Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
1,06 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011-2015)
ĐỀ TÀI:
TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
TS. Phạm Văn Beo
Lâm Thị Trinh Nhân
MSSV: 5115915
Lớp: Luật tư pháp 2 – Khóa 37
CẦN THƠ - 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong gần bốn năm đại học, mang bên mình những tình cảm gia đình, người thân
và bên cạnh đó là những tình yêu thương của quý Thầy Cô và bạn bè, đó là nghị lực giúp
em vượt qua những khó khăn trong thời gian hoàn thành khóa học.
Quan trọng hơn hết, trong khoảng thời gian học tập ở dưới mái trường Đại học
Cần Thơ và dưới ngôi nhà chung Khoa Luật em đã có những kiến thức vô cùng quý giá
mà Thầy Cô đã tận tình truyền đạt lại cho em, giúp em trao dồi những kiến thức cho bản
thân. Đầu tiên, em xin cảm ơn quý Thầy Cô trong Ban lãnh đạo khoa cũng như tất cả
Thầy Cô Khoa Luật- Trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng giảng dạy, chỉ dẫn em qua
từng môn học, đã giúp em lĩnh hội những kiến thức, chính sự hết lòng của Thầy Cô đã
cho em thêm nhiều quyết tâm trong việc học tập. Và sự tận tụy ấy đã mang đến cho em
những hành trang vô giá cho em thêm vững bước vào đời và vững vàng trên con đường
sự nghiệp ở tương lai. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy
Phạm Văn Beo đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Cuối
cùng, em xin gửi lời cảm ơn các anh chị và các bạn cùng khóa đã cùng em chia sẻ những
khó khăn trong học tập, cũng như chia sẻ cho em những kiến thức học được, giúp đỡ em
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu đề tài và kiến thức bản thân có hạn nên luận
văn người viết không tránh khỏi những thiếu sót. Nhưng với sự cố gắng và nổ lực của
người viết, hi vọng luận văn sẽ góp một phần tích cực trong thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự. Người viết mong nhận được sự góp ý kiến từ phía Thầy Cô và các bạn để người
viết hoàn thành đề tài đầy đủ hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Người viết
Lâm Thị Trinh Nhân
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Giảng viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Hội đồng phản biện
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
CQĐT: Cơ quan điều tra
CSĐT: Cảnh sát điều tra
CTTP: Cấu thành tội phạm
TAND: Tòa án nhân dân
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................. 1
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................................. 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 2
5. Bố cục của luận văn ........................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI
KHÁC.............................................................................................................................. 3
1.1 Khái quát chung về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người .................. 3
1.1.1 Khái niệm chung về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác ..... 3
1.1.1.1 Khái niệm về nhân phẩm, danh dự............................................................... 3
1.1.1.2 Khái niệm về tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người ................ 5
1.1.1.3 Đặc điểm của tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người ...................... 6
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác ... 9
1.1.2.1 Mặt khách thể của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác…..9
1.1.2.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác.... 9
1.1.2.3 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác ..... 10
1.1.2.4 Mặt chủ thể của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác ........ 11
1.2 Khái chung về tội làm nhục người khác ...................................................................... 13
1.2.1 Khái niệm về tội làm nhục người khác trong luật hình sự Việt Nam hiện
hành ........................................................................................................................... 13
1.2.1.1 Khái niệm hành vi làm nhục người khác.................................................... 13
1.2.1.2 Khái niệm tội làm nhục người khác ........................................................... 13
1.2.2 Đặc điểm của tội làm nhục người khác .......................................................... 14
1.2.3 Nguyên nhân của tội làm nhục người khác ................................................... 16
1.3 Lịch sử của pháp luật Việt Nam về tội làm nhục người khác............................ 18
1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng tám năm 1945 ........................................ 18
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời ...... 20
1.3.3 Giai đoạn 1985 đến nay ................................................................................... 21
1.4 Ý nghĩa của việc quy định tội làm nhục người khác trong luật hình sự Việt
Nam ............................................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC............................................................................................27
2.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội làm nhục người khác............................................ 27
2.1.1 Mặt khách thể của tội làm nhục người khác................................................. 29
2.1.2. Mặt khách quan của tội làm nhục người khác............................................. 30
2.1.3 Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác.................................................. 35
2.1.4 Mặt chủ thể của tội làm nhục người khác..................................................... 36
2.2 Hình phạt đối với tội làm nhục người khác ............................................................ 38
2.2.1 Hình phạt chính của tội làm nhục .................................................................. 38
2.2.1.1 Phạm tội làm nhục người khác có tình tiết định khung hình phạt theo
khoản 1, Điều 121 BLHS ....................................................................................... 39
2.2.1.2 Phạm tội làm nhục người khác trong trường hợp quy định tại khoản 2, điều
121 BLHS ............................................................................................................... 39
2.2.2 Hình phạt bổ sung của tội làm nhục được quy định tại khoản 3 Điều 121 Bộ
luật hình sự hiện hành.............................................................................................. 44
2.3 So sánh tội làm nhục người khác với một số tội khác trong Bộ luật hình sự
Việt Nam ....................................................................................................................... 45
2.3.1 So sánh tội làm nhục người khác với tội vu khống người khác ................... 45
2.3.2 So sánh tội làm nhục người khác với tội hành hạ người khác..................... 46
2.3.3 So sánh tội làm nhục người khác với tội bức tử............................................ 48
2.3.4 So sánh tội làm nhục người khác với các tội: tội làm nhục người chỉ huy
hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới và tội làm nhục đồng đội............................. 49
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI
LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC………………………………………………………………..51
3.1 Tình hình tội làm nhục người khác ở Việt Nam ................................................. 51
3.2 Bất cập trong việc xử lý tội làm nhục người khác .............................................. 55
3.2.1 Bất cập từ quy định của pháp luật hình sự..................................................... 55
3.2.2 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật hình sự ..................................................... 57
3.2.3 Những bất cập khác ......................................................................................... 62
3.2.3.1 Bất cập về tâm lý xã hội, giáo dục đạo đức................................................ 62
3.2.3.2 Bất cập về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ................ 63
3.2.3.3 Bất cập về công tác hoà giải ở cơ sở .......................................................... 65
3.2.3.4 Bất cập từ các cơ quan bảo vệ pháp luật .................................................... 65
3.3 Các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ..................... 66
3.3.1 Giải pháp về pháp luật hình sự ....................................................................... 66
3.3.2 Giải pháp áp dụng luật hình sự....................................................................... 69
3.3.3 Các giải pháp khác........................................................................................... 70
3.3.3.1 Đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, giáo dục đạo đức, văn hóa, xây dựng lối
sống mới, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người ....................................... 70
3.3.3.2 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con
người và tội làm nhục người khác ......................................................................... 72
3.3.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở ............................................. 73
3.3.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa
án về tội làm nhục người khác................................................................................ 74
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp
luật nói chung và luật hình sự nói riêng bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của họ; vì đó là vấn đề có ý nghĩa hàng đầu
đối với con người.
Trong những năm qua, đất nước ta đang trên đà phát triển và đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành tựu lớn nhất mà nước ta đạt được
trong quá trình hội nhập là nền kinh tế từng bước tăng vọt; công nghiệp hóa, hiện đại
hóa được đẩy mạnh; quan hệ quốc tế được mở rộng; vị thế đất nước trên trường quốc tế
không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được; trong thời gian qua đã nảy
sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội. Trong đó có nhiều vấn đề phát sinh gây nhức
nhói trong xã hội liên quan đến việc xâm phạm nghiêm trọng quyền con người. Tình
hình tội phạm diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt là các tội xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác. Trong đó có tội làm nhục người
khác. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác đã đặt ra nhiều vấn đề
vướng mắc đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu để giải quyết như khái niệm,
những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội làm nhục người khác, nguyên nhân, điều kiện
của tội làm nhục người khác… Về mặt lý luận, xung quanh vấn đề đấu tranh, phòng
chống tội phạm làm nhục người khác vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tội làm nhục người khác trong luật hình sự
Việt Nam” mang tính cấp thiết, không những về lý luận mà còn là đòi hỏi của thực tiễn
hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nội dung của đề tài là về mặt lý luận của tội làm nhục người khác là một trong
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Người viết
chọn đề tài này với mục tiêu là nhằm hiểu sâu hơn về tội làm nhục người khác, từ đó
giúp ta tìm ra những bất cập và đóng góp xây dựng những bất cập đó. Đề ra những giải
pháp nhằm đấu tranh có hiệu quả trên thực tế và những giải pháp hoàn thiện hơn quy
định của pháp luật.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
1
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài ở hai góc độ là những quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng những quy định của tội làm nhục người
khác.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và pháp luật đấu tranh phòng
chống tội phạm nói chung và tội làm nhục người khác nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu như chứng minh vận dụng để đối chiếu với các quy
định của pháp luật có liên quan. Cùng với các phương pháp phân tích luật viết, so sánh,
tổng hợp, thống kê để trình bày các vấn đề hệ thống hơn và chính xác dễ hiểu.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần muc lục, lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, người viết đã chia
luận văm làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tội làm nhục người khác.
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội làm nhục người
khác.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục
người khác.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
2
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI LÀM NHỤC
NGƯỜI KHÁC
Ngày nay tình hình về xâm hại danh dự, nhân phẩm con người, đặc biệt là làm
nhục người khác xảy ra trên hầu hết mọi vùng, miền của đất nước với mức độ ngày một
nghiêm trọng. Đó là tội phạm ít nghiêm trọng nhưng vấn đề xâm hại danh dự, nhân
phẩm con người và nhất là hành vi làm nhục người khác ngày nay phổ biến với nhiều
đối tượng mà ta khó có thể dự đoán trước được, chúng xâm hại bằng nhiều hình thức và
nhiều con đường như thông qua mạng xã hội, báo chí… Người phạm tội xâm hại không
chỉ đến chính người bị hại mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình, người thân của
họ, hậu quả để lại không chỉ ở thời điểm người bị hại bị làm nhục mà còn tồn tại mãi
trong đời của họ và họ có đủ mạnh mẽ để đứng lên hay mặc cảm dẫn đến lẫn trách cuộc
sống, đó là một vấn đề không nhỏ. Do đó, để tìm hiểu tội làm nhục người khác, trước
hết phải có cái nhìn tổng thể về loại tội phạm này, những khái niệm cùng những nguyên
nhân dẫn đến tội phạm và con đường mà loại tội phạm này phát triển cũng như lịch sử
từ khi được pháp luật điều chỉnh đến ngày nay.
1.1 Khái quát chung về tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
1.1.1 Khái niệm chung về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác
1.1.1.1 Khái niệm về nhân phẩm, danh dự
Nhân cách, đạo đức, danh dự của một con người gọi chung là “nhân phẩm”.
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác,
nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người, còn được gọi là phẩm giá. Người
có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn
thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy
tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ. Người có nhân phẩm được mọi người đánh giá cao và
được kính trọng. Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh
giá thấp, bị coi thường và khinh rẻ, bị tố cáo và lên án.
Mỗi con người chúng ta luôn có những phẩm chất nhất định. Những phẩm chất
này làm nên giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm. Một tự điển định nghĩa nhân phẩm là
“phẩm chất và giá trị con người”. Vì vậy, nhân phẩm bao hàm cách chúng ta nghĩ về
mình và cách người khác đối xử với chúng ta. Có nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến
cảm nghĩ của chúng ta về bản thân. Trong đó, cách người khác suy nghĩ hoặc đối xử
với chúng ta tác động lớn đến cảm nhận của chúng ta về giá trị của mình trong đời sống
hằng ngày.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
3
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Trong cuộc sống, đa số mọi người đều ý thức quan tâm, giữ gìn nhân phẩm của
mình nhưng cũng có những kẻ coi thường nhân phẩm của chính mình, của người khác,
có suy nghĩ và hành vi ngược lại với lợi ích công cộng. Trong khi nhân cách là tư cách
và phẩm chất con người; thì đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã
hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.
Và danh dự, là sự coi trọng dư luận xã hội dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp.
Danh dự con người là yếu tố về tinh thần bao gồm phẩm giá, giá trị, sự kính
trọng của những người xung quanh, của xã hội đối với người đó. Danh dự của một con
người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và
thành tích mà người đó có được qua những năm tháng của cuộc đời và được xã hội
đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Và danh dự
của con người còn là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của các cá
nhân, vì một con người có danh dự không chỉ biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân phải
biết làm cho nhân phẩm của mình được xã hội công nhận thông qua hoạt động cống
hiến không mệt mỏi của cá nhân cho xã hội.
Danh dự là một khái niệm rộng gắn liền với một cá nhân hoặc một tổ chức nhất
định. Danh dự của một cá nhân bao gồm các yếu tố sau:
- Lòng tự trọng: tức là sự tự đánh giá mình, tự ý thức về giá trị, vị trí của mình
trong xã hội (chà đạp lên lòng tự trọng của người khác chính là xúc phạm đến danh dự
của người đó).
- Uy tín: chính là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá
nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức,
một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo. Trong danh dự có uy tín, phá
hoại uy tín cũng chính là phá hoại danh dự.
Ngoài ra có thể hiểu danh dự bao gồm cả nhân phẩm. Nhân phẩm là phẩm giá
con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người. Chà đạp
lên nhân phẩm của người khác cũng là xúc phạm đến danh dự người đó.
Mặc dù nhân phẩm cũng là một yếu tố của danh dự, song giữa danh dự và nhân
phẩm cũng có những điểm khác nhau nhất định:
Nếu danh dự được hình thành qua nhiều năm tháng của cuộc đời và được xã hội
đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa thì nhân phẩm
lại có từ khi con người mới sinh ra. Danh dự có thể của một cá nhân hay tổ chức, nhưng
nhân phẩm chỉ là một khái niệm được áp dụng đối với cá nhân. Mặc dù danh dự của
một con người được hình thành từ những hành vi và cách cư xử, từ công lao và thành
tích của người đó có được qua nhiều năm tháng của cuộc đời và được thừa nhận, nhưng
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
4
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
mọi người dân đều có quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm như nhau không phân
biệt vào công lao, công tác và những đặc điểm riêng của người có quyền; những người
không có năng lực hành vi dân sự, những người mất năng lực hành vi dân sự cũng có
quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm như mọi cá nhân khác. Khi biết giữ gìn danh dự
của mình, các cá nhân có được sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không làm điều
xấu. Đó chính là ý nghĩa quan trọng của danh dự.1
Cũng giống như những quyền khác của con người, quyền được bảo vệ danh dự
và nhân phẩm của cá nhân chấm dứt khi cá nhân đó chết. Tuy nhiên, cũng có trường
hợp vì lợi ích của xã hội đòi hỏi phải phục hồi danh dự và nhân phẩm cho một cá nhân
mặc dù cá nhân đó đã chết.
Xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm thường thể hiện bằng cách: Dùng những
lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ, khinh bỉ để làm nhục người khác hoặc gán
một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về
người đó. Sự đánh giá sai sự thật không phụ thuộc vào việc người đưa ra những tin tức
đó vô tình hay cố ý. Tiêu chuẩn để đánh giá những sự việc nêu ra là xấu xa hay không
xấu xa là những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, tính chất nghiêm
trọng của những tin tức đưa ra có thể khác nhau tùy theo nhân thân của người bị hại. Và
xã hội cũng như pháp luật cần có những biện pháp để bảo vệ nhân phẩm và danh dự
con người.
1.1.1.2 Khái niệm về tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người
Khái niệm tội phạm là một trong hai vấn đề quan trọng của luật hình sự. Bởi vì
khi nói đến luật hình sự là nói đến tội phạm và hình phạt. Thiếu một trong hai nội dung
đó thì không còn là luật hình sự nữa. Trong hai nội dung cơ bản đó, tội phạm là chế
định trung tâm phản ánh đậm nét bản chất của một chế độ, một Nhà nước.
Khái niệm tội phạm lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985
và được hoàn thiện trong Bộ luật hình sự năm 1999. Khoản 1, Điều 8 BLHS năm 1999
quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
1
Phạm Kim Anh, Về quy định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong Bộ luật dân
sựu Việt Nam và hướng hoàn thiện. Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3, 2001.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
5
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh
vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.2
Tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm
phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm”.3 Để thể chế hóa quy định của Hiến
pháp, Bộ luật hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã xây
dựng một chương quy định những hành vi phạm tội cụ thể trên cơ sở kế thừa những
quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, có sự phát triển về mặt kỹ thuật lập pháp và
tổng kết thực tiễn đấu tranh chống các tội phạm. Các quy định của tội phạm được xây
dựng với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, rõ ràng, các điều kiện cụ thể phù hợp với cách
phân loại tội phạm và tương ứng với mức và loại hình phạt thích đáng khi có sự xâm
phạm đến quyền được sống, quyền được bảo vệ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
công dân.
Như vậy có thể hiểu, các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền được tôn
trọng về nhân phẩm, danh dự của con người.
1.1.1.3 Đặc điểm của tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
Cũng như những nhóm tội khác, nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
con người cũng có những đặc điểm của tội phạm như:
- Tính nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất quyết định những
dấu hiệu khác của tội phạm.
Nguy hiểm cho xã hội với nội dung đầy đủ còn có nghĩa người có hành vi gây
thiệt hại hoặc đe doa gây thiệt hại cho danh dự, nhân phẩm của công dân phải có lỗi.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người không
những là căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm với những hành vi vi phạm khác mà
còn là cơ sở để đánh gía mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm tội và qua
đó giúp cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự được chính xác.
-
2
3
Tính có lỗi
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Điều 8, khoản 1.
Hiến pháp năm 2013, Điều 20.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
6
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Theo quan niệm thống nhất của lý luận hình sự, lỗi là thái độ chủ quan của một
người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi đó thể
hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.4
Trong nhóm tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của công dân, thì lỗi là thái độ
chủ quan của con người đối với hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dư, nhân phẩm
của người khác, đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả của hành vi đó
thường thể hiện dưới dạng cố ý. Người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi
gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của
chủ thể trong khi có đủ điều kiện quyết định xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Xử sự của người bình thường bao giờ cũng là sự thống nhất của yếu tố khách
quan và chủ quan. Hai mặt khách quan và chủ quan của tội phạm có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Không thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không có lỗi của người
phạm tội. Chính vì tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúc phạm danh dự và nhân
phẩm của công dân đã bao gồm cả tính có lỗi cho nên có ý kiến cho rằng không thể coi
tính có lỗi độc lập với dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội.5
- Tính trái pháp luật hình sự
Việc quy định tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu của tội phạm không những
là cơ sở đảm bảo cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất, đảm
bảo quyền dân chủ của công dân khỏi bị xâm phạm bởi hành vi xử lý tùy tiện mà còn là
dộng lực thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung, sửa đổi luật theo sát sự thay đổi
của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội. Tính trái pháp luật hình sự tuy chỉ là dấu hiệu về
mặt hình thức pháp lí nhưng vẫn có tính độc lập tương đối và có ý nghĩa quan trọng.
Nếu bỏ qua tính trái pháp luật hình sự vì chỉ coi trọng tính nguy hiểm cho xã hội sẽ dẫn
đến việc tùy tiện trong việc định danh tội phạm. Nhưng nếu quá coi trọng tính trái pháp
luật hình sự sẽ dẫn đến tình trạng xác định tội phạm một cách hình thức, máy móc. Hai
dấu hiệu, tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự có mối quan hệ biện
chứng của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Kết hợp tính nguy hiểm cho xã hội
và tính trái pháp luật hình sự mới có thể nhận thức được tính trái pháp luật hình sự một
cách đầy đủ.
- Tính phải chịu hình phạt
Tính chịu hình phạt được coi là dấu hiệu của tội phạm vì nó được xác định bởi
chính những thuộc tính khách quan bên trong tội phạm. Chỉ có hành vi phạm tội mới
4
TS, Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam quyển 1 (phần chung), Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội, 2009,
tr.121.
5
Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, NXb CAND, Hà Nội, 1991, tr.12
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
7
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
chịu biện pháp trách nhiệm là hình phạt; không có tội phạm thì cũng không có hình
phạt.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được coi là một trong những
mục tiêu quan trọng của Bộ luật Hình sự. Những quyền con người được pháp luật nói
chung và luật hình sự nói riêng bảo vệ là quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Vì vậy, Bộ luật Hình sự đã quy định một
phần riêng biệt gồm 30 điều quy định các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm của con người tại Chương 12. Về thứ tự, Chương 12 chỉ nằm sau
Chương quy định các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia trong Phần Các tội phạm
của Bộ luật Hình sự chứng tỏ tính chất quan trọng của khách thể mà luật bảo vệ. 6
Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi cố ý
xâm phạm đến quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự của con người.
Nhóm tội xâm phạm nhân phẩm và danh dự:
-
Tội hiếp dâm;
-
Tội hiếp dâm trẻ em;
-
Tội cưỡng dâm;
-
Tội cưỡng dâm trẻ em;
-
Tội giao cấu với trẻ em;
-
Tội dâm ô đối với trẻ em;
-
Tội lây truyền HIV cho người khác;
-
Tội cố ý truyền HIV cho người khác;
-
Tội mua bán phụ nữ;
-
Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em;
-
Tội làm nhục người khác;
-
Tội vu khống.
Do đối tượng tác động của tội phạm là con người và tầm quan trọng của các
quan hệ xã hội cần bảo vệ, nên chính sách hình sự và đường lối xử lý của Nhà nước đối
với các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là rất nghiêm khắc. Trong 12
tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người được quy định tại chương XII Bộ luật
6
Công ty luật Minh Khuê, Một số vấn đề cần lưu ý khi bào chữa các vụ án về tính mạng sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm,
http://luatminhkhue.vn/hinh-su-1/mot-so-van-de-can-luu-y-khi-bao-chua-cac-vu-an-ve-tinh-mang-suc-khoe,danh-du-va-nhan-pham.aspx. [truy cập ngày 25/7/2014]
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
8
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
hình sự năm 1999, thì có năm tội ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng có mức cao nhất của
khung hình phạt từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (trong đó có
hai tội có mức hình phạt cao nhất là tử hình ở Điều 111 và Điều 112; có ba tội có mức
tối đa là tù chung thân ở Điều 114, 118 và 120). Có hai tội rất nghiêm trọng có hình
phạt từ 7 năm đến 15 năm ở Điều 115 và Điều 116. Có một tội có mức hình phạt cao
nhất là 03 năm tù thuộc tội ít nghiêm trọng ở điều 121. Đặc biệt có một tội vừa có thể là
tội nghiêm trọng nhưng cũng có thể là tội rất nghiêm trọng vì có khung hình phạt cao
nhất từ 7 năm đến 18 năm tù thuộc tội quy định ở điều 113. Và có một tội vừa là tội
nghiêm trọng nhưng cũng có thể là tội đặc biệt nghiêm trọng vì có khung hình phạt cao
nhất từ 5 năm đến 20 năm.
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác
1.1.2.1 Mặt khách thể của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại. Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách
thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong điều 8
BLHS. Tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người đều gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại đến danh dự và nhân phẩm người khác nhưng nội dung của sự gây
thiệt hại này hoàn toàn không giống nhau.7
Khách thể của nhóm tội này là một trong những khách thể quan trọng nhất trong
số các nhóm khách thể được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền được bảo vệ và tôn trọng
về danh dự, nhân phẩm. Mà đối tượng tác động ở đây là con người (đang sống). Có
nghĩa là con người đã bắt đầu sự sống: là thời điểm đứa trẻ được sinh ra và tồn tại độc
lập với người mẹ tiếp nhận những yếu tố vật chất (oxi, thức ăn…); thời điểm kết thúc
sự sống là thời điểm xảy ra cái chết về mặt sinh học (tắt thở, tim ngừng đập). Như vậy,
thai nhi và tử thi không phải là đối tượng tác động. Thai nhi gắn với sức khỏe của người
mẹ còn tử thi thì gắn với trật tự công cộng. Nếu đối tượng là người đã chết thì bị can, bị
cáo có thể phạm tội chưa đạt. Một số điều luật thì nhà làm luật còn mô tả độ tuổi đối
tượng tác động.
Ví dụ: giao cấu với tử thi không phải là tội hiếp dâm mà là tội xâm phạm trật tự
công cộng.
1.1.2.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Bất cứ tội phạm nào kể cả tội phạm xâm phạm danh dự nhân phẩm con người
cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực
7
Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội, 2003, tr.62.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
9
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
tiếp nhận biết được. Đó là: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy
hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện
bên ngoài của hành vi phạm tội. Như vậy, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên
ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên
ngoài thế giới khách quan.
Không phải tất cả các biểu hiện của mặt khách quan đều được phản ánh là dấu
hiệu của cấu thành tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của
tội phạm, không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội phạm và
do vậy cũng không có tội phạm.
Trong mặt khách quan của tội xâm phạm danh dự nhân phẩm con người, hành
vi khách quan là biểu hiện cơ bản. Hành vi khách quan của tội phạm xâm phạm danh
dự nhân phẩm được thực hiện qua hành động. Hành động là hình thức của hành vi
khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm,
gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật
cấm.
Hành động có thể là tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm
thông qua ngôn ngữ (lời nói, chữ viết) hoặc thông qua phương tiện, công cụ phạm tội.
Đây là nhóm tội phạm cấu thành hình thức. Hành vi khách quan là hành vi kép. Trên
thực tế hành vi phạm tội diễn ra hết sức đa dạng và phong phú phù hợp với từng loại tội
phạm. Nhưng nhìn chung đó là hành vi có khả năng xâm phạm trực tiếp đến nhân
phẩm, danh dự con người.
Hậu quả của những hành vi phạm tội là những thiệt hại gây ra cho danh dự, nhân
phẩm của con người thể hiện dưới dạng thiệt hại về tinh thần. Những thiệt hại về tinh
thần hay lợi ích phi vật chất thì không thể định lượng như thiệt hại về vật chất. Hậu quả
này không phải là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các cấu thành tội phạm của nhóm tội này
nên không bắt buộc hậu quả xảy ra.
Các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm không
là dấu hiệu bắt buộc trong các cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, các dấu hiệu này thường được xác định làm dấu hiệu định khung tăng nặng của
những tội phạm cụ thể.
1.1.2.3 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Lỗi của cấu thành tội phạm của tất cả các cấu thành tội phạm của nhóm tội này
đều là lỗi cố ý (trực tiếp). Lỗi cố ý là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
10
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
nguy hiểm của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (Điều 9 BLHS). Từ định
nghĩa này có thể rút ra những dấu hiệu sau của lỗi cố ý trực tiếp:
- Về lí trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó.
- Về ý chí: người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh.
Ở các nhóm tội khác có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả của tội phạm là dấu
hiệu bắt buộc cho nên người cố ý trực tiếp phạm tội không những nhận thức được tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà ngay khi thực hiện hành vi cũng đã
thấy trước hậu quả của nó. Việc kiểm tra ý chí của người phạm tội đối với hậu quả đã
thấy trước là điều cần thiết để cá thể khẳng định được có cố ý trực tiếp hay không.
Ở nhóm tội xâm phạm danh dự nhân phẩm thuộc nhóm tội có cấu thành tội
phạm hình thức nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc cho
nên việc xác định ý chí đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội không được đặt ra. Muốn
xác định người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp chỉ cần xác định người đó đã nhận thức
được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi đó. Do vậy
vấn đề có thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra khi xem xét lí trí
của người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.
Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người, Bộ luật hình sự quy định
động cơ và mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tăng nặng ở một số
cấu thành tăng nặng như: động cơ đê hèn; vì mục đích mại dâm, để đưa ra nước ngoài
(điểm a, điểm đ khoản 2 điều 119 tội mua bán phụ nữ); vì mục đích vô nhân đạo (điểm
g, khoản 2 điều 120 tội mua bán đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em).
1.1.2.4 Mặt chủ thể của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện hành chỉ có thể là con
người cụ thể, ở nhóm tội xâm phạm danh dự nhân phẩm cũng không ngoại lệ. Quan
niệm về chủ thể của tội phạm như vậy mới phù hợp với nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc
trách nhiệm cá nhân của luật hình sự cũng như mới phù hợp với mục đích giáo dục, cải
tạo của việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự. Pháp nhân không thể là chủ thể
của tội phạm.8 Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm khi
thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự. Tội phạm theo luật hình sự Việt
Nam phải có lỗi. Do vậy, chỉ những người có điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm.
8
Lê Cảm, Trách nhiệm hình sự của pháp nhân, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3,
2000.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
11
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Người có đủ điều kiện để có lỗi, để có thể trở thành của thể của tội phạm phải là
người có năng lực trách nhiệm hình sự. Đó là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội
của hành vi theo đòi hỏi tất yếu của xã hội.
Chủ thể của tội xâm phạm danh dự nhân phẩm công dân là người có năng lực
trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội xúc phạm
danh dự nhân phẩm công dân.
- Năng lực trách nhiệm hình sự
Người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam là người đã
đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 BLHS) và không thuộc trường hợp ở
trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13 BLHS).
Nhưng vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự trong tình trạng say rượu hoặc chất
kích thích mạnh khác thì pháp luật hình sự quy định: “Người phạm tội trong tình trạng
say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình
sự”. Như vậy, ta có thể thấy được tính nghiêm minh của pháp luật, người phạm tội
không thể lợi dụng tình trạng say mà xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác để
không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Con người không phải bẩm sinh đã có năng lực trách nhiệm hình sự. Năng lực
trách nhiệm hình sự là năng lực của tự ý thức được hình thành trong quá trình phát triển
của cá thể về mặt tự nhiên và xã hội. “Chỉ trong tự ý thức, con người mới tách mình và
tự độc lập với thế giới xung quanh, xác định vị trí của mình trong quan hệ tự nhiên và
xã hội. Từ đó hình thành nên những cá nhân, chịu trách nhiệm về hành vi của mình”.9
Ở Việt Nam, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và trên cơ sở
tham khảo kinh nghiệm của các nước khác, Nhà nước ta đã xác định trong BLHS tuổi
14 là tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi 16 là tuổi năng lực trách
nhiệm hình sự đầy đủ. Điều 12 BLHS quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chua đủ 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng”.
Chủ thể của tội phạm trong nhóm tội này nhìn chung là chủ thể thường. Về độ
tuổi, thì tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm thì mới xác định chính xác tuổi
chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Ngoài hai dấu hiệu trên, chủ thể của một
tội phạm ở nhóm tội này đòi hỏi phải có thêm một số dấu hiệu đặc biệt khác, vì chỉ khi
9
Nhóm tác giả, Triết học Mác- Lênin, Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nxb.Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội,
1983, Tr.75.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
12
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
có những dấu hiệu đó chủ thể mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội của những
tội này. Những dấu hiệu này khi được quy định trong cấu thành tội phạm thì trở thành
dấu hiệu bắt buộc và có ý nghĩa trong việc định tội.
Ví dụ: Các đặc điểm về tuổi, ở tôi giao cấu với trẻ em (Điều 115, BLHS)
1.2 Khái quát chung về tội làm nhục người khác
1.2.1 Khái niệm về tội làm nhục người khác trong luật hình sự Việt Nam hiện
hành
1.2.1.1 Khái niệm hành vi làm nhục người khác
Trong cuộc sống hằng ngày thường xảy ra nhiều hành vi có tính chất làm nhục
người khác vì hành vi đó xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Nếu chỉ là
những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa nhau ở đám đông, đổ
nước bẩn vào nhau hoặc trong quán nhậu cãi nhau rồi hắt bia, rượu vào mặt nhau thì
không phải là tội phạm, mà tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính. Nhưng hành
vi đó còn phát triển mạnh hơn, làm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự
của đối phương thì có thể sẽ trở thành tội phạm của tội làm nhục người khác.
Như vậy, làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân
phẩm của người khác bằng lời nói, bằng hành động, sức mạnh, uy quyền.
1.2.1.2 Khái niệm tội làm nhục người khác
Tội làm nhục người khác có mối quan hệ chặt chẽ với danh dự, nhân phẩm con
người. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, con người là vốn quý nhất. Đối với con người,
chẳng những tính mạng, sức khỏe là vô giá mà danh dự, nhân phẩm cũng không kém
phần quan trọng. Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người đều rất thân thiết đối với con người và là những quyền quan trọng nhất trong các
quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ. Điều 20 Hiến pháp
năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp
luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,
nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm.” “Danh dự là phạm trù đạo đức chỉ lòng tôn trọng của con người trong mọi
cử chỉ, hành vi của mình”.10 Nhân phẩm là giá trị của mỗi con người. Đây là thuộc tính
chung của tất cả các cá nhân trong cộng đồng nhân loại, không dựa trên bất kỳ sự phân
biệt hay khác biệt nào về địa vị xã hội, kinh tế, chính trị, chủng tộc, tôn giáo, dân tộc,
giới tính… Nhân phẩm và danh dự của con người chính là những cái làm nên sự khác
biệt và cũng là bước tiến vượt bậc của con người với phần còn lại của giới tự nhiên. Vì
10
Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển
bách khoa, 2011, tr.647.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
13
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
chúng là những giá trị chỉ thuộc tính chung của con người, do vậy, tôn trọng danh dự,
nhân phẩm của mỗi cá nhân con người là sự tôn trọng đối với chính mình, đối với đồng
loại. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người là tôn trọng những giá trị của con
người nhờ đó con người thực hiện được sự công bằng và bình đẳng.
Tội làm nhục người khác phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu tội phạm, mà theo
PGS.TSKH Lê Cảm phải thể hiện ba bình diện của nó là: a) bình diện khách quan: tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái
pháp luật hình sự; c) bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi.
Trong khoa học pháp lý hình sự, các nhà hình sự hoc đã đưa ra khái niệm tội làm
nhục người khác. Các tác giả của Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),
Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội cho rằng, “Tội làm nhục người khác là hành vi
xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người.11
Tác giả của Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), khoa Luật,
trường Đại học Cần Thơ cũng cho rằng, “Tội làm nhục người khác là hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.12
Từ sự phân tích các quan điểm được trình bày ở trên, người viết xin đưa ra khái
niệm tội làm nhục người khác như sau: Tội làm nhục người khác là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân
phẩm của người khác.
1.2.2 Đặc điểm của tội làm nhục người khác
Tội làm nhục người khác được quy định ở BLHS Việt Nam hiện hành thuộc
nhóm tội xâm phạm danh dự và nhân phẩm của con người. Các tội xâm phạm danh dự
nhân phẩm là hành vi cố ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh
dự. Những tội này được quy định từ Điều 93 đến Điều 122 thuộc chương XII, BLHS
năm 1999. Trong đó tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 121. Ngoài những
đặc điểm chung như tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi
và tính chịu hình phạt thì tội làm nhục người khác có những đặc điểm riêng sau:
- Hành vi của tội làm nhục đều được thể hiện dưới dạng hành động hoặc cụ thể
hơn là qua hành vi bất kỳ có tính xúc phạm danh dự, nhân phẩm nghiêm trọng nhằm
11
Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần riêng), Nxb Đại học quốc
gia, Hà Nội.
12
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2- phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia- sự thật, Hà Nội,
2012, trang 174.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
14
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
nhục mạ người khác. Thế giới quan vật chất của chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định:
“Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất”. C.Mác cũng từng
viết: “ngoài hành vi của mình ra tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn
toàn không phải là đối tượng của nó. Trên cơ sở đó, Luật hình sự Việt Nam từ trước
đến nay đã thừa nhận “nguyên tắc hành vi”. Chỉ bằng hành vi, con người mới có thể
phạm tội. Tức là, chỉ có thể thông qua hành vi, con người mới có thể “gây ra hoặc đe
dọa gây ra” những sự “nguy hiểm đấng kể” cho xã hội. Những ý nghĩ, tư tưởng của con
người dù lệch lạc đến đâu thì cũng chưa phải là tội phạm nếu nó chưa được thể hiện ra
thế giới khách quan bằng hành vi. Vì vậy, người phạm tội làm nhục phải thông qua
hành động để xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại.
- Tội làm nhục người khác là tội được thực hiện do lỗi cố ý của người phạm tội.
Người phạm tội trước khi thực hiện hành vi phạm tội đã có ý thức nghĩ đến hậu quả về
tinh thần mà người bị hại phải gánh chịu. Không những người phạm tội nghĩ tới hậu
quả mà trong suy nghĩ, tâm lý phạm tội luôn mong muốn hậu quả đó xảy ra, nhằm thỏa
mãn cơn tức giận, hận thù của cá nhân.
- Tội làm nhục người khác là loại tội phạm phải gây ra hậu quả nghiêm trọng
đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Hậu quả nghiêm trọng là căn cứ để xác định
có hay không có trách nhiệm hình sự. Và trách nhiệm hình sự của tội này chỉ xảy ra khi
người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Tội làm nhục mang những đặc điểm hình sự của tội phạm nói chung, tuy nhiên
do đối tượng của tội phạm là những con người cụ thể, có thể ở mọi lứa tuổi và kèm theo
đó là giá trị nhân phẩm, danh dự và cả sự đánh giá của những người khác xung quanh
đối tượng bị phạm tội và quá trình phạm tội diễn ra gây nên tiếng xấu cho người bị hại
nên nó có những đặc điểm riêng biệt. Dấu vết tội phạm có thể xác định được thông qua
những hình ảnh hoặc tin nhắn. Nếu tội phạm thực hiện trực tiếp ở nơi công cộng thì
thường là xảy ra ban ngày để dễ bêu xấu người bị hại trước đám đông, trường hợp này
có thể có nhân chứng của vụ việc. Trường hợp, tội phạm thông qua internet, giấy tờ…
để phát tán thì có thể xảy ra cả ban ngày lẫn ban đêm và ở trường hợp này thì rất khó có
được nhân chứng cụ thể.
- Do tin tức trình báo tố giác ít, cơ sở ban đầu cho hoạt động điều tra là không
nhiều. Điều này cũng nói lên vì sao tội phạm về tội làm nhục đến nhân phẩm, danh dự
phát hiện được ít, tội phạm ẩn cao.
Nắm chắc các đặc điểm của tội phạm về làm nhục không chỉ giúp các cơ quan
điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng có phương pháp phù hợp trọng việc áp dụng các quy
định của Bộ luật hình sự vào việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về làm nhục mà còn
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
15
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
có tác dụng vận động nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh, phòng chống hành vi làm
nhục người khác trong tình hình hiện nay, góp phần chặn đứng và đẩy lùi hành vi này.
1.2.3 Nguyên nhân của tội làm nhục người khác
Việc làm nhục người khác đã xuất hiện và tồn tại rất lâu trong lịch sử. Qua các
giai đoạn của lịch sử, giai cấp bị trị thường là đối tượng của hành vi làm nhục người
khác, vì trong giai đoạn này pháp luật chủ yếu là bảo vệ giai cấp thống trị. Trong xã
hội, giá trị của những thường dân rất thấp. Họ thường bị làm nhục do giai cấp thống trị.
Quyền được bảo vệ về danh dự nhân phẩm của giai cấp bị trị gần như không có. Hiện
nay giá trị con người đang được nâng cao, giá trị nhân phẩm và danh dự con người
đang được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người có những hành vi làm
nhục người khác một cách tàn bạo và nhẫn tâm. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do ảnh hưởng từ tư tưởng của các giai đoạn lịch sử trước một số người
vẫn có suy nghĩ trả thù tinh thần người khác bằng những hành vi làm nhục như lột quần
áo, tung hình ảnh bêu xấu… là không phạm tội, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, thêm vào đó là từ ý thức cái tôi của mỗi người trong cuộc sống hiện nay
là rất lớn. Khi có một yếu tố tác động đến ý thức và vật chất của họ thì cái tôi ấy lại trỗi
dậy vô cùng mạnh mẽ. Con người vô tình để cái tôi to lớn đó khống chế, có những hành
vi trả thù người khác trở nên lạnh lùng hơn. Không đến mức phạm tội giết người nhưng
họ muốn đối phương trở thành một người sống dở chết dở bởi hành vi bị làm nhục
trước đám đông. Người thực hiện hành vi làm nhục đó ngoài mục đích trả thù người
khác, còn nhằm thể hiện bản lĩnh với bạn bè, để chứng tỏ bản thân không là người dễ bị
ức hiếp.
Thứ ba, một nguyên nhân từ giới trẻ hiện nay là do bạn bè rủ rê, lôi kéo vào
những vụ trả thù lẫn nhau mặc dù cá nhân họ không hề có thù quán với người bị hại,
nhưng vì a dua, lôi kéo nhưng lại không từ chối nên vô tình trở thành người thực hiện
hành vi làm nhục. Do tâm lý đặt mục tiêu lợi ích cá nhân lên trên hết, một số người sẵn
sàng thực hiện hành vi làm nhục một người mà mình không quen biết nhằm mục đích
nhận được tiền thuê của người khác.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, tội phạm học liệt kê nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội,
nhưng nguyên nhân khách quan chính của hành vi phạm tội nói chung và của tội làm
nhục người khác là bắt nguồn từ môi trường sống. Môi trường sống tác động tích cực
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
16
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
vào hoạt động của con người khi nó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát huy
tính chủ động của con người. Ngược lại nó cũng tác động tiêu cực vào con người khi
tạo ra nhũng tệ nạn trong xã hội, ảnh hưởng đến suy nghĩ và đạo đức con người. Nền
kinh tế thị trường mang lại nhiều lợi ích cho đất nước tạo nhiều chuyển biến cho đời
sống xã hội. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng mang nhiều tiêu cực như môi trường
cạnh tranh khốc liệt khiến đạo đức dần mất đi. Kinh tế phát triển kéo theo sự phân biệt
giàu nghèo càng lớn. Một bộ phận dân cư kém hiểu biết pháp luật bị xúc phạm đến giá
trị bản thân nhưng do tâm lý lo sợ, hoang mang khi bị hành vi làm nhục gây thiệt hại
nhưng lại không có sức phản kháng cao nên họ thường bị xâm hại bởi hành vi làm
nhục.
Thứ hai, hành vi làm nhục người khác trong xã hội đang diễn ra ngày càng phức
tạp theo hướng tha hóa đạo đức, ảnh hưởng đến nét đẹp truyền thống trong văn hóa ứng
xử giữa người với người. Không ít ý kiến cho rằng, sự gia tăng tội phạm nói chung và
tội làm nhục người khác nói riêng do nguyên nhân xã hội là mặt trái của nền kinh tế thị
trường, con người chạy theo đồng tiền vật chất mà bỏ quên giá trị nhân phẩm danh dự
của mình cũng như của người khác. Cách nhìn nhận này dễ nảy sinh tâm lý chấp nhận ở
một mức độ nào đó những hiện tượng tiêu cực trong xã hội hiện nay và khó tìm được
giải pháp khả thi để khắc phục. Thật ra nền kinh tế thị trường không trực tiếp tạo ra tội
phạm, mà chính những người sống trong môi trường đó, khi không được rèn luyện để
có kỹ năng ứng phó hiệu quả với những tình huống phức tạp, dễ gây căng thẳng và nảy
sinh hành vi phạm tội.13
Ngoài ra áp lực của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xã
hội. Một số người vì áp lực của sự thù hằn, giận dữ đã giải tỏa căng thẳng của mình
theo hướng tiêu cực như trả thù bằng cách lột quần áo kẻ đó giữa đám đông rồi chụp lại
ảnh, tung lên mạng xã hội nhằm bêu xấu.
Thứ ba, cùng với xu hướng hòa nhập quốc tế, các văn hóa phẩm có nội dung
xấu, các trò chơi bạo lực được du nhập vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau
nhưng chúng mang lại cùng một ảnh hưởng đối với người dân đó là tính bạo lực, thích
nhục mạ người khác, ý thức xem thường pháp luật tăng cao. Truyền thống nhân đạo
luôn là niềm tự hào dân tộc đang dần bị mai một bởi ý chí coi trọng giá trị vật chất hơn
giá trị tinh thần của một số bộ phận người hiện nay. Giới trẻ hiện nay đã và đang quay
lưng với những truyền thống văn hóa dân tộc tốt đẹp, đua đòi theo lối sống hiện đại
cũng là một nguyên nhân dẫn đến tội phạm gia tăng.
13
Lê Thanh Hương, Hành vi phạm tội nhìn từ nguyên nhân xã hội,
http://www.nhandan.org.vn/mobile/_mobile_ndct/_mobile_anninhxahoi/item/19655602.html [truy cập ngày
12/8/2014]
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
17
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Thứ tư, do một số người lợi dụng một trong những phát triển của đất nước ta là
công nghệ thông tin để làm nhục người khác. Internet là một công cụ thông tin mang lại
nhiều lợi ích nhưng cũng là công cụ thuận lợi để kẻ xấu phát tán ý đồ làm nhục người
khác. Thông thường hành vi làm nhục người khác trên Internet thường được biểu hiện
qua việc phát tán, phổ biến ra cộng đồng sử dụng Internet các tài liệu sai sự thật, xuyên
tạc hoặc lăng mạ của một người nào đó. Có những hành vi có tính tinh vi và tính toán,
nhưng cũng có những hành vi có tính bộc phát, không lường trước được hậu quả do
thiếu kiểm soát mức độ lan truyền trên Internet, tuy nhiên, đều có một điểm chung là
xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của một hoặc những người cụ thể.
Không ít lần dân mạng đã nổi sóng vì nạn kỳ thị vùng miền, chủng tộc, qua đó nhiều
người đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác… bằng những ngôn từ dung tục.
Mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, nhưng chính sự tự do một cách tối đa trên những
trang mạng này cũng đã tạo điều kiện cho không ít cá nhân bộc phát thói quen "phản
biện" người khác ở một góc độ tiêu cực hơn - góc độ xúc phạm đến ngoại hình, giới
tính, chuyên môn - nghề nghiệp... khiến nhân vật chính ít nhiều bị tổn thương. Có thể
nhìn nhận nguyên nhân của hành vi này dưới hai khía cạnh: đó là “do mình”, do nhân
vật chính bất cẩn có những phát ngôn, những hình ảnh khơi màu cho những trận chiến
ngôn ngữ "lành" và "tục", đồng tình và phản bác, thông cảm và xúc phạm... Và “do
người”, nghĩa là nhiều người nghĩ rằng nói xấu hay nhục mạ người khác chính là lúc
bản thân đang được thể hiện “cái tôi”, “cái bản lĩnh” to đùng của mình, chứng tỏ mình
đang hơn người khác”.14
Những câu chuyện tương tự xuất hiện nhan nhản và ngày càng nhiều hơn trên
các mạng xã hội, như một hồi chuông cảnh báo về hành vi làm nhục người khác đang
ngày càng xôn xao trong dư luận. Nó là một minh chứng cho nhân phẩm và danh dự
con người đang bị đe dọa nghiêm trọng cần sự lên tiếng từ những quy định của pháp
luật.
1.3 Lịch sử của pháp luật Việt Nam về tội làm nhục người khác
1.3.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng tám năm 1945
Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam cho đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn.
Pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng đã có những
bước phát triển, các quy định về tội phạm ngày càng được hoàn thiện hơn. Tội làm
nhục người khác là một trong những tội được đề cập rất sớm trong luật hình sự Việt
Nam.
14
Xuân Phương, Xúc phạm người khác trên mạng xã hội, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130511/xucpham-nguoi-khac-tren-mang-xa-hoi.aspx [truy cập ngày 10/8/2014].
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
18
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Thời kỳ phong kiến, trong Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) là “Bộ luật
chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê”, cũng là “Bộ luật xưa nhất còn
được lưu giữ đầy đủ ở nước ta” đã đề cập tội làm nhục người khác tại các điều 489,
491, 492, 496. Điều 489 quy định, “Học trò mà đánh và lăng mạ thầy học, thì xử nặng
hơn tội (đánh, lăng mạ) người thường ba bậc; đánh chết thì phải tội chém ". Đây là quy
định mang tính nhân văn, thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, để cho
quy tắc đạo đức “thầy ra thầy, trò ra trò” được thực hiện nghiêm chỉnh. Điều 495 Bộ
luật còn quy định: “Lăng mạ vợ của quan tại chức, thì bị tội cùng tiền tạ, đều xử
giảm tội lăng mạ người chồng ba bậc; lăng mạ đối với con thì tội lại xử giảm một bậc
nữa.15
Trong Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) được biên soạn trong một thời gian
dài, đến năm 1811 thì hoàn tất và năm 1812 được khắc in lần đầu ở Trung Quốc, có
hiệu lực từ năm 1813 trên phạm vi toàn quốc, tội làm nhục người khác được đề cập tại
các điều 293 đến điều 300. Điều 293 quy định: “Phàm mắng người thì bị phạt 10 roi”.
Cùng mắng nhau, thì mỗi người bị phạt 10 roi”. Đáng lưu ý, hành vi làm nhục người
khác những người thuộc giai cấp bị trị thực hiện, bị trừng phạt rất nặng trong Hoàng
Việt luật lệ. Điều đó cho thấy, pháp luật hình sự bao giờ cũng mang tính giai cấp, được
sử dụng để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Điều 296 Bộ luật quy định: “Phàm
nô tì mắng gia trưởng thì bị phạt treo cổ (giam chờ), mắng hàng kỳ thân của gia trưởng
và ông bà ngoại của gia trưởng thì bị phạt 80 trượng, đồ hai năm, đại công thì bị phạt
80 trượng, hàng tiểu công thì bị phạt 70 trượng, hàng ti ma thì bị phạt 60 trượng. Nếu
kẻ làm công mắng gia trưởng thì bị phạt 80 trượng, đồ hai năm. Mắng hàng kỳ thân và
ông bà ngoại gia trưởng thì phạt trăm trượng, mắng hàng đại công thì phạt 60 trượng,
mắng hàng tiểu công thì phạt 50 roi, mắng hàng ti ma bị phạt 40 roi, bị thưa lên là bị
tội. (Đó là nói cho rõ, trong qua lại e có sự nghe lầm, cho nên phải chính người ấy nghe,
có thể vì tình mà bỏ qua, hay có ý giấu đi, cho nên phải chính người ấy thưa lên”.
