Vấn đề xác lập quốc tịch theo sự gia nhập

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề xác lập quốc tịch (Trang 47)

5. Bố cục đề tài

3.1.3Vấn đề xác lập quốc tịch theo sự gia nhập

Theo thống kê của Bộ Tƣ pháp trong thời gian qua đã nhận đƣợc 07 bộ hồ sơ do UBND các tỉnh chuyển đến đề nghị cho trẻ em đƣợc nhập quốc tịch Việt Nam, đồng thời có nguyện vọng giữ quốc tịch nƣớc ngoài. Đó là những trƣờng hợp trẻ em sinh ra ở nƣớc ngoài có một bên cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn bên kia là công dân nƣớc ngoài. Trong các trƣờng hợp này, khi đăng ký khai sinh cho con tại cơ quan có thẩm quyền, cha mẹ trẻ em đã lựa chọn quốc tịch nƣớc ngoài. Tuy nhiên, khi cƣ trú tại Việt Nam, các trẻ em có quốc tịch nƣớc ngoài có một số vấn đề phức tạp, ảnh hƣởng đến cuộc sống hàng ngày nhƣ phải thực hiện các thủ tục xin đăng ký tạm trú ở cơ quan công an 1 năm/lần.... Do vậy, cha, mẹ trẻ em đã có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam cho các cháu để các cháu thuận tiện khi sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam. Nhƣng với lý do “giữ sự ràng buộc về tình cảm, cũng như quyền lợi về tài sản, thuận tiện cho việc

đi về thăm người thân…” nên muốn xin giữ quốc tịch nƣớc ngoài cho các cháu nếu đƣợc

nhập quốc tịch Việt Nam.

Vụ Hành chính tƣ pháp (Bộ Tƣ pháp) nhận thấy, dù các cháu có đủ điều kiện để đƣợc nhập quốc tịch Việt Nam, nhƣng lý do xin giữ quốc tịch gốc “chưa có tính thuyết

phục cao” để coi là những trƣờng hợp đặc biệt cho phép mang hai quốc tịch theo pháp

luật Việt Nam. Hơn nữa, ông Nguyễn Văn Toàn (Phó Vụ trƣởng Vụ Hành chính tƣ pháp) nhận định, nếu chấp thuận những trƣờng hợp này thì sau này sẽ có nhiều hồ sơ

GVHD:Th.S Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn

khác, nhất là trong điều kiện việc kết hôn, đi lại, sinh sống giữa công dân các nƣớc hiện rất thuận tiện.

Nhƣng theo ông Trịnh Đức Hải (Phó Cục trƣởng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao) lại cho rằng, luật có để “ngỏ” những trƣờng hợp ngoại lệ và thực tế không nhiều những trƣờng hợp vậy. Mà việc ngƣời có 2 quốc tịch cũng không ảnh hƣởng gì khi sinh sống ở Việt Nam. Do đó, trong những trƣờng hợp này, nên tạo điều kiện cho các cháu giữ đƣợc quốc tịch gốc nếu cƣ trú lâu dài ở Việt Nam với cha hoặc mẹ là ngƣời Việt Nam.40

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tƣ Pháp công tác triển khai nhập quốc tịch Việt Nam cho ngƣời không quốc tịch theo quy định Điều 22 của Luật đƣợc đa số các địa phƣơng quan tâm và triển khai thực hiện. Kết quả đạt đƣợc cụ thể: 60/63 địa phƣơng đã ban hành Kế hoạch thực hiện nhập quốc tịch Việt Nam cho ngƣời không quốc tịch theo quy định Điều 22 (03 địa phƣơng không ban hành vì qua rà soát sơ bộ không có trƣờng hợp nào theo quy định Điều 22 gồm thành phố Hải Phòng, Phú Thọ và Đắc Nông); 29 địa phƣơng đã giải quyết dứt điểm ngƣời không quốc tịch cƣ trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam theo Điều 22; 01 địa phƣơng (thành phố Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận hồ sơ, đang chờ cơ quan Công an xác minh theo thẩm quyền và tiến hành các thủ tục trình Chủ tịch nƣớc xem xét, quyết định; 33 địa phƣơng, qua rà soát không có trƣờng hợp nào là đối tƣợng đƣợc nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22.41

