1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ

71 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 863,48 KB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -----  ----- TRƢƠNG MINH TÂM PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ NGÀNH : 52340201 Cần Thơ, 8/2013 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập dưới giảng đường trường Đại Học Cần Thơ được Thầy Cô chỉ bảo và truyền đạt kiến thức kết hợp với thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ em đã học được những bài học quý báu từ thực tiễn giúp ích cho bản thân để em có thể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại Học Cần Thơ. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Lưu Thanh Đức Hải đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các Cô Chú, Anh Chị Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong thời gian thực tập. Do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự bỏ lỗi, góp ý chân thành của Quý Thầy Cô cùng các Cô Chú, Anh Chị trong Ngân hàng. Em kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Ban Giám Đốc và toàn thể Quý Cô Chú, Anh Chị trong Ngân hàng được nhiều sức khoẻ và đạt được nhiều thắng lợi trong công tác cũng như trong cuộc sống. Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trƣơng Minh Tâm i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trƣơng Minh Tâm ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ...................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài .................................................................... 1 1.1.2.Căn cứ khoa học và thực tiễn ......................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4.1 Phạm vi không gian ........................................................................ 3 1.4.2 Phạm vi thời gian ........................................................................... 3 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan .................................................................. 3 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 5 2.1 Phương pháp luận ...................................................................................... 5 2.1.1 Khái quát về tín dụng ..................................................................... 5 2.1.2 Khái quát về tài trợ xuất nhập khẩu ................................................ 8 2.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ........ 12 2.1.4 Các phương pháp phân tích số liệu ............................................... 13 2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 15 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 15 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 15 Chƣơng 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ ........................ 16 3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Cần Thơ ....................................................................................... 16 3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban............................ 17 3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Công Thương CN Cần Thơ ............................................................................................................. 17 3.2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban .......... 18 3.3 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu .......................................................... 22 3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Cần Thơ .......................................................................... 23 3.5 Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng TMCP Công Thương trong thời gian qua ......................................................................................................... 28 iv 3.5.1 Thuận lợi...................................................................................... 28 3.5.2 Khó khăn...................................................................................... 28 3.6 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Cần Thơ trong thời gian tới ................................................................................................... 28 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ ........................................................................................... 30 4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn và vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Cần Thơ .................................................................................. 30 4.1.1 Tình hình nguồn vốn của NH TMCP Công Thương Cần Thơ ....... 30 4.1.2 Tình hình huy động vốn của NH TMCP Công Thương Cần Thơ .. 32 4.2 Khái quát tình hình hoạt động tín dụng của NH TMCP Công Thương Cần Thơ ............................................................................................................. 34 4.3 Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ................................. 37 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay .......................................................... 37 4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ ............................................................ 41 4.3.3 Phân tích dư nợ tín dụng .............................................................. 45 4.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ................... 48 4.4.1 Dư nợ tài trợ XNK/Vốn huy động ................................................ 48 4.4.2 Dư nợ tài trợ XNK/Tổng dư nợ .................................................... 50 4.4.3 Tỷ lệ nợ xấu tài trợ xuất nhập khẩu .............................................. 50 4.4.4 Hệ số thu nợ tài trợ xuất nhập khẩu .............................................. 50 4.4.5 Vòng quay vốn tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ............................ 51 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU ............................................ 52 5.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK ........ 52 5.1.1 Thuận lợi...................................................................................... 52 5.1.2 Khó khăn...................................................................................... 53 5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Ngân hàng TMCP Công Thương Cần Thơ ...................................................................... 54 5.2.1 Hoàn thiện cơ chế tín dụng, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và thu mua ngoại tệ ....................................................................................... 54 5.2.2 Ứng dụng chiến lược Marketing trong hoạt động ngân hàng ........ 55 5.2.3 Thực hiện chiến lược hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ của khách hàng . 55 5.2.4 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên ......................... 55 5.2.5 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế ............................................................ 56 5.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro .................................................................... 56 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................... 58 v 6.1 Kết luận ................................................................................................... 58 6.2 Kiến nghị ................................................................................................. 58 6.2.1 Đối với NH TMCP Công Thương Việt Nam ................................ 58 6.2.2 Đối với NHNN ............................................................................. 59 6.2.2 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các Ban ngành có liên quan ............................................................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 61 vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013....................... 25 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NH TMCP Công Thương Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ....................................... 31 Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của NH TMCP Công Thương Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 .................................... 33 Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng của NH TMCP Công Thương Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 ........................................................................... 35 Bảng 4.4: Doanh số cho vay tài trợ XNK theo ngành kinh tế ......................... 38 Bảng 4.5: Doanh số thu nợ tài trợ XNK theo ngành kinh tế ........................... 42 Bảng 4.6: Dư nợ tín dụng tài trợ XNK theo ngành kinh tế ............................. 46 Bảng 4.7: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại NH TMCP Công thương Cần Thơ ................................................................................... 49 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Các hình thức tín dụng tài trợ XNK tại các NHTM Việt Nam ........ 11 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ ........................................................................................................ 19 Hình 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 .......................................................................... 26 Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ 6 tháng 2012 – 6 tháng 2013 .................................................................. 27 Hình 4.1: Doanh số cho vay tài trợ XNK theo ngành kinh tế ......................... 39 Hình 4.2: Doanh số thu nợ tài trợ XNK theo ngành kinh tế ........................... 43 Hình 4.3: Dư nợ tín dụng tài trợ XNK theo ngành kinh tế ............................. 47 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH : NHTM : NHNN : TMCP : NHCT : DN : DSCV : DSTN : ĐBSCL : TM – DV : XNK : TTXNK : TTQT : TCTD : CBTD : TP : ĐVT : VNĐ : Ngân hàng Ngân hàng thương mại Ngân hàng nhà nước Thương mại cổ phần Ngân Hàng Công Thương Doanh nghiệp Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Đồng bằng song Cửu Long thương mại – Dịch vụ Xuất nhập khẩu Tài trợ xuất nhập khẩu Thanh toán quốc tế Tổ chức tín dụng Cán bộ tín dụng Thành phố Đơn vị tính Việt Nam Đồng ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang trên đường mở cửa hội nhập, hợp tác, giao lưu buôn bán với quốc tế. Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách mở cửa đón nhận sự hợp tác đầu tư, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu mang đến nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực và đặc biệt không thể không kể tới ngành ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở nước ta. Hòa nhập vào nhịp điệu phát triển của nền kinh tế nước nhà, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam sẽ mở cửa hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới. Song song với xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cả nước nói chung hay tại Cần Thơ nói riêng đã, đang và sẽ không ngừng mở rộng và hội nhập để đạt được những mục tiêu đã đề ra trong tiến trình phát triển của mình. Tuy nhiên, những thách thức mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt ngày càng nhiều. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải hoàn thiện và nâng cao tính cạnh tranh, tính hiệu quả trong kinh doanh. Nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn tài chính có sẵn thì họ không thể thực hiện được tốt vai trò của mình. Chính vì thế, cần phải mở rộng quan hệ hợp tác với ngân hàng thông qua mối quan hệ tín dụng tài trợ. Trong kinh doanh, dù là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu, dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng luôn luôn là một công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ cho dòng tiền của các doanh nghiệp và giúp họ phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Nắm bắt được nhu cầu đó của các doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ đã mạnh dạn đầu tư phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, một mặt vừa tạo được doanh thu, đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, nâng cao cạnh tranh và tạo thương hiệu uy tín cho bản thân ngân hàng, mặt khác cũng góp phần giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu. Xuất phát từ thực tế đó nên đề tài “ Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công Thƣơng Chi nhánh Cần Thơ ” được chọn làm đề tài nghiên cứu. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Để thực hiện tốt chức năng, vai trò, nhiệm vụ của một ngân hàng thì trong quá trình hoạt động các nhà lãnh đạo ngân hàng phải biết rõ vị thế, những điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng để có những chiến lược kinh 1 doanh phù hợp với từng hoàn cảnh, từng giai đoạn kinh tế xã hội cụ thể. Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, ví như quả tim đối với cơ thể sống của con người, bất kỳ một sự sai sót nào nếu không có biện pháp xử lý kịp thời cũng có thể gây biết bao tổn thất cho ngân hàng, làm mất lòng tin của khách hàng, đánh mất thị phần ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và sự tồn tại của ngân hàng. Nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long, Thành phố Cần Thơ đang có những biến đổi không ngừng về mọi mặt, tạo nhiều cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Năm 2012, VietinBank đã vượt qua khó khăn với những kết quả đáng ghi nhận: Tổng tài sản VietinBank đạt 503,5 nghìn tỷ đồng ( tăng 9,4% so với năm 2011) trở thành Ngân hàng có quy mô tài sản lớn thứ 2 trên thị trường Việt Nam. Nguồn vốn huy động tăng trưởng 9,3%, dư nợ cho vay tăng 13,6%. VietinBank là NHTM đi đầu trong việc đẩy mạnh cho vay khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu… Từ tình hình thực tế trên, Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ ngày càng khẳng định vai trò của mình đối với hoạt động xuất nhập khẩu, tiến hành nhiều biện pháp cải tiến và đa dạng hóa các hình thức tài trợ nhằm giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển và tăng tính hiệu quả trong kinh doanh. Đáp ứng được nhu cầu đó có nghĩa là ngân hàng đã gián tiếp góp phần tạo nên sự phát triển bền vững và hài hòa giữa doanh nghiệp với địa phương và đất nước, từng bước phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của vùng và vì mục tiêu “ Dân giàu – nước mạnh” mà Đảng - Nhà nước đã đề ra. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giúp cho hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công Thương trong thời gian tới. 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 diễn ra như thế nào? - Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng là gì? Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ cần phải làm gì để phát huy những thuận lợi, đồng thời Ngân hàng cần đề ra giải pháp nào để khắc phục những khó khăn đó? - Để hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới thì Ngân hàng cần phải làm gì? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ. 