1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu định lượng acid shikimic trong đại hồi bằng HPLC

44 476 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Hiện nay, TamiAu là thuốc duy nhất có tác dụng điều trị và ngăn chặn bệnh cúm gia cầm do virus H5N1 và hoạt chất chính của thuốc là Oseltamivir được tổng hợp từ acid shikimic trong cây h

Trang 1

BỘ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

HÀ THỊ MAI TRANG

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ACID SHIKIMIC

TRONG ĐẠI HỒI BẰNG HPLC

(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP D ư ợ c s ĩ KHOÁ 2002-2007)

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Đình Luyện Nơi thực hiện: Bộ môn Công Nghiệp Dược,

trường Đại học Dược Hà Nội Thời gian thực hiện: 3 - 5/2007

HÀ NỘI, THÁNG 5, 2007

Trang 2

^ĩvưâe tiề n l ở i rỉtìễt h à ụ tú lò ềtíị Uíiih ti'íịiiịf ÚỈL h ièí đ u ềứiẨ ẳiíe ĩtê n :

®s, ^ìỉiịuụỉtr (Dìtih JI uịậỉ * l Qtụưèl (tã tản tình hưổitíị dẫn OỈL ạiứfL ĩtẵ tỏi tvGnụ âiiiít ÍỊUÚ trình (kíiừ hiẽễt

u t iú ú í tí í/ít ttùíẬ

&ỒÌ dùếL chân thàễih tủíH 0*1 £7/tc£ QtạuụẪễi (ĩỳàii / 7ôăiLf anh (J)haii &ỉêii £7fatinh

eùểtụ eá e t k ẵ ụ eê tu i cáết h ê k ụ t h u ủ t OẨẻit h ê ễMÔii Q m iụ , Qflụhi$jfL nOưọe ĩt ũ ễ ih ìê t tìếih

ụ ì ú p ít ổ tu i ta ú m ú i đ iề u Uiêễt t h i iã n l ú i eht) t ê ỉ h ú à ễ i t liù ỉt h U h ú /i Luâễt n a ụ

Q ỉài <*>ìễt eủ tn ổ n e á e t h ầ ụ ừê ụ ỉâ ú tvúễtụ ỈVUỔÌUẬ itũ e h i d ẫ n ờ/tí) t à i ivtìễtíị 3 ít (ít

th ú i ụlíiễt hjạa fậ p tạ i tvƯỔễiíỊ^.

ũ í i ế i e ầ t u ị t ò i tXÙn eitỉễt ú’ễt h a u hè O íi ạ iu đ ìn h đ ã q u a n t ã tu ỉtộ n í} o Jê iif ( Ị Ỉú p ĩtở

t ồ i tv ũ n ạ ẫ uôt t k đ i ụ ia t t q u a

'Tỗă Qlội, ttíịùí^ 8 ikátUẶ 5 ễtủễn 2 0 0 7

Ẵit t h oiên '7ÔĨL £7/f/ &VIUI II

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN Đ Ể 1

PHẦN I: TỔNG QUAN 3

1.1 Đại h ồ i 3

1.1.1 Nguồn gốc, phân b ố 3

1.1.2 Thành pỉĩần hoá h ọ c 3

1.1.3 Công dụng, tác dụng 4

1.2 Vài nét về acid shikỉmỉc 5

1.2.1 Nguồn g ố c 5

1.2.2 Tính chất 5

1.2.3 Công dụng 5

1.3 Một số phương pháp chiết xuất acid shikimic từ đại h ồ i 8

1.3.1 Chiết bằng thiết bị chiết Sohxlet với dung môi cồn 9 6 ° 8

1.3.2 Chiết bằng phương pháp ngâm nóng ở 60 ‘U với dung 8

môi nước 1.3.3 Chiết bằng cách hồi lưu trong cồn 9 5 ° 8

1.3.4 Chiết bằng siêu â m 9

1.4 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) 9

1.4.1 Nguyên tắc của phương pháp 9

1.4.2 Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống HPLC 10

1.4.3 Một số thông số đặc trưng của HPLC 12

1.4.4 Các phương pháp định lượng bằng HPLC 15

Trang 4

PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT Q UẢ 19

2.1 Nguyên vật ỉiệu và phương pháp thực nghiệm 19

2.1.1 Nguyên vật liệu và hoá chất 19

2.1.2 Máy móc,thiết b ị 19

2.1.3 Phương pháp thực nghiệm 20

2.1.4 Phương pháp xử lý kết quả phân tích 21

2.2 Kết quả thực nghiệm và nhận x é t 22

2.2.1 Xây dựng phương pháp định lượng acid shikimic bằng 22

HPLC 2.2.2 Khảo sát phương pháp và thời gian để chiết ìdệt acid 29

shikimic trong đại hồi 2.2.3 Áp dụng phương pháp để định lượng dịch chiết đại h ồ i 32

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỂ

Đại hồi từ lâu đã được biết đến và sử dụng để điều trị bệnh trong cả đông y

và tây y Hồi còn là một thành phần của ngũ vị hương - một loại gia vị truyền thống trong văn hoá ẩm thực Trung Hoa, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia Hồi thường chỉ trồng để lấy tinh dầu với giá tiị kinh tế không cao Vài năm trở lại đây, cây hồi được biết đến với một vai trò hoàn toàn khác sau khi hãng dược phẩm Hoffmann La Roche của Thuỵ Sỹ mua bản quyền sản xuất và cung ứng thuốc Tamiílu của tập đoàn Gilead, Caliomia (Mỹ) Hiện nay, TamiAu là thuốc duy nhất có tác dụng điều trị và ngăn chặn bệnh cúm gia cầm do virus H5N1 và hoạt chất chính của thuốc là Oseltamivir được tổng hợp từ acid shikimic trong cây hồi Ngoài đại hồi, acid shikimic còn có trong một số cây

khác như: cây bạch quả (Gingko bilobà), quả sau sau (chi Liquidambar), bạch đàn (chi Eucalyptus) Acid shikimic cũng có thể được sinh tổng hợp nhờ E.coli

hay tổng hợp hoá học với các nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền hơn Tuy nhiên, những phương pháp này hiện chưa được đưa vào sản xuất công nghiệp, do đó hồi vẫn là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất Tamiílu, cung cấp cho Roche 2/3 lượng acid shikimic mỗi năm

Ở Việt Nam, đã có một vài cơ sở chiết xuất và tinh chế được acid shikimic trong đại hồi như phòng Tổng hợp hoá dược của bộ môn Công nghiệp Dược, trường Đại học Dược Hà Nội, viện Dược liệu, viện Hoá học (Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam) TS Nguyễn Quyết Chiến của viện Hoá học và các cộng

sự cũng đã tổng hợp thành công Oseltamivir phosphate vào tháng 3/2006, mở ra khả năng tự sản xuất Tamiílu trong nước Mặt khác nguồn hồi nguyên liệu của Việt Nam lại rất dồi dào, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu cho sản xuất thuốc

Trang 6

phòng chống cúm gia cầm trong nước và có thể xuất khẩu Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có tài liệu nào công bố chính thức hàm lượng acid shikimic trong đại hồi, chỉ ước chừng từ 5-7% dựa theo các kết quả chiết xuất đã được công bố Do đó chúng tôi tiến hành đề tài:

“Nghiên cứu định lượng acid shỉkỉmic trong đại hồi bằng HPLC”

Với mục tiêu:

- Xây dựng phương pháp định lượng acid shỉkỉnức bằng HPLC.

- ứng dụng phương pháp đã xây dựng để định lượng acỉd shikimic trong đại hồi Việt Nam bằng HPLC.

Trang 7

PHẦN 1: TỔNG QUAN

1.1 Đại hồi - nguồn gốc, thành phần hoá học, tác dụng, công dụng:

Đại hồi còn gọi là bát giác hồi hương hay đại hồi hương là quả chín phơi

khô của cây hồi (Ilỉicium verum Hook.f., Illiciaceae).

Đại hồi chỉ mọc ở bốn tỉnh của Trung Quốc là Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam và hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn của Việt Nam Các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên có trồng nhưng sản lượng không đáng kể Hồi thu hái vào 2 vụ tháng 7-8 (hồi mùa) và 11-12 (hồi chiêm) Hồi mùa có hàm lượng và chất lượng tinh dầu tốt hơn hồi chiêm Ngoài hai vụ chính, còn có một vụ quả lép rụng sớm vào tháng 3 Trên thị trường người ta chia hồi thành ba loại:

Loại 1: có 8 cánh to đều nhau, màu nâu đỏ (hồi đại hồng)

Loại 2: có 1-2 cánh bị lép, màu nâu đen

Loại 3: có 3 cánh trở lên bị lép, màu nâu đen

Hồi xô gồm lẫn lộn cả ba loại trên [3,7,9]

1.1.2 Thành phần hoá học:

Trong quả hồi, ngoài các chất như chất nhầy, đường, chủ yếu chứa tinh dầu

từ 3-3,5% (tươi) hoặc 8-9% hay hơn (khô) và acid shikimic Tinh dầu hổi có mùi đặc biệt, vị ngọt, kết tinh khi để lạnh với thành phần chính là trans-anethol (85- 90%), còn lại là terpen, a-pinen, A3-caren, dipenten, limonen, saírol, terpineola

Trang 8

v.v Lá hồi cũng chứa tinh dầu với thành phần gần tương tự, hàm lượng từ 0,56- 1,73% (80-90% trans-anethol) [3,4,7].

