đánh bắt diệt chủng hay các hoạt động gây hại đến khu sinh thái.

- Gợi ý đặt các biển cấm, biển báo, các mức án phạt đến với mọi người dân và du khách.

Sông, suối, ao, hồ, đầm, phá

- Nên có những hoạt động can thiệp kịp thời ở các khu du lịch có hệ sông ngòi, đầm phá như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, vũng Voi, sông Hương,... khuyến khích các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường nước, bảo vệ môi sinh cho hệ động, thực vật, thủy sinh.

- Vận động ngư dân, cư dân địa phương bảo vệ môi trường thiên nhiên, đặt các biển cấm, biển báo để du khách biết.

- Có chế độ chế tài, xử phạt các hành vi mua bán, sử dụng các loại thủy, hải sản đang có nguy cơ diệt chủng.

Bảo vệ môi trường văn hóa xã hội Nhà vườn, nhà rường

- Khuyến kích dân địa phương gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng vùng miền, đặc biệt văn hóa ở, nhất là các kiểu nhà rường, nhà vườn, các phủ đệ, từ đường,…

- Lập đội nghiên cứu và bảo tồn các khu vực có nhà vườn như Phú Mộng và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở huế luận văn ths du lịch (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)