1.4.2 Phạm vi thời gian Đề tài trình bày dựa trên thông tin, số liệu được thu thập từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ. Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công Thương từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN - Đề tài “Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ” của Đỗ Thị Ngọc Hân tại trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm phân tích hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ theo ba tiêu chí: xuất – nhập khẩu, ngành nghề tài trợ, phương thức tài trợ. Trong đề tài đã cho thấy được cơ cấu cho vay tài trợ xuất nhập khẩu trong tổng doanh số cho vay và tỷ trọng của từng ngành nghề trong lĩnh vực cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Điều này giúp tác giả xác định được các yếu tố ảnh huởng đến từng ngành nghề trong cơ cấu cho vay tại ngân hàng, để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Viectcombank Cần Thơ. - Đề tài " Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Cà Mau” của tác giả Nguyễn Đức Xinh. Đề tài nêu lên thực trạng, hiệu quả hoạt động 3 thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Cà Mau và một số giải pháp nâng cao hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại đơn vị. - Đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Eximbank Cần Thơ” của tác giả Phạm Thị Phương Giang trường Đại học Cần Thơ nhằm phân tích và đánh giá về hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Eximbank Cần Thơ. Trong đề tài tác giả có sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích tình hình hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu để tìm ra những mặt đạt và chưa đạt nhằm đưa ra giải pháp để khắc phục. - Đề tài “Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng” là luận văn tốt nghiệp tại Đại học Cần Thơ của tác giả Nguyễn Thị Thoa đề cập về tình hình hoạt động của Agribank Sóc Trăng và quy trình hoạt động thanh toán L/C tại ngân hàng cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động và rủi ro trong thanh toán L/C mà ngân hàng gặp phải. Từ dó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ cho Agribank Sóc Trăng. Tuy đề tài phân tích khá chi tiết hoạt động của nghiệp vụ thanh toán bằng phuong thức tín dụng chứng từ tại Agribank Sóc Trăng, cũng như đua ra được các nguyên nhân và rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động này nhưng chưa có sự phân tích cụ thể doanh số thu được của từng ngành hàng thông qua nghiệp vụ trên. Mặt khác, tác giả chưa rút ra được những diểm mạnh và điểm yếu đối với nghiệp vụ này. - Đề tài “Phân tích hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Exmimbank Cần Thơ” của Nguyễn Thành Luân trường Đại học Cần Thơ. Dựa trên cơ sở lý thuyết thanh toán quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng về các hình thức thanh toán để phân tích hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng. Từ các kết quả phân tích, tác giả đưa ra những mặt đạt được và khó khăn còn tồn tại để từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng hóa bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Eximbank Cần Thơ. Trong đề tài, tác giả đã so sánh tỷ trọng của nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ so với phương thức khác trong tổng thể hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng ở mức so sánh mà chưa phân tích cụ thể doanh số thu được của từng ngành hàng qua nghiệp vụ trên và tác giả cũng chưa đưa ra được những khó khăn bên trong ngân hàng và những thách thức từ bên ngoài mà ngân hàng phải đối mặt. 4 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái quát về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay, tín dụng được hiểu theo những định nghĩa sau: - Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. - Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. - Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người đi vay). Mặc dù “tín dụng” có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng nội dung thống nhất của những định nghĩa này là: phản ánh một bên là người cho vay, còn bên kia là người đi vay; quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện hành. 2.1.1.2 Vai trò của tín dụng a. Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển - Tín dụng là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. - Tín dụng là một trong những công cụ tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế, thúc đẩy tích tụ vốn cho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế. + Đối với doanh nghiệp: tín dụng là cầu nối tiết kiệm và đầu tư. + Đối với toàn xã hội: tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn. b. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, giá cả - Trong quá trình thực hiện chức năng tập trung và phân phối vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, từ đó làm giảm áp lực lạm phát, góp phần ổn định tiền tệ. - Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đảm bảo và phát triển sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hóa, 5 dịch vụ tạo ra ngày càng nhiều đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của toàn xã hội góp phần ổn định giá cả thị trường trong nước. c. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội - Khả năng cung ứng vốn của tín dụng tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển, từ đó làm thỏa mãn và nâng cao đời sống của người dân. - Tín dụng cung ứng vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó giúp giải quyết nạn thất nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. - Xã hội phát triển lành mạnh, đời sống người dân được ổn định, ai cũng có công ăn việc làm là những tiền đề quan trọng để ổn định trật tự xã hội và tín dụng là một nhân tố tích cực tạo ra những tiền đề đó. d. Tín dụng góp phần mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại và giao lưu quốc tế Nếu tín dụng không chỉ phát triển ở phạm vi quốc nội mà còn có thể mở rộng ra phạm vi quốc tế thì có thể giúp đỡ và giải quyết nhu cầu vốn lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng phát triển. 2.1.1.3 Phân loại tín dụng Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng, cho nhiều đối tượng khách hàng với những mục đích sử dụng khác nhau. Để tránh nhầm lẫn và có cái nhìn tổng quát về các loại tín dụng, người ta phân loại tín dụng theo một số tiêu chí sau: a) Căn cứ vào thời hạn cho vay - Cho vay ngắn hạn: Có thời hạn đến 1 năm. - Cho vay trung hạn: Có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. - Cho vay dài hạn: Có thời hạn trên 5 năm. b) Căn cứ vào đảm bảo tín dụng - Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba. - Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba. c) Căn cứ mục đích tín dụng - Tín dụng bất động sản: Đây là các khoản tín dụng được bảo đảm bằng bất động sản, bao gồm: +Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai. 6 +Tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trang trại và bất động sản ở nước ngoài. - Tín dụng công thương nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua nguyên vật liệu, trả thuế và chi trả lương. - Tín dụng nông nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cung cấp cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia súc. - Tín dụng cá nhân: Đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân để mua sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, trang thiết bị trong nhà… - Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. - Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng mua các trang thiết bị máy móc và cho thuê lại chúng. - Tín dụng khác. 2.1.1.4 Nguyên tắc tín dụng - Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của sử dụng vốn vay tạo điều kiện thực hiện tốt việc hoàn trả nợ vay của khách hàng. Để thực hiện tốt điều này, trong hồ sơ vay vốn khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình và kèm theo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết, nếu ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền yêu cầu thu hồi nợ trước hạn. - Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, ngân hàng và bên vay thoả thuận trong hợp đồng tín dụng rằng ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng (trả nợ gốc) và một khoản chi phí (lợi tức) nhất định cho việc sử dụng vốn vay. Nguyên tắc này đảm bảo cho tiền vay không bị giảm giá, tiền vay phải thu hồi được đầy đủ và có sinh lời. 7 2.1.1.5 Điều kiện cấp tín dụng Các khách hàng muốn được vay vốn ngân hàng phải có các điều kiện sau đây: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vay vốn hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.1.2 Khái quát về tài trợ xuất nhập khẩu 2.1.2.1 Khái niệm Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là khoản tín dụng ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp, tổ chức nhằm những mục đích sau: + Hỗ trợ nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. + Hỗ trợ nhà xuất khẩu bổ sung vốn lưu động để quá trình sản xuất được liên tục, không bị gián đoạn do thiếu vốn tạm thời hoặc chờ tiền thanh toán hàng xuất khẩu. Từ đó, có thể giao hàng đúng hạn cho bên nhập khẩu. Tài trợ xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ tín dụng nhưng luôn gắn liền với thanh toán quốc tế. Đây cũng là một trong những phương thức thanh toán quốc tế mà ngân hàng áp dụng để phục vụ khách hàng trong quá trình thanh toán mua bán ngoại thương. 2.1.2.2 Đặc điểm của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu - Cũng là hình thức của tín dụng và mang những đặc điểm của tín dụng - Gắn liền với hoạt động thanh toán quốc tế - Đa dạng về hình thức 2.1.2.3 Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu a) Đối với ngân hàng - Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng là hình thức tài trợ thương mại, thời hạn tài trợ gắn liền với thời gian thực hiện từng thương vụ. 8 Vì vậy, loại cho vay này có độ an toàn cao, vốn của ngân hàng được sử dụng có hiệu quả hơn, thời gian thu hồi nhanh, cụ thể: + Thời gian tài trợ thường ngắn giúp ngân hàng tránh được những rủi ro lạm phát và rủi ro thanh toán. + Hình thức này nâng cao được tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý các nguồn thanh toán thông qua tài khoản của doanh nghiệp xuất nhập khẩu mở tại ngân hàng. + Hiệu quả của ngân hàng trong tài trợ xuất nhập khẩu được thể hiện thông qua lãi thu được. Do các phương thức thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu phát triển dưới nhiều hình thức, ngân hàng có điều kiện thu được tiền lãi qua các hoạt động tài trợ này. Ngoài ra, thông qua hình thức tài trợ ngân hàng còn mở rộng được các quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín ngân hàng trên thị trường quốc tế. b) Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Tài trợ xuất nhập khẩu là ngân hàng giúp doanh nghiệp thực hiện được những thương vụ lớn. Những thương vụ trong ngoại thương thường đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong điều kiện vốn của doanh nghiệp không đủ để chuẩn bị hàng xuất khẩu hoặc thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Tài trợ của ngân hàng cho xuất nhập khẩu là giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện được kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình. - Tài trợ xuất nhập khẩu làm tăng tính hiệu quả của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ, giao đúng hạn. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp nhập máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, có khả năng mạnh trong cạnh tranh. - Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế. c) Đối với nền kinh tế - Thông qua tài trợ của ngân hàng, hàng hóa xuất nhập khẩu theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục, góp phần tăng tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị trường. 9 - Tài trợ xuất nhập khẩu góp phần phục vụ chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. 2.1.2.4 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu - Xu hướng hiện nay là nền kinh tế phải gắn liền với nền kinh tế thế giới nên hoạt động ngoại thương phát triển rất nhanh về số lượng lẫn quy mô, từ đó phải có sự tài trợ, giúp đỡ của ngân hàng về vốn kỹ thuật thanh toán. Thông thường, nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM gắn liền với nghiệp vụ thanh toán quốc tế, được thực hiện qua hai hình thức: + Tài trợ bằng cách cho vay + Tài trợ bằng hình thức bảo lãnh 10 Tài trợ xuất nhập khẩu Tài trợ Xuất khẩu Tài trợ Nhập khẩu 1. Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu. 2. Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu - Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu + Chiết khấu truy đòi + Chiết khấu miễn truy đòi - Ứng trước tiền thanh toán hàng xuất khẩu. 1. Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu. 2. Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập khẩu. 3. Bảo lãnh và tái bảo lãnh: - Bảo lãnh phát hành L/C trả chậm. - Phát hành thư báo lãnh. - Ký bảo lãnh trên hối phiếu. - Ký bảo lãnh lệnh phiếu. Hình thức tài trợ khác 1. Tư vấn hợp đồng ngoại thương. 2. Tư vấn thị trường xuất nhập khẩu. 3. Tư vấn thuế quan. 4. Tư vấn về hợp đồng vận chuyển. (Nguồn: http://old.voer.edu.vn) Hình 2.1: CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 11 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 2.1.3.1 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng là chỉ số phản ánh tình hình luân chuyển của nguồn vốn, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Do đó, tỷ số này càng lớn thì hiệu quả của việc sử dụng vốn càng cao vì khả năng thu hồi nợ vay là nhanh. 2.1.3.2 Hệ số thu nợ (%) Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay Chỉ tiêu hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng. Chỉ tiêu này cho ta biết được số tiền mà ngân hàng thu được trong một kỳ kinh doanh nhất định từ doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn thì công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. 2.1.3.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ Chỉ tiêu này nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Chỉ số này càng thấp thì càng tốt. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. 2.1.3.4 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (%) Dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = Vốn huy động Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì 12 không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. 2.1.3.5 Tỷ lệ dư nợ cho vay tài trợ XNK trên tổng dư nợ (%) Tỷ lệ dư nợ cho vay tài trợ XNK / Dư nợ cho vay tài trợ XNK = Tổng dư nợ tổng dư nợ 2.1.3.6 Tỷ lệ doanh số cho vay tài trợ XNK trên tổng nguồn vốn (%) Tỷ lệ doanh số cho Doanh số cho vay tài trợ XNK = vay / tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn để cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công tác cho vay càng nhiều, vốn không bị ứ đọng và đây là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng. 2.1.3.7 Tỷ lệ doanh số cho vay tài trợ XNK trên tổng doanh số cho vay (%) Tỷ lệ doanh số cho vay Doanh số cho vay tài trợ XNK tài trợ XNK/ tổng doanh = Tổng doanh số cho vay số cho vay 2.1.4 Các phƣơng pháp phân tích số liệu 2.1.4.1 Phương pháp so sánh - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. ∆Y = Y1 - Yo Trong đó: Yo : chỉ tiêu năm trước. Y1 : chỉ tiêu năm sau. ∆Y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. 