1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại TP hà nội

33 2,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại TP hà nội

Trang 1

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Phạm vi nghiên cứu 5

6 Kết cấu đề tài 5

B NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Xu hướng mua sắm trực tuyến 6

1.2 Các đề tài nghiên cứu trước đây 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

2.2 Tổng quan về thị trường thương mại điện tử 10

2.2.1 Các khái niệm về Thương mại điện tử 10

2.2.2 Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam 10

2.2.3 Các thông tin thu thập được từ kết quả điều tra 11

2.3 Trình tự tiến hành nghiên cứu 19

2.3.1 Xây dựng mô hình và thiết kế thang đo 19

2.3.2 Lập bảng hỏi và thực hiện khảo sát 20

2.4 Kết quả nghiên cứu 20

2.4.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 20

2.4.2 Kết quả phân tích các nhân tố khám phá EFA 22

2.4.3 Kết quả phân tích hồi quy 24

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26

Phụ lục 28

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến ngày càng được nhiều người quan tâm, biết đến - đặc biệt là người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội và đang trở thành xu hướng mua sắm mới của người Việt Vấn đề đặt ra cho các nhà kinh doanh lĩnh vực này là bằng cách nào để đảm bảo có hiệu quả, tức là phải xác định các nhân tố tác động để có những giải pháp thích hợp nhằm thu hút người tiêu dùng chọn mua sắm qua loại hình thương mại điện

tử ngày càng nhiều Đó là lý do nhóm chúng em quyết định nghiên cứu về đề tài:

“ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP HÀ NỘI”

Theo nghiên cứu của ICTnews về tình hình phổ cập Internet năm 2014, trong

suốt 17 năm trở lại đây, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng Internet nhanh nhất thế giới Các chuyên gia nhận định, thời gian trực tuyến của người tiêu dùng càng lâu thì cơ hội để các lĩnh vực như thương mại điện tử hay các dịch vụ trực tuyến phát triển càng cao, đặc biệt là thị trường giàu tiềm năng như Việt Nam

Cũng theo báo cáo của NetCitizens Việt Nam, độ tuổi trung bình sử dụng Internet tại Việt Nam là 29, thấp hơn độ tuổi trung bình của dân số là 36 Chỉ có khoảng 25% người dùng Internet trên 35 tuổi.Số lượng người cao tuổi sử dụng Internet rất thấp, chỉ đạt khoảng 2 triệu người

Trang 3

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện độ tuổi của người sử dụng Internet so với tổng dân số

Theo trình độ học vấn và nghề nghiệp, khoảng 54% số người sử dụng Internet

có trình độ Cao đẳng, đại học trở lên Ở các đô thị lớn, số lượng người sử dụng Internet có trình độ học vấn cao hơn so với các địa phương khác.Một phần ba số người

sử dụng Internet là sinh viên học sinh Nhìn chung, 70% người sử dụng Internet là bộ phận trí thức, nhân viên văn phòng, còn lại là công nhân, nội trợ, tiểu thương buôn bán nhỏ, chủ cửa hàng…

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp của những người sử dụng Internet

Trang 4

Do đó, nhóm khách hàng mục tiêu của hình thức mua sắm trực tuyến, các trang thương mại điện tử sẽ tập trung chủ yếu vào 2 nhóm đối tượng là nhân viên văn phòng

và sinh viên Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định chọn 2 nhóm đối tượng này để tiến hành khảo sát Đây là nhóm đối tượng am hiểu công nghệ, có trình độ và biết nắm bắt thông tin

2 Mục đích nghiên cứu

Các nghiên cứu về hình thức mua sắm trực tuyến ở Việt Nam còn chưa nhiều nên nhóm thực hiện đề tài này với mong muốn sẽ đóng góp một phần nào đó để làm tư liệu nghiên cứu cho các nhóm nghiên cứu sau này khi muốn tìm hiểu sâu hơn về hình thức mua sắm trực tuyến Nghiên cứu đưa ra các yếu tố tác động đến việc mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội Với biến độc lập là các yếu tố được đề cập ở mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là “xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng” sẽ cho thấy đâu là yếu tố chính tác động đến xu hướng mua sắm trực tuyến và yếu tố nào là quan trọng Từ đó đưa ra một số những gợi ý về chính sách cho các công ty, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhiều dịch vụ phát triển theo Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực giàu tiềm năng trong số những dịch vụ đó.Chính vì thế, nhóm đối tượng mà thương mại điện tử hướng tới là nhân viên văn phòng và sinh viên.Đây là nhóm đối tượng am hiểu công nghệ, có trình

