Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
405,18 KB
Nội dung
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỚI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Tạ Văn Nam 1 ây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, phát huy thế mạnh của nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế, từng bước hội nhập kinh tế thế giới là yêu cầu cấp bách với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay. Bài báo tập trung phân tích những thuận lợi, khó khăn, các giải pháp và cam kết cụ thể Chính phủ đã và đang áp dụng nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển 1. MỞ ĐẦU Sự phát triển của nền kinh tế thế giới từ những năm cuối của thế kỉ XX đã và đang thể hiện những sự thay đổi rất lớn, biểu hiện thông qua sự không ngừng gia tăng của phân công lao động quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, sự phát triển nhanh của mậu dịch quốc tế trở thành sợi dây gắn kết quan trọng tất cả các nền kinh tế trên thế giới, sự gia tăng nhanh chóng tốc độ lưu thông các yếu tố sản xuất như: vốn, lao động, công nghệ và theo đó, làm thay đổi nhanh lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia, sự bành trướng mạnh mẽ và liên kết thành một mạng sản xuất khổng lồ của các các công ty xuyên quốc gia với tư cách là chủ thể dẫn dắt và chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh thế giới cùng với sự hình thành và phát triển rầm rộ các tổ chức kinh tế thế giới nhằm quản lí và điều tiết các quá trình liên kết kinh tế toàn cầu. Thực tế đó chứng tỏ toàn cầu hoá kinh tế với tư cách là quá trình khách quan đã, đang trở thành khuôn khổ phát triển mới cho mọi nền kinh tế quốc gia và vùng lãnh thổ, buộc các quốc gia và vùng lãnh thổ nếu muốn phát triển thì phải hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. 2. NỘI DUNG 2.1. Thuận lợi và khó khăn Trên cơ sở nhận thức về toàn cầu hoá là xu thế khách quan, Đảng ta đã chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thông qua nghiên cứu, đàm phán và kí kết những hiệp định kinh tế song phương và đa phương với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác mà đặc biệt là Hiệp định khung Việt NamEU (1995); Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kì (2000); Hiệp định bảo hộ và thúc đẩy đầu tư với Nhật Bản (2003) và đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 1112007. 1 X Gia nhập WTO là tham gia sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hoá kinh tế. Cũng như đối với các ngành kinh tế khác, gia nhập WTO sẽ tạo cho nông nghiệp Việt Nam có thêm nhiều : mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường của 149 quốc gia thành viên WTO cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu, đặc điệt là những nông sản chủ lực do được hưởng mức thuế ưu đãi (MFN) của các nước này, từ đó tạo thêm cơ hội mở rộng sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân. Nước ta có ưu thế xuất khẩu một số mặt hàng như: gạo, cà phê, cao su, chè, điều, tiêu, sản phẩm gỗ Một số nông sản của Việt Nam đang chiếm vị thế khá quan trọng trên thị trường thế giới như: gạo (thứ 2 sau Thái Lan), cà phê (thứ 2 sau Braxin, điều (thứ 2 sau Ấn Độ), tiêu (thứ nhất), cao su (thứ 4 sau Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia), chè (thứ 6), lâm sản Trong bối cảnh hội nhập WTO, các ngành hàng này sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. việc cắt giảm thuế có tác động làm cho giá cả của các vật tư nông nghiệp và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN) sẽ rẻ hơn và đa dạng hơn, từ đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho ứng dựng tiến bộ KHCN vào SXNN, giảm giá thành và nâng cao chất lượng nông sản. Việc mở rộng xuất khẩu sẽ đem lại cơ hội thu ngoại tệ để đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, từ đó mà nâng cao được năng lực cạnh tranh của các sản phẩm. Mở cửa thị trường hàng hoá, cũng như mọi thành phần xã hội khác, người nông dân cũng sẽ được tự do lựa chọn rất nhiều mặt hàng phong phú và có chất lượng cao của thế giới. các cam kết về thể chế chính sách trong nước phải phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ làm cho môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, bình đẳng và minh bạch hơn sẽ tạo điều kiện cho nông nghiệp nói chung, các doanh nghiệp và người nông dân nói riêng phát triển sản xuất kinh doanh tốt hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra môi trường cạnh tranh mới, buộc các nhà quản lí, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tư nhân làm việc động não hơn, tinh khôn hơn, bình đẳng hơn. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng, xu hướng tạo thêm đầu tư, thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là thu hút được nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nhà kinh doanh nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay, Việt Nam có 781 dự án FDI đầu tư cho nông nghiệp, với tổng vốn đăng kí trên 1,75 tỉ USD, đang góp phần phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất cây, con giống chất lượng cao. Thực tiễn những năm đổi mới cho thấy, đóng góp của hội nhập kinh tế quốc tế đối với tăng trưởng nông nghiệp là không nhỏ. Sản lượng nông nghiệp của Việt Nam đã tăng nhanh kể từ khi thực hiện Chính sách đổi mới năm 1986, với động lực chính là việc tự do hoá nhanh chóng nền kinh tế quốc dân và thừa nhận vai trò của người nông dân như là một tác nhân kinh tế tự chủ. Sự tăng trưởng này đã giúp giảm nghèo một cách rõ rệt ở nông thôn và biến Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực trở thành một nước xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội kể trên, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và việc gia nhập WTO nói riêng đã và đang đặt ra cho nông nghiệp nước ta những thách thức không nhỏ: nước ta có một số ngành hàng ít có lợi thế phát triển, nhưng do yêu cầu trong nước, ta đã có chủ trương phát triển để thay thế nhập khẩu như sữa, đường, bông, ngô, đậu tương những ngành hàng này tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng nhìn chung giá thành cao hơn so với hàng nhập khẩu. Một số ngành khác tuy không chủ trương phát triển để thay thế nhập khẩu nhưng cũng có giá thành cao như chăn nuôi gia cầm, lợn, trâu, bò. Nay lại cam kết giảm thuế khi gia nhập WTO chắc chắn sẽ là những thách thức lớn cho các ngành này. quy mô SXNN theo hộ gia đình quá nhỏ bé (0,8 ha/hộ gia đình) nên nông dân không có điều kiện áp dụng các tiến bộ kĩ thuật, hoặc áp dụng không đồng đều, khả năng tăng năng suất lao động thấp. Đó là những thách thức không nhỏ khi phải cạnh tranh với hàng nông sản nước ngoài khi phải mở cửa thị trường trong nước. chất lượng nông sản nhìn chung thấp. Khả năng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm không cao. Người tiêu dùng trong nước nhiều khi còn lo ngại, không tin tưởng với hàng trong nước. Đó là điều kiện bất lợi khi phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Nhìn chung, sức cạnh tranh hàng nông sản của nước ta còn thấp. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng đó. Nông sản hàng hoá tuy phong phú về chủng loại, sản lượng khá, nhưng sản xuất còn manh mún, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định. Vùng nông sản hàng hoá bước đầu hình thành nhưng còn phân tán, vận chuyển khó, chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và thâm nhập thị trường quốc tế. Còn có nguyên nhân là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và chế biến. Những thách thức mới đối với phát triển nông nghiệp nước ta do hội nhập kinh tế đặt ra đòi hỏi không những sự nỗ lực tự vươn lên của các chủ thể sản xuất nông nghiệp, mà còn đòi hỏi nhà nước phải tiếp tục và tăng cường các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hỗ trợ SXNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế không những ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của nông dân tại các quốc gia được hỗ trợ, mà còn tác động không nhỏ tới lợi ích của nông dân các quốc gia