TỔNG CỘNG TÀI SẢN 249,845 100% 380,959 100% 131,114 34%

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cô phần xây dựng và phát triển nông thôn 4 (Trang 35)

I Vốn chủ sở hữu 97,076 100% 105,089 100% 8,013 8%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 249,845 100% 380,959 100% 131,114 34%

Cuối năm 2012 so với đầu năm thì tổng tài sản tăng 131,114trđ với tỷ lệ là 34%. Nhìn chung quy mô tài sản của công ty giảm theo hướng chủ yếu là giảm tài sản ngắn hạn cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Đây là sự thu hẹp qui mô đầu tư để đối phó với tình hình khó khăn trước mắt khi thị trường bất động sản đang bị đóng băng, góp phần giảm thiểu thiệt hại không đáng có, duy trì sự ổn định giúp công ty tồn tại được chờ cơ hội khi thị trường phục hồi trở lại. Ta đi sâu phân tích thêm: - Về tài sản ngắn hạn: So với đầu năm giảm 128,875trđ tương ứng với tỷ lệ là 38%.

Sự sụt giảm của tài sản ngắn hạn là do sự giảm đi của những khoản sau:

+ Vốn bằng tiền: Với mức giảm so với đầu năm là 59,316trđ tương ứng với tỷ lệ giảm là 80%. Về cuối năm công ty có những khoản nợ đến hạn cần phải thanh toán cho nhà cung cấp, cho người lao động, và các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác.Vì vậy, giảm vốn bằng tiền ở thời điểm cuối năm là là bất hợp lý.

Việc giam lượng vốn bằng tiền này có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tức thời của công ty vào thời điểm cuối năm.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn gồm có phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng lớn. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng10%chủ yếu là do phải thu của khách hàng tăng mạnh khoản 33,000trđ (tăng từ 28,695trđ đến

61,825trđ) trong khi đó trả trước cho người bán lại giảm đi khoảng 11,000trđ. Trong kỳ khoản này tăng nhiều không phải là do doanh nghiệp chủ động nới rộng chính sách tín dụng cho khách hàngvì mục tiêu tích cực mà chủ yếu là những khoản nợ khách hàng chưa đủ khả năng thanh toán cho doanh nghiệp. Công ty bị chiếm dụng một khoản vốn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Trong tình hình khó khăn chung thì doanh nghiệp phải chấp nhận điều này, nhưng cũng cần coi trọng công tác quản lý nợ phải thu, tránh hình thành nên các khoản nợ xấu, nợ phải thu khó đòi.

+ Hàng tồn kho: Hàng tồn kho giảm đi khá nhiều với tỷ lệ 56% tương ứng với qui mô giảm là 79,152trđ.Theo đó tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn cũng giảm từ 42% xuống còn 29%.Thu hẹp sản xuất dẫn tới giảm khối lượng công việc cũng có nghĩa làm cho hàng tồn kho giảm. Với tình hình nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và khó khăn trong kinh doanh thì giảm hàng tồn kho là hợp lý.

+ Tài sản ngắn hạn khác: Trong tài sản ngắn hạn khác bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và tài sản ngắn hạn khác. So với đầu năm thì tài sản ngắn hạn khác tăng 2,499trđ tương ứng với tỷ lệ là 29%. Nhưng lượng tài sản ngắn hạn khác này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản (xấp xỉ khoảng 3%). Vậy nên nó không có ảnh hưởng nhiều.

Như vậy, tài sản ngắn hạn của công ty tập trung chủ yếu vào tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Hai trong ba khoản mục này là vốn bằng tiền và hàng tồn kho giảm vào thời điểm cuối năm do tình kinh doanh của công ty gặp khó khăn nên phải thu hẹp sản xuất, giảm dự trữ hàng tồn kho.Cùng với đó là chính sách tín dụng cho khách hàng còn nới lỏng làm gia tăng các khoản phải thu của khách hàng. Tuy sự gia tăng này không có lợi cho công ty một phần là do khách quan, do

sự khó khăn chung của toàn ngành trong việc tiêu thụ sản phẩm nhưng cũng một phần công ty chưa thực hiện tốt việc đánh giá, dự báo tình hình để dự trữ lượng vốn bằng tiền, tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn thấp. - Về tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định hữu hình của công ty (chiếm tỷ trọng 91% đầu năm và 94% vào cuối năm). Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể (lần lượt là

4% và 2% vào cuối năm). So với đầu năm tài sản dài hạn giảm 6%tương ứng với số tiền là 2,399trđ. Trong đó:

+ Tài sản cố định hữu hình giảm 3% tương ứng với số tiền 1,047 trđ là do trong kỳ không mua sắm trang thiết bị mới, mức giảm là do công ty vẫn thực hiện khấu hao theo đúng qui định.

+ Tài sản dài hạn khác giảm 63% tương ứng với 1,092 trđ.

Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất kinh doanh thu hẹp thì việc giảm tài sản dài hạn cũng được coi là hợp lý. Đồng thời, tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản cũng chiếm phần nhỏ khoảng 15% vào cuối năm 2012 với tỷ lệ giảm không đáng kể 6%

do vậy cũng không ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của công ty. .

Tóm lại qua phân tích sự thay đổi các khoản mục tài sản và tổng tài sản của công ty ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản, trong khi tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Do vậy sự giảm sút của tổng tài sản chủ yếu là do sự giảm đi của tài sản ngắn hạn. Và sự giảm sút của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do sự giảm sút của hàng tồn kho và đặc biệt là sự sụt giảm lượng vốn bằng tiền lớn. Dẫu biết, trong tình hình kinh doanh vô cùng khó khăn của ngành xây dựng, việc vốn bằng tiền sụt giảm là điều dễ hiểu tuy nhiên công ty cũng cần chú trọng đến khoản mục này, xem xét các khoản nợ đến hạn, các khoản phải trả cho người lao động, phải trả khách hàng đến hạn tránh gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán cho công ty. Đồng thời, cần xem xét lại chính sách tín dụng hợp lý hơn, tránh để thất thoát vốn do bị chiếm dụng nhiều. Để đánh giá sâu hơn nữa tình hình tạo lập và sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 4 ta phân tích về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cô phần xây dựng và phát triển nông thôn 4 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w