Phân tích và đánh giá Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Mai Động.
Trang 1MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION
(Bilingual)
June Intake, 2009
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
(Hệ song ngữ) Nhập học: 6/2009
Trang 2TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn
HELP MBA
√
Môn học
: Quản trị Chiến lƣợc
Mã môn học
: MGT510
Họ tên giảng viên
: Mr Ravi Varmman Kanniappan Tiểu luận số
: Hạn nộp
: 08 tháng 01 năm 2011
Số từ
: 9.213
CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN
Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ Quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra
LƯU Ý
Trang 3ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
của Công ty TNHH một thành viên Mai Động
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Thu Thủy
Học viên : Nguyễn Thanh Toàn
Lớp : MBA – EV9
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ravi Varmman Kanniappan đã tận tình truyền đạt kiến thức về quản trị kinh doanh nói chung, quản trị chiến lược nói riêng và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đồ án này Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất, trân trọng những tình cảm của TSKH Nguyễn Văn Minh – Giảng viên, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng và TS Lê Thị Thu Thủy – Trưởng phòng quản lý đào tạo trường Đại học Ngoại thương, đã quan tâm tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn học viên lớp MBA - EV9 của chúng tôi với lượng kiến thức chuyên ngành phong phú và kinh nghiệm nhiều năm là chuyên gia tư vấn về quản trị chiến lược cho các doanh nghiệp để giúp tôi có thể hoàn thành tốt nhất Đồ án tốt nghiệp này
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Quốc tế - trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Đồ án tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn tất cả các học viên cùng lớp EV9 đã giúp đỡ cũng như chia
sẻ kiến thức và kinh nghiệm để tôi có thể hoàn thành được Đồ án tốt nghiệp này, cảm ơn lãnh đạo cơ quan, gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua để tôi vững tin hoàn thành khóa học trong điều kiện rất khó khăn về thời gian do vừa phải học tập và công tác
Bản thân tôi rất nỗ lực và cố gắng giành thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận
và thực tiễn của doanh nghiệp để có thể hoàn thành Đồ án tốt nghiệp với kết quả mong muốn cao nhất nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên Đồ án của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết cần bổ sung Kính mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của quý thầy cô giáo
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5A TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tình hình nền kinh tế trong nước, khu vực và trên thế giới biến động khó lường như hiện nay là một nguyên nhân khách quan rất khó khăn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một Chiến lược kinh doanh phù hợp, khả thi để đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn
Để xây dựng được một Chiến lược kinh doanh tốt nhất, doanh nghiệp cần sử dụng các cộng cụ của Quản trị chiến lược để đánh giá, phân tích chiến lược hiện tại và đưa ra các điều chỉnh cần thiết và phù hợp trong giai đoạn mới để đạt kết quả kinh doanh cao nhất
Nội dung của Đồ án này tập trung đánh giá và phân tích Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Mai Động (gọi tắt là Công ty Mai Động) bằng việc sử dụng mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các công cụ hỗ trợ khác Qua những kết quả đánh giá, phân tích, Tác giả sẽ đưa ra những đề xuất để khắc phục những tồn tại hoặc yếu kém hiện tại để hoàn thiện Chiến lược kinh doanh của Công ty Mai Động trong giai đoạn 2010 – 2015, phấn đầu là công ty hàng đầu của Việt Nam và khu vực về sản xuất kinh doanh ống và phụ kiện ngành nước bằng gang cầu và compozit cốt sợi thủy tinh, chuyển giao công nghệ thiết bị sản xuất nước sạch bằng cộng nghệ lắng lọc từ nước thô (nước mặt sẵn có từ sông
hồ tự nhiên)
Trang 61 Khái niệm Chiến lược và Quản trị chiến lược 12 1.1 Khái niệm Chiến lược 12 1.2 Khái niệm Quản trị chiến lược 12
2 Nhiệm vụ của Quản trị chiến lược 12
3 Công cụ cơ bản sử dụng để nghiên cứu Quản trị chiến lược 12 3.1 Mô hình Delta Projeet 12 3.2 Bản đồ chiến lược 12
1 Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu 14
2 Phương pháp nghiên cứu 14
Trang 73 Quy trình nghiên cứu 15 3.1 Xác định và lên danh mục các dữ liệu từ các Báo cáo 15 3.2 Triển khai thu thập tài liệu 15 3.2.1 Tài liệu thứ cấp 15 3.2.2 Tài liệu sơ cấp 15 3.3 Phân tích tài liệu thu thập 15 3.3.1 Áp dụng mô hình Pest 15 3.3.2 Áp dụng mô hình Porter 15 3.3.3 Phân tích môi trường bên trong 15
IV Chương IV: Phân tích, đánh giá Chiến lược kinh doanh
1 Giới thiệu về Công ty Mai Động 16 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16 1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2009 16
Trang 82.5.5 Về Marketting 21 2.6 Chương trình hành động Chiến lược của Công ty 22 2.6.1 Hiệu quả hoạt động 22 2.6.2 Khách hàng mục tiêu 23 2.6.3 Đổi mới và cải tiến 23 2.7 Bản đồ chiến lược hiện tại của Công ty 24
2.7.2 Định hướng khách hàng 24 2.7.3 Định hướng quy trình bên trong 24 2.7.4 Định hướng học hỏi và tăng trưởng 26
V Chương V: Đánh giá Chiến lược kinh doanh hiện tại của
1 Đánh giá mục tiêu trung – dài hạn, ngắn hạn với sứ mệnh 29
2 Tính hiệu quả của Chiến lược kinh doanh so với môi trường
bên trong và bên ngoài 29
3 Đánh giá những khó khăn về nội lực của Công ty so với môi
2 Đề xuất hoàn thiện Chiến lược kinh doanh của Công ty Mai
Động giai đoạn 2010 – 2015 31
Trang 91 Phụ lục 1: Nhiệm vụ của Quản trị chiến lƣợc 36
2 Phụ lục 2: Mô hình Delta Projeet và Bản đồ chiến lƣợc 38
3 Phụ lục 3: Mô hình Pest và Mô hình Porter 41
4 Phụ lục 4: Triển khai thu thập tài liệu 43
5 Phụ lục 5: Sơ đồ tổ chức Công ty Mai Động 44
Trang 102 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Chiến lược kinh doanh hiện tại của Công ty Mai Động, phạm vi nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh ống và phụ kiện ngành nước các loại bằng gang cầu
3 Mục đích nghiên cứu
Trong bối cảnh nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp chịu sự tác động không nhỏ khi các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh tại thị trường Việt Nam với kỹ năng quản trị, năng lực tài chính, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm kinh doanh với chất lượng sản phẩm tốt hơn Bên cạnh đó, do vẫn còn ảnh hưởng của tư duy bao cấp lạc hậu, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước nên các doanh nghiệp Việt Nam dù đã đưa ra Chiến lược kinh doanh của mình nhưng chưa căn cứ vào cơ sở khoa học và tình hình thực tế của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp không khai thác được hết tiềm năng cũng như thế mạnh của mình để có được kết quả kinh doanh như mong muốn, có doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ, lâu dài có thể bị phá sản là điều có thể xảy ra
Với tâm huyết và trách nhiệm, được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo, tôi nghiên cứu và phân tích về Chiến lược kinh doanh của Công ty
Trang 11Mai Động để đưa ra những nhận xét, đánh giá về Chiến lược kinh doanh của Công
ty có phù hợp hay không, điểm mạnh và điểm yếu của Chiến lược mà Công ty đang áp dụng qua việc dùng mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược trong khoa học Quản trị chiến lược Sau đó, tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất để hoàn thiện Chiến lược kinh doanh của Công ty Mai Động trong giai đoạn từ nay đến năm 2015
4 Giới thiệu bố cục của đồ án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, nội dung của Đồ án này bao gồm 7 chương, cụ thể:
Tên đề tài
Lời cảm ơn
Tóm tắt nội dung
Bố cục đồ án
Chương 1: Mục đích nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích chiến lược hiện tại của công ty Mai Động
Chương 5: Đánh giá chiến lược hiện tại của công ty Mai Động
Chương 6: Đề xuất điều chỉnh chiến lược công ty Mai Động từ năm 2010 đến năm 2015
Chương 7: Kết luận
Phần danh mục tài liệu và phụ lục :
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 12Chương II – TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm Chiến lược và Quản trị chiến lược
1.1- Khái niệm Chiến lược
Khái niệm Chiến lược có rất nhiều quan điểm khác nhau, phụ thuộc vào từng quan điểm của mỗi tác giả và vào từng thời kỳ khác nhau nhưng có thể hiểu
cơ bản rằng : ‘‘Chiến lược của một công ty là tập hợp các hoạt động cạnh tranh và các hướng tiếp cận kinh doanh mà Ban giám đốc công ty sử dụng để điều hành công ty’’, nhằm mục đích: thu hút và làm hài lòng khách hàng; chiếm giữ vị thế trên thị trường; điều hành các hoạt động của công ty; cạnh tranh thành công và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
1.2- Khái niệm Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược được hiểu ‘‘là một bộ các quyết định quản trị và các hành động xác định hiệu suất dài hạn của một công ty Quản trị chiến lược bao gồm các hành động liên tục: soát xét môi trường (cả bên trong lẫn bên ngoài); xây dựng chiến lược; thực thi chiến lược và đánh giá kiểm soát chiến lược Do đó, nghiên cứu chiến lược nhấn mạnh vào việc theo dõi và đánh giá các cơ hội và đe dọa bên ngoài trong bối cảnh của các sức mạnh và điểm yếu bên trong’’ (Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hữu Hải, 2009, P.11)
2 Nhiệm vụ của Quản trị chiến lược (Phụ lục 1)
3 Công cụ cơ bản sử dụng để nghiên cứu Quản trị chiến lược (Phụ lục 2)
3.1- Mô hình Delta Project
3.2- Bản đồ chiến lược
4 Các công cụ hỗ trợ khác (Phụ lục 3)
4.1- Mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô
4.2- Phân tích môi trường ngành - Mô hình PORTER
4.3- Phân tích môi trường bên trong
Mục đích của việc phân tích này để thấy được các tiềm năng của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và đồng thời qua đó cũng nhìn nhận được những trở ngại trong việc quá trình duy trì những lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là các yếu tố về: nguồn lực, năng lực và khả năng của công ty
Trang 134.4- Khảo sát thực tế thông qua tài liệu thứ cấp và sơ cấp
Để có những số liệu và căn cứ cụ thể đối với doanh nghiệp tôi nghiên cứu, nhất thiết phải có sự khảo sát qua tài liệu thứ cấp và sơ cấp để qua đó xem xét, phân tích và đánh giá chiến lƣợc kinh doanh hiện tại và đề xuất hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2015
Trang 14Chương III – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vì thời gian để nghiên cứu và hoàn thiện đồ án còn có những hạn chế nhất định nên tôi không thể có những nhận xét, đánh giá và phân tích thật chi tiết về Chiến lược kinh doanh của Công ty Mai Động Chính vì vậy, tôi tập trung áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện
đồ án, tôi có thể dùng tài liệu sơ cấp, như: phỏng vấn lãnh đạo Công ty để làm rõ hơn việc áp dụng mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược khi nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến về Chiến lược kinh doanh của Công ty Ngoài ra, các mô hình: mô hình PEST, mô hình 5 thế lực cạnh tranh của PORTER, mô hình SWOT
… sẽ là những công cụ hỗ trợ để tôi có thể hoàn thiện Đồ án này
1 Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu
Trên cơ sở kiến thức được học về môn Quản trị chiến lược, trong đó tập trung nghiên cứu mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các mô hình hỗ trợ khác như đã trình bày, tôi tiến hành xem xét, nghiên cứu, phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Mai Động và đưa ra những ý kiến đề xuất giai đoạn năm 2010 – 2015
2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thu thập số liệu sẽ tiến hành phân tích dữ liệu theo các tiêu chí của hai công cụ cơ bản về Quản trị chiến lược là: Mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược
Sử dụng mô hình Delta Project và Bản
đồ chiến lược để xem xét thực trạng Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Mai Động
Kết luận
đề xuất hoàn thiện Chiến lược kinh doanh của Công ty qua mô hình Delta Project và Bản
đồ chiến lược
Hoàn thiện và lên kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược kinh doanh của Công ty từ năm 2010 – đến 2015
Trang 153 Quy trình nghiên cứu
3.1- Xác định và lên danh mục các dữ liệu cần nghiên cứu từ các Báo cáo
Để có những căn cứ thực tế, việc xem xét xác định và đưa ra được các danh mục tài liệu làm cơ sở đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty Mai Động theo các chỉ tiêu của Mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược là bước đầu tiên quan trọng khi tôi thực hiện Đồ án này
3.2- Triển khai thu thập tài liệu( Phụ lục 4)
3.2.1- Tài liệu thứ cấp
3.2.2- Tài liệu sơ cấp
3.3- Phân tích tài liệu thu thập
3.3.1- Áp dụng mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô
3.3.2- Sử dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER để phân tích môi trường ngành cơ khí đúc luyện kim
3.3.3 Phân tích môi trường bên trong
Trang 16Chương IV- PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA
là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên của Hà Nội chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên, với 8 đơn vị thành viên và số lượng CBNVC trên 500 người, chưa kể các Công ty liên doanh mà Công ty góp cổ phần chi phối có trụ sở tại Thủ đô Viêngchăn – Lào và các Công ty CP trong nước, với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là các sản phẩm cơ khí chế tạo máy và đúc luyện kim, với vốn điều lệ hiện nay là 100 tỷ đồng
1.2- Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2009
(Nguồn: P.Tài chính – Kế toán Công ty Mai Động )
2 Phân tích:
2.1- Định vị chiến lược kinh doanh hiện tại:
Công ty Mai Động là doanh nghiệp xác định hoạt động đa ngành, đa nghề và
đa lĩnh vực, sản phẩm đa dạng và hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau nên Chiến lược kinh doanh của Công ty hiện tại là Sản phẩm tốt nhất
2.2- Sứ mệnh – mục tiêu hiện tại của Công ty
Công ty Mai Động phấn đấu trở thành một Công ty hàng đầu của Việt Nam
và khu vực về kinh doanh các sản phẩm ống và phụ kiện đường nước bằng gang
Trang 17cầu và compozit cốt sợi thủy tinh, chuyển giao công nghệ thiết bị sản xuất nước cho các công ty kinh doanh nước sạch và các khu công nghiệp trong nước và khu vực
Để đạt được mục tiêu đó, Công ty đã xác định: khách hàng là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Đồng thời, để giữ chữ Tín với khách hàng thì chất lượng và thời gian giao nhận hàng hóa phải đúng theo tiến độ và yêu cầu của
khách hàng Công ty đã xác định mục tiêu hoạt động bằng khẩu hiệu: ‘‘Thống nhất
ý chí - Phát huy nội lực – Liên tục đổi mới’’
2.3- Giá trị cốt lõi
Công ty xác định nhân tố con người là tài sản quý giá nhất, quyết định sự thành bại trong việc thực thi Chiến lược kinh doanh của mình Vì vậy, quan hệ giữa các bộ phận chức năng của Công ty phải có sự đoàn kết và hợp tác, xây dựng nhân cách lao động chuyên nghiệp trong toàn công ty Đây là giá trị cốt lõi và có thể được coi là văn hóa doanh nghiệp của Công ty Mai Động Bên cạnh hoạt động kinh doanh vì mục đích thu được lợi nhuận, đảm bảo đời sống CBCNV công ty thì vấn đề trách nhiệm với xã hội và cộng đồng luôn luôn được Công ty coi trọng
2.4- Cấu trúc ngành – xác định vị trí cạnh tranh
2.4.1- Phân tích môi trường vĩ mô
Một là, về chính trị - luật pháp: Tình hình chính trị của đất nước ổn định và ngày càng cải cách thủ tục hành chính để tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp, nền kinh tế đang thực hiện tiến trình hội nhập với nền kinh tế Thế giới và khu vực, tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong nước hợp tác, kinh doanh với doanh nghiệp nước ngoài
Hai là, về kinh tế: Những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có tốc độ phát
Trang 18Bốn là, về công nghệ: công nghệ đúc trên thế giới ngày càng hiện đại, từ công nghệ đúc bán liên tục chuyển sang đúc ly tâm và hiện nay là phương pháp đúc bằng mẫu xốp tự thiêu ( EPS ) đã đưa chất lượng sản phẩm ngày một cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Năm là, về môi trường quốc tế: cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, trong đó có Công ty Mai Động
Bộ Xây dựng phải sáp nhập về Công ty Contrexim
Khu vực Miền Trung và Miền Nam thì có Công ty Đài Việt nhưng chủ yếu sản xuất các loại phụ kiện, không có dây chuyền đúc ly tâm sản xuất ống gang cầu nên chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu thị trường phía Nam nên thị phần chiếm không đáng kể
* Sự cạnh tranh của đối thủ tiềm năng: Trong những năm vừa qua, hàng hóa của các nước, đặc biệt là Trung Quốc tràn ngập vào thị trường Việt Nam, trong đó
có mặt hàng ống và phụ kiện bằng gang cầu, đây cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, trong đó có Công ty Mai Động Bên cạnh
đó, còn có sản phẩm của Nhật Bản nhưng số lượng không nhiều
* Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế: sản phẩm ống và phụ kiện ngành nước ngoài việc sản xuất bằng gang cầu, còn được sản xuất bằng compozit cốt sợi thủy tinh và bằng vật liệu nhựa HDPE Tuy nhiên, ống và phụ kiện bằng vật liệu
Trang 19HDPE chỉ có các loại kích cỡ nhỏ, đường kính từ 80 đến 200 và ống bằng compozit mới được áp dụng sản xuất khoảng 3 năm gần đây cho dự án nước từ Sông Đà về Hà Nội và dự án cấp nước tại Quảng Ninh
* Sự cạnh tranh của nhà cung ứng: việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào
chủ yếu là: gang thỏi các loại, than củ, chất cầu hóa, măng gan, Silic Đối với các nhà cung cấp nước ngoài, có các công ty của Trung Quốc, Ấn Độ có mối quan hệ trên 10 năm với công ty, như: Tập đoàn gang thép Trung Quốc, Công ty Vạn Thông, Công ty Sunny Hero, Tập đoàn Tata Đối với các nhà cung cấp trong nước, có các công ty: công ty CP vật tư mỏ địa chất, công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng, Công ty kim khi Gia Sàng, DNTN Phương Tân, HTX Chiến Công, Công ty chế biến kinh doanh than Hải Phòng, DNTN An Phú Đông
* Sự cạnh tranh của khách hàng: hiện nay, khách hàng tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Công ty là các Công ty cấp nước của các tỉnh thành trong cả nước Công ty Mai Động đã và đang là bạn hàng thân thiết, gắn bó với tất cả các công ty cấp thoát nước của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, Công ty là thành viên của Hội cấp nước Việt Nam Đây cũng là cơ hội để Công ty có điều kiện tăng trưởng
Trang 20Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật là có nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành và trưởng thành từ thực tế công ty với trên 30 năm công tác, số còn lại kinh nghiệm chưa nhiều do tuổi đời còn trẻ và mới được bổ nhiệm Đây là điểm yếu về bộ máy lãnh đạo trong điều hành sản xuất hiện nay
2.5.2- Về Tài chính:
Do thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tiếp nhận các công ty làm ăn thua lỗ sáp nhập về nên Công ty phải gánh chịu một hậu quả rất nặng nề về tài chính, với những khoản nợ ngân hàng và khách hàng lên đến gần 100 tỷ đồng, lỗ lũy kế gần 20 tỷ đồng, nợ lương và nợ bảo hiểm xã hội hàng tỷ đồng, thị trường không có và bị thu hẹp Đây là một vấn đề rất khó khăn cho Công ty, đến nay vẫn chưa được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xử lý các tồn tại về tài chính của các đơn vị này
Bảng 1- So sánh tình hình tài chính các công ty sau khi sáp nhập và hiện nay
Nợ ngân hàng
Nợ khách hàng
Kết quả kinh doanh
Nợ ngân hàng
Nợ khách hàng
Kết quả kinh doanh
Trang 21bằng gang cầu với yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhất Đây là điểm mạnh của Công ty
so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành
2.5.4- Về Sản xuất:
Công ty ban hành các quy chế cho từng công đoạn sản xuất, từ giai đoạn nhập vật tư đầu vào đến khi sản phẩm được giao cho khách hàng Toàn bộ quy trình sản xuất của Công ty đều tuân thủ và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008 và được Tổ chức BSI của Vương quốc Anh cấp Giấy chứng nhận công nhận Đây là thế mạnh của Công ty, cho ra các sản phẩm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng
2.5.5- Về Marketing:
Do đặc thù là ngành sản xuất cơ khí đúc luyện kim nên công tác tiếp thị quảng cáo sản phẩm không thực hiện thường xuyên trên các phương tiến thông tin đại chúng Công ty thường xuyên đăng tải thông tin về công ty, về sản phẩm trên các Tạp chí chuyên ngành và tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng vào cuối năm với các công ty cấp nước, cũng như tham gia là thành viên của các Hội cấp thoát nước, Hiệp hội cơ khí và Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy như vậy là phù hợp với tình hình hiện tại
Quy trình triển khai sản xuất ống và phụ kiện bằng gang cầu của Công ty được thể hiện qua minh họa tại hình vẽ số 1 như sau:
- Tiếp nhận yêu cầu;
- Thiết kế;
- Lên kế hoạch tác nghiệp
Vận chuyển
Trang 22Hình 1- Quy trình sản xuất ống và phụ kiện ngành nước bằng gang cầu
( Nguồn: XN Thiết kế Công ty TNHH một thành viên Mai Động )
Căn cứ trên hình số 1 trên đây, ta có thể đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu để xác định vị thế cạnh tranh của Công ty
Căn cứ mục 2.4 và 2.5 trên đây, có thể đưa ra mô hình SWOT như sau:
- Thị trường rộng lớn và tiềm năng kể
cả trong nước và khu vực, trong đó có
thị trường tại Lào, Campuchia
- Khách hàng có nhu cầu ngày càng
cao về chất lượng sản phẩm
- Nhà cung cấp vật tư nguyên liệu đầu
vào đa dạng và ổn định tại trong nước
và các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga,
trong đó có doanh nghiệp công ty tham
gia góp vốn
- Kinh doanh ngành này yêu cầu về vốn đầu tư phải rất lớn và ổn định do các dự án có giá trị lớn
- Có nhiều đối thủ tiềm năng, nhất là các doanh nghiệp của Trung Quốc
- Chính sách của Nhà nước còn nhiều bất cập về xử lý các tồn tại tài chính đối với các doanh nghiệp khi nhận bàn giao các doanh nghiệp khác về theo nguyên trạng
- Công ty có dây chuyền sản xuất với
các thiết bị hiện đại theo công nghệ
tiên tiến của Thế giới
- Công ty có đội ngũ kỹ thuật lành
nghề, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực cơ khí đúc luyện kim
- Công ty đã áp dụng tiêu chuẩn ISO
trong nhiều năm
- Tình hình tài chính còn hạn chế do những năm vừa qua phải tiếp nhận các đơn vị làm ăn thua lỗ của Thành phố
- Cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm trong lĩnh vực đúc luyện kim còn yếu
do tuổi đời còn trẻ và mới được bổ nhiệm nên còn hạn chế trong điều hành, nhất là điều hành sản xuất
Hình 2- Mô hình SWOT của Công ty TNHH một thành viên Mai Động
2.6- Chương trình hành động chiến lược của công ty
2.6.1- Hiệu quả hoạt động
Với chiến lược kinh doanh theo định vị chiến lược là sản phẩm tốt nhất nên công ty tập trung áp dụng công nghệ và đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhất để