1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG BIDV HÀ NỘI

80 801 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 403 KB

Nội dung

Thương mại quốc tế ngoài việc đem lại cho bản thân quốc gia đó một lợi thế cạnh tranh thương mại, tạo điều kiện khai thác tiềm lực kinh tế nội bộ quốc gia mà còn thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá một nền kinh tế thế giới

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh của NHTM 6

1.1.1 Khái niệm bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 6

1.1.2 Phân loại bảo lãnh 8

1.1.3 Quy trình bảo lãnh 13

1.1.4 Chính sách bảo lãnh 17

1.2 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 19

1.2.1 Đối với doanh nghiệp 19

1.2.2 Đối với ngân hàng 19

1.2.3 Đối với nền kinh tế 20

1.3 Chất lượng bảo lãnh 20

1.3.1 KháI niệm 20

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh 20

1.3.2 Tiêu chuẩn phản ánh chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng .22 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh 24

1.4 Rủi ro trong bảo lãnh của NHTM 25

1.4.1 Khái niệm rủi ro bảo lãnh của NHTM 25

1.4.2 Các loại rủi ro trong bảo lãnh của NHTM 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG BIDV HÀ NỘI 30

2.1 Vài nét về chi nhánh Ngân hàng BIDV Hà Nội 30

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 31

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 32

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 33

Trang 2

2.2 Những quy định trong hoạt động bảo lãnh tại NH BIDV 34

2.2.1 Các văn bản quy định 34

2.2.2 Một số quy định 36

2.2.3 Phí bảo lãnh 38

2.2.4.Quỹ bảo lãnh và mức bảo lãnh 39

2.2.5 Tài sản thế chấp 39

2.2.6 Thẩm quyền của chi nhánh 40

2.3 Thực trạng chất lượng bảo lónh tại Ngõn hàng BIDV Hà Nội 40

2.3.1 Doanh số bảo lãnh của BIDV HN 41

2.3.2 Kết quả thu phí bảo lãnh 43

2.3.3 Cơ cấu các loại hình bảo lãnh 44

2.3.4 Bảo lãnh theo cơ cấu thành phầnh kinh tế 46

2.3.5 Tình hình các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh tại NHĐT-PT HN .47

2.3.6 Nhận xét chung 48

2.3.7 Những thiếu sót và hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại NHĐT-PT HN 49

2.3.8 Nguyên nhân 53

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH Ở BIDV HN 61

3.1 Định hướng của chi nhánh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh 61

3.2 Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh 62

3.2.1.Chính sách khách hàng 62

3.2.2 Đa dạng hoá phát triển sản phẩm 63

3.2.3 Hoàn thiện và bổ sung quy trình bảo lãnh 65

3.2.4 Tăng cường thực hiện công tác Marketing nhằm tạo điều kiện mở rộng thị trường bảo lãnh của ngân hàng 68

Trang 3

3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ và phân công hợp lý cán bộ làm nghiệp

bảo lãnh 73

3.3 Kiến nghị 75

3.3.1.Cấp trên cần hoàn thiện hành lang pháp lý 75

3.3.2 Kiến nghị với NHNNVN 75

3.3.3 Kiến nghị với NHĐT-PT VN 76

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 4

BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, xu hướng Thương mại quốc tế đã và đang trở thành mói quantâm hàng đầu của các quốc gia Thương mại quốc tế ngoài việc đem lại chobản thân quốc gia đó một lợi thế cạnh tranh thương mại, tạo điều kiện khaithác tiềm lực kinh tế nội bộ quốc gia mà còn thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá mộtnền kinh tế thế giới

Xu hướng một nền kinh tế toàn cầu hoá đã tạo động lực phát triển choViệt nam chuyển đổi nền kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá và hiện đạihoá Trong tiến trình này, ngành ngân hàng luôn có vai trò như “huyết mạch”nói các thành phần kinh tế với nhau bằng các nghiệp vụ đặc thù gồm hai lĩnhvực cơ bản: cung cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng mà khôngmột doanh nghiệp nào có thể thay thế được Từ đó có thể thấy ngân hàng cóvai trò không thể phủ nhận trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào

Nhưng trong việc thực hiện cung cấp tín dụng cũng như thực hiện dịch

vụ ngân hàng luôn gắn liền vơí hai hệ quả rui ro và chi phí Từ đó phát sinhnhu cầu thực tế chống đỡ với những rủi ro trong các thương vụ giữa đôi: Chủ

Luận văn chia làm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng chất lượng bảo lãnh tại chi nhánh NHĐT-PT HN

Trang 6

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo lãnh tại chi nhánh NHĐT-PT HN.

Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự hướng dẫn rất quý báucủa cô giáo hướng dẫn phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Thu Hà và các thầy côtrong khoa Ngân hàng- Tài chính Ngoài ra, trong thời gian thực tập, em cònđược sự giúp đỡ tận tình của bác Giám đốc ngân hàng, cô cùng các Anh Chị,

Cô Chú tại trụ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

Em xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo củacác thầy cô và các cô chú trong ngân hàng

Em xin chân thành cảm ơn.!

Trang 7

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh của NHTM

1.1.1 Khái niệm bảo lãnh của Ngân hàng thương mại

Trong pháp luật dân sự ở nước ta, kháI niệm bảo lãnh được nêu trongđiều 366 của Bộ luật dân sự: “ Bảo lãnh là việc người thứ ba (người bảolãnh ) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụthay cho bên có nghiã vụ (người được bảo lãnh), nếu khi đến hạn mà người đ-ược bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ….”

Trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế: “Bảo lãnh tài sản là sự bảo đảm bằngtài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tàisản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã

ký kết….”

Từ đó ta đưa ra kháI niệm chung về bảo lãnh như sau:

“Bảo lãnh là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy

đủ các nghiã vụ và quyền lợi nếu người xin bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với bên yêu cầu bảo lãnh”.

Trong quy chế “Bảo lãnh ngân hàng” được ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25 tháng 08 năm 2000 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước và theo QĐ số 112/2003/QĐ-NHNN của Thống đốcNHNN ban hành ngày 11/02/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của

Quy chế bảo lãnh đã chỉ rõ:

“Bảo lãnh ngân hàng” là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện

Trang 8

hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phảI nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng bao gồm Ngân hàng thương mạiquốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng đầu tư, ngân hàngphát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàngnước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác vàcác tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổchức tín dụng

Bên được bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoàibao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Namnhư doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xãhội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể; các tổ chức tín dụngđược thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng; Hợp tác xã vàcác tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ Luật Dân sự;Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh vàtham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiệncác dự án đầu tư tại Việt Nam Ngân hàng sẽ không được bảo lãnh đối vớinhững người như sau: Thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, TổngGiám đốc (Phó Giám đốc) của các tổ chức tín dụng; Cán bộ, nhân viên củachính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định bảo lãnh;

Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,

Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc)

Trang 9

1.1.2 Phân loại bảo lãnh

1.1.2.1 Phân theo mục đích của bảo lãnh

a Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tíndụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủcác nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết.Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụtrong hợp đồng, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến nhất và có thể không phảI yêucầu một loại bảo lãnh nào khác ngoài nó trong quá trình mua bán hàng hoáhoặc dự thầu xây dựng

b Bảo lãnh dự thầu:

Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với bên mời thầu bảo đảmnghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng Trong trường hợp khách hàng bịphạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạtcho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết Thựcchất mục đích của bảo lãnh dự thầu là bảo đảm việc người dự thầu không rútlui, không ký hợp đồng hoặc thay đổi ý định khi đã trúng thầu

c Bảo lãnh thanh toán:

Bảo lãnh thanh toán được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bịhàng hoá trả chậm Quan hệ giữa người bán và người mua thực chất là quan

hệ tín dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hoá theo

kỳ hạn nợ cụ thể Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanhtoán không đủ số tiền theo hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệmtrả thay cho người mua như đã cam kết

Trang 10

d Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm theo hợp đồng:

Loại bảo lãnh được sử dụng như trong lĩnh vực xây lắp để bảo hành chocác công trình hoặc các hợp đồng nhận thiết bị toàn bộ để bảo hành chất l-ượng máy móc thiết bị Ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảmkhách hàng thực hiện đúng các khoản thoả thuận về chất lượng của sản phẩmtheo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trong trường hợp khách hàng

bị phạt do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượngsản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặcnộp không đầy đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiệnnghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết

e Bảo lãnh hoàn lại thanh toán:

Bảo lãnh hoàn lại thanh toán là do tổ chức tín dụng phát hành cho bênnhận bảo lãnh vê việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của kháchhàng theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh Trong trường hợp kháchhàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phảI hoàn trả số tiền cungứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứngtrước cho bên nhận bảo lãnh

1.1.2.2 Phân theo phương thức phát hành bảo lãnh

a Bảo lãnh trực tiếp:

Đây là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên mốiquan hệ giữa 3 bên trong quan hệ bảo lãnh, trong đó ngân hàng bảo lãnh camkết thanh toán trực tiếp với ngừơI hưởng thụ không cần phảI qua một ngânhàng trung gian nào cả Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ hư-ởng bảo lãnh, ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi bồi hoàn từ người được bảolãnh

Trang 11

Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp

Error: Reference source not found

(1) Hợp đồng chính ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ huởngbảo lãnh

(2) Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh

(3) Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụhưởng (sau khi xét duyệt và chấp nhận)

b Bảo lãnh gián tiếp:

Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêucầu ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ 2(ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng.Trong loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn chongân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị sé chịu trách nhiệmbồi hoàn cho ngân hàng phát hành, thông qua một cam kết gọi là đối ứng dochính ngân hàng này đưa ra Bảo lãnh đối ứng cũng có nội dung và điềukhoản quy định như trong bảo lãnh chính Sau khi đã bồi hoàn cho ngân hàngphát hành bảo lãnh chính, đến lượt mình ngân hàng chỉ thị lại có thể truy đổi

từ người được bảo lãnh

Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia là:Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng chỉ thị, người được bảo lãnh và ng-ười hưởng thụ bảo lãnh

(1)

Trang 12

Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người thụhưỏng là người nước ngoài và ngân hàng phát hành ở ngay tại quốc gia củangười thụ hưởng Do vậy, quyền lợi của người thụ hưởng được bảo vệ chắchơn.

Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp

Error: Reference source not found

ng-1.1.2.3 Phân loại theo đối tượng bảo lãnh

a Bảo lãnh trong nước:

Là loại bảo lãnh mà người yêu cầu bảo lãnh, người được bảo lãnh vàngân hàng bảo lãnh ở trong phạm vi 1 quốc gia Các hình thức áp dụng choloại bảo lãnh này là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnhtiền ứng trước… được thực hiện thông qua ngân hàng phát hành thư bảolãnh

NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH

(NGÂN HÀNG THỨ HAI)

NGÂN HÀNG CHỈ THỊ (NGÂN HÀNG THỨ NHẤT)

NGƯỜI THỤ HƯỞNG

(1)

(2) (4)

(3)

Trang 13

b Bảo lãnh ngoài nước:

Là loại hình bảo lãnh mà trong đó chỉ có một bên ở trong nước, còn bênkia ở nước ngoài Loại hình này thường sử dụng 1 trong các hình thức bảolãnh sau:

+ Mở thư tín dụng mua hàng trả chậm

+ Ký bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ với nước ngoài

+Phát hành thư bảo lãnh

+Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ

1.1.2.4 Phân loại theo hình thức sử dụng

a Bảo lãnh vô điều kiện (Bảo lãnh theo yêu cầu):

Bảo lãnh vô điều kiện là loại bảo lãnh mà trong đó việc thanh toán sẽ ược thực hiện ngày sau khi ngân hàng nhận được yêu cầu đầu tiên của ngườithụ hưởng mà không cần bất cứ môt chứng từ hay một tờ giấy nào kèmtheo.Ngân hàng xem đó như một lệnh thanh toán không thể từ chối Điều đóthể hiện loại bảo lãnh này có tính độc lập rất cao Nó được sử dụng khá phổbiến vì nó có lợi cho người thụ hưởng bảo lãnh Tuy nhiên, lại có nhược điểm

đ-là mang tính chủ quan trong việc đòi bồi thường, do đó có thể xảy ra lừa đảo,gian lận nếu người thụ hưởng không trung thực Vì vậy, khi sử dụng loại bảolãnh này cac bên đối tác phảI có độ tin cậy cao

b Bảo lãnh có điều kiện:

Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh mà khi người thụ hưởng muốnđược trả tiền phảI xuất trình chứng từ hoặc giâý tờ chứng minh sự vi phạmnghĩa vụ trong hợp đồng đối tác Loại bảo lãnh này có nhược điểm là ngườithụ hưởng sẽ phảI chịu sự chậm trễ trong thanh toán bồi thường, và nó còn cóthể gây ra tranh chấp giữa các đối tác Với các điều kiện về chứng từ như thế

Trang 14

thì đấy là một loại bảo lãnh kém linh hoạt nên ít được sử dụng trong các dịch

vụ của ngân hàng thương mại

1.1.3 Quy trình bảo lãnh

Sau đây là quy trình bảo lãnh cơ bản tại BIDV Hà Nội

Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ

1 Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ bảo lãnh :

a Hồ sơ áp dụng đới với các loại bảo lãnh.

- Giấy đề nghị bảo lãnh

- Hồ sơ pháp lý về khách hàng

- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính

- Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh

b Hồ sơ áp dụng riêng cho tứng loại bảo lãnh

*Đối với bảo lãnh vay vốn:

- Hồ sơ về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh khách hàng

- Hồ sơ về dự án đầu tư

*Đối với bảo lãnh thanh toán

- Hợp đồng mua bán hoặc cam kết thanh toán của các bên liên quan

- Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán

- Hạn mức vay vốn (trường hợp thanh toán bằng vốn vay)

* Đối với bảo lãnh trong xây dựng

- Bảo lãnh dự thầu: + Tài liệu mới thầu

+ Quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủđầu tư

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Bảo lãnh thanh toán

- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm

*Đối với bảo lãnh bằng 100% vốn tự có của khách hàng: Hồ sơ gồmcó

Trang 15

- Chứng từ chứng minh tiền đã được gửi vào tài khoán tiền gửi ký quỹtại ngân hàng bảo lãnh bằng 100% gía trị món bảo lãnh.

- Giấy đề nghị bảo lãnh

- Giấy cam kết dùng tiền ký quỹ đảm bảo cho 100% nghĩa vụ bảo lãnh

2 Tiếp nhận kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ

Bước 2: Quyết định bảo lãnh

- Hoàn chỉnh lại hồ sơ bảo lãnh (nếu có yêu cầu)

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo

- Ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh

- Về thời hạn xem xét phát hành bảo lãnh

Thời hạn tối đa không qua 30 ngày kể từ ngày chi nhánh nhận được hồ

sơ đầy đủ, hợp lệ của khách hàng

Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh.

1 Theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.+Theo dõi việc phát sinh và nghĩa vụ bảo lãnh đối với các loại bảo lãnhnhư bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng và cam kết bảo lãnh khác

+Theo dõi giảI ngân, thực hiện nhận nợ (đối với bảo lãnh thanh toán,bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh vay vốn)

- Hạch toán số dư bảo lãnh

- Theo dõi thực hiện hợp đồng

+ Kiểm tra theo dõi khách hàng (trừ trường hợp bảo lãnh bằng ký quỹ100% vốn tự có)

+ Thu phí bảo lãnh

+ Kiểm tra tài sản đảm bảo cho bảo lãnh

Trang 16

+ Đôn đốc nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh

+ Gia hạn bảo lãnh

+Xử lý khi phảI trả nợ thay

 Trích tiền gửi ký quỹ bảo lãnh thanh toán trả bên thụ hưởng (nếu có)

 Đàm phán với bên cho vay để gia hạn nợ cho khách hàng

Bước 5 : Kết thúc bảo lãnh

- Tất toán bảo lãnh

- GiảI toả tài sản bảo đảm bảo lãnh

- Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm

- Lưu trữ hồ sơ

* Nội dung thư bảo lãnh:

Phát hành thư bảo lãnh chỉ là một trong các hình thức bảo lãnh của ngânhàng mà ta sẽ xem xét ở phần dưới.Tuy nhiên đây là hình thức thông dụngnhất Thông qua thư bảo lãnh chúng ta có thể hiểu rõ hơn một số kháI niệmcũng như nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

Theo Điều 3 UCP 458, các bảo lãnh đều phảI quy định:

- Bên chỉ thị

- Bên thụ hưởng

- Bên bảo lãnh

- Hợp đồng cơ sở yêu cầu phát hành bảo lãnh

- Số tiền lớn nhất được thanh toán và loại tiền thanh toán

- Ngày hoặc sự kiện đáo hạn của bảo lãnh

- Các điều kiện đòi thanh toán

- Các điều khoản khấu trừ bảo lãnh nếu có

Một thư bảo lãnh thường bao gồm những nội dung sau:

*Tên, địa chỉ người nhận

*Phần mở đầu:

Trang 17

- Các thành viên tham gia hợp đồng, số hợp đồng, ngày ký hợp đồng.

- Tên hàng, giá trị hàng (công trình)

- Mục đích bảo lãnh: Khẳng định việc thiết lập thư bảo lãnh ngân hàngnhư đã thoả thuận trong hợp đồng

Phần mở đầu bao gồm một đoạn giới thiệu qua về nghiệp vụ chính từ đódẫn tới thiết lập thư bảo lãnh ngân hàng Phần này không mang tính bắt buộcnhưng cần thiết để làm rõ các phần sau

*Phần nội dung: Tuyên bố trách nhiệm của ngân hàng:

- Ngân hàng đứng ra bảo lãnh: tên, địa chỉ

- Bên chỉ thị bảo lãnh:Tên, địa chỉ

- Bên thụ hưởng bảo lãnh: Tên, địa chỉ

- Hợp đồng cơ sở dẫn tới bảo lãnh

- Số tiên tối đa và loại tiền phảI trả :

Nếu không quy định điều này người thụ hưởng có thể yêu cầu đòi tiềnlớn hơn số tiền trong thư bảo lãnh Số tiền tối đa này không bao gồm lãI suấtphạt trong trường hợp ngân hàng trả chậm

Loại tiền trong thư bảo lãnh không nhất thiết phảI là đồng tiền trong hợpđồng cơ sở

* Điều kiện đòi tiền: Đây là điều khoản quan trọng nhất của một thư bảolãnh vì nó thể hiện mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng cơ sở và sự thoảthuận về phân chia rủi ro giữa các chủ thể này Thường có các điều kiện sau:+ Trả tiền theo yêu cầu đầu tiên

+ Trên cơ sở xuất trình chứng từ hoặc phán quyết của toà án

* Thời hạn hiệu lực: Có ba cách quy định ngày hết hạn :

+ Quy định ngày cụ thể theo lịch

Trang 18

+ Dựa trên một sự kiện xảy ra trong hợp đồng cơ sở Ví dụ như thưbảolãnh tiền ứng trước trong hợp đồng mua bán thường quy định ngày hếthiệu lực là ngày người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng Việc quyđịnh này thường dùng với các trường hợp không xác định cụ thể ngày hoànthành nghĩa vụ của người được bảo lãnh.

+ Phối hợp hai cách trên: Chẳng hạn thư bảo lãnh tiền ứng trước có thểquy định nó sẽ hết hiệu lực khi kết thúc giao hàng lần cuối nhưng không đượcmuộn hơn một ngày cụ thể nào đó

- Điều khoản khấu trừ (nếu có): Điều khoản này có ý nghĩa làm giảm sốtiền tối đa của thư bảo lãnh theo tiến độ thực hiện hợp đồng và do đó làmgiảm trách nhiệm của ngân hàng và người được bảo lãnh theo thư bảo lãnh.Điều khoản này thường xuất hiện trong thư bảo lãnh tiền vay vốn, bảolãnh tền ứng trước

- Các nội dung khác như: Thời gian trả tiền của ngân hàng, chuyểnnhượng, luật áp dụng và cơ quan tài phán

- Chữ ký của người có thẩm quyền: Thư bảo lãnh có thể lập bằng vănbản có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc bằng Telex có khoá mã

1.1.4 Chính sách bảo lãnh

1.1.4.1 Phạm vi bảo lãnh

-Nghĩa vụ được Ngân hàng bảo lãnh bao gồm một, một số hoặc toàn bộcác nghĩa vụ sau đây

- Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãI và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay

- Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị và cáckhoản chi phí để khách hàng thực hiện dự án

- Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đốivới nhà nước

Trang 19

- Nghĩa vụ của khách hàng tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng và cácquy định của pháp luật

- Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thoả thuận cam kết trong cáchợp đồng liên quan

-Ngân hàng chỉ được bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng trong phạm

vi, mức phán quyết đã được tổng giám đốc NHTM uỷ quyền xác định tổngmức bảo lãnh phù hợp với khả năng tài chính của mình

1.1.4.2 Điều kiện bảo lãnh

Khách hàng muốn được bảo lãnh phảI có đủ các điều kiện sau:

- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theoquy định

- Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng thanh toán với ngân hàng bảolãnh

- Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh

- Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệuquả khi đề nghị bảo lãnh vay vốn

- Trong trường hợp vay vốn nước ngoài khách hàng phảI thực hiệnđúng các quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nước ngoài

+ Phạm vi đối tượng và thời hạn hiệu lực của bảo lãnh

+ Hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Trang 20

1.1.4.4 Thẩm quyền bảo lãnh

- Tổng giám đốc NHTM ký và uỷ quyền cho phó tổng giám đốcNHĐT-PT VN, giám đốc chi nhánh NH được phép ký bảo lãnh

- Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp bảo lãnh chỉ thực hiện

ký bảo lãnh trong phạm vi được tổng giám đốc NHTM uỷ quyền Phạm vi uỷquyền và mức uỷ quyền ký từng loại bảo lãnh quy định cho ngân hàng có vănbản riêng

1.2 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng

1.2.1 Đối với doanh nghiệp

Trong các quan hệ kinh tế không phảI lúc nào các đối tác cũng tin ưởng nhau do rất nhiều nguyên nhân Vì thế, để đảm bảo an toàn quan hệ làm

t-ăn, bên cung cấp thường yêu cầu bên kia phảI có bảo lãnh của ngân hàng thìgiao dịch mới thực hiện Do đó bảo lãnh ngân hàng đôI khi là yêu cầu bắtbuộc để bước đầu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng.Ngoài ra, bảo lãnh giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn đáng

kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn luư động và doanh nghiệp chỉ phảItrả một khoản phí tương đối thấp

1.2.2 Đối với ngân hàng

Đối với ngân hàng, bảo lãnh là một trong các dịch vụ mà ngân hàng cungcấp cho nền kinh tế Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phíbảo lãnh Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản khôngnhỏ, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các ngân hàng hiện nay.Không chỉ đóng góp vào lợi nhuận, bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các loạihình dịch vụ, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn

Mặt khác, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh giúp ngân hàng làm tốt hơn chínhsách khách hàng, vừa giúp ngân hàng gắn bó với khách hàng truyền thống,vừa thu hút khách hàng mới Ngoài ra, bảo lãnh nâng cao uy tín và tăngcường quan hệ của ngân hàng đặc biệt là trên trường quốc tế Thông qua bảo

Trang 21

lãnh, ngân hàng tạo được thế mạnh, uy tín giúp tăng thêm khách hàng và lợinhuận.

1.2.3 Đối với nền kinh tế

Sự tồn tại bảo lãnh ngân hàng là một khách quan đối với nền kinh tế, đápứng yêu cầu làm cho nền kinh tế ngày một phát triển Nó có vai trò như mộtchất xúc tác làm điều hoà, xúc tiến hàng loạt các quan hệ trong hợp đồng kinh

tế Nhờ có bảo lãnh mà các bên có thể tin tưởng yên tâm tham gia ký kết cáchợp đồng kinh tế và có trách nhiệm với hợp đồng của mình đã ký kết

Bảo lãnh có vai trò quan trọng trong việc tăng thêm nguồn vốn cho cácdoanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhờ vào uy tín của ngânhàng bảo lãnh, bảo lãnh trở thành công cụ tiếp cận tới các nguồn vốn củanước ngoài Nguồn vốn này thường được tập trung vào sản xuất, tạo điềukiện cho doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm ápứng nhu cầu thị trường

Bảo lãnh ngân hàng góp phần tăng cường mối quan hệ thương mại quốc tếgiữa các quốc gia

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh

- Góc độ khách hàng: Khách hàng ở đây bao gồm cả bên được bảo lãnh

và bên nhận bảo lãnh Người nhận bảo lãnh có thể là pháp nhân hay cá nhân

Trang 22

Vậy đứng trên góc độ khách hàng thì bảo lãnh có chất lượng là bảo lãnh củanhững bên có uy tín, có khả năng tài chính cao.

+ Đối với người được bảo lãnh, một nghiệp vụ bảo lãnh có chất lượng đãtạo điều kiện cho Doanh nghiệp hoàn thành tốt hoạt động cần bảo lãnh củamình như thu hút được vốn, công nghệ, có được hợp đồng, tạo công ăn việclàm Có trường hợp, do có bên thứ ba bảo lãnh mà ngân hàng còn mạnh dạncho vay khách hàng với lãi suất thấp

+ Đối với bên nhận bảo lãnh để đảm bảo an toàn, họ yêu cầu bên đượcbảo lãnh phải có một hợp đồng bảo lãnh trong đó người bảo lãnh cam kết thựchiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp đến kỳ hạn màbên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ đi kèm khi ký kết hợp đồngkinh tế Bởi vì nếu có một ngân hàng đứng ra bảo lãnh, bên được bảo lãnh sẽthực hiện hợp đồng một cách tốt hơn hoặc nếu có sai sót xẩy ra thì họ vẫnđược bồi thường thiệt hại Vậy bảo lãnh có chất lượng nếu nó tạo niềm tin và

sự an toàn cho người thụ hưởng khi thực hiện hợp đồng gốc với bên được bảolãnh như cho vay vốn, bán hàng hóa, máy móc, thiết bị

- Nhìn từ góc độ ngân hàng:

Trước khi tiến hành một nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng đã phân loại chủthể bảo lãnh theo mức độ an toàn từ cao đến thấp: Chính phủ, công ty bảohiểm, các ngân hàng, các định chế tài chính khác, các doanh nghiệp, các cánhân Tuy vậy, một nghiệp vụ bảo lãnh được coi là tốt phải được tiến hành tốtngay từ khi thẩm định cho đến khi kết thúc một nghiệp vụ bảo lãnh với kếtquả là ngân hàng thu được doanh thu từ nghiệp vụ này Có nghĩa rằng ngânhàng thu được đầy đủ lệ phí và ngân hàng không phải tiến hành trả thay chokhách hàng Nhờ đó mà hỗ trợ cho khách hàng phát triển, đẩy mạnh hoạtđộng sản xuất kinh doanh Qua đó, ngân hàng tăng cường mối quan hệ vớikhách hàng, đẩy mạnh uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế, thu hút thêmkhách hàng

Trang 23

- Nhìn từ góc độ của nền kinh tế:

Nghiệp vụ bảo lãnh có chất lượng tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả cácbên từ người được bảo lãnh, ngân hàng, người nhận bảo lãnh Nó giúp cácdoanh nghiệp giải quyết nhu cầu về vốn, công nghệ, phát triển và mở rộng sảnxuất, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước

1.3.2 Tiêu chuẩn phản ánh chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng

1.3.2.1 Tiêu chuẩn phản ánh chất lượng một nghiệp vụ bảo lãnh

Khi đứng về phía ngân hàng để đánh giá một nghiệp vụ bảo lãnh có chấtlượng không, ta phải đánh giá cả quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đó

- Ngân hàng phải đảm bảo mọi bước thực hiện đều đúng pháp luật

- Ngân hàng phải đáp ứng dịch vụ bảo lãnh hoàn hảo theo yêu cầu củakhách hàng trong thời gian nhanh nhất Về thời gian để thực hiện một mónbảo lãnh, mỗi một ngân hàng có quy định thời gian làm việc đáp ứng nhu cầucủa khách hàng

- Cán bộ, nhân viên ngân hàng phải có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự,hạn chế tối đa sự phàn nàn của khách hàng Điều này ảnh hưởng tới nhận xétcủa khách hàng về toàn bộ các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng, tới hình ảnhcủa ngân hàng trong mắt khách hàng Do đó, cán bộ thực hiện bảo lãnh cũng

là cán bộ thực hiện Marketing

- Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng giúp khách hàng thực hiện tốt mục đíchcủa mình theo đúng pháp luật Giúp khách hàng mở rộng hoạt động sản xuấtkinh doanh, tăng thu nhập, nâng cao sức cạnh tranh

- Khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng phải bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ của bên bảo lãnh theo yêu cầu đòi tiền đầu tiên của bên nhận bảolãnh và phải luôn luôn đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện trả nợ thay khi xácđịnh được trách nhiệm và nghĩa vụ của người được bảo lãnh

Trang 24

- Ngân hàng phải luôn luôn đảm bảo rằng khi phát sinh nghĩa vụ bảolãnh thì ngân hàng sẽ thu lại được tiền từ người được bảo lãnh một cáchnhanh nhất.

1.3.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng

Các tiêu chuẩn trên là để đánh giá chất lượng của một nghiệp vụ bảolãnh Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh tại một ngânhàng, ta cần phải đánh giá tất cả các nghiệp vụ bảo lãnh mà ngân hàng đã thựchiện

- Tổng phí thu được từ dịch vụ bảo lãnh trên tổng doanh thu dịch vụngân hàng Nếu hệ số này lớn chứng tỏ hoạt động dịch vụ bảo lãnh tại ngânhàng rất phát triển, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh không phải

là nhỏ

- Chỉ tiêu:

+Số lượng các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụbảo lãnh trên tổng số lượng các nghiệp vụ bảo lãnh đã thực hiện Nếu sốlượng các nghiệp vụ bảo lãnh phải thực hiện thanh toán thay cho khách hànglớn chứng tỏ hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng có chất lượng không cao

+Tổng số tiền ngân hàng trả thay trên tổng doanh số bảo lãnh Nếu chỉ sốnày lớn chứng tỏ hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng có vấn đề Ngân hàng cầnxem xét lại quá trình thẩm định, nghiên cứu khách hàng trước khi ra quyếtđịnh bảo lãnh

+Số món bảo lãnh, số tiền mà ngân hàng trả thay nhưng người được bảolãnh không hoàn trả được Đây được coi như là khoản nợ khó đòi Nếu ngânhàng có quá nhiều món bảo lãnh không thu hồi được tiền trả thay có khả năngdẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng

Trang 25

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng là nghiệp vụ do các ngân hàng tiến hành cho kháchhàng và nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong môi tường kinh tế xã hộicũng như trong môi trường luật pháp Ba nhân tố ngân hàng , khách hàng,

môi trường thực hiện tác động lẫn nhau ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh

1.3.3.1 Môi trường kinh tế và pháp luật

Môi truờng là nhân tố khách quan tác động tới hoạt động bảo lãnh củamột ngân hàng Nhân tố môi trường ở đây bao gồm cả môi trường luật pháp

và môi trường kinh tế

Luật pháp là một bộ phận không thể thiếu của một nền kinh tế có sựquản lý của Nhà nước Không có luật pháp hoặc luật pháp không phù hợp thìhoạt động của nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn Pháp luật tạo môi trườngpháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và có hiệuquả, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại Do vậy nhân tố pháp luật

có vai trò rất lớn với các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảolãnh nói riêng Khi hệ thống pháp luật không đồng bộ, không phù hợp với yêucầu của nền kinh tế, của nghiệp vụ bảo lãnh, các văn bản dưới luật bị mâuthuẫn nhau, khách hàng và ngân hàng nhiều khi không thể thực hiện đúngđược Điều này ảnh hưởng tới chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh

Môi trường kinh tế cũng tác động tới bảo lãnh theo hai chiều Một nềnkinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho các khách hàng của ngân hàng trong quátrình kinh doanh Khi đó các doanh nghiệp không phải đối phó với các biếnđộng bất ngờ, làm ăn có hiệu quả, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và đặcbiệt có khả năng thực hiện đúng các nghĩa vụ hợp đồng đã thoả thuận với bênyêu cầu bảo lãnh Nó sẽ tránh được các rủi ro trong kinh doanh cho cả ngânhàng và khách hàng Còn khi tình hình kinh tế tài chính bất ổn, các doanhnghiệp phải hứng chịu tình hình ngược lại và như vậy các thoả thuận với bên

Trang 26

yêu cầu bảo lãnh khó được thực hiện Tình hình này làm tăng khả năng ngânhàng phải trả thay cho khách hàng.

1.3.3.2 Nhân tố khách hàng

Khách hàng là nhân tố tác động tương đối nhiều tới hoạt động bảo lãnhcủa ngân hàng bởi chính ngân hàng tiến hành hoạt động này là để thoả mãnnhu cầu của khách hàng Khách hàng tác động tới cả quy mô và chất lượngnghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng Quy mô bảo lãnh của ngân hàng phụ thuộcvào nhu cầu của khách hàng, không có nhu cầu của khách hàng thì không cónghiệp vụ bảo lãnh Còn nếu khách hàng xin bảo lãnh làm tốt các yêu cầu củangân hàng như cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, có trách nhiệm trongviệc thực hiện những cam kết đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh sẽgiúp ngân hàng rất nhiều trong tiến hành bảo lãnh

1.3.3.3 Ngân hàng bảo lãnh

Đây là nhân tố chủ quan mang tính chất quyết định tác động tới bảo lãnh

và bao gồm các yếu tố của ngân hàng liên quan tới hoạt động bảo lãnh.Nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng có phát triển tốt hay không phụ thuộc vàođiều kiện cũng như cách thức tổ chức và tiến hành bảo lãnh, tức là các chínhsách của ngân hàng trong việc thực hiện bảo lãnh Luật pháp chỉ là khungxương cho ngân hàng tiến hành bảo lãnh còn vận dụng có sát thực hợp lý haykhông là tuỳ thuộc các ngân hàng

Các yếu tố ảnh hưởng tới bảo lãnh ngân hàng như trình độ cán bộ, côngtác điều hành quản trị, quy trình bảo lãnh, công nghệ ngân hàng và sự thu thập

xử lý thông tin

1.4 Rủi ro trong bảo lãnh của NHTM

1.4.1 Khái niệm rủi ro bảo lãnh của NHTM

Rủi ro là sự xuất hiện một biến cố không mong đợi gây nên tổn thất nhất định Trong kinh doanh, mối nguy cơ bị rủi ro là lớn nhất vì các nhà

Trang 27

kinh doanh không những phải gánh chịu nhữnh rủi ro chung như thiên tai, hoảhoạn mà còn chịu rủi ro về thay đổi giá cả, sản phẩm ứ đọng, nợ nần dâydưa, thua lỗ

Rủi ro trong kinh doanh được định nghĩa là sự xuất hiện một biến cốkhông mong đợi gây ra mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập trong quá trìnhkinh doanh

1.4.2 Các loại rủi ro trong bảo lãnh của NHTM

1.4.2.1 Rủi ro từ doanh nghiệp được bảo lãnh

Mọi rủi ro của doanh nghiệp được phía NHTM đứng ra bảo lãnh sẽ gây

ra thiệt hại trước hết cho doanh nghiệp đó, đồng thời làm cho NH bảo lãnhcũng chịu rủi ro do phải đền bù thiệt hại cho bên hưởng bảo lãnh

Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng Ngoài nhữngrủi ro chung như thiên tai, hoả hoạn còn có những nguyên nhân như thiếuthông tin, lạm phát, các chính sách không ổn định trong đó đặc biệt là chínhsách thuế, tình hình chính trị không ổn định

Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng đã khẳng định bảo lãnhcam kết của ngân hàng chịu trách nhiệm trả tiền thay cho bên được bảo lãnhnếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đã thoảthuận với bên yêu cầu bảo lãnh

Như vậy có thể kết luận rằng mọi rủi ro của các doanh nghiệp được bảolãnh dẫn tới doanh nghiệp này có thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ vớibên yêu cầu bảo lãnh cũng sẽ là rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh của ngânhàng

1.4.2.2 Rủi ro tín dụng

Trong bảo lãnh ngân hàng có loại bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay.Tuy không phát tiền vay nhưng về thực chất mức độ trách nhiệm, nghĩa vụ

Trang 28

Hoạt động bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay đặt ngân hàng trước cùng mộtrủi ro như rủi ro của các món cho vay trực tiếp.

Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong kinh doanh của ngân hàng thươngmại Nguyên nhân của rủi ro này là người vay cố tình dây dưa không trả nợhoặc không có khả năng trả nợ Người vay tạm thơì có khó khăn về ngân quỹhoặc do kinh doanh không có hiệu quả hoặc bị rủi ro

1.4.2.3.Rủi ro về lãi suất

Rủi ro về lãi suất trong bảo lãnh ngân hàng được thể hiện dưới nhiềudạng:

Trong nền kinh tế thị trường lãi suất huy động vốn luôn biến động trongkhi mức phí bảo lãnh đã được xác định cố định trong suốt thời gian hiệu lựccủa bảo lãnh dẫn tới có khả năng rủi ro lãi suất trong trường hợp lãi suất bìnhquân đầu vào tăng

1.4.2.4 Rủi ro hối đoái

Tỷ giá hối đoái là quan hệ về giá trị giữa hai đồng tiền, hay nó là giá cảcủa đơn vị tiền tệ này được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ khác Tỷ giáluôn biến động nên ngoài các rủi ro thông thường, bảo lãnh bằng ngoại tệ còn

có rủi ro hối đoái

1.4.2.5.Rủi ro mất khả năng thanh toán

Căn cứ vào tỷ lệ trích quỹ bảolãnh là 5% giá trị bảo lãnh, nếu rủi ro thực

tế lớn hơn 5% giá trị bảo lãnh thì khả năng thanh toán trong nghiệp vụ baolãnh sẽ không bảo đảm, gây tác động xấu đối với khả năng thanh toán chungcủa ngân hàng Ngược lại khi khả năng thanh toán chung của ngân hàngkhông đảm bảo khả năng thanh toán trong bảo lãnh cũng bị ảnh hưởng

Trang 29

1.4.2.6 Mức độ rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng

Như đã phân tích ở trên, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cũng luôn đối mặtvới rủi ro Để đánh giá rủi ro trong các món bảo lãnh chúng ta hãy tìm hiểumức độ rủi ro của các tài sản có của ngân hàng Người ta phân chia tài sản cócủa ngân hàng ra thành 7 loại Mỗi loại có một hệ số rủi ro khác nhau phảnánh mức độ rủi ro tín dụng của từng loại đó Cụ thể là:

- Loại có hệ số rủi ro bằng 0% : Đó là tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tạiNHTƯ, tiền cho chính phủ vay, các khoản vay có thế chấp bằng tiền

- Loại có hệ số rủi ro bằng 10% : Đó là :

+Tiền mặt ngoại tệ tại quỹ

+ Tín dụng có bảo lãnh của NHNN và của chính phủ

+ Tín dụng có thế chấp bằng ngoại tệ

- Loại có hệ số rủi ro bằng 20% :

+ Tín dụng có thế chấp bằng vàng bạc, đá quý

+ Các loại trái phiếu giữ tại ngân hàng

+ Các khoản tiền mặt trong quá trình thu

+ Hùn vốn, liên doanh, liên kết

+ Các tài sản của ngân hàng

Trang 30

- Loại có hệ số rủi ro bằng 100% : Các khoản tín dụng tư nhân và cácthành phần khác nhau không có thế chấp.

Để xác định được mức độ rủi ro của các loại bảo lãnh chúng ta cũng xử

lý theo một cách tương tự bằng cách ấn định cho mỗi loại bảo lãnh một loạitín dụng tương đương và ta sẽ có các hệ số rủi ro tương đương phản ánhmức

đọ rủi ro của các loại bảo lãnh

Như vậy ta sẽ có hệ số rủi ro của loại ký quỹ 100% bằng đồng tiền bảolãnh là 0 % Hệ số này tăng dần lên đến 50% cho loại bảo lãnh có thế chấpbằng động sản và bất động sản và hệ số này đạt 100% cho loại bảo lãnh chocác doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có thế chấp

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH Ở CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG BIDV HÀ NỘI2.1 Vài nét về chi nhánh Ngân hàng BIDV Hà Nội

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng

Ngân hàng Đầu từ và phát triển được thành lập vào Ngân hàng đầu tưvào ngày27/5/1957 theo Nghị định số 233/ND-TC-TCCB cuả Bộ Tài chính,với tên gọi ban đầu là chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội, nằm trong Ngânhàng kiến thiết Việt nam, trực thuộc Bộ Tài chính Nhiệm vụ của ngân hàng

là nhận vốn từ ngân sách nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay vốn tronglĩnh vực xây dựng cơ bản Từ đầu những năm 70, ngân hàng kiến thiết đượcsát nhập vào hệ thống ngân hàng Năm 1982 được đổi tên thành chi nhánhngân hàng Đầu tư và xây dựng thành phố Hà nội, nằm trong hệ thống ngânhàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam

Ngày 26/11/1990, chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quy định số

401 về việc thành lập “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam”, với các chinhánh trực thuộc tại tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương Theo đó,chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Hà nội cũng được đổi tên thành chinhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội

Trước ngày 1/1/1995, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội

đã làm nhiệm vụ như một ngân hàng Thương mại quốc doanh, có nhiệm vụchủ yếu là nhận vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư vào dự án lớn theo chỉđịnh của Chính phủ

Từ ngày 1/1/1995, sau khi tách bộ phận cấp phát vốn ngân sách sangtổng cục Đầu tư và phát triển, Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội mới thực

Trang 32

sự là một ngân hàng thương mại và tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnhvực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

Ngân hàng đầu tư và phát triển là một trong những chi nhánh lớn củaNgân hàng đầu tư và phát triển Việt nam Trong quá trình hoạt động, ngânhàng thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp cung cấp các dịch vụ có tínhchất cạnh tranh đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong cũngnhư ngoài nước

Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh NHĐT &PTHN

Trang 33

11, 12, 17, 18

Các bàn tiết kiệm trực thuộc 1, 2 và 3 Phòng huy động vốn

dân cư

Trang 34

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV HN

(Triệu đồng)

Chỉ tiêu Giá trị 2006/2005 Giá trị 2007/2006 Giá trị 2008/2007Thu lãi cho vay 119,765 66,8% 172,758 44,2% 190,560 10,3%Thu lãi tiền gửi

(Nguồn: Phòng tổ chức BIDV HN)

Về các khoản thu, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thuộc về nhóm cácnguồn thu khác với tốc độ năm sau cao gần gấp đôi năm trước Nguồn thu từlãi cho vay và từ tiền gửi nội bộ tăng trưởng ổn định trong 3 năm 2006, 2007

Trang 35

và 2008 Tổng nguồn thu năm 2006 tăng 77,4% so với năm 2006, năm 2007tăng 41,3% và năm 2008 tăng 6,8%.

Về các khoản chi, khoản mục chi trả tiền lãi gửi chiếm tỉ trọng lớn nhất

và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2006 tăng 93,9%, năm 2007 tăng26,1% và năm 2008 tăng 16% Sự tăng trưởng đột biến vào năm 2006 chứng

tỏ Ngân Hàng đã đạt được kết quả khả quan trong huy động vốn, tuy các năm

2007 và 2008 có giảm nhưng vẫn cao hơn các năm trước do ảnh hưởng củakhủng hoảng kinh tế thế giới

Về mức chênh lệch thu chi của Ngân Hàng: Năm 2006 tăng 166,8%,năm 2007 là 142% và năm 2008 là 4,2% Tốc độ tăng trưởng chi phí các nămđều tăng theo tốc độ giảm dần từ năm 2006 đến 2008, chứng tỏ Ngân Hàng đãcắt giảm chi phí một cách có hiệu quả, đóng góp một phần quan trọng trongviệc hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ để tối thiểu hóachi phí ở mức thấp nhất mà không ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh củaNgân Hàng

2.2 Những quy định trong hoạt động bảo lãnh tại NH BIDV

2.2.1 Các văn bản quy định

Từ khi ra đời việc thực thi hoạt động tại chi nhánh ngân hàng dựa trên cơ

sở khung pháp lý các quy định quy chế sau:

- Quyết định số 23/QĐ-NH14 ngày 29/2/1997 của Thống đốc ngân hàngnhà nước Việt Nam ban hành kèm theo quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vayvốn nước ngoài

- Quyết định số 196/QD-NH14 ngày 16/9/1998 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước ban hành kèm theo quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của các ngânhàng

Trang 36

- Công văn 39 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày4/2/1998 hướng dẫn về việc thực hiện quy chế nghiệp vụ bảo lãnh theo quyếtđịnh số 196/QĐ-NH14.

- Quyết định số 162/QĐ-NH14 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vềsửa đổi một số điều trong quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng kèmtheo quyết định 196/QĐ-NH14

- Công văn 143 của chi nhánh ngày 20/4/1998 của chi nhánh Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Hà Nội hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

- Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ banhành kèm theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng

- Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ banhành kèm theo quy chế đấu thầu

- Quy chế bảo hành công trình xây dựng số 499/BXD/GĐ ngày18/9/1999 của Bộ xây dựng

- Quyết định số 632/QĐ-VP1 ngày 18/6/2000 về việc uỷ nhiệm xét duyệtcho vay bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Quyết định số 263/QĐ-NH14 ngày 19/9/1998 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước ban hành về việc sửa đổi một số điều của quy chế ban hành vàtái bảo lãnh trong quyết định số 23/QĐ-NH14

- Công văn số 562/CV-BL ngày 09/04/2001 của Tổng Giám đốc Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc áp dụng bảo lãnh với hình thứcbảo đảm bằng hợp đồng chỉ định chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của doanhnghiệp tại ngân hàng hoặc bảo lãnh của tổng công ty kết hợp với việc có kýquỹ một phần

- Văn bản số 2538 CV-BL ngày 27/11/2001 của Tổng Giám đốc Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ đạo một số vấn đề về nghiệp vụ bảolãnh

Trang 37

- Các văn bản khác có liên quan

2.2.2 Một số quy định

Trong các văn bản trên thì quyết định 196 QĐ/NH14 về quy chế nghiệp

vụ bảo lãnh của các ngân hàng và công văn số 39 của Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy chế là hai văn bản quan trọngnhất tạo khung pháp lý cho hoạt động bảo lãnh chi nhánh Sau đây là nội dungchính của các văn bản này:

2.2.2.1 Phạm vi bảo lãnh

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tổ chức các loại bảo lãnh sau:

- Bảo lãnh dự thầu

- Bảo lãnh htực hiện hợp đồng

- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng theo hợp đồng

- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

- Bảo lãnh bảo dảm thanh toán

- Bảo lãnh hoàn trả vốn vay

Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam uỷ quyền chogiám đốc chi nhánh bảo lãnh trong phạm vi quỹ bảo lãnh của chi nhánh cho 4trong 6 loại bảo lãnh trên trừ bảo lãnh đảm bảo thanh toán và bảo lãnh hoàntrả vốn vay

2.2.2.2 Điều kiện được bảo lãnh

Doanh nghiệp được bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau:

- Có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật pháp hiện hành của ViệtNam

- Có hợp đồng liên quan đến bảo lãnh

- Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng thanh toán

Trang 38

Có giấy phép xuất nhập khẩu nếu hoạt động xuất nhập khẩu liên quanđến bảo lãnh.

- Không có nợ quá hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ

- Có đủ tài sản thế chấp hợp pháp cho bảo lãnh

Điều kiện cụ thể được hướng dẫn như sau:

a Bảo lãnh để tham gia dự thầu xây lắp, thực hiện hợp đồng thi công,bảo lãnh chất lượng công trình: Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, giấyphép hành nghề xây dựng theo đúng nghề nghiệp và phạm vi hoạt động đượccấp có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành của nhà nước Nếu là đơn vịtrực thuộc tổ chức có giấy phép hành nghề thì phải có giấy uỷ quyền của tổchức đó

- Trường hợp các đơn vị liên doanh dự thầu thì một đơn vị phải làm đạidiện để xin bảo lãnh cho liên doanh Người đại diện phải kê khai rõ, đầy đủcác doanh nghiệp xây lắp tham gia liên doanhvà các doanh nghiệp này phải

có đủ điều kiện về đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề đã nêu ở trên

b Bảo lãnh để tham gia dự thầu, thực hiện các hợp đồng kinh tế (ngoàihợp đồng xây lắp), bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo hợp đồng kinh tế liênquan đến các lĩnh vực sản xuất thì doanh nghiệp phải có giấy phép hành nghề

và giấy phép kinh doanh theo quy định của nhà nước như: Đóng tàu, sản xuấtrượu bia, thuốc lá, khai thác khoáng sản phù hợp với nội dung xin bảo lãnh

c Bảo lãnh tiền ứng trước:

Doanh nghiệp phải mở tài khoản tiền gửi sản xuất kinh doanh chính vàtài khoản nhận tiền ứng trước tại ngân hàng đâù tư và phát triển, doanh nghiệpphải chịu sự quản lý giám sát của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển về việc sửdụng đungs mục đích của khoản ứng trước này

Trang 39

d Bảo lãnh thanh toán, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chỉ bảo lãnh việcbảo đảm thanh toánkhi ngân hàng nắm chắc về khả năng, nguồn vốn thanhtoán của doanh nghiệp xin bảo lãnh.

e Bảo lãnh hoàn trả vốn vay:

Trước mắt các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chỉ bảo lãnhcho các doanh nghiệp vay vốn có tài khoản hoạt động sản xuất kinh doanh tạichính ngân hàng đầu tư và phát triển Trường hợp bảo lãnh cho các doanhnghiệp vay vốn có tài khoản hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại ngânhàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác thì chi nhánh phải báo cáo vàgửi hồ sơ lên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trung ương xem xét cho ý kiếntrước khi thực hiện

2.2.3 Phí bảo lãnh

Trường hợp doanh nghiệp xin bảo lãnh ký quỹ 100% hoặc số dư trên tàikhoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển luôn lớnhơn số tiền xin bảo lãnh, doanh nghiệp cam kết không rút số dư đó thì phí bảolãnh ưu đãi được áp dụng là 0.7% năm tính trên số dư bảo lãnh và tính từngày phát sinh thư bảo lãnh

Trường hợp số tièn xin bảo lãnh quá thấp (nhỏ hơn 80 triệu) các chinhánh được áp dụng mức phí bảo lãnh tối thiểu là 300000 đồng cho một mónbảo lãnh để đảm bảo bù dư chi phí của ngân hàng và phí này thu ngay một lầntrước khi phát hành thư bảo lãnh

Những trường hợp khác áp dụng phí bảo lãnh do chi nhánh quyết địnhnhưng tối đa không quá 1% năm

Đối với những trường hợp thu phí theo tỷ lệ, phí bảo lãnh thu ba thángmột lần, lần đầu thu ngay khi phát hành thủ tục bảo lãnh

Trang 40

2.2.4.Quỹ bảo lãnh và mức bảo lãnh

Các ngân hàng căn cứ vào số vốn được phép sử dụng vào kinh doanh để

dự kiến số tiền có thể đưa vaò lập quỹ bảo lãnh của mình Tổng mức bảo lãnhđược xác định trên cơ sở quỹ bảo lãnh dự kiến và khả năng an toàn vốn trongbảo lãnh của từng ngân hàng, nhưng tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹbảo lãnh

Số tiền để lập quỹ bảo lãnh được hạch toán vào một tiểu khoản riêng tạingân hàng bảo lãnh theo từng lần bảo lãnh với tỷ lệ tối thiểu 5% so với doanh

số bảo lãnh và được sử dụng để trả cho bên yêu cầu bảo lãnh khi doanhnghiệp được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ

Tổng số tiền bảo lãnh cho một doanh nghiệp không quá 30% tổng mứcbảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh

2.2.5 Tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp bảo lãnh là bất động sản: nhà đất; động sản: vàng, bạc,

đá quý ; hoặc các chứng từ có giá: trái phiếu, tín phiếu

Trong trường hợp đặc biệt doanh nghiệp có tín nhiệm bảo đảm có nguồnvốn thanh toán đúng hạn số tiền bảo lãnh có sử dụng kết hợp cả hình thức kýquỹ, thế chấp, tín nhiệm và khả năng tài chính để lập hồ sơ bảo lãnh báo cáongân hàng đầu tư phát triển trung ương xem xét uỷ nhiệm

Trường hợp số tiền bảo lãnh không lớn, doanh nghiệp có thể ký quỹ sốtiền tương ứng với số tiền xin bảo lãnh hoặc kết hợp cả hai hình thức ký quỹ

và thế chấp tài sản Tiền ký quỹ phải được gửi tại chi nhánh thực hiện việcbảo lãnh Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất phù hợp với tính chất thời hạn củaviệc bảo lãnh

Trong suốt thời gian bảo lãnh, chi nhánh có trách nhiệm quản lý theo dõi

số tiền dư tài khoản ký quỹ và tài sản thế chấp của doanh nghiệp đảm bảo số

Ngày đăng: 18/04/2013, 10:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH Ở CHI NHÁNH  NGÂN HÀNG BIDV HÀ NỘI
BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT (Trang 4)
Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH Ở CHI NHÁNH  NGÂN HÀNG BIDV HÀ NỘI
Sơ đồ b ảo lãnh trực tiếp (Trang 11)
Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH Ở CHI NHÁNH  NGÂN HÀNG BIDV HÀ NỘI
Sơ đồ b ảo lãnh gián tiếp (Trang 12)
Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV HN - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH Ở CHI NHÁNH  NGÂN HÀNG BIDV HÀ NỘI
Bảng 1 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV HN (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w