1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở việt nam – thực trạng và hướng hoàn thiện

77 624 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 36 (2010 – 2014) TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Nguyễn Minh Thuận Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan MSSV: 5105873 Lớp: Luật Thương mại 1- K36 Cần Thơ, 2013 Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện LỜI CẢM ƠN  Trải qua gần 4 năm học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, được sự chỉ bảo tận tình của các Thầy Cô, nhất là Thầy Cô Khoa Luật đã tạo cho em một nền tảng kiến thức khá vững chắc trước khi bước vào cuộc sống thực tế. Đặc biệt trong quá trình học tập, nghiên cứu em đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của gia đình, Giáo viên hướng dẫn nhờ đó mà em đã hoàn thành khá tốt luận văn của mình. Với kiến thức và điều kiện nghiên cứu có hạn nên nội dung luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của quý Thầy Cô để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, quý Thầy Cô Khoa Luật đã trang bị kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin cảm ơn Cô Đoàn Nguyễn Minh Thuận đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa để em hoàn thành tốt Luận văn của mình. Sau cùng, em xin chúc quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo nhà trường dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống. Chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Lan GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013 Giáo viên hướng dẫn GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013 Giáo viên phản biện GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm BHTS Bảo hiểm tài sản GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện MỤC LỤC  Trang LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………………….1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN…………………………………………………….….5 1.1. Khái quát chung về bảo hiểm tài sản………………………………………….….5 1.1.1. Lý luận chung về bảo hiểm……………………………………………….….5 1.1.2. Khái quát chung về bảo hiểm tài sản……………………………………..…15 1.1.2.1. Khái niệm tài sản…..................................................................................15 1.1.2.2. Khái niệm bảo hiểm tài sản......................................................................15 1.1.2.3. Đặc điểm của bảo hiểm tài sản.................................................................16 1.1.2.4. Bản chất của bảo hiểm tài sản.................................................................17 1.1.2.5. Các loại tài sản được bảo hiểm................................................................18 1.2. Lý luận chung về trục lợi trong bảo hiểm tài sản……………………………....19 1.2.1. Khái niệm trục lợi trong bảo hiểm tài sản……………………………….....19 1.2.2. Bản chất của trục lợi trong bảo hiểm tài sản……………………………....21 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục lợi trong bảo hiểm tài sản………...22 1.2.4. Các hình thức trục lợi trong bảo hiểm tài sản………………………………23 1.3. Pháp luật điều chỉnh về trục lợi trong bảo hiểm tài sản……………………….25 CHƯƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN Ở VIỆT NAM..….28 2.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản……………………………………………………………………………………...28 2.1.1. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm…………………………………………29 2.1.1.1. Quyền trước khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết.....................................29 2.1.1.2. Quyền trong quá trình thực hiệp hợp đồng...............................................29 2.1.1.3. Quyền trong việc chấm dứt thực hiện hợp đồng.......................................33 2.1.1.4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật...........................................35 2.1.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm………………...................................35 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện 2.1.2.1. Nghĩa vụ thông tin....................................................................................35 2.1.2.2. Nghĩa vụ cấp hợp đồng hoặc bằng chứng về hợp đồng............................36 2.1.2.3. Nghĩa vụ bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm....................................37 2.1.2.4. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.......................................38 2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản...38 2.2.1. Quyền của bên mua bảo hiểm……………………………..................……..38 2.2.1.1. Quyền trong việc xác lập, giao kết hợp đồng............................................38 2.2.1.2. Quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng...............................................40 2.2.1.3. Quyền trong việc chấm dứt thực hiện hợp đồng.......................................42 2.2.1.4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật............................................42 2.2.2. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm………………………………...................43 2.2.2.1. Nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm.......................................................................43 2.2.2.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng..........................44 2.2.2.3. Nghĩa vụ thông báo những thay đổi liên quan đến việc thực hiện hợp đồng.................................................................................................................................44 2.2.2.4. Nghĩa vụ thông báo xảy ra sự kiện bảo hiểm............................................45 2.2.2.5. Nghĩa vụ thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất................46 2.2.2.6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.......................................46 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN, HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỂ HẠN CHẾ TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN Ở VIỆT NAM……………………………………………………………………….…………..48 3.1. Thực trạng trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam hiện nay……………….48 3.2. Hướng hoàn thiện để hạn chế trục lợi trong bảo hiểm tài sản…………………..54 3.2.1. Hướng hoàn thiện về hệ thống pháp luật điều chỉnh……………………....54 3.2.2. Hướng hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm……………………………………………………………………………………58 3.2.3. Hướng hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm...60 3.2.4. Hướng hoàn thiện về bộ máy quản lý của cơ quan Nhà nước……………..62 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện LỜI NÓI ĐẦU  1. Lý do nghiên cứu đề tài Bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước mà còn rất quan trọng trong việc hợp tác, giao lưu quốc tế, đặc biệt là trong thời kỳ xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển về mọi mặt. Chính vì thế Nhà nước rất quan tâm trong vấn đề xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm cũng như có các hình thức quản lý các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong nước, ưu đãi thu hút đầu tư từ nước ngoài rất hiệu quả. Tuy nhiên, do không thể dự đoán được tình hình phát triển của bảo hiểm cũng như sự cố phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật về bảo hiểm, nên dẫn đến nhiều hệ lụy khó giải quyết. Điển hình là tình trạng trục lợi bảo hiểm ngày càng gia tăng. Đặc biệt là các quy định điều chỉnh hành vi trục lợi bảo hiểm còn rất mơ hồ, làm cho tranh chấp giữa các bên chưa được giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, việc áp dụng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cũng khó khăn đối với doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm vì họ không thể nắm rõ hết các quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý Nhà nước cũng gặp rắc rối trong việc thi hành pháp luật vì một số lý do nào đó như trình độ chuyên môn về bảo hiểm còn yếu kém hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc. Những yếu tố này đã vô hình dẫn đến tình trạng một số cá nhân, tổ chức có cơ hội thực hiện hành vi gian dối khi tham gia bảo hiểm – đó là trục lợi bảo hiểm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện” là cấp thiết và mang tính thời sự. Đó cũng chính là lý do thúc đẩy người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Về mặt khoa học, mục đích nghiên cứu đề tài “Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện” nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Về lý luận, trục lợi trong bảo hiểm tài sản là hành vi gian dối và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng vì nó liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội (bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, cán bộ y tế, công an…). Do đó cần phải có những biện pháp ngăn ngừa hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 1 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Về mặt pháp lý, hiện tại người viết nhận thấy chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh về vấn đề chế tài đối với hành vi trục lợi bảo hiểm. Các thuật ngữ chuyên ngành thường không được giải thích thành quy phạm pháp luật làm cho bên mua bảo hiểm không hiểu hoặc hiểu sai ý nghĩa của các thuật ngữ đó, dẫn đến bên bảo hiểm có cơ hội thực hiện ý đồ trục lợi. Mặt khác sẽ không đảm bảo sự công bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm tài sản thường do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo sẵn – hợp đồng mẫu, hiếm có hợp đồng bảo hiểm tài sản nào được thông qua do sự thỏa thuận của hai bên và pháp luật cũng không can thiệp vào vấn đề này, do quy định tại Điều 388 của Bộ luật Dân sự là “hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên…”. Điều này gây ra sự không công bằng cho bên mua bảo hiểm. Vấn đề phí bảo hiểm cũng không được quy định thống nhất, từ đó làm xuất hiện nhiều hành vi gian dối trong bảo hiểm tài sản. Giải pháp đề ra là cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là các quy định điều chỉnh hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản. Đó sẽ là tiền đề cho một nền kinh tế phát triển nói chung, kinh doanh bảo hiểm nói riêng. Đồng thời phòng chống hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Về thực tiễn, đề tài luận văn này có thể sử dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu, tham khảo và góp phần mở rộng hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu Theo quy định của pháp luật hiện hành, vấn đề về bảo hiểm rất rộng bao gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tiền gửi. Vì thế, trong bài này người viết chỉ nghiên cứu về phần bảo hiểm phi nhân thọ, đi sâu hơn về bảo hiểm tài sản và trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Về bảo hiểm nói chung thì người viết chỉ đề cập đến khái niệm, đặc điểm, bản chất, phân loại, sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm. Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên người viết không thể nghiên cứu tất cả các khía cạnh của bảo hiểm tài sản được. Đề tài luận văn này chỉ tập trung vào vấn đề trục lợi trong bảo hiểm tài sản như khái niệm, bản chất, nguyên nhân, các hình thức trục lợi chủ yếu trong bảo hiểm tài sản, tìm hiểu quy định của pháp luật để thấy được nguyên nhân xảy ra trục lợi bảo hiểm tài sản nhằm đưa ra một số giải pháp hạn chế hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài luận văn này, người viết đã sử dụng một số phương phương pháp nghiên cứu sau: GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 2 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Phương pháp sưu tầm tài liệu: Trong quá trình nghiên cứu người viết cần tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến đề tài để có cái nhìn tổng quát hơn về trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Từ đó có thể tránh được những sai lầm, thiếu sót trong đề tài nghiên cứu. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Phương pháp này giúp cho việc xác định và đánh giá vấn đề cần nghiên cứu được chính xác hơn. Người viết đã tiến hành việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí, truy cập vào các trang web để việc nghiên cứu hoàn chỉnh hơn. Phương pháp phân tích câu chữ: Việc người viết sử dụng phương pháp này nhằm mục đích hiểu rõ ý chí của người làm luật. Từ đó có thể đưa ra những đánh giá không trái với quy định của pháp luật, những giải pháp hoàn thiện các quy định đó. Đồng thời hoàn thiện hơn về nội dung của đề tài. Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp phân tích khác như quy nạp, diễn dịch, liệt kê, phân tích…để hoàn thành tốt đề tài luận văn này. 5. Cấu trúc của đề tài Đề tài nghiên cứu luận văn này gồm có ba chương: - Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm tài sản và trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Trong phần này, người viết sẽ khái quát chung về bảo hiểm tài sản, trục lợi trong bảo hiểm tài sản và các hình thức trục lợi bảo hiểm thường gặp để có thể đề phòng hành vi trục lợi trong quan hệ bảo hiểm tài sản. - Chương 2: Các quy định của pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh vấn đề trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam. Ở chương này, người viết trình bày các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản để tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến việc trục lợi của các bên nhằm hạn chế hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Đồng thời, phân tích những thiếu sót trong các quy định của pháp luật có thể dẫn tới hành vi trục lợi ngày càng gia tăng. - Chương 3: Thực trạng trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, hướng hoàn thiện để hạn chế trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Ở chương 3, người viết nêu ra một số vụ việc điển hình về trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Đồng thời đưa ra ý kiến, giải pháp để hạn chế hành vi trục lợi. Đề tài nghiên cứu “Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện” là một vấn đề liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội, quyền và nghĩa vụ của các bên đòi hỏi người nghiên cứu đề tài này cần có kiến thức sâu rộng về bảo hiểm, các lĩnh vực trong đời sống xã hội và cả kiến thức về lý GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 3 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện luận lẫn thực tiễn. Là một sinh viên, lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu một đề tài khoa học luật mà thời gian nghiên cứu còn hạn chế cũng như vốn hiểu biết có giới hạn. Vì vậy, việc có những khiếm khuyết, thiếu sót hay sai lầm trong đề tài nghiên cứu này là điều không thể tránh khỏi. Từ đó, người viết rất mong nhận được sự thông cảm cũng như những ý kiến đóng góp, đánh giá, phê bình của quý Thầy (Cô), các nhà nghiên cứu pháp luật và các bạn sinh viên để Luận văn được hoàn thiện hơn và là cơ sở để người viết tiếp tục nghiên cứu sau này. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 4 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn, không phát triển cũng như không được tin dùng so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, để chứng tỏ vai trò quan trọng của mình, ngành nghề kinh doanh bảo hiểm đã không ngừng hoàn thiện, cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm chất lượng được nhiều người sử dụng. Từ đó, các công ty bảo hiểm xuất hiện ngày một nhiều góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, là một thị trường non trẻ, kinh nghiệm quản lý của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm còn yếu kém nên dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề bất lợi. Mặt khác, cơ chế chính sách về bảo hiểm chưa hoàn thiện, phương thức cạnh tranh không đạt hiệu quả cũng góp phần làm cho kinh doanh bảo hiểm bị ngưng trệ, tồn đọng nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng làm cho thị trường bảo hiểm bước từng bước chậm chạp trên đà phát triển chính là “trục lợi bảo hiểm”. Trục lợi bảo hiểm đã và đang gặm nhấm từ từ sự phát triển của nền kinh tế nói chung, kinh doanh bảo hiểm nói riêng. Hành vi trục lợi bảo hiểm diễn ra trên tất cả các loại hình nghiệp vụ, làm cho doanh nghiệp bảo hiểm tổn thất nặng nề về tài chính cũng như uy tín bị giảm sút, từ đó làm cho người dân không còn lòng tin vào bảo hiểm. Các hợp đồng bảo hiểm theo đó cũng ngày càng ít đi, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ lâm vào nguy cơ phá sản, nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều vì nó có mối liên hệ về tài chính rất mật thiết với doanh nghiệp bảo hiểm. Do hành vi trục lợi bảo hiểm khó bị phát hiện và chế tài của pháp luật chưa đủ sức răn đe nên tình trạng trục lợi bảo hiểm ngày càng gia tăng. Vậy nên, để có thể biết rõ về hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng, trước tiên ta cần tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về bảo hiểm để hiểu rõ các quy định của pháp luật bảo hiểm. Qua đó có thể hạn chế phần nào hành vi trục lợi của các chủ thể khi tham gia quan hệ bảo hiểm. 1.1. Khái quát chung về bảo hiểm tài sản 1.1.1. Lý luận chung về bảo hiểm Để tìm hiểu về bảo hiểm tài sản cũng như cách thức thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản, trước tiên ta cần nghiên cứu để có thể hiểu một cách khái quát hơn về bảo hiểm nói chung. Từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về bảo hiểm tài sản, để khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm đó sẽ không lúng túng hay bị một số tổ chức, cá nhân lừa gạt với mục đích hưởng lợi bất chính. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 5 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện  Khái niệm bảo hiểm Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dù đã luôn chú ý ngăn ngừa, đề phòng nhưng con người vẫn luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro trong mọi lĩnh vực từ đời sống, kinh tế đến xã hội. Các rủi ro này vẫn luôn rình rập và ập đến một cách không ngờ như bão, lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch, tai nạn…Đương nhiên các rủi ro đó đều đe dọa đến khả năng tài chính của mỗi cá nhân, tổ chức, họ là những người không may gặp tai nạn. Như một điều tất yếu, người ta sẽ nghĩ đến việc đoàn kết cộng đồng, liên hợp nhiều người lại để chia sẻ mất mát với những người kém may mắn. Đó cũng là nguyên nhân làm các công ty bảo hiểm dần dần xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo Dennis Kessler thì: “Bảo hiểm chính là sự đóng góp vốn hay tài sản của số đông bù vào sự bất hạnh của số ít”1. Còn theo Monique Gaullier: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản tiền đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác - đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”2. Tập đoàn bảo hiểm AIG (American International Group) của Mỹ lại định nghĩa: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”3. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 (sau đây người viết gọi là Luật Kinh doanh bảo hiểm) thì: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Theo đó thì Luật Việt Nam không định nghĩa bảo hiểm là gì mà chỉ định nghĩa về kinh doanh bảo hiểm. Ta có thể hiểu, cũng như các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực khác nhau có hoạt động kinh doanh khác nhau thì kinh doanh Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm, http://webbaohiem.net/1238-cac-khai-niem-va-nguyentac-trong-bao-hiem.html. 2 Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm, http://webbaohiem.net/1238-cac-khai-niem-va-nguyentac-trong-bao-hiem.html. 3 Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm, http://webbaohiem.net/1238-cac-khai-niem-va-nguyentac-trong-bao-hiem.html. 1 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 6 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện bảo hiểm là hoạt động chính và chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) để thu về lợi nhuận. Tóm lại, bảo hiểm là một hình thức góp vốn để đề phòng rủi ro, là sự chia sẻ rủi ro của số ít cho số đông thông qua một quỹ chung – quỹ dự trữ bảo hiểm, do DNBH làm trung gian thanh toán.  Đặc điểm của bảo hiểm Thứ nhất, bảo hiểm là một dịch vụ tài chính đặc biệt. Đây là một dịch vụ mang tính chuyên biệt trong nền kinh tế thị trường. Là một dịch vụ mang tính vô hình, là sự bảo đảm về mặt tài chính trước rủi ro cho người được bảo hiểm và kèm theo các dịch vụ có liên quan. Người tham gia bảo hiểm nộp phí cho DNBH để đổi lấy lời hứa hay cam kết là sẽ trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Như vậy, ở đây có sự cam kết từ hai phía, DNBH và người tham gia bảo hiểm, trong đó người tham gia bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn DNBH là bên trung gian nhận tất cả rủi ro của người tham gia bảo hiểm và cam kết sẽ bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Thứ hai, bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa không mang tính bồi hoàn. Trong thời gian bảo hiểm không có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì DNBH không phải trả tiền hay bồi thường bảo hiểm. Ngược lại nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì DNBH phải bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm. Đặc điểm này tạo ra khả năng nhàn rỗi trong quỹ bảo hiểm, DNBH đã sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi này đem đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, khác với các khâu tài chính khác, chi trả, bồi hoàn của bảo hiểm phụ thuộc vào tính bất ngờ của rủi ro bảo hiểm cả không gian, thời gian và quy mô. Do đó, DNBH phải thành lập các quỹ dự phòng để thực hiện cam kết của mình trước bên tham gia bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm được sử dụng để tham gia đầu tư nhưng phải đảm bảo được tính thanh toán cao. Do số tiền bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm là rất lớn, có thể lớn hơn rất nhiều lần tiền phí bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm đã đóng.  Bản chất của bảo hiểm Bảo hiểm thực chất là việc con người phải dành ra một phần sản phẩm hay thu nhập trong kết quả lao động hằng năm của mình để lập ra quỹ dự trữ đủ lớn về vật chất hoặc bằng tiền (quỹ đó gọi là quỹ dự trữ bảo hiểm) nhằm hỗ trợ tài chính cho việc đề phòng và hạn chế tổn thất khi hiểm họa chưa hoặc đang xảy ra, bù đắp và bồi thường kịp thời những thiệt hại và tổn thất về người và tài sản sau khi xảy ra rủi ro. Bảo hiểm còn là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm theo hình thức số đông bù số ít. Mỗi cá nhân hay đơn vị chỉ cần đóng góp một khoản tiền trích từ thu nhập cho các DNBH. Khi tham gia một GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 7 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm nào đó, nếu gặp tổn thất do rủi ro gây ra, người được bảo hiểm sẽ được bồi thường. Khoản tiền bồi thường này được lấy từ số phí mà tất cả những người tham gia bảo hiểm đã nộp. Tất nhiên chỉ có một số ít người tham gia bảo hiểm sẽ gặp tổn thất, còn những người không bị tổn thất sẽ mất trắng số phí bảo hiểm đã đóng. Như vậy, bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Do đó một nghiệp vụ bảo hiểm muốn tiến hành được phải có nhiều người tham gia, tức là bảo hiểm chỉ hoạt động được trên cơ sở luật số đông, càng nhiều người tham gia thì DNBH càng có lời. Vậy nên, phân chia tổn thất và phòng ngừa rủi ro là bản chất đặc trưng của bảo hiểm.  Phân loại bảo hiểm Bảo hiểm là một ngành nghề kinh doanh có nhiều loại hình nghiệp vụ và được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi DNBH sẽ lựa chọn loại nghiệp vụ tùy theo ý muốn của mình và tất nhiên phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Để phân loại bảo hiểm ta cần dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như: Thứ nhất, phân loại theo mục đích. Có loại hình bảo hiểm vì mục đích lợi nhuận và mục đích cho sự phát triển ổn định của xã hội.  Bảo hiểm vì mục đích lợi nhuận là bảo hiểm thương mại, bao gồm:  Bảo hiểm nhân thọ: Bảo hiểm trọn đời; bảo hiểm sinh kỳ; bảo hiểm tử kỳ; bảo hiểm hỗn hợp; bảo hiểm trả tiền định kỳ; bảo hiểm liên kết đầu tư; bảo hiểm hưu trí4.  Bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; bảo hiểm hàng không; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ; bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; bảo hiểm trách nhiệm; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; bảo hiểm nông nghiệp5.  Bảo hiểm không vì mục đích lợi nhuận bao gồm bảo hiểm xã hội; bảo hiểm tiền gửi. Thứ hai, phân loại theo tính chất ràng buộc pháp lý  Bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm tiền gửi; bảo hiểm hàng hải; bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, người vận chuyển hàng không; trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; bảo hiểm cháy, nổ. 4 5 Khoản 1 Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. Khoản 2 Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 8 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện  Bảo hiểm không bắt buộc: Các loại hình bảo hiểm còn lại như bảo hiểm tai nạn con người; bảo hiểm y tế; bảo hiểm chăm sóc sức khỏe6.  Các nguyên tắc của bảo hiểm Ngành nghề kinh doanh bảo hiểm có những nguyên tắc riêng của nó và mọi hoạt động đều phải tuân theo những nguyên tắc này, như nguyên tắc chỉ bảo hiểm cho rủi ro, nguyên tắc trung thực, nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm, nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc thế quyền. Nguyên tắc thứ nhất, chỉ bảo hiểm cho rủi ro. Những tai nạn hoặc tổn thất chắc chắn xảy ra hoặc đã xảy ra thì sẽ không được bảo hiểm, mà chỉ bảo hiểm cho những biến cố ngẫu nhiên, tai nạn xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn của con người. Ví dụ như: Con tàu đã bị hư hao phần thân rồi mà chủ tàu mới mua bảo hiểm cho thân tàu đó thì sẽ không được bảo hiểm. Nguyên tắc thứ hai, nguyên tắc trung thực. Các bên phải trung thực trong việc cung cấp thông tin, không được gian dối lẫn nhau. Bên bảo hiểm thì phải công khai các điều kiện được bảo hiểm, không được bảo hiểm, thủ tục thông báo và bồi thường. Còn bên được bảo hiểm thì kê khai rõ ràng và trung thực các thông tin khi được yêu cầu và khi có sự thay đổi ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc thứ ba, nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm. Đối với tài sản thì quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, khi người nắm giữ tài sản có một trong các quyền này thì khi tài sản bị tổn thất sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường. Còn đối với con người là sức khỏe, tính mạng, quyền nuôi dưỡng, cấp dưỡng. Nguyên tắc thứ tư, nguyên tắc bồi thường. Theo nguyên tắc này thì bên công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại xảy ra trên thực tế. Tức là, thiệt hại đó có thể xác định được như nhìn thấy và cầm nắm được. Giá trị bồi thường tối đa bằng giá trị thiệt hại, tức chỉ có thể bồi thường bằng hoặc thấp hơn mức độ thiệt hại chứ không vượt quá mức thiệt hại thực tế. Không bên nào được lợi dụng bảo hiểm để thu lợi bất chính. Nguyên tắc thứ năm, nguyên tắc thế quyền. Nguyên tắc thế quyền là một trong những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm, nó là kết quả tất yếu của nguyên tắc bồi thường vì nó ngăn ngừa một người có thể đòi bồi thường từ hai nguồn về cùng một tổn thất và như thế là kiếm lời bất chính. Ví dụ như: Một tài sản đã được mua bảo hiểm mà người gây ra tổn thất không phải là các bên trong hợp đồng bảo hiểm mà là bên thứ ba nào đó có thể xác định được trách nhiệm của họ. Khi đó bên bảo hiểm sẽ 6 Khoản 3 Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 9 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện bồi thường cho người được bảo hiểm, sau đó bên bảo hiểm được quyền đòi lại số tiền đã bồi thường từ bên thứ ba gây ra thiệt hại này. Nếu không có nguyên tắc này thì một số cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm lợi dụng rủi ro đó để thu lợi từ hai phía, bên bảo hiểm và bên thứ ba. Thế quyền là biện pháp mà pháp luật cho phép áp dụng nhằm tránh việc kiếm lời không hợp lý từ việc tham gia bảo hiểm. Với nguyên tắc thế quyền này, bên bảo hiểm có quyền thay thế quyền hạn người được bảo hiểm để đòi bên có trách nhiệm bồi hoàn trong giới hạn số tiền bồi thường đã trả mà không cần có quyền sở hữu được chuyển qua cho họ. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc thế quyền, bên bảo hiểm phải trả tiền bồi thường cho bên được bảo hiểm. Bên cạnh đó quyền lợi bảo hiểm còn được chuyển giao sang người chấp nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản.  Sự cần thiết của bảo hiểm trong đời sống kinh tế - xã hội Nghiên cứu về bảo hiểm chúng ta có thể thấy tác dụng của bảo hiểm thể hiện rõ trên nhiều phương diện. Ngoài việc giúp bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào những lĩnh vực khác. Cũng nhờ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước hằng năm có nguồn đóng góp không nhỏ thông qua việc nộp thuế, mọi người có được tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống. Vì những tổn thất, rủi ro đã được chuyển sang cho công ty bảo hiểm, công tác để phòng và hạn chế tổn thất được tăng cường, đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới. Một là, bảo hiểm bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất rất hiệu quả. Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất là tác dụng chủ yếu của bảo hiểm và cũng xuất phát chính từ nhu cầu này mà bảo hiểm đã ra đời. Nói đến bảo hiểm là nói đến khả năng bồi thường khi có tổn thất xảy ra, và vai trò của các công ty bảo hiểm là cung cấp các dịch vụ đặc biệt nhằm khôi phục khả năng vật chất, tài chính như trước khi xảy ra rủi ro, hoặc bồi thường cho người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm con người. Khi có tổn thất xảy đến với đối tượng được bảo hiểm thì nhiệm vụ cơ bản của bảo hiểm là khắc phục những hậu quả đó theo như hợp đồng đã giao kết trước đó với bên mua bảo hiểm, ổn định đời sống và quá trình sản xuất, kinh doanh. Có thể nói, chỉ có công ty bảo hiểm mới bù đắp thiệt hại, tổn thất do trước đó công ty đã nhận một khoản phí của bên mua bảo hiểm. Các cá nhân, tổ chức khi mua bảo hiểm tức là họ đã chuyển rủi ro cho các công ty bảo hiểm từ đó tạo tâm lý an toàn để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn, giúp ổn định cuộc sống, các tổ chức thì bảo toàn được vốn, tài sản, giữ cho chu kỳ sản xuất – kinh doanh không bị gián đoạn, không bị phá sản khi gặp thiệt hại quá nặng nề. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 10 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Hai là, tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Bên cạnh khả năng giải quyết các hậu quả của rủi ro, bảo hiểm cũng góp phần thực hiện một nội dung khác quan trọng không kém, đó là đề phòng và hạn chế mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy đến. Do bảo hiểm chỉ đền bù cho những biến cố ngẫu nhiên, có khả năng xảy ra và đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi giao kết chứ không phải trong mọi trường hợp đều bồi thường. Nhờ đó những thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản được giảm thiểu và những hậu quả về kinh tế - xã hội được chủ động phòng tránh. Ba là, sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào lĩnh vực khác. Khoản phí mà bên mua bảo hiểm đóng sẽ không sử dụng để bồi thường một cách đồng loạt mà sẽ bồi thường rải rác, do không phải lúc nào cũng có tổn thất đối với đối tượng được bảo hiểm. Vậy nên các công ty bảo hiểm sẽ sử dụng khoản tiền đó đem đi đầu tư, nhưng vẫn đảm bảo mức độ an toàn tương đối về khả năng tài chính khi xảy ra rủi ro mà vẫn không gây đọng vốn, qua đó làm tăng thu nhập cho các công ty bảo hiểm. Ngày nay các công ty bảo hiểm là một kênh huy động vốn không thể thiếu của nền kinh tế và ngày càng được khai thác hiệu quả do phạm vi hoạt động rộng và các loại hình bảo hiểm phong phú. Bốn là, tăng thu ngân sách Nhà nước. Hằng năm, thông qua nộp thuế, bảo hiểm đã góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. Như đã nói ở trên, bảo hiểm chỉ bồi thường cho những biến cố ngẫu nhiên, trong một số trường hợp nhất định nên bảo hiểm đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc phòng ngừa và hạn chế tổn thất giúp bảo vệ tài sản công cộng, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại đáng tiếc. Điều này giúp nhà nước giảm bớt chi tiêu những khoản lớn để bù đắp những tổn thất như phải xây dựng đường xá, cầu cống, nhà xưởng, công trình. Ngoài ra, một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm trong nước, góp phần tiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước. Năm là, tác dụng của bảo hiểm là tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống. Môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội đang dần xuất hiện những rủi ro mới mà chúng ta không thể lường trước được. Những rủi ro thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng tự nhiên đang diễn ra hết sức phức tạp, thế giới diễn biến nhiều điều khó đoán như chiến tranh, khủng bố, xung đột...Vậy nên để bảo đảm cho tính mạng, sức khỏe và tài sản được an toàn và nếu có tổn thất cũng không phải lo khắc phục thì bảo hiểm chính là một giải pháp phù hợp góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống con người. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 11 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện  Lịch sử phát triển của bảo hiểm Thứ nhất, trên thế giới. Trong cuộc sống con người luôn luôn hướng tới mục tiêu đã đặt ra của bản thân. Để làm được điều đó họ cần có sự đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của mình trước những rủi ro, bất hạnh. Ngay từ thời tiền sử đã xuất hiện các ý tưởng, các tổ chức gần giống với bảo hiểm. Từ thời Trung cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng hải đã được hình thành như: ở Trung Hoa 500 TCN con người đã biết chia hàng hóa trên nhiều đoàn thuyền khi vận chuyển trên sông Dương Tử để phân chia rủi ro, miền bắc Italia: 1182 TCN xuất hiện Polico (đơn mua) chỉ hợp đồng bảo hiểm hàng hóa…Xong phải đến thế kỷ XIX thì bảo hiểm mới phát triển toàn diện, mạnh mẽ kéo theo sự ra đời, tồn tại và phát triển của tất cả các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm thương mại, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Những tài liệu khảo cứu về lịch sử nền văn minh thế giới đã ghi nhận những dấu ấn phôi thai của hoạt động cộng đồng hóa rủi ro – nguyên tắc căn bản của bảo hiểm thời nay. Các nhà khảo cổ học đã tìm được các vết tích chứng minh ở Ai Cập cổ đại từ 4500 năm trước Công nguyên những người thợ đẽo đá đã hình thành Quỹ tương trợ để giúp đỡ các nạn nhân trong các vụ tai nạn. Những người Trung Hoa cổ đại vào thời nhà Chu 500 năm trước Công nguyên đã biết bảo nhau khi được mùa, thiên tai, đói kém. Hoặc những nhà buôn chủ yếu đi bằng thuyền trên biển, song đi biển thường gặp nhiều rủi ro. Để phòng vệ, họ đã san bớt hàng hóa của mình sang những thuyền buôn khác nhau, khi gặp sự cố họ chỉ bị mất một phần hàng hóa7. Ở Babylone, vào khoảng 1700 năm trước Công nguyên và ở Athens (Hy Lạp) khoảng 500 năm trước Công nguyên đã xuất hiện quan hệ tín dụng với lãi xuất cao trong lĩnh vực buôn bán, vận chuyển hàng hóa trên biển và qua sa mạc. Điều đặc biệt trong quan hệ tín dụng này là nếu hàng hóa bị tổn thất thì người cho vay phải chịu rủi ro mất vốn và lãi. Tại Rome, hệ thống cho vay với điều kiện tương tự cũng đã ra đời, lãi xuất có thể lên đến 50%. Thực chất đó đã là một sự kết hợp giữa hoạt động tín dụng với ý đồ bảo hiểm. Hoạt động này tại Rome kéo dài đến tận thời kỳ Trung Cổ - thời kỳ thống trị của Nhà thờ Thiên chúa giáo8. Cần phải tìm một phương thức mới giúp những người cho vay lấy lại được số vốn của mình đã bỏ ra và người đi vay không phải chịu lãi suất cắt cổ. Phương thức đó đã ra đời, đó là Bảo hiểm trong lĩnh vực hàng hải, bản hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy tại Genes vào năm 1347 trước Công nguyên, bản hợp đồng sẽ bị hủy ngay khi tàu cập bến. Cũng tại Genes (nước Italy ngày nay) công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên đã ra đời. Từ thế kỷ XIII, các văn bản luật liên quan đến buôn 7 8 Võ Thị Pha, Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, năm 2005, trang 37. Võ Thị Pha, Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, năm 2005, trang 38. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 12 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện bán đường biển và hàng hải liên tục ra đời, đó là các quy phạm của Orleron năm 1266, luật Wisby của Thụy Điển năm 1288, các chiếu chỉ Barcelon 1435; các quy định của phòng bảo hiểm Bruges năm 1310. Như vậy trong lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải là loại hình bảo hiểm thương mại ra đời đầu tiên. Tiếp đó một số loại hình bảo hiểm thương mại khác đã nhanh chóng ra đời và phát triển. Hợp đồng bảo hiểm đầu tiên ký vào năm 1583 tại nước Anh, sau vụ hỏa hoạn ngày 2/9/1866, các công ty bảo hiển hỏa hoạn đầu tiên ra đời tại London. Năm 1846, công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên ra đời tại CHLB Đức. Trong suốt thế kỷ XIX, các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại mà ngày nay đang phát triển cũng đã ra đời như: Bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm trộm cắp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm kỹ thuật. Thế kỷ XX, ngành bảo hiểm thương mại có bước phát triển vượt bậc và đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển và tăng trưởng của nềm kinh tế9. Thứ hai, tại Việt Nam. Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn so với sự phát triển chung của ngành bảo hiểm trên thế giới do điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Tuy nhiên, ngành bảo hiểm đang dần dần bắt kịp xu thế phát triển chung của bảo hiểm trong khu vực và quốc tế qua đó ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của mình đối với nền kinh tế. Trước năm 1986, hoạt động bảo hiểm ở nước ta ít nhiều cũng có những bước phát triển ngay từ thời thực dân Pháp. Điển hình như: vào năm 1880 các Hội bảo hiểm ngoại quốc như hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động ở Đông Dương; năm 1926 chi nhánh công ty Franco – Asietique được thành lập, tiếp đó vào năm 1929 Việt Nam bảo hiểm công ty (trụ sở Sài Gòn): Bảo hiểm xe ô tô chính thức hoạt động. Cho tới khi miềm bắc được giải phóng, đất nước bị chia cắt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở miền Nam khá phát triển dưới chế độ Ngụy quyền. Ở miền Nam trước năm 1975 có hơn 52 công ty bảo hiểm (trong và ngoài nước) đã triển khai các loại hình nghiệp vụ khá đa dạng như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm chuyên chở, bảo hiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động…Các công ty hoạt động khá mạnh mẽ, đáp ứng được phần nào nhu cầu về bảo hiểm trên toàn thị trường miền Nam. Các công ty bảo hiểm trong nước được thành lập dưới dạng Hội vô danh và Hội tương hổ. Các công ty nước ngoài thành lập ở Việt Nam dưới hình thức công ty chi nhánh. Hầu hết các công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài Gòn. Mạng lưới trung gian bảo hiểm là môi giới và đại lý bảo hiểm được sử dụng phổ biến để kinh doanh bảo hiểm trên phạm vi toàn miền Nam. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được trôi chảy, cạnh tranh lành mạnh, các công ty bảo hiểm đã sớm thành Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm Việt Nam, http://kientrucsaigon.net/KINH-TE/KTBH/C1/SU-RA-DOIVA-PHAT-TRIEN-CUA-BAO-HIEM-VIET-NAM.html, truy cập ngày 1/8/2013. 9 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 13 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện lập hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm của mình. Hiệp hội có chức năng thông tin tư vấn, đào tạo, tạo ra một môi trường hợp tác. Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm được thực hiện thông qua Bộ Tài Chính. Các văn bản pháp luật điều chỉnh như Luật bảo hiểm cũng sớm ra đời. Ngoài ra, Hội đồng tư vấn bảo hiểm quốc gia cũng đóng vai trò khá quan trọng10. Ở miền Bắc trước năm 1975 hoạt động bảo hiểm chỉ thực sự bắt đầu khi có sự ra đời của Bảo Việt. Để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm trong hoạt động ngoại thương, ngày 17/12/1964 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập công ty Bảo hiểm Việt Nam gọi tắt là Bảo Việt. Đến ngày 15/01/1965, Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động. Đây cũng là công ty bảo hiểm Nhà nước duy nhất đại diện cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Từ ngày thành lập cho đến trước năm 1975, do những điều kiện khó khăn của chiến tranh, hoạt động của Bảo Việt ở miền Bắc chưa phát triển. Lúc bấy giờ, Bảo Việt chỉ có trụ sở ở Hà Nội và chi nhánh ở Hải Phòng thực hiện chủ yếu ba nghiệp vụ: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và tái bảo hiểm. Tỉ lệ tái bảo hiểm cho Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ba Lan lúc đó cũng tương đối cao11. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cũng như tất cả các ngành kinh tế khác, các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam được tiến hành quốc hữu hóa. Công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Việt Nam được thành lập để thực hiện tiếp trách nhiệm của công ty cũ đối với những người được bảo hiểm muốn tiếp tục hợp đồng. Đối với các công ty bảo hiểm nước ngoài, công ty có trách nhiệm thanh toán và đòi nợ theo đúng hợp đồng. Năm 1976, khi hoàn toàn thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, công ty được chuyển thành chi nhánh của công ty bảo hiểm Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ này, Bảo Việt là công ty duy nhất hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam theo chế độ hoạch toán kế toán kinh tế thống nhất toàn ngành. Công ty trực thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ Tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm Nhà nước và trực tiếp tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm trong cả nước. Trong giai đoạn này ở Việt Nam, Bảo Việt độc quyền kinh doanh Bảo Hiểm nên các sản phẩm của Bảo Việt chưa đa dạng, chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với khoảng 20 sản phẩm bảo hiểm. Vào ngày 18/12/1993, Nghị định 100/NĐ-CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã đánh dấu bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Sau năm 1995 là sự ra đời của các công ty bảo hiểm khác như: Bảo Minh, PVI (Particle Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm Việt Nam, http://kientrucsaigon.net/KINH-TE/KTBH/C1/SU-RADOI-VA-PHAT-TRIEN-CUA-BAO-HIEM-VIET-NAM.html, truy cập ngày 1/8/2013. 11 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm Việt Nam, http://kientrucsaigon.net/KINH-TE/KTBH/C1/SU-RADOI-VA-PHAT-TRIEN-CUA-BAO-HIEM-VIET-NAM.html, truy cập ngày 1/8/2013. 10 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 14 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Image Velocimetry), PJICO (Petrolimex Joint Stock Insurance Company), và một số công ty liên doanh như: UIC (Uniersity of IIIinois at Chicago)12. 1.1.2. Khái quát chung về bảo hiểm tài sản 1.1.2.1. Khái niện tài sản Khi nói đến tài sản, chúng ta sẽ nghĩ ngay: Tài sản là những gì hiện có, những vật có giá trị như tiền, những thứ có thể lưu trữ và quy đổi ra được bằng tiền. Những tài sản đó chứng tỏ người sở hữu có khả năng về tài chính hay không, khả năng đó đến mức độ nào, nhiều hay ít. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tài sản bao gồm vật, tiền, các loại giấy tờ có giá và các quyền tài sản13. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác14, bao gồm các loại giấy tờ sau: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác15; Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu16; Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ17; Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định)18; trái phiếu doanh nghiệp19. 1.1.2.2. Khái niệm bảo hiểm tài sản Theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 thì: “Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ”. Theo khái niệm trên thì bảo hiểm tài sản (BHTS) là một loại hình của bảo hiểm thương mại. Bên bảo hiểm sẽ thu phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị của tài sản và cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm khi tài sản được bảo hiểm bị những rủi ro trong phạm vi bảo hiểm dẫn đến tổn thất20. BHTS là một loại hình bảo hiểm phổ biến và xuất hiện sớm nhất so với các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm trách nhiệm dân Võ Thị Pha, Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, năm 2005, trang 40. Điều 163 Bộ Luật dân sự năm 2005. 14 Điểm 8 Khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 15 Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005. 16 Điểm c Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005. 17 Điểm 16 Điều 3 Luật Quản lý nợ công năm 2009. 18 Khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán. 19 Điều 2 Nghị định số 52/2006 NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 20 Nguyễn Thị Thủy, Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh niên, trang 18. 12 13 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 15 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện sự, vv…Sở dĩ con người cần tới nghiệp vụ BHTS là vì không phải lúc nào có tài sản con người cũng đem cất giữ, đem gửi ngân hàng hoặc quy đổi ra thành những thứ có giá trị như vàng để bỏ vào két sắt. Những tài sản chưa sử dụng ngay thì họ mới có thể áp dụng những cách thức trên để bảo quản tài sản. Còn đại đa số các tài sản mà con người mua sắm đều để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu hằng ngày hoặc cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, để có thể khai thác, sử dụng tài sản cho sản xuất kinh doanh và đảm bảo an toàn tài chính khi những tài sản này thiệt hại, mất mát do rủi ro, con người đã mua bảo hiểm cho tài sản đó. Theo đó BHTS là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro, tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại vật chất, bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho bên được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo thuận tiện hợp đồng, giúp cho người được bảo hiểm tránh hoặc giảm các thiệt hại về vật chất khi rủi ro xảy ra. Ta cũng có thể hiểu, hợp đồng bảo hiểm tài sản là sự thỏa thuận của các bên về tài sản được bảo hiểm và phải xác định được giá trị thực tế của tài sản. Tất nhiên, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Các điều kiện về phát sinh hiệu lực, bồi thường (hình thức bồi thường có thể là sửa chữa tài sản bị hiệt hại; thay thế bằng tài sản khác; trả tiền bồi thường), chấm dứt hợp đồng bảo hiểm phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. 1.1.2.3. Đặc điểm của bảo hiểm tài sản Là một loại hình bảo hiểm thương mại nên bảo hiểm tài sản cũng có những đặc điểm của bảo hiểm thương mại như: Là một trung gian tài chính. Thông qua việc bên tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động được một nguồn vốn lớn góp phần phát triển quỹ tài chính. Số tiền nhàn rỗi này được DNBH đem đi đầu tư, tài trợ các dự án, giải ngân cho các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Là một ngành dịch vụ đặc biệt. Với sản phẩm vô hình, bản chất của bảo hiểm là một dịch vụ, một lời hứa, một lời cam kết mà công ty bảo hiểm đưa ra với khách hàng. Nhưng khách hàng lại chính là người không muốn sử dụng dịch vụ này, vì bảo hiểm là sự đề phòng các rủi ro, tổn thất, mất mát mà con người không mong muốn. Nên họ không thích sử dụng dịch vụ này. Là hoạt động vừa mang tính tích cực, vừa mang tính rủi ro. Khách hàng chỉ tham gia bảo hiểm khi có cảm giác không an toàn về tài sản của mình, hoặc những tài sản đó có giá trị cao, do đó tài sản rất có khả năng bị thiệt hại vậy nên họ mới tham GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 16 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện gia bảo hiểm. Những cá nhân tham gia bảo hiểm tức là họ biết cách tiết kiệm có kế hoạch, hợp lý và hiệu quả. Vì khi tài sản gặp rủi ro thì DNBH sẽ đền bù cho họ, ngược lại nếu tài sản còn nguyên vẹn thì khi hết hợp đồng DNBH sẽ hoàn số tiền bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm đã đóng. Ngoài ra họ còn bảo vệ cho tài sản của mình khi xảy ra rủi ro. Là sự chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm. Vì bảo hiểm là dựa trên quy luật số đông bù số ít, là sự phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Sự chia sẻ này thông qua DNBH, nhờ có DNBH mà những tài sản gặp rủi ro sẽ được bù đắp. 1.1.2.4. Bản chất của bảo hiểm tài sản Qua phân tích trên, phần nào đã thấy sự cần thiết của BHTS đối với cuộc sống của con người. Bản chất của BHTS thể hiện ở một số đặc trưng đáng lưu ý sau: Thứ nhất, bảo hiểm tài sản được hình thành từ nhu cầu bảo vệ quyền lợi tài chính của chủ sở hữu tài sản hay người đang chiếm hữu và sử dụng hợp pháp tài sản đó. Nói đến BHTS là nói đến sự bảo vệ đối với tài sản của người được bảo hiểm với những tổn thất có thể xảy ra do những rủi ro thiên nhiên, kỹ thuật, xã hội thông qua việc giúp khôi phục hoặc góp phần khôi phục lại tình trạng tài chính mà người được bảo hiểm có trước khi rủi ro xảy ra. Thứ hai, sự chia sẻ mang tính cộng đồng trong bảo hiểm tài sản. Yếu tố chia sẻ mang tính cộng đồng là một trong những đặc trưng của bảo hiểm nói chung, BHTS nói riêng. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là quá trình phân phối nguồn tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người được bảo hiểm. Tuy nhiên, sự phân phối trong BHTS là sự phân phối không đồng đều bởi vì không phải ai tham gia bảo hiểm cũng nhận được sự phân phối này mà phụ thuộc vào yếu tố rủi ro. Chỉ những người bị rủi ro về tài sản trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thì mới được bồi thường. Khoản tiền bồi thường này được lấy từ quỹ bảo hiểm của tất cả người tham gia bảo hiểm, đó là hình thức lấy số đông bù cho thiệt hại của số ít, tính cộng đồng cũng từ đó mà ra. Vì vậy, mọi hành vi gian dối để hưởng lợi trong trường hợp không có tổn thất hoặc tổn thất trên thực tế ít hơn đã khai báo với doanh nghiệp bảo hiểm của bên được bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn những ý đồ xấu của các bên trong quan hệ bảo hiểm tài sản. Thứ ba, bảo hiểm tài sản là cam kết chi trả tài chính từ bên bảo hiểm cho bên được bảo hiểm. Sở dĩ bên bảo hiểm cam kết sẽ chi trả cho bên được bảo hiểm là vì bên bảo hiểm đã thu phí bảo hiểm của bên được bảo hiểm, ở đây mang tích chất có GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 17 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện qua có lại, tức nếu DNBH đã hưởng một lợi ích của bên mua bảo hiểm thì sẽ có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Để thực hiện nghĩa vụ chi trả cho bên được bảo hiểm thì DNBH phải đảm bảo khả năng tài chính ổn định và sẵn sàng khi có rủi ro xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm. Trên đây là một vài vấn đề phân tích để làm rõ hơn bản chất của BHTS, vậy pháp luật về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam quy định như thế nào về những loại tài sản là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản. Người viết sẽ nghiên cứu trong phần tiếp theo về các loại tài sản thường được mua bảo hiểm. 1.1.2.5. Các loại tài sản được bảo hiểm Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm Việt Nam thì không thấy quy định đề cập đến những loại tài sản nào là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản và những tài sản nào không được bảo hiểm. Vì cuộc sống con người rất đa dạng và phong phú, khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển. Ngày càng có nhiều thứ giá trị xuất hiện trên thị trường nên pháp luật không thể liệt kê một cách chi tiết tên các loại tài sản được bảo hiểm. Quy định mở như thế để các bên tự do trong việc giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản và làm cho đối tượng của BHTS ngày càng phong phú hơn. Thông thường các hợp đồng bảo hiểm tài sản có các đối tượng sau đây là chủ yếu21:  Bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong nước.  Bảo hiểm thân tàu biển; bảo hiểm thân tàu, thuyền khác.  Bảo hiểm thân máy bay và bảo hiểm tổn thất hệ quả.  Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.  Bảo hiểm công trình xây dựng, lắp đặt  Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt.  Bảo hiểm máy móc thiết bị; bảo hiểm máy móc thiết bị điện tử.  Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh.  Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng.  Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.  Bảo hiểm tiền, bảo hiểm trộm cắp.  Bảo hiểm công trình ngoài khơi, giàn khoan, đường ống…trong thăm dò và khai thác dầu khí. Trên đây là một số loại hình BHTS thông dụng được nhiều người biết đến và tham gia bảo hiểm khi cần. 21 Võ Thị Pha, Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, năm 2005, trang 24. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 18 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện 1.2. Lý luận chung về trục lợi trong bảo hiểm tài sản 1.2.1. Khái niệm trục lợi bảo trong hiểm tài sản Sau khi Nghị định 100 NĐ – CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm ra đời thì nhiều doanh nghiệp mới được thành lập trên thị trường bảo hiểm Việt Nam từ đó sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng ngày càng khốc liệt, gay gắt hơn. Khi thị trường bảo hiểm phát triển thì các hình thức gian lận, trục lợi cũng ngày càng gia tăng. Trục lợi bảo hiểm là một yếu tố làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp bảo hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận thu được của mỗi công ty, lòng tin của công chúng vào các dịch vụ bảo hiểm. Theo hiệp hội bảo hiểm Canada thì: “Trục lợi bảo hiểm là một hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng” Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì: “Hành vi trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, yêu cầu, giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Vậy, trục lợi bảo hiểm là hành vi của tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Các tổ chức, cá nhân đó có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm thậm chí có thể là hành vi gian lận của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Các chủ thể này, để thực hiện được hành vi trục lợi, trước hết họ tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Qua các khái niệm, quy định trên, trục lợi bảo hiểm được hiểu là việc các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm nhằm thực hiện các hành vi lừa dối để được hưởng quyền lợi tài chính mà đáng lý ra mình không được hưởng hoăc hưởng lợi lớn hơn quyền lợi tài chính mà mình được hưởng. Tương tự như trục lợi trong bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm tài sản là các bên tham gia vào quan hệ BHTS nhằm thực hiện các hành vi lừa dối để được hưởng quyền lợi tài chính mà lẽ ra mình không được hưởng hoặc hưởng lợi lớn hơn quyền lợi mà mình được hưởng. Do đó, hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản có thể xuất pháp từ hai phía, bên được bảo hiểm và DNBH, có thể xảy ra ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc sau khi rủi ro đã xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 19 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Các dấu hiệu để nhận dạng một hành vi trục lợi nói chung, trục lợi bảo hiểm tài sản nói riêng là: Có hành vi lừa dối, hành vi lừa dối là hành vi của một chủ thể đưa ra những thông tin hoặc bằng chứng để người khác tin rằng những thông tin bằng chứng ấy là đúng sự thật. Khi người đó đã tin thì chủ thể có hành vi lừa dối sẽ tiếp tục những hành vi khác nhằm đạt được mục đích của mình. Mục đích là trục lợi, tức là để được hưởng một quyền lợi về tài chính lẽ ra mình không được hưởng hoặc hưởng lợi nhiều hơn quyền lợi mà mình được hưởng. Mang tính bất công, vì mục đích hưởng lợi một cách gian dối của mình mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính của các chủ thể khác. Trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào thì việc phát triển thị trường tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng. Thị trường tài chính là công cụ hữu hiệu để tiến hành huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân nhằm đầu tư phát triển kinh tế. Thị trường bảo hiểm là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính. Tuy nhiên, bất kỳ thị trường nào cũng có những cá nhân, tổ chức bất hảo chỉ biết nghĩ cho riêng mình. Thị trường bảo hiểm cũng không ngoại lệ, khi đã được nhà nước tạo điều kiện phát triển thì dễ bị các hành vi trục lợi cản trở làm gián đoạn, ngưng trệ hoạt động kinh doanh. Để đạt được mục đích hưởng lợi bất hợp pháp, các chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm đã có những hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác bằng các cách thức tinh vi. Hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản đã làm mất đi sự tương trợ mang tính cộng đồng vì bảo hiểm là lấy thiệt hại của số ít san sẻ cho số đông những người cùng tham gia bảo hiểm. Khi thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tài sản, DNBH sẽ tạo lập quỹ bảo hiểm trên cơ sở thu phí bảo hiểm của nhiều người và sử dụng để bồi thường cho những người bị rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Tuy nhiên, rủi ro có thể xảy ra hoặc không xảy ra nên phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm bỏ ra để bảo hiểm cho tài sản thường chiếm một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ trên tổng giá trị tài sản. Nhưng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên được bảo hiểm sẽ nhận khoản tiền bồi thường lớn hơn nhiều số phí bảo hiểm mà họ đã đóng. Trong khi đó, bảo hiểm tài sản là hoạt động mang tính kinh doanh, do vậy tổng phí bảo hiểm thu được phải lớn hơn số tiền bồi thường. Do vậy, nếu các chủ thể tham gia vào quan hệ bảo hiểm nhằm mục đích trục lợi sẽ làm mất đi ý nghĩa của sự chia sẻ mang tính cộng đồng. Ngoài ra trục lợi bảo hiểm tài sản còn làm cho quyền lợi tài chính của những chủ thể tuân thủ đúng các cam kết trong hợp đồng, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm bị những chủ thể coi thường pháp luật, vi phạm cam kết hợp đồng tước đoạt. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 20 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Trục lợi bảo hiểm còn làm mất lòng tin của công chúng vào sự đảm bảo của bảo hiểm tài sản. Trên thực tế, ở góc độ người tiêu dùng bảo hiểm vẫn còn là vấn đề xa lạ với người dân khi họ chưa có đủ khả năng chi trả cho những nhu cầu cấp bách về ăn mặc, ở, học hành, bệnh tật…thì bảo hiểm sẽ không được công chúng tham gia một cách rộng rãi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, tăng trưởng của nền kinh tế thì thu nhập và mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí và hiểu biết về bảo hiểm cũng được tăng lên. Từ đó, nhu cầu về bảo hiểm ngày càng được chú trọng trong nền kinh tế ngày càng phát triển. Thị trường bảo hiểm ngày một đổi mới với các nghiệp vụ bảo hiểm đa dạng, phong phú để người dân có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, hiện tượng trục lợi bảo hiểm theo đó cũng nảy sinh, có những tác động rất tiêu cực đối với quá trình xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Như đã phân tích, trục lợi bảo hiểm có thể đến từ hai phía, bên mua bảo hiểm và DNBH. Nếu trục lợi bảo hiểm được thực hiện bởi DNBH thì đây là hành vi cố tình không thực hiện cam kết chi trả trong hợp đồng bảo hiểm dẫn đến các thiệt hại cho người được bảo hiểm. Từ đó, tổ chức, cá nhân không còn coi bảo hiểm là biện pháp bảo vệ tài sản khi có rủi ro và điều đó cũng có nghĩa rằng họ sẽ không còn tham gia vào quan hệ bảo hiểm nữa. Như vậy, trong bảo hiểm tài sản, nếu có hiện tượng trục lợi bảo hiểm xảy ra sẽ làm cho tính chất tương trợ mang tính cộng đồng của bảo hiểm tài sản bị phá vỡ. Công chúng không còn tin vào sự đảm bảo của doanh nghiệp bảo hiểm và sẽ không tham gia vào quan hệ bảo hiểm dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào nguy cơ phá sản. 1.2.2. Bản chất của trục lợi trong bảo hiểm tài sản Là một hành vi được thực hiện nhằm động cơ vụ lợi, nhằm mục đích thu lợi bất chính từ việc tham gia bảo hiểm. Xét về ý thức, trục lợi trong bảo hiểm tài sản là hành vi được thực hiện một cách cố ý, cho dù sự cố ý đó có thể được tính toán trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hoặc mới phát sinh trong quá trình giải quyết bồi thường. Trục lợi có thể xảy ra tại bất kỳ công đoạn nào trong chu kỳ bảo hiểm từ khi giao kết hợp đồng, khiếu nại bồi thường đến giải quyết khiếu nại. Song chủ yếu, trục lợi bảo hiểm được phát hiện ở khâu tiếp nhận và giải quyết bồi thường. Về chủ thể thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm có thể là bất kỳ ai bao gồm bên tham gia bảo hiểm, trong và ngoài doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh người tham gia bảo hiểm còn có thể có sự đồng lõa, tiếp tay của đại lý hoặc nhân viên doanh nghiệp bảo hiểm, các cơ sở cung cấp dịch vụ có liên quan. Trục lợi bảo hiểm có thể có từ hai GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 21 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện phía, bên bảo hiển và bên tham gia bảo hiểm và cũng có thể liên quan đến các chủ thể khác. Tóm lại, trục lợi bảo hiểm tài sản thực chất là hành vi cố ý gian dối của một trong các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng bảo hiểm tài sản hoặc những người có liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hay bồi thường thiệt hại. Mục đích của những người này là để hưởng lợi ích về tài chính lẽ ra không được hưởng hoặc hưởng nhiều hơn so với thiệt hại thực tế. 1.2.3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trục lợi trong bảo hiểm tài sản Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục lợi trong bảo hiểm tài sản, điển hình là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cùng nhiều nguyên nhân khác.  Nguyên nhân khách quan, đây là nguyên nhân không thuộc phạm vi kiểm soát của các doanh nghiệp bảo hiểm, nó chịu sự chi phối tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Những nguyên nhân khách quan chủ yếu là: Một là, qua phân tích người viết nhận thấy các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm còn chưa rõ ràng, nhất quán, vấn đề chế tài cho các hành vi trục lợi bảo hiểm còn chưa có quy định cụ thể hoặc còn quá nhẹ không đủ sức răn đe. Điều chỉnh về kinh doanh bảo hiểm còn có nhiều ngành luật khác như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, nên khó áp dụng luật trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Hai là, nhận thức của người dân về pháp luật nói chung và pháp luật về bảo hiểm nói riêng còn nhiều yếu kém, hạn chế. Pháp luật của một quốc gia là quy tắc để mọi người xử sự điều chỉnh hành vi của mình. Tuy nhiên, hiện nay do trình độ dân trí của người dân còn thấp nên mọi người cũng hiểu một cách mơ hồ về các văn bản pháp luật. Một bộ phận không nhỏ người dân cho rằng quỹ bảo hiểm là một quỹ phúc lợi xã hội, nhiều người còn đứng ra làm chứng giả cho các đối tượng trục lợi với suy nghĩ là mình đã giúp đỡ người khác và làm được một việc tốt. Nhưng, đây lại là một tinh thần nhân đạo đặt không đúng chỗ, một nhận thức hết sức sai lầm vì kinh doanh bảo hiểm thực hiện được là dựa trên quy luật số đông bù số ít. Mọi người tham gia bảo hiểm không những bảo vệ được tài sản của mình mà còn san sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm với nhau. Điều này thể hiện tính nhân văn sâu sắc của bảo hiểm. Ba là, do địa hình địa lý phức tạp, hiểm trở, đôi khi tai nạn xảy ra ở những nơi như ngoài biển khơi hoặc ở những nơi đèo dốc vắng nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy công tác giám định trở nên khó khăn và khó có thể GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 22 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện xác minh được chính xác tổn thất thực tế là bao nhiêu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho những hành vi trục lợi diễn ra.  Nguyên nhân chủ quan, đây là một nguyên nhân quan trọng nằm trong nội bộ doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được, những nguyên nhân này bao gồm: Thứ nhất, sự non kém thiếu kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên bảo hiểm. Nói chung các cán bộ nhân viên bảo hiểm đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về bảo hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác bảo hiểm họ còn có trình độ về các lĩnh vực khác để đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm thực tế về những lĩnh vực này. Do đó rất khó đối phó với những mánh khóe ngày càng tinh vi hơn của những kẻ trục lợi. Thứ hai, ý thức đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên bảo hiểm. Một số cán bộ nhân viên bảo hiểm đã thông đồng với khách hàng để thực hiện hành vi trục lợi. Đây là một hành vi rất nguy hiểm bởi các nhân viên bảo hiểm là người hiểu rất rõ và biết làm thế nào để chỉ đường cho bên được bảo hiểm qua mắt các bộ phận khi bị kiểm tra. Thứ ba, thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt quyết liệt. Vì vậy việc trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp với nhau còn rất hạn chế và hầu như không có. Mọi doanh nghiệp luôn muốn giữ kín thông tin liên quan đến khách hàng của mình. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trục lợi trong bảo hiểm tài sản diễn ra thuận lợi. Thứ tư, sự chủ quan của các doanh nghiệp trong quá trình giám định bồi thường. Hầu hết đối với các hồ sơ có số tiền bồi thường nhỏ (< 10 triệu đồng) thì các doanh nghiệp rất chủ quan không đánh giá xem xét kỹ càng. Vì vậy các vụ trục lợi với số tiền nhỏ xảy ra rất nhiều mà ít bị phát hiện. Chính vì những nguyên nhân trên mà tình trạng trục lợi trong bảo hiểm tài sản ngày càng gia tăng và khó kiểm soát triệt để. 1.2.4. Các hình thức trục lợi trong bảo hiểm tài sản Do bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm là tài sản và trường áp dụng một số nguyên tắc như nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền, bảo hiểm trùng…Vì vậy hiện tượng trục lợi trong bảo hiểm tài sản không giống như trong bảo hiểm con người, bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đối với bảo hiểm tài sản hành vi trục lợi thường diễn ra dưới các hình thức như:  Xảy ra sự kiện bảo hiểm rồi mới tiến hành mua bảo hiểm. Có nghĩa là khi tổn thất thực tế đã xảy ra chủ sở hữu tài sản mới đi mua bảo hiểm. Đây là hình thức trục GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 23 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện lợi rất phổ biến. Kiểu trục lợi này thường nảy sinh khi sự cố, tai nạn đã xảy ra mà chủ tài sản chưa tham gia bảo hiểm cho tài sản.  Khai tăng số tiền tổn thất từ các vụ tai nạn. Một trong những nguyên tắc của bảo hiểm là nguyên tắc bồi thường (số tiền bồi thường = giá trị thiệt hại thực tế nhân cho (số tiền bảo hiểm/giá trị bảo hiểm)). Vì vậy trong mọi trường hợp số tiền bồi thường mà người tham gia bảo hiểm nhận được không thể vượt quá giá trị thiệt hại thực tế. Vì thế một số trường hợp trục lợi bằng cách khai tăng số tiền tổn thất trong các vụ tai nạn dưới nhiều hình thức như thực tế tài sản không bị hư hỏng, không bị sữa chữa nhưng người tham gia bảo hiểm vẫn kê khai vào hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường.  Tự phá tài sản để nhận tiền bồi thường. Vì bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm là tài sản và khi tài sản bị hư hỏng, thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm có quyền yêu cầu các DNBH bồi thường. Do đó một số người lợi dụng hình thức này đã tự phá hủy tài sản để được bồi thường. Để thực hiện hành vi trục lợi này, người tham gia bảo hiểm có thể có kế hoạch từ trước, chuẩn bị công phu. Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm nghiêm trọng và khó phát hiện.  Lập hồ sơ hiện trường giả. Đối với hình thức trục lợi này những kẻ trục lợi thường cố tình tạo ra một hiện trường tai nạn rủi ro giống như một vụ tai nạn thật. Nhưng thực tế thì không hề có vụ tai nạn nào xảy ra. Hồ sơ còn được hợp thức hóa làm bằng chứng để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Ở đây có thể có sự thông đồng của một số cá nhân như công an, bác sỹ, nhân viên bảo hiểm, người làm chứng, cũng có thể là đại lý bán bảo hiểm...  Trục lợi bảo hiểm thông qua bảo hiểm trùng. Trong bảo hiểm tài sản áp dụng nguyên tắc đóng góp khi có bảo hiểm trùng. Bảo hiểm trùng là trường hợp cùng một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi nhiều đơn khác nhau (hai đơn trở lên) cho cùng một thời hạn bảo hiểm cùng một phạm vi bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm. Khi có tổn thất xảy ra thì tổng số tiền bồi thường từ tất cả các đơn không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. Số tiền bồi thường của mỗi công ty được phân bổ theo nguyên tắc đóng góp dựa trên số tiền bảo hiểm hoặc phí bảo hiểm của từng đơn. Dựa vào nguyên tắc này một số kẻ đã trục lợi bằng cách dùng tài sản để tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm khác nhau. Đương nhiên khi có rủi ro xảy ra thì đòi tất cả các công ty bảo hiểm bồi thường. Do các công ty cạnh tranh gay gắt nên việc trao đổi thông tin khách hàng với nhau là điều khó có thể xảy ra. Chính vì vậy GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 24 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện cùng một đối tượng bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty khác nhau mà các công ty không hề hay biết. Cần phân biệt giữa bảo hiểm trùng và đồng bảo hiểm. Bảo hiểm trùng thì người viết đã phân tích ở trên, còn đồng bảo hiểm có thể hiểu là: Một tài sản được các DNBH cùng bảo hiểm, và việc bảo hiểm sẽ được các DNBH thực hiện từng phần. Nghĩa là sẽ chia ra phần quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu tài sản bị thiệt hại mà thuộc nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm nào thì DNBH đó sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Tiền phí bảo hiểm cũng được chia ra đóng cho các DNBH theo tỉ lệ phần trăm dựa vào sự thỏa thuận của các bên.  Đại lý bán bảo hiểm nhưng không nộp phí về cho công ty bảo hiểm. Thông thường các hợp đồng bảo hiểm thường có thời hạn ngắn dưới một năm thậm chí có hợp đồng chỉ tồn tại có mấy ngày. Do đó các đại lý bảo hiểm không nộp về công ty mà bỏ vào túi riêng. Khi có tổn thất xảy ra với tài sản được bảo hiểm thì công ty bảo hiểm mới phát hiện và phải phải bồi thường cho khách hàng vì đại lý bảo hiểm là bên đại diện cho công ty bảo hiểm đi bán dịch vụ cho khách hàng. Hiện tại pháp luật cũng như các DNBH đã có những biện pháp tích cực phòng chống trục lợi bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm thì trang bị cho mình kiến thức pháp luật về bảo hiểm trước khi tham gia bảo hiểm nên phần nào tránh được hành vi xấu của bên bảo hiểm. Do đó mà các hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản ngày càng tinh vi, khó nhận biết hơn với những hình thức, công cụ khác nhau. Vậy nên cần đề cao cảnh giác với những cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm, nhân viên bảo hiểm…khi ký kết hợp đồng bảo hiểm để tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm diễn ra ngày một phức tạp và nhiều hơn. 1.3. Pháp luật điều chỉnh về trục lợi trong bảo hiểm tài sản Bất cứ quan hệ nào phát sinh trong xã hội cũng được pháp luật điều chỉnh. Cũng nhờ có pháp luật mà đời sống xã hội mới ổn định và phát triển bền vững. Chúng ta thử hình dung một đất nước nếu không được điều chỉnh bằng pháp luật thì nhà nước đó sẽ ra sao, mọi người sẽ sinh hoạt không có nền nếp, trật tự, bạo lực sẽ hoành hành, xã hội sẽ phát sinh nhiều tệ nạn như cướp của, giết người…Vì thế mà không một đất nước nào là không có hệ thống pháp luật để ổn định trật tự xã hội. Pháp luật bảo hiểm tài sản hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập, giải thể, phá sản của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tài sản cũng như các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 25 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện kinh doanh bảo hiểm tài sản và quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản22. Hiện nay, văn bản pháp luật được sử dụng chung và rộng rãi nhất để điều chỉnh các quan hệ là Bộ Luật dân sự 2005. Vì các giao dịch trong quan hệ bảo hiểm tài sản thuộc về giao dịch dân sự nên sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật này. Ngoài ra, pháp luật bảo hiểm tài sản cũng có mối quan hệ với Bộ luật Hàng hải. Do đặc thù của hoạt động hàng hải là hoạt động chịu nhiều rủi ro từ thiên nhiên cũng như con người. Mối quan hệ giữa pháp luật bảo hiểm tài sản với Bộ luật Hàng hải là bởi vì Bộ luật Hàng hải là luật riêng của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm không ngừng được hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ sung. Ngày 09 tháng 12 năm 2000, Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa X và có hiệu lực ngày 01/04/2001, đặt nền móng pháp lý cơ bản cho sự phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Do sự phát triển liên tục của thị trường bảo hiểm mà hiện nay một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 không còn phù hợp nữa nên Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 10 năm 2010, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2011. Luật Kinh doanh bảo hiểm được ban hành và hướng dẫn thực hiện theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Các vấn đề về bảo hiểm cũng được điều chỉnh bởi Bộ Luật dân sự năm 2005; Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011; Bộ Luật hình sự năm 1999; Bộ Luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và các văn bản luật khác. Bên cạnh đó còn có các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 45/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm. Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/ 03 /2007 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Nghị định số 41/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Thông tư số 156/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/NĐCP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 22 Nguyễn Thị Thủy, Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh niên, trang 118. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 26 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Trên đây là một số vấn đề lý luận về bảo hiểm tài sản và hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Từ đó có thể hiểu rõ hơn về bảo hiểm tài sản là gì và như thế nào là trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Ngoài ra, pháp luật cũng có những quy định điều chỉnh hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng từ đó tạo sự ổn định trong ngành nghề kinh doanh bảo hiểm cũng như tâm lý an toàn của người dân khi tham gia bảo hiểm. Pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ về bảo hiểm bằng nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo cho việc phát triển thị trường bảo hiểm tại Việt Nam cũng như hạn chế tối đa tổn thất do hành vi trục lợi bảo hiểm mang lại. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản, người viết sẽ trình bày trong nội dung chương 2 của đề tài: “Các quy định của pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh vấn đề trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam”. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 27 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện CHƯƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN Ở VIỆT NAM Để thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng các bên phải tham gia vào quan hệ bảo hiểm hoặc có ý đồ trục lợi sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Như đã phân tích, trục lợi bảo hiểm có thể được thực hiện bởi DNBH, bên mua bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, cán bộ quản lý Nhà nước về bảo hiểm và các cá nhân có liên quan khác như công an, bác sỹ...Trục lợi bảo hiểm có thể được thực hiện khi giao kết hợp đồng, trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nghĩa là trục lợi bảo hiểm có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào kể từ khi giao kết cho đến khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm. Một bằng chứng để chứng minh các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm chính là “hợp đồng bảo hiểm”. Theo quy định của pháp luật, nội dung của hợp đồng bảo hiểm sẽ có điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Chính việc quy định quyền và nghĩa vụ sẽ giúp cho việc thực hiện hợp đồng diễn ra thuận lợi và khi có tranh chấp cũng dựa vào điều khoản này mà xác định tránh nhiệm thuộc về ai. Tất nhiên, thực hiện hợp đồng chính là việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, nếu các bên nghiêm túc thực hiện đúng như những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng thì sẽ không có tranh chấp cũng như phát sinh hành vi trục lợi bảo hiểm. Vì một số tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở trong các quy định của pháp luật và trong các điều khoản đã thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm để thực hiện ý đồ trục lợi của mình. Do đó, để tìm hiểu thêm nguyên nhân dẫn đến hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng, người viết tiến hành việc phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật để tìm ra nguyên nhân làm cho hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng gia tăng. Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm hạn chế hành vi trục lợi bảo hiểm, góp phần làm ổn định trật tự trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. 2.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản23 Hợp đồng bảo hiểm tài sản là một dạng hợp đồng song vụ, đi đôi với quyền lợi được hưởng thì phải thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Đồng thời, nghĩa vụ của bên này sẽ là quyền của bên kia và ngược lại. Để hợp đồng bảo hiểm được giao kết và thực hiện 23 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 28 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện nhanh chóng thì các bên trong quan hệ hợp đồng phải thực hiện nghiêm túc quyền và nghĩa vụ của mình để không bên nào có thể lợi dụng sơ hở của bên nào thực hiện ý đồ trục lợi. 2.1.1. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm 2.1.1.1. Quyền trước khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết Để thuận tiện cho việc ký kết hợp đồng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã quy định cho DNBH quyền được yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực những thông tin liên quan và cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng như loại tài sản được bảo hiểm; giá trị thực của tài sản; hiện trạng của tài sản vào lúc giao kết hợp đồng như thế nào; tài sản đó có bị hư chỗ nào hay không; tài sản đó hiện có bị cầm cố hay thế chấp không...Mặc dù, trước khi ký kết hợp đồng DNBH có quyền kiểm tra, xem xét tài sản đó nhưng về nguyên tắc bên mua bảo hiểm cũng phải thực hiện những yêu cầu của DNBH để hợp đồng diễn ra thuận lợi. Thông thường DNBH áp dụng quyền này trước khi ký kết hợp đồng để kiểm tra tình trạng của đối tượng được bảo hiểm. Nhằm tránh trường hợp bên tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm khi tài sản đã bị hư hỏng - một hình thức trục lợi bảo hiểm tài sản thường gặp nhất. Một khi đã kiểm tra tài sản một cách kỹ lưỡng thì sẽ hạn chế được tình trạng trục lợi bảo hiểm. Tuy nhiên qua nghiên cứu, người viết nhận thấy pháp luật hiện hành chưa quy định rõ cách thức để bên mua bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin về tài sản được bảo hiểm cho DNBH. Đồng thời, trong trường hợp DNBH không yêu cầu cung cấp thông tin thì bên mua bảo hiểm cũng không phải thực hiện nghĩa vụ này. Quy định còn thiếu sót này của pháp luật đã vô tình giúp cho các thành phần bất hảo thực hiện được ý đồ trục lợi của mình. Do đó, cần thiết phải hoàn thiện quy định của pháp luật để giúp cho DNBH thực hiện tốt quyền này của mình để hạn chế phần nào hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản. 2.1.1.2. Quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng Bên cạch quyền trong việc xác lập, giao kết hợp đồng thì những quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng rất quan trọng đối với DNBH. Các quyền này sẽ giúp DNBH bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm và nhờ có những quyền này mà việc kinh doanh của DNBH phát triển bền vững hơn, đó là:  Thu phí bảo hiểm Thu phí bảo hiểm là một quyền cơ bản và quan trọng nhất của DNBH, đồng thời cũng là một điều khoản không thể thiếu trong bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào. Bất kỳ GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 29 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện một doanh nghiệp nào muốn hoạt động và tồn tại cũng cần phải thu phí bảo hiểm và đó là hoạt động đặc thù của ngành bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng. Theo quy định của pháp luật thì các bên có quyền tự do thỏa thuận mức phí bảo hiểm dựa trên sự đánh giá khả năng rủi ro đối với tài sản được bảo hiểm, giá trị của tài sản được bảo hiểm, khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm. Đồng thời, rủi ro càng cao thì phí bảo hiểm càng cao để DNBH có thể bù đắp được thiệt hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Ví dụ như mức phí bảo hiểm cho thân tàu đi biển sẽ nhiều hơn mức phí bảo hiểm cho thân tàu, thuyền khác; phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ cao hơn phí bảo hiểm hàng hóa trong nước. Việc thu phí cũng có thể thực hiện một lần hoặc chia ra làm nhiều lần để bên mua bảo hiểm đóng trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có điều kiện đóng phí trong một lần. Pháp luật quy định DNBH quyền thu phí bảo hiểm với mục đích bắt buộc bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm. Ngoài ra, DNBH còn được tự do thỏa thuận cách thức thu phí với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhằm giúp cho DNBH chủ động hơn trong quá trình thực hiện hợp đồng và huy động vốn để đầu tư đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng việc đóng phí bảo hiểm để trục lợi bằng cách tự phá hủy tài sản khi đã đóng một khoản phí bảo hiểm trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng làm nhiều lần. Hoặc chậm trễ trong việc đóng phí cho DNBH để thu về lợi nhuận từ số tiền chậm đóng phí đó – đây cũng là cách thức trục lợi bảo hiểm, vì trục lợi bảo hiểm tài sản thực chất là việc thực hiện một hành vi nào đó nhằm hưởng lợi ích về mặt tài chính lẽ ra không được hưởng. Ngoài ra, DNBH cũng có thể thực hiện hành vi trục lợi từ bên mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện quyền thu phí bảo hiểm. Đó là DNBH lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên mua bảo hiểm để lừa gạt về giá trị của tài sản bảo hiểm trong lúc giám định trước khi giao kết hợp đồng để tăng mức phí bảo hiểm. Vì bên mua bảo hiểm thường là người dân bình thường nên không thể nắm rõ hết các quy định của pháp luật. Do đó, cần phải có những biện pháp giúp cho người dân hiểu rõ hơn pháp luật về bảo hiểm để không bị DNBH lừa dối trong quan hệ bảo hiểm.  Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất Kinh doanh bảo hiểm là một ngành nghề khá bấp bênh trên thị trường, bởi không phải DNBH nào cũng ký được nhiều hợp đồng bảo hiểm trong một năm, thậm chí chỉ ký được một hợp đồng. Bên cạnh đó, những mối nguy hiểm luôn luôn rình rập đối tượng được bảo hiểm, mà DNBH cũng không thể dự đoán trước tất cả các rủi ro xảy ra với đối tượng được bảo hiểm để đề phòng tổn thất. Ngoài ra, nếu hoạt động riêng GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 30 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện lẻ thì nguy cơ dẫn đến phá sản rất cao đối với DNBH, vì trong thực tế có không ít trường hợp tài sản được bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn hơn toàn bộ tài sản, vốn liếng của DNBH. Kinh doanh bảo hiểm cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, đều có mong muốn thu được lợi nhuận, hạn chế tổn thất và phá sản. Để thực hiện được mong muốn đó thì không chỉ có sự đầu tư quan tâm của DNBH mà ngay cả Nhà nước và người tham gia bảo hiểm cũng góp phần rất quan trọng, vì người tham gia bảo hiểm cũng không muốn tài sản của mình bị tổn thất, muốn bảo vệ tài sản của mình họ mới mua bảo hiểm cho tài sản đó. Cho nên, để hạn chế tối đa tổn thất xảy ra cho DNBH và đối tượng được bảo hiểm thì pháp luật đã quy định DNBH quyền được yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất nhưng quyền này cũng phải thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nếu pháp luật không quy định cho DNBH quyền được yêu cầu bên mua bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất sẽ dễ dẫn đến tình trạng trục lợi bảo hiểm tài sản bằng cách bên mua bảo hiểm tự phá hủy tài sản của mình để nhận được bồi thường bảo hiểm. Hoặc thực hiện một cách qua loa, không có chủ ý bảo vệ cho tài sản của mình vì với tâm lý tài sản đã được mua bảo hiểm thì khi có tổn thất DNBH sẽ bồi thường. Do đó mà trục lợi bằng hình thức bày rất phổ biến, DNBH có phát hiện ra cũng không làm gì được bên mua bảo hiểm. Vì pháp luật không quy định chế tài cho hành vi không thực hiện nghĩa vụ đề phòng, hạn chế tổn thất của bên mua bảo hiểm.  Quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng Một bên được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng là khi có một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình theo những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào hợp đồng cũng được thực hiện đúng theo nội dung đã thỏa thuận. Vì trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ có nhiều vấn đề phát sinh không lường trước được. Quyền này sẽ được áp dụng khi trong quá trình thực hiện hợp đồng phát sinh các điều kiện làm cho hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện hoặc thực hiện sẽ gây tổn thất, bất lợi. Các điều kiện đó có thể là hành vi của bên mua bảo hiểm; yếu tố tự nhiên dẫn đến việc tăng trách nhiệm bảo hiểm. Việc cố ý cung cấp thông tin không đúng sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường và không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho DNBH là hành vi của bên mua bảo hiểm24. Dựa vào những hành vi này, DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. 24 Khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 31 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Bên cạnh đó, DNBH cũng có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu như bên mua bảo hiểm không chịu đóng phí bảo hiểm trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở tính phí bảo hiểm, dẫn đến việc tăng phí bảo hiểm25. Ngoài ra, trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần mà bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần nhưng không thể đóng phí trong những lần còn lại thì sau một thời hạn là 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng26. Tương tự, khi “người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì DNBH có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì DNBH có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng”27. Quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng cũng giúp cho doanh nghiệp hạn chế được hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản. Do luật định là phải thông báo cho bên còn lại biết về việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Nếu bên bảo hiểm không hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ thông báo, bên được bảo hiểm sẽ lợi dụng sơ hở này để thực hiện hành vi trục lợi. Tuy nhiên, trong thời gian đình chỉ thực hiện hợp đồng thì hai bên không phải thực hiện nghĩa vụ của mình, do đó bên mua bảo hiểm cũng khó có khả năng thực hiện ý đồ trục lợi bảo hiểm. Ngoài ra, lợi dụng việc bên được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, DNBH tự ý đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng lại không thông báo cho bên được bảo hiểm biết. Từ đó, bên được bảo hiểm vẫn tiếp tục việc đóng phí bảo hiểm mà không hề hay biết đã bị DNBH lừ dối. Khi có tranh chấp phát sinh, bên được bảo hiểm sẽ là người chịu thiệt thòi.  Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm Quyền này của DNBH được xuất phát từ một trong những nguyên tắc của bảo hiểm - nguyên tắc thế quyền. Theo như nguyên tắc thế quyền thì khi đã bồi thường tổn thất, DNBH có quyền đặt mình vào địa vị bên được bảo hiểm trong phạm vi quyền đòi bù đắp với bên có trách nhiệm về tổn thất, tức là DNBH có cùng vị trí như bên được bảo hiểm về việc đòi bồi thường về tổn thất. Pháp luật quy định cho DNBH được quyền này là để bảo vệ cho lợi ích của DNBH để tránh tình trạng bên được bảo hiểm thu lợi từ hai phía – doanh nghiệp bảo hiểm và người thứ ba. Khoản 2 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. Khoản 2 Điều 35 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 27 Khoản 3 Điều 50 Luạt Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. 25 26 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 32 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Theo quy định của pháp luật thì nếu một người gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác thì người đó phải có trách nhiệm bồi thường cho người có tài sản bị thiệt hại. Nếu tài sản bị thiệt hại đó đã được mua bảo hiểm thì cũng được bồi thường bởi DNBH. Mặc dù thiệt hại xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm và DNBH có trách nhiệm bồi thường cho bên được bảo hiểm. Nhưng do bên thứ ba là người có lỗi và bắt buộc phải bồi thường cho bên có tài sản nên sau khi đã bồi thường cho bên được bảo hiểm, DNBH có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà DNBH đã bồi thường cho bên được bảo hiểm. Ví dụ: Anh A mua bảo hiểm cho tài sản của mình là: Bảo hiểm cho máy cày. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng là nếu thân máy hoặc chi tiết của máy bị hư hỏng sẽ được DNBH bồi thường. Một hôm, anh B mượn máy của anh A để cày thì đã làm hư một bộ phận của máy làm nó không hoạt động nữa. Lỗi là của anh B. DNBH đã bồi thường cho anh A, sau đó DNBH sẽ có quyền yêu cầu anh B bồi hoàn cho mình số tiền đã bồi thường cho anh A. Quy định này giúp cho DNBH bảo vệ quyền lợi về tài chính của mình. Nếu không có quy định này thì bên được bảo hiểm sẽ hưởng số tiền bồi thường của bên thứ ba và DNBH. Mặc dù rủi ro là thuộc phạm vi bảo hiểm nhưng lỗi là của bên thứ ba. DNBH sẽ nhận lại tiền từ bên thứ ba sau khi đã bồi thường cho bên được bảo hiểm. Quy định này giúp hạn chế được hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Nhưng nếu có sự thỏa thuận của bên thứ ba và bên được bảo hiểm trong trường hợp này thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào; có quy định nào để bảo vệ quyền lợi của DNBH hay không. Vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ và phải có những giải pháp thích hợp. 2.1.1.3. Quyền trong việc chấm dứt thực hiện hợp đồng Quyền từ chối bồi thường bảo hiểm. Sở dĩ pháp luật quy định DNBH quyền từ chối bồi thường bảo hiểm cho bên được bảo hiểm vì có rất nhiều rủi ro và tổn thất ảnh hưởng đến sự an toàn của tài sản được bảo hiểm. Vấn đề là DNBH không có đủ điều kiện để bảo hiểm cho tất cả các trường hợp mà chỉ bảo hiểm cho những rủi ro có thể được bảo hiểm đồng thời nằm trong khả năng của DNBH. Do đó, tùy theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm về phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, nếu thiệt hại xảy ra vượt quá trách nhiệm của DNBH thì DNBH có quyền từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm. Trách nhiệm của các bên được tự do thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và không trái với quy định của pháp luật hiện hành. Một trường hợp khác mà DNBH cũng có quyền từ chối bồi thường bảo hiểm cho bên được bảo hiểm là trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng. Bên cạnh sự quan trọng của điều khoản phạm vi bảo hiểm thì loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cũng là một điều khoản cơ bản không thể thiếu trong hợp đồng GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 33 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm dùng để xác định những trường hợp mà DNBH phải chịu hoặc không chịu trách nhiệm trước những hậu quả bất lợi xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Dựa vào sự đánh giá và phân tích rủi ro (ví dụ như: phương tiện vận chuyển va chạm vào đá; bị mất tích; cướp biển; trộm cắp...) xảy ra cho đối tượng bảo hiểm thì DNBH có thể xác định được trường hợp nào thì được bảo hiểm và không được bảo hiểm. Rõ ràng, không phải tất cả các rủi ro đều được bảo hiểm, vì thế mà DNBH cần có quyền lợi này để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để kinh doanh có lợi nhuận thì DNBH phải đào tạo được đội ngũ nhân viên am hiểu tường tận pháp luật, cũng như có những mánh khóe khi giao kết hợp đồng với khách hàng để làm cho phạm vi bảo hiểm thu hẹp hết mức có thể dẫn đến khả năng bồi thường ít hơn. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm lúc nào cũng chịu thiệt thòi hơn do không được thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng hoặc nếu có cũng không phải là các điều khoản cơ bản như phí bảo hiểm; nghĩa vụ bồi thường của DNBH. Do đó, DNBH sẽ trục lợi thông qua quyền từ chối bồi thường một cách dễ dàng. Ngoài ra, trong các điều kiện dẫn đến việc hợp đồng bị chấm dứt thì trường hợp: “Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”28 (trường hợp này bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho DNBH đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm29). Mặt khác “bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng”30 (trường hợp này bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn trong hợp đồng bảo hiểm nhưng DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí31). Các quy định trên cho thấy DNBH hiểm có quyền rất rộng trong việc chấm dứt thực hiện hợp đồng với bên mua bảo hiểm. Một phần nguyên nhân cũng do bên mua bảo hiểm đã vi phạm hợp đồng. Mặt khác, quy định trên của pháp luật cũng một phần bảo vệ quyền lợi của DNBH đồng thời đã hạn chế được hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Nếu không có quy định này, bên mua bảo hiểm sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện hành vi gian dối của mình. Tuy nhiên, quy định này cũng chưa rõ ràng, vì trong trường hợp nào thì DNBH được loại trừ trách nhiệm trong khi điều khoản bảo hiểm lại được chính DNBH Khoản 2 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 1010. Khoản 2 Điều 24 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 1010. 30 Khoản 3 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 1010. 31 Khoản 3 Điều 24 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 1010. 28 29 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 34 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện soạn thảo sẵn. Có khi nào dựa vào những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm và quy định này của pháp luật mà DNBH lại chính là bên có ý đồ trục lợi hay không. Qua nghiên cứu người viết nhận thấy, quy định trên quá thiên vị cho lợi ích của DNBH mà không xem xét điều kiện của bên được bảo hiểm, vì bên được bảo hiểm thông thường không hiểu rõ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Do đó, khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm, bên được bảo hiểm đã chịu sự bất lợi về mặt pháp lý. Cần phân tích để có giải pháp thích hợp, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên trong quy định “quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm”. 2.1.1.4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật Hợp đồng là sự tự do thỏa thuận của các bên, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên bên nào để thỏa mãn mục đích giao kết hợp đồng. Do đó mà ngoài các quy định về quyền của DNBH trong Luật Kinh doanh bảo hiểm thì DNBH cũng có các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời, DNBH cũng chịu sự điều chỉnh của các ngành luật khác như: Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh...vì thế mà DNBH cũng được hưởng những quyền đã quy định cho doanh nghiệp trong các ngành luật đó. Trên đây là một số quyền cơ bản, cần thiết cho DNBH trong quan hệ hợp đồng với bên mua bảo hiểm, pháp luật quy định các quyền này cho DNBH nhằm giúp DNBH chủ động hơn trong quá trình ký kết cũng như thực hiện hợp đồng, đồng thời cũng giúp hạn chế được các hành vi trục lợi bảo hiểm từ bên mua bảo hiểm. Vì hợp đồng bảo hiểm tài sản là loại hợp đồng song vụ nên song song với quyền thì DNBH phải thực hiện các nghĩa vụ kèm theo trong hợp đồng bảo hiểm để việc thực hiện hợp đồng công bằng, thuận lợi hơn. 2.1.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm 2.1.2.1. Nghĩa vụ thông tin DNBH phải cung cấp và giải thích cho bên được bảo hiểm đầy đủ các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, các điều khoản, điều kiện bảo hiểm. Giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm. DNBH phải có nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm là bởi vì không phải người tham gia bảo hiểm nào cũng am hiểu về bảo hiểm, có thể họ còn không hiểu được bảo hiểm là gì, trường hợp nào được bảo hiểm và không được bảo hiểm. Họ chỉ biết khi mua bảo hiểm, nếu có thiệt hại xảy ra sẽ được DNBH bồi thường. Nghĩa vụ giải thích điều kiện, điều khoản bảo hiểm là một nghĩa vụ quan trọng khi giao kết hợp đồng nó giúp bên mua bảo hiểm hiểu rõ hơn GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 35 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng thời cũng tránh được tình trạng có tranh chấp sau này. Nghĩa vụ này không chỉ phải thực hiện khi giao kết hợp đồng mà còn được duy trì liên tục trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm thường là hợp đồng mẫu, đã được bên bảo hiểm soạn thảo sẵn. Khi tham gia bảo hiểm, bên mua bảo hiểm chỉ chấp nhận và ký vào hợp đồng chứ không được thỏa thuận các nội dung của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Một phần do bên mua bảo hiểm không biết quy định của pháp luật, một phần do DNBH cố tình soạn thảo sẵn hợp đồng là để tiết kiệm thời gian. Nhưng khi mục đích kinh doanh không đúng với bản chất của kinh doanh bảo hiểm thì DNBH có thể lợi dụng hợp đồng mẫu để thực hiện ý đồ trục lợi bảo hiểm của mình. Các thuật ngữ bảo hiểm sẽ trở nên khó hiểu đối với bên mua bảo hiểm. Vì thế DNBH sẽ lợi dụng những thuật ngữ đó để lừa dối bên được bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính. Quy định về nghĩa vụ giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm của DNBH sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của bên được bảo hiểm, đồng thời hạn chế được hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Qua nghiên cứu, người viết nhận thấy, các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; các thuật ngữ bảo hiểm cần được pháp luật quy định và giải thích thành văn rõ ràng. Việc quy định như thế sẽ hạn chế việc trục lợi bảo hiểm từ hai phía, cả bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Hơn nữa, DNBH còn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực các thông tin đã cung cấp. Những thiết sót, không trung thực sẽ dẫn tới tình trạng hợp đồng vô hiệu, hợp đồng bị đơn phương đình chỉ thực hiện khi đó DNBH phải bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm và những thiệt hại khác có liên quan. 2.1.2.2. Nghĩa vụ cấp hợp đồng hoặc bằng chứng về hợp đồng Đơn bảo hiểm là một loại chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm, với mục đích hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm. Đơn bảo hiểm gồm có các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên, trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định rất rõ ràng; các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, mã hiệu...) và việc tính toán phí bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng từ do bên bảo hiểm cấp cho bên được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 36 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Pháp luật quy định DNBH phải thực hiện nghĩa vụ này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên mua bảo hiểm, tránh tình trạng DNBH có ý đồ trục lợi từ bên mua bảo hiểm. Như đã phân tích, giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng để xác nhận tài sản đã được mua bảo hiểm hay chưa. Nếu DNBH không cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên được bảo hiểm, sẽ dẫn đến khả năng DNBH không chịu thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi rủi ro xảy ra với tài sản được bảo hiểm, với lý do hợp đồng bảo hiểm chưa được ký kết. Đương nhiên, bên được bảo hiểm sẽ bất lợi vì không có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết. DNBH còn phải cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và đơn bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và phải đảm bảo hình thức pháp lý theo quy định dưới dạng văn bản với đầy đủ những thông tin cần thiết, chính xác với đối tượng được bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì “hình thức của hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản”. Nếu hình thức hợp đồng không đúng quy định coi như hợp đồng vô hiệu. DNBH đương nhiên nắm rõ quy định này. Có thể một số ít bên được bảo hiểm cũng biết về quy định hình thức của hợp đồng, nhưng đại đa số là không biết, DNBH có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của bên được bảo hiểm mà thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản. Có thể là sử dụng hình thức khác của hợp đồng như hợp đồng miệng hoặc chỉ cấp cho bên được bảo hiểm chứng từ giả. Vậy nên cần quy định cụ thể về nghĩa cụ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. 2.1.2.3. Nghĩa vụ bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra và hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm đã có đầy đủ. Lúc này, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu hợp đồng bảo hiểm không quy định thời hạn thì DNBH phải bồi thường cho bên được bảo hiểm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường32, (thời hạn bồi thường bảo hiểm cũng được quy định tại Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Trường hợp DNBH chậm trả tiền bồi thường thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả tiền. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng DNBH chậm trả tiền bồi thường cho bên được bảo hiểm, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên được bảo hiểm. Hạn chế 32 Khoản 1 Điều 576 Bộ Luật dân sự năm 2005. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 37 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện hành vi trục lợi của DNBH thông qua quy định số tiền bồi thường thiệt hại phải bằng hoặc tương đương với thiệt hại thực tế. 2.1.2.4. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Bên cạnh các quyền được tự do thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì DNBH cũng phải thực hiện các nghĩa vụ đối ứng, các nghĩa vụ này có thể là tự do thỏa thuận, cũng có thể do các ngành luật khác quy định. Để tránh được tình trạng trục lợi thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện thật nghiêm túc các nghĩa vụ của mình, tránh trường hợp bên mua bảo hiểm lợi dụng những sơ hở của mình trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ để trục lợi bảo hiểm. Đồng thời, pháp luật quy định các nghĩa vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm là tránh trường hợp DNBH lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của bên mua bảo hiểm để thực hiện ý đồ trục lợi bảo hiểm. Qua đó, phần nào bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên mua bảo hiểm. Vì hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ, đối ứng với quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình, đồng thời được hưởng các quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng. 2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản33 2.2.1. Quyền của bên mua bảo hiểm 2.2.1.1. Quyền trong việc xác lập, giao kết hợp đồng  Được quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để mua bảo hiểm Xuất phát từ các quyền của công dân, được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã quy định cho bên mua bảo hiểm được quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm. Quyền này sẽ giúp họ có những thuận lợi và hưởng được những ưu đãi hoặc lợi nhuận tối đa khi mua bảo hiểm. Qua đó họ chọn được những doanh nghiệp có uy tín và chất lượng tốt nhất. Giả dụ nếu pháp luật quy định bắt buộc người mua bảo hiểm phải mua bảo hiểm tại doanh nghiệp có trụ sở nơi mình cư trú thì khi đó các doanh nghiệp hoạt động ở nơi đông dân cư thì sẽ phát triển; các doanh nghiệp khác sẽ không ký được hợp đồng bảo hiểm; người muốn mua bảo hiểm thì không được mua bởi nơi họ cư trú không có DNBH nào hoạt động. Khi đó các doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung ở những nơi đông dân như thành thị và dẫn đến 33 Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 38 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện nhiều hệ lụy như tranh giành khách hàng giữa các doanh nghiệp, những doanh nghiệp không có khách hàng sẽ phá sản. Mặt khác, nếu pháp luật quy định người Việt Nam chỉ được mua bảo hiểm của doanh nghiệp có quốc tịch Việt Nam thì sẽ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử với doanh nghiệp nước ngoài, từ đó mà các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không đầu tư vào Việt Nam. Mà nước ta luôn mong muốn hợp tác kinh doanh cùng với các nước trên thế giới để phát triển nên sẽ không để tình trạng đó xảy ra. Vì để tránh những hậu quả như thế mà pháp luật mới quy định cho bên bảo hiểm quyền tự do lựa chọn DNBH hoạt động ở Việt Nam để mua bảo hiểm. Cũng như tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Khi đã tìm hiểu rõ về hoạt động cũng như quy chế làm việc của DNBH, người tham gia bảo hiểm sẽ có được tâm lý an toàn khi mua bảo hiểm của họ. Tránh tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm ép buộc khách hàng mua bảo hiểm của mình.  Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm Thông thường hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng mẫu, các điều khoản bảo hiểm đã được DNBH soạn sẵn và có nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu. Để đảm bảo quyền và lợi ích của bên mua bảo hiểm. Pháp luật đã quy định bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu DNBH giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm khi thấy sự không rõ ràng và minh bạch của điều kiện, điều khoản bảo hiểm. Yêu cầu DNBH giải thích khi không hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành dùng trong hợp đồng bảo hiểm. Thông qua các điều khoản bảo hiểm, thuật ngữ bảo hiểm DNBH có thể thực hiện được ý đồ trục lợi của mình. Vì không phải lúc nào bên mua bảo hiểm cũng am hiểu pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể dùng những từ ngữ mà nếu có tranh chấp thì sẽ có lợi cho DNBH, hoặc những từ ngữ đó sẽ làm điều kiện cho DNBH không phải bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu bên được bảo hiểm không có yêu cầu gì đối với doanh nghiệp bảo hiểm thì sẽ bị thiệt thòi hơn trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm hoặc bị DNBH lợi dụng nhằm mục đích trục lợi. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên được bảo hiểm và hạn chế DNBH có cơ hội thực hiện hành vi trục lợi, cần quy định bắt buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, các thuật ngữ bảo hiểm thành văn bản và gửi đến bên mua bảo hiểm khi bắt đầu giao kết hợp đồng bảo hiểm.  Yêu cầu DNBH cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm Như đã phân tích ở phần nghĩa vụ của DNBH, giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng từ xác nhận tài sản đã được mua bảo hiểm, là bằng chứng của việc đã giao kết GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 39 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện hợp đồng bảo hiểm; đơn bảo hiểm ghi nhận các điều khoản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm. Hai loại chứng từ này đều do DNBH soạn thảo sẵn và cấp cho bên mua bảo hiểm. Vì lý do nào đó DNBH quên hoặc cố ý không cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm với mục đích trục lợi. Trong trường hợp đó bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu DNBH phải thực hiện nghĩa vụ của mình, đó là phải cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm và bên bảo hiểm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho hình thức pháp lý, thông tin đầy đủ của hai loại chứng từ trên. Không những thế, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải giữ bí mật các thông tin mà bên được bảo hiểm đã cung cấp34. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể lợi dụng việc cấp chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm để thực hiện hành vi trục lợi bằng cách cố tình không cấp những chứng từ này cho bên mua bảo hiểm để hưởng lợi ích thu được từ phí bảo hiểm. Khi đã thu được một khoản phí bảo hiểm thì DNBH không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của mình trước đó, lúc này bên được bảo hiểm sẽ không có bằng chứng để chứng minh mình đã giao kết hợp đồng với DNBH. Khi có tranh chấp xảy ra, bên được bảo hiểm sẽ phải chịu mất mát về mặt tài chính. Do đó để bảo vệ quyền lợi của bên được bảo hiểm, pháp luật cần quy định bắt buộc DNBH phải cấp các bằng chứng về giao kết hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm ngay lập tức sau khi bên cuối cùng ký tên vào bản hợp đồng, đồng thời tránh trường hợp DNBH thực hiện ý đồ trục lợi bảo hiểm. 2.2.1.2. Quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng  Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng Quyền được đơn phương đình chỉ hợp đồng của bên được bảo hiểm là một quy định nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Khi DNBH không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, hoặc thực hiện không đúng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên được bảo hiểm được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Trường hợp có sự thay đổi làm giảm mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm (yếu tố quan trọng, cơ bản để tính phí bảo hiểm) thì bên được bảo hiểm có quyền yêu cầu DNBH giảm mức phí bảo hiểm. Nếu DNBH không chấp nhận yêu cầu của bên được bảo hiểm thì bên được bảo hiểm cũng có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì khi DNBH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên được bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Đương nhiên, trong trường hợp này thì DNBH có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên được bảo hiểm do việc cung cấp thông tin không đúng sự thật. 34 Khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 40 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Pháp luật quy định như vậy phần nào hạn chế được hành vi trục lợi của DNBH. Vì bên mua bảo hiểm thường không biết về quy định này của pháp luật nên khi có yếu tố làm giảm mức độ rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm cũng không giảm mức phí bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính cho mình. Khi có tranh chấp xảy ra, quy định này sẽ đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên mua bảo hiểm. Tránh tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên mua bảo hiểm mà DNBH trục lợi cho mình.  Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên được bảo hiểm có quyền yêu cầu DNBH bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Để DNBH thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì bên được bảo hiểm phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ gửi đến DNBH. Lúc này DNBH có nghĩa vụ bồi thường cho bên được bảo hiểm theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận đó thì trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, DNBH phải hoàn tất việc bồi thường cho bên được bảo hiểm35. Nếu chậm bồi thường cho bên được bảo hiểm, DNBH phải trả tiền lãi cho thời gian của số tiền chậm trả theo lãi suất Ngân hàng Nhà nước. Quy định này của pháp luật nhằm tránh tình trạng DNBH thực hiện hành vi trục lợi thông qua việc chậm bồi thường cho bên được bảo hiểm. Hoặc DNBH cố tình không bồi thường cho bên được bảo hiểm với lý do rủi ro xảy ra không thuộc phạm vi bồi thường. Khi nhận thấy DNBH trì trệ trong việc bồi thường bảo hiểm, bên được bảo hiểm có quyền khiếu kiện lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vụ việc, bảo vệ lợi ích chính đáng cho bên được bảo hiểm. Tuy nhiên, không phải lúc nào DNBH cũng bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đó là trường hợp DNBH phát hiện bên được bảo hiểm cố ý để xảy ra thiệt hại thì DNBH sẽ không phải bồi thường. Trường hợp khác, DNBH chỉ cần trả một phần tiền bảo hiểm là thiệt hại xảy ra do lỗi vô ý của bên được bảo hiểm. Số tiền không phải trả tương ứng với mức độ lỗi của bên được bảo hiểm36. DNBH có nghĩa vụ giải thích bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm lý do từ chối bồi thường. Nêu rõ nguyên nhân và điều khoản để áp dụng quyền này. Hoặc chỉ ra sự kiện bảo hiểm đó là do lỗi của bên mua bảo hiểm và không nằm trong phạm vi bảo hiểm. Đây là quy định của pháp luật trong trường hợp phát hiện có hành vi gian dối trong bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng, DNBH được quyền từ chối bồi thường bảo hiểm. 35 36 Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. Khoản 3 Điều 576 Bộ Luật dân sự năm 2005. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 41 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện 2.2.1.3. Quyền trong việc chấm dứt thực hiện hợp đồng Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm thường sẽ có sự thỏa thuận của các bên về điều khoản chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, cách thức chuyển nhượng và bên mua bảo hiểm có quyền chuyển nhượng hợp đồng đó. Nếu các bên không có thỏa thuận thì việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Việc chuyển nhượng phải được các bên thống nhất bằng văn bản, tức bên được bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo hiểm biết về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm và DNBH có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó thì việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm mới có hiệu lực. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ là việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế thì cách thức chuyển nhượng sẽ tuân theo các quy định của tập quán quốc tế đó37. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm là đương nhiên, đảm bảo quyền và lợi ích của bên mua bảo hiểm. Nhưng với tài sản được chuyển nhượng lại được người chủ mới khai thác sử dụng không đúng với mục đích đã tham gia bảo hiểm trước đó thì người chủ mới phải khai báo kịp thời cho DNBH. Bên cạnh đó, cần phân biệt giữa chuyển nhượng và chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Chuyển nhượng là quyền của bên mua bảo hiểm, còn chuyển giao là một trong những hoạt động kinh doanh của DNBH. Theo quy định tại Điều 61 Thông tư 124/2010/TT-BTC ngày 30/7/2012 hướng dẫn Nghị định 45/2007/NĐ-CP thì: “1. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể chuyển giao hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là chuyển giao) cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại Mục 3, Chương III, Luật Kinh doanh bảo hiểm”. “2. Việc chuyển giao phải đảm bảo nghuyên tắc kế thừa quyền, nghĩa vụ và không gây thiệt hại đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm sau khi thực hiện việc chuyển giao”. Trong quy định này người viết không thấy khả năng trục lợi với cả hai bên. Vì quy định này chỉ để bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng vì lý do nào đó. 2.2.1.4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật Tương tự doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cũng có quyền tự do thỏa thuận về các quyền lợi của mình trong hợp đồng bảo hiểm. Được thực hiện các quyền 37 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 42 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện của mình theo quy định trong Bộ luật Dân sự và các ngành luật khác có liên quan. Các quyền được tự do thỏa thuận sẽ giúp bên mua bảo hiểm ngăn chặn được ý đồ trục lợi của doanh nghiệp bảo hiểm và tạo điều kiện thuận lợi cho bên được bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng. Bên cạnh các quyền được pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định như trên thì bên mua bảo hiểm cũng phải thực hiện các nghĩa vụ đối ứng để bảo đảm sự công bằng trong quan hệ dân sự nói chung, quan hệ bảo hiểm tài sản nói riêng. 2.2.2. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm 2.2.2.1. Nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho DNBH theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm38. Theo quy định tại Điều 15, Luật Kinh doanh bảo hiểm, thì trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau: “1. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm…”. Theo đó, nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm sẽ là một điều kiện để xem xét việc có phát sinh trách nhiệm bảo hiểm hay không. Đây là một điều khoản quan trọng không thể thiếu trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. Phí bảo hiểm có thể đóng trong một lần hoặc đóng nhiều lần tùy theo sự thỏa thuận của các bên. Thông thường, nếu phí bảo hiểm được đóng làm nhiều lần thì khoản phí đầu tiên sẽ được đóng vào lúc giao kết hợp đồng bảo hiểm, nó thể hiện việc DNBH bắt đầu thực hiện nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí hoặc chậm trễ đóng phí trong thời hạn đã thỏa thuận thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền khởi kiện bên mua bảo hiểm để đòi phí bảo hiểm (ngoại trừ nghiệp vụ bảo hiểm con người, được quy định tại Điều 36 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận là một điều kiện cơ bản quyết định hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của mình để DNBH không có cơ hội thực hiện ý đồ trục lợi. Vì lúc này DNBH sẽ nói rằng: Lỗi là do bên mua bảo hiểm. Do đó sẽ khó khăn trong việc truy cứu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, không chỉ có DNBH lợi dụng việc bên mua bảo hiểm thực hiện không đúng nghĩa vụ để trục lợi mà ngay cả bên mua bảo hiểm cũng lợi dụng nghĩa vụ này để trục lợi cho bản thân mình bằng cách liên tục gia hạn thời 38 Khoản 11 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 43 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện gian đóng phí ngay cả khi đã có đủ tiền để đóng phí. Nhằm thu lợi ích tài chính từ số tiền chậm đóng phí đó. Do đó, nhất thiết phải có quy định về cách thức cũng như thời gian tối đa cho việc gia hạn đóng phí để bên mua bảo hiểm thực hiện nghiêm túc, phần nào hạn chế được hành vi trục lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. 2.2.2.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng Để có thể giao kết hợp đồng bảo hiểm một cách nhanh chóng, thuận lợi bên được bảo hiểm có nghĩa vụ “kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm” cho DNBH các một cách chính xác, trung thực tất cả các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm như loại tài sản bảo hiểm, tình trạng của tài sản đó như thế nào, tài sản đó hiện có thực hay không...theo yêu cầu của DNBH. Việc bên mua bảo hiểm thực hiện đúng nghĩa vụ này là cơ sở cho DNBH đánh giá chính xác các rủi ro, xem xét chấp nhận bảo hiểm hay không bảo hiểm và thỏa thuận cụ thể về một số điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Pháp luật cũng xác định hậu quả pháp lý đối với những trường hợp tham gia bảo hiểm không thực hiện đúng nghĩa vụ này, đó là vô hiệu hợp đồng bảo hiểm; giảm số tiền bồi thường; trả tiền bảo hiểm theo tỉ lệ hoặc thậm chí là không bồi thường, không trả tiền bảo hiểm. Quy định này phần nào hạn chế hành vi cố ý kê khai không đúng sự thật của bên mua bảo hiểm với ý đồ trục lợi khi tham gia bảo hiểm tài sản. Vì pháp luật không bắt buộc là bên mua bảo hiểm phải kê khai trung thực, đầy đủ các chi tiết liên quan đến hợp đồng mà chỉ quy định chung chung. Do đó, bên mua bảo hiểm có thể sẽ không thực hiện nghĩa vụ này hoặc thực hiện không trung thực, kê khai gian dối về tình trạng của tài sản để được ký kết hợp đồng, vì có thể DNBH sẽ không kiểm tra lại các thông tin mà bên mua bảo hiểm đã cung cấp. Đó là các trường hợp giá trị của tài sản không đủ lớn, việc DNBH bỏ chi phí kiểm tra các thông tin mà bên mua bảo hiểm cung cấp có thể lớn hơn nhiều lần số tiền sẽ bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì vậy mà hành vi trục lợi này xảy ra rất nhiều. 2.2.2.3. Nghĩa vụ thông báo những thay đổi liên quan đến việc thực hiện hợp đồng Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH. Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm rất có thể xảy ra những sự thay đổi, đặc biệt là những yếu tố liên quan đến các thông tin trọng yếu đã cung cấp khi giao kết hợp đồng, làm mức độ rủi ro gia tăng dẫn đến phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH. Trong trường hợp đó, bên mua bảo hiểm phải thông báo ngay GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 44 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện cho DNBH để thực hiện việc điều chỉnh các điều khoản liên quan trong hợp đồng bảo hiểm. Đây là việc làm cần thiết đảm bảo lợi ích hợp lý cho cả hai bên. Tuy nhiên, một số cá nhân lại lợi dụng quy định này của pháp luật nhằm thông báo gian dối về tình trạng của tài sản được bảo hiểm với mục đích kiếm lời bất chính. Hưởng lợi ích tài chính về việc cố tình cung cấp sai thông tin về tình trạng của tài sản được bảo hiểm để trục lợi, mà lợi ích này lẽ ra không được hưởng. Thực chất thì tài sản bảo hiểm vẫn rất an toàn và không có các yếu tố làm tăng trách nhiệm của DNBH nhưng bên được bảo hiểm vẫn thông báo cho DNBH. Nếu DNBH chấp nhận và giảm phí bảo hiểm thì bên được bảo hiểm đã thực hiện thành công ý đồ trục lợi của mình. Còn nếu DNBH phát hiện ra đó là thông tin gian dối thì bên được bảo hiểm cũng không mất mát gì. Do pháp luật không quy định chế tài cho hành vi gian dối này, nên đây là một điểm thiếu sót trong quy định của pháp luật, nó làm cho tình hình trục lợi ngày càng gia tăng. Vậy nên, cần có quy định chặt chẽ về nghĩa vụ thông báo của bên mua bảo hiểm và quyền xác thực thông tin của bên bảo hiểm cũng như chế tài đối với bên mua bảo hiểm về việc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. 2.2.2.4. Nghĩa vụ thông báo xảy ra sự kiện bảo hiểm Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho bên được bảo hiểm39. Theo đó, thì tùy theo sự thỏa thuận của các bên mà sự kiện nào được coi là sự kiện bảo hiểm. Nếu sự kiện bảo hiểm đó xảy ra thì bên được bảo hiểm phải thông báo kịp thời cho DNBH biết về thời gian, cung cấp một cách chính xác, trung thực về nguyên nhân và mức độ tổn thất. Đồng thời bên mua bảo hiểm còn phải thực hiện mọi biện pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại xảy ra, hoặc hạn chế được phần nào các thiệt hại đó. Vì những thiệt hại và các thông tin đó liên quan trực tiếp đến việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Ngược lại, doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối bồi thường hoặc từ chối trả tiền bảo hiểm toàn bộ hoặc một phần nếu bên mua bảo hiểm vi phạm quy định liên quan. Khi bên mua bảo hiểm đã có chủ ý thực hiện hành vi gian dối nhằm hưởng lợi bất chính từ hợp đồng bảo hiểm tài sản, thì rất có thể thực hiện hành vi đó thông qua việc thông báo sự kiện bảo hiểm xảy ra với tài sản được bảo hiểm. Đó là lập hồ sơ hiện trường tai nạn giả hoặc tự phá hủy tài sản để được nhận tiền bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không biết được hành vi gian dối của bên mua bảo hiểm thì bên mua 39 Khoản 10 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 45 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện bảo hiểm đã thành công trong việc trục lợi của mình. Ngược lại, nếu bị phát hiện thì bên mua bảo hiểm cũng không phải chịu hình phạt nào cả, vì pháp luật chưa có quy định rõ ràng. Vậy nên hành vi trục lợi bảo hiểm diễn ra ngày càng nhiều với các hình thức rất tinh vi. Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm cần phải thận trọng, điều tra kỹ trước khi bồi thường cho bên được bảo hiểm. 2.2.2.5. Nghĩa vụ thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất Trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thông báo cho bên mua bảo hiểm những việc làm cần thiết để bảo vệ đối tượng bảo hiểm. Trong một số trường hợp, những ý kiến đó thuộc dạng điều kiện cho việc xác lập hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm buộc phải thực hiện nếu muốn tham gia bảo hiểm. Những trường hợp khác, đề xuất của DNBH sẽ liên quan đến việc điều chỉnh phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm...Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu bên được bảo hiểm có lỗi trong việc thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất thì DNBH có quyền ấn định một khoảng thời gian phù hợp để bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó. Khi hết thời hạn đó mà bên được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ của mình thì DNBH có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc không trả tiền bảo hiểm khi có thiệt hại xảy ra40. Quy định trên phần nào giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm hạn chế được tổn thất về tài chính trong việc bồi thường cho bên được bảo hiểm. Tài sản được bảo vệ tốt thì lâu bị hư hại, cũng hạn chế rủi ro đến với tài sản. Một khi có ý định trục lợi khi tham gia bảo hiểm thì bên được bảo hiểm thường sẽ không thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất, ngược lại còn tìm cách làm cho tài sản hư hỏng để được bồi thường. Đó là một trong những hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản thường gặp nhất. Cần quy định chặt chẽ hơn về nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất của bên mua bảo hiểm. 2.2.2.6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Cũng tương tự như đối với DNBH, bên mua bảo hiểm cũng phải thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, bất cứ sự vi phạm điều khoản nào trong hợp đồng cũng phải chịu trách nhiệm không kể điều khoản đó có được luật định hay không. Vì hợp đồng là sự tự do thỏa thuận của các bên, pháp luật chỉ đưa ra một số quyền và nghĩa vụ cơ bản để các bên thực hiện được thống nhất. Do đó, các bên phải tự mình thỏa thuận những điều khoản có lợi và dễ dàng nhất cho 40 Khoản 2 Điều 574 Bộ Luật dân sự năm 2005. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 46 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng. Đồng thời thông qua việc thỏa thuận về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm mà DNBH có thể tránh được các hình thức trục lợi bảo hiểm tài sản. Trên đây là một số quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm, việc pháp luật quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ sẽ giúp kiểm soát được hoạt động của các bên trong hợp đồng, từ đó giảm thiểu được hành vi gian dối khi tham gia bảo hiểm của các cá nhân, tổ chức. Không chỉ có DNBH, bên mua bảo hiểm có trách nhiệm với hành vi của mình khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm mà ngay cả cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm cũng cần có những quy định, biện pháp tích cực để giảm thiểu hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng. Qua việc phân tích các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, người viết nhận thấy được nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục lợi ngày càng gia tăng. Một phần do các bên cố ý không thực hiện nghĩa vụ và lợi dụng các quyền của mình để trục lợi, một phần cũng do các quy định của pháp luật còn nhiều thiếu sót, các chế tài chưa đủ sức răn đe nên các bên mới có cơ hội thực hiện hành vi gian dối của mình. Do đó, để hạn chế hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng, Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm cũng như có phương thức quản lý tốt nhất để ngăn chặn trục lợi bảo hiểm. Qua nghiên cứu, người viết đưa ra các biện pháp nhằn hoàn thiện một số quy định của pháp luật hiện hành cũng như cách thức để hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng trong nội dung chương 3 của đề tài: “Thực trạng trục lợi trong bảo hiểm tài sản, hướng hoàn thiện để hạn chế trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam”. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 47 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN, HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỂ HẠN CHẾ TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng trục lợi bảo hiểm tài sản ở Việt Nam hiện nay Như đã phân tích, trục lợi bảo hiểm là hành vi rất nguy hiểm trong bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng vì vậy mà cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn kịp thời. Hiện nay, hình thức trục lợi bảo hiểm tại Việt Nam diễn ra với nhiều hành vi, thủ đoạn đa dạng, không chỉ ở giai đoạn bồi thường mà ngay từ thời điểm giao kết, trong thời gian thực hiện hợp đồng, kể cả khi xảy ra sự kiện bảo hiểm vẫn có sự hiện diện của hành vi trục lợi bảo hiểm. Để thực hiện được ý đồ trục lợi, kẻ trục lợi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hoạch định sẵn kế hoạch chi tiết, đồng thời cũng am hiểu kiến thức pháp luật và nắm rõ hoặc tạo ra những bằng chứng nhằm chứng minh mình thuộc trường hợp bảo hiểm. Do vậy, để đối phó với những hành vi này, các DNBH phải đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời am hiểu tường tận pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cũng như các ngành luật có liên quan. Ngoài ra, pháp luật cũng cần phải có cơ chế điều chỉnh phù hợp để ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi trục lợi bảo hiểm. Điển hình của các vụ trục lợi bảo hiểm tại Việt Nam, phải kể đến trước tiên là vụ án tham nhũng bảo hiểm xay ra tại Công ty bảo hiểm Pjico41, “đây thực chất là một vụ trục lợi bảo hiểm có quy mô lớn”42. Có thể tóm tắt vụ việc như sau: Tàu Hajin chở 16 tấn tôm đông lạnh vận chuyển bằng container (trị giá 144.340 USD) bị cháy tại cảng thuộc quốc gia Srilanca vào ngày 11/11/2002. Tại thời điểm xảy ra cháy, lô hàng trên chưa hề được công ty Việt Thái Phong là chủ lô hàng mua bảo hiểm. Để được bồi thường tổn thất hàng hóa, ngay sau khi xảy ra rủi ro, bà Phạm Hồng Thu là vợ của giám đốc công ty đã đến mua bảo hiểm cho lô hàng trên với giá trị bảo hiểm là 224.928 USD. Nhằm thực hiện được hành vi trục lợi của mình, bà Thu và một số nhân viên của Công ty bảo hiểm Pjico đã ký hợp đồng bảo hiểm lùi lại trước ngày xảy ra tai nạn. Cụ thể, ngày bà Thu đến mua bảo hiểm là ngày 18/11/2002 nhưng được nhân viên bảo hiểm Nguyễn Thị Bích Hợp (nhân viên bảo hiểm Phòng hàng hải chi nhánh Pjico tại thành phố Hồ Chí Minh) ghi lùi lại ngày 11/11/2002. Hồ sơ yêu cầu bồi thường hàng hóa do tàu Hanjin bị cháy đã được hợp thức hóa bởi một số nhân viên bảo hiểm và được Tổng giám đốc Công ty bảo hiểm Pjico ông Trần Nghĩa Vinh giải quyết bồi thường với số tiền 3,8 tỷ đồng. Sau khi nhận được khoản tiền bồi thường Nguyễn Thị Thủy, Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh niên, trang 224 đến trang 228. Báo điện tử Việt Nam net, vietnamnet.com.vn, “Lần đầu tiên một vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện và xử lý hình sự”, ngày 17/05/2005. 41 42 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 48 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện trên, bà Phạm Hồng Thu đã đưa cho ông Trần Nghĩa Vinh và ông Hồ Mạnh Quân – Phó tổng giám đốc số tiền 1,9 tỷ đồng43. Điều đáng nói ở đây là, vụ trục lợi bảo hiểm trên đây của công ty Việt Thái Phong mà cụ thể là vợ chồng bà Phạm Hồng Thu chưa được pháp luật quy định cụ thể về hình thức chế tài. Vì cho đến thời điểm đó thì pháp luật chưa có quy định chế tài cho đúng với bản chất của hành vi trục lợi bảo hiểm. Đây thực sự là kẽ hở rất lớn của pháp luật mà cần phải khắc phục. Do pháp luật chưa quy định rõ ràng chế tài đối với hành vi trục lợi bảo hiểm nên sau ba lần trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, vụ án đã được đưa ra xét xử với bản cáo trạng hoàn toàn mới, thay đổi toàn bộ tội danh cho các bị can so với các cáo trạng trước đây. Cụ thể như sau, theo cáo trạng trước đây, bà Thu bị truy tố về hai tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “đưa hối lộ” thì cáo trạng sau không truy tố về tội đưa hối lộ nữa. Đối với ông Hồ Nghĩa Vinh và Trần Mạnh Quân, Viện Kiểm sát truy tố về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (có khung hình phạt cao nhất 10 đến 15 năm tù) thay vì tội danh “nhận hối lộ” (có khung hình phạt cao nhất từ 20 năm đến tử hình). Đối với bị can Nguyễn Thi Bích Hợp bị tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”44. Hành vi gian dối để nhận tiền bồi thường bảo hiểm từ vụ việc trên có mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều chủ thể, để thực hiện được hành vi này đòi hỏi người thực hiện nó đầy mưu mô và tính toán. Vì vậy những chế tài cho các hành vi trục lợi trong bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng phải nặng hơn các hành vi lạm dụng sự tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hành vi nhận hối lộ hay hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Vụ trục lợi thứ hai45 là vụ làm giả hồ sơ xe bị lật để đòi bồi thường bảo hiểm từ Công ty bảo hiểm Bảo Long46 của bà Nguyễn Thị Minh Châu. Nội dụng vụ việc tóm tắt như sau: Bà Nguyễn Thị Minh Châu là chủ sở hữu xe khách mang biển số 53N 2084 đã tiến hành mua bảo hiểm vật chất xe tại Công ty bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) với số tiền bảo hiểm là 120 triệu đồng. Hợp đồng bảo hiểm được giao kết ngày 13/01/2000. Ngày 10/07/2000, Công ty Bảo Long nhận được hồ sơ của bà Nguyễn Thị Minh Châu yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do việc xe bị lật trên địa bàn xã Tân Nghĩa, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Theo trình bày của chủ xe họ đã phải bỏ ra chi phí sữa chữa hết 50 triệu đồng. Sau khi xem xét biên bản tai nạn của Báo Thanh Niên online http://www.thanhnien.com.vn. “Những bí ẩn trong vụ cháy bảo hiểm ở Pjico”. “Tòa án thành phố Hà Nội đã thụ lý và chuẩn bị đưa ra xét xử vụ án gian lận bảo hiểm tại Pjico vào ngày 21-22/1/2008 với bản cáo trạng hoàn toàn mới, thay đổi một loạt tội danh cho các bị can” trên Vietbao.vn. 45 Nguyễn Thị Thủy, Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh niên, trang 228 đến trang 230. 46 Hồ sơ do công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Long cung cấp. 43 44 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 49 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện cảnh sát giao thông, Bảo Long đã phối hợp với Bộ Công an khu vực phía Nam xác minh thì được biết vào ngày 4/6/2000 không hề có vụ lật xe nào xảy ra trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam. Đồng thời, căn cứ vào những chi tiết khai báo của chủ xe, Công ty Bảo Long đã nhận thấy sự bất hợp lý, đó là vào thời điểm xe bị lật trên xe có rất nhiều khách hàng nhưng không ai bị thương, trong khi đó xe bị hư hỏng khá nặng. Một điều đáng lưu ý nữa là, tại thời điểm xảy ra tai nạn chủ xe đã không thông báo với Bảo Long mà chỉ yêu cầu cảnh sát giao thông lập biên bản. Nhận thấy những điểm đáng nghi ngờ trên, Bảo Long đã phối hợp với cục PC26 – Bộ Công an tiến hành điều tra, xác minh vụ việc và phát hiện, hồ sơ tai nạn giao thông mà bà Nguyễn Thị Minh Châu trình lên Bảo Long là hồ sơ giả. Cụ thể, hai tài xế của xe là ông Hùng và ông Hằng đã khai khống với cảnh sát giao thông là xe bị lật để được lập biên bản. Cảnh sát giao thông huyện Hàm Thuận Nam – Hồ Thanh Bình đã căn cứ vào lời khai của tài xế (dù không hề đến hiện trường) đã xác nhận xe bị tai nạn vào thời điểm trình báo. Điều đáng nói ở đây là, trong thời gian điều tra hơn 6 tháng kể từ ngày Bảo Long nhận được hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường, chủ xe là bà Châu đã liên tục gửi đơn cứu xét lên cơ quan công an để yêu cầu xác nhận vụ tai nạn trên là có thực. Thậm chí, chủ xe còn gửi đơn khiếu nại lên báo pháp luật để yêu cầu báo can thiệp nhằm gây áp lực với công ty Bảo Long. Không dừng lại ở đây, bà Châu còn thuê cả luật sư đứng ra bảo vệ quyền lợi cho mình. Ngày 20/10/2000, bà Châu chính thức gửi đơn đến Tòa án nhân dân Quận 1 yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp trên. Tuy nhiên, sau khi Bảo Long thu thập đầy đủ bằng chứng để chứng minh vụ lật xe trên là không có thực, bên mua bảo hiểm đã làm hồ sơ giả xe bị lật để được bồi thường bảo hiểm thì lúc này bà Châu mới thừa nhận hành vi trục lợi của mình và xin rút hồ sơ khởi kiện47. Vấn đề ở đây là, vụ việc trên không hề bị pháp luật xử lý. Mặc dù để có được hồ sơ vụ lật xe và bằng chứng để được bồi thường bảo hiểm, chủ xe đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mặt doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể bà Nguyễn Thị Minh Châu sau khi không thực hiện được ý đồ trục lợi của mình đã chủ động rút đơn khởi kiện mà không bị bất kỳ chế tài nào cho những thủ đoạn của bà. Thậm chí trong quá trình điều tra, công ty Bảo Long đã bỏ ra nhiều chi phí để xác minh vụ việc bà Châu cũng không phải chịu trách nhiệm bồi hoàn, một phần cũng do Bảo Long không có yêu cầu48. Riêng đại úy – cảnh sát giao thông Hồ Thanh Bình cũng chỉ chịu hình thức khiển trách của cơ quan. Cách xử lý như trên cũng có thể chấp nhận được vì cảnh sát giao thông chỉ vì thiếu trách nhiệm chứ không hề có hành vi thông đồng với chủ Tòa án nhân dân Quận 1 TP.HCM, Quyết định 14/ĐC/DS đình chỉ vụ án dân sự nhày 02/02/2001. Căn cứ vào hồ sơ do bảo Long cung cấp thì sau khi từ chối bồi thường và bà Châu rút đơn khởi kiện, Bảo Long đã không hề có yêu cầu bà Châu trả cho mình những thiệt hại phát sinh trong vụ tranh chấp nêu trên. 47 48 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 50 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện xe để hưởng lợi. Nếu trường hợp cảnh sát giao thông Hồ Thanh Bình cố tình hợp tác với chủ xe để trục lợi bảo hiểm thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào. Cho đến thời điểm đó thì pháp luật vẫn chưa có chế tài xử lý đối với hành vi tiếp tay cho trục lợi bảo hiểm. Qua vụ việc trên, người viết có một số nhận xét sau đây: Thứ nhất, đây là hành vi trục lợi bảo hiểm có chủ ý từ trước, được tính toán kỹ lưỡng. Đó là có chuẩn bị sẵn bằng chứng để chứng minh vụ tai nạn đồng thời còn lập hồ sơ hiện trường giả để bên bảo hiểm tin tai nạn đó là thật. Thứ hai, trong vụ tranh chấp trên cho thấy, kẻ trục lợi là người rất mưu mô, xảo quyệt, lập kế hoạch để được bồi thường về tài chính lẽ ra không được hưởng. Cụ thể, để chứng minh cho vụ lật xe là thật, chủ xe đã cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm rất nhiều bản xác nhận của các nhân chứng chứng kiến vụ tai nạn. Bên cạnh đó, còn gửi đơn cứu xét lên cơ quan công an yêu cầu xác nhận vụ tai nạn. Ngoài ra, vụ việc trên cho thấy chủ xe rất am hiểu pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, biết rõ các thủ tục để được bồi thường bảo hiểm. Cũng có khả năng chủ tài sản biết được chế tài do vi phạm pháp luật, nhận thấy khó có khả năng bị phạt nên đã tiến hành thực hiện hành vi trục lợi của mình. Do đó, chứng minh chủ xe là một người coi thường pháp luật. Cần có chế tài cụ thể để áp dụng cho hành vi này. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, trong giai đoạn từ 2007 – 2011, tổng số vụ trục lợi bảo hiểm tại thị trường Việt Nam bị phát hiện là 44.740 vụ, với tổng số tiền là hơn 410 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ là 3.973 vụ, với tổng số tiền là 149,95 tỷ đồng49. Ngoài ra, theo thống kê của Cục quản lý và giám sát bảo hiểm, năm 2012 doanh thu của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 22.757 tỉ đồng tăng trưởng 10,33%, bồi thường đạt 8.873 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 39%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, thị trường bảo hiểm tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của toàn ngành kinh tế. Tổng doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 12.225 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 6%. Bồi thường toàn thị trường là 5.110 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường là 41,8%. Với tiền bồi thường hợp đồng hằng năm lên tới hàng ngàn tỉ đồng thì chỉ với tỉ lệ nhỏ số tiền trục lợi được cũng rất lớn. Ông Phùng Đắc Lộc - Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết: Theo thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc hiệp hội thì tỉ lệ hồ sơ nghi vấn trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 10%, tăng đáng kể so với cùng kỳ. Đáng chú ý, Kim Lan, Hơn 8.800 vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện mỗi năm, http://mic.vn/NewDetail.aspx?id=165, truy cập ngày 22/10/2013. 49 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 51 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện trong 10% số hồ sơ mà doanh nghiệp bảo hiểm đưa vào diện nghi vấn thì có 50% hồ sơ doanh nghiệp phát hiện được bằng chứng, còn 50% các doanh nghiệp buộc phải thanh toán. “Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm sau khi nhận đủ hồ sơ, chứng từ thì trong vòng 15 ngày doanh nghiệp buộc phải giải quyết bồi thường. Nếu từ chối phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Do vậy các doanh nghiệp thường không có đủ thời gian để xác minh” – ông Lộc nói. Thống kê của riêng Bảo Việt, trung bình mỗi năm có hơn 10 vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện với số tiền trục lợi ở mỗi vụ từ 200 - 300 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã có 6 vụ trục lợi bị phát hiện và một số vụ lớn đã đưa ra tòa án để phân xử50. Theo phản ánh của Bảo Việt Hà Nội, về việc khách hàng là ông Đặng Công Hiền cùng với văn phòng luật sư Winco có biểu hiện không trung thực về lời khai cũng như dựng hiện trường tai nạn không chính xác để yêu cầu bồi thường tiền từ bên bán bảo hiểm. Với những tình tiết vụ việc, Bảo Việt Hà Nội đang nghi ngờ có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, vụ việc vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Trước đó, cũng tại Bảo Việt đã xảy ra vụ trục lợi bảo hiểm dưới hình thức sau khi gặp tai nạn, khách hàng mới mua bảo hiểm cho xe mang biểm số 30U – 0011 và chờ hai tháng sau mới dựng hiện trường giả tại Yên Bái để đòi bảo hiểm. Do đối tượng chủ mưu là người vừa có quyền hạn vứa có kinh nghiệm trong giải quyết tai nạn giao thông bên Phòng xe cơ giới, Bảo Việt đã trực tiếp điều tra lấy chứng cứ. Kết quả, công an Yên Bái cũng xác định đây là vụ trục lợi bảo hiểm mà chủ mưu là một cán bộ cảnh sát giao thông. Hay tại BIC (công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam), để trục lợi bảo hiểm, một số khách hàng đã mua chuộc cán bộ tại một số cơ quan chức năng để ghi lùi thời hạn bảo hiểm về trước thời điểm xảy ra tai nạn. Vụ việc điển hình là một công ty xây dựng mua bảo hiểm cho xe ô tô tải Huyndai tại BIC với thời hạn từ 31/03/2012 – 31/03/2013. Sáng 29/04/2010, chủ xe thông báo xe bị lật xuống suối tại địa bàn tỉnh Lai Châu vào hồi 16h ngày 28/04/2012, khiến lái xe bị thương và xe bị tổn thất nặng (có xác nhận của cơ quan chức năng). Sau khi nhận được thông tin vụ tai nạn, cán bộ BIC tiến hành kiểm tra tình hình thanh toán phí bảo hiểm và xác định được khách hàng thanh toán phí bảo hiểm hồi 14 giờ ngày 28/04/2012 – chỉ trước thời điểm xảy ra tai nạn hai tiếng đồng hồ. Vụ này BIC đã từ chối bồi thường và khách hàng cũng có văn bản cam kết không khiếu nại bồi thường nữa. Hay có trường hợp xe vi phạm giao thông gây tai nạn bị cơ quan chức năng lập biên bản, chủ xe mua chuộc Ông Phùng Đắc Lộc – Tổng thư ký hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Báo động trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ, http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/Bao-dong-truc-loi-bao-hiem-phi-nhan-tho/138475.bld, truy cập ngày 22/10/3013. 50 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 52 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện cán bộ công an để không đưa biên bản này vào hồ sơ nhằm qua mắt công ty bảo hiểm. Cùng với đó, chủ xe cấu kết với xưởng hoặc gara sữa chữa để khai tăng giá sữa chữa hoặc thay mới khi không cần thiết, ghi khống hạng mục sữa chữa...để trục lợi bảo hiểm. Một số trường hợp trục lợi điển hình khác như: Xe ô tô biển kiểm soát 28H57..của một chủ xe trú tại TP. Hòa Bình gặp tai nạn nhưng không tham gia bảo hiểm, chủ xe đã mượn một xe khác cùng đời xe gắn biển 28H- 57.. và thực hiện mua bảo hiểm cho xe vào thời điểm tháng 3/2013. Đến đêm 13/5/2013 chủ xe thông báo xe gặp nạn tại địa phận Hòa Bình nguyên nhân do quay đầu xe và đã bị xe đi cùng chiều đâm, xe đâm bỏ chạy không rõ biển số. Qua quá trình điều tra xác minh, Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) đơn vị bán bảo hiểm đã có đủ bằng chứng và nhân chứng chứng minh xe bị tai nạn trước thời điểm mua bảo hiểm, hiện trường là hiện trường giả, các dấu vết tại hiện trường là dấu vết cũ không trùng khớp. Điển hình như vụ tai nạn ngày 30/6/2013 của xe 88K 45.... trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, lái xe do thiếu quan sát nên đâm va vào tường nhà khiến xe hư hỏng nặng. Theo bản tường trình lái xe có bằng lái xe hợp lệ và có mua bảo hiểm xe, nhưng khi điều tra GIC mới phát hiện người điều khiển xe gây tai nạn là có bằng lái do nước ngoài cấp và không được chấp nhận khi tham gia giao thông ở Việt Nam, thiệt hại xảy ra sẽ không được bồi thường51. Trên đây là các hình thức trục lợi bảo hiểm thường xảy ra. Qua nghiên cứu cho thấy, để thực hiện được ý đồ trục lợi của mình bên mua bảo hiểm đã dùng mọi thủ đoạn tinh vi, có sự hợp tác của các bên có liên quan như công an, bác sỹ, nhân viên, đại lý bảo hiểm...nhằm qua mặt công ty bảo hiểm để được bồi thường. Từ đó cho thấy mức độ xảo quyệt của họ là rất cao, làm ảnh hưởng đến nhiều chủ thể trong xã hội. Những hành vi này phải được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Nhưng qua nghiên cứu cũng thấy được rằng những quy định của pháp luật về hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng còn quá lỏng lẻo, sơ xài, thậm chí còn chưa có cả chế tài cho các hành vi này. Chính vì các quy định còn nhiều kẻ hở của pháp luật mà hành vi trục lợi ngày một gia tăng với sự tổn thất về tài chình vô cùng lớn. Các hành vi trục lợi nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm tài sản nói riêng. Để ngăn chặn những hành vi trục lợi bảo hiểm thì Nhà nước cần phải có những biện pháp tích cực như: hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp Hồng Chi, Nóng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/tien-te-bao-hiem/nong-trucloi-bao-hiem-xe-co-gioi, truy cập ngày 22/10/2013. 51 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 53 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện luật về kinh doanh bảo hiểm, quy định chế tài cho các hành vi trục lợi; hoàn thiện kỷ cương nề nếp trong nội bộ cơ quan quản lý nhà nước nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng, trung thành ngay từ khi giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản và trong giám định thiệt hại cũng như bồi thường tổn thất. Vậy nên cần nghiên cứu những cách thức hoàn thiện để hạn chế hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản dưới đây. 3.2. Hướng hoàn thiện để hạn chế trục lợi trong bảo hiểm tài sản 3.2.1. Hướng hoàn thiện về hệ thống pháp luật điều chỉnh Trong lĩnh vực bảo hiểm, hoạt động kinh doanh bảo hiểm không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật kinh doanh bảo hiểm mà còn chịu sự điều chỉnh của các mảng pháp luật có liên quan như: Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Phá sản…vì bản thân DNBH cũng là chủ thể kinh doanh nên cũng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về kinh doanh nói chung. Do đó, để có được hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh về bảo hiểm tài sản thì cần phải có sự điều chỉnh thống nhất và liên thông với các ngành luật khác trong nước, nhưng ưu tiên hàng đầu vẫn là pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, tiếp đó là hệ thống pháp luật kinh tế - dân sự. Để đạt được mục tiêu đề ra “Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế”52, Nhà nước cần phải tập trung xây dung hệ thống pháp luật về bảo hiểm toàn diện, phù hợp với sự thay đổi và định hướng phát triển của các quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế trong việc áp dụng luật cho các trường hợp cụ thể, thậm chí có những hành vi gian dối trong quan hệ bảo hiểm vẫn chưa có chế tài áp dụng, điển hình là hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Qua nghiên cứu cho thấy, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm còn có những thiếu sót như sau: Pháp luật cho phép các doanh nghiệp bảo hểm được quyền ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm cho từng nghiệp vụ bảo hiểm của mình, tuy nhiên việc vận dụng chúng chưa thể hiện được vai trò, ý nghĩa của nó đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến lợi ích của bên mua bảo hiểm. Ngoài ra, các DNBH còn được quyền đưa ra hợp đồng mẫu với các điều khoản đã 52 Thủ tướng Chính phủ (2003) Quyết định 175/2003/QĐ-TTg ngày 19/08/2003. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 54 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện được soạn thảo sẵn. Vấn đề đáng nói ở đây là hợp đồng mẫu có nhiều thuật ngữ chuyên môn khó hiểu đối với bên mua bảo hiểm, dễ gây hiểu lầm về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm. Cần phải đảm bảo tính minh bạch trong hợp đồng bảo hiểm, các thuật ngữ cần phải được giải thích và thống nhất chung một cách hiểu. Thứ nhất, cần khắc phục những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo hiểm tài sản53. Để thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh, Nhà nước phải có những chủ trương chính sách thích hợp để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh bảo hiểm thực hiện tốt vai trò của mình, phải khắc phục được những quy định còn bất hợp lý, chồng chéo và thiếu tính khả thi. Điển hình như quy định tại Điều 132, Bộ luật Dân sự: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. Điều 137 Khoản 2, Bộ Luật quy định: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Trong khi đó, Điều 573 Khoản 2, Bộ luật Dân sự lại quy định: “Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm chất dứt hợp đồng”. Pháp luật cũng quy định tương tự khi nhà bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật. Như vậy, với cùng một hành vi gian dối khi giao kết hợp đồng, nhưng Bộ luật Dân sự đã có tới hai cách xử lý khác nhau54. Các kết quả của hoạt động điều tra tư nhân và điều tra dân sự phải được pháp chế hóa cụ thể để có giá trị pháp lý làm cơ sở cho các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động đánh giá và xử lý những trường hợp có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm trước khi vụ việc đi quá xa, mang yếu tố hình sự. Cơ chế này là cần thiết trong lĩnh vực bảo hiểm vì sử dụng cơ chế này không chỉ giúp các DNBH tránh được những trường hợp trục lợi bảo hiểm. Mặt khác ở mức độ có thể chấp nhận được thì DNBH vẫn có cách xử lý mà vẫn đảm bảo được mục đích giao kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật bảo hiểm hiện hành vẫn chưa đề cập đến cơ chế này. Đồng thời Nhà nước cũng chưa đề ra những cơ chế để ngăn ngừa và xử lý đối với các hành vi gian lận trục lợi bảo hiểm nên hiện tượng này đang ngày một gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. 53 54 Nguyễn Thị Thủy, Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh niên, trang 250. Luật sư Thái Văn Cách, Pháp luật kinh doanh bảo hiểm - chuyện dài kỳ. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 55 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Thứ hai, cần có những quy định cụ thể hơn về nội dung phí bảo hiểm. Vấn đề về thời hạn đóng phí và xác định trách nhiệm của DNBH trong trường hợp bên mua bảo hiểm chưa đóng phí đầy đủ vẫn còn thiếu sót, chưa rõ ràng. Đây là vấn đề cần thiết vì nó liên quan đến lợi ích mà các bên trong hợp đồng hướng tới, cần phải được quy định cụ thể hơn để giảm thiểu tranh chấp về vấn đề này. Pháp luật cần phải có quy định cụ thể trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp trong trường hợp bên mua bảo hiểm chưa đóng phí đầy đủ hoặc đóng phí quá thời gian được gia hạn trong hợp đồng bảo hiểm. Thứ ba, ban hành các quy tắc bảo hiểm hoặc các điều khoản bảo hiểm mẫu, sử dụng thống nhất thuật ngữ bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm55. Hiện nay, các DNBH được phép ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm và cũng được cơ quan nhà nước chấp thuận. Đương nhiên, các quy tắc, điều khoản bảo hiểm này không phải là quy định của pháp luật nhưng nó có ý nghĩa chi tiết hóa quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm, bắt buộc các bên phải tuân thủ các điều khoản này. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp được quyền ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm trên thực tế tạo sự không công bằng và tranh chấp rất nhiều làm cho bên mua bảo hiểm bị mất đi một số quyền lợi cơ bản như việc thỏa thuận các điều khoản bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. Phải thừa nhận sự tồn tại của các quy tắc, điều khoản bảo hiểm là rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, giúp cho việc ký kết hợp đồng diễn ra nhanh chóng. Đây là hoạt động kinh doanh mang tính đặc thù, cần thiết phải có sự giải thích các thuật ngữ, điều kiện bảo hiểm để người mua bảo hiểm và người được bảo hiểm hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, các thuật ngữ bảo hiểm rất khó hiểu, bên mua bảo hiểm lại thường ít am hiểu về pháp luật bảo hiểm. Để hạn chế việc tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm do hiểu sai, hiểu không chính xác các thuật ngữ bảo hiểm. Cần thiết có sự giải thích các thuật ngữ bảo hiểm chuẩn hóa bằng pháp luật. Đồng thời pháp luật nên quy định phải sử dụng thuật ngữ bảo hiểm chuẩn trong hợp đồng và đính kèm tài liệu giải thích các thuật ngữ này theo hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo cho bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hiểu đúng và đầy đủ các thuật ngữ bảo hiểm được sử dụng trong hợp đồng bảo hiểm. Thứ tư, cần có những quy định về chế tài đối với hành vi trục lợi bảo hiểm. Pháp luật Việt Nam đã quy định khá cụ thể về vấn đề trục lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, chế tài áp dụng đối với hành vi này chưa rõ ràng và chưa đủ tính răn đe. Hơn nữa, chưa có 55 Nguyễn Thị Thủy, Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh niên, trang 270 đến trang 276. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 56 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện cơ chế để đảm bảo cho các quy định của pháp luật về chống trục lợi bảo hiểm được thực thi trên thực tế56. Pháp luật bảo hiểm hiện hành mới chỉ đưa ra những quy định để nhận diện hành vi trục lợi bảo hiểm nhưng biện pháp chế tài xử lý đối với hành vi này thì vẫn còn quy định rất ít và khá chung chung. “Kinh nghiệm các nước cho thấy, để ngăn chặn hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho các hoạt động điều tra tư nhân và điều tra dân sự để các DNBH có điều kiện chủ động hơn về mặt thị trường”57. Những thiếu sót trên vô tình làm cho tình trạng trục lợi, gian lận trong bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng ngày càng gia tăng và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, đồng thời không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Do đó, cần có những giải pháp để ngăn chặn các hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Đó là, quy định chế tài cụ thể đối với hành vi trục lợi bảo hiểm. Qua nghiên cứu, một trong những nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo hiểm tài sản là do pháp luật chưa có nhiều quy định về chế tài đối với hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng hoặc mức phạt còn quá nhẹ chưa đủ sức răn đe. Do đó mà nhiều vụ trục lợi bảo hiểm không được xử lý hình sự. Duy chỉ có vụ trục lợi bảo hiểm của công ty bảo hiểm Pjico là được đưa ra xử lý hình sự, nhưng tội danh của những người vi phạm không được xử lý đúng với bản chất của nó, vì quy định của Bộ luật Hình sự thiếu sót về vấn đề trục lợi. Mặc dù trong Bộ Luật Hình sự cũng có quy định chế tài cho một số tội liên quan đến trục lợi bảo hiểm như ở Mục B Chương XXI. Nhưng Bộ luật Hình sự lại không có quy định cụ thể về tội trục lợi bảo hiểm. Với tính chất nguy hiểm cho xã hội, hành vi trục lợi bảo hiểm cần phải đưa vào Bộ luật Hình sự và chủ thể thực hiện hành vi này phải chịu mức phạt tương xứng. Những chủ thể này có thể là bên bảo hiểm, bên được bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Hiện tại, hành vi trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam chỉ bị xử lý hành chính với mức xử phạt cao nhất là 70 triệu đồng nên tính răn đe chưa cao58. Chính vì vậy, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng quan hệ bảo hiểm để kiếm lợi bất chính, vì nếu bị phát hiện cũng chỉ bị phạt tối đa 70 triệu đồng mà không phải chịu chế tài hình sự nào. Chế tài này rõ ràng chưa đủ sức răn đe đối với hành vi gian lận bảo hiểm mà còn không đảm bảo được trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Trên đây là một số ý kiến hoàn thiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, nhằm hạn chế hành vi trục lợi trong bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản Nguyễn Thị Thủy, Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh niên, trang 307. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa thương mại dịch vụ tại Việt Nam”, Báo cáo cuối cùng. 58 Khoản 2, Khoản 3 Điều 15 Nghị định 41/2009/NĐ-CP ngày 5/5/2009 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. 56 57 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 57 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề trục lợi bảo hiểm là vấn đề mà xã hội rất quan tâm, vì thế cần quy định chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm để hạn chế việc các bên lợi dụng điều khoản bảo hiểm để trục lợi. Đồng thời, bộ máy quản lý Nhà nước về bảo hiểm cũng cần được quan tâm nhiều hơn để hạn chế việc có những cán bộ giúp sức thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm. 3.2.2. Hướng hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm Quyền và nghĩa vụ là điều kiện liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, cá nhân có ý đồ trục lợi bảo hiểm. Nếu quy định của pháp luật chặt chẽ, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội thì rất khó để họ thực hiện ý đồ trục lợi của mình. Ngược lại sẽ dẫn đến gia tăng nhiều tệ nạn xã hội mà trục lợi bảo hiểm là vấn đề mà Nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm cũng như người tiêu dùng đều rất quan tâm, lo sợ vì hậu quả của hành vi trục lợi bảo hiểm liên quan đến vấn đề tài chính của nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội và hiện tại lại chưa có chế tài hình sự cho các hành vi này. Vậy nên cần thiết phải hoàn thiện những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Một là, quyền thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc thu phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát sinh trách nhiệm bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường của mình khi có rủi ro với tài sản được bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm và có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã giao kết59. Qua nghiên cứu, người viết nhận thấy cần quy định cách thức thu phí, thời gian thu phí và thời gian gia hạn việc đóng phí cho bên mua bảo hiểm thành quy phạm pháp luật bắt buộc chứ không nên để cho hai bên tự do thỏa thuận. Xét trường hợp nếu hai bên thỏa thuận việc đóng phí và bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm, lúc này sự kiện bảo hiểm xảy ra, vấn đề bồi thường và chấm dứt hợp đồng sẽ trở nên khó khăn, dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Vậy nên cần quy định cách thức thu phí, thời gian thu phí cũng như thời gian gia hạn việc đóng phí thành quy phạm pháp luật cụ thể là điều cần thiết, tránh việc tranh chấp phát sinh giữa hai bên đồng thời hạn chế được hành vi lợi dụng việc đóng phí để thực hiện ý đồ trục lợi của bên mua bảo hiểm trong bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng. Hai là, về nghĩa vụ bồi thường cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì DNBH thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra và bên được bảo hiểm có đầy 59 Điều 15, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 58 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện đủ hồ sơ hợp lệ gửi đến DNBH trong vòng mười lăm ngày. Quy định việc DNBH sẽ trả lãi khi chậm bồi thường cho bên được bảo hiểm. Nhưng lại không quy định thời gian tối đa cho việc chậm trả tiền bồi thường. Lợi dụng sơ hở này của pháp luật, DNBH có thể chậm trả tiền bồi thường bao lâu tùy thích, với lại lãi suất Ngân hàng cũng quá ít so với lợi nhuận từ số tiền chậm bồi thường đó mà DNBH đem đi đầu tư. Mặt khác, luật cũng không quy định như thế nào là hồ sơ hợp lệ, hồ sơ đó có cần công chứng hay không…Rõ ràng, ở quy định này không đề cập đến hình thức của hồ sơ yêu cầu bồi thường của bên được bảo hiểm. Khi đó, DNBH có thể làm khó dễ đối với bên được bảo hiểm để kéo dài thời gian trả tiền bồi thường. Đây cũng là một hình thức trục lợi của DNBH vì xét về bản chất thì trục lợi bảo hiểm chính là hành vi gian dối để thu lại lợi ích tài chính mặc dù lợi ích đó không thuộc về mình. Do đó, nếu doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng số tiền này đem đi đầu tư thì cũng thu lợi nhuận về tài chính không ít. Do đó cần quy định về hình thức của hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm của bên được bảo hiểm là có chứng thực hoặc không. Đồng thời cũng quy định rõ thời gian tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm được chậm trả tiền bồi thường cho bên được bảo hiểm. Ba là, quy định nghĩa vụ giải thích điều kiện, điều khoản bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm. Điểm hạn chế ở quy định này là pháp luật chỉ nói chung chung về nghĩa vụ giải thích của DNBH mà không quy định hình thức của nó. Giải thích như thế nào, bằng lời nói hay văn bản, nếu giải thích bằng văn bản thì có cần chứng thực hay không…Pháp luật đã để cho các bên tự do thỏa thuận về nghĩa vụ giải thích điều kiện, điều khoản bảo hiểm nhưng lại không quy định chế tài cho việc DNBH không thực hiện nghĩa vụ này. Nếu như DNBH không có ý đồ trục lợi thì không có gì để nói. Vấn đề ở đây là nếu doanh nghiệp bảo hiểm cố tình không thực hiện nghĩa vụ giải thích nhằm làm cho bên mua bảo hiểm hiểu sai về nội dung hợp đồng để đi đến ký kết hợp đồng với DNBH. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, dựa vào nội dung hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không thực hiện nghĩa vụ bồi thường của mình và bên mua bảo hiểm sẽ bị bất lợi vì hợp đồng được giao kết một cách tự nguyện, không có bằng chứng về việc bên bảo hiểm không giải thích điều kiện, điều khoản bảo hiểm như luật định. Đó là một thiếu sót trong quy định của pháp luật. Do đó cần quy định bắt buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm. Đồng thời quy định thêm chế tài cho hành vi không thực GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 59 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện hiện nghĩa vụ này của DNBH để doanh nghiệp bảo hiểm không lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên mua bảo hiểm mà thực hiện hành vi trục lợi của mình. Ngoài ra, DNBH cũng có trách nhiệm không hề nhỏ trong công cuộc phòng chống trục lợi bảo hiểm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của DNBH. Nếu tình trạng trục lợi ngày càng diễn ra nhiều và không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ thậm chí gây phá sản cho các doanh nghiệp. Để hạn chế hành vi trục lợi bảo hiểm, DNBH cần phải điều chỉnh lại đội ngũ nhân viên của mình, đồng thời có những buổi đào tạo kỹ năng chuyên sâu về nghiệp vụ bảo hiểm cho nhân viên bảo hiểm. “Quản trị doanh nghiệp cũng giống như việc chăm chút cho nhiều vị trí khác nhau của một đội bóng đá. Nếu các vị trí hậu vệ và thủ môn không hoàn thành tốt nhiệm vụ thì kết quả thi đấu của đội bóng sẽ không được như ý, thậm chí thất bại, dù cho các vị trí tiền đạo có hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”60. Do đó, để quản lý một DNBH, trước hết người lãnh đạo phải có đủ trình độ cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, người lãnh đạo cần phải nghiên cứu tỷ mỉ, thận trọng khi giao kết hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm. Tránh tình trạng vì muốn có lợi nhuận mà giao kết hợp đồng với những khách hàng có hồ sơ không sạch về lĩnh vực bảo hiểm. 3.2.3. Hướng hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm Thứ nhất, về quy định quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm của bên được bảo hiểm. Cần quy định về hình thức của hồ sơ yêu cầu bồi thường của bên được bảo hiểm để tránh việc bên bảo hiểm làm khó dễ khi bồi thường cho bên được bảo hiểm. Vấn đề này người viết đã phân tích ở mục 3.2.2 – hướng hoàn thiện nghĩa vụ bồi thường cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Thứ hai, hoàn thiện về nghĩa vụ thông báo những thay đổi liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Bất cập của pháp luật hiện hành là chỉ quy định bên mua bảo hiểm thông báo cho DNBH những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Luật không quy định nghĩa vụ thông báo của bên được bảo hiểm trong trường hợp tài sản bảo hiểm rất an toàn và có thể làm giảm trách nhiệm của DNBH. Lợi dụng sơ hở đó một số cá nhân, tổ chức trục lợi từ việc khai gian dối về tình trạng của tài sản bảo hiểm và làm tăng trách nhiệm của Theo ông Lê Khải Phong, trích trong “Quản trị doanh nghiệp bảo hiểm cũng giống như chăm chút một đội bóng”, http://www.baoviet.com.vn/Tin-tuc-su-kien/Hoat-dong-Bao-Viet/Quan-tri-Doanh-nghiep-bao-hiemcung-giong-nhu-cham-chut-mot-doi-bong/19/3153/MediaCenterDetail/, truy cập ngày 23/10/2013. 60 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 60 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện DNBH để kiếm lời bất chính cho bản thân. Đây là một thiếu sót trong quy định của pháp luật và dẫn đến phát sinh nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản. Hướng hoàn thiện mà người viết đưa ra là cần quy định thêm về nghĩa vụ thông báo cho bên bảo hiểm khi có yếu tố làm giảm trách nhiệm của bên bảo hiểm. Đồng thời việc thông báo phải được thực hiện dưới hình thức văn bản để các bên có thể làm bằng chứng khi thực hiện việc bồi thường bảo hiểm cũng như những tranh chấp phát sinh sau này. Thứ ba, hướng hoàn thiện về nghĩa vụ thông báo xảy ra sự kiện bảo hiểm. Luật không quy định rõ cách thức cho việc thông báo xảy ra sự kiện bảo hiểm. Đồng thời cũng không quy định thời gian thông báo trong bao lâu kể từ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, chỉ quy định thông báo theo thỏa thuận trong hợp đồng. Vậy nếu hai bên không thỏa thuận thời gian cũng như cách thức thông báo xảy ra sự kiện bảo hiểm thì nghĩa vụ này được bên mua bảo hiểm thực hiện như thế nào; có đảm bảo không có sự lừa dối nào trong nghĩa vụ này hay không. Trường hợp này bên được bảo hiểm có khả năng thực hiện hành vi trục lợi thông qua việc không thông báo ngay lập tức với DNBH khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà để một thời gian sau mới thông báo, vì có thể lúc xảy ra sự kiện bảo hiểm thì tài sản đó không bị thiệt hại nhiều, để lâu thì thiệt hại sẽ tăng lên từ đó bên được bảo hiểm sẽ được bồi thường nhiều hơn. Từ đó người viết nhận thấy cần quy định thời hạn cũng như cách thức thông báo xảy ra sự kiện bảo hiểm thành một quy phạm pháp luật bắt buộc tuân theo để hạn chế hành vi trục lợi của bên được bảo hiểm trong việc thực hiện nghĩa vụ này. Trục lợi bảo hiểm là vấn đề mà mọi DNBH cũng như các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm đều quan tâm, lo ngại. Vì không ai có thể biết được hành vi trục lợi sẽ xảy ra với ai, trong thời gian nào và hành vi trục lợi hiện tại chưa được xử lý nghiêm minh. Do đó, để tạo tâm lý an toàn cho mọi người đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật điều chỉnh tốt và hợp lý, góp phần định hướng phát triển ngành nghề kinh doanh bảo hiểm, tạo tâm lý an toàn cho việc sản xuất của người dân. Để làm được điều đó, sự quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước về bảo hiểm cũng rất quan trọng. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì những cá nhân, tổ chức rất khó để thực hiện thành công ý đồ trục lợi bảo hiểm. Ngược lại, nếu quản lý không đúng với trách nhiệm của mình thì sẽ có khả năng một số cán bộ thông đồng với kẻ trục lợi bảo hiểm để hưởng lợi bất chính. Vì thế, cũng rất cần thiết cho việc nên hoàn thiện, củng cố bộ máy quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm để hạn chế tối đa hành vi trục lợi của những người có ý đồ xấu khi tham gia bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 61 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện 3.2.4. Hướng hoàn thiện về bộ máy quản lý của cơ quan nhà nước Pháp luật là công cụ đắc lực cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước được thực hiện chủ yếu là thông qua hệ thống luật pháp. Bảo hiểm cũng là một thành phần trong cơ cấu kinh tế của thị trường, nên cũng chịu sự quản lý của Nhà nước. Không những thế mà lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phải được quản lý chặt chẽ về nhiều mặt vì quan hệ bảo hiểm ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính của nhiều chủ thể như DNBH, bên mua bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, cán bộ quản lý Nhà nước về bảo hiểm cũng như các cán bộ có liên quan khác trong việc xác nhận rủi ro với đối tượng được bảo hiểm… Thứ nhất, cần đảm bảo trật tự, nền nếp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tài sản61. Do sự phát triển của nền kinh tế nên bảo hiểm ngày càng quan trọng và là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống, là lĩnh vực quan trọng trong xã hội. Nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng cho thấy vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển của của nền kinh tế và xã hội là không thể phủ nhận. Sự ổn định trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực bảo hiểm cũng góp phần quan trọng trong việc giữ gìn trật tự, kỷ cương của toàn xã hội. Chính vì vậy nó đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước. Sự quản lý này không chỉ đảm bảo cho xã hội ổn định mà còn hướng đến sự phát triển của xã hội nói chung và bảo hiểm nói riêng theo định hướng của Nhà nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định: “Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền gióa dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”. Qua phân tích thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam cho thấy, hầu hết các tranh chấp phát sinh là do sự thiếu am hiểu về bản chất của bảo hiểm tài sản và pháp luật về bảo hiểm tài sản của các chủ thể tham gia vào quan hệ bảo hiểm này. Thực tế chứng minh là tình hình trục lợi bảo hiểm ngày càng gia tăng, sự thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bồi thường ngày càng nhiều. Sở dĩ có tình trạng trên là do các quy định của pháp luật về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng còn nhiều bất cập, khó áp dụng trên thực tế, vì vậy đã phần nào làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật. Nếu tình hình trên không được ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Vậy nên cần đảm bảo trật tự, nền nếp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, tuyên truyền rộng rãi 61 Nguyễn Thị Thủy, Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh niên, trang 243. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 62 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm để mọi người dân đều biết, từ đó có thể hạn chế được hành vi trục lợi bảo hiểm. Thứ hai, cần thành lập bộ phận chống gian lận bảo hiểm thuộc vụ bảo hiểm62. Để chống hành vi gian lận bảo hiểm, ngoài việc phải có quy định chế tài cụ thể, Nhà nước cần phải thành lập cơ quan chống gian lận bảo hiểm. Hiện nay, để giúp Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Vụ bảo hiểm trực thuộc Bộ Tài chính đã được thành lập. Nhiệm vụ của Vụ bảo hiểm là quản lý và giám sát mọi hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, xem xét và trình Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tuy nhiên, cho đến năm 2006, Vụ bảo hiểm chưa có một bộ phận nào thực hiện nhiệm vụ điều tra các vụ việc gian lận bảo hiểm. Mặc dù đây là công việc rất quan trọng giúp cho Nhà nước có thể xử lý kịp thời đối với những hành vi trục lợi bảo hiểm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm. Việc phân tích một số vụ việc trục lợi bảo hiểm cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, lợi dụng quan hệ bảo hiểm để kiếm lời bất chính chủ yếu là do Nhà nước chưa có cơ chế quản lý và ngăn chặn hành vi này. Trên thực tế, có rất nhiều vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện nhưng chưa từng bị xử lý hành chính63. Sở dĩ có tình trạng trên là do hiện tại ở Việt Nam chưa có cơ quan chống gian lận bảo hiểm nên chưa phát hiện và thống kê để có biện pháp xử lý đối với hành vi gian lận bảo hiểm. Hơn nữa, hành vi trục lợi bảo hiểm thường do doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện. Khi phát hiện, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ từ chối bồi thường, không thông báo để cơ quan Nhà nước xử phạt. Các doanh nghiệp bảo hiểm làm vậy là vì ngại khách hàng, muốn tránh phiền phức. Thực tế này tạo một tiền lệ không tốt cho việc phát hiện và xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, trục lợi bảo hiểm có thể đến từ bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Vậy nếu bên bảo hiểm thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản thì cơ chế nào để cơ quan Nhà nước phát hiện và xử lý vi phạm. Đây là vấn đề mà pháp luật bảo hiểm hiện hành còn đang bỏ ngỏ. Với những tác hại to lớn của trục lợi bảo hiểm đối với nền kinh tế và xã hội thì Nhà nước phải can thiệp bằng việc thành lập một cơ quan chống gian lận bảo hiểm là cần thiết. Cơ quan này sẽ thay mặt Nhà nước thực hiện các hoạt động điều tra những vụ gian lận bảo hiểm đồng thời thiết lập các cơ chế để ngăn ngừa hành vi trục lợi bảo Nguyễn Thị Thủy, Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh niên, trang 312. Báo Hà Nội mới, http://www.hanoimoi.com.vn, “Chống gian lận trục lợi bảo hiểm là trách nhiệm của toàn xã hội” cập nhật ngày 19/11/2013. 62 63 GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 63 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng. Để có thể hạn chế tối đa việc gian lận trục lợi bảo hiểm, cơ quan này sẽ tiếp nhận những thông tin về gian lận bảo hiểm từ bên bảo hiểm lẫn bên được bảo hiểm từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp. Do đó, để cơ quan này thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình thì nó phải là bộ phận trực thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành bảo hiểm là Vụ bảo hiểm. Người viết nhận thấy, việc thành lập bộ phận chống gian lận bảo hiểm thuộc Vụ bảo hiểm là điều cần thiết. Đồng thời cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan này. Thứ ba, về phương diện quản lý các hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc quản lý các hoạt động của DNBH được thể hiện thông qua việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Đó cũng là trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất để quản lý, giám sát, thúc đẩy kinh doanh bảo hiểm phát triển. Các văn bản này sẽ là nền tảng cho sự phát triển thị trường bảo hiểm sau này. Nếu các văn bản quy phạm pháp luật đó ổn định, điều chỉnh tốt các quan hệ bảo hiểm, dự đoán trước tình hình bảo hiểm...thì sẽ có một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, khi không còn phù hợp với nền kinh tế cũng như sự điều chỉnh của nó đã không còn thích hợp mà cứ áp dụng thì sẽ dẫn đến việc tụt hậu về bảo hiểm so với các nước trên thế giới. Đồng thời có thể dẫn đến nguy cơ phá sản của các DNBH, tổn thất của bên tham gia bảo hiểm cũng sẽ tăng cao. Vậy nên việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật là rất quan trọng, là việc mà cơ quan quản lý Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển của bảo hiểm, và trên hết là sự phát triển của toàn xã hội. Do đó, để hạn chế tình trạng trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng, Nhà nước cần thực hiện tốt công việc ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật để các bên có thể hiểu rõ và áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, không để cho bên nào có cơ hội lợi dụng pháp luật để thực hiện ý đồ trục lợi. Ngoài ra, Nhà nước còn quản lý DNBH thông qua việc giám sát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi đã cấp giấy phép thành lập đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho DNBH thì cơ quan nhà nước còn phải thực hiện trách nhiệm của mình là giám sát hoạt động kinh doanh của DNBH. Trách nhiệm này sẽ được thực hiện xuyên suốt trong qua trình hoạt động của DNBH. Nhà nước thực hiện việc giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Vì theo quy định của pháp luật thì khi kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phải được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước và phải GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 64 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện kinh doanh đúng nghiệp vụ đã đăng ký trước đó. Thường xuyên báo cáo tình hình tài chính của mình với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm. Do đó, để hạn chế tối đa việc các doanh nghiệp bảo hiểm lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của bên mua bảo hiểm nhằm thực hiện ý đồ trục lợi thì Nhà nước cần khắc phục những hạn chế trong các biện pháp tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, để đảm bảo các doanh nghiệp bảo hiểm đều hoạt động hợp pháp, làm cho doanh nghiệp bảo hiểm không có cơ hội thực hiện hành vi trục lợi của mình. Bên cạnh đó, Nhà nước còn hoàn thiện, củng cố các biện pháp giám sát doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật để đảm bảo tính ổn định, bền vững, cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời sẽ hạn chế được vấn đề trục lợi bảo hiểm tài sản ngày càng gia tăng hiện nay. Vậy nên, để hạn chế tối đa hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng thì cần có nhiều biện pháp ngăn chặn. Nhưng trước hết là hoàn thiện các quy định của pháp luật để tất cả mọi người đều tuân thủ. Đồng thời nội bộ doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải hoàn thiện về sự quản lý, điều hành để đảm bảo không có nhân viên bảo hiểm nào tiếp tay cho hành vi trục lợi bảo hiểm. Bên cạnh đó, người tham gia bảo hiểm cũng cần trang bị kiến thức về bảo hiểm để không bị động, thiệt thòi trước những tình huống xấu xảy ra khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 65 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện KẾT LUẬN  Qua quá trình nghiên cứu vấn đề trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, phần nào thấy được hành vi trục lợi rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành nghề kinh doanh bảo hiểm cũng như các mối quan hệ trong xã hội. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên trong hợp đồng bảo hiểm, đảm bảo trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi pháp luật phải có những quy định tích cực để phòng chống hoặc hạn chế hành vi trục lợi trong bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã hiểu rõ hơn về bảo hiểm, bảo hiểm tài sản cũng như trục lợi bảo hiểm tài sản thông qua việc phân tích các vấn đề lý luận chung về bảo hiểm ở chương 1. Lý luận chung về bảo hiểm tài sản và trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Tìm hiểu được một số nguyên nhân cũng như thiếu sót trong các quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng trục lợi bảo hiểm tài sản ngày càng gia tăng thông qua việc phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ở chương 2. Các quy định của pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh vấn đề trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam. Đồng thời người viết cũng đã nêu lên thực trạng trục lợi bảo hiểm tài sản với một số vụ việc trục lợi bảo hiểm điển hình và các số liệu thống kê, qua đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện vấn đề pháp lý điều chỉnh hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng để hạn chế phần nào trục lợi bảo hiểm. Nội dung này người viết đã phân tích ở chương 3. Thực trạng trục lợi trong bảo hiểm tài sản, hướng hoàn thiện để hạn chế trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam. Mục tiêu mà người viết nghiên cứu đề tài “Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện” chính là tìm hiểu các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, cụ thể trong lĩnh vực phòng chống trục lợi bảo hiểm tài sản để thấy được mặt hạn chế của pháp luật làm cho hành vi trục lợi ngày càng diễn ra nhiều hơn với những cách thức tinh vi, khó nhận ra. Đồng thời, người viết cũng đạt được mục đích khi nghiên cứu đề tài này. Qua đó, đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam đã quy định rất rõ về mặt lý luận của hành vi trục lợi như khái niệm, bản chất, các hình thức trục lợi bảo hiểm thường gặp, về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, chỉ xử phạt hành chính và mức phạt lại rất thấp nên chưa đủ sức răn đe. Mặt khác, không có quy định nào trong Bộ Luật GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 66 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Hình sự nói về tội trục lợi bảo hiểm tài sản và chế tài điều chỉnh hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản. Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu, sử dụng các công cụ phân tích luật viết, người viết phát hiện những bất cập, thiếu sót trong Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng như các ngành luật liên quan nên đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm với mục đích hạn chế hành vi trục lợi trong bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng. Thứ nhất, cần đảm bảo trật tự, nền nếp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tài sản; khắc phục những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo hiểm tài sản. Thứ hai, thống nhất các quy định về hợp đồng bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng như ban hành các quy tắc bảo hiểm hoặc các điều khoản bảo hiểm mẫu, sử dụng thống nhất thuật ngữ bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. Thứ ba, hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản để hạn chế việc một trong các bên lợi dụng việc thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ để thực hiện hành vi trục lợi. Thứ tư, củng cố bộ máy quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm cũng như sự quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp bảo hiểm để kinh doanh bảo hiểm phát triển không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Với những đề xuất trên, người viết hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong tương lai, hạn chế tối đa hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài khoa học pháp lý cần được nghiên cứu nhiều và chuyên sâu hơn, với mục tiêu bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ bảo hiểm, phòng chống hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản, đảm bảo xét sử đúng người, đúng tội. Vì thế, người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp để có thể hoàn thành xuất sắc đề tài này. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 67 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO   1. 2. 3. Văn bản quy phạm pháp luật Hiến pháp năm 1992. Bộ luật Dân sự năm 2005. Bộ luật Hàng hải năm 2005. 4. Luật Thương mại năm 2005. 5. Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000. 6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10. 7. Nghị định số 45/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. 8. Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/ 03 /2007 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 9. Nghị định số 41/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. 10. Nghị định số 123/2011/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. 11. Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. 12. Thông tư số 156/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 13. Thông tư 86/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 của Bộ Tài chính: Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chị tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Thông tư 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/CP ngày 27/3/2007. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện  Sách, báo, tạp chí 1. Phan Huy Hồng, Nguyên tắc lỗi trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11(271)/2010, trang 28-37. 2. Nguyễn Ngọc Khánh, Các khiếm khuyết của sự thống nhất ý chí trong quan hệ hợp đồng, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11(247)/2008, trang 40-46. 3. Trương Mộc Lâm, Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hóa, NXB Thống Kê Hà Nội, 2002. 4. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình luật kinh tế, Nxb Công an nhân dân, 2011. 5. Chu Đức Nhuận, Vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8 (124) T6/2008, trang 44-49. 6. Kim Oanh, Đôi nét về thị trường bảo hiểm Việt Nam, Tạp chí bảo hiểm, số 2, 2001, trang 14-15. 7. Nguyễn Đình Tài, Bài giảng luật doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, 2005. 8. Nguyễn Hợp Toàn, Giáo trình pháp luật kinh tế, NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, 2008. 9. Nguyễn Thị Thanh, Hoàn thiện các quy định về xử lý hậu quả của hợp đồng dân sự vô hiệu, Tạp chí Ngiên cứu lập pháp, số 24 (232) T12/2012, trang 37-42. 10. Nguyễn Thị Thủy, Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Thanh niên. 11. Đoàn Nguyễn Minh Thuận, Tập bài giảng pháp luật về bảo hiểm, trường Đại học Cần Thơ, 2012. 12. Võ Thị Pha, Giáo trình lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, năm 2005. 13. Hội nghị khoa học, Hợp đồng và giải quyết tranh chấp về hợp đồng, trường Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh, khoa Luật Dân sự, 2011.  Trang thông tin điện tử: 1. Kim Lan, Hơn 8.800 vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện mỗi năm, http://mic.vn/NewDetail.aspx?id=165, truy cập ngày 22/10/2013. 2. Ngọc Lan, Những “góc khuất” trên thị trường bảo hiểm, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2011/06/07/nh%C6%B0%CC%83nggo%CC%81c-khu%CC%81t-trn-thi%CC%A3tr%C6%B0%C6%A1%CC%80ng-ba%CC%89o-hi%CC%89m/, [truy cập ngày 22-10-2013]. 3. Báo động trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ, http://laodong.com.vn/Kinhdoanh/Bao-dong-truc-loi-bao-hiem-phi-nhan-tho/138475.bld, [truy cập ngày 2310-2013]. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện 4. Cổng thông tin Bảo hiểm Việt Nam, Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong trong bảo hiểm, http://webbaohiem.net/ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9cchung/1238-cac-khai-nim-va-nguyen-tc-c-bn-trong-bo-him.html, [truy cập ngày 02-08-2013]. 5. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban, [truy cập ngày 13-08-2013]. 6. Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm ở Việt Nam, http://kientrucsaigon.net/KINH-TE/KTBH/C1/LICH-SU-HINH-THANH-VAPHAT-TRIEN-BAO-HIEM-O-VIET-NAM-.html, [truy cập ngày 01-08-2013]. 7. Mây mù trên thị trường bảo hiểm, http://www.svic.vn/tin-tuc/may-mu-tren-thitruong-bao-hiem/, [truy cập ngày 22-10-2013]. 8. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm Việt Nam, http://kientrucsaigon.net/KINHTE/KTBH/C1/SU-RA-DOI-VA-PHAT-TRIEN-CUA-BAO-HIEM-VIETNAM.html, [truy cập ngày 01-08-2013]. GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận SVTH: Nguyễn Thị Lan [...]... hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Trên đây là một số vấn đề lý luận về bảo hiểm tài sản và hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản Từ đó có thể hiểu rõ hơn về bảo hiểm tài sản là gì và như thế nào là trục lợi trong bảo hiểm tài sản Ngoài ra, pháp luật cũng có những quy định điều chỉnh hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm tài sản nói riêng từ đó tạo sự ổn định trong ngành... đề tài: “Các quy định của pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh vấn đề trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 27 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN Ở VIỆT NAM Để thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm. .. mà tình trạng trục lợi trong bảo hiểm tài sản ngày càng gia tăng và khó kiểm soát triệt để 1.2.4 Các hình thức trục lợi trong bảo hiểm tài sản Do bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm là tài sản và trường áp dụng một số nguyên tắc như nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền, bảo hiểm trùng…Vì vậy hiện tượng trục lợi trong bảo hiểm tài sản không giống như trong bảo hiểm con người, bảo hiểm trách... Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện cùng một đối tượng bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty khác nhau mà các công ty không hề hay biết Cần phân biệt giữa bảo hiểm trùng và đồng bảo hiểm Bảo hiểm trùng thì người viết đã phân tích ở trên, còn đồng bảo hiểm có thể hiểu là: Một tài sản được các DNBH cùng bảo hiểm, và việc bảo hiểm sẽ được các DNBH thực. .. Thầy (Cô), các nhà nghiên cứu pháp luật và các bạn sinh viên để Luận văn được hoàn thiện hơn và là cơ sở để người viết tiếp tục nghiên cứu sau này GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 4 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn, không phát triển... Nguyễn Minh Thuận 18 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện 1.2 Lý luận chung về trục lợi trong bảo hiểm tài sản 1.2.1 Khái niệm trục lợi bảo trong hiểm tài sản Sau khi Nghị định 100 NĐ – CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm ra đời thì nhiều doanh nghiệp mới được thành lập trên thị trường bảo hiểm Việt Nam từ đó sự cạnh tranh của các doanh... Đối với bảo hiểm tài sản hành vi trục lợi thường diễn ra dưới các hình thức như:  Xảy ra sự kiện bảo hiểm rồi mới tiến hành mua bảo hiểm Có nghĩa là khi tổn thất thực tế đã xảy ra chủ sở hữu tài sản mới đi mua bảo hiểm Đây là hình thức trục GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 23 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện lợi rất phổ biến Kiểu trục lợi này... lợi trong bảo hiểm tài sản có thể xuất pháp từ hai phía, bên được bảo hiểm và DNBH, có thể xảy ra ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc sau khi rủi ro đã xảy ra cho đối tượng bảo hiểm GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận 19 SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện Các dấu hiệu để nhận dạng một hành vi trục lợi nói chung, trục lợi bảo hiểm tài sản nói riêng...  Bảo hiểm vì mục đích lợi nhuận là bảo hiểm thương mại, bao gồm:  Bảo hiểm nhân thọ: Bảo hiểm trọn đời; bảo hiểm sinh kỳ; bảo hiểm tử kỳ; bảo hiểm hỗn hợp; bảo hiểm trả tiền định kỳ; bảo hiểm liên kết đầu tư; bảo hiểm hưu trí4  Bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; bảo hiểm. .. Nguyễn Thị Lan Trục lợi trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện qua có lại, tức nếu DNBH đã hưởng một lợi ích của bên mua bảo hiểm thì sẽ có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của bên mua bảo hiểm Để thực hiện nghĩa vụ chi trả cho bên được bảo hiểm thì DNBH phải đảm bảo khả năng tài chính ổn định và sẵn sàng khi có rủi ro xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm Trên đây là một vài vấn đề ... SVTH: Nguyễn Thị Lan Trục lợi bảo hiểm tài sản Việt Nam - Thực trạng hướng hoàn thiện CHƯƠNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN Bảo hiểm Việt Nam đời muộn, không... Thị Lan Trục lợi bảo hiểm tài sản Việt Nam - Thực trạng hướng hoàn thiện Trục lợi bảo hiểm làm lòng tin công chúng vào đảm bảo bảo hiểm tài sản Trên thực tế, góc độ người tiêu dùng bảo hiểm vấn... HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỂ HẠN CHẾ TRỤC LỢI TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN Ở VIỆT NAM …………………………………………………………………….………… 48 3.1 Thực trạng trục lợi bảo hiểm tài sản Việt Nam nay……………….48 3.2 Hướng hoàn thiện để

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN