Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 33 - 38)

HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ

NHTM ra đời và phát triển gắn với nền sản xuất hàng hóa, ngân hàng kinh doanh một loại hàng hóa rất đặc biệt đó là tiền tệ. Tuy nhiên về bản chất thì hoạt động của NHTM cũng giống như các doanh nghiệp bình thường khác ở chỗ nó cũng là một đơn vị sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt được tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro trong kế hoạch kinh doanh của mình. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng 3.1 sau đây:

Về doanh thu

Qua bảng số liệu 3.1, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có chiều hướng tăng giảm không ổn định và không đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 tổng thu nhập đạt 772.089 triệu đồng tăng 501.509 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 184,87% so với năm 2010 mà nguyên nhân là do năm 2011 Ngân hàng đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế góp phần quan trọng vào kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế hợp lý; đồng thời hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt được hiệu quả rất cao khi tất cả các nguồn thu của Ngân hàng đều tăng trong đó thu từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất 97,16% tổng thu nhập. Ngoài ra, trong năm 2011 Ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ mới đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán và các hoạt động khác nên thu hút được nhiều khách hàng như thu từ dịch vụ thanh toán, phí chuyển tiền, phát hành L/C... Sang năm 2012 tổng thu nhập giảm nhẹ xuống còn 697.562 triệu đồng tức giảm 74.527 triệu đồng với tỷ lệ giảm 9,65% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho thu nhập năm 2012 giảm đi vì đây là năm mà nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa tìm ra lối thoát, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan... Mặt khác năm 2012 để lại nhiều dấu ấn quan trọng của thị trường tài chính ngân hàng: tín dụng tăng trưởng thấp nhất 20 năm chỉ 15%, tốc độ tăng nợ xấu ở mức báo động, lợi nhuận của các ngân hàng hầu hết sụt giảm thậm chí thua lỗ, lãi suất cơ bản giảm còn 8% năm, tái cơ cấu các TCTD yếu kém, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế,...

Về chi phí

lợi nhuận giảm đi. Cụ thể trong năm 2011 tỷ lệ tăng của chi phí là 202,88% trong khi thu nhập tăng chỉ 184,47% so với năm 2010. Đến năm 2012 chi phí giảm 4,075 và thu nhập cũng giảm 9,65%. Điều này có thể được giải thích từ hai nguyên nhân: Thứ nhất là trong thời gian qua, để huy động vốn Ngân hàng đã thực hiện các chương trình tiết kiệm dự thưởng như “ Muôn kết nối – Trọn tin yêu”, “ 25 năm gắn kết”… cùng với áp lực lãi suất đã làm cho chi phí huy động vốn tăng. Thứ hai là lãi suất huy động giảm mạnh, không còn hấp dẫn khách hàng đã làm cho nguồn vốn huy động giảm, nên chi phí trả lãi của chi nhánh cũng giảm đáng kể. Bên cạnh đó, Chi nhánh thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, theo đó quỹ lương thưởng chi cho nhân viên của toàn Ngân hàng giảm 45% so với năm 2011. Vì thế, Chi nhánh đã giảm bớt được một phần chi phí hoạt động của mình.

Về lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Lợi nhuận của Ngân hàng trong năm 2011 đạt 68.868 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng tăng 77,24% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh, Vietinbank đã giải ngân hơn 8000 tỷ đồng và thu lợi nhuận từ lãi của các khoản cho vay này. Đặc biệt hơn, trong khi nhiều Ngân hàng thiếu hụt thanh khoản thì Vietinbank vẫn giữ vững vị trí là Ngân hàng cung ứng vốn lớn nhất trên thị trường liên Ngân hàng, là nhà tạo lập và dẫn dắt thị trường. Với chiến lược đầu tư hợp lý, khả năng quản lý tốt và dự đoán thị trường chính xác, Vietinbank Cần Thơ không chỉ đảm bảo khả năng thanh khoản cho mình mà còn tích cực hỗ trợ thanh khoản của các Ngân hàng khác trên địa bàn, góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời tăng lợi nhuận cho chi nhánh trong năm 2011.

Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập 271.030 772.089 697.562 385.974 438,851 501.059 184,87 (74.527) (9,65) 52,877 13,70

- Thu nhập từ lãi 263.343 759.919 680.604 375,284 424,623 496.576 188,57 (79.315) (10,44) 49,339 13,15 - Thu nhập ngoài lãi 7.687 12.170 16.958 10,690 14,228 4.483 58,32 4.788 39,34 3,538 33,10

2. Tổng chi phí 232.175 703.221 674.585 373,676 424,813 471.046 202,88 (28.636) (4,07) 51,137 13,68

- Chi phí từ lãi 221.138 685.547 654.797 362,684 411,709 464.409 210,01 (30,750) (4,49) 49,025 13,52 - Chi phí ngoài lãi 11.037 17.674 19.788 10,992 13,104 6.637 60,13 2.114 11,96 2,112 19,21

3. Tổng lợi nhuận 38.855 68.868 22.977 12,298 14,038 30.013 77,24 (45.891) (66,64) 1,740 14,15

Hình 3.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 - 2012

Nhưng đến năm 2012 thì lợi nhuận của Ngân hàng giảm mạnh đến 66,64% với số tiền giảm là 45.891 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ giảm lãi suất cho vay theo định hướng của ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh, do nguồn vốn huy động để cho vay trước đây đều có mức lãi suất khá cao, việc giảm lãi suất các khoản cho vay cũ xuống theo quy định của NHNN đã làm cho Chi nhánh gặp khó khăn về nguồn vốn để bù đắp chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cộng thêm tình hình lạm phát trong nước vẫn còn ở mức cao làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, hàng hóa sản xuất ra không bán được hoặc bán với giá thấp dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng giảm theo.

Theo bảng 3.1 ta thấy tổng lợi nhuận 6 tháng năm 2013 đạt 14.038 triệu đồng tăng 14,15 % tương ứng số tiền 1.740 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Lợi nhuận này có được nhờ khoản thặng dư lớn từ việc phát hành cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, cùng các tích lũy, vốn chủ sở hữu trong kỳ. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng tạo sức tăng lợi nhuận là VietinBank đã giảm rất mạnh chi phí hoạt động trong quý 2/2013 so với quý 2/ 2012, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng ít hơn hẳn so với cùng kỳ. Ngoài ra trong 6 tháng đầu năm 2013, môi trường kinh tế vĩ mô đã được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 2,4%, cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao, đạt mức kỷ lục, giá trị VNĐ tiếp tục được cải thiện, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định.

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2010 2011 2012 Năm Triệu đồng THU NHẬP CHI PHÍ LỢI NHUẬN

Hình 3.3:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ 6 THÁNG 2012 – 6 THÁNG 2013

Qua kết quả phân tích cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khá ổn định nhưng vẫn có nhiều biến động. Nguyên nhân do Ngân hàng phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác đặc biệt là hiện nay nhiều chi nhánh Ngân hàng đang lần lượt ra đời như Sacombank, ACB, Vietcombank,… thêm vào đó các Ngân hàng có xu hướng sáp nhập, hợp nhất đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ. Chính vì vậy Ngân hàng cần phải đưa ra chủ trương đúng đắn, năng động trong điều hành lãi suất, thực hiện tốt chính sách khách hàng tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp thu được lợi nhuận, từ đó các doanh nghiệp dễ dàng thanh toán các khoản tiền vay cho ngân hàng. Mặt khác, Ngân hàng luôn chú trọng đến công tác giao dịch với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, các khách hàng có uy tín cao. Qua đó tạo điều kiện cho khách hàng có mức vốn tương đối để sản xuất kinh doanh và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nhằm ổn định và phát triển kinh tế cho đất nước. Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam; tuy nhiên nhờ sự cố gắng, nổ lực của cán bộ, công nhân viên tại chi nhánh, đặc biệt là sự điều hành đúng đắn của Ban giám đốc. Từ những thành công đạt được Ngân hàng Công Thương Cần Thơ đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính và trong lòng của khách hàng. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 6T2012 6T2013 Năm Triệu đồng THU NHẬP CHI PHÍ LỢI NHUẬN

3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CẦN THƠ TRONG NHỮNG NĂM QUA

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 33 - 38)