1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch

91 2,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÝ-DU LỊCH _____________ TRẦN HỒNG HUÂN TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Cần Thơ, tháng 12/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÝ-DU LỊCH _____________ TRẦN HỒNG HUÂN MSSV: 6106670 TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Người hướng dẫn: CAO MỸ KHANH Cần Thơ, tháng 12/2013 TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH LỜI CẢM ƠN Thắm thoắt 4 năm đại học đã sắp kết thúc, nhờ vào sự dạy dỗ tận tụy của thầy cô, giờ đây tác giả đã trưởng thành hơn. Theo từng ngày tác giả càng cảm nhận được lòng nhiệt tình và những tình cảm chân thành của thầy cô, đặt biệt là thầy cô trong bộ môn Lịch sử - Địa Lý và Du Lịch – những người đã giúp cho tác giả có một nền tảng kiến thức để sẵn sàng với những thử thách trong cuộc sống. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Cao Mỹ Khanh, người đã tận tình hướng dẫn cho tác giả hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Du lịch, khoa Khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các thầy cô, anh chị trong Trung tâm học liệu trường Đại Học Cần Thơ và Thư viện thành phố Cần Thơ, giúp tác giả có những tư liệu bổ ích trong việc thực hiện đề tài luận văn. Xin cảm ơn các quý cơ quan tỉnh Trà Vinh: Sở văn hóa thể thao và du lịch Trà Vinh, Bảo tàng tổng hợp Trà Vinh, Bảo tàng văn hóa Khmer Trà Vinh, Cục thống kê tỉnh Trà Vinh đã cung cấp những thông tin, số liệu, tư liệu liên quan đến đề tài để luận văn của tác giả được đầy đủ thông tin và phong phú hơn, quý cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong qua trình tác giả thực hiện luận văn. Xin cảm ơn các công ty du lịch trong tỉnh Trà Vinh đã cung cấp những thông tin về tour du lịch giúp bài viết của tác giả thêm sinh động và cụ thể. Xin cảm ơn các sư sãi trong các chùa Khmer ở Trà Vinh đã hỗ trợ, đóng góp những ý kiến quan trọng liên quan đến lễ hội của người Khmer phục vụ cho bài viết của tác giả. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và chia sẽ giúp tác giả hoàn thành luận văn một cách trọn vẹn. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng cả sự nhiệt quyết và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc những phần chưa tìm hiểu sâu. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các Thầy, Cô. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 28 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Hồng Huân TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long 2. TNTN: Tài nguyên thiên nhiên 3. TNNV: Tài nguyên nhân văn 4. TNDL: Tài nguyên du lịch 5. DTLSVH: Di tích lịch sử văn hóa 6. UBND: Ủy ban nhân dân 7. Bộ VHTTDL: Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch 8. GSTS: Giáo sư tiến sĩ 9. HDV: Hướng dẫn viên 10. NXB: Nhà xuất bản 11. DSVH: Di sản văn hóa 12. Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn 13. DN: Doanh nghiệp TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. 2. 3. 4. 5. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 2 QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2 5.1. 5.2. 5.3. 5.4. Quan điểm thực tiễn .......................................................................................... 2 Quan điểm viễn cảnh ......................................................................................... 3 Quan điểm lịch sử ............................................................................................. 3 Quan điểm phân tích tổng hợp........................................................................... 3 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 6.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu ............................................................ 3 6.2. Phương pháp thực địa ........................................................................................ 3 6.3. Phương pháp điều tra xã hội học ....................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 4 CHƯƠNG I .............................................................................................................. 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ LỄ HỘI ................................................. 4 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH ..................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm du lịch và khách du lịch ............................................................. 4 1.1.1.1. Du lịch .................................................................................................. 4 1.1.1.2. Khách du lịch........................................................................................ 4 1.1.2. 1.1.3. 1.1.4. 1.1.5. Thị trường và sản phẩm du lịch ................................................................... 5 Tài nguyên du lịch ...................................................................................... 5 Các loại hình du lịch ................................................................................... 6 Chức năng du lịch ....................................................................................... 7 1.1.5.2. Chức năng kinh tế ................................................................................. 7 1.1.5.3. Chức năng sinh thái .............................................................................. 8 1.1.5.4. Chức năng văn hóa – chính trị - xã hội ................................................. 8 1.1.6. Nhân tố tác động đến du lịch ....................................................................... 9 1.2. LỄ HỘI ............................................................................................................. 9 1.2.1. Khái niệm lễ hội.......................................................................................... 9 1.2.2. Phân loại lễ hội ......................................................................................... 10 1.2.1.1. Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội .................... 10 1.2.1.2. Căn cứ theo mục đích tổ chức ............................................................. 12 1.2.2. Mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch ............................................................ 13 1.2.2.1. Tác động của lễ hội đối với du lịch ..................................................... 13 TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 1.2.2.2. Tác động của du lịch đối với lễ hội ..................................................... 13 1.3. DU LỊCH LỄ HỘI........................................................................................... 14 1.3.1. Khái niệm du lịch lễ hội ............................................................................ 14 1.3.2. Đặc trưng của du lịch lễ hội ...................................................................... 14 1.3.3. Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch .................................................................. 15 1.4. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI Ở VIỆT NAM ...................... 16 1.4.1. Tiềm năng du lịch lễ hội ở Việt Nam ........................................................ 16 1.4.2. Thực tiễn du lịch lễ hội ở Việt Nam .......................................................... 16 CHƯƠNG II ........................................................................................................... 19 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER, TỈNH TRÀ VINH TRONG DU LỊCH ........ 19 2.1. 2.1.1. 2.1.2. 2.1.3. KHÁI QUÁT TỈNH TRÀ VINH .............................................................. 19 Lịch sử ...................................................................................................... 19 Điều kiện tự nhiên..................................................................................... 19 Kinh tế - văn hóa - xã hội .......................................................................... 20 2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỒNG BÀO KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH ..... 21 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. 2.2.4. 2.2.5. Tổ chức xã hội .......................................................................................... 21 Đặc điểm văn hóa vật chất ........................................................................ 23 Đời sống văn hóa tinh thần ....................................................................... 24 Văn học dân gian ...................................................................................... 28 Nghệ thuật ................................................................................................ 28 2.3. CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO KHMER, TỈNH TRÀ VINH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG DU LỊCH .................................................. 29 2.3.1. Sơ lược chung một số lễ hội của cộng đồng Khmer, tỉnh Trà Vinh............ 29 2.3.1.1. Lễ hội bắt nguồn từ phật giáo ............................................................. 30 2.3.1.2. Lễ hội bắt nguồn từ truyền thống dân gian và tín ngưỡng dân gian .... 32 2.3.2. Một số lễ hội tiêu biểu của đồng bào Khmer ở tỉnh Trà Vinh .................... 33 2.4. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHAI THÁC LỄ HỘI KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH ............................................................................................... 43 2.4.1. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 43 2.4.1.2. Hệ thống giao thông vận tải ................................................................ 43 2.4.1.3. Hệ thống bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước .......................... 44 2.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.............................................................................. 45 2.4.2.1. Khu vui chơi giải trí và cơ sở lưu trú .................................................. 45 2.4.2.2. Hệ thống dịch vụ ăn uống ................................................................... 45 2.4.3. Nguồn nhân lực trong du lịch .................................................................... 46 2.4.4. Điều kiện ưu đãi........................................................................................ 46 TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 2.4.5. Các nhân tố khác ....................................................................................... 47 2.4.6. Nhận xét chung ......................................................................................... 47 2.5. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH TRONG DU LỊCH .............................................................................. 48 2.5.2. Hiện trạng chung về hoạt động du lịch tỉnh Trà Vinh ................................ 48 2.5.2.1. Hiện trạng khách du lịch..................................................................... 50 2.5.2.3. Hiện trạng về kết quả hoạt động du lịch.............................................. 50 2.5.2.4. Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến............................................ 51 2.5.3. Hiện trạng khai thác lễ hội của đồng bào Khmer, tỉnh Trà Vinh ................ 52 2.5.3.1. Hiện trạng về tình hình khai thác du lịch lễ hội Khmer ....................... 52 2.5.3.2. Hiện trạng về điểm du lịch diễn ra lễ hội ............................................ 53 2.5.3.3. Hiện trạng về tình hình hoạt động du lịch lễ hội ................................. 53 2.5.3.4. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng, vật chất kỷ thuật phục vụ du khách, tuyến du lịch lễ hội đã được khai thác trong những ngày lễ hội........................ 55 2.5.3.5. Hiện trạng về công tác quảng bá xúc tiến vào dịp lễ hội ..................... 56 2.5.3.6. Nhận xét chung về hiện trạng phát triển du lịch lễ hội Khmer ............. 57 2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG ...................................................................................... 58 CHƯƠNG III ......................................................................................................... 58 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH TRONG DU LỊCH ......................................... 58 3.1. ĐỊNH HƯỚNG ............................................................................................... 58 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh ............................................. 59 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch lễ hội đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh ......... 61 3.1.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch ............................................. 61 3.1.2.2. Định hướng thị trường khách du lịch .................................................. 61 3.1.2.3. Định hướng tổ chức không gian du lịch lễ hội đồng bào Khmmer ....... 61 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ..................................................................................... 62 3.2.1. Thiết kế những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù .................................. 62 3.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá du lịch ......................................... 63 3.2.3. Các cộng đồng sở tại phải là chủ thể của lễ hội truyền thống..................... 63 3.2.4. Thêm những yếu tố đương đại trong lễ hội truyền thống sao cho phù hợp để tăng tính chất cho lễ hội .................................................................................. 63 3.2.5. Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức như một sự kiện ..................... 65 3.2.6. Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất để du khách tiếp cận với nơi diễn ra lễ hội dễ dàng hơn ................................................................................................... 66 3.2.7. Giải pháp khác .......................................................................................... 68 3.2.8. Nhận xét chung ......................................................................................... 68 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 69 TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ........................................................................................ 69 2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ............................................................................................... 69 3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71 PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................. 73 TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Du lịch lễ hội hiện nay đang là một loại hình du lịch được quan tâm bởi các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ.... trong đó có Việt Nam, vì nó không chỉ thu hút một lượng lớn du khách nội địa và quốc tế mà thông qua hoạt động du lịch lễ hội có thể góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tổ tiên đã dày công xây dựng và bảo vệ cho các thế hệ sau, bởi lễ hội là biểu trưng cho quốc hồn, quốc túy của dân tộc, không chỉ phản ánh những ước mong, nguyện vọng của nhân dân trong đời sống sản xuất mà còn thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, vui chơi, giải trí của nhân dân, cũng như góp phần gìn giữ và bảo tồn tinh hoa của dân tộc bền vững theo dòng chảy của thời gian. Cùng với 54 dân tộc anh em chung sống trong một đại gia đình trên đất nước Việt Nam, theo thời gian dân tộc Khmer đã góp phần hình thành nên một hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc trải dài cả ba miền Bắc, Trung, Nam và thực tiễn hiện nay cho thấy có một số lễ hội đã và đang được khai thác vào họat động du lịch rất thành công. Trà Vinh được biết đến là một trong hai tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có đông đồng bào dân tộc Khmer - sau tỉnh Sóc Trăng. Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh là một vùng cư trú cổ xưa nhất của người Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà minh chứng là những chùa tháp được xây dựng từ khoảng 400 năm về trước hiện vẫn còn lưu giữ ở đây. Đây cũng là nơi phản ánh những đặc điểm văn hóa - xã hội mang tính tộc người và những sắc thái địa phương của một vùng môi sinh - xã hội riêng, cũng như là một trong những nơi diễn ra nhiều lễ hội truyền thống của người Khmer như Ok Om Bok, Chol Chanam Thmay, Sen Đolta... đặc sắc và giàu tính dân tộc. Những lễ hội ấy không chỉ là một bức tranh sống động thể hiện tổng thể tất cả những mặt cuộc sống văn hóa của đồng bào Khmer mà còn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với họ. Và ngày nay món ăn tinh thần ấy đang ngày càng không chỉ sống trong lòng người dân Khmer mà còn sống trong lòng của những dân tộc anh em khác trên đất nước, chính vì lẽ đó những lễ hội của người Khmer đang có sức thu hút mãnh liệt đã và đang được đưa vào phát triển du lịch. Nhưng qua thời gian học tập và đi thực tế khu vực đồng Bằng Sông Cửu Long cũng như tỉnh Trà Vinh, tác giả nhận thấy một thực trạng hiện nay là lễ hội truyền thống cộng đồng Khmer mới chỉ được tổ chức ở góc độ văn hóa, chưa được đầu tư khai thác đúng mức, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nên không phát huy hết sức mạnh tiềm lực, thế mạnh vốn có của lễ hội Khmer một cách hoàn chỉnh và mang lại hiệu quả tối ưu trong phát triển du lịch, thu hút du khách. Nhận định từ thực tế như vậy và nghiên cứu tài liệu, tác giả quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu về lễ hội của đồng bào Khmer ở Trà Vinh và khả năng khai thác trong du lịch”, để tiến hành nghiên cứu tìm ra những phương hướng, giải pháp phù hợp, giúp du lịch lễ hội của cộng đồng Khmer, tỉnh Trà Vinh phát huy hết những tiềm năng vốn có, đem lại lợi ích kinh tế góp phần vào sự phát triển chung TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH của tỉnh mà quan trọng hơn cả là bảo tồn giá trị văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tập trung tìm hiểu những lễ hội của cộng đồng Khmer vào khai thác trong hoạt động du lịch để từ đó đưa ra những đề xuất về định hướng và giải pháp khai thác lễ hội của đồng bào Khmer vào hoạt động du lịch cho tỉnh Trà Vinh cụ thể như: − Nêu được những lễ hội tiêu biểu của cộng đồng Khmer, tỉnh Trà Vinh. − Phân tích hiện trạng khai thác những lễ hội truyền thống Khmer trong du lịch cũng như tìm ra những mặt tích cực và hạn chế vẫn đang tồn tại của cộng đồng Khmer, tỉnh Trà Vinh vào hoạt động kinh doanh du lịch. − Đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể giúp cho khai thác lễ hội truyền thống của cộng đồng Khmer, tỉnh Trà Vinh vào phát triển trong du lịch nhanh chống và đạt hiệu quả cao hơn. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng là các lễ hội như: Lễ Ok Om Bok, Cholchanamthamay, Đolta... Phạm vi nghiên cứu là những gía trị văn hóa độc đáo từ lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Lễ hội của dân tộc Khmer là vấn đề được đề cập trong rất nhiều công trình nghiên cứu văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Khmer. Ở Việt NamTìm hiểu về du lịch lễ hội nói chung đã có một số tài liệu, công trình như Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch (Dương Văn Sáu – Đại học Văn Hóa Hà Nội), Kỷ yếu du lịch Việt Nam - số 3/2011: “Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển du lịch lễ hội” (THS.Nguyễn Quốc Nghi và Huỳnh Thị Thúy Loan - Đại Học Cần Thơ). Tìm hiểu Lễ hội Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với những công trình Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ; Một số lễ tục dân gian của người Khmer Đồng bằng Sông Cửu Long (TrầnVăn Bổn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội), Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ (Sơn Phước Hoan – 1998), Lễ hội Khmer Nam Bộ (Sorya – 1988) và Phong tục nghi lễ của người Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long (Thạch Voi – 1988). Những công trình trên chỉ nghiêng về nghiên cứu phong tục tập quán, cũng có trình bày về các lễ hội nhưng là nói chung của cả khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và chưa đi sâu vào nghiên cứu lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer, cũng như chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về văn hóa nên chưa nêu lên sự kết hợp văn hóa với du lịch. Kế thừa kết quả của các công trình trên, đề tài này mong muốn đi sâu vào các lễ hội lớn tiêu biểu có thể gắn với hoạt động du lịch kết hợp bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5.1. Quan điểm thực tiễn TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Thông qua đề tài luận văn, tác giả hy vọng có thể góp phần đánh giá tiềm năng lễ hội của người Khmer và đưa một số giải pháp khai thác lễ hội Khmer tại Trà Vinh. Vì vậy tác giả đã vận dụng những quan điểm trên cơ sở về tình hình thực tiễn trên cơ sở có những nghiên cứu về tình hình thực tế tại địa phương quan sát thực tế để bài viết có sức thuyết phục hơn khi áp dụng vào thực tiễn về khai thác lễ hội của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh. 5.2. Quan điểm viễn cảnh Khi nghiên cứu đề tài này, bên cạnh việc phân tích và đánh giá tiềm năng của lễ hội Khmer trong phát triển loại hình du lịch lễ hội ở Trà Vinh, nghiên cứu những nét đặc sắc trong lễ hội của họ, tác giả còn nghiên cứu ảnh hưởng và nhận định vai trò của nó trong sự phát triển du lịch lễ hội của người Khmer ở Trà Vinh. 5.3. Quan điểm lịch sử Trong đề tài luận văn tác giả có sự nghiên cứu về nguồn gốc cũng như sự hình thành của tộc người Khmer ở Trà Vinh, từ những yếu tố đó tạo nên những nét đặ sắc trong lễ hội của người Khmer. Vì vậy tác giả dựa trên quan điểm lịch sử để hiều rõ hơn về nguồn gốc cũng như những nét đặc sắc ấy nhằm đưa vào loại hình du lịch lễ hội thu hút du khách. 5.4. Quan điểm phân tích tổng hợp Từ những tài liệu về người Khmer ở Trà Vinh, thu thập các số liệu về hiện trạng du lịch trong tỉnh, từ đó tác giả tiến hành phân tích các tài liệu trên làm cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng của lễ hội Khmer đưa vào du lịch tỉnh; đồng thời tác giả cũng tổng hợp những nguồn tài liệu trên để đưa ra những nét đặc sắc trong các lễ hội của người Khmer, làm điểm nhấn, sức hút của các yếu tố này trong du lịch của tỉnh. Vì vậy, tác giả đã vận dụng quan điểm phân tích tổng hợp để đưa ra những nhận định đúng đắn về tiềm năng lễ hội Khmer góp phần vào sự phát triển du lịch lễ hội của người Khmer ở Trà Vinh. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã thu thập, tổng hợp các nguồn tư liệu liên quan đến các lễ hội truyền thống của cộng đồng Khmer, những vấn đề liên quan du lịch ở địa bàn tỉnh Trà Vinh thông qua sách, báo, internet, niên giám thống kê của sở văn hóa thể thao và du lịch Trà Vinh. Từ đó tham khảo và xử lý thông tin để đưa ra nội dung hợp lý. 6.2. Phương pháp thực địa Là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu, áp dụng việc nghiên cứu gắn vào lý luận vào trong thực tiễn, đây là phương pháp quan trọng trong việc nghiên cứu vì khi tác giả đặt chân đến với Trà Vinh, trực tiếp tìm hiểu về những hoạt động lễ hội truyền thống nơi đây, tác giả sẽ có cách nhận định đúng đắn hơn, có sự so sánh với những tài liệu thu thập trước đó và sẽ tìm được những số liệu cụ thể hơn. 6.3. Phương pháp điều tra xã hội học Trong quá trình làm luận văn, nhằm phục vụ cho bài viết tác giả đã thu thập những số liệu, liên quan đến du lịch tỉnh Trà Vinh, và tham khảo những ý kiến của các sở ban nghành du lịch, công ty du lịch và người dân trong tỉnh để có những nhận định khách quan hơn trong bài luận văn. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ LỄ HỘI 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm du lịch và khách du lịch 1.1.1.1. Du lịch Theo I.I.Pirojnic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rãnh rỗi lien quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa. Theo IUOTO (International Union of Official Travel Organization): Du lịch là một hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải làm ăn, sinh sống. Theo Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Ý (21/08 – 05/09/1963): Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Theo Bộ luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2006: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định. 1.1.1.2. Khách du lịch − Khách du lịch (Tourist) được coi là yếu tố trung tâm trong hoạt động du lịch. Có thể hiểu đơn giản rằng: Khách du lịch là người đi du lịch. Tuy nhiên để có thể hiểu và xác định rõ khách du lịch với những đối tượng khác, một số tác giả đã đưa ra định nghĩa như sau: Lozep Stander (nhà kinh tế học người Áo): Khách du lịch là hành khách xa hoa, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế. Odgilvi (nhà kinh tế học người Anh): để trở thành khách du lịch phải có hai điều kiện: (1) Đi xa nhà trong thời gian một năm; (2) Phải chi tiêu tại nơi nghĩ lại bằng tiền kiếm được ở nơi khác. Hội nghị của tổ chức du lịch quấ tế họp tại Roma (1968) đã xác định: “bất cứ ai ngủ lại một đêm không phải là nhà của mình và mục đích chính của cuộc hành trình không nhằm kiếm tiền đều được coi là khách du lịch”. Theo Luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập tại nơi đến. − Khách tham quan (Excursionist), còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày (Day visitor), là loại du khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 tiếng đồng hồ và không lưu trú qua đêm. − Du khách quốc tế (International Tourist): TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Ở Việt Nam, theo Điều 20 Chương IV pháp lệnh du lịch, những người được thống kê là du khách quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau đây: + Là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch. + Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch. + Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân nhân, tham dự hội nghị, kháo sát thị trường, đi công tác, chữa bệnh, thể thao, hành hương, nghỉ ngơi. − Du khách nội địa (Domestic Tourist) là công dân của một nước đi du lịch (dưới bất kỳ hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam: Khách du lịch trong nước là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam tạn thời rời nơi cư trú thường xuyên của mình với mục đích tham quan du lịch trên lãnh thổ Việt Nam hoặc kết hợp tham quan du lịch, sử dụng dịch vụ của các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh du lịch. Theo Luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 1.1.2. Thị trường và sản phẩm du lịch − Sản phầm du lịch là một tổng thể phức tạp được tạo ra từ: + Các tài nguyên du lịch (TNTN, TNNV, lịch sử hay công nghệ...) có khả năng thu hút khách du lịch và thúc đẩy chuyến đi của họ. + Những trang thiết bị như cơ sở lưu trú, ăn uống, hệ thống dịch vụ thương mại, các trang thiết bị về văn hóa, vui chơi và thể thao...đảm bảo sinh hoạt hàng ngày cho du khách. + Những thuận tiện từ nơi xuất phát đến nơi đến liên quan chặt chẽ với những phương tiện vận chuyển, thủ tục VISA, xuất nhập cảnh, hải quan... − Thị trường du lịch: là nơi (quá trình) diễn ra mua bán sản phẩm du lịch.  Cầu du lịch là cầu về sản phẩm du lịch. Thống kê về lượng cầu du lịch: + Đối với du lịch quốc tế: Lượng cầu du lịch được thống kê bằng số lượng khách vào (ra khỏi) mỗi quốc gia tại các cửa khẩu hải quan (ở biên giới, hải cảng và các sân bay). + Đối với du lịch trong nước: Lượng cầu du lịch được thống kê bằng số lượt khách trong nước lưu trú tại các cơ sở lưu trú trọ du lịch (khách sạn, nhà nghỉ...).  Cung (hay khả năng cung ứng): là một trong những biến số kinh tế cơ bản cho bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào. Cung du lịch của một quốc gia được tính bằng tiền tệ, bao gồm giá trị sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh có thể tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm nhằm đáp ứng cầu của du khách. 1.1.3. Tài nguyên du lịch TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH TNDL là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành du lịch. Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Khoảng 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định: “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLSVH, công trình lao động sang tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. TNDL theo Pirojnik: “TNDL là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế và kỉ thuật cho phép, chúng được dung để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghĩ ngơi”. 1.1.4. Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây. − Phân chia theo môi trường tài nguyên. Du lịch thiên nhiên Du lịch văn hoá − Phân loại theo mục đích chuyến đi. Du lịch tham quan Du lịch giải trí Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch khám phá Du lịch thể thao Du lịch lễ hội Du lịch tôn giáo Du lịch nghiên cứu (học tập) Du lịch hội nghị Du lịch thể thao kết hợp Du lịch chữa bệnh Du lịch thăm than Du lịch kinh doanh − Phân loại theo lãnh thổ hoạt động. Du lịch quốc tế Du lịch nội địa TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Du lịch quốc gia − Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch. Du lịch miền biển Du lịch núi Du lịch đô thị Du lịch thôn quê − Phân loại theo phương tiện giao thông. Du lịch xe đạp Du lịch ô tô Du lịch bằng tàu hoả Du lịch bằng tàu thuỷ Du lịch máy bay − Phân loại theo loại hình lưu trú. Khách sạn Nhà trọ thanh niên Camping Bungaloue Làng du lịch − Phân loại theo lứa tuổi du lịch. Du lịch thiếu niên Du lịch thanh niên Du lịch trung niên Du lịch người cao tuổi − Phân loại theo độ dài chuyến đi. Du lịch ngắn ngày Du lịch dài ngày − Phân loại theo hình thức tổ chức. Du lịch tập thể Du lịch cá thể Du lịch gia đình − Phân loại theo phương thưc hợp đồng. Du lịch trọn gói Du lịch từng phần 1.1.5. Chức năng du lịch 1.1.5.2. Chức năng kinh tế Du lịch được mệnh danh là con gà đẻ trứng vàng bởi nó đang là nghành kinh doanh lớn nhất và có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế của nhiều nước cũng như nền kinh tế của toàn cầu. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Du lịch hiện nay là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều quốc gia. Ở các nước phát triển, thu nhập ngoại tệ từ du lịch chiếm tới 20% hoặc cao hơn trong tổng thể nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Đối với du lịch quốc tế, thu nhập từ du lịch gọi là xuất khẩu vô hình. Xuất khẩu du lịch phần lớn là xuất khẩu dịch vụ (lưu trú, vận chuyển, dịch vụ bổ sung...) đó là điều mà nghành xuất khẩu thực sự không thực hiện được. Riêng đối với hàng hóa vật chất, người ta gọi bán hàng cho khách nước ngoài tại điểm du lịch là “Xuất khẩu tại chỗ”. Việc bán hàng cho khách du lịch vừa giảm nhiều chi phí vừa đạt hiệu quả cao hơn nhiều lần so với xuất khẩu cùng một loại hàng. Các hoạt động du lịch thường có sự liên kết với các loại hình dịch vụ: vận chuyển, lưu trú, y tế, thông tin và một khối lượng lớn về vật tư hàng hóa...Chính những yếu tố này làm động lực phát triển các ngành kinh tế khác như: ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, ngành thông ti, y tế, văn hóa và ngay cả ngành sản xuất thủ công cổ truyền. Bên cạnh đó du lịch là công cụ quảng cáo không mất tiền nhưng lại rất hiệu quả cho nước chủ nhà. Những phong cảnh đẹp, những đặc trưng văn hóa cùng những sản phẩm du lịch...sẽ được khách du lịch quan tâm và chú ý tới trong chuyến tham quan và họ sẽ trở thành những người quảng bá, tiếp thị đáng tin cậy cho các sản phẩm mà họ biết trong chuyến tham quan. 1.1.5.3. Chức năng sinh thái Du lịch tạo sự gắn bó giữa con người và môi trường, đưa con người đến với thiên nhiên. Ngày nay khi hoạt động công nhiệp ngày càng hiện đại hơn, phát triển hơn thì cuộc sống con người càng bị đe dọa trước sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn và bệnh tật. Con người luôn có mong muốn được đi đến với thiên nhiên yên bình, không khí trong lành, thoáng đãng. Trên cơ sở đó du lịch giúp du khách làm quen với các danh thắng, môi trường tự nhiên tạo điều kiện cho họ mở rộng sự hiểu biết về thiên nhiên, tăng thêm tình yêu thiên nhiên cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, góp phần giáo dục du khách về mặt sinh thái học. Ngoài ra những động du lịch cũng tạo sự chú ý quan tâm của chính quyền các cấp, các nhà đầu tư trong việc bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái. Các nguồn thu trong du lịch là cơ sở quan trọng để tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường. Thêm vào đó hoạt đông du lịch làm chuyển đổi hợp lý nghề nghiệp của người dân ở những khu vực cần bảo tồn thiên nhiên tạo điều kiện cho họ tham gia phục vụ du lịch cải thiện cuộc sống, và cũng là biện pháp rất hữu hiệu để góp phần bảo vệ môi trường. 1.1.5.4. Chức năng văn hóa – chính trị - xã hội Du lịch góp phần thỏa mãn nhu cầu, nâng cao nhận thức, mở rộng tầm hiểu biết. Du lịch còn góp phần phục hồi sức khỏe, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, nâng cao thể lực và khả năng lao động, giảm đáng kể các chi phí cho việc khám phá và chữa bệnh, nâng cao số ngày làm việc và số ngày lao động sản xuất xã hội. Theo các ghiên cứu về sinh học đã chứng minh nhờ chế độ nghĩ ngơi và du lịch hợp lý, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%, bệnh về hô hấp giảm còn 40%, bệnh thần kinh giảm 20% (Crivosep, Dorin 1981). TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Du lịch là yếu tố tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ xã hội, tăng thêm tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc, quốc gia...Từ đó góp phần tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Du lịch còn là nhân tố rất quan trọng cũng cố nền hòa bình thế giới. Mỗi năm hoạt động du lịch với nhiều chủ đề khác nhau, năm 1967 với chủ đề “Du lịch là giấy thông hành hòa bình”, năm 1983 với chủ đề “Du lịch không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của mỗi người”. Như vậy du lịch kêu gọi hàng trăm triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia. Du lịch quốc tế giúp cho con người gần gũi và thân thiện nhau hơn. Nhờ đó làm tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 1.1.6. Nhân tố tác động đến du lịch Theo TS. Đào Ngọc Cảnh trong cuốn tổng quan du lịch trường Đại Học Cần Thơ chia ra từng nhóm nhân tố ảnh hưởng đến du lịch: − Các nhân tố ảnh hưởng đến “cầu” du lịch bao gồm: Thời gian rãnh rỗi, mức sống, trình độ văn hóa và đặc điểm nhân khẩu (tuổi, giới tính, nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo...) và tâm lý cá nhân (thị hiếu du lịch). − Các nhân tố ảnh hưởng đến “cung” du lịch: Tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung ứng điện nước...), cơ sở vật chất kỷ thuật du lịch (hệ thống nhà hàng, khách sạn, các cơ sở dịch vụ thương mại, y tế thể thao, ngân hàng, cơ sở vui chơi, giải trí...). − Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến du lịch: Môi trường kinh tế, môi trường kỹ thuật (công nghệ hiện đại, đô thị hóa), môi trường sinh thái, môi trường xã hội (đường lối chính sách, các thủ tục xuất nhập cảnh...) 1.2. LỄ HỘI 1.2.1. Khái niệm lễ hội Beverly J.Stoeltie cho rằng: “Lễ hội là một hình thức cổ xưa và linh hoạt, giàu biến thái về mặt tổ chức và mặt chức năng trong các xã hội trên khắp thế giới. Tuy nhiên do tính đa dạng của chúng các lễ hội thể hiện một số đặc trưng. Chúng diễn ra theo những khoảng thời gian, lịch quy định và công khai về bản chất. Lễ hội có tính chất cùng tham gia về nội dung, lại phức tạp về cấu trúc, phong phú về cách bày tỏ, cảnh trí và mục đích”. M.Bachin cho rằng: “ Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức lễ tế và trò diễn là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu như nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên trên tôn giáo của các phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt tới lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả.” Theo GS.Kuahayashi (Nhật Bản): “Xét về tính chất xã hội, lễ hội là quảng trường của tâm hồn. Xét về tính chất văn hoá, lễ hội là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng nghệ thuật như: mỹ thuật, nghệ thuật, giải trí, kịch văn học và với ý nghĩa đó lễ hội tồn tại và có liên quan mật thiết với sự phát triển của văn hoá.” Theo Bùi Thị Hải Yến: Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân sau thời gian lao động vất vả. Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH lòng nhớ ơn tổ tiên, những người có công với địa phương và với đất nước, có liên quan đến những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, ôn lại những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống hoặc hướng về một sự kiện – văn hóa, kinh tế trọng đại của địa phương, của đất nước hoặc là những hoạt động vui chơi giải trí, là dịp để tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng.[Tài nguyên du lịch, tr.68] Lễ hội gồm có 2 phần: phần lễ và phần hội. − Phần lễ: Theo từ điển tiếng Việt 2002 Nhà xuất bản Đà Nẵng: “Lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó”. Nghi lễ là nghững nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng.Tùy vào tính chất của lễ hội mà phần lễ có ý nghĩa riêng, có những lễ hội được tổ chức để tưởng niệm về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm, tôn vinh những danh nhân, các vị anh hùng dân tộc. Cũng có những lễ hội phần lễ thực hiện những nghi lễ tôn kính, dâng hiến lễ vật cho các vị thiên thần, thánh nhân, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống. − Phần hội: Theo từ điển tiếng Việt 2002 Nhà xuất bản Đà Nẵng: “Hội là những cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt”. Hội thường tổ chức vui chơi giải trí, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, yếu tố nuôi dưỡng lễ hội là kinh tế - xã hội và tự nhiên nên nội dung của phần hội không chỉ giữ nguyên những giá trị văn hóa truyền thống mà luôn có xu hướng bổ sung thêm những thành tố văn hóa mới. Đặc điểm này vừa làm cho lễ hội thêm sống động, vui nhộn, phong phú, hấp dẫn. Song nếu không được chọn lọc và giám sát chặt chẽ cũng như tuyên truyền, giáo dục, đầu tư để bảo vệ, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống thì dễ cho những giá trị văn hóa truyền thống bị lai tạp, mai một và suy thoái.[Tài nguyên du lịch, tr.69] 1.2.2. Phân loại lễ hội 1.2.1.1. Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển thì Lễ hội bao gồm lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại: − Lễ hội truyền thống: GSTS. Nguyễn Duy Quý có định nghĩa như sau: “Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường. Đó còn là một sinh hoạt có quy mô lớn về tầm vóc và có sức cuốn hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội…” Theo GS. Trần Quốc Vượng thì lễ hội truyền thống ở Việt Nam chính là lễ hội nông nghiệp và nó không chỉ bao hàm những lễ hội gắn một cách trực tiếp với nghề nông mà ta có thể gọi là nghi thức hay nghi lễ nông nghiệp như lễ hội “Tồng Ngồng” của người Tày, lễ tế Thần Nông, lễ hạ điền (xuống đồng của người Mường), lễ hội thượng điền của người Việt mà bao gồm cả những hội săn chim, đuổi cuốc, săn hố, bắt cáo, hội đánh bắt cá ở suối, ao, hồ, hội hái lá, hái măng, hái nắm ở rừng bao gồm cả những hội đền, hội phủ, hội chùa, hội đình…tất cả chúng được gọi là lễ hội nông nghiệp vì chúng diễn ra trong không gian thôn dã với một TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH thời gian thôn dã (mang tính chất chu kì). Chủ nhân của những lễ hội này phần lớn là nông dân, là thợ thủ công, địa chủ, quan lại sống ở vùng quê và có lối sống thôn dã. Bản sắc văn hóa Việt Nam được thể hiện đậm nét nhất ở văn hóa làng. Lễ hội cổ truyền là sinh hoạt văn hóa điển hình của văn hóa dân gian truyền thống – thành tố làm nên bản sắc văn hóa làng. Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng, lễ hội do nhân dân tự tổ chức, chi phí do mọi người cùng đóng góp. Họ cùng nhau sáng tạo và tham gia tái hiện lại sinh hoạt cộng đồng thể hiện tinh thần dân chủ nhân bản sâu sắc. − Lễ hội hiện đại: Những sự kiện mà có sử dụng thuật ngữ “lễ hội” trong tên gọi của chúng thì nói chung là mới hình thành trong thời điểm hiện đại, có sử dụng các đặc điểm của lễ hội nhưng lại phục vụ cho các mục đích như: hệ tư tưởng, chính trị, thương mại, của các nhà cầm quyền hay các nhà kinh doanh. Từ nguyên của thuật ngữ “festival” bắt nguồn từ một từ Latinh festum mà ban đầu có nghĩa là sự “vui chơi, ăn mừng, hân hoan” của công chúng, được sử dụng chủ yếu ở dạng số nhiều để nói lên rẳng một tập hợp của các hoạt động và kỷ niệm là nét đặc trưng của lễ hội thời cổ xưa. Từ Latinh của festa là nguồn gốc của các từ festa (số ít) trong tiếng Italia, fiesta trong tiếng Tây Ban Nha, fête trong tiếng Pháp, festa trong tiếng Bồ Đào Nha. Trước khi trở thành danh từ để chỉ bản thân các hoạt động như trên, từ Festival nguyên gốc trong tiếng Anh và tiếng Pháp là một tính từ biểu thị đặc tính của những sự kiện nhất định. Nghĩa thứ hai của thuật ngữ đó trong các ngôn ngữ khác nhau biểu thị các cấu trúc riêng biệt của từng lễ hội và các dạng thức khác nhau của nó. Trong tiếng Latinh, festa là những lể vật thiêng liêng, trong tiếng Anh feast là một buổi tiệc vui vẻ, trong tiếng Tây Ban Nha fiesta là một trận đấu trước công chúng để biểu thị và phô bày năng lực và lòng dũng cảm. Festa trong tiếng Rumani là một trò đùa ác tâm, khôi hài. Fête trong tiếng Pháp là lễ kỷ niệm sinh nhật hoặc đơn thuần là một bữa tiệc tương đối thịnh soạn. Theo cách sử dụng hiện nay, Festival có thể được hiểu là một khoảng thời gian của hoạt động có tính chất thiêng liêng hoặc thế tục như: thu hoạch một vụ mùa đặc biệt; một loạt diễn xướng trong nghệ thuật hay là cuộc đình đám và sự hân hoan. Trong các nghành khoa học xã hội thông thường festival có nghĩa là một hoạt động kỉ niệm định kì bao gồm vô số các hình thức và các sự kiện nghi lễ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến tất cả các thành viên của một cộng đồng và công khai ngấm ngầm biểu lộ các giá trị cơ bản, hệ tư tưởng và các thế giới quan của các thành viên trong cộng đồng đó và là bản sắc xã hội của họ. Người ta sử dụng từ này để chỉ về những lễ hội hiện đại ở Việt Nam, nó được đặt ở vị trí đầu tên gọi lễ hội như: Festival Huế, lễ hội Festival làng nghề truyền thống 2005…và một số hình thức lễ hội hiện đại khác như: Lễ hội văn hóa thể thao, liên hoan du lịch, hội chợ, Canaval. Ví dụ: Canaval Hạ Long, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng…Điều này cũng làm nên sự khác biệt tuyệt đối giữa lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Lễ hội hiện đại ra đời từ sau năm 1945 ở Việt Nam mà nội dung tính chất của nó có liên quan tới các sự kiện chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội nổi bật trong tiến trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc như các hoạt động chào mừng sự kiện lớn của đất nước, lễ bế mạc, lễ khai mạc của sự kiện quan trọng gắn với một tổ chức hay rộng hơn phạm vi quốc gia – dân tộc. Lễ hội hiện đại thường diễn ra do các chính quyền, địa phương tổ chức và không gian diễn ra ở các trung tâm thành phố lớn, thủ đô của đất nước có sử dụng các thành tựu khoa học kỉ thuật, các yếu tố cấu thành của đời sống hiện đại như: Nghi thức, phương tiện âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, trang phục, ngôn ngữ, biểu trưng, biểu tượng…được truyền thông, truyền bá rộng rãi và nhanh chống, đầy đủ chi tiết các hoạt động diễn ra bên trong và bên ngoài của lễ hội qua các phương tiện radio, báo in, báo điện tử…các phương tiện truyền thông hiện đại tường thuật trực tiếp qua làn sóng điện. Khi tiến hành lễ hội, bên cạnh sự tham gia tự nguyện của quần chúng nhân dân còn có sự tổ chức, sắp đặt của ban tổ chức đối với các cá nhân và các tập thể tham gia. Hầu hết mọi hoạt động của lễ hội được sắp xếp của một đạo diễn, những người tham dự được tổ chức thành từng khối, đội hình chặt chẽ và khoa học phục vụ những mục đích khác nhau của lễ hội theo chương trình đã định sẵn. 1.2.1.2. Căn cứ theo mục đích tổ chức Ở nước ta lễ hội là sinh hoạt văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú mà lại thường đang xen hòa lẫn vào nhau về cả nội dung lẫn hình thức. Vì vậy việc phân loại lễ hội càng trở nên cần thiết trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu. − Năm 1989 Đinh Gia Khánh cũng chia lễ hội thành hai loại đó là căn cứ vào lễ hội có nguồn gốc tôn giáo hay không tôn giáo. − Theo tác giả Hoàng Lương trong cuốn “Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc – NXB Đại học quốc gia Hà Nội” có thể phân chia lễ hội ra làm hai loại chính: + Lễ hội liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa: Đây là loại lễ hội phổ biến nhất ở tất cả các dân tộc. Tuy ở một địa phương, mỗi dân tộc có những nghi thức, nghi lễ khác nhau nhưng đều dung chung một nội dung cầu mùa. Những nội dung đó được thể hiện một cách sinh động ở các nghi thức sau: + Lễ thức liên quan đến chu trình sản xuất nông nghiệp: Bao gồm các lễ hội tái hiện các sinh hoạt kinh tế tiền nông nghiệp như săn bắn, hái lượm, lễ mở của rừng, hội đánh cá và các lễ thức tái hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp như hội cấy, trình nghề nông,… − Theo TS. Đào Ngọc Cảnh trong cuốn tổng quan du lịch – Trường Đại học Cần Thơ (2008) chia ra một số loại lễ hội như sau: +Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên là các ngày hội nghề nghiệp trong đó quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp bao gồm các lễ hội cầu mưa, chống hạn. Ngoài ra còn có những lễ hội các nghề thủ công nghiệp như các nghề đúc đồng, nghề làm trống, nghề dệt vải, nghề rèn, nghề pháo... +Lễ hội liên quan đến các nhân vật lịch sử là những lễ hội ca ngợi các anh hùng dân tộc giữ nước và dựng nước như lễ hội đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương vào 10/3 âm lịch, lễ hội đền Hai Bà Trưng (Hà Nội) vào ngày 3/2; lễ hội đền Kiếp TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Bạc kỷ niệm ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần QuốcTuấn; lễ hội Đống Đa (Hà Nội) kỷ niệm chiến thắng của Quang Trung... +Lễ hội liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng: Gồm các lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Tây), hội chùa Tây Phương (Thạch Thất - Hà Tây), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), hội Phủ Giầy, lễ hội Bà Chúa Xứ… +Lễ hội liên quan đến sinh hoạt cộng đồng: Tết Nguyên Đáng, Hội Lim (Hát Quan Họ), Hội Xuống Đồng, Lễ cúng cơm mới, Lễ Kì Yên, Lễ hội Cầu Ngư, Ok Om Bok ( Trà Vinh – Sóc Trăng).[8, tr.56] 1.2.2. Mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch 1.2.2.1. Tác động của lễ hội đối với du lịch Trong điều 79 Luật du lịch đã xác định rõ nhà nước tổ chức hoạt động hướng dẫn du lịch xúc tiến du lịch với các nội dung tuyên truyền giao tiếp rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…có lễ hội sẽ làm cho du lịch phát triển hơn, lễ hội làm cho du lịch trở nên hấp dẫn tạo cho số lượng khách đông hơn. Lễ hội luôn tác động đến du lịch và làm cho du lịch ngày càng phát triển. Du khách đến lễ hội đông kéo theo những nhu cầu khác nhau, khi đó những mặt hàng du lịch tăng lên như những dịch vụ du lịch tăng cao về kinh tế, lễ hội làm cho bản sắc văn hóa vùng miền thêm hấp dẫn thu hút khách du lịch làm cho du lịch tăng lên về lượng khách lớn hàng năm. Bản chất của du lịch Việt Nam là du lịch văn hóa, du lịch Việt Nam muốn phát triển tất yếu phải sử dụng giá trị văn hóa truyền thống, cách tân và hiện đại hóa sao cho phù hợp hiệu quả trong đó có kho tang lễ hội truyền thống. Đây là một số thành tố đặc sắc văn hóa Việt Nam cho nên phát triển du lịch lễ hội chính là lễ hội sử dụng ưu thế của du lịch Việt Nam trong việc thu hút và phục vụ khách du lịch. Mùa lễ hội cũng là mùa du lịch tạo nên hình thức du lịch lễ hội mang bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện qua các sắc thái văn hóa các địa phương, vùng miền phong phú, đặc sắc. lễ hội tác động du lịch làm cho lượng khách du lịch tăng lên cao, tăng doanh thu và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2.2.2. Tác động của du lịch đối với lễ hội − Tác động tích cực. Tiến hành nghiên cứu, khảo sát, thống kê, đầu tư cho khôi phục nhiều lễ hội văn hóa, truyền thống, tôn vinh các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống. Thông qua việc tham quan hấp dẫn của du khách, sự kính trọng của du khách tới những phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, người dân sẽ tự hào hơn về truyền thống văn hóa, họ nhận thức rõ hơn về việc bảo tồn các giá trị của lễ hội. Việc tổ chức các lễ hội không chỉ tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách mà còn là dịp để giáo dục long yêu quâ hương, đất nước, tôn vinh, nhớ ơn những người có công với quê hương, đất nước và tôn vinh giữ gìn các giá trị đạo đức của địa phương như ôn lại, khôi phục các giá trị văn hóa nghệ thuật, các trò chơi dân gian… Đầu tư tổ chức nhiều lễ hội, đặc biệt đối với các lễ hội lớn mang tính chất quốc gia là những yếu tố nuôi dưỡng quan trọng để bảo tồn, phát triển loại hình văn TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 13 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH hóa nghệ thuật; những làng nghề truyền thống; những món ăn, đồ uống truyền thống cũng góp phần làm cho những giá trị văn hóa của lễ hội thêm đa dạng, đặc sắc, hấp dẫn và bảo tồn những thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp. − Tác động tiêu cực. Lượng du khách đến đông nếu không có sự quản lý và khai thác chặt chẽ và hiệu quả sẽ gây ra những tiêu cực cho lễ hội: du khách xả rác bừa bãi, ô nhiễm môi trường, ồn ào, mất trật tự an ninh, trộm cắp, bán hang rong, ăn xin, lừa đảo… Nhằm thu hút du khách nhiều trò chơi và loại hình văn hóa hiện đại cũng được đưa vào biểu diễn một cách quá đáng, làm cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội bị thay đổi, cải biến làm giảm ý nghĩa, giá trị truyền thống và giá trị vốn có của lễ hội. Giá cả dịch vụ được bán tại lễ hội thường cao hơn nhiều so với giá trị thực đã làm cho lễ hội bị thương mại hóa, mất đi giá trị vui nhộn, linh thiêng và giáo dục của lễ hội. Thông qua việc gặp gỡ, giao tiếp với du khách làm cho nhận thức về nhiều mặt của cư dân được nâng cao, nhiều hủ tục lạc hậu dần dần bị loại bỏ giúp cho đời sống tinh thần, vật chất của dân cư được nâng cao, nhưng cũng có thể nhiều phong tục, tập quán và giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống cũng bị xói mòn, mai một và lai căng.[Tài nguyên du lịch, tr.154 - 155] 1.3. DU LỊCH LỄ HỘI 1.3.1. Khái niệm du lịch lễ hội Theo thông lệ có tính truyền thống, lễ hội dân gian thường được mở vào nững dịp nông nhàn, trong khi đó du lịch là một hoạt động dành cho du khách khi họ có thời gian, tiền bạc và có nhu cầu được tham quan tìm hiểu và giải trí. Việc gặp nhau giữa hai yếu tố tạm gọi là cung và cầu này thông qua hoạt động du lịch tạm gọi là du lịch lễ hội hay du lịch văn hóa lễ hội. Việc tổ chức các tour du lịch tới các địa phương trên khắp mọi miền đất nước trong một khoảng thời gian nhất định trong năm mà thời gian đó trùng với thời gian mở hội của địa phương. Hoạt động này giúp cho du khách tìm hiểu và thẩm định những giá trị nhiều mặt thông qua hoạt động lễ hội của địa phương gọi là du lịch lễ hội. Vậy ta có thể hiểu du lịch lễ hội là loại hình du lịch mà thời gian hoạt động du lịch trùng với thời gian diễn ra những lễ hội mà chủ thể du lịch (khách du lịch) có nhu cầu tìm hiểu, thời gian và tiền bạc sẽ tìm đến thông qua những chương trình tour của các công ty du lịch hoặc chủ thể tự tổ chức để tham gia lễ hội đó. 1.3.2. Đặc trưng của du lịch lễ hội − Thời gian lễ hội. + Diễn ra theo thời gian mùa vụ: Hàng năm thường tập trung vào các tháng mùa xuân và cuối thu. + Thời gian diễn ra lễ hội thường từ vài ngày trở lên. − Quy mô của lễ hội. + Thường mang tính hoành tráng, có ảnh hưởng đến một quốc gia, một vùng rộng lớn thu hút người đi du lịch nhiều hơn. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 14 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH + Các lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá. − Một số hình thức lễ hội chính: + Lễ hội mừng sự kiện đời sống. + Lễ hội “phục hồi” vì chúng làm sống lại một cách ngoạn mục ký ức về quá khứ hay một nền văn hoá bị diệt vong. + Lễ hội mô phỏng một cuộc tế lễ, nó mang khía cạnh sân khấu và có vẻ đẹp nghiêm trang. + Lễ hội kỷ niệm tất cả các chế độ, các quốc gia đều tổ chức một cách trang nghiêm, long trọng để nhắc nhở bằng biểu tượng thích hợp một công ước hay khế ước, giữa một dân tộc, hoặc một sự kiện khai sinh ra nhà nước hiện đại. Khách du lịch thường có nhu cầu tham gia các lễ hội này. Họ thường thấy một sự hoà đồng mãnh liệt, say mê nhập cuộc. Những hội hè như vậy gắn kết vào kết cấu của đời sống khu vực hay quốc gia và chính tại đây tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết về dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ. 1.3.3. Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch  Khái niệm lễ hội du lịch: Việc ra đời lễ hội du lịch là một sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển, đó chính là một động thái quan trọng đánh dấu trình độ đã đạt được của một quốc gia, dân tộc. Việc ra đời, tổ chức các lễ hội du lịch nhằm phát huy thành tựu văn hóa tổng hợp của cha ông, kết hợp nhuần nhuyễn với tiềm năng văn hóa địa phương. Kết hợp sức mạnh tổng hợp về cơ sở hạ tầng, con người, đặc biệt là thời cơ và vận hội mới để vươn tới những tầm cao mới. Đây là kết quả của sự tổng hợp sáng tạo những thành tựu của quá khứ và hiện tại chứ không phải sự chấp vá, cóp nhặt thông thường. Lễ hội du lịch là một hoạt động kinh tế mở: Thông qua lễ hội để quảng bá cho du lịch địa phương. Tổ chức sản xuất, giới thiệu và chào bán các chương trình du lịch. Cùng với đó là tổ chức trưng bày, trình diễn, bán các sản phẩm du lịch truyền thống của địa phương, biến chúng hành sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch. Thông qua lễ hội du lịch, tổ chức đón được nhiều đối tượng khách hoạt động trong các loại hình kinh tế khác nhau, từ đó mở ra triển vọng về sự hợp tác kinh tế với nhiều đối tác trong và ngoài nước. Cũng thông qua hoạt động này để tích cực chỉnh trang đô thị, bổ sung, nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng của các địa phương. Lễ hội du lịch thường diễn ra vào những mùa du lịch, thời điểm có nhiều khách du lịch đến các tuyến điểm du lịch thông qua các chương trình du lịch của các hãng lữ hành, các công ty du lịch của Việt Nam và quốc tế, trong quá trình diễn ra lễ hội du lịch có tổ chức các văn hóa nghệ thuật phục vụ du khách, tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc trực tiếp và thẩm định giá trị nhiều mặt của địa phương bằng con đường ngắn nhất.  Như vậy có hai khái niệm gữa du lịch lễ hội và lễ hội du lịch. Ta có thể hiểu một cách sau đây: TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Du lịch lễ hội là hoạt động của khách du lịch đi du lịch mà điểm đến là những nơi có tổ chức lễ hội nhằm mục đích tham gia các trò chơi cũng như tìm hiểu những giá trị có trong lễ hội. Lễ hội du lịch là hoạt động của các nhà quản lý khai thác và tổ chức những lễ hội đưa vào hoạt động du lịch để thông qua đó phát huy thế mạnh tổng hợp các tiềm năng du lịch của địa phương, thông qua các hoạt động trưng bày, trình diễn, chào bán các sản phẩm của văn hóa ẩm thực, đặc sản của địa phương, các loại hình, hình thức văn hóa sinh hoạt nghệ thuật tổng hợp…tất cả những điều đó được chuyển tới du khách thông qua thái độ và phong cách phục vụ mang sắc thái văn hóa riêng, độc đáo và đặc sắc, gây ấn tượng mạnh tới du khách. 1.4. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI Ở VIỆT NAM 1.4.1. Tiềm năng du lịch lễ hội ở Việt Nam Phải khẳng định rằng: Du lịch lễ hội nước ta rất có tiềm năng “dư thừa” để phát triển du lịch. Lễ hội nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo số liệu thống kê của Bộ VHTTDL, hiện cả nước có 7.966 lễ hội lớn nhỏ, tức cứ trung bình một ngày trên đất nước chúng ta diễn ra 22 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%)... còn lại là các lễ hội khác. Nằm trong tổng thể tiến trình phát triển văn hóa của đất nước, tăng cường và đổi mới công tác tổ chức, quản lý lễ hội là góp phần tôn vinh giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống trong cuộc sống hiện đại, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân, đồng thời góp phần thúc đẩy sự nghiệp du lịch của nước nhà, giới thiệu với bạn bè quốc tế những hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam. Con số đó cho thấy tiềm năng du lịch Việt Nam là quá dồi dào. Trải qua khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác, giàu long cứu nhân độ thế…Nhìn chung lại thì các lễ hội ngày nay đều có chung mục đích là thu hút khách du lịch. 1.4.2. Thực tiễn du lịch lễ hội ở Việt Nam − Hoạt động du lịch lễ hội trong thời gian qua đã đạt được một số thành công ban đầu như sau: Công tác tôn tạo cơ sở vật chất, các di tích lịch sử văn hóa gắn với lễ hội, các làng nghề truyền thống được khơi dậy và từng bước phát triển. Công tác tổ chức lễ hội, quản lý các lễ hội ngày càng được tăng cường. Việc thanh tra, kiểm tra lễ hội và các hoạt động văn hóa dịch vụ văn hóa được đẩy mạnh. Một số lễ hội đặc sắc được tổ chức thành công ở cả 3 miền Bắc - Trung Nam thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, thuận lợi cho phát triển du lịch gồm: Lễ tết âm lịch, Lễ tết trung thu, Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), Lễ hội đền Trần (Nam Định), Lễ hội Phủ Giầy (Nam Định), Lễ hội đền Đô (Bắc Ninh), Lễ hội Lim (Bắc Ninh), Lễ hội đền Cổ Loa (Hà Nội), Lễ hội đền vua Đinh, vua Lê (Hoa Lư – Ninh Bình), Lễ hội chọi trâu (Đồ Sơn – Hải Phòng), Lễ hội chùa Tiên (Lạng Sơn), Lễ hội Quan Âm (Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng), Lễ hội đèn lồng (Hội An), Lễ hội katê (Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận), Lễ hội vía Bà (Ang Giang), Lễ hội đua ghe ngo (Sóc Trăng, Trà Vinh),…Bên cạnh việc tổ chức các lễ hội truyền TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 16 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH thống, khoảng một thập kỷ trở lại đây, để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương và của đất nước, nhiều Festival và các sự kiện văn hóa đã được tổ chức như: Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, Festival du lịch Hà Nội, Festival kỷ niệm 5 năm được công nhận DSVH thế giới ở phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn,các Festival du lịch Vịnh Hạ Long (2003), năm du lịch Điện Biên (2004), năm du lịch Nghệ An (2005), năm du lịch Quảng Nam (2006), năm du lịch Thái Nguyên (2007), Festival hoa Đà Lạt (2005,2006), Festival du lịch biển Khánh Hòa (2007), Chương trình du lịch Việt Nam (2008) và “Miệt vườn sông nước đồng bằng song Cửu Long”…[Tài nguyên du lịch, tr.249 - 250] Việc khôi phục lễ hội dân gian, trong đó có lễ hội dân gian của các dân tộc thiểu số được chú trọng. Thông qua lễ hội, các thế hệ người Việt hiểu hơn về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ đó nâng cao lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Lễ hội đã giúp cho du khách quốc tế thay đổi những nhận thức trước đây về Việt Nam. Nhận thức này đã tạo điều kiện cho ngành Du lịch Việt Nam phát triển. Trong bài báo công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2012: Những chuyển biến tich cực của Bộ VHTTDL số ra ngày 24 tháng Giêng 2013 có ghi: “Sau hai năm thực hiện Công điện 162 của Thủ tướng Chính phủ, các lễ hội đã diễn ra sôi nổi trên địa bàn cả nước, thực sự hấp dẫn nên lượng du khách tăng, cao điểm nhất là trong dịp lễ hội Xuân. Theo thống kê đến ngày 30/3/2012 các lễ hội lớn như lễ hội Chùa Hương (Hà Nội) đón 1,4 triệu khách (đợt cao điểm từ mồng 1 đến mồng 8 Tết đón 26 vạn khách, riêng ngày khai hội mồng 6 Tết đón 4 vạn khách) ; lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) đón 2,1 triệu khách (chỉ trong một tuần Tết Nguyên đán đón 26 vạn khách); lễ hội Đền Hùng đón trên 5 triệu khách; Đền Bà Chúa Xứ (An Giang) đón 1,2 triệu khách; lễ hội Đền Trần (Nam Định) đón trên 50 vạn khách. Một số lễ hội dân gian truyền thống mang tính chất vui xuân được khôi phục và tổ chức khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam như lễ hội Thư pháp và cho chữ đầu xuân (Thanh Hóa, Hà Nội), lễ hội đua thuyền rồng trên biển (Đồ Sơn-Hải Phòng), đua thuyền, đua ghe truyền thống (Đồng Nai, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế)… Các lễ hội mang tính sự kiện như festival Hoa Đà Lạt, lễ hội du lịch về nguồn 3 tỉnh Phú Thọ-Yên Bái-Lào Cai, festival Dừa Bến Tre… được tổ chức định kỳ và nâng cao về chất lượng các chương trình biểu diễn nghệ thuật. Lễ hội lịch sử cách mạng như: lễ hội kỷ niệm 515 năm ngày mất của vua Lê Thánh Tông (Bình Sơn-Quảng Ngãi), lễ hội Đền Thượng (Lào Cai)… được tổ chức nghi lễ trang nghiêm, thành kính. Đặc biệt, lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số được khôi phục và được tổ chức tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Lễ hội dân gian của làng, thôn, ấp, bản tại các địa phương quy mô tổ chức không lớn nhưng mang giá trị sinh hoạt nghi lễ cộng đồng được tổ chức phần lễ kết hợp tổ chức một số trò chơi dân gian truyền thống và các môn thể thao hiện đại, sinh hoạt văn hóa văn nghệ đã thu hút đông đảo người dân tham gia. Năm 2012 Bộ VHTTDL đã quyết liệt kiểm tra đến 60 điểm di tích tại 21 địa phương trên cả nước. Năm 2013, Bộ sẽ tổ chức các đoàn công tác để kiểm tra lễ hội, kiểm tra và chỉnh đốn các hoạt động của lễ hội trước Tết, trong Tết và sau Tết. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã yêu cầu các đoàn kiểm tra đến trực tiếp các cơ sở TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 17 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH có lễ hội chứ không thông báo cho chính quyền địa phương ở đó. Do đó các đoàn thanh tra, kiểm tra sẽ đi đột xuất đến các nơi, sẽ không thông báo trước cho các địa phương. Đây là đi kiểm tra thực tế lễ hội chứ không kiểm tra trên giấy tờ - ông Phạm Văn Thủy, Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở khẳng định”. − Bên cạnh những mặt tích cực, du lịch lễ hội cũng đã bộc lộ những tồn tại nhất định đó là: Nhiều di tích đã biến dạng do bị lấn chiếm hoặc tu bổ không hợp lý. Chẳng hạn, mới đây Cục Di sản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã buộc Ban Quản lý khu di tích chùa Dâu (Bắc Ninh) ngừng việc xây dựng cổng chùa Dâu do công trình này làm biến dạng khu di tích, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản. Thực tế hiện nay, có không ít người đi lễ hội nhưng không có hiểu biết về nơi mình đến, về lễ hội mà mình tham gia, về nhân vật lịch sử mà mình đang dự lễ tôn vinh tưởng nhớ, nên mặc trang phục không phù hợp. Một số lễ hội rơi vào tình trạng mê tín dị đoan. Xu hướng thương mại hóa các lễ hội đã dẫn đến nguy cơ phai mờ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, tạo ra những biểu hiện tiêu cực, thiếu lành mạnh trong tổ chức hoạt động lễ hội, hiện tượng nâng giá hàng hóa, dịch vụ đối với du khách. Sự lãng phí tiền của ở các lễ hội: quần áo nghi lễ, các loại hương khói, vàng mã đã tiêu phí một số tiền không nhỏ. Theo thống kê hàng năm, cả nước đốt cháy khoảng 350 tỷ đồng vàng mã.Vấn đề rác thải làm ô nhiễm môi trường, tệ nạn cờ bạc phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động quảng bá sản phẩm đặc trưng của từng vùng, miền, địa phương và những nét văn hóa du lịch đặc trưng chưa được chú trọng. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lễ hội cho du khách quốc tế còn thiếu và yếu do đó chưa truyền tải được hết các giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội cho du khách. Trong bài báo Công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2012: Những chuyển biến tích cực của Bộ VHTTDL số ra ngày 24 tháng giêng năm 3013 cũng có viết: “Bên cạnh những mặt tích cực, công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2012 vẫn tồn tại không ít tiêu cực. Tại Hội nghị, ông Phạm Văn Thủy, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở thừa nhận nhiều hiện tượng làm xói mòn giá trị tốt đẹp của lễ hội vẫn đang tồn tại như tệ nạn đánh bạc, lạm dụng tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan... Cá biệt, có những hiện tượng gây bất bình trong dư luận cần phải phê phán như: diễn viên vừa hát quan họ vừa ngả nón xin tiền tại hội Lim; tại một số di tích, hòm công đức được đặt không phù hợp. Tình trạng khấn thuê, nạn đốt vàng mã, bói toán xảy ra ở nhiều nơi như đền Đồng Bằng, đền Tiên La (Thái Bình), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đền Mẫu (Hưng Yên), đền Cuông, đền Cờn (Nghệ An), chùa Bồ Đà, chùa Thổ Hà (Bắc Giang), đền Mẫu, đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)… Đặc biệt, lần đầu tiên một vấn đề hết sức nhạy cảm được mang ra bàn thảo công khai tại Hội nghị, đó là việc hướng dẫn quản lý tiền công đức - vấn đề luôn nhức nhối khi nhắc đến ở các mùa lễ hội. Năm 2012, các địa phương thu về xấp xỉ 300 tỷ đồng tiền công đức, tiền giọt dầu, nhưng con số này đã được sử dụng thế nào, đơn vị nào quản lý hiện vẫn là điều chưa rõ ràng, mỗi nơi một kiểu và thiếu minh bạch. Quy định về chủ thể được quản lý tiền công đức đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Nghệ sĩ Nhân dân Mai Tư, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: “Có nơi thì giao cho nhà chùa thu, nơi thì giao cho ban quản lý thu, nơi TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 18 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH thì huyện thu… đề nghị phải có hướng dẫn để thống nhất. Vấn đề thứ hai, Bộ Tài chính, Bộ VHTTDL phải có sự thống nhất về thu khoản nào, chi khoản nào cho mục đích tôn tạo, trùng tu, xây dựng. Phải rất rõ ràng, rành mạch”. Ông Mai Tư cũng cho rằng nhất thiết phải có sự quản lý của các ban quản lý di tích, phải có sự giám sát của chính quyền địa phương. “Nếu để cho các sư trụ trì quản lý thì tài sản đó lại là tài sản cá nhân” - ông Mai Tư nhận xét. Có thể nói rằng, kết quả quản lý và tổ chức lễ hội năm 2012 được thực hiện tốt, ổn định, có nề nếp, trật tự, chu đáo, có nhiều ưu điểm, tiến bộ rõ rệt so với các năm trước. CHƯƠNG II TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER, TỈNH TRÀ VINH TRONG DU LỊCH 2.1. KHÁI QUÁT TỈNH TRÀ VINH 2.1.1. Lịch sử Thời nhà Nguyễn, Trà Vinh là tên 1 huyện (trước đó là phủ) thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long (được lập ra năm 1832).Năm 1876, Pháp chia tỉnh Vĩnh Long cũ thành 3 tiểu khu (hạt tham biện): Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.Trà Vinh được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy Trà Vinh là 1 trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long, Cầu Ngang, Cầu Kè (ban đầu thuộc tỉnh Cần Thơ, sau nhập vào tỉnh Vĩnh Long rồi TràVinh), Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, Trà Cú và Trà Ôn. Ngày 27/6/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnhVĩnh Bình theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956. Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh. Tháng 2/1976 Trà Vinh hợp nhất với Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long và cho đến ngày 26-12-1991 mới tách ra như cũ. Khi tách ra, tỉnh Trà Vinh có diện tích 2363,03 km², dân số 961.638 người, gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện như hiện nay. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên − Vị trí địa lý: Trà Vinh là tỉnh ven biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam; vị trí địa lý giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía nam giáp Sóc Trăng, phía tây giáp Vĩnh Long, phía đông giáp biển với chiều dài bờ biển 65 km. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 19 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km đi bằng quốc lộ 53, khoảng cách chỉ còn 130 km nếu đi bằng quốc lộ 60, cách thành phố Cần Thơ 95 km. Được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An. − Khí hậu: Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 26 – 27 oC, độ ẩm trung bình 80 - 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ; mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11, mùa khô từ tháng 12 - tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.600 mm có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất, kinh doanh và du lịch. − Đất: Diện tích đất 229.200 ha, trong đó: đất nông nghiệp: 186.170 ha, đất lâm nghiệp: 6.922 ha, đất chuyên dùng: 9.936 ha, đất ở nông thôn 3.108 ha, đất ở thành thị: 586 ha, đất chưa sử dụng: 85 ha,... − Địa hình: Trà Vinh nằm ở phần cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trên dưới 1m so với mặt biển. ở vùng đồng bằng ven biển nên có các giồng cát, chạy liên tục theo bình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng này càng cao và rộng lớn. − Sông ngòi: Trên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578 km, trong đó có các sông lớn là sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Măng Thít. Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủ yếu qua hai cửa sông chính là cửa Cổ Chiên hay còn gọi là cửa Cung Hầu và cửa Định An. − Biển: Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm. − Diện tích rừng và đất rừng là 24.000 ha, nằm dọc bờ biển tại các huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú với các loại cây như: bần, đước, mắm, dừa nước, chà là,… đất bãi bồi: 1.138 ha. 2.1.3. Kinh tế - văn hóa - xã hội − Kinh tế: chủ yếu dựa vào chăn nuôi, và trồng trọt. Năm 2012, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 13,5% trở lên. Trong đó, giá trị nông nghiệp tăng tăng 2%, lâm nghiệp tăng 5,7%, thủy sản tăng 9%, công nghiệp tăng 15%, xây dựng tăng 27,3% và dịch vụ tăng 20%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19,325 triệu đồng, tương đương 920 USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, tăng 15,4% so với năm 2011. Thu ngân sách 827 tỷ đồng, tăng 27,2% so năm 2011. Tổng chi ngân sách 4.169 tỷ đồng. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 8.700 tỷ đồng. (Nguồn: cục thống kê tỉnh Trà Vinh 2012). − Văn hóa: Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm mới), Đolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác. Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, trong thắng cảnh Ao Bà Om. Ngoài ra có chùa Hang, ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xum TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 20 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH xuê rộn tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loại con chim quý khác; chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer.Lễ hội cúng ông (Quan Công, địa phương gọi là "ông bổn") của người Hoa vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè.Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, Đức Mỹ... Nhà thờ tại thị xã Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển. Giáo xứ Nhị Long huyện Càng Long có Cha cố rất trẻ thụ phong Linh mục lúc 28 tuổi (Cha Sơn) − Dân số: Thành phố Trà Vinh có dân số khoảng 109.341 người, trong đó dân tộc Khmer chiếm 19,96%, dân tộc Hoa chiếm 6,22%, dân tộc khác chiếm 0,2% và số đông còn lại là dân tộc Kinh. Nguồn lao động (theo đơn vị sự nghiệp) có khoảng 55.513 người trong độ tuổi lao động, mật độ dân số tăng tự nhiên hàng năm (trong năm 2007) là 1,025%. − Hành chính: Hiện nay Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Trà Vinh và 7 huyện với 94 xã, phường và thị trấn. Bảy huyện là: Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải. Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh. (Nguồn: http://est.congdulich.com/uploads/diachi/1200470381tra%20vinh.JPG) 2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỒNG BÀO KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH 2.2.1. Tổ chức xã hội Do những điều kiện riêng của lịch sử tộc người, cấu trúc xã hội Khmer gồm phum là đơn vị cư trú và tổ chức xã hội nhỏ nhất là sóc. Theo Nguyễn Mạnh Cường trong cuốn Vài nét người Khmer Nam bộ “Phum trước hết là đơn vị cộng đồng cư trú – đơn vị xã hội vi mô (có ít nhất từ một gia đình thường là 5 – 7 gia đình, có khi đến 96 – 10 gia đình) trên một khu đất nhất định. Quản lý của phum là “Mê phum” do dân trong phum bầu ra. Mê phum chịu trách nhiệm đối nội, đối ngoại. Hiện nay, khi giải quyết những vấn đề dân sự có liên quan tới những thành viên trong phum, tổ chức chính quyền ấp, xã cũng thường hỏi ý kiến Mê phum. Mỗi phum có tên gọi riêng có thể là tên của Mê TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 21 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH phum hoặc tên người lập ra phum. Phum theo đất khmer có nghĩa là “đất”, “thổ cư”, nguồn gốc từ tiếng Sanskit “Bhumi” (nghĩa là mãnh đất, đất đai).” .[10, tr.78] Theo GS. Bùi Thế Khánh, từ phum trong tiếng Khmer có nguồn gốc từ tiếng Sanskit “Bhumitra” có nghĩa là đất của bạn bè, do chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, nó được chuyển nghĩa thành “xứ” , chỉ một khoảng đất, một vùng đất cư trú của một nhóm cư dân nhỏ. Thành viên của phum là những người có mối quan hệ huyết thống và hôn nhân với nhau, họ có nghĩa vụ và trách nhiệm với các công việc trong phum và các gia đình trong phum. Theo Nguyễn Hùng Khu trong cuốn Hôn nhân và gia đình người Khmer Nam Bộ có ghi “ Họ đối xử với nhau trên nền tảng của tinh thần gắn bó với nhau cả về kinh tế và tình cảm. Chính tính chất của mối quan hệ trên tạo điều kiện cho người Khmer chống chọi với những tai biến của thiên nhiên”.[9, tr.94]. Đó cũng chính là những tính cách đẹp của người khmer Trà Vinh. Thể hiện một cách rộng hơn là sự chung sống hòa hợp của người Khmer đối với các dân tộc anh em khác trên địa bàn tỉnh. Theo Nguyễn Mạnh Cường trong cuốn vài nét người Khmer Nam Bộ viết rằng : Sóc (sróc là đơn vị cư trú bao gồm nhiều phum – đơn vị xã hội vĩ mô. Từ sóc trong tiếng Khmer có rất nhiều ý nghĩa: là xứ, vùng (neakata me1char srók: Ông tà chủ xứ), là địa phương, quê hương (Neak srók: người bản địa), là vùng quê, miệt vườn (srók sre: miệt ruộng)…ở người Khmer Campuchia, sóc là đơn vị hành chính tương đương cấp quận, huyện nhưng đối với người Khmer Nam Bộ thì được dùng để chỉ một đơn vị cư trú theo quy mô của xã hội tự quản truyền thống (tương đương với làng của người Việt, buôn của người Tây Nguyên)[10, tr.74]. Trong hệ thống quản lý của nhà nước Việt Nam, sóc không nằm trong hệ thống quản lý hành chính. Các sóc cổ ở Trà Vinh thường cư trú trên những giồng đất cao, có quy mô lớn nhỏ khác nhau phụ thuộc vào giồng đất và các phum trong sóc. Các sóc có ranh giới liền kề được phân định bằng rặng tre, một cái mương, một dãy đất đắp lên…tuy nhiên ranh giới chỉ là một sự tượng trưng, để định tính các sóc phải dựa vào ngôi chùa của người Khmer, vì đây là nơi sinh hoạt đời sống tâm linh của người Khmer. Thông thường các ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh thường nằm ở vị trí trung tâm sóc. Ngày nay cơ chế quản lí của sóc dung hợp với cơ chế quản lí của nhà nước . Vì lẽ đó , một số thành viên trong chính quyền ấp, xã cũng nằm trong ban quản trị sóc của người Khmer. Người đứng đầu sóc là “Mê srók” (Mẹ sóc) mà người Việt gọi là chủ làng – là người đặc biệt có uy tính trong sóc, người đứng tuổi, có kinh nghiệm sống, hiểu các phong tục tập quán của dân tộc, biết chữ, có quan hệ tốt với các sóc khác…được dân trong sóc tín nhiệm bầu ra (theo cơ chế dân chủ) để quản lí công việc trong sóc, chính vì vậy, Mê Sóc thường là những người xuất thân từ những Achar trong sóc, là những người có học vấn nhất định, hầu hết họ là những tri thức ở nông thôn Khmer.[10, tr.77]. Mê sóc là những người đứng ra điều khiển các sinh hoạt của sóc, tuy nhiên chỉ trong một khả năng mà quyền hạn cho phép không có đặc quyền, đặc lợi. Cơ chế tự quản của sóc nhằm đảm bảo cho ý chí, nguyện vọng và quyền lực của cộng đồng được thực hiện một cách tối ưu. Dĩ nhiên trong xã hội hiện nay, những quy định của chính sách pháp luật là yếu tố hang đầu trong tổ chức quản lý địa phương và cơ chế tự quản truyền thống của người Khmer nằm trong khuôn khổ đó.[10, tr.77] TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 22 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Ngày nay số lượng sóc cổ ở Trà Vinh số lượng còn rất ít, bên cạnh đó sự xuất hiện ngày càng nhiều của các sóc mang tính chất mở duối tác động của kinh tế xã hội, sự đoàn kết chung sống của các dân tộc anh em, nhưng những giá trị đặc sắc trong nét sinh hoạt cộng đồng vẫn rất rõ nét dưới ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cư dân Trà Vinh là những cư dân nông nghiệp, nên cơ cấu gia đình cũng có 3 loại sau đây: Gia đình hạt nhân (nuclear family) là loại gia đình chỉ có cha mẹ và các con (chưa lập gia đình) – đây là loại hình cơ bản và quan trọng nhất trong cơ cấu của người Khmer[10, tr.88]. Gia đình phức hợp (complex family) là dạng gia đình lồng ghép đa tuyến, nhiều hộ cùng cư trú trong một khoảng không gian, cùng một số sinh hoạt của gia đình[10, tr.89]. Gia đình mở rộng (extended family) là loại gia đình gồm nhiều thế hệ, là loại gia đình cấu thành nên phum nhỏ hay phum than tộc – có quan hệ huyết thống hay hôn nhân.[10, tr.89] Dù là loại gia đình nào thì gia đình người Khmer vẫn là đơn vị kinh tế, xã hội độc lập. Họ có đất canh tác và tài sản riêng, nhà riêng, tiến hành sản xuất và sinh hoạt riêng. Nét đặc thù của gia đình Khmer là quan hệ vợ chồng, cha con bình đẵng, không có sự phân biệt giữa nam và nữ. 2.2.2. Đặc điểm văn hóa vật chất − Trang phục: Ngày nay, thường phục của người Khmer giống như của người Việt, người Hoa trong vùng. Trang phục truyền thống chỉ xuất hiện trong lễ hội hoặc biểu diễn sân khấu. Trong cuốn “Trang phục các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer” có ghi “Xã hội người Khmer chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ phật giáo Nam Tông, nên trang phục cũng ảnh hưởng bởi yếu tố tôn giáo. Loại trang phục thông dụng cho cả nam lẫn nữ là bộ áo bà ba đen, kèm theo đó là chiếc khăn rằn kẻ ô vuông (krama) được sử dụng rất phổ biến – loại khăn này được người Khmer Trà Vinh biến tấu từ quàng cổ, thắt lưng và quấn đến che đầu khi đi nắng…có người còn đội kèm nón lá như người Kinh. Tầng lớp trẻ ngày nay còn mặc quân jean, quần tây, áo sơ mi, áo kiểu bên cạnh áo bà ba, có thể mang guốc hoặc đi giày dép…Ở lớp người lớn tuổi màu đen và màu trắng được ưa chuộng, đàn ông thường mặc áo bà ba đen, quần cộc hay ở trần và quần âu. Trong các dịp lễ hội, người phụ nữ mặc váy (xàm pốt). Chiếc váy cổ và điển hình nhất là chiếc váy cổ “xàm pốt chân khen”. Người phụ nữ lớn tuổi thường mặc quần ống rộng màu đen với áo dài cũng màu đen, kín tà (chỉ xẻ một ít dưới hông) mà người Việt thường gọi là áo “tầm pông” hay áo “cổ Ba Lai” cổ vắt khăn trắng qua vai thành hai múi, ngày nay một số ít còn đội thêm mũ bằng kim loại hay giấy bồi trang trí như cánh chim Quýt có màu xanh biếc – gọi là mũ “pkái plác”. Thanh niên thì thường mặc áo sơ mi có màu sắc sặc sở và những lúc ở nhà họ cũng hay quấn xà rông hay chăn dệt bằng tơ với áo sơ mi mỏng, bó sát người. Ngày cưới cô dâu thường sử dụng chiếc váy màu hồng hoặc màu tím sẫm, áo dài màu đỏ thẫm, quàng khăn chéo qua người, để đầu trần hoặc đội loại mũ tháp nhọn nhiều tầng. Một số ít thì mặc trang phục cưới như TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 23 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH người kinh. Chú rễ thường mặc trang phục cổ truyền, mặc xà rông (hol), áo màu đỏ ngắn bỏ ngoài, cổ đứng, xẻ trước, quàng khăn trắng “kalxial” lên vai trái, đeo “cẩm phách” – là một con dao nhỏ thể hiện sự mạnh mẽ và bảo vệ cô dâu. Một số ít cũng mặc thường phục như người Kinh. Đối với các sư sãi thì thường mặc những bộ cà sa được may giống nhau chỉ khác màu sắc theo từng cấp sư. Y phục của các sư sãi trong chùa thường là chất liệu vải bong thô, màu thường là đỏ, nâu, vàng (màu sắc của ao tùy theo từng cấp bậc sư). Hoa văn hầu như không có. Kiểu cắt may rất đơn giản”. [15, tr.210]. Ngoài bộ cà sa các nhà sư còn có thêm 6 thứ: túi đeo, áo trong, áo ngoài, váy, dây thắt lưng, dây nịt. − Nhà ở: Ngày nay ở Trà Vinh nhà sàn còn lại rất ít – đây là loại nhà truyền thống của người Khmer, do tập quán và thói quen trươc hết là tránh lũ lụt và thú dữ, thích nghi với khí hậu nóng ẩm và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nguy hiểm luôn rình rập…theo Nguyễn Mạnh Cường trong vài nét về người Khmer Nam Bộ “Theo tập quán việc cất nhà theo yếu tố tinh thần là họ tránh cất nhà trên nền đất vì khoảng không mà những vị thần luân chuyển là dưới lòng đất và sát trên mặt đất. Vì lẽ đó người Khmer cất nhà trên mặt đất một khoảng nhất định. Nguyên liệu chủ yếu là lấy từ thiên nhiên như: cây gỗ làm cột và lợp bằng các loại lá…Bộ khung nhà theo kiểu khung liền cột, chịu lực chắc chắn, chân mái dốc để tránh tác động của thời tiết”.[10, tr.131]. Nhà của họ chủ yếu xây dựng theo hướng đông và xung quanh chùa. Nhà ở nhìn chung cũng giống nhà của người Kinh, hầu hết là nhà nền đất, mái lá. Loại nhà nền đất thường có hai loại: Loại cỡ nhỏ thường có hai mái, mái trước ngắn, mái sau dài và loại nhà lớn có hai mái chính, hai mái phụ. Bên trong nhà bài trí đơn giản. Nữa phía trước , gian giữa là nơi tiếp khách, trên là bàn thờ Phật và thường có các tủ kính trưng bày những chiếc gối thêu đẹp mắt, hai bên là nơi ngủ của đàn ông; nữa phía sau chia thành hai buồng nhỏ dành cho phụ nữ. Một đặc điểm đặc trưng của ngôi nhà người Khmer là thường có một cái chõng hay giường bằng tre được đặc bên trái hay bên phải hiên nhà – đây là nơi thường để ăn cơm hoặc hóng mát, ngồi chơi. − Phương tiện đi lại, vận chuyển: Do đặc điểm của địa hình có hệ thống sông ngòi dày đặc, chủ yếu di chuyển bằng đường thủy nên người Khmer sử dụng phương tiện đi lại hay vận chuyển là xuồng ba lá, ghe tam bản, thuyền chạy máy gọi là “tắc ráng”, “đuôi tôm”. Đặc biệt nhất là chiếc ghe “Ngo”. Theo tiếng Khmer được gọi là “Tuk Ngo”, là một loại thuyền độc mộc được làm từ một loại gỗ to, quý thường là gỗ Sao. Ghe “Ngo” được cất giữ cẩn thận trong khuông viên chùa. Mỗi lần hạ thủy đều phải làm lễ cúng. Hiện nay vào lễ hội Ok Om Bok hằng năm tỉnh Trà Vinh đều tổ chức cuộc thi đua ghe Ngo, là cuộc tranh tài của các đội ghe trong tỉnh và các tỉnh khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Phương tiện vận chuyển trên bộ mang tính cổ truyền là chiếc xe bò. Và hiện nay theo nhịp độ phát triển của xã hội và tình hình kinh tế được cải thiện, người Khmer đã sắm cho mình xe gắn máy để đi lại; nhà nghèo thì sắm xe đạp, xe trâu, xe bò chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa trong phum, sóc. 2.2.3. Đời sống văn hóa tinh thần − Ngôn ngữ - chữ viết. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 24 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Theo sự phân loại của khoa học ngôn ngữ, tiếng Khmer (ngôn ngữ của người Khmer ở Cam-pu-chia, Thái Lan, Việt nam…khoảng 9 triệu người) thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer trong ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic). Theo Thái Văn Chải – tiếng Khmer: ngữ âm – từ ngữ - ngữ pháp “Ngày nay người Khmer Trà Vinh sử dụng phương ngữ Trà Vinh (trong giao tiếp của người Khmer với nhau của Đồng Bằng Sông Cửu Long có 3 phương ngữ chính: Phương ngữ Trà Vinh, phương ngữ sóc trăng, phương ngữ rạch giá. Ba phương ngữ này có những đặc điểm khác nhau dựa trên phương diện phát âm và chừng nào đó, trên phương diện sử dụng từ ngữ) để giao tiếp trong gia đình, trong sinh hoạt tôn giáo…họ dùng chữ quốc ngữ để giao tiếp với các dân tộc an hem khác. Về chữ viết, người Khmer Trà Vinh vẫn sử dụng thứ chữ truyền thống của mình, là di sản của loại chữ viết xuất hiện từ xa xưa, có nguồn gốc từ loại chữ cổ vùng Nam Ấn gọi là chữ Brahmi (Pramei). Dạng chữ Khmer truyền thống là dạng chữ khó viết và khó nhớ hơn dạng chữ la tinh, nên nói chung nó không được phổ cập rộng rãi trong dân chúng Khmer. Thường chỉ có tầng lớp tri thức Khmer, chiếm khoảng 20% dân số gồm sư sãi và những người hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục là biết sử dụng thành thạo chữ viết”.[13, tr.8-9] − Tín ngưỡng – tôn giáo. + Tín ngưỡng. Tín ngưỡng dân gian ra đời và tồn tại trước Bà la môn và Phật Giáo trong đời sống tinh thần của người Khmer. Nó được hình thành trong xã hội mà thiên nhiên còn là một điều kì bí và ẩn chứa nhiều hiểm nguy. Người Khmer là các cư dân nông nghiệp lúa nước, nên họ rất có lòng tin vào các vị thần như Arăk, Neak tà, Tevâda là các thần bảo hộ. Trong đó, thần bảo hộ cho dòng họ Arăk dòng họ (Arăk Chua bua), ngoài ra còn có các Arăk bảo hộ nhà (Arăk Fteh), bảo hộ gia đình (Arăk Ptan), bảo hộ một khu đất ở (Arăk Phum), bảo hộ ruộng rẫy (Arăk Veal) hay trấn giữ rừng (Arăk Prei)…thần bảo hộ cho sóc (srok) là Neak-tà (người Việt thường gọi tắt là ông Tà) và rộng hơn cho cả cộng đồng là Têvâda (tiên thánh). Trong số các Neak tà quan trọng hơn cả là Neak tà Chủ xóm và một số Neak tà Chùa. Chỉ có các Neak tà này mới được các con sóc cúng kiến định kỳ hang năm…Người Khmer cũng cho rằng mỗi nghề nghiệp trong cuộc sống như thầy thuốc, thợ mộc…có thể nuôi sống con người là do những nhân vật có tài năng sáng lập, họ tôn sùng đó là các tổ sư, nghề nào thì Kru đó. Mỗi khi làm ăn đạt kết quả tốt, họ tổ chức Thway Kru để tạ ơn. + Tôn giáo. Người Khmer Trà Vinh trong cộng đồng người Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long nên cũng chịu ảnh hưỡng sâu sắc của hai tôn giáo chính là Bà la môn giáo (Bramaisme – Prumniyum) và Phật Giáo nam tông (Biudhisme – Puthniyum). Hiện nay Trà Vinh có hơn 90% người Khmer theo đạo phật hệ Nam tông Khmer. Ngày nay Bà la môn giáo không còn phổ biến trong cộng đồng người Khmer Trà Vinh nhưng những tang tích vẫn còn tồn tại trong đời sống của họ. Nguyễn Mạnh Cường có nói “Đạo Bà la môn du nhập vào xã hội người Khmer khi nền văn hóa bản địa còn chưa định hình, góp phần vào việc hình thành những tập TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 25 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH tục giáo lí Pream – tức là sự hợp những lời van vái, được gọt dũa thành văn vần và trở thành kinh điển”[5, tr161]. Bà la môn giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với giai cấp thống trị lúc bấy giờ, và họ xem Bà la môn giáo như một công cụ thống trị xã hội, các giáo sĩ thường có những chức vụ quan trọng trong xã hội: vua, quan, quốc sư…họ có quyền thế rất lớn, thường xây các đền đài rực rỡ để thờ cúng các vị thần, tượng Linga của thần Civa. Đối với xã hội người Khmer chỉ thờ 3 vị thần: Thần Prum – thần tạo ra thế gian; thần Civa – thần tàn phá thế gian; thần Visnu – thần cứu thế gian, đôi khi họ cũng gọi chung 3 vị thần này với một tên là Harihara. Các kinh điển của Bà la môn theo tiếng Khmer là Travêt phần lớn được viết bằng chữ Saneerit, các kinh điển này hầu hết được truyền dạy cho con cháu của vua chúa, quan lại và các tầng lớp trên, còn các tầng lớp dưới chỉ được tiếp thu ít. Việc thờ cúng, vái van, nghi lễ thờ cúng các vị thần của đạo Bà la môn rất rườm rà và phức tạp, tiêu tốn nhiều của cải, vì vậy có thể nói Bà la môn chỉ có ảnh hưởng đến tầng lớp trên của xã hội, còn xa lạ với tầng lớp nhân dân, tầng lớp bình dân. Vì lẽ đó, khi đạo Phật du nhập vào xã hội của người Khmer với các giáo lý, triết lý hòa bình, gần gũi với đại chúng đã dần chiếm được vụ thế quan trọng và Phật Giáo Nam Tông trở thành tôn giáo chính của người Khmer Trà Vinh. Hiện nay Bà la môn giáo tồn tại là những tang tích trong kiến trúc chùa, tháp…ở chùa Kângchông hay còn gọi là chùa Cây Hẹ ở huyện Tiểu Cần có tượng Lingkchông một biểu tượng của Bà la môn giáo. Phật giáo là tôn giáo gần như như độc nhất co ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt đời sống của người Khmer. Ngày nay Phật giáo của người Khmer thuộc tổ chức của giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vào thế kỉ XIII, đạo Phật Tiểu thừa dần được phổ cập trong dân chúng, đẩy lùi và đi đến xóa nhòa đạo Bà la môn, chiếm lĩnh toàn bộ đời sống người Khmer Nam Bộ. Phật giáo ra đời và có mặt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long không lâu. Theo di chỉ khảo học cho thấy vùng Nam Trà Vinh là một trong hai trung tâm Phật giáo lớn nhất của vùng thời kỳ trước Angkor cùng với Sóc Trăng. Một số tượng phật cổ đã được tìm thấy tại đây. Tuy nhiên do Bà la môn giáo có mặt trước nên có những ưu thế ban đầu, Phật giáo Nam tông lúc đầu yếu thế hơn Bà la môn giáo vì ở giai đoạn này hầu hết vua, quan, quý tộc hầu hết đều theo Bà la môn và họ xem đây như một công cụ thống trị xã hội về mặt tinh thần. Vì lẽ đó Phật giáo Nam tông chưa có sức ảnh hưởng đến xã hội và phát triển chậm. Phật giáo chỉ tồn tại trong tầng lớp nghèo khổ và đẳng cấp thấp nhất lúc bấy giờ. Những người dân bị trị đến cùng cực họ tìm đến Phật giáo như một sự giải thoát tinh thần và xoa dịu nỗi đau nổi đau thể xác trước sự bóc lột và thống trị của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đến thế kỷ XIII, xã hội phong kiến bắt đầu thối nát, chiến tranh loạn lạc, các cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các giai cấp thống trị càng đẩy người dân vào sự cơ cực lầm than. Lúc này đạo Bà la môn với sự phân chia đẳng cấp, những giáo lý, cúng bái phức tạp đã xa rời thực tế đã đưa đạo này xa rời quần chúng. Trước thời loạn lạc, những giáo lý, triết lý hòa bình của Phật Giáo phù hợp với xã hội vì thế mà đạo Phật ngày càng có vị thế và ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội bấy giờ. Sự thắng thế của Phật giáo được thể hiện qua cái chết của Kabil Maha Prum – vị thần bốn mặt của đạo Bà la môn già nua đã tự cắt đầu vì thua cuộc chàng thiếu niên Thomadal – biểu tượng của đạo Phật trẻ trung. Người Khmer theo Phật giáo Nam tông chỉ thờ PhậtThích Ca, không thờ các vị Bồ tát. Mỗi người TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 26 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Khmer từ khi ra đời đã được tính là một tín đồ của Phật giáo theo truyền thống gia đình, lớn lên thì được giáo dục bởi những giáo lý nhà Phật, sống hòa vào Phật và chết thì trả về với Phật, mỗi người nam trong cộng đồng Khmer đều phải tự nguyện vào chùa tu trong một khoảng thời gian nhất định, phương châm tu hành là tự mình hoằng pháp, sống theo lý tưởng làm phước ở thiện…Ở người Khmer thờ cúng tổ tiên không là một tín ngưỡng sâu đậm mà chính việc dâng hiến, cúng nhường cho Phật mới thật sự là nhu cầu và ngôi chùa có đời sống quan trọng traong đời sông văn hóa – tinh thần của người Khmer.[10, tr.163 - 164]. Sinh hoạt Phật giáo là sinh hoạt lễ hội chủ yếu trong cộng đồng của người Khmer. + Ngôi chùa trong cuộc sống người Khmer. Trong sách dạy làm người của người khmer câu câu: “Ri neak minh ban buốt tuk, chia tôk knong sao sơ mai” có ngĩa là người không được tu trong chùa là người có nhiều tội lỗi trong cuộc sống. Chính vi vậy mà vai trò ngôi chùa trong cuộc sống người Khmer rất quan trọng. Ở Trà Vinh hiện nay có 141 ngôi chùa Khmer theo phật giáo Nam Tông với hơn 3500 vị sư sãi, cứ 1 hoặc 2 sóc là có một ngôi chùa. Các thành viên phum trong sóc gắn bo chặt chẽ với nhà chùa là vì chùa không chỉ là một trung tâm tôn giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa – xã hội. Trong mỗi dịp lễ hội, bên cạnh những nghi lễ cổ truyền là những hình thức sinh hoạt vui chơi, giải trí, biểu diễn văn nghệ của quần chúng…tất cả đều được tổ chức ở khuôn viên nhà chùa. Trong tác phẩm “Vài nét về người Khmer Nam Bộ” Nguyễn Mạnh Cường có chia ra hoạt động của nhà chùa chia ra làm 3 loại chính: Một là, các hoạt động thường kỳ vào những ngày 5, 8, 10, 15, 3 (theo Phật lịch) hang tháng nhà chùa tổ chức thọ ngũ giới và bát giới cho các tín đồ. Hai là, các lễ hội phật giáo hàng năm được tổ chức tại chùa cho mọi tín đồ tham dự. Ba là, những lễ hội truyền thống dân tộc hàng năm được tổ chức cùng với toàn dân.[10, tr.86] Ở Trà Vinh hầu như ngôi chùa nào cũng có hồ. Đây không phải là điều ngẫu nhiên mà là sự tồn tại có chủ đích, gắn liền với biết bao ý nghĩa trong văn hóa của người Khmer. Trong một ngôi chùa có thể có một hoặc vài cái hồ tùy theo khuôn viên của mỗi chùa. Hồ trong chùa tồn tại bởi nhiều nguyên nhân: do lúc xây dựng chùa, nền chùa thường được đắp cao lên nên họ sử dụng đất trong khuôn viên để đắp, sau đó để lại cái hố nhìn khó coi vì vậy mà họ đào lại thành cái ao cho phù hợp với khuôn viên chùa; Một số là hồ tự nhiên được hình thành trước khi người ta xây chùa sao đó được chỉnh sửa lại cho hợp với cảnh quan tổng thể. Những cái hồ còn gắn liền với tục thiêu người chết của người Khmer. Giàn thiêu được đặt gần hồ để khi thiêu xong, họ đem những khúc xương còn lại xuống hồ để rửa. Việc làm đó giống như góp phần siêu thoát và gột sạch tội lỗi cho người chết trước khi họ về với cõi niếc bàn, và nước dưới hồ trở thành một loại nước thiêng. Vì lẽ đó mỗi khi có lễ hội cổ truyền họ thường quay quần bên hồ để cầu nguyện, vui chơi, ca hát, thả đèn nước,…Hồ trong các chùa Khmer ở Trà Vinh luôn chứa đựng bên trong nó là các yếu tố tinh thần của đồng bào Khmer nên nó có một vị trí quan trọng, cần được TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 27 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH giữ gìn và bảo vệ. Vào mùa lễ hội Ok Om Bok người Khmer thường tập trung tại Ao Bà Om để thả đèn gió. Hiện nay, trong tỉnh có 141 ngôi chùa là một tài sản vật thể có giá trị của người Khmer ở Trà Vinh. Có những ngôi chùa được xây dựng vào thế kỉ XVI, nhưng cũng có những ngôi chùa mới xây dựng hoặc trùng tu vào thế kỉ XIX, XX. Về kiến trúc mỗi ngôi chùa Khmer đều là một công trình nghệ thuật. Hiện nay có 5 ngôi chùa Khmer được công nhận là di tích lịch sử. 2.2.4. Văn học dân gian Trong tác phẩm “Tìm hiểu vốn dân tộc người Khmer Nam Bộ” văn học của người Khmer rất phong phú, gồm nhiều thể loại: + Truyện cổ gốc Bà la môn và Phật thoại. + Truyện ngụ ngôn. + Giáo dục đạo đức xã hội. + Ca dao, tục ngữ. + Truyện cười. + Câu đối, câu nói lái.