khác, do đó quá trình hội nhập đã đặt ra yêu cầu phải hình thành những khung khổ thể chế quốc tế và toàn cầu để điều chỉnh những sự hỗ trợ đối với SXNN của các quốc gia tham gia hội nhập. Trước bối cảnh đó, Việt Nam buộc phải thực hiện những cam kết về nông nghiệp theo những quy định của Hiệp định nông nghiệp của WTO. 2.2. Những yêu cầu cơ bản đối với chính sách hỗ trợ SXNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Hỗ trợ nông nghiệp là vấn đề nổi cộm, gây nhiều tranh cãi trong suốt quá trình hoạt động của GATT và WTO. Kể từ những năm 1950 các quốc gia tham gia vào GATT đã cố gắng đàm phán về vấn đề này, song kết quả đạt được rất hạn chế. Trải qua các vòng đàm phán Kenedy (19631967), Tokyo (1973), đến năm 1994 tại vòng đàm phán Uruguay Hiệp định nông nghiệp (AoA) đã ra đời, đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong việc đưa nông nghiệp vào trong khuôn khổ của tiến trình tự do thương mại toàn cầu. Hiệp định Nông nghiệp đạt được là tượng trưng cho sự chấm dứt một thời kì mà các chính sách nông nghiệp được xây dựng độc lập với GATT. Hiệp định nông nghiệp đã tạo ra khung khổ pháp lí cho thương mại nông nghiệp dần dần tuân thủ theo các nguyên tắc của GATT, đồng thời thúc đẩy tự do hoá thương mại. Tác động lớn của AoA là quy định thuế hoá các biện pháp phi thuế quan và giảm mức thuế quan để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường. Hiệp định cũng yêu cầu các nước thành viên phải giảm dần mức trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước. Nhìn chung, AoA đã đem lại nhiều lợi ích cho các nước xuất khẩu nông sản thông qua mở rộng thị trường và tháo bỏ các rào cản thương mại 2 . Đến ngày 182004, 147 nước thành viên của WTO họp tại Geneva (Thụy Sĩ) đã đồng thuận thông qua một thoả thuận khung về vấn đề cắt giảm trợ cấp nông sản và thuế suất nhập khẩu, tạo nên sự chuyển biến được gọi là " một thời khắc lịch sử" đối với tổ chức này 3 . Việc Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi phải thay đổi chính sách hỗ trợ SXNN phù hợp với các quy định của Hiệp định nông nghiệp, vì vậy cần làm rõ nội dung chủ yếu của Hiệp định này và những cam kết của Việt Nam về nông nghiệp. Hiệp định nông nghiệp có ba lĩnh vực cam kết chính là tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu 4 . về tiếp cận thị trường (Market assess), bao gồm: quy định về thuế. Theo quy định của Hiệp định, các nước thành viên phải dỡ bỏ ngay các hàng rào phi thuế trong nông nghiệp và chuyển thành các biện pháp thuế quan. Nước xin gia nhập WTO phải cam kết ràng buộc về thuế suất nhập khẩu hàng hoá và trong tương lai không tăng thuế vượt quá mức ràng buộc. Nếu quốc gia nào đó muốn nâng thuế lên cao hơn mức cam kết thì phải đàm phán lại trên cơ sở nhượng bộ tương ứng. Có ba mức độ cam kết ràng buộc về thuế là mức ràng buộc thấp hơn mức thuế đang áp dụng, hoặc bằng mức thuế đang áp dụng, hoặc cao hơn mức thuế đang áp dụng. Các quốc gia không nhất thiết phải cam kết 100% các mặt hàng nhập khẩu trừ nông sản. 2 3 4 ttp://www.nciec.gov.vn/ Bên cạnh các cam kết về thuế là các cam kết khác có liên quan tới chính sách thuế như: Quy chế Tối huệ quốc: Bất kì ưu đãi về thuế nhập khẩu, phí hải quan, cách thức đánh thuế, phí, các quy định dành cho một nước nào đó thì các thành viên WTO cũng được hưởng ngay lập tức và không điều kiện các ưu đãi đó. Nguyên tắc đối xử quốc gia: Hàng nhập khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ hải quan phải được đối xử bình đẳng như các hàng hoá khác được sản xuất trong nước về thuế, phí, quy định, thủ tục Chỉ được bảo hộ bằng thuế quan, không sử dụng các biện pháp phi thuế quá mức cần thiết để bảo hộ hàng hoá trong nước. Các loại phí khác ngoài thuế xuất nhập khẩu, chống bán phá giá, phí dịch vụ, các loại thuế nội địa áp dụng đồng thời với hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu liên quan đến các cam kết nhượng bộ về thuế quan phải được liệt kê trong bản cam kết nhượng bộ của thành viên để đảm bảo rằng các loại phí này