Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á 1997 – 1998 nguyên nhân và ảnh hưởng
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG ----------&---------- BÀI TẬP NHÓM “Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 – 1998: Nguyên nhân và ảnh hưởng” GVHD: Nguyễn Thiều Quang Đà Nẵng, tháng 10 năm 2014 THANH TOÁN QUỐC TẾ Mục lục SVTH: Nhóm L2TV GVHD: Nguyễn Thiều Quang THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang DANH MỤC BẢNG BIỂU SVTH: Nhóm L2TV THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997-1998 bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ châu Á.Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào,Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng rất ít. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình. Vậy tại sao cuộc khủng hoảng này lại diễn ra? Nguyên nhân do đâu? Diến biến thế nào? Hậu quả ra sao? Những bài học kinh nghiệm và những giải pháp khắc phục, vượt qua khủng hoảng rút ra được? Để trả lời những câu hỏi trên, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu kĩ và trình bày đề tài theo các nội dung sau: I. II. Một số khía cạnh lý thuyết về khủng hoảng tài chính Cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997-1998: 1. Diễn biến 2. Nguyên nhân 3. Ảnh hưởng 4. Giải pháp 5. Bài học kinh nghiệm Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn. SVTH: Nhóm L2TV Trang 4 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang 1. MỘT SỐ KHÍA CẠNH LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm Khủng hoảng tài chính (Financial Crisis): Là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính. Khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm được sử dụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn với nghĩa vụ phải thanh toán nhiều hơn phương tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó. 1.2. - Một số loại khủng hoảng tài chính Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis): Khi khách hàng rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng, vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi nên điều này làm ngân hàng khó có khả năng thanh toán hết các khoản nợ. Sự rút tiền ồ ạt và lan rộng có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống hoặc sự tăng lên của lãi suất tín dụng. Khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn khi ngân hàng đổ vốn cho vay vào các dự án rủi ro cao, không hiệu quả. Kết - quả là tỷ lệ nợ xấu tăng, ngân hàng mất vốn và rơi vào tình trạng phá sản. Khủng hoảng tiền tệ (Currency Crisis):Đây còn được gọi là khủng hoảng tỉ giá hối đoái hay cán cân thanh toán nổ ra khi hoạt động “đầu cơ” tiền tệ dẫn đến sự giảm giá một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một khối lượng lớn ngoại hối. Khủng hoảng - tiền tệ thường gắn liền với một cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự. Khủng hoảng kép (Twin Crisis): Xảy ra khi khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng tiền tệ đi - liền với nhau, cái này dẫn đến cái kia. Các khủng hoảng tài chính khác: Khủng hoảng thị trường chứng khoán (Crisis of Security Market), Khủng hoảng nợ quốc gia (National Debt Crisis), Khủng hoảng ngân sách (Budget Crisis),… SVTH: Nhóm L2TV Trang 5 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang 2. CUỘC KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ CHÂU Á 1997-1998 2.1. Diễn biến 2.1.1. Thái Lan Từ năm 1985 đến năm 1995, Thái Lan là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Cùng thời gian, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh, cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm. Ngày 14 và 15/5/1997, đồng Baht bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Sau khi thả nổi đồng Baht ngày 2/7/1997, Baht lập tức mất giá gần 50%, nó đã xuống mức 56 Baht mới đổi được 1 USD vào tháng 1/1998. Chỉ số thị trường chứng khoán tụt từ mức 1280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất Thái Lan bị phá sản. Ngày 11/8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ USD và thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ USD vào 20/8. 2.1.2. Indonesia Tháng 8/1997, đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công, đến ngày 14, áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, đồng Rupiah liên tục mất giá. Tháng 9, cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử. Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và USD khoảng 2000USD/IDR, nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đãlên đến 18000USD/IDR. Rupia mất giá làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các công ty Indonesia, đặc biệt là khoản mục nợ ngân hàng nước ngoài tăng lên. Do đó, nhiều công ty đẩy mạnh mua USD vào, bán Rupia ra, khiến nội tệ thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt. Lạm phát kèm chính sách tài chính thắt chặt khiến chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng, làm giá 2 mặt hàng này tăng lên. Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng bùng phát, riêng ở Jakarta đã có 500 người chết do bạo động.Do thay đổi tỷ giá hối đoái và do nhiều nhân tố khác, GDP theo Dollar Mỹ của Indonesia đã giảm đi. 2.1.3. Hàn Quốc Đầu tháng 11/1997, các nhà đầu tư bắt đầu bán chứng khoán hàn quốc với quy mô lớn. Ngày 28/11/1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống SVTH: Nhóm L2TV Trang 6 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang A3, ngày 11/12/1997 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm giá chứng khoán Hàn Quốc thêm giảm giá. Ngày 3/11/1997 tỷ giá Won/USD là 966,2 đến ngày 10/12/1997 tăng lên là 1450. Đồng Won mất giá liên tục, sự mất giá nhanh chóng của đồng Won đã buộc ngân hàng trung ương Hàn Quốc công bố thả nổi đồng Won. Đồng thời có sự cải thiện trong cán cân thanh toán, mức thặng dư tháng 11/1997 là 600 triệu USD, so với mức thâm hụt của cùng kỳ năm trước là 2,07 tỷ giá USD 2.1.4. Philippines Cuối tháng 6 đầu tháng 7/1997, từ những khó khăn nội tại của nền kinh tế nhất là việc thâm hụt lớn trong cán cân vãng lai (13% GDP) và tác động khủng hoảng từ Thái Lan, Ngân hàng trung ương Philippin đã bỏ ra khoảng 2 tỷ USD để bảo vệ đồng Peso. Ngày 1/7/1997 Ngân hàng trung ương Philippin đã công bố nới rộng biên độ giao động tỷ giá đồng Peso với đồng USD mà thực chất là sự phá giá đồng tiền không chính thức như ở Thái Lan. Dự trữ ngoại tệ của Philippin vào tháng 4/1997 chỉ có ở mức 13,6 tỷ USD. Đây quả là ít ỏi để bảo vệ đồng Peso => đồng Peso mất giá 2.1.5. Malaysia Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht (2/7/1997), đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm từ mức 3,75 USD/MYR xuống còn 4,20 USD/MYR. Những người tham gia thị trường tiền duy trì tài khoản bằng đồng Ringgit ở trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào, với dự tính về sự giảm giá của đồng Ringgit trong tương lai. Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống, khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài. Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm 1997. 2.1.6. Hong Kong Tháng 10/1997, Dollar Hong Kong bị tấn công đầu cơ. Cơ quan Tiền tệ Hong Kong đã chi hơn 1 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền của mình. Từ ngày 20/10 đến 23/10, Chỉ số Hang Seng đã giảm 23%. Ngày 15/8/1998, Hong Kong nâng lãi suất cho vay qua đêm từ 8% lên 23% và ngay lập tức nâng vọt lên 50%. Đồng thời, Cơ quan Tiền tệ Hong Kong đã tuyên chiến với giới đầu cơ, bắt đầu mua vào các loại cổ phiếu thành phần của Chỉ số Hang Seng để giảm áp lực giảm giá cổ phiếu. Chính quyền đã mua vào khoảng 120 tỷ Dollar Hong Kong các loại chứng khoán. SVTH: Nhóm L2TV Trang 7 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang Cuộc khủng hoảng này đã ngừng lại vào tháng 9/1998. Tỷ giá giữa Dollar Hong Kong và Dollar Mỹ vẫn được bảo toàn ở mức 7,8 USD/HKD. 2.2. Nguyên nhân 2.2.1. Nền kinh tề vĩ mô yếu kém Thái Lan và một số nước Đông Á đã cố gắng thực hiện Bộ ba chính sách không thể đồng thời. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Đô la Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn). Kinh tế Đông Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát, vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng - tài chính yếu kém: Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ở các nước Đông Á đã dẫn đến một lượng nợ lòng vòng khổng lồ mà không kịp phát hiện kịp thời. Các nước có thị trường tiền tệ khủng hoảng đều có mức nhập siêu quá lớn, trong khi tỷ lệ dự trữ ngoại tệ trên nợ nước ngoài quá thấp. Trong năm 1996, tỷ lệ này của Hàn Quốc là 31%, Indonesia chỉ khoảng 12%, Thái Lan là 43,1%,… Sự yếu kém của hệ thống ngân hàng do các nguyên nhân chủ yếu sau: • Chính phủ các nước có sự can thiệp (mức độ khác nhau) vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và các công ty tài chính nhằm hướng các hoạt động ngân hàng vào hỗ trợ cho chính sách phát triển kinh tế. Khi các ngân hàng cho vay theo chỉ đạo của chính phủ thì luôn tồn tại một tâm lý ỷ lại, giả định ngầm rằng chính phủ sẽ bảo lãnh và cứu giúp nếu khoản vay đó không được đòi. Điều này dẫn đến cơ chế giám sát, quy định về hoạt động thận trọng được coi nhẹ, việc quản lý tín dụng lỏng lẻo và mở rộng quá mức khiến cho hiệu quả kinh tế thấp. • Bản thân các ngân hàng chậm trễ trong việc đổi mới hoạt động và bảo thủ trong việc hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ của mình và phụ thuộc rất lớn vào sự trợ giúp của chính phủ. Sự yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng – tài chính thể hiện trước hết trong việc quản lý và cấp tín dụng trong nước được coi là kém hiệu quả và không chặt chẽ, tốc độ cho vay vượt quá tốc độ tăng tiền gửi. Bên cạnh đó, lượng lớn vốn tín dụng được đầu tư vào lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn nhưng chu kỳ vốn chậm là bất động sản và đầu tư chứng khoán, các khoản tín dụng này do nhiều lý do SVTH: Nhóm L2TV Trang 8 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang đã không được đảm bảo. Vì vậy, khi nền kinh tế bị đình đốn, xuất khẩu giảm sút làm cho các doanh nghiệp vay vốn không có khả năng hoàn trả, các tổ chức ngân hàng đến bờ vực phá sản. Ngoài ra, các ngân hàng còn chậm trễ trong việc đưa ra giải pháp đối phó với tình trạng di chuyển vốn ngoại tệ một cách khá tự do. Chính sách quản lý ngoại hối lỏng lẻo tạo điều kiện cho sự chuyển đổi dễ dàng giữa đồng bản tệ và ngoại tệ, dẫn đến không kiểm soát được sự rời đi của các dòng vốn do sự bán tháo đồng nội tệ đổi lấy USD khi xuất hiện các dấu hiệu bất ổn trên thị trường tiền tệ. Mất cân đối vĩ mô: Năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Á bắt đầu chững lại, tăng trưởng trong xuất khẩu của Đông Nam Á giảm xuống một cách nhanh chóng làm cho tài khoản vãng lai bị suy yếu, nguyên nhân bao gồm: (i) Tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm. (ii) Đồng yên mất giá. (iii) Tỷ giá hối đoái thực hiện hiệu dụng của các nước Đông Á lên giá. (iv) Lượng cầu và giá của các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là điện tử suy giảm. Bảng : Tăng trưởng xuất khẩu ở Đông Á (%). Thái Lan Hàn Quốc Malaysia Indonesia Philippines Hong Kong 1994 19 14 20 8 17 11 1995 20 23 21 12 24 13 1996 -1 4 6 9 14 4 1997 3 5 1 7 21 4 Nguồn: NHTG, “East Asia – The Road to Recoverty”, 1998. Điển hình như ở Thái Lan, thâm hụt tài khoản vãng lai ở nước này vào 1996 lên đến 8% GDP, trong khi con số của 4 nước còn lại khoảng 3,4-4,8%. Bảng : Thâm hụt tài khoản vãng lai (%GDP) 1994 -0.96 -5.59 -6.07 -1.58 -4.6 Hàn Quốc Thái Lan Malaysia Indonesia Philippines 1995 -1.74 -8.05 -9.73 -3.18 -2.67 1996 -4.42 -8.05 -4.42 -3.37 -3.77 Nguồn: NHTG, “Chỉ số phát triển thế giới năm 2002”. 2.2.2. Chế độ tỷ giá không phù hợp SVTH: Nhóm L2TV Trang 9 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang Nếu yếu kém vĩ mô là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng thì các chính sách “neo giá” giữa các đồng tiền khu vực với đồng USD, tạo nên một hệ thống tỷ giá khiên cưỡng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc phá giá hàng loạt các đồng tiền khu vực. Mặc dù khởi phát từ việc cố định đồng Baht Thái Lan dẫn đến hiệu ứng lan tỏa sang các đồng Peso, Ringgit và Rupiah,… nhưng thực tế, các đồng nội tệ này đã bị giảm giá trước xu hướng ngày càng tăng của đồng USD. Việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định một cách cứng nhắc theo USD của Thái Lan và các nước Đông Nam Á mà nền kinh tế có dấu hiệu chững lại hoặc đi xuống, trong khi nền kinh tế của Mỹ đang phát triển đã khiến cho các nước này thay vì thực hiện chính sách thả nổi đồng nội tệ, trả lại giá đích thực của nó lại phải tiêu tốn hàng chục tỷ USD để cố gắng duy trì mức cân bằng giả tạo tới mức không thể kiềm giữ được nữa. Đặc biệt là Thái Lan, việc 13 năm liền Chính phủ Thái Lan duy trì tỷ giá cố định giữa đồng Baht và USD (khoảng 25 Baht/1USD) là hết sức phi kinh tế, bởi trong khoảng thời gian này, các quá trình kinh tế thế giới và khu vực diễn ra rất mạnh mẽ, đồng Đô la Mỹ ngày càng mạnh lên, đồng Baht yếu dần, cho đến trước thời điểm xảy ra khủng hoảng, đồng Baht đã giảm xuống còn 30,27 Baht/1USD. Lợi dụng điều này, các nhà đầu tư đã nâng cầu USD lên 100 lần so với bình thường và đẩy tỷ giá vượt xa tỷ giá thực. Kết quả đồng Baht bị bẻ gãy. 2.2.3. Sự tăng lên của dòng vốn nước ngoài Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đầu thập niên 1990 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn theo hướng khuyến khích dòng vốn nước ngoài ngắn hạn. Ví dụ như chính sách của Hàn Quốc là hạn chế đầu tư nước ngoài dài hạn dưới dạng FDI hay đầu tư chứng khoán, trong khi chỉ cho phép các ngân hàng vay ngắn hạn nước ngoài. Tỷ giá hối đoái cố định mà nhiều chính phủ Đông Á duy trì cũng là yếu tố khuyến khích dòng vốn nước ngoài do rủi ro tỷ giá được loại bỏ. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á. Từ năm 1994 đến 1997, lượng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triển tăng 5 lần từ 42 tỷ USD lên 256 tỷ USD. Đông Á là nơi thu hút một lượng lớn dòng vốn này, chiếm khoảng 60% trong nửa đầu thập niên 1990 (theo NHTG 1998). Bảng : Vốn tư nhân nước ngoài đầu tư vào năm nước Đông Á (Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines) từ 1991 – 1996. SVTH: Nhóm L2TV Trang 10 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang (ĐVT: Tỷ USD) - Vốn tư nhân ròng + Đầu tư trực tiếp ròng + Đầu tư chứng khoán ròng + Vay thương mại và đầu tư khác - Viện trợ chính thức ròng 1991 1992 1993 1994 1995 1996 24.8 6.2 3.2 15.4 4.4 29.0 7.3 6.4 15.3 2.0 31.8 7.6 17.2 7.0 0.6 36.1 8.8 9.9 17.4 0.3 74.2 7.5 17.4 49.2 0.7 65.8 8.4 20.3 37.1 -0.4 Nguồn: NHTG, “World Economic Outlook”, 5/1998 và 3/2000. Biểu đồ : Vốn tư nhân nước ngoài chảy vào 5 nước Đông Á, 1990-1996. Nguồn: Tính toán từ NHTG – World Development Indicator 2002. Mặt khác, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng, trong khi các ngân hàng bất chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. Dòng vốn nước ngoài đã tạo nên sự bùng nổ tín dụng trong khu vực. Trong thập niên 1990, tín dụng ngân hàng cấp cho khu vực tư nhân tăng lên nhanh chóng. Từ cuối năm 1996, tổng giá trị nợ tài chính của khu vực tư nhân trên GDP lên tới 140% ở Hàn Quốc và Thái Lan. Mức cung tiền M2 ở Hàn Quốc, Thái Lan, Phillippines, Malaysia và Indonesia tăng gần 20%/năm trong năm 1996 và 1997. Bảng : Nợ tài chính của khu vực tư nhân so với GDP (%) Nước Hàn Quốc Thái Lan 1991 103.1 88.6 1992 110.7 98.4 1993 121.3 110.8 1994 128.8 128.1 1995 133.5 142.0 1996 140.9 141.9 Nguồn: Radelet (1998). SVTH: Nhóm L2TV Trang 11 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang Điều nguy hiểm hơn là Chính phủ không kiểm soát được nợ của các Ngân hàng và doanh nghiệp cũng như không xây dựng được khuôn khổ pháp luật về năng lực giám sát trong quá trình tự do hóa tài chính. Trong cơ chế quản lý yếu kém này, có doanh nghiệp sản xuất đua nhau vay nợ một cách liều lĩnh, số nợ vượt quá tổng số vốn của doanh nghiệp từ 200% đến 400%. Điểm đáng lưu ý nữa là hầu hết các khoản vay nước ngoài ngắn hạn được đầu tư dài hạn. Nợ ngắn hạn nước ngoài luôn luôn lớn hơn so với dự trữ ngoại tệ của các nước Đông Á vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng, có nghĩa là trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ không có khả năng chi trả. Chỉ có 2 nước Malaysia và Phillipines trong số 5 nước bị khủng hoảng có nợ ngắn hạn thấp hơn dự trữ ngoại tệ. Bảng : Nợ ngắn hạn vào quý II năm 1997 Nước Hàn Quốc Thái Lan Indonesia Malaysia Philippines Nợ ngắn hạn nước ngoài 70.18 45.57 34.66 16.27 8.29 Dự trữ ngoại tệ 34.07 31.36 20.34 26.59 9.78 Tỷ lệ nợ ngắn hạn 2.06 1.45 1.7 0.61 0.85 Nguồn: ADB, “Asian Development Outlook”, 1999. Một tỷ trọng lớn cho vay của ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng được tập trung vào khu vực bất động sản. Ở Indonesia, các khoản vay khu vực bất động sản tăng 37%/ năm trong giai đoạn 1992-1995 (tổng tín dụng ngân hàng chỉ tăng 22%/năm). Ở Thái Lan, các khoản cho vay bất động sản tăng 41%/năm trong giai đoạn 1990-1995 (tổng tín dụng chỉ tăng 33%/năm). Ở Hàn Quốc, các khoản cho vay của ngân hàng tập trung chủ yếu vào các tập đoàn lớn. Tỷ lệ nợ/vốn cổ phần của các doanh nghiệp công nghiệp Hàn Quốc lên tới 317% vào cuối 1996 (trong khi ở Mỹ là khoảng 100%) Biểu đồ : Tỷ lệ % giá trị cho vay bất động sản và công nghiệp chế biến của các công ty tài chính Thái Lan trong tổng dư nợ (%). Nguồn: Marcus Miller and Pongsak Luangaram (1998). 2.2.4. Hoạt động tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt SVTH: Nhóm L2TV Trang 12 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. Khi phát hiện những dấu hiệu suy thoái của hệ thống ngân hàng – tài chính khu vực, nhiều nhà đầu cơ nước ngoài đã tăng cường hoạt động đầu cơ tiền tệ. Theo thống kê, nhiều nhà đầu cơ trong tổng số 2300 quỹ tín dụng tư nhân ở Mỹ, với tài sản trên 100 tỷ USD đã nhảy vào thị trường khu vực này trong tháng 7 và 8/1997. Ngoài các quỹ do Soros kiểm soát còn có các quỹ tín dụng lớn như Tiger, Orbis, Pumas, Panther và Jaguar. Họ mua đồng Baht, Peso, Ringgit, Rupiah, SGD ước tính 10-15 tỷ USD để đầu cơ, dự trữ ngoại hối nhà nước cạn kiệt càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài. Cuối cùng thì thị trường bất động sản của Thái Lan đổ vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Khi phát hiện những điểm yếu nghiêm trọng trong nền kinh tế các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra. Đông Á rơi vào tình trạng các nhà đầu tư không còn tin rằng dự trữ ngoại tệ đủ để trả nợ ngắn hạn. Cả các nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước đều muốn chuyển vốn ra. Ngân hàng đòi lại vốn cho vay, từ chối đảo nợ và ngưng cho vay mới; còn các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ra ngoại tệ và chuyển ra ngoài. Riêng trong năm 1997, hơn 20 tỷ USD ròng được đưa ra khỏi 5 nước Đông Á bị khủng hoảng, trong khi trong năm 1996 vẫn còn nhận được gần 66 tỷ USD. (Bảng dưới). Bảng : Vốn tư nhân nhân nước ngoài ở 5 nước Đông Á (Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines), 1991-1996 ĐVT: Tỷ USD. - Vốn tư nhân ròng + Đầu tư trực tiếp ròng + Đầu tư chứng khoán ròng + Vay thương mại và đầu tư khác - Viện trợ chính thức ròng 1996 1997 1998 1999 65.8 8.4 20.3 37.1 -0.4 -20.4 10.3 12.9 -43.6 17.9 -25.6 8.6 -6.0 -28.2 19.7 -24.6 10.2 6.3 -41.1 -4.7 Nguồn: NHTG, “World Economic Outlook”, 3/2000. 2.3. Ảnh hưởng SVTH: Nhóm L2TV Trang 13 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang 2.3.1. Ảnh hưởng tới các nước trong khu vực Ảnh hưởng tiêu cực Cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm sút trầm trọng thậm chí bị âm (-). Ngoài ra sự phá giá đồng tiền của các nước Đông Nam Á gây ra hậu quả nghiêm trọng lâu dài và tác động xấu đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội của các đất nước. - Thời gian trước và trong cuộc khủng hoảng, các nước đều phải tiêu tốn số lượng ngoại tệ lớn để chống đỡ, giữ cho đồng tiền không bị mất giá quá mức. Điển hình như: + Thái Lan sử dụng tới 15 tỷ USD trong tổng số 33 tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Nhà nước để cứu nguy cho đồng Baht, + Philippines cũng sử dụng 20% tổng số dư trữ để hỗ trợ cho đồng peso. + Các nước khác như Malaysia, Indonesia cũng sử dụng nhiều tỷ đôla Mỹ vào mục đích nói trên. - Hơn 20 đồng bản tệ bị phá giá làm tăng các chi phí nợ, nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ tăng ( khoảng 25-40% tùy theo mức độ phá giá của đồng tiền). Cụ thể, nợ nước ngoài của Thái Lan từ 85 tỷ USD lên 119 tỷ USD; Malaysia từ 29 tỷ lên 36,5 tỷ USD; Philippines từ 43,5 tỷ lên 54,4 tỷ USD; Indonesia từ 109,3 tỷ lên 150,5 tỷ USD Đồng tiền bị mất giá, nền kinh tế vĩ mô không ổn định dẫn tới sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư, người cho vay trong nước và ngoài nước khiến nguồn vốn tín dụng cạn kiệt, thị trường chứng khoán trầm lắng. Hàng loạt các ngân hàng, công ty tài chính thua lỗ nặng nề và lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản, giải thể, sát nhập. Bảng :Tình trạng thua lỗ và phá sản trong hệ thống tài chính (1/4/1997-31/3/1998) Nước Thái Lan Malaysia Indonesia Hàn Quốc - Tổng số NH 108 60 228 56 Số NH bị đình chỉ hoạt động 56 16 16 Số NH bị CP giám sát 56 Số NH bị sát nhập 41 11 Số NH % Số NH bán cho có vấn đề Nhà nước 4 59% 68% 36% 32% Nguồn: ADB, “Asian Development Outlook”, 1999 Hệ thống tài chính đổ vỡ gây sức ép lớn tới lạm phát. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, chỉ riêng Thái Lan sau khủng hoảng đã khiến 2 triệu người mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp Philippines từ 9,5% (năm 1996) tăng lên 10,4% (năm 1997), tại Hàn Quốc từ 2,5% (năm 1997) tăng vọt lên 8,6% (tháng 7/1998). Đồng thời thu nhập bình quân đầu người sụt giảm mạnh, cho đến năm 2002 vẫn chưa thể hồi phục bằng mức của năm 1996. SVTH: Nhóm L2TV Trang 14 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang Biểu đồ : Mức thu nhập bình quân/người năm 1996 so với năm 2002 Nguồn: World ban Developmen Indicators 2004 Cuối cùng để khắc phục được hậu quả từ cuộc khủng hoảng, ổn định nền kinh tế các quốc gia này phải tiêu tốn một lượng tài chính rất lớn, theo ước tính xấp xỉ 10% GDP. Đây là khó khăn lớn nhất không thể giải quyết ngay được trong một thời gian ngắn. Ảnh hưởng tích cực Cuộc khủng hoảng không chỉ hoàn toàn gây tác hại mà ở một chừng mực nào đó, nó là điểm dừng để mở đầu giai doạn mới đầy triển vọng: - Việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp các chính phủ giảm thiểu được lượng ngoại tệ can thiệp để giữ giá bản tệ như thời gian trước đó, giúp tăng dự trữ quốc gia về lâu dài, đồng thời giảm giá đồng bản tệ góp phần khuyến khích xuất khẩu, hàng xuất khẩu của các nước này có thêm cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế nhất là trong tương quan so sánh với các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực có đồng tiền ổn định hơn. - Các yếu tố đầu vào tính bằng ngoại tệ, bao gồm tiền lương, đất đai, dịch vụ,… giảm một cách tương đối cao so với các nước khác nên khi khủng hoảng kết thúc thì chính các nước này lại có lợi thế thu hút vốn đầu tư, cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. - Nếu xét về lâu dài, thì đây là dịp các nước này rút ra được bài học điều chỉnh lại các chính sách vĩ mô, điều chỉnh lại cơ quan phát triển kinh tế. Những kết quả của các cải cách này sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững hơn. SVTH: Nhóm L2TV Trang 15 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang 2.3.2. Ảnh hưởng tới các nước ngoài khu vực Cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Châu Á đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng không những đối với nền kinh tế của các nước trong khu vực mà đối với cả các nước khác trên thế giới đặc biệt là Mỹ. - Cuộc khủng hoảng làm cho thị trường xuất khẩu của Mỹ bị co lại do đồng đô la lên giá, nên khả năng cạnh tranh của hàng hoá Mỹ giảm xuống. Người ta tính rằng ít nhất thị trường xuất khẩu của Mỹ giảm 25%, bao gồm phần lớn là thị trường của các nước bị khủng hoảng. Điều này làm cho tình trạng nhập siêu của Mỹ ngày càng trầm trọng. Năm 1997, Mỹ nhập siêu là 176 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 148 tỷ USD của năm 1996. - Đồng thời hàng nhập khẩu vào Mỹ trở nên rẻ một cách tương đối do đồng tiền của các nước bị phá giá so với đồng đô la Mỹ. Điều đó làm cho giá cả trên toàn bộ thị trường Mỹ phải giảm xuống theo, tức là làm cho lợi nhuận của các nhà sản xuất ở Mỹ giảm và đầu tư kinh doanh cũng giảm. - Ngoài ra, các nước khủng hoảng phải thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ để khắc phục cuộc khủng hoảng theo điều kiện của IMF nên họ không có khả năng trả số tiền mua vũ khí hoặc phải kéo dài thời hạn thanh toán cho những hợp đồng đó với Mỹ. 2.3.3. Ảnh hưởng tới Việt Nam Là một quốc gia nằm trong khu vực khủng hoảng, trong bối cảnh quốc tế hoá cao như hiện nay, rõ ràng Việt Nam không tránh khỏi những tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, tốt và xấu của nó đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. • Về thương mại So với các nước, tỷ trọng thương mại của Việt nam với các nước trong khu vực Châu Á đóng một vai trò hết sức quan trọng. Theo các số liệu ước tính thì khoảng 70% kim ngạch mậu dịch của Việt Nam là với các Châu Á và chủ yếu được thanh toán bằng USD hoặc vàng. Nhưng khi