[14, tr.48] Người Khmer có một kho tàng những câu châm ngôn, tục ngữ nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống hay một lời khuyên răn nào đó…gọi chung là Xophia-sết rất giàu hình tượng và sâu sắc về nội dung. Dân ca Khmer có nhiều loại : hát ru con (chum riêng bom pê kôn), hát đối đáp trong lao động (chum riêng kangear). Đó là những thể loại dân ca trữ tình gắn với các điệu mua tập thể. Các loại truyện Khmer gồm truyện cổ, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười…Thần thoại truyền thuyết thường là giải thích vể sự hình thành của vũ trụ, về các hiện tượng tự nhiên. Cổ tích Khmer chiếm tỉ lệ lớn trong kho tang truyện cổ. Truyện ngụ ngôn Khmer thường được kết thúc bằng những nhận xét sâu sắc rút ra từ cuộc sống, phản ánh trí tuệ, lòng khát khao công lí, đạo đức và tinh thần đấu tranh cho lẽ phải. Truyện cười công khai phê phán những quan hệ giả dối trong xã hội phong kiến Khmer thối nát, đã kích những thói hư, tật xấu nhạo bán sự độc ác ngu si của bọn quan lại Khmer…bằng những nội dung tiếu lâm, độc đáo. 2.2.5. Nghệ thuật Người Khmer là dân tộc có nhiều năng khiếu về ngệ thuật: các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, ca múa, sân khấu…của người Khmer đã phát triển ở trình độ cao, xác lập được bản sắc, phong cách riêng của dân tộc. Kiến trúc truyền thống của họ chủ yếu tập trung ở các công trình cộng đồng. Ở Trà Vinh có hơn 100 ngôi chùa thể hiện trọn vẹn nghệ thuật kiến trúc người Khmer. Đặc biệt là ngôi chính điện trong chùa. Trong văn hóa người Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long ghi “Chính điện thường có 3 cấp mái, mỗi cấp lại chia thành 3 nếp, nếp bằng ở giữa được nâng cao hơn hai nếp bên. Cấp mái thứ nhất dóc tới 60 độ, hai cấp mái giữa và dưới thoải hơn nhiều. Chính sự thay đổi của các cấp mái so le nhau đã tạo nên một nét đẹp hài hòa, vui mắt riêng của nghệ thuật kiến trúc TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 28 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Khmer”.[16, tr.316]. Ngô Đức Thịnh cũng có viết “Trong chùa, điêu khắc tập trung vào tượng tròn thể hiện Phật Thích Ca Mâu Ni ở các tư thế khác nhau”[19, tr.49]. Người Khmer Trà Vinh cũng như toàn thể người Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có cả một kho tàng múa truyền thống rất phong phú. Chẳng những được đưa lên sân khấu mà còn được sử dụng phổ biến trong các dịp lễ hội, vui chơi, giải trí…thậm chí nó được sử dụng như một “công cụ thách đố” (múa phá rào của Maha trong đám cưới truyền thống người Khmer). Nghệ thuật múa của người Khmer được chia làm hai loại múa cung đình và múa dân gian. Ở Trà Vinh phổ biến nhất là thể loại múa dân gian, múa cung đình chỉ còn sử dụng trên sân khấu. Cộng đồng người Khmer Trà Vinh rất yêu thích nghệ thuật sân khấu, vì vậy nghệ thuật sân khấu rất được ưa chuộng tại Trà Vinh. Tuy nhiên do yếu tố khách quan nghệ thuật sân khấu không còn biểu diễn rộng rãi như trước đây. Gồm các thể loại như Rôbăm, Yukê, Lakhôn… “Tìm hiểu vốn dân tộc Khmer Nam Bộ có viết”: − Rôbăm: là hình thức múa là ngôn ngữ chù yếu. Nó có mặt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long từ rất lâu đời, tuồng tích được rút ra từ các truyền thuyết nhuốm máu thần thoại. Nổi tiếng từ xa xưa là vở Reamkêr được rút ra từ án anh hùng ca Ấn Độ Ramayana. Các vai phản diện đều đeo mặt nạ. Vai nào cũng có y trang riêng, kiểu múa riêng. Múa hát ở đây được phối hợp với nhau. Nhạc cụ chủ yếu là đôi trống, hai đàn nhị, một thanh la, một Srâlai [14, tr.45]. Khi Rôbăm còn thịnh hành nhiều đoàn Khmer đã có lập đoàn. − Yukê: là hình thức kịch hát Khmer, ra đời vào những năm 1920 – 1930. Người ta còn kể đến những người sáng lập là Kru Kưu, Chha Kôn, Bầu Tea…Yukê ra đời để đáp ứng một nhu cầu mới của xã hội Khmer. Trên cơ sở một trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội mới và trong khung cảnh những mối giao lưu đa dạng phức tạp hơn mà sân khấu Rôbăm nhỏ hẹp và đơn giản không theo kịp xu hướng thưởng thức mới của xã hội nữa. Thật ra Yukê không chỉ có cơ sở trong Rubăm mà còn chịu ảnh hưởng của hát Tiều, hát Bộ, hát Quảng, cải lương…Điều lý thú là dù bị ảnh hưởng nhiều như vậy nhưng Yukê vẫn thể hiện rõ bản sắc Khmer. [14, tr.46]. − Lakkhôn (kịch nói): xuất hiện trong khoảng 40 năm nay. Một số sư sãi Khmer đi tu học ở Pnôm Pênh đã mang hình thức sân khấu này về với tên gọi là Lakhônn Cheat (kịch dân tộc) hoặc Chhak kâmphlèng (hài kịch). 2.3. CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO KHMER, TỈNH TRÀ VINH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG DU LỊCH 2.3.1. Sơ lược chung một số lễ hội của cộng đồng Khmer, tỉnh Trà Vinh Đối với người Khmer lễ hội không chỉ đơn thuần là các dịp vui chơi giao lưu sinh hoạt mà nó còn thể hiện đời sống tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo của họ. Ở người Khmer dịp lễ hội còn được xem như đám phước là để họ cầu kinh. Niệm phật, chúc phúc, dâng cúng lễ vật, là dịp để các thành viên trong cộng đồng xích lại gần nhau hơn, xóa bỏ hiềm khích trước sự chứng kiến của Phật và các sư sãi trong chùa. Đồng thời cũng là dịp để các giá trị truyền thống của dân tộc được bảo lưu và phát huy. Lễ hội là toàn bộ sinh hoạt văn hóa tinh thần, nó chiếm một thời gian khá lớn trong năm. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 29 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Lễ hội của người Khmer bao gồm hai loại: Lễ hội bắt nguồn từ Phật giáo và bắt nguồn từ truyền thống, những tín ngưỡng dân gian và một bộ phận lễ nghi vòng đời của con người. Dù có bắt nguồn từ yếu tố nào thì đối với người Khmer Trà Vinh nó có một vị thế vô cùng quan trọng, thể hiện nét đẹp văn hóa của người Khmer.. Cũng như các lễ hội của các dân tộc khác, lễ hội của người Khmer cũng được chia ra phần lễ và phần hội; Vì chùa có một ý nghĩa to lớn trong đời sống của người Khmer nên hầu hết các lễ hội đều diễn ra trong khuôn viên chùa, ngoại trừ một số lễ nghi vòng đời của con người, mặt dù không diễn ra toàn phần trong chùa nhưng vẫn có một số lễ tiết được diễn ra trong chùa. 2.3.1.1. Lễ hội bắt nguồn từ phật giáo Người Khmer Trà Vinh có trên 90% theo đạo Phật, có thể nói Phật giáo Nam Tông là chính giáo của người Khmer, vì vậy lễ hội Phật giáo có một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của họ. Khác với các lễ hội dân gian, lễ hội Phật giáo có tính chất trang trọng hơn thể hiện sự tôn kính đối với Đức Phật. Căn cứ vào thời điểm cũng như thời gian tổ chức, lễ hội Phật giáo chia làm hai: Lễ hội định kỳ và lễ hội không định kỳ hàng năm. Ngoài các lễ hội vào các ngày: 8, 15, 23, 30 (theo Phật lịch) hàng tháng họ còn đi chùa dâng kính và tụng kinh.  Các lễ hội định kỳ hàng năm − Lễ Phật đảng (Bon Pisakh Bâuchea). Theo nguyên tắc của Phật giáo Tiểu Thừa, người Khmer làm lễ Phật đản vào các ngày rằm tháng 5 âm lịch. Đây là các ngày đức Phật thành đạo và cũng là ngày diên tịch, nhập niết bàn của Ngài. Lễ phật đản được người Khmer tổ chức một ngày, một đêm, cả ngày 15/5 âm lịch. Người Khmer đi dâng cơm cho các nhà sư trong chùa và làm lễ tụng kinh…Vào đêm này đồng bào ở lại chùa cùng các nhà sư, tiến hành tụng kinh tại chính điện để tưởng nhớ đức Phật. Sáng hôm sau lễ kết thúc khi các đồng bào dâng cơm cho các nhà sư. − Lễ nhập hạ (Bon chuâl vâsa). Lễ nhập hạ được diễn ra trong ba tháng, bắt đầu từ 15/6 A6l và kết thúc vào 15/9 Âl. Trong các tháng nhập hạ, các hoạt động của nhà sư đều nằm trong khuôn viên nhà chùa, đây là khoảng thời gian các nhà sư tĩnh tâm theo đạo, trao dồi giáo lý và tự vấn bản thân trong quá trình tu hành ở chùa. Đây cũng là thời gian đầu mùa mưa, người Khmer bắt đầu vào mùa vụ mới, do đó các nhà sư tập trung vào chùa với ý nghĩa để khỏi làm bận rộn dân chúng, ảnh hưởng đến sản xuất. Vào khoảng thời gian diễn ra lễ nhập hạ các nhà sư không được phép rời khỏi chùa, chỉ được phép rời khỏi khi có yêu cầu tụng niệm tại các đám lễ, đám phước, và chỉ được rời khỏi vào 5 giờ sáng và về chùa trước lúc 5 giờ chiều. vào ngày nhập hạ, các phật tử thường rủ nhau lên chùa đi lễ. Dâng nước mưa và đèn cầy cho các nhà sư để cúng tam bảo trong chính điện suốt mùa hạ. Sau đó mọi người tụng kinh sám hối và cầu nguyện cho những người đã khuất; lễ này kéo dài đến trưa, sau khi dâng cơm cho các sư sãi xong lễ chấm dứt, thời gian nhập hạ bắt đầu. − Lễ xuất hạ (Bon chênh vâssa). TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 30 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Sau ba tháng nhập hạ, nhà chùa sẽ làm lễ xuất hạ vào ngày 15/9 Âl nhằm đánh dấu thời điểm chấm dứt nhập hạ, các nhà sư được phép tự do nhập thế hành đạo. Lễ xuất hạ được bắt đầu vào chiều ngày 14/9 Âl và kéo dài đến trưa ngày 15 thì chấm dứt. Vào chiều ngày 14/9 Âl các sư sãi sẽ tập trung tụng kinh sám hối có tín đồ phật tử cùng tham dự. Mở đầu buổi lễ người ta thắp đèn và nhang cúng xung quang đèn, rồi tụng kinh để tưởng nhớ đứt Phật và để dân làng xin lỗi nước, đất vì đã làm ô uế chúng suốt quanh năm. Sau đó các tín đồ sẽ dâng lễ vật cúng cho các sư sãi dùng. Trong khuôn viên nhà chùa lúc này thường có các nhóm văn nghệ biểu diễn cho nhân dân thưởng thức. Vào ban đêm, thường có tổ chức thả đèn nước gọi là Luông brâtrip – lễ này hoàn toàn mang tính chất tôn giáo vì theo truyền thuyết thì đèn nước tựng trưng cho hàm dới của đứt Phật ở lại hạ giới phổ độ chúng sinh hoặc đèn nước chính là chiếc răng của đức Phật được vua các loài rắn Naga giữ lại…do đó, đồng bào làm lễ này để tưởng nhớ đến các sự tích ấy. Bảng 1. Một số lễ hội định kỳ bắt nguồn từ Phật giáo. Tên lễ hội Thời gian Mục đích Phần lễ Phần hội Lễ ban hành Ngày 15/1 Âl Nhằm nhắc nhỡ các Làm lễ ở chùa, mọi giáo lý (Bon (suốt ngày 15 tín đồ nhớ ngày ban phật tử tập trung ở meakh đến sáng 16) hành giáo lý của nhà chính điện: đọc bâuchea) Phật. kinh. Lễ này được tiến hành đơn giản hơn các lễ khác. Lễ xuống trần Buổi tối ngày (Bon asoch 15/9 Âl bâuchea) Kỷ niệm ngày đức Phật Thích Ca nhập thế thuyết pháp kinh Apithôm. Cúng trời đất và cúng tam bảo. Thả đèn gió Lễ dâng áo cà sa (katha Na Tean) Dân chúng dâng áo cà sa cho các vị sư trong chùa. Tụng kinh và thuyết pháp. Diễn văn nghệ. Lễ vào khoảng trong 16/915/10 Âl.  Các lễ hội không định kỳ hàng năm Các lễ hội không định kỳ là các lễ hội được tổ chức đột xuất, thường hai, ba năm hoặc khi có dịp thì người Khmer mới tổ chức tùy theo mục đích của lễ. − Lễ kết giới điện (Bon banh chôs xây ma). Lễ kết giới điện là một lễ lớn quan trọng trong nhà chùa. Lễ này được tổ chức khi chính điện được xây dựng xong – chính điện là “nhà dành riêng cho Phật”, vì vậy mà tính chất rất quan trọng. Chính điện là công trình kiến trúc quy mô nhất tring một ngôi chùa, đòi hỏi sự công phu và quy cách nên có thể xây dựng nhiều năm mới hoàn thành, có thể lên đến trăm năm và được làm lễ khánh thành. Lễ kết giới tạm được tổ chức quy TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 31 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH mô và tốn kém được chuẩn bị trong khoảng thời gian dài mặc dù lễ chính thức chỉ diễn ra trong vài ngày. Lễ có sự tham gia của tất cả các tín đồ trong phạm vi ảnh hưởng của chùa và các phật tử từ nơi khác đến dự. Lễ kéo dài từ hai đến ba đêm, nhà chùa chọn một vị sư cao niên chủ trì các nghi lễ trong các ngày lễ vì nếu không đúng giáo lý thì chính điện không sử dụng được. Trong các ngày lễ các vị sư và các phật tử tụng kinh ba buổi sáng, trưa và tối, các khách thập phương và dân chúng tham gia các trò chơi và biểu diễn văn nghệ trong khuôn viên chùa. Lúc rạng đông ngày cuối, khi các sư sãi đã tụng kinh xong quy định kết giới đủ chin hố trong các chính điện xong các ông Acha có nhiệm vụ tại các hướng vào chính điện làm lễ. Ông Achar ở hố trung tâm đánh ba tiếng cồng, đến tiếng thứ ba thì các ông ở các hố còn lại sẽ cùng xô hòn đá xuống hố cùng lúc. Lễ tiết này được xem như là lễ kết thúc kết giới chính điện, sau đó các phật tử dùng đất cát để lấp hố lại. − Lễ ngàn núi (Bon phoum pon). Đây là một lễ làm phước có mục đích xin lỗi thú vật tha thứ tội cho con người, vì người Khmer mang bên mình triết lý của nhà Phật, theo quan niệm của họ thì đối với các sinh vật họ cảm thấy vô cùng có tội vì đã giết chúng để phục vụ vho cuộc sống của mình. Lễ có thể được tổ chức ở phum sóc hay ở chùa, thường tổ chức vào mùa hạ, kéo dài từ hai đến ba ngày, dưới sự hướng dẫn của ông Archa hay vị sư sãi am hiểu các nghi lễ. Trong ngày đầu tiên làm lễ, các tín đồ đọc kinh, đốt nhang, họ cầm một nắm nhang đi xung quanh sân ngàn núi, cấm trên núi các theo bốn hướng, sau đó thì vào nhà Phật đốt nhang và làm lễ tam bảo, xin tha thứ tội cho mình, những người khác làm như vậy cho đến tận ngày cuối, họ dâng cơm cho các vị sư sãi, cầu phước cho chúng sinh xong là lễ kết thúc. Ngày nay, do nhận thức đúng sai về các loài sinh vật cúng tồn tại trong thế giới hữu hình là quan hệ tuần hoàn tự nhiên nên lễ Phoum pon ít diễn ra trong phạm vi rộng mà chỉ xuất hiện như một nhắc nhỡ ý nghĩa của lễ mà thôi. 2.3.1.2. Lễ hội bắt nguồn từ truyền thống dân gian và tín ngưỡng dân gian Bảng 2. Một số lễ hội của người Khmer bắt nguồn từ truyền thống và tín ngưỡng dân gian. STT 1 2 3 Tên lễ hội Thời gian Mục đích Lễ cúng trăng 15/10 âm lịch (Ok Om Bok) Nhằm tưởng nhớ đến công ơn của mặt trăng, vốn được người Khmer coi là một vị thần bảo hộ mùa màng. Lễ vào năm Giữa tháng 4 Lễ chịu tuổi - “lễ vào năm mới” mới(chol dương lịch. chnam thmay) Lễ cúng Ông 29/8 đến ngày Nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và bà(Đôn – ta) 1/9 âm lịch họ hàng. Tạ ơn những người còn sống và cầu phước cho những người đã khuất. Tạo tình đoàn kết, gắn bó giữa bạn bè, thân thích trong tương lai. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 32 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 4 5 6 7 thần... Lễ lên nhà mới (Pithi lơng phteah thmei) Lễ cúng sân lúa (Pithi sên lean) Lễ cầu an. (Pithi kâmsansrol) Lễ cúng tổ (Pithi thvây kru) Sau khi nhà Làm lễ với mục đích ở nhà mới mới được xây được vui vẻ hạnh phúc. Gia đình dựng xong. mời ông lục đến tụng kinh. Lễ được tổ chức như lễ tân gia của người Kinh, Hoa. Lễ tổ chức khi Người Khmer tổ chức lễ để tạ ơn mùa màng kết ông bà, được tổ chức ngay trên sân thúc vụ thu lúa của gia đình vào buổi sáng. hoạch. Sau khi mùa Đồng bào Khmer tổ chức lễ để cầu màng đã gặt hái an mừng được mùa và cầu cho phum xong. sóc được vui khỏe. Tổ chức vào Tổ chức lễ để tưởng nhớ và thể hiện tháng 3Âl lòng biết ơn. Ngoài ra còn một số lễ như: Lễ dâng bông (Bon phkar), lễ xúc hồn, lễ nhập  Nhận xét: Sơ lược qua những lễ hội của người Khmer trên ta thấy rằng Trà Vinh có mật độ lễ hội tương đối dày đặc, phân bố rộng khắp các đơn vị trong tỉnh và rãi đều theo các tháng trong năm. Những lễ hội lớn ở đây thường là: Lễ hội Ok Om Bok, lễ Chol Chanam Thamay, Sen Đolta,....các lễ hội tập trung hơn cả là các tháng đầu năm, nhưng đông vui và nhộn nhịp nhất là vào tháng 10 Âl, tức ngay dịp lễ hội Ok Om Bok. Vào dịp lễ hội này tất cả người dân địa phương đều rộn ràng chào đón lễ hội lớn. Đây cũng là một tiềm năng du lịch lớn, thu hút một lượng lớn khách tham quan. 2.3.2. Một số lễ hội tiêu biểu của đồng bào Khmer ở tỉnh Trà Vinh Trong suốt quá trình định cư và trong hoạt động lao động sản xuất, người Khmer Trà Vinh đã tạo được một nền văn hóa đặc sắc giàu truyền thống và vật chất về tinh thần. Về sau do quá trình cộng cư cùng với cư dân người Kinh, Hoa họ đã có sự tiếp nhận và có sự giao thoa văn hóa của các dân tộc khác. Trong văn hóa của người Khmer Trà Vinh thì lễ hội chứa đựng đầy đủ nhất giá trị truyền thống về : phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, tôn giáo...Vì vậy có thể nhận thấy rằng lễ hội Khmer là một tiềm năng lớn trong sự phát triển du lịch ở Trà Vinh bởi nó ẩn chứa bên trong là các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Khmer. Trong một năm có rất nhiều lễ hội Khmer, đặc biệt là các lễ hội như : Ok Om Bok, Chol Chanam Thamay, Sen Đolta.... Do ảnh hưởng của các yếu tố tôn giáo nên phần lễ trong lễ hội rất được chú trọng, mỗi lễ hội đều gắn liền với nó là một sự tích kỳ bí, mang màu sắc thần kỳ. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách vì hoạt động du lịch bên cạnh các yếu tố thiên nhiên, cảnh quan xinh đẹp, họ còn có sự hứng thú đặc biệt với các yếu tố kỳ ảo và xa xưa. Họ thích khám phá về lịch sử vùng đất mà họ đến. Ngoài phần lễ còn có rất nhiều lễ tiết và giá trị truyền thống, các yếu tố truyền kỳ từ các truyền thuyết thì phần hội trong lễ hội của người Khmer lại đầy TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 33 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH màu sắc và náo nhiệt. Trong phần hội của các lễ hội lúc nào cũng có các hoạt động vui chơi, giải trí, người Khmer tận dụng các dịp lễ hội để giao lưu, nghỉ nghơi, giải trí sau những ngày lên đồng vất vả, vì vậy mà trong các lễ hội họ đã tạo nên một sân chơi lành mạnh với các trò chơi dân gian, trình diễn các văn hóa nghệ thuật đặc sắc, bên cạnh đó không thể thiếu một loại hình mà người Khmer yêu thích đó là múa, người Khmer hầu như người nào cũng biết múa, người Khmer có các điệu múa như : Romvong, Lâm lêu, Xaravan, Sarikakeo...Đây có thể coi là hoạt động có thể thu hút được sự tham gia của du khách vì sự náo nhiệt cũng như sự hấp dẫn của các điệu múa và các trò diễn thật vui nhộn.  Lễ cúng trăng ( Ok Om Bok) và hội đua ghe ngo − Lễ cúng trăng (Ok Om Bok) Trong tác phẩm “ Văn hóa người Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” nhắc đến Ok om bok là một trong những lễ nông nghiệp tiêu biểu và đặc thù của người Khmer. Lễ được tổ chức vào ngày trăng tròn tháng Kađek (15/10 âm lịch), nhằm tưởng nhớ đến công ơn của mặt trăng, vốn được người Khmer coi là một vị thần bảo hộ mùa màng. Đặc biệt, trong các lễ vật dâng cúng có cốm dẹp (ombok) và có nghi thức đút cốm dẹp cho trẻ con trong gia đình nên theo dân gian, lễ được gọi là "Ok ombok" tức là lễ "đút cốm dẹp" là vì Lễ Ok ombok được tổ chức vào lúc giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô và cũng là lúc chuẩn bị cho mùa thu hoạch (ngày 15/10) hoa màu đủ loại trong đó có lúa nếp là sớm nhất và để nhớ ơn mặt trăng họ lấy lúa nếp đút thành cốm dẹp và các loại hoa màu khác để cúng mặt trăng. [16, tr. 83]. Theo Nguyễn Mạnh Cường trong vài nét về người Khmer Nam Bộ thì Đúng đêm ngày 15/10 khi mặt trăng lên đỉnh đầu, mọi người tập trung lại khuôn viên của chùa, hoặc một nơi rộng rãi không có bong cây che khuất để làm lễ. Trước khi trăng mọc người ta làm một cái cổng bằng tvêre, trúc rộng khoảng 3m trang trí thật đẹp. Dưới cổng người ta kê một cái bàn bày các vật cúng, ngoài cốm dẹp là lễ thức bắt buộc, còn có các loại vật phẩm khác: chuối, các loại khoai, trái cây...đều là các sản vật nông nghiệp. Mọi người ngồi chắp tay vào phía mặt trăng làm lễ chờ trăng lên. Khi trăng lên đến đỉnh mặt trăng tỏa sáng, người ta rót trà và đốt nhang đèn làm lễ tạ ơn trăng. Ông chủ lễ sẽ nói lên lòng biết ơn của đồng bào đối với mặt trăng, xin mặt trăng tiếp nhận lễ của đồng bào dâng lên và chúc phúc cho loài người có sức khỏe dồi dào, được mưa thuận gió hòa để mùa màng tốt đẹp, dân hưởng ấm no, hạnh phúc trong năm mới ...sau khi cúng trẻ em được đút cốm dẹp và hỏi các em muốn gì, những câu trả lời của trẻ em sẽ là niềm tin của người lớn vào kết quả tốt xấu của năm tới...sau cùng mọi người sẽ cùng vui vẻ dùng các thức ăn và các em múa hát vui chơi các trò chơi dân gian,[10, tr. 172-173] Sau phần lễ, ở Trà Vinh bốn con đường đất bao bọc quanh Ao Bà Om, cả triền dốc bốn đường quanh ao và mặt đường quanh ao “phủ rợp” người là người. Kẻ ngồi từng nhóm, người thả bước dạo chơi hoặc thưởng thức các món ăn dân dã địa phương, cũng như mua sắm vật kỷ niệm bày bán khắp nơi. Sụp tối, các “nghệ sĩ chân đất” làm xôm tụ bởi các điệu múa lâm-thôn, hát rô-băm, hát dù-kê, hát à-day, thi đấu cờ ốc, đấu võ, kéo co, đi cà khêu, biểu diễn trang phục các dân tộc, ăn cốm dẹp đầu mùa… Tiếng trống xa-dăm, tiếng kèn, tiếng thanh la, não bạt khiến lòng du khách quên hết mọi ưu phiền, lo toan của cuộc sống mà hòa mình vào cuộc lễ TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 34 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH rộn ràng, sôi nổi, vui tươi, cùng hòa bước chân trong điệu lâm-thôn đầy mê hoặc, trong điệu hát giao duyên trai gái à-day tình tứ… Điều đặt biệt trong “lễ cúng trăng” là đồng bào Khmer còn thả đèn nước gọi là “coy pratip” được dựa theo sự tích “con thỏ và mặt trăng” đồng bào tồ chức lễ này để tưởng nhớ đến Đức Phật và xin lỗi nước và đất vì đã làm ô uế chúng trong năm. Đèn nước có cấu tạo như một ngôi đền, làm bằng thân và bẹ chuối, có trang trí và treo cờ phướn, chung quanh được cấm đèn và nhang, bên trong bày các loại trái cây, gạo muối...ở Trà Vinh, Ao Bà Om là nơi tập trung thả đèn nước vì ao lớn, đẹp. Trước khi tiến hành thả đèn các sư sãi và đồng bào thắp nến, nhang xung quanh rồi tụng kinh rồi sau đó tiến hành rước đèn ra nơi thả. Khi thả đèn trẻ em đua nhau nhảy xuống tranh các lễ vật – cũng là một hình thức để lấy phước. Hiện nay đồng bào Khmer Trà Vinh còn thả đèn gió ngay ao trong khuôn viên chùa. Mỗi một chương trình toát lên sức hấp dẫn riêng tạo nên không gian vô cùng ấn tượng và đặc sắc cuốn hút bước chân du khách. − Hội đua ghe ngo + Truyền thuyết về đua ghe ngo Đặc biệt trước khi làm lễ "chào mặt trăng" vào tối đêm trăng rằm tháng 10 âm lịch thì sáng hôm đó hoặc sáng ngày hôm sau, nhiều phum trong một khu vực tập trung lại trên sông để chuẩn bị đua ghe ngo còn gọi là “Tuk ngo”. Nói đến hội đua ghe ngo của người Khmer, thật ra không biết có tự khi nào? Nguồn gốc hình thành và phát triển ra sao? Cho đến nay vẫn còn là một ẩn tích về lai lịch của nó, chưa có lời giải đáp thỏa đáng, rõ ràng. Rất may, cũng còn một số tư liệu tuy không nhiều nhưng là những cứ liệu rất cần và là cơ sở quan trọng để có thể nghiên cứu về hội này. Truyền thuyết về đua ghe Ngo theo tương truyền thì có nhiều giả thuyết. Nhưng trong đó có 4 giả thuyết đáng được chú ý nhất, đó là: Thứ nhất, theo dân gian kể rằng ngày xưa có công chúa Neng Chanh (Nàng Chanh) có tài sắc vẹn toàn được nhà vua rất yêu quý. Từ lòng ganh ghét ti tiện nên một tên quan đại thần đã vu cáo cho nàng tội bỏ chất cáu bẩn ở móng tay vào nồi canh của vua. Biết mình không còn cách nào minh oan, Neng Chanh vội vã xuống thuyền xuôi theo sông Ba Sắc chạy trốn. Nhà vua cho quân lính đuổi theo hạ sát nàng. Biết không thể thoát thân, định mạng đã đến, nên Neng Chanh vội vã ném chiếc ống nhổ (người Khmer gọi là Kon thô) là kỷ vật được Nhà vua ban tặng trước đó xuống vàm sông và nơi đó sau này người Khmer gọi là “Peam Kon thô” (Peam là vàm, Kon Thô là ống nhổ; người Việt gọi vàm Ống Nhổ - nay gọi vàm Dù Tho) và kết cục nàng bị vua xử trảm một cách thương tâm. Từ truyền thuyết đó, nên trong dân gian Khmer tương truyền: để tưởng nhớ Neng Chanh tài hoa, bạc mệnh, hàng năm cư dân Khmer quanh vùng tổ chức đua ghe Ngo để diễn lại cảnh Neng Chanh chạy trốn khỏi hoàng cung. Thứ hai, Tục đua ghe Ngo theo dân gian tương truyền thì xuất phát từ đặc điểm cuộc sống của cộng đồng cư dân lúc bấy giờ ở vùng sông nước, cho nên khởi đầu họ đã làm nên chiếc ghe độc mộc dùng để làm phương tiện đi lại, đồng thời chiếc ghe Ngo cũng là vật linh thiêng dùng ghe Ngo để đưa nước từ ruộng đồng ra biển cả, đánh dấu sự kết thúc của một năm đồng áng. Những cuộc mưu sinh để chống chọi với thiên nhiên và đàn thú dữ thường được tổ chức đi thành từng đoàn, TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 35 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH do đó chiếc ghe độc mộc lúc bấy giờ có phần bất tiện, không khả năng đáp ứng được sức tải nhiều người theo yêu cầu, nên họ phải sáng kiến đóng chiếc ghe dài ra để chở được nhiều người, phục vụ cho cuộc sống mưu sinh của cộng đồng. Thứ ba, có thuyền thuyết cho rằng tục đua ghe Ngo của đồng bào Khmer là nhằm ôn lại kỳ tích của lực lượng chủ lực hải quân và chiếc thuyền chiến (ghe Ngo). Thứ tư là có một truyền thuyết kể lại rằng: Thuở xưa có một ngày vào giờ Ngọ, các sư sãi trong chùa rời chùa đi khuất thực, khi về thì gặp trời mưa to gió lớn, vêchung quanh nước ngâp mênh mông, các sư sãi không thể quay về chùa kịp giờ. Vì vậy, nhân dân trong vùng muốn đưa các vị sư sãi về kịp giờ nên họ đã cùng nhau đốn cây lớn đóng bè chở các vị sư vượt sông về chùa. Nước mỗi luc một to, việc làm bè trở nên cấp bách. Vì vậy họ đã thi nhau xem ai làm bè nhanh và đưa được nhiều vị sư về chùa nhất là người chiến thắng và có nhiều phước đức. Số người tham gia ngày càng đông và số bè ngày càng nhiều, họ đã đưa các vị sư về chùa đúng giờ. Từ đó trở thành ngày hội đua ghe ngo như ngày nay. + Chiếc ghe Ngo (Tuk Ngô) “Tuk Ngô” hay ghe Ngo có kết cấu khởi thủy là thuyền độc mộc, làm bằng cây sao. Thuở xưa rừng châu thổ sông Mêkông ngút ngàn gỗ quý. Tuy nhiên, để tìm được một thân cây sao bằng hai người ôm thì không phải là chuyện dễ. Người ta phải tổ chức cho một nhóm người vào rừng tìm cây thích hợp bất chấp thú dữ, rắn rít. Khi tìm được cây đúng tiêu chuẩn thì người ta phải làm lễ cúng thần giữ rừng (Neak ta Prey ph'nôm) để được bình an vô sự rồi mới đốn cây. Họ phải dùng sức trâu hoặc voi kéo cây xuống sông, kết thành bè rồi thả theo dòng nước. Cây sao đem về phải cưa, đục, đẽo, khoét thành chiếc ghe độc mộc. Sau này ghe được cải tiến nối thêm đầu và đuôi đều cong người Khmer gọi là Tuk Ngô (Tuk là ghe, Cong là ngô – đọc trại thành Ngo). Theo nguyên tắc, chiếc ghe Ngo dài 27 mét, hình tựa con rắn, mình thon thon, thoai thoải về phía trước, đầu uốn cong và hơi thấp hơn sau lái một chút. Ghe Ngo có nhiều khoang, trên mỗi khoang đóng nhiều thanh cây ngang dài 1,2m làm băng ngồi vừa đủ 2 người ngồi bơi thoải mái theo từng cặp song song gồm 24 đôi. Ghe Ngo có dầm riêng, làm theo nhiều kích cỡ tùy theo từng vị trí người bơi. Đặc biệt, nghe Ngo có hai cây kềm chịu lực, thường là thân cây tràm vì cây này có độ dẻo, hai cây kềm chịu lực này giúp cho ghe nhún nhảy và phóng nhanh đồng thời giúp giữ chặt ghe không bị gãy đôi. Hai cây này có đường kính 0,2m. Một cây kềm dài suốt lòng ghe, một cây kềm lái (từ giữa thân thân ghe về phía sau) gọi là Đon Sonh-Tuôch (cây cần câu). Thân ghe được chà đi chà lại cho thật trơn bóng và sơn màu đen. Trên be sơn một lằn trắng hoặc vàng tùy ý thích của sư cả trụ trì. Hai bên be vẽ hình các con vật, như rồng, cọp, hổ… hay hoa lá cách điệu. Ở hai bên mũi ghe vẽ hình biểu tượng của ghe và ghi tên chùa. Khi xây chùa, người ta chọn một con vật làm biểu tượng và khi đóng ghe, con vật này cũng là biểu tượng của chiếc ghe. Ngày nay, những thân cây sao bằng 2 người ôm hầu như không còn nữa nên ghe Ngo hiện đại được đóng bằng ván cây sao. Có lẽ do kết cấu của ghe ngày nay mỏng và nhẹ hơn ghe truyền thống nên nhiều người nhận định rằng ghe ngày nay lướt nhanh hơn ghe độc mộc ngày xưa. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 36 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Ghe Ngo bao giờ cũng được bảo quản trong một mái nhà để ghe trong khuôn viên chùa. Mái che, dàn đà cao chắc chắn để che mưa nắng, phòng mối mọt. Nhà ghe là nơi thiêng liêng, ngày xưa phụ nữ không được đến gần, đây là điều cấm kỵ. Trước đây, người ngồi mũi (nhân vật số 1 của đội bơi) phải là người khá giả, có uy tín trong phum sóc. Được bình chọn ngồi mũi, người ấy phải lo lễ cúng, lo nuôi “con dầm” ăn, tập dợt, lo chi phí cho cuộc đua. Ngày nay nhiều sóc vẫn còn giữ lệ này. Sau người ngồi mũi là những cặp ngồi trên băng ghế. Cặp ngồi kế mũi là “s'ma tưm”. Cặp này phải có kỹ thuật bơi thật nhanh (theo đúng nhịp cồng hoặc còi), làm chuẩn mực cho người ngồi phía sau. Kế tiếp là “kôn Chro va” gồm 6 người ngồi bơi. Tiếp theo là “Kô lich” gồm 28 người quỳ bơi, khi ghe bơi gần đến đích, 28 người này nhất tề đứng lên, một chân làm trụ, một chân dùng hết sức cánh tay đẩy ghe phóng nhanh, lao thẳng về đích. 8 người nhún bơi gọi là “sroong dôn”. Sau cùng là 3 tay lái. Lái chính đứng sau cùng, 2 lái phụ đứng trước ở 2 bên phải trái. Vì chiếc ghe Ngo được tạo dáng như con rắn dài, đầu và lái đều cong. Khi bơi, nếu động tác phối hợp không nhịp nhàng, ghe dễ bị mất thăng bằng và lật chìm. Vì thế, các tay bơi phải ra sức tập cho thuần thục. Người được chọn bơi phải là trai tráng khoẻ mạnh, được tập dợt theo từng vị trí của mình. Trước hết là tập bơi trên cạn: tất cả tay dầm, đứng theo vị trí của mình tại điểm tập bơi (thường là trước sân chùa). Tập theo tiếng cồng (ngày nay có khi dùng tiếng còi thay thế) của huấn luyện viên cho thật đều và thật nhịp nhàng. Kế đó là tập bơi trên dàn gỗ dưới ao hay là trên sông gần chùa nhằm luyện sức cánh tay và sức bền thể lực. Sau cùng là tập bơi trên ghe Ngo để hoàn chỉnh cuộc tập dợt. Khổ luyện sức, kỳ công luyện kỹ thuật, luyện cho tất cả nhập sức làm một nhịp chèo, đưa ghe lướt về đích. + Ý nghĩa văn hoá và tâm linh của hội đua ghe Ngo Từ ý niệm “vạn vật hữu linh”, người Khmer tin rằng ghe Ngo cũng là vật thiêng liêng. Nhất cử, nhất động với ghe Ngo đều phải làm lễ cầu xin. Trong mỗi lễ đều có tiết lễ chi li. Ví dụ như lễ “xuống ghe” (hạ thuỷ) trước mỗi kỳ đua. Với niềm tin kêu gọi thần linh (prey) đến trợ giúp đội ghe đi bơi thắng lợi, người ta tổ chức buổi lễ cúng kiếng với sự có mặt đông đủ của các vận động viên và một số cổ động viên trong phum sóc. Các lễ vật gồm: 1 S'la tho làm bằng trái dừa tươi gọt bỏ vỏ, sla chôm (lá trầu tươi), 1 kanh tôn, một chung dầu dừa, một đùm tóc rối, một trứng gà, nửa ly huyết gà, bông trắng, mâm cơm, rượu, đầu heo, hoặc con gà luộc và có cả dàn nhạc. Các lễ vật được bày cúng trên một chiếc chiếu rộng trước mũi ghe Ngo. + Lễ cúng tế trước khi hạ thủy ghe Ngo Vào lễ, thầy cúng thắp nhang, đèn. Tiếp đó nhạc nổi lên tấu khúc mời gọi thần linh với nội dung bài hát: Khmau ơi srây Khmau (Khmau ơi nàng Khmau) Neng môk pro-nhăp. (nàng hãy đến mau) Neng môk ôi chhăp. (Nàng đến thật nhanh) Chuôi chea kom-lăng. (Tiếp thêm sức mạnh) TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 37 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Ô mă sâth thih sva hă! (câu thần chú). Người Khmer cho rằng thần bảo vệ ghe Ngo là Neng Khmau (tên một vị nữ thần), cũng có nơi vị nữ thần này được gọi với tên là Neng Teo; chính vì thế mà trong lễ cúng mới dùng đến tóc rối, huyết và hột gà... Nhạc vừa kết thúc, thầy cúng liền bước tới quỳ lạy trước lễ vật mà khấn rằng: “Hôm nay là ngày lành tháng tốt, chúng tôi xin được hạ thủy ghe Ngo với các lễ vật này xin dâng cúng lên người. Xin người hãy chấp nhận và ăn uống thật no say rồi ban phước, giúp chúng tôi tăng thêm sức mạnh, chiến thắng mọi địch thủ đến từ 9 phương trời, 10 phương đất. Thầy cúng lập lại như vậy đủ 3 lần rồi lấy dầu dừa thoa lên mũi ghe và chia cho các vận động viên thoa lên đầu. Sau đó các vận động viên cùng đưa tay lên thề nguyện đoàn kết một lòng giành thắng lợi. Tiếng trống, tiếng cồng đồng loạt nổi lên và mọi người đồng loạt nhấc bổng chiếc ghe Ngo đi từ từ ra bờ sông rồi hạ xuống nước. Sau lễ cúng, S'la tho và đùm tóc rối tượng trưng cho nữ thần neng Khmau được đặt lên mũi ghe trong suốt cuộc đua. Ngày nay người ta thay đùm tóc rối bằng miếng vải đỏ. Ngày xưa, cuộc đua ghe Ngo còn thú vị ở chỗ, trên mỗi chiếc ghe có một người đứng giữa, vừa hát hò, vừa đánh cồng theo nhịp chèo ghe. Trước khi bắt đầu cuộc đua và di chuyển ghe đến điểm xuất phát người này hát và mọi người cùng phụ họa: Hay dơ! dơ! Hay dơ! môn. (Hò đệm theo nhịp ghe) Si bai leai đom-lôn, tâu mơl um tuk. (Ăn cơm độn khoai, đi coi đua ghe) Hay dơ! dơ! Hay dơ! môn! (Hò đệm theo nhịp ghe) Muôi căt, đăt muôi công co tâu mơl đe! (Một cắc, cố một công lúa cũng đi coi đua ghe). Nội dung các câu hát trên tuy mộc mạc nhưng đã trở thành khẩu hiệu dân gian khắc ghi sâu đậm trong lòng, mà mọi người dân Khmer dù già trẻ, trai gái cũng đều thuộc lòng. Không chỉ vậy, câu hát còn thể hiện sức mạnh thiêng liêng của lễ hội truyền thống luôn thu hút mọi người tham gia cho dù cuộc sống có nghèo đói, cơ cực nhưng vẫn quyết tâm đến với lễ hội đua ghe Ngo. Hoạt động thể thao này thu hút đông đảo nhân dân trong vùng, không chỉ có người Khmer mà cả người Việt, người Hoa, không phải chỉ có nhân dân của những phum có đội đua đến cổ vũ cho đội nhà mà nhân dân khắp các phum sóc Khmer đều đến để xem cuộc tranh tài…Cuộc thi không chỉ là sân chơi cho các đoàn thể nhân dân mà còn là một sự kiện hấp dẫn thu hút khách tham quan đến với lễ hội. Đây là dịp để người Khmer tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc. Mà còn là cơ hội quảng bá những đặc trưng trong sản phẩm du lịch của tỉnh Trà Vinh đến du khách thập phương.  