SKKN kiểm tra bài cũ trong việc dạy toán THCS

8 561 2
SKKN kiểm tra bài cũ trong việc dạy toán THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiểm tra bài cũ trong việc dạy Toán THCS SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KIỂM TRA BÀI CŨ TRONG VIỆC DẠY TOÁN THCS I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1) Đặt vấn đề: Để “mở màn” cho một tiết dạy bài mới, việc mà mọi giáo viên đều phải làm đó là KIỂM TRA BÀI CŨ .Đối với môn toán, việc trả bài cũ học sinh không chỉ đơn thuẩn là học thuộc lòng rồi đọc lại, viết lại mà thường thì lý thuyết phải đi đôi với bài tập áp dụng.Trong một bài mới kiến thức liên đới với nhau và có mối quan hệ chặt chẽ giữa những kiến thức mà các em đã học, làm nền tảng để xây dựng nên kiến thức mới.Vậy phải kiểm tra bài cũ như thế nào để các em vừa được ôn cũ mà qua kiến thức cũ hình thành kiến thức mới tạo sự hứng thú trong tiết học mà chính các em đựoc xem như mình là người đã tìm tòi , phát hiện .Vì thế tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu 2) Thực trạng: * Cơ sở lý luận: Toán là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế. Tuy nhiên Toán không phải là môn học dễ, thường thì các em cho rằng đó là môn học khó và khô khan, với phân môn Đại số thì thích học hơn , ngược lại Hình học là phân môn khó và nhàm chán.Từ năm 2002 Bộ GD&ĐT đã tiền hành thay sách giáo khoa đổi mới phương pháp dạy học.Với phương pháp dạy học tích cực ,học sinh là người họat động chính dưới sự dẫn dắt của giáo viên.Vì thế bản thân các em phải có ý thức tự học ,tìm hiểu vấn đề qua việc trao đổi nhóm, thảo luận cùng nhau để phát hiện vấn đề hay hoàn thành vấn đề mà giáo viên vừa giao việc. Tuỳ theo tài năng của giáo viên tổ chức, dẫn dắt và kết hợp khéo léo các vấn đề thì khi học sinh hoàn thành một công việc được giao mà kết quả đó lại chính là một kiến thức mới, một bài học mới thì các em cảm thấy rất ngỡ Ngưới thực hiên: Lê Văn Kỳ Trang 1 Kiểm tra bài cũ trong việc dạy Toán THCS ngàng trong sự thích thú, từ đó nỗi đam mê , tìm tòi, khám phá của học sinh cũng dần được tăng lên vì “học toán” củng không khó lắm. *Cơ sở thực tiễn: Với thời gian 45 phút cho một tiết dạy, giáo viên phải truyền tải tất cả các kiến thức về lí thuyết cũng như một số bài tập theo SGK thì thật là ngắn ngũi. Bên cạnh đó vật chất của trường THCS Vĩnh Mỹ A còn thiếu thốn vì phòng học bộ môn chưa có để đưa dần việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy có hiệu quả hơn, việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, đến với bộ môn toán đa phần giáo viên phải làm thêm đồ dùng như bảng phụ vv…để rút ngắn thời gian cho một số hoạt động của giáo viên.Vậy việc lồng ghép giữa kiểm tra bài học cũ tạo tiền đề cho bài học mới là một việc làm theo tôi cũng không kém phần quan trọng. II. CÁC BIỆN PHÁP: a) Biện pháp: Theo tôi, nên nêu yêu cầu kiểm tra: - Tuỳ theo đối tượng học sinh của lớp mà bài kiểm tra học sinh dễ dàng thực hiện được nhưng phải đúng chuẩn kiến thức ,kiến thức kỹ năng - Lựa chọn nội