1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỆ THỐNG PHÂN bậc GIẢNG VIÊN đại học tại mỹ

3 416 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 282,04 KB

Nội dung

HỆ THỐNG PHÂN BẬC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC TẠI MỸ 1. Hệ thống phân bậc Đối với giảng viên thường xuyên (tức là, không kể vị trí hành chính như hiệu trưởng, trưởng khoa cũng như các "nhân viên" chứ không phải là giảng viên), hệ thống phân cấp giảm dần trong nhiều trường hợp là: - Giáo sư đặc biệt/ưu tú hoặc Giáo sư đại học (Distinguished, Endowed or University Professor): danh xưng có thể khác nhau tùy trường - Giáo sư (Professor hay Full Professor) - Phó giáo sư (Associate Professor): để tiến lên GS - Trợ lí giáo sư (Assistant Professor): để tiến lên PGS. Thường là cấp bậc thối thiểu để có vị trí biên chế "tenure track" position. - Giảng viên (lecturer), Trợ ký nghiên cứu (Research Associate), Hướng dẫn viên(Instructor): thường là vị trí không thuộc biên chế. - Giảng viên thỉnh giảng (Adjunct Professor/Lecturer/Instructor): thường làm bán thời gian 2. Một số cấp bậc nằm ngoài hệ thống thông thường: - Giáo sư lâm sàng (Clinical Professor), Giáo sư thực hành (Professor of Practice),Giáo sư nghiên cứu (Research Professor). Hai loại đầu áp dụng cho những người có hoạt động bên ngoài nhà trường như thực hành y khoa và không làm việc toàn thời gian cho nghiên cứu. Giáo sư nghiên cứu thì thỉnh thoảng trao cho những người làm việc song song cho một viện nghiên cứu không kết nối với một trường đại học. Chú ý: là nếu từ "Professor" như một danh từ riêng với chữ cái đầu viết hoa thường áp chỉ vị trí (a position title) còn danh từ chung "professor" ở Mỹ dùng để miêu tả bất kì ai giảng dạy bậc đạ học, bất kể thứ hạng. Cũng giống như vậy khi đặt trước tên ghi trong địa chỉ thường được viết hoa nhưng điều đó không áp chỉ thứ bậc. Tương tự nếu là Giáo sư danh dự "Professor Emeritus" thường không có hàm ý tiêu biểu nào đặc biệt, nó chỉ đơn thuần là giáo sư đã về hưu, và nó có thể áp dụng ở mọi thứ bậc. 3. Giải thích rõ hơn từng cấp bậc Theo truyền thống, Trợ lý Giáo sư thường là vị trí đầu tiên để vào được biên chế, dù điều này còn phụ thuộc trường và lĩnh vực. Sau đó, thăng tiến lên PGS Phó giáo sư. Thường từ Trợ lý GS để lên PGS mất khoảng 6 đến 8 năm và cũng mấy khoảng 6-10 năm để từ PGS lên GS. Theo truyền thống, các lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn "professional" như luật, y, kinh doanh và kĩ sư và một số ngành khác, các giảnh viên cũng có thể bao gồm các Giáo sư lâm sàng hay Giáo sư thực hành. Những vị trí này thường không nằm trong biên chế và nhấn mạnh đến kiến thức/kĩ năng thực hành nghề nghiệp hơn là nghiên cứu học thuật. Tương tự như vậy với danh hiệu ít thông dụng hơn là Giáo sư giảng dạy (Teaching Professor) trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn. Gần đây, một số cơ sở đã tạo ngạch biên chế tách biệt cho những vị trí này và được gắn với tên gọi khác như "giảng viên với vị trí công việc được bảo đảm". Các giảng viên khác - những người mà không có biên chế ở Mỹ thường được phân loại là Giảng viên (Lecturer) hoặc vị trí cao hơn là Giảng viên chính (Senior Lecturers)hay Hướng dẫn viện (Instructors), những người này có thể dạy toàn thời gian hoặc làm làm một số công việc hành chính, nhưng không có nghĩa vụ nghiên cứu (đây là điểm khác biệt chính yếu của "giảng viên chỉ tập trung nghiên cứu ("researchonly" faculty ) hoặc nhân viên chỉ tập trung nghiên cứu ("research-only staff,"). Cả hai loại Giảng viên và Hướng dẫn viên thường có chứng chỉ hành nghề/đã tốt nghiệp. Thuật ngữ "professor" như một danh từ chung và kí hiệu là "Prof." thường được đề trước tên khi ghi địa chỉ, có thể được dùng cho một người dù ở vị trí nào (any kind of faculty position). Tuy nhiên, với tiêu đề "Dr." chỉ để dành cho những người đã có bằng tiến sĩ (như PhD), nhưng cần phân biệt Dr. cũng còn được gọi cho các bác sĩ. Trong y khoa, Hướng dẫn viên (Instructor) thường được gọi với ai đã hoàn thành chương trình nội trú, sau nội trú hoặc sau tiến sĩ nhưng không là giảng viên có biên chế. Bất kỳ danh hiệu giảng viên bắt đầu bằng từ "thỉnh giảnh" ("Adjunct") thì về lý thuyết biểu thị tình trạng làm việc bán thời gian (thường là ít hơn 1/2 thời gian). Giảng viên thỉnh giảng (Adjunct faculty) có thể có việc làm chính ở nơi khác (hoặc một trường khác, hoặc như là một ngườithực hành chuyên môn) vì thị trường bão hòa tiến sĩ, nên nhiều tiến sĩ phải kiếm sống bằng cách làm giảnh viên thỉnh giảng ở nhiều trường (và các trường thường không phải trả chế độ phúc lợi hưu trí / sức khỏe hoặc hợp đồng dài hạn). Mặc dù "Giáo sư" thường là cấp bậc cao nhất đạt được bởi một gianrg viên chính, một số cấp bậc riêng biệt còn được trao cho những người có nghiên cứu xuất sắc như Giáo sư đặc biệt/ưu tú hoặc Giáo sư đại học (Distinguished, Endowed or University Professor): danh xưng có thể khác nhau tùy trường Trong nghiên cứu, giảng viên điều hành một phòng thí nghiệm hoặc nhóm nghiên cứu để xin kinh phí cho đề tài và được gọi là nhà nghiên cứu chính (Principal Investigator). Mặc dù chức danh này đề cập đến vai trò quản lý của họ hơn là một thứ hạng học thuật. Quá trình thăng tiến của giảng viên phụ thuộc quy định của từng trường. Do đó, một PGS có biên chế tại một trường có thể chấp nhận vị trí thấp hơn ở một trường khác (như trợ lý GS có biên chế). Trong một số trường hợp, trợ lý GS chấp nhận một vị trí tương đương ở một trường khác để có thể thương lượng thời gian để đạt được vị trí biên chế. ... khác "giảng viên với vị trí công việc bảo đảm" Các giảng viên khác - người mà biên chế Mỹ thường phân loại Giảng viên (Lecturer) vị trí cao Giảng viên (Senior Lecturers)hay Hướng dẫn viện (Instructors),... nối với trường đại học Chú ý: từ "Professor" danh từ riêng với chữ đầu viết hoa thường áp vị trí (a position title) danh từ chung "professor" Mỹ dùng để miêu tả giảng dạy bậc đạ học, thứ hạng... (đây điểm khác biệt yếu "giảng viên tập trung nghiên cứu ("researchonly" faculty ) nhân viên tập trung nghiên cứu ("research-only staff,") Cả hai loại Giảng viên Hướng dẫn viên thường có chứng hành

Ngày đăng: 04/10/2015, 07:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w