Nhận xét: Qua các nghiên cứu ở nhiều góc độ, các chuyên gia đều có chung nhận xét “Đây là một lễ hội độc đáo mang tính dân tộc và cộng đồng rất cao của người Khmer Trà Vinh. Việc lễ hội này trở thành lễ hội chung của quốc gia là hoàn toàn xứng đáng” vì lễ Ok Om Bok không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: tạ ơn thiên nhiên, trời đất ban tặng cho một vụ mùa bội thu “Mưa thuận giáo hòa” mà còn là dịp để người nông dân sau những ngày đồng án vất vả. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 38 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Có thể thấy rằng những hoạt động vui chơi trong dịp lễ này được tổ chức với quy mô lớn tạo tính hấp dẫn cao. Chính vì vậy thời điểm này là cơ hội rất lớn để địa phương quảng bá những sản phẩm du lịch đặc sắc, nắm bắt những mối quan hệ liên kết để có chiến lược đầu tư phát triển du lịch, hình thàn thương hiệu du lịch đặc trưng cho tỉnh Trà Vinh.  Lễ vào năm mới ( Pithi chol chanam thmay). − Sự tích Chol chanam thmay: Ngày xưa có một cậu bé tên Thom Ma Bal, rất thông minh, biết đem sự hiểu biết của mình truyền bá cho mọi người. Dân chúng rất thán phục và rất thích nghe cậu thuyết giảng. Tài trí Thom Ma Bal ngày càng lan rộng đến tận thượng giới. Các vị thiên thần cũng xuống trần gian xin nghe Thom Ma Bal thuyết giảng. Do vậy, những buổi thuyết giảng của thần KaBưl Maha Brưm trên thượng giới ngày càng vắng vẻ. Thần Kabưl Maha Brưm rất có uy thế trên thượng giới lấy làm tức giận. Thần đã cho gọi hết các vị thiên thần trở về, cấm không cho xuống trần gian nghe thuyết giảng. Đồng thời thần tìm cách hảm hại Thom Ma Bal. Một hôm, lúc Thom Ma Bal đang thuyết giảng cho dân chúng nghe, thần Kabưl Maha Brưm xuất hiện và phán rằng: “Ta nghe đồn nhà ngươi thông minh xuất chúng, nhưng ta chưa tin điều ấy. Nay ta đặt cho ngươi ba câu đố, nếu ngươi giải đáp đúng ta sẽ cắt đầu của ta cho ngươi. Còn nếu không giải đáp được, thì ngươi phải dâng mạng sống của ngươi cho ta”. Không thể từ chối, Thom Ma Bal đành phải chấp nhận trả lời câu hỏi. Thần KaBưl Maha Brưm liền đặt câu hỏi: - Ngươi hãy cho ta biết: “Buổi sáng, duyên của con người nằm ở đâu? Buổi trưa, duyên con người nằm ở đâu? Buổi tối, duyên của con người nằm ở đâu?”. Hỏi xong thần hẹn bảy ngày sẽ trở lại nghe Thom MaBal giải đáp, rồi bay về trời. Thom Ma Bal suy nghĩ suốt ngày, đêm mà vẫn không tìm được câu giải đáp. Đến ngày thứ sáu rồi mà cậu bé vẫn chưa tìm được câu trả lời, cậu đi lang thang từ sáng đến trưa. Quá mệt mỏi và thất vọng, chàng nghỉ mệt dưới tàn cây cổ thụ. Lúc ấy, trên cây có hai con chim đại bàng đang nói chuyện với nhau. Chim mái hỏi chim trống: - Ngày mai ta sẽ đi ăn ở đâu? - Ngày mai ta sẽ ăn thịt Thom Mabal, chim trống đáp. Chim mái ngạc nhiên: - Tại sao ăn thịt Thom Ma Bal? Chim trống thuật lại chuyện thần Ka Bưl Maha Brưm yêu cầu Thom Ma Bal phải trả lời câu hỏi thách đố của thần. Nghe xong chim mái hỏi: - Vậy có ai giải đáp được không? Chim trống tự đắc đáp: Ta đã nghe thần Ka Bưl Maha Brưm nói là: - Buổi sáng, duyên của con người ở trên mặt, nên ngủ dậy người ta phải rửa mặt cho tươi tỉnh. Buổi trưa, duyên của con người ở trên ngực, nên người ta phải tắm cho mát. Buổi tối, duyên của con người ở dưới bàn chân, nên người ta thường rửa chân cho sạch trước khi đi ngủ. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 39 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Thom Ma Bal ngồi dưới gốc cây, nghe được lời nói chuyện của đôi chim nên rất mừng rở và trở về nhà. Đúng hẹn, thần Ka Bưl Maha Brưm tay cầm gươm vàng, đáp xuống gặp Thom Ma Bal. Y lời chim trống nói hôm qua, Thom Ma Bal trả lời ba câu hỏi đó của thần Ka Bưl Maha Brưm. Điều mà Thom Ma Bal trả lời hoàn toàn chính xác. Thần Ka Bưl Maha Brưm thua cuộc ngửa mặt lên trời gọi bảy người con gái xuống trần gian bảo: “Cha đã thua trí Thom Ma Bal rồi. Theo lời hứa, cha phải chết. Các con hãy cất giữ đầu của cha trong tháp trên đỉnh núi Kaylas, nơi người trần không chạm đến được. Các con hãy cẩn thận, nếu để đầu cha rơi xuống biển, biển sẽ cạn, nếu để đầu cha tung lên không trung thì trời không có mưa và nếu để đầu cha trên mặt đất thì đất sẽ khô cằn, cỏ cây không mọc được”. Dặn các con xong, thần tự cắt cổ trao đầu mình cho con gái lớn và thân của thần biến thành một luồng ánh sáng bay vút lên không trung. Ngày nay, khi đến chùa của người Khmer bất kỳ, ta thường thấy đầu thần Ka Bbưl Maha Brưm (Thần Bốn Mặt) được thờ trong các tháp xây trong chùa. Nơi đặt đầu của thần là vị trí trung tâm, là bàn thờ chính trong các nghi lễ tôn giáo cũng như các nghi lễ truyền thống được tổ chức trong chùa. Cùng với Tết cổ truyền của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Tết Chôl Chnăm Thmây của cộng đồng Khmer vẫn còn lưu giữ những phong tục lễ, Tết rất độc đáo. Với họ, tấm lòng kính Phật là một đức tin bất di bất dịch, bởi trong tư duy đơn giản của mọi người, đức Phật từ bi là trên hết. − Lễ hội chol chanam thmay: Đây là ngày tết của người Khmer, còn được gọi là lễ chịu tuổi, dịch là “lễ vào năm mới” theo sát nghĩa của tiếng Khmer “Pithi chol chnam thmay”. Lễ nhằm vào đầu tháng chét theo Phật lịch tức là vào giữa tháng tư dương lịch. Đây là lúc thời gian khô ráo, lúc mùa màng đã thu hoạch xong, người ta rảnh rang vui chơi giải trí, là khoảng thời gian nông nhàn. Cứ ba năm tết ba ngày thì lại một năm tết bốn ngày. Ngày đầu năm là ngày 13 tháng 4 dương lịch, năm nhuận ngày đầu tiên là ngày 14 tháng 4 dương lịch. Trong đêm ngày 12 tháng 4 dương lịch các gia đình đưa con trai vào chùa tu niệm – tuy nhiên ngày nay đã không còn phổ biến nữa, làm lễ thí phát quy y cho những nhả sư mới. Ngày đầu tiên gọi là “Chôl sangkran Thmây”, ngày giữa là “Wonbơt”, năm nhuận gọi là “Wonbơt” hai ngày, ngày cuối là “Lơm Săk”. Đây là một trong những lễ quan trọng nhất trong năm của người Khmer, được tổ chức tại chùa và trong từng gia đình. Khoảng một tuần trước ngày lễ, ở mỗi gia đình, người Khmer đã lo sửa sang nhà cửa, mua sắm lương thực, thực phẩm như gạo, nếp, bột, đường, đậu… để làm bánh dâng cúng tổ tiên, cúng Phật và đãi khách cũng như để cho con cháu ăn trong các ngày lễ. Người ta cũng đã nuôi gà vịt, chuẩn bị thịt cá… để làm cơm đem đến chùa dâng lên sư sãi. Đây cũng là dịp để người Khmer mua sắm quần áo mới nhất là con cái mua sắm quần áo, khăn mới… cho cha mẹ mặc đi chùa. Không chỉ lo chuẩn bị lễ trong gia đình mà nhiều người, nhất là những người lớn tuổi cũng đến chùa để làm công quả. Họ cùng nhau dọn dẹp, quét tước trong ngoài, lau chùi lư hương, bàn thờ Phật… để mọi người đến đây cùng nhau đón mừng năm mới. Các thanh niên cũng đến chùa để luyện tập TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 40 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH các bài hát theo giàn ngũ âm truyền thống của dân tộc. Bởi vì như chúng ta biết, chỉ có nhà chùa mới có đủ các nhạc cụ truyền thống hợp thành giàn ngũ âm rất độc đáo của người Khmer. Ngày “Chol sangkran thmay”: từ sáng sớm người Khmer đã thức dậy tắm gội, mặc quần áo đẹp, đem theo nhang đèn, cùng các lễ vật lên chùa để làm lễ rước lịch “Maha Sangkran” mới theo một huyền thoại nói về chiến thắng của Phật giáo đối với Bàlamôn giáo. Sau đó, mọi người vào lễ Phật và tụng kinh chào đón năm mới, buổi tối họ có thể ở lại nghe thuyết pháp và tham gia các trò chơi, cùng ca hát... Hôm sau tức là ngày "wonbot", từ sáng sớm mọi người đã chuẩn bị để đi chùa lễ Phật, nhất là mang thức ăn dâng cho các sư sãi. Hôm ấy mọi nhà thường làm cơm sớm và trưa dâng cho các sư sãi dùng bởi vì vào các dịp lễ lớn và vào bốn ngày lễ hàng tháng, các sư sãi không phải đi khất thực mà Phật tử trong khi đi chùa còn mang theo cơm, thức ăn, để các sư sãi dùng. Chiều hôm ấy, mọi người cũng tập trung tại chùa để thực hiện nghi thức đắp núi cát. Ở nhiều nơi, thay vì dùng cát, người ta dùng lúa hoặc gạo để đắp "núi cát", có nơi vừa đắp núi cát vừa đắp "núi lúa" hoặc "núi gạo". Dưới sự hướng dẫn của ông Achar Maha, người ta dùng gạo đắp thành chín ngọn núi ở hành lang chùa và theo chín hướng khác nhau. Những ngọn núi này tượng trưng cho vũ trụ, trong đó ngọn núi ở trung tâm tượng trưng cho núi Meru là trung tâm của vũ trụ. Lễ đắp núi cát kết thúc bằng nghi thức làm lễ qui y cho núi. Ngày thứ ba được gọi là ngày "Lơn sak" với các nghi thức chính là cầu siêu và tắm tượng Phật. Sáng hôm ấy, sau khi các sư sãi dùng điểm tâm xong, tất cả Phật tử vào lễ Tam Bảo, thực hiện nghi thức thọ giới và đọc kinh cầu nguyện. Kế đó mọi người đem lễ vật gồm gạo, vải (màu vàng hoặc màu trắng và không dùng bất cứ loại vải nào có màu khác), đường, sữa… dâng cho các sư sãi. Tiếp theo là lễ đọc kinh cầu siêu cho những người đã quá vãng. Khoảng một giờ trưa, sau khi dùng cơm và sư sãi nghỉ ngơi, mọi người tập trung tại tháp, nơi đặt tro cốt của người quá vãng. Lễ cầu siêu tại tháp kéo dài trong một giờ. Một số gia đình có thể mời sư sãi đến nhà để cầu siêu cho ông bà cha mẹ hay người thân đã quá cố. Đến khoảng hai giờ, người ta chuẩn bị làm lễ tắm tượng Phật. Trước hết, người ta đặt một cái bàn, trên đó có bày đầy đủ hoa quả, nhang đèn… ra giữa sân, ở nơi sạch sẽ. Sau đó sư sãi và Phật tử vào chính điện thỉnh tượng đức Phật ra, đặt trên bàn. Vì có nhiều tượng Phật và có những tượng rất lớn không thể di chuyển được nên người ta chỉ thỉnh tượng trưng một tượng Phật để làm lễ tắm tượng Phật mà thôi. Trước tượng đức Phật, chư tăng đọc kinh xám hối và sau đó dùng một cành hoa nhúng vào nước có hương thơm để tắm tượng Phật bằng cách vẫy nước thơm vào tượng. Sau đó, mọi người tuần tự đến trước tượng để làm lễ đức Phật. Đến đây thì Phật tử dùng nước thơm để vẫy lên người các vị sư để tỏ lòng tôn kính và cũng từ đó mọi người cùng té nước vào nhau để chúc mừng và cầu xin sự may mắn. Đối với người Khmer nước là biểu tượng của sự sung túc và may mắn. Đây cũng là nghi thức kết thúc hội lễ Chol Chnam Thmay nhưng cũng là sự tiếp nối cuộc vui trong những ngày đầu năm mới. Giàn ngũ âm trỗi lên những điệu nhạc tưng bừng, náo nức và không ai bảo ai, tất cả cùng đứng lên, bắt đầu các điệu múa ram wơn… Các hoạt động văn nghệ, vui chơi kéo dài cho đến tận nửa đêm như: TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 41 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH kéo co, nhảy bao, đập nồi, bóng chuyền.... Tuy nhiên, không phải bất kỳ ngôi chùa Khmer nào cũng có giàn nhạc ngũ âm nên trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương ở một số nơi đã giúp kinh phí mua giàn ngũ âm giúp cho bà con người Khmer có điều kiện vui chơi và gìn giữ truyền thống âm nhạc của mình.  Nhận xét: Lễ Chol Chanam Thamay là một trong những lễ hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân Khmer. Lễ được đầu tư từ phần lễ đến phần hội đều được tổ chức long trọng, có nhiều hoạt động nổi bật. Chính vì thế mà những người Khmer ở các tỉnh lân cận vẫn thường tập trung về đây vừa là thực hiện những phong tục của ngày tết cổ truyền, vừa là chuyến tham quan ngắn ngày tại Trà Vinh hòa cùng không không khí rộn ràng trong mùa lễ hội. Ngoài ra cùng với sự cộng cư lâu đời người Kinh và người Hoa cũng xem như đó là ngày hội chung của địa phương. Chính vì những lý do này mà lễ Chol Chanam Thamay thu hút một lượng khách gần xa đáng kể đến tham gia lễ hội. Tuy lượng khách đến với lễ hội này không nhiều như ở lễ hội Ok Om Bok nhưng nhìn chung đây cũng là dịp để du khác đến với Trà Vinh tham gia lễ hội và tham quan danh thắng tại địa phương.  Lễ cúng ông bà ( Pithi sen Đôn ta). Theo Nguyễn Hùng Khu trong hôn nhân và gia đình ngươi Khmer Nam Bộ “Theo phong tục của người Khmer họ không có ngày giỗ kỵ hàng năm cho ngươi đã chết. Việc thờ cúng với họ không quan trọng và theo họ linh hồn người chết không thể phù hộ cho họ đồng thời theo quan niệm củ họ không có mối quan hệ giữa người sống và người chết. Vì vậy họ đã tổ chức ngày lễ Đonta và tổ chức ba ngày từ ngày 29/8 đến ngày 1/9 âm lịch với mục đích chính của là: − Nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và họ hàng. − Tạ ơn những người còn sống và cầu phước cho những người đã khuất. − Tạo tình đoàn kết, gắn bó giữa bạn bè, thân thích trong tương lai.”[9, tr.169] Tối ngày 29 (tháng Tám), tức là thời điểm bước vào thời gian chính lễ của lễ Đonta, đông đảo người Khmer tập trung về chùa để cùng sư sãi tụng kinh cầu siêu, thọ trai giới (ngũ giới hoặc bát quan trai giới) và sau đó là nghe thuyết pháp. Đêm ấy sau khi đã hoàn tất các nghi thức của lễ, mọi người lại cùng nhau tổ chức văn nghệ, vui chơi,… Giàn nhạc ngũ âm được đem ra phục vụ và mọi người cùng ca hát, cùng múa ram wơn… thật vui vẻ. Rạng sáng ngày 30, mọi gia đình đều chuẩn bị cơm nếp, cơm canh, hoa quả, bánh trái để mang đến chùa dâng cúng cho các vong hồn người quá vãng và một phần để các sư sãi dùng. Cũng như trong lễ Chol Chnam Thmay, những gia đình có điều kiện sẽ làm các loại bánh truyền thống của dân tộc như bánh tét, bánh ít,… để cúng, để dâng lên sư sãi và đãi khách. Hôm đó mọi người cùng với chư tăng cùng vào chánh điện (nếu quá đông thì người ta vào cả trong giảng đường - sala tiêng) để đọc kinh cầu siêu. Lễ kết thúc sau khi sư sãi dùng cơm trưa và mọi người dùng bữa cơm với nhau ngay tại chùa. Trong mùa hội lễ Đonta, nhất là vào ngày cuối tháng, trong các lễ vật mang đến cúng chùa, đặc biệt có những nắm cơm hay xôi tròn gọi là "bai banh". TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 42 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Do tính chất cùng góp vật thực để cúng vong hồn người quá cố, cho các cô hồn, để sư sãi dùng cũng như cho bữa cơm cộng đồng mà đặc biệt là có "bai banh" mà ngày lễ chính của lễ Đonta (ngày 30 tháng Tám âm lịch) được người Khmer gọi là ngày "phchum banh", nghĩa là lễ "góp bánh". Lễ Đonta vì vậy đôi khi cũng còn được gọi là lễ "Phchum banh". Sau khi kết thúc những nghi thức lễ tại chùa vào buổi sáng ngày lễ phchum banh, mọi người trở về nhà để làm lễ cúng ông bà gọi là lễ "sen chaktum". Theo truyền thống, lễ cúng ông bà thường được tổ chức tại gia đình của người lớn tuổi nhất, nơi có bàn thờ tổ tiên. Thông Thường thì lễ được tổ chức tại nhà của cha mẹ và tất cả con cái sẽ tập trung đến để cùng làm lễ cúng ông bà. Tùy theo khả năng tài chính của mỗi gia đình thành viên mà người ta có thể đóng góp nhiều hay ít, có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật (gạo, nếp, bánh trái…). Người ta làm cỗ, thắp nhang đèn để dâng cúng ông bà, tổ tiên, cầu xin vong hồn của họ được siêu thoát và van vái, cầu xin ông bà phù hộ. Một số nơi ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ người Khmer vẫn còn giữ tập quán làm thuyền đưa lễ vật theo ông bà và thuyền này được thả xuống sông. Sau đó người ta mời lối xóm, bạn bè đến cùng nhau ăn uống, vui chơi cho đến tối… Tính chất của lễ nông nghiệp thể hiện qua thời gian tổ chức lễ gắn với thời kỳ lên đòng đòng của cây lúa (lúa chửa) với tục "đưa cơm cho lúa"... Tính chất tín ngưỡng thờ tổ tiên thể hiện qua hình thức dâng cúng lễ vật cho "bà ông" (đon ta) đã quá vãng và trên căn bản này mà lễ "xá tội vong nhân" của Phật giáo được hòa nhập vào lễ hội Đonta. Sự "hợp nhất" các ý nghĩa của lễ hội Đonta đã làm cho nó có tầm quan trọng trong hệ thống lễ hội cộng đồng của người Khmer.  Nhận xét: Hiện nay lễ hội Đolta được tổ chức khắp nơi có các chùa phật giáo Nam Tông. Chính vì vậy dịp lễ này chỉ thu hút đa số là đồng bào Khmer tại địa phương và các tỉnh lân cận tham gia. Người Kinh và người Khmer cũng chỉ hưởng ứng những hoạt động vui chơi trong ngày lễ hội. Do đó cho tới nay lễ Đolta cũng chỉ ở quy mô nhỏ, chưa phát triển đúng tầm với những giá trị vốn có của nó. 2.4. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHAI THÁC LỄ HỘI KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH 2.4.1. Cơ sở hạ tầng 2.4.1.2. Hệ thống giao thông vận tải Như hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giao thông đường thuỷ rất thông dụng và thuận lợi. Tuy nhiên trước đây đường bộ chủ yếu dựa theo trục lộ nối với Vĩnh Long và gần như là độc đạo. Hiện nay với sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ mạnh mẽ của tỉnh cùng với Bến Tre và Tiền Giang hình thành tuyến đường bộ thứ hai để đi Thành phố Hồ Chí Minh qua các phà nối sông Cổ Chiên có thể rút ngắn rất nhiều cự ly (chỉ còn khoảng 120 km thay vì gần 200 km nếu đi trục lộ nối với Vĩnh Long). − Tuyến giao thông cho Khách du lịch: + Đường bộ: Tỉnh có 2.111,639 km đường bộ, quốc lộ chiếm 10,2%; tỉnh lộ 21,5%; huyện lộ 68,3%. Tỉnh đã và đang đầu tư phát triển mạng lưới đường bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại và du lịch. Từ tỉnh lỵ Trà Vinh đi đường bộ đến thành phố Hồ Chí Minh 200km, đến thành phố Cần Thơ 100km, đến khu du lịch Biển Ba Động 60km. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 43 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH + Đường thủy: Hệ thống bao gồm các trục dọc và trục ngang. Trục dọc gồm tuyến sông Cổ Chiên và Bassac. Kênh Trà Ngoa và Ba tháng Hai trục ngang có tuyến: Kênh Nguyễn văn Pho, sông Cần Chông, sông Bến Cát nối từ sông Hậu sang sông Tiền. Đó là những tuyến lưu thông hàng hoá đường thủy chính của Trà Vinh. Từ cửa biển Định An đi đến Côn Đảo mất từ 5 - 7 giờ chạy tàu, đi Cần Thơ mất khoảng 3 giờ chạy tàu. Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 05/9/2011 của Thủ tướng chính phủ thành lập Dự án Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào Sông Hậu; Cầu Cổ Chiên đã khởi công xây dựng và dự kiến khánh thành vào năm 2013; các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 53, 54, 60 đang triển khai là cơ hội tốt để du lịch lễ hội Trà Vinh xây dựng thương hiệu du lịch, quảng bá thu hút khách du lịch. Nhìn chung mạng lưới giao thông tỉnh Trà Vinh cũng đã và đang phát triển, các con đường trong thành phố nội ô đang được triển khai nâng cấp. Ngoài ra một số tuyến liên huyện đang dần được hoàn thiện không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của địa phương mà còn là giúp một lượng lớn khách tham quan dễ dàng tiếp cận những mùa lễ hội đông vui, tấp nập. Hơn nữa sự thuận lợi về giao thông còn góp phần tạo điều kiện cho những chương trình tham quan xuyên đồng bằng của du khách trong và ngoài nước, tuy nhiên cần đầu tư nâng cấp hơn nữa để tiến trình phát triển du lịch diễn ra thuận lợi hơn. Hình 2.2. bản đồ giao thông tỉnh Trà Vinh (Nguồn: www.google.com.vn) 2.4.1.3. Hệ thống bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước Theo sở văn hóa thể thao và du lịch Trà Vinh: Lưới điện: 100% xã phường, thị trấn được phủ lưới điện quốc gia, đang khởi công xây dựng đường dây và trạm 220 KV thứ hai (Vĩnh Long – Trà Vinh) để đưa điện nguồn về tỉnh nhằm nâng cao chất lượng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Trung tâm điện lực Duyên Hải được khởi công xây dựng với công suất 4.400 MW, dự kiến đến năm 2014 đưa tổ máy số 1 với công suất 1.200 MW vào hoạt động. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 44 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Cấp nước: Nhà máy nước tại thành phố Trà Vinh có công suất cấp nước 18.000m3/ngày đêm; dự kiến nâng cấp mở rộng công suất 50.000m3/ngày đêm. Ngoài ra tại các thị trấn, khu dân cư đều có trạm cấp nước công cộng, hệ thống ống dẫn nước mới. Đang dự kiến đầu tư thêm một nhà máy nước có công suất 18.000 m3/ngày đêm tại huyện Duyên Hải. Bưu chính viễn thông: Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh đã được hiện đại hóa, phủ sóng đều khắp trong tỉnh, cả nước và trên thế giới, mọi thông tin liên lạc từ các nơi đều được phục vụ theo nhu cầu của khách hàng với những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnammobile,... Vào những ngày lễ hội nhu cầu điện nước tăng lên gắp nhiều lần, vì thế với những điều kiện về điện, nước, bưu chính viễn thông tốt thì chất lượng đảm bảo cho các chương trình, sự kiện diễn ra thuận lợi và thành công. Do đó những yếu tố này góp phần không nhỏ trong công cuộc khai thác các lễ hội vào phát triển du lịch ở Trà Vinh. 2.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 2.4.2.1. Khu vui chơi giải trí và cơ sở lưu trú Theo Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Trà Vinh: Cùng với sự phát triển của lượng khách du lịch, Trà Vinh đã đầu tư và xây dựng nhiều khu du lịch cũng như góp phần tạo thêm nhiều tour tuyến, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Hiện nay toàn tỉnh có: Khu du lịch sinh thái hàng dương Mỹ Long, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh; Khu du lịch sinh thái Cù Lao Long Hòa, xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh; Khu du lịch sinh thái Cù Lao Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh; Khu du lịch sinh thái Cù Lao Tân Qui, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh;Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động; Về cơ sở lưu trú phục vụ du khách trong những năm gần đây toàn tỉnh có gần 60 cơ sở đã được thẩm định, xếp loại và 5 công ty hoạt động lữ hành nội địa. Tổng cộng: 69 cơ sở lưu trú (1 Nhà khách, 4 khách sạn 2 sao, 10 khách sạn 1 sao, 54 cơ sở lưu trú đạt chuẩn). 7 nhà hàng phục vụ cùng lúc từ 500 khách trở lên. Tuy nhiên vào thời điểm diễn ra lễ hội vẫn chưa cung cấp đủ chổ lưu trú cho khách du lịch. Dự kiến trong thời gian tới, sở văn hóa thể thao và du lịch, hiệp hội du lịch tỉnh Trà Vinh sẽ thường xuyên phối hợp mở các lớp tập huấn về quản lý cơ sở lưu trú, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, các lớp nghiệp vụ buồng, bàn, lễ tân cho lao động tại các cơ sở lưu trú trong tỉnh. 2.4.2.2. Hệ thống dịch vụ ăn uống Hệ thống phuc vụ ăn uống ở Trà Vinh rất phong phú và đa dạng phân bố tập trung đông đúc hơn cả là ở trung tâm thành phố với những món ăn đặc sản đậm đà bản sắc văn hóa của cả ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Những quán ăn được mọc lên ngày càng nhiều với quy ô lớn nhỏ khác nhau. Hiện tại tại trung tâm thành phố có khoảng 10 nhà hàng và nhiều quán ăn phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của cư dân địa phương cũng như du khách đến tham quan. Ngày nay các nhà hàng, quán ăn không chỉ quan tâm đến chất lượng món ăn mà còn chú trọng cả không gian và phong cách phục vụ tận tình chu đáo tại quán để thu hút và tạo ấn tượng tốt cho thực khách. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 45 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 2.4.3. Nguồn nhân lực trong du lịch Đây được xem là bộ phận trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động du lịch. Hiện nay toàn nghành du lịch có 214 cán bộ, công chức (Do sở văn hóa thể thao và du lịch quản lý). Trong đó 39 đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học (Chiếm 18.2 %); 64 lao động trình độ sơ cấp trung cấp (Chiếm 30%); 111 lao động phổ thông (Chiếm 51.8%), 57 quản lý, 157 lao động trực tiếp, năm 2011 có 11 người được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa. Mặt dù trình độ lao động trong hoạt động du lịch còn thấp, nhưng tỉnh vẫn đang cố gắng triển khai những phương thức thu hút nguồn lực và nâng cao đào tạo trình độ cho đội ngũ lao động tại địa phương. (Đặc biệt trong tỉnh hiện nay có trường Đại Học Trà Vinh, là nơi hứa hẹn đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai). 2.4.4. Điều kiện ưu đãi Các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động,... Trong những năm qua tỉnh đã có những nổ lực trong việc cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh, áp dụng qui định đăng ký đầu tư theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và thời gian qua đã vận hành khá tốt không có trường hợp quá hạn trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư. Bên cạnh đó Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND ngày 14/02/2007 của UBND tỉnh về việc áp dụng một số chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 17/01/2008 về việc điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng một số chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ban hành tại Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND ngày 14/02/2007. Quyết định số 215/QĐ-UBND ngày 04/02/2008 của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ cho các ngành và địa phương thực hiện một số nhiệm vụ nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14/10/2008 về việc quy chế phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp nhằm mục đích kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 10/03/2010 ban hành quy chế phối hợp, cung cấp thông tin và trình tự thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng và nhanh chóng cho các nhà đầu tư khi thực hiện việc đăng ký đầu tư. Về môi trường đầu tư: Theo báo cáo tổng hợp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Trà Vinh đã có sự cải thiện rõ rệt trong 03 năm qua: Năm 2007 đứng thứ hạng 28/64 tỉnh, thành; Năm 2008 đứng thứ hạn 25/64 tỉnh, thành; Năm 2009 đứng thứ hạng 17/63 tỉnh, thành của cả nước. Điều đó chứng tỏ tỉnh Trà Vinh đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, minh bạch, được cộng đồng doanh nghiệp đồng tình hưởng ứng. Ngoài ra, nếu nhà đầu tư có nhu cầu, Trung tâm xúc tiến Đầu tư và Thương mại - Du lịch Trà Vinh sẽ tư vấn miễn phí về: Địa điểm đầu tư, thủ tục thành lập doanh nghiệp, chính sách ưu đãi đầu tư…; Đồng thời Trung tâm xúc tiến ĐT & TM-DL sẽ sử dụng kinh phí xúc tiến hỗ trợ một phần chi phí để lập các hồ sơ: Giấy TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 46 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH chứng nhận ĐKKD, hồ sơ thành lập doanh nghiệp, trích lục hồ sơ đất đai, khắc dấu, phòng cháy chữa cháy… Với các điều kiện ưu đãi đó, cho phép tỉnh TRà Vinh thu hút nhiều đầu tư trong phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. 2.4.5. Các nhân tố khác Tỉnh Trà Vinh có thực trạng và tiềm năng rất tốt, đặc biệt là tài nguyên du lịch biển và sông nước. Trà Vinh là nơi đất, trời sông, nước, thảm thực vật xanh quanh năm, phong cảnh rất hữu tình. Các tuyến du lịch sông nước, các cù lao… đều rất có triển vọng: tham quan những cảnh đẹp của làng quê miền Tây dọc hai bờ sông, tham quan những vườn cây ăn trái đưa du khách tiếp xúc với những sinh hoạt văn hoá đặc trưng, giàu bản sắc của dân cư miền Tây nói chung, Trà Vinh nói riêng. Rừng là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị cao, nhất là du lịch sinh thái. Ngoài ra, du khách có thể đến du lịch Trà Vinh theo loại hình du lịch văn hoá lịch sử thăm viếng Đền thờ Bác Hồ, các ngôi chùa mang đậm tính mỹ thuật điêu khắc của sắc thái văn hoá Khmer. Để thực hiện những chương trình tham quan như vậy thì công ty du lịch được xem là cầu nối giữa khách du lịch với những điểm tham quan. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có một số công ty du lịch như: Công ty du lịch Trà Vinh, Công ty du lịch Thanh Trà, Công ty cổ phần du lịch Đại Nam. Những công ty này sẽ là đơn vị hỗ trợ giúp du khách có thể liên hệ tư vấn và thực hiện chương trình du lịch đến với những điểm tham quan hấp dẫn cũng như đặt trước chương trình tham quan vào những dịp lễ hội, tạo nhiều tiện lợi cho khách khi muốn đến tham quan. Thêm vào đó, trong hành trình du lịch, chợ và siêu thị được xem là những điểm dừng chân tham quan mua sắm rất cuốn hút đối với khách tham quan. Trong địa bàn Trà Vinh hiện nay có siêu thị Coopmart, chợ Trà Vinh, chợ Bạch Đằng, Chợ phường 6, chợ đêm bày bán đủ các loại hàng hóa cũng như những đặc sản nổi tiếng của địa phương như bún nước lèo Trà Vinh, các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo, lươn um lá cách, cá cháy Cầu Quan, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, vọp chong nướng lụi, bánh xèo, bánh ống, bánh canh Bến Có…đến đây du khách không những có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn ngon mà còn có thể mua những sản vật địa phương vê làm quà cho bạn bè và người thân. Với những điều kiện thuận lợi như vậy sẽ có nhiều điều kiện cho du khách thực hiện những chuyến tham quan lễ hội kết hợp, hình thành chương trình tham quan hoàn chỉnh để du khách vừa có dịp tham gia lễ hội, vừa có dịp tham quan những danh thắng tại vùng đất Trà Vinh. 2.4.6. Nhận xét chung Với những điều kiện trên sẽ giúp Trà Vinh khai thác lễ hội của đồng bào Khmer một cách dễ dàng hơn vì đây là những nhân tố góp phần phục vụ du khách để du khách tham gia lễ hội một cách thuận tiện và dễ dàng hơn, đồng thời cũng là những nhân tố góp phần kích thích sự hứa hẹn trở lại với Trà Vinh vào những dịp lễ hội đặc biệt là lễ hội của đồng bào Khmer đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, cũng TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 47 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH như là bàn đạp giúp sự khai thác lễ hội vào trong du lịch một cách nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao hơn. 2.5. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH TRONG DU LỊCH 2.5.2. Hiện trạng chung về hoạt động du lịch tỉnh Trà Vinh Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có sông, biển, rừng ngập mặn, vùng sinh thái đa dạng, phong phú rất phù hợp cho công việc phát triển du lịch. Đặc biệt thành phố Trà Vinh được xem là Đô thị xanh của Đồng bằng Sông Cửu Long với hàng ngàn cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Trà Vinh có khoảng 30% là đồng bào dân tộc Khmer đang chung sống cộng với đồng bào Kinh, Hoa tạo nên nét văn hóa đa dạng, phong phú của 03 dân tộc, với các di tích lịch sử văn hóa như Đền thờ Bác Hồ, cụm di tích văn hóa du lịch Ao Bà Om, chùa Âng, bảo tàng văn hóa Khmer, biển Ba Động, rừng Đước Long Khánh, di tích tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu, biển Mỹ Long, cù lao cây ăn trái Tân Qui, cù Lao Long Trị…. Với tầm nhìn xa hơn ra biển Đông, là khai thác tour Côn Đảo từ lợi thế khoảng cách khá gần. Chỉ tiếc là những tour này chưa thực hiện được, dù những năm 2004- 2006, du lịch Trà Vinh có hướng đầu tư các tàu cánh ngầm đi Côn Đảo. Cùng với đó, hàng năm Trà Vinh tổ chức nhiều lễ hội làm say lòng du khách như lễ Chol Chnam Thmây, lễ Dolta, lễ OkomBok...của đồng bào Khmer, lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, Vu Lan thắng hội. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch nổi tiếng bao gồm như tôm khô Vinh Kim, dừa sáp Cầu Kè, nước mắm rươi Ba Động, bánh canh Bến Có, rượu Xuân Thạnh, bénh tét Trà Cuôn, Cốm dẹp, bún nước lèo, chù ụ rang me… Ngoài ra còn có các làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu như tre, trúc, cây dừa, lát, lục bình, các loại tranh ghép gỗ, tạo hình từ gốc cây, vẽ trên lá thốt nốt, lá buôn… Cũng như đang xây dựng, phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm đặc trưng nổi tiếng như: chiếu Cà Hom, cốm dẹp Ba So, rượu Xuân Thạnh, bánh tét Trà Cuôn, chế biến hải sản ở thị trấn Mỹ Long và xã Đông Hải. Theo ông Phan Hoàng Linh- Trung tâm Thông tin- Xúc tiến du lịch Trà Vinh: “Xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo tập trung kêu gọi đầu tư, tiếp tục đầu tư có trọng điểm hoàn thiện các dự án phát triển du lịch như: dự án Khu văn hóa du lịch Ao Bà Om, Khu du lịch biển Ba Động. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch và quy hoạch mới các khu du lịch sinh thái cù lao: Long Trị, Long Hòa, Tân Quy, cồn Hô…”. Đặc biệt, khi luồng tàu biển cho tàu có trọng tải lớn đi qua huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải, tỉnh Tiền Giang nối liền Cảng quốc tế Cần Thơ ra biển Đông, Cầu Cổ chiên, quốc lộ 60 nối liền tỉnh Trà Vinh sang tỉnh Bến Tre, nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải, khu kinh tế Định An được hình thành sẽ là những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch và phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong dịp thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tổ chức Hội chợ Lúa gạo và Xúc tiến Thương mại - Du lịch gắn với Lễ hội Ok - Om - Bok (Hội chợ) tỉnh Trà Vinh năm 2013, diển ra từ ngày 12-17/11/2013, tại trung tâm văn hóa tỉnh. Hội chợ lần này có qui mô cấp tỉnh, tầm ảnh hưởng đến khu vực ĐBSCL, là một cơ hội lớn cho Trà Vinh quảng bá sản phẩm du lịch đặc sắc tại địa phương, thu hút khách gần xa cũng như chứng minh cho các nhà đầu tư thấy đến những tiềm năng phát triển lễ hội. Hiện tại để chào đón Ok OM Bok, hệ thống bờ kè ở sông Long TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 48 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Bình và một số tuyến đường giao thông đã được tu sữa, nâng cấp và tiếp tục được đầu tư, hứa hẹn đem đến diện mạo nới cho tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế như các điểm du lịch chưa được đầu tư xây dựng mới, không có sự thay đổi, các điểm tham quan hiện đang bị xuống cấp, bên cạnh đó là vấn đề môi trường tại các điểm tham quan đang trong tình trạng cấp bách, việc đó đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hấp dẫn của điểm du lịch (Có thể thấy tình trạng ô nhiễm Ao Bà Om, biển Ba Động ở Trà Vinh là do một phần ý thức của khách du lịch, tình trạng xả rác, cỏ dại mọc đầy...). Vào các thời điểm cao điểm các công ty du lịch cũng không xây dựng các chương trình mới tận dụng những dịp lễ hội của người dân trên địa bàn tỉnh, chưa tận dụng để hình thành được một mùa du lịch. Đội ngũ nhân viên phần đông chưa được đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực du lịch, thông tin cung cấp về điểm tham quan không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu đa dạng của từng nhóm khách. Ở Trà Vinh hiện có các công ty du lịch (Công ty cổ phần du lịch Trà Vinh và công ty du lịch Thanh Trà trực thuộc khách sạn Thanh Trà, Công ty cổ phần du lịch Đại Nam...), số lượng công ty quá ít, vấn đề liên kết với các công ty lữ hành khác vẫn còn trong tình trạng bắt đầu, vì vậy làm hạng chế một số lượng khách đáng kể. Mặt khác các công ty du lịch chủ yếu khai thác các tour ngắn (chủ yếu là trong một ngày), không có sự sáng tạo, đổi mới. Các điểm du lịch tiềm năng lại không được khai thác (Biển Ba Động, Ao Bà Om, Chùa Âng...) vì vậy đã hạng chế sự phong phú cũng như đa dạng sản phẩm du lịch của tỉnh. Các công ty hiện nay mặc dù đã đưa vào khai thác một số chùa nhưng lại thụ động trong sự luân chuyển chương trỉnh du lịch (Có thể đưa ra một vải tour ở trà Vinh : Đi chùa Âng sau đó tiếp tục đưa khách tiếp tục đi tham quan chùa Hang...dễ gây sự nhàm chán cho khách). Trà Vinh giáp với các tỉnh có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ như : Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, bên cạnh đó sự phát triển du lịch của các tỉnh này đã đạt được những thành quả bước đầu, thế nhưng Trà Vinh vẫn còn là một tỉnh khá trầm về hoạt động du lịch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trà Vinh là một tỉnh xa trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm xa hệ thống quốc lộ 1A xuyên Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hiện nay có các trục lộ chính vào Trà Vinh như : Quốc lộ 53 từ Vĩnh Long đi Trà Vinh (Quốc lộ 53 dài 168km, đoạn đi qua Trà Vinh dài 126km rất hẹp, hệ thống cầu đường kém chất lượng) ; hoặc nếu muốn đi qua Bến Tre thì phải mất thời gian qua phà Cổ Chiêng (mới có dự án xây cầu nối giữa Bến Tre với Trà Vinh nhưng vẫn chưa được tiến hành) ; quốc lộ 54 đi xuyên qua các huyện Bình Minh, Trà Ôn để đến với Trà Vinh. Tuy nhiên có thể thấy đây chỉ là quốc lộ một chiều đến Trà Vinh và không thông với các tỉnh khác, bắt buột phải quay về đường cũ, đây cũng là con đường nhỏ hẹp, nhiều cầu cống (Hệ thống cầu còn thô sơ, sức chịu trọng tải thấp, chủ yếu là cầu cây...) vì vậy mà các loại xe du lịch lớn khó có thể di chuyển qua khung đường này. Quốc lộ 60 nối với Trà Vinh tuy có sữa chữa nhưng hiện nay chưa được lưu thông rộng rãi để đến với Trà Vinh. Mặt khác hệ thông giao thông trong tỉnh, mặt bằng chung còn quá nhỏ hẹp, chất lượng của mặt đường không được đảm bảo, nhiều con đường vẫn đang trong thời gian thi công, tốc độ thi công chậm, hầu hết các con đường bị hư hại nhiều. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 49 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 2.5.2.1. Hiện trạng khách du lịch Một điều dễ nhận thấy là đa số khách tham quan đến tham quan Trà Vinh thường theo chương trình ngắn ngày đối với những vùng phụ cận Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ hay chỉ là những điểm dừng chân trong hành trình tham quan xuyên đồng bằng đối với những du khách ở xa. Khách đến Trà Vinh đa phần là khách nội địa, rất ít khách quốc tế, khách chỉ tập trung đông đút vào những dịp lễ hội,...còn những ngày bình thường khách thưa thớt chủ yếu là mang tính tự phát, trung bình 400.000 đến 500.000 lượt khách/năm. Kết quả cả năm 2012, du lịch Trà Vinh đã đón và phục vụ 270.000 lượt khách, trong đó có 5.800 lượt khách quốc tế; tổng thu du lịch đạt 74,296 tỷ đồng. Chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2013 của Ban chỉ đạo về phát triển du lịch tỉnh. Theo báo cáo đến cuối tháng 6/2013, tổng số khách do ngành du lịch Trà Vinh phục vụ là 141.000 lượt (trong đó có 3.020 khách quốc tế), đạt 51,84% kế hoạch, tăng 8,46% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt 69.911 lượt (có 2.291), đạt 50,66% kế hoạch, tăng 28,01% so với cùng kỳ, khách đi du lịch do các công ty lữ hành trong tỉnh tổ chức đạt 1.646 người (có 49 khách đi du lịch nước ngoài). Tổng doanh thu ngành du lịch đạt 38,749 tỷ đồng. 2.5.2.2. Hiện trạng hoạt động cơ sở vật chất kỷ thuật − Hiện trạng hoạt động cơ sở lưu trú : Với tổng cộng 69 cơ sở lưu trú (1 Nhà khách, 4 khách sạn 2 sao, 10 khách sạn 1 sao, 54 cơ sở lưu trú đạt chuẩn) như Nhà Khách Cửu Long, Khách sạn Thanh Trà, Khách sạn Palace (II), Khách sạn Gia Hòa 1... Cùng với sự phát triển và kêu gọi đầu tư du lịch, hiện nay tỉnh Trà Vinh có nhiều khách sạn được khởi công sữa chựa và xây dựng mới, một số khách sạn đã được cải tạo, nâng cấp nhu cầu nghĩ ngơi của du khách. Hiện nay số khách sạn trong tỉnh đã tăng gấp 4 lần so với đầu năm 2005. Phong cách và chất lượng phục vụ dần được đổi mới như với nhiều loại dịch vụ hoặc đầu tư : dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe,massage, karaoke, ...Thái độ phục vụ chuyển biến tích cực tạo tâm lý vui vẻ, thỏa mãn cho khách du lịch. Nhìn chung hoạt động du lịch ở Trà Vinh còn mang tính mùa vụ cao. Các cơ sở lưu trú tuy đủ cho khách vào những ngày thường, nhưng vào những dịp lễ hội như lễ Ok Om Bok, hay những dịp tổ chức sự kiện lại không đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho du khách. − Hiện trạng hoạt động cơ sở ăn uống: Hệ thống cơ sở ăn uống ở Trà Vinh rất phong phú như Nhà hàng Lá Trầu Xanh, Nhà hàng Thanh Trà, Nhà hàng Hương Lực, Nhà hàng Hoàng Châu, Nhà hàng sinh thái Mỹ Khánh, Nhà hàng La Vang, Nhà hàng Sao Biển ....với những món ăn đặc sắc và nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, phân bố tập trung đông đút hơn cả là ở trung tâm thành phố. Những quán ăn thường tụ tập ở những nơi đông đút như công viên, các điểm du lịch, những khu chợ... Về đêm tại trung tâm thành phố Trà Vinh các hoạt động phục vụ ăn uống diễn ra sôi nỗi ở hai bên đường với nhiều món ăn hấp dẫn và bắt mắt. Có thể thấy hoạt động phục vụ ăn uống về đêm cũng là một yếu tố thu hút du khách đến đây mua sắm và tham quan. 2.5.2.3. Hiện trạng về kết quả hoạt động du lịch TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 50 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Nhìn chung hoạt động du lịch Trà Vinh tăng đều qua các năm đóng góp doanh thu chung của tỉnh một nguồn thu đáng kể. Điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây: Bảng 3. Tổng doanh thu du lịch giai đoạn 2008 – 2012 ĐVT: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng doanh thu 31,500 39,000 55,650 65,859 74,296 (Nguồn : Sở văn hóa thể thao và du lịch Trà Vinh) 80,000 74,296 Tổng doanh thu 70,000 65,859 55,650 60,000 50,000 39,000 40,000 31,500 30,000 20,000 10,000 0 2008 2009 2010 2011 2012 Biểu đồ 1 : Tổng doanh thu du lịch giai đoạn 2008 – 2012 Nhìn vào bảng kết quả và biểu đồ cho thấy doanh thu du lịch tăng đều qua các năm. Năm 2008 doanh thu đạt 31,500 tỷ đồng đến năm 2012 đã tăng lên 74,296 tỷ đồng, tăng 2,56 lần. Tốc độ tăng bình quân qua các năm là 1,24 lần. Như vậy tốc độ doanh thu của tỉnh tăng tương đối ổn định qua các năm, mặt dù trong quá trình phát triển chưa có những bước đột phá vượt bậc, nhưng đây cũng là những thành tích khả quan hứa hẹn nhiều thắng lợi mới trong tương lai. 2.5.2.4. Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến Cùng với các ngành, các cấp, ngành Văn hoa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Trà Vinh đã tập trung tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao và du lịch mang ý nghĩa thiết thực, phục vụ hiệu quả yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương. Nổi bật là công tác tổ chức tuyên truyền, phục vụ kỷ niệm các ngày lễ, tết, lễ hội cổ truyền của dân tộc, những sự kiện quan TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 51 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH trọng của đất nước cũng như các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh như: Phục vụ lễ hội “Mừng Đảng - Mừng Xuân Tân Mão 2011”; kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 36 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất Tổ quốc; Ngày Quốc tế lao động; kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 66 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9; 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển; Chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Chào mừng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016,... Ngành đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, cổ động trực quan, như: phóng vẻ pa-nô, băng cờ, khẩu hiệu; tổ chức nhiều cuộc triển lãm chuyên đề với nhiều sách báo, hình ảnh, hiện vật mới lạ sinh động phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ của cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân và in ấn nhiều biển hiệu quảng bá vào các ngày Lễ hội Nghinh Ông ở huyện Cầu Ngang, lễ Vu Lan Thắng hội ở huyện Cầu Kè, Tết Chol Chnam Thmay, lễ Sen Đôl Ta, lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer... Tỉnh còn tham gia tham gia “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng đồng bào Khmer Nam Bộ” ở Ang Giang và Festival Ok Om Bok ở Sóc Trăng năm 2013. Theo Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1713/QĐ-UBND, mỗi địa phương (cấp huyện) phấn đấu có ít nhất 02 mô hình ‘‘Cơ sở, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa đạt các tiêu chuẩn vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại”; Phấn đấu đến năm 2015, có ít nhất 20 sản phẩm đặc trưng được đưa vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại của cả nước và thiết lập kênh phân phối tại thị trường các nước: Campuchia, Lào, Myanma nhằm quảng bá sản phẩm cũng như du lịch trong nước. 2.5.3. Hiện trạng khai thác lễ hội của đồng bào Khmer, tỉnh Trà Vinh 2.5.3.1. Hiện trạng về tình hình khai thác du lịch lễ hội Khmer Nhắc đến Trà Vinh, một trong những tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer, người ta thường nhớ ngay đến những trận đua ghe ngo diễn ra hàng năm tại sông Long Bình của dân tộc Khmer và gắn liền đó là lễ hội Ok Om Bok vô cùng đặc sắc, ngoài ra nhắc đến người Khmer người ta còn nghĩ đến lễ tết Chol Chanam Thamay hay lễ Sen Đolta – những điều được chú trọng đăng nhiều trên báo chí và sóng phát thanh, truyền hình cụ thể điểm khởi đầu đánh một dấu mốc cho lễ hội Khmer là vào năm 2005. Điều này cho thấy giá trị về mặt lễ hội của đồng bào Khmer đã được khai thác để gây sức hút đối với mọi người khắp nơi. Từ năm 2005 đến nay Trà Vinh không chỉ chú trọng xúc tiến du lịch không chỉ là các loại hình sinh thái, tắm biển mà còn là loại hình văn hóa - về nguồn đặc biệt là loại hình du lịch lễ hội với những lễ hội truyền thống lớn của dồng bào Khmer. Mốc 2005 cũng được đánh dấu bởi sự kiện « Những ngày văn hóa Khmer Hà Nội » diễn ra vào ngày 27 – 30/10/2005 tại trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Vân Hồ - Hà Nội) với sự tổ chức của ban văn hóa Trung Ương ; Hội đồng dân tộc của Quốc hội ; Bộ văn hóa thông tin ; Ủy ban dân tộc và Ủy Ban của 9 tỉnh miền Tây Nam Bộ : Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tây Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Long. Sự kiện này đã đưa giá trị văn hóa Khmer đến gần với người dân thủ đô cũng như đã gây được tiến vang lớn đến người dân cả nước và bạn bè quốc tế. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 52 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Tỉnh Trà Vinh đã tổ chức nhiều liên hoan, hội diễn văn nghệ, đưa đoàn văn nghệ đi tham gia các cuộc lên hoan, hội diễn. Đặt biệt tỉnh Trà Vinh đăng cai tổ chức thành công ngày hội hội văn hóa thể thao dân tộc Khmer Nam Bộ lân thứ III năm 2005. Kết quả đã góp phần động lực thúc đẩy cho việc khai thác lễ hội vào du lịch không ngừng phát triển, qua đó cũng có thể phát hiện những tài năng, bổ sung cho đội ngũ làm công tác văn hóa nghệ thuật Khmer của tỉnh ngày càng được nâng cao về số lượng lẫn chất lượng phục vụ các dịp lễ hội. Cũng bắt đầu từ năm 2005, tỉnh Trà Vinh đã đẩy mạnh tập trung đầu tư vào các lễ hội của đồng bào Khmer đặc biệt là lễ hội Ok Om Bok với nhiều chương trình hấp dẫn đi kèm theo gây được sự chú ý của người đi du lịch trong và ngoài nước. Lễ hội Ok Om Bok những năm gần đây như năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và mới đây nhất năm 2013 đã có những bước tiến bộ hơn cho thấy việc khai thác các lễ hội vào du lịch ngày càng được quan tâm, hiện nay trong tỉnh đang có chủ trương phát triển lễ hội Chol Chanam Thamay và Sen Dolta thành những lễ hội có tầm ảnh hưởng đến người dân đặc biệt là thúc đẩy nền du lịch tỉnh nhà thêm phong phú và hấp dẫn du khách gần xa đến với Trà Vinh. 2.5.3.2. Hiện trạng về điểm du lịch diễn ra lễ hội Lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer nhìn chung được diễn ra hầu hết ở các huyện trong đó phải kể đến là các huyện Cầu Kè, Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần và đặc biệt là ở Trung tâm Thành Phố Trà Vinh. Tuy nhiều nơi tổ chức lễ hội của người Khmer nhưng ở các huyện thì chủ yếu phục vụ cho hầu hết người dân địa phương vì ở những vùng huyện còn thiếu cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ khách tham quan nên quy mô diễn ra lễ hội thường không bằng ở trung tâm thành phố vì ở đây thuận lợi hơn về các mặt trong tổ chức lễ hội cũng như phục vụ khách du lịch đến tham gia lễ hội. Ở trung tâm thành phố Trà Vinh lễ hội thường diễn ra tại các chùa như lễ Ok Om Bok, Chol Chanam Thmay, Sen Dolta... nơi thường được tổ chức lễ hội là ở quần thể Ao Bà Om – Chùa Âng và Chùa Hang. Hàng năm các lễ hội được tổ chức ở hai điểm du lịch này nên có thể được xem là những địa điểm chính để các nhà tổ chức cũng như nững công ty thiết kế chương trình tour tổ chức và đưa du khách đến. Trước khi diễn ra lễ hội, các điểm được trang hoàng và chuẩn bị chào đón du khách một cách trang nghiêm trong không khí của những ngày Lễ hội. Tuy nhiên một thực tế cho thấy tại những điểm tổ chức lễ hội lại thiếu sự quản lý chặt chẽ, tình hình ô nhiễm do du khách vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến cảnh quan. Ao Bà Om sau lễ hội lại là một nơi chứa đầy những rác là rác. Tại các chùa như chùa Âng, Chùa Hang tình trạng xuống cấp nhận thấy rõ rệt, có thể nhìn thấy một số nơi bị khách du lịch tô, vẽ một số chữ hình ảnh làm mất thẩm mỹ của chùa, một số khu cây cảnh bị đạp gãy, hay do một số yếu tố khách quan như các bức tường đã bị cũ kỷ theo thời gian nên có tình trạng bị nứt, bị xuống cấp...nạn mất cấp khi tham gia lễ hội tại các điểm vẫn còn xảy ra do phần quản lý an ninh trật tự chưa được tốt lắm khi có một lượng người khá lớn đổ xô về. 2.5.3.3. Hiện trạng về tình hình hoạt động du lịch lễ hội Theo Sở văn hóa thể thao và du lịch Trà Vinh trong địa bàn tỉnh hiện nay du lịch lễ hội phát triển chủ yếu ở trung tâm thành phố Trà Vinh. Khách tập trung không đồng đều tại các điểm tham quan khác nhau của tỉnh. Một số điểm tham TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 53 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH quan thường được du khách tham quan như Khu du lịch Ao Bà Om – chùa Âng, chùa Hang... theo lời của các ban quản lý thì điểm thu hút nhất trung bình hàng ngày có khoảng 300 đến 400 lượt khách đến tham quan, các mùa cao điểm có thể lên tới 800 đến 900 khách mỗi ngày. Đặc biệt vào các dịp lễ hội Ok Om Bok số lượng khách tăng lên đáng kể khoảng 250 đến 300 nghìn người từ khắp mọi miền đất nước và cả khách nước ngoài. Đi cùng với lễ hội thì tại trung tâm thành phố cũng thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động kèm theo : Lễ Ok Om Bok 2008 được tỉnh tổ chức gắn với năm du lịch quốc gia Mekong Cần Thơ năm 2008 với chủ đề « Miệt vườn sông nước Cửu Long » và hội chợ thương mại – dịch vụ - làng nghề trong Ok Om Bok 2009 được tổ chức vào ngày 26/10/2009 – 01/11/2009 với chủ đề « liên kết hội nhập cùng phát triển » quảng bá về con người và vùng đất tỉnh Trà Vinh. Đặt biệt là hội đua ghe ngo trên sông Long Bình thu hút 20.000 người từ khắp nơi trong và ngoài nước đến tham dự. Hoạt động Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer diễn ra vào ngày (10/11/2011) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, vui chơi giải trí. Chiều 9/11/2011, giải đua ghe ngo tỉnh Trà Vinh năm 2011 đã diễn ra tại đường đua sông Long Bình. Giải đã thu hút hàng nghìn khán giả đến sông Long Bình - TP Trà Vinh để theo dõi và cổ vũ cho giải đấu. Cùng ngày, tại khu vực ao Bà Om, đã diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, chạy vòng quanh Ao Bà Om. Cùng với các hoạt động thể thao, đêm 10/11, tại khu văn hoá du lịch Ao Bà Om, hàng ngàn người dân đã được thưởng thức chương trình văn nghệ sân khấu hóa lễ hội cúng trăng. Dịp này, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh đã trao tặng 20 phần quà cho trẻ em người dân tộc Khmer nghèo hiếu học của tỉnh; Công ty TNHH Thành Hiếu tặng 20 phần quà cho trẻ em người dân tộc Khmer nghèo hiếu học Phường 8, thành phố Trà Vinh. Ngoài ra, trong dịp lễ hội Ok Om Bok năm nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Sở Công thương; Các cơ quan ban ngành tỉnh và Công ty cổ phần Làng nghề Việt thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức Hội chợ Thương mại Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Trà Vinh (từ ngày 04/11 đến 10/11/2011). Tham gia Hội chợ - Triển lãm, có 250 gian hàng trưng bày của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia; Hàng đêm có chương trình ca nhạc của các ca sĩ, nghệ sĩ TP. Hồ Chí Minh biểu diễn. Qua 07 ngày đêm diễn ra Hội chợ thu hút trên 42.000 ngàn lượt người đến tham quan và mua sắm. Chào mừng Lễ hội Ok-Om-Bok năm 2012, ngoài các họat động chính tại lễ hội như: chương trình lễ chính “Tạ ơn thần Trăng”, thả lồng đèn, đua ghe ngo, diễu hành đường phố, trển lãm văn hóa dân tộc Khmer, giao lưu biểu diễn nghệ thuật Khmer Nam Bộ, đua xe môtô, các hoạt động hội thi, trò chơi dân gian, hội chợ triển lãm…tỉnh Trà Vinh tổ chức “Hội chợ xúc tiến Thương mại - Du lịch gắn với Lễ hội Ok-Om-Bok” từ ngày 24 - 28/11 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Trà Vinh. Đây là một hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Ok-Om-Bok tỉnh Trà Vinh năm 2012. Quy mô Hội chợ Triển lãm có hơn 360 gian hàng của các đơn vị tham gia từ các tỉnh, thành cả nước gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 54 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bạc Liêu và Trà Vinh. Chương trình được tài trợ bởi: Công ty Lương thực Trà Vinh; Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam - Nhãn hàng bia Foster; Công ty Cổ phần Vitek VTB Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty TNHH Thủy hải sản Sài Gòn - Mê Kông; Công ty Mía đường Trà Vinh - Tổng công ty Mía đường 1; Công ty cổ phần Dược phẩm TV.Pharm; Công ty TNHH Nestle Việt Nam; Công ty cổ phần Trà Bắc; Trung tâm Thông tin di động Việt Nam Mobile. Gắn với hoạt động của Hội chợ là Hội thi hát Karaoke “Ngôi sao mùa Lễ hội” do Công ty Cổ phần Vitek VTB Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ và chương trình ca, vũ, nhạc, kịch hàng đêm đặc sắc, hấp dẫn. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tổ chức Hội chợ Lúa gạo và Xúc tiến Thương mại - Du lịch gắn với Lễ hội Ok - Om - Bok (Hội chợ) tỉnh Trà Vinh năm 2013, diển ra từ ngày 12-17/11/2013, tại trung tâm văn hóa tỉnh. Hội chợ lần này có qui mô cấp tỉnh, tầm ảnh hưởng đến khu vực ĐBSCL; đã thu hút khoảng 200 DN và 400 gian hàng. Ngoài chương trình văn nghệ hàng đêm, còn nhiều chương trình giao lưu: Hội thi ẩm thực chế biến các món ngon từ gạo (phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh thực hiện), chương trình giao lưu nông dân và các nhà cung cấp (phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Công ty cổ phần phân bón Bình Điền thực hiện). Trong đó, các nhà cung cấp gồm giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quy trình chăm sóc và trồng mới: Giới thiệu, phân tích và hướng dẫn nông dân thảo luận giữa nông dân và các nhà cung cấp. Tại các huyện Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Kè lễ Sen Dolta dược tổ chức với quy mô khá lớn. Nhà tổ chức đã tổ chức 7 suất văn nghệ phục vụ người dân cũng như du khách do đoàn văn hóa nghệ thuật Ánh Bình Minh biểu diễn đã thu hút khoảng 1300 lượt người xem. Vào tháng 10/2013 vì trùng với lễ Sen Dolta nên dịch vụ tiêu dùng của tỉnh ước đạt 4.084 tỷ tăng nhẹ 0,97% so với tháng 9 và so với cùng kỳ giảm 4,53%. Song song với các lễ hội Ok Om Bok, Sen Dolta lễ hội tết Chol Chanam Thamay cũng được tỉnh chú trọng đầu tư với mức hoành tráng, nhiều chương trình nghệ thuật ca múa Khmer được biểu diễn phục vụ người xem và khách đến tham quan. Các nhà lãnh đạo còn đích thân chúc tết tới người dân và các sư sãi trong chùa làm tăng tính trang trọng và quy mô của lễ hội. Những ngày diễn ra lễ tết ướt tính có khoảng 2400 lượt khách đến tham gia và ăn mừng ngày tết với đồng bào dân tộc Khmer. Tuy nhiên tồn tại trong đó vẫn còn những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động du lịch lễ hội như cướp giật, đánh lộn, tai nạn giao thông, bán vé số, ăn xin, mê tín dị đoan, xâm phạm cảnh quan môi trường, thương mại hóa lễ hội có chiều hướng phát triển... Thực trạng này đang làm giảm đi giá trị chân thực vốn có và làm sai lệch giá trị bản sắc văn hóa của nhiều lễ hội, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Cũng như các sản phẩm không mang tính dặc trưng nên không hấp dẫn du khách chi trả. 2.5.3.4. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng, vật chất kỷ thuật phục vụ du khách, tuyến du lịch lễ hội đã được khai thác trong những ngày lễ hội Tỉnh Trà Vinh có khu văn hóa - du lịch Ao Bà Om là nơi thường tổ chức các lễ hội dân gian độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ như Ooc-Om-Bok, CholChnam-Thmay và lễ hội đua ghe ngo sôi động hằng năm. Và đặc biệt có dự án TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 55 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH được cấp giấy phép ngày 12/5/2011 do công ty CP tập đoàn Đầu tư Hạ Long chuẩn bị đầu tư vào khu du lịch này với tổng vốn đầu tư là 13 triệu USD (200 tỉ đồng) nằm ở phường 8, Thị xã Trà Vinh nằm cạnh Quốc lộ 53 rất thuận tiện cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan.Và quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 05/9/2011 của Thủ tướng chính phủ thành lập Khu kinh tế ven biển Định An; Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải. Có thể trở thành những điểm tham quan hấp dẫn cho du khách trong chương trình tour kết hợp với lễ hội tham quan Trà Vinh. Về cơ sở lưu trú phục vụ du khách trong những năm gần đây toàn tỉnh có gần 60 cơ sở đã được thẩm định, xếp loại và 5 công ty hoạt động lữ hành nội địa. Với tổng cộng 69 cơ sở lưu trú (1 Nhà khách, 4 khách sạn 2 sao, 10 khách sạn 1 sao, 54 cơ sở lưu trú đạt chuẩn) như Nhà Khách Cửu Long, Khách sạn Thanh Trà, Khách sạn Palace (II), Khách sạn Gia Hòa 1... 7 nhà hàng phục vụ cùng lúc từ 500 khách trở lên. Tuy nhiên vào thời điểm diễn ra lễ hội vẫn chưa cung cấp đủ chổ lưu trú cho khách du lịch. Về giao thông vận tải trong những dịp lễ hội cũng tăng số lượt khách chuyên chở. Theo thống kê năm 2013 thì đường bộ đạt 12,5 triệu lượt khách tăng 17,76 % và 425,2 triệu khách.km tăng 23,08% so với năm 2012. Đường sông với 2,1 triệu lượt khách giảm 0,08% và 23,2 triệu lượt khách.km giảm 0,69% so với năm 2012. Có sự giảm nhẹ như vậy là do hiện nay hệ thống giao thông đường bộ đang dần được nâng cấp và sữa chữa để phục vụ khách đến với Trà Vinh đặc biệt vào những dịp lễ hội. Hiện nay đã có những chương trình phục vụ khách vào dịp lễ hội của đồng bào Khmer của các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh tiêu biểu như chương trình Tour Lễ hội Ok Om Bok - Lễ hội Trăng Rằm Nam Bộ do Công ty Phong Cách Việt – một đơn vị uy tín trong lĩnh vực du lịch tổ chức. - Tham gia tour du lịch này, du khách sẽ được tham dự Lễ hội Ok Om Bok – Lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer. - Khám phá các công trình nghệ thuật tiêu biểu của người Khmer như Chùa Hang, Chùa Âng và tham quan di tích, danh thắng cấp Quốc gia Ao Bà Om… - Tận hưởng vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của vùng đồng bằng miền Tây sông nước với nhiều điểm du lịch hấp dẫn tại Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh. - Tìm hiểu văn hóa và thưởng thức đặc sản địa phương hấp dẫn như bánh cống, dừa sáp, bánh canh Bến Có, bún nước lèo... 2.5.3.5. Hiện trạng về công tác quảng bá xúc tiến vào dịp lễ hội Công tác quảng bá lễ hội Khmer đến với người dân cũng được thực hiện nghiêm túc cụ thể như: Tỉnh Trà Vinh đã tham gia hội chợ triển lãm tại hội chợ văn hóa – thể thao và du lịch 2009 được tổ chức theo tinh thần chỉ thị số 36 CT/TU của ban bí thư Trung ương Đảng , Bộ văn hóa thể thao và du lịch vào những ngày 28/8 – 02/09/2009 tại thủ đô Hà Nội để kỷ niệm 64 năm Quốc khánh và 64 năm ngày truyền thống văn hóa thông tin, tại hội chợ ngoài triển lãm các sản phẩm du lịch của tỉnh, còn giới thiệu các lễ hội tiêu biểu của người Khmer đến người dân Thủ đô và quốc tế. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 56 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Tháng 10 năm 2013, hoạt động văn hóa Trà Vinh tiếp tục duy trì và triển khai nhiều hoạt động, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của tầng lớp dân cư. Trong tháng thực hiện 31 cuộc truyền miệng, cắt dán 76 băng rôn, 24 cờ các loại, 6 pano, 254 tranh cổ động, 205 áp phích để quảng bá hình ảnh lễ hội. In ấn nhiều hình ảnh nhằm quảng bá hình ảnh du lịch tới các du khách trong và ngoài tỉnh. Hình 2.3. Những in ấn quảng bá cho các hội chợ gắn với lễ hội Ok Om Bok (Nguồn:http://vietbao.vn/Kinh-te/Tra-Vinh-to-chuc-hoi-cho-chao-mung-Le-hoiOkOmBok/22097945/89/) 2.5.3.6. Nhận xét chung về hiện trạng phát triển du lịch lễ hội Khmer Tổ chức hoạt động du lịch lễ hội nhìn chung đã thu được những kết quả khả quan: Các lễ hội Ok Om Bok, Chol chanam Thmay, Sen Dolta,...mang đậm nét văn hóa Khmer đã càng ngày càng được nhiều người từ khắp nơi biết đến và quan tâm. Công tác tôn tạo cơ sở vật chất, các di tích lịch sử gắn với lễ hội được vực dậy và từng bước phát triển. Thông qua lễ hội, đồng bào Khmer của tỉnh hiểu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và từ đó nâng cao lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc và có thể chung tay với tỉnh, với đất nước trong việc quảng bá hình ảnh và giá trị văn hóa của mình với nhiều người hơn trong nước lẫn thế giới. Tuy nhiên vẫn tồn tại trong đó là những hạn chế cần được khắc phục: Những thành công bước đầu của tỉnh Trà Vinh trong việc bảo tồn giá trị những lễ hội truyền thống là sự thật khách quan không ai được phép phủ nhận. Tuy nhiên nếu nhìn sâu vào một số khía cạnh của thực trạng có một số điều đáng quan tâm như văn nghệ Khmer có chiều hướng bị “móp méo”, một mặt do nhà “sáng tạo” thích cải biên theo chủ quan là chính làm vội, làm đại trà, không dựa vào tư duy nghệ thuật Khmer. Hiện nay nhiều lễ hội truyền thống Khmer ở tỉnh hầu như chỉ thu hút người dân ở địa phương và tỉnh lân cận, chưa thật sự tạo được sự quan tâm của người dân trên diện rộng toàn quốc. Có thể vì tỉnh đang ở bước đầu quảng bá du lịch của mình, nhưng công việc này có thể khắc phục nếu tỉnh đẩy mạnh, đầu tư, xúc tiến hơn. Nạn mất cắp khi tham gia lễ hội vẫn còn xảy ra do phần quản lý an ninh trật tự chưa được tốt lắm khi có một lượng người khá lớn đổ về lễ hội. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 57 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Đội ngụ hướng dẫn viên hiểu biết sâu về lễ hội cho khách quốc tế còn thiếu nên chưa tạo được lực hút đối với khách do không thể truyền tải hết những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer. 2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh có thể nói rất đa dạng phong phú, từ nội thân và do kết tinh từ các nguồn văn hóa khác nhau. Nó phát triển trên toàn diện trên cơ sở ngôn ngữ và văn tự khá hoàn chỉnh, minh chứng là hiện nay Trà Vinh vẫn còn lưu giữ một số văn tự cổ của người Khmer, chủ yếu là viết trên lá thốt nốt. Người Khmer Trà Vinh là những cư dân có chung nguồn gốc với người Campuchia, nên người Khmer vẫn cỏn lưu giữ một số nét văn hóa của người Campuchia, tuy nhiên do quá trình chung sống cùng các dân tộc khác nên đã tiếp nhận nhiều yếu tố từ các dân tộc khác, từ đó văn hóa của người Khmer Trà Vinh mang một sắc thái riêng, người Khmer ít bảo thủ, trình độ dân trí, xã hội, nhân văn tiến triển ở nhiều mức khác nhau. Văn hóa Khmer Trà Vinh mang những sắc thái chung của văn hóa Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long, bên cạnh đó lại mang những sắc thái riêng của vùng đất và sự giao lưu giữa ba dân tộc anh em. Vì vậy văn hóa Khmer trong đó có lễ hội có một tiềm năng rất lớn đối với sự phát triển du lịch Trà Vinh. Trên 90% người Khmer theo Phật giáo Nam Tông, nên trong xã hội người Khmer Trà Vinh có thể nói Phật giáo có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Hầu hết các sự kiện quan trọng điều diễn ra trong chùa và dưới sự chỉ dẫn của các vị sư sãi làm tăng tính linh thiêng của lễ hội. Qua nghiên cứu, tác giả cũng thấy rằng bên cạnh tiềm năng du lịch hiện có, Trà Vinh còn tồn tại một số yếu tố kiềm hãm sự phát triển du lịch nói chung và sự phát triển du lịch lễ hội nói riêng. Các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng vẫn trong tình trạng yếu kém, các địa điểm du lịch không được đầu tư tôn tạo và làm mới, chưa có sự đầu tư vào các lễ hội, đặc biệt là lễ hội Ok-om-bok, mang tính chất quốc gia, các công ty chưa chủ động trong việc xây dựng tour tuyến đặc biệt là chưa khai thác được hết giá trị các lễ hội trong mùa du lịch. Nhìn chung thì nhu cầu du lịch của khách thì cao và đa dạng, nhưng hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch tại Trà Vinh còn thiếu khả năng cung ứng nhu cầu đó của du khách. CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH TRONG DU LỊCH Du lịch được xem như một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, nhưng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Khai thác thế mạnh của văn hoá để phát triển du lịch và du lịch phát triển sẽ lại củng cố phát triển bền vững văn hoá. Từ nội hàm đó cho thấy môi trường văn hoá du lịch-lễ hội-sự kiện ngoài những nét đặc thù riêng – chính là môi trường văn hoá của cộng đồng xã hội và sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, chính là giá trị văn hoá được kết tinh từ các sản phẩm văn hoá thông qua lễ hội và sự kiện, theo hướng phát triển du lịch bền vững, cần có những định hướng bảo tồn và giới thiệu với du khách các giá trị văn hóa truyền thống, di tích và đặc sắc của địa phương. 3.1. ĐỊNH HƯỚNG TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 58 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh Định hướng phát triển giao thông đến năm 2020, việc quy hoạch giao thông Tỉnh Trà Vinh bảo đảm: − Nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông hiện hữu (đường bộ, kênh đào, sân bay) cho phù hợp nhịp sống mới. − Tận dụng triệt để tiềm năng thiên nhiên (sông, rạch, biển ). − Phát triển mạng lưới giao thông mới phải hợp lý để nâng cao mức sống của nhân dân ở vùng sâu vùng xa. − Mạng lưới giao thông và bến bãi có thể tiếp nhận được các phương tiện hiện đại. − Giao thông thủy bộ và thủy lợi phải tạo thuận lợi cho nhau, không cản trở nhau. Giao thông thủy bộ và thủy lợi phải không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và các ngành kinh tế khác. − Quy hoạch các khu dân cư thành từng điểm, không quy hoạch tràn lan theo các tuyến đường làm cản trở giao thông và lãng phí cơ sở hạ tầng. − Bảo đảm an toàn giao thông, môi trường trong sạch. − Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng. − Phương thức đầu tư các dự án hợp lý khả thi. Mục đích chính : giao thông phải thuận tiện nhất cho nhân dân và giúp các ngành kinh tế khác phát triển bền vững đặc biệt là du lịch. Theo định hướng quy hoạch kinh tế xã hội và quy hoạch xây dựng, vùng tỉnh Trà Vinh sẽ tăng trưởng nhanh, sẽ là 1 trung tâm Tỉnh về sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Dân số toàn tỉnh sẽ là 1300000 người, dân số đô thị sẽ lên tới 380000 người vào năm 2020 ( gấp ba số dân đô thị hiện nay ). Những định hướng đó đặt ra những yêu cầu mới đối với giao thông vận tải trong vùng. Đổi mới các hoạt động VHTTDL theo hướng thực hiện xã hội hóa theo Nghị định số 05 ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao nhằm huy động mọi tiềm năng sẵn có ở trong nhân dân và các tổ chức xã hội, mở rộng liên kết phối hợp hoạt động văn hóa với các thành phần xã hội theo phương châm “Toàn xã hội làm văn hóa” để nâng cao mức hưởng thụ về đời sống tinh thần của nhân dân; Tiếp tục lập quy hoạch, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Chỉ thị 194/CT-BVHTTDL về việc tổ chức thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Ngày 23/12/2011, tại hội trường khách sạn Cửu Long, Vụ Văn hóa Dân tộc (được Bộ VHTTDL giao trực tiếp tổ chức thực hiện đề án) phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị Hội thảo triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Qua Hội thảo, một số Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh đã thảo luận và nêu một số ý kiến trọng tâm: TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 59 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH - Về kiểm kê các di sản văn hóa chú ý phương pháp triển khai cần có mẫu biểu chung, xây dựng đội ngũ chuyên gia là cán bộ dân tộc tại địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số. - Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ biểu diễn nghệ thuật cần chú trọng đầu tư khuyến khích các đoàn nghệ thuật quần chúng dạng xã hội hóa ở các vùng sâu, vùng xa. Đầu tư Trung tâm nghệ thuật biểu diễn vùng Tây Nam bộ cần đặt tại tỉnh Trà Vinh hoặc Sóc Trăng, thay vì dự thảo đề án đặt tại Cần Thơ. - Nghệ thuật truyền thống vùng Nam bộ nên bảo tồn và phát huy hát dù kê của đồng bào Khmer. Vừa qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh cũng đã ban hành Kế hoạch số 17/KH-SVHTTDL về phát triển sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2013 và kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước 03 năm 2013-2015. Kế hoạch đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển VHTTDL 6 tháng đầu năm, dự kiến khả năng thực hiện kế hoạch năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 03 năm (2013-2015). Trong đó có mục tiêu về phát triển du lịch Lễ hội của tỉnh: Tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao; Tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin; Đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TW của Bộ Chính trị về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, trên cơ sở đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, sưu tầm bổ sung hiện vật các tư liệu có giá trị lịch sử phục vụ cho công tác trưng bày ở các khu di tích, tạo điều kiện thu hút đông đảo nhân dân tham quan, học tập nghiên cứu. Đặc biệt chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của đồng bào Khmer, Hoa trên địa bàn tỉnh. Có kế hoạch khảo sát, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học trên địa bàn tỉnh. Lập các dự án điều tra, sưu tầm văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp với các ngành có liên quan đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Ngoài ra, kế hoạch còn nêu lên một số đề xuất, kiến nghị để phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch năm 2013: Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương hàng năm xem xét phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư, tôn tạo các khu di tích đang xuống cấp nghiêm trọng, các dự án đầu tư thiết chế văn hóa, thể thao cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Với một kế hoạch rõ ràng cùng những định hướng cụ thể, ngành VHTTDL tỉnh Trà Vinh đang có những bước chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cho sự nghiệp phát triển của ngành trong năm tới, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội chung của tỉnh. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 60 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch lễ hội đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh 3.1.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch Trong những năm sắp tới các cơ quan địa phương đang chủ trương phát triển loại hình du lịch lễ hội kết hợp với các điểm tham quan tại địa phương như các chùa chiền và di tích lịch sử để làm đa dạng các sản phẩm du lịch để thu hút du khách cũng như các tiềm năng sẵn có. Song song với việc đầu tư và phát triển tại các điểm tham quan để đảm bảo cho các điều kiện phục vụ hoạt động du lịch thì các cơ quan ban ngành cũng đã tiến hành xem xét ưu tiên phát triển những lễ hội nơi đây để tạo nên thế mạnh nhất định trong loại hình du lịch lễ hội: Phấn đấu nâng cấp lễ hội Ok Om Bok, phát triển lễ hội Chol Chanam Thmay...để những lễ hội này trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn đặc sắc mang thương hiệu du lịch Trà Vinh. Trong các lễ hội có thể thiết kế thêm những chương trình mới lạ để tạo nên nét đặc sắc thu hút khách tham quan. Ví dụ có thể tổ chức những chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật để khách du lịch có thể nhảy múa cùng các vũ công trong không khí nhộn nhịp của các tiếng đàn, điệu hát. Ngoài ra tại những điểm tham quan dựng thêm các quày bán hàng lưu niệm để tạo sức hút và góp phần đa dạng hóa các dịch vụ cho khách. Thêm vào đó các món ăn đậm bản sắc văn hóa của địa phương cũng tạo nên sức thu hút đáng kể đối với du khách. 3.1.2.2. Định hướng thị trường khách du lịch Cùng với chiến lược phát triển du lịch lễ hội, tỉnh cũng đã tiến hành xây dụng thị trường mục tiêu theo đề án năm 2020 thì đối với khách nội địa là chủ yếu ở các vùng phụ cận trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, khu vực đông Nam Bộ, khu vực Bắc Bộ. Loại hình du lịch lễ hội của người Khmer có lẽ sẽ hấp dẫn hơn đối với các du khách ở xa và khả năng lưu trú cũng nhiều hơn. Thế nhưng lượng khách ở các tỉnh phụ cận thường đông đút hơn do thuận lợi về giao thông. Trong những năm tới, các nhóm thị trường nước Đông Bắc Á mà tiêu biểu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...tiếp đến là các nước Tây Âu như Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Hà Lan...tiếp theo là các nước Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Cannada...các nước đông Âu, chủ yếu là Nga vẫn giữ vai trò quan trọng nhất, vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu khách quốc tế đến ĐBSCL nói chung và Trà Vinh nói riêng, tuy nhiên cũng đối với những thị trường này cần quan tâm nhiều hơn đối với những đối tượng khách du lịch chất lượng cao, có thời gian lưu trú dài hơn, khả năng chi tiêu cao hơn... Trong những năm tới thị trường cẩn đặc biệt thu hút là thị trường Đông Nam Á. Hiện còn chiếm tỷ trọng hết sức khiêm tốn, nhưng đây là thi trường ổn định dễ thu hút và giàu tiềm năng. Đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia ngày càng cởi mở trong hợp tác và đoàn kết chặt chẽ. Việc thông thương, đi lại ngày càng thuận lợi hơn giữa các nước. Thị trường Việt Kiều là thị trường chắc chắn sẽ ngày càng phát triển. Đây là thị trường cần những nghiên cứu và chính sách cụ thể để khai thác, phát triển. 3.1.2.3. Định hướng tổ chức không gian du lịch lễ hội đồng bào Khmmer Lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer rất phong phú, thế nhưng các lễ hội có nhiều mức độ khác nhau, phân bố trên nhiều địa bàn khác nhau. Do đó các cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác định địa bàn hấp dẫn du khách nhất . Các địa bàn TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 61 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH đó sẽ được ưu tiên quan tâm nhiều hơn trong việc phát triển du lịch. Ngoài ra các cơ sở hạ tầng, vật chất kỷ thuật tương đối tốt phát triển du lịch. Thành phố Trà Vinh trung tâm du lịch chủ yếu vì nơi đây có tài nguyên du lịch phong phú nhất, nẳm trên tuyến giao thông thuận lợi và các dịch vụ du lịch đảm bảo nhất. Vì vậy các chương trình sự kiện, lễ hội cũng được diễn ra thuận lợi. Cũng như cơ sở vât chất, hạ tầng cũng như khả năng quản lý cho các lễ hội diễn ra đúng theo kế hoạch. Bên cạnh đó tạo nhiều điều kiện thuận lợi hình thành các tour tuyến: Chương trình 1: Trà Vinh – Ba Động (tham gia lễ hội Ok Om Bok) – Khu di tích bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu - Rừng Đước – Làng bánh tét Trà Cuôn – mua tôm khô Vinh Kim – tham quan làng nghề rượu Xuân Thạnh. Chương trình 2: Trà Vinh – Chùa Hang (tham gia lễ hội Ok Om Bok) – Làng Cá Định An – Luồng tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu (Kênh đào Trà Vinh) – Khu kinh tế Định An – chùa Giồng Lớn. Chương trình 3: Tham quan thành phố Trà Vinh – Đền thờ Bác Hồ Thắng cảnh Ao Bà Om – Chùa Âng ( tham gia lễ hội Ok Om Bok) – Nhà bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer – Cù lao Long Trị - Thưởng thức bánh canh Bến Có. Đây là những chương trình kết hợp giành cho du khách khi đến tham gia lễ hội. Trước và sau khi tham gia lễ hội thì du khách còn có thể tham quan những danh thắng và thưởng thức những đặc sản ở Trà Vinh làm cho chương trình thêm sinh động và hấp dẫn chớ không đơn thuần là đến tham dự lễ hội một cách độc lập. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.2.1. Thiết kế những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù Nằm trong khu vực ĐBSCL, Trà Vinh cũng có nét đặc trưng về một vùng sông nước có điều kiện phát triển du lịch sinh thái. Những làng nghề và các loại hình nghệ thuật cũng như các ngôi chùa với hàng trăm năm lịch sử và các lễ hội truyền thống cùng các di tích lịch sử văn hóa như Đền thờ Bác Hồ, cụm di tích văn hóa du lịch Ao Bà Om, chùa Âng, bảo tàng văn hóa Khmer, biển Ba Động, rừng Đước Long Khánh, di tích tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu, biển Mỹ Long, cù lao cây ăn trái Tân Qui, cù Lao Long Trị…. đặc biệt Trà Vinh có hệ thống chùa chiền cổ kính, nhiều ngôi chùa của đồng bào dân tộc tạo nên những điểm du lịch độc đáo. Với tầm nhìn xa hơn ra biển Đông, là khai thác tour Côn Đảo từ lợi thế khoảng cách khá gần. Có thể liên kết thành một tour tuyến với nhiều chương trình hấp dẫn, vì vậy nên chúng ta tổ chức những chương trình tham quan du lịch lễ hội kết hợp với những tài nguyên trên một cách hiệu quả, khách đến tham quan những chương trình lễ hội nhộn nhịp và tưng bừng cùng những hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn rồi sau đó lại được hòa mình vào những làng quê yên bình cùng với những người nông dân tự tay làm ra những sản phẩm thủ công, những món đặc sản địa phương. Dựa trên những điểm chung của lễ hội mà tạo nên những sản phẩm mang tính riêng biệt, đặc trung chỉ có ở Trà Vinh có thể xuất phát từ các vở ca diễn kịch dù kê, ro băm, a day trong lê hội qua cách tạo dựng vở diễn hay nói cách khác là sân khấu hóa một cách hợp lý, đặc sắc và độc đáo. Ngoài ra các món quà lưu niệm cũng là một yếu tố hấp dẫn và thu hút du khách vì thế cũng nên đầu tư để du khách nhớ mãi về Trà Vinh, ví như đến Bến Tre TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 62 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH thì có một số quà làm từ dừa, Kiên Giang thì là những con sò, con óc mang hình ảnh Kiên Giang... vậy ngay từ bây giờ phải làm sao để thiết kế một món hàng mà khi du khách nhìn thấy là liên tưởng ngay đến Trà Vinh. Có thể là hình ảnh những ngôi chùa hay là mô hình những chiếc ghe ngo xinh xắn sẽ làm du khách liên tưởng ngay đến ngày hội đua ghe ngo trong lễ hội Ok Om Bok của cộng đồng Khmer Trà Vinh. 3.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá du lịch Internet là một công cụ rất pát triển, chúng ta nên vân dụng internet để quảng bá sản phẩm. Hình thành các trang wed, các wedside, vì nó sẽ truyền thông hiệu quả nhất không giới hạn không gian, thời gian, mà lại tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực. Chúng ta có thể thực hiện các chương trình phỏng vấn khách tạo thành các vidio, hay những bài phóng sự truyền hình, hay những bài trên báo chí...có thể in nhiều sách đặc biệt là sách hướng dẫn (guidebook) hay những tờ rơi, tờ bướm hoặc in những prochuce giới thiệu về các danh lam, món ăn và đặc biệt là nét đặc trưng trong lễ hội truyền thống Khmer. Tại những khu vực gần điểm du lịch diễn ra lễ hội nên gắng nhiều bảng chỉ dẫn, pano, áp pích để tạo thuận lợi cho khách và đó cũng là hình thức quảng cáo hiệu quả. Gửi email và thư ngõ, liên kết với các tổ chức,công ty du lịch, các hội yêu thích ô tô, mô tô, ẩm thực ... làm phong phú hơn nữa hoạt động du lịch vào dịp lễ hội. 3.2.3. Các cộng đồng sở tại phải là chủ thể của lễ hội truyền thống Từ hàng chục năm nay, những khuôn mẫu lễ hội được tổ chức theo kiểu sân khấu hóa (như lễ hội đền Hùng) được thường xuyên truyền hình trực tiếp trên vô tuyến truyền hình đã ảnh hưởng mạnh đến tư duy của các cán bộ quản lý văn hóa ở các tỉnh thành trong cả nước. Họ thường đưa các lực lượng văn công chuyên nghiệp xuống và trình diễn cho người dân xem. Hậu quả tiêu cực nhất mà cách làm lễ hội này mang lại là: Thứ nhất, biến người dân vốn là chủ thể của lễ hội thành những người khán giả đơn thuần; Thứ hai, khi lực lượng nòng cốt này rút đi thì toàn bộ những gì đã được đầu tư cũng “rút” theo. Điều này đi ngược lại với nguyên lý bảo tồn di sản: Di sản văn hoá phải được bảo tồn sống trong lòng các cộng đồng. Trong quá trình tổ chức lễ hội, cần luôn tuân thủ nguyên tắc: Không áp đặt ý chí chủ quan của nhà tổ chức vào cộng đồng. Từ xây dựng kịch bản tổng thể đến kịch bản chi tiết ở từng nghi thức, diễn xướng của lễ hội, từ phân công thực hiện đến luyện tập nên luôn thảo luận cùng với lãnh đạo địa phương và những người đại diện cho các cộng đồng. Điều đó đã tạo được lòng tự hào của người dân về lễ hội mà họ đã góp công góp sức xây dựng nên. Đó cũng chính là sức mạnh tinh thần để lễ hội sống trong lòng cộng đồng. 3.2.4. Thêm những yếu tố đương đại trong lễ hội truyền thống sao cho phù hợp để tăng tính chất cho lễ hội - Tạo nên tính hoành tráng TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 63 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Ngay cả khi chúng ta bảo tồn lễ hội theo mô hình bảo tồn nguyên gốc thì nhiều nghi thức, diễn xướng cổ truyền cũng được đương đại hóa, ít nhất ở số lượng người tham gia các nghi lễ hay diễn xướng đó. Ngoài ra, những yếu tố đương đại cũng đã tham gia vào hầu hết nghi trình của lễ hội từ khâu trang trí, tạo không gian ngày đặc biệt cho lễ hội cho đến những kỹ thuật hiện đại về ánh sáng, âm thanh và văn hóa ẩm thực. - Tạo nên tính độc đáo Khi tổ chức một lễ hội truyền thống nào đó chúng ta phải lưu ý đến khả năng có thể tái dựng hoặc sáng tạo thêm những trò diễn, diễn xướng độc đáo để nó trở nên khác biệt với những lễ hội khác. Những sáng tạo này có thể theo thể thức và ngôn ngữ dân gian (tính tập thể, hành vi hướng thần, người dân tham gia trình diễn) nhưng cũng có thể là những sáng tạo dựa trên thể thức dân gian (hướng thần) nhưng ngôn ngữ lại là của nghệ thuật đương đại. - Thỏa mãn nhu cầu văn hóa của giới trẻ Xưa, các cụ đã tổng kết một câu để nói về sự thành công hay không của một lễ hội truyền thống: "tả tơi xem hội”, không được vậy tức là hội nhạt. Vì thế, ngay ở trong cấu trúc của những lễ hội truyền thống kinh điển thì bên cạnh những lễ nghi nghiêm ngặt, những trò diễn, diễn xướng độc bản thì bao giờ cũng có vô số những trò vui khác (từ trò chơi dân gian, đến văn nghệ dân gian, đến thi đấu thể thao và văn hóa ẩm thực). Nay, nguyên lý ấy vẫn hoàn toàn đúng đối với việc tổ chức các lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại, thậm chí nó còn trở thành nguyên lý quan trọng nhất dẫn đến sự thành công toàn diện của một lễ hội. Tuy nhiên, khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ ở thành phố (với tính di động xã hội cao, học vấn cao, thu nhập cao) sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu của mình nếu lễ hội chỉ có những trò chơi dân gian hoặc những trò chơi điện tử tầm thường, hoặc chỉ có những tiết mục văn nghệ, thể thao bình dân. Ví dụ như ở lễ hội Kiếp Bạc, tịch điền, Lảnh Giang về những festival nghệ thuật như là một festival ”phụ”,“bên cạnh” (Fringe Festival) đã rất thành công trong việc thỏa mãn nhu cầu văn hóa - nghệ thuật cho những người đi dự lễ hội, đặc biệt là giới trẻ. Ở Lễ hội Kiếp Bạc, bên cạnh ngày lễ chính tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương, nhà tổ chức đã tổ chức liên hoan diễn xướng hầu Thánh (hầu đồng) trong liên tục 5 đêm của lễ hội. Festival nghệ thuật cổ truyền này không chỉ thu hút hàng ngàn con nhang đệ tử của đạo mẫu mà còn thu hút hàng vạn lượt người đến xem. Ở lễ hội tịch điền, hội thi vẽ trang trí lên mình trâu thực chất là một festival nghệ thuật của các họa sỹ đương đại đến từ các miền của đất nước và nước ngoài. Qua 2 năm được tổ chức, festival này đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân quanh vùng: Cứ tới ngày 6 tháng giêng, hàng vạn người dân, báo giới đã tụ tập ở trước đàn tế thần Nông để xem vẽ trâu và bình phẩm về các tác phẩm sống động này. Ở lễ hội Lảnh Giang, bên cạnh những nghi lễ chính để tưởng niệm vị thánh có công với dân với nước (như lễ rước của các làng xã Mộc Nam, lễ tế…) thì nhà tổ chức đã đồng thời tổ chức thêm 2 festival nghệ thuật: Một là “festival nghệ thuật hầu đồng cổ truyền”, một là Festival “body art”, trong đó nhiều họa sỹ đương đại TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 64 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH đã về đây để tham gia vẽ lên chàng trai thôn quê - những “nhân vật” của lễ hội truyền thống. Cả 2 festival “phụ” này diễn ra trong 3 ngày của lễ hội và nó đã thu hút được sự chú ý của dư luận cũng như sự tham gia của du khách, đặc biệt là giới trẻ. Vậy ở lễ hội của cộng đồng Khmer Trà Vinh nhà tổ chức phải tổ chức làm sao để ngoải lễ hội chính, còn có một số hội phụ chẳng hạn như tổ chức thêm hội thi về ẩm thực, về văn nghệ...để thu hút hơn lượng khán giả tham gia. 3.2.5. Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức như một sự kiện Tổ chức một lễ hội truyền thống như một sự kiện sẽ làm tăng tính hoành tráng của lễ hội, thu hút được nhiều sự chú ý từ phía du khách. Muốn tổ chức lễ hội truyền thống thành sự kiện văn hóa nổi bật, có sức lan truyền mạnh, cần phải chú ý tác động đến những đối tượng sau với những mong đợi khác nhau và tương ứng với chúng là những biện pháp tác động khác nhau: Nhóm đối tượng Người dân ở các cộng đồng sở tại Mong đợi Biện pháp tác động - Tuyên truyền chủ trương nâng cấp lễ hội của làng thành lễ hội cấp tỉnh, phân tích những lợi ích mà họ được hưởng và nghĩa vụ mà họ cần đóng góp. - Chủ thể lễ hội là chính nhân dân ở các cộng đồng sở tại (chính họ tuyên truyền và mời mọc những người quen của họ đến với lễ hội) - Tổ chức và chính thức hóa những hình thức trình diễn tôn giáo - tín ngưỡng. - Sử dụng nghệ thuật đương đại như là những thành tố hữu cơ của lễ hội, kèm theo là tên tuổi của những nghệ sỹ đương đại nổi tiếng - Nhiều hoạt động phụ trợ như mua bán, trò chơi, thi đấu và thưởng thức nghệ thuật - Cái mới, độc đáo, duy nhất, cái khác thường - Gắn với tên tuổi của những nghệ sỹ nổi tiếng - Bên cạnh lễ hội chính, cần có những hoạt động nghệ thuật, giải trí như những festival phụ, hỗ trợ - Những tài liệu làm bằng cứ về số lượng người tham gia lễ hội, số - Tính hoành tráng của lễ hội - Lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà lễ hội có thể đem lại cho cộng đồng Khách du lịch - Thỏa mãn nhu cầu tâm linh - Hiếu kỳ với cái giật gân, cái mới - Tính giải trí cao Báo giới - Có những tin tức mới, “hot”, giật gân - phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức Các nhà tài trợ (thường - Quy mô lễ hội phải lớn, thu hút TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 65 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH chỉ thực hiện được từ năm thứ hai trở đi) được hàng vạn người - Những lợi ích về quảng cáo - Tăng vốn xã hội lượng các báo, các Website đưa tin về lễ hội) - Tính chuyên nghiệp của nhà tổ chức (thể hiện ở các hình thức quảng bá, tuyên truyền như họp báo, truyền hình trực tiếp, các tài liệu về lễ hội được in ấn công phu…và uy tín của nhà tổ chức) - Cơ hội để gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cao cấp của địa phương Tổ chức lễ hội truyền thống như một sự kiện không chỉ có nghĩa là nhà tổ chức tập trung kinh phí, trí tuệ, nhân lực vào công tác tuyên truyền, tiếp thị, chạy tài trợ và quảng bá cho lễ hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên internet… Đó chỉ mới là những kỹ năng truyền thông sự kiện. Ở đây, nhà tổ chức còn cần phải có kiến thức về lễ hội truyền thống, có năng lực thẩm định nghệ thuật và tuân thủ quy trình của khoa học tổ chức sự kiện (từ khâu nghiên cứu, đánh giá hiện trạng về những tiềm năng, thế mạnh, cơ hội, thách thức, những điểm yếu… đến việc thảo luận để tìm ra ý tưởng độc đáo, đến khâu quản lý, điều hành, và những kỹ năng truyền thông đồng bộ khác). Trong các khâu, khâu quan trọng nhất chính là việc tạo ra được ý tưởng độc đáo, mới lạ và từ đó đưa ra được kết cấu chương trình lễ hội hợp lý. - Về mặt kết cấu chương trình, bên cạnh những lõi văn hóa của lễ hội truyền thống, nhà tổ chức phải sáng tạo thêm những trò diễn, diễn xướng hoặc những Fringe Festival nghệ thuật (truyền thống và đương đại) sao cho những sáng tạo ấy vừa mới (gây sốc càng tốt), vừa độc đáo (không đâu có), vừa hấp dẫn giới trẻ nhưng lại phải phù hợp với những điều kiện không gian, lịch sử và văn hóa của địa phương ấy. Tóm lại, tổ chức lễ hội truyền thống như tổ chức một sự kiện là phải làm thế nào đó để một mặt tạo ra được những nét văn hóa độc đáo cho lễ hội truyền thống để tự những sự độc đáo về văn hóa này hấp dẫn giới truyền thông và du khách, mặt khác, phải chủ động trong công tác truyền thông,quảng bá, tiếp thị để lễ hội được truyền bá rộng rãi và tăng cường khả năng thu hút tài lực từ các nguồn khác nhau. Qua đó, sự kiện lễ hội vừa có thể quảng bá cho di sản vừa có nguồn tài chính để bảo tồn di sản mà không cần trông chờ vào nguồn kinh phí bảo tồn của Nhà nước. 3.2.6. Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất để du khách tiếp cận với nơi diễn ra lễ hội dễ dàng hơn  Hệ thống giao thông − Đường thủy: Luồng sông dọc tỉnh: Tuyến vận tải trục chính của đường thủy tỉnh Trà Vinh là tuyến Trà Ngoa-Trà Ếch- Ô Chát – K3/2-La Ban theo hường dọc tỉnh từ điểm giao với sông Măng Thít đến quan Chánh Bố, được quy hoạch thành tuyến cấp IV, chiều dài trên tỉnh Trà Vinh 60,47 km. Xây dựng thêm các bến tàu tại các khu du lịch (phát huy thế mạnh của tỉnh) và 1 số điểm du lịch lớn có thể tiếp nhận tàu TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 66 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH khách du lịch từ các tỉnh, đặc biệt tàu cánh ngầm từ Tp HCM, Cần Thơ và các địa phương khác. − Đường bộ Khắc phục những nhược điểm của hiện trạng đường bộ trong vùng và trong từng đô thị sao cho thuận lợi nhất, an toàn nhất, bảo vệ môi trường tốt nhất. Kết hợp giao thông thủy bộ và thủy lợi hài hòa và thuận tiện. + Mạng lưới đường bộ Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tãi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, chủ trương về quốc lộ: hình thành 3 trục dọc một trục ven biển và 4 trục ngang. Các trục dọc bao gồm N1, N2, Quốc lộ 1A, trục ven biển là quốc lộ 60. Tương lai khi cầu Sông Hậu hoàn thành thì thời gian đi lại giữa Trà Vinh và các tỉnh khác như Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp càng ít hơn. QL60 đang được nhà nước đầu tư dần, đến năm 2020 có thể làm tới Sóc Trăng, cự ly đi lại giữa Trà Vinh và Bến Tre, Sóc Trăng sẽ được thu ngắn lại đáng kể. Các luồng tuyến: Quốc Lộ 53: sẽ xuyên suốt vùng tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh tới Duyên Hải. QL54 đi từ Vĩnh Long qua thị trấn Tiểu Cần tới thị xã Trà Vinh. QL 60: với chủ trương phát triển đô thị khu vực dọc sông Cổ Chiên và thị xã, tuyến này dự kiến được nắn như sau: Sau khi qua phà (hoặc cầu qua sông Cổ Chiên trong tương lai) tuyến sẽ đi dọc theo bờ sông Cổ Chiên tới cảng Trà Vinh rồi đi vòng xuống khu tưởng niệm Bác Hồ phía Tây thị xã Trà Vinh và nhập vào tuyến QL60 để đi tiếp về phía thị trấn Cần Chông. Tuyến mới này sẽ giúp phát triển công nghiệp dọc sông Cổ Chiên và thị xã Trà Vinh, cũng như giúp du khách tiếp cận với Trà Vinh dễ dàng hơn. + Đường đô thị Mạng lưới đường trong các đô thị tại thị xã, các thị trấn, trung tâm xã cần được xây dựng theo quy hoạch đã được duyệt, mặt đường được nhựa hóa và trên vỉa hè cần có đèn chiếu sáng, cây bóng mát và lát gạch tạo thuận tiện cho người đi bộ, có hệ thống thoát nước tốt. Các đường tỉnh khi đi qua các thị trấn đều nên trở thành đường chính thị trấn và có chiều rộng đủ lớn để có thể lưu thông vừa xe quá cảnh vừa xe đô thị, lộ giới trung bình khoảng 30 m. − Giao Thông Hàng Không Tỉnh Trà Vinh như 1 bán đảo trong vùng, cách xa QL1A 66 km, cách xa Tp Hồ Chí Minh 202 km bằng đường bộ. Tỉnh Trà Vinh cần phát triển giao thông hàng không để có thể liên hệ với các nơi khác trong và ngoài khu vực tạo điều kiện cho khách đến với Trà Vinh dễ dàng hơn. Giao thông hàng không có các ưu điểm sau: + Tốc độ lớn + Tiết kiệm thời gian + Có thể tới bất cứ nơi nào mà các phương tiện giao thông trên mặt đất không thể tới được. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 67 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, hầu hết các tỉnh khác đều đã có sân bay. Trà Vinh là một tỉnh giao thông cách trở càng cần phải có 1, 2 sân bay để sử dụng khi cần thiết. Vì vậy các sân bay Trà Vinh và Duyên Hải cần được bảo vệ cẩn thận để được phục hồi và sử dụng trong thời gian tới. Nâng cấp các hệ thống giao thông này Trà Vinh có thể kết hợp nhiều tuyến du lịch khác nhau như đường hàng không, đường sông để phục vụ khách.  