dung kiểm tra là một vấn đề hay một bài tập nào đó trong bài mới sẽ học nhưng vận dụng kiến thức đã học, học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra - Hình thức kiểm tra có thể là: giải bài tập tính toán hoặc trắc nghiệm b)Kết quả: Nếu kết hợp tốt,thực hiện khéo léo việc kiểm tra lồng ghép bài cũ vào bài mới, giáo viên sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian nhất định mà sau đó tiết dạy bài mới cũng nhẹ nhàng hơn. Sau đây là một số nội dung tôi xin nêu ra để quý thầy cô tham khảo và đóng góp ý kiến Ví dụ 1: Khi dạy bài Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử (Toán 8 tập 1), tôi thực hiện như sau: Gọi 3 học sinh thực hiện yêu cầu: PTĐTTNH bằng phương pháp đặt nhân tử chung ( gv dán đề bài trên bảng) HS1 Ngưới thực hiên: Lê Văn Kỳ HS2 HS3 Trang 2 Kiểm tra bài cũ trong việc dạy Toán THCS xy – 5y 3x – 15 = y( x – 5 ) = 3 ( x – 5) y(x -5) + 3( x – 5) = ( x-5) ( y + 3) Để vào bài mới: Yêu cầu phân tích tiếp đa thức xy – 5y + 3x -15 thành nhân tử ( HS sẽ gặp lúng túng). GV gợi ý , sau đó gỡ các đề bài HS kiểm tra ghép lại để được kết quả : xy – 5y + 3x -15 = (xy – 5y) +(3x – 15) = y(x -5) + 3( x – 5) = ( x-5) ( y + 3) Thông báo cho HS biết rằng qua việc làm trên các em đã tiến hành Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp mới đó là Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử , sau đó hướng dẫn kỷ năng thực hiện. Ví dụ 2: Để dạy bài: Đường trung bình của tam giác ( Toán 8 tập 1) Tôi tiến hành KTBC bằng bài toán dưới hình thức trắc nghiệm: Điền vào chỗ trống để được bài toán đúng: Vì DE//BF nên tứ giác DEFB là hình thang Mà BD//EF suy ra BD = EF ( hình thang có hai cạnh bên song song) (1) A Lại có AD = BD (gt) E D (2) từ (1) và(2) suy ra : AD = EF Xét tam giác ADE và EFC ta có B F C DAˆ E = FEˆ C (đồng vị) Vì AB//EF ADˆ E = EFˆC cùng bằng DBˆ F AD = EF (cmt) Do đó ADE = EFC (gcg) Suy ra AE = EC. Hay E là trung điểm của AC Ngưới thực hiên: Lê Văn Kỳ Trang 3 Kiểm tra bài cũ trong việc dạy Toán THCS Tam giác ABC có DE//BC đường thẳng DE đi qua trung điểm cạnh AB cũng đi qua trung điểm cạnh AC Thông qua KTBC, khi vào bài mới thì xem như đã thực hiện được phần chứng minh đ/lý 1 và giới thiệu ĐTB của tam giác, giáo viên chỉ còn hướng dẫnvề tính chất của đường trung bình. Ví dụ 3: Để dạy bài Giá trị của một biểu thức đại số (Toán 7 tập một) Thực hiện kiểm tra bài cũ như sau: Gọi x là chiều dài , y là chiều rộng của hình chữ nhật , a) Hãy viết biểu thức đại số biểu thị chu vi hình chữ nhật đó b) Cho biết x = 5 , y = 3 hãy thay giá trị của x và y vào rồi thực hiện phép tính Học sinh thực hiện : a) 2( x + y ) b) Thay x = 5,y = 3 vào biểu thức và thực hiện phép tính ta được: 2(5+ 3) = 16 Học sinh 2 Cho biểu thức đại số x2 + 3x – 1 .Cho x = 2 , yêu cầu học sinh thay giá trị của x vào biểu thức và thực hiện phép tính. Học sinh thực hiện : 22 + 2.3 – 1 = 9 . Thầy thông báo :16 là giá trị của biểu thức 2(x + y ) tại x = 5 , y = 3 9 là giá trị của biểu thức số x2 + 3x – 1 tại x = 2 Qua việc làm trên,các em xem như học được một bài mới “ Giá trị của thức đại số” .Sau đó giáo viên giới thiệu bài mới cho tiết học ngày hôm đó. Ví dụ 4: Để dạy bài “Tam giác cân “ toán 7 tâp một, có thể KTBC bằng một bài tập như sau: Treo bảng có hình vẽ : Dựa vào các điều kiện trên hình vẽ , hãy chứng minh : A a) AHB = AHC b) AB = AC , Bˆ = Cˆ Ngưới thực hiên:BLê Văn H Kỳ C Trang 4 Kiểm tra bài cũ trong việc dạy Toán THCS Sau khi thực hiện xong phần kiểm tra bài cũ , thầy nêu câu hỏi : - Các em có nhận xét gì về cạnh AB và AC của tam giác ABC ? - Học sinh trả lời : AB = AC. Thầy thông báo : Tam giác có hai cạnh bằng nhau được gọi là tam giác cân . Vậy tam giác ABC là tam giác cân tại A để hiểu rõ tam giác cân là tam giác như thế nào , hôm nay các em sẽ học bài mới “ Tam Giác Cân “ sau đó giáo viên dựa vào kết quả của KTBC để dẫn dắt và khai thác để học sinh phát hiện kiến thức mới ở bài “ Tam Giác Cân” . Ví dụ 5 : Khi dạy bài “Trung Điểm Của Đoạn Thẳng” toán 6 tập một , có thể KTBC như sau : Học sinh 1 : Khi nào thì AM + MB = AB ? . Cho M là điểm nằm giữa A và B , biết AM = 4 cm , AB = 8 cm ,Tính MB ? Học sinh tìm được : MB = 4 cm Học sinh 2: Cho tia Ax , vẽ đoạn thẳng AM và AB , biết AM = 4cm , AB = 8 cm. A M 4cm B 4cm Sau khi KTBC , giáo viên hỏi : Điểm M có vị trí như thế nào đối với đoạn thẳng AB .Với vị trí đó đoạn thẳng AM và BM như thế nào ? Học sinh trả lời : Nằm giữa A , B và AM = MB Thầy thông báo với nhận xét trên , xem như các em đã phát hiện được một kiến thức mới : “ Điểm M được gọi là trung điểm đoạn thẳng AB ” Vậy trung điểm của một đoạn thẳng là điểm như thế nào ? thầy dẫn dắt vào bài mới . Ví dụ 6 : Khi dạy bài “ Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông ” (toán 9 tập một ).trong phần KTBC có thể tiến hành như sau : Giáo viên treo bảng phụ có hình vẽ sau và yêu cầu 3 học sinh chứng minh . Ngưới thực hiên: Lê Văn Kỳ Trang 5 Kiểm tra bài cũ trong việc dạy Toán THCS A B H C HS1: ∆AHC ∆BAC , suy ra AC2 = HC.BC HS2: ∆AHB ∆CAB , suy ra AB2 = HB. HS3: ∆AHB ~ ∆CHA , suy ra AH2 = CH.HB (Phần kiểm tra này đã yêu cầu học sinh chuẩn bị sẵn ở nhà trong phần dặn dò tiết học trước nên học sinh có thể trình bày nhanh chóng ) Học sinh 1 : ∆AHC ~ ∆BAC vì có góc C chung Do đó Học sinh 2: AH HC AC HC AC = = = ⇒ AC 2 = HC.BC , Xét AB AC BC AC BC ∆AHB ~ ∆CAB vì có góc B chung Do đó Học sinh 3: cầu. Do đó Xét AH HB AB HB AB = = = ⇒ AB 2 = HB.BC , Xét AC AB AC AB BC ∆AHB ~ ∆CHA cùng đồng dạng với tam giác ABC theo tính chất bắc AH HB AB = = , CH HA AC AH HB = ⇒ AH 2 = CH .HB CH HA Sau khi KTBC , giáo viên có thể đặt vấn đề : Các yếu tố cạnh , góc , đường cao , hình chiếu trong một tam giác vuông có mối quan hệ với nhau như thế nào ? và giới thiệu bài mới , từ các kết quả của KTBC giáo viên hướng dẫn để các em phát hiện ra được kiến thức mới và cũng xem như chứng minh được các định lí 1 , định lí 2 , định lí 3 của bài học .Giáo viên có thể động viên các em từ chỗ kiến thức chỉ gói gọn trong hai tam giác đồng dạng ở lớp 8 mà nay các em tìm ra được kiến thức mới thông qua bài cũ . c) So sánh giải pháp cũ và mới Với tiêu chí “Dạy tốt , học tốt” trong bản thân của mỗi giáo viên đều luôn tìm ra những giải pháp thiết thực trong việc soạn giảng ,để trong tiết dạy được nhẹ nhàng hơn và học sinh tiếp thu bài mới trôi chảy hơn,sau khi thực hiện việc soạn KTBC được lựa chọn với nội dung kiểm tra là bài cũ, nhưng thông qua bài cũ , giáo viên Ngưới thực hiên: Lê Văn Kỳ Trang 6 Kiểm tra bài cũ trong việc dạy Toán THCS hướng dẫn học sinh phát hiện, tìm ra kiến thức mới cho cả một bài mới hoặc một phần lớn kiến thức cho bài mới , thì tôi cảm thấy học sinh rất thích , vì các em cho rằng có những bài sau khi KTBC thì xem như đã học xong bài mới mà không thấy khó tí nào. Đối với những em có tính tự học cao,có nghiên cứu bài ở nhà , dưới sự dẫn dắt của giáo viên , học sinh phát hiện ra ngay kiến thức mới.Qua đó học sinh có thể thấy được vai trò của việc học bài cũ là rất quan trọng, nếu không thuộc bài cũ thì bài mới sẽ không tiếp thu dễ dàng và làm bài tập không được.Cũng qua đó, học sinh cảm thấy phục tài biến hoá của giáo viên mà trong đó học sinh cũng là người xây dựng nên kiến thức mới. d) Phạm vi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Việc thực hiện kiểm tra bài cũ trong việc dạy toán được áp dụng cho toàn khối THCS IV – Kết Luận . Qua kinh nghiệm này,tôi nghĩ rằng dù ở khối lớp nào đi chăng nữa , trong phân môn đại số hay hình học,chúng ta cũng vẫn thực hiện được việc soạn KTBC để phục vụ cho tiết dạy bài mới được tốt hơn và không phải riêng tôi mà các đồng nghiệp cũng đã và đang thực hiện nhưng không đồng bộ,vì không phải khi soạn giáo án đến mục KTBC là xem tiết trước dạy bài gì rồi đặt bút nêu câu hỏi hoặc ra bài tập nhỏ nào đó , mà phải dành thời gian để suy nghĩ nghiên cứu vấn đề : Bài cũ và bài mới sẽ dạy có liên quan như thế nào để vừa ôn cũ luyện mới Kinh nghiệm còn hạn hẹp,trên đâychỉ là một số tiết minh hoạ, vì thế sau khi xem xong với sự cảm nhận việc KTBC tuy nhỏ nhưng không đơn giản , xin các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để nội dung của SKKN được phong phú và hay hơn mà thông qua đó, tiết dạy của giáo viên đựơc tốt hơn . Vĩnh Mỹ A, Ngày 10 tháng 01 năm 2015 Người viết Lê Văn Kỳ Ngưới thực hiên: Lê Văn Kỳ Trang 7 Kiểm tra bài cũ trong việc dạy Toán THCS Ngưới thực hiên: Lê Văn Kỳ Trang 8 ... hơn,sau thực việc soạn KTBC lựa chọn với nội dung kiểm tra cũ, thông qua cũ , giáo viên Ngưới thực hiên: Lê Văn Kỳ Trang Kiểm tra cũ việc dạy Toán THCS hướng dẫn học sinh phát hiện, tìm kiến thức... a) AHB = AHC b) AB = AC , Bˆ = Cˆ Ngưới thực hiên:BLê Văn H Kỳ C Trang Kiểm tra cũ việc dạy Toán THCS Sau thực xong phần kiểm tra cũ , thầy nêu câu hỏi : - Các em có nhận xét cạnh AB AC tam giác... thực hiên: Lê Văn Kỳ Trang Kiểm tra cũ việc dạy Toán THCS A B H C HS1: ∆AHC ∆BAC , suy AC2 = HC.BC HS2: ∆AHB ∆CAB , suy AB2 = HB HS3: ∆AHB ~ ∆CHA , suy AH2 = CH.HB (Phần kiểm tra yêu cầu học sinh

Ngày đăng: 03/10/2015, 21:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan