Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cô phần xây dựng và phát triển nông thôn 4 (Trang 37)

I Vốn chủ sở hữu 97,076 100% 105,089 100% 8,013 8%

2.2.2.3Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Qua bảng này ta sẽ thấy rõ ràng hơn về tình hình tạo lập và sử dụng vốn của công ty cổ phần cơ xây dựng và phát triển nông thôn 4.

Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2012

Sử dụng vốn Số tiền (Trđ)

Tỷ trọng (%)

Diễn biến nguồn vốn Số tiền (Trđ)

Tỷ trọng (%) 1. Tăng tín dụng cho khách hàng 12,092 6,9 1. Giảm vốn bằng tiền 59,316 34,1 2. Trả bớt vay và nợ ngắn hạn 97,302 55.9 2. Giảm hàng tồn kho 79,152 45.5 3.Trả bớt nợ thuế và các

khoản phải nộp nhà nước 792 0.5

3. Giảm tài sản ngắn

hạn khác 2,499 1.4

4. Trả bớt nợ cho CNV 467 0.3 4. Tăng tín dụng nhà cung cấp 5,811 3.3

5. Giảm bớt doanh thu

chưa thực hiện 53,980 31

5. Tăng các khoản người mua trả tiền trước

2,366 1,4

6. Giảm chi phí phải trả 1,496 0.9

6. Tăng nợ các khoản phải trả,phải nộp ngắn hạn khác

10,150 5,8

7. Giảm vốn chủ sở hữu 8,013 4.6 7. Tăng quỹ khen

thưởng phúc lợi 973 0.6

8. Tăng vay nợ dài

hạn 11,636 6.7

TỔNG CỘNG 174,142 100 TỔNG CỘNG 174,142 100

Qua bảng trên cho thấy, trong năm 2012, qui mô sử dụng vốn của công ty đã giảm 174,142trđ so với đầu năm. Trong đó chủ yếu là trả bớt nợ vay ngắn hạn 97,302trđ chiếm gần 60%, đồng thời giảm bớt doanh thu chưa thực hiện 53,980trđ tương ứng với 31% tổng mức giảm. Điều này là hợp lý khi công ty thu hẹp qui mô kinh doanh. Công ty cũng trả bớt nợ cho công nhân, các khoản thuế, chi phí phải trả trong điều kiện khó khăn có thể coi là sự cố gắng đáng kể.

Về nguồn vốn, công ty chủ yếu huy động vốn lớn nhất từ việc giảm hàng tồn kho với sô tiền là 79,152trđ tương ứng với 45.5%, tiếp đó là giảm vốn bằng tiền với số tiền là 59,136 trđ (chiếm tỷ trọng 34.1% ). Ngoài ra công ty còn huy động thông qua việc tăng các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác là 10,150 trđ (chiếm 5.8%) và các khoản vay nợ dài hạn (gồm có vay ngân hàng và vay các đối tượng khác) với số tiền là 11,636 trđ (chiếm 6.7%). Đồng thời cũng có sự gia tăng của các chiếm dụng vốn của nhà cung cấp ( số tiền 5,811trđ) chiếm dụng vốn của khách hàng (số tiền 2,366trđ).

Tuy việc giảm hàng tồn kho được coi là hợp lý trong tình trang doanh nghiệp thu hẹp qui mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc tăng sử dụng vay nợ dài hạn nhiều,

trong khi các khoản chiếm dụng được từ nhà cung cấp và khách hàng cùng các khoản vay nợ ngắn hạn còn ở mức thấp, dẫn tới chi phí sử dụng vốn còn cao. Giảm vốn bằng tiền là ko hợp lý tuy nhiên công ty đã buộc phải sử dụng đến trong điều kiện đi vay khó khăn, chi phí sử dụng vốn vay cao trong khi các khoản nợ đến hạn cần được thanh toán.

Tóm lại, qua việc phân tích sự biến động và cơ cấu của nguồn vốn cũng như sự biến động và cơ cấu tài sản thì một doanh nghiệp xây dựng như công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 4 có cơ cấu vốn chưa hợp lý. Cơ cấu nguồn vốn có tỷ trọng nợ là rất cao, trong khi tỷ trọng vốn chủ là rất thấp. Do vậy, tính tự chủ về mặt tài chính của công ty còn yếu và càng ngày càng yếu hơn về cuối năm. Điều này cũng sẽ dẫn đến sự căng thẳng về mặt tài chính nếu có nhiều khoản nợ cùng đến hạn một lúc. Việc sử dụng vốn có thể chấp nhận được trong điều kiện khó khăn chung khi giảm bớt các khoản đi vay, cố gắng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cô phần xây dựng và phát triển nông thôn 4 (Trang 37)