1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN giáo dục du lịch bền vững qua môn địa lí 12 bằng phươnmg pháp dạy học dự án

25 463 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 194 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌBÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMCẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMCẤP: CƠ SỞ ; TỈNH:

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án

Môn/nhóm môn: Địa lí

Tổ bộ môn: Khoa học xã hội

Mã môn: 58Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy NgânĐiện thoại: 0975.600.608

Email: nguyenthithuyngan.gvnguyenduythi@vinhphuc.edu.vn

Vĩnh Phúc, năm 2015

34.58.03

Trang 2

 Vấn đề mới/cải tiến SKKN đặt ra và giải quyết so với các SKKN trước đây (ở trong nhà trường hoặc trong Tỉnh):

- Giáo dục du lịch bền vững – một vấn đề cần thiết trong sự phát triển bền vững nói chung Thông qua đó, giáo dục thái đ hành vi, kĩ ộ năng của HS khi tham gia du lịch; có ý thức trách nhi m trong vi c ệ ệ bảo v tài nguyên du lịch ệ

- Phương pháp dạy học dự án là một công cụ hữu hiệu để giáo dục du lịch bền vững cho học sinh lớp 12.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN

VỊ Bình Xuyên, ngày 03 tháng 04 năm 2015

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người

Du lịch hiện nay đang có những dấu hiệu của sự phát triển không bềnvững: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên… vì vậy cần phải phát triển dulịch bền vững

Du lịch bền vững là một bộ phận của phát triển bền vững, vì vậy cần giáodục du lịch bền vững trong cộng đồng dân cư

Học sinh THPT là bộ phận chiếm số đông, là khách du lịch đông đảo trongtương lai, giáo dục du lịch bền vững cho học sinh THPT là việc làm cần thiết

Trang 3

Trong quá trình giảng dạy GDDLBV ở các nhà trường phổ thông hiện nay,đặc biệt là đối với học sinh lớp 12 – THPT, có thể sử dụng rất nhiều các phươngpháp dạy học khác nhau Trong đó, dạy học dự án được coi là một phương phápdạy học tích cực nhằm khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy họctruyền thống, tạo cơ hội cho học sinh được bộc lộ những năng lực của bản thân

và tinh thần làm việc hợp tác Thông qua việc tổ chức các dự án GDDLBV sẽlàm thay đổi nhận thức, thái độ cũng như hành vi của các em trong việc thựchiện các mục tiêu GDDLBV Dạy học theo dự án là mô hình dạy học trong đóhọc sinh tham gia vào việc tìm hiểu những vấn đề hấp dẫn và cuối cùng phải tạo

ra được những sản phẩm thực tế Trong quá trình thực hiện dự án, vai trò củagiáo viên là người cố vấn và tham vấn chứ không phải là người “cầm tay chỉviệc” cho học sinh của mình Còn chính học sinh sẽ là những người thu thập dữliệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tiến hành phân tích, tổng hợp và tích luỹ kiếnthức Cuối cùng, học sinh sẽ tự trình bày những kiến thức mới mà các em tíchluỹ thông qua dự án và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được cũngnhư là tính khúc triết, hợp lý trong cách thức trình bày của các em

Vì những lí do trên, tôi xin trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án”.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu chủ chốt của việc nghiên cứu là xác định cách thức, biện pháp tổchức giáo dục du lịch bền vững bằng phương pháp dạy học dự án cho học sinhqua môn Địa lí 12 – chương trình cơ bản

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài; khảo sát điều tra thực tếtình hình giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí, việc sử dụng phương phápdạy học dự án trong quá trình giảng dạy ở một số trường THPT, tiến hành thựcnghiệm sư phạm, rút ra những kết luận và những đề xuất chủ yếu

4 Đối tượng và khác thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12bằng phương pháp dạy học dự án

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Duy Thì

Trang 4

5 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn trong phạm vi chương trình Địa lí 12 – THPT (Chương trình

cơ bản)

- Đi sâu giải quyết một vấn đề: “Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí

12 (Chương trình cơ bản) bằng phương pháp dạy học dự án”

6 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phương pháp hệ thống cấu trúc,phương pháp phân loại, phương pháp lịch sử, Phương pháp thống kê toán học Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp chuyên gia, phươngpháp khảo sát đều tra, phương pháp thực nghiệm

7 Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm

Chương 1: Giáo dục du lịch bền vững – một chủ đề trong dạy học Địa lí 12 –

THPT

Chương 2: Giáo dục du lịch bền vững qua môn Địa lí 12 bằng phương pháp dạy

học dự án

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Phần II NỘI DUNG Chương 1: GIÁO DỤC DU LỊCH BỀN VỮNG – MỘT CHỦ ĐỀ TRONG

DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - THPT

1 Du lịch bền vững là xu hướng phát triển của du lịch thế giới và Việt Nam

Trên thế giới hiện nay, du lịch là ngành phát triển, trở thành ngành kinh tếmũi nhọn của nhiều quốc gia Du lịch có vai trò quan trọng trong đời sống kinh

tế trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại

- Du lịch tạo ra nguồn thu nhập lớn Thu nhập này không chỉ trực tiếp tạo

ra từ nguồn doanh thu mà còn từ sự tác động của ngành du lịch tới nông nghiệp,công nghiệp và các ngàn dịch vụ khác

- Phục hồi sức khỏe của du khách, đáp ứng nhu cầu về vui chơi, giải trí, tìmhiểu thiên nhiên, xã hội của người du lịch

- Góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia

Trang 5

- Góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên Nhờ sự phát triển của du lịch mànhiều giá trị về tự nhiên, nhân văn được tái phát hiện, được tôn tạo, được bảotồn và phát triển, được biến thành các giá trị kinh tế Rất nhiều vùng núi hay venbiển không thuận lợi cho phát triển và phân bố các ngành công nghiệp hay nôngnghiệp, nhưng cảnh quan thiên nhiên lại rất độc đáo, môi trường không bị ônhiễm, và đấy là những địa điểm lí tưởng cho du lịch Sức hấp dẫn của những tàinguyên này đối với du lịch đòi hỏi ngành du lịch phải trích một phần lợi nhuậnđể bảo vệ và cải tạo tài nguyên Và đây sẽ có sự khết hợp hài hòa giữu tự nhiên -kinh tế - văn hóa Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, ít gây tácđộng tiêu cực lên môi trường tự nhiên so với các ngành kinh tế khác.

Sự phát triển mạnh các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành giao thông vận tảilàm gia tăng số lượng khách du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch

Sự đa dạng các loại hình du lịch càng làm cho ngành du lịch có vị trí và vaitrò quan trọng Ở nhiều quốc gia trên thế giới, ngành du lịch được coi là ngànhmũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hôi đất nước

Với sự phát triển của kinh tế và nhu cầu du lịch của con người, ngành dulịch không còn hoạt động ở những khu vực nhất định mà mở rộng địa bàn và kéodài thời vụ du lịch

2 Những đặc trưng cơ bản của phát triển du lịch bền vững

2.1 Cơ sở lí luận về PT DLBV

Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu

thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kĩ thuật, văn hóa… Phát triển là xuhướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, xã hội loài người nóiriêng Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất

và tinh thần của con người bằng phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất,nâng cao các giá trị văn hóa cộng đồng Sự chuyển đổi của các hình thái xã hội

từ xã hội công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ lên phong kiến rồi lên xã hội

tư bản… được coi là một quá trình phát triển

Khái niệm bền vững ở đây được hiểu là tỉ lệ sử dụng tài nguyên không vượt

quá tỉ lệ bổ sung tài nguyên đó Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một tàinguyên thấp hơn cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng một tài nguyênđược giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa

Trang 6

Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra

năm 1980, phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện tượng khai thác các

nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau.

Tại Hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO – 92 và RIO - 92+5, quan niệm

về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung, theo đó “Phát triển bền

vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thảo hiện của 3 hệ thốngtương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội”

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy bản thân của sự phát triển dulịch đòi hỏi phải sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại Khái

niệm du lịch bền vững mới xuất hiện gần đây Từ đầu thập niên 1990 các nhà

khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đíchđơn thuần về kinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, đến các nền vănhóa bản địa Hậu quả của các tác động này sẽ lại ảnh hưởng đến bản thân sựphát triển lâu dài của ngành du lịch Chính vì vậy dã xuất hiện các yêu cầunghiên cứu PT DLBV nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịchđảm bảo sự phát triển lâu dài

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới tại Hội nghị về Môi trường

và Phát triển của Liên hợp quốc tai Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch bền vững

là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại củakhách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn vàtôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tươnglai DLBV sẽ có kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhucầu về kinh tế, xã hội, thẩm mĩ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sựtoàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và cáchệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”

Năm 1996, “Chương trình Nghị sự 21 về Du lịch: Hướng tới phát triển bềnvững về môi trường” của Hội nghị Lữ hành Du lịch Thế giới (WTTC), Tổ chức

du lịch thế giới và Hội nghị Trái Đất đã đề ra 10 nguyên tắc nhằm đảm bảo pháttriển du lịch bền vững gồm:

- Du lịch phải hỗ trợ nhân dân sống một cách lành mạnh, hữu ích và hàihòa với thiên nhiên

- Du lịch phải góp phần giữ gì, bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái của Trái Đất

Trang 7

Du lịch phải dựa trên sự bền vững về sản xuất và tiêu dùng.

- Phải loại bỏ hoặc hạn chế việc bảo hộ kinh doanh dịch vụ du lịch

- Bảo vệ môi trường không thể tách dời với quá trình phát triển du lịch

- Cần có sự tham gia của cộng đồng địa phương cùng sự nghiên cứu kĩlưỡng về bản sắc và văn hóa bản địa khi đưa ra các quyết định liên quan đếnphát triển du lịch

- Du lịch phải tranh thủ mọi khả năng để tạo việc làm cho phụ nữ và ngườidân bản xứ

- Phát triển du lịch phải gắn liền với sự thừa nhận và ửng hộ bản sắc vănhóa cũng như nhu cầu của người dân bản xứ

- Phải tôn trọng các diều luật quốc tế về bảo vệ môi trường

- Các nước cần thông báo cho nhau về những thiên tai có thể gây ảnhhưởng xấu cho du khách hoặc điểm du lịch

DLBV tuy còn mới mẻ nhưng nó có giá trị rất lớn về mặt khoa học và thựctiển, đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường

2.2 Các nguyên tắc đảm bảo cho PT DLBV

Một trong những đặc thù cơ bản của du lịch hơn bất cứ một hoạt động nàokhác, sự phát triển của du lịch rất phụ thuộc vào chất lượng của môi trường vàcác nguồn tài nguyên du lịch (bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tàinguyên du lịch nhân văn) Chính vì vậy, bên cạnh những nỗ lực chung của toàn

xã hội, các ngành kinh tế khác, ngành du lịch trước hết phải có trách nhiệm vớitài nguyên và môi trường Để thực hiện mục tiêu đó, PT DLBV cần tuân thủ cácnguyên tắc cụ thể sau:

- Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí

- Giảm thiểu chất thải

- Phát triển gắn liền với bảo tồn tính đa dạng

- Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội

- Chia sẻ với lợi ích cộng đồng địa phương

- Thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiển với cộng đồng địa phương vàcác đối tượng liên quan

- Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường

Trang 8

- Tăng cường quảng cáo tiếp thị một cách có trách nhiệm.

- Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu

3 Những vấn đề cơ bản của tổ chức giáo dục du lịch bền vững ở nhà trường phổ thông

3.1 Thực trạng

Việc GDDLBV ở nhà trường PT hiện nay chưa được quan tâm đúng mức

Về phương pháp và hình thức tổ chức chưa đảm bảo được chất lượng đào tạo.Chủ yếu là do giáo viên giới thiệu các tài nguyên du lịch và tiểm năng du lịch

3.2 Mục tiêu

Học sinh THPT là bộ phận chiếm số đông, là khách du lịch đông đảo trongtương lai Vì vậy, mục tiêu của giáo dục DLBV là giáo dục thái độ hành vi, kĩnăng của HS khi tham gia du lịch; có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tàinguyên du lịch

3.3 Nội dung

DLBV là xu thế phát triển của du lịch thế giới và Việt Nam; Du lịch ViệtNam phát triển nhanh nhưng chưa bền vững; các hình thức PTDLBV vàPTDLBV ở địa phương

Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước

Du lich có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các MụcTiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà Liên Hơp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt

là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trường

và liên doanh quốc tế để phát triển

Chính vì vậy mà du lịch bền vững là một phần quan trọng của phát triểnbền vững của Liên Hợp Quốc và của Định hướng Chiến lược phát triển bềnvững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

4 Phương pháp dạy học dự án – công cụ hữu hiệu của giáo dục du lịch bền vững

4.1 Khái niệm dự án

Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh là “ project”, có nguồn gốc từ tiếng Latinh và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo haymột kế hoạch Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hất các lĩnh

Trang 9

vực kinh tế - xã hội: trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa họccũng như trong quản lý xã hội

Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiệnthời gian, phương tiện tài chính nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mựcđích đã đề ra Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thức

tổ chức dự án chuyên biệt

Một dự án nói chung có những đặc điểm cơ bản sau:

- Có mục tiêu xác định rõ ràng

- Có thời gian quy định cụ thể

- Có nguồn tài chính, vật chất, nhân lực giới hạn

- Mang tính chất duy nhất (phân biệt với các dự án khác)

- Mang tính phức hợp, tổng thể

- Được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt

4.2 Dạy học theo dự án

Dạy học theo dự án (DHDA) là một kiểu tổ chức dạy học lấy hoạt độngcủa học sinh làm trung tâm Kiểu dạy học này phát triển kiến thức và kĩ năngcủa học sinh thông qua quá trình HS giải quyết một bài tập tình huống gắn vớithực tiễn bằng những kiến thức theo nội dung môn học – được gọi là dự án họctập Dự án đặt HS vào vai trò tích cực như: người giải quyết vấn đề, người raquyết định, điều tra viên hay người viết báo cáo Thường thì HS đã làm việcnhòm hoặc hợp tác với các chuyên gia bên ngoài và cộng đồng để trả lời các câuhỏi và hiểu sâu hơn nội dung, ý nghĩa bài học Học theo dự án đòi hỏi HS phảinghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua cả sản phẩm lẫn hìnhthức thực hiện

Quan điểm đào tạo hiện nay là tăng tính hành động, vận dụng kiến thứcgiải quyết những vấn đề thực tiễn, DHDA là một trong những hình thức thựchiện được quan điểm này

Phần “ Địa lí địa phương” trong chương trình Địa lý 12 là phần mà nộidung chương trình gắn bó chặt chẽ với thực tiễn địa phương Đó là bức tranhtổng thể về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xãhội, một số ngành kinh tế nổi bật của tỉnh (thành phố) nơi mà các em đang sinhsống, hiện thực bức tranh đó đã, đang và sẽ được tô điểm bằng chính suy nghĩ,

Trang 10

hành động của các em Từ đặc trưng nội dung phần học cho thấy hình thức dạyhọc theo dự án có thể sử dụng được và sử dụng có hiệu quả trong dạy học.

4.3 Phương pháp dạy học dự án – công cụ hữu hiệu của giáo dục du lịch bền vững

Phương pháp dạy học dự án mô phỏng phương pháp thiết kế, triển khai các

dự án kinh tế, xã hội…trong đó GV là người tổ chức, hướng dẫn, còn HS làngười triển khai thực hiện dự án theo các nội dung học tập để tạo ra sản phẩm cógiá trị thực tế

Dạy học theo dự án góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hànhđộng, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc

tự lực, sáng tạo, giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khảnăng cộng tác làm việc của người học

4.4 Các bước tiến hành của dạy học theo dự án

Dạy học theo dự án được thực hiện theo 5 bước sau:

- Khơi gợi sự hứng thú: Tập thể nhóm phải động viên, khích lệ thể hiện sựsay mê, hứng khởi trong việc nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Các nhóm thực hiện dự án:

- Thu thập thông tin: từ sách báo, tạp chí, mạng internet, khảo sát, điều tra,phỏng vấn, thực địa

Trang 11

- Xử lý thông tin: Tổng hợp, phân tích dữ liệu (có thể biểu hiện bằng sơ đồ,biểu đồ )

- Thảo luận thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết cácvấn đề và kiểm tra tiến độ

- Xây dựng sản phẩm: tập hợp các kết quả thành sản phẩm cuối cùng

Bước 4: Giới thiệu sản phẩm dự án trước tập thể

Trình bày, giới thiệu sản phẩm bằng các cách: Bài viết, pwerpoint, bản đồ,tranh ảnh, mô hình, kể cả việc đóng kịch, kể truyện

Bước 5: Đánh giá kết quả đạt được so với mục đích xác định

- Học sinh tự rút ra những bài học từ việc học theo dự án: đã học được gì?Hình thành được những thái độ tích cực nào? Có hài lòng với kết quả đạt đượckhông? Đã gặp những khó khăn gì và đã giải quyết như thế nào? Những cảmnhận của cá nhân sau khi thực hiện xong một dự án?

- GV: đánh giá chất lượng sản phẩm giới thiệu, kết quả tự đánh giá, phươngpháp làm việc

4.5 Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án

a Ưu điểm

Dạy học theo dự án tạo cơ hội cho học sinh thực hiện nghiên cứu Học sinhđược khám phá các ý tưởng theo sở thích và khả năng, phát triển tư duy sáng tạo

và niềm đam mê trong học tập, nghiên cứu

Học sinh tự lực tìm hiểu và kiến tạo kiến thức

Có sự hợp tác với các bạn trong nhóm, tạo cơ hội để phát triển khả năngtrình bày, giao tiếp

Rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu

Trang 12

Nếu sự quản lý và điều hành nhóm không tốt thì việc thực hiện kế hoạchkhông đều tay, chỉ tập trung vào một, hai cá nhân thực hiện còn các thành viênkhác “ăn theo” kết quả thu được sẽ không cao.

Việc thực hiện kế hoạch đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.Không phải nội dung nào, phần học nào cũng sử dụng được dạy học theo

dự án DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang tínhhệ thống cũng như rèn luyện kỹ năng cơ bản

Chương 2: GIÁO DỤC DU LỊCH BỀN VỮNG QUA MÔN ĐỊA LÍ 12

BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN

1 Khả năng tổ chức GDDLBV quan môn Địa lí 12 – THPT

1.1 Chương trình SGK tạo ra nhiều khả năng cho GDDLBV

Sách giáo khoa Địa lý 12 (Ban cơ bản) gồm 42 bài, trong đó có 33 bài líthuyết và 9 bài thực hành phân bố theo các đơn vị kiến thức như sau:

Các nội dung theo chương trình Số bài Chia ra

101

21

Ngày đăng: 03/10/2015, 21:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sở thương mại và du lịch Vĩnh Phúc, Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010" và
2. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học Địa lí (Phần đại cương), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học Địa lí (Phần đại cương)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm, năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
4. Nguyễn Trọng Phúc, Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hâu, Nguyễn Kim Hồng, Địa lí Du lịch, NXB Tp. Hồ Chí Minh, năm 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí Du lịch
Nhà XB: NXB Tp. Hồ Chí Minh
6. Lê Thông, Nguyễn Thị Minh Phương, Phạm Viết Hồng, Nguyễn Việt Hưng, Ông Thị Đan Thanh, Trần Đức Tuấn, Nguyễn Đức Vũ, Địa lí 11 (sách giáo viên), NXB Giáo dục, năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí 11 (sách giáo viên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì sự phát triển bền vững, Nâng cao nhận thức và phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Đại học Sư phạm, năm 2007.8. Webside: vinhphuc.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao nhận thức và phát triển du lịch bền vững trong thời đại toàn cầu hóa
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w