13 - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Y1-Yo ∆Y = x 100% Yo Trong đó: Yo : chỉ tiêu năm trước. Y1 : chỉ tiêu năm sau. ∆Y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. 2.1.4.2 Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu tín dụng. Từ đó xác định được nhân tố chủ yếu và thứ yếu ( là nhân tố tác động mạnh hay ít ) ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, gồm 4 bước sau đây:  Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc  Đối tượng phân tích được xác định là: Q = Q1 – Q0  Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các yếu tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất. Giả sử có 2 nhân tố a, b có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản ánh về lượng và nhân tố b phản ánh về chất. Kỳ phân tích: Q1 = a1b1 Kỳ gốc: Q0 = a0b0  Bước3: Lần lượt thay thế các nhân tố ở kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. Thế lần 1: a1b0 Thế lần 2: a1b1  Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần 14 trước. Tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là Q.  Xác định mức ảnh hưởng + Mức ảnh hưởng của nhân tố a: a = a1b0– a0b0 + Mức ảnh hưởng của nhân tố b: b = a1b1– a1b0  Tổng cộng các nhân tố: a + b = a1b1 – a0b0 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ. - Đề tài không chỉ sử dụng các số liệu từ báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính để phân tích tình hình tài sản nợ, tài sản có và khả năng sinh lời mà còn kết hợp với các số liệu thứ cấp trên các tạp chí, website… làm cơ sở để so sánh và đánh giá. - Dựa trên các số liệu tính toán từ báo cáo tài chính để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp không chỉ dựa trên các số liệu đã tính toán trong các phần trên mà kết hợp với các số liệu thứ cấp trên website. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp phân tích so sánh tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối để phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Mục tiêu 2: Phương pháp phân tích tỷ số dùng để đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế, biểu hiện bằng lần (dư nợ/ Vốn huy động), vòng (vòng vốn tín dụng), % (rủi ro tín dụng, dư nợ/ tổng nguồn vốn),…để phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tình hình huy động vốn, tình hình cho vay của Ngân hàng từ đó xem nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu... để xác định thực trạng và nguyên nhân rủi ro. Mục tiêu 3 : Tổng hợp các nhược điểm còn tồn tại, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu làm căn cứ để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công Thương. 15 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –Chi nhánh Cần Thơ. Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Industry and Trade – Cantho Branch. Logo: Địa chỉ: số 09 đường Phan Đình Phùng, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ tiền thân là ngân hàng khu vực TP. Cần Thơ thuộc Ngân hàng Nhà nước, có trụ sở tại 39 - 41 Ngô Quyền, TP Cần Thơ. Đến đầu tháng 7/1988 VietinBank Chi nhánh Cần Thơ chính thức thành lập theo Nghị định 53 của Chính phủ với trụ sở chính thức tại số 9 đường Phan Đình Phùng, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ là một NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế và cho vay trong các lĩnh vực công thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ. Đầu năm 1991 Ngân hàng đã mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, VietinBank Chi nhánh Cần Thơ hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và vốn điều chuyển từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Khi mới thành lập, VietinBank Chi nhánh Cần Thơ bao gồm cả phòng giao dịch Sóc Trăng và Chi nhánh cấp 2 Khu công nghiệp Trà Nóc. Tháng 6/2001 phòng giao dịch Sóc Trăng tách khỏi sự kiểm soát của VietinBank Chi nhánh Cần Thơ và hình thành Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Sóc Trăng. Đến tháng 10/2006 thì Chi nhánh cấp 2 Khu công nghiệp Trà Nóc được tách ra thành Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Khu công nghiệp Trà Nóc (hiện nay là Chi nhánh Tây Đô) trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. 16 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ với phương châm “ Phát triển - An toàn - Hiệu quả ” luôn tìm kiếm các biện pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả. Nhiều năm qua, Ngân hàng đã không ngừng nổ lực, phấn đấu vươn lên và hiện đang phát triển hết sức lớn mạnh với phương thức kinh doanh đa dạng và hữu hiệu. Đồng thời, Chi nhánh luôn cải cách hoạt động ngân hàng về các lĩnh vực như: tiền tệ, thanh toán, tín dụng, xây dựng tác phong làm việc mới, đào tạo cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn cao và đầu tư xây dụng mạng lưới thanh toán điện tử trong toàn hệ thống giúp luân chuyển vốn nhanh trong nền kinh tế đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Trong hơn 20 năm hoạt động tại Cần Thơ, chặng đường đi qua tuy gặp không ít khó khăn nhưng VietinBank Chi nhánh Cần Thơ đã cố gắng vượt qua nhiều thách thức và tìm cách mở rộng phát triển kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi nhất và đưa vốn đến tận người có nhu cầu vốn. Mặt khác, VietinBank Chi nhánh Cần Thơ còn góp phần trở thành một trong những NHTM Nhà nước hàng đầu của Cần Thơ với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế TP. Cần Thơ nói riêng và sự phát triển kinh tế cả nước nói chung. 3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CÁC PHÕNG BAN 3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của VietinBank Chi nhánh Cần Thơ 3.2.1.1 Chức năng: VietinBank Chi nhánh Cần Thơ hoạt động tương tự như các NHTM khác. Do đó, Chi nhánh vẫn thực hiện các chức năng của NHTM. Tuy nhiên, Chi nhánh tập trung vào hai chức năng đó là: chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán.  Chức năng trung gian tín dụng Đây là chức năng đặc trưng của Ngân hàng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Để thực hiện chức năng này, một mặt Ngân hàng huy động vốn và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể trong xã hội để hình thành nguồn vốn. Mặt khác, trên nguồn vốn huy động được Ngân hàng sẽ cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.  Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng đứng ra làm trung gian để thực hiện các giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, người mua, người bán,...để hoàn tất các quan hệ kinh tế giữa họ. Do đó, Chi nhánh cung cấp một danh mục phương tiện thanh toán rất đa dạng và phong phú như: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, các loại thẻ, thanh toán cho khách hàng giá trị hàng hóa và dịch vụ. Hiện nay, Chi nhánh 17 được nối mạng trên toàn hệ thống nên việc thực hiện thanh toán ngày càng dễ dàng và nhanh chóng, tiện lợi. 3.2.1.2 Nhiệm vụ - Tích cực góp phần phát triển nền kinh tế TP. Cần Thơ, giúp nâng cao và cải thiện đời sống của người dân trong thành phố. - Bảo tồn và phát triển nguồn vốn kinh doanh của đơn vị. - Thực hiện hoạt động kinh doanh đúng theo quy định, theo chính sách Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đề ra. 3.2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ gồm có: 1 Chi nhánh và 8 phòng giao dịch được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau: 18 BAN GIÁM ĐỐC CÁC CÁC PHÒNG PHÒNG BAN P. KẾ TOÁN PGD CÁI RĂNG P. TỔCHỨC HÀNH CHÍNH PGD NINH KIỀU P. NGÂN QUỸ PGD NGUYỄN TRÃI P. THÔNG TIN ĐIỆN TOÁN PGD QUANG TRUNG P. KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PGD PHONG ĐIỀN P. BÁN LẺ PGD THẮNG LỢI P. TỔNG HỢP PGD THỐT NỐT GIAO DỊCH PGD AN THỚI ( Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chánh VietinBank Cần Thơ) Hình 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 19 3.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban  Ban Giám đốc Ban Giám đốc Chi nhánh gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc Giám đốc Giám đốc VietinBank Chi nhánh Cần Thơ do Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam bổ nhiệm. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động của Chi nhánh. Mọi hoạt động của Chi nhánh đều do Giám đốc chỉ đạo và điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi của đơn vị. Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật hay nâng lương cán bộ trong đơn vị theo quyền hạn của mình. Đồng thời tiếp nhận thông tin từ Hội sở chính và Chi nhánh cấp dưới để hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh doanh cho Chi nhánh mình. Phó giám đốc Phó giám đốc là người hỗ trợ và giúp đỡ Giám đốc chỉ đạo một số mặt công tác do Giám đốc phân công hay ủy quyền, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công thực hiện. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh - Cần Thơ gồm 03 Phó Giám đốc phụ trách hoạt động các phòng ban và các phòng giao dịch.  Phòng kế toán Phòng kế toán có nhiệm vụ hoạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đúng theo sự hướng dẫn của NHNN và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về kế toán thống kê theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ huy động vốn, xây dựng kế hoạch tài chính và phân tích báo cáo tài chính hằng năm, tham mưu cho Giám đốc về việc điều hành kế hoạch tài chính cũng như kiểm soát chi tiêu và quản lý tài sản của ngân hàng.  Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính thực hiện việc sắp xếp, bố trí cán bộ vào các công việc phù hợp, quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của ngân hàng, an ninh, an toàn cho hoạt động đó, giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương, tiền thưởng.  Phòng ngân quỹ Phòng ngân quỹ là phòng quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện nghiệp vụ thu - chi tiền mặt khi có nhu cầu theo sự xác nhận của phòng kế toán. Khách hàng sẽ tiếp nhận tiền tại phòng ngân quỹ. Ngược lại, phòng ngân quỹ sẽ kiểm tra số tiền của khách hàng nộp vào tài khoản ngân hàng. 20  Phòng thông tin điện toán Phòng này có nhiệm vụ quản lý, kiểm soát và chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật máy móc thiết bị, hệ thống mạng và các chương trình giao dịch cho các phòng ban hoạt động tốt hơn. Phòng khách hàng doanh nghiệp Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc về chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiến hành thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi cho vay, định giá tài sản đảm bảo khoản vay, tính toán số tiền gốc và lãi phải thu vào mỗi kỳ hạn, thu hồi nợ cho vay khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích thỏa thuận.  Phòng bán lẻ Phòng này cũng có chức năng như phòng khách hàng doanh nghiệp nhưng khách hàng ở đây là cá nhân. Ngoài ra còn thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của dân cư, tổ chức.  Phòng tổng hợp Phòng này có chức năng trong việc tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và hoạt động của ngân hàng đến các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, nghiên cứu, phân tích, dự báo về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và kinh tế trên địa bàn để tham mưu cho Ban giám đốc và chịu trách nhiệm triển khai chỉ đạo của Thống đốc trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có liên quan đến hoạt động ngân hàng.  Các phòng giao dịch Phòng giao dịch cũng thực hiện các nghiệp vụ giống như tại Hội sở chính: nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, thanh toán, chuyển khoản, đồng thời quảng bá các sản phẩm dịch vụ như: phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng, chi trả kiều hối,… Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Công Thương Cần Thơ được tổ chức theo dạng kết hợp cơ cấu trực tuyến - chức năng, gọn nhẹ và khoa học, công tác bố trí nhân sự phù hợp với năng lực chuyên môn đảm bảo đầy đủ công việc và chất lượng đạt được nhằm phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng phòng ban. Điều này giúp cho việc quản lý kinh doanh tại chi nhánh cũng 21 như các phòng giao dịch đạt hiệu quả hơn. Ưu điểm với bộ máy tổ chức như vậy giúp ban giám đốc tập trung vào công việc chính của mỗi người, giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo, giúp các phòng ban dễ dàng trong việc nhận và truyền thông tin từ cấp trên, đồng thời giảm bớt gánh nặng về quản trị cho Ban giám đốc. Nhược điểm do có nhiều cơ quan chức năng nên dễ dẫn đến việc đưa ra những quyết định chồng chéo. Chính vì vậy, Ban giám đốc phải phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục tình trạng không ăn khớp, cục bộ… 3.3 CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU 3.3.1 Huy động vốn - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy... 3.3.2 Cho vay tín dụng - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu. - Cho vay tiêu dùng. 3.3.3 Bảo lãnh Bảo lãnh và tái bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán. 3.3.4 Thanh toán và tài trợ thƣơng mại - Chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union. - Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và séc. - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM và chi trả kiều hối. - Phát hành thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. - Nhờ thu xuất – nhập khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hối phiếu. 3.3.5 Ngân quỹ - Mua bán ngoại tệ. - Thu, chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ. - Mua bán chứng từ có giá như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu.. 3.3.6 Thẻ và ngân hàng điện tử - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (visa, master card), dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt, phone banking. - Và các hoạt động khác. 22 3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ NHTM ra đời và phát triển gắn với nền sản xuất hàng hóa, ngân hàng kinh doanh một loại hàng hóa rất đặc biệt đó là tiền tệ. Tuy nhiên về bản chất thì hoạt động của NHTM cũng giống như các doanh nghiệp bình thường khác ở chỗ nó cũng là một đơn vị sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt được tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro trong kế hoạch kinh doanh của mình. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng 3.1 sau đây:  Về doanh thu Qua bảng số liệu 3.1, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có chiều hướng tăng giảm không ổn định và không đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 tổng thu nhập đạt 772.089 triệu đồng tăng 501.509 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 184,87% so với năm 2010 mà nguyên nhân là do năm 2011 Ngân hàng đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế góp phần quan trọng vào kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế hợp lý; đồng thời hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt được hiệu quả rất cao khi tất cả các nguồn thu của Ngân hàng đều tăng trong đó thu từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất 97,16% tổng thu nhập. Ngoài ra, trong năm 2011 Ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ mới đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán và các hoạt động khác nên thu hút được nhiều khách hàng như thu từ dịch vụ thanh toán, phí chuyển tiền, phát hành L/C... Sang năm 2012 tổng thu nhập giảm nhẹ xuống còn 697.562 triệu đồng tức giảm 74.527 triệu đồng với tỷ lệ giảm 9,65% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho thu nhập năm 2012 giảm đi vì đây là năm mà nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa tìm ra lối thoát, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan... Mặt khác năm 2012 để lại nhiều dấu ấn quan trọng của thị trường tài chính ngân hàng: tín dụng tăng trưởng thấp nhất 20 năm chỉ 15%, tốc độ tăng nợ xấu ở mức báo động, lợi nhuận của các ngân hàng hầu hết sụt giảm thậm chí thua lỗ, lãi suất cơ bản giảm còn 8% năm, tái cơ cấu các TCTD yếu kém, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế,...  Về chi phí Đối với khoản mục chi phí, điều đáng chú ý là chi phí từ lãi chiếm tỷ trọng khá cao vì huy động vốn cũng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Do đó, nó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng của 23 lợi nhuận giảm đi. Cụ thể trong năm 2011 tỷ lệ tăng của chi phí là 202,88% trong khi thu nhập tăng chỉ 184,47% so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí giảm 4,075 và thu nhập cũng giảm 9,65%. Điều này có thể được giải thích từ hai nguyên nhân: Thứ nhất là trong thời gian qua, để huy động vốn Ngân hàng đã thực hiện các chương trình tiết kiệm dự thưởng như “ Muôn kết nối – Trọn tin yêu”, “ 25 năm gắn kết”… cùng với áp lực lãi suất đã làm cho chi phí huy động vốn tăng. Thứ hai là lãi suất huy động giảm mạnh, không còn hấp dẫn khách hàng đã làm cho nguồn vốn huy động giảm, nên chi phí trả lãi của chi nhánh cũng giảm đáng kể. Bên cạnh đó, Chi nhánh thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, theo đó quỹ lương thưởng chi cho nhân viên của toàn Ngân hàng giảm 45% so với năm 2011. Vì thế, Chi nhánh đã giảm bớt được một phần chi phí hoạt động của mình.  Về lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Lợi nhuận của Ngân hàng trong năm 2011 đạt 68.868 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng tăng 77,24% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh, Vietinbank đã giải ngân hơn 8000 tỷ đồng và thu lợi nhuận từ lãi của các khoản cho vay này. Đặc biệt hơn, trong khi nhiều Ngân hàng thiếu hụt thanh khoản thì Vietinbank vẫn giữ vững vị trí là Ngân hàng cung ứng vốn lớn nhất trên thị trường liên Ngân hàng, là nhà tạo lập và dẫn dắt thị trường. Với chiến lược đầu tư hợp lý, khả năng quản lý tốt và dự đoán thị trường chính xác, Vietinbank Cần Thơ không chỉ đảm bảo khả năng thanh khoản cho mình mà còn tích cực hỗ trợ thanh khoản của các Ngân hàng khác trên địa bàn, góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời tăng lợi nhuận cho chi nhánh trong năm 2011. 24 Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6T2013/6T2012 Số tiền % 1. Tổng thu nhập 271.030 772.089 697.562 385.974 438,851 501.059 184,87 (74.527) (9,65) 52,877 13,70 - Thu nhập từ lãi 263.343 759.919 680.604 375,284 424,623 496.576 188,57 (79.315) (10,44) 49,339 13,15 7.687 12.170 16.958 10,690 14,228 4.483 2. Tổng chi phí 232.175 703.221 674.585 373,676 424,813 - Chi phí từ lãi 221.138 685.547 654.797 362,684 - Chi phí ngoài lãi 11.037 17.674 19.788 10,992 3. Tổng lợi nhuận 38.855 68.868 22.977 - Thu nhập ngoài lãi 58,32 4.788 39,34 3,538 33,10 471.046 202,88 (28.636) (4,07) 51,137 13,68 411,709 464.409 210,01 (30,750) (4,49) 49,025 13,52 13,104 6.637 11,96 2,112 19,21 60,13 2.114 12,298 14,038 30.013 77,24 (45.891) (66,64) 1,740 14,15 (Nguồn : Phòng khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng Công Thương Cần Thơ) 25 Triệu đồng 900 800 700 THU NHẬP 600 CHI PHÍ 500 400 LỢI NHUẬN 300 200 100 0 2010 2011 2012 Năm (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng) Hình 3.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 - 2012 Nhưng đến năm 2012 thì lợi nhuận của Ngân hàng giảm mạnh đến 66,64% với số tiền giảm là 45.891 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ giảm lãi suất cho vay theo định hướng của ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh, do nguồn vốn huy động để cho vay trước đây đều có mức lãi suất khá cao, việc giảm lãi suất các khoản cho vay cũ xuống theo quy định của NHNN đã làm cho Chi nhánh gặp khó khăn về nguồn vốn để bù đắp chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cộng thêm tình hình lạm phát trong nước vẫn còn ở mức cao làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, hàng hóa sản xuất ra không bán được hoặc bán với giá thấp dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng giảm theo. Theo bảng 3.1 ta thấy tổng lợi nhuận 6 tháng năm 2013 đạt 14.038 triệu đồng tăng 14,15 % tương ứng số tiền 1.740 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Lợi nhuận này có được nhờ khoản thặng dư lớn từ việc phát hành cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, cùng các tích lũy, vốn chủ sở hữu trong kỳ. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng tạo sức tăng lợi nhuận là VietinBank đã giảm rất mạnh chi phí hoạt động trong quý 2/2013 so với quý 2/ 2012, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng ít hơn hẳn so với cùng kỳ. Ngoài ra trong 6 tháng đầu năm 2013, môi trường kinh tế vĩ mô đã được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 2,4%, cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao, đạt mức kỷ lục, giá trị VNĐ tiếp tục được cải thiện, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định. 26 Triệu đồng 500 450 400 THU NHẬP 350 300 CHI PHÍ 250 LỢI NHUẬN 200 150 100 50 Năm 0 6T2012 6T2013 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng) Hình 3.3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ 6 THÁNG 2012 – 6 THÁNG 2013 Qua kết quả phân tích cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khá ổn định nhưng vẫn có nhiều biến động. Nguyên nhân do Ngân hàng phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác đặc biệt là hiện nay nhiều chi nhánh Ngân hàng đang lần lượt ra đời như Sacombank, ACB, Vietcombank,… thêm vào đó các Ngân hàng có xu hướng sáp nhập, hợp nhất đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ. Chính vì vậy Ngân hàng cần phải đưa ra chủ trương đúng đắn, năng động trong điều hành lãi suất, thực hiện tốt chính sách khách hàng tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp thu được lợi nhuận, từ đó các doanh nghiệp dễ dàng thanh toán các khoản tiền vay cho ngân hàng. Mặt khác, Ngân hàng luôn chú trọng đến công tác giao dịch với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, các khách hàng có uy tín cao. Qua đó tạo điều kiện cho khách hàng có mức vốn tương đối để sản xuất kinh doanh và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nhằm ổn định và phát triển kinh tế cho đất nước. Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam; tuy nhiên nhờ sự cố gắng, nổ lực của cán bộ, công nhân viên tại chi nhánh, đặc biệt là sự điều hành đúng đắn của Ban giám đốc. Từ những thành công đạt được Ngân hàng Công Thương Cần Thơ đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính và trong lòng của khách hàng. 27 3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ TRONG NHỮNG NĂM QUA 3.5.1 Thuận lợi - Ngân hàng Công Thương Cần Thơ nằm ở vị trí thuận lợi, ngay trung tâm thành phố Cần Thơ – trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. - Có quan hệ rộng rãi trong thanh toán với các ngân hàng trong và ngoài nước, tạo được uy tín nên đã thu hút được nhiều khách hàng thanh toán, chuyển tiền qua ngân hàng. - Có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình với công việc, được đào tạo với các trường đại học trong và ngoài nước, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với công việc, chu đáo với khách hàng. - Có hoạt động nghiệp vụ rất đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các thành phần kinh tế, dân cư tạo được niềm tin cho khách hàng. 3.5.2 Khó khăn - Địa bàn thành phố Cần Thơ tập trung rất đông các Ngân hàng hoạt động. Do đó, không tránh khỏi việc cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng, VietinBank Cần Thơ cũng không tránh khỏi quy luật đó. - Thiếu vốn trung và dài hạn để đáp ứng đủ nhu cầu tài trợ do nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng ngày càng khan hiếm. - Thời gian gần đây nước ta lại lâm vào tình trạng dịch cúm gia cầm, lạm phát tăng cao, giá vàng tăng đột biến… Do đó, tâm lý của người dân có nhu cầu dự trữ vàng hơn là đồng Việt Nam, điều đó đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn. - Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản, lương thực xuất nhập khẩu nhưng hiện nay các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 3.6 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI Trong tình hình kinh tế - xã hội và môi trường hoạt động ngân hàng hiện nay, đòi hỏi NHTM nói chung cũng như Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ nói riêng phải cơ cấu lại các hoạt động kinh doanh của mình để giữ 28 vững vai trò là ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu và sớm có thể hội nhập vào cộng đồng tài chính – ngân hàng quốc tế. Với phương châm đổi mới: “An toàn – hiệu quả - phát triển” và để phù hợp với định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam: - VietinBank chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường. Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước; tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện Ngân hàng theo hướng hiện đại. - Nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, đổi mới, nâng cấp mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. - Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. - Tập trung xử lý nợ xấu ở mức thấp nhất; đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ngoại bảng đảm bảo hoạt động của VietinBank tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững đồng thời đưa giá trị thương hiệu VietinBank được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu trở thành Ngân hàng thương mại mạnh trong khu vực. 29 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NH CÔNG THƢƠNG 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETINBANK CẦN THƠ 4.1.1 Tình hình nguồn vốn của VietinBank Cần Thơ Trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào thì nguồn vốn kinh doanh cũng luôn nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng thế và nó phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn. Nó không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Muốn hoạt động có hiệu quả ngân hàng phải biết tự chăm lo về nguồn vốn. Để hoạt động của Ngân hàng được phát triển và ngày càng được mở rộng thì nguồn vốn của Ngân hàng phải được đảm bảo một cách an toàn. Nguồn vốn đó có thể do huy động, vốn hội sở, đi vay hoặc cũng có thể từ các tài sản nợ khác của Ngân hàng. Tùy theo cơ cấu nguồn vốn mà mỗi thành phần trong nguồn vốn chiếm một tỷ lệ khác nhau. Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ được thể hiện cụ thể qua bảng 4.1 sau đây: Qua bảng 4.1 nguồn vốn của Ngân hàng Công thương Cần Thơ ta thấy vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2010 vốn huy động chiếm 80% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 tăng lên 84,75% và tăng cao nhất năm 2012 vốn huy động đạt mức 89,29% trong tổng nguồn vốn. Sáu tháng đầu năm 2013 vốn huy động chiếm 88,90% trong tổng vốn huy động, tăng rất nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm là nhờ vào việc Ngân hàng đã chú trọng phát triển nguồn này. Trong ba năm qua, Chi nhánh đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động, đồng thời việc đa dạng hóa các hình thức huy động đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như: gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có dự bốc thăm trúng thưởng, gửi tiền có kỳ hạn, gửi tiền không kỳ hạn… Bên cạnh đó cuộc sống người dân ngày càng khá hơn, ý thức tiết kiệm của người dân ngày càng được phát huy và cũng nhờ qua quảng bá, quảng cáo, sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nhân viên Ngân hàng đối với khách hàng đã chỉ cho người dân thấy được lợi ích của việc gửi tiền, cho họ thấy được sự an toàn, khả năng sinh lợi. 30 Bảng 4.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA VIETINBANK CẦN THƠ ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 Số tiền Vốn huy động 1.979.646 2.220.097 2.289.407 2.083.980 2.236.732 240.451 2012/2011 % 12,15 Số tiền 6T2013/6T2012 % Số tiền % 69.310 3,12 152.752 7,33 Vốn điều chuyển 462.658 377.681 262.665 237.696 264.139 (84.977) (18,37) (115.016) (30,45) 26.443 11,12 Vốn và các quỹ 32.254 21.936 12.065 14.376 15.036 (10.318) (31,99) (9.871) (45,00) 660 4,59 2.474.558 2.619.714 2.564.137 2.336.052 2.515.907 145.156 5,87 (55.577) (2,12) 179.855 7,70 Tổng nguồn vốn (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ) 31 Hầu hết các NHTM nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng được hết nhu cầu về vốn của khách hàng hoặc để đảm bảo cho khả năng chi trả và thanh toán của chi nhánh trong những điều kiện cấp thiết. Vì vậy, ngoài vốn huy động tại chỗ Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng Trung Ương. Mặc dù, nguồn vốn này được vay với lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động vốn của ngân hàng, nhưng đây là nguồn vốn chính nhằm giúp ngân hàng có đủ vốn để cung cấp tín dụng cho khách hàng khi vốn huy động tại chỗ còn hạn chế. Tuy nhiên, vì nguồn vốn này một mặt phải chịu lãi suất cao hơn so với lãi suất vốn huy động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên gây ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận, mặt khác nó sẽ làm giảm tính chủ động của ngân hàng trong việc đầu tư và cho vay vốn cho nên Ngân hàng luôn phấn đấu giảm nguồn vốn này. Chính vì thế, qua bảng số liệu ta thấy vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương có xu hướng giảm qua ba năm trong tổng nguồn vốn. 4.1.2 Tình hình huy động vốn của VietinBank Cần Thơ Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vốn được xem là thành phần đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành và phát triển của ngân hàng. Ngoài nguồn vốn do ngân hàng cấp trên cấp thì phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, để có được nguồn vốn cho việc mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế, ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư. Qua bảng 4.2, ta thấy tổng nguốn vốn huy động tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 tổng vốn huy động tăng 240.451 triệu đồng với tỷ lệ tăng 12,15% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 tổng vốn huy động chỉ đạt 69.310 triệu đồng tương ứng tăng 3,12 % so với năm 2011 và sang 6 tháng đầu năm 2013 tổng vốn huy động của NH đạt mức 152.752 triệu đồng tăng 7,33% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân nguồn vốn huy động của VietinBank Cần Thơ đã tăng là do trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội có những chuyển biến