Các cơ sở dịch vụ khác: Tập trung giải quyết và đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống cung cấp nước sạch và hệ thống xử lý chất thải ở thành phố Trà Vinh, đặc biệt quan tâm đến các khu trung tâm thương mại và du lịch, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cung cấp nước, các cơ sở dịch vụ bưu chính viễn thông đến các cụm du lịch trọng điểm. Tích cực kêu gọi đầu tư vốn vào việc xây dựng mới các cơ sở lưu trú trong tỉnh, trong tỉnh hiện nay hầu như chưa có khách sạn nước ngoài đầu tư. Đồng thời tăng cường hiện đại các trang thiết bị nội thất. Những dịch vụ trên rất quan trọng để tiếp nhận một lượng lớn du khách đến với lễ hội ở Trà Vinh. 3.2.7. Giải pháp khác Mặt khác, trên lĩnh vực liên kết chúng ta cũng cần đẩy mạnh liên doanh với các hãng lữ hành, các công ty du lịch lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đưa hình ảnh Trà Vinh đến các vùng miền trong và ngoài nước để ngày càng có thêm nhiều người biết đến Trà Vinh hơn. Đồng thời, các địa phương cũng phải xây dựng cho được các sản phẩm du lịch ở các lĩnh vực như danh lam thắng cảnh, các khu di tích, các chùa chiềng đến các sản phẩm về hàng hóa… để tạo thành những điểm nhấn lý tưởng và những mặt hàng du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch. Chú trọng hơn vào việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lễ hội để họ có đủ kiến thức và kỷ năng truyền tải được nội dung và ý nghĩa của các lễ hội cho du khách đặc biệt là du khách quốc tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để mọi tầng lớp nhân dân (không chỉ riêng cộng đồng Khmer ở tỉnh mà tất cả người dân ở tỉnh) hiểu được ý nghĩa văn hóa lịch sử của các lễ hội từ đó nâng cao ý thức bảo tồn các di tích, bản sắc văn hóa dân tộc giúp phát triển du lịch lễ hội của tỉnh tốt hơn. 3.2.8. Nhận xét chung Du lịch lễ hội và sự kiện là loại hình du lịch thu hút được một khối lượng đông đảo du khách trong một khoảng thời gian ngắn, tạo lợi nhuận cao (chi phí thấp -> hiệu quả kinh tế cao), nhưng đòi hỏi tính thống nhất, tính chuyên nghiệp cao trong công tác tổ chức. Bên cạnh đó, tôn vinh những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống của TP.Trà Vinh đến với mọi đối tượng du khách nước ngoài. Chính những điều trên, thông qua lễ hội và sự kiện, sẽ góp phần xây dựng môi trường văn hóa của Thành phố lành mạnh, khởi sắc hơn và luôn là điểm đến thân thiện, có sức hấp dẫn lâu dài với du khách xa gần, vì vậy với một số giải pháp trên nếu được thực hiện tốt thì quá trình khai thác và phát triển loại hình du lịch lễ hội sẽ thuận lợi và có hiệu quả hơn. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 68 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC PHẦN KẾT LUẬN Kết quả của luận văn “Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của đồng bào Khmer, tỉnh Trà Vinh” có giá trị thực tiễn nhất định đối với sự phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh; nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Và đã hoàn thành nghiên cứu nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương, trong đó: − Nghiên cứu và hệ thống hoá một số vấn đề lí luận về lễ hội, du lịch lễ hội, vai trò của lễ hội trong phát triển du lịch văn hoá, đặc biệt là các điều kiện để phát triển du lịch lễ hội và những lĩnh vực trong nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội. Đồng thời đưa ra một số thực trạng phát triển du lịch lễ hội tại Việt Nam làm cơ sở cho việc phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Trà Vinh. − Phân tích thực trạng phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Trà Vinh như: thực trạng về cơ sở vật chất kĩ thuật, nhân lực, tổ chức quản lí, bảo tồn di sản văn hoá, thị trường và sản phẩm du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Trà Vinh. − Đề xuất một số giải pháp và định hướng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững và bảo tồn di sản văn hoá lễ hội của người Khmer. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, chuyên viên Cơ quan quản lí nhà nước về du lịch tỉnh Trà Vinh; sinh viên ngành du lịch có quan tâm tìm hiểu về du lịch lễ hội của người Khmer; các doanh nghiệp du lịch có nhu cầu khai thác sản phẩm du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Trà Vinh. 2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Sau khi nghiên cứu đề tài tác giả cũng có một số ý kiến đề xuất đến các nhà quản lý du lịch cũng như các công ty du lịch tỉnh Trà Vinh để lễ hội Khmer có thể phát triển hơn: Kết hợp với lễ hội mở các cuộc triển lãm, gian hàng bán đồ lưu niệm, những sản phẩm độc đáo, đặc sản của địa phương. Việc nghiên cứu lập kế hoạch cần chuẩn bị thật cụ thể (từ 1-2 năm thậm chí là xa hơn), lên danh mục các Lễ hội và sự kiện sẽ tổ chức trong vòng 2 và thậm chí là trong 5 năm tới của Ngành Du lịch TP.Trà Vinh. Từ đó lập kế hoạch triển khai. Đưa ra được những tiêu chí cho việc quảng cáo tuyên truyền ngay sau khi có quyết định tổ chức Lễ hội và sự kiện, đối với khách nước ngoài cần ít nhất là 1 năm. Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, truyền thanh, các tờ rơi, mạng Internet,…) tuyên truyền rộng rãi tới mọi đối tượng là khách tiềm năng của du lịch thành phố (hình ảnh, thông tin trên các website về du lịch Việt Nam còn quá nghèo nàn và đơn điệu). Cần khảo sát số lượng khách sẽ tham gia và sức chứa của khu vực tổ chức lễ hội, sự kiện, đặc biệt chú ý đến năng lực phục vụ khách của nhân viên và điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có, nhằm có kế hoạch nâng cấp, tu bổ xây dựng đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho lễ hội và sự kiện. Cần đào tạo và nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên phục vụ du khách. Cần chú ý đến các vấn đề về lịch sử nội dung của Lễ hội, sự kiện và cách TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 69 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH phục vụ các đối tượng khách sẽ tham dự. Điều này rất quan trọng đối với công tác nghiệp vụ lâu dài Ngành Du lịch, đào tạo chuyên sâu cho ngành này, đặc biệt về ngoại ngữ, văn hoá, lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Thành phố nói riêng. Đẩy mạnh việc xúc tiến quảng bá du lịch lễ hội một cách thường xuyên và có hiệu quả. Tạo điều kiện cho du khách đi lại và ăn ở thuận lợi, an toàn, đảm bảo an ninh trật tự và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách trong quá trình lưu trú và tham gia vào các hoạt động của lễ hội. Trong phần lễ chỉ nên giữ những nghi lễ đặc trưng, lược bỏ những thủ tục rườm rà mất nhiều thời gian, tránh rơi vào mê tín dị đoan. Tăng cường phát triển các hoạt động trong phần hội bằng cách khôi phục các trò chơi dân gian đặc trưng, tạo ra không gian mở để khách du lịch có thể trực tiếp tham gia vào những trò chơi và hoạt động của lễ hội. Không nên đưa nhiều trò chơi hiện đại vào biểu diễn. Lợi dụng mùa lễ hội một số cá nhân, tổ chức kinh doanh tăng mức giá lam mất lòng tin du khách đến với tỉnh. Cơ quan quản lý cần đưa ra mức giá hợp lý và ấn định về giá cả dịch vụ cho khách du lịch đảm bảo tính tin cậy và lâu dài cho khách đến Trà Vinh du lịch. Đưa ra mức phạt thích đáng cho các cá nhân cơ sở cố ý nâng giá, không thực hiện theo quy định của ban quản lý. Cần sự phối hợp đối với cộng đồng dân cư tại các khu, điểm diễn ra lễ hội và sự kiện; chẳng hạn là: các làng nghề truyền thống, các trung tâm sẽ diễn ra lễ hội, các phường hội; các ngành hữu quan và chính quyền địa phương. Trên một khía cạnh nào đó, các phong tục tập quán trong đời sống xã hội của cộng đồng dân cư đó có tác dụng rất lớn đến tâm lý du khách và nó trở thành tâm điểm của thể loại du lịch văn hóa. Các phong tục tập quán thể hiện truyền thống hiếu khách, các nét văn hóa đặc sắc luôn được du khách đánh giá cao, làm cho du khách luôn có cảm giác gần gũi, thân thiện, tạo cho họ những cảm hứng khi khám phá một điều gì lạ thông qua lễ hội và sự kiện diễn ra trên địa bàn TP.Trà Vinh. Và với những ấn tượng đó họ sẽ lưu giữ những tình cảm đó trong suốt cuộc đời, thông qua họ sẽ thu hút một lượng khách tiềm năng khác đến với Thành phố… Chính vì thế, những hoạt đông như bán hàng rong, đeo bám du khách, trẻ em lang thang, ăn xin,… cần phải loại bỏ trong quá trình xây dựng môi trường văn hoá Lễ hội và sự kiện ở TP.Trà Vinh. 3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của đồng bào Khmer, tỉnh Trà Vinh” tập trung đi vào loại hình du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Trà Vinh, một tiềm năng rất lớn trong du lịch Trà Vinh. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu trong văn hóa của người Khmer không chỉ có lễ hội có sưc hút mà các yếu tố như di tích lịch sử, nghệ thuật truyền thống, ẩm thực...cũng là những tiềm năng rất có triển vọng. Do đó nếu có điều kiện tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu các loại hình này. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 70 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Tài nguyên du lịch (2009), NXB Giáo Dục. 2. Dương Văn Sáu, Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch ( 2004), Giáo trình giành cho sinh viên các trường Đại học và Cao Đẳng nghành du lịch, Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội. 3. Đào Ngọc Cảnh, Tổng quan du lịch (2008), Tài liệu dùng đào tạo cử nhân du lịch – Chuyên nghành Hướng dẫn viên du lịch, Trường Đại Học Cần Thơ. 4. Đặng Thị Kim Oanh, Hôn nhân của người Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (2002), Luận văn thạc sĩ khoa khoa học lịch sử, Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. 5. Luật du lịch Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. 6. Lương Ninh, Lịch sử Trung đại thế giới (1984), Quyển 2, NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 7. Non nước Việt Nam (1998), Tổng cục du lịch, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch, Hà Nội. 8. Ngô Tất Hổ (Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương biên dịch), Phát triển và quản lý du lịch địa phương (2000), NXB Khoa học Bắc Kinh, tr.41 9. Nguyễn Hùng Khu chủ biên, Hôn nhân và gia đình người Khmer Nam Bộ (2008), nhà xuất bản văn hóa dân tộc Hà Nội. 10. Nguyễn Mạnh Cường, vài nét về người Khmer Nam Bộ (2002), Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Quế Như, Tiềm năng văn hóa Khmer góp phần vào sự phát triển du lịch ở tỉnh Trà Vinh (2006 – 2010), Luận văn tốt nghiệp cử nhân du lịch, khoa Khoa học xã hội và nhân văn, bộ môn địa lý – lịch sử - du lịch, trường Đại Học Cần Thơ. 12. Nguyễn Khắc Cảnh, Vấn đề nguồn gốc tộc người và sự hình thành loại hình nhân chủng Khmer, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 13. Thái Văn Chải, Tiếng Khmer: Ngữ âm – từ vựng – ngữ pháp (1997), NXB Khoa Học Xã Hội. 14. Tìm hiểu vốn dân tộc người Khmer Nam Bộ (1988), nhà xuất bản tổng hợp Hậu Giang. 15. Trang phục các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer (2008), Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 16. Văn hóa người Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Viện Văn Hóa, nhà xuất bản văn hóa dân tộc Hà Nội. 17. Văn hóa nam bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á (2000), trường Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 18. Báo công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2012: Những chuyển biến tích cực của Bộ VHTTDL số ra ngày 24 tháng Giêng 2013. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 71 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 19. Ngô Đức Thịnh, Người Khmer đồng bằng Sông Cửu Long là thành viên của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, NCLS, số 3/1984. 20. Hội nghị tổng kết tình hình kinh tế - xã hội năm 2012; triển khai nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Ngày 25/01/2013, UBND tỉnh Trà Vinh. 21. http://www.baomoi.com 22. http://www.baoanhdatmui.vn 23. http://www.Dulichvietnam.com.vn 24. http://www.khoavanhoc-ngonngu.vn 25. http://www.travinh.gov.vn TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 72 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Hình ảnh liên hệ lễ hội truyền thống của người Khmer tỉnh Trà Vinh. Thả đèn trời http://news.zing.vn/15-canh-quan-dep-nhat-hanh-tinh-post364129.html Đua ghe ngo trên sông Long Bình http://www.dulichtravinh.com.vn/index.php?option=com_phocagallery&view=cat egory&id=2&Itemid=197 TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 73 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Chương trình văn nghệ trong lễ Ok Om Bok http://www.dulichtravinh.com.vn/index.php?option=com_phocagallery&view=cat egory&id=2&Itemid=197 Phần đút cốm dẹp cho trẻ con http://manghoidap.vn/Le-hoi-Ok-Om-Bok-Tra-Vinh-12584.html TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 74 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Múa Khmer truyền thống http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=310&articleid =1788 Múa Khmer truyền thống http://dulich.chudu24.com/tin-tuc-moi/18221/an-tuong-nghe-thuat-mua-khmernam-bo.html TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 75 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Lễ đắp núi cát http://my.opera.com/maongockhanh/albums/showpic.dml?album=586762&picture =48429762 Lễ tắm phật http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/6/66/66/238025/Default.aspx TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 76 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Ao Bà Om http://www.dulichtravinh.com.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=428: khu-v%C4%83n-h%C3%B3a-du-l%E1%BB%8Bch-ao-b%C3%A0-om&Itemid=70 Chùa Âng http://www.dulichtravinh.com.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=428: khu-v%C4%83n-h%C3%B3a-du-l%E1%BB%8Bch-ao-b%C3%A0-om&Itemid=70 TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 77 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Chùa Hang http://www.dulichtravinh.com.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=428: khu-v%C4%83n-h%C3%B3a-du-l%E1%BB%8Bch-ao-b%C3%A0-om&Itemid=70 Bảo tàng văn hóa Khmer http://vietpress.vn/20130417022743316p66c91/bao-tang-van-hoa-khmer-travinh.htm TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 78 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH PHỤ LỤC 2. Một số địa điểm tổ chức lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Trà Vinh. 1. Chùa Hang (Kamponyixprdle)- Ok Om Bok: Chùa Hang thuộc khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, cách trung tâm thị xã Trà Vinh 5km về hướng nam. Là ngôi chùa Khmer cổ, toạ lạc trên mảnh đất rộng 10 ha, có nhiều cây cổ thụ và là nơi hội tụ của nhiều loại chim. Chùa Hang là một trong những chùa đẹp nhất ở tỉnh Trà Vinh. Từ thị xã Trà Vinh đi 5km theo hướng nam (thuộc khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) qua cống ngăn mặn Tầm Phương du khách sẽ đến chùa Hang. Khuôn viên chùa rộng, một nửa diện tích là rừng tự nhiên, cây cao rậm rạp, là nơi hội tụ của nhiều loài chim. Cổng chính hướng ra phía bờ sông, cổng phụ xây dựng vòm cuốn, tường rất dày. Hai bên cổng chính là hai tượng Yak to bằng người thật. Yak là chằn tinh, mắt lồi, nanh dài, mặc áo giáp, cầm gậy, rất hung ác nhưng được Phật cải hóa, cho làm bảo vệ. Đến chùa trong dịp này chúng ta cùng hòa mình với sư trong chùa, người dân lễ cầu nguyện cho gia đình làm ăn phát tài, sức khẻo, cùng làm đèn gió để thả lên trời cầu tài lộc…. 2. Chùa Âng – Quần Thể Ao Bà Om – Lễ Hội Ok Om Bok Chùa cách Trung tâm thị xã Trà Vinh 7km, ẩn mình trong rừng cây cổ thụ của ao Bà Om. Chùa toạ lạc trên khu đất rộng 4ha, thuộc phường 8, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Chùa Âng là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh. Chùa có kiến trúc cổ, độc đáo, hài hoà trong cảnh sắc thiên nhiên. Chùa Âng đã được bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích văn hoá của quốc gia .Chùa Âng là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh. Chùa có kiến trúc cổ, độc đáo, hài hoà trong cảnh sắc thiên nhiên.Cổng chùa được trang trí tượng chằn, tiên nữ, chim thần theo mô - típ truyền thống, chùa Âng có hào nước sâu bao bọc xung quanh và một tháp năm ngọn. Đây là nơi lưu giữ tro xương các vị trụ trì đã qua đời. Theo truyền thuyết, chùa Âng được xây dựng vào cuối thế kỷ 10. Nhưng qua sổ sách lưu lại, kể từ vị trụ trì đầu tiên, ngôi chùa có trước năm 1715, được trùng tu năm 1842. Chùa Âng lại nằm liền kề Nhà bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer và ao Bà Om, tạo thành một quần thể di tích thu hút nhiều du khách đến tham quan. Ao Bà Om, hay Ao Vuông, là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh, thuộc khóm 3, phường 8 thành phố Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7 km dọc theo quốc lộ 53 về phía Tây Nam. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 m, dài 500 m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông). Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù kì lạ. Từ nhiều năm nay, con đường vào ao đã được mở rộng, tráng nhựa phẳng phiu, có đường xe hai chiều, dãy phân cách trồng hoa cỏ xinh tươi. Ao Bà Om được nhiều người sánh là Đà Lạt của Đồng bằng sông Cửu Long nhờ bốn hàng sao dầu đại thụ quanh ao lúc nào cũng rì rào nhạc lá, tạo không khí mát mẻ như TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 79 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH mùa xuân. Ao Bà Om được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa vào ngày 25-8-1992. Nơi đây cũng là nơi tổ chức chính Lễ Ok Om Bok: Còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ "Đút cốm dẹp" (Bon Sâm Peah Preah Khe) là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội bao gồm: Giải vô địch đua ghe ngo tỉnh Trà Vinh và Giải đua ghe ngo toàn quốc sẽ diễn ra tại sông Long Bình. Đua xe mô-tô 125-135 phân khối sẽ được diễn ra tại sân vận động tỉnh. Ngoài ra còn có các hoạt động khác như: Giải bóng chuyền thanh niên dân tộc; các trò chơi dân gian, nhảy sạp, làm cốm dẹp, múa dân gian, đập niêu, bắt cá, bắt lươn, hát dù kê, làm đèn gió... sẽ được diễn ra suốt trong các ngày lễ hội. Sau khi tham gia hòa mình vào lễ hội cùng với bà con người dân tộc Khmer. Du khách sẽ tham gia vào lễ hội chính, lễ hội cúng trăng – nghi thức chính của Ok Om Bok với chủ đề “Tạ ơn thần mặt trăng” sẽ diễn ra tối ngày 14/10 và 15/10 âm lịch hàng năm tại khu vực Ao Bà Om. Sau đó sẽ vào chùa tham gia lễ hội đúc cốm dẹp để được may mắn, thuận lợi suốt năm, du khách về lại khách sạn nghỉ ngơi hoặc tự do khám phá Thành Phố Trà Vinh về đêm. PHỤ LỤC 3. Một số chương trình du lịch tham quan Trà Vinh và một số làn điệu dân ca, trò chơi dân gian của người Khmer Trà Vinh. 1. Một số chương trình tham quan ở Trà Vinh. Chương trình tour của công ty Phong Cách Việt Lễ hội Ok Om Bok - Lễ hội Trăng Rằm Nam Bộ ( 2 ngày 1 đêm, đi về bằng xe) Lịch trình tour: NGÀY 1: SÀI GÒN – BẾN TRE – TRÀ VINH Buổi sáng 05h30: Xe và HDV Công ty Du lịch Phong Cách Việt (Vietstyle Travel) đón khách tại điểm hẹn. Khởi hành đi Bến Tre. Đoàn dùng điểm tâm sáng tại nhà hàng. Trên đường đi ngắm nhìn các danh lam thắng cảnh đẹp hai bên đường, nghe HDV thuyết minh và tham gia một số trò chơi vui nhộn hấp dẫn trên xe do HDV đưa ra hoặc như: Thầy Tư Thím Tám – Trổ tài làm ca sỹ - Đố vui địa danh – Đuổi hình bắt chữ… với những phần quà hấp dẫn. Đến bến thuyền 30/04 TP Mỹ Tho, du khách xuống thuyền vượt sông Tiền đến Bến Tre quê hương của nữ anh hùng Nguyễn Thị Định tham quan: - Du thuyền trên sông Tiền tham quan làng nghề nuôi cá bè dọc bờ sông Tiền và ngắm cảnh 04 cù lao: Long, Lân, Quy, Phụng. - Thuyền đưa quý khách xuôi dòng Sông Tiền tham quan điểm du lịch sinh thái Quới An, thưởng thức trái cây tại nhà dân, tham quan vườn cây ăn, nghe và TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 80 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH giao lưu đờn ca tài tử, tham quan nhà trưng bày quá trình sinh trưởng và phát triển của cây dừa, các loại dừa có tại Bến Tre, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dừa. - Dừng chân thưởng thức trà mật ong tại vườn. Khám phá kênh gạch Nam Bộ bằng xuồng chèo. - Tiếp tục đến Cồn Phụng (Đạo Dừa) tham quan thánh địa Đạo Dừa và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất kẹo dừa – đặc sản nổi tiếng của Bến Tre, trại nuôi cá sấu, vườn thú mini, phòng trưng bày một số hình ảnh về danh nhân và các địa điểm di tích văn hóa lịch sử của tỉnh Bến Tre. Thuyền đưa quý khách về lại bến thuyền, khởi hành đi Thạnh Phú. Xe đưa quý khách đến với bãi biển Thạnh Hải – Thạnh Phú, tại đây quý khách được thưởng thức các món hải sản với giá cực rẻ (chi phí ăn hải sản tự túc), tắm biển miền Tây đậm chất phù sa, uống nước dừa tươi thơm ngon ngay tại vườn dừa. Dùng cơm trưa với các món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ: - Cá tai tượng chiên xù + bún + rau. - Lẩu chua cá hú - Nghêu hấp xả - Thịt kho tộ - Tép rang nước cốt dừa - Rau xanh - Cơm trắng - Tráng miệng - Trà đá Quý khách tự do tắm biển Thạnh Phú và nghỉ ngơi. Buổi chiều: 15h00, tại bãi biển Thạnh Hải, quý khách bắt đầu chuyến hành trình khám phá đường làng miền Tây xứ dừa bằng xe máy (2 người/ xe), với những hàng dừa thẳng tắp và những dòng kênh nhỏ mượt mà êm đềm, quý khách sẽ xuống chuyến đò Ngang đến thẳng thị xã Trà Vinh, nhận phòng khách sạn và nghỉ ngơi. Thực đơn ăn tối đặc sản Trà Vinh tại Nhà hàng Phúc bao gồm: 1/ 1 khách 1 tô bún nước lèo ăn kèm với thịt heo quay gói lá chuối, chả giò, bánh cống. 2/ 4 khách 1 con gà hấp mướp ăn kèm với bún. 3/ Trái cây tráng miệng. 4/ 1 ly dừa sáp. Buổi tối: Quý khách tham dự lễ hội Ok Om Bok tại hai ngôi chùa lớn của Trà Vinh: Chùa Hang, Chùa Âng – Quần thể Ao Bà Om. NGÀY 2: TRÀ VINH – BẾN TRE – SÀI GÒN: 6h00: Quý khách ăn sáng đặc sản Trà Vinh: Bánh Canh Bến Có, Bún Nước Lèo. Tham quan và mua sắm các loại đặc sản dừa thốt nốt, các loại khô,... tại chợ Trà Vinh. Khởi hành về lại Bến Tre trả xe máy. Quý khách lên xe ô tô về lại Sài Gòn. Trên đường về ghé một trong các cơ sở mua sắm, mua kẹo dừa và trái cây hái tại nhà vườn về làm quà cho gia đình và người thân. Về điểm hẹn HDV du lịch Phong Cách Việt chia tay quý khách và hẹn gặp lại những chuyến đi lần sau. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 81 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Chương trình của công ty du lịch Trà Vinh Trà Vinh – Ba Động (2 ngày 1 đêm, đi về bằng xe) NGÀY 1: TP.HCM (HOẶC CÁC TỈNH KHÁC) – TRÀ VINH. Sáng khởi hành từ TP.HCM (hoặc các tỉnh). Trưa đến Trà Vinh nhận phòng Khách sạn Cửu Long (03 sao). Ăn trưa, nghỉ ngơi. 13h30: Tham quan đền thờ Bác Hồ - Ao Bà Om – Chùa Âng (chùa cổ Khmer), Chùa Hang (chùa Cò). Tham quan cơ sở điêu khắc, mỹ nghệ Thiện Ý. Tham quan showroom mỹ nghệ Thái Bảo (cạnh khách sạn Cửu Long). Chiều: Trở về khách sạn dùng cơm chiều tại nhà hàng Lá Trầu Xanh. Tối tự do đi dạo phố phường thị xã về đêm, hát karaoke hoặc xem ca múa nhạc dân tộc Khmer (theo yêu cầu đặt trước của quý khách). NGÀY 2: TRÀ VINH – BIỂN BA ĐỘNG 6h30: Ăn sáng, khởi hành đi Ba Động. Trên đường tham quan ruộng muối, ruộng muối tôm sú, rừng ngập mặn – đến Ba Động tắm biển, đá bóng mini và kéo co trên bãi biển. 11h30: Ăn trưa tại nhà hàng ven biển. Nghĩ ngơi trên võng dưới bóng mát hàng dương, hít thở không khí trong lành của gió biển. 15h00: Kết thúc chương trình. Vế TP.HCM (hoặc các tỉnh). Chào tạm biệt và hẹn gặp lại. Chương trình tour của công ty du lịch Thanh Trà Trà Vinh – Nét đẹp một miền quê (1 ngày, đi xe về xe) Sáng 6h30: Dùng điểm tâm tại khách sạn, tập trung ra xe. Sau đó xe đưa đoàn tham quan Ao Bà Om được mệnh danh là “thắng cảnh miền Tây” với hàng trăm cây cổ thụ có những bộ rễ hình thù độc đáo. Tiếp tục tham quan chùa Âng – một trong những ngôi chùa cổ của người Khmer Trà Vinh, tham quan bảo tàng văn hóa Khmer. 11h00: Khởi hành về Trà Vinh, dùng cơm trưa, kết thúc chuyến tham quan, tạm biệt và hẹn gặp lại. Trà Vinh – Biển Ba Động 06h30: Dùng điểm tâm sáng, khởi hành đi Ba Động. Trên đường quý khách tham quan chùa Hang – tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Khmer tại Trà Vinh, tham quan làng nghề điêu khắc gỗ tại chùa. Trên cung đường đến Ba Động, quý khách tìm hiểu khu di tích Cồn Tàu – nơi tiếp nhận vũ khí từ những con tàu không số. Đến Ba Động quý khách tự do tắm biển, dùng cơm trưa tại khu du lịch, thưởng thức đặc sản chù ụ ran me, cá kèo kho gợt...và nhiều món hải sản tươi sống. Chiều 15h00: Khởi hành về Trà Vinh, kết thúc chuyến du lịch, chào tạm biệt và hẹn gặp lại. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 82 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 2. Một số làn điệu dân ca, trò chơi dân gian của người Khmer. − Bài ca giã gạo (Bok Xrau) của người Khmer: Nàng ơi, nếu nàng giã gạo Phải nhớ lời dạy ông bà Không nên vứt bỏ trấu đi Vì trấu để trộn làm gạch. Nàng ơi, khi nàng giã gạo Cũng đừng vứt bỏ cám đi Nàng để dành cám nuôi heo Bán heo lấy tiền cưới chồng. − Một số trò chơi dân gian của người Khmer: + Qòng Hot Kon (Thả đèn gió, đèn trơi) cũng là một trò chơi dân gian hấp dẫn. Làm đèn gió và thả đèn khá đơn giản. Miệng đèn là một thanh tre được lamw như cạp rổ. Thông thường miệng đèn có đường kính 0,8m và cao 1m. Miệng đèn làm khuôn để dán giấy. Giấy dán đèn là giấy bản hoặc giấy dó có độ dai bền. Tim bấc đèn làm bằng sợi vải được tẩm dầu phộng hoặcmỡ heo. Từ miệng đèn có sợi dây để buột bấc đèn. Khi đốt người ta giữ cho đèn thăng bằng rồi châm lữa vào bấc, lữa nóng làm cho không khí trong lòng đèn giãn nở và đèn từ từ bay lên, gặp gió đèn sẽ bay xa, bay cao. + Đánh Kol: Kol là một khúc cây tròn ngắn, cứng, dài chừng 5 đến 8cm bẳng ngón tay cái. Trên một khoảng rộng bẳng non nữa sân bóng đá, người chơi chia làm hai phe, từ 5 đến 10 người một phe. Mỗi phe đứng giàn ngang ở vạch cuối sân. Giữa sân có một vạch ngang chia đôi bên. Giữa lằn gạch có một lỗ tròn. Bắt đầu chơi, mỗi bên lần lượt cử người cầm khúc gậy gỗ dài cừng 1m gõ cho Kol bay lên vừa tầm và đánh về phía đối phương. Nếu người cầm gậy phía bên kia bắt (chụp) được kol thì đem lại lỗ và đánh trả lại. Nếu đỡ hụt (không bắt được kol) thì người đỡ phải nhặt khúc kol chạy lại vạch cho vào lỗ. Lúc này mọi người bên phe kia ùa ra cản và giành khúc kol trở lại. Người bị truy đuổi phải chuyền khúc kol lại cho phe mình và tìm cách làm sao cho kol vào lỗ là thắng. Phe kia nếu cướp được kol thì bên giữ kol sẽ thua. Tùy theo giao kết, thường thì người bên phe thua sẽ cõng người bên phe thắng đi một vòng sân hoặc chịu một yêu cầu khác. Chơi kol gần như trò chơi “đánh trổng” (Nam Bộ), đánh khăng (phía Bắc) của người Kinh. TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 83 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP [...]... gữa du lịch lễ hội và lễ hội du lịch Ta có thể hiểu một cách sau đây: TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Du lịch lễ hội là hoạt động của khách du lịch đi du lịch mà điểm đến là những nơi có tổ chức lễ hội nhằm mục đích tham gia các trò chơi cũng như tìm hiểu những giá trị có trong lễ hội Lễ hội du lịch. .. HUÂN (6106670) 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Du lịch quốc gia − Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch Du lịch miền biển Du lịch núi Du lịch đô thị Du lịch thôn quê − Phân loại theo phương tiện giao thông Du lịch xe đạp Du lịch ô tô Du lịch bằng tàu hoả Du lịch bằng tàu thuỷ Du lịch máy bay − Phân loại theo loại hình... trong tỉnh để có những nhận định khách quan hơn trong bài luận văn TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ LỄ HỘI 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH 1.1.1 Khái niệm du lịch và khách du lịch 1.1.1.1 Du lịch Theo I.I.Pirojnic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của. .. dụng vào thực tiễn về khai thác lễ hội của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh 5.2 Quan điểm viễn cảnh Khi nghiên cứu đề tài này, bên cạnh việc phân tích và đánh giá tiềm năng của lễ hội Khmer trong phát triển loại hình du lịch lễ hội ở Trà Vinh, nghiên cứu những nét đặc sắc trong lễ hội của họ, tác giả còn nghiên cứu ảnh hưởng và nhận định vai trò của nó trong sự phát triển du lịch lễ hội của người Khmer ở Trà. ..TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Thông qua đề tài luận văn, tác giả hy vọng có thể góp phần đánh giá tiềm năng lễ hội của người Khmer và đưa một số giải pháp khai thác lễ hội Khmer tại Trà Vinh Vì vậy tác giả đã vận dụng những quan điểm trên cơ sở về tình hình thực tiễn trên cơ sở có những nghiên cứu về tình hình thực tế tại... trường tài nguyên Du lịch thiên nhiên Du lịch văn hoá − Phân loại theo mục đích chuyến đi Du lịch tham quan Du lịch giải trí Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch khám phá Du lịch thể thao Du lịch lễ hội Du lịch tôn giáo Du lịch nghiên cứu (học tập) Du lịch hội nghị Du lịch thể thao kết hợp Du lịch chữa bệnh Du lịch thăm than Du lịch kinh doanh − Phân loại theo lãnh thổ hoạt động Du lịch quốc tế Du lịch nội địa TRẦN... phương gọi là du lịch lễ hội Vậy ta có thể hiểu du lịch lễ hội là loại hình du lịch mà thời gian hoạt động du lịch trùng với thời gian diễn ra những lễ hội mà chủ thể du lịch (khách du lịch) có nhu cầu tìm hiểu, thời gian và tiền bạc sẽ tìm đến thông qua những chương trình tour của các công ty du lịch hoặc chủ thể tự tổ chức để tham gia lễ hội đó 1.3.2 Đặc trưng của du lịch lễ hội − Thời gian lễ hội + Diễn... thường tập trung vào các tháng mùa xuân và cuối thu + Thời gian diễn ra lễ hội thường từ vài ngày trở lên − Quy mô của lễ hội + Thường mang tính hoành tráng, có ảnh hưởng đến một quốc gia, một vùng rộng lớn thu hút người đi du lịch nhiều hơn TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 14 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH + Các lễ hội thường được tổ... trong các chùa Khmer ở Trà Vinh luôn chứa đựng bên trong nó là các yếu tố tinh thần của đồng bào Khmer nên nó có một vị trí quan trọng, cần được TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 27 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH giữ gìn và bảo vệ Vào mùa lễ hội Ok Om Bok người Khmer thường tập trung tại Ao Bà Om để thả đèn gió Hiện nay, trong tỉnh có 141... du lịch − Phân loại theo lứa tuổi du lịch Du lịch thiếu niên Du lịch thanh niên Du lịch trung niên Du lịch người cao tuổi − Phân loại theo độ dài chuyến đi Du lịch ngắn ngày Du lịch dài ngày − Phân loại theo hình thức tổ chức Du lịch tập thể Du lịch cá thể Du lịch gia đình − Phân loại theo phương thưc hợp đồng Du lịch trọn gói Du lịch từng phần 1.1.5 Chức năng du lịch 1.1.5.2 Chức năng kinh tế Du lịch ... TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH 1.2.2.2 Tác động du lịch lễ hội 13 1.3 DU LỊCH LỄ HỘI 14 1.3.1 Khái niệm du lịch lễ hội. .. lịch lễ hội lễ hội du lịch Ta hiểu cách sau đây: TRẦN HỒNG HUÂN (6106670) 15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Du lịch lễ hội. .. NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH Du lịch quốc gia − Phân loại theo đặc điểm địa lý điểm du lịch Du lịch miền biển Du lịch núi Du lịch

Ngày đăng: 05/10/2015, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w