không được tăng cao hơn hay áp dụng những loại phí khác so với cam kết. Thực hiện những quy định về trợ cấp nhu ưu đãi, miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực đặc biệt nếu được coi là trợ cấp thì phải thuân thủ theo những quy định của Hiệp định về trợ cấp. Đối với hàng nông sản, ngoài việc phải tuân thủ các quy định trên còn phải thực hiện những cam kết bổ sung như: cam kết 100% dòng thuế hàng nông sản; thuế hoá các hàng rào phi thuế và cam kết các mức thuế trần ràng buộc. Thuế là biện pháp duy nhất để bảo hộ sản xuất trong nước. Hiệp định nông nghiệp cũng quy định 3 ngoại lệ chuyển đổi bao gồm: các biện pháp được tiến hành theo điều khoản về cán cân thanh toán; các điều khoản được tiến hành theo các điều khoản chung của GATT; các nước lựa chọn không áp dụng thuế hoá đối với một số mặt hàng và dành cho một lượng nhập khẩu nhất định mặt hàng này cơ hội tiếp cận thị trường tối thiểu đặc biệt. Mức tương đương thuế quan của các biện pháp phi thuế được tính dựa trên số liệu của giai đoạn 19861988. Mức tương đương thuế quan này cộng với mức thuế quan sẵn có tạo thành tổng mức thuế quan và phải được cắt giảm. Đối với các nước phát triển, phải cắt giảm trung bình tổng mức thuế quan là 36% (giảm tối thiểu 15% với mỗi dòng thuế) trong giai đoạn 19952000. Các nước đang phát triển phải cắt giảm trung bình tổng mức thuế quan là 24% (giảm tối thiểu 10% với mỗi dòng thuế) trong giai đoạn 19952004. về cơ hội tiếp cận thị trường. Nhằm khắc phục tình trạng mức thuế nhập khẩu thực tế rất cao sau khi thuế hoá, trong Hiệp định nông nghiệp có quy định về ba mức cơ hội tiếp cận thị trường, mà theo đó phần giá trị nhập khẩu trong giới hạn này sẽ được hưởng mức thuế suất thấp: Cơ hội tiếp cận hiện tại: Dành cho lượng hàng nhập khẩu ít nhất bằng với mức trung bình giai đoạn 19861988. Cơ hội tiếp cận tối thiểu: Dành cho lượng hàng nhập khẩu bằng mức của năm 1995, song không được ít hơn 3% mức tiêu dùng hàng năm trong giai đoạn 19861988. Tỉ lệ này phải được tăng lên 5% đối với các nước phát triển vào năm 2000 và đối với các nước đang phát triển vào năm 2004. Cơ hội tiếp cận tối thiểu đặc biệt được áp dụng cho các mặt hàng không tiến hành thuế hoá: đối với các nước phát triển là 4% mức tiêu dùng trung bình giai đoạn 19861988 và tăng dần 0,8% mỗi năm cho đến cuối năm 2000; Đối với các nước đang phát triển tỉ lệ quy định tương ứng là 1% mức tiêu dùng hàng năm, 2% vào năm 1999 và lên đến 4% vào năm 2004. các điều khoản tự vệ đặc biệt: Chỉ áp dụng với hàng nông sản mà các biện pháp phi thuế đã được thuế quan hoá và có ghi chú " SSG" trong Biểu cam kết WTO về thuế nông sản của từng nước; được áp dụng khi khối lượng nhập khẩu tăng nhanh vượt quá một mức quy định (gọi là SSG khởi phát do khối lượng), hoặc khi giá nhập khẩu (theo từng chuyến giao hàng) thấp hơn mức giá tham khảo quy định (gọi là SSG khởi phát do giá). hỗ trợ trong nước. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng tới thương mại nông nghiệp, Hiệp định nông nghiệp quy định các nhóm biện pháp hỗ trợ trong nước như sau: hỗ trợ dạng hộp hổ phách (Ambber box) bao gồm các biện pháp trợ cấp không được miễn trừ và phải bị cắt giảm. Các biện pháp này được lượng hoá trong lượng trợ cấp tính gộp (AMS) và được tính như sau: Tổng AMS = Tổng lượng trợ cấp tính gộp theo sản phẩm cụ thể + Trợ cấp không theo sản phẩm cụ thể + Trợ cấp tương đương Tổng AMS tính cả phần chi tiêu ngân sách nhà nước (NSNN) và phần thu ngân sách được bỏ qua không thu do chính phủ hoặc các cơ quan chính phủ thực hiện. Các chính sách này phải cam kết cắt giảm nếu vượt quá mức tối thiểu (de minimis). Mức tối thiểu đối với các nước phát triển là 5% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ và đối với các nước đang phát triển 10% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ. Lịch trình cắt giảm đối với các nước phát triển là 20% tổng mức AMS cơ sở trong giai đoạn 19861988; đối với các nước đang phát triển 13,3% trong giai đoạn 