tích cực, việc sản xuất của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn được cải thiện và hoạt động có hiệu quả, thu nhập của người dân ngày càng tăng…. trong khi người dân vẫn có ít sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tư và hình thức đơn giản nhất là gửi tiền vào ngân hàng, vừa hưởng được lãi vừa tránh được các rủi ro cho nguồn tiền. Do đó, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank Cần Thơ đã tăng lên đáng kể. 32 Bảng 4.2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Chênh lệch 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 Số tiền 1. Tiền gửi tiết kiệm a. Không kỳ hạn b. Có kỳ hạn 2. Tiền gửi TCKT 889.562 1.112.029 1.033.612 1.154.610 29.899 23.929 859.663 1.088.100 2012/2011 % Số tiền 1.178.126 222.467 25,01 (78.417) 32.022 34.242 (5.970) (19,97) 9.697 999.986 1.122.588 1.143.884 228.437 26,57 (88.114) 867.380 968.013 45.826 4,44 79.259 33.626 40,52IÁM ĐỐC 2.220 AN (8,10) 21.296 C 6,93 11,60 1,90 a. Không kỳ hạn 474.299 285.629 277.946 254.550 270.865 (188.670) (39,78) (7.683) 7,35 100.633 NINH KIỀU (2,69) 16,315 b. Có kỳ hạn 558.376 792.872 879.814 612.830 697.148 234.496 42,00 86.942 10,97 84,318 13,76 3. Nguồn vốn do phát hành GTCG 57.409 29.567 98.035 61.990 90.593 (27,842) (48,50) 68.468 231,57 28,603 46,14 a. Kỳ phiếu ngắn hạn 57.409 29.567 98.035 61.990 90.593 (27,842) (48,50) 68.468 231,57 28.603 46,14 b. Trái phiếu dài hạn - - - - - - - - - - - 1.979.646 2.220.097 2.289.407 2.083.980 2.236.732 240.451 12,15 69.310 3,12 152.752 7,33 Tống vốn huy động 1.032.675 1.078.501 1.157.760 6T2013/6T2012 CÁC % Số tiền % PHÒNG BAN (7,05) 23.516 2,04 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ) 33 6,41 Mặt khác, trong thời gian qua Chi nhánh thường xuyên quảng bá cho công tác huy động vốn, đa dạng hóa nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo VietinBank Cần Thơ. Đổi mới phong cách phục vụ, lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh và chính xác các chứng từ cũng như trong kiểm đếm nên đã tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Có thể nói, công tác huy động vốn của VietinBank Cần Thơ trong những năm qua nhìn chung là khá tốt, góp phần đáng kể cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đặc biệt là đáp ứng cho nhu cầu tín dụng trong việc mở rộng phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của địa phương. Ngoài ra, Ngân hàng nên chú trọng đến các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng nhiều công nghệ ngân hàng hiện đại để thu hút ngày càng nhiều khách hàng, để tương xứng với năng lực của Ngân hàng và nâng cao thu nhập. 4.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETINBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, đồng thời hỗ trợ cho kinh tế địa phương phát triển bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và dân cư. Trong thời gian qua, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Vietinbank Cần Thơ là đầu tư cho vay, có thể xem đây là nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Vietinbank Cần Thơ rất chú trọng hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng có thể xem là một hoạt động các tác động sống còn đến sự tồn tại của ngân hàng. Vì thế, chi nhánh đã đưa vốn đến tận tay, kịp thời và nhanh chóng đến khách hàng của mình. Bên cạnh đó, để mở rộng thị phần và phân tán rủi ro, Vietinbank Cần Thơ đã nhanh chóng đa dạng hóa khách hàng, đầu tư vào thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là kinh doanh cá thể (doanh nghiệp vừa và nhỏ). Không chỉ dừng lại ở đa dạng hóa khách hàng, chi nhánh còn mở rộng ngành nghề kinh tế cho vay. Ngoài chế biến và xuất khẩu lương thực, thủy sản,... Hiện nay còn có một số ngành nghề mới như dịch vụ ăn uống, du lịch, khoa học và công nghệ,... Đặc biệt trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, do đó ngân hàng phải biết nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường để không thể bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt. Ngoài ý nghĩa tạo ra thu nhập cho ngân hàng thì việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng còn góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, giúp ích cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 34 Bảng 4.3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 Giá trị Giá trị (%) (%) Tổng vốn huy động 1.979.646 2.220.097 2.289.406 240.451 12,15 69.309 3,12 Doanh số cho vay 6.111.874 8.376.709 8.434.642 2.264.835 37,06 57.933 0,69 Doanh số thu nợ 5.100.527 7.917.143 8.681.907 2.816.616 55,22 764.764 9,66 Dƣ nợ 2.254.417 2.713.981 2.466.717 459.564 20,39 (247.264) (9,11) Dƣ nợ bình quân 1.748.744 2.484.199 2.590.349 735.455 42,06 106.150 4,27 Nợ xấu 540 784 2.389 244 45,19 1.605 204,71 Tỉ lệ nợ xấu/ Dƣ nợ (%) 0,02 0,03 0,1 0,01 50 0,07 233,33 113,88 122,25 107,74 8,37 7,35 (14,51) (11,87) 83,45 94,51 102,93 11,06 13,25 8,42 8,91 2,92 3,19 3,35 0,27 9,25 0,16 5,02 Tỉ lệ dƣ nợ/ Vốn huy động (%) Hệ số thu nợ (%) Vòng quay vốn tín dụng (vòng) (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ) 35 Nhìn chung tình hình hoạt động tín dụng của VietinBank Cần Thơ qua 3 năm có sự thay đổi đáng kể. Tuy tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều bất ổn nhưng với nỗ lực của mình, ngân hàng vẫn đạt được mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2010 – 2012. Qua bảng 4.3, ta thấy hoạt động tín dụng của NH có chiều hướng tăng qua 3 năm và sang năm 2012 có xu hướng tăng chậm lại, chỉ có chỉ tiêu dư nợ giảm ở năm 2012. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 8.376.709 triệu đồng tăng 37,06% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số cho vay đạt 8.434.642 triệu đồng tăng 0,69% so với năm 2011. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay của Ngân hàng tăng cao: do cố gắng của lãnh đạo và phòng tín dụng trong việc nỗ lực mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, đẩy mạnh công tác phát vay, đơn giản hóa dần các thủ tục xin vay vốn, .... Bên cạnh việc phát vay thì ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác thu nợ, thúc đẩy tăng trưởng của chi nhánh. Thông qua chỉ tiêu hệ số thu nợ có thể đánh giá được công tác thu hồi nợ vay của Chi nhánh, cho biết số tiền mà Chi nhánh thu hồi được trong một kỳ nhất định từ 1 đồng doanh số cho vay. Việc công tác thu nợ được thực hiện tốt cũng góp phần giúp Vietinbank Cần Thơ giảm tỉ lệ nợ xấu. Mặt khác, có thể thấy tình hình thu nợ của Chi nhánh luôn ở mức cao, năm 2010 hệ số thu nợ là 83,45% nhưng sang năm 2011 tăng lên khá cao là 94,51% và sang đến năm 2012 là 102,93%. Qua đó cho thấy công tác theo dõi và thu nợ được Chi nhánh thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó, tuy ở năm 2012 hệ số thu nợ rất khả quan ( lên đến 102,93% so với năm 2011) nhưng tỉ lệ nợ xấu/ Dư nợ lớn hơn năm 2011, với giá trị dương là 0,1% (tăng 233,33% so với năm 2011). Điều đó chứng tỏ tuy năm 2012 hệ số thu nợ tuy cao nhưng làm phát sinh nợ xấu nhiều hơn so với năm 2011. Nhưng nhìn chung, với sự quản lí chặt chẽ của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực rất lớn của CBTD Chi nhánh, luôn chú trọng quản lí, rà soát để hạn chế nợ xấu. Ngoài ra, hệ số này tăng một phần là do các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, gia tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng. Việc đáp ứng nguồn vốn kịp thời cho khách hàng và đảm bảo họ sử dụng vốn vay đúng mục đích, không những giúp khách hàng vượt qua khủng hoảng, đảm bảo sản xuất mà còn giúp Vietinbank Cần Thơ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. * Tóm lại: Tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank Cần Thơ đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Điều này có được là do tình hình kinh tế mà cụ thể là tình hình kinh tế ở TP. Cần Thơ đang có dấu hiệu khả quan. Bên cạnh đó, có được kết quả như trên chính là nhờ sự nỗ lực của Chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung. 36 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay Trong nền kinh tế hiện nay, khi đất nước thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực thì vốn là một nhu cầu rất cần thiết cho mọi ngành nghề. Có nhiều doanh nghiệp đứng vững và trên đà phát triển nhưng cũng có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, ngưng hoạt động… Do đó, sự quan tâm phân loại cho vay theo ngành nghề giúp Ngân hàng thấy được tỷ trọng cho vay trong từng ngành nghề để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với tiềm năng của Thành phố. Doanh số cho vay, chỉ tiêu thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thông qua bảng số liệu chi tiết được chia thành 4 lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, chế biến thủy sản, dịch vụ và ngành khác (xăng dầu, dệt may, giày dép…). Qua bảng 4.4, ta thấy DSCV tài trợ của hoạt động TTXNK tăng mạnh ở năm 2011, tăng 369.955 triệu đồng, tương đương 49,05%, nhưng sang năm 2012 tốc độ tăng chậm lại, chỉ 34.759 triệu đồng, tương đương 3,09%. Đồng thời, ta có thể thấy ngành sản xuất kinh doanh và chế biến thủy sản luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng DSCV của hoạt động TTXNK của ngân hàng. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng của các ngành đều cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng DSCV TTXNK của chi nhánh. Năm 2012 tổng DSCV TTXNK của chi nhánh giảm nhẹ ở ngành sản xuất kinh doanh và các ngành khác, kéo theo DSCV tài trợ của NH tăng không nhiều.  Ngành sản xuất kinh doanh Năm 2011, DSCV tài trợ trong ngành sản xuất kinh doanh tăng 200.164 triệu đồng (tương đương 75,21%). Trong năm 2011 DSCV tài trợ trong ngành này tăng lên đáng kể là do đầu năm 2011, tốc độ tăng trưởng của Thành phố đạt 14,64%, cao nhất các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và cao hơn các TP trực thuộc Trung Ương khác. Tình hình kinh tế ở TP Cần Thơ có những dấu hiệu khả quan, nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh, việc đi vay nhằm mua nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất, ngoài ra còn có thể mua trang thiết bị mở rộng sản xuất, cải tiến trang thiết bị nâng cao sản xuất,... của các doanh nghiệp trên địa bàn TP là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu đó, Vietinbank Cần Thơ đã kịp thời cung cấp vốn cần thiết cho nền kinh tế. Chính vì những điều này đã góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng TTXNK ngành sản xuất kinh doanh tăng trưởng với tốc độ cao trong hai năm 2010, 2011. 37 Bảng 4.4: DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 Năm 2010 Ngành Số tiền (triệu đồng) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 Tỷ Số tuyệt trọng đối (%) (triệu đồng) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tƣơng đối (%) Sản xuất kinh doanh 266.148 35,29 466.312 41,48 429.439 37,06 200.164 75,21 (36.873) (7,91) Chế biến thủy sản 198.964 26,38 309.881 27,57 358.929 30,97 110.917 55,75 49.048 15,83 Dịch vụ 172.097 22,82 199.223 17,72 232.173 20,03 27.126 15,76 32.950 16,54 Ngành khác 116.997 15,51 148.745 13,23 138.379 11,94 31.748 27,14 (10.366) (6,97) Tổng 754.206 100,00 1.124.161 100,00 1.158.920 100,00 369.955 49,05 34.759 3,09 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ) 38 % 45 41.48 40 35 35.29 30 25 26.38 22.82 20 15 15.51 37.06 Sản xuất KD 30.97 Chế biến thủy sản 27.57 Dịch vụ 17.72 13.23 10 20.03 Ngành khác 11.94 5 0 NĂM 2010 2011 2012 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ) Hình 4.1: DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 Đến năm 2012, DSCV ngành sản xuất kinh doanh giảm 36.873 triệu đồng (tương đương 7,91%). Sang năm 2012, thực hiện chủ trương giảm dần lãi suất cho vay theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 của Chính phủ, cùng chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp, người dân để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, trong thời gian qua VietinBank Cần Thơ đã nhiều lần thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Tận dụng lợi thế về lãi suất, Chi nhánh đã mở rộng cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhằm cung cấp nguồn vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn, thúc đẩy kinh tế phát triển sau khủng hoảng.  Ngành chế biến thủy sản DSCV tài trợ ngành kinh tế này đã tăng mạnh trong năm 2011 và chỉ tăng nhẹ trong năm 2012. Cụ thể năm 2011, DSCV tài trợ đạt 110.917 triệu đồng, tăng 55,75% so với năm 2010 và chiếm tỉ lệ 27,57% DSCV tài trợ của Chi nhánh. Sự tăng trưởng tín dụng TTXNK của ngành là do sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các DN xuất khẩu đã từng bước khẳng định thương hiệu và có thêm nhiều đối tác mới trên thị trường thế giới. Đồng thời nhu cầu từ các thị trường tiêu thụ lớn như châu Âu, Nhật Bản ngày càng tăng cao. Đây là các thị trường đòi hỏi khắc khe về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có nguồn vốn lớn để đầu tư thêm trang thiết bị, công nghệ hiện đại, tổ chức công tác kiểm soát chất lượng để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như mở rộng thêm quy mô sản xuất, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường thế giới. Nhờ tận dụng những chính sách hỗ trợ của NN, áp dụng những mô hình mới mà lĩnh vực kinh tế này đã vươn lên sau khó khăn và mang lại những thành quả rất đáng khích lệ. Vietinbank Cần Thơ 39 càng chú trọng hơn trong việc mở rộng cho vay, hỗ trợ lãi suất đối với ngành kinh tế này. Sang năm 2012, do việc gia nhập ngành khá dễ dàng đã tạo làn sóng thành lập nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản mới, dẫn đến tình trạng thiếu cân bằng giữa đầu vào và đầu ra, làm cho giá cả nguyên liệu trên thị trường biến động gây khó khăn cho DN. Thêm vào đó, việc đầu tư không hợp lý dẫn đến việc thua lỗ của một số doanh nghiệp cũng tạo tâm lý tiêu cực chung trong ngành. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu rất cân nhắc trong việc ký hợp đồng mới. Bên cạnh đó, NH thực hiện chính sách siết chặt tín dụng để giảm nợ xấu do nền kinh tế chưa thực sự phục hồi, chi nhánh đã hạn chế cho vay các món mới, giảm giá trị của một số khoản vay. Chính vì thế đã làm cho DSCV ngành này năm 2012 giảm 49.048 triệu đồng (tương ứng với 15,38%) so với năm 2011.  Ngành dịch vụ DSCV tài trợ trong ngành dịch vụ bao gồm tài trợ cho một số ngành nghề như: Du lịch ( công ty CP du lịch Cần Thơ, công ty CP du lịch Mekong,...), Vận tải (công ty Hàng hải Vinaline Cần Thơ, công ty CP công nghiệp tàu thủy và vận tải Cần Thơ,...), viễn thông ( công ty TNHH TM – DV Alo,...) DSCV tài trợ của ngành kinh tế này tăng đều đặn qua các năm. Năm 2011, DSCV tài trợ tăng 27.126 triệu đồng, tương ứng tăng 15,76% so với năm 2010. Đến năm 2012, DSCV tài trợ tăng thêm gần 32.950 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do cơ cấu kinh tế của Thành phố đang điều chỉnh theo hướng tăng các ngành thương mại và dịch vụ. Các cấp lãnh đạo của thành phố đang rất quan tâm tạo điều kiện đầu tư và phát triển cùng với nhiều chủ trương mở rộng phát triển TP Cần Thơ của Chính phủ nên các doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài, các nhà cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ,… tận dụng cơ hội đầu tư ngày càng nhiều, vì thế nhu cầu vay vốn trên địa bàn tăng lên nhanh chóng.  