1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề nhượng quyền thương mại

24 870 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 149,5 KB

Nội dung

những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề nhượng quyền thương mại

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nhượng quyền thương mại - Franchising - đã ra đời và phát triển tronghơn sáu thập kỷ qua tại nhiều nước Âu - Mỹ Còn tại Việt Nam, dù đã manh nhahình thành cách đây gần chục năm, nhưng hiện nay nhượng quyền thương mạivẫn là phương thức kinh doanh hoàn toàn khá mới mẻ Với việc chúng ta gianhập tổ chức thương mại thế giới thì vấn đề này càng phải được quan tâm nhiềuhơn, nó đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan quản lý phải đưa ra được những quyđịnh, chính sách để cho loại hình này phát triển phù hợp với thông lệ của quốc tế

và phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi

đó pháp luật Việt Nam đã có một số quy định về vấn đề nhượng quyền thươngmại, qua báo cáo này em xin đi sâu vào việc tìm hiểu những quy định của phápluật Việt Nam về vấn đề nhượng quyền thương mại

Trang 2

NỘI DUNG

I Khái niệm, đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của nhượng quyền thương mại

1 Khái niệm

1.1 Một số khái niệm trên thế giới

Khái niệm nhượng quyền của Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association):

Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International FranchiseAssociation) là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra Khái niệmnhượng quyền thương mại như sau:

"Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao

và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liêntục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh(know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa,phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; vàBên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằngcác nguồn lực của mình"

Khái niệm nhượng quyền thương mại của Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU):

EC Khái niệm quyền thương mại là một "tập hợp những quyền sở hữucông nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại,biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết,hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tớingười sử dụng cuối cùng" Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyểnnhượng quyền kinh doanh được Khái niệm ở trên

Khái niệm nhượng quyền thương mại của Mêhicô:

Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định:

"Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụngmột thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ

kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch

Trang 3

vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt độngthương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập,với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch

vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó."

Khái niệm nhượng quyền thương mại của Nga:

Chương 54, Bộ luật dân sự Nga Khái niệm bản chất pháp lý của "sựnhượng quyền thương mại" như sau:

"Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phảicấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, haykhông thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sửdụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đốivới dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và cácquyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hànghoá , nhãn hiệu dịch vụ, "

Tất cả các Khái niệm về nhượng quyền thương mại trên đây đều dựa trênquan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước Tuy nhiên, có thể thấy rằngcác điểm chung trong tất cả những Khái niệm này là việc một Bên độc lập (Bênnhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa,các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng

bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này,Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định

1.2 Theo pháp luật Việt Nam

Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005

“ Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bênnhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc muabán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãnhiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểutượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

Trang 4

2 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhậnquyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

là các thương nhân và có tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với nhau Sau khi

nhận quyền thương mại, bên nhận quyền thương mại được tự mình tiến hành

việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên cơ sở sự cho phép của bên

nhượng quyền thương mại để khai thác lợi ích cho chính mình

- Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại có sự chuyển

giao “ quyền thương mại” gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ đó là “ cách thức tổ

chức kinh doanh… nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo” của bên nhượng

quyền cho bên nhận quyền

- Bên nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền thương mại luôn tồn

tại “ quyền kiểm soát và trợ giúp” rất gắn bó và mật thiết Đây được coi là một

đặc điểm nổi bật của nhượng quyền thương mại so với các hoạt động thươngmại khác Nhượng quyền thương mại thực chất là việc mở rộng mô hình kinhdoanh đã thành công trên thị trường bằng cách chia sẻ quyền kinh doanh thươngmại cho các thương nhân nhận quyền Tuy nhiên việc mở rộng mô hình kinhdoanh, bên nhượng quyền thương mại luôn phải đối mặt với nguy cơ giảm uy tínthương mại nếu bên nhận quyền không thực hiện đúng cam kết Điều này đòihỏi bên nhượng quyền phải kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền, khiến bênnhận quyền phải tuân thủ chặt chẽ mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền,qua đó bảo vệ được thương hiệu của mình

- Cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ nhượng quyền thương mại chính làhợp đồng nhượng quyền thương mại, chính hợp đồng thương mại thể hiện việc

Trang 5

thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoậc chấm dứt quyền và nghĩa

vụ trong quan hệ nhượng quyền thương mại Theo Điều 285 Luật Thương mại

2005 thì “ hợp đồng thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình

thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”

3 Bản chất

Trong thời gian trước đây ở Việt Nam nhượng quyền thương mại đượccoi như là một dạng hoạt động chuyển giao công nghệ và chịu sự điều chỉnh củaluật về chuyển giao công nghệ Tuy nhiên về bản chất nhượng quyền thươngmại và chuyển giao công nghệ là hai hoạt động khác biệt Nhượng quyền thươngmại chính là việc nhượng quyền kinh doanh kèm theo đó là uy tín, nhãn hiệuhàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh cũng như các kiếnthức, bí quyết kinh doanh dây truyền thiết bị công nghệ cho một thương nhân.Trên cơ sở đó thương nhân nhận quyền thương mại phát triển một cơ sở kinhdoanh mới, một cơ sở có thể bán, sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa nhấtđịnh hoặc cung cấp các dịch vụ có cùng chất lượng, hình thức, phương thứcphục vụ như thương nhân nhượng quyền và dưới thương hiệu của thương nhân

nhượng quyền Hay nói cách khác “nhượng quyền thương mại là hoạt động

thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên cùng một thương hiệu cho bên nhận quyền” Ngược lại chuyển giao công nghệ thực chất là việc chuyển giao các kiến

thức kỹ thuật từ người có kiến thức cho một người khác, trên cơ sở đó ngườinhận kiến thức khai thác các giá trị của công nghệ sản xuất ra hàng hóa sảnphẩm theo ý kiến chủ quan của mình chứ không phải theo một khuôn mẫu, quyđịnh nào từ phía bên chuyển giao công nghệ Xuất phát từ sự khác biệt về bảnchất đó, cho nên khi sử dụng các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệđiều chỉnh việc nhượng quyền thương mại đã tạo ra một số vấn đề bất cập trongthực tiễn, nhận thức được những vấn đề bất cập đó, đồng thời để đáp ứng đượcyêu cầu của thực tiễn cuộc sống và tiến trình hội nhập, Luật Thương mại 2005

đã chính thức bổ sung thêm một số hoạt động thương mại vào phạm vi điềuchỉnh đó là nhượng quyền thương mại Đây là chế định góp phần hoàn thiện

Trang 6

pháp luật về thương mại nói chung và nhượng quyền thương mại nói riêng.Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại độc lập, có những nét đặcthù so với chuyển giao công nghệ.

Dưới góc độ kinh doanh, nó là một hình thức tiếp thị và phân phối hànghóa, dịch vụ rất hiệu quả, theo đó, bên nhận quyền được cấp quyền kinh doanhmột loại sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với các tiêu chuẩn, hệ thống, phươngthức đã được bên nhượng quyền thiết lập với sự trợ giúp, huấn luyện và kiểmsoát của bêm nhượng quyền Đổi lại, bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền

và phí bản quyền cho bên nhượng quyền

4 Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại

4.1 Đối với bên nhượng quyền

+ Mở rộng được hệ thống kinh doanh mà không phải đầu tư nhiều và vẫnnằm trong sự điều tiết, kiểm soát của mình Do tính đặc thù của nhượng quyềnthương mại là bên nhận quyền thương mại luôn chịu sự kiểm soát của bênnhượng quyền thương mại

+ Thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ từ việc nhượng quyền chobên nhận quyền vì khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyềnthuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bênnhượng quyền Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu củabên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập củamình

+ Cải thiện được hệ thống phân phối

+ Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu Khi sử dụng hình thức nhượngquyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng

bá thương hiệu của mình Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi củachuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng mộtcách dễ dàng hơn.Bên cạnh đó, vì chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rấtnhiều cửa hàng, cho nên, chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rấtnhỏ Điều này giúp bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáolớn Đây là một lợi thế cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnh tranh nào có khả năng

Trang 7

vượt qua Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, thươnghiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiềuthuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bênnhượng quyền Và như thế cả bên nhượng quền và bên nhận quyền ngày càngthu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền.

