HATTr là biểu hiện sức cản thành mạch máu và đóng mở van động mạch chủ. Nó biểu hiện sức cản ngoại vi mà cơ tim cần phải v−ợt qua để tống máu ra khỏi động mạch.
Bảng 3.11(tr.45) cho thấy: HATTr tr−ớc GTTS của nhóm I là 75,58 ± 11,72mmHg; của nhóm II là 74,94 ± 12,37mmHg.
- HATTr của 2 nhóm giữa tr−ớc và sau gây tê khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Cả 2 nhóm HATTr trung bình ở tất cả các thời điểm sau gây tê đều giảm so với tr−ớc gây tê. Vào các thời điểm 2,4,6,8 phút sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,01, ở nhóm I sự giảm có ý nghĩa này còn kéo dài tới phút 15 . ở thời điểm phút thứ 20 sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, sau 30 phút kết thúc mổ HATTr dần trở lại bình th−ờng, nhóm II trở về bình th−ờng sớm hơn .
Giữa hai nhóm huyết áp đều giảm sau gây tê, nhóm I HATTr giảm nhiều hơn so với nhóm I nh−ng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Điều này giải thích khi phối hợp với clonidin vì clonidin là thuốc hạ huyết áp nên ít nhiều cũng gây tác dụng phụ.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc T−ờng [17] thì từ phút 20 trở đi nhóm dùng bupivacain đơn thuần HATTr dần trở về bình th−ờng nh−ng nhóm bupivacain phối hợp với clonidin thì HATTr vẫn ch−a trở về mức bình th−ờng sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả t−ơng tự. Nguyên nhân có thể do cơ địa sản phụ có sự thay đổi trong quá trình mang thai nên sự đáp ứng với clonidin
Theo Dan Benhamou [41] dùng liều 6mg bupivacain 0,5% tỷ trọng cao kết hợp với 15μg hoặc 30μg clonidin /bệnh nhân thấy huyết động không khác so với nhóm dùng bupivacain đơn thuần. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trên.