Các ngành khác Ngoài các ngành phân tích ở trên thì Vietinbank Cần Thơ còn cấp tín dụng TTXNK cho các hoạt động sản suất như xăng dầu (công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, công ty TNHH Dầu khí Mekong...), thủ công mỹ nghệ (công ty TNHH thủ công mỹ nghệ Mekong,...),... DSCV của các ngành này trong năm 2011 tăng, khi mức chênh lệch dương là 31.748 triệu đồng (tương đương 27,14%). Kết quả trên là do chi nhánh xét duyệt cấp tín dụng cho nhiều hồ sơ có nhu cầu vốn lớn, trong đó nổi bật là công ty TNHH Dầu khí Mekong được cấp hạn mức nhập xăng dầu có giá trị 10 triệu USD. Nhưng lại có dấu hiệu giảm nhẹ vào năm 2012, khi giảm 10.366 triệu đồng (tương đương 6,97%), 40 nguyên nhân là do một số khách hàng nằm ngoài địa bàn thành phố Cần Thơ đã sử dụng vốn vay hỗ trợ lãi suất tại địa phương mình, nên không có yêu cầu vay tại ngân hàng. Nhìn chung, DSCV tài trợ của nhóm ngành khác chỉ là một phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng mà nó chiếm là rất nhỏ, điều này cũng phần nào phản ánh được đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là ngành sản xuất kinh doanh và chế biến thủy sản. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những hiệu quả mà nhóm ngành khác này mang lại cho ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. 4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ Hoạt động cho vay mang lại rất nhiều rủi ro, đồng vốn ngân hàng cho vay có thể thu hồi được đúng hạn, trễ hạn hoặc thậm chi không thể thu hồi được. Nếu ngân hàng thu nợ hay khách hàng trả nợ đúng hạn thì xem như số lượng vốn đó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả, từ đó cho thấy đồng vốn có thể luân chuyển một cách dễ dàng. Giai đoạn 2010-2012, hoạt động XNK của các ngành kinh tế có nhiều biến động. Hoạt động xuất khẩu vẫn tăng về sản lượng nhưng vấp phải nhiều quy định khắc khe của các nước nhập khẩu. Do đó, doanh số tài trợ của Vietinbank Cần Thơ cũng có sự thay đổi lớn về giá trị. Sự thay đổi này đã tác động đến DSTN của ngân hàng vì đa số các khoản vay tài trợ có kỳ hạn ngắn nên DSTN chịu tác động trực tiếp từ DSCV phát sinh trong năm. Qua bảng 4.5, có thể thấy DSTN của Vietinbank Cần Thơ tăng mạnh vào năm 2011 ở các ngành được tài trợ (tăng 68,81% so với năm 2010) và tăng nhẹ vào năm 2012 (tăng 12,27% so với năm 2011).  Ngành sản xuất kinh doanh DSTN tài trợ của lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSTN tài trợ của Chi nhánh. Năm 2011, DSTN tài trợ sản xuất kinh doanh tăng 165.708 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng gần 74,78%. Sang năm 2012, tiếp tục tăng mạnh hơn 23.063 triệu đồng, tương ứng tăng 5,95% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng không ngừng của DSTN tài trợ là do doanh số cho vay lĩnh vực này trong thời gian qua tăng liên tục. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao năng lực tài chính, góp phần củng cố thêm niềm tin của ngân hàng dành cho họ, đã thúc đẩy việc mở rộng quy mô tín dụng của ngân hàng đối với ngành nghề này. 41 Bảng 4.5: DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 Năm 2010 Ngành Số tiền (triệu đồng) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 Tỷ Số tuyệt trọng đối (%) (triệu đồng) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tƣơng đối (%) Sản xuất kinh doanh 221.585 35,21 387.293 36,45 410.356 34,40 165.708 74,78 23.063 5,95 Chế biến thủy sản 139.832 22,22 328.202 30,89 363.440 30,47 188.370 134,71 35.238 10,74 Dịch vụ 153.524 24,39 209.210 19,69 245.840 20,61 55.686 36,27 36.630 17,51 Kinh doanh khác 114.464 18,19 137.776 12,97 173.258 14,52 23.312 20,37 35.482 25,75 Tổng 629.405 100,00 1.062.481 100,00 1.192.894 100,00 433.076 68,81 130.413 12,27 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ) 42 % 40 35 35.21 20 34.4 30.89 30 25 36.45 15 Sản xuất KD Chế biến thủy sản 24.39 22.22 18.19 30.47 19.69 12.97 Dịch vụ 20.61 Ngành khác 14.52 10 5 0 NĂM 2010 2011 2012 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ) Hình 4.2: DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 Mặt khác do kết quả hoạt động kinh doanh khả quan, cộng thêm việc nhận được nhiều sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ và Ngân hàng nên các doanh nghiệp đã chủ động, thiện chí hơn trong công tác trả nợ ngân hàng, làm cho DSTN tài trợ tăng đáng kể. Đây không chỉ là một dấu hiệu khả quan cho lĩnh vực kinh tế này trong thời gian sắp tới đối với việc tiếp tục vay vốn ngân hàng để củng cố, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà cũng là một dấu hiệu tích cực đối với Chi nhánh ngân hàng trong công tác thu hồi nợ của ngành nghề kinh tế này.  Ngành chế biến thủy sản Đây là một ngành nghề được Bộ NN&PTNT Việt Nam xác định là lĩnh vực mũi nhọn cần tập trung đầu tư và có thể tạo bước đột phá trong giai đoạn 2011 – 2015. Năm 2011 là một năm thành công của các doanh nghiệp chế biến cũng như các hộ nuôi trồng thủy sản do giá của thủy sản các loại tăng khá cao so với các năm trước. Bên cạnh đó, do nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các Ban, Ngành, UBND Thành phố đã giúp cho các doanh nghiệp và hộ nuôi trồng có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hợp lý hơn; quy trình chế biến được các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hơn, áp dụng các biện pháp khoa học trong công tác chế biến đã làm giảm bớt sự hao hụt trong quá trình sản xuất và chế biến giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đó là lý do mà năm 2011, DSTN tài trợ của ngành kinh tế này 188.370 triệu đồng, tương ứng tăng 134,71% so với năm 2010. Sang năm 2012, mặc dù ngành thủy sản gặp không ít bất lợi như: nhu cầu tại các nước nhập khẩu giảm, dịch bệnh hoành hành… nhưng đây cũng là 43 năm mà Chính phủ đã ban hành hàng loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy ngành kinh tế này. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5 được Thủ tướng Chính phủ ban hành vừa qua đã đưa một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Theo đó, Chi nhánh thực hiện việc giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với các khoản vốn đã vay; tiếp tục cho vay mới với lãi suất thị trường thấp nhất (11%/năm) đối với chế biến thủy sản cho doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu. Chi nhánh đã tích cực hỗ trợ cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có mô hình khép kín từ khâu nuôi, chế biến đến xuất khẩu, có đầu ra tiêu thụ sản phẩm ổn định. Với sự hỗ trợ vốn kịp thời của Vietinbank Cần Thơ nên những doanh nghiệp chế biến cá tra đang từng bước vượt qua khó khăn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do nhận được rất nhiều sự hỗ trợ nên các doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp rất thiện chí trong công tác trả nợ, nên DSTN tài trợ trong năm 2012 không những giảm mà còn tăng 35.238 triệu đồng, tương ứng tăng 10,74% so với năm 2011.  Ngành dịch vụ Năm 2011, DSTN tài trợ lĩnh vực này tăng 55.686 triệu đồng, tương ứng tăng 36,27% so với năm 2011. Sang năm 2012, DSTN tài trợ tiếp tục tăng 36.630 triệu đồng, tương đương tăng 17,51% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng liên tiếp của DSTN tài trợ là do các loại hình kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố trong những năm qua đang rất thịnh vượng vì khi đời sống người dân ngày càng đầy đủ hơn thì nhu cầu thương mại và dịch vụ càng tăng lên. Bên cạnh đó, do doanh số cho vay cũng tăng liên tục, công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng của Chi nhánh ngày càng tốt hơn, cũng như khách hàng có thiện chi trả nợ đúng hạn.  Các ngành khác DSTN tài trợ của lĩnh vực này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng DSTN của Chi nhánh nhưng luôn tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 DSTN tài trợ tăng 23.312 triệu đồng, tương ứng tăng 20,37% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì DSTN tài trợ đã tăng lên 35.482 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 25,75%. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, lãi suất cho vay nhiều lần được hạ xuống, nên việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng cũng trở nên thuận lợi hơn. Thêm vào đó, các Cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn để tránh phát sinh nợ nhảy nhóm. Nhìn chung thì công tác thu hồi nợ của Vietinbank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 đã đạt kết quả khá tốt, đặc biệt trong công tác TTXNK của chi nhánh chưa có trường hợp nợ xấu. 44 4.3.3 Phân tích dƣ nợ tín dụng Qua bảng 4.6 ta thấy tình hình dư nợ của Vietinbank Cần Thơ biến động không ổn định qua ba năm: năm 2011, dư nợ tài trợ tăng 61.680 triệu đồng (tương đương 22,17%) so với năm 2010 và tăng vào năm 2012, giảm 33.974 triệu đồng (10,00%) dù DSCV trong năm tăng so với năm 2011. Nhìn chung, công tác thu nợ trong năm 2012 được thực hiện khá tốt, vượt qua DSCV nên làm cho dư nợ của năm này giảm. Còn năm 2011, DSTN tài trợ tăng lên, nhưng không tăng nhanh bằng DSCV tài trợ nên làm cho dư nợ tăng cao.  Ngành sản xuất kinh doanh Dư nợ tài trợ của tối tượng này luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ của ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2011, dư nợ tài trợ tăng 79.019 triệu đồng so với năm 2010 tương đương tăng 83,83% .Sang năm 2012, dư nợ tài trợ tăng 19.083 triệu đồng, tương ứng tăng 11,01% so với năm 2011. Nguyên nhân chính của sự gia tăng dư nợ tài trợ là do DSTN tài trợ của đối tượng này nhỏ hơn DSCV tài trợ trong kỳ.  Ngành chế biến thủy sản Dư nợ tài trợ của ngành năm 2011 giảm 18.321 triệu đồng, tương ứng giảm 22,66% so với năm 2010. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), năm 2011 là năm ngành thủy sản cả nước có được kết quả đáng phấn khởi cả về sản xuất chế biến, khai thác và xuất khẩu, TP Cần Thơ cũng không nằm ngoài sự tăng trưởng của cả nước. Giá thủy sản tăng đã khuyến khích tinh thần của bà con nuôi trồng, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản nhờ thực hiện mô hình khép kín, kết hợp với các hộ nuôi trồng để có số lượng, chất lượng và giá thủy sản nguyên liệu đầu vào ổn định. Nhờ những cải tiến trong quá trình hoạt động nên các doanh nghiệp này đã thu được lợi trong năm 2011. Điều đó đã làm cho khách hàng vay trong lĩnh vực này có thiện chí trả nợ cho ngân hàng nhiều hơn, dẫn đến dư nợ tài trợ giảm. Sang năm 2012, do sự bất ổn của thị trường thủy sản như giá biến động thất thường, thiên tai dịch bệnh, điều kiện xuất khẩu khắt khe,… các doanh nghiệp khó xuất khẩu sản phẩm, làm cho tồn kho tăng kéo theo chi phí tăng, làm cho lợi nhuận thu được không cao, thậm chí là thua lỗ. Nhận thấy tình hình thủy sản không còn thuận lợi như năm trước, Chi nhánh đã tăng cường công tác thu hồi nợ để tránh rủi ro xảy ra nên doanh số thu nợ tăng đã làm cho dư nợ tài trợ năm 2012 giảm nhẹ xuống 4.511 triệu đồng, tương đương giảm 7,22% so với năm 2011. 45 Bảng 4.6: DƢ NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 Năm 2010 Ngành Số tiền (triệu đồng) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 Tỷ Số tuyệt Số tƣơng trọng đối đối (%) (triệu đồng) (%) Số tuyệt Số đối tƣơng (triệu đối đồng) (%) Sản xuất kinh doanh 94.256 33,88 173.275 50,98 192.358 62,88 79.019 83,83 19.083 11,01 Chế biến thủy sản 80.835 29,06 62.514 18,39 58.003 18,96 (18.321) (22,66) (4.511) (7,22) Dịch vụ 65.388 23,50 55.401 16,30 41.734 13,64 (9.987) (15,27) (13.667) (24,67) Kinh doanh khác 37.716 13,56 48.685 14,32 13.806 4,51 10.969 29,08 (34.879) (71,64) 278.195 100,00 339.875 100,00 305.901 100,00 61.680 22,17 (33.974) (10,00) Tổng (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ) 46 70 % 62.88 60 Sản xuất KD 50.98 50 Chế biến thủy sản 40 30 20 10 Dịch vụ 33.88 29.06 23.5 13.56 Ngành khác 18.39 16.3 14.32 18.96 13.64 4.51 0 NĂM 2010 2011 2012 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ) Hình 4.3: DƢ NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012  Ngành dịch vụ Năm 2011 dư nợ tài trợ giảm 9.987 triệu đồng, tương ứng 15,27% so với năm 2010 nguyên nhân là do dư nợ tài trợ của năm 2010 chuyển sang là khá thấp, thêm vào đó là DSCV tài trợ nhỏ hơn DSTN tài trợ trong năm 2011. Sang năm 2012 dư nợ tài trợ lại giảm 13.667 triệu đồng, tương đương giảm 24,67% so với năm 2011. Mặc dù đây là một trong những ngành đang có hiệu quả kinh tế khá cao trên địa bàn, DSCV tài trợ tăng nhẹ qua các năm nhưng trong điều kiện nền kinh tế nước ta vẫn chưa thật sự ổn định, rủi ro vẫn luôn tồn tại trong mỗi ngóc ngách của nền kinh tế nên Chi nhánh luôn rất coi trọng công tác thu nợ nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của mình. Vì thế, dù DSCV tài trợ có tăng để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng nhưng DSTN tài trợ năm 2012 cũng tăng rất mạnh, tăng nhiều hơn DSCV tài trợ, nên dư nợ tài trợ của lĩnh vực này giảm.  Các ngành khác Có thể thấy, dư nợ tài trợ nhóm ngành khác giai đoạn 2010 – 2012 tăng giảm không theo quy luật chung. Năm 2011, dư nợ tài trợ tăng 10.969 triệu đồng (tương đương tăng 29,08%) so với năm 2010, nguyên nhân là do dư nợ tài trợ nhóm ngành này năm 2010 chuyển sang khá lớn, bên cạnh đó DSCV tài trợ nhóm ngành này lớn hơn DSTN tài trợ trong năm 2011. Sang năm 2012, do bất ổn của nền kinh tế nên ngân hàng luôn coi trọng công tác thu nợ nhằm đảm bảo an toàn cho các món tiền vay, dẫn đến dư nợ tài trợ lại giảm 34.879 triệu đồng (tương đương giảm 71,64%). 47 Qua phân tích cho thấy, Vietinbank Cần Thơ đã nỗ lực rất nhiều để giảm thiểu nợ quá hạn và nợ xấu qua các năm. Từ đó, thu hút khách hàng bằng nhiều chương trình tài trợ hấp dẫn và phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Mặc dù DSCV, DSTN và dư nợ có sự biến động bất thường qua các năm, nhưng chi nhánh đã khẳng định được năng lực quản lý vốn cũng như thu hồi nợ, đặc biệt là nợ quá hạn và nợ xấu đều ở tỷ lệ thấp hơn quy định. Đạt được thành quả đó là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Ban Giám đốc chi nhánh cũng như từ Hội sở và sự nỗ lực của nhân viên VietinBank Cần Thơ. 4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU Nhìn chung, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu xét về mặt rủi ro tín dụng thì hoạt động này có thể nói là rất tốt thể hiện qua dư nợ, dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn….. luôn ở mức thấp hơn so với các hình thức tín dụng khác. Nguyên nhân do đặc điểm của hoạt động này nên nhân viên tín dụng của ngân hàng có thể hạn chế được những rủi ro về phía khách hàng. Theo bảng số liệu, nhìn chung hoạt động TTXNK của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 có sự phát triển nhưng không ổn định. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tài trợ phụ thuộc khá lớn vào tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, các khoản nợ đều có tài sản đảm bảo và khả năng thu hồi là rất lớn. 4.4.1 Dƣ nợ tài trợ XNK/ Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng như thế nào. Chỉ số này quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt vì không có sự cân đối giữa việc huy động vốn với việc cho vay (nếu quá lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả). Qua bảng số liệu 4.7, ta có thể thấy rằng dư nợ tài trợ chiếm tỉ lệ khá thấp trong tổng dư nợ, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của Vietinbank Cần Thơ chưa chú trọng cho tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, chưa chiếm được tỉ trọng lớn trong mảng tín dụng. 48 Bảng 4.7: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIETINBANK CẦN THƠ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Tổng doanh số cho vay Triệu đồng 6.111.874 8.376.707 8.434.642 2. Tổng doanh số thu nợ Triệu đồng 5.100.527 7.917.143 8.681.907 3. Tổng dư nợ Triệu đồng 2.254.417 2.713.981 2.466.717 4. Tổng vốn huy động Triệu đồng 1.979.646 2.220.097 2.289.406 5. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.474.558 2.619.714 2.564.137 6. DSCV tài trợ XNK Triệu đồng 754.206 1.124.161 1.158.920 7. DSTN tài trợ XNK Triệu đồng 629.405 1.062.481 1.192.894 8. Dư nợ tài trợ XNK Triệu đồng 278.195 339.875 305.901 9. Nợ xấu tài trợ XNK Triệu đồng 0 0 0 10. Dư nợ bình quân tài trợ XNK Triệu đồng 215.795 309.035 322.888 11. DSCV tài trợ XNK/Tổng nguồn vốn % 30,48 42,91 45,20 12. DSCV tài trợ XNK/Tổng DSCV % 12,34 13,42 13,74 % 14,05 15,31 13,36 % 12,34 12,52 12,40 Vòng 2,92 3,44 3,69 % 83,45 94,51 102,93 13. Dư nợ tài trợ XNK/Tổng vốn huy động 14. Dư nợ tài trợ XNK / Tổng dư nợ 15. Vòng quay vốn tín dụng 16. Hệ số thu nợ (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ) 49 4.4.2 Dƣ nợ tài trợ XNK/ Tổng dƣ nợ Hoạt động tài trợ XNK phát triển sẽ kéo theo nghiệp vụ tài trợ cung cấp vốn và dịch vụ thanh toán cũng phát triển mạnh. Do đó, dư nợ tài trợ XNK sẽ giúp chúng ta đánh giá được quy mô hoạt động tín dụng tài trợ XNK trong từng thời kỳ. Nhìn chung, tài trợ XNK chỉ là một nghiệp vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động của chi nhánh. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tài trợ XNK chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng dư nợ toàn ngân hàng, cụ thể năm 2010 là 12,34 %, đến năm 2011 tỷ lệ này là 12,52 % tăng so với năm 2010 và sang năm 2012 giảm còn 12,40 %. Điều này cho thấy quy mô hoạt động tín dụng tài trợ XNK ngày càng được chú trọng và trong tương lai ngân hàng sẽ vẫn tiếp tục phát huy hơn nữa trong lĩnh vực cho vay tài trọ XNK. 4.4.3 Tỷ lệ nợ xấu tài trợ xuất nhập khẩu Đây là tỷ số khả quan nhất xét về mặt rủi ro cũng như về mặt chất lượng tín dụng của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Và đây cũng chính là ưu điểm và khác biệt so với các hình thức tín dụng khác tại Chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012. Thể hiện qua các năm tỷ số này luôn ổn định và được duy trì ở giá trị bằng 0. Nguyên nhân chính là do trong ba năm qua các khách hàng tham gia trong lĩnh vực này luôn trả nợ đúng kỳ hạn, không để xảy ra tình trạng nợ xấu. Bên cạnh đó đặc điểm của hoạt động tín dụng tài trợ XNK là cho vay dựa trên các hợp đồng đã ký kết đế sản xuất nên có nguồn thu ổn định và đúng kỳ hạn. Ngoài ra do khách hàng tại Ngân hàng tham gia trong lĩnh vực này đa số là những khách hàng uy tín và có khả năng thanh toán các món nợ tốt. Thêm vào đó là do cán bộ tín dụng tại Ngân hàng có sự quan tâm và tinh tế trong khâu thẩm định, xem xét cẩn thận các hợp đồng XNK của khách hàng khi khách hàng có nhu cầu xin tài trợ. 4.4.4 Hệ số thu nợ tài trợ xuất nhập khẩu Chỉ tiêu hệ số thu nợ phản ánh kết quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng. Chỉ tiêu này cho biết được số tiền mà ngân hàng thu được trong một kỳ kinh doanh nhất định từ doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn thì công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng tốt và ngược lại. Đây cũng chính là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả, chất lượng của hoạt động tín dụng TTXNK. Hệ số thu nợ qua ba năm của chi nhánh đều ở mức cao, cụ thể năm 2010 là 83,45 %, đến năm 2011 đạt 94,51 % tăng so với năm 2010 và đạt cao nhất là 102,93% vào năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan của ngân hàng. Yếu tố khách quan là do đặc điểm của tín dụng TTXNK thường gắn liền với các thương vụ và hợp đồng XNK, khách hàng có uy tín và khả năng thanh toán cao. Yếu tố chủ quan là do 50 cán bộ tín dụng đánh giá đúng tiềm năng khách hàng đồng thời có sự quan tâm, xem xét đúng mức các khoản cho vay. Chính vì vậy, co thể khẳng định hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ là có hiệu quả và khả năng thu hồi nợ cao. 4.4.5 Vòng quay vốn tín dụng tài trợ XNK Chỉ tiêu này phản ánh mức độ quay vòng vốn nhanh hay chậm của số vốn đầu tư tín dụng trong thời kỳ nhất định. Vòng quay vốn tín dụng phụ thuộc vào doanh số thu nợ tài trợ và dư nợ bình quân tài trợ. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm 2010 vòng quay vốn là 2,92 vòng; năm 2011 tăng lên đạt 3,44 vòng nhưng đến năm 2012 vòng quay vốn tăng lên 3,69 vòng. Với tỷ lệ vòng quay vốn tín dụng ta thấy được hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu không hiệu quả do chi phí quản lí các khoản vay tăng.Vì vậy NH cần chú ý việc giảm chi phí hoạt động đến mức thấp nhất. Tóm lại, qua phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu theo từng ngành nghề kinh tế và việc phân tích các chỉ tiêu trên để đánh giá được hiệu quả của lĩnh vực tín dụng này ta thấy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ tiến triển khá tốt. Hoạt động tín dụng tài trợ XNK ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng mức cho vay của Ngân hàng. Đặc biệt ưu thế của lĩnh vực tín dụng XNK này là tỷ lệ nợ quá hạn 0% do sự tài trợ gắn liền với các hợp đồng, thương vụ đã ký kết. Điều này cho thấy mức độ, tầm quan trọng của tín dụng tài trợ XNK đóng góp vào thu nhập của Ngân hàng bởi vì lĩnh vực tín dụng này thường chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng doanh số cho vay của toàn Ngân hàng. Trong quá trình hội nhập như hiện nay, cùng với hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại VietinBank Cần Thơ không ngừng tăng trưởng. Chính vì vậy, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một tiềm năng lớn mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng. Qua bảng 4.7 ta thấy tình hình tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ có xu hướng tăng cả về doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cụ thể trong năm 2011 DSCV tài trợ XNK là 1.124.161 tăng 369.955 triệu đồng so với năm 2010 và đạt 1.158.920 triệu đồng vào năm 2012. Còn DSTN năm 2011 là 1.062.482 tăng 433.076 triệu đồng so với năm 2010 , đến năm 2012 DSTN đạt được là 1.192.894 triệu đồng. Chính vì vậy, ta có thể khẳng định hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của VietinBank Cần Thơ là có hiệu quả , chi nhánh ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn và tạo được sự uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. 51 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU 5.1.1 Thuận lợi 5.1.1.1 Có uy tín trên trường quốc tế Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000, có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ Chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Hiệp hội định chế tài chính APEC cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Là NH đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. 5.1.1.2 Có kinh nghiệm nhiều năm trong thanh toán quốc tế Qua hơn 25 năm thành lập và hoạt động, NHCT Cần Thơ đã từng bước trưởng thành và khẳng định được vị thế của mình là đơn vị đi đầu với tính cách đa dạng của sản phẩm, kỹ năng nghiệp vụ, khả năng tư vấn, uy tín và phong cách giao dịch hiện đại. Với sự nhạy bén của mình, NHCT Cần Thơ đã nhận thấy được tiềm năng phát triển kinh tế xuất nhập khẩu nên Ngân hàng đã mạnh dạn, chủ động đầu tư và phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt với hệ thống Ngân hàng có đại lý rộng khắp trên thế giới từ những khu vực phát triển như: EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản… cho đến những thị trường tiềm năng có xu hướng phát triển cao như: Châu Phi, Đông Âu… đã giúp NHCT có được uy tín trên trường quốc tế. 5.1.1.3 Có số lượng và quy mô khách hàng truyền thống lớn Chi nhánh có mối quan hệ khách hàng lâu dài với tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp này có tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính lành mạnh, có năng lực chuyên môn và cơ sở kinh tế để phát triển bền vững đáp ứng được phần lớn các điều kiện của NH trong việc cấp tín dụng cũng như trong các thủ tục xuất nhập khẩu. Đây cũng là khối khách hàng có mối quan hệ lâu dài với NHCT Cần Thơ nên có sự am hiểu lẫn nhau, tín nhiệm trong phương thức hành xử nghiệp vụ, trong quan hệ giao dịch. 5.1.1.4 Đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực tư vấn, thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế hoàn hảo Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ có trình độ năng lực cao, 52 có khả năng thực hiện nghiệp vụ TTQT, nghiệp vụ tài trợ thương mại, có thể tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng tốt nhất khi đến giao dịch. Đây là nhân tố tích cực thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng xuất nhập khẩu với NHCT Cần Thơ. Bên cạnh đó, NHCT Cần Thơ luôn có những biện pháp xử lý tình huống linh hoạt, luôn đổi mới biện pháp, nghiệp vụ, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tiện ích. NHCT Cần Thơ luôn cố gắng hoàn thiện chứng từ xuất nhập khẩu cho khách hàng trong thời gian sớm nhất nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác cao đáp ứng được nhu cầu cấp bách của khách hàng. 5.1.1.5 Hệ thống thông tin điện toán thông suốt Hệ thống thông tin điện toán thông suốt, hiện đại đảm bảo xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, đặc biệt là việc áp dụng mạng SWIFT và hệ thống thanh toán INCAS đã giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh doanh khác của NH được thực hiện nhanh chóng, tiện lợi hơn. Và công nghệ luôn được VietinBank xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hoạt động ngân hàng. 5.1.1.6 Có địa điểm giao dịch thuận lợi Trụ sở chính khang trang đặt ngay trung tâm thành phố thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng. Bên cạnh đó tình hình tài chính vững mạnh hoạt động kinh doanh luôn có lãi, đảm bảo được sự tín nhiệm đối với khách hàng khi tham gia giao dịch tại ngân hàng. 5.1.1.7 Có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước Nhà nước luôn có những chủ trương, chính sách đúng đắn kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 5.1.1.8 Những giải pháp phát triển đúng đắn của NHCT Việt Nam NHCT Việt Nam luôn có những giải pháp thiết thực để tạo điều kiện cho việc kinh doanh của NH thuận lợi và phát triển hơn, thường xuyên mở các cuộc hội nghị, tập huấn, chuyên đề. Hàng tháng, hàng quý Ban giám đốc NHCT và các phòng giao dịch tổ chức họp báo và phân tích tài chính, từ đó xây dựng phương án khả thi có hiệu quả trên những cơ sở biện pháp cụ thể, sát với thực tế giúp cho NH nhận thức sâu sắc hơn về chiến lược hoạt động kinh doanh và từng bước tháo gỡ khó khăn vướng mắt trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. 5.1.2 Khó khăn 5.1.2.1 Cơ chế tín dụng , TTQT, mua bán ngoại tệ của Ngân hàng còn quá thắt chặt chưa giải quyết được tính đặc thù từng khu vực, từng nhóm khách hàng Khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu là những khách hàng lớn của Ngân hàng. Đây là khối khách hàng có tiềm năng rất lớn về quy mô cũng như 53 đa dạng về sản phẩm dịch vụ tiện ích của NH, đặc biệt là có nhiều ngoại tệ. Tuy nhiên NH Công Thương Cần Thơ lại chưa có những chính sách ưu đãi khách hàng hợp lý, ưu tiên tối đa đối với khối khách hàng này: thủ tục xuất nhập khẩu còn rườm rà, hạn mức chiết khấu thấp, không có ưu đãi, giá thu mua ngoại tệ chưa hấp dẫn các doanh nghiệp. 5.1.2.2 Sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác Các NHTM khác đã lôi kéo khách hàng bằng nhiều hình thức như: hạ thấp lãi suất cho vay, nâng cao lãi suất tiền gửi, cho vay không có tài sản đảm bảo, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, miễn phí các loại phí dịch vụ chuyển tiền cho khách hàng, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mới. Đặc biệt là các NHTM 100% vốn nước ngoài sẽ đẩy mức độ cạnh tranh giữa các NH mạnh mẽ hơn, nhất là lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói, tiên tiến… đã ảnh hưởng đến việc mở rộng, phát triển và giữ chân khách hàng. 5.1.2.3 Khó khăn từ phía khách hàng gây ra Đứng trước những đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắc khe từ các thị trường, những rào cản về kỹ thuật như việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, những quy định về môi trường sinh thái… đã làm cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn hơn. 5.1.2.4 Hệ thống Ngân hàng đại lý chưa rộng khắp Mặc dù hiện nay với hơn 850 ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới nhưng hệ thống này lại phân bố chỉ có hơn 90 quốc gia và không đồng đều: tập trung quá nhiều ở EU và quá ít ở châu Phi, do đó Ngân hàng còn bỏ qua một lượng nhu cầu thanh toán rất lớn tại những thị trường kinh tế này. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ 5.2.1 Hoàn thiện cơ chế tín dụng, thanh toán quốc tế, tài trợ thƣơng mại và thu mua ngoại tệ Thực hiện cơ chế tín dụng, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và thu mua ngoại tệ tùy theo tính đặc thù của từng khối khách hàng, đặc biệt là những khối khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản vì đây là khối khách hàng có nhu cầu sử dụng đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tiện ích của NH và có nhiều ngoại tệ. Thực hiện hình thức cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo hướng cho vay không có đảm bảo với mức 70% giá trị hợp đồng ngoại thương và phương án sản xuất kinh doanh đã được Ngân hàng thẩm định có hiệu quả, khả thi với điều kiện doanh nghiệp phải thanh toán nguồn tiền thu bán hàng tại Ngân hàng Công Thương. 54 Không tính hạn mức chiết khấu vào tổng hạn mức cấp tín dụng của từng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhằm khuyến khích các doanh nghiệp. 5.2.2 Ứng dụng chiến lƣợc marketing trong hoạt động của Ngân hàng Lĩnh vực ngân hàng cũng là một hình thức kinh doanh đặc biệt và ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt. Do đó NH nào có nhiều khách hàng và tuyên truyền quảng bá tốt cho hoạt động của mình thì sẽ đứng vững trên thị trường. Chính vì vậy có những biện pháp Marketing phù hợp để thu hút khách hàng, mở rộng thị phần thanh toán và nâng cao uy tín của NH là vấn đề cần phải quan tâm thực hiện tốt. Cần có những chính sách giao tiếp, quảng cáo kinh doanh để thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng. Bên cạnh đó cũng phải có những chính sách ưu đãi hợp lý đối với khách hàng tham gia giao dịch. Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng truyền thống, đối với những khách hàng lớn, đặc biệt là khối khách hàng xuất nhập khẩu cần có những ưu đãi như: lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, giá thu mua ngoại tệ cạnh tranh. 