Quan điểm này cũng là một trong những quan điểm của Việt Nam ta hiện nay đƣợc quy đinh trong Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Theo quan điểm thì giết ngƣời đƣợc xem là hành động tƣớc đoạt tính mạng ngƣời khác một cách trái pháp luật và ở đây, pháp luật Việt Nam cũng không cho phép điều đó.
Bên cạnh những quan điểm chống đối, nhiều cuộc tranh cãi đã hình thành nên một số quan điểm ủng hộ quyền đƣợc chết nhƣ sau:
- Công nhận quyền đƣợc chết hƣớng đến mục đích tốt đẹp là giúp những bệnh nhân ở trong tình trạng đau đớn kéo dài, bệnh nan y vô phƣơng cứu chữa ở giai đoạn cuối mà sự sống của họ càng kéo dài, càng đau đớn thêm. Đó chính là một cái chết nhân đạo.
- Luật An tử ra đời sẽ giải tỏa nỗi bức xúc của giới bác sỹ trong hoàn cảnh: bệnh nhân đang phải chịu đau đớn kéo dài xin đƣợc chết mà họ thì không thể đáp ứng vì sợ phạm tội giết ngƣời. Nếu pháp luật cho phép, họ sẽ có định hƣớng tốt và có thể yên tâm giúp đỡ bệnh nhân đƣợc toại nguyện. Điều này sẽ tốt cho cả bệnh nhân và bác sỹ điều trị.
2.2.1.3 Giải pháp đề suất
Về quan điểm của mình, ngƣời viết không đồng tình với những quan điểm phản đối Luật An tử nêu trên.
Thứ nhất: quyền đƣợc chết không làm xói mòn quyền cơ bản là quyền đƣợc
sống. Quyền đƣợc chết không chỉ liên quan đến bệnh nhân đó mà còn liên quan đến cả gia đình và xã hội. Ngƣời bệnh nan y ở giai đoạn cuối chịu nhiều đau đớn vì thế nếu có sống thì họ cũng sẽ phải chịu đựng nhìu đau đớn và thêm khổ, thậm chí nhiều ngƣời còn mất đi nhận thức đƣợc rằng mình sƣớng hay khổ vì họ đang sống đời sống thực vật. Cho nên, nếu bản thân ngƣời bệnh không muốn gây thêm tốn kém không cần thiết cho gia đình và xã hội thì hãy tôn trọng ý kiến này của họ. Hơn nữa, mục đích của quyền đƣợc chết là làm họ không phải sống mà chịu sự đau đớn kéo dài và đó là mục đích nhân đạo. Họ không chối bỏ quyền đƣợc sống mà vì họ không còn đủ điều kiện đảm bảo sự sống. Điều này khác hẳn việc ngƣời có điều
kiện để sống, bị bệnh có thể cứu chữa nhƣng lại muốn chết, đó mới là trƣờng hợp đáng lên áng.
Thứ hai: Luật An tử không làm giảm ý chí, mất niềm tin vào cuộc sống của
bệnh nhân, vì Luật An tử không bắt buộc ngƣời bệnh phải chọn an tử. Muốn hay không là quyền của họ, họ có quyền đƣợc sống, đƣợc chữa bệnh nếu họ muốn. Thêm vào đó, cứ không phải bệnh nhân nào muốn chết sẽ đƣợc chết. An tử chỉ đƣợc áp dụng khi không còn cách nào khác, khi rơi vào tình huống bênh tình không lối thoát và chịu nhiều đau đớn.
Thứ ba: thực hiện cái chết êm ả là giết ngƣời. Quan điểm này chỉ đúng khi
quyền đƣợc chết chƣa đƣợc pháp luật công nhận. Nếu có Luật thì hành động đó của bác sỹ sẽ không bị xem là có tội, hơn nữa bác sỹ có quyền từ chối nếu họ không muốn thực hiện. Bên cạnh đó, hành động của bác sỹ trong quyền đƣợc chết mang bản chất nhân đạo. Xét cho cùng, hành vi đó cũng chỉ là mong muốn bệnh nhân thoát khỏi tình trạng đau đớn kéo dài, suy cho cùng thì điều đó cũng chỉ là mong muốn mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân, xuất phát từ lƣơng tâm của ngƣời bác sỹ. Thực ra, giúp bệnh nhân thoát khỏi đau đớn chính là cứu bệnh nhân khỏi sống khổ, đó cũng là cứu ngƣời chứ không phải giết ngƣời.
Tuy nhiên, việc phân tích những lý do ủng hộ an tử nhƣ trên không có nghĩa là phải ban hành ngay Luật An tử.
Xu hƣớng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng tỏ rằng, đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến nhiều trƣờng hợp “xin đƣợc chết” trong tƣơng lai. Hơn nữa, việc chƣa có các quy định pháp luật điều chỉnh, nghĩa là chƣa có chế tài xử lý sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lƣờng do các đối tƣợng bất chấp pháp luật thực hiện những vụ việc liên quan đến “an tử” với những dụng ý xấu. Bởi vậy, xây dựng Luật An tử hoặc ít nhất là một chế định trong Bộ luật Dân sự (công nhận quyền đƣợc chết là quyền nhân thân của con ngƣời) là xu hƣớng chung của các quốc gia trên thế giới. Những tiến triển trong việc xây dựng luật, công nhận quyền đƣợc chết cũng nhƣ những cuộc tranh luận trong thời gian vừa qua đã chứng minh cho luận điểm này. Điều quan trọng bây giờ là thay đổi những quan niệm, những cách nhìn nhận sai lầm về quyền đƣợc chết và cái chết êm
ả chứ không phải là cố gắng ban hành Luật An tử trong điều kiện chƣa phù hợp nhƣ hiện nay.
Muốn đƣợc đông đảo ngƣời dân thừa nhận các quy định pháp luật về quyền đƣợc chết, chúng ta nên bắt đầu bằng cách làm cho mọi ngƣời tiếp cận những kiến thức về quyền đƣợc chết nhiều hơn, phổ biến sâu rộng hơn. Có thể truyền thống ngƣời Việt và ngƣời phƣơng Đông vẫn coi trọng sự sống, tuyệt đối hóa quyền đƣợc sống, nhƣng vẫn có thể chấp nhận quyền đƣợc chết nếu ngƣời dân hiểu rõ bản chất của nó và tất nhiên, một hệ thống pháp luật đảm bảo cho Luật An tử không bị lạm dụng. Thêm vào đó, hiện tại ở Việt Nam còn nhiều vấn đề khác quan trọng cần luật hóa hơn là vấn đề an tử, do đó ngƣời viết cho rằng không nhất thiết phải xây dựng Luật An tử ngay bây giờ.
Nhƣ vậy, vấn đề xây dựng Luật An tử ở Việt Nam hiện nay là vấn đề còn nằm trong tƣơng lai. Nhƣng trƣớc mắt, chúng ta cần quan tâm đến việc tuyên truyền ý nghĩa lớn lao của quyền đƣợc chết nhƣ là một quyền nhân thân quan trọng của con ngƣời, đƣợc pháp luật quy định và bảo hộ. Đồng thời, chú trọng nghiên cứu thỏa đáng hơn các quan niệm về sự sống và cái chết trong truyền thống của ngƣời Việt Nam, cũng nhƣ quy định rõ vấn đề nhƣ thế nào là không còn cơ hội cứu chữa trƣớc khi bƣớc vào quá trình xây dựng Luật này.
2.2.2 Quyền không bị tra tấn, nhục hình
2.2.2.1 Khái niệm tra tấn và Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc
Trên thế giới vẫn chƣa có một khái niệm về tra tấn một cách thống nhất. Thực tiễn vẫn còn nhiều nƣớc hiểu và định nghĩa về tra tấn khác nhau. Riêng ở Việt Nam, theo nhận xét của Thƣợng tƣớng Bùi Văn Nam cho biết “trong hệ thống pháp luật vẫn chƣa có khái niệm về tra tấn và chƣa quy định rõ về tra tấn, chƣa có quy định về từ chối dẫn độ với ngƣời có nguy cơ bị tra tấn, chƣa có quy định cụ thể về bồi thƣờng tổn thất tinh thần cho nạn nhân bị tra tấn”33. Tuy nhiên, khái niệm về tra tấn, nhục hình, dụ cung đã đƣợc quy định khá rõ ràng trong Đại từ điển Tiếng Việt và
33
Thành Nam, infonet, Việt Nam chưa có khái niệm về tra tấn, http://infonet.vn/viet-nam-chua-co-khai-niem- ve-tra-tan-post146529.info, [truy cập ngày 02-10-2014].
trong thuật ngữ ngành luật. Theo Công ƣớc chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc thì tra tấn có nghĩa là “bất kỳ hành động nào tạo ra sự đau đớn nặng nề hoặc đau khổ -
dù thể xác hay tâm thần – do cố ý gây ra cho một người nhằm các mục đích là đạt được thông tin hay một lời thú nhận từ anh ta hoặc một người thứ ba, trừng phạt anh ta vì một hành động mà anh ta hoặc người thứ ba đã phạm hoặc bị nghi là đã phạm, hoặc đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hoặc đối với bất kỳ lý do nào dựa trên sự phân biệt đối xử bất kỳ loại nào, khi nỗi đau đớn hay đau khổ như vậy gây ra bởi - hoặc theo sự xúi giục - hoặc với sự đồng ý - hoặc chấp thuận - của một quan chức hoặc người khác hành động trên cương vị chính quyền. Nó không bao gồm sự đau đớn hoặc đau khổ ngẫu nhiên hoặc vốn có khi bị các hình phạt đúng theo luật”34.
Công ƣớc chống Tra tấn (tên đầy đủ là Công ƣớc chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm gía khác – CAT, 1984) có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Đây là một trong các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực, dƣới sự duyệt xét lại của Liên Hợp Quốc, nhằm mục đích chống tra tấn trên toàn thế giới.
Công ƣớc quy định các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cụ thể về lập pháp, hành pháp, tƣ pháp hoặc các biện pháp hiệu quả khác nhằm ngăn chặn mọi hành vi tra tấn, thông qua các biện pháp phổ biến thông tin, đào tạo các lực lƣợng thực thi pháp luật, thƣờng xuyên rà soát các quy định về thẩm vấn và giam giữ. Các quốc gia tham gia Công ƣớc cũng có nghĩa vụ trừng trị những hành vi tra tấn bằng các hình phạt thích đáng, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ nạn nhân. Công ƣớc cũng khuyến khích các quốc gia thành viên hỗ trợ lẫn nhau về thủ tục tố tụng hình sự đối với những hành vi phạm tội nói trên, kể cả việc cung cấp các bằng chứng cần thiết nếu có.
Mới đây Việt Nam cũng đã ký kết Công ƣớc chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc ngày 7/11/201335. Nhƣ vậy, kể từ khi có hiệu lực cho đến nay, Công ƣớc nay