1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gdcd nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

4 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 22,92 KB

Nội dung

GDCD: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG I- Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được: 1 – Về kiến thức: Nhận biết được kết cấu của một mâu thuẫn; Hiểu rõ sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn là nguồn gốc, là động lực của sự vật và hiện tượng. 2 – Về kỹ năng: Vận dụng để phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng. Phân biệt được khái niệm mâu thuẫn thông thường và mâu thuẫn trong triết học. 3 –Về thái độ: Biết vận dụng ý nghĩa của nguyên lý đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn, dám đấu tranh tham gia giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi. II- Nội dung trọng tâm: Khái niệm mâu thuẫn và vai trò của quy luật mâu thuẫn. * Tiết 1: Trọng tâm là khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lập của mâu thuẫn. * Tiết 2: Trọng tâm là nguyên lý về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn; Vai trò của mâu thuẫn. III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 1. Phương pháp: Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và giảng giải, đàm thoại. 2. Hình thức tổ chức: Đàm thoại kết hợp thảo luận lớp. IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, Sơ đồ về các chiều hướng của sự phát triển, một số bảng so sánh và phiếu học tập để củng cố bài học. V- Tiến trình bài học: A - ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC. B – KIỂM TRA BÀI CŨ: GV: Nêu câu hỏi. Câu 1: Vì sao nói:Vận động là phương thức tồn tại của vật chất? Cho ví dụ? Câu 2: Hãy sắp xếp các loại vận động sau đây vào các hình thức vận động cơ bản cho phù hợp theo trình tự từ thấp đến cao: 1- Ô tô chạy 3- Sắt bị oxy hoá 2- Hạt nảy mầm 4- Sự dao động của con lắc đơn. HS : Trả lời. GV : Nhận xét, cho điểm. Giới thiệu bài mới. - GV: Tạo tình huống có vấn đề: Nhà Vật lý học Niutơn cho rằng, nguồn gốc của vận động nằm ngoài vật chất, nhờ “cái hích của thượng đế”, Hôn- bách nhà triết học duy vật tiêu biểu của Pháp ở thế kỷ XVIII cho rằng: “Vật chất vận động là do sức mạnh của bản thân nó, không cần đến một sức thúc đẩy nào từ bên ngoài”. Vậy để hiểu nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng là gì chúng ta cùng nghiên cứu bài học… C- DẠY BÀI MỚI: Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu khái niệm mâu thuẫn. * Yêu cầu: Học sinh hiểu được kết cấu của 1 mâu thuẫn, phân biệt với mâu thuẫn thông thường. * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành nhóm yêu cầu lấy ví dụ về mâu thuẫn tự nhiên, xã hội, tư duy; hướng dẫn HS nhận xét mâu thuẫn, rút ra kết luận. - HS: Các nhóm lấy ví dụ ghi ra giấy nháp. Đại diện nhóm trình bày. - GV: Tổng hợp, nhận xét ghi một vài ví dụ tiêu biểu trong tự nhiên, xã hội, tư duy lên bảng-> yêu cầu HS nhận xét các ví dụ và nêu kết luận. GV: Em hãy nhận xét các ví dụ trên? Mâu thuẫn là gì ? Mỗi sự vật hiện tượng có nhiều mâu thuẫn không? HS: Trả lời. GV: KL GV: Phân biệt mâu thuẫn thông thường với mâu thuẫn triết học? HS: Trả lời. GV: Gợi ý khắc sâu kiến thức -Mâu thuẫn (thông thường) là trạng thái xung đột lẫn nhau. - Mâu thuẫn (TH): Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tác động lên nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu mặt đối lập của mâu thuẫn. * Mục tiêu: HS hiểu rõ mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm biện chứng. * Cách tiến hành: - GV dùng phương pháp vấn đáp, giải tích, minh hoạ giúp HS hiểu nội dung kiến thức. Câu hỏi: Nội dung kiến thức cơ bản - Thế nào là mâu thuẫn. Khái niệm: * Ví dụ: - Trong nguyên tử có: e+; e- Trong sinh vật có: đồng hoá; dị hoá. - Trong nhận thức có: đúng; sai. - Trong đạo đức có: thiện; ác * Nhận xét: - Trong mỗi sự vật hiện tượng đều có 2 mặt đối lập nhau. - Hai mặt đối lập đó ràng buộc, tác động và đấu tranh với nhau. * Khái niệm: Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh với nhau. - Mặt đối lập của mâu thuẫn. GV: Hai mặt đối lập phản ánh những gì ? HS: Trả lời. GV: Gợi ý khắc sâu kiến thức GV: Hai mặt đối lập vận động, phát triển như thế nào ? GV: Hai mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào ? HS: Trả lời. GV: Gợi ý khắc sâu kiến thức * Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau. - Mặt đối lập của mâu thuẫn tồn tại và ràng buộc lẫn nhau bên trong mỗi sự vật hiện tượng . Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thống nhất giữa các b) Sự thống nhất giữa các mặt đối mặt đối lập. lập. * Mục tiêu: HS hiểu rõ về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của sự vật hiện tượng. * Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối * Cách tiến hành: lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền - GV sử dụng phương pháp động não giúp HS đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó hiểu thế nào là sự thống nhất giữa các mặt đối là sự thống nhất giữa các mặt đối lập. lập. - GV: Qua phân tích về mặt đối lập, theo em Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là gì ? HS: Trả lời. GV: Gợi ý khắc sâu kiến thức GV: Kết luận tiết 1: D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP. * Mục tiêu: - GV khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng tâm. 1. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây : a. Sự thống nhát giữa các MĐL là tương đối b. Mâu thuẫn là tuyệt đối c. Không có sự vật nào không có hai mặt đối lập d. Sự tiến bộ của XH nhờ đấu tranh g/c E- DẶN DÒ. - GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi 1,2 sgk trang 28. - Đọc phần Tư liệu tham khảo sgk trang 28 và đọc trước phần còn lại của bài. Tuần…………tiết……….. Ngày soạn:………………. Ngày dạy:……………….. .. .vật tiêu biểu Pháp kỷ XVIII cho rằng: Vật chất vận động sức mạnh thân nó, không cần đến sức thúc đẩy từ bên ngoài” Vậy để hiểu nguồn gốc vận động, phát triển vật tượng nghiên cứu... lập vận động, phát triển ? GV: Hai mặt đối lập có quan hệ với ? HS: Trả lời GV: Gợi ý khắc sâu kiến thức * Mặt đối lập mâu thuẫn khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trình vận động, phát triển vật. .. vận động, phát triển vật tượng, chúng phát triển theo chiều hướng trái ngược - Mặt đối lập mâu thuẫn tồn ràng buộc lẫn bên vật tượng Hoạt động 3: Tìm hiểu thống b) Sự thống mặt đối mặt đối lập

Ngày đăng: 04/10/2015, 20:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w