1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học lịch sử lớp 12

17 2,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 203 KB

Nội dung

Noi gương Hồ Chí Minh, trước hết chúng ta học tập đạo đức của Người, học tập những phẩm chất tốt đẹp trong cuộc sống của Người, trong quan hệ gia đình, trong “đối nhân xử thế” ngoài xã h

Trang 1

SỞ GDĐT LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT LỘC THANH TỔ: SỬ- ĐỊA- GDCD

™™™ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

ĐỀ TÀI

LỒNG GHÉP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC

HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

(Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945)

Giáo viên: Nguyễn Thị Chiến Năm học: 2013 -2014

Trang 2

MỤC LỤC

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I/ Lí do chọn đề tài:……….

II/ Đối tượng, cơ sở và phương pháp nghiên cứu……….

1/ Đối tượng nghiên cứu………

2/ Cơ sở nghiên cứu………

3/ Phương pháp nghiên cứu………

4/ Phạm vi nghiên cứu

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Cơ sở lí luận……….

II./ Thực trạng………

III Các biện pháp tiến hành………

1/ Sự chuẩn bị của giáo viên………

2/Tiến hành lồng ghép trong giờ học………

C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I/ Kết luận………

II/ Khuyến nghị………

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I/Lí do chọn đề tài:

Các dân tộc trên thế giới đều chú ý giáo dục thế hệ trẻ Ông cha ta thường căn dặn “dạy con từ thuở còn thơ” Trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục đạo đức là quan trọng nhất Việc giáo dục nêu gương trước hết là nêu gương các bậc anh hùng tiền bối có tác dụng rất lớn đối với thế

hệ trẻ Cha ông ta có truyền thống lấy người xưa để giáo dục con cháu ngày nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những anh hùng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, người không chỉ là “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam”, mà còn là chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, góp phần vào thắng lợi của cách mạnh thế giới Người không chỉ là “danh nhân văn hóa thế giới”, mà còn là tượng trưng “một thứ văn hóa mới” thể hiện chủ nghĩa nhân văn cao đẹp của thời đại Cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo để rèn luyện, phấn đấu

Noi gương Hồ Chí Minh, trước hết chúng ta học tập đạo đức của Người, học tập những phẩm chất tốt đẹp trong cuộc sống của Người, trong quan hệ gia đình, trong “đối nhân xử thế” ngoài xã hội, trong hành động, ý chí đấu tranh thực hiện lí tưởng cách mạng mà người phấn đấu suốt đời Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức các mạng, đạo đức mới, tự do, văn minh, tiến bộ của đồng bào, của nhân loại, phù hợp với các tầng lớp xã hội

Tấm gương đạo đức và nội dung tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh rất rộng lớn, song

có thể quy tụ vào một số điểm cơ bản để giáo dục cho thế hệ trẻ

Thứ nhất: đạo đức về lòng trung thành với tổ quốc, nhân dân, thể hiện cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, nổi bật là lòng yêu nước, thương dân

Thứ hai: đạo đức của người cách mạng, suốt đời phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, quyết tâm suốt đời hi sinh cho Đảng, cho cách mạng

Thứ ba: đạo đức của một người lao động mới để xây dựng chủ nghĩa xã hội

“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh’’ Người không chỉ chú trọng đến tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, có năng suất, mà còn quan tâm đến việc tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô tài sản nhà nước và công dân Đó là nội dung của “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”

Thứ tư: Đạo đức Hồ Chí Minh nổi bật của chủ nghĩa nhân văn mà cốt lõi là lòng thương người, lòng nhân ái truyền thống của dân tộc kết hợp với tư tưởng nhân đạo thế giới, đặc biệt là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản-chủ nghĩa tạo nên tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh “đặc biệt trong sáng và cao cả vì người cưu mang nó là một người vì nghĩa quên mình, suốt đời tận tụy mà không nghĩ đến bản thân, danh lợi xuất hiện trước mắt ta như ngọn hải đăng dẫn đường cho cuộc đấu tranh sống còn của chúng ta” (Trần Văn Giàu)

Thứ năm: Hồ Chí Minh còn thể hiện phẩm chất tốt đẹp của cá nhân, của lối giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ qua việc noi gương những anh hùng, chiến sĩ nói chung, Hồ Chí Minh nói riêng được tiến hành bằng nhiều biện pháp, bằng con đường và phương tiện khác nhau để làm sao cho các em thấy cần thiết và mong muốn được sống theo các điều: chân, thiện, mĩ

Hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường vẫn chưa đạt hiệu quả,

vì do ảnh hưởng nhiều tác động như phim ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử bạo lực…….Vì vậy bộ môn lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh: giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn cha ông

ta đổ bao mồ hôi xương máu để giành và gìn giữ độc lập dân tộc Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên dạy lịch sử cần phải lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, học tập

và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, góp phần xây dựng đất nước

Trang 4

II Đối tượng, cơ sở và phương pháp nghiên cứu:

II.1 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 12

II.2 Cơ sở nghiên cứu:

Việc nghiên cứu phương pháp sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh được đặt ra lần đầu tiên trong quyển “Phương pháp dạy học lịch sử”- Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị Tác giả đã đánh giá cao vị trí, ý nghĩa tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử khi cho rằng “có thể nói hầu hết tài liệu của Hồ Chí Minh đều có thể trích dẫn và học tập trong khóa trình lịch sử dân tộc và thế giới’’

Tuy nhiên phương pháp sử dụng nguồn tài liệu này chỉ xem xét trong mối liên hệ với tài liệu khác mà chưa trình bày cụ thể cách sử dụng

Giáo Sư Phan Ngọc Liên có bài “Tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” Qua tác phẩm chúng ta có thể rút ra nhiều tài liệu lịch sử, dùng để dạy học, nghiên cứu lịch sử Tuy nhiên trong khuôn khổ của một bài nghiên cứu tác giả chưa làm rõ được việc

sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh vào giảng dạy như thế nào cho từng bài cụ thể

Tác giả Trần Vĩnh Tường, Đặng Văn Hồ ĐHSP Huế có bài viết “ sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh để tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử ở trường THPT” Tác giả đã chỉ ra trong tài liệu của Hồ Chí Minh có thể tạo biểu tượng cho học sinh về những nhân vật lịch sử Tác giả cho rằng tài liệu của Hồ Chí Minh được sử dụng trong mọi khâu của hoạt động ngoại khóa, chủ yếu việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, kiểm tra đánh giá Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh để tạo biểu tượng cho học sinh góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử, nâng cao chất lượng môn học Tuy nhiên hai tác giả chưa đi sâu vào việc hướng dẫn tạo biểu tượng về nhân vật ở từng bài học cụ thể mà chỉ mới chỉ ra chung chung

Có thể còn nhiều tác phẩm mà người viết chưa tìm hiểu hết Nhưng nhìn chung việc sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh vào việc dạy học lịch sử đã được quan tâm nghiên cứu Nhưng các chương trình nghiên cứu chưa chỉ ra cách sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh vào một giai đoạn lịch sử cụ thể, bài học cụ thể nào

II.3 Phương pháp nghiên cứu:

Trong giải pháp người viết vận dụng phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử, nghiên cứu những tác phẩm của Hồ Chí Minh, để rút ra từ những tác phẩm đó những nội dung liên

quan đến những sự kiện lịch sử, phục vụ cho những nội dung liên quan đến chương trình lịch

sử Việt Nam lớp 12 từ 1919- 1945

Sau đó người viết soạn giáo án có lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tiến hành các tiết giảng có lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình dạy học

II.4 Phạm vi nghiên cứu:

Người viết sử dụng những tác phẩm đạo đức Hồ Chí Minh lồng ghép vào việc dạy học một số bài lịch sử lớp12 (cơ bản) giai đoạn 1919-1945

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Cơ sở lí luận:

Khái niệm: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ của thời đại về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi,

là tài sản to lớn của Đảng và dân tộc ta, tiếp tục soi sáng để nhân dân ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và chủ nghĩa xã hội giàu mạnh

Trang 5

Trong thời gian qua, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cuộc thi viết về Bác, hát về Bác, kể chuyện về Bác được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân Nhưng nay, Đảng xác định cần đưa tư tưởng đó vào thực

tế trong cuộc sống để giáo dục thế hệ trẻ Vì vậy, nhiệm vụ này được đặt lên vai ngành giáo dục, đặc biệt là một số môn: Ngữ Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật

Bộ môn lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ,

vì môn lịch sử ở nhà trường dạy học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cung cấp những kiến thức thực sự khách quan và khoa học để tiến hành giáo dục tốt tư tưởng, đạo đức cách mạng cho học sinh

II/ Thực trạng:

