1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tam bình vĩnh long

85 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 785,33 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH QUÁCH THỊ THÙY TRANG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH- VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính- Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 8 - 2013 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH QUÁCH THỊ THÙY TRANG MSSV: LT11085 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH - VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính- Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.s NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG Tháng 8 - 2013 2 LỜI CẢM TẠ  Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Bình- Phòng giao dịch Cái Ngang, em đã hoàn thành thời gian học tập của mình với luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam BìnhVĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp của em đã hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc, các cô, chú, anh, chị và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em tiếp cận thực tế, cũng như cung cấp những số liệu cần thiết để đi sâu nghiên cứu tình hình hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, em còn nhận được sự dạy bảo tận tình của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em sớm hoàn thành luận văn của mình. Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Bình đã tạo cơ hội cho em được tiếp xúc với môi trường làm việc tại ngân hàng. Em cũng xin chân thành cám ơn các anh, chị làm việc tại Phòng Giao Dịch Cái Ngang đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc nghiên cứu thực tế các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh, đã truyền đạt cho em những kiến thức thật bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường. Em chân thành biết ơn cô Nguyễn Thị Kim Phượng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng, em xin kính chúc toàn thể quý thầy cô khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại học Cần Thơ, Ban Giám Đốc và các cô, chú, anh, chị trong Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Bình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và luôn thành công trong cuộc sống. Em rất trân trọng biết ơn! Cần Thơ, ngày ….tháng….năm 2013 Sinh viên thực hiện Quách Thị Thùy Trang i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm 2013 Sinh viên thực hiện Quách Thị Thùy Trang ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm 2013 Giám đốc iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Phượng  Học vị: Thạc sĩ  Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng.  Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế- QTKD, Trường Đại học Cần Thơ  Tên học viên: Quách Thị Thùy Trang MSSV: LT11085  Chuyên ngành: Tài chính - Ngân Hàng  Tên đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long. NỘI DUNG NHẬN XÉT ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Ngày……. tháng ……năm 2013 Giáo viên hướng dẫn iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm 2013 Giáo viên phản biện v MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................................2 1.3.1 Không gian...............................................................................................2 1.3.2 Thời gian ..................................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................3 2.1.1 Khái niệm tín dụng ..................................................................................3 2.1.2 Vai trò của tín dụng .................................................................................3 2.1.2.1 Đối với nền kinh tế................................................................................3 2.1.2.2 Đối với doanh nghiệp ...........................................................................3 2.1.2.3 Đối với ngân hàng ................................................................................4 2.1.3 Chức năng của tín dụng...........................................................................5 2.1.3.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên ...................................................5 2.1.3.2 Thúc đẩy lưu thông và sản xuất phát triển..........................................5 2.1.4 Hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại.....................5 2.1.4.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn...............................................................5 2.1.4.2 Đối tượng của tín dụng ngắn hạn........................................................5 2.1.5 Nguyên tắc và điều kiện cho vay............................................................6 2.1.5.1 Nguyên tắc cho vay...............................................................................6 2.1.5.2 Điều kiện cho vay .................................................................................6 2.1.6. Thời hạn cho vay.....................................................................................7 2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn .........................7 2.1.7.1 Doanh số cho vay .................................................................................7 2.1.7.2 Doanh số thu nợ....................................................................................8 2.1.7.3 Dư nợ.....................................................................................................8 2.1.7.4 Nợ xấu ...................................................................................................8 2.1.7.5 Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động ngắn hạn ............10 2.1.7.6 Chỉ tiêu thu nợ ngắn hạn trên doanh số cho vay ngắn hạn ............10 2.1.7.7 Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn ........................................11 2.1.7.8 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn.....................................................11 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................11 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................11 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................11 vi CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH....................14 3.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG ......................................................................................................................................14 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH ................................................................................................14 3.3 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH..................................................................................................15 3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN..................16 3.4.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình ......16 3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận...............................................16 3.5 QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH............................................................................................................................18 3.6 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 201321 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH......................................................................25 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH..................................................................................................25 4.2 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH..................................................................................................27 4.3 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH..................................................................................30 4.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 .....................30 4.3.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 ................................33 4.3.3. Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 .....................37 4.4 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH..................................................................................39 4.4.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 .....................40 4.4.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 ................................42 4.4.3 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013............................................45 vii 4.5 PHÂN TÍCH DƯ NỢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH..................................................................................................48 4.5.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình ..............................................................................................48 4.5.2 Dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình..........................................................................................................50 4.5.3 Dư nợ cho vay ngắn hạn theo địa bàn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình.....................................................................................................................52 4.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH..................................................................................52 4.6.1 Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình.............................................................................54 4.6.2 Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình ........................................................................................56 4.6.3 Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo địa bàn hoạt động tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình...................................................................................... 59 4.7 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH............................................................................... 60 4.7.1 Phân tích chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động .................61 4.7.2 Phân tích chỉ tiêu thu nợ ngắn hạn trên doanh số cho vay ngắn hạn ..61 4.7.3 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn ..........................................................62 4.7.4 Nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn.............................................62 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHAT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH..................................................................................................64 5.1 NHẬN XÉT KẾT QUẢ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH....................................64 5.1.1 Kết quả.....................................................................................................64 5.1.2 Hạn chế....................................................................................................65 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH .............................................65 5.3.1 Tăng cường huy động vốn .......................................................................66 5.3.2 Đa dạng hóa ngành nghề cho vay ............................................................66 5.3.3 Nâng cao chất lượng thông tin hỗ trợ cho công tác thẩm định ...................67 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................68 6.1 Kết luận ..................................................................................................................68 6.2. Kiến nghị ...............................................................................................................68 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương, các ngành các cấp nơi ngân hàng hoạt động ......................................................................................................................................69 6.2.2 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long.................................................69 viii TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................70 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình...........16 Hình 3.2: Quy trình tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình.....18 ................................................................................................................................ ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm...............................................................................................................................21 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm .......................................................................................................................22 Bảng 4.1 : Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm ..25 Bảng 4.2 :Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm ......................................................................................................................................26 Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm ....................................................................................................................27 Bảng 4.4: Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm..........................................................................................................28 Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm .....................................................................................31 Bảng 4.6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm.............................................................................31 Bảng 4.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm ................................................................................................34 Bảng 4.8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm ........................................................................................34 Bảng 4.9 :Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn hoạt động của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm ......................................................................................37 Bảng 4.10: Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm .......................................................................................38 Bảng 4.11: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm ......................................................................................40 Bảng 4.12: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. ...........................................................................40 Bảng 4.13: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm...................................................................................................42 x Bảng 4.14: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. .......................................................................................43 Bảng 4.15 : Doanh số thu nợ ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm ...........................................................................................................46 Bảng 4.16 : Doanh số thu nợ ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 ....................................46 Bảng 4.17: Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 3 năm .........................................................................................................48 Bảng 4.18 : Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm.............................................................................48 Bảng 4.19: Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm .....................................................................................50 Bảng 4.20: Tình hình dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm.................................................................................................51 Bảng 4.21: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm ....................................................................................................................52 Bảng 4.22 : Dư nợ cho vay ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng 2013 so với 6 tháng năm 2012.....................................................................53 Bảng 4.23: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm ......................................................................................54 Bảng 4.24: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 .................55 Bảng 4.25: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm...................................................................................................56 Bảng 4.26: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm ........................................................................................57 Bảng 4.27: Nợ xấu ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 3 năm ......................................................................................................................................59 Bảng 4.28 : Nợ xấu ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 6 tháng đầu năm .............................................................................................................59 xi Bảng 4.29: Bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm ......................................................................................60 Bảng 4.30: Bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 .....................................................................................61 xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại HGĐ & CN: Hộ gia đình và cá nhân. NHNo & PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn SX & CB: Sản xuất và chế biến. TMDV: Thương mại dịch vụ DNTN: Doanh nghiệp tư nhân Cty CP: Công ty cổ phần Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn PGD: Phòng giao dịch DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ DNCV: Dư nợ cho vay xiii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nông nghiệp xưa nay đã gắn liền với đời sống người dân Việt Nam. Việc ổn định sản xuất nông nghiệp, nâng cao cuộc sống nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, mà chủ trương phát triển nông nghiệp nông thôn là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, nhằm từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn Việt Nam trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện phát triển nông nghiệp, ngoài việc phải có chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn cần phải có nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ra đời gắn liền với vai trò đầu tư vốn phát triển nông nghiệp, cải thiện bộ mặt nông thôn. Ngành ngân hàng với vay trò là “người đi vay để cho vay” đã có chính sách phù hợp với tình hình thực tế, huy động nguồn tiền nhàn rỗi để đưa vào lưu thông phát triển sản xuất. Việc tạo lập nguồn vốn không những giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả mà còn giúp cho hoạt động sản xuất của người đi vay được trôi trãi. Tam Bình là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, có vùng đất phù sa màu mỡ, có thế mạnh về nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết khách quan, do thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, giá cả nông sản biến động. Để việc sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, người dân cần phải có nguồn vốn hỗ trợ. Để đóng góp cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện nhà thì ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Bình đã có nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu cần vốn của người dân, giúp hoạt động sản xuất của người dân đạt hiệu quả cao, mà đặc biệt là hoạt động tín dụng ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực đầu tư vốn của ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thể góp phần bù đắp những thiếu hụt tạm thời trong quá trình sản xuất kinh doanh và sẽ hoàn vốn trong một thời gian nhất định, dưới 12 tháng. Tín dụng ngắn hạn phù hợp với mức sống của người dân vì có lãi suất thấp hơn, thời hạn ngắn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó ngân hàng cũng thu hồi vốn được nhanh hơn. Để hiểu rỏ hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, em chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển 1 nông thôn chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long”, để làm đề tài nghiên cứu và trao dồi thêm kiến thức trong thời gian học tập. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Bình. Từ đó giúp ngân hàng phát huy thế mạnh, hạn chế mặt yếu và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Bình thông qua việc phân tích doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng. - Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Bình. - Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn cho ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Bình. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Tam Bình. 1.3.2 Thời gian - Số liệu sử dụng phân tích từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013. - Đề tài được thực hiện từ 19/08/2013 đến 18/11/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Bình. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng thương mại cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Như vậy, tín dụng ngân hàng có ba thuộc tính: - Có sự chuyển nhượng vốn tạm thời từ người sở hữu sang người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí (lãi suất). 2.1.2 Vai trò của tín dụng Tín dụng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tín dụng đã góp phần làm ổn định và phát triển sản xuất của nền kinh tế, các tổ chức và mõi cá nhân. Cũng như các loại tín dụng khác, tín dụng ngắn hạn có vai trò cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam là một nước trong giai đoạn đang phát triển thì tín dụng ngắn hạn càng có vai trò quan trọng. 2.1.2.1 Đối với nền kinh tế Ngân hàng trong nền kinh tế với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Với tư cách là một trung gian tài chính nó là kênh chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi những nơi thiếu vốn và hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế. Các kênh truyền dẫn vốn có thể qua thị trường tài chính đó là các nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn, nhưng nó đã bị cạnh tranh mạnh mẽ của các tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia vào thị trường này như: Công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty tài chính… hoặc là thị trường tiền tệ là kênh dẫn và huy động những nguồn vốn và các giấy tờ có giá ngắn hạn. Thị trường này hoạt động rất linh hoạt và cung cấp một nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế. Do đó tín dụng ngắn hạn ngày càng phát triển mạnh mẽ. 2.1.2.2 Đối với doanh nghiệp Tín dụng ngân hàng là nguồn vốn bổ sung lao động để đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục. 3 Không có sự ăn khớp về mặt thời gian giữa các khoản thu và các khoản chi của một doanh nghiệp nên tại một thời điểm nhất định, trong nền kinh tế có những thời điểm có những doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời và cần bổ sung ngay để đảm bảo tính sản xuất được liên tục. Đối với các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ như các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, các công ty chế biến nông sản, các doanh nghiệp xây lắp….hoặc các doanh nghiệp có vòng quay vốn lưu động chậm thì các khoản tín dụng từ ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc giúp cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Các khoản tín dụng ngắn hạn có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp khi xuất hiện cơ hội kinh doanh trên thị trường giúp doanh nghiệp tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất. Tín dụng ngắn hạn tạo áp lực buộc các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Một trong những nguyên tắc cơ bản là vay có hoàn trả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Do vậy có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và tạo lập được uy tín trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng, các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả để trả nợ cho ngân hàng. Như vậy, tín dụng ngân hàng cũng là một yếu tố kích thích sản xuất của doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm để có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất, đưa nhanh sản phẩm vào lưu thông, tạo lập chổ đứng trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp lớn, công việc sản xuất đang phát triển thì phần vốn lưu động điều vay ngân hàng, nhiều doanh nghiệp còn ký hợp đồng ứng trước để linh hoạt trong việc vay vốn, đáp ứng các cơ hội kinh doanh. Do tính chất của tín dụng ứng trước là doanh nghiệp phải trả lãi kể cả trên phần dư nợ vay chưa sử dụng đến. Do đó bắt buộc các doanh nghiệp phải vay vốn nhanh và tính toán hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và cho cả ngân hàng. Nói tóm lại, tín dụng ngắn hạn không chỉ giúp các doanh nghiệp có được nguồn bổ sung vốn lưu động mà còn là động lực giúp các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, trước là để trả các khoản nợ vay và sau là để phát triển doanh nghiệp. 2.1.2.3 Đối với ngân hàng Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng đã đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đó là công cụ để tạo nên lợi nhuận và phòng chống rủi ro của ngân hàng. Trong quá trình hoạt động 4 của các ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng phải quan tâm đến các vấn đề , phải tạo nguồn thu bù đắp được các chi phí ( chi phí huy động vốn, chi phí trả lương, chi phí quản lý...). Mặc khác, phải đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn có thể giúp các nhà quản trị giải quyết vấn đề này. 2.1.3 Chức năng của tín dụng 2.1.3.1 Chức năng phân phối lại tài nguyên - Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thông qua tín dụng số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay. - Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối lại. 2.1.3.2 Thúc đẩy lưu thông và sản xuất phát triển - Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển. - Tín dụng tạo ra nguồn vốn để đầu tư, mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất. - Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá bằng việc tạo ra bút tệ và tín tệ. 2.1.4 Hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại 2.1.4.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn nhỏ hơn một năm. NHTM là nhà cung ứng phần lớn các khoản vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp. Các khoản vay này ít rủi ro về khả năng thanh toán cũng như về lãi suất so với vay trung và dài hạn. Những khoản cho vay ngắn hạn thường được sử dụng rộng rãi trong việc tài trợ mang tính thời vụ về vốn luân chuyển và tài trợ tạm thời cho các chi phí sản xuất. 2.1.4.2 Đối tượng của tín dụng ngắn hạn Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lao động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định bao gồm: 5 - Giá trị vật tư, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển. Các chi phí phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh và các chi phí lao vụ khác. - Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. - Cho vay cán bộ công nhân viên để thực hiện phương án mua đồ dùng sinh hoạt, mức cho vay tối đa là 50 triệu đồng và thời hạn 5 năm. Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau: - Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu). - Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác. - Số tiền để trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn. Doanh nghiệp có thể vay cho nhiều đối tượng khác nhau tại cùng một thời điểm, ở một hay nhiều ngân hàng khác nhau. Trong một số trường hợp, một đối tượng của một bên vay có thể được nhiều ngân hàng cùng cho vay. Người ta gọi hoạt động này là đồng tài trợ hay là cho vay hợp vốn. 2.1.5 Nguyên tắc và điều kiện cho vay 2.1.5.1 Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện đúng quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. 2.1.5.2 Điều kiện cho vay Ngân hàng sẽ xem xét và quyết định cho khách hàng vay khi khách hàng có đủ các điều kiện: 6 - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu quy định của pháp luật. - Có khả năng đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Cụ thể: + Đối với pháp nhân phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. + Đối với hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, mức vốn tự có tham gia trực tiếp vào phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống tối thiểu bằng 20% nhu cầu vốn thực hiện phương án. + Đối với doanh nghiệp tư nhân phải có công nợ lành mạnh, không có nợ xấu ở bất kỳ một tổ chức tín dụng nào và phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nơi cho vay. - Mục đích sử dụng vốn hợp pháp. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay của NHNN. 2.1.6. Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng. Khách hàng vay ngắn hạn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh có thời hạn ngắn, bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt, phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. 2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn 2.1.7.1 Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định gồm các khoản đã thu hồi hoặc chưa thu hồi. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với ngân hàng có vốn nhỏ. Do bản chất của ngân hàng là “Đi vay để cho vay” vì thế nguồn vốn huy động trong một năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh tình trạng ứ động vốn. 7 2.1.7.2 Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn hay khoản trả trước vào một thời điểm nhất định nào đó. Một trong những nguyên tắc của hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả gốc lẫn lãi theo đúng hạn định đã thỏa thuận. Như vậy, doanh số thu nợ là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng của ngân hàng, đồng thời thể hiện kết quả kinh doanh của khách hàng. 2.1.7.3 Dư nợ Dư nợ chịu tác động của doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó thể hiện qua công thức: DN năm X= DN năm (X -1) + DSCV năm X – DSTN năm X Trong đó: * DN: Dư nợ * DSCV: Doanh số cho vay * DSTN: Doanh số thu nợ * Năm X: Năm nay * Năm ( X-1) : Năm trước Như vậy chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu thực để đánh giá qui mô hoạt động tính dụng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng trong ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ xấu sẽ cho phép phản ánh chính xác hơn hoạt động tín dụng. Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là ngân hàng có qui mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. 2.1.7.4 Nợ xấu Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày mà khách hàng vẫn chưa trả được nợ. Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Nợ xấu ngày càng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau: 8 * Nhóm 1:(Nợ đủ tiêu chuẩn): - Các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). * Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): - Các khoản nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (Đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). * Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo qui định; - Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). * Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; 9 - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). * Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định (khoản 3 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. 2.1.7.5 Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động Dư nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn/vốn huy động = X 100 Vốn huy động Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động vốn của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng càng thấp, còn quá nhỏ cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng không tốt. 2.1.7.6 Chỉ tiêu thu nợ ngắn hạn trên doanh số cho vay ngắn hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn X 100 Hệ số thu nợ ngắn hạn = Doanh số cho vay ngắn hạn Đây là chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự an toàn của đồng vốn khi cho vay. Hệ số này biểu hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. 10 2.1.7.7 Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn Nợ xấu ngắn hạn X 100 Nợ xấu ngắn hạn/tổng dư nợ ngắn hạn = Dư nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Đồng thời, phản ánh mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng chịu. Chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng ngân hàng tốt. 2.1.7.8 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn = Dư nợ ngắn hạn bình quân Trong đó: Dư nợ bình quân = (Dư nợ năm N + Dư nợ năm (N-1))/2 Chỉ tiêu này chỉ ra tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, chỉ tiêu này càng lớn tức là thời gian thu hồi nợ vay nhanh tương ứng với hoạt động có hiệu quả của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng luôn tìm ra những biện pháp để nâng cao chỉ số này bằng cách tăng cường công tác thu nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu từ phòng Tín dụng của NHNN & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013. - Tham khảo ý kiến của cán bộ tín dụng tại ngân hàng. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả phương pháp phân tích cơ cấu ngang, cơ cấu dọc để phân tích doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn, nợ xấu ngắn hạn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình. 11 + Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu thông tin thu thập được. Thống kê mô tả sử dụng các phương pháp lập bảng, biểu đồ và các phương pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu, thông tin cần tìm hiểu. + Phương pháp cơ cấu ngang tuyệt đối: Phương pháp này là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆Y = Y1 – Y0 Trong đó Y0 :: chỉ tiêu kỳ gốc. Y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích. ∆Y: là phần chêch lệch tăng ( giảm) của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm cần tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. + Phương pháp phân tích cơ cấu ngang tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Y1 - Y0 x 100% ∆Y = Y0 Trong đó: Y0 :: chỉ tiêu kỳ gốc. Y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích. ∆Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Mục tiêu 2: Tổng hợp kết quả từ việc phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các tỷ số tài chính như phân tích tỷ số dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động, thu nợ ngắn hạn trên doanh số cho vay ngắn hạn, nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn để đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tam Bình. 12 - Mục tiêu 3: Trên cơ sở nội dung đã phân tích, dùng phương pháp suy luận để đề ra giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tam Bình. 13 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH 3.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG Tam Bình là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, có diện tích 278,88km2. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 242,90km2, dân số 165.214 người, mật độ dân số 680 người/ km2 . Huyện có 17 xã, 1 thị trấn gồm 132 khóm, ấp và trên 33.029 hộ dân cư, người kinh chiếm 90% còn lại dân tộc Khơme và người Hoa. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa kết hợp với chăn nuôi chiếm 70%, 20% nghề vườn và 10% ngành nghề khác. Thu nhập bình quân đầu người là 5,45 triệu đồng. Đời sống của người dân đã được cải thiện nhiều hơn trước, vốn nhàn rỗi tăng, đây là những khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Hơn nữa do đặc điểm kinh tế của sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, chính quyền và các ngành các cấp. Trong đó, hoạt động của ngân hàng là không thể thiếu đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngân hàng xác định nông dân là khách hàng chủ yếu và nông thôn là thị trường để mở rộng đầu tư, khai thác hết mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương. Ngân hàng huy động mọi tiềm lực để phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH NHNo & PTNT huyện Tam Bình là ngân hàng cấp 2 trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long, được thành lập theo quyết định 400CP ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng Bộ Trưởng ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ ). Lúc đầu ngân hàng lấy tên là Ngân hàng Nông Nghiệp Tam Bình, vào ngày 26/03/1991 đến ngày 26/01/1997 được đổi tên Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Tam Bình. NHNo & PTNT huyện Tam Bình là một trong bảy chi nhánh của NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long. Ngoài trụ sở chính tại khóm 2 huyện Tam Bình, Ngân hàng đã mở thêm 4 phòng giao dịch: Cái Ngang, Song Phú, Bình Ninh, Hòa Hiệp để tạo điều kiện cho khách hàng đến quan hệ với ngân hàng thuận lợi hơn. NHNo 14 & PTNT huyện Tam Bình có trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của ngân hàng và chịu sự điều tiết của NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long. Trong thời gian qua, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tam Bình đã tập trung khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn để tăng cường quỹ cho vay, giúp bà con nông dân có vốn sản xuất, khuyến khích tăng năng suất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn, từng bước nâng cao đời sống nhân dân ở địa phương. Bên cạnh những thuận lợi của ngân hàng là có địa bàn hoạt động rộng lớn, nhu cầu vốn vay trong sản xuất của người dân không ngừng tăng lên, đối tượng đầu tư ngày càng nhiều thì ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Khối lượng công việc trong ngân hàng lớn trông khi biên chế cán bộ lại ít .Mặc khác, đầu tư trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của thiên tai, làm hại đến cây trồng vật nuôi dẫn đến nợ quá hạn phát sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với những thuận lợi và khó khăn trên, những năm qua dưới sự lãnh đạo của ngân hàng cấp trên, của chính quyền địa phương, tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tam Bình đã ra sức khắc phục những khó khăn và hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. 3.3 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH Là chi nhánh của ngân hàng thương mại lớn thứ hai Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tam Bình cung ứng tất cả sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đến mọi tổ chức kinh tế và cá nhân trên tất cả các lĩnh vực: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; phát hành kỳ phiếu để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh khác. - Kinh doanh ngoại tệ. - Cầm cố các chứng từ có giá do NHNo & PTNT phát hành. - Nhận các dịch vụ ủy thác của tổ chức và cá nhân. 15 - Thanh toán chuyển tiền nhanh trong toàn quốc qua hệ thống chuyển tiền điện tử và thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. - Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao như: Phát hành thẻ nội địa; thẻ quốc tế VISA, MasterCard; thẻ Lập nghiệp cho học sinh, sinh viên; Cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử gồm Mobile Banking, Internet Banking; Cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, thu ngân sách nhà nước. 3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN 3.4.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ PGD SONG PHÚ PGD CÁI NGANG PGD HÒA HIỆP PGD BÌNH NINH Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình 3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng là huy động vốn và cho vay lại. Ngân hàng nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm bao gồm: không kỳ hạn, có kỳ hạn các loại, phát hành kỳ phiếu có mục đích đối với tất cả các tổ chức đơn vị cá nhân. Mở tài 16 khoản đảm bảo tiền gửi và rút vốn bằng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, chuyển khoản, chuyển tiền thanh toán trong và ngoài hệ thống ngân hàng nông nghiệp, thanh toán chuyển tiền điện tử qua mạng máy tính phục vụ khách hàng nhanh nhất. Với số tiền huy động được ngân hàng tiến hành cho vay đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, cho vay cầm cố thế chấp tài sản, bất động sản và cho vay tiêu dùng hoặc tiếp nhận vốn và thực hiện nhiệm vụ ủy thác đầu tư, vốn tài trợ phát triển kinh tế xã hội của chính phủ và các tổ chức nhà nước. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện nhiệm vụ thanh toán chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam cho mọi đối tượng. Chức năng cụ thể của từng phòng: Ban giám đốc: trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, tiếp nhận và chỉ thị phổ biến cho các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình. Phòng kinh doanh: Thống kê phân tích thông tin dữ liệu, chiến lược kinh doanh, hoạch định phương án, kế hoạch đầu tư có hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, chấp hành chế độ báo cáo thống kê chuyên đề, báo cáo sơ kết tháng, quý. Phòng kế toán – kho quỹ: + Phòng kế toán: trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ theo quy định của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán khoản tiền lương cho chi nhánh. Thu thập tổng hợp, xử lý cung cấp và lưu trữ thông tin tại chi nhánh, chấp hành chế độ báo cáo và bảo vệ hạch toán tài chính hàng năm với ngân hàng cấp trên. Tổ chức thiết kế lập trình, cung ứng thông tin dữ liệu cho các phòng nghiệp vụ, Ban Giám Đốc, phục vụ nhu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin lên ngân hàng cấp trên. + Ngân quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định về nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền trên đường đi. Làm dịch vụ chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài sản, các chứng thư giấy tờ có giá trị. Chi nhánh cấp 3: Thực hiện chức năng như một ngân hàng cấp 2. Tổng biên chế là 54 cán bộ. Về trình độ: có 37 cán bộ đại học, có 3 cán bộ đang học đại học, 7 cán bộ cao đẳng , 7 cán bộ trung cấp. Về chính trị: 24 cán bộ là Đảng viên trong 54 cán bộ. Về tuổi đời: lực lượng cán bộ đa số trẻ khỏe, tuổi đời bình quân là 30 tuổi. Về nhân sự: được bố trí gồm các phòng ban: 17 * Ban Giám Đốc: 03 cán bộ * Cán bộ lãnh đạo các PGD: 8 * Phòng nghiệp vụ kinh doanh: 19 * Phòng hạch toán kinh doanh: 12 * Tổ ngân quỹ: 6 * Tài xế, bảo vệ: 6 Nhìn chung công tác cán bộ luôn được củng cố phát huy tính dân chủ, , tôn trọng quyền tự chủ sáng tạo của mọi cán bộ công nhân viên. 3.5 QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH (1) Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn (2) Thẩm định các điều kiện tín dụng (3) Xét duyệt cho vay và ký hợp đồng tín dụng (4) (6) (5) Thanh lý hợp đồng tín dụng Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh Giải ngân theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn Hình 3.2: Quy trình tín dụng của NHNo & PTNT huyện Tam Bình (1) Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ phù hợp với những nội dung quy định gồm: - Hồ sơ pháp lý. - Hồ sơ về khoản vay. - Hồ sơ đảm bảo tiền vay. Để thu thập thông tin căn bản ngân hàng yêu cầu khách hàng nộp các giấy tờ sau: - Giấy chứng minh tư cách pháp nhân hoặc thể nhân của khách hàng chẳng hạn như giấy chứng minh nhân dân, giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động. 18 - Giấy đề nghị vay vốn. - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư. - Các giấy tờ có liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay. - Các báo cáo tài chính trong thời gian gần nhất. - Các giấy tờ khác liên quan nếu cần thiết. (2) Thẩm định các điều kiện tín dụng Cán bộ tín dụng nghiên cứu, thực hiện thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau: - Đánh giá khách hàng về năng lực pháp lý, mô hình tổ chức điều hành của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, các rủi ro chủ yếu. Ngoài ra còn phải kiểm tra tín chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp. - Phân tích tình hình tài chính và phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả của khách hàng. - Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay. - Xác định phương thức và nhu cầu vay. -Xem xét khả năng nguồn vốn của ngân hàng và điều kiện thanh toán. (3) Xét duyệt cho vay và ký hợp đồng tín dụng Sau khi cán bộ tín dụng nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn lập tờ trình của mình cho trưởng phòng tín dụng xem xét. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra xem xét nếu thấy đã ghi đủ các điều kiện và thống nhất với toàn bộ ý kiến của cán bộ tín dụng thì trưởng phòng duyệt ý kiến đồng ý của mình, ký tên rồi trình cho giám đốc (phó giám đốc). Giám đốc (phó giám đốc) duyệt và ký tên rồi chuyển cho cán bộ tín dụng. Nếu số tiền vay vượt phạm vi ủy quyền và khách hàng hội đủ điều kiện vay vốn thì chi nhánh lập tờ trình đề nghị NHNo & PTNT Trung Ương quyết định. Khi khoản vay đã được lãnh đạo đồng ý duyệt cho vay và hình thức đảm bảo nợ vay, cán bộ tín dụng tiến hành lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay theo mẫu trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại thấy phù hợp thì ký trình lãnh đạo nếu thấy chưa phù hợp thì yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh lại rồi ký trình lãnh đạo. Lãnh đạo kiểm tra lại phù hợp thì ký duyệt nếu sai yêu cầu 19 chỉnh sửa lại. Cán bộ tín dụng làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay. (4) Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay Khi rút tiền cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng căn cứ vào chứng từ để ghi vào khế ước (trường hợp người rút tiền không phải chủ tài khoản thì phải có giấy ủy quyền). Cán bộ tín dụng kiểm tra chứng từ phát vay phải phù hợp với mục đích xin vay và phải đúng chế độ. Việc phát tiền vay cho khách hàng đã xong, cán bộ tín dụng theo dõi từng khoản vay, sắp xếp hồ sơ khách hàng theo danh mục đã được quy định. Sau 10 ngày phát tiền vay đối với các khoản vay chuyển khoản và 5 ngày phát tiền vay đối với các khoản giải ngân bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu, cán bộ tín dụng có trách nhiệm đến tận nơi để kiểm tra khách hàng vay vốn sử dụng vốn có đúng mục đích hay không. Lập biên bản về việc sử dụng vốn vay để báo cáo lãnh đạo và lưu hồ sơ vay vốn. Nếu kiểm tra việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng thì cán bộ tín dụng có thể lập biên bản đề nghị thu hồi vốn trước hạn. (5) Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh Thu nợ: cán bộ tín dụng luôn theo dõi hợp đồng, khế ước để thu nợ đúng hạn. Đầu tháng cán bộ tín dụng phải lên lịch khế ước, số tiền phải thu khách hàng trong tháng và trước 5 ngày khế ước đến hạn trả. Thường xuyên liên hệ với kế toán và theo dõi trên mạng vi tính để nắm được số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng. Thu lãi: hàng tháng phòng kế toán sẽ tính lãi cho khách hàng và thông báo cho phòng kế hoạch - kinh doanh biết, cán bộ tín dụng đưa vào bảng tính số lãi phải thu để đôn đốc khách hàng trả lãi đúng hạn. Thu phí: theo dõi trả phí đối với các khoản vay có phí. Xử ký phát sinh: cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi các khoản vay để kịp thời xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay theo hướng dẫn về xử lý tranh chấp của hội sở chính. (6) Thanh lý hợp đồng tín dụng Khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng phải phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán các khoản vay. Đồng thời, cán bộ tín dụng kiểm tra tình trạng giấy tờ và lập biên bản giao trả tài 20 sản đảm bảo nợ vay theo mẫu và trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát, trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký duyệt. 3.6 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Là một NHTM nhà nước với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình trong thời gian qua đã mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho địa phương, góp phần nâng cao cuộc sống người dân, cải thiện cuộc sống nông thôn. Qua đó, cùng với sự nổ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình đã mang lại hiệu quả kinh doanh đáng kể cho ngân hàng, được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình qua 3 năm. Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ Tiêu 2010 2011 2012 Năm 2011 Năm 2012 so với 2010 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Doanh thu 55.087 77.531 80.620 22.444 40,74 3.089 3,98 -Từ HĐTD 51.991 71.439 68.423 19,448 37,41 -3.016 -4,22 93 12,60 63 7,58 - Từ DV -Thu khác 738 831 894 2.358 5.261 11.303 Chi phí 48.538 72.267 68.023 23.729 48,89 -4.244 -5,87 -Chi HĐTD 39.865 53.710 49.546 13.845 34,73 -4.164 -7,75 12 3,54 3 0,85 9.872 118,45 -83 -0,46 - Chi DV 339 351 354 -Chi khác 8.334 18.206 18.123 Lợi nhuận 6.549 5.264 12.597 2.903 123,11 -1.285 -19,62 6.042 114,85 7.333 139,30 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 21 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % Thu nhập 41.458 32.894 -8.564 -20,66 -Từ HĐTD 36.477 28.538 -7.939 -21,76 433 525 92 21,25 4.548 3.831 -717 -15,77 Chi phí 37.520 28.597 -8.923 -23,78 -Chi HĐTD 28.041 20.001 -8.040 -28,67 - Chi DV 143 184 41 28,67 -Chi khác 9.336 8.412 -924 -9,90 Lợi nhuận 3.938 4.297 359 9,12 - Từ DV -Thu khác (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) Nhìn chung, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình có sự tăng giảm không đồng điều qua các năm 2010, 2011, 2012. * Về doanh thu: Ta thấy doanh thu của ngân hàng qua các năm điều tăng. Năm 2012, ngân hàng có mức doanh thu cao nhất, nhưng chỉ tăng hơn so với năm 2011 là 3,98%. Còn trong năm 2011, doanh thu của ngân hàng tăng đáng kể so với năm 2010, tăng 40,74%, tương ứng với số tiền là 22.444 triệu đồng. Nguyên nhân chính giúp doanh thu năm 2011 của ngân hàng tăng nhanh là do thu từ hoạt động tín dụng, thu từ dịch vụ và những khoản thu khác gồm thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu từ hoạt động thẻ đồng loạt tăng trong năm 2011. Đặc biệt là thu từ hoạt động tín dụng, năm 2011 là năm có bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động tăng cao, công tác cho vay được tích cực thực hiện, kết hợp với chính sách kiểm soát chi phí huy động vốn tốt. Nhờ đó, thu lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng 19.448 triệu đồng, tăng 37,41% so với năm 2011, góp phần tăng đáng kể vào tổng thu nhập của ngân hàng. 22 Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu ngân hàng là 32.894 triệu đồng giảm 20,66% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với số tiền là 8.564 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng thu nhập của ngân hàng thì thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 86,76% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2013, thu từ hoạt động tín dụng giảm đến 21,76%, tương ứng với số tiền là 7.939 triệu đồng. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm giảm doanh thu của ngân hàng vào 6 tháng đầu năm 2013. * Về chi phí: Cùng với sự biến động của thu nhập thì chi phí cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể, năm 2011 chi phí của ngân hàng tăng 23.729 triệu đồng, tăng 48,89% so với năm 2010. Trong đó, chi cho hoạt động tín dụng chiếm 74,32% tương đương 53.710 triệu đồng, tăng 34,73% so với năm 2010. Chi phí cho hoạt động tín dụng tăng là do ngân hàng đã không ngừng đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi để tăng cường lượng vốn huy động từ khách hàng. Hơn nữa, lãi suất huy động trong năm 2011 cũng tăng theo Thông tư 02/2011/TT-NHNN nên chi phí từ hoạt động này cũng tăng lên khá nhanh so với trước đó nhằm giữ chân những khách hàng truyền thống và nhằm cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn thành phố để thu hút khách hàng. Đến năm 2012, tổng chi phí đã giảm 4.244 triệu đồng, tức giảm 5,87% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí cho hoạt động tín dụng giảm đến 4.164 triệu đồng. Năm 2012, tỷ lệ lạm phát đã được Chính phủ kiểm soát ở mức một con số, NHNN đã liên tục 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay. Lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 3 theo Thông tư 05/2012/TT-NHNN, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tướng chính phủ. Tiếp đó, đến ngày 11 tháng 4 theo Thông tư 08/2012/TT-NHNN, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1% về 12% một năm. Ngày 28/05/2012 theo Thông tư 17/2012/TT-NHNN, quyết định đưa trần lãi suất huy động-cho vay lần lượt về còn 11% và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012 theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm. Bên cạnh đó, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Từ 24/12/2012 theo Thông tư 32/2012/TT–NHNN, đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm. Việc giảm trần lãi suất huy động đã làm cho chi phí cho hoạt động tín dụng giảm mạnh so với năm 2011. 23 Đến 6 tháng đầu năm 2013, chi phí của ngân hàng tiếp tục giảm, giảm 23,78% so với 6 tháng đầu năm 2012, tương ứng với số tiền là 8.923 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến chi phí của ngân hàng giảm chủ yếu là do chi phí cho hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm, giảm đến 28,67% so với 6 tháng đầu năm 2012. * Về lợi nhuận: Lợi nhuận là vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi đánh giá về hoạt động kinh doanh của bất kỳ một tổ chức kinh tế nào. Nhìn chung thì lợi nhuận của ngân hàng luôn tăng trưởng qua 3 năm, cao nhất vào năm 2012. Trong năm này doanh thu của ngân hàng tăng cao, trong khi đó chi phí hoạt động của ngân hàng được kéo giảm, vấn đề này góp phần làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng cao trong năm này. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận của ngân hàng có tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng 359 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,12%. Do năm 2013 tình hình kinh tế ở huyện đã bắt đầu khởi sắc sau những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam. Người dân không còn ái ngại lắm với việc đầu tư, mà ngược lại mạnh dạn tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư. Do vậy, hoạt động của ngân hàng cũng thuận lợi hơn, góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Qua phân tích ta thấy, ngân hàng kinh doanh luôn đạt hiệu quả trong 3 năm, nhất là năm 2012. Điều này rất thuận lợi cho ngân hàng tiếp tục phát triển trong tương lai cũng như mở rộng qui mô hoạt động để có lượng khách hàng đáng kể trong những năm tới. 24 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH Trong kinh doanh bất cứ ngành nghề nào muốn hoạt động trước hết phải có nguồn vốn. Nguồn vốn giữ vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của Ngân hàng, thiếu vốn Ngân hàng không thể giải ngân nhanh chóng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng điều đó làm cho mục tiêu tăng trưởng dư nợ cũng như nâng cao kết quả hoạt động tín dụng không đạt hiệu quả. Đối với Ngân hàng, nguồn vốn huy động tại chỗ khá quan trọng trong tổng nguồn vốn. Khả năng huy động vốn của Ngân hàng cao sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận, và ngược lại khả năng huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc làm cho lợi nhuận Ngân hàng không cao. Ta thấy trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nguồn vốn và cơ cấu vốn giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Để nắm khái quát cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm. Năm Chỉ Tiêu 2010 2011 2012 Vốn HĐ 267.195 326.930 375.904 Vốn vay NHCT 152.054 Tổng Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 so với 2010 so với 2011 Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số tiền % tiền % 59.735 22,36 48.974 14,98 97.590 -69.325 -45,59 14.861 17,96 419.249 409.659 473.494 -9.590 -2,29 63.835 15,58 82.729 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 25 Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 6 tháng 6 tháng 2013 so với 6 tháng đầu năm đầu năm đầu năm Chỉ tiêu 2012 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ % Vốn HĐ 341.971 374.124 32.153 9,40 Vốn vay NHCT 110.686 141.881 31.195 28,18 Tổng nguồn vốn 452.657 516.005 63.348 13,99 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) Mặc dù tình hình kinh tế những năm qua có nhiều biến động nhưng ngân hàng đã có những kết quả rất khả quan trong công tác huy động vốn. Cụ thể như sau: Vốn huy động của ngân hàng bao gồm tiền gửi kho bạc, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng và tiền gửi tiết kiệm USD qui ra VND. Qua 3 năm, vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng, đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Sở dĩ nguồn vốn huy động của Ngân hàng điều tăng qua các năm là do Ngân hàng ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong kinh doanh nên đã chú trọng phát triển nguồn vốn này bằng các hình thức khác nhau. Cụ thể Ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất huy động ngày càng hợp lý, ngày càng đa dạng các hình thức tiền gửi các hình thức khuyến mãi cho người gửi tiền bằng quà tặng, rút thăm trúng thưởng, quay số trúng thưởng… Bên cạnh đó, do cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện nên họ có nhiều tiền nhàn rỗi mà chưa có kế hoạch đầu tư, do đó khi được nhân viên Ngân hàng hướng dẫn, họ đã thấy được lợi ích của việc gửi tiền là số tiền của họ sẽ được an toàn, sinh lời, và có thể rút ra khi cần thiết. Từ đó khách hàng nhận thấy lợi ích của việc gửi tiền nên đến Ngân hàng gửi tiền ngày càng nhiều, vì vậy nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Việc tăng vốn huy động không đơn thuần chỉ là điều kiện tất yếu để Ngân hàng phát triển nghiệp vụ kinh doanh, mở rộng nghiệp vụ Ngân hàng mà còn là thước đo uy tín của một Ngân hàng, vì vậy NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT huyện Tam Bình nói riêng ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với khách hàng trên thương trường. 26 Hầu hết các ngân hàng, trong đó có NHNo & PTNT huyện Tam Bình nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay của ngân hàng cấp trên. Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động vốn làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hơn nữa, nếu nguồn vốn vay cao thì sẽ làm cho hoạt động của Ngân hàng lâm vào thế bị động, không phát huy hết năng lực hoạt động tại Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2011, vốn vay ngân hàng cấp trên giảm mạnh, giảm 69.325 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 45,59%. Nguyên nhân là trong năm 2011, vốn huy động tăng cao, ngân hàng có thể chủ động đựơc nguồn vốn nên vốn vay ngân hàng cấp trên giảm. Đến 6 tháng đầu năm 2013, vốn huy động của ngân hàng tăng 9,4%, trong khi đó vốn vay của ngân hàng cấp trên tăng 28,18% so với cùng kỳ năm 2012, điều này cho thấy 4.2 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng, mà đặc biệt là hoạt động tín dụng ngắn hạn, mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, vì nó chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp của người dân. Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm. Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 so với 2010 so với 2011 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền % % DSCV 436.621 521.615 606.586 84.994 19,47 84.971 16,29 DSTN 403.200 495.938 541.255 92.738 23,00 45.317 9,14 DNCV 270.316 295.993 361.324 25.677 9,50 65.331 22,07 2.383 136,25 Nợ xấu 1.749 4.132 1.204 -2.928 -70,86 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 27 Bảng 4.4: Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Tỷ lệ Số tiền % DSCV 307.219 326.281 19.062 6,20 DSTN 276.898 290.018 13.120 4,74 DNCV 326.314 397.587 71.273 21,84 Nợ xấu 1.134 697 -437 -38,54 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) * Doanh số cho vay: là chỉ tiêu các khoản tín dụng mà ngân hàng cho vay trong một khoảng thời gian, không kể món đã thu hồi hay chưa thu hồi tiền vay. Qua 3 năm, doanh số cho vay của ngân hàng điều tăng, cao nhất là năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng đạt 521.615 triệu đồng, tăng 19,47% so với năm 2010. Do khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các cá nhân, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lưu động để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, mua bán lúa gạo, thực phẩm, vật tư,... đây là các ngành nghề có chu kỳ sản xuất ngắn. Từ đó, ngân hàng có thể tăng vòng quay vốn do công tác thu hồi nợ được tiến hành nhanh hơn, tạo điều kiện nâng cao doanh số cho vay. Vì vậy làm cho DSCV ngắn hạn của ngân hàng tăng trong năm này. Năm 2012, DSCV ngắn hạn của ngân hàng tiếp tục tăng 16,29% so với năm 2011, tức tăng 84.971 triệu đồng. Nguyên nhân là do các hộ sản suất kinh doanh và doanh nghiệp cần vay thêm vốn để sản xuất hàng hóa, tăng cường cung ứng thêm sản phẩm- dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. NHNN liên tục thực hiện điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động dẫn đến lãi suất cho vay của ngân hàng cũng giảm theo, nên khách hàng cũng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, làm tăng DSCV của ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, lãi suất cơ bản giảm còn 7,5%/ năm, tạo điều kiện cho bà con dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng có vốn để đầu tư sản xuất mà chỉ cần chi trả một khoản chi phí thấp, điều này giúp bà con nông dân mạnh dạn sử dụng vốn vay để đầu tư sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình. 28 Như vậy, lãi suất có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số cho vay của ngân hàng, điều này góp phần làm doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng trong thời gian qua. * Doanh số thu nợ: Việc thu hồi nợ của ngân hàng nhằm bảo tồn nguồn vốn, thể hiện việc đầu tư tín dụng có hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Một trong những nguyên tắc của hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả gốc lẫn lãi theo đúng thời gian đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Dựa vào những lý luận trên thì doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. Qua 3 năm, DSTN ngắn hạn của ngân hàng cũng liên tục tăng, cao nhất vào năm 2012, nhưng đáng chú ý là vào năm 2011, DSTN ngắn hạn của ngân hàng tăng 92.738 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 23% so với năm 2010. Tăng là do cán bộ thực hiện tốt công tác thẩm định, hộ vay sản xuất thực hiện phương án có lợi nhuận, đảm bảo thu hồi các nguồn vốn đã phát vay. Hơn nữa, hầu hết các khoản vay ngắn hạn đều có số tiền vay nhỏ và phương thức trả nợ thuận lợi cho khách hàng (thường kéo dài theo chu kỳ kinh doanh) nên người dân luôn tranh thủ trả nợ đúng hạn cho ngân hàng để có thể tái vay vốn và tiếp tục đầu tư. 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng hoạt động thu nợ có hiệu quả, đạt 290.018 triệu đồng, tăng 13.120 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013, kinh tế địa phương được cải thiện, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời sống người dân được nâng lên, tạo điều kiện cho khách hàng đến thanh toán nợ cho ngân hàng đúng hạn. * Dư nợ cho vay: Dư nợ là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Đa phần các ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có thị phần hoạt động rộng và có nguồn vốn mạnh. Agribank là ngân hàng có nguồn vốn mạnh đứng thứ 2 sau Vietinbank trong hệ thống NHTM Việt Nam. Nhìn chung, dư nợ cho vay của ngân hàng qua các năm đều tăng. Tiêu biểu là năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng đạt 361.324 triệu đồng, tăng 65.331 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 22,07% so với năm 2011. Dư nợ năm 2012 tăng chủ yếu là do tốc độ tăng của doanh số cho vay nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ. Dư nợ 3 năm đều tăng chứng tỏ nguồn vốn ngân hàng ngày càng tăng, quy mô hoạt động tín dụng lớn phù hợp với kế hoạch mở rộng tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn giữ được mức tăng trưởng hợp lý, tăng 71.273 triệu đồng, tương ứng với 21,84% so với 6 tháng đầu năm 2012. 29 * Nợ xấu ngắn hạn: Nợ xấu là hình thức biểu hiện đầu tiên của rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, ta khó có thể triệt tiêu được nợ xấu bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng đều chứa đựng mức độ rủi ro của nó. Qua bảng số liệu ta thấy, nợ xấu của ngân hàng vào năm 2011 tăng 2.383 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 136,25%. Như đã biết, năm 2011 là năm lạm phát tăng cao, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản. Tuy ở địa bàn hoạt động của ngân hàng đa số là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, nhưng cũng chịu ảnh hưởng, bởi phần lớn đầu ra sản phẩm của các doanh nghiệp bị bó hẹp, thị trường tiêu thụ bấp bênh, cản trở việc xoay đầu vốn của các tổ chức kinh doanh. Bên cạnh đó, đời sống của người dân cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí chi trả cho hoạt động sản xuất tăng, vụ mùa không đạt hiệu quả nên không đủ điều kiện thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng. Đến đầu năm 2012, nợ xấu của ngân hàng vẫn còn ở mức khá cao, nợ xấu ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2012 là 1.134 triệu đồng, nợ xấu cao là do năm 2011 nợ xấu kéo dài, chưa thu hồi hết, dẫn đến đầu năm 2012 nợ xấu vẫn còn cao. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu ngắn hạn giảm, do ngân hàng tăng cường công tác thu nợ, đồng thời đôn đốc và khuyến khích những khách hàng có nợ xấu quan tâm, thanh toán nợ dứt điểm cho ngân hàng nên tình trạng nợ xấu ngắn hạn được kéo giảm trong thời gian qua. Nhìn chung thì công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng có hiệu quả, nên dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đảm bảo rủi ro đến mức thấp nhất cho ngân hàng. 4.3 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH 4.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 Nền kinh tế nước ta bao gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần kinh tế điều có những hướng phát triển khác nhau, tuy nhiên thành phần kinh tế nào cũng cần vốn, và được vay vốn như nhau. Đối với NHNo & PTNT huyện Tam Bình, đa phần khách hàng là hộ nông dân nên nông dân được xác định là nhân tố tồn tại lâu dài nhất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế xã hội. Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT huyện Tam Bình được thể hiện qua bảng như sau: 30 Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm. Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 so với 2010 So với 2011 Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ % Số tiền % Năm Chỉ tiêu HGD & CN 2010 2011 2012 415.012 476.982 556.717 61.970 14,93 79.735 16,72 DNTN 19.310 40.218 45.129 20.908 108,28 4.911 12,21 Cty CP 1.439 - 2.150 -1.439 -100,00 2,150 x 860 4.415 2.590 3.555 413,37 -1,825 -41,34 436.621 521.615 606.586 84.994 19,47 84.971 16,29 Cty TNHH Tổng cộng (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) Bảng 4.6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 6 tháng đầu 6 tháng đầu Chỉ tiêu 2012 năm 2012 năm 2013 Số tiền Tỷ lệ % HGD & CN 284.777 292.533 7.756 2,72 DNTN 19.298 28.635 9.337 48,38 Cty CP 1.642 2.565 923 56,21 Cty TNHH 1.502 2.548 1.046 69,64 Tổng cộng 307.219 326.281 19.062 6,20 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) * Hộ gia đình và cá nhân: Qua bảng số liệu ta thấy khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các hộ gia đình và cá nhân, nhu cầu vay vốn ngắn hạn của các hộ gia đình và cá nhân là nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho mô hình kinh tế 31 tổng hợp, kinh doanh buôn bán nhỏ… Qua 3 năm, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình và cá nhân có xu hướng tăng lên. Mỗi năm, doanh số cho vay thành phần kinh tế này điều tăng một lượng sắp xỉ 15%. Doanh số cho vay tăng là do sau những biến động thì kinh tế huyện cũng đã ổn định, thêm vào đó giá cả của các mặt hàng nông nghiệp đã tăng kịp so với các chi phí đầu vào. Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế phát triển từ lâu ở huyện, nhiều phong trào chăn nuôi, làm cây giống, lập các cơ sở chế biến, hơn nữa nhiều mô hình kinh tế tổng hợp, kinh tế trang trại, mô hình cánh đồng mẫu lớn được ra đời và đang dần phát triển. Như vậy, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng giúp các hộ gia đình chủ động nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp sản xuất mới, kinh doanh hiệu quả, từng bước cải thiện đời sống người dân, nâng cao cuộc sống nông thôn, nên doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế này mỗi năm đều tăng lên. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn của hộ gia đình và cá nhân tiếp tục tăng, do hộ gia đình là lượng khách hàng nòng cốt, đóng góp nhiều trong sự phát triển của ngân hàng, và ngược lại nguồn vốn ngân hàng cung cấp cho hộ gia đình sản xuất kinh doanh góp phần làm ổn định và phát triển kinh tế địa phương. * Doanh nghiệp tư nhân: Qua 3 năm, doanh số cho vay ngắn hạn của thành phần kinhh tế này có tăng trưởng, do huyện chưa có điều kiện phát triển nên doanh nghiệp tư nhân hình thành ở huyện chưa nhiều, tuy vậy nhưng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc… vì vậy doanh số cho vay ngắn hạn cho thành phần kinh tế này qua mỗi năm tăng đáng kể, vì họ cần có thêm vốn để mở rộng vi mô sản xuất. Năm 2011, doanh số cho vay thành phần kinh tế này tăng đến 108,28%, tương ứng với số tiền là 20.908 triệu đồng. Trong năm này, nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng vọt, khiến cho chi phí nguyên nhiên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp tăng, nên buộc các doanh nghiệp phải vay nhiều vốn hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vào cuối năm 2012, nhiều công trình giao thông ở huyện được xây dựng hoàn thành và được đưa vào lưu thông. Nên đầu năm 2013, nhiều doanh nghiệp xăng dầu được xây dựng xong, họ cần thêm vốn để hoạt động kinh doanh được trôi trãi, vì bao giờ nguồn vốn bỏ ra ban đầu cũng cao hơn nhiều so với những doanh nghiệp đang hoạt động. Điều này cũng góp phần làm cho diện mạo nông thôn ở địa phương ngày càng tươi sáng hơn. 32 * Công ty cổ phần: Nhìn chung thì công ty cổ phần ở huyện chưa có điều kiện phát triển, chỉ rải rác một vài công ty cổ phần. Nhưng do phát triển chưa ổn định, năm 2011 kinh tế lại khó khăn, lãi suất tăng cao nên trong năm này doanh nghiệp không vay vốn mà chỉ hoạt động cầm chừng bằng nguồn vốn sẵng có. Năm 2012 và đầu năm 2013 thì các công ty cổ phần mới bắt đầu vay vốn lại, nhưng doanh số cho vay ngắn hạn thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng rất thấp, dưới 1% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. * Công ty trách nhiệm hữu hạn: Cũng như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn cũng còn khá mới mẽ trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế ở địa phương, tuy nhiên vào năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn của thành phần kinh tế này lại tăng gấp 4 lần so với năm 2010, cho thấy ngân hàng đang từng bước mở rộng qui mô tín dụng cho thành phần kinh tế này. Lý do các thành phần kinh tế này có doanh số cho vay đạt ở mức thấp là do các thành phần kinh tế này không phải là ngành chiến lược trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nên Ngân hàng hạn chế cho vay đối với các thành phần kinh tế này. Nói tóm lại, do địa bàn hoạt động của Ngân hàng thuộc vùng nông thôn nên doanh số cho vay ngắn hạn cho hộ gia đình và cá nhân chiếm ưu thế hàng đầu. Trong tương lai, có thể ngân hàng sẽ mở rộng cho vay ngắn hạn thành phần kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân. Vì đây là hai thành phần có xu hướng phát triển, nhu cầu vay vốn ngân hàng ngày càng tăng. 4.3.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 Nền kinh tế ở địa phương phát triển gồm nhiều ngành nghề, tuy nhiên mỗi ngành đều có tốc độ phát triển và hiệu quả kinh tế mang lại không giống nhau. Vì vậy, ta xem xét doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của ngân hàng qua các năm như sau: 33 Bảng 4.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm. Năm Chỉ tiêu Nông nghiệp 2010 2011 2012 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 so với 2010 so với 2011 Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số tiền % tiền % 274.796 333.037 401.830 58.241 Xây dựng 2.150 6.531 7.222 SX & CB 2.796 3.076 4.633 280 120.074 142.205 153.267 22.131 TMDV Ngành khác Tổng cộng 36.805 36.766 21,19 68.793 4.381 203,77 39.634 -39 436.621 521.615 606.586 84.994 20,66 691 10,58 1.557 50,62 18,43 11.062 7,78 -0,11 2.868 7,80 19,47 84.971 16,29 10,01 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) Bảng 4.8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Chỉ tiêu Nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % 232.614 249.015 16.401 7,05 Xây dựng 5.617 5.125 -492 -8,76 SX & CB 2.465 5.537 3.072 124,62 61.097 60.571 -526 -0,86 5.426 6.033 607 11,19 307.219 326.281 19.062 6,20 TMDV Ngành khác Tổng cộng (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 34 * Nông nghiệp: Đóng góp vào sự phát triển kinh tế của huyện nhà, ngành nông nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng, nông nghiệp là ngành phát triển chủ đạo của địa phương từ xưa đến nay. Tuy nhiên, để phát triển thì cũng cần có nguồn vốn thích hợp để đáp ứng những nhu cầu cần thiết, có điều kiện ứng dụng những thiết bị khoa học hiện đại để công việc sản xuất được thực hiện dễ dàng hơn. Và do là ngành chủ đạo, chiếm đa phần trong lĩnh vực sản xuất của người dân nên doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nhìn chung, doanh số cho vay ngành nông nghiệp qua các năm điều tăng một tỷ lệ tương ứng trên 20% mỗi năm. Từ năm 2010, nền kinh tế nước ta vẫn đang được phục hồi và phát triển theo hướng tích cực, các ngành, các lĩnh vực được đầu tư phát triển, trong đó có nông nghiệp, do vậy nên người dân cần vốn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, làm doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên mà đặc biệt là doanh số cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó Ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, những người nông dân sản xuất lúa, đồng thời có chính sách ưu đãi thu hút khách hàng mới đến giao dịch với Ngân hàng. Vì vậy mà làm cho doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng qua mỗi năm. * Xây dựng: Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay ngành xây dựng tăng qua 3 năm. Đáng chú ý là vào năm 2011, doanh số cho vay lĩnh vực xây dựng tăng 4.381 triệu đồng, tăng 203,77%. Nguyên nhân là do đời sống người dân ngày càng phát triển, thì nhu cầu của người dân cũng ngày càng tăng lên, sửa chửa nhà ở khang trang hơn. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế ở địa phương đang dần được cải thiện, nhiều quán xá, cửa hàng, khu vui chơi cũng được người dân xây dựng để kinh doanh, mua bán. Điều này góp phần làm cho doanh số cho vay của ngành tăng lên đáng kể. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay của ngành có giảm nhưng không đáng kể, giảm 8,76% so với cùng kỳ năm 2012. * Sản xuất và chế biến: Huyện Tam Bình là huyện chuyên sản xuất về nông sản nên ngành sản xuất và chế biến ở vùng phần lớn là sản xuất và chế biến, bảo quản nông sản. Qua 3 năm, doanh số cho vay ngắn hạn của ngành có mức tăng trưởng đáng kể, cao nhất là năm 2012, tăng 50,62% so với năm 2011, tương ứng với số tiền là 1.557 triệu đồng. Nguyên nhân là do nông nghiệp ở địa phương phát triển nên dẫn đến những ngành sản xuất và chế biến nông sản như xay xát lúa, đóng hộp thịt (lợn, bò, gia cầm), sơ chế nấm rơm phát triển. Bên cạnh đó, những làng nghề sản xuất và chế biến truyền thống từ bao đời nay như sản xuất 35 tương chao, cốm gạo, cốm dẹp, trà ở địa phương cũng được lưu truyền và phát triển. Do có nhu cầu về vốn tạm thời để hoạt động sản xuất được mở rộng, nên họ đến vay vốn ngân hàng và góp phần làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của ngành tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn của ngành tăng đến 124,62% so với 6 tháng đầu năm 2012, tương ứng với số tiền tăng là 3.072 triệu đồng. * Thương mại dịch vụ: Là một huyện đang phát triển, thì bên cạnh ngành chủ đạo là nông nghiệp thì thương mại dịch vụ là ngành được các cấp chính quyền nhà nước khuyến khích phát triển để xây dựng nông thôn ngày càng hoàn thiện hơn. Qua 3 năm, doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng đều đặn. Năm 2011 đạt 142.205 triệu đồng, tăng 22.131 triệu đồng so với năm 2010. Nhìn chung, năm 2011 là năm kinh tế nhiều biến động, nhưng ở huyện các tổ chức, các cá thể kinh tế vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của mình mặc dù còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ vào nguồn vốn vay ngân hàng mà hoạt động kinh doanh được trôi trãi hơn. Do vậy doanh số cho vay của ngân hàng cho lĩnh vực thương mại dịch vụ tiếp tục tăng vào năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn của ngành giảm so với cùng kỳ năm 2012 nhưng không đáng kể, chỉ giảm 0,86%. * Ngành khác: Chủ yếu là cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố chứng từ có giá, cho vay cán bộ công nhân viên. Qua 3 năm, doanh số cho vay của ngành có biến động không nhiều. Do năm 2011, lãi suất tăng cao, giá cả các mặt hàng hầu hết đều tăng nên người dân cũng e ngại tiêu dùng nên doanh số cho vay năm này giảm 0,11%. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn của ngành đã tăng trở lại, nguyên nhân là do thị trường đang dần được ổn định, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của người dân cũng tăng lên góp phần làm doanh số cho vay của ngành tăng trong thời gian này. Nhìn chung, sắp tới ngân hàng có thể mở rộng cho vay ở ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ. Vì nông nghiệp là thế mạnh của vùng, sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ cũng gắn liền với sự phát triển nông nghiệp. Vì thế có thể sắp tới, doanh số cho vay của hai ngành này sẽ tăng. 36 4.3.3 Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 Để mở rộng địa bàn hoạt động và khai thác hết tiềm năng kinh tế của huyện, ngoài trụ sở chính đặt tại trung tâm thị trấn Tam Bình, ngân hàng còn mở thêm 4 phòng giao dịch tại 4 địa điểm trọng tâm của huyện như Song Phú, Cái Ngang, Hòa Hiệp, Bình Ninh để khách hàng tiện giao dịch với ngân hàng. Các phòng giao dịch này chịu sự quản lý của NHNo & PTNT huyện Tam Bình và có chức năng hoạt động như NHNo & PTNT huyện Tam Bình. Tuy nhiên, ở mỗi vùng điều kiện phát triển kinh tế là không giống nhau nên mỗi phòng giao dịch phát triển không giống nhau. Để thấy được tình hình hoạt động của các phòng giao dịch ở từng địa bàn như thế nào, ta xem xét qua bảng số liệu sau: Bảng 4.9: Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn hoạt động của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm. Năm Chỉ tiêu Hội sở 2010 2011 2012 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 so với năm 2010 so với năm 2011 Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số tiền % tiền % 96.359 118.498 127.158 22.139 22,98 8.660 7,31 Song Phú 114.116 125.319 159.390 11.203 9,82 34.071 27,19 Cái Ngang 110.157 131.335 160.828 21.178 19,23 29.493 22,46 Hòa Hiệp 59.031 72.354 80.772 13.323 22,57 8.418 11,63 Bình Ninh 56.958 74.109 78.438 17.151 30,11 4.329 5,84 19,47 84.971 16,29 Tổng cộng 436.621 521.615 606.586 84.994 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 37 Bảng 4.10: Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % Hội sở 60.599 65.592 4.993 8,24 Song Phú 80.537 87.639 7.102 8,82 Cái Ngang 82.842 88.595 5.753 6,94 Hòa Hiệp 40.607 41.684 1.077 2,65 Bình Ninh 42.634 42.771 137 0,32 Tổng cộng 307.219 326.281 19.062 6,20 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) * Hội sở: Nằm ở trung tâm của thị trấn Tam Bình nên có điều kiện phát triển, nhưng do địa bàn hoạt động không rộng như ở các PGD nên có tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn thấp hơn ở hai PGD Song Phú và Cái Ngang. Tuy nhiên, qua 3 năm doanh số cho vay ngắn hạn ở hội sở vẫn ở mức tăng trưởng đáng kể, cao nhất là vào năm 2011, tăng 22,98% so với năm 2010, tương ứng với số tiền là 22.139 triệu đồng. Nguyên nhân là do phần lớn các công ty, doanh nghiệp tư nhân đều tập trung ở huyện, các hộ gia đình ở đây đa số đều kinh doanh mua bán. Do vậy họ cần có nhu cầu vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, nên doanh số cho vay ở ngân hàng hội sở qua 3 năm đều tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn giữ được mức tăng trưởng nhất định, tăng 4.993 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 8,24%. Trong tương lai, nhu cầu vốn của người dân ở thị trấn còn tăng hơn nữa, điều này có thể giúp ngân hàng tăng doanh số cho vay ngắn hạn. * PGD Song Phú và PGD Cái Ngang: Nhìn chung, PGD Song Phú và PGD Cái Ngang là hai nơi có doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, hầu hết trên 25% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo & PTNT chi 38 nhánh huyện Tam Bình. Trong đó, tuy có tỷ trọng tương đương nhau nhưng PGD Song Phú là nơi có tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn ở PGD Cái Ngang. Vì PGD Song Phú nằm trên quốc lộ 1A, là nơi tập trung đông dân cư, nằm cạnh chợ Ba Càng, thuận tiện để bà con đến giao dịch với Ngân hàng, hơn thế nữa, đây là nơi tập trung các doanh nghiệp, công ty tư nhân, các cơ sở sản xuất và chế biến từ hàng chục năm và vẫn đang trên con đường phát triển, vì vậy nên doanh số cho vay cao và luôn tăng, tăng từ 9,82% năm 2010 lên đến 27,19% năm 2012. Nguyên nhân của việc tăng doanh số cho vay lên 27,19% năm 2012 so với năm 2011 là do tỷ trọng giảm vào năm 2011, mỗi năm điều trên 25%. Tuy nhiên ở năm 2011, tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn ở nơi này chỉ đạt 24,03%. Nếu xét ở mặt khác thì Cái Ngang cũng có sự phát triển không kém, vì có tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, lại vừa có tốc độ phát triển bền vững, năm 2011 tăng 19,23% so với năm 2010, năm 2012 tăng 22,46% so với năm 2011. Vì Cái Ngang là trung tâm của các xã trong huyện Tam Bình, nằm giữa 2 thành phố là Cần Thơ và Vĩnh Long (đều cách nhau khoảng 30km), gần quốc lộ 1A, sông Cái Ngang là trục đường thủy quan trọng, là tuyến đường tắt nối liền sông Tiền và sông Hậu, thuận tiện để phát triển kinh tế ở địa phương ở cả đường thủy và đường bộ. Nói chung, đây là hai nơi có tiềm năng kinh tế, đã và đang trên con đường phát triển. * PGD Bình Ninh và PGD Hòa Hiệp: Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn ở 2 PGD này chưa cao bằng các địa điểm giao dịch khác. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế ở các xã thuộc địa bàn của hai PGD này tuy có phát triển nhưng còn lạc hậu so với các vùng khác trong huyện. Ngân hàng cho nhiều khách hàng vay nhưng mỗi món vay rất nhỏ, chỉ vài ba triệu đồng. Điều này cũng là nguyên nhân làm cho tỷ trọng doanh số cho vay của hai địa phương này còn ở mức thấp. 4.4 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH Do hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên để đảm bảo đồng vốn bỏ ra được thu hồi nhanh chóng, đúng hạn, có hiệu quả cao và tránh thất thoát thì công tác thu nợ luôn phải được đặt lên hàng đầu. Đối với NHNo & PTNT huyện Tam Bình thì việc thu hồi nợ cũng được quan tâm chú trọng đặc biệt. Doanh số thu nợ ngắn hạn cũng được phân theo ngành và theo thành phần kinh tế, để dễ dàng so sánh sự phát triển giữa các ngành, các thành phần kinh tế trong huyện. 39 4.4.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.11: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm. Năm Chỉ tiêu HGD & CN 2010 2011 2012 383.995 460.570 492.251 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 so với 2010 so với 2011 Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số tiền % tiền % 76.575 19,94 31.681 6,88 14.973 83,98 11.741 35,79 DNTN 17.830 32.803 44.544 Cty CP 1.079 360 2.150 -719 -66,64 296 2.205 2.310 1.909 644,93 Cty TNHH Tổng cộng 403.200 495.938 541.255 92.738 1.790 497,22 105 4,76 23,00 45.317 9,14 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) Bảng 4.12: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Chỉ tiêu HGD & CN 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % 255.960 267.590 11.630 4,54 DNTN 19.072 19.514 442 2,32 Cty CP 921 1.215 294 31,92 Cty TNHH 945 1.699 754 79,79 Tổng cộng 276.898 290.018 13.120 4,74 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 40 Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm phần lớn điều tăng, đây là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy công tác hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng mang lại hiệu quả khả quan cho ngân hàng. Hiệu quả đó được thể hiệ cụ thể qua doanh các thành phần kinh tế như sau: * Hộ gia đình và cá nhân: doanh số thu nợ ngắn hạn đối với hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu, điều đó là do kết cấu của thành phần kinh tế ở huyện Tam Bình đa số là hộ gia đình sống bằng nghề nông nên doanh số cho vay hay doanh số thu nợ ngắn hạn cao cũng là điều hiển nhiên. Qua số liệu 3 năm ta thấy công tác thu nợ ngắn hạn của ngân hàng đối với hộ gia đình và cá nhân luôn tăng. Đáng chú ý là năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng đạt 460.570 triệu đồng, tăng 19,94% so với năm 2010. Năm 2011, lạm phát tăng, kinh tế khó khăn, nhưng do các hộ gia đình và cá nhân ở địa phương chủ yếu hoạt động sản xuất những mặt hàng thiết yếu, cần thiết cho nhu cầu con người mỗi ngày nên dù khó khăn nhưng vẫn tiêu thụ được và thu được lợi nhuận. Kết hợp với cán bộ ngân hàng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở nên người dân cũng ý thức được việc thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. * Doanh nghiệp tư nhân: Tuy số lượng ít nhưng các doanh nghiệp ở địa phương hoạt động rất hiệu quả, vì các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động cung cấp các sản phẩm tiện ích, phù hợp với cuộc sống người dân như vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, thuốc thú y….Đây là những sản phẩm gián tiếp hỗ trợ cho bà con nông dân thực hiện phương án vay vốn của ngân hàng có hiệu quả nên sản phẩm hàng hóa hiếm khi bị tồn đọng. Vì vậy nên công tác thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp tư nhân luôn đạt hiệu quả trong những năm vừa qua. Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này đạt 32.803 triệu đồng, tăng 14.973 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 83,98% so với năm 2010. Tuy năm 2011 là năm của những biến động kinh tế nhưng đối với huyện Tam Bình nói chung và NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình nói riêng vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Năm 2012, doanh số này tiếp tục tăng 35,79% so với năm 2011, tương ứng với số tiền là 11.741 triệu đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ của ngành đạt 19.590 triệu đồng, cao hơn cùng kỳ năm trước 4,54%. * Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là thành phần kinh tế khá mới mẽ, chưa phát triển nhiều ở huyện nên khi kinh tế bị ảnh hưởng thì loại hình kinh tế này chịu ảnh hưởng nhiều nhất do phụ thuộc nhiều vào môi trường kinh doanh bên ngoài và các cổ đông cũng ngại đầu tư. Năm 2011, thành phần này không phát sinh tiền vay nhưng vẫn thu được nợ năm trước là 360 triệu đồng. Năm 2012 41 thì ngân hàng đã thu hết nợ của thành phần kinh tế này. Đến 6 tháng đầu năm 2013, kinh tế đã có phần ổn định nên các công ty cổ phần tiếp tục vay vốn ngân hàng và đã thu được nợ, tỷ lệ thu hồi nợ tăng 31,92% so với đầu năm 2012. * Công ty trách nhiệm hữu hạn: Hầu hết những công ty TNHH ở địa phương là những công ty nhỏ nên việc quản lý sẽ thuận lợi và dễ dàng mang lại hiệu quả kinh tế hơn mặc dù không vi mô như những công ty lớn khác. Vì vậy, nên qua 3 năm công tác thu nợ của ngân hàng đối với công ty TNHH có xu hướng tăng. Đặc biệt là năm 2011, tăng hơn gấp 6 lần so với năm 2010. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này tăng 79,79% so với 6 tháng đầu năm 2012. 4.4.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 Qua phân tích doanh số cho vay, ta biết được mức độ tập trung cho vay của ngân hàng vào ngành kinh tế nào. Như vậy, doanh số thu nợ ngắn hạn theo mỗi ngành ra sao, ta xem xét bảng số liệu: Bảng 4.13: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm. Năm Chỉ Tiêu 2010 2011 2012 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 so với 2010 so với 2011 Số tiền Nông nghiệp 324.426 314.614 355.463 -9.812 Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % -3,02 40.849 12,98 Xây dựng 3.901 7.083 6.670 3.182 81,57 -413 -5,83 SX & CB 2.731 2.806 4.463 75 2,75 1.657 59,05 71.972 115,27 8.641 6,43 27.321 281,54 -5.417 -14,63 TMDV Ngành khác Tổng cộng 62.438 9.704 403.200 134.410 143.051 37.025 31.608 495.938 541.255 92.738 23,00 45.317 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 42 9,14 Bảng 4.14: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Chỉ tiêu Nông nghiệp 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2012 năm 2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % 174.582 184.639 10.057 5,76 Xây dựng 5.257 6.023 766 14,57 SX & CB 1.989 3.708 1.719 86,43 TMDV 79.418 80.998 1.580 1,99 Ngành khác 15.652 14.650 -1.002 -6,40 Tổng cộng 276.898 290.018 13.120 4,74 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) * Nông nghiệp: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nông nghiệp qua 3 năm có nhiều biến động. Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn giảm 9.812 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,02%. Nông nghiệp là ngành tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách thời tiết khách quan, nên khi có thiên tai, dịch bệnh hay dịch cúm xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch của người dân, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Mặt khác, do biến động kinh tế năm 2011, làm cho việc tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, mà nông sản là nguồn mang lại thu nhập chính cho người dân, nên điều này làm cho công tác thu nợ của ngân hàng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên đến năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành nông nghiệp tăng trở lại, với doanh số thu nợ đạt 355.463 triệu đồng, tăng 40.849 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,98% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 nợ quá hạn rất cao nên đầu năm 2012, ngân hàng đã tập trung thu hồi nợ, tận thu cả nợ gốc và lãi. Hơn nữa, đầu năm 2012 giá cả các mặt hàng nông sản bắt đầu tăng giá trở lại do thị trường xuất khẩu đã được ổn định. Tạo điều kiện cho người dân trả nợ cho ngân hàng. Một phần là do khách hàng vay với thời hạn ngắn nên khách hàng ý thức được khoản nợ của mình khi nào đến hạn, và ngân hàng cũng có thể thu được nợ nhanh chóng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp cũng tăng, tăng 10.057 triệu đồng, tương ứng với 43 tỷ lệ tăng là 5,76% so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều này chứng tỏ khách hàng thực hiện phương án có hiệu quả, có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đồng thời, chứng tỏ công tác thẩm định của cán bộ ngân hàng là hợp lý và thiết thực. * Xây dựng: Qua 3 năm, doanh số thu nợ ngắn hạn ngành xây dựng có xu hướng tăng giảm không ổn định. Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn ngành này tăng 3.182 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 81,57% so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn của ngành tăng cao nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng lên theo. Bên cạnh đó, do ngân hàng thu được những khoản nợ trước đó nên làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2011 của ngân hàng tăng cao. * Sản xuất và chế biến: Nhìn chung qua 3 năm, doanh số thu nợ ngắn hạn ngành sản xuất và chế biến có xu hướng tăng. Đáng chú ý là năm 2012, doanh số thu nợ ngành sản xuất và chế biến tăng mạnh, tăng 1.657 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 59.05% so với năm 2011. Nguyên nhân có sự tăng vọt trong doanh số thu nợ ngành sản xuất và chế biến là do Nhà nước khuyến khích phát triển các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất và chế biến bảo quản nông sản như: Xay xát gạo; sản xuất bột; sản xuất bánh tráng giấy; sản xuất bánh tráng nem; sản xuất cốm dẹp; sản xuất các loại bánh khác từ bột; bánh bún, hủ tiếu; chưng cất rượu (nấu rượu; sản xuất đậu hũ ky; sản xuất tương, chao; sản xuất dưa cải; sấy và đóng giỏ nhãn; chế biến thịt và các sản phẩm từ chăn nuôi; sản xuất nước mắm; cưa xẻ gỗ; sơ chế ca cao; trồng và sơ chế nấm rơm…Đây là những ngành phụ nhưng gắn liền với sự phát triển nông nghiệp ở địa phương, hổ trợ cho kinh tế ở địa phương phát triển một cách toàn diện hơn. Phát triển dựa vào tiềm năng sẵng có và được sự hỗ trợ của nhà nước nên hoạt động có hiệu quả, đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng, giữ uy tín để tiếp tục vay vốn ngân hàng. Nhờ vậy nên đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn ngành sản xuất và chế biến vẫn tăng trưởng ổn định và thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng, tăng 86,43% so với 6 tháng đầu năm 2012. * Thương mại dịch vụ: Là ngành có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng thứ 2 sau sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ cũng được chú ý phát triển trong những năm qua và đạt được những thành tựu đáng kể. Vậy nên công tác thu nợ ngành thương mại dịch vụ được cán bộ ngân hàng thực hiện có hiệu quả. Qua 3 năm công tác thu nợ của ngành tăng đáng kể, nhất là năm 2011, doanh số thu nợ của ngành tăng 71.972 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 115,27% so với năm 2010. Ngoài ra, trong năm 2010 một số khách hàng có nợ quá hạn cao thì 44 Ngân hàng đã tăng cường đôn đốc các khách hàng trả nợ nếu không Ngân hàng sẽ xử lý khoản nợ này. Vì vậy mà sang năm 2011, một số khách hàng này đã trả nợ để không bị xử lý tài sản đảm bảo. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số này có tăng trưởng nhưng không đáng kể. * Ngành khác: Chủ yếu là cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên và cầm cố giấy tờ có giá. Qua 3 năm công tác thu nợ có nhiều chuyển biến, năm 2011 doanh số thu nợ tăng cao nhất, tăng đến 281,54%. Nguyên nhân là do trong năm 2011, lãi suất tăng cao, ngân hàng tập trung thu nợ để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng còn thu được các khoản nợ năm trước chuyển sang nên làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng với tốc độ nhanh chóng. Đến năm 2012, doanh số thu nợ của ngân hàng giảm 5.417 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 14,63%. Nguyên nhân là do trong năm 2012, giá cả các mặt hàng giảm, người dân kinh doanh không có lời, nên ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành có giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm 1.002 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 6,40%. Nhìn chung, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng trong ba năm qua là khá tốt. Doanh số thu nợ tăng cao trong những năm qua cho thấy sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng trong thời gian qua, không chỉ mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà còn chú ý đến công tác theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn như trong hợp đồng tín dụng. Điều này cũng cho thấy công tác thẩm định của ngân hàng có hiệu quả góp phần làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng tốt. 4.4.3 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 Mỗi địa phương có tốc độ phát triển khác nhau, và địa bàn nào cũng cần phải có nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động có hiệu quả hay không còn phải xem xét đến công tác thu nợ của ngân hàng: 45 Bảng 4.15: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm. Năm Chỉ tiêu Hội sở 2010 2011 2012 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2011 Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số tiền % tiền % 91.192 112.975 116.338 21.783 23,89 3.363 2,98 Song Phú 107.727 121.630 140.552 13.903 12,91 18.922 15,56 Cái Ngang 104.621 124.016 145.013 19.395 18,54 20.997 16,93 Hòa Hiệp 50.385 68.572 70.177 18.187 36,10 1.605 2,34 Bình Ninh 49.275 68.745 69.175 19.470 39,51 430 0,63 403.200 495.938 541.255 92.738 23,00 45.317 9,14 Tổng cộng (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) Bảng 4.16: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % Hội sở 53.827 60.249 6.422 11,93 Song Phú 70.095 79.898 9.803 13,99 Cái Ngang 71.667 82.321 10.654 14,87 Hòa Hiệp 41.312 34.202 -7.110 -17,21 Bình Ninh 39.997 33.348 -6.649 -16,62 Tổng cộng 276.898 290.018 13.120 4,74 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 46 * Hội sở: Nhìn chung, công tác thu nợ ngắn hạn ở hội sở qua 3 năm có luôn tăng, cao nhất là năm 2011. Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng 23,89% so với năm 2010. Nguyên nhân là trong năm 2011, lãi suất cao, kinh tế có nhiều chuyển biến phức tạp nên rủi ro có thể xảy ra. Do vậy, ngân hàng tập trung thu nợ để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, điều này làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng trong năm 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn ở hội sở vẫn tiếp tục tăng 11,93%. Từ đó cho thấy ngân hàng luôn ý thức và có trách nhiệm với khoản tiền ngân hàng cho khách hàng vay. * PGD Song Phú và PGD Cái Ngang: Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ của cả hai PGD luôn tăng. Cho thấy cả hai PGD điều thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả nên doanh số thu nợ ở hai PGD qua các năm luôn tăng trên 12% so với năm trước. Nguyên nhân do đây là hai khu vực có nền kinh tế có tiềm năng ở huyện. Đặc biệt, cạnh hai PGD có chợ mới xây, khang trang và được người dân tập trung mua bán ngày càng nhiều, chủ yếu là buôn bán nông sản. Hơn thế nữa, sắp tới đây sẽ được nâng lên thành chợ loại 2, có điều kiện phát triển về thương mại dịch vụ. Đây là điều kiện thuận lợi cải thiện cuộc sống của người dân, khiến cuộc sống của người dân ngày càng giàu đẹp hơn. Vì thế việc thanh toán nợ cho ngân hàng ở 2 địa phương này của người dân cho ngân hàng cũng thuận lợi hơn. Điều này cũng là nguyên nhân giúp là tăng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng qua các năm. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ của cả 2 PGD vẫn ở mức tăng trưởng ổn định. Điều đó cho thấy ngân hàng và khách hàng tạo uy tín với nhau, thuận lợi hơn cho lần giao dịch sau. * PGD Bình Ninh và PGD Hòa Hiệp: Nhìn chung qua 3 năm, doanh số thu nợ ngắn hạn ở hai PGD này có xu hướng tăng, cao nhất vào năm 2011. Ở PGD Hòa Hiệp thì tăng 36,10% so với năm 2010, còn ở PGD Bình Ninh thì tăng 39,51% so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số thu nợ ngắn hạn ở 2 PGD này tăng cao trog năm 2011 là do ngân hàng tập trung thu nợ trong năm này để hạn chế rủi ro xảy ra do ảnh hưởng của sự biến động kinh tế năm 2011. Một phần là do những món vay của khách hàng là những món vay nhỏ nên khi đến hạn trả nợ, khách hàng cũng dễ dàng hơn trong việc thanh toán cho ngân hàng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn của 2 PGD này giảm, cho thấy công tác thu nợ ở 2 PGD này vào đầu năm 2013 chưa đạt hiệu quả cao, thấp hơn cùng kỳ năm 2012 trên 16%. 47 4.5 PHÂN TÍCH DƯ NỢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH 4.5.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình Bảng 4.17: Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 3 năm. Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 so với 2010 So với 2011 Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số tiền % tiền % Năm Chỉ tiêu HGD & CN 2010 2011 2012 256.976 273.388 337.854 16.412 DNTN 12.120 19.535 20.120 Cty CP 360 - - Cty TNHH 860 3.070 3.350 2.210 270.316 295.993 361.324 25.677 Tổng cộng 7.415 6,39 64.466 23,58 61,18 585 2,99 -360 -100,00 - - 280 9,12 256,98 9,50 65.331 22,07 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) Bảng 4.18: Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Chỉ tiêu HGD & CN 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % 302.205 362.797 60.592 20,05 DNTN 19.761 29.241 9.480 47,97 Cty CP 721 1.350 629 87,24 Cty TNHH 3.627 4.199 572 15,77 Tổng cộng 326.314 397.587 71.273 21,84 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 48 Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể như sau: * Hộ gia đình, cá nhân: Là huyện sống chủ yếu bằng nghề nông, đa phần người dân hoạt động trên quy mô nhỏ phù hợp với khả năng kiểm soát của mình nhờ một phần tích lũy còn đa phần là vay từ ngân hàng để phát triển sản xuất. Qua 3 năm, dư nợ cho vay ngắn hạn của hộ gia đình và cá nhân có xu hướng tăng. Nhưng tăng mạnh hơn vào năm 2012. Vào năm 2012 dư nợ cho vay ngắn hạn của hộ gia đình và cá nhân là 337.854 triệu đồng, tăng 64.466 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,58%, nguyên nhân làm cho dư nợ ngắn hạn năm 2012 tăng cao là do ngân hàng đang mở rộng cho vay để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở địa phương, mặc khác làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời, do doanh số cho vay ngắn hạn của thành phần kinh tế này tăng mạnh qua các năm cộng với việc thu nợ được thực hiện khá tốt, nhưng mức tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn còn thấp hơn mức tăng của doanh số cho vay ngắn hạn nên dư nợ ngắn hạn cũng tăng lên nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả của hoạt động tín dụng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, đạt 362.797 triệu đồng, tăng 20,05% so với cùng kỳ năm trước. * DNTN: Tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn nhưng dư nợ của DNTN ba năm qua có sự tăng trưởng, nhưng cao nhất vào năm 2011. Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp tư nhân đạt 19.535 triệu đồng, tăng 7.415 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 61,18%. Nguyên nhân là doanh số cho vay năm 2011 tăng đột biến so với năm 2010. Đồng thời, tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn, nên làm dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tư nhân tăng vào năm 2011. Năm 2012 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng so với năm 2011 nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Hai quí đầu năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn của DNTN vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, nhưng vẫn còn thấp so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do DNTN là thành phần kinh tế chưa đóng góp nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế, vì công nghệ sản xuất chưa cao, chưa mang lại hiệu quả kinh tế, hàng tồn kho còn nhiều. * Công ty cổ phần: Năm 2010 dư nợ cho vay ngắn hạn của công ty cổ phần rất thấp, chỉ đạt 360 triệu đồng. Năm 2011 và 2012 công ty cổ phần không phát sinh dư nợ, do công ty cổ phần đã thực hiện thanh toán dứt nợ cho ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì công ty cổ phần có phát sinh giao dịch với 49 ngân hàng do kinh tế đã ổn định, công ty cổ phần bắt đầu hoạt động tích cực trở lại. * Công ty TNHH: Nhìn chung, dư nợ cho vay ngắn hạn của công ty TNHH qua 3 năm có xu hướng tăng. Đáng chú ý là năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn của thành phần kinh tế này tăng lên đáng kể, tăng 256,98%, tương ứng với số tiền là 2.210 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng trưởng đột biến này là do sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn của công ty TNHH tăng 15,77% so với 6 tháng đầu năm 2012. 4.5.2 Dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình Việc phân chia dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế giúp các nhà quản trị ngân hàng biết đối tượng nào là khách hàng mục tiêu của ngân hàng và khách hàng nào ngân hàng vẫn chưa quan tâm đúng mức để từ đó có những chính sách phát triển quy mô tín dụng cho phù hợp. Ta xem xét cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của ngân hàng qua 3 năm cụ thể như sau: Bảng 4.19: Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm. Năm Chỉ Tiêu 2010 Nông nghiệp 2011 2012 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 so với 2010 so với 2011 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ tiền % tiền % 143.919 162.342 208.709 18.423 12,80 46.367 28,56 Xây dựng 4.200 3.648 4.200 -552 -13,14 552 15,13 SX & CB 2.540 2.810 2.980 270 10.63 170 6,05 TMDV 98.513 106.308 116.524 7.795 7,91 10.216 9,61 Ngành khác 21.144 Tổng cộng 20.885 28.911 -259 270.316 295.993 361.324 25.677 -1,22 8.026 38,43 9,50 65.331 22,07 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 50 Bảng 4.20: Tình hình dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Chỉ tiêu Nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % 220.374 273.085 52.711 23,92 Xây dựng 4.008 3.302 -706 -17,61 SX & CB 3.286 4.809 1.523 46,35 TMDV 87.987 96.097 8.110 9,22 Ngành khác 10.659 20.294 9.635 90,38 Tổng cộng 326.314 397.587 71.273 21,84 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) * Nông nghiệp: Nhìn chung qua 3 năm, dư nợ cho vay ngắn hạn ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các ngành mà ngân hàng cho vay. Qua 3 năm, tình hình dư nợ cho vay của ngành nông nghiệp có xu hướng tăng. Tăng cao nhất vào năm 2012, tăng 46.367 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,56% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc tăng dư nợ cho vay ngắn hạn ngành nông nghiệp là do sản xuất nông nghiệp là ngành giữ ưu thế ở địa phương nên được nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Mặc khác, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng là do tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của của doanh số thu nợ ngắn hạn. * Xây dựng: Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn lĩnh vực xây dựng tăng cao nên làm cho dư nợ cho vay ngắn hạn của ngành giảm 552 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,14%. Đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ cho vay của ngành tiếp tục giảm mạnh, giảm 17,61% so với 6 tháng đầu năm 2012. * Sản xuất và chế biến: Nhìn chung, dư nợ cho vay ngành sản xuất và chế biến qua 3 năm có sự tăng trưởng ổn định, dư nợ cho vay tăng nhưng lại giả tỷ trọng từ 36,44% năm 2010 xuống còn 32,25% năm 2012. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ cho vay ngành sản xuất chế biến tăng 1.523 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 46,35% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là trong 51 những năm vừa qua hoạt động ngành sản xuất có hiệu quả nên đến năm 2013, họ cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. * Thương mại dịch vụ: Cả 3 năm dư nợ của ngành thương mại dịch vụ đều tăng lên do quá trình hội nhập nên lĩnh vực thương mại dịch vụ được đầu tư phát triển. Dù tăng nhưng tỷ trọng của ngành thương mại dịch vụ lại giảm từ 36,44% năm 2010 xuống còn 32,25% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Nhìn chung, dư nợ 3 năm có sự tăng nhưng xu hướng tăng vẫn thấp hơn so hơn với xu hướng tăng của tổng dư nợ cho vay. * Ngành khác: chủ yếu là tiêu dùng nên khi lãi suất cao thì ngân hàng sẽ giảm dư nợ cho vay. Năm 2011 lãi suất cho vay đối với tiêu dùng là 19.5%/năm và lượng cho vay cũng giảm nên dư nợ có giảm so với năm 2010. nhưng đên năm 2012 thì dư nợ lại tăng lên. Qua đó có thể thấy lĩnh vực tiêu dùng chịu tác động nhiều bởi lãi suất. 4.5.3 Dư nợ cho vay ngắn hạn theo địa bàn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình Bảng 4.21: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm. Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch Năm 2011 Năm 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số tiền % tiền % Hội sở 50.099 55.622 66.442 5.523 11,02 10.820 19,45 Song Phú 73.649 77.338 96.176 3.689 5,01 18.838 24,36 Cái Ngang 74.588 81.907 97.722 7.319 9,81 15.815 19,31 Hòa Hiệp 38.583 42.365 52.960 3.782 9,80 10.595 25,01 Bình Ninh 33.397 38.761 48.024 5.364 270.316 295.993 361.324 25.677 Tổng cộng 16,06 9.263 23,90 9,50 65.331 22,07 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 52 Bảng 4.22: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu 6 tháng đầu Chỉ tiêu năm 2012 năm 2013 Số tiền Tỷ lệ % Hội sở 62.394 71.785 9.391 15,05 Song Phú 87.780 103.917 16.137 18,38 Cái Ngang 93.082 103.996 10.914 11,73 Hòa Hiệp 41.660 60.442 18.782 45,08 Bình Ninh 41.398 57.447 16.049 38,77 Tổng cộng 326.314 397.587 71.273 21,84 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) * Hội sở: Tình hình dư nợ ngắn hạn ở hội sở ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Cao nhất là năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 66.442 triệu đồng, tăng 19,45% so với năm 2011. Nguyên nhân là trong năm 2012, tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn. Năm 2012, lãi suất giảm, là điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức kinh tế trong địa bàn vay thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh số cho vay tăng nhanh đã góp phần làm tăng dư nợ cho vay ngắn hạn tại ngân hàng hội sở. * PGD Cái Ngang và PGD Song Phú: Đây là hai PGD có hoạt động mạnh nhất trong các PGD của NHNo & PTNT huyện Tam Bình. Do được mở tại trung tâm của hai địa bàn có vị trí địa lý phù hợp phát triển kinh tế trên cả nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ. Năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn của hai PGD này điều tăng đáng kể, ở PGD Song Phú năm 2012 tăng 24,36% so với năm 2011, trong cùng thời gian đó ở PGD Cái Ngang có dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 19,31%. Tuy có tỷ trọng gần tương đương nhau nhưng tốc độ tăng doanh số dư nợ ngắn hạn ở PGD Song Phú tăng nhanh hơn tốc độ tăng của PGD Cái Ngang. Nhưng nhìn chung thì ở hai PGD này có vi mô phát triển chênh lệch nhau không đáng kể. * PGD Hòa Hiệp và PGD Bình Ninh: Qua 3 năm, dư nợ cho vay ngắn hạn của 2 PGD này điều có xu hướng tăng đáng kể nhất là vào năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn ở hai PGD điều tăng trên 23%, cho thấy tuy điều kiện kinh tế ở địa bàn hoạt động chưa phát mạnh nhưg dư nợ cho vay ngắn hạn ở 2 PGD này tăng 53 cũng làm cho tổng dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng đáng kể. Thấy rỏ nhất là vào 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn ở PGD Hòa Hiệp tăng 45,08% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong khi đó, ở PGD Bình Ninh cũng tăng 38,77%. Dư nợ ngắn hạn giảm vào thời gian này là do doanh số thu nợ ngắn hạn giảm. Do vậy cần chú ý thu nợ ở địa bàn hoạt động của 2 PGD này để tăng chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn. 4.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH Để đánh giá được chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng không chỉ dựa vào các chỉ tiêu doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn hay dư nợ cho vay ngắn hạn mà nợ xấu ngắn hạn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Nợ xấu là những món nợ quá hạn sau 90 ngày mà khách hàng chưa hoàn trả được cho ngân hàng, nếu nợ xấu quá nhiều rỏ ràng hoạt động tín dụng không hiệu quả và tiềm ẩn rủi ro, làm cho vòng quay vốn giảm ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động của ngân hàng, còn nợ xấu ít chứng tỏ rằng đội ngũ cán bộ của Ngân hàng thực hiện thu nợ có hiệu quả. Hay nói khác hơn, nợ xấu là thước đo chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để hiểu rỏ hơn về thực trạng tình hình nợ xấu trong NHNo & PTNT huyện Tam Bình thì ta tiến hành phân tích tình hình nợ xấu như sau: 4.6.1 Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình Bảng 4.23: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình qua 3 năm. Năm Chỉ tiêu HGD & CN DNTN Tổng cộng 2010 1.749 1.749 2011 2.832 1.300 4.132 2012 1.160 44 1.204 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 so với 2010 So với 2011 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền % % 1.083 61,92 -1.672 -59,04 1.300 x -1.256 -96,62 2.383 136,25 -2.928 -70,86 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 54 Bảng 4.24: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm 2013. Chỉ tiêu HGD & CN DNTN Tổng cộng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng Đầu năm 2013 1.134 1.134 534 163 697 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền -600 163 -437 Tỷ lệ % -52,91 x -38,54 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) * Hộ gia đình và cá nhân: Qua 3 năm tình hình nợ xấu ngắn hạn của hộ gia đình và cá nhân có nhiều chuyển biến. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn của hộ gia đình và cá nhân tăng 61,92%, tức tăng 1.083 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân tăng là do các khoản vay này có thời hạn ngắn dưới một năm nên khi việc đầu tư không hiệu quả vì những yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” cũng thường hay xảy ra, làm cho các khoản cho vay ngắn hạn theo mùa vụ không có khả năng trả nợ đúng hạn hoặc mất khả năng trả nợ, với số tiền vay không nhiều, nhưng số lượng khách hàng vay lại rất đông, chính vì vậy làm cho khối lượng công việc của cán bộ tín dụng bị quá tải ảnh hưởng đến kết quả thẩm định, xem xét khi cho vay, quá trình giám sát việc sử dụng vốn trước và sau khi cho vay không được thực hiện tốt, khiến nhiều khoản vay sử dụng sai mục đích ban đầu nên việc thu nợ cũng gặp nhiều khó khăn, đa số khách hàng vay ngắn hạn của ngân hàng là nông dân, sự hiểu biết của họ về vấn đề vay trả nợ ngân hàng còn hạn chế, nhiều khách hàng lại không có thiện chí trả nợ, gây ra nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng. Năm 2012, được sự chỉ đạo nhiệt tình của ban lãnh đạo ngân hàng và tinh thần làm việc tích cực của cán bộ ngân hàng nên đã kịp thời xử lý những khoản nợ còn tồn đọng, làm cho nợ xấu ngắn hạn của hộ gia đình và cá nhân giảm đáng kể trong năm này, giảm còn 1.160 triệu đồng. Tương ứng giảm 59,04% với số tiền 1.672 triệu đồng so với năm 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình nợ xấu của ngân hàng tiếp tục giảm, giảm 52,91% so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy công tác xử lý nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng mang lại hiệu quả rất khả quan. * Doanh nghiệp tư nhân: Mặc dù doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân là thấp. Thế nhưng trong năm 2011, nợ xấu của thành phần kinh tế này 55 tăng cao. Trong khi năm 2010, không phát sinh nợ xấu thì năm 2011 nợ xấu ngắn hạn của DNTN lên đến 1.300 triệu đồng. Nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh là do kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên vật liệu tăng khiến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Một số doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để dầu tư dài hạn, làm mất cân đối nguồn vốn, lợi nhuận mang lại không đạt hiệu quả, điều này làm cho công tác thu nợ của ngân hàng gặp khó khăn, nghiêm trọng hơn là gây tình trạng nợ xấu cho ngân hàng. Là những doanh nghiệp hoạt động tư nhân nên phần lớn họ điều quan tâm đến uy tín của mình, nên khi nợ xấu xảy ra họ cũng có ý thức và trách nhiệm về nghĩa vụ trả nợ, kết hợp với công tác thu hồi nợ có hiệu quả của ngân hàng nên nợ xấu của doanh nghiệp tư nhân cũng được xử lý 96,62% vào năm 2012, tức nợ xấu của thành phần kinh tế này giảm 1.256 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ nợ xấu này tăng lên 163 triệu đồng, con số này là không đáng kể nhưng cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. 4.6.2 Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình Bảng 4.25: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình qua 3 năm. Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 so với 2010 So với 2011 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền % % Năm Chỉ Tiêu 2010 Nông nghiệp 2011 2012 1.289 3.517 986 Xây dựng 215 220 43 TMDV 150 372 170 95 23 5 1.749 4.132 1.204 Ngành khác Tổng cộng 2.228 172,85 5 2,33 -177 -80,45 222 148,00 -202 -54,30 -72 -75,79 -18 -78,26 2.383 136,25 -2.928 -70,86 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 56 -2.531 -71,96 Bảng 4.26: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Chỉ tiêu Nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % 943 545 -398 -42,21 Xây dựng 76 79 3 3,95 TMDV 65 41 -24 -36,92 Ngành khác 50 32 -18 -36,00 1.134 697 -437 -38,54 Tổng cộng NHNo & PTNT huyện Tam Bình là một chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh, hoạt động chủ yếu phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương. Đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng hoạt động thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Trong thời gian qua, ngân hàng đã tăng cường cho vay các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ và một số ngành khác nhưng số lượng vẫn còn thấp. Vì vậy nên tỷ lệ nợ xấu của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn những ngành khác. Cụ thể như sau: * Nông nghiệp: Qua 3 năm, nợ xấu ngắn hạn của ngành nông nghiệp tăng giảm không ổn định. Nợ xấu của ngân hàng tăng cao nhất là vào năm 2011, tăng 2.228 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 172,85% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, nền kinh tế có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế ở địa phương. Mặt khác, do tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Tam Bình gặp nhiều khó khăn như giá cả nông sản biến động, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết gây thiệt hại nặng và ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất trên địa bàn huyện, mà thời hạn vay vốn ngắn nên khi đến hạn trả nợ, lợi nhuận mang lại từ việc sản xuất kinh doanh không kịp đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ cho ngân hàng, nên việc trả nợ cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn vào năm này, làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của một số hộ còn manh mún, nhỏ lẻ, cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, nên khi dịch bệnh xảy ra sẽ gây thua lỗ cho người 57 dân. Do ý thức được mức độ rủi ro của những khoản nợ xấu ở năm 2011, nên vào năm 2012 cán bộ tín dụng ngân hàng quyết tâm giải quyết triệt để những khoản nợ xấu, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra, nên vào năm 2012, nợ xấu ngắn hạn ngành nông nghiệp giảm đáng kể. Nợ xấu ngắn hạn ngành nông nghiệp chỉ còn 986 triệu đồng, giảm 2.531 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 71,96%. Tuy nhiên, nhờ vào sự chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự nổ lực của ngành nông nghiệp, các địa phương và nông dân nên sản xuất nông nghiệp của huyện có mức tăng trưởng khá so với năm 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngắn hạn của ngành giảm còn 545 triệu đồng, giảm 42,21% so với cùng kỳ năm 2012. * Xây dựng: Hầu hết các khách hàng thuộc ngành này hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng công trình mà đa phần là các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy khi các khách hàng này trúng thầu thực hiện công trình nhưng do chủ đầu tư là nhà nước thường cấp vốn rất chậm nên các khách hàng này cũng trả nợ chậm cho ngân hàng. Tuy nhiên đây là những khoản nợ mà ngân hàng có khả năng thu hồi. Qua 3 năm, tình hình nợ xấu ngành xây dựng có nhiều biến đổi, đáng chú ý là vào năm 2012, nợ xấu ngắn hạn ngành xây dựng giảm đáng kể, năm 2012 giảm chỉ còn 43 triệu đồng, giảm 80,45% so với năm 2011. * Thương mại dịch vụ: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế địa phương thì ngành thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ra đời đến ngân hàng để xin vay vốn, đồng thời ngân hàng cũng không ngừng tăng doanh số cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ, tạo mối quan hệ với nhiều khách hàng mới. Hơn nữa các khách hàng hoạt động trong ngành này lại phải chịu sự cạnh tranh gay gắt nên khi kinh tế khó khăn sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vì vậy, năm 2011 nợ xấu ngắn hạn của ngành tăng đáng kể, tăng 148% so với năm 2010, tương ứng với số tiền là 222 triệu đồng. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của ngành giảm 202 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 54,30% so với năm 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngắn hạn của ngành giảm chỉ còn 41 triệu đồng, giảm 36,92% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do cán bộ ngân hàng thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở nên khách hàng kịp thời trả nợ cho ngân hàng, không để xảy ra tình trạng thanh lý tài sản hay phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, để ngân hàng và khách hàng có thể giữ được mối quan hệ hợp tác bền lâu. * Ngành khác: Nhìn chung nợ xấu có xu hướng giảm, nguyên nhân là do kinh tế khó khăn nên người dân cũng hạn chế tiêu dùng. 58 4.6.3 Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo địa bàn hoạt động tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình Bảng 4.27: Nợ xấu ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 3 năm. Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Đvt: triệu đồng Chênh lệch Năm 2011 Năm 2011 Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số tiền % tiền % Hội sở 360 836 119 476 132,22 -717 -85,77 Song Phú 448 962 397 514 114,73 -565 -58,73 Cái Ngang 452 864 362 412 91,15 -502 -58,1 Hòa Hiệp 275 789 152 514 186,91 -637 -80,74 Bình Ninh 214 681 174 467 218.22 -507 -74,45 Tổng cộng 1.749 4.132 1.204 2.383 136,25 -2.928 -70,86 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) Bảng 4.28: Nợ xấu ngắn hạn theo địa bàn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình qua 6 tháng đầu năm. Chỉ tiêu 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2012 năm 2013 Đvt: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ lệ % Hội sở 235 140 -95 -40,43 Song Phú 282 169 -113 -40,07 Cái Ngang 305 143 -162 -53,11 Hòa Hiệp 178 133 -45 -25,28 Bình Ninh 134 112 -22 -16,42 1.134 697 -437 -38,54 Tổng cộng (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Tam Bình) 59 Nhìn chung nợ xấu ngắn hạn ở các PGD điều tăng cao vào năm 2011, sau đó lại giảm liên tục tính đến 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là năm 2011 lãi suất cao, thêm vào đó tình hình kinh tế có nhiều biến động nên làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trong huyện gặp nhiều vấn đề khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và công tác thu nợ của ngân hàng. Cao nhất là PGD Song Phú, có tỷ trọng nợ xấu cao nhất vào năm 2011, chiếm 23,28%, tiếp sau đó là PGD Cái Ngang, hội sở, PGD Hòa Hiệp, thấp nhất là PGD Bình Ninh. Do Bình Ninh là nơi có khách hàng vay vốn với khoản vay nhỏ, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nên có điều kiện trả nợ dễ dàng hơn. Trong khi đó ở các PGD khác, có dư nợ cho vay cao nên khi rủi ro xảy ra thì nợ xấu ngắn hạn tăng là điều không thể tránh khỏi. Sang năm 2012, dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng, toàn thể ngân hàng đã quyết tâm thu hồi nợ, làm nợ xấu của ngân hàng giảm đáng kể vào năm 2012, và tiếp tục giảm vào đầu năm 2013. Cho thấy công tác xử lý nợ của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. 4.7 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH. Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình. Trong phần trên như đã phân tích thì cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có những diễn biến tốt. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động tín dụng thì chúng ta phải dựa vào các chỉ tiêu tài chính như: vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động. Trước khi đi vào phần đánh giá, chúng ta quan sát bảng số liệu sau: Bảng 4.29: Bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình qua 3 năm. Năm Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động % 101,17 90,54 96,12 Hệ số thu nợ ngắn hạn % 92,35 95,08 89,23 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn vòng 1,59 1,75 1,65 Nợ xấu ngắn hạn/DN ngắn hạn BQ % 0,69 1,46 0,37 60 Bảng 4.30: Bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT huyện Tam Bình 6 tháng đầu năm. Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động % 95,42 106,27 Hệ số thu nợ ngắn hạn % 90,13 88,89 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn vòng 0,60 0,76 Nợ xấu ngắn hạn/DN ngắn hạn BQ % 0,35 0,18 4.7.1 Phân tích chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, nó giúp ngân hàng so sánh khả năng cho vay ngắn hạn với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này lớn quá hay nhỏ quá đều không tốt bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không đạt hiệu quả, chưa thu hút được nhiều khách hàng. Tỷ số này qua 3 năm đều trên 90%, nghĩa là ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động tương đối hiệu quả và hầu hết nguồn vốn huy động ngân hàng dùng để đầu tư cho vay ngắn hạn. Riêng vào năm 2010, tỷ số này đạt 101,17%, nghĩa là nguồn vốn huy động của ngân hàng không đủ để cho vay ngắn hạn mà cần phải nhờ vào nguồn vốn vay của ngân hàng cấp trên, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số này đạt 106,27%. Điều này cho thấy rằng, nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng ở địa phương là khá cao, ngân hàng cần phải sử dụng thêm một phần vốn vay của ngân hàng cấp trên để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng. 4.7.2 Phân tích hệ số thu nợ ngắn hạn Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay, hay khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì tiến trình thu nợ của ngân hàng càng đạt được hiệu quả và ngược lại. Qua 3 năm, hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng đạt kết quả tốt, biểu hiện qua hệ số thu nợ ngắn hạn ở tỷ lệ khá cao, trên 89%. Cao nhất là vào năm 2011, đạt 95,08%. Cho 61 thấy, cứ 100 đồng vốn cho vay thì thu được 95,08 đồng khi đến hạn. Đến năm 2012, hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng giảm, chỉ còn 89,23%, nghĩa là 100 đồng vốn đem cho vay thì sẽ thu về được 89,23 đồng khi đến hạn. Mặc dù tỷ lệ này có giảm nhưng giảm ít, tỷ số này vẫn còn ở mức cao, cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đã mang lại hiệu quả cao, đầu tư tín dụng đúng hướng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tỷ số này đã tăng trở lại, cho thấy ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, từ khâu chọn lựa khách hàng, xét duyệt cho vay và thu nợ khi đến hạn. 4.7.3 Phân tích vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn, cho biết thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Vòng quay vốn nhanh thì tốc độ đưa vốn vào kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu, đồng thời làm cho đồng vốn huy động của ngân hàng khỏi bị ứ động và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Qua 3 năm ta thấy vòng quay vốn tin dụng của ngân hàng luôn ở mức cao, trên 1,5 vòng. Cao nhất vào năm 2011, đạt 1,75 vòng, tăng 0,16 vòng so với năm 2010. Điều này thể hiện ngân hàng thu hồi vốn nhanh, luân chuyển vốn linh động, đảm bảo cho việc tái đầu tư sinh lời, góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. 4.7.4 Phân tích chỉ tiêu nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn Nợ xấu là những khoản nợ thể hiện mức độ rủi ro tín dụng tại ngân hàng, tất cả các ngân hàng khi hoạt động luôn quan tâm đến nợ quá hạn đặt biệt là nợ xấu. Như ta đã biết nợ quá hạn là một khoản nợ do một nguyên nhân nào đó mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng, tuy nhiên vẫn có khả năng hoàn trả nhưng còn nợ xấu là khoản nợ mà khách hàng có khả năng hoàn trả cho ngân hàng là rất thấp và có nhiều khả năng ngân hàng sẽ bị mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 nhìn chung là rất thấp so với dư nợ ngắn hạn. Hầu hết tỷ lệ này qua các năm điều ở mức dưới 1%, chỉ có năm 2011 là tỷ số này lên đến 1,46%, tuy nhiên vẫn còn ở mức rất thấp so với qui định của NHNN là 5%. Dù trong năm 2011, tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến so với các năm khác, nhưng con số chưa thể hiện hết vấn đề vì ngân hàng có xử lý được nợ xấu đó hay không mới là điều cần được quan tâm. Năm 2012, với sự lãnh đạo nhiệt tình và tinh thần làm việc có trách nhiệm của 62 toàn thể nhân viên, NHNo & PTNT huyện Tam Bình đã xử lý nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng một cách có hiệu quả, làm tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm mạnh, chỉ còn 0,37%. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này giảm chỉ còn 0,18%. Điều này cho thấy, chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ngày càng cao, công tác thu nợ ngày càng đạt hiệu quả. 63 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH 5.1 NHẬN XÉT KẾT QUẢ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH 5.1.1 Kết quả Từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, hoạt động của ngân hàng đạt được nhiều thành quả tích cực. Cụ thể như sau: Doanh thu của ngân hàng có xu hướng tăng, trong khi đó chi phí của ngân hàng có xu hướng giảm. Cho thấy ngân hàng từng bước thực hiện quản lý chi phí có hiệu quả, hoạt động ngày càng được mở rộng, có hiệu quả và đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho ngân hàng. Trong những năm qua, công tác huy động vốn của ngân hàng đã có những chuyển biến tốt. Ngân hàng đã tiếp cận và tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể ban ngành trong công tác huy động vốn để huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các hộ sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính tự chủ cho ngân hàng. Tuy tín dụng ngắn hạn có lãi suất thấp hơn tín dụng trung và dài hạn, mang lại ít lợi nhuận cho ngân hàng hơn. Nhưng tín dụng ngắn hạn có thời hạn ngắn nên ít rủi ro hơn, đặc biệt là trong môi trường kinh tế Việt Nam chưa ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro thì việc tăng cường tín dụng ngắn hạn là rất phù hợp, giảm thiểu rủi ro, rút ngắn thời gian thu hồi vốn cho ngân hàng. Dư nợ ngắn hạn liên tục tăng trong điều kiện luôn có sự cạnh tranh ngày càng cao của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn, song ngân hàng vẫn giữ được thị phần và thị trường tín dụng, giữ được khách hàng truyền thống đồng thời có bước phát triển thêm mối quan hệ với nhiều khách hàng mới. Hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn ở mức cao, cho thấy cán bộ ngân hàng luôn quan tâm đúng mức đến món vay đã giải ngân cho khách hàng. Nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng qua các năm có xu hướng giảm, cho thấy công tác thu hồi và xử lý nợ xấu của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả, đảm bảo cho hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ngày càng có chất lượng. 64 Tốc độ luân chuyển của vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn nhanh, giúp cho việc tái đầu tư của ngân hàng sinh lợi, tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. 5.1.2 Hạn chế Tuy đạt được những thành tựu đáng kể nhưng dù kinh doanh trong lĩnh vực nào thì điều tất yếu là cũng vướng phải một số mặt hạn chế. Mà có hạn chế thì cần phải ra sức khắc phục, do vậy mà các cán bộ ngân hàng luôn luôn phải làm việc hết mình, nhờ đó mà công việc ngày càng được hoàn thiện hơn. Vốn huy động của ngân hàng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vì vậy phải vay vốn của ngân hàng cấp trên, mà nguồn vốn này có lãi suất cao hơn nên có thể lợi nhuận của ngân hàng chưa mang lại kết quả tối ưu. Dư nợ cho vay trong nông nghiệp luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao, nhưng lĩnh vực nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá nông sản luôn biến động. Mặt khác, phần lớn khách hàng đến vay vốn để sản xuất nông nghiệp đều có xu hướng chạy theo lợi nhuận trước mắt, có tính tự phát và trình độ khoa học kỷ thuật để thực hiện phương án vay vốn chưa cao, nên khi gặp rủi ro sẽ khó khôi phục, lợi nhuận mang lại không như mong muốn. Những nguyên nhân này tác động mạnh mẽ đến khách hàng và cả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Mặc dù công tác thẩm định đã thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên, quá trình thẩm định chỉ tập trung đánh giá khía cạnh tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, các nội dung khác chỉ được đánh giá chung chung, dựa trên những luận chứng kinh tế kỹ thuật mà khách hàng đưa ra, mang nặng tính chất định tính. Vì vậy, có một số khách hàng có tâm lý chay lì, không chịu trả nợ khi đến hạn, mặc dù có đủ điều kiện nên đã góp phần làm tăng nợ quá hạn, làm phát sinh nợ xấu. Mặc dù đây là những khoản nợ nhỏ nhưng nó cũng làm tăng nợ quá hạn cho ngân hàng. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc mở rộng tín dụng, mà đặc biệt là hoạt động tín dụng ngắn hạn, có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân, nâng cao cuộc sống nông thôn, phát triển kinh tế địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Để làm được điều đó, thì hoạt động của ngân hàng phải ngày càng có hiệu quả hơn, trong đó việc huy động và sử dụng vốn được quan tâm hàng đầu. 65 5.2.1 Tăng cường huy động vốn Trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của ngân hàng tuy có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân. Một phần là chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng trên cùng địa bàn như Vietinbank, Trustbank. Mặt khác là do các hộ dân chủ yếu là nông dân, thường mang tâm lý thích dự trữ tiền mặt, và chưa hiểu hết tiện ích của việc gửi tiền vào ngân hàng nên chưa gửi tiền vào ngân hàng. Như vậy, để hoạt động huy động vốn có hiệu quả, ngân hàng có thể chủ động tìm kiếm khách hàng, chứ không đợi khách hàng đến ngân hàng gửi tiền. Để thực hiện giải pháp này, hàng năm ngân hàng có thể tổ chức hội nghị khách hàng theo định kỳ. Một mặt, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, tiếp cận và mở rộng quan hệ với khách hàng tiềm năng. Từ đó nắm bắt tâm lý khách hàng, tư vấn giúp người dân hiểu rỏ về vai trò và những dịch vụ tiện ích của ngân hàng, khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể phát huy tính đa dạng hóa trong các phương thức huy động vốn, bằng cách thường xuyên đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, dự thưởng, quay số trúng thưởng với những phần quà có giá trị. Đồng thời, phối hợp với các ban ngành, địa phương thường xuyên tham gia vào các chương trình từ thiện, tài trợ học bổng để quãng bá thương hiệu và nâng cao uy tín của ngân hàng hơn nữa. 5.2.2 Đa dạng hóa ngành nghề cho vay Theo NHNN tỉnh, mục tiêu chính sách tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng, luôn ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, vai trò chủ đạo của NHTM nhà nước là thực hiện đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động tín dụng ở nông thôn, cho vay hầu hết các nhu cầu vốn hợp lý và đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp- nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở nông thôn tiếp cận vốn phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh. Như vậy, để thực hiện mục tiêu của NHNN và nâng cao hiệu quả trong công tác tín dụng ngắn hạn, ngân hàng có thể giữ tỷ trọng cho vay trong ngành chủ đạo là nông nghiệp, đồng thời tăng cường cho vay các ngành sản xuất và chế biến, thương mại dịch vụ, tạo đầu ra cho sản phẩm. 66 Để thực hiện giải pháp này, ngân hàng có thể nghiên cứu các sản phẩm tín dụng cho khách hàng liên kết thực hiện hiện chuỗi sản phẩm như cung cấp thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản nhằm khép kín quy trình tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể phối hợp với chính quyền địa phương tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm để quy trình xây dựng sản xuất-tiêu thụ sản phẩm phát triển bền vững, và ngân hàng cũng có thể cho vay ưu đãi để khách hàng vay vốn an tâm đầu tư sản xuất. Đồng thời ngân hàng có thể đôn đốc, giám sát triển khai các chương trình tín dụng như: Cho vay ưu đãi xuất nhập khẩu, cho vay mua nhà dự án Agribank tài trợ, cho vay mua nhà thu nhập thấp, cho vay tiêu dùng, cho vay liên kết, cho vay tái canh cây ăn quả, để dư nợ cho vay được tăng trưởng tốt. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt, là khách hàng có lịch sử giao dịch tốt với ngân hàng, cán bộ tín dụng có thể xem tài sản đảm bảo như là một biện pháp bảo đảm nợ vay, nếu đánh giá tốt hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh và uy tín khách hàng, ngân hàng có thể xem xét cho vay tín chấp đối với những đối tượng khách hàng kinh doanh tốt, uy tín cao nhằm mở rộng quy mô tín dụng, mang lại nhiều lợi nhuận với ít rủi ro hơn cho ngân hàng. 5.2.3 Nâng cao chất lượng thông tin hỗ trợ cho công tác thẩm định Thông tin là yếu tố quan trọng bậc nhất không chỉ trong khâu thẩm định mà cả khâu theo dõi và xử lý nợ, chất lượng thông tin tốt, đáng tin cậy sẽ giúp cán bộ tín dụng có nhiều cơ sở làm cho cán bộ tín dụng yên tâm hơn cũng như đưa ra quyết định có tính khách quan hơn. Để thực hiện giải pháp này, ngoài thông tin mà khách hàng cung cấp, ngân hàng có thể theo dõi cập nhật thông tin, khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như người thân, hàng xóm, người có mối quan hệ kinh doanh tốt với khách hàng, chính quyền địa phương và đôi lúc là từ chính người thân của cán bộ tín dụng. Ngân hàng cũng cần cải thiện chất lượng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của mình, hoàn thiện các tiêu chí xếp loại khách hàng vì đây là nguồn thông tin chất lượng đã được kiểm chứng về tính tin cậy. Đồng thời, ngân hàng cần xem xét phổ biến những thông tin mới nhất tới từng cán bộ ngân hàng thông qua nhiều phương tiện khác nhau như tổ chức những buổi hội thảo, tổ chức thi tìm hiểu quy định, quy chế mới, xuất bản số thông tin hàng tháng phục vụ nội bộ. 67 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Sau khi phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng tương đối đạt hiệu quả tốt. Dư nợ ngắn hạn của ngân hàng trong thời gian qua liên tục tăng, hệ số thu nợ của ngân hàng luôn đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng cũng đạt được thành quả tích cực, nợ xấu qua các năm giảm đáng kể. Bước sang 6 tháng cuối năm 2013 và trong thời gian tới, tín dụng ngắn hạn của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển mạnh mẽ trong tương lai với sự tham gia đông đảo của hầu hết các NHTM và các tổ chức phi ngân hàng. Vì thế, lãnh đạo và nhân viên của chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa đồng thời có những chính sách mới mẻ nhằm gia tăng thị phần tín dụng ngắn hạn để NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tam Bình có sản phẩm và số lượng khách hàng nhiều nhất trên địa bàn. Nói tóm lại, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn, NHNo & PTNT huyện Tam Bình đã đứng vững và đi lên, giữ vai trò tích cực trong nhiệm vụ hỗ trợ cho bà con nông dân, các doanh nghiệp kinh doanh ở địa phương, không những giữ được họ mà còn thêm khách hàng, phát triển đối tượng đầu tư và khách hàng mới, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiện nay đạt hiệu quả khá tốt, chất lượng tín dụng ngày càng cao là một minh chứng cho sự tăng trưởng bền vững và góp phần nâng cao vị thế của NHNo & PTNT huyện Tam Bình trên thị trường tài chính. 6.2 Kiến nghị Sau thời gian học tập, em được tiếp xúc, nghiên cứu tình hình thực tế để có những hiểu biết thêm về những vấn đề thực tế phát sinh trong xã hội mà những kiến thức sách vở chưa cung cấp được. May mắn hơn, em được tiếp xúc với môi trường làm việc tại địa phương mình đang sống. Em thấy, hoạt động của địa phương ngày càng phát triển theo xu hướng hội nhập, đời sống kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày một khang trang hơn. Tuy nhiên, em cũng có ý kiến như sau: 68 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương, các ngành các cấp chức năng nơi ngân hàng đang hoạt động - Kết hợp với phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn mở những cuộc hội thảo về giống cây trồng và vật nuôi, ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí, thu hoạch đạt năng suất cao, phát triển kinh tế địa phương. - Thường xuyên cử cán bộ quan sát thực tế tại từng địa bàn, để có biện pháp xử lý kịp thời. Biết được thế mạnh của địa bàn nào là gì, từ đó phát huy thế mạnh của vùng, nâng cao cuộc sống người dân. 6.2.2 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long - Đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa khách hàng, không tập trung cho vay vào một đối tượng khách hàng hay một ngành nghề mà cần mở rộng cho vay nhiều đối tượng khách hàng với những mục đích khác nhau, ngành nghề kinh doanh khác nhau. - Ngân hàng có thể nghiên cứu tình hình diễn biến thực tế và cụ thể ở từng địa bàn để giao chỉ tiêu cho vay đối với từng cán bộ tín dụng, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng quản lý tốt những món vay, giúp hoạt động tín dụng có hiệu quả, hạn chế tình trạng nợ xấu xảy ra. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .1. Ths. Thái Văn Đại ( 2010). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 2. Ths. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. 3. TS. Nguyễn Minh Kiều ( 2006). Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản Tài chính. 4. http:// www.agribank.com.vn 5. http//: http://www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=81642 70 [...]... hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Bình Từ đó giúp ngân hàng phát huy thế mạnh, hạn chế mặt yếu và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam. .. Tam Bình thông qua việc phân tích doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng - Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Bình - Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn cho ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam. .. hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tam Bình 13 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH 3.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG Tam Bình là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, có diện tích 278,88km2 Trong đó diện tích đất nông nghiệp chi m 242,90km2, dân số 165.214 người, mật độ dân số 680 người/ km2 Huyện. .. thời hạn ngắn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó ngân hàng cũng thu hồi vốn được nhanh hơn Để hiểu rỏ hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, em chọn đề tài Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển 1 nông thôn chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long , để làm đề tài nghiên cứu và trao dồi thêm kiến thức trong thời gian học tập 1.2 MỤC TIÊU... Tam Bình 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Tam Bình 1.3.2 Thời gian - Số liệu sử dụng phân tích từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 - Đề tài được thực hiện từ 19/08/2013 đến 18/11/2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. .. lấy tên là Ngân hàng Nông Nghiệp Tam Bình, vào ngày 26/03/1991 đến ngày 26/01/1997 được đổi tên Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Tam Bình NHNo & PTNT huyện Tam Bình là một trong bảy chi nhánh của NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long Ngoài trụ sở chính tại khóm 2 huyện Tam Bình, Ngân hàng đã mở thêm 4 phòng giao dịch: Cái Ngang, Song Phú, Bình Ninh, Hòa Hiệp để tạo điều kiện cho khách hàng đến... để phân tích các tỷ số tài chính như phân tích tỷ số dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động, thu nợ ngắn hạn trên doanh số cho vay ngắn hạn, nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn để đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tam Bình 12 - Mục tiêu 3: Trên cơ sở nội dung đã phân tích, dùng phương pháp suy luận để đề ra giải pháp nâng cao hoạt. .. lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Đồng thời, phản ánh mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng chịu Chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng ngân hàng tốt 2.1.7.8 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn = Dư nợ ngắn hạn bình quân Trong đó: Dư nợ bình quân = (Dư nợ năm N + Dư nợ năm (N-1))/2 Chỉ tiêu này chỉ ra tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, chỉ... quả, trước là để trả các khoản nợ vay và sau là để phát triển doanh nghiệp 2.1.2.3 Đối với ngân hàng Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng đã đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đó là công cụ để tạo nên lợi nhuận và phòng chống rủi ro của ngân hàng Trong quá trình hoạt động 4 của các ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng phải quan tâm đến các vấn đề ,... nông sản biến động Để việc sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, người dân cần phải có nguồn vốn hỗ trợ Để đóng góp cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện nhà thì ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Bình đã có nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu cần vốn của người dân, giúp hoạt động sản xuất của người dân đạt hiệu quả cao, mà đặc biệt là hoạt

Ngày đăng: 07/10/2015, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w