Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 28 - 32)

3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ gồm có: 1 Chi nhánh và 8 phòng giao dịch được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:

( Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chánh VietinBank Cần Thơ)

Hình 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

CÁC PHÒNG BAN BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG GIAO DỊCH PGD NINH KIỀU PGD NGUYỄN TRÃI PGD CÁI RĂNG PGD AN THỚI PGD THỐT NỐT PGD THẮNG LỢI PGD PHONG ĐIỀN PGD QUANG TRUNG P. KẾ TOÁN P. TỔCHỨC HÀNH CHÍNH P. NGÂN QUỸ P. THÔNG TIN ĐIỆN TOÁN P. KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP P. BÁN LẺ P. TỔNG HỢP

3.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc Chi nhánh gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc

Giám đốc

Giám đốc VietinBank Chi nhánh Cần Thơ do Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam bổ nhiệm. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động của Chi nhánh. Mọi hoạt động của Chi nhánh đều do Giám đốc chỉ đạo và điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi của đơn vị. Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật hay nâng lương cán bộ trong đơn vị theo quyền hạn của mình. Đồng thời tiếp nhận thông tin từ Hội sở chính và Chi nhánh cấp dưới để hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển kinh doanh cho Chi nhánh mình.

Phó giám đốc

Phó giám đốc là người hỗ trợ và giúp đỡ Giám đốc chỉ đạo một số mặt công tác do Giám đốc phân công hay ủy quyền, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công thực hiện. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh - Cần Thơ gồm 03 Phó Giám đốc phụ trách hoạt động các phòng ban và các phòng giao dịch.

Phòng kế toán

Phòng kế toán có nhiệm vụ hoạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đúng theo sự hướng dẫn của NHNN và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về kế toán thống kê theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ huy động vốn, xây dựng kế hoạch tài chính và phân tích báo cáo tài chính hằng năm, tham mưu cho Giám đốc về việc điều hành kế hoạch tài chính cũng như kiểm soát chi tiêu và quản lý tài sản của ngân hàng.

Phòng tổ chức hành chính

Phòng tổ chức hành chính thực hiện việc sắp xếp, bố trí cán bộ vào các công việc phù hợp, quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của ngân hàng, an ninh, an toàn cho hoạt động đó, giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương, tiền thưởng.

Phòng ngân quỹ

Phòng ngân quỹ là phòng quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện nghiệp vụ thu - chi tiền mặt khi có nhu cầu theo sự xác nhận của phòng kế toán. Khách hàng sẽ tiếp nhận tiền tại phòng ngân quỹ. Ngược lại, phòng ngân quỹ sẽ kiểm tra số tiền của khách hàng nộp vào tài khoản ngân hàng.

Phòng thông tin điện toán

Phòng này có nhiệm vụ quản lý, kiểm soát và chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật máy móc thiết bị, hệ thống mạng và các chương trình giao dịch cho các phòng ban hoạt động tốt hơn.

Phòng khách hàng doanh nghiệp

Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc về chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiến hành thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi cho vay, định giá tài sản đảm bảo khoản vay, tính toán số tiền gốc và lãi phải thu vào mỗi kỳ hạn, thu hồi nợ cho vay khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích thỏa thuận.

Phòng bán lẻ

Phòng này cũng có chức năng như phòng khách hàng doanh nghiệp nhưng khách hàng ở đây là cá nhân. Ngoài ra còn thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của dân cư, tổ chức.

Phòng tổng hợp

Phòng này có chức năng trong việc tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và hoạt động của ngân hàng đến các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, nghiên cứu, phân tích, dự báo về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và kinh tế trên địa bàn để tham mưu cho Ban giám đốc và chịu trách nhiệm triển khai chỉ đạo của Thống đốc trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Các phòng giao dịch

Phòng giao dịch cũng thực hiện các nghiệp vụ giống như tại Hội sở chính: nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, thanh toán, chuyển khoản, đồng thời quảng bá các sản phẩm dịch vụ như: phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng, chi trả kiều hối,…

Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Công Thương Cần Thơ được tổ chức theo dạng kết hợp cơ cấu trực tuyến - chức năng, gọn nhẹ và khoa học, công tác bố trí nhân sự phù hợp với năng lực chuyên môn đảm bảo đầy đủ công việc và chất

như các phòng giao dịch đạt hiệu quả hơn. Ưu điểm với bộ máy tổ chức như vậy giúp ban giám đốc tập trung vào công việc chính của mỗi người, giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo, giúp các phòng ban dễ dàng trong việc nhận và truyền thông tin từ cấp trên, đồng thời giảm bớt gánh nặng về quản trị cho Ban giám đốc. Nhược điểm do có nhiều cơ quan chức năng nên dễ dẫn đến việc đưa ra những quyết định chồng chéo. Chính vì vậy, Ban giám đốc phải phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục tình trạng không ăn khớp, cục bộ…

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ (Trang 28 - 32)