+ Hạn chế khả năng cạnh tranh của các đối thủ

4.2 Đối với bên nhận quyền

+ Tận dụng được nguồn lực, tiết kiệm được chi phí và thời gian trong việcxây dựng một mô hình kinh doanh đào tạo đội ngũ quản lý hay xây dựng mộtthương hiệu trên thị trường

+ Giảm thiểu rủi ro: Mục đích chủ yếu của nhượng quyền chính là giảmthiểu rủi ro Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỷ lệthất bại cao Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là nhữngngười mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời giancho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh Khi thamgia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo vàtruyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinhdoanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần trải nghiệmtrên thị trường tức là họ kinh doanh theo một mô hình quản lý có sẵn Bên nhậnquyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu Bênnhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung

+ Được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyềnluôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên bênnhận quyền Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu vớikhối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn Giá của các sản phẩm,nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn Nếu trênthị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bênnhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước Điều này giúpcho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thịtrường

Trang 8

+ Rất phù hợp với những thương nhân có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ

vì mức cạnh tranh của các thương nhân này nếu tự mình xây dựng các thươnghiệu cho riêng mình thì sẽ rất khó khăn

II Thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới và Việt Nam

1 Trên thế giới

Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹnhưng thực tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc với hình thức có 2 – 3điểm bán lẻ cùng hình thức tại một số địa điểm khác nhau cùng kinh doanh.Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bánsản phẩm của họ Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâuSinger của Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh Singer đã

ký hợp đồng nhượng quyền và trở thành người tiên phong trong việc thoả thuậnhình thức nhượng quyền Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm chocác đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas Trong thời gian này,phạm vi hoạt động nhượng quyền chỉ là chuyển quyền phân phối và bán sảnphẩm của các nhà sản xuất Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hình thức này đã thực

sự phát triển rất mạnh mẽ Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo theo sựtăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng quyền đãtrở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngànhcông nghiệp thức ăn nhanh và khách sạn Vào thập niên 60-70, nhượng quyềnbùng nổ và phát triển mạnh ở Mỹ, Anh và một số nước khác

Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnhtrong tất cả các lĩnh vực Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nótrên toàn thế giới Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có 1 hệ thốngnhượng quyền mới ra đời Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thứcnhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công tyđộc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệuthất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập Điều đó cho thấy sựbùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu

Trang 9

Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới :Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau Nếu so sánhvới GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấuhiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyềnchiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tứ là1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phútlại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời

Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống nhượng quyền thương mại;với 167.500 cửa hàng nhượng quyền thương mại, doanh thu đạt khoảng 100 tỉEuro Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm Ở Anh, nhượng quyền thương mại là mộttrong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh Khu vựcnhượng quyền thương mại cũng thu hút một lượng lao động lớn với khoảng317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ

IFA cho hay, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu riêng ở khu vực châu

Á đã tạo doanh thu hơn 50 tỷ USD mỗi năm

Ở Thái Lan số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó cótới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗihợp đồng 20.000-65.000 USD Bộ thương mại công bố chương trình khuyếnkhích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua nhượng quyềnthương mại Được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ nhượng quyềnthương mại Bước đầu: năm 2004 đạt 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10% tương

tự các năm tiếp theo

Tại Nhật Bản, nhượng quyền thương mại phát triển mạnh từ năm 1996,đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống nhượng quyền thương mại và 220.710 cửahàng nhận quyền thương mại, doanh thu từ công nghệ nhượng quyền thươngmại là khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%

Từ năm 1980, nhượng quyền thương mại vào Trung Quốc Đến năm

2004, nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với

Trang 10

120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau Biểu đồ tăngtrưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước nàygia nhập WTO Từ năm 2000, tại Trung Quốc, bình quân mỗi năm hệ thốngnhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng,các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55% Đặc biệt, hệ thống nhượng quyềnthương mại của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thươnghiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài

Ở Malaysia, nhìn thấy lợi ích của nhượng quyền thương mại từ 1992,Chính phủ thành lập chương trình quốc gia về chuyển nhượng (FranchiseDevelopment Programe - FDP) với 2 mục tiêu: Gia tăng số doanh nghiệp bán /mua nhượng quyền thương mại; Thúc đẩy phát triển những sản phẩm / dịch vụđặc thù nội địa thông qua nhượng quyền thương mại

