7. Đóng góp mới của luận văn
3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương
Chính quyền địa phương
- Chính quyền địa phương nên có các hình thức vận động, tuyên tuyền quảng bá rộng rãi cho nhân dân có các hoạt động hưởng ứng, thái độ tích cực, thân thiện hơn với du khách trong thời gian diễn ra sự kiện.
- Tạo điều kiện để cư dân địa phương tìm hiểu về festival, tìm hiểu về văn hóa cố đô bằng nhiều phương thức như miễn, giảm phí vào thăm quan các khu di tích, ban phát sách, báo, tạp chí liên quan đến festival, liên quan đến văn hóa Huế, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về festival, về văn hóa Huế,..
Cư dân địa phương
- Người dân địa phương nên ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa của mình, hướng dẫn cho du khách để cùng thực hiện.
TIỂU KẾT
Festival Huế chính là mồi lửa không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế, du lịch tỉnh nên được quan tâm, đầu tư, mở rộng. Do vậy, chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, tổng thể, nghiêm túc, nhằm tạo ra một kì festival có cả chất và lượng, đa dạng, phong phú, mới lạ để tăng sức hấp dẫn của chương trình.
Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ, hẹp của đề tài với các giải pháp, cụm giải pháp, kiến nghị được nêu, hy vọng các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp, người dân xứ Huế có thể xem xét, cân nhắc và vận dụng.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ thực tiễn vấn đề, những quan tâm lo lắng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Festival Huế, tác giả thấy cần đóng một chút công sức nhỏ nhoi với mong muốn hỗ trợ ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, chương trình du lịch festival ở Huế có thêm những luận chứng khoa học xác đáng, có cái nhìn bao quát, chi tiết hơn thực tại của chương trình để tham khảo, đúc rút kinh nghiệm để có thể tổ chức những kì festival kế tiếp hoành tráng, chuyên nghiệp và cống hiến hơn cho du khách và người dân, hướng đến phát triển du lịch bền vững cho Festival Huế nói riêng, ngành du lịch, một ngành kinh tế trọng điểm, chiếm gần 50% GDP của tỉnh nói chung.
Qua tham khảo một số công trình của các nhà nghiên cứu festival trước, tác giả thấy rằng còn nhiều vấn đề bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu một cách khoa học, hoàn chỉnh. Đa số công trình nghiên cứu sau khi festival đã kết thúc, thống kê các số liệu, đánh giá lại chương trình, rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Tuy nhiên, việc làm này mang tính chủ quan, chưa quan tâm nhiều đến cảm nhận của du khách, đối tượng làm nên sự náo nhiệt, hoành tráng, doanh thu cho ngành, nghề du lịch, dịch vụ và các ngành nghề liên quan khác. Do vậy, xét thấy cần thiết nên có những nghiên cứu, khảo sát phản hồi từ phía du khách tham dự festival, những nhu cầu thiết thực, những mong muốn được nhận từ du lịch lễ hội festival mang lại, luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu phản hồi từ phía du khách tại thời điểm diễn ra sự kiện nhằm có cách nhìn khách quan, tổng thể những nhu cầu thiết thực của du khách, hỗ trợ công tác định hình, định hướng cho các kì festival kế tiếp.
Trong phần này, luận văn đã nêu được những vấn đề đang bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu một cách khách quan, hệ thống, tổng thể và các hướng nghiên cứu tiếp cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến sự kiện này.
Tổng quan về du lịch festival
Phần này luận văn đã làm rõ hơn các khái niệm liên quan đến vấn đền festival, bổ sung các luận thuyết, những chứng cứ khoa học, những yếu tố ảnh hưởng, những nguyên tắc phát triển và những bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, phát triển du lịch lễ hội festival.
Điều kiện phát triển du lịch festival ở Huế
Trong đề mục này, luận văn đã bổ sung những cơ sở lý thuyết, các chứng cứ xác thực về các điều kiện để phát triển du lịch festival ở Huế, đã giới thiệu khái quát về nơi diễn ra sự kiện, các loại tài nguyên du lịch và du lịch festival tại điểm đến, đã cung cấp một số thông tin về các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội nhằm hỗ trợ khai thác tối đa các tiềm năng du lịch.
Thực trạng hoạt động du lịch festival ở Huế
Phần này, luận văn đã đóng góp các nghiên cứu tổng hợp, đúc rút những kinh nghiệm từ thực tiễn khai thác của các kì lễ hội festival trước đây và hiện tại, đã nghiên cứu thị trường khách, các sản phẩm du lịch đang được khai thác, các loại cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực phục vụ, các phương thức tổ chức và quản lý, các hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch festival đang sử dụng và thực trạng bảo vệ môi trường văn hóa, tự nhiên trong khai thác du lịch và du lịch festival hiện nay.
Giải pháp phát triển du lịch festival ở Huế
Dựa trên những chứng cứ khoa học, số liệu thống kê về thực trạng khai thác du lịch festival, phần này luận văn đã nêu được các giải pháp, cụm giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý, các giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ. Đã nêu được các nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường, phát triển nguồn nhân lực, các phương thức tuyên truyền, quảng bá du lịch và nêu được các giải pháp về bảo vệ môi trường văn hóa, tự nhiên trong hoạt động du lịch lễ hội festival phù hợp với thực tiễn.
Kiến nghị
Để giúp đỡ, hỗ trợ tốt cho việc tổ chức các kì festival thành công hơn, phần này luận văn đã nêu các kiến nghị lên các cơ quan quản lý nhà nước, các khối doanh nghiệp và chính quyền địa phương có những định hướng, thay đổi, quan tâm, chia sẽ, đóng góp, hỗ trợ cho các nhà tổ chức sự kiện festival cụ thể hơn, thiết thực hơn.
Thông qua luận văn này, tác giả xin bày tỏ sự quan tâm sâu sắc cho sự tồn tại của chương trình du lịch lễ hội Festival Huế, cho ngành du lịch tỉnh. Hy vọng Festival Huế sẽ luôn là tâm điểm giao lưu, hội tụ của các nền văn hóa trong nước và quốc tế, một sân chơi bổ ích, lý tưởng cho mọi du khách, mọi người dân./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Hương An (2006) "Huế" có tự khi mô của, tập "Huế của một thời",
Nxb Nam Việt.
2. Minh Anh (2008), 25 Lễ hội đặc sắc ở Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà
Nội.
3. Nguyễn Sơn Anh (2009), Lễ hội cầu phúc cầu lành ở Việt Nam. Nxb
Văn hóa – Thông tin.
4. Toan Ánh (1991), Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam, Nxb TPHCM.
5. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du
lịch, Nxb Văn hoá Thông tin.
6. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế. Niên giám thống kê 2010. Nxb Thống
kê, 2011.
7. Đại Nam Nhất Thống Chí, phần Kinh sư.
8. Đề cương tuyên truyền 2014, Ban tuyên giáo trung ương, Ban tổ chức
Festival Huế 2014
9. Thuận Hải (2006), Bản sắc văn hoá lễ hội: Văn hóa dân gian đặc sắc
qua những lễ hội truyền thống trong năm, Nxb Giao thông vận tải.
10. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng,
Nxb Khoa học Xã hội, H.
11. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở
Việt Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11.
12. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn văn hóa đúng cách. Tạp chí
du lịch Việt Nam, số 10.
13. Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa
vùng
đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học Trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QGTĐ 11 – 08.
14. Đinh Gia Khánh (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.
15. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hoá lễ hội truyền thống cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân.
16. Nguyễn Văn Khoa (2010), Lễ hội đặc sắc Thế giới. Nxb Giao thông
vận tải.
17. Kỷ yếu hội thảo (2004) ‘Du lịch lễ hội và sự kiện’, Huế, trang 58.
18. Kỷ yếu hội thảo (2004) ‘Du lịch lễ hội và sự kiện’, Huế, trang 60.
19. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, tập II, trang 254.
20. Thu Linh, Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại.
Nxb Văn hoá.
21. Luật du lịch (2005) Luật số 44/2005/QH11, Điều 5. Nguyên tắc phát
triển du lịch.
22. Luật du lịch năm 2005 (2010) trang 33, Nxb Chính trị quốc gia.
23. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam
khu vực phía Bắc. Đại học Quốc gia.
24. Trần Thị Mai, chủ biên (2008) Nghiên cứu tác động của Festival Huế
đối với nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, trang 7.
25. Trần Thị Mai, chủ biên (2008) Nghiên cứu tác động của Festival Huế
đối với kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, trang 5.
26. Hoàng Thanh Minh (2010), Văn hoá Lễ hội Việt Nam, NXb Văn hoá
dân tộc.
27. Huỳnh Yên Trầm My (2002), Việt Nam lễ hội cổ truyền, NXb Đà
Nẵng.
28. Nghị quyết 14/NQ-CP, Nguyễn Tấn Dũng 25/3/2010
29. Nghị quyết về việc phân vạch đại giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên do Quốc hội ban hành.
30. PGS.TS Phan Đăng Nhật (1998) Tăng cường và chỉnh đốn du lịch hội
lễ, Tuần du lịch số 6, trang 2.
31. Niên giám thống kê năm 2013.
32. Lê Phan (1999) Mấy suy nghĩ về liên hoan du lịch, Tạp chí Du lịch số
12, trang 26.
33. Qua truông Nhà Hồ (2001) Đặc san Quảng Trị, Xuân Tân Tỵ, Virginia, USA, trang 142.
34. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ
họp
thứ 7 (2005), Luật du lịch.
35. Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, ấn bản điện tử tại
www.honosoft.com, các trang 172,199,215,216,217.
36. Quyết định 143/2007/QĐ-TTg, Nguyễn Sinh Hùng, 30/8/2007.
37. Quyết định 209/2005/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Huế là đô
thị loại I trực thuộc tỉnh Thừa thiên Huế do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
38. Quyết định 355-CT năm 1992 công nhận thành phố Huế là đô thị loại II
do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành.
39. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 86/2009/QĐ-TTg
ngày17/06/2009.
40. "Rồng chầu ngoài Huế", mục "Nguyên ủy chữ Huế", (1997) Việt Nam Gấm Hoa, Làng Văn, Canada, trang 147-149.
41. Bùi Thiết (1993), Từ điển hội lễ Việt Nam, Nxb Văn hoá.
42. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Giáo
dục Việt Nam.
43. Thơ Văn Lê Thánh Tông (1981) Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm, Khoa
44. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, Theo Niên
giám thống kê 2009.
45. Lê Trung Vũ – Lê Hồng Lý (2005), Lễ hội Việt Nam, Nxb văn hóa
thông tin.
46. BAVH., No.1, 1922, pg. 53.
47. BAVH., No.4, 1918, pg. 285.
48. BOUDET & MASSON (1931) Iconographie Historique de l’Indochine
Française, Paris, Pl. XVI.
49. CADIÈRE (1915) Les Européens qui ont vu le Vieux-Hué, BAVH.,
No.3, pg. 231.
50. CADIÈRE (1929), Les Français au service de Gia Long, XII.
Correspondance, BAVH., No.4, pg. 364.
51. L' Arrêté du 30 aout 1899, Le Gouverneur Général de I' Indo-chine- JOIC (1902), pg. 147.
52. Ordonnace en date du 5 du 6 mois de la 11 année de Thanh Thai (12 Juillet 1899) (1902)-JOIC, pg. 150.
53. Rapport du Coma à S.M. l'Empereur d'Mnnam, en date du 6 du 9 mois de la 10 année de Thanh Thai (20 Octobre 1898) (1902) Journal
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: ẢNH MINH HỌA BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Cầu Trường Tiền-Huế Núi Ngự Bình - Huế Sông Hương - Huế
Cửu Vị Thần Công - Đại Nội – Huế Cửu Đỉnh - Đại Nội – Huế
Nguồn: http://vi.wikipedia.org
HÌNH ẢNH MINH HỌA LĂNG MỘ 13 ĐỜI VUA TRIỀU NGUYỄN (1802-1945)
1. Lăng Gia Long, http://vi.wikipedia.org 2. Lăng Minh Mạng, http://dulichhue.com.vn 3. Lăng Thiệu Trị, www.tin.lukhach24h.com
4. Lăng Tự Đức, http://www.skydoor.net 5. Lăng Dục Đức, http://www.lukhach24h.com 6. Lăng Hiệp Hòa, http://www.dulichao.com
7. Lăng Hàm Nghi, http://khamphahue.com.vn 8. Lăng Đồng Khánh, http://vi.wikipedia.org 9. Lăng Kiến Phúc, http://www.panoramio.com
10. Lăng Thành Thái, http://www.panoramio.com 11. Lăng Duy Tân, http://www.panoramio.com 12. Lăng Khải Định, http://vi.wikipedia.org
13. Lăng Bảo Đại, http://paris-bise- art.blogspot.com
HÌNH ẢNH MINH HỌA LỄ HỘI NỔI BẬT TẠI FESTIVAL HUẾ 2014
Lễ khai mạc Lễ hội áo dài
Đêm Phương Đông Đêm Hoàng Cung
Tôn vinh Ca Huế “Âm sắc Hương Bình” Lễ bế mạc
Chương trình của đoàn nghệ thuật sắp đặt lửa Carabosse - Pháp Nguồn: Trung tâm Festival Huế
PHỤ LỤC 2: GIÁ VÉ CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT
Để phục vụ nhu cầu mua vé xem các chương trình nghệ thuật của Festival Huế 2014 diễn ra từ ngày 12 - 20/4/2014, Ban tổ chức Festival Huế 2014 công bố giá vé xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2014 như sau:
1. Giá vé lượt:
STT Chương trình ĐVT Giá vé 1 Chương trình Khai Mạc Festival Đồng/vé 300.000 2 Đêm Hoàng Cung
Có dự yến tiệc Cung đình Đồng/vé 2.000.000 Không dự yến tiệc Cung đình Đồng/vé 200.000 3 Chương trình nghệ thuật tại Đại Nội Đồng/vé 100.000 4 Chương trình nghệ thuật tại Cung An
Định
Đồng/vé 100.000
5 Chương trình lễ hội Áo dài Đồng/vé 300.000 6 Chương trình Bế mạc Festival Đồng/vé 200.000
2. Giá vé gộp theo Tour:
STT Chương trình ĐVT Giá vé 1 Chương trình nghệ thuật tại Đại Nội:
Tour 03 đêm liên tục có 1 đêm dự Yến tiệc Cung đình
Đồng/vé 2.150.000
Tour 03 đêm liên tục có Đêm Hoàng Cung không dự Yến tiệc Cung đình
Đồng/vé 350.000
Tour 03 đêm liên tục không có Đêm Hoàng Cung
Đồng/vé 250.000
2 Tour 03 đêm liên tục Chương trình IN tại Cung An Định
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC ĐẠI LÝ BÁN VÉ FESTIVAL HUẾ 2014
Để phục vụ nhu cầu mua vé xem các chương trình nghệ thuật của Festival Huế 2014 diễn ra từ ngày 12 - 20/4/2014, Ban tổ chức Festival Huế 2014 cung cấp danh sách các đại lý bán vé xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2014 như sau:
1. Trung tâm Festival Huế
Địa chỉ: Trung tâm Thông tin Festival và Du lịch - 17 Lê Lợi , TP Huế Điện thoại: 054.3858858 Fax: 054.3830087
2. Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang Địa chỉ: 11 Lê Lợi -Thành phố Huế - TT Huế
Điện thoại: 054.3838485; Fax: 054.3821426
3. Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội-Chi nhánh tại Huế: Địa chỉ: 14 Nguyễn Văn Cừ -Thành phố Huế - TT Huế
Điện thoại: 054.3828316; Fax: 054.3821090 4. Công ty TNHH Thành Đô
Địa chỉ: 02 Hùng Vương -Thành phố Huế - TT Huế Điện thoại: 054.3829829
5. Công ty Cổ phần Du lịch Xanh Địa chỉ: 02 Lê Lợi-Thành phố Huế. Điện thoại: 054.3822 323 ; Fax: 054.826923
6. Công ty cổ phần Du lịch Huế Địa chỉ: 04 Trương Định, Thành phố Huế. Điện thoại: 054.3823 577 ; Fax: 054.3825814
7. Công ty Tiếp thị và Du lịch Giao thông vận tải (VIETRAVEL Địa chỉ: 17 Lê Quý Đôn, TP. Huế, Thừa Thiên Huế.
Điện thoại: 054.3831.432
8. Chi nhánh Lữ hành quốc tế Duy Tân Địa chỉ:12 Hùng Vương, Thành phố Huế Điện thoại: 054.3839888 Fax: 054.3935888 9. Công ty CPĐT & DVDL Huế - Huetourist
Điện thoại:054.381 62 63 Fax: 054.383 1989
10. Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Hương Bình Địa chỉ: Kios 6, Công viên 3/2, Lê Lợi, Thành phố Huế
Điện thoại: 0934766196
11. Công ty TNHH TMDV & DL Sinh Thái Việt Địa chỉ: 35 Chu Văn An – Thành phố Huế
Điện thoại: 054.3938111 12. Công ty Cổ phần An Phú Gia Địa chỉ: 281 Trần Hưng Đạo – TP Huế
Điện thoại: 054.3599888 13. Bưu điện Tỉnh Thừa Thiên Huế