Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, quốc tịch là một chế định pháp lý bao gồm các quy định điều chỉnh hình thức và nội dung mối quan hệ pháp luật được thiết lập giữa cá nhân với N
Trang 1KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.S Bùi Thị Mỹ Hương Nguyễn Ngọc Tuấn
Bộ môn Luật Thương Mại MSSV: 5117360
Lớp: Luật Tư pháp, khóa 37
Cần Thơ, tháng 11/2014
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
-o0o -
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Trang 3MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Phạm vi nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục đề tài 2
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ XÁC LẬP QUỐC TỊCH 3
1.1 Khái niệm quốc tịch và luật quốc tịch 3
1.1.1 Khái niệm quốc tịch 3
1.1.2 Khái niệm luật quốc tịch 4
1.2 Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của quốc tịch 5
1.2.1 Đặc điểm của quốc tịch 5
1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của quốc tịch 7
1.2.2.1 Vai trò của quốc tịch 7
1.2.2.2 Ý nghĩa của quốc tịch 8
1.3 Nguyên tắc xác định quốc tịch 8
1.3.1 Nguyên tắc huyết thống 8
1.3.2 Nguyên tắc lãnh thổ 9
1.3.3 Nguyên tắc thoả thuận quốc tế 10
1.3.4 Nguyên tắc xác định quốc tịch do sự trở lại quốc tịch 10
1.4 Quá trình hình thành và phát triển của Luât quốc tịch 10
1.4.1 Giai đoạn trước năm 1975 10
1.4.2 Giai đoạn sau năm 1975 14
1.4.2.1 Giai đoạn từ năm 1975 đến 1988 14
1.4.2.2 Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1998 15
1.4.2.3 Giai đoạn năm 1998 đến năm 2008 16
Trang 41.4.2.4 Giai đoạn năm 2008 đến nay 17
CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ XÁC LẬP QUỐC TỊCH 19
2.1 Xác lập quốc tịch do sinh ra theo pháp luật Việt Nam 19
2.1.1 Xác lập quốc tịch do sinh ra 19
2.1.2 Các nguyên tắc xác lập quốc tịch do sinh ra theo pháp luật Việt Nam 19
2.1.2.1 Xác lập quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống 19
2.1.2.2 Xác lập quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh 20
2.2 Xác lập quốc tịch Việt Nam theo sự gia nhập 22
2.2.1 Xác lập quốc tịch theo sự gia nhập 22
2.2.2 Các điều kiện, trường hợp miễn giảm và trình tự, thủ tục xác lập quốc tịch theo sự gia nhập 22
2.2.2.1 Các điều kiện xác lập quốc tịch theo sự gia nhập 22
2.2.2.2 Trường hợp miễn giảm xác lập quốc tịch theo sự gia nhập 26
2.2.2.3 Hồ sơ, trình tự và thủ tục xác lập quốc tịch theo sự gia nhập 27
2.3 Xác lập quốc tịch Việt Nam do trở lại 29
2.3.1 Xác lập quốc tịch do trở lại quốc tịch 29
2.3.2 Các trường hợp được xác lập quốc tịch và các trường hợp ngoại lệ được xác lập trở lại quốc tịch Việt Nam 29
2.3.2.1 Các trường hợp được xác lập trở lại quốc tịch Việt Nam 29
2.3.2.2 Các trường hợp ngoại lệ khi xin trở lại quốc tịch 31
2.3.3 Hồ sơ và trình tự thủ tục 31
2.3.3.1 Hồ sơ xin trở lại quốc tịch 31
2.3.3.2 Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam 33
2.4 Xác lập quốc tịch theo thỏa thuận quốc tế và xác lập quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam 34
2.4.1 Xác lập quốc tịch theo thỏa thuận quốc tế 34
2.4.2 Xác lập quốc tịch cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam 35
Trang 52.5 Xác lập quốc tịch theo các căn cứ khác 35
2.5.1 Xác lập quốc tịch con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam 35
2.5.2 Xác lập quốc tịch con nuôi chưa thành niên 36
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ XÁC LẬP QUỐC TỊCH Ở VIỆT NAM 37
3.1 Thực trạng về vấn đề xác lập quốc tịch ở Việt Nam 37
3.1.1 Vấn đề về xác lập quốc tịch cho người không quốc tịch 37
3.1.2 Vấn đề về xác lập quốc tịch cho người hai hay nhiều quốc tịch 41
3.1.3 Vấn đề xác lập quốc tịch theo sự gia nhập 42
3.1.4 Vấn đề xác lập quốc tịch do trở lại quốc tịch Việt Nam 45
3.2 Giải pháp cho vấn đề xác lập quốc tịch ở Việt Nam 46
3.2.1 Vấn đề hạn chế tình trạng người không quốc tịch 46
3.2.2 Vấn đề người hai hay nhiều quốc tịch 49
3.2.3 Vấn đề xác lập quốc tịch theo sự gia nhập và trở lại quốc tịch Việt Nam 51
3.2.3.1 Vấn đề xác lập quốc tịch do sự gia nhập 51
3.2.3.2 Vấn đề xin trở lại quốc tịch Việt Nam 51
KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Quốc tịch là một phạm trù pháp lý – chính trị thể hiện mối quan hệ gắn bó, ràng
buộc giữa một cá nhân – gọi là công dân với một quốc gia mà cá nhân đó mang quốc
tịch Làm căn cứ pháp lý duy nhất để xác định công dân của một nước và trên cơ sở đó
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa nhà nước với công dân cũng như giữa công dân
với nhà nước Về phương diện quốc tế, quốc tịch là dấu hiệu để phân biệt công dân của
nước này với công dân nước khác Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra
đến khi chết đi, là tiền đề để họ được hưởng các quyền công dân và làm nghĩa vụ công
dân đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về quốc
tịch là một yêu cầu cấp thiết Chính vì vậy, quốc gia nào cũng xây dựng và không ngừng
hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về các vấn đề quốc tịch của quốc gia
mình Tuy nhiên trong các quy định của hệ thống pháp luật vẫn còn đó những quy định
chưa được hoàn thiện và thiếu sót Còn nhiều nội dung chưa được quy định cụ thể, chưa
bắt kịp với diễn biến của xã hội dẫn đến rất nhiều khẽ hở gây khó khăn trong việc xác
định quốc tịch điển hình như trường hợp người không quốc tịch và người hai hay nhiều
quốc tịch, … làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người dân cũng như của nhà
nước Những người này phải chịu sự bất lợi nhiều mặt vì họ không được sự bảo hộ của
nhà nước, không có những quyền cơ bản của công dân như quyền bầu cử, ứng cứ,
Ngược lại, các cơ quan nhà nước gặp phải những trở ngại khi không thể quản lý dễ dàng
những người này dẫn đến nhiều hệ lụy như tệ nạn, trật tự an toàn xã hội,
Trước thực trạng đó, theo người viết chọn nghiên cứu vấn đề xác lập quốc tịch trên
cơ sở những quy định của pháp luật là vô cùng cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp góp
phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về vấn đề này Đó là lý do người viết chọn
đề tài: “Vấn đề xác lập quốc tịch” để nghiên cứu và tìm hiểu
2 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài: “Vấn đề xác lập quốc tịch” người viết tập trung nghiên cứu một số nội
dung cơ bản về ý luận chung như các khái niệm, đặc điểm, vai trò và quá trình phát
triển Bên cạnh đó, người viết còn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành về vấn đề xác lập quốc tịch Từ đó, liên hệ với thực tế và đưa ra một số ý
kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về xác lập quốc tịch trong
luật quốc tịch hiện hành
Trang 73 Mục đích nghiên cứu
Trong thực tế, hiện nay xã hội ngày càng phát triển dẫn đến có nhiều trường hợp
phát sinh mà các quy định trong hệ thống pháp luật quốc tịch không thể quy định hết
Nhiều trường hợp gây nên những bức xúc và khó khăn cho người dân nói riêng, nhà
nước nói chung Chính vì vậy, đã gây nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước
trong việc áp dụng luật quốc tịch vào các trường hợp pháp sinh trên thực tế cuộc sống
Do đó, mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu những quy định của luật quốc tịch
và các căn cứ xác lập quốc tịch cũng như những phát sinh trong thực tiễn áp dụng luật
Từ đó, giúp cho bản thân cũng như mọi đối tượng trong xã hội nhận thức một cách
tương đối đầy đủ về các vấn đề về quốc tịch và xác lập quốc tịch Qua đó, đề xuất một
số giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện các quy định của luật quốc tịch để tháo gở
những khó khăn trong việc áp dụng luật quốc tịch mà điển hình là vấn đề xác lập quốc
tịch
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này, người viết đã sử dụng một số phương pháp như: phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp nghiên cứu trên tài liệu, sách vở; phương
pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích luật viết và một số phương pháp luận khác
Trong đó, người viết đặc biệt sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh là
phương pháp quan trọng và được sử dụng trực tiếp trong quá trình thực hiện đề tài này