19952004. hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây (Green box) là các dạng trợ cấp không phải cắt giảm do chúng được đánh giá là không có tác động hoặc chỉ có ảnh hưởng tối thiểu tới bóp méo thương mại. Tiêu chí để xác định dạng hỗ trợ này là phải được cấp thông qua một chương trình do chính phủ tài trợ; không liên quan tới khoản thu từ người tiêu dùng; không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất. Các dạng hỗ trợ này bao gồm: Dịch vụ chung: Các chương trình cung cấp dịch vụ và phúc lợi cho nông nghiệp hoặc cộng đồng nông thôn như nghiên cứu, kể cả nghiên cứu chung, nghiên cứu có liên quan đến các chương trình môi trường, và các chương trình nghiên cứu liên quan đến các sản phẩm cụ thể; kiểm soát dịch bệnh và sâu bệnh, kể cả các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và sâu bệnh nói chung và cho từng loại sản phẩm cụ thể, như là các hệ thống cảnh báo sớm, kiểm dịch và chiếu xạ; dịch vụ đào tạo, kể cả các phương tiện đào tạo nói chung và đào tạo chuyên ngành; dịch vụ tư vấn và mở rộng, kể cả cung cấp phương tiện để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao thông tin và kết quả nghiên cứu tới người sản xuất và tiêu dùng; dịch vụ kiểm tra, kể cả dịch vụ kiểm tra nói chung và kiểm tra từng loại sản phẩm cụ thể vì mục đích sức khoẻ, an toàn, phân loại phẩm cấp và tiêu chuẩn hoá; dịch vụ xúc tiến và tiếp thị, kể cả thông tin thị trường, tư vấn và xúc tiến có liên quan đến các sản phẩm cụ thể nhưng không bao gồm chi tiêu với mục đích không cụ thể mà người bán có thể sử dụng để giảm giá bán hoặc tạo ra lợi ích kinh tế trực tiếp cho người mua; các dịch vụ hạ tầng cơ sở, kể cả mạng lưới cung cấp điện, đường xá, và các phương tiện vận tải khác, các loại tiện nghi thị trường và cảng, tiện nghi cung cấp nước, đập nước và hệ thống thoát nước, và các công trình hạ tầng cơ sở có liên quan đến các chương trình môi trường. Dự trữ quốc gia vì mục đích an ninh lương thực. Trợ cấp lương thực trong nước. Thanh toán trực tiếp cho người sản xuất gồm trợ cấp thu nhập dựa trên một số tiêu chí khách quan về thu nhập, nhà sản xuất, mức sản xuất mà không liên quan đến lợi hình, tư liệu và quy mô sản xuất; sự tham gia của chính phủ trong các chương trình bảo hiểm thu nhập; thanh toán (trực tiếp hoặc thực hiện bằng việc đóng góp tài chính của chính phủ trong các chương trình bảo hiểm mùa vụ) bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra; trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình hỗ trợ về hưu hoặc chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp khác cho người sản xuất; trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình giải phóng nguồn lực ra khỏi nông nghiệp; hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua trợ cấp đầu tư; thanh toán theo các chương trình môi trường; thanh toán trong các chương trình hỗ trợ vùng. hỗ trợ dạng hộp xanh da trời (Blue box) gồm các biện pháp hỗ trợ không bị cam kết cắt giảm, bao gồm: Đối với các nước đang phát triển không phải cắt giảm các biện pháp trợ cấp đầu tư của chính phủ; trợ cấp đầu vào cho người sản xuất có thu nhập thấp; trợ cấp dành cho người sản xuất nhằm khuyến khích từ bỏ việc trồng cây thuốc phiện. Thanh toán trực tiếp trong các chương trình hạn chế sản xuất khi thoả mãn một trong các điều kiện như các khoản thanh toán dựa trên cơ sở vùng và sản lượng cố định; hoặc các khoản thanh toán bằng hoặc thấp hơn 85% mức sản lượng cơ sở; hoặc các khoản thanh toán cho chăn nuôi gia súc được chi trả theo số đầu gia súc, gia cầm cố định. trợ cấp xuất khẩu (Export subsidies). Hiệp định Nông nghiệp không cấm và cũng không quy định phải bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản. Tới cuối năm 2005, trong khuôn khổ Vòng Dôha, các thành viên WTO mới đạt được thoả thuận về việc cắt giảm, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu nông sản vào năm 2013. Tuy nhiên, các thành viên mới gia nhập WTO, bao gồm cả Trung Quốc và Campuchia, đều đã phải cam kết bãi bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu nông sản từ khi gia nhập. 2.3. Cam kết của Việt Nam về nông nghiệp trong WTO Cũng như các thành viên khác mới gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết thực hiện Hiệp định nông nghiệp với những mức độ kém thuận lợi hơn so với các quốc gia đã trở thành thành viên của WTO trước đây. Đàm phán về nông nghiệp thuộc đàm phán đa phương. Nhìn chung, đây là mảng đàm phán rất khó khăn vì quy định của WTO tương đối lỏng lẻo. Việt Nam rất muốn tận dụng sự lỏng lẻo này để đạt kết quả có lợi cho ta nhưng nhiều thành viên của WTO lại là cường quốc xuất khẩu nông sản nên đưa ra đòi hỏi rất cao, nhiều khi ngược hẳn với quy định của WTO. Ta sẽ không thể gia nhập WTO nếu không giải quyết được sự mất cân đối này, nhất là khi nông nghiệp cũng là lĩnh vực nhạy cảm đối với ta. Đàm phán đa phương về nông nghiệp tập trung xem xét các chương trình hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản. Trong quá trình đàm phán, Việt Nam đã phải thống kê tất cả các chương trình trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước để trình ra Ban công tác. Trong 8 phiên đầu, đàm phán đa phương về nông nghiệp tiến triển hết sức chậm chạp bởi ta không chấp nhận bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản trong khi tất cả các nước mới gia nhập, kể cả các nước chậm phát triển, đều cam kết xoá bỏ hình thức trợ cấp này ngay từ khi gia nhập. Tới Phiên 9 (122004), với chủ trương tạo đột phá trong đàm phán, ta đồng ý cam kết bãi bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu nông sản. Theo kết quả đàm phán gia nhập WTO, cam kết WTO trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam bao gồm các nội dung chủ yếu như sau: + Cam kết thuế: Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết thuế bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp trước hội nhập là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10,6 % và nếu tính theo mức thuế trong hạn ngạch của một số nông sản thì giảm xấp xỉ 20%. Nhìn chung, nông sản chế biến có mức bảo hộ qua thuế cao (4050%) phải giảm nhiều hơn nông sản thô. Những nhóm sản phẩm phải giảm nhiều: thịt lợn, thịt bò, sữa, rau quả ôn đới, nông sản và thực phẩm đã qua chế biến. WTO cho phép áp dụng các hình thức hỗ trợ nhằm mục đích khuyến nông, xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng (thuật ngữ của WTO là hỗ trợ " hộp xanh", hỗ trợ " chương trình phát triển") nhưng yêu cầu phải cam kết cắt giảm đối với các loại hỗ trợ trong nước khác gây lệch lạc thương mại (thuật ngữ của WTO là hỗ trợ " hộp hổ phách") nếu như các loại hỗ trợ đó vượt quá một mức nào đó (gọi là mức tối thiểu de minimis). Với các nước đang phát triển, mức tối thiểu này là 10% giá trị sản lượng nông nghiệp. Do phần lớn các chính sách hỗ trợ trong nước của ta trong thời gian qua đều nằm trong các nhóm được phép áp dụng như hộp xanh, chương trình phát triển, còn các biện pháp thuộc nhóm hộp đỏ mới chỉ thực hiện trong mức tối thiểu, nên cam kết về hỗ trợ trong nước của ta như sau: Hộp hổ phách: Áp dụng ở mức tối thiểu (10% giá trị sản lượng nông nghiệp). Tổng mức hỗ trợ gộp (Total AMS) của giai đoạn cơ sở 19992001 là 3.961,59 tỉ VND. Các mức trợ cấp cam kết ràng buộc hàng năm và mức trợ cấp cam kết cuối cùng 3.961,59 tỉ VND 5 . Nhóm hộp xanh: Tự do áp dụng. Chương trình phát triển: Tự do áp dụng. Th ba, tr cp xut khu Tương tự như các nước mới gia nhập khác, nước ta cam kết không trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập. Bảo lưu quyền được hưởng các ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Th n kinh doanh xut nhp khu Các doanh nghiệp nước ngoài được phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản ngay khi gia nhập WTO, trừ gạo đến năm 2011. Đánh giá chung về tác động của cam kết WTO về nông nghiệp của Việt Nam tới chính sách hỗ trợ SXNN. Có ý kiến cho rằng bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản sẽ khiến nông dân gặp khó khăn, nhưng từ trước tới nay người nông dân ít được tiếp cận trực tiếp trợ cấp xuất khẩu. Đối tượng được hưởng trợ cấp xuất khẩu tuyệt đại đa số là các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp, khi được trợ cấp, đã có ý thức nâng giá mua sản phẩm cho dân nhưng mức nâng không nhiều và không phải doanh nghiệp nào cũng làm như vậy. Để hỗ trợ cho nông nghiệp, Việt Nam vẫn có thể sử dụng các biện pháp thuộc " hộp xanh", " chương trình phát triển" và " hộp hổ phách". Đối với " hộp xanh" và " chương trình phát triển", ta tiếp tục được hỗ trợ không giới hạn. Như đã trình bày, ta cũng được quyền duy trì các loại hỗ trợ " hộp hổ phách" ở mức " de minimis" như các nước đang phát triển khác trong WTO, tức là không quá 10% giá trị sản lượng nông nghiệp. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm được một khoản hỗ trợ " hộp hổ phách" nữa có mức trần là 3.961,5 tỉ đồng/năm, ngang bằng với mức Tổng hỗ trợ gộp (AMS) của giai đoạn cơ sở 19992001 (nghĩa là không phải cắt giảm trong khi các thành viên có nghĩa vụ phải cắt giảm hỗ trợ thuộc " hộp hổ phách"). Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức cam kết này vì thực tế các năm vừa qua mức hỗ trợ của ta chỉ dao động quanh 3% giá trị sản lượng nông nghiệp. Cuối cùng, gia nhập WTO, ta chỉ bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá, các loại trợ cấp " hộp hổ phách", và các " hộp xanh" vẫn được duy trì và ta hoàn toàn có thể chuyển số tiền trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá trước đây sang phát triển thuỷ lợi, kiện toàn 5 giao thông nông thôn, nâng cao chất lượng giống, phát triển công nghệ sau thu hoạch, xây dựng các kho lạnh cho hàng thuỷ sản và kho đệm để dự trữ lúa, cà phê cho bà con nông dân 3. KẾT LUẬN Như đã nói, việc hội nhập kinh tế toàn cầu mở ra cho nền kinh tế nước ta nói chung, nền nông nghiệp nói riêng, nhiều cơ hội và thách thức mới. Thời gian vừa qua, Chính phủ đã thực thi, áp dụng nhiều chính sách linh hoạt để hỗ trợ và bảo hộ cho nông nghiệp phát triển, tuy nhiên, mọi chính sách áp dụng cần căn cứ vào tình hình cụ thể, cần phải cân nhắc cẩn thận, cần có lộ trình, để vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập nhanh chóng, sâu rộng, vừa đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ăng ghen, , Nxb Sự thật, H., 1962. 2. Bích Hạnh, , Báo Nhân dân ngày 19/2/2004. 3. Chấp nhận luật chơi của WTO, 23122010. 4. Đinh Trọng Thịnh , Thuế Nhà nước, (2), 2004. 5. Lâm Hoài, Tuoitreonlie; Thứ Tư, ngày 05/08/2009. 6. Thoả thuận khung về cắt giảm trợ cấp nông nghiệp của WTO. 7. Thời báo Kinh tế Việt Nam; số 265; ngày 9/11/2009. 8. Tổng cục Thống kê, IMF và kế hoạch 2010. 9. Tổng cục thống kê 2012. 10. Websie: http://www.nciec.gov.vn (Nông nghiệp trong WTO). http://www.mof.gov.vn/; http://www.nciec.gov.vn/ (Hiệp định nông nghiệp). THE IMPACT OF INTERNATIONAL INTEGRATION ON THE POLICY OF SUPPORTING FOR OUR COUNTRY’S CURRENT AGRICULTURAL PRODUCTION Ta Van Nam Abstract Giving the policies to support agricultural development, promote the strength of the agriculture in the structure of our economy, gradually integrate the international economy is an urgent requirement for an agricultural country like our country today. The article focuses on the advantages, disadvantages, and solutions to the problem and the specific commitments that the government has been applying to develop our agriculture. . TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỚI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Tạ Văn Nam 1 ây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, phát huy thế mạnh của nông. chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hỗ trợ SXNN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế không những ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của nông dân tại các quốc gia được hỗ trợ, mà. góp của hội nhập kinh tế quốc tế đối với tăng trưởng nông nghiệp là không nhỏ. Sản lượng nông nghiệp của Việt Nam đã tăng nhanh kể từ khi thực hiện Chính sách đổi mới năm 1986, với động lực chính