Hoạt động cho vay mang lại rất nhiều rủi ro, đồng vốn ngân hàng cho vay có thể thu hồi được đúng hạn, trễ hạn hoặc thậm chi không thể thu hồi được. Nếu ngân hàng thu nợ hay khách hàng trả nợ đúng hạn thì xem như số lượng vốn đó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả, từ đó cho thấy đồng vốn có thể luân chuyển một cách dễ dàng.
Giai đoạn 2010-2012, hoạt động XNK của các ngành kinh tế có nhiều biến động. Hoạt động xuất khẩu vẫn tăng về sản lượng nhưng vấp phải nhiều quy định khắc khe của các nước nhập khẩu. Do đó, doanh số tài trợ của Vietinbank Cần Thơ cũng có sự thay đổi lớn về giá trị. Sự thay đổi này đã tác động đến DSTN của ngân hàng vì đa số các khoản vay tài trợ có kỳ hạn ngắn nên DSTN chịu tác động trực tiếp từ DSCV phát sinh trong năm.
Qua bảng 4.5, có thể thấy DSTN của Vietinbank Cần Thơ tăng mạnh vào năm 2011 ở các ngành được tài trợ (tăng 68,81% so với năm 2010) và tăng nhẹ vào năm 2012 (tăng 12,27% so với năm 2011).
Ngành sản xuất kinh doanh
DSTN tài trợ của lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSTN tài trợ của Chi nhánh. Năm 2011, DSTN tài trợ sản xuất kinh doanh tăng 165.708 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng gần 74,78%. Sang năm 2012, tiếp tục tăng mạnh hơn 23.063 triệu đồng, tương ứng tăng 5,95% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng không ngừng của DSTN tài trợ là do doanh số cho vay lĩnh vực này trong thời gian qua tăng liên tục. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao năng lực tài chính, góp phần củng cố thêm niềm tin của ngân hàng dành cho họ, đã thúc đẩy việc mở rộng quy mô tín dụng của ngân hàng đối với ngành nghề này.
Bảng 4.5: DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ)
Ngành
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tƣơng đối (%)
Sản xuất kinh doanh 221.585 35,21 387.293 36,45 410.356 34,40 165.708 74,78 23.063 5,95 Chế biến thủy sản 139.832 22,22 328.202 30,89 363.440 30,47 188.370 134,71 35.238 10,74 Dịch vụ 153.524 24,39 209.210 19,69 245.840 20,61 55.686 36,27 36.630 17,51 Kinh doanh khác 114.464 18,19 137.776 12,97 173.258 14,52 23.312 20,37 35.482 25,75
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ)
Hình 4.2: DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
Mặt khác do kết quả hoạt động kinh doanh khả quan, cộng thêm việc nhận được nhiều sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ và Ngân hàng nên các doanh nghiệp đã chủ động, thiện chí hơn trong công tác trả nợ ngân hàng, làm cho DSTN tài trợ tăng đáng kể. Đây không chỉ là một dấu hiệu khả quan cho lĩnh vực kinh tế này trong thời gian sắp tới đối với việc tiếp tục vay vốn ngân hàng để củng cố, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà cũng là một dấu hiệu tích cực đối với Chi nhánh ngân hàng trong công tác thu hồi nợ của ngành nghề kinh tế này.
