Xác lập quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề xác lập quốc tịch (Trang 25)

5. Bố cục đề tài

2.1.2.2 Xác lập quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh

Theo nguyên tắc nơi sinh thì khi đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ nƣớc nào thì có quốc tịch của nƣớc đó không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ đứa trẻ cũng nhƣ không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ đứa trẻ. Hay nói cách khác, đây là nguyên tắc đứa trẻ sinh ra ở nƣớc nào thì sẽ mang quốc tịch của nƣớc đó.

Việt Nam tuy không phải là nƣớc áp dụng một cách triệt để nguyên tắc nơi sinh nhƣng Việt Nam cũng thừa nhận nguyên tắc nơi sinh trong các trƣờng hợp cụ thể nhằm đảm bảo cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam (trừ trƣờng hợp đứa trẻ đƣợc sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhƣng cả cha và mẹ là ngƣời nƣớc ngoài) thì đứa trẻ đó sẽ không có quốc tịch Việt Nam.

Theo quy định của luật quốc tịch Việt Nam 2008, Điều 15, khoản 1 thì “trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng

GVHD:Th.S Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn

có nơi thường trú tại Việt Nam, thì có quốc tịch Việt Nam” hoặc quy định “trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam”22

Với quy định tại Điều 17 luật quốc tịch Việt Nam thì trong trƣờng hợp tại khoản 1 thì khi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là ngƣời không quốc tịch thì đứa trẻ đó có quốc tịch Việt Nam. Nhƣng với điều kiện là cha mẹ đứa trẻ đó phải có nơi thƣờng trú tại Viêt Nam, nếu chỉ có nơi tạm trú thì đứa trẻ đó sẽ không có quốc tịch Việt Nam.

Trƣờng hợp tại khoản 2 thì khi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có mẹ là ngƣời không quốc tịch còn cha không rõ là ai, thì đứa trẻ sẽ có quốc tịch Việt Nam nhƣng ngƣời mẹ phải có nơi thƣờng trú tại Việt Nam còn ngƣời mẹ không có nơi thƣờng trú dù cho tạm trú đi chăng nữa thì đứa trẻ đó sẽ không có quốc tịch Việt Nam. Hoặc tại điều 18, luật quốc tịch Việt Nam 2008 cũng quy định “trẻ sơ sinh bị bỏ rơi hoặc trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc

tịch Việt Nam”. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp đứa trẻ này chƣa đủ 15 tuổi mà tìm thấy

cha mẹ đều có quốc tịch nƣớc ngoài, cha hoặc mẹ có quốc tịch nƣớc ngoài hoặc ngƣời giám hộ có quốc tịch nƣớc ngoài thì đứa trẻ không còn quốc tịch Việt Nam. Ngƣợc lại, đối với ngƣời từ đủ 15 tuổi đến dƣới 18 tuổi thì phải đƣợc sự đồng ý bằng văn bản của ngƣời đó về việc bỏ quốc tịch Việt Nam để theo quốc tịch của cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ có quốc tịch nƣớc ngoài mới tìm thấy.

Nhƣ vậy, thông qua các hình thức nêu trên pháp luật Việt Nam gần nhƣ đã giải quyết một cách trọn vẹn và đầy đủ các trƣờng hợp có thể xảy ra và trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa hai nguyên tắc: Nguyên tắc theo huyết thống và nguyên tắc theo nơi sinh, trong đó nguyên tắc huyết thống vẫn là cơ sở chính nhằm đảm bảo về mặt pháp lý quyền có quốc tịch của trẻ em. Tuy nhiên, việc kết hợp hai nguyên tắc này trong luật quốc tịch Việt Nam không đảm bảo đƣợc những đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam. Cũng có thể nói rằng, việc áp dụng nguyên tắc nơi sinh của luật quốc tịch Việt Nam thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của nhà nƣớc ta và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của công ƣớc Liên hiệp quốc về quyền trẻ em đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới.

22 Luật quốc tịch 2008, điều 17, khoản 2.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề xác lập quốc tịch (Trang 25)