độ và biết nắm bắt thông tin Sinh viên là những người trẻ tuổi, ham thích cái mới, yêu thích công nghệ, thường xuyên cập nhật cũng như nắm bắt trào lưu.Nhân viên văn phòng là những người tiếp xúc nhiều với máy tính, có thời gian tiếp cận với internet.Tuy nhiên, họ không có thời gian nhiều cho việc mua sắm Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định chọn 2 nhóm đối tượng này để tiến hành khảo sát

Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư, là thành phố phát triển, cũng là nơi mà nhóm nghiên cứu đang công tác.Chính vì thế, đề tài hướng đến những người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội để thuận tiện hơn trong quá trình nghiên cứu

Trang 5

4 Phương pháp nghiên cứu

Có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau được sử dụng trong khi nghiên cứu Tuy nhiên, trong đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng các nghiên cứu của những người đi trước để làm thông tin trong quá trình thực hiện

- Phương pháp điều tra: sử dụng 200 phiếu điều tra để tiến hành thu thập dữ liệu cho cuộc nghiên cứu

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn

và những người có kinh nghiệm

- Phương pháp lượng hóa bằng SPSS

- Phương pháp phân tích tổng hợp

5 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, và được tiến hành khảo sát đối tượng đã có kinh nghiệm mua sắm trực tuyến tại khu vực Hà Nội với hai nhóm đối tượng là nhân viên văn phòng và sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng

6 Kết cấu đề tài

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu

Trang 6

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Xu hướng mua sắm trực tuyến

Theo định nghĩa của từ điển kinh doanh ( business dictionary), xu hướng mua sắm hay xu hướng tiêu dùng được xem như là thói quen hay hành vi về mua sắm hàng hóa dịch vụ, và nó được đề cập đến những nội dung bao gồm chọn loại sản phẩm để mua, cách thức mua và nơi mua Xu hướng mua sắm biểu thị xu hướng của người tiêu dùng trong việc thực hiện một hành vi tiêu dùng Hành vi mua sắm của con người là một quá trình nhận thức nhu cầu đến quyết định mua, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

và bị tác động bởi một số nhân tố như văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý.(Kotler & Ammstrong 2007)

Mua sắm trực tuyến là một quá trình mà khách hàng mua trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ từ một người bán trong một thời gian xác thực thông qua Internet, quá trình này không qua dịch vụ trung gian, đây chính là một dạng của thương mại điện tử Mua sắm trực tuyến mang lại lợi ích cho cả người mua và người bán về phương diện tìm kiếm khách hàng, thông qua sản phẩm , quá trình tương tác và phân phối sản phẩm Người bán nhận được thanh toán nhanh chóng từ phía người mua thông qua Internet

và không phải tốn chi phí đầu tư hệ thống phân phối Đối với người mua thì có thể mua hàng bất cứ đâu, bất kể thời gian nào, ngay cả khi ở nhà và tiếp cận các nhà cung cấp ở xa

Thông thường, mỗi người mua đều có một khoản thu nhập giới hạn, một trình

độ hiểu biết nhất định về sản phẩm và kinh nghiệm mua hàng Trong những điều kiện như vậy, người mua sẽ phải quyết định chọn mua những sản phẩm nào, của ai, với số lượng bao nhiêu và chọn mua theo hình thức dịch vụ như thế nào nhằm tối đa hóa sự thỏa mãn hay tổng lợi ích của họ khi tiêu dùng các sản phẩm đó

Tổng lợi ích của khách hàng là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng mong đợi

ở mỗi sản phẩm hay dịch vụ nhất định, có thể bao gồm lợi ích cốt lõi của sản phẩm, lợi

Trang 7

ích từ các dịch vụ kèm theo sản phẩm, chất lượng và khả năng nhân sự của nhà sản xuất, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp,

