Theo bảng 3.10 (tr.44) cho thấy: HATB tr−ớc gây tê ở nhóm I là 92,17 ± 10,34mmHg; ở nhóm II là 91,79 ± 11,67mmHg. Sự khác nhau HATB giữa hai nhóm tr−ớc gây tê không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. HATB sau gây tê ở tất cả các thời điểm giữa 2 nhóm cũng khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
ở thời điểm 2,4,6 phút sau GTTS so với tr−ớc gây tê HATB của nhóm I giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01; từ phút 8 đến phút 15 giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. còn ở nhóm II ở thời điểm 2,4, phút sau GTTS so với tr−ớc gây tê HATB giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 từ phút 6 đến phút 15 giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
ở các thời điểm từ phút 20 sau gây tê đến mổ xong so với tr−ớc gây tê, HATB cả 2 nhóm đều giảm nh−ng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Tuy HATB sau gây tê ở tất cả các điểm ghi nhận đều giảm so với huyết áp trung bình tr−ớc gây tê nh−ng vẫn nằm trong giới hạn bình th−ờng.
Tạ Duy Hiền [7] cho thấy HATB giữa hai nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. HATB sau GTTS so với tr−ớc gây tê giảm rõ rệt, có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Theo Lại Xuân Vinh[23], HATB tr−ớc gây tê của hai nhóm nghiên cứu là t−ơng đ−ơng nhau. Sau gây tê tác giả ghi nhận HATB tụt nhanh nhất ở phút 5, Sự tụt huyết áp này so với tr−ớc gây tê có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và sự tụt huyết áp giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Từ phút thứ 30 trở đi huyết áp trở về bình th−ờng và ổn định cho đến kết thúc cuộc mổ.
Nguyễn Ngọc T−ờng [17] ghi nhận: HATB sau gây tê giữa 2 nhóm từ phút thứ 2,5 đến phút 20 sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Từ phút 30 đến kết thúc mổ giữa hai nhóm sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Đồng thời nhóm đơn thuần HATB bắt đầu tăng còn nhóm kết hợp vẫn giảm ch−a trở về HATB ban đầu tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn bình th−ờng so với tr−ớc gây tê, tác giả ghi nhận HATB giữa hai nhóm giảm đều từ phút thứ ba trở đi.
Các tác giả Bùi Quốc Công [3], Lại Xuân Vinh [23] ghi nhận huyết áp giảm ở các phút 10, 15, 20. Từ những kinh nghiệm trên chúng tôi thực hiện truyền tr−ớc 500 ml NaCl 0,9% nhằm hạn chế tụt huyết áp sau gây tê.
Rosaeg OP và cộng sự [64] nghiên cứu 35 bệnh nhân bỏng bằng dùng bupivacain kết hợp với clonidin ở các liều 0,25μg; 0,5μg; 1μg; 2μg/kg thể trọng. Tác giả nhận thấy HATB các nhóm dùng liều từ 1μg trở xuống không khác nhóm dùng bupivacain đơn thuần, trong khi nhóm dùng clonidin 2μg/kg thể trọng thì HATB giảm rõ rệt.
Kan RK. [51] cũng dùng liều clonidin 2μg/kg thể trọng kết hợp thuốc tê ông nhận thấy HATB giảm 54%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi với liều bupivacain 0,12μg/kg kết hợp với clonidin 40μg/kg, cho thấy sự thay đổi HATB khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Nh− vậy, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu dùng clonidin liều từ 1 μg/kg trở xuống.