Mặt khác theo số liệu thống kê của Ủy ban về ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài TP.HCM hiện nay số ngƣời Việt Nam đang sinh sống ở nƣớc ngoài là hơn 4 triệu ngƣời nhƣng số ngƣời xin nhập quốc tịch Việt Nam chỉ đạt con số 4.000 (chiếm 0,1%), nhƣ vậy là quá thấp. Nhiều Việt kiều không hiểu đƣợc quyền lợi mà mình đƣợc hƣởng khi có 2 quốc tịch. Họ không biết khi nào thì sử dụng hộ chiếu Việt Nam và khi nào sử dụng hộ chiếu nƣớc ngoài, một đại biểu là Việt kiều hiện đang sinh sống ở quận 1 cho biết.Thừa nhận công tác tuyên truyền Luật quốc tịch chƣa tốt khiến các Việt kiều chƣa nắm bắt hết những văn bản liên quan, ông Nguyễn Văn Anh (trƣởng phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an TP.HCM) cho rằng Luật quốc tịch chƣa quy định trách nhiệm và quyền lợi của ngƣời có 2 quốc tịch. Do đó, các Việt kiều nhập cảnh về Việt Nam bằng hộ chiếu nào thì sẽ áp dụng các điều luật của Việt Nam đối với quốc tịch đó. Bởi vậy, các Việt kiều khi nhập cảnh nên cân nhắc sẽ trở về Việt Nam bằng hộ chiếu nào. Đồng thời, ông Anh cũng cho rằng con số chỉ có 4.000 Việt kiều đƣợc nhập quốc tịch có thể là chƣa chính

40 Sở Tƣ Pháp TP Hồ Chí Minh, Giải quyết vấn đề quốc tịch cho trẻ em: Ngăn ngừa trào lƣu sính quốc tịch ngoại,

http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?Source=&Category=&ItemID=1817&Mode =1, [ngày 30/9/2014].

41 Trần Thị Tú,Bộ Tƣ pháp trang thông tinh hột tịch, Quốc tịch, Chứng thực, Thực hiện việc nhập quốc tịch Việt Nam cho ngƣời không quốc tịch theo quy định điều 22 luật quốc tịch Việt Nam,

xác bởi riêng TP.HCM con số này đã là 3.000 ngƣời.42

Nguyên nhân dẫn đến những tình trạng trên là do đâu:

Thứ nhất, quy định tại điểm C, khoản 1, Điều 19 Luật quốc tịch năm 2008 quy định

về điều kiện “Biết tiếng Việt để đủ hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam”. Quy định này còn rất chung chung, khó hiểu, vấn đề ở đây là thế nào đƣợc xem là biết tiếng Việt và biết tiếng việt nhƣ thế nào mới hòa nhập vào cộng đồng. Mặc dù, tại Điều 5, nghị định 78/2009/NĐ-CP đã hƣớng dẫn đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt. Bên cạnh đó, tại điểm b, điều 7 Nghị định 78/2009/NĐ-CP cũng đã quy định rõ các giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của cá nhân, ngƣời xin nhập quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, ở ngoài thực tế không phải ai, cá nhân những ngƣời xin nhập quốc tịch (đặc biệt là ngƣời nghèo) đều có điều kiện theo học để đƣợc cấp các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trình độ tiếng Việt. Do vậy, Nghị định 78/2009/NĐ-CP cũng đã bổ sung trƣờng hợp không có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận nhƣng khai báo biết tiếng Việt sẽ đƣợc kiểm tra theo hình thức phỏng vấn. Trong trƣờng hợp ngƣời xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hòa nhập theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này, nhƣng không có một trong các giấy tờ nêu trên, thì Sở Tƣ pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt của ngƣời đó theo hƣớng dẫn của Bộ Tƣ pháp. Kết quả phỏng vấn phải đƣợc lập thành văn bản; ngƣời trực tiếp phỏng vấn căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này để đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình;

Bên cạnh đó, tại điểm b, c, khoản 2, Điều 19, Luật quốc tịch năm 2008 cũng quy định: “ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam và có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Việc quy định nhƣ

thế này dễ dàng dẫn đến tình trạng mỗi địa phƣơng sẽ áp dụng khác nhau. Không tránh khỏi trƣờng hợp một số địa phƣơng sẽ áp dụng sai hay áp dụng chệch hƣớng quy định của pháp luật. Khoản 4, Điều 9 Luật quốc tịch năm 2008 quy định: “ Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch

Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam”. Trên

thực tế thấy rằng có rất nhiều tên gọi và dân tộc. Ví dụ nhƣ Việt Nam có 54 dân tộc, tên gọi nhƣ thế nào, vấn đề này chƣa quy đinh, cho nên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng quy định pháp luật vào thực tiễn nên cần có văn bản hƣớng dẫn về vấn đề này.

Thực tiễn cho thấy, có nhiều trƣờng hợp trẻ em là con giữa ngƣời Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài theo cha, mẹ về sống với ngƣời thân và ngƣời nƣớc ngoài có vợ hoặc

42

Lƣơng Bạch Vân, Chỉ 0,1% Việt kiều đƣợc nhập quốc tịch Việt Nam, http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa- hoi/20131017/chi-01-viet-kieu-duoc-nhap-quoc-tich-viet-nam/575114.html, [ngày 30/09/2014].

GVHD:Th.S Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn

chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống làm việc tại Việt Nam có nguyện vong xin nhập quốc tịch Việt Nam cũng gặp khó khăn. Vì theo quy định tại khoản 2 điều 5 Nghị định 78/2009/NĐ-CP thì những đối tƣợng nêu trên phải là ngƣời đang thƣờng trú tại Việt Nam và đƣợc các cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ thƣờng trú. Tuy nhiên trên thực tế nhiều trƣờng hợp khi ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại địa phƣơng có yêu cầu cấp thẻ thƣờng trú thì các cơ quan có thẩm quyền đƣa ra nhiều lý do khác nhau để từ chối cấp thẻ.

3.1.4 Vấn vềxác lập quốc tịch do trở lại quốc tịch Việt Nam

Từ khi Luật quốc tịch năm 2008 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật quốc tịch năm 2008 có hiệu lực, có rất nhiều ngƣời đã đƣợc thôi quốc tịch Việt Nam cƣ trú ở trong nƣớc cũng nhƣ những ngƣời ở nƣớc ngoài có nguyện vọng xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Nhƣng khi xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì các cơ quan giải quyết và ngƣời dân lại gặp những khó khăn:

Thứ nhất, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, Nghị định số 78/2009/NĐ-CP đã có

sự mở rộng về những trƣờng hợp cho phép đƣợc giữ quốc tịch nƣớc ngoài nhƣng đƣơng sự phải chứng minh có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có lợi cho Nhà nƣớc Việt Nam hoặc hoàn cảnh đặc biệt của họ. Điều này dễ dẫn đến sự ngộ nhận nếu thuộc diện ƣu tiên thì đƣơng nhiên không phải thôi quốc tịch gốc, nên đa số ngƣời nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam đều có nguyện vọng đƣợc giữ quốc tịch nƣớc ngoài. Khi Bộ Tƣ pháp thông báo họ phải thôi quốc tịch nƣớc ngoài (vì không có lý do đặc biệt để trình Chủ tịch nƣớc cho phép giữ quốc tịch nƣớc ngoài), thì họ không muốn nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam nữa43

. Đa số những trƣờng hợp này đều vừa muốn tận hƣởng những điều kiện và lợi ích ở Việt Nam và vừa muốn có lợi ích từ quốc gia mà họ đang là công dân nhƣ lợi ích về kinh tế, lợi ích về gia đình,… Đặc biệt, là trƣờng hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhƣng vẫn cƣ trú ở nƣớc ngoài mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vì thế những hồ sơ xin trở lại quốc tịch của những ngƣời này luôn trong tình trạng chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm. Nguyên nhân là do ngƣời dân thiếu hiểu biết về quy định của Luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

Thứ hai, hiện nay các cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gặp khó khăn khi các đƣơng sự xuất trình đƣợc phiếu lý lịch do cơ quan có thẩm quyền nƣớc ngoài cấp trong thời gian đƣơng sự cƣ trú ở nƣớc ngoài:

43 Trần Cẩm An, Bộ Tƣ pháp trang thông tinh hột tịch, Quốc tịch, Chứng thực, Vấn đề xin giữ quốc tịch nƣớc ngoài khi xin nhập hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam, http://www.moj.gov.vn/qtht/Pages/tin-dia-

+ Trƣờng hợp đƣơng sự có thời gian cƣ trú ở nƣớc ngoài nhƣng hiện nay đã về Việt Nam cƣ trú và xin trở lại quốc tịch Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền trong nƣớc yêu cầu đƣơng sự quay trở lại nƣớc trƣớc kia cƣ trú để xin Phiếu lý lịch tƣ pháp thì sẽ gây khó khăn cho đƣơng sự.

+ Trƣờng hợp đƣơng sự xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nƣớc ngoải nhƣng không đƣợc nhập quốc tịch nƣớc ngoài. Hiện vẫn đang cƣ trú ở nƣớc ngoài khi họ xin trở lại quốc tịch Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn khi xin Phiếu lý lịch tƣ pháp của cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài. Bởi vì cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài đã từ chối cấp cho những ngƣời này rồi.

Thứ ba, ngƣời dân hiểu sai về nguyên tắc một quốc tịch: Sau khi Luật quốc tịch năm 2008 ra đời, khá nhiều ngƣời nộp hồ sơ, liên hệ qua email, gọi điện thoại hỏi về việc trở lại quốc tịch Việt Nam, đồng thời đƣợc giữ quốc tịch nƣớc ngoài. Không ít ngƣời ngộ nhận rằng Luật quốc tịch năm 2008 có chủ trƣơng mở đại trà: ai đã mất quốc tịch Việt Nam, giờ đều có thể trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời vẫn giữ đƣợc quốc tịch nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, có thể nói cách hiểu Luật quốc tịch năm 2008 cho phép mở rộng đại trà 2 quốc tịch của một số kiều bào Việt Nam cũng cho thấy việc tuyên truyền phổ biến cho cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài còn rất hạn chế. Ông Thất nhấn mạnh: Có tình trạng này là do chƣa hiểu hết, hiểu rõ về Luật Quốc tịch Việt Nam. Nhiều ngƣời quan tâm đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam nhƣng trên thực tế là không giải quyết. Chỉ là những trƣờng hợp thật đặc biệt mà Luật đã quy định rồi thì có thể trở lại quốc tịch Việt Nam mà không bắt buộc phải thôi quốc tịch nƣớc ngoài. “Anh có quốc tịch Đức, đã xin thôi quốc tịch Việt Nam, rồi nghe nói Luật Quốc tịch cho trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời vẫn giữ quốc tịch Đức thì đó là không được vì tinh thần của Luật vẫn là nguyên tắc 1 quốc tịch”44.

3.2 Giải pháp cho vấn đề xác lập quốc tịch ở Việt Nam

3.2.1 Vấn đề hạn chế tình trạng ngƣời không quốc tịch

Trƣớc tình hình tồn đọng số lƣợng đông ngƣời không quốc tịch sống ổn định trên lãnh thổ nƣớc ta, từ năm 2007 đến nay nhà nƣớc đang khẩn trƣơng giải quyết việc nhập quốc tịch việt Nam cho những ngƣời từ Campuchia lánh nạn sang Việt Nam, những ngƣời dân di cƣ tự do tại khu vực biên giới với Lào trên cơ sở nguyện vọng của họ; Đăc biệt, ngày 13-11-2008, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông

44Cẩm Vân, Công ty Luật Minh Khuê, Một năm thực hiện Luật Quốc tịch Việt Nam: Chậm hơn mong muốn…,

http://luatminhkhue.vn/hanh-chinh/mot-nam-thuc-hien-luat-quoc-tich-viet-nam-cham-hon-mong- muon%E2%80%A6.aspx, [ ngày 2/10/2014].

GVHD:Th.S Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn

qua Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2009, theo đó có một số điều quy định liên quan đến việc giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam của những ngƣời không quốc tịch theo hƣớng đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân có cuộc sống ổn định, hoà nhập tốt với cộng đồng xã hội Việt Nam, nhanh chóng ổn định cuộc sống, đƣợc hƣởng đầy đủ quyền công dân và có điều kiện để làm nghĩa vụ của họ đối với tổ quốc Việt Nam.

Giải quyết vấn đề quốc tịch cho ngƣời Campuchia lánh nạn: Đẩy nhanh giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho ngƣời Campuchia lánh nạn trƣớc đây, đơn giản hoá thủ tục, trình tự và miễn giảm một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam và cơ quan tiếp nhận hồ sơ không thu lệ phí cũng nhƣ các chi phí có liên quan. Khảo sát, thống kê, phân loại, phỏng vấn, lập hồ sơ những ngƣời Campuchia lánh nạn có nhu cầu xin nhập quốc tịch Việt Nam, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết; chỉ đạo Cơ quan Công an địa phƣơng tiến hành việc đăng ký hộ khẩu, cấp Giấy chứng minh nhân dân cho những trƣờng hợp sau khi đƣợc Chủ tịch nƣớc ký Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Giải quyết tình trạng di cƣ tự do, vƣợt biên trái phép và kết hôn không giá thú ở khu vực biên giới với Lào: Đơn giản hoá thủ tục, trình tự và miễn giảm một số điều kiện

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề xác lập quốc tịch (Trang 47)