Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
910,99 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
LUẬN VĂN TỐT NGHỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011 – 2015)
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DÂN CHỦ
VÀ NHÂN QUYỀN NƢỚC TA
Giảng viên hƣớng dẫn:
ThS. Huỳnh Thị Sinh Hiền
Bộ môn Luật Hành chính
Cần Thơ, tháng 11/2014
Sinh viên thực hiện:
Bùi Hoàng Mai Thƣơng
MSSV: 5118682
Lớp: Luật Thƣơng Mại
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN VÀ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ ................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN CHỦ ....... Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Lược sử về dân chủ .................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Khái niệm về dân chủ .............................. Error! Bookmark not defined.
1.1.3 Phân loại dân chủ .................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.4 Đặc trưng của dân chủ ............................ Error! Bookmark not defined.
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN QUYỀNError! Bookmark not defined.
1.2.1 Khái niệm nhân quyền ............................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Phân loại nhân quyền.............................. Error! Bookmark not defined.
1.3 KHÁI QUÁT VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ .. Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Khái niệm hội nhập quốc tế .................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam............. Error! Bookmark not
defined.
1.3.3 Hội nhấp quốc tế là xu hướng tất yếu của thời đại......Error! Bookmark
not defined.
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NỀN
DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN CỦA NƢỚC TA Error! Bookmark not defined.
2.1 MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NỀN DÂN
CHỦ NƢỚC
TA………………………………………………………………...Error!
Bookmark not defined.
2.1.1 Vấn đề về biểu tình ................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1.1 Khái niệm biểu tình..... ................................................................. 14
2.1.1.2 Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến vấn đề biểu tình ................ 15
2.1.1.3 Một số giải pháp đề xuất ............................................................... 19
2.1.2 Cơ chế Bảo Hiến...................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.1 Khái niệm bảo hiến và cơ chế bảo hiến……….……………………..20
2.1.2.2 Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến cơ chế bảo hiến ở nước ta…22
2.1.2.3 Một số giải pháp đề xuất……………………………………………….28
2.2 MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NHÂN
QUYỀN…………………………………………………………………………. 29
2.2.1 Quyền an tử ............................................................................................. 29
2.2.1.1
Khái niệm và quan niệm một số nước trên thế giới về quyền an
tử.29
2.2.1.2
Quan
điểm
về
quyền
an
tử
ở
Việt
Nam………………………………..32
2.2.1.3 Giải pháp đề xuất………………………………………………………..34
2.2.2 Vấn đề chống tra tấn, nhục hình .......... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1 Khái niệm tra tấn và Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc.36
2.2.2.2 Một số vấn đề đặt ra khi Việt Nam ký kết Công ước chống tra tấn.37
2.2.2.3 Giải pháp đề xuất………………………………………………………..39
KẾT LUẬN ............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa đang là một hiện tƣợng khách quan, một xu thế lớn của thế giới
hiện đại. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cũng nhƣ quan hệ quốc tế của các
quốc gia, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức, cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu
cực. Chính sự phát triển của toàn cầu hóa đã đặt các quốc gia, bất kể giàu hay
nghèo, lớn hay nhỏ trƣớc yêu cầu phải hội nhập quốc tế để tranh thủ điều kiện cho
phát triển. Vì vậy, có thể nói toàn cầu hóa là căn cứ của hội nhập, và hội nhập là
phƣơng tiện để các quốc gia giành cơ hội cho sự phát triển của chính mình và góp
phần vào sự phát triển của cộng đồng. Có lẽ vì thế đầu năm 1999, Diễn đàn kinh tế
thế giới tại Davos đã khẳng định toàn cầu hóa không chỉ là "xu thế" mà đã là một
"thực tế" trong đời sống quốc tế.
Tóm lại, có thể nói “hội nhập quốc tế”giống nhƣ một con tàu đang chạy, nếu
nhƣ một quốc gia không nhanh chóng nhảy lên tàu thì khoản cách giữa họ và con
tàu sẽ ngày càng xa. Hay nói cách khác, nếu một quốc gia đứng ngoài quá trình hội
nhập thì họ sẽ bị tụt hậu. Điều đó giải thích sự cần thiết phải hội nhập quốc tế của
các nƣớc. Và vì thế, với tƣ cách là một thành viên của cộng đồng các quốc gia, Việt
Nam không thể đứng ngoài tiến trình phát triển này, không thể không hòa mình vào
xu thế chung của thế giới.
Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng có tính hai mặt của mình. Bên cạnh những cơ
hội và lợi ích nhận đƣợc, hội nhập cũng luôn đặt ra những thách thức không nhỏ
trong tất cả mọi mặt đời sống cho các nƣớc khi gia nhập vào tiến trình này. Đƣơng
nhiên, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, bên cạnh việc tận dụng triệt để các lợi
ích mà hội nhập mang lại, nƣớc ta luôn phải có những chiến lƣợc để đối phó với
khó khăn kèm theo, đặc biệt là trong lĩnh vực dân chủ và nhân quyền – lĩnh vực
nhạy cảm và đang đƣợc cả thế giới đang quan tâm.
Đây là lý do ngƣời viết chọn đề tài “Hội nhập quốc tế - một số ảnh hƣởng đến
dân chủ và nhân quyền nƣớc ta” làm đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ngƣời viết nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những ảnh hƣởng của hội
nhập đến vấn đề dân chủ và nhân quyền ở nƣớc ta. Từ đó đƣa ra những kiến nghị và
giải pháp cụ thể, góp phần hoàn thiện chế độ dân chủ cũng nhƣ nhân quyền của
nƣớc ta, đảm bảo tính phù hợp với xu hƣớng chung của thế giới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu cũng nhƣ tầm hiểu biết của ngƣời viết có giới hạn, thêm
vào đó đề tài này có tính khá bao quát nên ngƣời viết chỉ tập trung nghiên cứu
những ảnh hƣởng của hội nhập đến vấn đề biểu tình, cơ chế bảo hiến, cái chết an tử
và vấn đề chống nhục hình ở Việt Nam. Đây là những vấn đề mà ngƣời viết cho
rằng là quan trọng và cấp thiết, có tính thực tế cao.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, ngƣời viết đã sử dụng các phƣơng pháp nhƣ:
Tổng hợp các thông tin từ sách, báo, trang thông tin điện tử làm tài liệu
nghiên cứu cho bài viết;
Tổng hợp số liệu thực tế, phân tích những sự kiện để chứng minh sự ảnh
hƣởng của hội nhập;
So sánh Việt Nam với các nƣớc trên thế giới từ đó đƣa ra giải pháp hoàn
thiện.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có hai chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát chung về dân chủ, nhân quyền và hội nhập quốc tế
Chƣơng 2: Những ảnh hƣởng của hội nhập quốc tế đến dân chủ và nhân
quyền nƣớc ta
Trong chƣơng này, ngƣời viết sẽ phân tích và đƣa ra giải pháp cụ thể cho
từng vấn đề đặt ra.
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN
VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN CHỦ
1.1.1 Lƣợc sử về dân chủ
Khi nói tới dân chủ, trƣớc tiên ngƣời ta thƣờng phân tích ngữ nghĩa của
nó. Thuật ngữ dân chủ đƣợc biết đến hiện nay đƣợc bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp –
demockratia – (vào khoảng cuối thế kỷ thứ VI trƣớc công nguyên) bao gồm hai từ:
demos có nghĩa là nhân dân; và kratein có nghĩa là cai trị. Nghĩa tổng quát là cai trị
bởi nhân dân.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều học giả cho rằng, thuật ngữ dân chủ có nghĩa
tổng quát là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân1.
Riêng ngƣời viết lại đồng ý với cách giải nghĩa đầu tiên, bởi theo cách giải
nghĩa đầu tiên, vị thế và quyền lực của ngƣời dân đƣợc nâng cao hơn. Ngƣời dân tự
lực, có khả năng quyết định các vấn đề của đời sống cộng đồng, thực hiện các quyết
định đó trên thực tế, đồng thời trực tiếp “cai trị” xã hội. Còn theo cách giải nghĩa
thứ hai thì ngƣời dân có quyền lực hay, quyền lực thuộc về ngƣời dân. Nhƣng
quyền lực đó vẫn có thể bị ngƣời khác phản khán,vì Max Weber đã từng định nghĩa
quyền lực trong xã hội là khả năng đạt đƣợc mục đích nhƣ ý, bất chấp sự phản khán
có thể của ngƣời khác2.
Tuy nhiên, các yếu tố dân chủ không phải lần đầu xuất hiện ở Hy Lạp mà là
vào thời kỳ tiền sử. Khi đó con ngƣời dƣờng nhƣ có mối quan hệ ngang bằng nhau,
hợp lực với nhau để sản xuất, chống lại thiên tai và thú dữ. Họ tự tổ chức những
hoạt động mang tính xã hội, cử ra ngƣời đứng đầu để thực thi những quy định
chung và phế bỏ những ngƣời đó nếu họ không thực hiện đƣợc những ý nguyện, lợi
ích của cộng đồng. Vậy nên có thể nói, các yếu tố dân chủ đã xuất hiện từ thuở bình
minh của loài ngƣời. Bên cạnh đó, vẫn phải thừa nhận rằng, tới thời kỳ của các
thành bang Hy Lạp cổ đại, dân chủ với tƣ cách là một phƣơng thức cai trị xã hội
mới xuất hiện.
1
2
Nguyễn Tiến Phồn, Dân chủ và tập trung dân chủ - lý luận và hực tiễn, Nxb. Khoa học xã hội, 2001.
John J. Macionis, Xã hội học, Nxb. Thống kê, 2004, tr.559.
Khi xã hội có chế độ tƣ hữu và có giai cấp thì chế độ chiếm hữu nô lệ ra
đời, giai cấp chủ nô đã lập ra nhà nƣớc, lấy tên là nhà nƣớc dân chủ (ở Aten, Hy
Lạp cổ đại, từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trƣớc công nguyên) – tức nhà nƣớc
dân chủ chủ nô, thống trị đại đa số ngƣời lao động là giai cấp nô lệ. Khi đó nhà
nƣớc chủ nô chính thức sử dụng danh từ “dân chủ”, tức nhà nƣớc dân chủ chủ nô có
“quyền lực của dân”. Nhƣng “dân” lúc này là theo quy định của luật pháp do giai
cấp chủ nô quy định và đại đa số nô lệ sẽ không đƣợc coi là dân.
Về thực chất, đây là một giai cấp áp bức bóc lột, lập ra nhà nƣớc đã dùng
pháp luật và nhà nƣớc của nó lạm dụng khái niệm dân chủ để chiếm mất quyền lực
thực sự của nhân dân lao động. Sau đó hàng ngàn năm, các giai cấp tƣ hữu, áp bức
bóc lột thống trị xã hội (phong kiến, tƣ sản) vẫn là những giai cấp chiếm mất quyền
lực của nhân dân lao động. Trong chế độ dân chủ tƣ sản, dù chế độ này có nhiều
thành tựu to lớn và mang tên là nhà nƣớc dân chủ, chế độ dân chủ nhƣng về thực
chất, đây vẫn không phải là nhà nƣớc thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, mà
đây chỉ là nhà nƣớc của giai cấp tƣ sản.
Tóm lại, cho thấy nhân loại từ lâu đã có nhu cầu và bƣớc đầu thực hiện dân
chủ, có quan niệm về dân chủ, đó là việc thực thi quyền lực của dân. Và đây là một
khái niệm lịch sử, còn “dân” là những ai thì còn phụ thuộc vào bản chất giai cấp
thống trị xã hội quy định cụ thể trong từng xã hội nhất định.
1.1.2 Khái niệm về dân chủ
Dân chủ là một phạm trù chính trị, là sản phẩm của mối quan hệ giai cấp, là
một trong những hình thức tổ chức bộ máy nhà nƣớc của xã hội, thực thi quyền lực
của giai cấp thống trị.
Dân chủ theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cai trị bởi nhân dân”, về cơ bản
đƣợc định nghĩa là một hình thức chính phủ trong đó quyền lực tối cao thuộc về
nhân dân. Dân chủ có thể do ngƣời dân trực tiếp thực thi. Ở các xã hội lớn hơn, dân
chủ đƣợc thực thi bởi các quan chức do nhân dân bầu ra. Hay theo nhƣ câu nói nổi
tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln, dân chủ là chính phủ “của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân”.
Kế thừa và phát triển các quan điểm tiến bộ về dân chủ của nhân loại, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã lý giải khái niệm dân chủ một cách đơn giản, cô đọng và dễ
hiểu. Ngƣời nói: “chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân ta làm chủ” 3, “nƣớc
3
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.251.
ta là nƣớc dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” 4. Có thể coi quan niệm trên
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quan niệm chính thức về dân chủ và đó là quan niệm
ngắn gọn nhất phản ánh đúng bản chất và nội dung quan niệm của Ngƣời về dân
chủ. Dân là chủ và dân làm chủ là cốt lõi trong quan niệm dân chủ của Hồ Chí
Minh. Quan điểm đó thể hiện nội dung cơ bản mà nhân loại tiến bộ thừa nhận: Dân
chủ nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân. Từ những phân tích trên, có thể khái quát
lại khái niệm dân chủ theo quan điểm Hồ Chí Minh nhƣ sau: Dân chủ là dân là chủ
và dân làm chủ, trong đó mọi quyền hành và lực lƣợng là ở nơi dân.
Dân chủ thể hiện cụ thể ở việc đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công dân.
Dân chủ trong xã hội Việt Nam thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội…trong đó dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng
nhất, bởi quyền lực nhân dân thể hiện trong hoạt động của nhà nƣớc với tƣ cách
nhân dân có quyền tối cao (nhân dân cử ra, tổ chức trên bộ máy nhà nƣớc cũng nhu
trên toàn bộ hệ thống chính trị).
1.1.3 Phân loại dân chủ
Dân chủ đƣợc phân ra hai loại cơ bản: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Dân chủ trực tiếp là sự thể hiện ý chí của chủ thể quyền lực mà không cần
thông qua trung gian là các đại diện đƣợc bầu hay chỉ định, có thể tham gia vào quá
trình đƣa ra các quyết định cho các vấn đề xã hội. Ngày nay, các hình thức dân chủ
trực tiếp phổ biến nhất gồm: trƣng cầu ý dân, bầu cử, biểu tình…
Dân chủ gián tiếp là hình thức ngƣời dân không tự thực hiện quyền lực mà
thông qua vai trò của một đại diện hay trung gian. Hiện nay ở Việt Nam, ngƣời dân
thực hiện quyền dân chủ gián tiếp thông qua Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các
cấp. Đây là những cơ quan do dân bầu ra, mang quyền lực của nhân dân, thay mặt
nhân dân thực hiện quyền lực của mình.
1.1.4 Đặc trƣng của dân chủ
1.1.4.1 Đặc trưng chung của dân chủ
Dân chủ có nhiều thành tố và thay đổi từ xã hội này sang xã hội khác. Tuy
nhiên, có một số đặc trƣng cơ bản mà nền dân chủ nào cũng phải đảm bảo5, đó là:
4
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.525.
Thế Việt, Khái niệm về dân chủ, http://www.vietnamvanhien.net/KhaiNiemVeDanChu.pdf, [truy cập ngày
02 – 9 -2013].
5
Tự do bày tỏ: công dân của một chế độ dân chủ lựa chọn ngƣời lãnh đạo là
ngƣời đại diện thật sự của quần chúng và tạo ảnh hƣởng đến chính sách của chính
quyền từ địa phƣơng đến trung ƣơng. Do đó sự thảo luận và hiểu biết những vấn đề
công ích là điều cần thiết. Nhằm khuyến khích sự trao đổi tƣ tƣởng, dân chủ phải
đảm bảo tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp. Công dân của một xã hội dân
chủ có nhiều cơ hội tạo nên một chính quyền thật sự đại diện cho mình, nhất là cấp
địa phƣơng. Trong một xã hội dân chủ, chính quyền phải biết ngƣời dân cảm nhận
nhƣ thế nào về những vấn đề công ích. Chính quyền trong việc tìm kiếm, bảo vệ ý
kiến của mình, phải luôn luôn tôn trọng quyền bày tỏ của ngƣời khác.
Tự do bầu cử: tự do bầu cử cho ngƣời dân cơ hội chọn lựa ngƣời lãnh đạo và
bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề khác nhau. Những cuộc bầu cử đƣợc tổ
chức định kỳ để bảo đảm những viên chức đắc cử là đại diện chân chính của nhân
dân. Hầu hết các quốc gia dân chủ đều dành những điều kiện pháp lý giản dị cho tƣ
cách cử tri và ứng cử viên, thƣờng chỉ gồm các hạn mục: mức tuổi, tình trạng cƣ trú,
quyền công dân. Tự do bầu cử đƣợc nhìn nhận trong những điều kiện ngƣời dân bầu
phiếu trong những phòng kín, không có cƣỡng ép hoặc mua chuộc và kết quả bầu
cử đã đƣợc bảo vệ chống lại sự gian trá, bất lƣơng.
Quy tắc đa số và quyền thiểu số: những quyết định trong một xã hội dân chủ
chỉ đƣợc lập nên do nguyên tắc đa số. Tuy nhiên, những quốc gia dân chủ luôn đảm
bảo một số quyền của ngƣời dân không bao giờ bị tƣớc đoạt, ngay cả khi bị chế ngự
bởi tuyệt đại đa số. Những quyền này bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tự do hội họp, tự do tôn giáo… Đa số buộc phải lắng nghe quan điểm của thiểu
số, chấp nhận quyền của thiểu số tích cực hoạt động bằng những phƣơng tiện hợp
pháp để chiếm vị trí đa số.
Phân quyền: điều quan trọng trong xã hội dân chủ là phân chia hoặc phân
công quyền lực chính trị. Những thể chế dân chủ đều có những cách thức sắp đặt
khác nhau để tránh một cá nhân hay một ngành nào của chính quyền có quyền lực
áp đảo.
Chính quyền hiến định: chính quyền hiến định là chính quyền đặt căn bản
trên Hiến pháp. Hiến pháp quy định thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền,
giới hạn những điều chính quyền đƣợc phép làm. Hiến pháp cũng nói đến luật pháp
đƣợc thực thi và cƣỡng hành nhƣ thế nào.
1.1.4.2 Đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Ngoài bản chất chung của dân chủ, bản chất của nền dân chủ XHCN còn thể
hiện ở những nội dung mang tính đặc trƣng sau:
Một là, dân chủ XHCN là nền dân chủ thực sự, của dân, do dân và vì dân, đó
là nền dân chủ rộng rãi, đầy đủ nhất trong lịch sử. Tuy nhiên nó vẫn mang tính giai
cấp, đó là tính giai cấp công nhân trên cơ sở liên minh với giai cấp nông dân, tầng
lớp trí thức và các tầng lớp lao động khác. Dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất
của giai cấp công nhân, thực thi đƣờng lối `dân chủ của giai cấp công nhân, nhƣng
đồng thời lại mang tính nhân dân sâu sắc và rộng lớn. Tính giai cấp và tính nhân
dân trong dân chủ xã hội chủ nghĩa là thống nhất vì xuất phát từ sứ mạng lịch sử
của giai cấp công nhân là xoá bỏ bóc lột và giải phóng con ngƣời; lợi ích cơ bản và
lâu dài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là thống nhất với nhau, do
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về các tƣ liệu sản xuất
chủ yếu.
Hai là, cơ sở kinh tế - xã hội của dân chủ XHCN là lợi ích chân chính của
ngƣời dân lao động không đối lập mà ngƣợc lại phù hợp, gắn bó chặc chẽ với lợi
ích toàn xã hội. Để dân chủ XHCN ra đời và phát triển đầy đủ, ngoài việc giai cấp
công nhân giành đƣợc chính quyền và thiết lập quyền lực chính trị của mình, thì cần
có sự hình thành và phát triển của nền kinh tế mới – kinh tế XHCN. Điều đó có ý
nghĩa rất quan trọng, vì thực hiện dân chủ trong kinh tế là điều kiện cơ bản cho việc
thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực khác.
Ba là, dân chủ XHCN là dân chủ có sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, có kỷ
luật, kỷ cƣơng trong khuôn khổ pháp luật XHCN. Sự lãnh đạo của Đảng vừa thể
hiện bản chất giai cấp công nhân của dân chủ, vừa đảm bảo quyền lực và lợi ích
chính đáng của nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản là biểu hiện một cách rõ
ràng nhất và sâu sắc nhất của bản chất giai cấp của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Cuối cùng, dân chủ xã hội chủ nghĩa không thừa nhận đa nguyên chính trị và
đa đảng đối lập. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là tiêu chí cũng
không phải là đỉnh cao của dân chủ. Thực chất, bản chất của dân chủ chỉ là biểu
hiện của sự so sánh tƣơng quan lực lƣợng giữa các giai cấp, còn dân chủ nhiều hay
ít, tiến bộ hay không tiến bộ phụ thuộc vào lợi ích và quyền lực có thuộc về nhân
dân hay không?
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN QUYỀN
1.2.1 Khái niệm nhân quyền
Trƣớc hết, ta cần hiểu rõ thuật ngữ “human rights” trong tiếng Anh có thể
đƣợc dịch là “quyền con ngƣời” (thuần Việt) hoặc “nhân quyền” (Hán – Việt). Theo
Đại Từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là “quyền con ngƣời.”6. Do vậy, xét về
ngữ nghĩa thì hai từ này đồng nghĩa, hoàn toàn có thể sử dụng thay thế cho nhau.
Do đó, trong bài viết này, cả hai thuật ngữ “nhân quyền” và “quyền con ngƣời” sẽ
đồng thời đƣợc sử dụng.
Về khái niệm quyền con ngƣời, đây là một phạm trù rộng và có nhiều định
nghĩa khác nhau. Cho đến nay, chúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy
một định nghĩa “kinh điển” nào về quyền con ngƣời. Theo tài liệu Hỏi đáp về Nhân
quyền của Liên hợp quốc, thì có đến gần 50 định nghĩa quyền con ngƣời đƣợc công
bố. Theo định nghĩa của văn phòng Cao uỷ Liên hợp quốc, quyền con ngƣời là
“những đảm bảo pháp lý phổ quát (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ
các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc
(omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự đƣợc phép (entitlements) và
tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con ngƣời7.
Tƣơng tự, quyền con ngƣời còn đƣợc định nghĩa một cách khái quát là
những quyền bẩm sinh, vốn có của con ngƣời mà nếu không đƣợc hƣởng thì chúng
ta không thể sống nhƣ một con ngƣời8.
Bên cạnh định nghĩa nêu ở trên, một định nghĩa khác cũng thƣờng đƣợc trích
dẫn, theo đó, quyền con ngƣời là những sự đƣợc phép (entilements) mà tất cả thành
viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị
xã hội…thì đều có đƣợc từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con ngƣời. Định nghĩa,
này mang dấu ấn của học thuyết về các quan niệm tự nhiên (natural rights).
Dù định nghĩa các chuyên gia, cơ quan nghiên cứu nêu ra không hoàn toàn
giống nhau, nhƣng xét chung, quyền con ngƣời thƣờng đƣợc hiểu là những quyền tự
nhiên của con ngƣời đƣợc pháp luật bảo vệ.
Trong thực tế ở Việt Nam, chƣa có một văn bản pháp lý nào quy định về
quyền con ngƣời nhƣ một định nghĩa. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm quyền con
ngƣời đƣợc thể hiện trong những quy định cụ thể. Điều 50 của Hiến pháp năm 1992
(sửa đổi năm 2001) quy định: “Ở nƣớc Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con ngƣời về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội đƣợc tôn trọng, thể
hiện ở các quyền công dân và đƣợc quy định trong Hiến pháp và luật” Điều 14 Hiến
pháp 2013 đã sữa đổi, bổ sung thành: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
6
Viện Ngôn ngữ học, Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá – Thông tin, HN, 1999, tr.1239.
United Nations, Human Rights, Questions and Answers, New York and Geneva, 2006, tr.4.
8
United Nations, Human Rights, Questions and Answers, New York and Geneva, 2006, tr.4.
7
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,văn hoá, xã
hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng”.
Về phần mình, ngƣời viết đồng tình với quan điểm “nhân quyền (hay quyền
con ngƣời) là những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con ngƣời, với tƣ cách
là thành viên của cộng đồng nhân loại, đƣợc thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và
các thỏa thuận pháp lý quốc tế”9.
Nhƣ vậy, nhìn ở góc độ và cấp độ nào thì quyền con ngƣời cũng đƣợc xác
định nhƣ là những chuẩn mực, đƣợc cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ.
Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng
cho tất cả mọi ngƣời. Nhờ có chuẩn mực này, con ngƣời mới đƣợc bảo vệ về nhân
phẩm và có mọi điều kiện để phát triển đầy đủ các năng lực của mình.
1.2.2 Phân loại nhân quyền
Dựa trên những tiêu chí khác nhau, có thể chia nhân quyền thành những
nhóm khác nhau gồm: nhóm quyền dân sự, nhóm quyền chính trị, nhóm quyền kinh
tế xã hội và văn hóa. Xét phƣơng thức bảo đảm thì phân thành các quyền chủ động
và quyền bị động. Xét điều kiện thực thi, có thể phân thành các quyền có thể bị hạn
chế và các quyền không bị hạn chế...
Thông thƣờng, ngƣời ta sử dụng cách tiếp cận liên kết, bởi nó cho phép
nghiên cứu các quyền đó trong mối liên hệ tác động lẫn nhau. Theo Tuyên ngôn
Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, có thể chia các quyền thành ba nhóm:
nhóm quyền dân sự, nhóm quyền chính trị, nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.
1.2.2.1 Nhóm quyền dân sự bao gồm
Quyền sống, tự do và an toàn thân thể, không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch
Quyền không bị tra tấn hay chịu hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân
đạo, làm hạ thấp nhân phẩm
Quyền bình bẳng trƣớc pháp luật và đƣợc pháp luật bảo vệ bình đẳng
Quyền đƣợc suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp
Quyền tự do đi lại, cƣ trú trong lãnh thổ quốc gia…
9
Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1993), Tập bài giảng lý luận về quyền con người, Nxb Sự thật, Hà Nội,
tr.10.
1.2.2.2 Quyền chính trị
Quyền có quốc tịch và không bị tƣớc quốc tịch
Quyền tự do tƣ tƣởng, tự do lƣơng tâm, tự do quan niệm và phát biểu quan
điểm
Quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình, không bị cƣỡng ép gia
nhập hội…
1.2.2.3 Quyền kinh tế, xã hội và văn hoá
Quyền đƣợc làm việc, đƣợc tự do lựa chọn việc làm, đƣợc hƣởng những điều
kiện làm việc công bằng và thuận lợi và đƣợc bảo vệ chống thất nghiệp
Quyền đƣợc trả lƣơng ngang nhau, không phân biệt đối xử cho những công
việc ngang nhau
Quyền đƣợc hƣởng một mức sống khả quan về phƣơng diện sƣc khoẻ và an
lạc cho bản thân và gia đình
Quyền đƣợc hƣởng một nền giáo dục phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cƣờng
sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; đề cao sự thông cảm,
bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo
Quyền đƣợc bảo vệ những quền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những
sản phẩn khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình…10
1.3 KHÁI QUÁT VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.3.1 Khái niệm hội nhập quốc tế
Những năm gần đây, “hội nhập quốc tế” đã trở thành ngôn từ khá quen
thuộc với hầu hết tất cả chúng ta. Có thể dễ dàng thấy chúng đƣợc sử dụng rất thông
dụng trên các kênh truyền hình cũng nhƣ trong sách báo, trong công sở, nhà
trƣờng... Tuy nhiên, để thực sự hiểu rõ khái niệm này thì không phải là vấn đề đơn
giản.
Thuật ngữ “hội nhập quốc tế” có nguồn gốc tiếng Anh là “international
integration”. Trên thực tế cho đến nay, vẫn có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác
nhau về khái niệm “hội nhập quốc tế”.Chung quy lại, thì có ba cách tiếp cận chủ
yếu sau đây:
Cách tiếp cận thứ nhất, thuộc về trƣờng phái theo chủ nghĩa liên bang, cho
rằng hội nhập là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình. Sản phẩm đó là sự
hình thành một Nhà nƣớc liên bang kiểu nhƣ Hoa Kỳ hay Thuỵ Sỹ. Để đánh giá sự
10
Wikipedia, Nhân quyền, http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n, [truy cập ngày
17-10-2014].
liên kết, những ngƣời theo trƣờng phái này quan tâm chủ yếu tới các khía cạnh luật
định và thể chế.
Cách tiếp cận thứ hai, của tác giả Karl W. Deutsch, xem hội nhập trƣớc hết
là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các nguồn giao lƣu nhƣ thƣơng mại,
đầu tƣ, thông tin, văn hoá…từ đó hình thành dần các cộng đồng an ninh (security
community). Nhƣ vậy, cách tiếp cận này thì xem xét hội nhập vừa là một quá trình
vừa là một sản phẩm cuối cùng.
Cách tiếp cận thứ ba xem xét hội nhập dƣới góc độ là hiện tƣợng, hành vi
các nƣớc mở rộng và làm sâu sắc hoá các mối quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở
phân công lao động quốc tế có chủ đích dựa vào lợi thế của mỗi nƣớc và mục tiêu
theo đuổi.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “hội nhập quốc tế” đƣợc hiểu là giai đoạn phát triển
cao của hợp tác quốc tế, là quá trình áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và
luật lệ chung của cộng đồng quốc tế, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt
Nam.
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn không có một định nghĩa nào về khái niệm
“hội nhập quốc tế” dành đƣợc sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và giới làm
chính sách ở Việt Nam. Từ các định nghĩa khác nhau nổi lên hai cách hiểu chính.
Thứ nhất, cách hiểu hẹp coi “hội nhập quốc tế” là sự tham gia vào các tổ chức quốc
tế và khu vực. Thứ hai, cách hiểu rộng, coi “hội nhập quốc tế là sự mở cửa tham gia
vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít
giao lƣu quốc tế. Với cách hiểu này, không ít ngƣời thậm chí đã đánh đồng hội nhập
với hợp tác quốc tế. Cả hai cách hiểu trên về khái niệm “hội nhập quốc tế” đều
không đầy đủ và thiếu chính xác. Ngƣời viết cho rằng cách tiếp cận phù hợp nhất
với khái niệm “hội nhập quốc tế” là xem xét hội nhập nhƣ nột quá trình xã hội có
nội hàm toàn diện và thƣờng xuyên vận động hƣớng tới mục tiêu nhất định. Theo
đó, hội nhập quốc tế đƣợc hiểu nhƣ là quá trình các nƣớc tiến hành các hoạt động
tăng cƣờng sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị,
nguồn lực và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ
chức quốc tế.
1.3.2 Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
Có thể do rút kinh nghiệm từ chính sách Bế quan tỏa cảng ở các thời nhà
Minh và nhà Nguyễn, nên ngay từ rất sớm, Đảng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng
cũng nhƣ tính cấp thiết của việc mở rộng quan hệ đối ngoại, nhằm đƣa sự phát triển
của đất nƣớc hoà chung vào sự phát triển của thời đại.
Tƣ tƣởng mở cửa đối ngoại, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới của
Đảng đã đƣợc thể hiện rõ thông qua các văn kiện ngoại giao đầu tiên của nƣớc Việt
Nam Dân chủ cộng hoà. Trong thƣ gửi Tổng thƣ ký Liên hợp quốc (12/1946), Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách
mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đồng thời, Ngƣời khẳng định: “Việt Nam
dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tƣ của các nhà tƣ bản, nhà kỹ thuật nƣớc ngoài
trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và
đƣờng xá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia
mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dƣới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc” 11. Đây là
những tƣ tƣởng quan trọng, đặt cơ sở cho sự hình thành chủ trƣơng đƣờng lối hội
nhập quốc tế của nƣớc ta sau này.
Hiện nay, Việt Nam đã bƣớc vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn
vẹn hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2011, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 179
quốc gia, có quan hệ kinh tế thƣơng mại, đầu tƣ với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) năm 2007 đã
đƣa quá trình hội nhập của đất nƣớc từ cấp độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên
khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên đến cấp độ toàn cầu. Việt Nam đã
đảm nhận thành công vị trí Uỷ viên không thƣờng trực Hội đồng bảo an, cơ quan
quyền lực hàng đầu của Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008 – 2009. Việt Nam cũng đã
đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2010. Qua đó, Việt Nam có thêm
điều kiện thuận lợi để tham gia giải quyết những vấn đề chính trị - xã hội, an ninh
quốc tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, đồng thời góp phần trong việc nỗ lực
duy trì hoà bình, ổn định và phát triển trên thế giới.
1.3.3 Hội nhấp quốc tế là xu hƣớng tất yếu của thời đại
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và
quan hệ giữa con ngƣời. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển thì phải có quan hệ
và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng và nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo
thành xã hội và các quốc gia-dân tộc và các quốc gia lại liên kết lại với nhau tạo
thành những thực thể quốc tế lớn hơn nhƣ là: ASEAN, WTO, APEC,…
Cùng với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trƣờng thì đòi hỏi phải
mở rộng các thị trƣờng quốc gia, hình thành thị trƣờng khu vực và quốc tế thống
11
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. CTQG, Hà Nội. 2002, tr. 470.
nhất. Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng
và hội nhập quốc tế nói chung.
Trên cấp độ toàn cầu, sau Chiến tranh thế giói II, Liên hợp quốc và hàng loạt
các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc đã ra đời với số lƣợng thành viên gia
nhập ngày càng nhiều, bao quát hầu hết các nƣớc trên thế giới. Đây là một tổ chức
hợp tác toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực và có quy mô toàn cầu. Tính đến
nay, đã có 160 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia với tƣ cách là thành viên
chính thức của tổ chức này. Trong hơn một thập kỷ qua, WTO đã phát triển mạnh
mẽ hệ thống thƣơng mại quốc tế, bao quát hầu hết các lĩnh vực của quan hệ kinh tế
giữa các thành viên. Các quy định cơ bản của WTO đã trở thành nền tảng của tất cả
các thoả thuận kinh tế khu vực hay song phƣơng trên thế giới hiện nay.
Ở cấp độ khu vực, hàng loạt các tổ chức, thể chế khu vực đã ra đời ở khắp
các châu lục. Hầu nhƣ không một khu vực nào trên thế giới hiện nay không có các
tổ chức, thể chế khu vực của riêng mình. Các tổ chức, thể chế khu vực về chính trị an ninh và đặc biệt là kinh tế chiếm nhiều nhất. Nhiều tổ chức, thể chế liên kết kinh
tế liên khu vực đƣợc hình thành, ví dụ: APEC, ASEAN với các đối tác ngoài khu
vực nhƣ Mỹ và EU (dƣới dạng PCA và FTA)…v.v.
Không chỉ ở cấp độ toàn cầu và khu vực, quá trình hội nhập giữa các nƣớc
còn đƣợc thể hiện ở các hiệp định liên kết song phƣơng, dƣới dạng hiệp ƣớc liên
minh (về chính trị, an ninh, quốc phòng), hiệp định đối tác toàn diện, hiệp định kinh
tế - thƣơng mại (BFTA, BCU..)
Xét về phạm vi lĩnh vực và mức độ hội nhập, có thể thấy rõ các lĩnh vực hội
nhập của các thoả thuận liên kết khu vực và song phƣơng trong thời gian gần đây
ngày càng đƣợc mở rộng hơn. Bên cạnh xu hƣớng đẩy mạnh hội nhập kinh tế, các
nƣớc cũng quan tâm thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là chính trị
- an ninh và văn hoá – xã hội.
Rõ ràng, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu lớn của thế giới và
là một đặc trƣng quan trọng của thế giới hiện nay.
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NỀN DÂN
CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN CỦA NƢỚC TA
2.1 MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NỀN DÂN
CHỦ NƢỚC TA
2.1.1 Vấn đề về biểu tình
2.1.1.1 Khái niệm biểu tình
Biểu tình là một hoạt động phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới và nó đƣợc
hiểu nhƣ chiếc cầu nối để Nhà nƣớc có thể hiểu thêm đƣơc ý chí, nguyện vọng của
ngƣời dân, từ đó có thể điều chỉnh những quy định hoặc chính sách chƣa hợp lý.
Quyền biểu tình là một trong những quyền cơ bản của công dân, đƣợc chính
thức ghi nhận ở nhiều nƣớc trên thế giới. Việt Nam cũng đã thừa nhận quyền này
trong các bản Hiến Pháp. Tuy nhiên, dù đƣợc ghi nhận kể từ Hiến pháp 1959 cho
đến nay, pháp luật hiện hành vẫn chƣa có một văn bản quy phạm pháp luật nào để
cụ thể hoá quyền biểu tình của ngƣời dân. Quyền biểu tình cho đến nay chỉ là quy
định trên lý thuyết, chƣa đƣợc đi vào đời sống của nhân dân, mặc dù đây là một yêu
cầu khách quan, là đòi hỏi của một xã hội dân chủ, đòi hỏi của một nền pháp chế.
Vì là một vấn đề phức tạp, nên hiện nay, trên thế giới vẫn chƣa có một định
nghĩa thống nhất về biểu tình. Các nƣớc khác nhau sẽ có một quan niệm về biểu
tình khác nhau. Luật pháp nhiều quốc gia mặc dù đã thừa nhận biểu tình, thế nhƣng
hầu hết các nƣớc đều không đƣa ra định nghĩa thế nào là biểu tình.
Theo Từ điển tiếng Việt, biểu tình là việc đấu tranh bằng cách tụ họp đông
ngƣời để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dƣơng lực lƣợng chung. Ví dụ nhƣ: biểu
tình tuần hành, xuống đƣờng biểu tình, biểu tình ngồi12.
Theo Bách khoa toàn thƣ Bắc Mỹ (Encyclopaedie Americana) thì biểu tình
đƣợc hiểu là “hành động bất bạo lực của một nhóm ngƣời, nhằm mục đích đƣa đến
cộng đồng một quan điểm hay một cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội”.
12
Wikipedia, Biểu tình, http://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83u_t%C3%ACnh, [truy cập ngày 21-52014].
Từ hai khái niệm trên, ta có thể thấy biểu tình có ba đặc điểm sau: thứ nhất,
biểu tình là một hành động bất bạo lực; thứ hai, biểu tình là một hành động có sự
tham gia của một nhóm ngƣời hoặc sự tụ họp đông ngƣời; thứ ba, mục đích của
biểu tình là nhằm đƣa đến cộng đồng một quan điểm hoặc cách nhìn nhận về một
vấn đề nào đó trong xã hội, hoặc bày tỏ ý chí, nguyện vọng hoặc biểu dƣơng lực
lƣợng chung.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của biểu tình, dựa trên cơ sở Hiến pháp đã
quy định “tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân”, cũng nhƣ từ nhu cầu thực
tế của ngƣời dân. Sau nhiều lần đề nghị đi đề nghị lại, ngày 25/01/2012, Thủ tƣớng
Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất trƣớc Quốc hội việc xây dựng Luật biểu tình. Ngày 30
tháng 4 năm 2014, dự án luật biểu tình đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình xây dựng luật,
pháp lệnh của Quốc hội, dự kiến đƣợc thông qua cuối năm 201513.
2.1.1.2 Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến vấn đề biểu tình
Ngày nay, biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội, mà đó còn gần
nhƣ là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do dân chủ. Đã có nhiều nƣớc trên thế
giới không chỉ thừa nhận quyền biểu tình của ngƣời dân trong Hiến pháp, mà còn cụ
thể thông qua việc ban hành luật biểu tình, ví dụ nhƣ các nƣớc Nga, Campuchia,
Anh Quốc…
Ở Việt Nam, biểu tình đã đƣợc thừa nhận trong các bản Hiến pháp từ năm
1959 cho đến nay, và Việt Nam cũng đã tham gia ký kết các Hiệp ƣớc Quốc tế về
quyền con ngƣời. Thế nhƣng cho đến nay, nƣớc ta vẫn chƣa có một văn bản pháp lý
quy định cụ thể về biểu tình ngoài Nghị định 38/2005/NĐ-CP do nguyên Thủ tƣớng
Phan Văn Khải ký ngày 18/3/2005 quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công
cộng. Nghị định này không hề đề cập đến khái niệm biểu tình, cùng không hề đƣa ra
định nghĩa hay giải thích về thuật ngữ “tập trung đông ngƣời”. Chúng ta không thể
dùng thuật ngữ “tập trung đông ngƣời” để chỉ hoạt động biểu tình. Điều đó cũng
giống nhƣ việc “tập trung 500 ngƣời” để nói đến phiên họp Quốc hội có dấu hiệu
biểu tình, nói nhƣ thế là thiếu tôn trọng Quốc hội. Do đó, ta có thể nhận thấy, Nghị
13
Nguyễn Lê, vneconomy, Luật Biểu tình vào chương trình thông qua cuối 2015, http://vneconomy.vn/thoisu/luat-bieu-tinh-vao-chuong-trinh-thong-qua-cuoi-2015-20140530042829684.htm, [ngày truy cập 30-52014].
định 38/2005/NĐ-CP chƣa thật sự quy định chi tiết và đầy đủ quyền biểu tình của
công dân đƣợc Hiến pháp bảo đảm. Đây là lý do cần có luật biểu tình.
Câu hỏi đặt ra là tại sao bao nhiêu năm qua vấn đề xây dựng luật biểu tình ít
đƣợc đề cập đến, thế nhƣng bây giờ, đây lại là đề tài nóng hổi trong các cuộc họp
Quốc hội, là vấn đề tranh cãi chính của các đại biểu? Để trả lời câu hỏi đƣợc đặt ra,
theo suy nghĩ của ngƣời viết có 2 lý do chính, và chung quy 2 lý do đó có nguyên
nhân là do quá trình hội nhập quốc tế của nƣớc ta.
Thứ nhất, khi hội nhập quốc tế, nền kinh tế phát triển, ngƣời dân sẽ có cơ hội
mở rộng tầm nhìn, nâng cao tri thức và có yêu cầu cao hơn về đời sống. Ngƣời dân
sẽ có nhu cầu đòi hỏi những quyền lợi mà họ cho là mình đáng đƣợc có giống nhƣ
ngƣời dân các nƣớc khác. Một trong các quyền lợi đó chính là quyền biểu tình.
Có thể nhận thấy ngƣời dân các nƣớc nhƣ Nga, Mỹ thƣờng xuyên tổ chức các
cuộc biểu tình để bày tỏ thái độ của mình đối với chính phủ, hay một vấn đề nào đó
của xã hội nƣớc họ, thế nhƣng ở Việt Nam biểu tình lại khá là xa lạ. Ngƣời dân
đƣơng nhiên biết rõ mình đƣợc quyền biểu tình vì điều đó đã đƣợc ghi nhận rõ ràng
trong Hiến pháp. Thế nhƣng phải biểu tình làm sao cho hợp pháp, đúng luật thì
ngƣời dân vẫn không thể biết vì chƣa có quy định. Ngƣời dân luôn mang trong
mình suy nghĩ là khi chƣa có luật biểu tình thì không đƣợc biểu tình, nên đa số
những ngƣời muốn biểu tình đều im lặng. Ngay cả với những ngƣời dám bƣớc
xuống đƣờng sẽ vẫn cảm thấy chƣa yêm tâm, lo lắng về hành động của mình, và khi
nói đến thì họ thƣờng quanh co, không dám gọi đúng tên. Sự khác biệt đó có phải là
do Việt Nam chƣa có luật biểu tình? Đây chính là lý do vì sao ngƣời dân trông
mong sớm có luật biểu tình.
Vấn đề này càng trở nên nóng hơn khi nhân dân muốn biểu thị tinh thần yêu
nƣớc, bảo vệ chủ quyền trƣớc sự gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc bằng
những cuộc biểu tình hợp pháp. Thực tế cho thấy, do không có luật biểu tình, nên đã
xảy ra hiện tƣợng biểu tình tự phát và gây ra bạo loạn nhƣ các cuộc biểu tình ở Bình
Dƣơng và Vũng Áng thời gian vừa qua, gây khó kiểm soát và lúng túng cho các nhà
cầm quyền. Ngƣời dân băng khoăn khi nhận đƣợc thông báo của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc không tham gia các cuộc biểu tình không hợp pháp: nhƣ thế nào là
không hợp pháp, không lẽ bày tỏ lòng yêu nƣớc, ủng hộ Chính phủ, lên án hành
động gân hấn của Trung quốc là sai sao? Thực hiện quyền đƣợc ghi nhận trong
Hiến pháp là không hợp pháp sao? Càng bức xúc hơn khi Việt Nam kêu gọị cộng
đồng thế giới phản đối Trung Quốc nhƣng ngƣời dân nƣớc ta không đƣợc thể hiện
sự phản đối của mình. Chính vì vậy, ngƣời viết cho rằng nên có luật biểu tình để
điều chỉnh vấn đề này, đảm bảo cho ngƣời dân đƣợc thực hiện quyền đƣợc ghi nhận
trong Hiến pháp. Đồng thời, theo nhận định của Bộ trƣởng Hà Hùng Cƣờng “có luật
biểu tình thì chúng ta sẽ có hành lang pháp lý để quản lý tốt việc biểu thị ý kiến của
ngƣời dân, cũng là thể hiện một bƣớc tiến lên dân chủ trong xã hội”.
Thứ hai, trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều
hiệp ƣớc quốc tế, trong đó có Hiệp ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời.
