- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động XNK. Xây dựng các phương án kiểm tra, giám sát hoạt động XNK của NHTM theo luật pháp nước Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế.
- Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động XNK, xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết cho NH kịp thời để làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh của NH.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thị trường ngoại hối và các dịch vụ ngoại hối. Các tổ chức tín dụng triển khai các dịch vụ quản lý rủi ro và các nghiệp vụ mới về NH đầu tư và kinh doanh tiền tệ, đặc biệt là các nghiệp vụ phát sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá ( giữa Việt Nam đồng và các loại ngoại tệ; giữa các loại ngoại tệ) trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
- Tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức tín dụng; giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ NH mới theo nhu cầu thị trường.
- Từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hệ thống NH Việt Nam phấn đấu phát triển dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về sản phẩm và chất lượng.
- Thực hiện quy hoạch và phân bố hợp lý các cơ sở tổ chức tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mở rộng quan hệ đại lý với các tổ chức tài chính nước ngoài, đẩy mạnh tiếp cận thị trường tài chính quốc tế và xúc tiến hiện diện thương mại của TCTD Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực.
6.2.3 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các Ban ngành có liên quan
XNK để từng bước phát triển hoạt động ngoại thương giữa DN với cá nhân, DN với DN, DN với Nhà nước và ngược lại….. Từ đó từng bước nâng tầm thương hiệu của mình trên thương trường quốc tế tạo cho khách hàng một niềm tin tuyệt đối vào chất lượng sản phẩm của mình.
- Xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, phát triển nhiều dòng sản phẩm để đa dạng hóa sản phẩm nhằm tiết giảm chi phí và các quy chuẩn kĩ thuật của từng thị trường để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng ở thị trường đó.
- Từng bước xây dựng cho DN mình những thương hiệu mang tầm quốc tế lấy chất lượng uy tín làm tiên phong để tạo sự khác biệt, nâng cao lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ cùng mặt hàng, nâng tầm ảnh hưởng đối với thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng trên thế giới.
- Cần phối hợp chặt chẽ với NHCT Cần Thơ trong việc ký kết thực hiện hợp thanh toán các hợp đồng ngoại thương để nhận được sự tư vấn kịp thời nhằm tối thiểu hóa chí phí, rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận kinh tế.
6.2.3.2 Đối với Nhà nước và các Ban ngành có liên quan
- Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của NN và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả để kích thích xuất khẩu, tuy nhiên cũng phải đảm bảo hài hòa cán cân thanh toán quốc tế.
- Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế ổn định và thuận lợi. Một mặt tạo điều kiện cho các DN XNK Cần Thơ tham gia đẩy mạnh hoạt động XNK phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương mại quốc tế; mặt khác thu hút các DN, công ty XNK đầu tư.
- Nhà nước nên có chế độ ưu đãi hơn đối với các doannh nghiệp đạt giá trị xuất nhập khẩu cao, giảm bớt thủ tục phiền hà không đáng có. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả tức là Chính phủ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu.
- Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động XNK, sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT của NHTM đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế. Các quy định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại Học Cần Thơ.
2. Đỗ Thị Ngọc Hân, 2007. Phân tích tình hình cho vay xuất nhập khẩu Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ, Đại học Cần Thơ.
3. Nguyễn Đức Xinh, 2008. Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Cà mau.
4. Phạm Thị Trường Giang, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ.
Đại học Cần Thơ
5. Nguyễn Thị Thoa, 2008. Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng. Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Thành Luân, 2008. Phân tích hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Eximbank Cần Thơ. Đại học Cần Thơ.
7. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trương Đông Lộc, 2003. Bài giảng thanh toán quốc tế, tủ sách Đại học Cần Thơ.
8. NHTMCP Vietinbank Cần Thơ. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012.
9. Website: www.vietinbank.vn. Ngân hàng Công Thương Việt Nam.