đồng tiền ở các nước bị phá giá mạnh sẽ tác động xấu tới các doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh với các nước trong khu vực. Ngoại trừ đồng đô la Singapore và đồng Yên Nhật mới bị mất giá trên dưới 20%, còn các đồng tiền khác trong khu vực đã bị phá giá từ 80% đến 250% so với đồng USD. Trong khi đó đồng tiền Việt Nam mới chỉ mất giá chút ít, khoảng trên 10% so với đồng USD. Về nhập khẩu: Hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam với mức rẻ gần như tương ứng với mức phá giá của đồng tiền các nước. Do đó hàng nhập từ các nước sẽ lấn át hàng nội của chúng ta ngay tại thị trường Việt Nam. Chính điều này đã khuyến khích các nhà xuất khẩu của các SVTH: Nhóm L2TV Trang 16 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang nước tăng lượng hàng bán sang Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng do giá rẻ hơn bằng cả hai con đường chính ngạch và tiểu ngạch (buôn lậu qua biên giới). Hiện nay, các doanh nghiệp trong cả nước ta còn tồn kho nhiều hàng của các nước sẽ bị lỗ nặng vì giá các hàng hoá này giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên đối với các mặt hàng như các loại vật tư, nhiên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất đều được nhập khẩu khá dễ dàng nhờ thuế suất thấp, rõ ràng đây là mặt lợi mà cuộc khủng hoảng trong khu vực đem lại cho Việt nam. Theo báo cáo của Bộ thương mại giá máy móc thiết bị giảm từ 20- 40% so với trước khi xảy ra khủng hoảng, giá nguyên liệu nhựa giảm 10- 30%, linh kiện điện tử giảm 10-30%, bông xơ các loại giảm 10-15%. Đây thực sự là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt nam tận dụng để giảm chi phí đầu vào . Về xuất khẩu: Đối với thị trường các nước ASEAN kim ngạch xuất khẩu của Việt nam chiếm tỷ trọng không dưới 20%, thị trường Châu á chiếm 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam. Tính chung, Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm : dầu thô, than đá, cao su, cà phê hạt, gạo, dệt may, da giầy và hải sản . Do đồng nội tệ của các nước bị khủng hoảng mất giá hơn so với đồng Việt Nam nên theo nguyên lí xuất khẩu hàng hoá của Việt nam sang các nước này sẽ bị hạn chế do giá của các hàng hoá này trở lên đắt tương đối và nhu cầu nội địa tại các nước bị khủng hoảng giảm sút. Mặt khác cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam cũng giống như cơ cấu hàng xuất của các nước ASEAN do đó chắc chắn vễ xuất khẩu của Việt nam hiện tại và trong tương lai sẽ có sự sụt giảm đáng kể. Do vậy nguồn thu từ xuất khẩu sẽ giảm vì hai yếu tố : Thứ nhất, giá xuất khẩu hạ thì doanh nghiệp nhỏ sản xuất hàng xuất khẩu có thể phải ngừng sản xuất vì doanh thu không đủ trang trải cho các yếu tố đầu vào. Thứ hai, những doanh nghiệp lớn có thể tìm được thị trường khác khi bị ép giá, nhưng lượng xuất khẩu giảm đi, đồng thời doanh thu cũng giảm xuống do giá xuất khẩu hạ. Riêng sáu tháng cuối năm 1997, lợi tức của Việt Nam chỉ tính từ xuất khẩu của mặt hàng nông sản đã bị mất khoảng 500 triệu USD. Đồng thời, do giá cả dịch vụ, sinh hoạt hiện nay ở Việt Nam đã cao tương đối,nên lượng khách du lịch vào Việt Nam cũng bị giảm mạnh • Đối với Ngân sách Nhà nước Về thu ngân sách : Như đã phân tích ở phần trên, do tác động của cuộc khủng hoảng lượng hàng nhập sẽ có xu hướng gia tăng vì vậy thu thuế từ nhập khẩu sẽ tăng lên. Song theo chúng tôi, xét về dài hạn thì mức tăng thêm sẽ không nhiều vì để đảm bảo các điều kiện cho quá trình hội nhập về kinh tế Việt nam phải cắt giảm hàng loạt thuế các mặt hàng nhập khẩu. Do tác động của cuộc khủng hoảng sẽ dẫn đến thu ngân sách Nhà nước có hai hiệu ứng trái ngược nhau : Một là : có khả năng tăng thu thuế xuất nhập khẩu. Hai là : gánh nặng nợ nần và chi phí nguyên vật liệu tăng SVTH: Nhóm L2TV Trang 17 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang lên có thể làm cho các doanh nghiệp sản xuất Việt nam bị đình đốn thậm chí là phá sản và như vậy tác động của khủng hoảng sẽ làm giảm thu ngân sách Về chi ngân sách : Trong thời gian tới do VNĐ mất giá 10-15% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lên việc chi ngân sách Nhà nước sẽ tăng lên để đối phó với lạm phát có thể lên cao và chi trả nợ nước ngoài. Các khoản nợ tính bằng VNĐ của Nhà nước và các doanh nghiệp sẽ tăng lên do VNĐ mất giá sẽ là gánh nặng cho các doanh nghiệp và Nhà nước, làm giảm đáng kể dự trữ quốc tế của Việt nam. • Đối với lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng Sức ép giảm giá đồng Việt Nam trên thị trường hối đoái: Do đồng tiền của các nước trong khu vực mất giá từ 30-70% nên trên thực tế VNĐ đã lên giá so với đồng tiền các nước này và gây sức ép phá giá. Thực tế, tâm lí lo sợ VNĐ phá giá đã dẫn đến việc vội vàng chuyển từ VNĐ sang USD để tích trữ, đẩy tỷ giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh trong một thời gian, có thời điểm lên tới 1USD=14.600 VNĐ. Để đối phó lại NHNN đã phải dùng nhiều biện pháp để đối phó như tung ngoại tệ ra bán, nâng mức biên độ dao động, tăng cường các biện pháp kiểm soát ngoại hối. Ảnh hưởng đến cơ cấu tiền gửi của hệ thống ngân hàng: Cuộc khủng hoảng đã gián tiếp tác động mạnh tới cơ cấu tiền gửi giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ. Vào thời điểm đầu năm 1998, lượng tiền gửi bằng VNĐ tăng chậm trong khi đó tiền gửi bằng ngoại tệ tăng khá nhanh ( kể cả tiền gửi của dân cư và của các doanh nghiệp). Nhiều doanh nghiệp giữ lại ngoại tệ trên tài khoản mà không bán lại cho NHNN để tránh rủi ro do sự mất giá của VNĐ. Tình hình này gây nên sự mất cân đối giữa cung cầu ngoại tệ tạo sức ép không nhỏ tới tỷ giá VNĐ và gây những xáo trộn bất ổn trên thị trường ngoại hối nước ta. Tác động đến hoạt động giao dịch ngoại tệ Giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng như thị trường ngoại tệ nói chung bị giảm sút. Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tính từ đầu năm đến tháng 3/1998, các hoạt động giao dịch có chiều hướng giảm sút , các ngân hàng thương mại chỉ tiến hành mua vào mà không bán ra ngoại tệ dẫn đến cầu vượt xa cung gây mất cân đối cung cầu ngoại tệ từ đó gây sức ép tăng lãi suất và dễ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng. Doanh số mua 6 tháng cuối năm 1997 đạt 2,5 tỷ USD, giảm 5% so với 6 tháng đầu năm; doanh số bán đạt 2,6 tỷ USD giảm 1% so với 6 tháng đầu năm. Tăng gánh nặng về nợ cho các doanh nghiệp SVTH: Nhóm L2TV Trang 18 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang Khủng hoảng tiền tệ tác động tăng tỷ giá hối đoái đã gián tiếp làm tăng thêm các khoản nợ nước ngoài. Đặc biệt là các khoản nợ đến hạn thanh toán, nhiều doanh nghiệp không mua được ngoại tệ hoặc phải mua với giá cao đã chịu lỗ rất lớn. Tỷ giá tăng đột biến cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong khi giá hàng hóa trong nước không tăng nhiều. Gây sức ép với lãi suất đồng Việt Nam Ngoại tệ tăng giá mạnh đã làm nhu cầu vay vốn đồng Việt Nam do lãi suất thấp hơn và tránh rủi ro về tỷ giá song khi nhu cầu vay vốn bằng VNĐ tăng lên gây mất cân đối cung cầu về tiền trên thị trường, tạo sức ép tăng lãi suất đồng nội tệ. Ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách lãi suất nhằm khuyến khích đầu tư kinh doanh sản xuất đối với nền kinh tế. Tất cả các mức độ ảnh hưởng trên tới lĩnh vực Tài chính đã đe dọa sự mất ổn định của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Thể hiện sự khó khăn của các NHTM về huy động vốn, khả năng thanh toán trong nước và quốc tế. • Đối với lĩnh vực đầu tư Đối với đầu tư trong nước: Nếu sản xuất hàng tiêu thụ trong nước không nhập nguyên liệu từ bên ngoài thì không chịu ảnh hưởng gì. Trong trường hợp đầu tư để sản xuất hàng xuất khẩu không nhập NVL từ nước ngoài thì nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận do VND bị mất giá so với USD. Từ đó ngân sách nhà nước sẽ tăng lên. Bên cạnh đó hoạt động huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn nên ngân hàng mới chỉ đáp ứng được được khoảng 45-46% nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh. Trong khi đó việc các nước trong khu vực phá giá đồng nội tệ đã làm cho hàng sản xuất từ các nước này trở lên rẻ tương đối và cạnh tranh gay gắt với hàng sản xuất của Việt Nam. Như vậy cuộc khủng hoảng đã làm cho việc đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu vốn và bị cạnh tranh gay gắt bới hàng hoá rẻ từ các nước trong khu vực. Đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Sự giảm sút đầu tư trực tiếp vào Việt Nam từ các nước đang chịu tác động trực tiếp hoặc có liên quan đến cuộc khủng hoảng. Bởi đồng tiền của họ bị mất giá, sẽ không có lợi thế nếu chuyển đổi ra USD để đầu tư ra nước ngoài. Đối với các nước khác trên thế giới, về cơ bản lâu dài các nhà đầu tư sẽ nhìn nhận khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam như một khu vực phát triển không ổn định. Do đó môi trường vĩ mô không đủ sức để lôi kéo họ đầu tư vốn, công nghệ và kỹ thuật quản lý vào. SVTH: Nhóm L2TV Trang 19 THANH TOÁN QUỐC TẾ • GVHD: Nguyễn Thiều Quang Tác động đối với tiến trình hội nhập kinh tế Việt nam vào AFTA , APEC và WTO. Theo các mục tiêu của AFTA : tăng chu chuyển thương mại nội bộ giữa các nước ASEAN và thế thương lượng cạnh tranh thương mại của toàn ASEAN với thế giới, tạo lập khu vực hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực và làm cho nền kinh tế ASEAN thích ứng với mọi biến đổi của nền kinh tế thế giới.. thì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã hoàn toàn ảnh hưởng đến mục tiêu và các định hướng đặt ra. Do đó tiến trình rút ngắn thời hạn thực hiện AFTA của một số nước thành viên trong bối ảnh hiện nay là hết sức khó khăn. Vì vậy đối với Việt nam tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới bằng việc gia nhập ASEAN, APEC, WTO chắc chắn sẽ không tránh khỏi những trở ngại. 2.4. Giải pháp 2.4.1. Tăng cường hợp tác trong khu vực Ngay từ những tháng đầu xảy ra khủng hoảng, các nước trong khu vực đã tìm ra giải phải là phối hợp, đoàn kết với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp, cùng nhau vượt qua khủng hoảng. Sự hợp tác này đã được cụ thể hóa bằng việc thành lập những thể chế tài chính- tiền tệ cho khu vực như “Quỹ tín dụng châu Á”, “ Ngân hàng thanh toán bù trừ đa biên ASEAN”, hay thỏa thuận giữa các bộ trưởng tài chính ASEAN về việc khuyến khích sử dụng đồng bản tệ trong thanh toán các giao dịch thương mại nội bộ ASEAN trên cơ sở các thỏa thuận song phương nhưng vẫn lấy giá trị đồng USD để tham khảo tỷ giá chuyển đổi giữa các đồng tiền, tăng cường, xúc tiến việc trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng. 2.4.2. Cải cách khu vực tài chính Các nước Đông Á đã thực thi các biện pháp, chính sách sau để cải cách khu vực tài chính: • Xóa và giảm nợ xấu, tái vốn hóa các thể chế tài chính • Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ • Tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới đối với các tổ chức tín dụng và tài chính khác • Đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính Tăng cường giám sát và điều tiết các tổ chức tín dụng đồng thời nâng cao tính kỷ luật trên thị trường 2.4.3. Huy động vốn hỗ trợ trong và ngoài nước Sự hỗ trợ tài chính khẩn cấp của cộng đồng quốc tế là nhân tố có hiệu lực tức thì và mạnh mẽ nhất để chế ngự cuộc khủng hoảng, tránh sự lan rộng và hậu quả lâu dài ở trong và ngoài nước. Dựa vào chương trình hỗ trọ IMF, WB và các tổ chức tài chính quốc tế khác. SVTH: Nhóm L2TV Trang 20 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang Đối với Thái Lan, nước chịu tác động mạnh mẽ nhất, vào giai đoạn đầu của khủng hoảng, sau những cố gắng vận động khu vực và quốc tế tại phiên họp IMF chủ trì ở Tokyo tháng 8/1997, các tổ chức tài chính quốc tế đã cam kết hỗ trợ cho ngước này 17,2 tỷ USD, trong đó IMF và Nhật Bản mỗi bên góp 4 tỷ USD, ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển châu Á (ADB) góp 2,7 tỷ USD; Australia, Malaysia, Singapore, Hồng Kong, Trung Quốc mỗi bên góp 1 tỷ USD, Hàn Quốc, Brunei mỗi bên góp 500 triệu USD. Đáng lưu ý là để nhận khoản tín dụng này, chính phủ Thái Lan phải chấp nhận “giải pháp cả gói” mà IMF đưa ra: Với ngân sách, Thái Lan phải tăng thuế VAT từ 7-10%, vừa giảm chi tiêu 10%; đóng cửa các công ty tài chính yếu kém và duy trì dự trữ ngoại tệ ít nhất 25 tỷ USD; giữ tỷ lệ lạm phát 8-9%; giảm thâm hụt tài khoản vãng lai xuống còn 5% GDP trong năm 1997 và 3% GDP trong năm 1998; cải tổ cơ cấu và sát nhập một số địng chế tài chính. Đối với Hàn Quốc thì sao? Đê nhanh chóng khắc phục khủng hoảng, chính phủ đã kêu gọi các tổ chức ngân hàng nước ngoài hỗ trợ tài chính, củng cố nguồn vốn đầu tư trong nước. Theo công bố của IMF, vào đầu tháng 12/1997 tổ chức ngân hàng quốc tế và các nước khác đồng ý cho Hàn Quốc vay 57 tỷ USD. Hoạt động của IMF trở nên tích cực hơn khi Hàn Quốc bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng và khi đồng Rupiah mất giá mạnh. Để đổi lấy các khoản hỗ trợ, ngoài những cam kết như Thái Lan, các nước này còn phải thực hiện những chính sách mở cửa lĩnh vực ngân hàng. 2.4.4. Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã và đang thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả. Cụ thể, các nước từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo và hướng tới chế độ mục tiêu lạm phát. Đồng thời, các nước nỗ lực gia tăng lượng dữ trự ngoại hối nhà nước của mình. Từ 1997 đến 2005, năm nước bị ảnh hưởng nặng nhất của khủng hoảng đã tăng lượng dự trữ ngoại hối của mình lên bốn lần, đạt 378 tỷ USD. 2.5. Bài học kinh nghiệm 2.5.1. Bài học kinh nghiệm cho thế giới Phải có công cụ điều tiết luồng vốn Do thiếu các biện pháp kiểm soát, các nước châu Á rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào nền tài chính biến động từ bên ngoài- chính là các khoản vay ngắn hạn. Cuối năm 1996, các nước Đông Á nợ ngân hàng Châu Âu 328 tỷ USD, ngân hang Nhật bản 260 tỷ USD và ngân hàng Mỹ là 46 tỷ USD và hầu hết các khoản vay đều là vay theo hình thức ngắn hạn (< 1 năm ). SVTH: Nhóm L2TV Trang 21 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, các nguồn vốn ngắn hạn biến mất nhanh như khi xuất hiện vì không hề có một công cụ điều tiết hợp lý nào dành cho nó. Vấn đề tự do hóa thị trường vốn cũng rất quan trọng, không phải tình cờ 2 nước châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng mà vì 2 quốc gia này không tự do hóa thị trường vốn. Ngoài ra, trong cá nước đã tự do hóa thị trường vốn thì cũng không phải ngẫu nhiên nhà nước khống chế tốt nhất tác động của khủng hoảng , Singapore chính là nước có hệ thống pháp luật được thực thi tốt nhất. Cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp Sẽ gặp không ít rủi ro khi mở cửa nền kinh tế của các nước đang phát triển với thị trường vốn quốc tế mà chưa xấy dựng hệ thống phấp luật vững chắc và đội ngũ cán bộ liêm khiết. Thời điểm trươc năm 1997, hệ thống giám sát tín dụng của ngân hàng quá lõng lẽo dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiều nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan kéo theo việc đầu tư dư thùa vào một số ngành kinh tế. Việc dư thùa nguồn vốn tín dụng còn dẫn đến tình trạng lãng phí, với cuộc chạy đua sở hữu tòa nhà cao nhất thế giới ở các nước châu Á là một ví dụ. Tệ hơn việc thừa tiền đầu tư còn dẫn tới tình trạng phát triển bong bong của thị trường bất động sản, từ đó quay lại thi trường tín dụng, vì các ngân hàng lại cho vay nhiều hơn giá trị thế chấp, nên khi khủng hoảng xảy ra, hơn ai hết ngân hàng phải hưng chịu hậu quả nặng nề nhất. Việc giám sát lỏng lẻo của ngân hàng còn cho phép các ngân hàng có tỷ lệ vốn lưu động không phù hợp. Theo số liệu năm 1997 của ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) thì ở Philippines là 17%, Hong Kong 18% và ở Singapore là 19%, các tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn tối thiểu quốc tế. Nguy cơ dư thừa vốn Sự mất cân bằng trên thị trường tài chính thế giới khiến chính phủ của các nền kinh tế mới nổi khó có thể ngăn chặn trong tầm kiểm soát của họ. Ngân khó của hầu hết các nước Châu Á hoặc cân bằng hoặc thặng dư, và không hề có lạm phát. Cuộc khủng hoảng xảy ra phần nhiều nguyên nhân do những thay đổi về mô hình hoạt động của trung gian tài chính quốc tế. Thư nhất, sự mở rộng đáng kể của khả năng thanh toán quốc tế trong thập niên 90 đã làm gia tăng tính cạnh tranh trong dịch vụ tài chính trên toàn thế giới. Vì thế các giám đốc tài chính buộc phải những khoản lợi nhuận cao hơn thông qua các dự án đầu tư mạo hiểm. Thứ hai là chính sách kinh tế vĩ mô của các cường quốc đống vai trò quan trọng trong sự mở rộng của khả năng thanh khoản quốc tế. Tuy nhiên tình trạng mất cân bằng này không kéo dài , việc tăng nguồn vốn đã gia tăng sức ép đối với việc tăng tỷ giá hối đoái, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt thương mại. Và SVTH: Nhóm L2TV Trang 22 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang khi thị trường tạo sức ép giảm giá đồng tiền, các nhà đầu tư đột ngột rút vốn, khiến tình hình kinh tế tài chính châu Á chao đảo. 2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Khi khủng hoảng xảy ra, Việt Nam là một nước không bị cuốn hút vào vòng xoáy của nó, vì độ mở cửa chưa rộng và sự chủ động “ vượt trước ngăn chặn”. Nhưng trên một số mặt thì tác động của cuộc khủng khoảng là không hề nhỏ. Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký giảm manh, năm 1997 là 5.591 triệu USD tới năm 1999 còn 2.565 triệu USD. Lượng vốn thực hiện năm 1998-1998 cũng giảm nhưng ít hơn. Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng giảm nhanh, tốc độ tăng GDP cũng giảm sút, từ 8.15% xuống còn 4.77%. Trong thời gian tương ứng tốc độ tăng trưởng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ cũng giảm, tốc độ tăng giá tiêu dung lại lên cao, lượng khách quốc tế cũng bị giảm sút, lượng kiều hối thấp….từ thực tế cho Việt Nam những bài học đáng nhớ : • Việt năm cần phải có chiến lược , quy hoạch và các biện pháp để sử dụng vốn vay nước ngoài , là ODA vay ngắn hạn và dài hạn một cách hiệu quả nhất và đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn. Việt Nam cần có hệ thống luật pháp , quản lý nhà nước chặt chẽ để quản lý vấn đề các khoản vay nước ngoài ngày càng gia tăng. Khuyến khích vay vốn nước ngoài dài hạn, hạn chế và quản lý chặt chẽ vốn ngắn hạn, thận trọng với những luồng vốn ngắn hạn chu chuyển ồ ạt. • Cần duy trì một thế cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong chiến lược phát triển kinh tế như : lạm phát, tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, lãi suất, ngân sách, cán cân thương mại và cán cân thanh toán . Các chính sách nên được phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. • Sự thâm hụt cán cân vãng lai là vấn đề được nhiều quốc gia nhắc tới, nên cần được quan tâm và có những biện pháp điều chỉnh thích hợp. • Tiếp tục đổi mới và mở cửa nền kinh tế, xấy đựng nền kinh tế thị trường hiện đại, quốc tế hóa nền kinh tế, xây dựng lực lượng bên trong vững chắc để có thể chống chọi với các tình thế nguy cấp của nền kinh tế bên ngoài. • Lực chọn một cách phù hợp và tập trung các mục tiêu ưu tiên trong quá trình phát triển, lựa chọn vùng, ngành, sản phẩm,thị trường, quy mô dự án, nhà nước định hướng đầu tư theo cơ cấu và quy mô hợp lý nhất để phát triển toàn xã hội. • Sự phát triển của thị trường phải đi kèm với phát triển hệ thống các ngân hàng đủ mạnh, có kinh nghiệm trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ trong kinh tế thị trường • Vừa mở rộng cánh cửa thị trường vốn, nhưng không được phép lỏng lẽo trong việc quản lý và các quốc gia nên duy trì những tỷ lệ hợp lý như quan hệ vốn trong nước với vốn nước ngoài; quan hệ SVTH: Nhóm L2TV Trang 23 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang giữa vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khi gọi vốn nước ngoài; quan hệ giữa thời hạn vay và vốn được đầu tư… SVTH: Nhóm L2TV Trang 24 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí Kinh tế quốc tế January / February 1998 trang 9-11 2. Việt Nam trước cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực _ PTS. Nguyễn Thị Luyến 3. “Khủng hoảng tài chính ở Đông Á: Mô hình khủng hoảng tài chính thế hệ thứ ba.” – Nguyễn Xuân Thành – Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. 4. “Khủng hoảng tài chính – mô hình lý thuyết và những nguy cơ đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay.” – Lê Vân Anh. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24 (2008) 55-65. 5. “Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - một góc nhìn.” – Lưu Quý Phương, 6/2007. 6. Trang web của Diplomatic academy of VietNam: http://www.dav.edu.vn/en/ Truy cập vào ngày 21/10/2014 SVTH: Nhóm L2TV Trang 25 [...]... nhiều biện pháp để đối phó như tung ngoại tệ ra bán, nâng mức biên độ dao động, tăng cường các biện pháp kiểm soát ngoại hối Ảnh hưởng đến cơ cấu tiền gửi của hệ thống ngân hàng: Cuộc khủng hoảng đã gián tiếp tác động mạnh tới cơ cấu tiền gửi giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ Vào thời điểm đầu năm 1998, lượng tiền gửi bằng VNĐ tăng chậm trong khi đó tiền gửi bằng ngoại tệ tăng khá nhanh ( kể cả tiền gửi... SVTH: Nhóm L2TV Trang 13 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang 2.3.1 Ảnh hưởng tới các nước trong khu vực Ảnh hưởng tiêu cực Cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm sút trầm trọng thậm chí bị âm (-) Ngoài ra sự phá giá đồng tiền của các nước Đông Nam Á gây ra hậu quả nghiêm trọng lâu dài và tác động xấu đến mọi hoạt động của... ty tài chính Thái Lan trong tổng dư nợ (%) Nguồn: Marcus Miller and Pongsak Luangaram (1998) 2.2.4 Hoạt động tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt SVTH: Nhóm L2TV Trang 12 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á Khi phát hiện những dấu hiệu suy thoái của hệ thống... xoáy khủng hoảng và khi đồng Rupiah mất giá mạnh Để đổi lấy các khoản hỗ trợ, ngoài những cam kết như Thái Lan, các nước này còn phải thực hiện những chính sách mở cửa lĩnh vực ngân hàng 2.4.4 Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã và đang thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả Cụ thể, các nước từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo và hướng... tiếp và đầu tư gián tiếp - Nếu xét về lâu dài, thì đây là dịp các nước này rút ra được bài học điều chỉnh lại các chính sách vĩ mô, điều chỉnh lại cơ quan phát triển kinh tế Những kết quả của các cải cách này sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững hơn SVTH: Nhóm L2TV Trang 15 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang 2.3.2 Ảnh hưởng tới các nước ngoài khu vực Cuộc khủng hoảng tiền tệ. .. 6 tháng đầu năm; doanh số bán đạt 2,6 tỷ USD giảm 1% so với 6 tháng đầu năm Tăng gánh nặng về nợ cho các doanh nghiệp SVTH: Nhóm L2TV Trang 18 THANH TOÁN QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thiều Quang Khủng hoảng tiền tệ tác động tăng tỷ giá hối đoái đã gián tiếp làm tăng thêm các khoản nợ nước ngoài Đặc biệt là các khoản nợ đến hạn thanh toán, nhiều doanh nghiệp không mua được ngoại tệ hoặc phải mua với giá cao... thi các biện pháp, chính sách sau để cải cách khu vực tài chính: • Xóa và giảm nợ xấu, tái vốn hóa các thể chế tài chính • Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ • Tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới đối với các tổ chức tín dụng và tài chính khác • Đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính Tăng cường giám sát và điều tiết các tổ chức tín dụng đồng thời nâng cao tính... sẽ làm giảm thu ngân sách Về chi ngân sách : Trong thời gian tới do VNĐ mất giá 10-15% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lên việc chi ngân sách Nhà nước sẽ tăng lên để đối phó với lạm phát có thể lên cao và chi trả nợ nước ngoài Các khoản nợ tính bằng VNĐ của Nhà nước và các doanh nghiệp sẽ tăng lên do VNĐ mất giá sẽ là gánh nặng cho các doanh nghiệp và Nhà nước, làm giảm đáng kể dự trữ quốc tế của... thanh toán bằng USD hoặc vàng Nhưng khi đồng tiền ở các nước bị phá giá mạnh sẽ tác động xấu tới các doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh với các nước trong khu vực Ngoại trừ đồng đô la Singapore và đồng Yên Nhật mới bị mất giá trên dưới 20%, còn các đồng tiền khác trong khu vực đã bị phá giá từ 80% đến 250% so với đồng USD Trong khi đó đồng tiền Việt Nam mới chỉ mất giá chút ít, khoảng trên 10% so với... xuất ở Mỹ giảm và đầu tư kinh doanh cũng giảm - Ngoài ra, các nước khủng hoảng phải thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ để khắc phục cuộc khủng hoảng theo điều kiện của IMF nên họ không có khả năng trả số tiền mua vũ khí hoặc phải kéo dài thời hạn thanh toán cho những hợp đồng đó với Mỹ 2.3.3 Ảnh hưởng tới Việt Nam Là một quốc gia nằm trong khu vực khủng hoảng, trong bối cảnh quốc tế hoá cao như hiện ... khoán, trung tâm tiền tệ lớn, giá tài sản khác vài nước châu Á, nhiều quốc gia coi "những Hổ Đông Á" Cuộc khủng hoảng thường gọi Khủng hoảng tiền tệ châu Á. Indonesia, Hàn Quốc Thái Lan nước bị ảnh. .. rơi vào tình trạng phá sản Khủng hoảng tiền tệ (Currency Crisis):Đây gọi khủng hoảng tỉ giá hối đoái hay cán cân toán nổ hoạt động “đầu cơ” tiền tệ dẫn đến giảm giá cách đột ngột đồng nội tệ trường... khía cạnh lý thuyết khủng hoảng tài Cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997- 1998: Diễn biến Nguyên nhân Ảnh hưởng Giải pháp Bài học kinh nghiệm Do kiến thức thời gian hạn chế nên tránh khỏi sai sót, mong