5 Bố cục đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quốc tịch và luật quốc tịch
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập quốc tịch
Chương 3: Thực trạng và giải pháp về vấn đề xác lập quốc tịch ở Việt Nam
Trang 8CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ XÁC LẬP QUỐC TỊCH
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm quốc tịch
Quốc tịch là một khái niệm ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chủ
nghĩa tư bản Khái niệm này xuất hiện cùng với tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản
Trải qua sự thay đổi của thời gian các khái niệm về quốc tịch, pháp luật về quốc tịch
cũng thay đổi theo để phù hợp với sự thay đổi đó ở từng thời kỳ
Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, quốc tịch là một chế định pháp lý bao
gồm các quy định điều chỉnh hình thức và nội dung mối quan hệ pháp luật được thiết lập
giữa cá nhân với Nhà nước, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa
Nhà nước và công dân Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều, được xác lập giữ cá
nhân với một quốc gia nhất định, có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của
người đó được pháp luật của quốc gia quy định và đảm bảo thực hiện Việc một cá nhân
mang quốc tịch của một nước có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với bản thân
cá nhân đó mà còn đối với nhà nước mà cá nhân đó mang quốc tịch Quốc tịch gắn liền
với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết đi, là tiền đề để họ được hưởng các quyền
công dân và làm nghĩa vụ công dân đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.1
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần cấu thành nên quốc gia đó là dân cư
sống ổn định trên lãnh thổ quốc gia, trong đó công dân là một bộ phận chiếm đa số và có
đầy đủ các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật của nhà nước dành cho họ Ngược lại, quốc
gia phải có nghĩa vụ đối với công dân của nước mình Đồng thời, dân cư sống ổn định
trên lãnh thổ quốc gia và việc tổ chức Nhà nước có mối quan hệ qua lại mật thiết với
nhau Mỗi quốc gia có những cách tập hợp dân cư khác nhau và có mối quan hệ của dân
cư với Nhà nước cũng khác nhau Mối quan hệ này rất phức tạp mà trong khoa học
pháp lý gọi mối quan hệ này là quốc tịch
Trong tuyên ngôn nhân quyền 1948 điều 15 đã khẳng định “Tất cả mọi người đều
có quyền có quốc tịch Không ai được tùy tiện tước bỏ quốc tịch hoặc từ chối quyền thay
đổi quốc tịch của người khác” Có thể nói, quyền có quốc tịch là kim chỉ nam xuyên
suốt và là cơ sở đầu tiên cho việc thực thi các quyền công dân khác Còn ở Luật Quốc
tịch Việt Nam năm 1998 và Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đều xác định: “Quốc
1 Công ty luật Minh Khuê, Một số vấn đề chung về quốc tịch,
http://luatminhkhue.vn/dan-su/mot-so-van-de-chung-ve-quoc-tich.aspx ,[ ngày 8/8/2014]
Trang 9tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà
nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với
công dân Việt Nam”
Như vậy, Quốc tịch là mối quan hệ mang tính chính trị-pháp lý, ổn định lâu dài và
ràng buộc giữa một cá nhân và nhà nước nhất định trên cơ sở những quy định pháp luật
của nhà nước đó 2 Quan hệ này cho phép xác định con người nào đó là công dân của
một nước cụ thể Mỗi quốc gia có một chế độ pháp lý khác nhau về quốc tịch Mối liên
hệ pháp lý này được biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó đối với
quốc gia mà họ mang quốc tịch và tổng thể quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với công
dân của mình 3
1.1.2 Khái niệm luật quốc tịch
Do sự ra đời của quốc tịch luôn gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước
Trong những hình thức nhà nước khác nhau thì bản chất và nội dung của hình thức cũng
khác nhau Do đó, quốc tịch luôn gắn liền với sự phát triển địa vị pháp lý của người dân,
phạm vi các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và sự bình đẳng giữa
các tầng lớp trong xã hội
Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, chủ nô là người có đầy đủ các quyền do nhà nước
ban hành trong đó hai quyền cơ bản là sở hữu và bóc lột nô lệ Lúc bấy giờ, nô lê bị coi
là những “công cụ biết nói” và thuộc quyền sở hữu của giai cấp chủ nô Quan hệ giữa nô
lệ với nhà nước, với giai cấp thống trị là bất bình đẳng Họ không có một chút quyền
nhỏ bé nào trong xã hội kể cả các quyền cơ bản của con người
Dưới chế độ phong kiến, địa vị pháp lý của người dân được nâng cao hơn nhưng họ
vẫn bị trói chặt vào ruộng đất của lãnh chúa và địa chủ phong kiến Ở thời gian này, họ
có một số quyền cá nhân nhưng lại chẳng có một quyền chính trị nào Vì thế quan hệ
giữa người dân với nhà nước vẫn còn bất bình đẳng chủ yếu là nghĩa vụ đối với nhà
nước thuộc về người dân một cách tuyệt đối Người dân không có tiếng nói và không có
một quyền quốc tịch nào
Đến chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN), quốc tịch đã được hình thành ở giai đoạn
đầu, khi giai cấp tư sản có những quan điểm, tư tưởng tiến bộ về quyền tự do dân chủ để
lôi kéo các tầng lớp nhân dân ủng hộ nhằm lật đổ chế độ phong kiến Tuy nhiên, khi đã
Trang 10lật đổ được chế độ phong kiến bằng cuộc cách mạng tư sản thì giai cấp tư sản lại phản
bội lại người dân, phản bội lại những quan điểm, tư tưởng ban đầu để quay lại đề cao lợi
ích của giai cấp Khi đến giai đoạn cuối dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, quốc tịch đã dần
mất đi và rồi chỉ còn mang tính chất hình thức
Khi đến chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), quốc tịch mới được thể hiện đúng bản
chất của nó và mang những nội dung mới tiến bộ Nhân dân lao động đã thật sự trở
thành những người chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống “Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân”4 Quan hệ giữa công dân và nhà nước đã thể hiện được sự bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ Công dân sẽ có một số quyền nhất định kèm theo các nghĩa vụ đối
với nhà nước và ngược lại Những quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện trong luật pháp
của nhà nước và biểu hiện chủ yếu thông qua luật quốc tịch
Như vậy, Luật quốc tịch là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong vấn đề quốc tịch, bao gồm các vấn đề liên quan đến việc xác lập
và chấm dứt quốc tịch của cá nhân
Dưới góc độ này thì luật quốc tịch chính là phương tiện pháp lý để xác định mối
liên hệ giữa Nhà nước và công dân Do đó, muốn xác định một cá nhân có quốc tịch của
một quốc gia nào đó hay không, chúng ta phải căn cứ vào các quy định của pháp luật
quốc gia đó mà cụ thể là luật quốc tịch.5
1.2 Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của quốc tịch
1.2.1 Đặc điểm của quốc tịch
Do quốc tịch có mối quan hệ pháp lý- chính trị gắn bó mật thiết giữa một cá nhân
với nhà nước có chủ quyền mà mình mang quốc tịch cho nên quốc tịch có những đặc
điểm sau:
Thứ nhất: Quốc tịch có tính ổn định, bền vững và không phụ thuộc vào nơi cư trú
của công dân Quốc tịch là quan hệ pháp lý gắn bó giữa cá nhân với nhà nước, phát sinh
từ lúc cá nhân đó sinh ra, được đăng ký khai sinh và kể từ đó được nhà nước thừa nhận
cá nhân đó là có quốc tịch - công dân của nước mình cho đến khi cá nhân đó chết đi
Tính bền vững của quốc tịch được xác lập theo thời gian không chỉ là mười năm
hay năm mươi năm mà là cả cuộc đời của một người Không ai cũng như không có bất
kỳ một nước, quốc gia nào có thể tự ý cho thôi quốc tịch hay tước quốc tịch của một cá
4
Luật hiến pháp 2013, điều 2, khoản 1
5 Diệp Ngọc Dũng, Cao Nhất Linh, Tập bài giảng luật tư pháp quốc tế-Khoa Luật- Đại Học Cần Thơ, năm 2002, Tr
47
Trang 11nhân là công dân mình mà bản thân họ không có những hành vi vi phạm đến lợi ích
quốc gia hay gây phương hại đến đất nước Bên cạnh đó, nhà nước cũng không thể nào
cho thôi quốc tịch hoặc tước quốc tịch của công dân mình khi họ đang sinh sống trên
lãnh thổ của quốc gia khác mà họ không được nhập quốc tịch của quốc gia mà họ đang
sinh sống
Tính bền vững còn được thể hiện ở mặt quốc tịch gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của nhà nước Lãnh thổ, dân cư và nhà nước là những yếu tố cơ bản cấu thành một
quốc gia, trong đó lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu, là không gian cần thiết, là cơ
sở thực tế cho sự tồn tại của quốc gia Mà dân cư ở đây chính là công dân Quốc tịch có
ý nghĩa pháp lý quốc tế rất quan trọng, thể hiện sự quy thuộc của công dân vào một nhà
nước, thể hiện chủ quyền quốc gia, vì dân cư là một trong bốn yêu tố cầu thành quốc
gia6
Như vậy, quốc tịch có tính bền vững, ổn định và không phụ thuộc vào nơi cư trú
của công dân Nó gắn liền với những quyền cơ bản của cá nhân công dân đồng thời nó
cũng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của một nhà nước
Thứ hai: Quốc tịch có tính cá nhân Tức là quốc tịch gắn liền với cá nhân và mang
nhiều ý nghĩa, không chỉ về pháp lý mà còn về cả chính trị Quốc tịch gắn liền với tư
cách của công dân của một cá nhân xác định7.Vì thế sự thay đổi quốc tịch của cá nhân
như cha mẹ, vợ chồng,… trong gia đình không đương nhiên dẫn đến sự thay đổi của các
cá nhân liên quan với họ Chẳng hạn, “ việc vợ chồng nhập, trở lại hoặc mất quốc tịch
Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch của người kia”8, trừ những trường hợp đặc biệt
khác nhau mà từng quốc gia có những quy định riêng Hay việc cha mẹ nhập, mất hoặc
mất quốc tịch không kéo theo ảnh hưởng đến quốc tịch của con cái và các thành viên
khác trong gia đình
Thứ ba: Quốc tịch thể hiện ở những quyền và nghĩa vụ hai chiều của nhà nước đối
và công dân Khi nhà nước xác lập quốc tịch cho một cá nhân thì họ sẽ đương nhiên trở
thành công dân của quốc gia xác lập thì những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
sẽ phát sinh Những quyền này được nhà nước thể chế hóa trong các quy định pháp luật
của quốc gia Họ có quyền được hưởng các quyền công dân như là quyền ứng cử, quyền
bầu cử, quyền được nhà nước bảo hộ, … nhưng phải trong phạm vi cho phép của nhà
nước Nếu như không phải là công dân thì đương nhiên sẽ không được sự thừa nhận của
nhà nước và dĩ nhiên sẽ không có được những quyền này Bên cạnh, việc công dân
Trang 12được hưởng các quyền cơ bản mà nhà nước ban cho, công dân còn phải thực hiện những
nghĩa vụ bắt buộc với nhà nước như trung thành với tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quân
sự, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Khi cá nhân đã là công dân của mình thì nhà nước phải đưa ra những chính sách,
đường lối cho công dân thực hiện và tuân theo, có quyền áp dụng những biện pháp thích
hợp khi công dân vi phạm hoặc có hành vi gây ảnh hưởng đến xã hội, lợi ích của nhà
nước Bằng việc thể hiện ý chí của giai cấp mình thông qua hệ thống pháp luật để làm
thước đo chuẩn mực cho tất cả các công dân của mình thực hiện theo mà không một cá
nhân hay bất kì một nhà nước nào có quyền can thiệp, bởi vì nó là công việc nội bộ của
quốc gia Đồng thời, nhà nước cũng phải có trách nhiệm đối với công dân của mình như:
bảo hộ công dân mình bị xâm hại ở nước ngoài hay công dân mình có vi phạm ở nước
ngoài, …
1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của quốc tịch
1.2.2.1 Vai trò của quốc tịch
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý giữa công dân với nhà nước nhất định Mối quan
hệ này được thể hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ được pháp luật của một nước quy
định và bảo đảm thực hiện Bên cạnh đó, quốc tịch là một hiện tượng pháp lý mang tính
giai cấp rõ rệt và sâu sắc Bởi vì, việc quy định một bộ phận dân cư được hưởng chế độ
pháp lý nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị của nhà nước
Quốc tịch là quan hệ pháp lý có vai trò quan trọng không chỉ đối với cá nhân nhận
quốc tịch mà còn đối với nhà nước cho quốc tịch Vì quốc tịch là cơ sở pháp lý duy nhất
để xác định một cá nhân là công dân của một nước và trên cơ sở đó là căn cứ làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ giữa nhà nước và công dân.9
Điều 17, khoản 1, Hiến pháp
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Công dân nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” Theo đó, chỉ những
người mang quốc tịch Việt Nam mới được hưởng những quyền và lợi ích một cách
đầy đủ mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành cho công dân mình
Ngược lại, để đổi lấy việc được Nhà nước bảo hộ công dân, công dân phải thực hiện
những nghĩa vụ nhất định, bởi không bao giờ quyền của công dân tách rời với nghĩa vụ
của công dân
Như vậy, quốc tịch có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với công dân mang
quốc tịch mà còn có vai trò quan trọng đối với nhà nước cho quốc tịch Vì nó thúc đẩy
9 Công ty luật Minh Khuê, Một số vấn đề chung về quốc tịch,
http://luatminhkhue.vn/dan-su/mot-so-van-de-chung-ve-quoc-tich.aspx ,[ ngày 11/8/2014]
Trang 13sự gắn kết quan hệ pháp lý giữa công dân với nhà nước Vừa là phương tiện để người
dân thể hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước Vừa là công cụ để nhà nước
thể hiện ý chí giai cấp của mình thông qua sự ràng buộc và theo dõi những công dân,
những đứa con của mình
1.2.2.2 Ý nghĩa của quốc tịch
Quốc tịch được coi là chế định có tính chất tiền đề, có ý nghĩa quyết định của Hiến
pháp về địa vị pháp lý của người công dân Chỉ có thể trên cơ sở xác định được quốc
tịch của cá nhân mới có thể xác định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cá nhân mang quốc
tịch Bởi vì không phải ai sống trên lãnh thổ của một quốc gia đều là công dân của nước
đó Sự khác nhau cơ bản giữa công dân và không phải công dân nằm ở quyền và nghĩa
vụ Vậy ai sẽ là người có quyền, nghĩa vụ và chịu sự quản lý của nhà nước Điều đó chỉ
có thể xác định được khi xác định được quốc tịch hay nói đúng hơn là xác định cá nhân
đó có phải là công dân không Trong quy định của Hiến pháp năm 2013 cũng quy định
“Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt
Nam” 10
Như vậy, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ có các quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.3 Nguyên tắc xác định quốc tịch
1.3.1 Nguyên tắc huyết thống
Theo nguyên tắc này thì trẻ em sinh ra có cha mẹ, có cha hoặc mẹ là công dân nước
nào thì được công nhận có quốc tịch nước đó Trường hợp có xung đột về quốc tịch do
cha và mẹ là công dân hai nước khác nhau thì pháp luật quy định lựa chọn quốc tịch cho
con11 Tuy nhiên nguyên tắc này cũng có một số hạn chế nhất định như trường hợp cha
mẹ đứa trẻ không cùng quốc tịch thì không cho phép xác định ngay quốc tịch, hoặc
trường hợp cha mẹ đứa trẻ là người không quốc tịch thì có thể dẫn đến đứa trẻ không có
quốc tịch Nguyên tắc này lại có hai dạng: huyết thống tuyệt đối và huyết thống tương
đối
+ Nguyên tắc huyết thống tuyệt đối: là nguyên tắc theo đó được áp dụng cho
trường hợp cả cha và mẹ có cùng quốc tịch Theo nguyên tắc này thì đứa trẻ sẽ có quốc
tịch theo cha mẹ, bất kể được sinh ra ở đâu Cụ thể, trong điều 15, Luật Quốc tịch năm
2008 của Việt Nam quy định: “Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà
khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”
+ Nguyên tắc huyết thống tương đối: là nguyên tắc được áp dụng cho trường hợp
10
Luật Hiến phap 2013, Điều 17, khoản 1
11 Công ty luật Minh Khuê , Quốc tịch và luật quốc tịch Việt Nam,
http://luatminhkhue.vn/hanh-chinh/quoc-tich-va-luat-quoc-tich-viet-nam.aspx , [ngày 28/8/2014]
Trang 14chỉ cần có cha hoặc mẹ mang quốc tịch của một nước nào đó thì đứa trẻ sẽ mang quốc
tịch của nước mà người cha hay người mẹ đó mang quốc tịch hoặc trong trường hợp chỉ
có cha hoặc mẹ có quốc tịch còn người kia không rõ hay không có quốc tịch thì đứa trẻ
sẽ mang quốc tịch của cha hoặc mẹ Nguyên tắc này được thể chế hóa tại điều 16 Luật
Quốc tịch năm 2008 như sau:
“1 Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha
hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là
công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam
2 Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công
dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha
mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con
Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa
thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.”