33

1.1.3 Công dụng, tác dụng [3,4,7]:

Hồi là một vị thuốc được dùng trong cả đông y và tây y Tây y dùng hồi làm thuốc trung tiện, giúp tiêu hoá, lợi sữa Nó có tác dụng trên hệ thống thần kinh và cơ (dịu đau, giảm co bóp) được dùng trong đau dạ dày, đau ruột và co thắt dạ dày-raột Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đang nghiên cứu về tác dụng chống ung thư của đại hồi sau khi có một vài trường hợp điều trị thành công ung thư phổi [23]

Theo Đông y, hồi có vị cay, tính ôn, quy kinh can, tỳ, thận, vị Có tác dụng

ôn trung khứ hàn, kiện tỳ, khai vị, dùng chữa nôn mửa, đau bụng, bụng đầy chướng, giải độc của thịt cá Mỗi ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc Những người âm hư hoả vượng không được dùng

Hồi ngâm rượu dùng ngoài để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp Ngoài ra, hồi còn được dùng làm gia vị, chế húng lìu, nấu thịt bò và các thịt khác

Tinh dầu hồi có tác dụng tương tự quả Tinh dầu là hương liệu dùng trong thực phẩm và chế rượu mùi Anethol dùng để tổng hợp hormon

CH3

Anethol

Trang 9

Cần đặc biệt lưu ý phân biệt đại hồi với cây hồi Nhật Bản Illicium

anisatum Lour và cây hồi núi Illicium grỉjfưhiỉ vì chúng trông tương tự như đại

hồi nhưng quả của chúng có độc tính cao [3,9]

1.2 Vài nét về acid Shikimic:

1.2.1 Nguồn gốc:

Acid shikimic là một acid alcol mạch vòng, thường được biết đến nhiều

hơn ở dạng anion shikimat, lần đầu tiên được J.F Eykman chiết xuất từ Illicium

religlosium, một giống hồi Nhật Bản, vào năm 1885 Tên gọi của nó xuất phát từ

từ Shikimi-no-ki trong tiếng Nhật, có nghĩa là cây hồi [9,20]

1.2.1 Tính chất [18]:

Acid Shikimic có tên khoa học: acỉd (3R,4S,5R)-3,4,5-trihydroxy-l-

cyclohexen-1 -carboxylic (QHịoOs), trọng lượng phân tử 174,15 Nó có công thức

cấu tạo như sau:

Acid shikimic là một chất kết tinh màu trắng, rất dễ tan trong nước (18%), tan trong methanol, ethanol tuyệt đối (2,25%), không tan trong ethylacetat, aceton, chloroíorm, benzen, ether dầu hoả

Năng suất quay cực [a]18= -183,8° (C=4,03/ H20)

COOH

OH

Trang 10

Dung dịch acid shikimic trong ethanol có cực đại hấp thụ ở 213nm.

1.2.2 Công dụng:

Acid shikimic có trong nhiều loại cây và cũng là một chất hoá-sinh học trung gian quan trọng trong thực vật và vi sinh vật Nó là nguyên liệu cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp acid amin thơm như phenylalanin, tyrosin và tryptophan, hay các chất có nhân thơm trong cây (ílavonoid, coumarin), indol và các dẫn chất, một số alkaloid, tannin, lignin, acid p-aminobenzoic thông qua con đường shikimat Con đường này cùng với con đường quinic là hai cách chính tổng hợp các hợp chất thơm trong cây Con đường shikimat đi từ glucose để tạo

ra các hợp chất thơm đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu kĩ và có thể tóm lược theo sơ đồ sau [13,16]:

D-glucose — »Erythrose-4-phosphate -» 3-desoxy-arabino heptulosonate-7- phosphate —>• 3-dehydroquinate <-» 3-dehydroshikimate <-» shikimate —»• shikimate-3-

phosphate —» 5-enolpyruvylshikimate-3-phosphate —> chorismate Jr_^ Tyrosin

[ryptophan 'Phenylalanin 'Acid p-amino benzoicTuy nhiên, các động vật lại không thể sử dụng con đường sinh hóa này để tổng hợp những acid amin này từ các tiền chất carbonhydrate