Khi đã ký kết Hiệp ƣớc này, Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn các chính
sách đề cao nhân quyền, cũng nhƣ đƣa các quyền đó vào thực tiễn. Ở nƣớc ta Đảng
Cộng sản lãnh đạo nhà nƣớc, do đó, ghi nhận quyền biểu tình trong Hiến pháp
không chỉ là sự thừa nhận một quyền cơ bản của dân, mà đó còn là cam kết của
Đảng đối với dân. Nếu nhƣ không thực hiện cam kết này, e sợ các thế lực phản
động sẽ đánh vào đó để xuyên tạc, làm lung lay lòng tin của dân đối với Đảng và
chính quyền. Có thể lấy vụ việc Giáo sƣ Tƣơng Lai đã đăng bài viết của mình với
tiêu đề “Vietnam’s Angry Feet” (Những bàn chân nổi giận) trên trang New York
Times của Mỹ hôm ngày 06/6 là một ví dụ điển hình. Trong bào viết của vị giáo sƣ
này, ngƣời đọc hầu nhƣ không nhận thấy những triết lý về lòng yêu nƣớc hay tấm
chân tình góp ý lãnh đạo Đảng, mà chỉ nhận thấy sự kích động, xúi giục, tuyên
truyền chống phá nhà nƣớc nhiều hơn. Xuyên suốt bài viết, ông lên án việc các nhà
lãnh đạo đàn áp các cuộc biểu tình của ngƣời dân, và ông nhăm nhăm vào mục tiêu
đánh nhau với Trung Quốc (“Sự nổi giận của ngƣời Việt Nam càng tăng lên khi một
số ngƣời lãnh đạo lùi bƣớc trƣớc những hành động tội ác của Trung Quốc xâm lƣợc
Việt Nam nhƣng lại quyết liệt đàn áp ngƣời yêu nƣớc đấu tranh đòi dân chủ và tự
do”14). Với một ngƣời có thể gọi là “uyên bát” nhƣ ông thì tại sao lại có lối tƣ duy
lệch lạc nhƣ vậy đƣợc, hay vì một lý do nào khác. Blogger Hoàng Đức Tâm cũng có
một bài viết bình luận về vị giáo sƣ này và nhận đƣợc nhiều sự đồng tình của ngƣời
14
Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Tương Lai châm ngòi “nổi giận” sặc mùi phản động,
http://nguyentandung.org/giao-su-tuong-lai-cham-ngoi-noi-gian-sac-mui-phan-dong.html, [truy cập ngày 116-2013].
đọc. Trong bài viết, blogger này đã nhận xét “tôi không bao giờ tin ông giáo sƣ
Tƣơng Lai là một ngƣời yêu nƣớc hay yêu dân tộc mà dám tin rằng, ông ta đang
làm tay sai cho bọn phản động nƣớc noài khoác áo tri thức, dân chủ gián tiếp lẫn
trực tiếp tuyên truyền chống phá nhà nƣớc Việt Nam” 15. Tuy không thể khẳng định
việc vị giáo sƣ này có phải là tay sai cho tổ chức phản động hay không, nhƣng bài
viết của ông vẫn gây ảnh hƣởng cho tâm lý ngƣời dân, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc.
Suy cho cùng, nguyên nhân sâu xa là cũng bởi vì nƣớc ta chƣa có Luật biểu tình, vì
thế việc biểu tình của ngƣời dân sẽ khó kiểm soát và dễ bị lợi dụng.
Từ những phân tích trên có thể thấy, hội nhập quốc tế là nguyên nhân gián
tiếp dẫn đến sự hình thành luật biểu tình ở nƣớc ta. Tuy nhiên, chính việc hội nhập
quốc tế này cũng sẽ đặt ra một số thách thức không hề nhỏ.
Trƣớc hết là vấn đề “diễn biến hoà bình”. Khi đã hội nhập thì việc mở cửa
giao lƣu với các nƣớc là điều không thể tránh khỏi, khi đó, sẽ rất khó để có thể kiểm
soát tất cả đối tƣợng ra vào nƣớc ta. Đây là cơ hội thuận lợi để các đối tƣợng phản
động trong và ngoài nƣớc câu kết với nhau chống phá chính quyền nƣớc ta. Chúng
sẽ khoác trên mình cái mác đề cao dân chủ và nhân quyền để kêu gọi ngƣời dân
biểu tình một cách “hợp pháp” với nội dung “bất hợp pháp”, gây khó khăn cho các
nhà cầm quyền. “Hợp pháp” ở đây là hợp pháp về hình thức biểu tình, đó có thể là
số lƣợng ngƣời tham gia, thời gian biểu tình… Một khi đã thực hiện các điều đó
đúng luật, thì đƣơng nhiên cuộc biểu tình đó sẽ đƣợc cho phép diễn ra. Thế nhƣng,
nếu nhƣ cuộc biểu tình “hợp pháp” đó lại có nội dung “bất hợp pháp” thì sao. Nội
dung bất hợp pháp mà ngƣời viết muốn nói đến ở đây chính là nội dung do các thế
lực phản động đƣa ra, đó có thể chỉ là những sai sót của số ích ngƣời lãnh đạo, hay
có thể là những thiếu sót nhỏ trong chính sách của Đảng…chúng dựa vào đó để kêu
gọi ngƣời dân biểu tình, gây rối trật tự, suy giảm lòng tin của ngƣời dân vào Đảng.
Dù biết là vậy, nhƣng vấn không thể cấm cản vì cuộc biểu tình đó đã thực hiện đúng
các hình thức ghi nhận trong luật, trừ khi trong luật ghi rõ cấm các biểu tình có nội
dung chống nhà nƣớc. Nhƣng rõ ràng đó là điều không thể, vì nếu trong luật quy
định nhƣ thế thì còn gì là biểu tình dân chủ, còn cần biểu tình để làm gì. Ngƣời viết
15
Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Tương Lai châm ngòi “nổi giận” sặc mùi phản động,
http://nguyentandung.org/giao-su-tuong-lai-cham-ngoi-noi-gian-sac-mui-phan-dong.html, [truy cập ngày 116-2013].
thiết nghĩ, đây là vấn đề mà các nhà làm luật cần dự trù và suy nghĩ kỹ khi soạn luật
biểu tình.
Bên cạnh đó, đối với Việt Nam, hành động biểu tình cũng còn khá mới mẽ và
lạ lấm đối với nhiều ngƣời. So sánh với các nƣớc phƣơng Tây, rõ ràng ở các nƣớc
ấy, ngƣời dân biểu tình khá là thƣờng xuyên, có thể dễ dàng nhận ra điều đó khi
xem các tin tức trên mạng hay tivi. Việc các nƣớc phƣơng Tây có số cuộc biểu tình
khá nhiều là vì nƣớc họ theo chế độ tƣ bản chủ nghĩa, đa đảng nên dễ xảy ra biểu
tình giữa các đảng với nhau. Trong khi đó, Việt Nam là một nƣớc xã hội chủ nghĩa
do một Đảng lãnh đạo, chế độ khác hẳn các nƣớc phƣơng Tây. Nếu nhƣ khi luật
biểu tình ra đời, ngƣời dân nghĩ việc biểu tình đƣợc chấp nhận và họ biểu tình một
cách thƣờng xuyên giống nhƣ các nƣớc phƣơng Tây, biểu tình cả với những trƣờng
hợp không đáng để biểu tình, nhƣ thế sẽ gây ra mất trật tự công cộng, cản trở giao
thông, ảnh hƣởng đến các hoạt động bình thƣờng của xã hội, ví dụ nhƣ hoạt động
kinh doanh buôn bán của doanh nghiệp và cá nhân, hoạt động lễ hội… Với một
quốc gia mà thƣờng xuyên xảy ra biểu tình, cục diện xã hội rối ren nhƣ thế thì thử
hỏi có nƣớc nào dám đầu tƣ vào để kinh doanh hợp tác, và ngay cả chính bản thân
nƣớc đó cũng khó mà phát triển.
2.1.1.3 Một số giải pháp đề xuất
Theo ý kiến chủ quan, ngƣời viết ủng hộ việc cần có Luật biểu tình, điều đó
đảm bảo quyền của công dân đã đƣợc hiến định, đồng thời giúp các cơ quan chức
năng khỏi
ang túng, trong môi trƣờng pháp lý mù mờ. Tuy nhiên, để Luật biểu
tình có thể phát huy hết lợi ích và hạn chế những khó khăn nêu trên thì ngƣời viết
xin đƣợc đƣa ra một số kiến nghị sau:
Đầu tiên, học hỏi cái hay của luật biểu tình các nƣớc trên thế giới. Nếu ban
hành Luật Biểu tình thì luật này tối thiểu nên học theo các thông lệ, quy định về
biểu tình của các nƣớc trong khu vực, hoặc có thể tiến bộ hơn là vận dụng các quy
luật phổ quát của các luật biểu tình của các nƣớc phƣơng Tây. Trong nội dung luật
biểu tình, ta có thể quy định về thời gian, địa điểm đƣợc biểu tình, hoặc số ngƣời
đăng ký biểu tình. Đồng thời quy định về thời gian thông báo để đƣợc chính quyền
địa phƣơng cho phép. Thời gian đó nếu là một hay hai tuần có lẽ là quá dài, trong
khi vấn đề biểu tình lại xuất phát từ tình hình thời sự trong nƣớc, hoặc phát sinh nhƣ
vấn đề giàn khoan HD981 vừa qua. Thiết nghĩ thời gian thực tế hợp lý nhất là
khoản 05 ngày hay chậm nhất là một tuần.
Thêm một điều quan trọng khác nữa, đó chính là việc cần trừng trị thẳng tay
các trƣờng hợp lợi dụng biểu tình để phản động, hay trƣờng hợp biểu tình dẫn đến
bạo động. Đây sẽ là biện pháp hiệu quả nhằm
ang đe, hạn chế tình trạng bạo
động, hạn chế thƣơng vong, đồng thời làm giảm khả năng ngƣời dân bị các thế lực
phản động xúi giục, gây mất trật tự công cộng.
2.1.2 Cơ chế Bảo Hiến
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nƣớc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong
đời sống chính trị của mỗi quốc gia. Bảo đảm tính tối thƣợng của Hiến pháp trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội là nhu cầu cần thiết, tất yếu tại hầu hết các quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ý nghĩa quan trọng và giá trị pháp lý của Hiến pháp chính là nguồn gốc phát
sinh vấn đề bảo vệ, giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và là cơ sở hình thành cơ chế
bảo hiến.
2.1.2.1 Khái niệm bảo hiến và cơ chế bảo hiến
Về khái niệm bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) hiện tại có nhiều quan điểm. Quan
điểm thứ nhất cho rằng, “bảo hiến có thể đƣợc hiểu là tổng hợp các biện pháp giữ
gìn, chống lại sự vi phạm các nguyên tắc của Hiến pháp”16. Quan điểm này hiểu bảo
vệ hiến pháp theo nghĩa rộng và đã đồng nhất bảo vệ hiến pháp với bảo đảm hiến
pháp.
Quan điểm khác lại coi “bảo vệ hiến pháp là hoạt động của chủ thể có thẩm
quyền ra phán quyết về tính hợp hiến hoặc bất hợp hiến của văn bản pháp luật, qua
đó làm phát sinh hệ quả pháp lý vô hiệu hoá văn bản pháp luật vi hiến” 17. Quan
điểm này đã thu hẹp nội hàm của khái niệm bảo vệ hiến pháp, coi bảo vệ hiến pháp
chỉ bao gồm hoạt động xem xét và bảo đảm tính hợp hiến của văn bản quy phạm
pháp luật.
16
Ban Công tác lập pháp, Đặng Văn Chiến (chủ biên), Cơ chế bảo hiến, Nxb. Tƣ pháp, 2005, tr. 17.
Hồ Đức Anh, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Nxb Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006, tr. 16.
17
Riêng ngƣời viết cho rằng, bảo vệ hiến pháp là tổng hợp các hoạt động đƣợc
tiến hành bởi các chủ thể mà Hiến pháp xác định thẩm quyền nhằm bảo đảm sự tôn
trọng, giữ gìn hiến pháp, ngăn ngừa, chống lại và triệt tiêu hành vi vi hiến.
Nội hàm của khái niệm “bảo vệ hiến pháp” ở đây chỉ bao hàm những hoạt
động do những chủ thể mà hiến pháp đã quy định thẩm quyền tiến hành. Bởi lẽ,
hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý do nhân dân thiết lập, thể hiện chủ quyền và
ý chí của nhân dân; do đó, việc nhân dân giao cho ai chịu trách nhiệm bảo vệ hiến
pháp cũng phải đƣợc thể hiện trong hiến pháp. Chính nhân dân xác định nhiệm vụ
quyền và quyền hạn của chủ thể tiến hành hoạt động bảo vệ hiến pháp bằng các quy
định của hiến pháp. Cách hiểu này sẽ loại trừ những chủ thể trong xã hội có tham
gia thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ Hiến pháp nhƣng sự tham gia đó không
xuất phát từ thẩm quyền hiến định mà chỉ là thẩm quyền mang tính phát sinh từ hiến
pháp và đƣợc quy định bởi văn bản quy phạm pháp luật khác, ví dụ: Hội đồng dân
tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, sở tƣ pháp, Hội đồng nhân dân…
Về khái niệm cơ chế bảo vệ Hiến pháp, theo nghĩa rộng thì đây là toàn bộ
những yếu tố, phƣơng tiện, phƣơng cách và biện pháp nhằm đảm bảo cho hiến pháp
đƣợc tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm hiến pháp có thể xảy ra.
Với nghĩa hẹp, cơ chế bảo vệ hiến pháp là một thiết chế đƣợc tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc và quy định của pháp luật, để thực hiện các biện pháp
nhằm đảm bảo cho hiến pháp đƣợc tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm có thể xảy
ra18.
Ngƣời viết cho rằng, cơ chế bảo vệ hiến pháp là một tổng thể các yếu tố có
quan hệ mật thiết, tƣơng tác lẫn nhau, hình thành một hệ thống và phƣơng thức vận
hành của hệ thống đó để tiến hành hoạt động bảo vệ hiến pháp, nhằm đảm bảo sự
tôn trọng, giữ gìn hiến pháp, ngăn ngừa và chống lại mọi hành vi vi phạm hiến
pháp.
2.1.2.2 Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến cơ chế bảo hiến ở nước ta
Cơ chế bảo hiến của nƣớc ta hiện nay
18
GS, TS. Lê Minh Tâm, Bảo hiến, cơ chế bảo hiến và cơ chế bảo hiến Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 4,
2005, tr. 33.
Hoạt động bảo hiến ở Việt Nam luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc coi trọng bởi
chúng ta đang tiến hành xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa với mục
đích chính là bảo vệ các quyền công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp. Hay nói
một cách dễ hiểu thì Hiến pháp là bản cam kết của Nhà nƣớc đối với nhân dân, vì
thế cần có một cơ chế để đảm bảo tính thực thi của những quy định trong nội dung
bản Hiến pháp, tránh sự lạm quyền.
Gắn liền với sự ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946,
hoạt động bảo vệ Hiến pháp tiếp tục đƣợc ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm
1959, 1980, 1992 và 2013 với quy định cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành
Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống mọi hành vi vi phạm Hiến
pháp về pháp luật. Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp 1992, vấn đề giám sát và bảo
vệ Hiến pháp đƣợc quy định trong nhiều đạo luật quan trọng nhƣ: khoản 3 Điều 27
Luật tổ chức Quốc hội (năm 2001) quy định Ủy ban pháp luật của Quốc hội có chức
năng, nhiệm vụ đản bảo tính hợp hiến đối với các dự án luật, pháp lệnh trƣớc khi
trình Quốc hội; Điều 1 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (năm 2003) quy định
“Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà
nƣớc”, và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo đó, trách nhiệm bảo vệ
Hiến pháp ở Việt Nam đƣợc giao cho nhiều cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, đó là
cơ quan quyền lực nhà nƣớc, Chủ tịch nƣớc, các cơ quan hành chính, cơ quan tƣ
pháp. Trong đó, Quốc hội là cơ quan có chức năng giám sát tối cao đối với hoạt
động của Nhà nƣớc, do đó có thể xem quốc hội là trung tâm của thiết chế bảo hiến ở
Việt Nam. Nhƣ vậy, nếu đem so sánh với các nƣớc trên thế giới thuộc hệ thống luật
Châu Âu lục địa có bề dày lịch sử về những thành tựu xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống tài phán Hiến pháp, thì Việt
Nam đã có cơ chế bảo hiến nhƣng chƣa có cơ chế bảo hiến chuyên trách. Hoạt động
bảo vệ Hiến pháp đƣợc giao cho nhiều cơ quan nhƣng lại thiếu sự phân công hợp lý
và chế độ trách nhiệm chƣa rõ ràng. Các nguyên tắc và quy định pháp luật về bảo vệ
Hiến pháp còn thiếu, chƣa đồng bộ, tản mạn và thiếu tính khả thi…Vì vậy, trong
thực tế vẫn xảy ra nhiều hiện tƣợng vi phạm Hiến pháp nhƣng chƣa có bất kỳ phán
quyết nào đƣợc tuyên đối với các vi phạm đó.