1.3.2 Nguyên tắc lãnh thổ
Nguyên tắc lãnh thổ: Nguyên tắc này quy định trẻ em sinh ra trên lãnh thổ nước
nào thì mang quốc tịch nước đó nếu cha hoặc mẹ là công dân nước đó hoặc không xác
định được cha mẹ là ai không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ12 Hay nói cách khác,
theo nguyên tắc quyền nơi sinh thì đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ quốc gia nào thì sẽ mang
quốc tịch nước đó Theo nguyên tắc này thì đứa trẻ sẽ có quốc tịch mặc nhiên không cần
phụ thuộc vào ý chí của người cha, người mẹ Một số nước áp dụng nguyên tắc này như
Braxin, Panama, Chilê,… Theo quy định tại Điều 17, Luật Quốc tịch năm 2008 của Việt
Nam thì nguyên tắc lãnh thổ chỉ áp dụng trong các trường hợp sau:
“1 Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người
không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam
2 Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc
tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt
Nam”
Bên cạnh đó tại Điều 18, Luật quốc tịch năm 2008 còn quy định:
“ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha
mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam…”
12 VIBOnline, Quốc tịch và Luật quốc tịch năm 2008,
http://www.vibonline.com.vn/Phobienphapluat/1786/QUOC-TICH-VA-LUAT-QUOC-TICH-VIET-NAM-2008.aspx , [ngày 28/8/2014]
Trang 15Nguyên tắc lãnh thổ đã khắc phục được những hạn chế của nguyên tắc huyết thống
nhưng vẫn còn đó những điểm bất cập như trường hợp đứa trẻ có cha mẹ mang quốc tịch
nước ngoài nhưng được sinh ra trên lãnh thổ áp dụng nguyên tắc nơi sinh Dẫn đến
trường hợp đứa trẻ mang quốc gia nước ngoài thay vì mang quốc tịch của cha mẹ
Nguyên tắc huyết thống và lãnh thổ là hai nguyên tắc trái ngược nhau và không thể
tách rời Sự trái ngược đó được biểu hiện cụ thể ở trường hợp người hai hay nhiều quốc
tịch hoặc người không quốc tịch Trên thực tế có một số nước đã áp dụng song song, hài
hòa cả hai nguyên tắc này như Anh, Mỹ, Pháp, Ấn độ,… và cả Việt Nam
1.3.3 Nguyên tắc thoả thuận quốc tế
Nguyên tắc thỏa thuận quốc tế: Công ước Liên hợp quốc về hạn chế tình trạng
không quốc tịch, các nước cam kết “hành động theo Nghị quyết 896 (IX) do Đại hội
đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 04/12/1954; xem xét một cách thiện chí để giảm
tình trạng không quốc tịch bằng một điều ước quốc tế” Các quốc gia có thỏa thuận đa
phương hoặc song phương về quốc tịch, những thỏa thuận này là cơ sở xác định một bộ
phận dân cư nhất định thuộc quốc tịch nước nào
Xét về phương diện của mỗi quốc gia, quốc tịch gắn liền với mỗi con người kể từ
khi sinh ra đến khi mất đi, là tiền đề để họ hưởng các quyền công dân và làm nghĩa vụ
công dân trong quan hệ với Nhà nước mà mình mang quốc tịch Do vậy, việc quy định
các căn cứ xác định quốc tịch là nhiệm vụ quan trọng của các nhà làm luật.13
1.3.4 Nguyên tắc xác định quốc tịch do sự trở lại quốc tịch
Nguyên tắc xác định quốc tịch do sự trở lại quốc tịch là nguyên tắc quy định việc
khôi phục lại quốc tịch của một người đã mất quốc tịch, người trước đây đã từng có
quốc tịch của một quốc gia nhưng vì một lý do nào đó họ không còn quốc tịch của quốc
gia đó nữa và họ muốn trở lại quốc tịch cũ của mình
1.4 Quá trình hình thành và phát triển của Luât quốc tịch
1.4.1 Giai đoạn trước năm 1975
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong
kiến, với chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp đất nước ta bị chia cắt thành ba
miền với ba chế độ cai trị và hệ thống pháp luật khác nhau Vấn đề quốc tịch và công
dân vì thế không được quy định một cách rõ ràng trong các văn bản pháp luật
13 VIBOnline, Quốc tịch và Luật quốc tịch năm 2008,
http://www.vibonline.com.vn/Phobienphapluat/1786/QUOC-TICH-VA-LUAT-QUOC-TICH-VIET-NAM-2008.aspx , [ngày 28/8/2014]
Trang 16Sau ngày độc lập, với sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào
ngày 2/9/1945, nước ta trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định về quốc tịch
Việt Nam đó là Sắc Lệnh số 53/SL ngày 20/10/1945.14
Sắc lệnh số 53/SL ngay tại Điều 3 đã khẳng định quyền bình đẳng về quốc tịch
Việt Nam giữa các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam “Những dân tộc thiểu
số ở nước Việt Nam như Thổ, Mán, Mường, Nùng, Kha, Lolo,v.v…, có trụ sở nhất định
trên lãnh thổ nước Việt Nam, đều là công dân Việt Nam”
Về có quốc tịch Việt Nam, tại Điều 2, Sắc lệnh cũng quy định các trường hợp có
quốc tịch Việt Nam do sinh ra: “Những người thuộc một trong các hạng kể sau đây đều
là công dân Việt Nam:
- Cha là công dân Việt Nam;
- Cha không rõ là ai hay không thuộc quốc tịch nào mà mẹ là công dân Việt Nam;
- Đẻ ở trên lĩnh thổ nước Việt Nam mà cha mẹ không rõ là ai hay không thuộc một
quốc tịch nào”
Theo quy định này, việc xác định quốc tịch của trẻ em sinh ra dựa trên việc kết hợp
giữa nguyên tắc “ huyết thống” với nguyên tắc “nơi sinh” để hạn chế tối đa việc trẻ em
sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam bị rơi vào tình trạng không quốc tịch Đồng thời, Sắc lệnh
số 53/SL còn quy định về trường hợp có quốc tịch Việt Nam do phục hồi quốc tịch tại
Điều 4: “Kể từ ngày ban hành sắc lệnh này, những người Việt Nam đã vào dân Pháp, sẽ
coi là công dân Việt Nam Những người ấy phải đến khai bỏ quốc tịch Pháp ở phòng Hộ
tịch Toà Thị chính của một trong những thành phố sau này: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh,
Huế, Nha Trang, Sài Gòn, Biên Hoà hay ở một trong những nơi mà Uỷ ban Bắc bộ,
Trung bộ hay Nam bộ sẽ định sau”
Thủ tục xin khai bỏ quốc tịch Pháp để trở lại quốc tịch Việt Nam lúc ấy được quy
định rất đơn giản chủ yếu là cho kịp ngày Tổng tuyển cử (6/1/1946) Bất cứ ai, người
nào không ra khai sẽ mất đi quyền bầu cử
Cùng với việc quy định về các trường hợp có quốc tịch Việt Nam, Điều 7, Sắc lệnh
số 53/SL còn quy định các trường hợp mất quốc tịch Việt Nam Công dân Việt Nam sẽ
bị mất quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Nhập một quốc tịch ngoại quốc;
14 Mạc Thị Thư, Luận văn tốt nghiệp-Các vấn đề về quốc tịch, năm 2008, Tr 6
Trang 17- Giữ một chức vụ gì ở ngoại quốc mà không chịu thôi, tuy đã được Chính phủ
cảnh cáo;
- Làm một việc gì phạm đến nền độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà của nước
Việt Nam
Các quy định về xác lâp quốc tịch do phục hồi quốc tịch cũng như các trường hợp
mất quốc tịch Việt Nam cho ta thấy rằng ngay từ thời kỳ này, nhà nước Việt Nam đã
thực hiện chính sách một quốc tịch Tuy mới chỉ quy định một số vấn đề cơ bản nhất về
quốc tịch nhưng Sắc lệnh 53/SL được ban hành trong thời điểm đất nước ta vừa mới ra
đời nên có ý nghĩa chính trị to lớn, là bước chuẩn bị quan trọng cho cuộc Tổng tuyển cử
bầu Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà
Về vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam cũng là một vấn đề rất quan trọng nhưng chưa
được quy định trong Sắc lệnh số 53/SL Vì vậy, ngày 07/12/1945, Chủ tịch Chính phủ
lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành Sắc lệnh số 73/SL quy định việc
nhập quốc tịch Việt Nam Điều 1, Sắc lệnh số 73/SL đã quy định điều kiện cụ thể đối
với những người ngoại quốc muốn nhập quốc tịch Việt Nam: “Những người ngoại quốc
muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải có những điều kiện sau đây:
- Đủ 18 tuổi;
- Đã ở 10 năm trên đất nước Việt Nam;
- Có trú quán nhất định trong nước Việt Nam;
- Biết tiếng nói Việt Nam;
- Có hạnh kiểm tốt;
- Nếu có vợ hay chồng là người ngoại quốc, thì phải được người vợ hay chồng thoả
thuận cho nhập quốc tịch Việt Nam”
Về cách thức xin nhập quốc tịch Việt Nam cũng được quy định cụ thể: người xin
phải đề đơn lên Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi mình ở, Uỷ ban tỉnh phải điều tra và cho ý
kiến rồi gửi lên Uỷ ban Kỳ, Uỷ ban Kỳ phê ý kiến rồi gửi lên Bộ Tư pháp Nếu Bộ Tư
pháp chấp nhận thì ra sắc lệnh cho nhập quốc tịch Việt Nam (Điều 4 Sắc lệnh số 73/SL)
Việc quy định cụ thể trình tự, thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam nhìn chung là đơn
giản, thuận tiện cho dân Sắc lệnh số 73/SL còn quy định rõ “Người đã nhập quốc tịch