Ở Úc, tổng cửa hàng nhượng quyền thương mại khoảng 54.000, đóng góp12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động

2 Tại Việt Nam

Giữa thập niên 90, ở nước ta đã có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết

bị lọc nước do Việt kiều về đầu tư đã đưa ra hình thức nhượng quyền thươngmại, nhưng thị trường lúc bấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thươnghiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nên đã không thànhcông Mãi đến 3 - 4 năm trở lại đây, hình thức nhượng quyền thương mại mớirục rịch trở lại với các thương hiệu tên tuổi như Kinh Đô, Trung Nguyên,Lotteria, Phở 24 Theo ông Patrick Ho Lock Yin - Phó tổng giám đốc Công ty

cổ phần Kinh Đô, đến nay Kinh Đô có mạng lưới 150 nhà phân phối và trên30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước với nhiều chủng loại sản phẩm bánh,kẹo Trong đó, có nhiều cửa hàng Kinh Đô đã áp dụng phương thức nhượngquyền thương mại Còn đối với Công ty cà phê Trung Nguyên, đây là thươnghiệu cà phê số 1 và cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hìnhkinh doanh nhượng quyền thương mại Hiện Trung Nguyên đã có 1.000 quán càphê ở Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và đang tiếp tụcphát triển tại Mỹ, Đức, Australia thông qua phương thức nhượng quyền thương

Trang 11

mại này Theo phân tích của chương trình dự báo bán lẻ tại TP.HCM, cơ hộikinh doanh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam rất lớn do có các yếu tố: kinh

tế vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt; các trung tâm mua sắm, đô thị, khuthương mại dịch vụ còn phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnhphát triển chuỗi - hệ thống bán hàng; với thị trường tiềm năng hơn 84 triệu dân,

hạ tầng dịch vụ ngày càng hoàn thiện và tâm lý kinh doanh thích làm chủ củangười Việt Nam trong điều kiện vốn và kinh nghiệm đều có giới hạn thì kinhdoanh nhượng quyền là phương pháp thích hợp nhất Tóm lại đến nay, ở ViệtNam có một số hệ thống nhượng quyền rất thành công và một số đang trên đàphát tiển nhưng nhìn chung là còn rất khiêm tốn Những hệ thống nhượng quyềnthương mại nước ngoài đã vào Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cókhoảng gần 100 thương hiệu: Trà Dilmah, tập đoàn bán lẻ Bourbon Group( BigC), KFC, Jollibee, Qualitea, khách sạn Sofitel, Hilton, Sharaton, MetroCash & Carry, Bourbon, Parkson (Malaysia), v.v … Trong thời gian tới đây khiViệt Nam đã gia nhập WTO, sẽ có nhiều nhân tố làm phát triển thị trườngnhượng quyền thương mại hơn nữa, đặc biệt khi Việt Nam lại được đánh giá làthị trường bán lẻ có tiềm năng cao

III Những quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại

Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại, nhà nước

ta đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại.Quan hệ nhượng quyền thương mại rất phức tạp, phụ thuộc vào đối tượng “quyền thương mại” được chuyển giao đến mức độ như thế nào mà mỗi hợp đồngnhượng quyền thương mại có thể có những đặc trưng riêng và đặt ra những yêucầu riêng cho việc áp dụng pháp luật Vì vậy pháp luật điều chỉnh hoạt độngnhượng quyền thương mại cũng rất đa dạng và phong phú Có thể tìm thấynhững quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại trongnhiều văn bản như tại:

+ Bộ luật dân sự 2005

Trang 12

+ Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành là Nghị định35/2006/NĐ_CP, Thông tư Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) số09/2006/TT_BTM ngày 25-05-2006

+ Luật sở hữu trí tuệ 2005

+ Luật chuyển giao công nghệ 2006

là các quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền và thương nhân nhậnquyền; nhượng quyền lại cho bên thứ 3; đăng ký nhượng quyền thương mại

Khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại thì tại điều 286 vàđiều 287 có quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền nhưsau:

*“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các

quyền sau đây:

1 Nhận tiền nhượng quyền;

2 Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;

3 Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.” (Điều 286)

*“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1 Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

Ngày đăng: 04/04/2013, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w