II Nguồn kinh phí và

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cô phần xây dựng và phát triển nông thôn 4 (Trang 32)

I Vốn chủ sở hữu 97,076 100% 105,089 100% 8,013 8%

II Nguồn kinh phí và

Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0% 0 0% 0 0% Tổng nguồn vốn 249,845 100% 380,959 100% - 131,11 4 -34%

Nhìn vào bảng này ta thấy nguồn vốn cuối năm 2012 so với đầu năm giảm

131,11trđvới tỷ lệ 34%.Nguồn vốn giảm một lượng khá lớn. Tuy nhiên ta cần phải đi sâu xem xét kỹ hơn để thấy được tổng nguồn vốn giảm chủ yếu là do đâu.

 Về vốn CSH:

Vốn đầu tư của chủ sở hữu không thay đổi so với đầu năm tuy nhiên lợi nhuận chưa phân phối của công ty lại giảm 13,801trđ tương ứng với

83%. Tuy tỷ trọng của lợi nhuận chưa phân phối chiếm trong tổng vốn chủ sở hữu cũng không cao (cuối năm: 3% - đầu năm là 16%) nhưng đây là yếu tố chính của sự sụt giảm vốn chủ sở hữu.

Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và tỷ trọng này tăng về cuối năm. Cụ thể là đầu năm tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 28% và đến cuối năm chỉ còn là 39%.

Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao. Tuy nhiên nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không tốt sẽ dẫn tới việc làm giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Để thấy rõ hơn cơ cấu nguồn vốn ta xem xét đến khoản mục sau:

 Nợ phải trả:

Nợ phải trả cuối năm so với đầu năm giảm với tỷ lệ là 45% với số tiền tương ứng là 123,101trđ. Trong đó nợ phải trả của công ty cuối năm chiếm

57% và nợ dài hạn chiếm 43%. Các khoản nợ ngắn hạn này tuy giúp công ty giảm được chi phí sử dụng vốn và nhanh chóng giải quyết được vấn đề nhưng cũng sẽ gây áp lực trả nợ cho công ty khi đến hạn vì các khoản nợ này là ngắn hạn nên công ty phải chịu áp lực quay vòng vốn để trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, mức sử dụng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cũng không chênh lệch quá nhiều nên có thể đánh giá cơ cấu này là hợp lý.

Nợ ngắn hạn giảm là do sự giảm đi của các khoản: Vay và nợ ngắn hạn, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, Phải trả người lao động và Chi phí phải trả.

Tuy nhiên nợ ngắn hạn giảm đi chủ yếu là do khoản vay và nợ ngắn hạn. So với đầu năm, vay và nợ ngắn hạn của công ty giảm 97,032trđ tương ứng với tỷ lệ là 87%. Lượng giảm này khá lớn do trong năm công ty đã cắt giảm huy động vốn, thu hẹp sản xuất kinh doanh.

Đối với các khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước đầu năm so với cuối năm lần lượt tăng 5,811trd2,366trđ tuy nhiên tỷ trọng của các khoản này trong nợ phải trả là thấp không ảnh hưởng nhiều trong sự tăng giảm của nợ phải trả. Đối với hai khoản mục trên là nguồn vốn đi chiếm dụng của đối tác, để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn thì việc doanh nghiệp tăng sử dụng nợ phải trả từ hai loại này là hợp lý. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý đến các khoản nợ sắp đến hạn, đảm bảo thanh toán đúng hạn giữ gìn uy tín với đối tác..

Đầu năm tỷ trọng vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (61%) trong tổng nợ ngắn hạn và các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác chỉ chiếm 17%. Đến cuối năm thì tỷ trọng các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác lạităng lên 35% chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm

vay và nợ ngắn hạn và các khoản phải trả, phải nộp khác. Như phân tích ở trên cho thấy công ty cũng đi chiếm dụng được khá nhiều so với các khoản vay và nợ ngắn hạn (gồm vay Ngân hàng và vay các đối tượng khác). Điều này cũng phần nào có lợi cho công ty vì giảm được chi phí sử dụng vốn nhưng cũng có nghĩa là công ty chưa thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.

Đối với khoản nợ dài hạn, chiếm tỷ trọng 37% ở đầu năm và 47% ở cuối năm trong tổng số nợ phải trả và giảm 42,344trđ so với đầu năm (tương ứng tỷ lệ giảm 39%). Nợ dài hạn giảm chủ yếu là do doanh thu chưa thực hiện cuối năm giảm 50% so với đầu năm tương ứng với số tuyệt đối là 53,980trđ.Đây là dấu hiệu tốt khi trong tình trạng khó khăn vẫn cố gắng hoàn thành công việc đã được đặt hàng trước, củng cố uy tín kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tóm lại, cuối năm so với đầu năm, cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của doanh nghiệp đều giảm. Trong khi vốn chủ sở hữu giảm đi không đáng kể ( giảm 8%) thì nợ phải trả lại giảm đi khá nhiều (45%) và nhất là các khoản vay và nợ ngắn hạn. Cộng thêm đó, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm đầu năm so với cuối năm. Đầu năm, nợ phải trả chiếm tỷ trọng là 72% và đến cuối năm là

61%. Như vậy,tuy nguồn vốn của công ty chủ yếu là nợ phải trả, hệ số nợ còn khá cao, nhưng do đặc trưng của ngành xây dựng, nguồn vốn đầu tư lớn phải sử dụng vốn đi vay nhiều thì đây là điều dễ hiểu, cần đánh sự hợp lýtrong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp khi đã giảm bớt các khoản vay nợ, thu hẹp sản xuất kinh doanh trong tình trạng vô cùng khó khăn hiện nay của ngành xây dựng. Doanh nghiệp cũng nên chú ý đến việc giảm hệ số nợ nhằm tăng mức độ tự chủ tài chính đồng thời đối với các khoản phải trả phải nộp khác, tránh để tăng quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến uy tín doanh nghiệp đối với Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cô phần xây dựng và phát triển nông thôn 4 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w