Để đánh giá đúng xu hướng lựa chọn mua sản phẩm qua mạng trực tuyến của người tiêu dùng, ngoài việc xem xét mức độ mà một sản phẩm có thể thỏa mãn mong muốn của người mua, tức là những lợi ích mà sản phẩm đó có thể đem lại cho họ, còn đánh giá thông qua mức độ tiện lợi khi mua trực tuyến; chủng loại, mẫu mã hàng bán trực tuyến; mức độ tin tưởng của người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến; mức độ chú ý về giá, đánh giá về việc khuyến mại khi mua hàng trực tuyến

Độ tiện lợi là khả năng, thái độ lịch sự và mức độ nhanh chóng trong việc mua hàng Người mua không tốn công sức, thời gian đi lại, có thể mua mọi lúc mọi nơi; hàng hóa dễ thấy dễ tìm; việc mua hàng nhanh chóng dễ dàng; không bị nhân viên cửa hàng làm phiền và không ngại khi không mua hay hủy đơn hàng

Phong phú về mẫu mã, đa dạng về chủng loại, hàng hóa luôn đầy đủ, nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu rõ ràng là những điều mà thu hút người tiêu dùng nên đây là một trong những phương thức căn bản để người bán hàng trực tuyến nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường

Không chỉ vậy mà người bán hàng trực tuyến còn quan tâm rất nhiều đến việc xây dựng lòng tin đối với khách hàng, để khách hàng tin tưởng và lựa chọn mua hàng qua hình thức mua sắm trực tuyến mới này Độ tin tưởng là khả năng thực hiện việc thanh toán, cam kết về chất lượng sản phẩm, bảo mật thông tin của khách hàng đúng như đã hứa và chính xác

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hóa đó Giá là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc người tiêu dùng có quyết định lựa chọn mua trực tuyến hay mua hàng trực tiếp: mua hàng trực tuyến có rẻ hơn mua trực tiếp hay việc so sánh giá giữa các nhà cung cấp khác nhau, giá bán phù hợp với chất lượng hàng hóa và có được niêm yết rõ ràng

Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định Khuyến mại được các doanh nghiệp áp dụng khá linh hoạt và có sự kết hợp giữa nhiều hình thức một lúc, như vừa giảm giá vừa tăng quà, vừa giảm giá

Trang 8

vừa bốc thăm trúng thưởng, giảm giá hoặc tặng quà trong những “ giờ vàng mua sắm” nhất định trong ngày( thường là giờ thấp điểm để kích thích tiêu dùng) Giảm giá thường là hình thức được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất

1.2 Các đề tài nghiên cứu trước đây

David & cộng sự ( 2002), cho rằng khách hàng mua sắm trực tuyến thường bao gồm những người tiêu dùng có ít thời gian nên họ muốn sử dụng Internet để mua sắm nhằm tiết kiệm thời gian Những người không thích đi mua sắm tại các cửa hàng, họ

sử dụng Internet để tránh chỗ ồn ào, sắp hàng hay phải chờ đợi.Những người hiểu biết công nghệ thích mua sắm trên mạng vì nó phù hợp với ngành nghề Hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng bị tác động bởi nhiều nhân tố như đặc điểm cá nhân ( giới tính, tuổi, hôn nhân, giáo dục, tôn giáo, nghề nghiệp và thu nhập , tính cách , lối sống); nhân tố môi trường ( gia đình, xã hội và cộng đồng); nhân tố tác động từ phía người bán bao gồm: giá cả, quảng cáo, xúc tiến thương mại, thương hiệu, những hoạt động

hỗ trợ kỹ thuật qua trang website, giao hàng, thanh toán và các dịch vụ khách hàng Những nhân tố này trực tiếp và gián tiếp tác động đến ý định mua sắm của khách hàng

Nghiên cứu “hành vi mua sắm trực tuyến trong dịp lễ ở Mỹ” năm 2009 của công ty Nielsen Nghiên cứu đã cho thấy người tiêu dùng mua hàng qua mạng không phải vì giá cả , mà chủ yếu vì tính tiện lợi Cụ thể là:

Người tiêu dùng mua hàng qua mạng vì:

 Tiết kiệm chi phí đi lại: 53%

 Dễ dàng so sánh giá cả giữa các nhà bán lẻ trực tuyến so với các cửa hàng thực : 51%

 Có thể mua sắm bất cứ khi nào mình thích: 69%

 Không thích chen lấn tại cửa hàng vào những dịp lễ hội: 57%

Người tiêu dùng không thích mua hàng qua mạng vì:

 Chi phí giao nhận và vận chuyển: 53%

 Thích nhìn tận mắt và sờ tận tay sản phẩm: 51%

 Thích đi ngắm và tìm sản phẩm yêu thích: 44%

 Dễ dàng trả lại sản phẩm: 40%

Trang 9

Nghiên cứu “ Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn TP.HCM” năm 2012 của nhóm sinh viên trường đại học Mở TP.HCM Nghiên cứu đã cho số người thường mua quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang qua mạng có số lần mua sắm trực tuyến nhiều hơn những hàng hóa khác ( sách, hàng điện tử, đồ gia dụng, v,v ) Nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua hàng qua mạng của sinh viên thành phố HCM như yếu tố về sự tin tưởng về hàng hóa trên mạng, tính thoải mái, giá cả, khả năng chọn lựa hàng hóa, khả năng đáp ứng trang web

Nghiên cứu về “ Nhận thức rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng” của TS Bùi Thanh Tráng, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhận thức rủi ro tác động nghịch chiều đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng bao gồm 4 nhân tố theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: (1) Rủi ro tài chính, (2) rủi ro sản phẩm, (3) rủi ro bảo mật thông tin, và (4) rủi ro về sự gian lận của người bán

Trên đây là những nghiên cứu chính mà chúng em sử dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu của nhóm, cũng như kế thừa một số kết quả đã có sẵn để làm cho nghiên cứu của chúng em đáng tin cậy hơn

Từ những nghiên cứu này và những thông tin nhóm thu thập, phân tích được, nhóm lựa chọn sử dụng 5 nhân tố độc lập là : Độ tiện lợi; Chủng loại, mẫu mã; Độ tin tưởng; Giá và Khuyến mãi để tiến hành thu thập, phân tích sự tác động tới xu hướng mua sắm trực tuyến

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.2 Tổng quan về thị trường thương mại điện tử

2.2.1 Các khái niệm về Thương mại điện tử

Cho đến hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử Các định nghĩa này xem xét theo các quan điểm, khía cạnh khác nhau như:

Thương mại điện tử là tất cả các hình thức giao dịch được thực hiện thông qua

mạng máy tính có liên quan đến chuyển quyền sở hữu về sản phẩm hay dịch vụ

Theo Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, thương mại điện tử là các giao

dịch thương mại về hàng hóa, dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện

tử

Định nghĩa của WTO, Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo,

bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hoá

UN đã đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm chuẩn,

tạo cơ sở xây dựng chiến lược phù hợp: “ thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử”

2.2.2 Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam

Năm 2006 có ý nghĩa đặc biệt đối với thương mại điện tử Việt Nam, là năm đầu tiên thương mại điện tử được pháp luật thừa nhận chính thức khi Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực Năm 2006 cũng là năm đầu tiên triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ

Sự phát triển của thương mại điện tử gắn chặt với thành tựu phát triển kinh tế nhanh và ổn định Thương mại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi

Trang 11

các doanh nghiệp phải quan tâm thực sự đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử là một công cụ quan trọng được nhiều doanh nghiệp quan tâm ứng dụng

Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với thương mại điện tử trước hết được thể hiện qua hoạt động giao dịch mua bán tại các sàn thương mại điện tử (e-Marketplace) sôi động hơn, dịch vụ kinh doanh trực tuyến phong phú và doanh thu tăng mạnh Đồng thời, số lượng các website doanh nghiệp, đặc biệt là website mang tên miền Việt Nam (.vn) tăng nhanh, số lượng cán bộ từ các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử lớn hơn so với năm trước Đông đảo doanh nghiệp đã nhận thấy những lợi ích thiết thực của thương mại điện tử thông qua việc cắt giảm được chi phí giao dịch, tìm được nhiều bạn hàng mới từ thị trường trong nước và nước ngoài, số lượng khách hàng giao dịch qua thư điện tử nhiều hơn Nhiều doanh nghiệp đã ký được hợp đồng với các đối tác thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử

Từ năm 2012 đến nay, báo cáo TMĐT đã cho thấy mức độ và hiệu quả của TMĐT đối với doanh nghiệp đã rõ ràng và xu hướng ứng dụng ngày càng tăng, gần 90% số doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập hệ thống nội bộ thông qua TMĐT để nhận đơn hàng, 45% số doanh nghiệp đã xây dựng trang web riêng, 15% doanh nghiệp tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT và tỷ lệ các doanh nghiệp có kết nối internet là 100% Có thể thấy, trong những năm tiếp theo, mức độ ứng dụng của TMĐT trong doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng mạnh và phát triển cao hơn nữa

2.2.3 Các thông tin thu thập được từ kết quả điều tra

2.2.3.1 Mô tả mẫu

Trong quá trình thập mẫu bằng bản câu hỏi, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra 200 mẫu Tuy nhiên, chỉ có 150 trong tổng số 200 bản là hợp lệ, có thể sử dụng được trong quá trình xử lý và phân tích số liệu Một số đặc trưng của mẫu được nêu

cụ thể ở các phần dưới đây

Trang 12

2.2.3.4 Việc sử dụng internet hàng ngày c

Trong mua sắm trực tuy

Nhóm muốn tìm hiểu xem vi

địa bàn thành phố Hà Nội liên quan đ

cho thấy, 95% số người đượ

có 5% người tiêu dùng không thư

mua sắm trực tuyến trên địa bà

0 10 20 30 40 50 60

Sử dụng internet hàng ngày Không sử dụng internet hàng ngày

Trong quá trình thu thập và xử lý số liệu, sau khi loại bỏ những m

có sự chênh lệch khá lớn Trong đó, tỷ lệ nam 41.33%, t

ng số 150 mẫu thu thập được

3: Biểu đồ thể hiện giới tính của người tiêu dùng

ng internet hàng ngày của người tiêu dùng

c tuyến thì thời gian sử dụng internet là 1 biến s

u xem việc sử dụng internet hàng ngày của người tiêu dùng trên liên quan đến hành vi mua sắm trực tuyến kế

ợc điều tra có thời gian sử dụng internet thườ

i tiêu dùng không thường xuyên truy cập internet.Điều này cho th

a bàn Hà Nội có rất nhiều cơ hội để phát triển

95%

5%

Sử dụng internet hàng ngày Không sử dụng internet hàng ngày

ng mẫu không nam 41.33%, tỷ

Trang 13

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện việc sử dụng Internet hàng ngày của người tiêu dung

2.2.3.5 Việc mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng

Khi thương mại điện tử đã phát triển đến giai đoạn người tiêu dùng có thể thực hiện cả quá trình mua chỉ trong vài click chuột, nhiều người bắt đầu hình thành thói quen mua sắm mới 82% số những người được hỏi cho rằng họ đã từng mua sắm trực tuyến, đây là một con số khá lớn đối với thị trường thương mại điện tử hiện nay 18%

số người còn lại cho rằng họ chưa từng mua sắm trực tuyến.Đây là một khoảng trống

để cho các doanh nghiệp khai thác, kéo người tiêu dùng đến gần với dịch vụ của họ hơn

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện việc từng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng

2.2.3.6 Số giao dịch mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng trở lại đây

Có tới 67% số người tiêu dùng được khảo sát cho trong vòng 3 tháng gần đây,

họ có mua sắm trực tuyến 33% số người còn lại không mua sắm trực tuyến trong thời gian này, đây là đối tượng ít khi mua sắm trực tuyến

82%

18%

Từng mua sắm qua mạng Chưa từng mua qua mạng

Trang 14

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện vi

đây của người tiêu dùng

2.2.3.7 Các loại hàng hóa ngư

Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện cơ c

các khoản chi tiêu phục vụ cho ăn, u

đồ điện tử như điện thoại, các ph

n việc thực hiện mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng tr

i hàng hóa người tiêu dùng thường chọn trong mua sắ

n cơ cấu mặt hàng mà người tiêu dùng thường hư

trên ta có thể thấy tổng quan về cơ cấu các loại mặt hàng mà ngư

a bàn Hà Nội thường mua sắm trực tuyến.Trong đó, các m

có tỷ trọng cao nhất, chiếm 41%.Tiếp đó là qu

n đi kèm chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (38%).Các mặt hàng thu

m handmade, quà tặng; sách các loại lần lượt chiếm 13%, 5% và 3%.nghiên cứu chủ yếu là người đi làm, đối với khách hàng này ngoài

cho ăn, uống, vui chơi, giải trí thì khoản chi tiêu đ

i, các phụ kiện điện thoại, máy tính,…chiếm t

Mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng trở lại đây

n trong vòng 3 tháng trở lại

ắm trực tuyến

ng hướng tới

t hàng mà người n.Trong đó, các mặt hàng

p đó là quần áo, giày dép

Trang 15

(41%) Bên cạnh đó, việc chi tiêu cho vi

trọng khá cao ( 38%) Nhữ

doanh mua sắm đồ thời trang qua online, các c

chuyển sang hướng kinh doanh k

tuyến, người đi làm là nhóm đ

mua sắm, thêm vào đó là nh

lợi, các chương trình khuyế

nhau Cho nên hình thức mua hàng th

2.2.3.8 Các trang web ngườ

Công nghệ thông tin ngày càng phát tri

nhờ đó cũng tăng theo Kết qu

người được hỏi cho rằng họ

thứ 2 trong số những trang web ngư

các nhà bán lẻ với 37%, đ

Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong s

các trang mua theo nhóm vớ

Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện các trang web mua s

chọn

1%

37%

Các trang mạng xã hội( Facebook, Zingme,…)

Các diễn đàn( 5giay, muare, vn

Các trang mua theo nhóm(muachung, nhomchung, cungmua,…)

Các trang web của các nhà bán lẻ( nguyenkim, dienmay,…)

c chi tiêu cho việc mua sắm quần áo, giày dép cững năm gần đây,là thời điểm nở rộ của các lo

i trang qua online, các cửa hàng quần áo, giày dép…d

ng kinh doanh kết hợp giữa bán hàng truyền thống và bán hàng tr

i đi làm là nhóm đối tượng không có nhiều thời gian đi nhi

m, thêm vào đó là những ưu điểm của mua hàng thời trang trực tuy

ến mại, giảm giá, dễ so sánh giá giữa các nhà cung c

c mua hàng thời trang qua mạng ngày càng đượ

ời tiêu dùng hướng đến khi mua sắm trực tuy

thông tin ngày càng phát triển, việc sử dụng và tiếp c

t quả thu thập thông tin ban đầu chỉ ra rằng, có t

ọ thường mua sắm trực tuyến ở các trang mạng xã h

ng trang web người tiêu dùng thường hướng tới là các trang web c

i 37%, đứng thứ 3 là các diễn đàn mua sắm trực tuy

t trong số những trang web người tiêu dùng thường hư

ới 10% số người tiêu dùng được hỏi

n các trang web mua sắm trực tuyến mà người tiêu dùng thư

52%

10%

37%

Các trang mạng xã hội( Facebook, Zingme,…)

Các diễn đàn( 5giay, muare, vn-zoom,…)

Các trang mua theo nhóm(muachung, nhomchung, cungmua,…)

Các trang web của các nhà bán lẻ( nguyenkim, dienmay,…)

n áo, giày dép cũng chiếm tỷ

a các loại hình kinh

n áo, giày dép…dần

ng và bán hàng trực

i gian đi nhiều cửa hàng

c tuyến như : tiện

Trang 16

Điều này minh chứng cho s

trong vài năm trở lại đây, đó c

hướng tới , việc quảng cáo c

triển của các trang mạng xã h

11/2014 thì Việt Nam có kho

ngoài việc là một trang mạng xã h

kinh doanh nhiều loại sản ph

2.2.3.9 Tần suất mua hàng tr

Biểu đồ 9: Biểu đồ thể hiện tầ

Đa số người tiêu dùng đư

một lần, con số này khá lớn, chi

Mỗi tuần

một lần

Mỗi tháng một lần

Ba tháng một lần

2.67

12.67

29.93

ng cho sự phát triển mạnh mẽ của các trang m

i đây, đó cũng chính là thị trường chủ yếu mà thương m

ng cáo cũng như bán hàng dễ dàng và đơn giản hơn nh

ng xã hội như Facebook, Zingme Theo số liệu th

t Nam có khoảng 28% dân số sử dụng Facebook Do đó, Facebook

ng xã hội thì cũng là một thị trường rất tốt và ti

n phẩm và dịch vụ

t mua hàng trực tuyến

ần suất mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng

i tiêu dùng được hỏi cho rằng 6 tháng họ mới mua hàng tr

n, chiếm 37.33% 29.33% số người tiêu dùng 3 tháng mua

Ba tháng một lần

Sáu tháng một lần

Ngày đăng: 01/11/2015, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w