Một là, việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp đƣợc giao cho nhiều cơ quan nhà
nƣớc, cá nhân có thẩm quyền mà không giao cho một cơ quan chuyên trách có chức
năng bảo vệ Hiến pháp. Điều này dẫn đến tình trạng không xác định rõ phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan nên hoặc là đùn đẩy trách nhiệm hoặc chồng
chéo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động
giám sát và bảo vệ Hiến pháp;
Hai là, việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành chủ yếu dựa
vào việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, trong khi đó giám sát tối
cao của Quốc hội phụ thuộc vào các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Vì
thế không tránh khỏi sự ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến;
Ba là, chúng ta chƣa có một cơ chế hữu hiệu nào để giám sát chính hoạt động
của Quốc hội và giám sát tính hợp hiến của các đạo luật, nghị quyết do Quốc hội
ban hành cũng nhƣ việc giải quyết và hệ quả pháp lý trong trƣờng hợp luật, nghị
quyết của Quốc hội có dấu hiệu trái với Hiến pháp. Mặc dù Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 1997 quy định “theo đề nghị của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc
hội, Chủ tịch nƣớc, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án
nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết
định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ luật, nghị quyết của Quốc hội trái Hiến pháp” 19.
Tuy nhiên, cho đến nay, Quốc hội vẫn chƣa bãi bỏ một văn bản luật, nghị quyết nào
của mình với lý do văn bản đó trái Hiến pháp.
Từ những hạn chế, bất cập trên cho thấy sự cần thiết nghiên cứu hệ thống bảo
hiến các nƣớc trên thế giới, các nƣớc trong khu vực, kinh nghiệm lựa chọn mô hình
bảo hiến của một số nƣớc để có thể tìm ra mô hình bảo hiến phù hợp với Việt Nam.
Các mô hình bảo hiến trên thế giới
Trên thế giới, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mối quốc gia sẽ
hình thành một mô hình tổ chức cơ quan bảo hiến cho riêng mình. Hiên nay, phổ
biến một số mô hình cơ quan bảo hiến sau:
19
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1997, Điều 81, Khoản 2.
Thứ nhất là mô hình bảo hiến bằng cơ quan chuyên trách: đặc điểm của mô
hình này là hoạt động bảo hiến đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua cơ quan bảo hiến
chuyên trách (Toà án Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp). Cơ quan này có vị trí tƣơng
đối độc lập với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. Phán quyết của cơ quan
bảo hiến là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể.
Về Toà án Hiến pháp, thì đây là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phán xử các
vụ việc thuộc phạm vi giám sát Hiến pháp, đặc biệt là các thẩm quyền kiểm tra tính
hợp hiến của các đạo luật. Thủ tục đƣợc tiến hành tại Toà án Hiến pháp hƣớng tới
việc tuyên bố một văn bản hay một hành vi là phù hợp hay không phù hợp với Hiến
pháp. Toà án Hiến pháp hoạt động độc lập và chỉ tuân theo Hiến pháp, pháp luật.
Phán quyết của Toà án Hiến pháp có hiệu lực chung thẩm và có hiệu lực pháp lý bắt
buộc đối với cơ quan nhà nƣớc, quan chức nhà nƣớc và các bên có liên quan20.
Mô hình bảo hiến bằng Hội đồng hiến pháp có lịch sử gắn liền với sự ra đời và
phát triển của Hội đồng hiến pháp của Pháp. Năm 1958, cùng với sự ra đời của Hiến
pháp mới, Hội đồng hiến pháp đã đƣợc thành lập. Kể từ đó, mô hình Hội đồng hiến
pháp của Pháp trở thành một mô hình giám sát Hiến pháp tiêu biểu của châu Âu mà
các nhà luật học thƣờng gọi là mô hình giám sát Hiến pháp kiểu Pháp. Dựa trên mô
hình này, nhiều quốc gia đã thành lập Hội đồng hiến pháp của mình nhƣ:
Campuchia, Mô-dăm-bích, Ka-dắc-xtan…Tuỳ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế
- xã hội, truyền thống lập pháp của từng quốc gia mà Hội đồng hiến pháp đƣợc giao
những thẩm quyền nhất định. Nhìn chung, hội đồng hiến pháp có một số thẩm
quyền chung sau: giải thích hiến pháp và xem xét tính hợp hiến của các đạo luật,
thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bầu cử và trƣng cầu ý dân, thẩm quyền giám
sát hiến pháp về vấn đề quyền con ngƣời21.
Thứ hai là mô hình bảo hiến bằng toà án tư pháp: đặc điểm của mô hình này
là tất cả các Toà án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật thông qua
các vụ việc cụ thể, do đó vụ kiện là tiêu đề để Toà án xem xét tính hợp hiến của các
đạo luật. Phán quyết của Toà án chỉ có hiệu lực bắt buộc trong phạm vi các bên của
20
Phạm Trí Hùng, Cơ chế bảo vệ hiến pháp của các nước trên thế giới, http://www.vlg-law.com/co-che-baove-hien-phap-cua-cac-nuoc-tren-the-gioi/, [ truy cập ngày 21-8-2013].
21
Phạm Trí Hùng, Cơ chế bảo vệ hiến pháp của các nước trên thế giới, http://www.vlg-law.com/co-che-baove-hien-phap-cua-cac-nuoc-tren-the-gioi/, [ truy cập ngày 21-8-2013].
vụ việc đang xem xét. Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi hiến thì đạo luật đó không
còn giá trị áp dụng. Toà án tƣ pháp không có thẩm quyền huỷ bỏ hay tuyên bố đạo
luật đó vô hiệu. Nhƣ vậy, về hình thức đạo luật đó vẫn có hiệu lực, nhƣng thực tế
không đƣợc áp dụng nữa. Phán quyết của Toà án tƣ pháp không có hiệu lực chung
thẩm nhƣ trong mô hình bảo hiến bằng cơ quan chuyên trách mà có thể bị xem xét
bởi một Toà án cấp trên. Cơ sở để áp dụng mô hình này chính là áp dụng triệt để
thuyết tam quyền phân lập, và truyền thống án lệ. Kể từ khi xuất hiện ở Mỹ năm
1803, đến nay, mô hình này đã đƣợc nhiều nƣơc áp dụng nhƣ: Canada, Mehico,
Thụy Điển22…
Thứ ba là mô hình bảo hiến hỗn hợp: Mô hình này kết hợp những yếu tố của
hai mô hình bảo hiến bằng cơ quan chuyên trách và bảo hiến bằng toà án tƣ pháp. Ở
các nƣớc áp dụng mô hình này, thẩm quyền bảo hiến đƣợc trao cho cả Cơ quan bảo
hiến chuyên trách và Toà án thuộc hệ thống tƣ pháp. Cơ quan chuyên trách có chức
năng bảo hiến, còn Toà án tối cao có thẩm quyền đối với những vụ việc cụ thể đƣợc
quy định trong hiến pháp, đồng thời tất cả các Toà án khác khi giải quyết một vụ
việc cụ thể có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và đƣợc quyền không
áp dụng các đạo luật bị cho là không phù hợp với Hiến pháp23.
Nhu cầu xây dựng cơ chế bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam hiện nay
Nhƣ đã phân tích ở trên, hoạt động bảo hiến hiện hành ở Việt Nam chƣa thật
sự hiệu quả, mà nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do có quá nhiều chủ
thể tham gia hoạt động bảo hiến, cơ chế trách nhiệm không rõ ràng, hoạt động bảo
hiến không mang tính chuyên nghiệp và không mang tính tài phán. Từ những hạn
chế đó đòi hỏi cần phải thiết lập một mô hình bảo hiến chuyên trách hiệu quả, đáp
ứng yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây không phải chỉ là yêu
cầu xuất phát từ những bất cập trong nƣớc mà đây còn xuất phát từ xu hƣớng chung
của thế giới.
Quá trình mở rộng toàn cầu đã đặt ra vấn đề về chế độ bảo hiến chuyên trách.
Bảo hiến chuyên trách đã trở thành chuẩn mực phổ quát của các hệ thống hiến pháp.
22
Phạm Trí Hùng, Cơ chế bảo vệ hiến pháp của các nước trên thế giới, http://www.vlg-law.com/co-chebao-ve-hien-phap-cua-cac-nuoc-tren-the-gioi/, [ truy cập ngày 21-8-2013].
23
Phạm Trí Hùng, Cơ chế bảo vệ hiến pháp của các nước trên thế giới, http://www.vlg-law.com/co-che-baove-hien-phap-cua-cac-nuoc-tren-the-gioi/, [ truy cập ngày 21-8-2013].
Một cuộc khảo sát quốc tế cho biết, có 158 trong số 191 hệ thống hiến pháp trên thế
giới đã xác lập chế độ bảo hiến chuyên trách dƣới dạng hình thức này hay hình thức
khác. Trên phạm vi toàn cầu, có 79 hiến pháp thiết lập cơ quan bảo hiến đặc biệt
(Tòa án hiến pháp hay Hội đồng hiến pháp), 60 hiến pháp trao quyền bảo hiến cho
các tòa án thƣờng và có 03 hiến pháp không thiết lập chế độ bảo hiến chuyên biệt
mà giao quyền giám sát cho cơ quan lập pháp, gồm Hiếp pháp của Việt Nam, Trung
Quốc và Mianma24.
Là một thành viên của cộng đồng quốc tế, Việt Nam không thể không theo xu
hƣớng chung của thế giới. Việt Nam đã có hơn một thập niên thảo luận về đổi mới
chế độ bảo hiến. Vấn đề đƣợc đặt ra lần đầu tiên trong lần sửa đổi Hiến pháp năm
2001, đổi mới bảo hiến dần dần đã trở thành sự quan tâm rộng rãi trên phƣơng diện
chính trị và xã hội.
Trên phƣơng diện chính trị: Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24-5-2005 của
Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 đã đặt vấn đề đổi mới chế độ bảo hiến.
Quyết tâm đổi mới chế độ bảo hiến tiếp tục đƣợc nhắc đến trong các Văn kiện Đại
hội X, XI của Đảng. Một lựa chọn về Hội đồng Hiến pháp đã đƣợc đƣa vào Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đã đƣợc tích cực thảo luận bởi các nhà lập hiến và
lập pháp.
Trên phƣơng diện xã hội: cuộc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 diễn ra cho thấy, vấn đề bảo hiến đã trở thành nhận thức chung của
nhân dân. Đặc biệt, các diễn đàn lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp cho thấy
khuynh hƣớng ủng hộ thiết lập Hội đồng Hiến pháp. Nhận thức và mong muốn đổi
mới bảo hiến của xã hội đƣợc củng cố thêm thông qua các phƣơng tiện thông tin đại
chúng. Có thể thấy rằng, đổi mới bảo hiến ở nƣớc ta đang có khuynh hƣớng tiến
triển theo xu thế chung của thời đại. Vấn đề đặt ra ở đây là đâu mới là mô hình bảo
hiến phù hợp với điều kiện nƣớc ta. Có rất nhiều ý kiến khác nhau để trả lời cho câu
hỏi này.
Ý kiến thứ nhất cho rằng, trong điều kiện của nƣớc ta hiện nay, chƣa nên
thành lập một cơ quan bảo hiến chuyên trách mà nên tiếp tục duy trì cơ chế bảo hiến
24
Tom Ginsburg, Oxford Handbook of Law and Politics, Oxford University Press, New York, 2008, tr.81.
hiện hành, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập để ngày càng hoàn thiện
hơn.
Ý kiến thứ hai cho rằng, nên thành lập một cơ quan bảo hiến chuyên trách với
tên gọi là Toà án Hiến pháp hoặc Hội đồng Hiến pháp. Cơ quan này có vị trí độc lập
với cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tƣ pháp.
Tại cuộc hội thảo khoa học “Cơ chế bảo hiến – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý
cho Việt Nam” diễn ra ngày 6/5/2014 tại Hà Nội, do Viện Nhà nƣớc và pháp luật
phố hợp với Viện KAS tổ chức, đa số các ý kiến cho rằng trong điều kiện Việt Nam
hiện nay, mô hình Tòa án Hiến pháp là phù hợp hơn cả.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng với các quốc gia trên thế giới,
việc nghiên cứu, lựa chọn và tiếp nhận một số thuộc tính phù hợp của các cơ chế
bảo vệ hiến pháp trên thế giới đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận các yếu tố ngoại
lai vào hệ thống chính trị - pháp lý bản địa, đặc biệt là đối vớ các quốc gia đang
trong quá trình chuyển đổi nhƣ nƣớc ta hiện nay cần phải có sự đầu tƣ, nghiên cứu
kỹ lƣỡng và toàn diện. Đảm bảo yêu cầu hội nhập không có nghĩa là phải xây dựng
một mô hình bảo hiến giống hệt mô hình bảo hiến của các nƣớc trên thế giới. Xuất
phát từ quan điểm “hòa hập nhƣng không hòa tan”, và không có một mô hình toàn
diện “vừa vặn” cho tất cả các nƣớc, do đó đề xuất mô hình bảo hiến ở Việt Nam cần
phải đƣợc tính toán, cân nhắc cho phù hợp với truyền thống chính trị - pháp lý, điều
kiện thực tiễn của nền kinh tế thị trƣờng đang từ bƣớc chuyển đổi và tính chất của
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.1.2.3 Một số giải pháp đề xuất
Để có thể tìm ra mô hình bảo hiến phù hợp cho Việt Nam, ngƣời viết thiết
nghĩ cần đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo hiến phải phù hợp với các
đặc điểm của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và
vì dân. Trong đó, dặc điểm quan trọng nhất là Nhà nƣớc ta không thừa nhận “tam
quyền phân lập”, mà chúng ta khẳng định quyền lực nhà nƣớc là thống nhất có sự
phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tƣ pháp. Việt Nam không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập mà đảm bảo sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất đối với Nhà nƣớc và xã hội
là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ hai, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nƣớc chính là sự thể chế hoá đƣờng
lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Vì vậy, giám sát và bảo vệ Hiến pháp, bảo
đảm tính tối thƣợng của Hiến pháp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội chính
là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nƣớc và xã hội. Việc hoàn thiện cơ
chế bảo vệ Hiến pháp cũng chính là góp phần tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nƣớc và xã hội.
Thứ ba, quá trình hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở nƣớc ta không đồng nghĩa với
việc xây dựng một cơ chế bảo hiến hoàn toàn mới, thay thế cơ chế hiện hành mà
phải dựa trên cơ sở kế thừa, phát triển những gì đã có, tiếp thu có chọn lọc kinh
nghiệm của nƣớc ngoài để tìm ra cách thức, biện pháp bảo đảm cho Hiến pháp đƣợc
tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra, và phải phù hợp với
điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của nƣớc ta hiện nay.
2.2 MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NHÂN
QUYỀN
2.2.1 Quyền an tử
2.2.1.1 Khái niệm và quan niệm một số nước trên thế giới về quyền an tử
Quyền đƣợc chết, an tử (cái chết êm ả) đƣợc pháp luật một số nƣớc coi là
quyền nhân thân của con ngƣời và đƣợc quy định trong một đạo luật gọi là Luật An
tử. Quyền an tử đƣợc hiểu một cách đơn giản là quyền của môt ngƣời đã thành niên
đang phải chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không thể chịu
đựng đƣợc sau một tai nạn hay một bệnh lý không thể cứu chữa, rơi vào tình huống
y tế không lối thoát25, nên đã chọn việc thực hiện quyền đƣợc chết.
Hiện nay, một số quốc gia nhƣ Hà Lan, Bỉ, Lucsxămbua, các bang của Hoa
Kỳ đã thông qua đạo luật về an tử. Hà Lan đã đi vào lịch sử là Quốc gia đầu tiên áp
dụng đạo Luật “cái chết êm ả”. Tháng 11 năm 2000, Hạ Viện Hà Lan đã thông qua
25
Trung Hồng Quang, Bàn về Quyền được chết và vấn đề xây dựng Luật An tử ở Việt Nam (2009), Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 6, 2009, trang 56.
dự thảo Luật An Tử. Đến ngày 10 tháng 4 năm 2001, với tỉ lệ áp đảo 46/28, Thƣợng
Viện Hà Lan đã bỏ phiếu thông qua đạo luật. Trƣớc đó hơn hai thập kỷ, các bác sĩ
Hà Lan đã áp dụng phƣơng pháp “cái chết êm ả” để giúp những ngƣời bệnh nặng ra
đi. Việc thông qua đạo luật năm 2001 chỉ nhằm hợp pháp hóa một thực tế đã đƣợc
chấp nhận, nhất là khi có bản hƣớng dẫn “cái chết hỗ trợ” đƣợc phác thảo vào năm
1993. Điều tra toàn quốc cho thấy gần 90% ngƣời dân nƣớc này ủng hộ Luật An tử
vì nó đảm bảo quyền cá nhân26. Năm 2006, Hà Lan còn cho phép an tử đối với trẻ
em, trẻ sơ sinh mắc bệnh nặng không thể cứu chữa.
Quốc gia thứ hai hợp thức hóa cái chết êm ả là Bỉ. Với 86 phiếu thuận, 51
phiếu chống và 10 phiếu trắng, tối 16/5/2002, Thƣợng Viện Bỉ đã chấp thuận đạo
luật cho phép bệnh nhân bị bệnh rất nặng có quyền đƣợc chết dƣới những điều kiện
nhất định. Đây là chặn cuối của cuộc đua pháp lý kéo dài 3 năm, khởi xƣớng vào
năm 1999 khi mà lần đầu tiên trong vòng 40 năm, liên minh dân sự lên nắm quyền
ở Bỉ. Ở một quốc gia mà đạo Thiên chúa chiếm ƣu thế, ý tƣởng hợp pháp hóa cái
chết êm ả không gây mấy tranh cãi. Hạ Viện Bỉ đã bật đèn cho dự luật này vào
tháng 10/2001. Điều tra tiến hành năm 2001 có tới 72% ngƣời dân đồng tình với cái
chết êm ả27.
Tại Mỹ, Luật Liên bang cấm thực hiện cái chết êm ả. Bang Oregon là bang
đầu tiên từ năm 1994 cho phép bệnh nhân yêu cầu đƣợc chết nhƣng tòa án bang đã
chống lại việc thực thi điều luật này và đến năm 1997 thì Tòa án tối cao của bang đã
chấp nhận. Nam 1999, bang Texas cũng cho phép an tử. Và đến năm 2006, ở cả 50
bang của Mỹ đã có đạo luật cho phép bệnh nhân ở trong các điều kiện nhất định
đƣợc xin chết. Trƣớc đó, Mỹ là nƣớc tập trung nhiều vụ án liên quan đến an tử với
nhiều ảnh hƣởng lớn nhƣ: Quinlan, Curzan28, hay ngƣời đƣợc mệnh danh là “bác sĩ
thần chết” Jek Kevorkian. Bên cạnh đó, công ƣớc nhân quyền Châu Âu không yêu
cầu các thành viên cấm tự tử hay chết êm ả, mặc dù nó đề cao quyền đƣợc sống của
con ngƣời.
26
Thu Thảo, Vnexpress, Có nên giúp người bệnh được chết thanh thản, http://doisong.vnexpress.net/tintuc/suc-khoe/co-nen-giup-nguoi-benh-duoc-chet-thanh-than-2249466.html, [truy cập ngày 11-4-2001].
27
Thu Thủy, Vnexpress, Bỉ sắp chấp thuận “cái chết êm ả”, http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suckhoe/bi-sap-chap-thuan-cai-chet-em-a-2252382.html, [truy cập ngày 16/5/2002].
28
In re Karen Ann Quinlan, 355 A.2d, N.JSup 1976, tr 647, 666.
Cho đến năm 2002, chỉ có Bỉ và Hà Lan chính thức hợp pháp hóa Luật An tử.
Một số quốc gia ở Châu Âu nhƣ Tây Ban Nha vẫn ngầm chấp nhận việc tự tử có sự
hỗ trợ nhƣng phần lớn không hợp hóa nó. Tại Pháp, cái chết êm ả là bất hợp pháp.
Tuy nhiên theo kết quả một cuộc thăm dò do Viện IFOP thực hiện từ ngày 10 đến
20/12/2002 thì có đến 88% dân Pháp tán thành việc ban hành một đạo luật cho phép
bác sỹ giúp những ngƣời mắc bệnh nan y “ra đi” một cách nhẹ nhàng nhằm tránh
đau đớn kéo dài nếu họ yêu cầu29.
Tại một số nƣớc khác:
- Tại Đan Mạch, pháp luật cho phép bệnh nhân mắc các bệnh nan y tự quyết
định dừng việc điều trị; từ ngày 01/10/1992, trong trƣờng hợp bị bệnh không
thể cứu chữa khỏi hoặc bị tai nạn nặng, bệnh nhân có thể làm một bản chúc
thƣ y tế mà bác sỹ phải tôn trọng.
- Tại Thụy Điển, “hỗ trợ tự tử” một tội không bị xử phạt. Trong một số trƣờng
hợp bác sỹ có thể rút máy thở của bệnh nhân.
- Tại Anh, cái chết êm ả là bất hợp pháp. Tuy nhiên, vào năm 1993 và 1994,
luật pháp đã cho phép bác sỹ rút ngắn cuộc đời của những bệnh nhân sống nhờ
các phƣơng pháp nhân tạo. Tại Ecosse, vào tháng 5/1996, lần đầu tiên một bện
nhân nữ đã đƣợc phép chết.
- Tại Châu Mỹ La tinh, Tòa án Colompia đã chấp nhận áp dụng cái chết êm ả
vào tháng 5/1997 với những bệnh nhân mắc bệnh nan y giai đoạn cuối.
- Tại Áo, lần đầu tiên trên thế giới, tháng 7/1996, Thƣợng viện khu vực phía
Bắc đã thông qu một đạo luật hợp pháp hóa cái chết êm ả nhƣng Thƣợng viện
này đã rã quyết định phủ quyết vài tháng sau đó.
Nhƣ vậy, đa phần các nƣớc đều xem hành vi của cái chết êm ả là một tội, có
nƣớc không xử phạt nó nhƣng lại không thông qua hay ngấm ngầm chấp nhận mà
không hợp pháp hóa hay chỉ cho phép cái chết êm ả chủ động.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên thế giới tỉ lệ ủng hộ quyền đƣợc chết có dấu
hiệu tăng cao hơn. Năm 2012, phần đông dân số ở 12 nƣớc Tây Âu, trong đó có gần
¾ dân Anh, ủng hộ hợp pháp hóa tự tử có trợ giúp (theo kết quả khảo sát mới nhất
29
Vnexpress, Đa số người Pháp ủng hộ “cái chết êm ả”, http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/daso-nguoi-phap-ung-ho-cai-chet-em-a-2253732.html, [truy cập ngày 24-12-2002].
của Hiệp hội Luật sƣ Y tế Thụy Sỹ) 30. Ở 12 nƣớc Tây Âu này, từ 2/3 đến ¾ ngƣời
đƣợc hỏi nói rằng họ có thể chọn thời điểm và cách thức kết liễu đời mình, nếu mắc
bệnh nan y, tàn tật hoặc đau đớn không chịu nổi. Tỷ lệ ủng hộ quyền đƣợc chết cao
nhất là ở Đức (87%) và thấp nhất là ở Hy Lạp (52%). Hiện nay ở Châu Âu, có bốn
quốc gia hợp pháp hóa cái chết êm ả gồm Bỉ, Hà Lan, Lucsxăbua và Thụy Sĩ. Chính
phủ Công hòa lên bang Đức đã đề xuất hợp pháp hóa tự tử có trợ giúp, với điều kiện
việc này không liên quan lợi nhuận, trong khi Pháp đang tranh cãi có nên cho phép
hành vi này hay không. Ở Đức và Pháp, Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã và Giáo
hội Tin lành phản đối việc hợp pháp hóa quyền đƣợc chết. Họ cho rằng, nên chăm
sóc tốt hơn, có thuốc giảm đau mạnh hơn cho những bệnh nhân đau đớn sắp lìa đời.
Từ khi hợp pháp hóa cái chết êm ái năm 1942, Thụy Sĩ ngày càng đón nhận nhiều
ngƣời nƣớc ngoài, đặc biệt là ngƣời Đức, Pháp và Anh đến để quyên sinh. Mặc dù
vẫn còn khá nhiều quan điểm phản đối việc ghi nhận quyền đƣợc chết nhƣng thực tế
vẫn chứng minh rằng tỉ lệ dân số ủng hộ và số lƣợng quốc gia hợp pháp hóa vẫn có
chiều hƣớng tăng lên. Một khi đã có bất kỳ quốc gia nào thừa nhận hay có một tỉ lệ
nhất định dân chúng ủng hộ thì điều đó khẳng định việc xem xét quyền đƣợc chết là
điều nên làm, không phải để phá vỡ chuẩn mực xã hội mà để pháp luật phù hợp với
cuộc sống đang biến đổi không ngừng.
2.2.1.2 Quan điểm về quyền an tử ở Việt Nam
Trong đại bộ phận dân cƣ, quyền đƣợc chết là một vấn đề còn xa lạ và còn có
nhiều sự nhần lẫn trong quan niệm cũng nhƣ nhận thức. Trƣớc đây, tại kỳ họp thứ 6
và 7 Quốc hội khóa XI (2004 , 2005) Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách năm
2005, vấn đề quyền đƣợc chết đã đƣợc đƣa vào dự thảo sửa đổi Bộ Luật Dân sự
Việt Nam và đƣợc khá nhiều đại biểu quốc hội quan tâm. Nhìn chung, các quan
điểm đều nhìn nhận đây là một việc làm nhân đạo, nhƣng lại là một vấn đề nhạy
cảm, không phù hợp với đạo lý ngƣời Á Đông hiện nay. Hơn nữa, số lƣợng bệnh
nhân giai đoạn cuối, mắc bệnh vô phƣơng cứu chữa của Việt Nam cũng còn ít so
30
Báo điện tử Tiền phong, Nhiều dân châu Âu ủng hộ cái chết êm ái, 2012, http://tienphong.vn, [ngày truy
cập 2/12/2012].
với thế giới31. Bên cạnh đó, phong tục, tập quán và truyền thống Á Đông đã chi
phối đến việc tiếp cận những vấn đề mới, nhạy cảm có liên quan đến tín ngƣỡng,
văn hóa. Một điều phải công nhận là truyền thống phƣơng Đông chúng ta luôn coi
trọng sự sống con ngƣời, xem nó là thứ quý giá nhất. Do đó, quyền an tử vẫn chƣa
đƣợc công nhận và thông qua tại Việt Nam.
Thời gian gần đây, tại Việt Nam vấn đề quyền đƣợc chết tiếp tục đƣợc đề cập
và bàn luận qua một số diễn đàn báo chí dƣới nhiều góc độ khác nhau. Nhiều ý kiến
trái chiều hoặc xu hƣớng ủng hộ thực sự đã tạo ra yêu cầu tiếp tục cân nhắc, xem
xét việc ghi nhận quyền này. Một số quan điểm chống lại quyền đƣợc chết cho
rằng:
- Việc công nhận quyền đƣợc chết sẽ làm xói mòn quyền cơ bản đƣợc sống.
Quan điểm này trong xã hội Việt Nam cũng tƣơng tự nhƣ trong qua điểm của
Thiên Chúa Giáo và nhiều tôn giáo khác. Hầu hết các tôn giáo đều coi trọng sự sống
nên họ phản đối quyền đƣợc chết. Hồng Y Javier Lozano Barragan, ngƣời đứng đầu
Ủy Ban y tế Vatican tuyên bố hành động gỡ bỏ ống truyền đạm tƣơng đƣơng với
hành động giết ngƣời trong vụ T.Schiavo (Mỹ): “cuộc sống con ngƣời không phụ
thuộc vào cá nhân mà phụ thuộc đấng Sáng thế. Vì thế, chúng ta có điều răng thứ
năm không cho phép giết ngƣời. Việc khiến ngƣời bệnh chết nhẹ nhàng chính là
hành động giết ngƣời”32.
- Nếu có Luật An tử, nhiều ngƣời bệnh sẽ giảm ý chí, mất tự tin và niềm tin vào
cuộc sống.
Theo quan điểm này, nếu một ngƣời bệnh phải chịu sự đau đớn cùng cực trong
quá trình trị liệu, họ sẽ coi yêu cầu đƣợc chết nhƣ một phƣơng pháp để thoát khỏi
sự đau đớn đó. Lúc này, họ đã chọn cái chết thay vì tiếp tục chịu đau đớn để khỏi
bệnh. Hoặc nhiều bệnh nhân bi quan, luôn ở trong tâm lý cho rằng bệnh của mình sẽ
không thể trị khỏi nên đã yêu cầu đƣợc chết.
- Thực hiện cái chết êm ả là giết ngƣời bởi chức năng của bác sỹ phải là cứu
ngƣời.
31
Trƣơng Hồng Quang, Bàn về Quyền được chết và vấn đề xây dựng Luật An tử ở Việt Nam (2009), Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 6, 2009, trang 61.
32
Theo bbc.co.uk, Trích bài “Bệnh hân Terri Schiavo qua đời”, 2005.
Quan điểm này cũng là một trong những quan điểm của Việt Nam ta hiện nay
đƣợc quy đinh trong Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Theo
quan điểm thì giết ngƣời đƣợc xem là hành động tƣớc đoạt tính mạng ngƣời khác
một cách trái pháp luật và ở đây, pháp luật Việt Nam cũng không cho phép điều đó.
Bên cạnh những quan điểm chống đối, nhiều cuộc tranh cãi đã hình thành nên
một số quan điểm ủng hộ quyền đƣợc chết nhƣ sau:
- Công nhận quyền đƣợc chết hƣớng đến mục đích tốt đẹp là giúp những bệnh
nhân ở trong tình trạng đau đớn kéo dài, bệnh nan y vô phƣơng cứu chữa ở giai
đoạn cuối mà sự sống của họ càng kéo dài, càng đau đớn thêm. Đó chính là một cái
chết nhân đạo.