Việt Nam được hưởng đủ quyền lợi và phải chịu tất cả trách nhiệm của một công dân
Việt Nam” (Điều 3)
Tháng 12/1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta lại bước
vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy cam go, quyết liệt Trong hoàn cảnh đó,
Trang 18Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã ký và ban hành Sắc lệnh số 215/SL ngày
20/8/1948 ấn định những quyền lợi đặc biệt cho những người ngoại quốc giúp sức vào
cuộc kháng chiến của đất nước Việt Nam Theo đó, “những người có công trạng với
cuộc kháng chiến thì được miễn điều kiện thời hạn định trong Sắc lệnh số 73/SL ngày
07/12/1945 về sự xin gia nhập quốc tịch Việt Nam”15 Tại thời điểm này, cả nước ta
đang tập trung sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống Pháp, Sắc lệnh số 215/SL
đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với những người ngoại quốc có
công giúp vào cuộc kháng chiến Việt Nam
Cùng với việc ban hành các sắc lệnh quy định về nhiều lĩnh vực khác nhau, sự ra
đời của các sắc lệnh nói trên về quốc tịch đã đặt nền tảng pháp lý quan trọng cho việc
hình thành hệ thống các văn bản pháp luật về quốc tịch nói riêng và hệ thống các văn
bản pháp luật Việt Nam nói chung
Năm 1954, Hiệp định Gơneve về Việt Nam được ký kết, đất nước ta bị chia cắt làm
hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt Ngày 14/12/1959, Chủ tịch nước Việt Nam
Dân chủ cộng hoà đã ký và ban hành Sắc lệnh số 51/SL bãi bỏ Điều 5, 6 Sắc lệnh 53/SL
ngày 20/10/1945 Theo Sắc lệnh số 51/SL, “những phụ nữ Việt Nam lấy chồng có quốc
tịch nước ngoài trước ngày ban hành Sắc lệnh này vẫn giữ quốc tịch Việt Nam Người
nào muốn theo quốc tịch của người chồng thì trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ban
hành Sắc lệnh này phải xin bỏ quốc tịch Việt Nam và phải được Chính phủ nước Việt
Nam Dân chủ cộng hoà cho phép” Quy định này xét dưới góc độ quyền công dân đã
bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ, phù hợp với quy định tại điều 9, Hiến pháp
năm 1946 “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” Đồng thời cũng
khẳng định, quyền có quốc tịch là quyền nhân thân của mỗi người, mỗi người đều có
quyền quyết định lựa chọn quốc tịch cho mình, người đàn bà khi lấy chồng ngoại quốc
vẫn có thể giữ quốc tịch gốc của mình nếu không có nguyện vọng theo quốc tịch của
chồng Ngược lại, trong trường hợp họ muốn theo quốc tịch của chồng thì phải xin bỏ
quốc tịch Việt Nam và phải được Chính phủ cho phép
Từ năm 1960, theo Luật Tổ chức Chính phủ, trong thành phần của Chính phủ
không có Bộ Tư pháp, các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được chuyển giao cho Bộ Công an,
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao và một phần cho chính quyền
địa phương Về lĩnh vực quốc tịch, ngày 08/2/1971 Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước
Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã ban hành Nghị quyết số 1043/NQ-TVQHK6 về việc xin
thôi hoặc nhập quốc tịch Việt Nam, trong đó “giao cho Hội đồng Chính phủ xét và quyết
định về những trường hợp cụ thể xin vào hoặc xin thôi quốc tịch Việt Nam”
15 Sắc lệnh 215/SL, Điều 6
Trang 19Có thể khẳng định rằng, trước năm 1975, các vấn đề về quốc tịch chủ yếu được quy
định trong một số sắc lệnh và nghị quyết nêu trên Mỗi văn bản pháp luật chỉ giải quyết
một vấn đề cụ thể do thực tiễn cách mạng lúc đó đặt ra Mặc dù vậy, như đã phân tích ở
trên, các văn bản đó đã thể hiện rõ quan điểm tiến bộ của Nhà nước Việt Nam đối với
các vấn đề cơ bản về quốc tịch như: bình đẳng giữa các dân tộc cùng sinh sống trên đất
nước Việt Nam về quốc tịch Việt Nam, bảo đảm quyền của cá nhân trên lãnh thổ Việt
Nam được có quốc tịch thông qua việc hạn chế tình trạng không quốc tịch, bình đẳng
giữa các công dân Việt Nam với nhau về quyền và nghĩa vụ công dân, không kể người
có quốc tịch gốc Việt Nam hay được nhập quốc tịch Việt Nam… Rõ ràng, các quy định
về quốc tịch trong các văn bản trên đã đặt nền tảng ban đầu cho việc xây dựng và ban
hành Luật quốc tịch Việt Nam ở giai đoạn sau16
1.4.2 Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
1.4.2.1 Giai đoạn từ năm 1975 đến 1988
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (30/4/1975), đất nước ta hoàn toàn
độc lập, non sông thu về một mối Tại kỳ họp thứ 7, phiên họp ngày 18/12/1980 Quốc
hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức thông qua bản
Hiến pháp năm 198017 Hiến pháp năm 1980, Điều 53 có quy định: “Công dân nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam theo luật định”
Lần đầu tiên, vấn đề quốc tịch của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp –
văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của Luật quốc tịch
Việt Nam năm 1988
Tại kỳ họp thứ 3, ngày 28/6/1988 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá VIII đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 ( sau đây gọi tắt là Luật
năm 1988), có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/1988 Đây là đạo luật đầu tiên của nhà
nước ta quy định khá đầy đủ các vấn đề về quốc tịch Việt Nam như: Luật gồm 18 điều,
chia thành 6 chương:
Chương I: Những quy định chung;
Chương II: Xác định có quốc tịch Việt Nam;
Chương III: Mất quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam;
Chương IV: Quốc tịch trẻ em khi có sự thay đổi quốc tịch cha mẹ, quốc tịch con
Trang 20Chương V: Thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quốc tịch;
Chương VI: Điều khoản cuối cùng
Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988, Điều 3 đã quy định rõ: “Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc
tịch Việt Nam” Như vậy, Luật quốc tịch năm 1988 đã quy định nguyên tắc một quốc
tịch triệt để Bên cạnh đó, Luật năm 1988 chưa quy định cơ chế đảm bảo thực hiện
nguyên tắc này, do đó gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật cũng như để lại hậu
quả pháp lý phức tạp trên thực tế Luật quốc tịch 1988 ra đời thay thế cho các Sắc lệnh
số 53/SL, Sắc lệnh số 73/SL, Điều 6 Sắc lệnh số 215/SL, Sắc lệnh số 51/SL và Nghị
quyết số 1043-NQ/TVQH Có thể thấy, Luật quốc tịch Việt Nam 1988 đã luật hoá một
cách chính thức các quy định về quốc tịch Việt Nam, giải quyết được một số tồn tại,
vướng mắc trong thực tế về quốc tịch trong giai đoạn lúc bấy giờ và thể hiện được sự
quan tâm của nhà nước đến vấn đền quốc tịch
1.4.2.2 Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1998
Sau hơn mười ba năm thống nhất, tình hình đất nước Việt Nam đã có nhiều thay
đổi đánh dấu một thời kì mới với rất nhiều cơ hội và thách thức đang chờ đón Hiến
pháp năm 1980 ra đời và lần đầu tiên quy định vấn đề quốc tịch vào đạo lực cao nhất của
Việt Nam Nhưng những quy định này chỉ mang đậm chất của thời kì đầu bao cấp tập
trung còn vấn đề đối ngoại thì chỉ đặt ra trong nội bộ các nước XHCN
Luật quốc tịch Việt Nam 1988 đã luật hoá một cách chính thức các quy định về
quốc tịch Việt Nam, giải quyết được một số tồn tại, vướng mắc trong thực tế về quốc
tịch trong giai đoạn lúc bấy giờ và thể hiện được sự quan tâm của nhà nước đến vấn đền
quốc tịch Tuy nhiên, Luật quốc tịch năm 1988 được ban hành vào thời kỳ đầu của công
cuộc đổi mới nên đến giai đoạn sau những năm 1990 không đáp ứng được chủ trương
hội nhập quốc tế Sự phát triển kinh tế xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế dẫn đến ngày
càng có nhiều người nước ngoài vào làm ăn, sinh sống tại Viêt Nam, công dân Việt Nam
kết hôn với người nước ngoài…Thêm vào đó, sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài năm
1988, Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã đặt ra yêu cầu cần phải cập
nhật, hoàn thiện các quy định pháp luật về quốc tịch.18
Ở giai đoạn này đất nước còn trong tình trạng bao vây cô lập, bị cấm vận Các thế
lực phản động trong và ngoài nước không ngừng chống đối và phá hoại nhà nước ta trên
nhiều lĩnh vực Bên cạnh đó, nhà nước ta còn là một nhà nước với 54 dân tộc anh em có
18 VIBOnline, Quốc tịch và Luật quốc tịch năm 2008,
http://www.vibonline.com.vn/Phobienphapluat/1786/QUOC-TICH-VA-LUAT-QUOC-TICH-VIET-NAM-2008.aspx , [ngày19/8/2014].
Trang 21những nét bản sắc khác nhau nên vấn đề dân tộc và xác lập quốc tịch ở Việt Nam hết sức
nhạy cảm và quan trọng Mặt khác, các luật ban hành trước đó cũng như Luật quốc tịch
năm 1988 đã bộc lộ những bất cập, không theo kịp với tình hình hiện tại Nên cần có
một đạo luật mới giúp giải quyết những bất cấp ấy
1.4.2.3 Giai đoạn năm 1998 đến năm 2008
Năm 1995 Luật dân sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được ban hành Trong đó, quốc tịch được quy định là một quyền nhân thân cơ bản của
con người và là cơ sở để xác định quyền, nghĩa vụ mà công dân được hưởng Bên cạnh
đó, sau hơn 10 năm thực hiện, Luật quốc tịch năm 1988 đã bắt đầu bộc lộ những khe hở,
một số điểm không còn phù hợp với thời kì mới Một số quy định còn mang tính hình
thức gây khó khăn cho việc áp dụng vào cuộc sống Hơn nữa, Hiến pháp năm 1992 được
ban hành càng khiến cho các quy định của Luật quốc tịch năm 1988 trở nên lỗi thời, đặc
biệt là các vấn đề xác định thẩm quyền về giải quyết các việc về quốc tịch, những quy
định về thủ tục gải quyết các vấn đề về quốc tịch Với việc đẩy mạnh chính sách hội
nhập, phát triển kinh tế, mở rộng ngoại giao của đảng và nhà nước càng làm cho những
bất cập ấy trở nên trầm trọng
Trên cơ sở đó, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X tại kỳ
họp thứ 3 ngày 20/5/1998 đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam và Luật này có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/1999 Để hướng dẫn thi hành và cụ thể hoá những quy định của
Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998, Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã ban hành
một số văn bản dưới luật: Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, Nghị
định số 55/2000/NĐ-CP ngày 11/10/2000 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị
định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.19
Việc ban hành Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 là bước tiến quan trọng trong
việc hoàn thiện pháp luật về quốc tịch của Nhà nước ta Luật quốc tịch năm 1998 đã
điều chỉnh tương đối toàn diện các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quốc tịch như: quyền
của cá nhân đối với quốc tịch, nguyên tắc một quốc tịch, hạn chế tình trạng không quốc
tịch, quốc tịch của vợ và chồng, các căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam, mất
19 Công ty luật Minh Khuê, Một số vấn đề chung về quốc tịch,
http://luatminhkhue.vn/dan-su/mot-so-van-de-chung-ve-quoc-tich.aspx ,[ ngày 20/8/2014]
Trang 22quốc tịch Việt Nam, thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi; thẩm
quyền và thủ tục giải quyết các vấn đề về quốc tịch 20
1.4.2.4 Giai đoạn năm 2008 đến nay
Ở giai đoạn hiện nay, tình hình quan hệ quốc tế của nước ta đã có nhiều thay đổi:
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO, thành
viên không thường trực hội đồng bảo an Liên Hợp quốc,… nên đặt ra yêu cầu cần sữa
đổi một số văn bản pháp luật cho phù hợp mà cụ thể là Luật quốc tịch năm 1998
Vào năm 2005, Luật dân sự được ban hành kế thừa các quy định của Luật dân sự
năm 1995 cùng với sự ra đời của các đạo luật quan trọng khác như Luật đầu tư năm
2005, Luật cư trú năm 2005,… đã dẫn đến một số quy định của Luật quốc tịch năm 1998
đã không còn phù hợp Bên cạnh đó, hiện nay đất nước ta đã có nhiều thay đổi lớn, quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; uy tín và vị thế quốc tế của nước ta ngày càng
nâng cao trong quan hệ đối ngoại Nước ta đã hội nhập sâu hơn vào đời sống kinh tế
quốc tế (là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thành viên
không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc) Thành tựu về phát triển kinh tế
- xã hội trong hơn 20 năm đổi mới đã đưa nước ta tới ngưỡng cửa thoát nghèo, trở nên
khá giả hơn và do đó có thêm điều kiện để bảo đảm tốt hơn cho công dân được hưởng
đầy đủ các quyền do pháp luật quy định, trong đó quyền có quốc tịch là một trong những
quyền cơ bản của công dân
Đồng thời, phải nói rằng với sự phát triển của khoa học pháp lý, tư duy pháp lý
cũng có nhiều đổi mới, tiếp cận gần hơn với các giá trị phổ biến của thế giới Trong bối
cảnh như vậy, Bộ Chính trị đã có sự đánh giá đúng đắn về các chính sách của nhà nước
ta đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: “các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước chưa được quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ, công tác bảo hộ
quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa được quan tâm
đúng mức; các chính sách, văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chưa thể hiện đầy đủ tinh
thần đại đoàn kết dân tộc, chưa khuyến khích mạnh mẽ người Việt Nam định cư ở nước
ngoài hướng về quê hương, đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước” Do đó, việc
xây dựng và ban hành Luật quốc tịch mới là cần thiết, góp phần quan trọng vào việc thể
chế hoá và bảo đảm thực hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta coi người
Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng
đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác,
hữu nghị giữa nước ta với các nước Ngày 13-11-2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa
20 Luật Việt, Luật quốc tịch Việt Nam,
http://www.luatviet.org/Home/pho-bien-phap-luat/2009/7740/Luat-Quoc-tich-Viet-Nam.aspx , [ngày 21/8/2014]
Trang 2312 đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) Luật đã được Chủ tịch nước ký
Lệnh công bố ngày 28-11-2008 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2009.21
21 VIBOnline, Quốc tịch và Luật quốc tịch năm 2008,
http://www.vibonline.com.vn/Phobienphapluat/1786/QUOC-TICH-VA-LUAT-QUOC-TICH-VIET-NAM-2008.aspx , [ngày21/8/2014].
Trang 24CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ XÁC LẬP QUỐC TỊCH
2.1 Xác lập quốc tịch do sinh ra theo pháp luật Việt Nam
2.1.1 Xác lập quốc tịch do sinh ra
Thông thường đa phần dân cư sống trên lãnh thổ của một quốc gia, được pháp luật
xác định một cách mặc nhiên có quốc tịch của nước sở tại Việc xác lập quốc tịch do
sinh ra có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật quốc tịch Một số nước xác định theo
nguyên tắc huyết thống (Apganixtan, Áo, Na uy, ), một số nước khác lại theo nguyên
tắc nơi sinh như Braxin, Bôlivia ,… Còn đối với Việt Nam thì xác định quốc tịch bằng
cách kết hợp cả nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh để hạn chế thấp nhất
những rủi rỏ khi xác định quốc tịch theo từng nguyên tắc
Xác lập quốc tịch do sinh ra là cách xác lập quốc tịch phổ biến nhất Theo đó, công
dân mang quốc tịch của một nhà nước được xác định một cách mặc nhiên ngay từ khi cá
nhân đó mới sinh ra Hay nói cách khác, việc cá nhân mang quốc tịch của một nhà nước
không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân đó mà phụ thuộc vào ý chí của nhà nước Tuy
nhiên, pháp luật của các nước không thống nhất với nhau về cách thức xác lập quốc tịch
của một cá nhân Có hai nguyên tắc xác định quốc tịch theo sự sinh ra đó là: nguyên tắc
huyết thống và nguyên tắc nơi sinh
2.1.2 Các nguyên tắc xác lập quốc tịch do sinh ra theo pháp luật Việt Nam
2.1.2.1 Xác lập quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống
Nguyên tắc huyết thống gồm hai loại: là nguyên tắc huyết thống tương đối và
nguyên tắc huyết thống tuyệt đối
Theo nguyên tắc huyết thống tuyệt đối (cả cha và mẹ đều có cùng quốc tịch Việt
Nam) theo luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì Việt Nam thừa nhận nguyên tắc huyết
thống tuyệt đối cho một cá nhân Ví dụ: một đứa trẻ khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là
công dân Việt Nam thì đứa trẻ đó sẽ mang quốc tịch Việt Nam Nếu một khi cha mẹ đứa
trẻ là công dân Việt Nam rồi thì đứa trẻ đó đương nhiên có quốc tịch Việt Nam Đây là
một tiêu chí hết sức đặc biệt bởi khi một đứa trẻ được khai sinh mà cha mẹ có quốc tịch
Việt Nam thì đó là căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam cho đứa trẻ Trong luật quốc
tịch Việt Nam năm 2008, Điều 15 quy định “trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công
dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”
Trang 25Theo quy định trên cho dù đứa trẻ đó được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt
Nam mà có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì đứa trẻ đó đương nhiên sẽ có quốc tịch
Việt Nam Có thể nói rằng Việt Nam thừa nhận nguyên tắc theo huyết thống một cách
tuyệt đối là hoàn toàn đúng
Bên cạnh đó, Điều 16, khoản 1, luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 cũng thừa nhận
nguyên tắc huyết thống tương đối trong một số quy định như “trẻ em khi sinh ra trong
hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn
người kia là người không quốc tich, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ
là ai, thì có quốc tịch Việt Nam”
Với quy định ở trên, khi một đứa trẻ sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà
khi sinh ra có cha là công dân Việt Nam còn mẹ là người không quốc tịch thì đứa trẻ đó
có quốc tịch Việt Nam và ngược lại Còn trong trường hợp mà mẹ là công dân Việt Nam
còn cha không rõ là ai thì đứa trẻ đó cũng có quốc tịch Việt Nam bất kể đứa trẻ đó sinh
ra trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam Đồng thời, điều 16, khoản 2, luật quốc tịch Việt
Nam năm 2008 cũng quy định “trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt
Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa
thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con Trường hợp
trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa
chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam” Từ quy định trên, ta thấy
việc mang quốc tịch của trẻ em chuyển từ sự không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ sang
sự phụ thuộc tuyệt đối vào ý chí của cha mẹ và thể hiện tinh thần bảo vệ trẻ em, tránh
tình trạng hai quốc tịch của một cá nhân
2.1.2.2 Xác lập quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh
Theo nguyên tắc nơi sinh thì khi đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ nước nào thì có quốc
tịch của nước đó không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ đứa trẻ cũng như không phụ
thuộc vào quốc tịch của cha mẹ đứa trẻ Hay nói cách khác, đây là nguyên tắc đứa trẻ
sinh ra ở nước nào thì sẽ mang quốc tịch của nước đó
Việt Nam tuy không phải là nước áp dụng một cách triệt để nguyên tắc nơi sinh
nhưng Việt Nam cũng thừa nhận nguyên tắc nơi sinh trong các trường hợp cụ thể nhằm
đảm bảo cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam (trừ
trường hợp đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng cả cha và mẹ là người
nước ngoài) thì đứa trẻ đó sẽ không có quốc tịch Việt Nam
Theo quy định của luật quốc tịch Việt Nam 2008, Điều 15, khoản 1 thì “trẻ em sinh
ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng
Trang 26có nơi thường trú tại Việt Nam, thì có quốc tịch Việt Nam” hoặc quy định “trẻ em sinh
ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi
thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam”22
Với quy định tại Điều 17 luật quốc tịch Việt Nam thì trong trường hợp tại khoản 1
thì khi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là người không quốc tịch
thì đứa trẻ đó có quốc tịch Việt Nam Nhưng với điều kiện là cha mẹ đứa trẻ đó phải có
nơi thường trú tại Viêt Nam, nếu chỉ có nơi tạm trú thì đứa trẻ đó sẽ không có quốc tịch
Việt Nam
Trường hợp tại khoản 2 thì khi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh
có mẹ là người không quốc tịch còn cha không rõ là ai, thì đứa trẻ sẽ có quốc tịch Việt
Nam nhưng người mẹ phải có nơi thường trú tại Việt Nam còn người mẹ không có nơi
thường trú dù cho tạm trú đi chăng nữa thì đứa trẻ đó sẽ không có quốc tịch Việt Nam
Hoặc tại điều 18, luật quốc tịch Việt Nam 2008 cũng quy định “trẻ sơ sinh bị bỏ rơi
hoặc trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc
tịch Việt Nam” Tuy nhiên, trong trường hợp đứa trẻ này chưa đủ 15 tuổi mà tìm thấy
cha mẹ đều có quốc tịch nước ngoài, cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài hoặc người
giám hộ có quốc tịch nước ngoài thì đứa trẻ không còn quốc tịch Việt Nam Ngược lại,
đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của
người đó về việc bỏ quốc tịch Việt Nam để theo quốc tịch của cha mẹ hoặc người giám
hộ có quốc tịch nước ngoài mới tìm thấy
Như vậy, thông qua các hình thức nêu trên pháp luật Việt Nam gần như đã giải
quyết một cách trọn vẹn và đầy đủ các trường hợp có thể xảy ra và trên cơ sở kết hợp hài
hòa giữa hai nguyên tắc: Nguyên tắc theo huyết thống và nguyên tắc theo nơi sinh, trong
đó nguyên tắc huyết thống vẫn là cơ sở chính nhằm đảm bảo về mặt pháp lý quyền có
quốc tịch của trẻ em Tuy nhiên, việc kết hợp hai nguyên tắc này trong luật quốc tịch
Việt Nam không đảm bảo được những đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc
tịch Việt Nam Cũng có thể nói rằng, việc áp dụng nguyên tắc nơi sinh của luật quốc tịch
Việt Nam thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của nhà nước ta và phù hợp với các nguyên tắc
cơ bản của công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em đồng thời cũng phù hợp với xu thế
chung của thế giới
22 Luật quốc tịch 2008, điều 17, khoản 2
Trang 272.2 Xác lập quốc tịch Việt Nam theo sự gia nhập
2.2.1 Xác lập quốc tịch theo sự gia nhập
Xác lập quốc tịch theo sự gia nhập được hiểu là việc một cá nhân xin nhập quốc
tịch của một nhà nước nào đó và việc xin nhập quốc tịch được quyết định bởi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về việc trao quốc tịch của nhà nước mình cho cá nhân xin nhập
quốc tịch theo một trình tự được pháp luật quy định Như vậy, việc công dân được mang
quốc tịch của một nhà nước nào đó là phụ thuộc vào ý chí của nhà nước đó, thể hiện ở
việc cho hoặc không cho cá nhân được nhập quốc tịch của quốc gia mình hay không
Việc xin vào nhập quốc tịch Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của
người muốn xin nhập quốc tịch được quy định cụ thể trong Luật quốc tịch Việt Nam
2008.23
2.2.2 Các điều kiện, trường hợp miễn giảm và trình tự, thủ tục xác lập quốc
tịch theo sự gia nhập
2.2.2.1 Các điều kiện xác lập quốc tịch theo sự gia nhập
Việc có quốc tịch của một nước sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân
với nhà nước và ngược lại Chính vì vậy, khi một cá nhân nước ngoài muốn nhập quốc
tịch Việt Nam là theo ý chí của mình, họ muốn thiết lập mối quan hệ pháp lý và chính trị
giữa họ với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt Nam Nói cụ thể hơn là họ muốn
được hưởng đầy đủ những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam Cá nhân
nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam có nhiều lý do khác nhau như kinh tế, thể thao,
chính trị… nhưng họ phải đáp ứng một số yêu cầu của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đưa ra
Đối với một số trường hợp nhập quốc tịch cơ bản:
- Do một người xin nhập và được nhà nước cho phép
- Do quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định
người được nhập quốc tịch cho dù người đó không xin nhập quốc tịch
- Không do người đó xin nhập quốc tịch nhưng do tác động của các cam kết quốc
tịch giữa các nước hữu quan liên quan đến trường hợp được nhập quốc tịch
+ Gia nhập do kết hôn với công dân nước sở tại Đây là trường hợp kết hôn giữa
những người khác quốc tịch Hiện nay, vấn đề này rất phổ biến và luật quốc tế chưa có
quy định điều chỉnh mà chủ yếu chỉ là quy định pháp luật của một số nước
23 Diệp Ngọc Dũng, Cao Nhất Linh, Tập bài giảng luật tư pháp quốc tế-Khoa Luật- Đại Học Cần Thơ, năm 2002, Tr
51
Trang 28+ Gia nhập quốc tịch do làm con nuôi nước sở tại Luật một số nước quy định đứa
trẻ được người nước ngoài nhận làm con nuôi sẽ có quốc tịch người nhận con nuôi Còn
nếu trong trường hợp có xung đột pháp luật quốc tịch giữa hai nước thì các bên sẽ giải
quyết thông qua ký kết điều ước quốc tế
+ Người không quốc tịch xin gia nhập quốc tịch Đây là trường hợp khá phổ biến
hiện nay Vì những lý do khác nhau mà một cá nhân rơi vào tình trạng không quốc tịch
Có thể là do sự mẫu thuẫn giữa nguyên tắc huyết thống với nguyên tắc nơi sinh, bị tước
quốc tịch nhưng chưa được nhập quốc tịch
+ Chuyển quốc tịch này sang quốc tịch khác Trường hợp này xảy ra khi có sự
chuyển giao lãnh thổ Ví dụ như trường hợp Đông Đức và Tây Đức
+ Gia nhập quốc tịch mới nhưng vẫn giữ lại quốc tịch cũ Một cá nhân nào đó vì lý
do nào đó sang định cư tại quốc gia khác nhưng họ vẫn muốn giữ lại quốc tịch cũ
Để được xác lập quốc tịch theo sự gia nhập, cá nhân xin nhập quốc tịch phải đáp
ứng các điều kiện cơ bản do nhà nước đưa ra Theo quy định của Điều 19, khoản 1, luật
quốc tịch Việt Nam 2008 và quy định tại Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22
tháng 9 năm 2009 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật quốc tịch Việt Nam 2008 thì “công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang
thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc
tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau
+ Có năng lực hành vi dân sư đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục,
tập quán của dân tộc Việt Nam;
+ Biết tiếng việt để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;
+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tình đến thời điểm xin gia nhập quốc
tịch Việt Nam;
+ Có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam.”
Từ những quy định trên có thể thấy rằng các điều kiện mà luật quy định chủ yếu
gồm những nhóm điều kiện như năng lực hành vi, thời gian thường trú, có điều kiện hòa
nhập, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam và tôn trọng pháp luật, phong tục, tập
quán của Việt Nam
Thứ nhất, cá nhân xin nhập quốc tịch phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
“năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác
Trang 29lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”24
và phải đạt một độ tuổi nhất định, phải có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi Bên cạnh đó, cá nhân xin nhập quốc tịch còn không
bị tòa án ra quyết định bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không phải là người đang
chấp hành hình phạt Theo pháp luật dân sự Việt Nam quy định người thành niên là
người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp mất và hạn chế năng lực hành
vi Cụ thể: “người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường
hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật này” 25 Đồng thời, Điều 18, Bộ Luật
Dân sự 2005 cũng quy định “người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên”
Như vậy, cá nhân muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam trước hết phải phải có năng lực
hành vi dân sư đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; So với Luật của Nga yêu
cầu năng lực hành vi dân sự của đương sự chỉ là 16 tuổi, còn Luật quốc tịch của Lào,
Australia, Canađa, Pháp thì quy định độ tuổi của đương sự là 18 được xin gia nhập quốc
tịch Từ đó có thể thấy rằng quy định độ tuổi năng lực hành vi dân sự của đương sự ở
mỗi quốc gia là khác nhau vì hệ thống chính trị của mỗi nước, địa lí, phong tục, tập
quán,… là khác nhau
Thứ hai, tuân thủ hiến pháp, pháp luật Việt Nam, tôn trọng truyền thống phong tục
tập quán của dân tộc Việt Nam Với quy định này có thể hiểu rằng cá nhân xin nhập
quốc tịch sẽ không có tư tưởng, quan điểm, đường lối chính trị chống phá Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Từ những vấn đề nhạy cảm như chủ quyền, an
ninh các quy định về người nhập quốc tịch là khác nhau Một số nước còn quy định phải
đảm bảo các yêu cầu về chính sách nhà nước mà họ xin nhập quốc tịch như Luật Thái
Lan, Nhật Bản,…
Thứ ba, cá nhân xin nhập quốc tịch Việt Nam biết tiếng Việt để hòa nhập vào cộng
đồng Việt Nam Một cá nhân muốn xin nhập quốc tịch trước hết phải biết tiếng việt ở
một mức độ nhất định để giao tiếp, tìm hiểu phong tục tập quán đất nước và hòa nhập
được với cộng đồng dân cư mới Ngoài ra, Luật quốc tịch năm 2008, điều 19, khoản 4
quy định cá nhân “người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam Tên này
do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong quyết định cho
nhập quốc tịch Việt Nam.” Tại khoản 1, Điều 5 Nghị định 78/2009/NĐ-CP cũng đã quy
định cụ thể về vấn này “Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam của
người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng
tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm
việc của người đó”
24 Bộ Luật dân sự 2005, điều 17
25 Bộ Luật dân sự 2005, điều 19
Trang 30Đồng thời, tại điểm b, khoản 7, Nghị định 78/2009/NĐ-CP cũng quy định rõ các
loại giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam bao
gồm các loại giấy tờ sau: Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, bằng tốt nghiệp sau đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp khoa tiếng Việt tại một trường
Đại học ở nước ngoài, chứng chỉ trình độ tiếng Việt do trường Đại học Khoa Học Xã
Hội Nhân Văn cấp Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch không có các văn bằng
trên thì người xin nhập quốc tịch phải đăng ký kiểm tra trình độ Tiếng Việt tại trường
Đại học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn của Việt Nam Nếu đạt yêu cầu sẽ cấp chứng chỉ
có giá trị trong 2 năm26 Với các điều kiện được quy định trên nhằm đảm bảo rằng người
nước ngoài, người xin nhập quốc tịch khi được nhập quốc tịch Việt Nam đã có sự hiểu
biết tối thiểu về chính sách pháp luật của nhà nước, về phong tục tập quán Việt Nam và
có khả năng hòa nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam Từ đó, có thể ổn định cuộc sống,
làm ăn sinh sống tại Việt Nam Đây là những điều kiện rất quan trọng để cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Thứ tư, cá nhân xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có thời gian thường trú nhất định
trên lãnh thổ Việt Nam từ 5 năm trở lên Thời hạn thường trú 5 năm tại Việt Nam của
người không quốc tịch và người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam là thời hạn
thường trú liên tục chứ không phải tính gộp các khoảng thời gian đã thường trú không
liên tục tại Việt Nam
Thứ năm, người xin nhập quốc tịch có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam
Theo hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 5 Nghị định 78/2009/NĐ-CP ngày 22/09/2009 thì
“khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam
được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo
lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam” Luật quốc tịch năm 2008, điều 19, khoản 4
quy định cá nhân “người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam Tên này
do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho
nhập quốc tịch Việt Nam.” Đồng thời, khoản 3, điều 19, Luật Quốc tịch 2008 quy định
“người xin nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài” Với các điều
kiện được quy định trên nhằm đảm bảo rằng người nước ngoài, người xin nhập quốc tịch
khi được nhập quốc tịch Việt Nam đã có sự hiểu biết tối thiểu về chính sách pháp luật
của nhà nước, về phong tục tập quán Việt Nam và có khả năng hòa nhập vào cộng đồng
xã hội Việt Nam Từ đó, có thể ổn định cuộc sống, làm ăn sinh sống tại Việt Nam
26 Diệp Ngọc Dũng, Cao Nhất Linh, Tập bài giảng luật tư pháp quốc tế -Khoa Luật- Trường Đại Học Cần Thơ, năm
2002, tr 18