Trong giai đoạn hiện nay, trước những âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù trong việc thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ”, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của kẻ thù về Hồ Chí Minh , Đảng Cộng Sản Việt Nam, phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước Vì vậy, cần chú trọng việc bồi dưỡng, giáo dục

đạo đức cách mạng, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ

Xây dựng lòng tin của thế hệ trẻ đối với sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa trước những biến động của tình hình thế giới và những mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào đời sống kinh tế nước ta Trong thời gian qua, khi giảng dạy môn lịch sử trường phổ thông, tôi đã có sự liên hệ từng sự kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu rõ hơn, khắc sâu hơn kiến thức lịch sử, và giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Qua đó tôi nhận thấy rằng việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết, để giáo dục thế hệ trẻ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh

Vì vậy tôi chọn đề tài giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học lịch

sử lớp 12 giai đoạn 1919- 1945 làm đề tài cho giải pháp hữu ích trong năm học 2013-2014 của mình

III/ Các biện pháp tiến hành

III.1 Sự chuẩn bị của giáo viên:

Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng Việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết Trước hết giáo viên phải là người biết sử dụng tư liệu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao…

Đối với những bài dạy liên quan đến việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung tư liệu tham khảo, thời điểm giáo dục, cách giáo dục như thế nào cho phù hợp với bài dạy và đối tượng học sinh, cần dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu nào liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh

Khi áp dụng phương pháp này giáo viên phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học, tuyệt đối không được“tham” kiến thức, sa đà Tránh tình trạng biến giờ dạy lịch sử thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh

III.2 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong một số bài học lịch sử lớp 12 giai đoạn 1919-1945:

Đối với việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có thể thông qua nhiều hình thức Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Hồ Chí Minh hoặc trích dẫn những câu nói của danh nhân, của các nhà khoa học, tư liệu văn học về Hồ Chí Minh để giáo dục tư tưởng của Người đối với học sinh

Trang 6

Giáo dục tư tưởng đạo đức về lòng trung thành với tổ quốc, nhân dân, thể hiện cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, nổi bật là lòng yêu nước, thương dân Khi dạy bài

12, lịch sử lớp 12 “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925” Mục 3.

Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (phầnII)

Giáo viên thường khái quát lại cuộc đời của Người, để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con đường cứu nước cho dân tộc Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”

Để giáo dục tư tưởng tinh thần đoàn kết quốc tế, “Bốn phương vô sản đều là anh em” của Hồ Chí Minh Sau khi sang Pháp Người nhận xét: “Người Pháp ở Pháp tốt hơn người Pháp

ở Đông Dương”, ở đâu cũng có hai loại người: người bóc lột và người bị bóc lột Để thấy được chúng ta chống bọn thực dân Pháp kẻ đã gây bao đau thương, tang tóc cho các dân tộc thuộc địa chứ người Pháp tiến bộ là bạn chúng ta Phải tranh thủ sự giúp đỡ của họ Bác đi khắp thế giới Bác từng đi thăm khu phố Hac-lem nơi ở của người da đen ở Mĩ, Người hiểu rõ được bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Vì vậy muốn đánh đổ đế quốc thực dân thì vô sản quốc

tế phải đoàn kết lại Qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng tình đoàn kết quốc tế “ Bốn phương

vô sản đều là anh em” từ đó hình thành cho học sinh cách nhìn nhận “bạn” “thù” một cách rõ ràng, rành mạch Chúng ta căm thù chủ nghĩa đế quốc, thực dân kẻ đã xâm lược đất nước ta, gây bao nỗi đau khổ cho dân tộc ta chứ nhân dân tiến bộ các nước là anh em, như nhân dân Pháp, Mĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ họ đã tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến của ta

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới hội nghị Vec-xai bản yêu sách đòi tự do, quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam Tuy không được chấp nhận nhưng việc làm đó gây tiếng vang rất lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhân dân Pháp và các dân tộc thuộc địa Tuy nhiên Người vẫn chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam Tháng 7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin

Giáo viên cung cấp tư liệu: ngồi một mình trong phòng Người sung sướng muốn phát khóc lên Người nói một mình như đang nói với toàn thể dân tộc “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”

Như vậy từ một người yêu nước chân chính Người đến với chủ nghĩa Mác –Lê-nin, tìm

ra con đường cứu nước đúng đắn đã giải phóng cho dân tộc ta khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến

Trên cơ sở ấy giáo viên giáo viên giải thích để học sinh hiểu rõ Luận cương của Lê Nin

đã nâng cao những hiểu biết thực tế của Nguyễn Ái Quốc về công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, làm sáng tỏ con đường cứu nước đúng đắn

Giáo dục tư tưởng: Chăm lo, bồi dưỡng cho các thế hệ cách mạng đời sau Khi dạy bài

13, lịch sử lớp 12 “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930” Giáo viên

cung cấp tư liệu năm 1925 trong bài “Gửi thanh niên An Nam” Người nhắc nhở “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”

Thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, Người tập hợp thanh niên yêu nước trong tổ chức “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác Lê Nin cho thanh niên, mở lớp huấn luyện, đào tạo cách mạng cho thanh niên yêu nước từ trong nước sang Một số thanh niên xuất sắc được chọn đi học trường Đại học Phương Đông ở Liên xô, một số học trường quân sự ở Trung Quốc và Liên xô, còn lại về nước hoạt động Những người này trở thành những cán bộ cốt cán của Đảng sau này như đồng chí Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai,

Lê Hồng Phong….Còn lại cử về nước hoạt động đi vào phong trào công nhân tổ chức, giác ngộ quần chúng đấu tranh gây dựng cơ sở cách mạng

Để chuẩn bị ra đời một Đảng của giai cấp công nhân, năm 1925 Người thành lập tổ chức ‘Hội cách mạng Việt Nam thanh niên” Hội cách mạng Việt Nam thanh niên là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này

Trang 7

Giáo viên giáo dục học sinh: ngày nay trong sự nghiệp cơng nghiệp hĩa-hiện đại hĩa thanh niên là lực lượng nịng cốt của sự nghiệp này Vì thanh niên là lực lượng cĩ sức khỏe, cĩ hồi bão, cĩ nghị lực, cĩ văn hĩa… Từ việc giáo dục tư tưởng này để cho học sinh nhận thức được vai trị của thế hệ thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đĩ ra sức học tập, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại gĩp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sau đĩ đặt câu hỏi: bản thân em đã định hướng nghề nghiệp tương lai của mình chưa? các em thường

cĩ những khĩ khăn gì? muốn đạt được mơ ước bản thân em phải làm gì?

Giáo dục đức tính giản dị của Hồ Chí Minh Khi dạy bài 16, lịch sử 12 : “ phong trào

giải phĩng dân tộc và tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1939-1945) Nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa ra đời” Phần II.Giáo viên đọc đoạn thơ của Tố Hữu:

“ Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ măng tre vẫn sẵn sàng Bàn đá chơng chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Giáo dục tư tưởng đạo đức của người cách mạng, suốt đời phấn đấu để thực hiện muc tiêu của Đảng, quyết tâm suốt đời hi sinh cho đảng, cho cánh mạng.Khi dạy bài 16, lịch sử 12 :

“ phong trào giải phĩng dân tộc và tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1939-1945) Nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa ra đời” Phần III Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền Trong lúc

Hồ Chí Minh lâm bệnh nặng: Sau khi Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp bị đánh bại trên tồn Đơng Dương, quân Đồng Minh chuẩn bị kéo vào Đơng Dương Thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín muồi Trong lúc Người đang bị bệnh rất nặng cĩ nguy cơ khơng qua khỏi Người cầm tay các đồng chí cách mạng căn dặn “ Thời cơ đã đến dù đốt cháy dãy Trường Sơn cũng cố giành cho được độc lập” Dù hồn cảnh nào Hồ Chí Minh vẫn nghĩ tới dân tộc

Lưu ý: tùy từng đối tượng học sinh để giáo viên giáo dục tư tưởng của Người ở từng đơn vị kiến thức tư liệu phù hợp, khơng phải hồn tồn là tất cả kiến thức trên đều được vận dụng một lần, cĩ thể lớp này thì tư liệu này nhưng lớp khác thì khơng, và giáo viên cĩ thể chọn những đơn vị kiến thức khác mà người viết chưa đưa vào giải pháp này Tuy nhiên đây là những kiến thức mà người viết đã tiến hành đạt hiệu quả tốt, học sinh thực sự hứng thú và yêu thích mơn học, các em thật sự xúc động khi nghe giảng

III.3 Giáo án thể hiện việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Tuần 8 – tiết 23

Bài 12 :PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 1919-1925.

Ngày

soạn:7/10/2013

Ngày dạy 9/10/2013

I.Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các ý thức cơ bản về phong trào đấu tranh của các chí sỹ yêu nước, giai cấp tư sản, tiểu tư sản và công nhân từ 1919-1925

Học sinh nắm được sự hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Cơng lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt nam

2/ Tư tưởng: Giáo dục và nâng cao nhận thức cho học sinh về ý thức độc lập dân tộc, lòng tôn kính và biết ơn đối với lãnh tụ và những người yêu nước hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc

Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản Xác định con đường cách mạng mà Bác đã lựa chọn cho dân tộc là khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và dân tộc

Trang 8

3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá các sự kiện gắn liền với các nhân vật lịch sử

Phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam

II Tư liệu và đồ dùng dạy học

Tư liệu (sách, báo, văn, thơ) về những hoạt động của cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

III Tiến trình tổ chức dạy và học

1/ Kiểm tra bài cũ:

Đề: Phân tích sự chuyển biến về kinh tế và giai cấp Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

2/ Dẫn nhập vào bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản

H oa ̣t động 1 :làm việc cá nhân và cả lớp

- Giáo viên giải thích khái niệm “phong trào dân

tộc dân chủ” -Là phong trào đấu tranh vì độc lập

dân tộc và các quyền dân chủ (trong đó vấn đề

dân tộc là cơ bản, chi phối và quyết vấn đề dân

chủ)

Cái chết của Phạm Hồng Thái được khắc ghi qua

những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:

Sống, chết, được như Anh

Thù giặc, thương Nước mình

Sống, làm quả bom nổ

Chết, như dòng nước xanh

Hoa ̣t động 2 :làm việc cá nhân và cả lớp

- Hãy trình bày những hoạt động của tư sản, tiểu

tư sản trí thức theo các nội dung:

Tiêu

chí

Tư sản dân

tộc

Tiểu tư sản

Công nhân

Mục

tiêu

Đòi quyền

lợi kinh tế,

chính trị

Đòi tự do dân chủ

Đòi tăng lương giảm giờ làm Hình

thức

Tính

chất

Ý

thức

=>Từ đó rút ra nhận xét về ý thức cách mạng

II Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925.

1/ Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt ở nước ngoài:

( đọc sgk) 2/ Hoạt động của tư sản dân

t ộc , tiểu tư sản và công nhân Việt Nam

a.Tư sản:

- Mở cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại, dùng hàng nội, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam Kì

- Tư sản và địa chủ Nam kì thành lập Đảng Lập hiến 1923

b Tiểu tư sản:

- Thành lập các tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng Thanh niên

- Xuất bản báo: chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê,

- Sự kiện nổi bật phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925), truy điệu và để tang cụ Phan Châu Trinh (1926)

c Phong trào công nhân :

- Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều, nhưng còn lẻ tẻ, tự phát Ở Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội

- 8-1925 công nhân đóng tàu

Ba son bãi công, phản đối

Trang 9

của các giai cấp

+ Giai cấp tư sản: Có tinh thần dân tộc nhưng dễ

thoả hiệp với Pháp

+ Tiểu tư sản: Thể hiện lòng yêu nước nhưng còn

non yếu, bồng bột, thiếu tổ chức quần chúng

- Nêu những đặc điểm của phong trào công nhân

1919-1925?

+ Mục tiêu đấu tranh: Đòi quyền lợi kinh tế

+ Hình thức: Bãi công

+ Tính chất: tự phát

+ Bước đầu đã đi vào tổ chức như lập “công hội”

năm 1920 do Tôn Đức Thắng đứng đầu

+ 8-1925 công nhân Ba son bãi công Sau 8

ngày bãi công Pháp tăng lương 10% cho công

nhân => đánh dấu bước tiến mới của phong trào

công nhân Việt Nam

- Trong khi cách mạng Việt Nam đang phát triển,

giai cấp cơng nhân đang trưởng thành, cả dân tộc

đang khát khao chân lí cách mạng, thì lãnh tụ của

dân tộc, của giai cấp xuất hiện- Lãnh tụ Nguyễn Ái

Quốc

- 6-5-1911, Nguyễn Tất Thành rời cảng nhà Rồng

ra đ tìm đường cứu nước Tháng 7-1911, Người

tới cảng Mácxây ( Pháp) làm cơng nhân gần

cảng

- 1912 làm thuê cho tàu chở hàng “Năm sao” chạy

quanh châu Phi, Người dừng chân ở Angieri,

Tuynidi, conggo, xenegan 1913 sang Mĩ cuối

1917 Người trở về Pháp=> bất cứ ở đâu Người

đều nhận thấy cảnh trái ngược: một bên là cuộc

sống đế vương, gắn liền với sự tham lam tàn bạo

của tư bản, đế quốc Một bên là cảnh đĩi nghèo

của những người lao động nghèo khổ, dù màu da

họ như thế nào

Hoạt động: Tìm hiểu những hoạt động của Nguyễn

Ái Quốc ở Pháp

Trước hết, GV gợi cho HS nhớ lại những nét chính

hoạt động của Người từ năm 1911 đến khi chiến

tranh thế giới kết thúc

-Gv nêu câu hỏi: Nêu những hoạt động đầu tiên

của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, ý nghĩa của những

hoạt động đĩ?

-HS thảo luận rồi trả lời

-GV chốt: Sau chiến tranh thế giới I, các nước

thắng trận họp tại Vec-xai, Nguyễn Ái Quốc gửi

đến Hội nghị “Bản yêu sách 8 điểm” địi quyền tự

do, dân chủ, bình đẳng cho nhân dân Việt Nam

Pháp đưa lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc =>

đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác

3/ Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925:

* Tại Pháp:

- 1911-1917, Người đến nhiều nước Châu Phi, châu Mĩ

Cuối 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp

- 6-1919 Người gửi “bản yêu

sách của nhân dân An Nam”

đến hội nghị Vecxai đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam (với tên mới Nguyễn Ái Quốc)

- Tháng 7 - 1920 Người đọc

bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V Lênin

Người quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga

- 12-1920 tham dự đại hội TuaNgười bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản ( QT III) và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, là một trong những ngườiø tham gia sáng lập

Trang 10

Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của

Lê nin

-Gv hỏi: Việc Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương

của Lê nin cĩ ý nghĩa gì?

-HS thảo luận, trả lời

-GV chốt lại bằng cách đọc đoạn tư liệu nĩi về

cảm xúc của Người: “Luận cương của Lê nin làm

cho tơi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng

biết bao Tơi vui mừng đến phát khĩc Ngồi một

mình trong buồng mà tơi nĩi to như đang nĩi trước

quần chúng đơng đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày

đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là

con đường giải phĩng chúng ta!”

* H

oạt động 2: cá nhân và cả lớp:

Tại pháp Người cĩ những hoạt động gì?

Khi đọc luận cương của Lênin, ngồi một mình

trong phịng mà Người nĩi to lên như đang đứng

trước đơng đảo quần chúng: “hỡi đồng bào bị đọa

đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây

là con đường giải phĩng chúng ta!”

Hoạt động của Người tại Liên Xơ, Trung Quốc?

Vai trị to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với

cách mạng Việt Nam là gì?

Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Việt Nam

Đảng cộng sản Pháp

-1921 cùng với một số người

yêu nước khác sáng lập Hội

Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập

hợp lực lượng chống CNĐQ, làm chủ bút báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo:

“Nhân đạo”, “Đời sống công nhân” Đặc biệt biên soạn cuốn “ bản án chế độ thực dân Pháp”

* Tại Liên Xô: tháng 6-1923 Người đến Liên Xô, tháng

10-1923 dự “Hội nghị Quốc tế Nông dân” và Đại hội V QTCS (1924)

* Tại Trung Quốc: 11-11-1924 Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam

=> Cơng lao to lớn của lãnh

tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cm Việt Nam: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN- cách mạng vơ sản.

IV/ Sơ kết bài học:

1/ Củng cố bài: Khái quát phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1919-1925 ( hoạt động của hai cụ Phan, những người yêu nước Việt nam ở Trung quốc, Pháp, phong trào của tư sản, tiểu tư sản và công nhân, Ý nghĩa của các phong trào –hạn chế

2/Bài tập:

Ý nghĩa: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925

- Tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản

- Là bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị (thông qua việc truyền bà chủ nghĩa Mác-Lênin về nước qua sách báo) cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam giai đoạn sau này.” CNTB đã chuẩn bị đất rồi, CNXH chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”

3/ Dặn dò: Học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới “ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1925-1930” (Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cách mạng: Hội VNCMTN, Tân Việt cách mạng đảng, Việt nam quốc dân đảng) theo những câu hỏi trong SGK

HS chuẩn bị bài 13 “ Phong trào cách mạng Việt nam 1925-1930”

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

Ngày đăng: 25/12/2014, 23:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w