Ngành chế biến thủy sản
Đây là một ngành nghề được Bộ NN&PTNT Việt Nam xác định là lĩnh vực mũi nhọn cần tập trung đầu tư và có thể tạo bước đột phá trong giai đoạn 2011 – 2015. Năm 2011 là một năm thành công của các doanh nghiệp chế biến cũng như các hộ nuôi trồng thủy sản do giá của thủy sản các loại tăng khá cao so với các năm trước. Bên cạnh đó, do nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các Ban, Ngành, UBND Thành phố đã giúp cho các doanh nghiệp và hộ nuôi trồng có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hợp lý hơn; quy trình chế biến được các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hơn, áp dụng các biện pháp khoa học trong công tác chế biến đã làm giảm bớt sự hao hụt trong quá trình sản xuất và chế biến giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đó là lý do mà năm 2011, DSTN tài trợ của ngành kinh tế này 188.370 triệu đồng, tương ứng tăng 134,71% so với năm 2010. 35.21 36.45 34.4 22.22 30.89 30.47 24.39 19.69 20.61 18.19 12.97 14.52 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2010 2011 2012 NĂM % Sản xuất KD Chế biến thủy sản Dịch vụ Ngành khác
năm mà Chính phủ đã ban hành hàng loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy ngành kinh tế này. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5 được Thủ tướng Chính phủ ban hành vừa qua đã đưa một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Theo đó, Chi nhánh thực hiện việc giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với các khoản vốn đã vay; tiếp tục cho vay mới với lãi suất thị trường thấp nhất (11%/năm) đối với chế biến thủy sản cho doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu. Chi nhánh đã tích cực hỗ trợ cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có mô hình khép kín từ khâu nuôi, chế biến đến xuất khẩu, có đầu ra tiêu thụ sản phẩm ổn định. Với sự hỗ trợ vốn kịp thời của Vietinbank Cần Thơ nên những doanh nghiệp chế biến cá tra đang từng bước vượt qua khó khăn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do nhận được rất nhiều sự hỗ trợ nên các doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp rất thiện chí trong công tác trả nợ, nên DSTN tài trợ trong năm 2012 không những giảm mà còn tăng 35.238 triệu đồng, tương ứng tăng 10,74% so với năm 2011.
Ngành dịch vụ
Năm 2011, DSTN tài trợ lĩnh vực này tăng 55.686 triệu đồng, tương ứng tăng 36,27% so với năm 2011. Sang năm 2012, DSTN tài trợ tiếp tục tăng 36.630 triệu đồng, tương đương tăng 17,51% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng liên tiếp của DSTN tài trợ là do các loại hình kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố trong những năm qua đang rất thịnh vượng vì khi đời sống người dân ngày càng đầy đủ hơn thì nhu cầu thương mại và dịch vụ càng tăng lên. Bên cạnh đó, do doanh số cho vay cũng tăng liên tục, công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng của Chi nhánh ngày càng tốt hơn, cũng như khách hàng có thiện chi trả nợ đúng hạn.
Các ngành khác
DSTN tài trợ của lĩnh vực này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng DSTN của Chi nhánh nhưng luôn tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 DSTN tài trợ tăng 23.312 triệu đồng, tương ứng tăng 20,37% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì DSTN tài trợ đã tăng lên 35.482 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 25,75%. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, lãi suất cho vay nhiều lần được hạ xuống, nên việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng cũng trở nên thuận lợi hơn. Thêm vào đó, các Cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn để tránh phát sinh nợ nhảy nhóm.
Nhìn chung thì công tác thu hồi nợ của Vietinbank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 đã đạt kết quả khá tốt, đặc biệt trong công tác TTXNK của chi nhánh chưa có trường hợp nợ xấu.
4.3.3 Phân tích dƣ nợ tín dụng
Qua bảng 4.6 ta thấy tình hình dư nợ của Vietinbank Cần Thơ biến động không ổn định qua ba năm: năm 2011, dư nợ tài trợ tăng 61.680 triệu đồng (tương đương 22,17%) so với năm 2010 và tăng vào năm 2012, giảm 33.974 triệu đồng (10,00%) dù DSCV trong năm tăng so với năm 2011. Nhìn chung, công tác thu nợ trong năm 2012 được thực hiện khá tốt, vượt qua DSCV nên làm cho dư nợ của năm này giảm. Còn năm 2011, DSTN tài trợ tăng lên, nhưng không tăng nhanh bằng DSCV tài trợ nên làm cho dư nợ tăng cao.
Ngành sản xuất kinh doanh
Dư nợ tài trợ của tối tượng này luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ của ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2011, dư nợ tài trợ tăng 79.019 triệu đồng so với năm 2010 tương đương tăng 83,83% .Sang năm 2012, dư nợ tài trợ tăng 19.083 triệu đồng, tương ứng tăng 11,01% so với năm 2011. Nguyên nhân chính của sự gia tăng dư nợ tài trợ là do DSTN tài trợ của đối tượng này nhỏ hơn DSCV tài trợ trong kỳ.
Ngành chế biến thủy sản
Dư nợ tài trợ của ngành năm 2011 giảm 18.321 triệu đồng, tương ứng giảm 22,66% so với năm 2010. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), năm 2011 là năm ngành thủy sản cả nước có được kết quả đáng phấn khởi cả về sản xuất chế biến, khai thác và xuất khẩu, TP Cần Thơ cũng không nằm ngoài sự tăng trưởng của cả nước. Giá thủy sản tăng đã khuyến khích tinh thần của bà con nuôi trồng, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản nhờ thực hiện mô hình khép kín, kết hợp với các hộ nuôi trồng để có số lượng, chất lượng và giá thủy sản nguyên liệu đầu vào ổn định. Nhờ những cải tiến trong quá trình hoạt động nên các doanh nghiệp này đã thu được lợi trong năm 2011. Điều đó đã làm cho khách hàng vay trong lĩnh vực này có thiện chí trả nợ cho ngân hàng nhiều hơn, dẫn đến dư nợ tài trợ giảm. Sang năm 2012, do sự bất ổn của thị trường thủy sản như giá biến động thất thường, thiên tai dịch bệnh, điều kiện xuất khẩu khắt khe,… các doanh nghiệp khó xuất khẩu sản phẩm, làm cho tồn kho tăng kéo theo chi phí tăng, làm cho lợi nhuận thu được không cao, thậm chí là thua lỗ. Nhận thấy tình hình thủy sản không còn thuận lợi như năm trước, Chi nhánh đã tăng cường công tác thu hồi nợ để tránh rủi ro xảy ra nên doanh số thu nợ tăng đã làm cho dư nợ tài trợ năm 2012 giảm nhẹ xuống 4.511 triệu đồng, tương đương giảm 7,22% so với năm 2011.
Bảng 4.6: DƢ NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
Ngành
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tƣơng đối (%)
Sản xuất kinh doanh 94.256 33,88 173.275 50,98 192.358 62,88 79.019 83,83 19.083 11,01 Chế biến thủy sản 80.835 29,06 62.514 18,39 58.003 18,96 (18.321) (22,66) (4.511) (7,22) Dịch vụ 65.388 23,50 55.401 16,30 41.734 13,64 (9.987) (15,27) (13.667) (24,67) Kinh doanh khác 37.716 13,56 48.685 14,32 13.806 4,51 10.969 29,08 (34.879) (71,64)
Tổng 278.195 100,00 339.875 100,00 305.901 100,00 61.680 22,17 (33.974) (10,00)
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ)
Hình 4.3: DƢ NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
Ngành dịch vụ
Năm 2011 dư nợ tài trợ giảm 9.987 triệu đồng, tương ứng 15,27% so với năm 2010 nguyên nhân là do dư nợ tài trợ của năm 2010 chuyển sang là khá thấp, thêm vào đó là DSCV tài trợ nhỏ hơn DSTN tài trợ trong năm 2011. Sang năm 2012 dư nợ tài trợ lại giảm 13.667 triệu đồng, tương đương giảm 24,67% so với năm 2011. Mặc dù đây là một trong những ngành đang có hiệu quả kinh tế khá cao trên địa bàn, DSCV tài trợ tăng nhẹ qua các năm nhưng trong điều kiện nền kinh tế nước ta vẫn chưa thật sự ổn định, rủi ro vẫn luôn tồn tại trong mỗi ngóc ngách của nền kinh tế nên Chi nhánh luôn rất coi trọng công tác thu nợ nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của mình. Vì thế, dù DSCV tài trợ có tăng để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng nhưng DSTN tài trợ năm 2012 cũng tăng rất mạnh, tăng nhiều hơn DSCV tài trợ, nên dư nợ tài trợ của lĩnh vực này giảm.
Các ngành khác
Có thể thấy, dư nợ tài trợ nhóm ngành khác giai đoạn 2010 – 2012 tăng giảm không theo quy luật chung. Năm 2011, dư nợ tài trợ tăng 10.969 triệu đồng (tương đương tăng 29,08%) so với năm 2010, nguyên nhân là do dư nợ tài trợ nhóm ngành này năm 2010 chuyển sang khá lớn, bên cạnh đó DSCV tài trợ nhóm ngành này lớn hơn DSTN tài trợ trong năm 2011. Sang năm 2012, do bất ổn của nền kinh tế nên ngân hàng luôn coi trọng công tác thu nợ nhằm
33.88 50.98 62.88 29.06 18.39 18.96 23.5 16.3 13.64 13.56 14.32 4.51 0 10 20 30 40 50 60 70 2010 2011 2012 NĂM % Sản xuất KD Chế biến thủy sản Dịch vụ Ngành khác
Qua phân tích cho thấy, Vietinbank Cần Thơ đã nỗ lực rất nhiều để giảm thiểu nợ quá hạn và nợ xấu qua các năm. Từ đó, thu hút khách hàng bằng nhiều chương trình tài trợ hấp dẫn và phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Mặc dù DSCV, DSTN và dư nợ có sự biến động bất thường qua các năm, nhưng chi nhánh đã khẳng định được năng lực quản lý vốn cũng như thu hồi nợ, đặc biệt là nợ quá hạn và nợ xấu đều ở tỷ lệ thấp hơn quy định. Đạt được thành quả đó là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Ban Giám đốc chi nhánh cũng như từ Hội sở và sự nỗ lực của nhân viên VietinBank Cần Thơ.
4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU NHẬP KHẨU
Nhìn chung, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu xét về mặt rủi ro tín dụng thì hoạt động này có thể nói là rất tốt thể hiện qua dư nợ, dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn….. luôn ở mức thấp hơn so với các hình thức tín dụng khác. Nguyên nhân do đặc điểm của hoạt động này nên nhân viên tín dụng của ngân hàng có thể hạn chế được những rủi ro về phía khách hàng.
Theo bảng số liệu, nhìn chung hoạt động TTXNK của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 có sự phát triển nhưng không ổn định. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tài trợ phụ thuộc khá lớn vào tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, các khoản nợ đều có tài sản đảm bảo và khả năng thu hồi là rất lớn.
4.4.1 Dƣ nợ tài trợ XNK/ Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng như thế nào. Chỉ số này quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt vì không có sự cân đối giữa việc huy động vốn với việc cho vay (nếu quá lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả). Qua bảng số liệu 4.7, ta có thể thấy rằng dư nợ tài trợ chiếm tỉ lệ khá thấp trong tổng dư nợ, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của Vietinbank Cần Thơ chưa chú trọng cho tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, chưa chiếm được tỉ trọng lớn trong mảng tín dụng.
Bảng 4.7: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIETINBANK CẦN THƠ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Tổng doanh số cho vay Triệu đồng 6.111.874 8.376.707 8.434.642
2. Tổng doanh số thu nợ Triệu đồng 5.100.527 7.917.143 8.681.907
3. Tổng dư nợ Triệu đồng 2.254.417 2.713.981 2.466.717
4. Tổng vốn huy động Triệu đồng 1.979.646 2.220.097 2.289.406
5. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.474.558 2.619.714 2.564.137
6. DSCV tài trợ XNK Triệu đồng 754.206 1.124.161 1.158.920
7. DSTN tài trợ XNK Triệu đồng 629.405 1.062.481 1.192.894
8. Dư nợ tài trợ XNK Triệu đồng 278.195 339.875 305.901
9. Nợ xấu tài trợ XNK Triệu đồng 0 0 0
10. Dư nợ bình quân tài trợ XNK Triệu đồng 215.795 309.035 322.888
11. DSCV tài trợ XNK/Tổng nguồn vốn % 30,48 42,91 45,20
12. DSCV tài trợ XNK/Tổng DSCV % 12,34 13,42 13,74
13. Dư nợ tài trợ XNK/Tổng vốn huy
động % 14,05 15,31 13,36
14. Dư nợ tài trợ XNK / Tổng dư nợ % 12,34 12,52 12,40
15. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 2,92 3,44 3,69