5.2.3 Thực hiện chiến lƣợc hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ của khách hàng Kịp thời hướng dẫn khách hàng sửa chữa sai sót, bổ sung chứng từ khi cần thiết nhằm giúp cho việc thanh toán được nhanh chóng góp phần nâng cao uy tín của NH. Tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng để kịp thời tư vấn cho khách hàng, tổ chức hội nghị cho khách hàng định kì để giúp các doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán, đồng thời đây cũng là cơ hội để củng cố mối quan hệ truyền thống với NH. Tiếp tục cố vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về việc lựa chọn ngân hàng thông báo, ngân hàng thanh toán nhằm hạn chế những rủi ro cho NH. 5.2.4 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên Công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm côngg tác chuyên môn là hết sức quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu càng đòi hỏi thanh toán viên phải không ngừng rèn luyện chuyên môn, nhanh chóng nâng cao trình độ nghiệp vụ để có thể phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp 55 và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động của NH. Thanh toán viên phải có thái độ giao tiếp văn minh, lịch sự, giải quyết công việc nhanh chóng chính xác theo đúng thợi hạn và quy trình nghiệp vụ. Tư vấn kịp thời và giải thich rõ rang, chi tiết những khúc mắc của khách hàng giúp cho khách hàng cảm thấy thoải mái và an tâm khi đến giao dịch tại NH. 5.2.5 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế Tiếp tục tham gia sâu, mạnh vào hệ thống các tổ chức tài chức tài chính trong và ngoài nước, mở rộng hệ thống Ngân hàng đại lý đến nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Từ đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu mở rộng thị trường mà ưu tiên trước mắt là Hoa Kỳ thị trường nhập khẩu rât lớn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Cần Thơ. 5.3 GIẢI PHÁP PHÕNG NGỪA RỦI RO - Chi nhánh cần hợp lý hóa hơn nữa về cơ cấu đầu tư cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Mặc dù ngành chế biến thủy sản được xem là thế mạnh và hiện tại nhóm ngành này đạt số dư nợ cao nhất qua nhiều năm tại Ngân hàng nhưng hiện nay, xuất khẩu thủy sản của nước ta gặp nhiều khó khăn và có sự đảo chiều về cơ cấu thị phần. Hơn nữa, đây là một trong những ngành được Nhà nước bảo hộ thuế quan do đó, Ngân hàng cần xem xét lại tỷ trọng của từng ngành nghề, không tập trung đầu tư quá lớn vào một ngành nghề. Đồng thời cán bộ tín dụng cần thường xuyên phân tích các biến động có khả năng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có kế hoạch quản lý nguồn thu nợ và kế hoạch tăng trưởng hay thu hẹp tín dụng trong thời kỳ cho phù hợp. - Rủi ro về tỷ giá là một trong những áp lực kinh doanh đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để giúp các doanh nghiệp có thể phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, VietinBank Cần Thơ đã giới thiệu một số sản phẩm phái sinh rất được quan tâm như: hợp đồng mua bán kỳ hạn, hợp động mua quyền chọn bán, quyền chọn mua… Bên cạnh đó, rủi ro đối tác cũng là một nguy cơ tiềm ẩn. Thời gian qua, Ngân hàng đã giúp khách hàng ngăn ngừa rủi ro này rất thành công thông qua một số sản phẩm như: tín dụng chứng từ (xuất khẩu và nhập khẩu), tín dụng dự phòng, nhờ thu, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các bảo lãnh thanh toán, (bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh hoàn tạm ứng…). - Ngân hàng có thể phối hợp với công ty bảo hiểm làm đại lý để người vay được mua bảo hiểm tại Ngân hàng như: bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (các doanh nghiệp xuất khẩu rất cần phải bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vì không thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra như thay đổi về tỷ giá, quy mô thị trường, những biến cố về chính trị, thiên tai cũng như những hạn chế hiểu biết 56 về luật lệ khi xảy ra tranh chấp). Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu là tất yếu và phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy nhu cầu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là rất cần thiết, nhằm tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm. 57 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Thành phố Cần Thơ trong những năm vừa qua thì số lượng các Ngân hàng mới xuất hiện ngày càng nhiều và gia tăng áp lực cạnh tranh trên lĩnh vực tài chính. Trong đó ngân hàng Công Thương Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Điều này có nghĩa là sẽ phải chia sẽ thị phần cho những ngân hàng mới nếu chúng ta không có chiến lược giữ chân khách hàng phù hợp và phát triển thị trường. Tuy nhiên với kết quả đạt được trong giai đoạn 2010 -2012 thì ngân hàng Công Thương Cần Thơ luôn có dấu hiệu khả quan. Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm. Điều này dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng vẫn luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, tỉ trọng của hoạt động cho vay tài trợ XNK trong tỉ trọng hoạt động tín dụng chiếm một tỉ lệ khá thấp chưa tương xứng với nguồn lực và uy tín của Ngân hàng. Vietinbank Cần Thơ đã khẳng định được vị thế của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực các lĩnh vực chuyên môn với tiềm lực tài chính dồi dào và ổn định, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Tuy nhiên, nghiệp vụ TTXNK được xem là một trong những nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng nhưng vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó. Doanh thu từ các dịch vụ tài trợ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh thu của chi nhánh. Vì vậy, Vietinbank Cần Thơ cần chú trọng hơn nữa việc mở rộng quy mô của hoạt động này, chủ động trong khâu tìm kiếm thêm khách hàng mới để nâng cao tốc độ phát triển của hoạt động, nâng cao chiến lược tiếp thị để phát triển sản phẩm đến với khách hàng. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam - Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, NHCT Việt Nam cần cập nhật đầy đủ thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trong hoạt động XNK của chi nhánh. - Xây dựng biểu phí dịch vụ, lãi suất huy động, lãi suất cho vay, tỷ giá chuyển đổi nội, ngoại tệ mang tính chất cạnh tranh nhằm thu hút nhiều hơn nữa các đối tượng khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi cũng như có nhu cầu vay vốn phù hợp với các điều kiện đưa ra của Vietinbank. - Ngân hàng cần đưa ra nhiều hơn nữa các tiện ích cho khách hàng, nghiên cứu, phát triển đa dạng hóa các gói tài trợ phù hợp với doanh nghiệp trong từng giai đoạn đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều ngành 58 nghề trong hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển dịch vụ chuyên biệt, tạo nét riêng biệt với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện tốt công tác được giao. 6.2.2 Đối với NHNN - Tăng cường công tác thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động XNK. Xây dựng các phương án kiểm tra, giám sát hoạt động XNK của NHTM theo luật pháp nước Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế. - Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động XNK, xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết cho NH kịp thời để làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh của NH. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thị trường ngoại hối và các dịch vụ ngoại hối. Các tổ chức tín dụng triển khai các dịch vụ quản lý rủi ro và các nghiệp vụ mới về NH đầu tư và kinh doanh tiền tệ, đặc biệt là các nghiệp vụ phát sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá ( giữa Việt Nam đồng và các loại ngoại tệ; giữa các loại ngoại tệ) trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. - Tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức tín dụng; giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ NH mới theo nhu cầu thị trường. - Từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hệ thống NH Việt Nam phấn đấu phát triển dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về sản phẩm và chất lượng. - Thực hiện quy hoạch và phân bố hợp lý các cơ sở tổ chức tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mở rộng quan hệ đại lý với các tổ chức tài chính nước ngoài, đẩy mạnh tiếp cận thị trường tài chính quốc tế và xúc tiến hiện diện thương mại của TCTD Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực. 6.2.3 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các Ban ngành có liên quan 6.2.3.1 Đối với các doanh nghiệp XNK - Tích cực, chủ động hội nhập tham gia các hội chợ và triển lãm trong và ngoài nước nhằm giới thiệu, tìm hiểu, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường 59 XNK để từng bước phát triển hoạt động ngoại thương giữa DN với cá nhân, DN với DN, DN với Nhà nước và ngược lại….. Từ đó từng bước nâng tầm thương hiệu của mình trên thương trường quốc tế tạo cho khách hàng một niềm tin tuyệt đối vào chất lượng sản phẩm của mình. - Xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, phát triển nhiều dòng sản phẩm để đa dạng hóa sản phẩm nhằm tiết giảm chi phí và các quy chuẩn kĩ thuật của từng thị trường để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng ở thị trường đó. - Từng bước xây dựng cho DN mình những thương hiệu mang tầm quốc tế lấy chất lượng uy tín làm tiên phong để tạo sự khác biệt, nâng cao lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ cùng mặt hàng, nâng tầm ảnh hưởng đối với thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng trên thế giới. - Cần phối hợp chặt chẽ với NHCT Cần Thơ trong việc ký kết thực hiện hợp thanh toán các hợp đồng ngoại thương để nhận được sự tư vấn kịp thời nhằm tối thiểu hóa chí phí, rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận kinh tế. 6.2.3.2 Đối với Nhà nước và các Ban ngành có liên quan - Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của NN và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả để kích thích xuất khẩu, tuy nhiên cũng phải đảm bảo hài hòa cán cân thanh toán quốc tế. - Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế ổn định và thuận lợi. Một mặt tạo điều kiện cho các DN XNK Cần Thơ tham gia đẩy mạnh hoạt động XNK phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương mại quốc tế; mặt khác thu hút các DN, công ty XNK đầu tư. - Nhà nước nên có chế độ ưu đãi hơn đối với các doannh nghiệp đạt giá trị xuất nhập khẩu cao, giảm bớt thủ tục phiền hà không đáng có. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả tức là Chính phủ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu. - Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động XNK, sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT của NHTM đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế. Các quy định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của Việt Nam. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại Học Cần Thơ. 2. Đỗ Thị Ngọc Hân, 2007. Phân tích tình hình cho vay xuất nhập khẩu Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ, Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Đức Xinh, 2008. Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Cà mau. 4. Phạm Thị Trường Giang, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ. Đại học Cần Thơ 5. Nguyễn Thị Thoa, 2008. Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng. Đại học Cần Thơ. 6. Nguyễn Thành Luân, 2008. Phân tích hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Eximbank Cần Thơ. Đại học Cần Thơ. 7. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trương Đông Lộc, 2003. Bài giảng thanh toán quốc tế, tủ sách Đại học Cần Thơ. 8. NHTMCP Vietinbank Cần Thơ. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012. 9. Website: www.vietinbank.vn. Ngân hàng Công Thương Việt Nam. 10. Website: www.sbv.gov.vn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 61 [...]... Công Thương Chi nhánh Cần Thơ - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công Thương trong thời gian tới 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ trong 3... chung Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giúp cho hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công Thương Chi. .. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN - Đề tài “Tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ của Đỗ Thị Ngọc Hân tại trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm phân tích hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ theo ba tiêu chí: xuất – nhập khẩu, ngành nghề tài trợ, phương thức tài trợ Trong đề tài đã cho thấy được cơ cấu cho vay tài trợ xuất nhập khẩu trong... Đề tài nêu lên thực trạng, hiệu quả hoạt động 3 thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Cà Mau và một số giải pháp nâng cao hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại đơn vị - Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Eximbank Cần Thơ của tác giả Phạm Thị Phương Giang trường Đại học Cần Thơ nhằm phân tích và đánh giá về hoạt động tín. .. tồn tại, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu làm căn cứ để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công Thương 15 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cần. .. sự tài trợ, giúp đỡ của ngân hàng về vốn kỹ thuật thanh toán Thông thường, nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM gắn liền với nghiệp vụ thanh toán quốc tế, được thực hiện qua hai hình thức: + Tài trợ bằng cách cho vay + Tài trợ bằng hình thức bảo lãnh 10 Tài trợ xuất nhập khẩu Tài trợ Xuất khẩu Tài trợ Nhập khẩu 1 Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu 2 Tài trợ. .. nào? - Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng là gì? Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ cần phải làm gì để phát huy những thuận lợi, đồng thời Ngân hàng cần đề ra giải pháp nào để khắc phục những khó khăn đó? - Để hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới thì Ngân hàng cần phải làm gì? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN... nhà nhập khẩu hay xuất khẩu, dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng luôn luôn là một công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ cho dòng tiền của các doanh nghiệp và giúp họ phát triển hoạt động kinh doanh của mình Nắm bắt được nhu cầu đó của các doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ đã mạnh dạn đầu tư phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập. .. tài được thực hiện tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ 1.4.2 Phạm vi thời gian Đề tài trình bày dựa trên thông tin, số liệu được thu thập từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công Thương. .. lĩnh vực cho vay tài trợ xuất nhập khẩu Điều này giúp tác giả xác định được các yếu tố ảnh huởng đến từng ngành nghề trong cơ cấu cho vay tại ngân hàng, để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Viectcombank Cần Thơ - Đề tài " Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Cà Mau”

Ngày đăng: 07/10/2015, 12:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w