Vấn đề về xác lập quốc tịch cho ngƣời hai hay nhiều quốc tịch

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề xác lập quốc tịch (Trang 46)

5. Bố cục đề tài

3.1.2 Vấn đề về xác lập quốc tịch cho ngƣời hai hay nhiều quốc tịch

Hai hay nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một ngƣời cùng một lúc mang quốc tịch của hai hay nhiều quốc gia khác nhau.Trong thực tiễn, ngƣời mang hai quốc tịch là nguyên nhân gây ra trở ngại trong việc các nƣớc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Nhà nƣớc đối với công dân và ngƣợc lại công dân cũng không có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ đối với quốc gia mà mình mang quốc tịch. Hai hay nhiều quốc tịch là tình trạng gây khó khăn cho các quốc gia thực hiện chủ quyền đối với dân cƣ. Đồng thời, còn gây khó khăn cho quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia về dân cƣ. Có thể khẳng định rằng không có luật của quốc gia nào có thể quy định hai hay nhiều quốc tịch một cách triệt để vì ngay những nƣớc theo nguyên tắc một quốc tịch cũng có rất nhiều trƣờng hợp ngoại lệ phát sinh hai hay nhiều quốc tịch. Còn những nƣớc theo nguyên tắc hai quốc tịch cũng có những trƣờng hợp ngoại lệ một quốc tịch. Vì thế việc phân tích những vấn đề hai hay nhiều quốc tịch của pháp luật Việt Nam cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do xung đột pháp luật về quốc tịch giữa các quốc gia khác nhau, xin nhập quốc tịch mới nhƣng chƣa thôi quốc tịch cũ,…

- Do xung đột pháp luật về quốc tịch giữa các quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia quy định khác nhau về nguyên tắc xác định quốc tịch dẫn đến tình trạng ngƣời hai hay nhiều quốc tịch. Ví dụ: một trẻ em sinh ra tại một nƣớc áp dụng nguyên tắc nơi sinh để xác lập quốc tịch, nhƣng cha mẹ của đứa trẻ lại mang quốc tịch của nƣớc áp dụng theo nguyên tắc huyết thống để xác lập quốc tịch. Nhƣ vậy, đứa trẻ này có hai quốc tịch là quốc tịch mà nơi đứa trẻ đƣợc sinh ra và mang quốc tịch của nƣớc mà cha mẹ đứa trẻ là công dân. Đứa trẻ mà có cha mẹ có quốc tịch khác nhau mà luật quốc tịch của hai bên cha mẹ của đứa trẻ đều xác lập quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống. Nghĩa là, đều thừa nhận đứa trẻ này là công dân của nƣớc mình. Trƣờng hợp nữa là một ngƣời đã nhận quốc tịch mới nhƣng chƣa thôi quốc tịch cũ. Nhƣ vậy, việc một ngƣời có hai quốc tịch sẽ trái với nguyên tắc mỗi ngƣời chỉ có một quốc tịch mà các nƣớc đang hƣớng tới và vấn đề này rất dễ dẫn đến những tranh chấp giữa các quốc gia, ảnh hƣởng đến quan hệ ngoại giao. Đặc biệt là vấn đề bảo hộ ngoại giao cho công dân và thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân đối với quốc gia mà họ mang quốc tịch.

39 Nguyễn Minh Tân, Pháp luật Việt Nam về vấn đề xác lập quốc tịch và chấm dứt quốc tịch, luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Trƣờng Đại học Cần Thơ, tr 51.

- Xin nhập quốc tịch mới nhƣng chƣa thôi quốc tịch cũ: do đặc điểm về kinh tế - xã hội của quốc gia khác nhau nên các quy định pháp luật cũng khác nhau. Một số quốc gia quy định công dân nƣớc mình chỉ có một quốc tịch đó là quốc tịch của quốc gia nƣớc sở tại. Nhƣng cũng có một số quốc gia lại quy định công dân nƣớc mình có thể mang hai hay nhiều quốc tịch. Đối với quốc tịch cũ của ngƣời xin nhập quốc tịch mới, nếu cá nhân đó cƣ trú trong nƣớc thì nhà nƣớc quản lý rất dễ dàng. Tuy nhiên nếu khi họ cƣ trú ờ ngoài nƣớc thì sẽ gây nên những khó khăn trong việc kiểm soát dẫn đến tình trạng cá nhân mang hai quốc tịch.

Trong trƣờng hợp trẻ em sinh ra có cha, mẹ mang hai quốc tịch khác nhau và luật quốc tịch của nƣớc mà cha mẹ đứa trẻ mang quốc tịch đều xác định quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống. Ví dụ: đứa trẻ A có cha mẹ là công dân của nƣớc áp dụng nguyên tắc huyết thống (Việt Nam) sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia xác định theo nguyên tắc nơi sinh (Brazin). Vì vậy theo luật của Brazin đứa trẻ sẽ mang quốc tịch Brazin, còn theo luật Việt Nam thì đứa trẻ đó cũng mang quốc tịch Việt Nam. Nhƣ thế có thể nói rằng, đứa trẻ đó mang hai quốc tịch.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề xác lập quốc tịch (Trang 46)