1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Các con đường giáo dục

20 30,1K 117

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục toàn diện, nhằm đạt được mục đích giáo dục một các có hiệu quả, nhà trường phải tổ chức một cách hợp lý các loại hình hoạt động và giao tiếp cho học sinh.Thông qua các hoạt động sẽ giúp học sinh một mặt chiếm lĩnh các giá trị văn hóa, những kinh nghiệm của cá nhân, làm phát triển và hoàn thiện nhân cách. Một mặt giúp học sinh có cơ hội thể hiện những hiểu biết và năng lực nhằm tự điều chỉnh và khẳng định được vai trò của cá nhân.Những những loại hình hoạt động cơ bản đó được coi là những con đường giáo dục. Những con đường giáo dục thực chất là những loại hình hoạt động cơ bản được tổ chức với sự tham gia tích cực, tự giác của người được giáo dục theo định hướng của mục đích giáo dục đã xác định.

Trang 1

CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC

1 Khái quát về các con đường giáo dục

1.1 Khái niệm

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục toàn diện, nhằm đạt được mục đích giáo dục một các có hiệu quả, nhà trường phải tổ chức một cách hợp lý các loại hình hoạt động và giao tiếp cho học sinh

Thông qua các hoạt động sẽ giúp học sinh một mặt chiếm lĩnh các giá trị văn hóa, những kinh nghiệm của cá nhân, làm phát triển và hoàn thiện nhân cách Một mặt giúp học sinh có cơ hội thể hiện những hiểu biết và năng lực nhằm tự điều chỉnh và khẳng định được vai trò của cá nhân

Những những loại hình hoạt động cơ bản đó được coi là những con đường giáo dục

Những con đường giáo dục thực chất là những loại hình hoạt động cơ bản được tổ chức với sự tham gia tích cực, tự giác của người được giáo dục theo định hướng của mục đích giáo dục đã xác định

Trong nhà trường có các con đường giáo dục cơ bản sau:

- Con đường hoạt động dạy học

- Con đường hoạt động lao động

- Con đường hoạt động xã hội

- Con đường hoạt động tập thể

- Con đường hoạt động vui chơi

1.2 Những đặc điểm của các con đường giáo dục

- Có mục đích đa dạng liên quan đến các loại hình hoạt động xã hội, giúp cho người được giáo dục chiếm lĩnh các giá trị xã hội và hình thành, phát triển nhân cách bản thân

- Mỗi con đường giáo dục đều thể hiện sự thống nhất giữa các mục đích, nội dung, phương pháp và những phương tiện giáo dục nhất định nhằm giáo dục

Trang 2

- Người được giáo dục tham gia một cách có tự giác, tích cực, độc lập với tư cách là chủ thể của hoạt động dưới sự tổ chức và điều khiển của nhà giáo dục

- Những con đường giáo dục cần được thực hiện một cách phối hợp vì không có con đường nào là vạn năng

- Con đường giáo dục phải được thực hiện một cách sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm sinh lý, đặc điểm lứa tuổi của người được giáo dục

- Những con đường giáo dục luôn vận động và phát triển theo sự vận động và phát triển của kinh tế xã hội, của khoa học công nghệ của quá trình giáo dục cũng như yêu cầu đối với nhân cách con người Do đó mà phải thường xuyên đổi mới nội dung hình thức và phương pháp tổ chức để phù hợp với sự đổi mới của xã hội, tranh sự rập khuôn

2 Các con đường giáo dục và mối quan hệ biện chứng của các con đường giáo dục

2.1 Con đường hoạt động dạy học

2.1.1 Khái niệm

Dạy học là một hoạt động mà trong đó học sinh tự giác, tích cực độc lập hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã được xác định dưới sự tổ chức của giáo viên nhằm phát triển nhân cách theo các mục tiêu đã đề ra Vì vậy, dạy học đươc coi là một con đườngi gáo dục mang lại hiệu quả rất cơ bản

2.1.2 Vai trò

Trang 3

- Hoạt động dạy học giúp cho học sinh chiếm lĩnh được những tri thức sơ đẳng ngày càng có hệ thống, vừa chiếm lĩnh được cách thức và những phẩm chất hoạt động trí tuệ( tính hướng, bề rộng, bề sâu, tính độc lập, tính linh hoạt, mềm dẻo, phê phán, tính nhất quán, tính khái quát)

Trên cơ sở đó các em phát triển được trí tuệ Có thể coi như đây là hiệu quả có tính đặc trưng của hoạt động dạy học

- Dạy học giúp cho học sinh tiếp nhận được tri thức ngày càng toàn diện, cân đối về tự nhiên, xã hội, tư duy và kĩ thuật

Hệ thống tri thức này sẽ giúp cho học sinh có được những hiểu biết ngày càng đầy đủ và chân thực về thế giới hiện thực, làm cơ sở cho việc hình thành nhu cầu, trách nhiệm cải tạo thế giới phục vụ cho lợi ích của bản thân và cho

xã hội

- Dạy học giúp cho học sinh không những nắm được hệ thống những tri thức mà còn chuyển hóa chúng thành những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng, đảm bảo cho các em biết kết hợp học với hành, biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn muôn màu muôn vẻ, tạo ra năng lực để các em bước vào cuộc sống, hòa nhập và giải quyết được những vấn đề do cuộc sống đặt ra

- Dạy hoc không những giúp các em chiếm lĩnh được những tri thức khoa học, những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng mà còn chiếm lĩnh hệ thống những chuẩn mực ứng xử trong mối quan hệ đa dạng để có thể hội nhập vào uộc sống cộng đồng Hay nói cách khác, dạy học mang lại cả hiệu quả giáo dục

Ví dụ: Khi học về bài đạo đức thì học sinh sẽ tự ý thức được việc mình phải làm và những việc không nên làm Điều đó được thể hiện ở việc kính trọng ông bà cha mẹ, đi thưa về bẩm, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình

- Dạy học là con đường giáo dục có vị trí , tác dụng quan trọng nhất trong toàn bộ các hoạt động giáo dục Hiện nay, dạy học luôn hướng vào người học, lấy hoạt động của giáo viên làm trung tâm, người học tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, xem người học vừa là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng của quá trình đó

2.1.3 Điều kiện

Trang 4

- Coi trọng vai trò của học sinh, phải hướng về học sinh Trong quá trình dạy học, học sinh vừa là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng

- Phải kích thích vào tạo điều kiện cho học sinh học tập một cách sáng tạo Sáng tạo trong học tập là tạo ra được cái mới với bản thân khi còn là học sinh

- Phải áp dụng những phương pháp sáng tạo, cần coi trọng đúng mức đến việc phân hóa, cá nhân hóa đến việc thu hút tất cả các học sinh vào hoạt động học tập, kết hợp mật thiết giữa học lý thuyết và thực hành trong các loại tình huống

- Phải tạo ra môi trường tri thức thích hợp để học sinh thích ứng và học lấy cách chiếm lĩnh tri thức Tạo điều kiện ngay cho học sinh định hướng và tiếp nhận, sử dụng tri thức như một sức mạnh

- Phải vận dụng phối hợp các hình thức hoạt động dạy học khác nhau trong quá trình dạy học và ưu tiên số một là phải đảm bảo chất lượng của chúng, tránh chạy theo thành tích

- Phải đảm bảo cho học sinh nắm được nền tảng ngày càng rộng về tri thức và kỹ năng, tạo điều kiện cho các em học lên và sau này bước vào cuộc sống có thể học bằng nhiều hình thức thích hợp

- Phải đảm bảo được vai trò chủ đạo có tầm quan trọng đặc biệt của giáo viên, không được làm lu mờ hoặc đề cao quá mức vai trò của người giáo viên

2.1.4 Mối quan hệ biện chứng

- Đối với con đường hoạt động lao động :