- Luật An tử ra đời sẽ giải tỏa nỗi bức xúc của giới bác sỹ trong hoàn cảnh: bệnh
nhân đang phải chịu đau đớn kéo dài xin đƣợc chết mà họ thì không thể đáp ứng vì
sợ phạm tội giết ngƣời. Nếu pháp luật cho phép, họ sẽ có định hƣớng tốt và có thể
yên tâm giúp đỡ bệnh nhân đƣợc toại nguyện. Điều này sẽ tốt cho cả bệnh nhân và
bác sỹ điều trị.
2.2.1.3 Giải pháp đề suất
Về quan điểm của mình, ngƣời viết không đồng tình với những quan điểm
phản đối Luật An tử nêu trên.
Thứ nhất: quyền đƣợc chết không làm xói mòn quyền cơ bản là quyền đƣợc
sống. Quyền đƣợc chết không chỉ liên quan đến bệnh nhân đó mà còn liên quan đến
cả gia đình và xã hội. Ngƣời bệnh nan y ở giai đoạn cuối chịu nhiều đau đớn vì thế
nếu có sống thì họ cũng sẽ phải chịu đựng nhìu đau đớn và thêm khổ, thậm chí
nhiều ngƣời còn mất đi nhận thức đƣợc rằng mình sƣớng hay khổ vì họ đang sống
đời sống thực vật. Cho nên, nếu bản thân ngƣời bệnh không muốn gây thêm tốn
kém không cần thiết cho gia đình và xã hội thì hãy tôn trọng ý kiến này của họ. Hơn
nữa, mục đích của quyền đƣợc chết là làm họ không phải sống mà chịu sự đau đớn
kéo dài và đó là mục đích nhân đạo. Họ không chối bỏ quyền đƣợc sống mà vì họ
không còn đủ điều kiện đảm bảo sự sống. Điều này khác hẳn việc ngƣời có điều
kiện để sống, bị bệnh có thể cứu chữa nhƣng lại muốn chết, đó mới là trƣờng hợp
đáng lên áng.
Thứ hai: Luật An tử không làm giảm ý chí, mất niềm tin vào cuộc sống của
bệnh nhân, vì Luật An tử không bắt buộc ngƣời bệnh phải chọn an tử. Muốn hay
không là quyền của họ, họ có quyền đƣợc sống, đƣợc chữa bệnh nếu họ muốn.
Thêm vào đó, cứ không phải bệnh nhân nào muốn chết sẽ đƣợc chết. An tử chỉ
đƣợc áp dụng khi không còn cách nào khác, khi rơi vào tình huống bênh tình không
lối thoát và chịu nhiều đau đớn.
Thứ ba: thực hiện cái chết êm ả là giết ngƣời. Quan điểm này chỉ đúng khi
quyền đƣợc chết chƣa đƣợc pháp luật công nhận. Nếu có Luật thì hành động đó của
bác sỹ sẽ không bị xem là có tội, hơn nữa bác sỹ có quyền từ chối nếu họ không
muốn thực hiện. Bên cạnh đó, hành động của bác sỹ trong quyền đƣợc chết mang
bản chất nhân đạo. Xét cho cùng, hành vi đó cũng chỉ là mong muốn bệnh nhân
thoát khỏi tình trạng đau đớn kéo dài, suy cho cùng thì điều đó cũng chỉ là mong
muốn mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân, xuất phát từ lƣơng tâm của ngƣời bác
sỹ. Thực ra, giúp bệnh nhân thoát khỏi đau đớn chính là cứu bệnh nhân khỏi sống
khổ, đó cũng là cứu ngƣời chứ không phải giết ngƣời.
Tuy nhiên, việc phân tích những lý do ủng hộ an tử nhƣ trên không có nghĩa là
phải ban hành ngay Luật An tử.
Xu hƣớng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng tỏ rằng, đói
nghèo, bệnh tật, chiến tranh là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến nhiều trƣờng hợp “xin
đƣợc chết” trong tƣơng lai. Hơn nữa, việc chƣa có các quy định pháp luật điều
chỉnh, nghĩa là chƣa có chế tài xử lý sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lƣờng do các
đối tƣợng bất chấp pháp luật thực hiện những vụ việc liên quan đến “an tử” với
những dụng ý xấu. Bởi vậy, xây dựng Luật An tử hoặc ít nhất là một chế định trong
Bộ luật Dân sự (công nhận quyền đƣợc chết là quyền nhân thân của con ngƣời) là
xu hƣớng chung của các quốc gia trên thế giới. Những tiến triển trong việc xây
dựng luật, công nhận quyền đƣợc chết cũng nhƣ những cuộc tranh luận trong thời
gian vừa qua đã chứng minh cho luận điểm này. Điều quan trọng bây giờ là thay đổi
những quan niệm, những cách nhìn nhận sai lầm về quyền đƣợc chết và cái chết êm
ả chứ không phải là cố gắng ban hành Luật An tử trong điều kiện chƣa phù hợp nhƣ
hiện nay.
Muốn đƣợc đông đảo ngƣời dân thừa nhận các quy định pháp luật về quyền
đƣợc chết, chúng ta nên bắt đầu bằng cách làm cho mọi ngƣời tiếp cận những kiến
thức về quyền đƣợc chết nhiều hơn, phổ biến sâu rộng hơn. Có thể truyền thống
ngƣời Việt và ngƣời phƣơng Đông vẫn coi trọng sự sống, tuyệt đối hóa quyền đƣợc
sống, nhƣng vẫn có thể chấp nhận quyền đƣợc chết nếu ngƣời dân hiểu rõ bản chất
của nó và tất nhiên, một hệ thống pháp luật đảm bảo cho Luật An tử không bị lạm
dụng. Thêm vào đó, hiện tại ở Việt Nam còn nhiều vấn đề khác quan trọng cần luật
hóa hơn là vấn đề an tử, do đó ngƣời viết cho rằng không nhất thiết phải xây dựng
Luật An tử ngay bây giờ.
Nhƣ vậy, vấn đề xây dựng Luật An tử ở Việt Nam hiện nay là vấn đề còn nằm
trong tƣơng lai. Nhƣng trƣớc mắt, chúng ta cần quan tâm đến việc tuyên truyền ý
nghĩa lớn lao của quyền đƣợc chết nhƣ là một quyền nhân thân quan trọng của con
ngƣời, đƣợc pháp luật quy định và bảo hộ. Đồng thời, chú trọng nghiên cứu thỏa
đáng hơn các quan niệm về sự sống và cái chết trong truyền thống của ngƣời Việt
Nam, cũng nhƣ quy định rõ vấn đề nhƣ thế nào là không còn cơ hội cứu chữa trƣớc
khi bƣớc vào quá trình xây dựng Luật này.
2.2.2 Quyền không bị tra tấn, nhục hình
2.2.2.1 Khái niệm tra tấn và Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc
Trên thế giới vẫn chƣa có một khái niệm về tra tấn một cách thống nhất. Thực
tiễn vẫn còn nhiều nƣớc hiểu và định nghĩa về tra tấn khác nhau. Riêng ở Việt Nam,
theo nhận xét của Thƣợng tƣớng Bùi Văn Nam cho biết “trong hệ thống pháp luật
vẫn chƣa có khái niệm về tra tấn và chƣa quy định rõ về tra tấn, chƣa có quy định
về từ chối dẫn độ với ngƣời có nguy cơ bị tra tấn, chƣa có quy định cụ thể về bồi
thƣờng tổn thất tinh thần cho nạn nhân bị tra tấn”33. Tuy nhiên, khái niệm về tra tấn,
nhục hình, dụ cung đã đƣợc quy định khá rõ ràng trong Đại từ điển Tiếng Việt và
33
Thành Nam, infonet, Việt Nam chưa có khái niệm về tra tấn, http://infonet.vn/viet-nam-chua-co-khai-niemve-tra-tan-post146529.info, [truy cập ngày 02-10-2014].
trong thuật ngữ ngành luật. Theo Công ƣớc chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc thì
tra tấn có nghĩa là “bất kỳ hành động nào tạo ra sự đau đớn nặng nề hoặc đau khổ dù thể xác hay tâm thần – do cố ý gây ra cho một người nhằm các mục đích là đạt
được thông tin hay một lời thú nhận từ anh ta hoặc một người thứ ba, trừng phạt
anh ta vì một hành động mà anh ta hoặc người thứ ba đã phạm hoặc bị nghi là đã
phạm, hoặc đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hoặc đối với bất kỳ lý do
nào dựa trên sự phân biệt đối xử bất kỳ loại nào, khi nỗi đau đớn hay đau khổ như
vậy gây ra bởi - hoặc theo sự xúi giục - hoặc với sự đồng ý - hoặc chấp thuận - của
một quan chức hoặc người khác hành động trên cương vị chính quyền. Nó không
bao gồm sự đau đớn hoặc đau khổ ngẫu nhiên hoặc vốn có khi bị các hình phạt
đúng theo luật”34.
Công ƣớc chống Tra tấn (tên đầy đủ là Công ƣớc chống Tra tấn và Trừng phạt
hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm gía khác – CAT, 1984) có hiệu
lực từ ngày 26/6/1987. Đây là một trong các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu
vực, dƣới sự duyệt xét lại của Liên Hợp Quốc, nhằm mục đích chống tra tấn trên
toàn thế giới.
Công ƣớc quy định các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cụ thể về
lập pháp, hành pháp, tƣ pháp hoặc các biện pháp hiệu quả khác nhằm ngăn chặn
mọi hành vi tra tấn, thông qua các biện pháp phổ biến thông tin, đào tạo các lực
lƣợng thực thi pháp luật, thƣờng xuyên rà soát các quy định về thẩm vấn và giam
giữ. Các quốc gia tham gia Công ƣớc cũng có nghĩa vụ trừng trị những hành vi tra
tấn bằng các hình phạt thích đáng, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ nạn nhân.
Công ƣớc cũng khuyến khích các quốc gia thành viên hỗ trợ lẫn nhau về thủ tục tố
tụng hình sự đối với những hành vi phạm tội nói trên, kể cả việc cung cấp các bằng
chứng cần thiết nếu có.
Mới đây Việt Nam cũng đã ký kết Công ƣớc chống Tra tấn của Liên Hợp
Quốc ngày 7/11/201335. Nhƣ vậy, kể từ khi có hiệu lực cho đến nay, Công ƣớc nay
34
Công ƣớc chống tra tấn 1984, Điều 1, Khoản 1.
Vietnamplus, Việt Nam tham gia công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc,
http://www.vietnamplus.vn/viet-nam-tham-gia-cong-uoc-chong-tra-tan-cua-lien-hop-quoc/229045.vnp, [truy
cập ngày 08-11-2013].
35
đã có 155 quốc gia thành viên. Việt Nam là một trong số 10 quốc gia đã ký nhƣng
chƣa phê chuẩn công ƣớc này.
2.2.2.2 Một số vấn đề đặt ra khi Việt Nam ký kết Công ước chống tra tấn
Nhân quyền đang là xu thế không chỉ riêng cho bất kỳ một quốc gia nào mà đó
là xu thế của thế giới, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc ký kết
Công ƣớc chống Tra tấn sẽ mang lại cho Việt Nam những quyền và lợi ích cơ bản,
nhƣ nhận đƣợc sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế từ các thành viên khác trong quá trình
tiến hành thủ tục tố tụng hình sự đối với tội phạm có liên quan đến hành vi tra tấn;
có quyền đề cử công dân tham gia vào Ủy ban chống tra tấn; có quyền bảo lƣu một
số nội dung của Công ƣớc; có quyền kiến nghị sửa đổi một số nội dung của Công
ƣớc. Bên cạnh đó việc phê chuẩn Công ƣớc góp phần tăng cƣờng niềm tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời sẽ hạn chế đƣợc luận điệu
xuyên tạc vu khống, lợi dụng vấn đề nhân quyền của các thế lực thù địch. Ở góc độ
khác, việc phê chuẩn Công ƣớc cũng góp phần giúp Việt Nam rà soát các thủ tục
pháp lý trong nƣớc phù hợp với quy chuẩn chung của luật pháp quốc tế về quyền
con ngƣời và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Phù hợp với chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam nhằm đảm bảo ngày càng tốt
hơn các quyền con ngƣời cơ bản ở Việt Nam, phù hợp với quy định của Hiến pháp
năm 2013, trong đó khẳng định mọi ngƣời có quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm36.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có đƣợc, Việt Nam cũng vấp phải không
ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu, phê chuẩn và triển khai thực hiện công ƣớc
trên thực tế.
Trƣớc hết là về cơ sở pháp lý, pháp luật Việt Nam đang trong quá trình hoàn
thiện, tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật chƣa cao và đặc biệt là chƣa có các quy
định riêng biệt, cụ thể về tội danh tra tấn, về thủ tục điều tra, truy tố đối với tội
phạm này trong khi đây là những quy định quan trọng đƣợc ghi nhận trong Công
ƣớc chống Tra tấn. Đây cũng là khó khăn chung của các nƣớc tham gia CAT, Việt
36
Hiến pháp 2013, Điều 20, Khoản 1.
Nam có thể học hỏi các nƣớc nhƣ Mỹ, Đan Mạch, Thụy Sỹ là không thiết lập một
tội phạm riêng về tra tấn mà thay vào đó quy định thành nhiều tội phạm khác nhau
có hành vi tra tấn.
Về điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa: do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan dẫn đến trình độ kinh tế, xã hội của Việt Nam còn chƣa cao cũng là một
khó khăn không nhỏ trong quá trình phê chuẩn, triển khai công ƣớc.
Về mặt nhân lực: hiện tại Việt Nam còn thiếu một đội ngũ chuyên gia về pháp
luật quốc tế, có trình độ ngoại ngữ và trình độ chuyên môn tốt để tác nghiệp và trực
tiếp thực hiện các công việc liên quan đến hợp tác quốc tế, tƣơng trợ tƣ pháp hình
sự.
Bên cạnh đó, để giám sát cam kết của các quốc gia thành viên, CAT quy định
sẽ có một hệ thống các chuyến viếng thăm thƣờng xuyên do các cơ quan độc lập
quốc tế và quốc gia thực hiện tại các nơi có ngƣời đang bị tƣớc quyền tự do, để
ngăn chặn hành vi tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân
đạo hoặc hạ nhục con ngƣời. Công ƣớc cúng quy định các quốc gia thành viên có
thể không thừa nhận thẩm quyền của Ủy ban chống tra tấn trong việc hợp tác kiểm
tra thông tin có những căn cứ xác đáng về hành vi tra tấn đang đƣợc thực hiện một
cách có hệ thống trên lãnh thổ quốc gia thành viên. Tuy nhiên, thành viên của Ủy
ban chống tra tấn cũng có thể điều tra bí mật trên lãnh thổ quốc gia thành viên, việc
này có thể dẫn đến những báo cáo bất lợi cho quốc gia bị điều tra.
2.2.2.3 Giải pháp đề xuất
Thách thức lớn nhất đặt ra cho Việt Nam khi tham gia Công ƣớc chống Tra
tấn chính là vấn đề về pháp lý. Tuy hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam đã
phù hợp với những nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản của Công ƣớc nhƣng vẫn cần
tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn toàn phù hợp với Công ƣớc. Dƣới đây là một số đề
xuất nhằm hoàn thiện quá trình cải cách tƣ pháp của Việt Nam:
Thứ nhất: để phòng chống tra tấn, điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm đó
là hoàn thiện hệ thống các tội danh về vấn đề tra tấn trong Bộ luật Hình sự, trong đó
cần quy định thêm tội tra tấn và đƣa ra những định nghĩa cụ thể về các hành vi tra
tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục phù hợp với những tiêu chuẩn của pháp
luật quốc tế.