Acid shikimic có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng viras, chống kết tập tiểu cầu và huyết khối bằng cách tác động lên sự chuyển hoá acid arachidonic [24]

Gần đây, nó còn được sử dụng là nguyên liệu để tổng hợp Oseltamivir, một chất ức chế neuraminidase - enzym chính quyết định quá trình giải phóng và lây lan virus từ các tế bào bị nhiễm Oseltamivir có tác dụng điều trị và phòng bệnh

Trang 11

do virus Influenza typ A và typ B, đặc biệt với chủng H5N1 Hiện tại đây là chất duy nhất có tác dụng với bệnh cúm gia cầm, nên acid shikimic đang được giới chuyên môn cũng như cộng đồng hết sức quan tâm chú ý [9].

Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến độc tính của acid shikimic LD5 của acid này trên chuột là lOOOmg/kg Đã có một vài báo cáo về khả năng gây ung thư và đột biến của acid shikimic, nhưng vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau [21,14,18]

Acid shikimic còn có thể được chiết từ hạt của quả sau sau (chi

Liquidambar, Altỉngỉaceae) ở Bắc Mỹ với hàm lượng khoảng 1,5%, nhưng vẫn

kém hơn nhiều so với hàm lượng trong đại hồi Một số loài thực vật khác có chứa

acid shikimic bao gồm nho, táo, bạch quả (Ginkgo bỉỉoba), liễu (Salix nigra,

Salỉcaceae), một số cây thuộc chi Eucalyptus (E sieberiana F Muell, E citriodora),

đinh hương {Syzygium aromaticum, Myrtaceae), quả cây lý gai (Gooseberry), cây việt quất châu Mỹ và châu âu (Vaccinium macrocarpon, V oxycoccos, V myrtiUus) v.v

[15,22]

Mặc dù acid shikimic có mặt trong phần lớn các sinh vật tự dưỡng như

Escherìchia coli, Penicillỉn griseoýulvum , nhưng nó chỉ là chất tổng hợp sinh

học trung gian với hàm lượng rất thấp Gần đây, phương pháp tổng hợp sinh học

nhờ E.coli cũng đã được hoàn thiện hơn, có thể có đủ lượng acid shikimic cho sử

dụng thương mại [16]

Đặc biệt, đã có những công bố đáng chú ý về các phương pháp mới sản xuất Tamiflu không dùng nguyên liệu acid shikimic hoặc acid quinic Elias J Corey (Đại học Harvard) cùng các cộng sự Ying-Yeung, Sungwoo Hong đã tổng hợp Tamiílu qua phản ứng Diels-Alder đi từ các hoá chất có sẩn trong công nghiệp

là 1,3-butadien và 2,2,2-trifluoroethyl acrilat với xúc tác oxazaborolidinum ở nhiệt

độ thường [8,11] Trong khi đó, Masakatsu Shibasaki (Đại học Tokyo) và các

Trang 12

cộng sự lại xuất phát từ nguyên liệu 1,4-cyclohexandien Giai đoạn chính của tổng hợp này dùng tác nhân trimethyl silyl azide với xúc tác chiral Ytrium [8].Các nghiên cứu về acid shikimic vẫn tiếp tục được hoàn thiện nhằm đảm bảo có đủ acid shikimic để sản xuất Oseltamivir, đáp ứng nhu cầu thuốc phòng chống cúm gia cầm trong trường hợp có đại dịch xảy ra.

1.3 Một số phương pháp chiết xuất acid shỉkimic từ đại hồi:

Muốn định lượng được hàm lượng các hoạt chất trong dược liệu nói chung

và định lượng acid shikimic trong đại hồi nói riêng, vấn đề đầu tiên cần quan tâm

là chọn được phương pháp chiết thích hợp Phương pháp chiết được lựa chọn phảo đảm bảo chiết kiệt được hoạt chất cần định lượng và dịch chiết thu được phải đủ sạch để kết quả được chính xác

Theo các tài liệu chúng tôi đã tham khảo, có các phương pháp sau để chiết acid shikimic trong đại hồi:

1.3.1 Chiết bằng thiết bị chiết Soxhlet với dung môi cồn 96 °:

Dược liệu được nghiền nhỏ, gói trong túi giấy lọc và tiến hành chiết với dung môi cồn 96% Sau khi chiết kiệt, dịch chiết được lọc và cất quay đến dạng

siro rồi thêm nước, đun nóng đến 80°c để tách riêng tinh dầu Dịch gạn để lạnh,

lọc bỏ kết tủa và đem định lượng [5,19]

1.3.2 Chiết bằng phương pháp ngâm nóng ở 60 X! với dung môi nước:

Nguyên liệu được cho vào cốc có mỏ, thêm nước đến ngập dược liệu và

cách thuỷ ở 60°c trong bể điều nhiệt Duy trì nhiệt độ trong suốt quá trình chiết

Dịch chiết thu được xử lý như trên [5]

Trang 13

1.3.3 Chiết bằng cách hồi lưu trong cồn 95 °:

Cho dược liệu và dung môi chiết vào bình thuỷ tinh cổ mài thích hợp, đun hồi lưu trong thời gian 3 giờ Lọc bỏ bã dược liệu Dịch chiết được xử lý như trên [5]

1.3.4 Chiết bằng siêu âm:

Cân dược liệu cho vào cốc có mỏ, đổ cồn 96° cho ngập dược liệu và siêu

âm Tiến hành chiết bằng siêu âm nhiều lần rồi gộp chung dịch chiết và xử lý như khi chiết bằng Soxhlet [2,6]

1.4 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [1,2,6,17]:

Từ khi ra đời vào cuối những năm 60 phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao đã phát triển nhanh chóng thành một trong những phương pháp phân tích hiện đại, quan trọng và rất phổ biến hiện nay Phương pháp này đã thể hiện rõ tính ưu việt trong nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực sinh dược học

1.4.1 Nguyên tắc của phương pháp:

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High períormance liquid chromatography - HPLC) là một kỹ thuật phân tích dựa trên cơ sở sự phân bố khác nhau của các chất vào hai pha không trộn lẫn với nhau nhưng luôn tiếp xúc vói nhau Trong đó, pha động là chất lỏng được đẩy qua pha tĩnh trong cột dưói áp lực cao nhờ một bơm cao áp

Dung dịch chất cần phân tích được đưa vào hệ thống qua van tiêm mẫu và được pha động kéo tới cột nhờ áp lực của bơm Tại cột xảy ra quá trình phân bố

và tách các chất Những chất có ái lực thấp với pha tĩnh được rửa giải ra trước và

Trang 14

ngược lại Khi ra khỏi cột, các chất được detetor phát hiện và ghi lại dưới dạng peak.

1.4.2 Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống HPLC:

❖ Hệ thống bơm

Bơm được xem là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống sắc ký Bơm đẩy pha động qua hệ thống với một tốc độ hằng định Bơm phải đạt được các yêu cầu sau: tạo được áp suất cao (3000-6000 p.s.i hay 250-

500 at), với lưu lượng 0,l-10ml/phút, không bị ăn mòn bởi nhiều loại dung môi

Hệ bơm hiện đại hiện nay được điều khiển bằng máy tính có thể lập chương trình để thay đổi tỉ lệ của các thành phần pha động theo yêu cầu (sắc ký gradient)

❖ Bình chứa dung môi và hệ thống xử lý dung môi:

Bình chứa thường bằng thuỷ tinh, đôi khi bằng thép không rỉ Dung môi cần được lọc qua màng lọc 0,45 I^m và đuổi khí hoà tan trước khi sắc ký Khí hoà tan có thể làm biến dạng peak và sinh bọt khí làm nhiễu đường nền, làm xuất hiện các peak lạ

Phương pháp rửa giải thường (isocractic) chỉ cần một bình dung môi Phương pháp rửa giải gradient cần dùng nhiều bình chứa các dung môi khác nhau

Hệ dung môi rửa giải là hỗn hợp các loại dung môi trên được trộn với tỷ lệ biến đổi theo chương trình đã định

❖ Hệ tiêm mẫu

Có thể dùng bơm tiêm để tiêm mẫu vào đầu cột Phương pháp phổ biến là dùng van tiêm mẫu có vòng chứa mẫu (sample loop) có dung tích xác định và chính xác Có thể thay đổi vòng chứa mẫu với các dung tích khác nhau

Một số máy HPLC có hệ tiêm mẫu tự động có thể lập trình điều khiển thể tích mẫu, số lần tiêm và chu kỳ rửa vòng chứa mẫu

Trang 15

kính trong l-4,6mm) Loại cột này có hiệu lực rất cao.

Pha tĩnh

Pha tĩnh là yếu tố quyết định bản chất của quá trình sắc ký

- Nếu pha tĩnh là chất hấp phụ (silicagel, nhôm oxyd, polymer xốp) thì các chất được tách theo cơ chế hấp phụ nên được gọi là sắc ký hấp phụ

- Khi sử dụng pha tĩnh là silicagel có bao một lớp mỏng chất hữu cơ hoặc

nó được liên kết hoá học với các nhóm hữu cơ, thì các chất được phân tách theo

cơ chế phân bố, ta có sắc ký phân bố

- Nếu pha tĩnh là nhựa trao đổi ion thì gọi là sắc ký trao đổi ion

Sắc ký trao đổi ion thường sử dụng các loại cột C18 và LC18 với pha tĩnh

là Octadecyl Một số cột loại này có trên thị trường hiện nay là Supelco C18, Supercosil LC18, Nucleosil LC18, Lichrosorb RP18

- Nếu pha tĩnh là các gel ta có sắc ký loại cỡ (hay còn gọi là sắc ký rây

Octadecyl (C18)

phân tử)

Pha động

Trang 16

Ái lực của một chất đối với pha tĩnh hay nói cách khác, thời gian lưu của

nó ở trên cột được điều khiển bằng cách thay đổi độ phân cực của pha động Pha động có thể là dung môi đơn hay hỗn hợp Người ta có thể thay đổi độ phân cực của pha động bằng cách thay đổi tỷ lệ các thành phần dung môi trong hỗn hợp

Tuỳ thuộc vào pha động và pha tĩnh, người ta chia sắc ký phân bố thành hai loại:

Sắc kỷ pha thuận (normal phase): Pha tĩnh: phân cực

- Detetor huỳnh quang và detetor điện hoá: có độ nhạy và độ chọn lọc cao, chủ yếu dùng trong phân tích vết và phân tích y sinh học

- Detetor đo chỉ số khúc xạ (RI): là detetor vạn năng nhưng kém nhạy

- Detetor phổ phát xạ nguyên tử

1.4.3 Một số thông số đặc trưng của HPLC:

Trang 17

Các chất khi ra khỏi cột sẽ được detector phát hiện, phóng đại và ghi thành đường cong rửa giải hay còn gọi là sắc ký đổ, nó thường có dạng như sau:

signal

Hình 1: sắc ký đồ của hổn hợp hai thành phẩn

♦♦♦ Thòi gian lưu tR (Retention time):

Là thời gian cần thiết để một chất di chuyển từ nơi tiêm mẫu vào hệ thống sắc ký đến lúc xuất hiện đỉnh của peak Thời gian lưu là một hằng số đối với một chất nhất định So sánh thời gian lưu của mẫu thử và mẫu chuẩn trong cùng điều kiện sắc ký ta có thể định tính được chất đó

❖ Thời gian chết t0:

Là thời gian cần thiết để pha động chảy qua hệ thống tách

❖ Thời gian lưu thực:

Trang 18

Là hiệu số giữa thời gian lưu và thòi gian chết

t R ~ tR-to

❖ Thừa số dung lượng K’ (Capacity íactor):

Là đại lượng đặc trưng cho tốc độ di chuyển của một chất

❖ Thừa số chọn lọc a (Selective factor):

Là đại lượng đặc trưng cho tốc độ di chuyển tỷ đối của hai chất

Qui ước ở đây B là chất bị lưu giữ mạnh hơn A nên a > 1

Hai chất chỉ được tách ra khỏi nhau khi chúng có giá trị K’ khác nhau Tức

là a khác 1 càng nhiều thì khả năng tách càng rõ ràng, giá tiị tối ưu từ 1,5 - 2

❖ Độ phân giải Rs (Resolution):

Là đại lượng đặc trưng cho mức độ tách của hai chất ra khỏi nhau trên cùng một điều kiện sắc ký

R 20.1 - t M) l ,18(t„-tM)

WB1, WB2: độ rộng peak ở đáy của lần lượt hai chất

W05(1), Wo5(2): độ rộng peak đo ở 1/2 chiều cao của lần lượt hai chất

Để tách riêng hai chất, Rs phải đạt tới 1,5 RS>1,5 là không cần thiết vì sẽ kéo dài thời gian phân tích

❖ Số đĩa lý thuyết N:

Trang 19

Số đĩa lý thuyết biểu thị hiệu lực cột sắc ký.

Số đĩa lý thuyết cho biết hiệu lực cột Khi phân tích yêu cầu N > 3000

❖ Hệ số bất đối AF (Asymmetry íactor):

AC_ b

AF = — ab: chiều rộng phía sau của peak

a: chiều rộng phía trước của peak

Chiều rộng của peak được đo ở 1/10 chiều cao của peak

Hệ số này dùng để đánh giá tính bất đối của peak AF càng gần 1 thì peak càng có dạng phân phối chuẩn Gauss nên kết quả diện tích peak càng chính xác Yêu cầu AF = 0,9-1,1

1.4.4 Các phương pháp định lượng bằng HPLC:

Tất cả các phương pháp định lượng bằng sắc ký đều dựa trên nguyên tắc: Nồng độ của chất tỷ lệ với chiều cao hoặc diện tích peak của nó

Có 4 phương pháp định lượng được sử dụng trong sắc ký:

❖ Phương pháp chuẩn ngoại (Extemal Standard).

Là phương pháp dựa trên cơ sở so sánh diện tích peak mẫu thử vói mẫu chuẩn được sắc ký trong cùng điều kiện Nồng độ mẫu thử được tính toán so vói mẫu chuẩn đã biết trước nồng độ hoặc suy ra từ đường chuẩn

Trang 20

c

T

Trong đó: Cc, Cpi nồng độ mẫu chuẩn và mẫu thử

sc, Spi diện tích peak mẫu chuẩn và mẫu thử.

* Phương pháp chuẩn nội (Intemal Standard).

Là phương pháp cho thêm những lượng giống nhau của chất chuẩn thứ hai

có thời gian lưu và đáp ứng gần giống mẫu thử vào cả mẫu chuẩn và mẫu thử rồi tiến hành sắc ký Chất chuẩn thứ hai được gọi là chất chuẩn nội Phương pháp này giúp cực tiểu hoá các sai số có thể nảy sinh trong quá trình xử lý mẫu (chiết xuất, tinh chế), do máy móc và kỹ thuật tiến hành

Độ nhạy của chất chuẩn nội và chất cần phân tích là khác nhau, vì thế cần xác định yếu tố hiệu chỉnh Fx

Trong đó c x, Cis: nồng độ dung dịch chuẩn và dung dịch chuẩn nội.

Sỵ, Sis: diện tích peak chuẩn và chuẩn nội.

Nếu Fx là hằng số trong vùng nồng độ nghiên cứu, nồng độ của chất thử được tính như sau:

s ,

is

Phương pháp thêm chuẩn (Standard addition).

Được sử dụng trong HPLC chủ yếu khi có ảnh hưởng của chất phụ hay quá trình xử lý mẫu phức tạp

Dung dịch mẫu thử được thêm một lượng chính xác các chất chuẩn tương ứng với các thành phần có trong mẫu thử rồi lại tiến hành xử lý mẫu và sắc ký

Trang 21

trong cùng điều kiện với mẫu chuẩn Khi đó nồng độ mẫu thử là:

*♦* Phương pháp chuẩn hoá diện tích peak (Area normalization).

Hàm lượng phần trăm của một chất trong hỗn hợp nhiều thành phần được tính bằng tỉ lệ phần trăm diện tích peak của nó so với tổng diện tích của tất cả các peak thành phầa

Phương pháp đòi hỏi các thành phần đều được rửa giải và có đáp ứng như nhau với detetor Tuy nhiên, trong sắc ký lỏng để đạt được điều này là rất khó Vì vậy, người ta khắc phục bằng cách xây dựng hệ số đáp ứng cho từng thành phần

Để xây dựng hệ số đáp ứng ta chọn một thành phần làm chuẩn có hệ số đáp ứng bằng 1 Các thành phần khác có hệ số đáp ứng tính theo công thức sau:

sc, sx là diện tích peak của thành phần chọn làm chuẩn gốc và thành phần

cần tính hệ số đáp ứng

Cc, c x lần lượt là nồng độ của hai chất

fc là hệ số hiệu chỉnh của chuẩn

Khi đó hàm lượng của thành phần X tính theo công thức:

Ngày đăng: 06/10/2015, 17:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Tử An, Phạm Gia Huệ (1998), Hoá phân tích II, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr. 60-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá phân tích II
Tác giả: Trần Tử An, Phạm Gia Huệ
Năm: 1998
2. Phạm Thị Giảng (1999), Nghiên cứu định tính, định lượng đồng thời Strychnin và Brucin trong bột Mã tiền chế và hoàn Hydan bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), Luận văn thạc sỹ dược học trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu định tính, định lượng đồng thời Strychnin và Brucin trong bột Mã tiền chế và hoàn Hydan bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Tác giả: Phạm Thị Giảng
Năm: 1999
3. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 524-525 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1999
4. Vũ Ngọc Lộ, Đỗ Chung Võ (1996), Những cây tinh dầu Việt Nam, NXB KHKT, tr. 94-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây tinh dầu Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Lộ, Đỗ Chung Võ
Nhà XB: NXB KHKT
Năm: 1996
5. Nguyễn Đình Luyện (2006), “Chiết xuất acid shikimic từ hoa hồi ựllicium verum Hook.f.)’\ Tạp chí Dược học, 358, tr. 8-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiết xuất acid shikimic từ hoa hồi "ựllicium verum" Hook.f.)’\ "Tạp chí Dược học
Tác giả: Nguyễn Đình Luyện
Năm: 2006
6. Nguyễn Thị Phương Thảo (2002), Nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời Berberin và Palmatin trong thân rễ Hoàng Liên và trong chế phẩm Hương liên hoàn bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), Luận văn thạc sỹ dược học Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời Berberin và Palmatin trong thân rễ Hoàng Liên và trong chế phẩm Hương liên hoàn bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thảo
Năm: 2002
7. Ngô Văn Thu (1998), Bài giảng Dược liệu II, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr. 186, 241-243 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Dược liệu II
Tác giả: Ngô Văn Thu
Năm: 1998
8. Lê Quang Toàn (2006), “Về các phương pháp mới sản xuất Tamiílu”, Tạp chí Dược học, 361, tr. 2-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các phương pháp mới sản xuất Tamiílu”, "Tạp chí Dược học
Tác giả: Lê Quang Toàn
Năm: 2006
10. Castellucci F. (2004), “Determination of Shikimic acid in wine by HPCL and UV-detection”, Compendium of international methods oỷanalysis ofwines and Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determination of Shikimic acid in wine by HPCL and UV-detection”
Tác giả: Castellucci F
Năm: 2004
11. Corey EJ., Ying-Yeung Yeung, Sungwoo Hong (2006), “A short Enantioselective pathway for the synthesis of the Anti-influenza neuraminidase inhibitor Oseltamivừ from 1,3-Butadiene and Acrylic acid”, Journal of American Chemical Society, 128, p. 6310- 6311 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A short Enantioselective pathway for the synthesis of the Anti-influenza neuraminidase inhibitor Oseltamivừ from 1,3-Butadiene and Acrylic acid”, "Journal of American Chemical Society
Tác giả: Corey EJ., Ying-Yeung Yeung, Sungwoo Hong
Năm: 2006
12. García Romero E. and Sánchez Munoz G., Martin Alvarez PJ. and Cabezudo Ibấủez M.D. (1993), “Determination of organic acids in grape musts, wines and vinegars by high-performance liquid chromatography”, Journal of Chromatography A, 655, p. 111-117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ibấủez" M.D. (1993), “Determination of organic acids in grape musts, wines and vinegars by high-performance liquid chromatography”, "Journal of Chromatography A, 655
Tác giả: García Romero E. and Sánchez Munoz G., Martin Alvarez PJ. and Cabezudo Ibấủez M.D
Năm: 1993
13. Haslam E. (1979), “Shikimic acid metabolites”, Comprehensive Organic Chemistry, Pergamon Press, vol. 5, p. 1167-1205 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Shikimic acid metabolites”, "Comprehensive Organic Chemistry
Tác giả: Haslam E
Năm: 1979
14. Hirono I., Fushimi K., Matsubara K. (1977), “Carcinogenicity test of Shikimic acid in rats”, Toxicology ỉetters, voi. 1, issue 1, p. 9-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Carcinogenicity test of Shikimic acid in rats”, "Toxicology ỉetters
Tác giả: Hirono I., Fushimi K., Matsubara K
Năm: 1977
16. Johansson L., Lidén G. (2006), “Transcriptome analysis of a shikimic acid producing strain of Escherỉchỉa coli W3110 grown under carbon- and phosphate- limited conditions”, Journal of Biotechnology, 126, p. 528-545 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Transcriptome analysis of a shikimic acid producing strain of "Escherỉchỉa coli" W3110 grown under carbon- and phosphate- limited conditions”, "Journal of Biotechnology
Tác giả: Johansson L., Lidén G
Năm: 2006
17. Katz E., Eksteen R., Schoenmakers p., Miller N. (2004), Handbook o/HPLC, Marcel Dekker Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook o/HPLC
Tác giả: Katz E., Eksteen R., Schoenmakers p., Miller N
Năm: 2004
19. Richard p., Micheal E. (2005), “Isolation of Shikimic acid from Star Aniseed” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Isolation of Shikimic acid from Star Aniseed
Tác giả: Richard p., Micheal E
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w