+ Hoạt động dạy học giúp học sinh nâng cao ý thức , hiểu biết về tầm quan trọng của hoạt động lao động

+Thông qua hoạt động lao động, giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động yêu người lao động, yêu sản phẩm lao động

- Đối với hoạt động xã hội :

+ Hoạt động dạy học giúp các em phát huy được ý thức và năng lực tự giác, tạo điều kiện để các em nhận thức được nhiều giá trị đa dạng của cuộc sống xã hội

+ Dạy học tạo ra môi trường thuận lợi để học sinh lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội Thông qua con đường dạy học, học sinh sẽ phát triển một cách

Trang 5

có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực hoạt động, yêu cầu then chốt để hướng tới chất lượng ngày càng cao của công việc học tập

2.2 Con đường tổ chức hoạt động lao động

2.2.1 Khái niệm

Hoạt động lao động là hoạt động hướng vào việc tao ra sản phẩm nhất định bằng cách làm biến đổi đối tượng hoạt động nhằm đáp ứng (thỏa mãn) một nhu cầu nào đó của con người (chủ thể lao động)

2.2.2 Vai trò

Hoạt động lao động có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ:

- Nhằm nhằm vào việc hình thành cho thế hệ trẻ những phẩm chất, năng lực cơ bản của người lao động giúp các em có đủ khả năng bước vào lao động sản xuất

- Hoạt động lao động vừa giúp cho học sinh có nhiều cơ hội thuận lợi để vận dụng những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có liên quan đã được học và mở rộng, đào sâu làm cho chúng phong phú hơn, vững chắc hơn

Trang 6

- Hoạt động lao động không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng lao động mà còn có thể sáng tạo ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần một cách vừa sức, phục vụ cho cuộc sống hằng ngày

- Hoạt động lao động nếu được thực hiện tốt sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của các mặt giáo dục khác như: trí dục,đức dục, mỹ dục, thể dục

và nó được xem như là một con đường để giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả

+ Đối với giáo dục đạo đức: giúp cho học sinh hình thành và phát triển được nhiều phẩm chất tốt đẹp của người lao động như lòng yêu lao động, yêu người lao động, yêu sản phẩm lao động, thói quen làm việc có kế hoạch, kỹ thuật, bảo đảm an toàn lao động, tiết kiệm, thái độ đúng đắn với lao động và của cải

Ví dụ: Khi tham gia hoạt động lao động các em thấy sung sướng và hài lòng với những gì mà các em làm ra

+ Đối với giáo dục thẩm mỹ: Hoạt động lao động còn giúp các em nhận thức và cảm nhận cái đẹp trong lao động, trong sản phẩm lao động, trong bản thân con người lao động Không những vậy, các em còn có cơ hội sáng tạo cái đẹp thông qua lao động

Ví dụ: các em tự làm ra sản phẩm của riêng mình, sáng tạo ra những gì

mà các em thích: vẽ, đan, thêu thùa

+ Đối với giáo dục thể chất: Hoạt động lao động giúp các em ý thức rèn luyện thể chất và thông qua đó mà giúp các em rèn luyện và phát triển thể chất để đáp ứng được yêu cầu của bản thân hoạt động lao động mà còn áp dụng được nhu cầu phát triển thể chất nói chung

Ví dụ như việc tập thể dục hằng ngày, tự phục vụ bản thân: biết vệ sinh

cá nhân, giặt giũ quần áo làm cho bản thân các em được khỏe khoắn

2.2.3 Điều kiện:

Để hoạt động lao động phát tác dụng giáo dục cần phải có những điều kiện sau:

- Tổ chức cho các em tự giác, tích cực tham gia nhiều hình thức lao động

đa dạng như: lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động công ích, lao động giúp đỡ gia đình tùy thuộc vào mục tiêu giáo dục

Ví dụ:

Trang 7

+ Lao động công ích: Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ ; tu sửa, chăm sóc các công trình công cộng như công viên, nghĩa trang, đường phố ; lao động để lấy tiền cứu trợ (công tác từ thiện) ; trồng cây gây rừng, giúp đỡ các gia đình khó khăn, neo đơn

+ Lao động tự phục vụ: Ở nhà: sắp xếp đồ dùng gia đình và cá nhân, chăm sóc gia súc gia cầm, chăm sóc em nhỏ, làm các công việc phục vụ học tập, Ở trường các em có thể làm những việc tu sửa, trang trí lớp học, xây dựng vườn trường, sân trường, trồng hoa, trồng cây, vệ sinh làm đẹp lớp, đẹp trường

- Kết hợp giữa hoạt động lao động đơn giản và hoạt động lao động kỹ thuật, lao động chân tay với lao động trí óc

- Kích thích sự sáng tạo của các em trong quá trình lao động

- Thống nhất được trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lao động

- Đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội của hoạt động của các em

- Kích thích trẻ muốn lao dộng và trang bị cho trẻ các kiến thức để biết lao động (Các em phải biết được mình phải làm gì? Làm như thế nào? Làm cho ai?) nhằm tạo điều kiện cho trẻ được bộc lộ tính độc lập và sự tích cực cao nhất

- Cần chú ý đến việc động viên, khích lệ, khen ngợi các hoạt động lao động của các em cũng như coi trọng việc khơi dậy khả năng sáng tạo ở trẻ

- Nhà trường phải chủ động phối hợp với gia đình và địa phương để tổ chức cho học sinh Nhà trường cũng cần tăng cường xây dựng những cơ sở vật chất cần thiết như: vườn trường, xưởng trường

- Đảm bảo tính giáo dục của lao động, tránh sự lạm dụng sức lực của học sinh nhằm mục đích kinh tế đơn thuần.Công việc lao động phải phù hợp với khả năng của học sinh về mặt sức khoẻ, thể chất lẫn mặt tâm lí lứa tuổi cũng như những đặc điểm cá nhân học sinh

- Chú ý đến đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá biệt của học sinh tránh những công việc nặng nhọc hoặc thời gian lao động quá dài

- Lựa chọn những công việc mang ý nghĩa xã hội cao để động viên đông đảo học sinh tự giác tham gia Cần phải kết hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh

để tổ chức các buổi lao động có ý nghĩa xã hội − nhân đạo

- Hoạt động lao động phải tạo ra được giá trị vật chất, tinh thần phục vụ cho lợi ích xã hội Giá trị đó càng lớn thì ý nghĩa GD của lao động càng cao

- Mọi hoạt động lao động của học sinh trong nhà trường phải được tổ chức trong tập thể, hoạt động chung, hoạt động cùng nhau

Trang 8

- Tổ chức nhiều loại hình lao động khác nhau, lựa chọn, phối hợp chúng một cách hợp lí để tổ chức giáo dục lao động cho học sinh Nó tránh được sự nhàm chán, tăng cường hứng thú và tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện được các kĩ năng lao động trong các hoàn cảnh, các công việc khác nhau

- Tổ chức lao động thường xuyên Giáo dục lao động cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt QTGD : Làm cho tri thức, kĩ năng, thói quen lao động được rèn luyện, củng cố vững chắc, có hệ thống Giáo dục lao động cần phải có nội dung, chương trình, kế hoạch, tránh tình trạng lao động một cách tuỳ tiện, theo thời vụ

- Đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động kết hợp với việc rèn luyện ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường

2.2.4 Mối quan hệ biện chứng

2.3 Con đường hoạt động xã hội

2.3.1 Khái niệm

Hoạt động xã hội là hoạt động mà trong đó học sinh tham gia tích cực và

tự giác để góp phần phát triển xã hội về nhiều mặt( như: bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường , góp phần xóa đói giảm nghèo, phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội) …vv

2.3.2 Vai trò hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội đươc coi là con đường giáo dục mang ý nghĩa to lớn đối với học sinh

Thứ nhất: Hoạt động xã hội tạo điều kiện cho các em tham nhập cuộc sống xã hội, gắn bó với cuộc sống xã hội, ý thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc

Trang 9

rằng mình là một thành viên của xã hội trong điều kiện hiện nay, khi nước ta còn đang diễn ra sự nghiệp đổi mới và phát triển thì việc tổ chức cho các em tham gia các hoạt động xã gội lại càng có ý nghĩa

Thứ hai: Hoạt động xã hội giúp cho các em có điều kiện vận dụng những điều đã học và cuộc sống ở chừng mực nhất định; mặt khác tạo điều kiện để các em nhận thức được nhiều giá trị đa dạng của cuộc sống làm cho vốn hiểu biết được mở rộng đào sâu, phát triển vầ nhất là phản ánh được cuộc sống thực

Ví dụ: Cho các em học sinh tiểu học tham gia giữ gìn môi trường và bảo tồn văn hóa qua đó thể hiện sự tôn vinh văn hóa của đất nước cũng như quết tâm bảo vệ môi trường xanh- sạch – đẹp

Thứ ba: Hoạt động xã hội giúp cho các em có cơ hội trực tiếp đóng góp sức lực, trí tuệ tiền của của mình vào sự phát triển của xã hội tùy theo năng lực và điều kiện của mình Từ đó hình thành và phát triển được những xúc cảm, tình cảm tích cực của một thành viên của xã hội

Ví dụ: Cho các em tham giá vào hành động góp tiền, góp sách vở, đồ dùng học tập cho những bạn gặp điều kiện, hoàn cánh khó khăn như ; lũ lụt

… Như vậy mỗi hoạc sinh khi tự mình đóng góp những phần nhỏ bé ấy giúp

Trang 10

đỡ bạn bè các em cảm thấy hài lòng, vui sướng về sự đóng góp của mình và mong muốn được góp nhiều hơn nữa

Thứ tư: hoạt động xã hội giúp cho các em có cơ hội mở rộng các quan hệ

xã hội như quan hệ với người khác, với những tổ chức xã hội, cơ quan những

cơ sở sản xuất những đoàn thể xã hội nhờ đó có thể giao lưu tiếp xúc và học tập những điều bổ ích

Ví dụ: Sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện hè…hay phát cơm

từ thiện cho những bệnh nhân ở bệnh viện

Thứ năm: Hoạt động xã hội giúp cho các em phát huy được ý thức và

năng lực tự giác làm quen với các hoạt động gắn liền với cộng đồng tạo điều kiện để các em thích ứng được với cuộc sống xã hội, rèn luyện những kỹ năng hòa nhập xã hội

Ví dụ: Sinh viên sư phạm huế tham gia tình nguyện hè giúp bà con dân tộc A Lưới, sinh viên cùng dân làm đường,đào mương…

2.3.3 Điều kiện

- Nội dung hoạt động cần phong phú, đa dạng có liên quan đến nhiều lĩnh vực như: khoa học công nghê, văn hóa, giáo dục, chính trị xã hội, y tế môi trường

Ví dụ: tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, các hoạt động vì giữ gìn môi trường, các buổi tọa đàm…

- Cùng với nội dung phong phú các hoạt động xã hội cần được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với những nhu cầu đặc điểm tâm sinh lí của các em học sinh

- Những hoạt động gắn với cộng đồng địa phương, tạo nên sự gắn bó giữa các em với cộng đồng

Ví dụ: tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ vì trẻ em khuyết tật cùng địa phương để quên góp cho người nghèo

- Những hoạt động xã hội còn được tổ chức sao cho các em phát huy được tinh thần tự quản, không bị phụ thuộc vào giáo viên

Ví dụ: sinh viên tình nguyên tiếp sức mùa thi tổ chức buổi giao lưu với học sinh…

Ngày đăng: 03/10/2015, 20:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w