Thứ hai: đặt ra các thủ tục tố tụng cần thiết để đảm bảo các hành vi tra tấn sẽ
đƣợc điều tra truy tố, xét xử một cách nhanh chóng và nghiêm minh. Điều này cũng
bởi do thủ phạm của hành vi tra tấn là những ngƣời tiến hành tố tụng, trong khi đó
việc điều tra truy tố, xét xử cũng do cơ quan này tiến hành. Điều này không tránh
khỏi trƣờng hợp cố ý bao che, trì hoãn cho những kẻ vi phạm.
Thứ ba: hoàn thiện các quy định về bồi thƣờng của nạn nhân bị oan sai trong
hoạt động thực thi pháp luật, bởi hiện tại hai văn bản pháp luật trực tiếp nhất về vấn
đề này gồm Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ và Luật
Trách nhiệm bồi thƣờng của nhà nƣớc năm 2010. Hai văn bản này chỉ mới quy định
về bồi thƣờng những thiệt hại vật chất cho những nạn nhân bị oan sai chứ chƣa đề
cập đến những thiệt hại về thể chất hay tinh thần cho nạn nhân bị tra tấn, đối xử tàn
bạo, vô nhân đạo hay bị hạ nhục trong hoạt động tố tụng. Tiếp xúc với một số ngƣời
bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra trong việc
giải quyết bồi thƣờng, chúng tôi nhận thấy tâm lý của ngƣời bị oan là thiếu tin
tƣởng cơ quan có trách nhiệm bồi thƣờng, cơ quan giải quyết bồi thƣờng là vô tƣ,
khách quan. Thậm chí có ngƣời có tâm lý lo sợ bị cơ quan có trách nhiệm bồi
thƣờng trù dập khi ngƣời bị thiệt hại hoặc ngƣời thân trong gia đình họ có vụ việc
liên quan đến cơ quan có trách nhiệm bồi thƣờng nên ngƣời bị thiệt hại từ bỏ yêu
cầu giải quyết bồi thƣờng. Sự từ bỏ này tuy là tự nguyện nhƣng đã làm cho ngƣời bị
thiệt hại phải chịu thiệt thòi37.
Bên cạnh việc hoàn tiện cơ chế pháp lý, Việt Nam cũng cần phải cải thiện điều
kiện giam giữ trong các cơ sở trại giam cũng nhƣ điều kiện sinh hoạt, học tập trong
các trƣờng giáo dƣỡng, cơ sở cai nghiện. Bởi theo quan điểm chung của hội đồng
quốc tế, điều kiện giam giữ, sinh hoạt trong các cơ sở nêu trên nếu ở tình trạng tồi tệ
sẽ bị coi là cấu thành hành vi đối sử dã man, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm.
Tuy nhiên, các phƣơng án trên là các phƣơng án về lâu dài, trƣớc mắt, để tránh
cho hành vi tra tấn, nhục hình xảy ra ta có thể áp dụng các biện pháp nhƣ: lắp đặt
các camera tại phòng điều tra và chỉ có Kiểm sát viên mới có quyền mở và dùng các
dữ liệu, cũng nhƣ di dời sữa chữa camera đó; tăng cƣờng biện pháp giáo dục, tuyên
37
Đỗ Văn Chỉnh, Báo mới, Cần sửa đổi bổ sung Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,
http://www.baomoi.com/Can-sua-doi-bo-sung-Luat-Trach-nhiem-boi-thuong-cua-Nhanuoc/58/14776122.epi, [truy cập ngày 10-09-2014].
truyền về cấm tra tấn và về quyền con ngƣời của những ngƣời bị tƣớc đoạt tự do
cho các đối tƣợng có liên quan, nhất là những cán bộ tiến hành tố tụng.
KẾT LUẬN
Hội nhập quốc tế là cần thiết, hội nhập tạo cho Việt Nam cơ hội nhận đƣợc
nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề con ngƣời.
Bên cạnh việc tham gia các hiệp ƣớc hƣớng tới bảo vệ con ngƣời, nhờ đó quyền con
ngƣời đƣợc nâng cao và đảm bảo hơn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của truyền
thông báo chí, ngƣời dân trong nƣớc dễ dàng nâng cao hiểu biết, mạnh dạng đòi hỏi
những quyền lợi chính đáng cho mình. Hơn nữa, truyền thông cũng giúp cho ngƣời
dân có đƣơc cách nhìn khách quan hơn về chế độ của nhà nƣớc, từ việc so sánh sự
hòa bình ổn định của quốc gia mình với các quốc gia khác.
Bên cạnh đó, hội nhập cũng mang lại những thách thức không nhỏ. Trƣớc hết,
các thế lực thù địch lợi dụng hội nhập để chống phá nƣớc ta. Lợi dụng phƣơng tiên
truyền thông để tuyên truyền các luận điệu phản động, đề cao các vấn đề “tự do”,
“dân chủ”, “nhân quyền”…từ đó kích động, lôi kéo nhân dân chống chế độ. Các thế
lực thù địch tận dụng hội nhập để thực hiện âm mƣu phá hoại tƣ tƣởng thông qua
“diễn biến hòa bình”. Truyền bá giá trị tƣ sản, đảo lộn trật tự, đánh vào các vấn đề
nhạy cảm nhƣ “dân chủ”, “nhân quyền”…tạo mâu thuẫn xã hội, hụt chí nhân dân,
gây chia rẽ, mất đoàn kết.
Thêm vào đó, do điều kiện kinh tế cũng nhƣ trình độ văn hóa xã hội ở Việt
Nam chƣa cao, nên vấn đề đảm bảo dân chủ cũng nhƣ nhân quyền còn gặp nhều
khó khăn.
Trên cơ sở những phân tích và đánh giá sự ảnh hƣởng của hội nhập đến dân
chủ và nhân quyền ở nƣớc ta, nhất là các vấn đề liên quan đến biểu tình, bảo hiến,
quền an tử và quyền không bị tra tấn. Để khắc phục những khó khăn nêu trên, ngƣời
viết xin đƣa ra một số ý kiến sau:
Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới;
Tăng cƣờng tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho ngƣời dân;
Xây dựng hệ thống pháp luật vừa đảm bảo tính dân chủ và nhân quyền, vừa
phù hợp với điều kiện nƣớc ta;
Tiếp tục hội nhập sâu rộng để tranh thủ đƣợc sự giúp đỡ của thế giới, cũng
nhƣ học hỏi thêm kinh nghiệm cho Việt Nam.
Một khi đã khắc phục đƣợc những khó khăn nêu trên, tính dân chủ và nhân
quyền của ngƣời dân sẽ đƣợc đảm bảo và nâng cao hơn. Ngƣời dân sẽ đƣợc sống
trong một môi trƣờng tốt nhất, có điều kiện để học hỏi, nâng cao hiểu biết. Đây
cũng là tiền đề để phát triển kinh tế, xã hội, tạo sự vững chắc cho nhà nƣớc Việt
Nam dân chủ cộng hòa.
Với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn,
bài viết đã đƣa ra cái nhìn tổng thể về sự ảnh hƣởng của hội nhập quốc tế đến dân
chủ và nhân quyền nƣớc ta, cũng nhƣ đƣa ra kiến nghị và giải pháp cho những khó
khăn nhằm đảm bảo tính dân chủ và nhân quyền đƣợc thực thi tốt nhất. Tuy nhiên,
do kiến thức hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
đƣợc ý kiến đóng góp để bài viết đƣợc hoàn thiên hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
Hiến pháp năm 2013
Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của nhà nƣớc năm 2010
Nghị định 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 03 năm 2005 quy định một số biện pháp
đảm bảo trật tự công cộng
Nghị định 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2010 quy định chi tiết và ƣớng
dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc
Danh mục sách, báo, tạp chí
Ban Công tác lập pháp, Đặng Văn Chiến (chủ biên), Cơ chế bảo hiến, Nxb. Tƣ
pháp, 2005
GS. TS. Lê Minh Tâm, Bảo hiến, cơ chế bảo hiến và cơ chế bảo hiến Việt Nam, Tạp
chí Luật học, số 4, 2005
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. CTQG, Hà Nội. 2002
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2002
Hồ Đức Anh, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến
pháp ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Nxb Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, 2006
Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1993), Tập bài giảng lý luận về quyền con người,
Nxb Sự thật, Hà Nội
John J. Macionis, Xã hội học, Nxb. Thống kê, 2004
Nguyễn Tiến Phồn, Dân chủ và tập trung dân chủ - lý luận và hực tiễn, Nxb. Khoa
học xã hội, 2001
Tom Ginsburg, Oxford Handbook of Law and Politics, Oxford University Press,
New York, 2008
Trung Hồng Quang, Bàn về Quyền được chết và vấn đề xây dựng Luật An tử ở Việt
Nam (2009), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6, 2009
United Nations, Human Rights, Questions and Answers, New York and Geneva,
2006
Viện Ngôn ngữ học, Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá – Thông tin, HN, 1999
Danh mục trang thông tin điện tử
Báo điện tử Tiền phong, Nhiều dân châu Âu ủng hộ cái chết êm ái,
http://tienphong.vn, [ngày truy cập 2/12/2012]
Nguyễn Lê, vneconomy, Luật Biểu tình vào chương trình thông qua cuối 2015,
http://vneconomy.vn/thoi-su/luat-bieu-tinh-vao-chuong-trinh-thong-qua-cuoi2015-20140530042829684.htm, [ngày truy cập 30-5-2014]
Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Tương Lai châm ngòi “nổi giận” sặc mùi phản động,
http://nguyentandung.org/giao-su-tuong-lai-cham-ngoi-noi-gian-sac-muiphan-dong.html, [truy cập ngày 11-6-2013]
Thành Nam, infonet, Việt Nam chưa có khái niệm về tra tấn, http://infonet.vn/vietnam-chua-co-khai-niem-ve-tra-tan-post146529.info, [truy cập ngày 02-102014]
Thế Việt, Khái niệm về dân chủ,
http://www.vietnamvanhien.net/KhaiNiemVeDanChu.pdf, [truy cập ngày 02 –
9 -2013]
Thu Thảo, Vnexpress, Có nên giúp người bệnh được chết thanh thản,
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/co-nen-giup-nguoi-benh-duocchet-thanh-than-2249466.html, [truy cập ngày 11-4-2001]
Thu Thủy, Vnexpress, Bỉ sắp chấp thuận “cái chết êm ả”,
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/bi-sap-chap-thuan-cai-chetem-a-2252382.html, [truy cập ngày 16/5/2002]
Vietnamplus, Việt Nam tham gia công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc,
http://www.vietnamplus.vn/viet-nam-tham-gia-cong-uoc-chong-tra-tan-cualien-hop-quoc/229045.vnp, [truy cập ngày 08-11-2013]
Vnexpress, Đa số người Pháp ủng hộ “cái chết êm ả”,
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/da-so-nguoi-phap-ung-ho-caichet-em-a-2253732.html, [truy cập ngày 24-12-2002]
Wikipedia, Nhân quyền,
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n, [truy cập ngày
17-10-2014]
Danh mục các tài liệu khác
Công ƣớc Chống tra tấn cuả Liên hợp quốc 1948 - CAT
Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 về chiến lƣợc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020
do Bộ Chính trị ban hành
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948
[...]... quốc tế là sự tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực Thứ hai, cách hiểu rộng, coi hội nhập quốc tế là sự mở cửa tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lƣu quốc tế Với cách hiểu này, không ít ngƣời thậm chí đã đánh đồng hội nhập với hợp tác quốc tế Cả hai cách hiểu trên về khái niệm hội nhập quốc tế đều không đầy đủ và thiếu chính xác Ngƣời... buôn bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dƣới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc 11 Đây là những tƣ tƣởng quan trọng, đặt cơ sở cho sự hình thành chủ trƣơng đƣờng lối hội nhập quốc tế của nƣớc ta sau này Hiện nay, Việt Nam đã bƣớc vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn vẹn hơn bao giờ hết Tính đến năm 2011, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia,... QUỐC TẾ ĐẾN NỀN DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN CỦA NƢỚC TA 2.1 MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NỀN DÂN CHỦ NƢỚC TA 2.1.1 Vấn đề về biểu tình 2.1.1.1 Khái niệm biểu tình Biểu tình là một hoạt động phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới và nó đƣợc hiểu nhƣ chiếc cầu nối để Nhà nƣớc có thể hiểu thêm đƣơc ý chí, nguyện vọng của ngƣời dân, từ đó có thể điều chỉnh những quy định hoặc chính sách chƣa hợp lý Quyền. .. nguyên nhân là do quá trình hội nhập quốc tế của nƣớc ta Thứ nhất, khi hội nhập quốc tế, nền kinh tế phát triển, ngƣời dân sẽ có cơ hội mở rộng tầm nhìn, nâng cao tri thức và có yêu cầu cao hơn về đời sống Ngƣời dân sẽ có nhu cầu đòi hỏi những quyền lợi mà họ cho là mình đáng đƣợc có giống nhƣ ngƣời dân các nƣớc khác Một trong các quyền lợi đó chính là quyền biểu tình Có thể nhận thấy ngƣời dân các... vực và song phƣơng trong thời gian gần đây ngày càng đƣợc mở rộng hơn Bên cạnh xu hƣớng đẩy mạnh hội nhập kinh tế, các nƣớc cũng quan tâm thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là chính trị - an ninh và văn hoá – xã hội Rõ ràng, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu lớn của thế giới và là một đặc trƣng quan trọng của thế giới hiện nay CHƢƠNG 2 MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC... thổ quốc gia… 9 Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1993), Tập bài giảng lý luận về quyền con người, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.10 1.2.2.2 Quyền chính trị Quyền có quốc tịch và không bị tƣớc quốc tịch Quyền tự do tƣ tƣởng, tự do lƣơng tâm, tự do quan niệm và phát biểu quan điểm Quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình, không bị cƣỡng ép gia nhập hội 1.2.2.3 Quyền kinh tế, xã hội và văn hoá Quyền. .. hiện nay 2.2 MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NHÂN QUYỀN 2.2.1 Quyền an tử 2.2.1.1 Khái niệm và quan niệm một số nước trên thế giới về quyền an tử Quyền đƣợc chết, an tử (cái chết êm ả) đƣợc pháp luật một số nƣớc coi là quyền nhân thân của con ngƣời và đƣợc quy định trong một đạo luật gọi là Luật An tử Quyền an tử đƣợc hiểu một cách đơn giản là quyền của môt ngƣời đã thành niên đang phải chịu... chúng ta sẽ có hành lang pháp lý để quản lý tốt việc biểu thị ý kiến của ngƣời dân, cũng là thể hiện một bƣớc tiến lên dân chủ trong xã hội Thứ hai, trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp ƣớc quốc tế, trong đó có Hiệp ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời Khi đã ký kết Hiệp ƣớc này, Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn các chính sách đề cao nhân quyền, cũng nhƣ đƣa các quyền đó vào... việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành chủ yếu dựa vào việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, trong khi đó giám sát tối cao của Quốc hội phụ thuộc vào các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội Vì thế không tránh khỏi sự ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến; Ba là, chúng ta chƣa có một cơ chế hữu hiệu nào để giám sát chính hoạt động của Quốc hội và giám sát tính... thành thị trƣờng khu vực và quốc tế thống 11 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội 2002, tr 470 nhất Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung Trên cấp độ toàn cầu, sau Chiến tranh thế giói II, Liên hợp quốc và hàng loạt các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc đã ra đời với số lƣợng thành viên gia nhập ngày càng nhiều, bao