Trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học, các bài thơ chiếm một số lượng lớn. Cảm thụ tốt những bài thơ đó là yếu tốt quan trọng giúp các em học tập tốt hơn môn Tiếng Việt. “Luyện tập về cảm thụ các bài thơ trong sách Tiếng Việt các lớp 1, 2, 3” được biên soạn nhằm trau dồi năng lực cảm thụ thơ cho học sinh theo chương trình tiểu học hiện hành, đồng thời bồi dưỡng học sinh khá giỏi về môn Tiếng Việt. Cuốn sách được trình bày như sau: Bài luyện tập cảm thụ thơ từ lớp 1 đến lớp 3. Mỗi bài luyện tập cảm thụ chia hai phần: - Gợi ý cảm thụ: có các mục Tác giả và tác phẩm; Thể thơ; Tiếp cận bài thơ; Cách diễn đạt; Giọng đọc. - Bài tham khảo của tác giả biên soạn và số ít bài cảm thụ tiêu biểu của một số tác giả khác
Trang 1"HẠM ĐÌNH ÂN
LUYỆN TẬP VỀ CẢM THỤ CÁC BÀI THƠ TRONG SÁCH TIENG VIET CAC LOP 1, 2, 3
(Túi bản lần thứ nhất)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Trang 2LOI NOI DAU
Những năm qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã
xuất bản một số cuốn sách bùnh thơ trong sách giáo khoa
tiểu học Những cuốn sách ấy đã góp phần tích cực cho uiệc
day va hoc mén Tiéng Viét ở những phương diện khác nhau
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cuốn sách nèo uiết dưới
dạng luyện tập uê cảm thụ một cách có hệ thống, đầy đủ
những bài thơ từ Tiếng Việt 1 đến Tiếng Việt 5 Vì thế, để
trau dôi năng lực cảm thụ thơ cho học sinh theo chương
trùnh tiểu học hiện hành, đồng thời, nhằm giúp bôi dưỡng
học sinh khá, giỏi uê môn Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam cho ra mắt bạn đọc 2 cuốn Luyện tộp vé
cam thu cac bai thơ trong sách Tiếng Việt các lớp
1, 2, 3 ; Luyện tập uề cảm thụ các bài thơ trong sách
Tiếng Việt các lớp 4, õ
Mỗi cuốn sách được trừnh bày như sau : bài luyện tập cảm
thụ thơ từ lớp dưới lên lớp trên Môi bai luyện tập cam thu duoc
chia là 2 phần : Gợi ý cảm thụ, trong đó có các mục (Túc giả uà
tác phẩm ; Thể thơ ; Tiếp cận bài thơ ; Cách diễn đạt ; Giọng
doc) va phần Bài tham bkhỏẻo của tác giả biên soạn 0à số ít
bài cảm thụ tiêu biểu của một số tác giả khác Chúng tôi xin
tran trong cam ơn các tác gid
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nưm mong nhận được ý biến
đóng góp của những người sử dụng sách để cuốn sách ngày
càng hoàn thiện va phuc vu các thầy cô giáo, các em hoc sinh
được tốt hơn
- NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Trang 3BAI THO TANG CHAU CUA HO CHi MINH
Tiéng Viét 1, tap hai, trang 49
Vỏ này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là Mong cháu ra công mà học tập
Mai sau cháu giúp nước non nhà
1 GỢI Ý CẢM THỤ
~ Tác giả va tác phẩm : Bác Hồ Chí Minh là lãnh thụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Sinh ngày
19 tháng 5 năm 1890, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 Quê quán : xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Khi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh _ Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, khi làm cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, sau năm 1942 lấy tên là Hồ Chí Minh
Là tác giả hàng đầu, xuất sắc của văn học và báo chí cách mạng Việt
Nam Là nhà thơ lớn của dân tộc Làm thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt Nổi
tiếng với tập thơ Nhật kí trong tù (1942 — 1943) và những bài thơ trong tập Thơ Hồ Chí Minh
Chúng ta gọi Bác là Chủ tịch Hồ Chí Minh vì Người giữ cương vị Chủ tịch nước Mọi người dân đều quen gọi Người bằng tên thân mật mà rất
đỗi kính yêu là Bác, Cụ Hồ, Bác Hồ Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu
niên, nhi đồng Bác đã viết một số bài thơ dành tặng các cháu -
~ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Bài thơ có tên ban đầu là Tặng cháu
Nông Thị Trưng Bác viết vào năm 1944 tại chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp nhằm tặng một cháu bé người dân tộc thiểu số có tên như vậy
~ Thể thơ : Thể thơ bốn câu, bảy chữ Đây là một nhánh của thể thơ bốn câu nói chung mà mỗi câu có thể là 5, 6, 7, 8 chữ
4
Trang 4~ Tiếp cận bài thơ : Bài thơ bộc lộ lòng yêu thương, triu mén, cam
thông của một người ông, một vị lãnh tụ đối với một cháu bé ngoan ngoãn nhân địp ông tặng quà cho cháu, hi vọng ở tương lai của cháu
~ Cách diễn đạt : Bài thơ giản dị, dễ hiểu, giàu xúc cảm yêu thương Chú ý cách dùng từ như lời nói hằng ngày : ứở chút, gọi là, ra công, nước
~ Giọng đọc : Doc thong thả, trìu mến Ngắt hơi hơi lâu sau mỗi câu
Cần đọc thuộc bài thơ
2 BÀI CẢM THỤ THAM KHẢO
Bài thơ đưa ra một chỉ tiết thú vị, cảm động : tác giả đã tặng quà hai lần cho cháu bé : sau khi tặng vở thì tặng bài thơ Món quà vật chất được
trao đến tay một cháu bé, còn món quà tinh thần (bài thơ) thì không chỉ
một người được hưởng mà hàng triệu em thiếu nhi, học sinh, lần lượt qua
nhiều thế hệ được hưởng Bất kì một em nhỏ nào khi đọc bài thơ cũng thấy như Bác Hồ viết vừa cho tất cả lại vừa cho riêng mình
Chúng ta hãy đọc từng câu : Vở này fø tặng cháu yêu ta, Bác chỉ gặp cháu bé nơi Bác công tác nhưng Người có tình cảm như với cháu ruột trong gia đình mình Cháu yêu ta cũng là cháu ta yêu, khi đảo trật tự từ, chúng ta thấy mối quan hệ hai chiều càng đẹp, càng trọn vẹn
To chút lòng yêu cháu gọi lò Báé Hồ xem món quà của mình chỉ là nhỏ bé, tượng trưng “bày td
một chút” thôi Chính vì thế, chúng ta lại hiểu rằng tấm lòng yêu thương
của Người rộng lớn bao la
Mong chau ra công mù học tập
Mai sau chúu giúp nước non nhà
Quà tặng thì nhỏ mà hi vọng ở người nhận quà lại lớn, rất lón Bác
Hồ không chỉ khuyên răn một cháu, mong ước một cháu mà khuyên răn,
mong ước lớp lớp thế hệ măng non đất nước.
Trang 5BAI THO AI DAY SOM CUA VO QUANG
Trich, Tiéng Viét 1, tap hai, trang 67
Ai dậy sớm Bước ra vườn, Hoa ngát hương Đang chờ đón
Ai dậy sớm
Đi ra đồng,
€ó vừng đông Đang chờ đón
~ Túc giả uà tác phẩm : Võ Quảng sinh năm 1918 tại nguyên quán
Quảng Nam, mất năm 2007 tại Hà Nội Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Một trong những người sáng lập Nhà xuất bản Kim Đồng Cả đời văn hoàn toàn viết cho thiếu nhi Sáng tác văn và thơ Sách đã in (do Nhà xuất bản Kim Đồng công bố) : Gò mái hoa (1957), Thấy cái hoa nở (1962),
Nang sém (1965), Anh Dom Dom (1970), Mang tre (1972), Qua do (1980),
Ánh nắng sớm (1993), Tôi đi (2003), Và hai tập truyện nổi tiếng là
Qué noi, Tang sáng (1978)
~ Thể thơ : Thể thơ ba chữ bốn câu nối dài - một nhánh của thể thơ
bốn câu nối dài (Bài thơ nhiều khổ, ít nhất là hai khổ, mỗi khổ có bốn câu, mỗi câu ba chữ)
- Tiếp cận bài thơ : Bài thơ mời gọi mọi người đến với không gian thiên nhiên buổi sớm mai Hình ảnh chỉ dừng ở mức độ tượng trưng, ước
lệ, ít chỉ tiết Cần cảm thụ bài thơ ở dạng tổng thể, chú ý nhiều đến ý nghĩa của bài thơ
Trang 6~ Cách diễn đạt : Cần chú ý đến bố cục của bài thơ Bài thơ phát
triển theo cách tăng dần, theo không gian và thời gian Từ đó, ý nghĩa cũng được nâng cao lên Ban đầu là không gian vườn, lúc sớm nhất của
một ngày, chỉ có hoa ngát hương Tiếp theo là không gian cánh đồng,
khi đã muộn hơn, có vừng đông Cuối cùng là xa hơn, muộn hơn : không
gian đổi, có cả đất trời Ai dậy sớm là điệp ngữ đã đành, các khổ thơ cũng tương đồng về cách diễn đạt Như vậy, tác giả cũng sử dụng biện pháp trùng điệp khi tạo lập các khổ thơ
~ Giọng đọc : Nên đọc hơi to, hơi nhanh và rõ ràng Sau mỗi khổ thơ
nên ngừng giây lát, tránh để khổ trên dính xuống khổ dưới Trong từng
khổ, hai câu cuối cần đọc cao giọng hơn một chút nhằm nhấn mạnh ý
2 BÀI THAM KHẢO
Chúng ta đã biết, trừ người làm những loại công việc bắt buộc phải
thức khuya, dậy muộn thì tác phong ngủ sớm, dậy sớm là nếp sinh hoạt
ổn định, cần thiết, có lợi cho sức khoẻ và nên duy trì thường xuyên đối
với mọi người Trong bài thơ A¿ đậy sớm, nhà thơ lão thành Võ Quảng
khuyên nhủ, kêu gọi mọi người dậy sớm Dậy sóm đi, thiên nhiên tươi đẹp đang chờ đón Lời khuyên ấy trước tiên là đúng nếu chỉ là lời nói cửa
miệng hoặc một câu văn bình thường Ỏ đây nó hay nữa vì được trình bày
bằng một bài thơ hay
Tác giả Võ Quảng có nhiều bài thơ được bố cục theo kiểu chồng xếp
các tầng lớp về hình thức câu chữ, còn về nội dung thì càng về cuối bài,
ý nghĩa càng sâu sắc hơn, tính khái quát càng cao hơn Bài thơ vẽ ra
cảnh một người (hoặc nhiều người) bước những bước đầu tiên vào sáng sớm Khi ra vườn thì hoa tươi mới nở chờ đón, sau đó đi ra đồng bãi thì
vừng đông (tức mặt trời, ánh mặt trời, chân trời ửng đỏ rạng rỡ) chờ đón Thêm nữa :
Chạy lên đôi,
Trang 7Ở câu thứ hai, thứ ba giữa mỗi khổ thơ, câu đầu chỉ địa điểm xác
định (vườn, đồng, đồi), câu sau chỉ hình ảnh tượng trưng về vẻ đẹp thiên
nhiên mang tính ước lệ (hoa, vừng đông, đất trời)
Cụm từ A¿ dậy sớm được dùng bốn lần (kể cả nhan đề), theo kiểu
điệp ngữ nhằm mời gọi, khuyến khích, yêu cầu, hưởng ứng Cũng như vậy, cụm từ Đang chờ đón được lặp lại cuối mỗi khổ thơ là có ý nhấn mạnh về lời hứa hẹn rằng việc làm tốt (dậy sớm) sẽ được đền đáp Tác
giả viết “chờ đón” mà không viết “chào đón” có nghĩa là hoa, vừng đông, đất trời đang vẫy gọi, rủ rê Tác giả đứng về phía thiên nhiên để mời gọi, chờ đón người đang háo hức đi tới
BÀI THƠ MẸ VÀ CÔ CỦA TRẦN QUỐC TOÀN
Tiếng Việt 1, tap hai, trang 73
Buổi sáng bé chào mẹ, Chạy tới ôm cổ cô,
Buổi chiều bé chào cô Rồi sà vào lòng mẹ
Mặt trời mọc rồi lặn
Trên đôi chân lon ton
Hai chân trời của con
là mẹ và cô giáo
1 GỢI Ý CẢM THỤ
~ Túc giả uà tác phẩm : Trần Quốc Toàn sinh năm 1949 tại Hà Nội
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Sáng tác thơ Viết nhiều cho thiếu nhi
Đã in hơn mười cuốn sách Sống và viết tại Thành phố Hồ Chí Minh
~ Thể thơ : Thể thơ năm chữ bốn câu nối dài - một nhánh của thể thơ
bốn câu nối dài (Bài thơ dạng này có nhiều khổ, ít nhất là hai khổ, mỗi khổ bốn câu, mỗi câu năm chữ.)
Trang 8~ Tiếp cận bài thơ : Về bề ngoài, đây là bài thơ tả cảnh, nêu sự việc
Bề trong mang ý nghĩa khen ngợi em bé, đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa
mẹ và con, giữa học sinh và thầy giáo, cô giáo
~ Cách diễn đạt : Cần chú ý đến những cặp đôi hình ảnh tương đồng, đối xứng : mẹ đẻ - cô giáo, buổi sáng - buổi chiều, chào mẹ - chào cô, ôm
cổ cô - sà vào lòng mẹ, buổi sáng mặt trời mọc - buổi chiều mặt trời lặn
6 khé tho đầu, hai câu trên đối xứng với hai câu dưới Biện pháp nghệ thuật xây dựng cặp đôi hình ảnh tương đồng, đối xứng như trên giúp nêu
bật nội dung bài thơ là đề cao các mối quan hệ song đôi giữa người
với người
~ Giọng đọc : Ngắt hơi sau mỗi câu thơ Sau khổ thơ ngắt hơi lâu hơn
Giọng trìu mến, nhỏ nhẹ, chậm rãi, nhưng hào hứng
2 BÀI THAM KHẢO
Đây là một bài thơ gọn gàng, xinh xắn viết cho trẻ em thuộc lứa tuổi
mẫu giáo Bài thơ nói về mối quan hệ giữa em bé đối với mẹ đẻ và đối với
cô giáo, một người mà em yêu quý gần như mẹ Tình cảm của em bé đối
với mẹ và đối với cô được trình bày bằng một khổ thơ bốn dòng, mỗi dòng năm từ Chỉ bằng ấy dòng, bằng ấy từ mà diễn đạt rất hiệu quả thái độ của em bé đối với cả hai người mẹ thân thiết Cảnh buổi sáng bé tạm biệt
mẹ để đến với cô, buổi chiều bé tạm biệt cô để về với mẹ, theo nghĩa bình
thường về địa điểm, thời điểm, tình huống khách quan, thì ngược nhau, nhưng theo nghĩa về tình cảm, tâm lí của những nhân vật được nhắc đến thì lại hoà hợp Buổi sáng trái với buổi chiều, cảnh tạm biệt và gặp gỡ
vào buổi sáng cũng khác với cảnh tạm biệt và gặp gỡ vào buổi chiều Khi
tạm biệt đồng thời với gặp gỡ, em bé đều cùng lúc có niềm vui và nỗi nhớ tiếc phảng phất Như vậy, có khác lại cũng có giống trong cả hoàn cảnh
khách quan lẫn tâm lí chủ quan Lời thơ giản dị, tự nhiên, kể chuyện ngỡ
rất vô tư mà nêu được tâm lí có phần không đơn giản của một em bé ở
lứa tuổi mẫu giáo, chứa đựng tình cảm yêu thương của tác giả đối với cả
Trang 9mặt trời mọc và mặt trời lặn, tạm gợi là hai đầu của một ngày Đặt mặt
trời “trên đôi chân lon ton” là táo bạo Từ mặt trời đó, từ đôi chân non
trẻ đó, bài thơ tiến đến hai dòng kết thúc, ví mẹ và cô giáo là “hai chân trời của con” Như vậy là bài thơ đã mượn đôi chân em bé để tiến rất xa,
nhưng lại quá nhẹ nhàng, khiến em bé cũng có thể hình dung được phần
nào cái đích em sẽ đến, còn người lớn tuổi hơn thì hẳn bị thuyết phục
hoàn toàn Em bé đã hình dung được phần nào, bởi vì tác giả luôn luôn
gắn sự suy nghĩ và tâm hồn trẻ thơ và sự vật, con người cụ thể là nói hai chân trời là mẹ và cô giáo
Bài thơ giàu hình ảnh, bố cục chặt chẽ, sự liên tưởng dôi dào, ý nghĩa
giáo dục cao được thể hiện khéo léo
Chúng ta cùng tham khảo lời tâm sự của tác giả : “Tôi muốn nói với
bạn đọc của tôi rằng, mỗi đứa bé ngoan có thể tạo cho người thân của
mình những bầu trời riêng, bằng một cách riêng Đứa bé trong bài thơ
đã tạo bầu trời bằng cách kiên trì, ngày nào cũng làm một công việc mà người lớn gọi là lễ phép, chào mẹ — chào cô - chào mẹ Chính bước chân
mở đường của bé tạo ra một bầu trời mà ông trời cũng muốn tới coi thử Ông trời đã “lon ton” đôi chân của mình trên bánh xe mặt trời ” (Trò
chuyện uới nhà uăn có tác phẩm trong sách giáo khoa tiểu học, Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam, 2010)
BÀI THƠ NGÔI NHÀ CỦA TÔ HÀ Trích, Tiếng Việt 1, tập hai, trang 82
Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Trang 10Em yêu ngôi nhà
Gỗ, tre mộc mạc Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca:
1 GỢI Ý CẢM THỤ
~ Tác giả uà tác phẩm : Tô Hà tên khai sinh là Lê Duy Chiểu, sinh năm 1989 tại Hà Tây (tỉnh cũ) Mất năm 1991 tại Hà Nội Hội viên Hội
Nhà văn Việt Nam Sáng tác thơ là chính Sách thơ đã in : Hương có
mặt trai (1978), Thành phố có ngôi nhò của mình (1988), Những câu thơ trong trí nhớ (Sưu tầm - tuyển chọn, 1988), Sóng giữa lòng tay (1990)
~ Thể thơ : Thể thơ bốn chữ bốn câu nối dài Bài thơ có từ hai khổ thơ
trở lên, mỗi khổ có từ 4 câu, mỗi câu có 4 âm tiết Đây là một nhánh của
thé thơ bốn câu nối dài
~ Tiếp cận bài thơ : Bài thơ không tập trung tả cảnh ngôi nhà mà chủ yếu nói đến không gian xóm quê nơi có ngôi nhà Bài thơ nói đến tình yêu
của em đối với ngôi nhà, gia đình, thôn xóm quê hương
~ Cách diễn đạt : Cần chú ý điệp ngữ được dùng ở các câu đầu của
mỗi khổ thơ, nhận biết rõ nhất là hai chữ “Em yêu” Biện pháp này nhằm nhấn mạnh hình ảnh, ý nghĩa của bài thơ Các từ xo xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc góp phần giúp các em học tốt tiếng Việt
2 BÀI THAM KHẢO
Ngôi nhà thôn quê khá quen thuộc đối với nhiều người Làm bài văn
tả ngôi nhà thi dé hon làm bài thơ, bởi vì văn thì có thể kể bằng lời nói
thường ngày mà thơ lại cần chất lọc, cô đọng, có vần điệu Chắt lọc, cô
đọng mà vẫn đủ ý Thế mới khó Bài thơ Ngôi nhà này cũng xinh xinh
như một ngôi nhè nhỏ nhắn, đơn sơ vậy
11
Trang 11Hai câu nói về hoa xoan :
Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm
gợi người đọc nhớ về câu ca dao cổ đẹp, đáng yêu với hình ảnh ví von, liên tưởng thú vị : Hoa xoan như thể cụm mây - Sụt sùi nhớ bạn mưa ngày mưu đêm
Tac gia biết kiểm chế, không tham kể nhiều về ngôi nhà mà chỉ nêu một số hình ảnh tượng trưng, tiêu biểu : hoa xoan trước ngõ, tiếng chim
đầu hồi, mái rạ vàng, sân rạ phơi vừa xong sau một mùa gặt mới Tiếp
đó nhà thơ dẫn chúng ta vào nhà để cùng nhìn thấy Gỗ, tre mộc mạc Chỉ
nói đơn sơ, ít ỏi mà khiến các em liên tưởng đến bao nhiêu thứ thân thuộc
về ngôi nhà, ngõ quê nghìn đời Bài thơ nói về ngôi nhà của em mà như
nói về tất cả mọi ngôi nhà trên đất nước Việt Nam yêu thương Hãy yêu
đi trước tiên ngối nhà của chính mình Từ đó sẽ biết yêu ngôi nhà của
người khác, biết yêu xóm làng, Tổ quốc Ý nghĩa cao đẹp và sâu sắc ấy đã
được trình bày ở khổ thơ kết thúc :
Em yêu ngôi nhà
Gỗ, tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca
Bài thơ nói về một ngôi nhà không có người, thế mà đọc lên chúng ta
vẫn gặp dưới hàng cây xoan kia, dưới mái rạ vàng thơm phức; bên sân rạ
tươi kia là ông bà, bố mẹ, anh chị, em bé và những người thân yêu khác
của em
Bài thơ hay ở sự giản dị, sáng trong, giàu tình cảm chân thật về
thôn quê và gia đình
12
Trang 12BAI THO QUA CUA BO CUA PHAM DiNH AN
Tiéng Viét 1, tap hai, trang 85
Bố em là bộ đội
O tận vùng đảo xa Chưa lần nào về phép
Mà luôn luôn có quà
Bố gửi nghìn cái nhớ Gửi cả nghìn cái thương
Bố gửi nghìn lời chúc Gửi cả nghìn cái hôn
Bố cho quà nhiều thế
Vì biết em rất ngoan
Vì em đang giúp bố
Tay súng thêm vững vàng
1 GỢI Ý CẢM THỤ
~ Tac giả uà tác phẩm : Phạm Đình Ân sinh tại Hà Nam Nguyên
quán : thành phố Nam Định Lớn lên ở Thanh Hoá Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Sáng tác thơ Viết cho thiếu nhi Viết phê bình văn học
Tiến sĩ Ngữ văn Đã xuất bản 12 cuốn sách Sách thơ viết cho thiếu nhỉ :
Chim khen bé ngoan (ìn chung, 1978), Trăng của bé (in chung, 1982), Tắc
kè hoa (1996), Đất đi chơi biển (2007), Thơ - tranh (5 tập, 2009) và một
số bài in trong các tuyển tập thơ Sống và viết ở Hà Nội
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Bài thơ được viết cách nay khoảng
hai mươi năm, đã in trong tập thơ Tac ke hoa Bai tho trong nhóm khoảng
15 bài viết về bộ đội, cũng thuộc bài đầu tiên trong chùm thơ viết về biên giới, hải đảo của tác giả dành cho thiếu nhi Một trong những bài thơ viết
từ nỗi niềm đau đáu hướng về người bố Tuy nhiên, người bố của tác giả
không phải là nguyên mẫu để sáng tạo nên nhân vật trong bài thơ này
13
Trang 13Tác giả tâm sự rằng thơ viết cho thiếu nhi nói nhiều về mẹ mà ít nói về
bố Ông muốn góp phần nhỏ bù lấp vào chỗ thiếu hụt ấy
~ Thể thơ : Thể thơ năm chữ bốn câu nối dài em mục này ở bài Mẹ
Và cô.)
~ Tiếp cận bài thơ : Bài thơ kể việc, nói về mối quan hệ giữa bố và con
thông qua món quà Một mỏn quà có ý nghĩa rất đẹp nhưng lại không thể
nhìn thấy hoặc.cầm được Cần nhìn nhận và cảm thụ bài thơ theo hướng
sự việc trữ tình được ẩn dụ hoá
- Cách diễn đạt : Mỗi khổ thơ là một ý thơ riêng, chú ý từ láy luôn
luôn, số từ và điệp từ nghìn cùng điệp ngữ : cái nhớ, cái thương, lời
chúc, cái hôn Cũng cần chú ý đến hình thức song đối : bố - con, đảo
2 BAI THAM KHAO
Bài thơ Quờ của bố nêu hình ảnh người bộ đội, đồng thời đề cập tình cảm yêu thương giữa bố với con, giữa con với bố, đề cao đức tính chiến sĩ, biểu dương em bé ngoan ngoãn Bài thơ còn nói đến mối quan hệ khăng
khít giữa hậu phương và tiền phương
Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ là một ý thơ riêng Khổ đầu giới thiệu
người bố là bộ đội sống và làm việc trong hoàn cảnh xa nhà từ lâu, luôn
luôn hướng về quê hương, gia đình, nơi đó có đứa con mà ngày đêm ông
thương nhớ Khổ thứ hai nói về việc người bố tặng quà Khổ thứ ba dành
riêng ba câu nói về người con thông qua suy nghĩ của người bố
Món quà rất đặc biệt, đó là món quà tỉnh thần, món quà vô hình do
người bố tưởng tượng ra để gửi về cho con qua mây gió biển trời
Các em hãy lưu ý đến hình ảnh người bộ đội vì nhiệm vụ cao cả bảo
vệ Tổ quốc mà tạm gác việc riêng, chưa lần nào về phép Đó cũng là người
bộ đội giàu tình cảm yêu thương đối với gia đình, con cái - chứng cớ là
ông luôn luôn có quà
Trang 14Bài thơ nói đến người bố bộ đội với món quà “nghìn cái nhớ”,
“nghìn cái thương”, nghìn cái hôn” là chính, nhưng cũng từ đó, hình ảnh
” người con “luôn luôn giúp đỡ” bố cũng hiện ra rõ nét Như vậy, bố đã giúp con được sống trong cảnh thanh bình để học tập tốt, đồng thời đến lượt con cũng giúp bố làm tròn nhiệm vụ nơi hải đảo xa xôi Các ý nghĩa riêng
và chung, hậu phương và tiền phương, cùng hình ảnh con và bố lồng vào
nhau, tôn cao vẻ đẹp của nhau Hình ảnh cụ thể, vật chất (quà) và hình
ảnh trừu tượng, tỉnh thần (cái nhớ, cái thương, cái hôn) lồng vào nhau thật đẹp, rất tự nhiên
BÀI THƠ MỜI VÀO CỦA VÕ QUẢNG
Trích, Tiếng Việt 1, tập hai, trang 94
— Xin mời vào
Kiễng chân cao Vào trong cửa
15
Trang 15Cùng soạn sửa
Đón trăng lên Quạt mát thêm Hơi biển cả
Reo hoa lá Đẩy buôổm thuyền
Đi khắp miền Làm việc tốt
1 GỢI Ý CẢM THỤ
~ ác giả uà tác phẩm : (Xem mục này ở bài A¡ dậy sớm cùng tác giả.)
~ Thể thơ : Thể thơ 3 chữ nối dài
~ Tiếp cận bài thơ : Bài thơ xuất phát từ một câu chuyện dưới dạng đối thoại hỏi - đáp Phần đầu là cảnh thăm dò, gặp gỡ Sau đó là cuộc vui chung Cần nhìn nhận, cảm thụ bài thơ theo hướng cử chỉ, hành động mang sắc thái riêng của từng nhân vật và cuộc vui chứng tỏ ý thức hợp tác, lòng thân thiện của các con vật và con người
~ Cách diễn đạt : Bài thơ có cách diễn đạt lạ, đó là kể chuyện bằng thơ, dưới hình thức đối thoại hỏi - đáp rất sinh động, phủ hợp với tâm lí lứa tuổi nhỏ Bài thơ gợi cảm do trình bày trùng điệp những tiếng gõ cửa Cốc, cốc, cốc ! kết hợp những câu hỏi - đáp khá tự nhiên như đời sống mà vẫn có chất thơ vì câu chữ được tổ chức, sắp xếp một cách chọn lọc, chặt
chẽ, có nhịp điệu
~ Giọng đọc : Cần đọc diễn cảm cho đúng, cho hay lời hỏi riêng, lời
đáp riêng Ba khổ thơ hỏi — đáp cần đọc rõ ràng, mạch lạc, dứt khoát Giọng đọc Cốc, cốc, cốc (tiếng gõ cửa) cần phân biệt với giọng hỏi và đáp Đoạn thơ cuối nên đọc dồn dập hơn, biểu lộ tâm trạng hào hứng
9 BÀI THAM KHẢO \ ®
Bài thơ dựng lên một khung cảnh sinh động : chủ nhà (ẩn danh)
Trang 16chuẩn bị đón ba vị khách (đã được nhân hoá) lần lượt gõ cửa vào thăm,
đó là Thỏ, Nai và Gió Chủ nhà ẩn danh có thể là một con vật được nhân hoá Thỏ và Nai là những con vật, còn Gió là một vật vô hình, một hiện
tượng thiên nhiên Gió là không khí ở trạng thái chuyển động, nó không
có hình khối xác định nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được thông qua tiếng động, hình ảnh của vật thể khi nó bị thay đổi trạng thái do gió tác
động đến hoặc thông qua cảm giác mát lạnh khi gió va chạm vào da.thịt
Vì vậy, Gió là sự vật có thật trong cuộc sống của chúng ta cho nên nhà
văn có thể dùng nó làm nhân vật trong tác phẩm
Ba cuộc đối thoại của chủ nhà với khách thật ngộ nghĩnh và thú vị Chủ nhà khôn ngoan, muốn tránh kẻ gian vào, cho nên đề nghị cho biết
tên và kiểm tra đặc điểm bên ngoài của khách Đối với Thỏ thì là tai, đối
với Nai là gạc Riêng Giỏ thì chủ nhà để nghị bạn hãy len lách qua khe
cửa mà vào Chủ nhà không thể nhìn thấy, sờ nắm được Gió
Không khí cũng như nước vậy, chúng có thé dé dàng lọt qua mọi khe
Đẩy buôm thuyên
Bài thơ như một hoạt cảnh, một màn kịch nhỏ tươi vui, thú vị,
hấp dẫn
BÀI THƠ CHUYỆN Ở LỚP CỦA TÔ HÀ
Tiếng Việt 1, tập hai, trang 100
Trang 171 GỢI Ý CẢM THỤ
~ Túc giả uò tác phẩm : (Xem mục này ở bài Ngôi nhè cùng tác giả.)
~ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Không rõ
~ Thể thơ : Thể thơ bốn chữ, bốn câu nối dài, một nhánh của thể thơ bốn câu nối dài nói chung Mỗi bài cần có 2 khổ trở lên Mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 4, 5, 6, 7, 8 chữ
~ Tiếp cận bài thơ : Bài thơ nêu một tình huống, một thái độ ứng xử
của một bạn nhỏ đối với bạn, của mẹ đối với con khi con trình bày thái độ của mình về hành vi của bạn
~ Cách diễn đạt : Bài thơ được trình bày theo dạng kể chuyện thông qua đối đáp, tựa như một màn kịch Khổ cuối kết thúc đột ngột, thú vị, nêu bật được bài học có ích đối với trẻ em và đối với mọi người Ca dao có câu đại ý là : Nói người hãy nghĩ dén ta / Sờ lên sống mũi xem xa hay gần
~ Giọng đọc : Ngắt hơi sau mỗi câu Ngắt hơi lâu hơn sau mỗi khổ Đọc diễn cảm câu đối đáp Có thể phân biệt giọng con, giọng mẹ hoặc khi cần, hai người đóng vai mẹ và con để đọc Giọng đọc câu trả lời của người
mẹ nên trầm xuống
Trang 182 BÀI THAM KHẢO
Bài thơ ngắn nhưng ở đó có những ba mối quan hệ tình cảm đáng
chú ý : Giữa con và bạn bè của con Giữa mẹ và các bạn bè của con Giữa
mẹ và con
Trong mối quan hệ đầu, chúng ta thấy em bé kể những chuyện không
hay của các bạn trong lớp, qua đó tấy em bé cũng biết phân biệt cái hay
cái đở Ở đây trong một khía cạnh nào đó, người mẹ cũng thấy mừng, dù
là cái mừng nho nhỏ
Trong mối quan hệ ở ý thứ hai (phụ thôi) không có gì đáng nói nhiều, nhưng tôi cảm thấy hình như người mẹ không được vui lắm khi thấy con mình chú ý nhiều đến cái chưa tốt, chưa hay của bạn hơn là cái tốt Trong mối quan hệ (chính) ta thấy người mẹ muốn biết con mình ở lớp như thế nào Mẹ tin là con ngoan đấy, nhưng cụ thể ra sao
Qua đoạn này ta thấy rất rõ lòng yêu con, lo lắng cho con của người
mẹ Cũng là một cách viết độc đáo
Phạm Hổ
BÀI THƠ NGƯỠNG CỬA CỦA VŨ QUẦN PHƯƠNG
Trích, Tiếng Việt 1, tập hai, trang 109
Nơi này ai cũng quen
Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui
19
Trang 19Nơi này đã đưa tôi Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp,
Vẫn đang chờ tôi đi
1 GỢI Ý CẢM THỤ
~ Tác giả va tác phẩm : Vũ Quần Phương tên khai sinh là Vũ Ngoc Chúc Sinh năm 1940 tại Nam Định Từng đảm nhiệm các choc vụ : Chủ
tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội
Ngoài sáng tác thơ còn viết phê bình thơ và nói chuyện thơ Đã xuất bản
trên một chục cuốn sách Sống và viết tại Hà Nội
- Thể thơ : Thể thơ năm chữ bốn câu nối dài (Xem mục này ở bài
Mẹ uà cô.)
~ Tiếp cận bài thơ : Nguyên văn bài thơ có 7 khổ Bài thơ gọi tên đổ
vật nhưng không tả đồ vật Tác giả không tả cụ thể, tỉ mỉ cái ngưỡng cửa
mà nói đến ý nghĩa của nó đối với đời người
- Cách diễn đạt : Bài thơ giản dị mà xúc cảm sâu lắng vì khơi gợi nhiều kỉ niệm của đời người Tác giả nhìn gần (cái ngưỡng cửa ngay tại cửa, nhiều nhà ở nông thôn đều có) mà thấy xa, rất xa Khổ giữa có hai cặp đôi câu thơ đối xứng nhịp nhàng tựa như bước chân qua lại của mọi người mà cái ngưỡng cửa từng chứng kiến
~ Giọng đọc : Đọc chậm Có thể đọc thầm, đọc thuộc để bài thơ thấm vào tâm trí của mình
2 BÀI THAM KHẢO
Xưa nay, cổng nhà, cổng làng, lối xóm được nhắc đến nhiều San nhà, sân đình cũng từng giãi nắng dầm mưa trong thơ ca Bài thơ nói về bậc cửa, ngưỡng cửa thì ít hơn :
Nói đến ngưỡng cửa bằng thơ văn tức là nói nhiều điều ngoài cái ngưỡng cửa Liên tưởng từ nhỏ tới lớn, từ như chẳng có gì tới mênh mông,
mờ ảo, rậm rạp là mặt mạnh của tác giả Vũ Quần Phương Chỉ cái bậc cửa bằng gỗ hoặc tre thôi mà nhà thơ nói được nhiều điều Mà nói không
20
Trang 20khô khan Bạn đọc lớn tuổi thi bảo đành rằng là thế, chỉ ghen thầm là
mình không viết được Còn bạn đọc nhỏ tuổi thì khen bài thơ hay quá, cứ
như nhà thơ nói hộ các em vậy Ý thơ phong phú, đầy đặn Đó là ngưỡng
cửa của tuổi thơ Ngưỡng cửa của đời học sinh ngỡ ngàng, dại dột va day
mơ mộng Ngưỡng cửa của bà, bố và mẹ
Tác giả không chỉ nói về ngưỡng cửa của tuổi thơ mà còn nói về
ngưỡng cửa của cả một đời người với mọi vui buồn của số phận Chính
vì thế, bài thơ Ngưỡng cửa vừa dành cho người lớn lại vừa dành cho
các em
BÀI THƠ LUỸ TRE CỦA NGUYÊN CÔNG DƯƠNG
Trích, Tiếng Việt 1, tập hai, trang 121
Mỗi sớm mai thức dậy kuỹ tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó Kéo mặt trời lên cao
Những trưa đồng đầy nắng
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió Chọợt về đầy tiếng chim
Trữ quê ông mà xúc động sáng tác được bài thơ này Bài thơ được đăng báo nhiều lần, có trong tập Giọ£ mô hôi cháy
21
Trang 21— 1€ thơ : Lhe tho nam chu bon cau noi dai (Kem mục này ở bài
Mẹ uò cô.)
~ Tiếp cận bài thơ : Bài thơ miêu tả cây cối (một nhóm cây cùng loại)
ở một không gian rộng vào hai thời điểm sáng sớm và buổi trưa
~ Cách diễn đạt : Cách miêu tả cây cối, thiên nhiên tỉnh tế, có hồn,
sử dụng hình thức tu từ nhân hoá Kết hợp từ xanh ri rờo vừa là màu
sắc vừa là âm thanh mà cũng là sự chuyển đổi màu sắc từ xanh (xanh
biếc, xanh lơ, xanh ngắt) sang xanh rì rào Luỹ tre như đang nói chuyện
bằng màu xanh của chúng Ngọn fre cong ngọn uó† Kéo mặt trời lên cao
là hình ảnh vừa nhân hoá vừa phóng đại Trâu nằm nhai bóng râm tức
là trâu vừa nhai có vừa nhai cái bóng râm Đó là con trâu của nhà thơ,
con trâu của thơ ca
~ Giọng đọc : Đọc chậm Ngắt hơi ít hoặc nhiều sau mỗi câu thơ, khổ
thơ Nhấn giọng các tiếng : rì ròo, cong, kéo, nhai, ban than
2 BÀI THAM KHẢO
Ở nước ta, có lẽ trong khoảng mười tác giả làm tho, viết văn thì có đến tám hoặc chín tác giả viết về cây tre, luỹ tre Viết về tre dễ mà khó,
vì cây tre, luỹ tre quá quen thuộc, thân thiết đối với con người, từng được nhiều tác giả nói đi nói lại quá kĩ rồi Viết dễ thì khó hay Mà làm thơ thì
ai cũng muốn làm hay, viết được ý mới với cảm xúc mới
Ở đoạn trích này, nhà thơ Nguyễn Công Dương chọn được một cách khai thác thích hợp với khả năng của mình Tác giả đặt luỹ tre trong khung cảnh nông thôn rộng rãi, thưởng ngoạn nó ở hai thời điểm có sức
gợi cảm cao : rạng đông và ban trưa Không gian của luỹ tre làng thật
thanh bình Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu :
Ngọn tre cong gọng uó
Kóo mặt trời lên cao đột ngột, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc bởi trí tưởng tượng, sự liên tưởng lí thú, độc đáo, khá đắt giá của tác giả Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh
ẩn dụ : Trâu nằm nhai bóng râm đã rất hay và hai câu tiếp theo cũng có
nhiều sáng tạo :
Trang 22Tre bần thân nhớ gió
Chợt uê đây tiéng chim
Trong một khổ thơ có đủ hình ảnh động vật (con trâu) và thực vật (cây tre, luỹ tre) mang hành động, tư thế (nhai bóng râm) và tâm trạng
(bần thần) rất thú vị
BÀI THƠ ĐI HỌC CỦA MINH CHÍNH
Trích, Tiếng Việt 1, tập hai, trang 130 -
Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương Một mình em tới lớp
Trường của em be bé Nằm lặng giữa rừng cây
Cô giáo em tre trẻ Dạy em hát rất hay
Hương rừng thơm đổi vắng Nước suối trong thầm thì
Nhập ngũ năm 19683 Hai lần vào chiến trường miền Nam Hi sinh tại
chiến trường K năm 1970 Sáng tác thơ từ năm 1955 (11 tuổi) cho đến
khi vào chiến trường Có thơ in báo từ năm 1964 Đã xuất bản tập Di hoc
uà những bài thơ khác (do Trần Hoà Bình sưu tầm, chọn và giới thiệu)
23
Trang 23- Hoan canh ra déi của bài thơ : Bài thơ được viết từ năm 1959 khi
tác giả 15 tuổi, đang là học sinh ở Phú Thọ Khi ấy bài thơ có 4 khổ Dưới
“=bài có ghi “Kỉ niệm thăm Than” (Than 1a Trạm Thần, một vùng đôi đẹp
có nhiều cây cọ, gần nhà tác giả) Khi tác giả nhập ngũ, bài thơ được sửa
lại, có 5 khổ Từ đó, bài thơ được chính thức công bố khi tác giả gửi từ
chiến trường ra Nhà xuất bản Kim Đồng Ngay sau đó, bài thơ được chọn
1n trong tập thơ M¿ trời xanh (1971) Những năm qua, bài thơ có hai nhan đề khác là Hương rừng uò Hương cốm tới trường Trong sách giáo
khoa hiện nay, bài thơ trích in 3 khổ và thay đổi thứ tự các khổ Bài thơ được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc, trở thành bài hát rất quen thuộc
~ Thể thơ : Thể thơ năm chữ, bốn câu nối dài Xem mục này ở bài
Mẹ uè cô.)
~ Tiếp cận bài thơ : Cảnh một bạn nhỏ đến trường ở một vùng trung
du có cảnh quan thiên nhiên trong lành, tươi đẹp Bài thơ thuộc nhóm
những bài thơ, văn nói đến nhà trường, học tập
- Cách diễn đạt : Lời thơ giản dị Cảnh và tình hoà vào nhau mát
lành, trong trẻo Em bé được mẹ và thiên nhiên quê hương nâng dắt, che
chở Chú ý các từ : be bé, tre trẻ, nằm lặng, thâm thì, râm mát Hình thức
tu từ sóng đôi — đối có ở cả ba khổ thơ Khổ thơ đầu có hai câu trên song
song với hai câu dưới Hình thức tu từ nhân hoá : hai câu đầu khổ giữa
và hai câu cuối khổ cuối
~ Giọng đọc : Như đọc các bài cùng thể thơ Riêng bài này đọc nhẹ
giọng, trìu mến Nên đọc thầm, đọc thuộc
2 BÀI THAM KHẢO
Bài thơ Đi học rất đỗi quen thuộc đối với các bạn thiếu nhi, học sinh
- không chỉ vì nó lay động tâm hồn người đọc mà còn vì nó đã được phổ
nhạc, trở thành bài hát có giai điệu du dương, trầm bổng, ngọt ngào mà các em hay nghe, hay hát
Bài thơ nói đến miền thượng du hoặc trung du với cách tả cảnh khá tinh tế Những khổ thơ tả cảnh thiên nhiên, quê hương vùng cao xen kẽ
những khổ thơ tả cảnh cô (hoặc cậu) học sinh đến trường Cảnh níu lấy người và người hoà vào cảnh Khổ thơ đầu nói đến em nhỏ hôm qua, lần
Trang 24đầu tiên đến trường, mẹ dắt tay từng bước và hôm nay một mình em tới
lớp Em đã tự lập Đất trời quê hương đang đón chào em Thầy giáo, cô giáo, các bạn đang đón chào em
Và đây, đến khổ thơ thứ hai, trường học và cô giáo của em đã hiện
Bài thơ được khép lại bằng hương thơm phảng phất, dịu nhẹ của cây
lá cỏ hoa Kia là suối nước trong thầm thì, lặng lẽ, đây là những cây cọ `
xoè tán che mát dọc đường em đến lớp Những câu thơ thật đẹp, cái đẹp
của quê nhà giản dị, trong trẻo, non tơ, dịu dàng
Đọc thơ, chúng ta cảm thấy bài hát như hay hơn Nghe bài hát, lại
hiểu thêm, yêu thêm bài thơ
BÀI THƠ LÀM ANH CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN
Tiếng Việt 1, tập hai, trang 139
Làm anh khó đấy Phải đâu chuyện đùa
Với em gái bé
Phải “người lớn” cơ
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng
25
Trang 25Me cho qua banh
Chia em phan hon
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn
Làm anh thật khó Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi
1 GỢI Ý CẢM THỤ
~ Túc giả uè tác phẩm : Phan Thị Thanh Nhàn sinh năm 1943 Quê
quán : Hà Nội Sáng tác thơ Đã in nhiều tập thơ
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Tac gia cho biết : “Thực ra tôi viết bài thơ này cũng lâu lắm rồi, bây giờ cũng chẳng nhớ được đăng lần đầu
ở báo nào nữa, nhưng hình như cho đến nay, bài thơ cũng được phổ biến
ở nhiều nơi” (Sách Trò chuyện uới nhà uăn có tác phẩm trong sách giáo
khoa tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010)
~ Thể thơ : Thể thơ bốn chữ bốn câu nối dài
~ Tiếp cận bài thơ : Bài thơ nói đến mối quan hệ anh em ruột trong một nhà, nhấn mạnh vai trò của người anh
- Cách diễn đại : Bài thơ giản dị, lời lẽ thân thương, ân cần, dành cho lứa tuổi nhi đồng đang học các lớp đầu của Tiểu học Chú ý các từ dỗ
đành, dịu dàng
~ Giọng đọc : Ngắt hơi như đọc những bài thơ cùng thể thơ Đọc êm
nhẹ thân tình, biểu lộ tình cảm khuyên nhủ, đặn dò
2 BÀI THAM KHẢO
Mới đọc khổ thứ nhất của bài thơ, chắc hẳn mỗi bậc anh chị chúng ta _ đều băn khoăn Này nhé : Làm anh không phải chuyện đùa và lại phải
Trang 26là người lớn với các em Thế thì làm anh chắc là chuyện quan trọng và
có nhiều điều khó hay nan giải chi đây ? Liệu có cách nào vượt qua khó
khăn để thực hiện được trách nhiệm ấy không ? Đọc từ khổ thơ thứ hai của bài thơ, chúng ta sẽ rõ dần điều ấy :
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng
Như vậy, làm anh trước hết phải gần gũi em bé, dành nhiều tình cảm chăm chút em Công việc này tưởng chừng đơn giản, nhưng không
phải dễ thực hiện, nhất là lúc chúng ta đang học bài hoặc đang cùng bạn bè vui chơi Hơn nữa, khi những tình huống em khóc hay em ngã
thì người anh phải biết ứng xử kịp thời với lời lẽ, cử chỉ âu yếm, ân cần Nhưng như thế chưa đủ, còn bao tình huống khác chẳng hạn :
“phải người lớn ” là như vậy Chắc là cũng nhiền tình huống nữa mà tác giả không thể liệt kê hết ở đây Khổ thơ cuối khái quát tất cả :
Lam anh that khó
Nhưng mà thật uui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi
Khó nhưng mà vui, bởi đó vừa là trách nhiệm, vừa là sự thể hiện tình
cảm đẹp đẽ của mỗi người làm anh, làm chị Ở khổ thơ kết thúc này, tác
27
Trang 27giả cũng khái quát cả bí quyết “làm anh”- đó là phải biết “yêu em bé”
Tình cảm yêu quý ấy vừa là xuất phát điểm, vừa là phương tiện thực hiện, lại vừa là mục đích việc làm của chúng ta Cái hay của bài thơ là tác giả đã khái quát được điều đó Bằng cách kể, cách xác lập tình huống một cách giản dị, quen thuộc, tác giả đã giúp chúng ta hiểu về một lĩnh vực quan trọng, giúp chúng ta có thể trở thành người ngoan, người tốt, đáp lại công ơn trời biển của bố mẹ, ông bà và được các em quý mến, tin yêu
Nguyễn Trọng Hoàn - sách đã dẫn
BÀI THƠ Ò Ó O CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
Tiếng Việt 1, tập hai, trang 148
0 6 0 0 6 0
Tiéng ga Tiéng ga
Giuc qua na
Mỏ mắt Tron xoe Giuc hang tre Dam mang Nhon hot
Giục buồng chuối
Thơm lừng
Trứng quốc
Giuc hạt đậu
Nay mam Giục bông lúa Uốn câu
Giục con trâu
Trang 28Ra đồng
Giuc dan sao
Trên trời Chạy trốn Gọi ông trời Nhô lên Rửa mặt
Ôi bốn bề
Bát ngát
Tiếng gà
Ò ó o Qua ai
nhỉ đã in : Từ góc sân nhà em (1968), Thơ Trần Đăng Khoa (tập 1, 1970),
Em kể chuyện này (1971, in cùng Nguyễn Hồng Kiên và Cẩm Thơ), Góc
sân 0ò bhoảng trời (1973, tái bản nhiều lần), Khúc hát người anh hùng
(1974), Tho Tran Đăng Khoa (tập 9, 1983), Cánh cò trắng muối (1988) Đến tuổi trưởng thành, nhập ngũ và trở thành nhà thơ quân đội Làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam
~ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Bài thơ được tác giả viết năm 1967,
khi mới lên 9 tuổi Trên đầu bài có dòng chữ “Kính tặng chú Tô Hoà” (Tô Hoài tức là nhà văn Tô Hoài, tác giả tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký
Trả lời câu hỏi của một ban nhỏ, tác giả cho biết : “Tháng 4 năm
1967, khi đang học lớp 3 tình cờ bác đọc được một cái truyện ngắn viết
cho trẻ em của nhà văn Tô Hoài Cái truyện có tên là Ò ó 0
29
Trang 29Hồi ấy, bác rất thích cái truyện ngắn này Cái truyện gợi cho bác
viết bài thơ Ò ó o với nội dung hoàn toàn khác Nhưng “Ô ó o” là
chữ của nhà văn Tô Hoài Trong sách Tập đọc lớp ba thời ấy, tả tiếng gà, người ta lại dùng chữ “cúc cù cu” Một bài học thuộc lòng thời ấy như thế này : Cúc cù eu ! Cúc cù eu ! Sáng rồi đây Nông dân uác cuốc uác cày
Ra đông cày cuốc cho đây nổi cơm Những bài học thời ấy phải nói là
rất nôm na, dễ dãi “Cúc cù cu” là tiếng chim bồ câu gù chứ không phải
là tiếng gà gáy Nếu lấy tiếng chim bồ câu để báo sáng thì không phổ
cập Vì chỉ những gia đình trung nông trở lên mới nuôi chim bồ câu Còn
với những người nông dân : Vác cuốc uác cày Ra đông cày cuốc cho đầy
nổi cơm thì chỉ tiếng gà mới gần gũi với họ Ò ó o quả là một đóng góp của Tô Hoài Bác lấy mấy chữ ấy của ông Và để tỏ lòng biết ơn ông, sau
tên bài Ò ó o bác đã ghi một dòng rất trang trọng : “Kính tặng chú Tô Hoài”, dù lúc ấy, bác chưa từng gặp ông và ông cũng chẳng biết bác là
“cái thằng bé cha vơ chú váo nào ”
~ Thể thơ : Thể thơ ba chữ nối dài, tương tự đồng dao hoặc vè, ngụ
ngôn dân gian -
- Tiếp cận bài thơ : Bài thơ nói về tiếng gà gáy và tác dụng, ảnh hưởng của tiếng gà theo suy nghĩ của nhà thơ
~ Cách diễn đạt : Từ tượng thanh Ò ó o mở đầu bài và khép lại
bài thơ khiến chúng ta tập trung sự chú ý vào tiếng gà gáy Các sự vật
đều được nhân hoá
~ Giọng đọc : Đọc diễn cảm tiếng gáy của con gà : Ò ó o Sau
hai câu ở đầu bài và trước hai câu ở cuối bài diễn tả tiếng gà, cần nghỉ hơi lâu
2 BÀI THAM KHẢO
Ở thôn quê nước ta từ đời này sang đời khác có những âm thanh gợi
ra nhiều xúc cảm yêu thương, trong đó có tiếng của gia súc, chim thú, côn trùng Đó là tiếng gà (gà gáy, gà cục tác), tiếng vịt (cạc cạc), tiếng lợn (ủn ỉn), tiếng chó sủa (gâu gâu), tiếng bò (ậm bò), tiếng dê (be be), tiếng chim kêu và hót, tiếng ve (cả đô thị và rừng núi cũng cổ), tiếng ếch nhái,
tiếng côn trùng nói chung trên cánh đồng, Tuy nhiên, tiếng gà gắy vẫn gây ấn tượng đẹp nhất, sâu sắc nhất, nhiều ý nghĩa nhất
Trang 30Tiếng gà gáy vang lên vào sáng sớm, lúc bình minh, như là đánh thức vạn vật, trong đó có con người, sau một đêm ngủ ngon, mở đầu một ngày mới Tiếng gà gáy như gọi giục mặt trời lên Âm thanh quen thuộc
và thân thiết ấy phát ra từ một con vật bình thường có một sức mạnh kì diệu, một tác dụng to lớn Tiếng gà gáy vang lên từ thân thể con gà trống
đẹp mã, khoẻ mạnh Con gà lại là một trong số mười hai con giáp Chính
vì thế mà đã có hàng trăm bài thơ hay về tiếng gà gáy Nhà thơ Huy Cận
đã viết : `
Tiếng gù gáy ơi, gà gáy ơi
Tu nghe rạo rực tựa nghe đời
Sớm mai gò gáy uang đầu bếp Trâu dậy trong chuông, em cựa nôi
Trần Đăng Khoa, với cách nhìn, cách cảm, cách viết của em nhỏ mới
9 tuổi, đã đóng góp một bài thơ về tiếng gà gáy rất riêng của mình
Nửa đầu bài thơ, tác giả nêu tác dụng của tiếng gà gáy đối với cây
trái, súc vật quanh nhà, trong làng Dưới cái nhìn của nhà thơ, tiếng gà gáy vang lên đã đẩy nhanh quá trình phát triển, hoàn thiện, dẫn đến kết quả tốt đẹp của sự vật Quả na chưa mở mắt thì mở mắt Luỹ tre chợt
đâm lên những chổi măng non Buông chuối già chín nhanh hơn Hạt
đậu khẩn trương nẩy mầm Bông lúa vừa mới trổ bông thì chuẩn bị uốn
câu, trĩu hạt Con trâu ra đồng ra bãi ăn cỏ hoặc cày ruộng
Phần dưới của bài thơ, tác giả nói đến vai trò, tác dụng to lớn, kì điệu
của tiếng gà :
Giục đàn sáo Trên trời Chạy trốn Gọi ông trời Nhô lên
Ria mat
Trang 31Đó là những hình ảnh sán lạn, huy hoàng, được viết ra từ một cách nghĩ, cách cảm táo bạo của một cây bút nhỏ tuổi, sống ở một vùng quê nông thôn nhỏ hẹp
Bài thơ khép lại bằng tiếng gà gáy Ò ó o bốn bề bát ngát
BÀI THƠ SÁNG NAY CỦA THY NGỌC
Tiếng Việt 1, tập hai, trang 154
Có ngàn tia nắng nhỏ
Đi học sáng hôm nay
Có trăm trang sách mở Xoè như cánh chim bay
biên tập ở Nhà xuất bản Kim Đồng Từ năm 1988 đến năm 2001 làm việc
ở báo Khăn quàng đỏ (Thành phố Hồ Chí Minh) Suốt đời văn chuyên
Trang 32_ viết cho thiếu nhỉ Đã có hơn hai mươi cuốn sách văn và thơ Sống và viết
- Cách diễn đạt : Tác giả quan sát tỉ mỉ Tất cả ba khổ thơ đều có
nhiều hình ảnh Khổ thơ đầu có hai hình ảnh so sánh tu từ ở hai câu trên
và hai câu dưới Khổ giữa và khổ cuối có ẩn dụ nhân hoá
- Giọng đọc : Như đọc những bài có cùng thể thơ Đọc rõ, nhấn mạnh
câu 7, 8 và 12 Chú ý các động từ xoè, ùø ra, các từ láy nhấp nhô, chúm
chím Chú ý điệp từ lặp đầu Có ngàn, Có trăm Bốn câu đầu bài có hình thức sóng đôi - đối
2 BÀI THAM KHẢO
Một ngày có các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm, thì các nhà thơ viết
cho.thiếu nhi thường nói nhiều về buổi sáng Buổi sáng mở đầu một ngày
mới, tượng trưng cho sự mới mẻ, non tơ, trong sáng Thời điểm buổi sáng
như phù hợp với tâm lí lứa tuổi thơ hồn nhiên, ngõ ngàng trước thế giới
chung quanh đây mới lạ của trẻ thơ
Đây là bài thơ nho nhỏ, xinh xinh nói đến một buổi sáng bình thường,
quen thuộc của các em diễn ra từ giờ phút đi tới trường đến khi vào học
và ra chơi
Mở đầu bài thơ có ngàn tia nắng nhỏ đang cùng em đi học sáng hôm nay Các em rộn vui; tíu tít đến trường với “trăm trang sách nhỏ như cánh chim bay” Chúng ta cũng có thể hiểu những cánh chim bay ấy còn được ví như trặm em học sinh cắp sách đến trường Ngàn, trăm ở đây là
số nhiều chứng tỏ sự đông vui, nhộn nhịp của các em ở mọi ngõ xóm hoặc
33
Trang 33đưởng phô cùng đên trưởng tham gia buổi học
Khổ thơ thứ hai nói đến hình ảnh các chữ một cách ngộ nghĩnh, đáng
yêu, gây hứng thú cho các em tìm hiểu bài học
Khổ thơ thứ ba kết thúc bài thơ thật đẹp với cảnh giờ ra chơi gió nấp
đâu, ùa ra hay là các em ùa ra cũng vậy Hai câu cuối nói đến nụ hoa
hông chúm chím nở như gương mặt, như nụ cười của các em nhỏ Các em
nên lưu ý chit “za ra” chỉ hành động của một đám đông cùng chạy ra từ trong ra ngoài, chữ chứm chím thì chỉ dành cho nụ hoa đang hé nở, cũng
có khi dùng chỉ dáng đẹp của nụ cười
Chúng ta vừa tham gia một buổi học đẹp, vui, bổ ích bằng thơ
BÀI THƠ GỬI LỜI CHÀO LỚP MỘT CỦA HỮU TƯỞNG
Tiếng Việt 1, tập hai, trang 162
Lớp Một ơi ! Lớp Một !
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước !
Chao bang đen, cửa số
Chào chỗ ngồi thân quen
Tất cả ! Chào ở lại Đón các bạn nhỏ lên
Chào cô giáo kính mến
Cô sẽ xa chúng em
ˆ Làm theo lời cô dạy
Cô sẽ luôn ở bên
Trang 34Lớp Một ơi ! Lớp Một ! Đón em vào năm trước Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước !
1 GỢI Ý CẢM THỤ
~ Túc giả uè tác phẩm : Tác giả Hữu Tưởng có tên đầy đủ là Nguyễn
Hữu Tưởng Sinh năm 1927, mất năm 1980 Quê quán : Nam Định Là nhà giáo, sau đó công tác ở Bộ Giáo dục nhiều năm Sáng tác thơ văn
- Hoàn cảnh ra đời của bời thơ : Không rõ
- Thể thơ : Thể thơ năm chữ bốn câu nối dài (Xem mục này ở bai
~ Tiếp cận bài thơ : Bài thơ diễn tả cảm xúc lưu luyến, cảm ơn thầy
cô, bạn bè của một bạn nhỏ chuẩn bị rời lớp Một, vui mừng khi sắp được
lên lớp Hai với những hứa hẹn mới tốt đẹp
- Cách diễn đạt : Bài thơ dựng lên một khung cảnh, không khí chia tay sinh động Lớp Một là một hình ảnh chung chung, không cụ thể, khi vào bài thơ đã thành một hình ảnh nhân hoá Bạn nhỏ chào, tạm biệt
lớp Một như chào tạm biệt một người cụ thể Những đồ dùng trong lớp cũng được nhân hoá : bảng đen, cửa sổ, ghế ngồi Bảy dấu chấm than như những cái bắt tay, những lời chào tạm đánh dấu dứt khoát cái mốc chuyển em từ lớp Một lên lớp Hai
- Giọng đọc : Ngắt hơi sau mỗi câu Ngắt hơi lâu hơn sau mỗi đoạn
Đọc tươi tỉnh, phấn chấn Sau mỗi dấu chấm than nên nhấn giọng mạnh hơn
2 BÀI THAM KHẢO
Các bạn nhỏ - đặc biệt là các nhân vật trong bài thơ của tác giả Hữu
Tưởng, những học sinh vừa qua giai đoạn lóp Một có những tâm trạng không bình lặng Vì lớp Một là lớp đầu tiên của quá trình học tập, nơi tụ hội, gặp gỡ bạn bè, thầy cô Chia tay với lớp Một, các bạn có cái ngỡ ngàng
của một cậu bé mới lớn, bộ quần áo đang mặc phải thay và nhường cho
35
Trang 35em, cái ngỡ ngàng bâng khuâng vì phải xa lớp cũ, nơi có nhiều kỉ niệm gắn bó với mình Vừa mới đó, chỉ một năm trước :
Đón em uào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Làm sao mà không xao xuyến, bâng khuâng ? Nhưng nhớ về lớp cũ,
các bạn nhỏ trong bài thơ đã biết nhớ về những kỉ niệm rất cụ thể Đó là
bang đen, là cửa sổ, nơi thu hút cái nhìn của các bạn lúc thây cô lên lớp
và trong những phút nghỉ giải lao Đặc biệt, nơi có nhiều kỉ niệm gắn với
cô giáo kính mến, người gần gũi, gắn bó với các bạn suốt một năm học
Tuy nhiên, sự chia tay của các bạn lớp Một Năm nay lên lớp Hơi
không nhiều bịn rịn như sự chia tay của các anh chị cuối cấp, khi ra trường, vì ở đây là chia tay với lớp, với bàn ghế cũ, với cô giáo, không phải chia tay với bạn bè cùng học Tới cả ! Chào ở lại cơ mà Bài thơ có cái gì `
đó rộn ràng, vui vẻ, các bạn nhỏ của chúng ta cũng tỏ ra hãnh diện, hãnh diện trong câu nói : Tế? cả ! Chào ở lại Đón các bạn nhỏ lên, trong cách gọi các bạn lớp dưới mình là “các bạn nhỏ”
Bài thơ cũng có nhiều tiếng đồng thanh lắm Điệp khúc Lớp Một ơi !
Lớp Một lặp lại đầu, cuối bài thơ nghe vang vọng tiếng đồng thanh tập
thể Bài thơ cũng lao xao nhiều tiếng chào xen kẽ giữa các khổ thơ, thể
hiện rõ không khí của giai đoạn chuyển lớp
-Gửi lời chào lớp Một là bài thơ giản dị Cái hay của bài thơ không nằm trong ý tưởng sâu xa mà là đánh động những tình cảm trong trẻo,
tơ non của tuổi học trò Bài thơ đi thẳng vào trái tim non trẻ, để lại du
âm trong suốt cuộc đời họ Sách giáo khoa rất cần những bài thơ có tính
chất giáo dục và nuôi dưỡng tâm hôn như thế
Phạm Khải
Trang 36BAI THO NGAY HOM QUA DAU ROI? CUA BE KIEN QUOC
Tiếng Việt 2, tập một, trang 10
Em cầm tờ lịch cũ :
~ Ngày hôm qua đâu rồi ?
Ra ngoài sân hỏi bố Xoa đầu em, bố cười
~ Ngày hôm qua ở lại Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn lên mãi Đợi đến ngày toả hương
~ Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong
— Ngày hôm qua ở lại Trong vỏ hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn
1 GỢI Ý CẢM THỤ
~ Túc giả uà tác phẩm : Bế Kiến Quốc sinh năm 1949 Nguyên quán :
Hà Nội Mất năm 2009 tại Hà Nội Sáng tác thơ Đã in một số tập thơ,
trong đó có các tập viết cho thiếu nhì : Chú ngựa mã sao (1979) ; Dong
suối thần kè (1984)
~ Hoàn cảnh ra đời của bời thơ : Bài thơ được sáng tác từ lâu Tác giả cho biết bài thơ viết về một điều không dễ hiểu, có thể nói là tương đối khó đối với học sinh lớp hai
37
Trang 37— Thé tho : Bai tho thuộc thể thơ năm chữ bốn câu nối dài (Xem mục này ở bài Mẹ uà cô.)
~ Tiếp cận bời thơ : Thông qua sự việc sau mỗi ngày chúng ta bóc
bỏ đi một tờ lịch treo tường, tác giả nói đến thời gian quá khứ Bài thơ này thuộc số những bài thơ, văn nói đến thời gian, năm tháng đời người
nói chung
~ Cách diễn đạt : Tò lịch vừa bị bóc bỏ là cái cớ nảy sinh, là điểm xuất phát của bài thơ Sau câu hỏi tu từ (tự hỏi và hỏi) là những lời đáp Tác
giả dùng các điệp ngữ lặp đầu để nhấn mạnh (Ngày hôm qua ở lại) Tiếp
theo, ba câu sau mỗi khổ thơ đều lặp lại ý : thời gian quá khứ vẫn còn lại trong hiện tại và tương lai, đó là nụ hông, hạt lúa, trang vở,
~ Giọng đọc : Ngắt hơi rõ ràng sau các khổ thơ Hơi nhấn giọng Ngày
hôm qua ở lại
2 BÀI THAM KHẢO
Thông qua tờ lịch mà nói về thời gian là cách viết quen thuộc của nhiều tác giả Tác giả Bế Kiến Quốc sáng tác bài thơ từ việc trả lời câu hỏi Ngày hôm qua đâu rồi ? nhân khi thấy một bạn nhỏ cầm một tờ lịch cũ Bài thơ có hai nhân vật là bố và con Con hỏi bố một câu như nêu
trong khổ thơ đầu, bố trả lời con bằng ba câu trong ba khổ thơ tiếp theo
Ong trả lời : Ngày hôm qua ở lại J Trên cành hoa trong uườn ; Ngày hôm qua ở lại | Trong hạt lúa mẹ trông ; Ngày hôm qua ở lại | Trong vd hong của con Chúng ta đã biết, thời gian gồm có quá khứ (hôm qua), hiện tại
(hôm nay) và tương lai (ngày mai) Bài thơ này nói đến thời gian quá
khứ, cũng nói rằng quá khứ ấy đang ở trong hiện tại Thời gian quá khứ
đang hoá thân vào, hoá thân thành những sản phẩm đang có mặt trong ‘
hiện tại mà chúng ta có thể nhìn thấy được hoặc cảm nhận được Như
vậy, thời gian vô hình được thể hiện bằng sự việc, sự vật hữu hình hoặc
nếu không hữu hình thì vẫn có thể hình dung ra được do óc tưởng tượng
của chúng ta
Như vậy thời gian không mất đi, thời gian vẫn còn lại
Chúng ta sống trong thời gian, đi cùng thời gian để làm nên bao nhiêu
Trang 38việc tốt, vậy thi bao nhiêu việc tốt ấy cũng có thể xem là thời gian đã cùng
với chúng ta làm nên
Tuy nhiên, nếu chúng ta lười biếng thì thời gian thật sự mất đi Cái
vô hình của thời gian sẽ mất đi như mất đi cái hữu hình vậy Bài thơ
không nói đến điều này, chúng ta vẫn có thể suy ra
BÀI THƠ CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM CỦA THANH HÀO
Tiếng Việt 2, tập một, trang 45
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá ?
Kìa trống đang gọi :
Tùng ! Tùng ! Tùng ! Tùng ! Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng
39
Trang 391 GOI Y GAM THU
- Túc giả uù tác phẩm : Thanh Hào có tên khai sinh là N guyễn Văn Hào Sinh năm 1981 tại Hà Nội Hội viên Hội nhà văn Việt Nam Sáng
tác cả văn và thơ Viết cho thiếu nhi Đã in khoảng mười cuốn sách Sống
và viết tại Hà Nội
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Tác giả viết bài thơ từ năm 1960
Sau đó, báo Thiếu niên tiền phong cần một bài thơ về ngày khai trường,
ông đưa đăng luôn Những tháng ngày học ở trường làng, tác giả rất để
ý đến cái trống Đó cũng là lí do có bài thơ này
- Thể thơ : Thể thơ bốn chữ bốn câu nối dài (Xem mục này ở bài
Ngôi nhà.)
- Tiếp cận bài thơ : Bài thơ có nhan đề Cới trống trường em nhưng
lại không miêu tả đồ vật mà chỉ nói đến cái trống trong mối quan hệ với các em học sinh Đây thuộc những bài thơ, văn viết về chủ điểm nhà trường
- Cách diễn đạt : Lẽ thường, người ta hay viết về cái trống khi nó
luôn luôn làm việc Nhưng đây lại là cái trống nghỉ hè Tứ thơ mới và
lạ Cái trống được nhân hoá Có hai khổ thơ kết thức bằng câu hỏi tu
từ có yếu tố đối thoại đặt ở giữa bài Khổ thứ nhất hỏi cái trống, khổ thứ hai hỏi mọi người Những hình ảnh gợi cảm : Trống nằm ngẫm
nghĩ, lặng ImỊ Nghiêng đầu trên giá
- Giọng đọc : Như những bài thơ khác cùng thể thơ Đọc rõ ràng, hơi nhấn giọng, ngắt hơi sau các âm : Tùng ! Tùng ! Tùng ! Tùng ! Tùng !
2 BÀI THAM KHẢO
Trong năm học, cái trống trường là một đồ vật được ding cần thiết, thường xuyên của nhà trường Nó cũng là bạn thân của học sinh Sự có mặt của cái trống thể hiện chủ yếu ở việc làm của nó, tức là âm thanh
phát ra (tùng, tùng, tùng ) do con người tác động đến thân thể nó, cụ
thể là mặt trống
Điều khác thường của bài thơ là nói đến cái trống đang rỗi rãi Suốf
ba tháng liền | Trống năm ngâm nghĩ khi cùng nghỉ hè với các em học
Trang 40sinh Bài thơ là lời chuyện trò thủ thỉ của em học sinh với cái trống khi
gặp lại nhau vào đầu năm học mới : |
Buồn không hỏ trống
Trong những ngùy hè
Bon minh di vang
Chi con tiéng ve ? | Những từ miêu tả trạng thái của cái trống theo hướng nhân hoá
như : nằm ngẫm nghĩ, nghiêng đầu lặng im trên giá làm tăng thêm tình
cảm mến trọng của các em đối với một loại đồ ding thân thiết trong nhà
trường từng giúp các em rất nhiều trong quá trình học tập Đó cũng là
tình cảm mến thương, trân trọng mái trường
Tác giả chỉ dành ra một khổ thơ ở cuối bài để nói đến cái trống đang
làm việc : Vờo năm học mới | Giọng vang tưng bừng Có lẽ là ông thấy mình viết về cái trống đang nghỉ ngơi thì hay hơn, có phải không các bạn ?
Chúng ta hãy tham khảo lời tâm sự của tác giả : “Làm thơ cần phải
chọn được những hình ảnh gần gũi, thân thiết nhưng phải thật đặc trưng ( ) Thời đi học của bác không có những thứ đầy đủ như học sinh bây
giờ, chỉ có tiếng trống là âm thanh đọng lại nhiều nhất trong hồi ức đi học của bác Vui lắm mỗi dịp khai trường, trống kêu “tùng, tùng, tùng”, giòn
lắm, náo nức lắm Cái trống biết buồn vui, thậm chí phấn khởi nữa, là
do bác tưởng tượng ra.” (Trò chuyện uới nhà uăn có tác phẩm trong sách giáo khoa tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010)
BÀI THƠ CÔ GIÁO LỚP EM CỦA NGUYÊN XUÂN SANH
Tiếng Việt 2, tập một, trang 60
Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ !”
Cô mỉm cười thật tươi
4]