Dưới thời Pháp thuộc, để bảo đảm thực hiện mục tiêu kinh tế thực dân, thu lợi
nhuận tối đa, thực dân Pháp thực hành chính sách chuyên chế về chính trị. Chúng dùng
lối cai trị trực tiếp, thẳng tay đàn áp, tuyệt đối không cho dân ta bất cứ quyền tự do, dân
chủ nào. Pháp luật nói chung, pháp luật hình sự do thực dân Pháp đặt ra là để bảo vệ
chế độ thực dân phong kiến. Tội làm nhục người khác cũng được đề cập trong pháp luật
hình sự thời gian này, nhưng là để bảo vệ nhân phẩm, danh dự của giai cấp thống trị,
bóc lột. Trên tinh thần đó Điều 154 Luật hình An Nam quy định: “Trong khi quan lại
đương làm chức vụ người nào lấy văn từ, thư chỉ, ngôn ngữ và làm việc gì hay là dọa
15
Xem thêm: Quốc triều hình luật (1995), Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
19
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
điều gì để cho mất danh dự, thể diện của các viên quan lại ấy phải phạt giam từ một
tháng đến hai năm, và phạt bạc từ hai mươi đồng đến hai trăm đồng. Tương tự như vậy,
Điều 222 Hình luật canh cải quy định: "Người nào xỉ mạ quan bên chánh trị, bên Tòa
hội đồng thẩm án, trong lúc mấy vị ấy làm việc bổn phận hoặc dùng lời nói mà xỉ mạ,
hoặc viết chữ hoặc vẽ hình mà không có truyền ra ngoài, trong các cách ấy hoặc nói xấu
cho danh giá, cho sự liêm sỉ của các vị ấy, thì phải bị phạt tù từ 15 ngày cho tới 2 năm"
; Điều 320 Hoàng Việt hình luật quy định: "Dùng lời nói, hoặc giấy má, viết tay hay
giấy in, bức vẽ hoặc những phương pháp khác mà lỵ mạ một người viên chức đương
khi làm chức vụ hay là nhân khi làm chức vụ, bất kỳ là công việc hay không cũng gọi là
lỵ mạ và chiếu theo điều 145 chương thứ 12 mà nghĩ xử “.16
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, đã ban hành một loạt các văn bản
quy phạm pháp luật hình sự, nhằm bảo vệ chính quyền nhân dân, chống thực dân Pháp,
trừng trị bọn việt gian phản động.
Do tình hình kháng chiến diễn ra hết sức khẩn trương, không thể ban hành kịp
các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật hình sự cần
thiết nói riêng, ngày 10-10-1945, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47-SL cho tạm
thời giữ các luật lệ cũ, trong đó có Bộ "Luật hình An Nam", Bộ "Hoàng Việt hình luật"
và Bộ "Hình luật pháp tu chính" với điều kiện "không trái với nguyên tắc độc lập của
nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa". Trong bối cảnh này, việc đấu tranh
chống tội làm nhục người khác chưa được đặt ra.Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp
định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị
đế quốc Mỹ và bọn tay sai thống trị. Ở miền Bắc, Đảng ta chủ trương tiến hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả
nước; ở miền Nam, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhằm giải phóng miền
Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà.
Trong thời kỳ này, đối với việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của con người, pháp luật hình sự chủ yếu đề cập các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe:
như giết người, gây thương tích, làm chết người trong Thông tư số 442-TTg ngày
19/11/1955 của Thủ tướng Chính phủ, mà chưa có văn bản pháp luật hình sự nào quy
định về các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm nói chung, về tội làm nhục người khác
nói riêng. Ngày 15-06-1960, Tòa án nhân dân tối cao ra Chỉ thị số 1024 có đề cập tội
hiếp dâm, nhưng chưa đề cập tội làm nhục người khác. Trên cơ sở các kinh nghiệm
16
Xem thêm: Hoàng Việt Luật lệ, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 1994, tr.810-817.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
20
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
mà thực tiễn xét xử đã đúc kết được trong thời gian trước đó, ngày 11-05-1967, Tòa án
nhân dân tối cao đã thông qua Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm
và các tội phạm khác về mặt tình dục, đề cập một cách toàn diện 4 hình thức phạm tội:
hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với người dưới 16 tuổi, dâm ô, nhưng vẫn chưa đề cập
tội làm nhục người khác.
Sau khi niền Nam được giải phóng, trong khi chờ đợi thống nhất nước nhà về
mặt Nhà nước, trên thực tế về hình thức, tạm thời tồn tại hai Nhà nước: Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam; mỗi Nhà nước có
pháp luật riêng. Nhà nước cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành ngay một số
chính sách, văn bản quy phạm pháp luật hình sự nhằm phục vụ thực hiện một số chính
sách, văn bản quy phạm pháp luật hình sự nhằm phục vụ thực hiện một trong những
nhiệm vụ quan trọng cấp bách là trấn áp bọn phản cách mạng và tội phạm khác, bảo vệ
vững chắc an ninh chính trị và trật tự an tòan xã hội ở nửa đất nước mới được giải
phóng. Cùng với việc ban hành Sắc luật về tổ chức Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát
nhân dân, Sắc luật quy định việc bắt, giam, khám người, khám nhà ở, đồ vật của Người
phạm tội, Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03- SL/76
ngày 15-3-1976 quy định các tội phạm về hình phạt. Sắc luật này được áp dụng trong
phạm vi toàn quốc trước khi Bộ luật hình sự được ban hành. Sắc luật 03-SL/76 có quy
định về các tội xâm phạm thân thể và nhân phẩm của công dân một cách đầy đủ hơn
Thông tư 442-TTg ngày 19-11-1955 của Thủ tướng Chính phủ, Điểm d Điều 5 Sắc luật
quy định: “Phạm các tội khác xâm phạm danh thân thể và nhân phẩm của công dân bị
phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm những kẻ lập công chuộc tội”. Trên cơ sở quy định này,
các Tòa án đã vận dụng xử lý một số trường hợp phạm tội làm nhục người khác.
1.3.3 Giai đoạn 1985 đến nay
Nhân dân ta đã giành được một số thành tựu nhất định trong các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IV, V của Đảng, tạo ra những cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta đã gặp phải nhiều khó khăn
và khuyết điểm do duy trì quá lâu cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp, nên không thực
hiện được mục tiêu đã đề ra là ổn định một cách cơ bản tình hình kinh tế – xã hội và đời
sống nhân dân. Về mặt lập pháp hình sự, các văn bản quy phạm pháp luật hình sự đơn
hành không thể hiện được toàn diện, đầy đủ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước
ta. Trong bối cảnh đó, việc ban hành Bộ luật hình sự là vấn đề mang tính tất yếu khách
quan và cấp thiết, có ý nghĩa góp phần phục vụ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 27-6-
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
21
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
1985, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII,
đã thông qua Bộ luật hình sự, có hiệu lực từ ngày 1-1-1986 (sau đây gọi tắt là Bộ luật
hình sự năm 1985). Bộ luật hình sự năm 1985 đã kế thừa và phát triển những thành tựu
lập pháp hình sự Việt Nam, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm
trong thời gian trước năm 1985 và dự báo được tình hình tội phạm trong thời gian tới.
Trong Bộ luật hình sự năm 1985, tiếp theo việc quy định các tội xâm phạm an ninh
quốc gia ở chương 1, nhà làm luật đã quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự ở chương 2 và quy định các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ
của công dân ở chương 3. Đây là hai chương của Bộ luật hình sự bao gồm những quy
phạm pháp luật trực tiếp bảo vệ con người với tính chất là chủ thể của các quan hệ xã
hội. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tội làm nhục người khác tại Điều 116, tội làm
nhục người chỉ huy hoặc cấp trên tại Điều 253, tội làm nhục cấp dưới tại Điều 254, tội
làm nhục đồng đội tại Điều 255.17 Việc Bộ luật hình sự năm 1985 lần đầu tiên
chính thức ghi nhận về mặt pháp lý tội làm nhục người khác, tội làm nhục người
chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới, tội làm nhục đồng đội đánh dấu sự trưởng
thành về kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta trong lĩnh vực bảo vệ nhân phẩm, danh
dự của con người. Bộ luật đã đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tội làm nhục
người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác và
quy định hai khung hình phạt. Khung cơ bản có mức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Khung tăng nặng có mức phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Đây là
những trường hợp người phạm tội đã có hành vi làm nhục người thi hành công vụ để
cản trở người đó thi hành công vụ hoặc để trả thù người đó vì đã thi hành công vụ làm
ảnh hưởng tới lợi ích của người phạm tội hay người thân hoặc gia đình của họ.
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi mới do
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thành tựu quan trọng trên nhiều
lĩnh vực. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt tích cực,
mặt trái nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó tình
hình tội phạm diễn biến phức tạp. Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành trong thời
kỳ của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, cho nên tuy đã phản ánh được nhu cầu bức
xúc của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm thời kỳ đó, nhưng ở một mức độ nhất
định vẫn chịu ảnh hưởng nhất định của cơ chế đó. Vì vậy, Bộ luật này không phù hợp
cho việc bảo vệ các quan hệ phát sinh trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
17
Xem: Bộ luật hình sự năm 1985.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
22
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
nghĩa. Mặt khác, Bộ luật hình sự năm 1985 còn có những hạn chế nhất định về mặt kỹ
thuật lập pháp hình sự, nhiều tội danh được quy định quá chung chung, một số hành vi
phạm tội với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau nhưng lại được quy
định chung một điều luật với cùng một chế tài; khung hình phạt trong nhiều điều luật
quá rộng, dễ dẫn đến tiêu cực.
Hạn chế lớn nhất của Bộ luật hình sự năm 1985 là qua bốn lần sửa đổi, bổ sung,
Bộ luật này đã không còn là một chỉnh thể thống nhất. Trong quá trình chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, việc sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự năm 1985 là một đòi hỏi mang
tính tất yếu khách quan. Ngày 21-12-1999, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, đã thông qua Bộ luật hình sự (sau đây gọi tắt là
Bộ luật hình sự năm 1999), thay thế cho Bộ luật hình sự năm 1985. Bộ luật hình sự năm
1999 có hiệu lực ngày 1-7-2000, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội làm nhục người
khác tại Điều 121, tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên tại Điều 319, tội làm nhục
cấp dưới tại Điều 320, tội làm nhục đồng đội tai Điều 321.
So với Bộ luật hình sự năm 1985, những quy định về tội làm nhục người khác
trong Bộ luật hình sự năm 1999 có những điểm mới cơ bản như sau:
Thứ nhất, thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta trong việc xử lý nghiêm
những vụ án hình sự đối với những người thực hiện các hành vi xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người là nghiêm khắc hơn nhằm
giáo dục và răn đe những người khác, khung cơ bản Điều 121 quy định tội làm nhục
người khác có mức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm (trong Bộ luật
hình sự 1985 là một năm).
Thứ hai, khung tăng nặng trong Bộ luật hình sự năm 1985 là cải tạo không giam
giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; khung tăng nặng trong Bộ
luật hình sự năm 1999 có mức phạt tù từ một năm đến ba năm.
Thứ ba, góp phần không bỏ lọt tội phạm và thể hiện tính giáo dục đạo đức trong
luật hình sự, bộ luật hình sự 1999 bổ sung một số tình tiết định khung tăng nặng hình
phạt như phạm tội nhiều lần, đối với nhiều người, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đối
với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
Thứ tư, quy định thêm hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
(trong Bộ luật hình sự 1985 không có quy định này)
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
23
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
1.4 Ý nghĩa của việc quy định tội làm nhục người khác trong luật hình sự Việt
Nam
Tội làm nhục người khác lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật hình sự năm
1985, Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta, có ý nghĩa về mặt lập pháp hình sự hết
sức to lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta trong
lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người
nói riêng. Việc chính thức ghi nhận về mặt pháp lý hình sự tội làm nhục người khác
trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành là một biểu hiện cụ thể của việc tôn trọng
và bảo vệ quyền con người được ghi nhận tại Điều 50 Hiến pháp năm 1992: "Ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những quyền con người về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định
trong Hiến pháp và luật". Việc quy định tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự
năm 1985, cũng như trong Bộ luật hình sự năm 1999 có những ý nghĩa sau đây:
Thứ nhất, biểu hiện cụ thể mối quan hệ chặt chẽ giữa đạo đức và pháp luật hình
sự. Đạo đức nói chung, các giá trị đạo đức như nhân phẩm, danh dự của con người nói
riêng, một mặt kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống, phản ánh những yêu cầu của sự
phát triển kinh tế – xã hội, nhưng mặt khác, nó phải bảo đảm phù hợp với những yêu
cầu của pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng, khuyến khích công dân tuân
thủ pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự.
Đạo đức và pháp luật là những hình thái ý thức xã hội, có mối quan hệ hữu cơ,
tác động qua lại, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi của con
người. Pháp luật lấy đạo đức làm cơ sở, nhiều quy tắc, chuẩn mực đạo đức được Nhà
nước thừa nhận đã trở thành quy phạm pháp luật và Nhà nước cũng sử dụng pháp luật
để bảo vệ đạo đức. Bộ luật hình sự năm 1985, cũng như Bộ luật hình sự năm 1999 quy
định tội làm nhục người khác, điều đó có nghĩa, các giá trị đạo đức như nhân phẩm,
danh dự của con người được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật hình sự. Thông qua việc
quy định hành vi xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người là tội
phạm và phải chịu hình phạt – biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước,
pháp luật hình sự đóng vai trò tác động mạnh mẽ đến sự hình thành, phát triển nền đạo
đức mới, đạo đức hướng tới con người, tôn trọng con người và vì con người.
Thứ hai, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với việc bảo vệ và phát triển
quyền con người nói chung, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhà nước ta khẳng định, con
nguời là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
24
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
người nói chung, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, là nhân tố quan
trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hiện đại hóa đất nước. Việc pháp luật hình sự hiện hành quy định tội làm
nhục người khác, cũng như các quy định khác về quyền con người trong hệ thống pháp
luật Việt Nam chứng tỏ, mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
ta đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”, tất cả vì con người và cho con người.
Thứ ba, tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống các hành vi xâm
phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Đạo luật hình sự giữ vị trí hết sức quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm nói chung, tội làm nhục người khác nói riêng, bởi vì chỉ văn bản này mới quy
định hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác là tội phạm
và hình phạt có thể áp dụng đối với người đã gây ra hành vi đó. Việc Nhà nước quy
định tội làm nhục người khác và hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội là
nhân danh ý chí của nhân dân, là sự thể hiện thái độ của nhân dân (thông qua Nhà nước
đối với tội phạm). Quy phạm pháp luật hình sự về tội làm nhục người khác vừa có tính
chất cấm chỉ, vừa có tính chất bắt buộc. Quy phạm này, điều chỉnh hành vi vi phạm
pháp luật về tội làm nhục người khác, góp phần tăng cường răn đe giáo dục người phạm
tội, bảo vệ nền văn hóa dân tộc, đạo đức, danh dự, nhân phẩm con người trong thời kỳ
kinh tế hội nhập và nhất là khi Việt Nam trở thành thành viện chính thức của WTO thì
việc bảo vệ quyền con người càng được xem trọng và bảo vệ, mặt khác, quy phạm pháp
luật hình sự này cũng buộc các cơ quan có trách nhiệm khi phát hiện có dấu hiệu của tội
làm nhục người khác, thì phải điều tra, truy tố, xét xử một cách nghiêm minh, buộc
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân, góp phần tích cực vào việc
thực hiện nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tình hình tội làm nhục người khác
ngày càng tăng cao như hiện nay thì việc pháp luật hình sự hiện hành quy định tội làm
nhục người khác góp phần quan trọng trong việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con
người, đồng thời góp phần tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các cơ quan có thẩm
quyền phải áp dụng đúng đắn những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm nói
chung, tội làm nhục người khác nói riêng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Việc
áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội làm nhục người khác một cách tùy
tiện, không đúng pháp luật, bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng,
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
25
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
bởi nó không những xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ pháp luật, mà
còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước. Do vậy, việc quy định một cách chặt chẽ tội làm nhục người khác trong pháp
luật hình sự và việc áp dụng đúng đắn nó trong thực tiễn, thể hiện sự tôn trọng quyền
con người của Nhà nước ta, bảo đảm sự giám sát của nhân dân, xã hội trong hoạt động
điều tra truy tố, xét xử nói chung và điều tra, truy tố, xét xử về tội làm nhục người khác
nói riêng.
Việc quy định tội làm nhục người khác trong pháp luật hình sự hiện hành, ngoài
ý nghĩa về mặt lập pháp hình sự, còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức của nhân dân nói
chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự cần thiết phải tôn trọng
nhân phẩm, danh dự của con người.
Mặt khác, việc quy định cụ thể về tội làm nhục người khác trong pháp luật hình
sự, còn giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật nắm vững nội dung, bản chất pháp lý, từ đó
áp dụng đúng đắn quy phạm pháp luật hình sự này, góp phần nâng cao hiệu quả cuộc
đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, động viên quần chúng nhân dân tham
gia tích cực vào cuộc đấu tranh này.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
26
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC
Tội làm nhục người khác được quy định trong nhóm các tội phạm xâm phạm
danh dự, nhân phẩm công dân với tính chất nguy hành của tội làm nhục người khác,
cần phải phân tích, đánh giá đúng đắn dựa trên cấu thành tội phạm. Bên cạnh đó, cần
phải so sánh với các tội khác để thấy rõ những quy định của pháp luật trong từng điều
luật cụ thể. Từ đó, có thể xác định đúng tội danh và khung hình phạt thích đáng và hỗ
trợ cho công tác phòng chống tội phạm.
Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định tội làm nhục người khác tại Điều
121.
Điều 121 Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phtaj tù từ một năm
đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bện cho mình.
3. Người phạm tội làm nhục người khác còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung:
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
2.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội làm nhục người khác
Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của loại tội nhất định đề có những nội dung biểu
hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố. Những biểu hiện giống nhau ở cả bốn yếu tố của các
loại tội nhất định tổng hợp lại được gọi là cấu thành tội phạm. Như vậy, “Cấu thành tội
phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể
được quy định trong luật hình sự”.18
18
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.146.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
27
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Tương tự như vậy thì cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác là những
dấu hiệu có tính xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác có tính đặc
trưng được quy định trong luật hình sự.
Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm làm nhục người khác gồm 3 đặc điểm: đều
do luật định; có tính bắt buộc và có tính đặc trưng. Những đặc điểm này giúp phân biệt
các tội phạm với nhau và một trong số đó là tính đặc trưng. Tính đặc trưng của tội làm
nhục người khác là xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm. Dấu hiệu này không là
dấu hiệu cụ thể của mỗi tội làm nhục người khác; nếu xét độc lập với những dấu hiệu
khác, có thể thấy ở nhiều cấu thành tội phạm khác. Tính đặc trưng của cấu thành tội
phạm cho phép phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác, bởi vì không thể có hai
cấu thành tội phạm giống nhau. Nhưng không có nghĩa một dấu hiệu nào đó đã có ở cấu
thành tội phạm của tội này thì không thể có ở tội phạm khác. Cũng với dấu hiêu đó
nhưng khi kết hợp với các dấu hiệu đặc thù khác sẽ cấu thành một tội phạm khác.19 Ví
dụ: dấu hiệu xúc phạm danh dự nhân phẩm có thể thấy ở cấu thành tội phạm như cấu
thành tội phạm tội vu khống, làm nhục người khác… Nhưng trong sự kết hợp với
những dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm, những dấu hiệu đó có tính riêng biệt. Xúc
phạm trong tội làm nhục người khác khác với xúc phạm trong tội vu khống.
Theo luật hình sự Việt Nam, bất cứ hành vi phạm tội nào dù đặc biệt nghiêm
trọng hay ít nghiêm trọng, dù bị quy định hình phạt tới chung thân, tử hình hay chỉ là
cảnh cáo, phạt tiền cũng đều là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan,
giữa biểu hiện bên ngoài và những hoạt động tâm lý bên trong đều là hoạt động cụ thể
của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nhất định. Sự
thống nhất của bốn yếu tố này là hình thức về cấu trúc, thể hiện đầy đủ nội dung chính
trị- xã hội của tội phạm. Nếu về mặt nội dung chính trị- xã hội, mỗi tội phạm có tính
chất và mức nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì về mặt cấu trúc, bốn yếu tố cấu thành
tội phạm cũng có những biểu hiện nội dung khác nhau. Chính sự khác nhau này quyết
định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Tội làm nhục người khác cũng nằm trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm con người. Về cơ bản bốn yếu tố cấu thành tội phạm trong
nhóm tội phạm này được xét cùng nhau. Tuy nhiên mỗi tội phạm đều khác nhau về đặc
điểm cấu trúc của bốn yếu tố của tội phạm. Về tội làm nhục người khác thì bốn yếu tố
cấu thành tội phạm được thể hiện như sau:
- Mặt khách quan của tội phạm;
- Mặt khách thể của tội phạm;
19
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.149, 150.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
28
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
- Mặt chủ quan của tội phạm;
- Mặt chủ thể của tội phạm.
2.1.1 Mặt khách thể của tội làm nhục người khác
Là một loại hoạt động của con người, nên cũng như các loại hoạt động khác, tội
phạm cũng nhằm vào những khách thể cụ thể, tồn tại ngoài ý thức, độc lập với ý thức
của chủ thể nhưng không phải để cải biến mà để gây thiệt hại cho những khách thể đó.
Trong hệ thống các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, các
quan hệ xã hội có ý nghĩa khác nhau đối với sự phát triển của xã hội được Nhà nước
bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật khác nhau. Khách thể bảo vệ của luật hình sự là
những quan hệ xã hội được Nhà nước xác định cần được bảo vệ bằng những quy phạm
pháp luật hình sự. Những quan hệ xã hội đó sẽ là khách thể của tội phạm trong trường
hợp chúng bị gây thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại ở mức độ nhất định. Như vậy,
khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm
hại. Công dân Việt Nam có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo
vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân
phẩm của mỗi công dân là trách nhiệm của mọi người.
Khách thể của tội phạm bao gồm khách thể chung, khách thể loại và khách thể
trực tiếp. Trong đó, khách thể chung của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ của xã
hội bị tội phạm xâm hại và được luật hình sự bảo vệ; khách thể loại của tội phạm là
nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật bảo vệ
và bị một nhóm tội phạm xâm hại; khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số
quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại.
Đối với tội làm nhục người khác, khách thể của tội phạm là nhân phẩm, danh dự
của con người. Tội phạm làm nhục người khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm
về danh dự nhân phẩm của con người. Hành vi đó không chỉ xâm phạm đến danh dự
nhân phẩm đôi khi còn dẫn đến nạn nhân bị ức chế về tâm lý như lo lắng, sợ hãi làm
nạn nhân bị trầm cảm, bị bệnh tâm thần sau khi bị hại hoặc do thiếu suy nghĩ không
chịu được mức độ ức chế tinh thần dẫn đến nạn nhân tự sát.
Tóm lại khách thể chung của tội làm nhục người khác là quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân; khách thể loại của tội làm nhục người khác là tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của công dân; khách thể trực tiếp là danh dự, nhân phẩm của con
người. Đối tượng tác động là con người đang còn sống. Với tính chất là các quan hệ xã
hội bị tội phạm xâm hại, khách thể là một trong bốn yếu tố của cấu thành tội phạm nói
chung và khách thể trực tiếp là một trong bốn yếu tố của cấu thành tội phạm cụ thể.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
29
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Việc nghiên cứu khách thể tội làm nhục người khác có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Ví dụ: Anh An và chị Lành là đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc. Nhưng sau đó, gia
đình dần rơi vào cảnh áp lực bao trùm khi anh An ghen tuông quá quắc… luôn rào
trước đón sau mọi hành động và lời nói của chị Lành. Trong một lần say xỉn, vì nghe
lời nói của những người bạn nhậu, anh An tức giận vì nghĩ rằng vợ mình là người phản
bội. An vây đánh chị Lành không chút thương xót. Mặc kệ những lời can ngăn của lối
xóm, An dùng phân trâu trét vào mặt và miệng của Lành để thỏa cơn tức giận vì nghi
ngờ chị Lành “cấm sừng” mình. Hành vi của An đã tác động trực tiếp đến chị Lành,
xâm phạm khách thể chung là quyền được bảo vệ của công dân của chị Lành, khách thể
loại ở đây là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và khách thể trực tiếp là danh
dự nhân phẩm của người vợ mà anh từng yêu thương.
2.1.2 Mặt khách quan của tội làm nhục người khác
Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại
bên ngoài, mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là:
- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội, cũng như mối quan hệ giữa hành vi khách quan
và hậu quả;
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương
tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…)
Tổng hợp những biểu hiện trên đây tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Như
vây, mặt khách quan của tội làm nhục người khác là mặt bên ngoài của tội phạm, bao
gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Mặt khách quan của tội làm nhục người khác là một trong bốn yếu tố của tội phạm.
Không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội phạm và do vậy
cũng không có tội phạm. Trong mặt khách quan của tội làm nhục người khác, hành vi
khách quan là biểu hiện cơ bản. Những biểu hiện khác của mặt khách quan của tội làm
nhục người khác chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan.
- Hành vi khách quan của tội làm nhục người khác luôn luôn được thể hiện dưới
hình thức hành động phạm tội có thể bằng nhiều hành vi và thủ đoạn nhưng cùng mục
đích làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho nhân
phẩm, danh dự con người qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm như bằng lời
nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như xỉ
nhục, nhạo báng, chửi rủa thậm tệ, lột trần truồng người bị hại trước đám đông…
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
30
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự
nhưng vấn đề thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề
khá phức tạp. Người bị hại phải chứng minh được bản thân mình bị xúc phạm nghiêm
trọng về danh dự, nhân phẩm, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã; những hành vi của người
phạm tội đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới nhân thân của mình.
Ví dụ: Ngày 14/11/2012, Công an huyện Bù Đốp (Bình Phước) đã bắt khẩn cấp
Phạm Thị Thoa (45 tuổi, ở thị trấn Thanh Bình) để điều tra hành vi làm nhục người
khác. Theo điều tra ban đầu của công an, biết chồng mình và chị Tâm (42 tuổi, ợ̉ xã
Thiện Hưng) quan hệ bất chính từ lâu nên Thoa âm thầm theo dõi chờ cơ hội "dạy cho
tình địch một bài học". Sau nhiều ngày điều tra và biết được chỗ ở của chị Tâm, chiều
6/10, Thoa rủ một số anh em tìm đến nhà chị này đánh ghen. Vừa nhìn thấy chị Tâm
ngồi ở trong nhà, Thoa liền chạy vào lôi tình địch ra sân rồi đè xuống rồi cắt tóc, bôi
vôi lên đầu. Chưa hả giận, "Hoạn thư" tiếp tục đánh đập, xé quần áo và dùng nhựa hạt
điều chà vào thân thể của chị Tâm mặc cho nạn nhân van xin. Em trai chị Tâm chạy đến
can ngăn cũng bị nhóm người của bà Thoa đuổi đánh.20
Hành vi làm nhục người khác có thể thực hiện bằng lời nói hoặc hành động, có
thể thực hiện trước mặt hoặc sau lưng người bị hại miễn sao người phạm tội cố ý để
hành vi làm nhục đến tai người bị hại. Để xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi
làm nhục phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội, cường độ và thời gian
kéo dài của hành vi; vị thế, vai trò của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong
xã hội; dư luận xã hội về hành vi lăng nhục đó.
Ví dụ: Việc đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước đăng bài viết trên trang blog cá
nhân có nội dung xúc phạm đến đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đang gây xôn
xao dư luận, đây là tình huống pháp lý đáng quan tâm của các vị luật sư. Hành vi của
đại biểu Hoàng Hữu Phước đã làm hạ thấp danh dự và uy tín của đại biểu Dương Trung
Quốc. Việc đưa ý kiến lên trang blog cá nhân không chỉ là một thông tin gửi riêng cho
đại biểu Dương Trung Quốc mà còn nhằm phổ biến thông điệp cho cộng đồng. Nếu
hành vi của đại biểu Hoàng Hữu Phước “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự
của người khác”, có ý kiến cho rằng đại biểu Hoàng Hữu Phước có thể bị xem xét về
tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự 1999. Tùy mức độ nặng nhẹ,
các hình phạt được áp dụng với tội phạm này là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Cũng có ý kiến cho rằng trách nhiệm
hình sự thì không thể áp dụng ngay vì ông Phước được hưởng quyền miễn trừ truy tố
20
Chế Bắc, “Hoạn thư” cắt tóc, bôi vôi tình địch, 2012, http:// http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/hoan-thucat-toc-boi-voi-tinh-dich-2387520.html, [truy cập ngày 29/9/2014]
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
31
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
khi là đại biểu Quốc hội. không thể truy cứu trách nhiệm hình sự của đại biểu Hoàng
Hữu Phước nếu không có sự chấp thuận của Ủy ban thường vụ Quốc hội (ngoài kỳ họp
Quốc hội) hoặc Quốc hội (trong kỳ họp Quốc hội).
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi xúc phạm
danh dự, nhân phẩm người khác nói trên một cách nghiêm trọng.21 Vì đây là loại tội
phạm có cấu thành hình thức nên không cần hậu quả xảy ra mới có thể truy cứu trách
nhiệm hình sự.
* Một số vấn đề cần lưu ý22
- Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác nhấn
mạnh về tác động tinh thần thông qua lời nói, cử chỉ, kể cả đối với người nuôi dưỡng,
chăm sóc chữa bệnh cho mình thì cũng phạm tội làm nhục người khác.
- Người có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự là ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, không chỉ tác động về tinh thần mà còn ảnh
hưởng trực tiếp đến nhu cầu vật chất của họ, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn bị xâm phạm thì không phạm tội
làm nhục người khác mà phạm tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình.
- Hậu quả của tội phạm
Để đánh giá hành vi như thế nào được xem là xúc phạm danh dự, nhân phẩm tùy
thuộc vào đối tượng bị xúc phạm cũng như người phạm tội. Chẳng hạn, cũng với hành
vi ném quần lót vào mặt thì đối với một tên nghiện ma túy có thể không được coi là xúc
phạm nghiêm trọng, nhưng đối với một tri thức thì đó lại là sự xúc phạm nghiêm trọng.
Tất cả những hành vi đó phải chưa đến mức cấu thành các tội phạm khác (hiếp dâm,
cưỡng dâm, dâm ô, cố ý gây thương tích…) Thông thường hành vi phạm tội làm nhục
người khác thể hiện ở các hành vi nói trên, nhưng ở mức rất quá đáng, rất quá quắt.
Ví dụ: Anh A biết chị B là giáo viên mầm non, rất xinh đẹp và nết na. A muốn
lấy chị B làm vợ nhưng chị B từ chối, A đã tìm cách làm nhục chị B, A đã chữi bới,
lăng mạ chị B và lấy phân tươi ném vào mặt chị B ở giữa chợ. Hành vi của A là rất quá
đáng, vì thù hằn cá nhân nên đã hành động một cách tàn nhẫn, làm hạ thấp danh dự và
nhân phẩm của chị B. Khiến chị B vô cùng xấu hổ trước bạn bè và đồng nghiệp. Điều
21
Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Sự
thật, Hà Nội năm 2011, tr.174
22
Nhóm tác giả, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.139.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
32
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
đó tác động không hề nhỏ đến tâm lý của chị B, ảnh hưởng đến tương lai và hạnh phúc
sau này của chị B.
Nếu hành vi làm nhục người khác dẫn đến người bị hại tự sát, thì phải coi đây là
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 48 Bộ
luật hình sự năm 1999.
Ví dụ: Nạn nhân của sự việc ghép ảnh này là em Phan U.N. (học sinh trường
THPT Trần Phú, Đà Nẵng). Sự việc xảy ra với N trong khoảng thời gian kề cận với
ngày thi tốt nghiệp. Trước đó không thấy N về nhà, gia đình rất lo lắng, sau đó đi tìm.
Sau khi phát hiện N đang nằm ngất lịm trên đường gia đình N rất hoảng sợ, nhưng đã
nhanh chóng đưa N đến bệnh viện để cứu chữa. Qua khỏi cơn nguy kịch, sau đó tỉnh
dậy N cho biết, bản thân đã tự đi mua thuốc an thần ở quầy thuốc tây với ý định tự tử,
bởi trước đó bị một Fanpage của Facebook có tên “Bộ Mặt Thật Của Các Hot Teen Đà
Thành” đăng status xuyên tạc, xúc phạm tới nhân phẩm và danh dự của bản thân. Theo
nội dung của status đăng tải thì N bị các admin dựng chuyện bản thân mang thai khi
còn đang tuổi đi học. Ngoài ra status còn bảo cháu kênh kiệu, chảnh chọe, sống không
hòa đồng với bạn bè khi tới lớp… Status vừa đăng tải được mấy ngày trên cộng đồng
mạng Facbook, cháu N đã nhận được hằng trăm tin nhắn từ bạn bè... N đã suy sụp tinh
thần, sau đó nghĩ quẩn. May mà gia đình phát hiện sớm, rồi kịp thời đưa N đi cứu
chữa. 23
Nếu xác định rõ tác giả của hành vi trên là ai thì người đó sẽ phải chịu hình phạt
của tội làm nhục người khác với tình tiết tăng nặng tại điểm k khoản 1 điều 48 Bộ luật
hình sự năm 1999. Và qua đó rút ra những bài học thích đáng cho bản thân, nếu không
may là nạn nhân của những hành động không văn hóa của những cá nhân trên mạng xã
hội thì hãy bình tĩnh tìm những hướng giải quyết tích cực, để tránh những hậu quả đáng
tiếc xảy ra.
Tội làm nhục người khác là tội phạm mà pháp luật hình sự quy định có
cấu thành hình thức. Không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nhưng hậu quả vẫn
có thể xảy ra. Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có lời nói hoặc
hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Hậu quả
không có ý nghĩa trong việc định tội, nhưng việc xác định hậu quả, mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi làm nhục người khác với thiệt hại xảy ra, có ý nghĩa quan trọng đối
với việc giải quyết trách nhiệm hình sự và hình phạt. Thực tế cho thấy, hành vi xúc
23
Mạnh Hưng, Những vụ tự tử vì bị bôi xấu trên facebook, http://kienthuc.net.vn/sot-mang/nhung-vu-tu-tu-vi-biboi-xau-tren-facebook-245712.html, [truy cập ngày 15/10/2014]
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
33
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể gây ra thiệt hại to lớn về
mặt tinh thần đối với người bị hại, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội.
- Các dấu hiệu khách quan khác
Ngoài những nội dung biểu hiện của mặt khách quan đã được trình bày ở trên,
thuộc mặt khách quan của tội làm nhục người khác còn có những nội dung biểu hiện
khác. Đó là công cụ, phương tiện, phương thức, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm,
hoàn cảnh phạm tội. Đối với tội làm nhục người khác, phương tiện, công cụ, phương
thức, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội không phải là dấu hiệu
bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Một trong những công cụ phương tiện phạm
tội làm nhục phổ biến hiện nay là internet, mạng xã hội, bằng những tin nhắn hoặc hình
ảnh có tính xúc phạm, bôi xấu. Chính phương tiện hiện đại như internet, mạng xã hội
mà những thông tin, hình ảnh này có tính lan tỏa rộng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nhân phẩm, danh dự người bị hại và gây mất an ninh trật tự công cộng. Do vậy
chúng được coi là những tình tiết cần được xem xét khi quyết định hình phạt.
Theo điểm a, khoản 1, Điều 7 Nghị định 73/2010 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, người “có cử
chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người
khác” bị “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng”. Thiết nghĩ
mức phạt này không đáng kể nhưng việc xử phạt sẽ có tính giáo dục đối với xã hội.
Khỏan 4 Điều 12 Luật Viễn thông có quy định hành vi đưa thông tin xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân là hành vi bị
nghiêm cấm. Do vậy, việc cá nhân nào đó có hành vi dùng điện thoại, các phương tiện
viễn thông để quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, làm nhục… người khác thì tùy theo mức
độ nguy hiểm của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định.
Cụ thể, theo Điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông có
quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về
truyền đưa thông tin trên mạng viễn thông, theo đó phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dung hoạt động viễn thông để thực hiện một trong
các hành vi đe dọa, quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống uy tín của tổ chức, danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
34
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
2.1.3 Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác
Khi nói đến mặt khách quan của tội làm nhục người khác thì ta biết đó là mặt
bên ngoài. Còn mặt chủ quan là mặt bên trong, là hoạt động tâm lý của người phạm tội.
Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác gồm ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và
mục đích phạm tôi.
Tội làm nhục người khác được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức
được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của
người khác nhưng mong muốn thực hiện hành vi đó. Người phạm tội biết được việc
làm của mình là bêu xấu người khác nhằm thỏa mãn cơn tức giận đối với nạn nhân hoặc
đối với người thân của nạn nhân. Người phạm tội mong muốn hoặc để mặc hậu quả xấu
về danh dự, nhân phẩm của nạn nhân xảy ra. Nếu người phạm tội còn có mục đích khác
(thỏa mãn dục vọng, chiếm đoạt tài sản…) thì tùy trường hợp sẽ xét xử người phạm tội
theo các tội danh tương ứng. Như vậy, theo quy định trên, người phạm tội phải là người
có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm
người khác. Ví dụ như: lăng mạ, chữi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa
đám đông… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như: bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương
tiện nguy hiểm để khống chế buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả
hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích làm nhục chứ không nhằm mục đích khác.
Ví dụ: Ngày 26.12.2013, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công
an quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) đã tạm giữ đối với Nguyễn Viết Trung (SN
1984, trú Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng) để làm rõ hành vi “hiếp dâm, làm nhục”
người khác. Theo hồ sơ điều tra ban đầu, Trung và chị Nguyễn Thị Uyên V. (25 tuổi,
quê Tiên Phước, Quảng Nam) từng có quan hệ tình cảm. Tuy nhiên, sau một thời gian
yêu đương, nhận thấy tính tình của Trung không hợp nên chị V. nói lời chia tay và bị
Trung dọa nạt. Đến tối ngày 17.12, Trung điều khiển xe máy đến phòng trọ nơi chị V.
(trên đường Hồ Xuân Hương, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng thì thấy chị V. đi về cùng
1 thanh niên khác khiến Trung nổi cơn ghen trả thù. Chờ thanh niên kia đi khỏi, Trung
tiến đến uy hiếp chị V., đập phá đồ dùng trong phòng rồi yêu cầu chị V cùng y đi đến
khách sạn gần đó.
Tại đây, Trung dọa nạt, chửi mắng, bắt chị V khỏa thân, đứng ngoài lan can
khách sạn và dùng điện thoại của chị V để quay lại cảnh này “làm kỉ niệm”. Sau khi
làm nhục chị V, Trung cưỡng ép, buộc chị V phải quan hệ tình dục. Chưa thỏa mãn,
Trung tiếp tục uy hiếp, đưa chị V về phòng của mình (trên đường Mai Lão Bạn, phường
Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng) để tiếp tục hành hạ. Tại đây, Trung dội nước lạnh
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
35
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
lên người chị V, bật quạt thẳng vào người rồi tiếp tục thỏa mãn thú tính của mình đến
sáng hôm sau mới thả chị V về lại chỗ ở. Trước hành vi của Trung, trưa ngày 18/12, chị
V đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Ngũ Hành Sơn để tố cáo sự việc. Tại cơ
quan công an, Trung chối cãi hành vi của mình. Tuy nhiên, trước những chứng cứ thu
được, Trung đã phải thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. 24 Hành vi của Trung không
thể nói là do vô tình, do cơn ghen tuông nóng giận. Rõ ràng hành vi đó là do Trung cố ý
thực hiện bằng được hành vi đồi bại quay phim, chụp ảnh thỏa thân chị V trước lan can
khách sạn.
Trong khoa học luật hình sự, động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong
thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý, còn mục đích phạm tội là kết
quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi
phạm tội.
Động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của người phạm tội làm nhục người khác
không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét
xử cho thấy, người thực hiện hành vi làm nhục người khác có thể xuất phát từ những
động cơ khác nhau như ghen tuông, thù oán, trả thù... và nhằm những mục đích khác
nhau như làm nhục người khác vì vụ lợi, gây đau khổ cho người bị hại... Người phạm
tội làm nhục người khác, cho dù xuất phát từ bất cứ động cơ, mục đích gì, cũng phải
chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, phải xem xét động cơ
phạm tội, mục đích phạm tội của người phạm tội làm nhục người khác.
2.1.4 Mặt chủ thể của tội làm nhục người khác
Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay đã quy định rõ ràng về chủ thể của tội liên
quan đến hành vi làm nhục. Căn cứ vào khoa học luật hình sự cũng như thực tiễn xét xử
thì với tội làm nhục người khác chủ thể có thể là nam giới hoặc nữ giới. Chủ thể của tội
này là nam hoặc nữ từ đủ 16 tuổi (tuổi theo luật định) có đủ năng lực trách nhiệm hình
sự thực hiện hành vi.
Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội, phải có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự, tức là phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đây là một trong những quy định
bắt buộc của pháp luật Việt Nam. Người có sự phát triển bình thường về tâm sinh lý sẽ
có năng lực trách nhiệm hình sự khi đã đạt độ tuổi nhất định. Việc quy định tuổi chịu
trách nhiệm trong luật hình sự một mặt thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối
với người chưa thành niên có hành vi nguy hiểm cho xã hội, mặt khác để khẳng định
24
Theo Lao Động, Hiếp dâm, làm nhục bạn gái cũ rồi quay phim, http://vinhphuc.vnpt.vn/detail/hiep-dam-lamnhuc-ban-gai-cu-roi-quay-phim/571131/l0, [truy cập ngày 15/10/2014]
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
36
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
trong trường hợp bình thường, người đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người có năng
lực trách nhiệm hình sự, tức là người có đủ điều kiện để có thể có lỗi khi thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội. Việc quy định này, pháp luật hình sự Việt Nam mặc nhiên
thừa nhận những người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nói chung là những
người có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong thực tiễn áp dụng các cơ quan có trách
nhiệm không đòi hỏi phải đánh giá từng trường hợp có năng lực trách nhiệm hình sự
hay không mà chỉ phải xác định độ tuổi và cá biệt có sự nghi ngờ mới cần phải kiểm tra
xem có phải là trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự hay không. Nếu một
người thực hiện hành vi làm nhục người khác nhưng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự thì về mặt pháp lý người đó vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm
nhục người khác đã thực hiện. Còn trường hợp người phạm tội bị bệnh tâm thần đã bị
Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự khi thực hiện hành vi làm nhục người khác. Tuy nhiên nếu trong trường hợp
chứng minh được người thực hiện hành vi phạm tội làm nhục người khác trong lúc
trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh và bình thường về tinh thần hoặc đã khỏi bệnh nhưng
chưa được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Chủ thể của tội làm nhục người khác phải là người có năng lực trách nhiệm hình
sự. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Đối với làm nhục người khác, người có
năng lực trách nhiêm hình sự được hiểu là người có khả năng nhận thức được tính chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của
người khác và có khả năng nhận thức hành vi đó.
Tội làm nhục người khác có mức tối đa khung hình phạt là ba năm tù, cho nên
theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999, đây là tội phạm ít nghiêm
trọng. Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng
chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng”.
Như vậy, chủ thể của tội làm nhục người khác phải là người từ đủ 16 tuổi trở
lên, vì đây là loại tội ít nghiêm trọng.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
37
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
2.2 Hình phạt đối với tội làm nhục
2.2.1 Hình phạt chính của tội làm nhục
Điều 121 đã quy định 3 hình phạt nghiêm khắc trong hệ thống hình phạt chính
của Luật hình sự là: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
Cảnh cáo: là sự khiển trách công của Nhà nước do tòa án áp dụng đối với người
phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Cảnh cáo là hình phạt chính
nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt. Hình phạt này không có khả năng gây thiệt hại về
vật chất nhưng gây ra những thiệt hại nhất định về mặt tinh thần.
Cải tạo không giam giữ: là hình phạt chính có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm
được phạm tội với người phạm tội ít nghiêm trọng như tội làm nhục người khác hoặc
phạm tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét
thấy không cần thiết phải cách li người phạm tội khỏi xã hội. Hai điều kiện này của cải
tạo không giam giữ là điều kiện về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm và điều kiện bảo đảm hiệu quả cuả việc áp dụng hình phạt này. Đây là loại hình
phạt nhẹ hơn hình phạt tù nhưng nặng hơn phạt tiền và cảnh cáo. Tuy nhiên, trong quá
trình chấp hành hình phạt, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy
định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để
sung quỹ nhà nước. 25
Những yếu tố cơ bản đưa đến hiệu quả của cải tạo không giam giữ là sự giám sát
của cơ quan, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa gia đình với cơ
quan, tổ chức trong việc giáo dục và sự tự cải tạo của người bị kết án qua hoạt động,
học tập, lao động, sinh hoạt tại địa phương.
Hình phạt tù có thời hạn: Tù có thời hạn cũng là một hình phạt chính rất nghiêm
khắc trong Luật hình sự. Tù có thời hạn buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội
trong một thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo. Đây là loại hình phạt mà
người bị kết án bị hạn chế tự do trong một thời gian nhất định tại trại giam và phải tuân
theo các nội quy, quy chế của trại giam. Hình phạt này không chỉ nhằm mục đích trừng
trị mà còn cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội, ngăn chặn việc họ tiếp tục phạm tội
mới. Vì thế, hình phạt tù thường được áp dụng đối với hầu hết các tội phạm trong đó có
tội làm nhục người khác.26
25
Nghị định số 60/2000/NĐ-CP (30-10-2000) về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
Hoàng Văn Hùng, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân,
2003.
26
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
38
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
2.2.1.1 Phạm tội làm nhục người khác có tình tiết định khung hình phạt theo khoản
1, Điều 121 BLHS
Tội làm nhục người khác được quy định tại điều Điều 121 luật hình sự năm
1999.Tại khoản 1 Điều 121 quy định:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì
bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm.”
Trường hợp người phạm tội chỉ xúc phạm nghiêm trọng danh dư nhân phẩm một
người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự Việt
Nam có khung hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến hai năm. Không có tình tiết định khung tăng nặng. Khi quyết định hình
phạt đối với tội này, cần phải xem xét một cách toàn diện đầy đủ các tình tiết của vụ án,
nhân thân nguời phạm tội, đặc biệt là mối quan hệ giữa người bị hại với người phạm
tội. Thông qua việc giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng cần giáo dục không
chỉ người phạm tội mà cần giáo dục ngay đối với người bị hại để họ nhận thức được
trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. Tuy nhiên, người nào phạm tội làm
nhục người khác chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi người đó bị khởi tố theo yêu cầu của
người bị hại, quy định tại điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. Nếu người bị hại
không yêu cầu thì người phạm tội không bị truy tố trách nhiệm hình sự.
2.2.1.2 Phạm tội làm nhục người khác trong trường hợp quy định tại khoản 2, điều
121 BLHS
- Phạm tội nhiều lần
Tình tiết "Phạm tội nhiều lần" trong Luật Hình sự Việt Nam được quy định là
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết định khung hình phạt trong rất
nhiều tội phạm quy định tại các điều của các chương khác nhau mà trong một số điều
luật thì tình tiết này có sự thể hiện nội dung và ý nghĩa khác nhau. Trong đó, điểm b
khoản 2 điều 121 về tội "Làm nhục người khác".
Nếu điều luật không quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt thì tình
tiết "Phạm tội nhiều lần" là tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g
khoản 1 Điều 48 BLHS.
Trong Luật Hình sự Việt Nam, nhà làm luật chưa đưa ra khái niệm chính thức
thế nào là tình tiết “Phạm tội nhiều lần". Nhưng từ thực tiễn xét xử và một số quan
điểm của các nhà luật học thì tình tiết này được luận giải như sau:
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
39
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Theo tác giả Đinh Văn Quế thì "Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên
như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần
tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả
các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án...; Phạm tội nhiều lần là người
phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một
tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố, xét xử..."
Theo tác giả Lê Văn Cảm thì "Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà
những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều
luật) tương ứng trong phần riêng BLHS, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử."
Tổng hợp các quan điểm trên và từ thực tiễn xét xử, theo chúng tôi tình tiết
"phạm tội nhiều lần" được hiểu như sau:
Thứ nhất, Phạm tội nhiều lần là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm
tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau, xâm
phạm đến cùng một khách thể trực tiếp, mà mỗi hành vi ấy đã có đủ các yếu tố cấu
thành một tội phạm độc lập, và được quy định tại cùng một điều luật trong phần riêng
BLHS (cùng là hành vi trộm cắp, hiếp dâm, lừa đảo...).
Thứ hai, Khi xét xử, các hành vi đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử hoặc bị xử lý bằng các hình thức khác (đình
chỉ vụ án, đình chỉ điều tra...).
Thứ ba, Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm
tội cộng lại.
Qua khái niệm trên, chúng ta có thể thấy, tình tiết "Phạm tội nhiều lần" bao gồm
năm nội dung sau:
(1) Phạm tội nhiều lần là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở
lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau (ví dụ: phạm tội
nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối đối với nhiều người - điểm c khoản 1 Điều
104 BLHS, nhiều lần trộm cắp, nhiều lần hiếp dâm...).
(2) Nếu tách ra từng hành vi phạm tội riêng lẽ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu
tố cấu thành một tội phạm độc lập.
(3) Tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ thể
trong phần riêng BLHS (cùng là tội trộm cắp, hiếp dâm...), có thể cùng một khoản, có
thể phạm tội ở các khoản khác nhau của cùng một điều luật.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
40
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
(4) Các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự,
chưa bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật (như đình chỉ
điều tra, đình chỉ vụ án...) và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án (được
tuyên trong một bản án).
(5) Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người
phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng
lại.27
Riêng đối với tội làm nhục người khác thì phạm tội nhiều lần là người phạm tội
đã nhiều lần có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm đối với một người,
mỗi lần đều phải “xúc phạm nghiêm trọng” (đã cấu thành tội phạm).28 Hay nói cách
khác, phạm tội nhiều lần là trường hợp thực hiện tội làm nhục người khác mà trước đó
người phạm tội đã phạm tội này ít nhất một lần và chưa bị xét xử. Hành vi phạm tội
trong trường hợp này là lập lại tội làm nhục người khác đã thực hiện trước đó, cho nên
có mức độ nguy hiểm cao hơn bình thường.
Tuy nhiên, việc áp dụng tình tiết "Phạm tội nhiều lần" vào các trường hợp cụ thể
không phải đều giống nhau mà tùy theo các tội phạm khác nhau thì nội dung, ý nghĩa
của tình tiết này có thể khác nhau.
- Đối với nhiều người
Trường hợp phạm tội làm nhục đối với nhiều người là trường hợp xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của hai người trở lên, có thể cùng một lần hoặc
nhiều lần khác nhau.
Để áp dụng tình tiết này, chúng ta cần xác định người phạm tội đã có hành vi
xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của từ hai người trở lên. Có thể hành vi
“xúc phạm nghiêm trọng” danh dự, nhân phẩm xảy ra đới với nhiều người, nhưng cũng
có thể hành vi “xúc phạm nghiêm trọng” danh dự, nhân phẩm chỉ xảy ra đối với một
người, và đối với những người khác, người phạm tội đã có hành vi “xúc phạm” nhưng
chưa đến mức “nghiêm trọng”.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Chức vụ là nhiệm vụ tương ứng với chức.29 Người có chức vụ là người do bổ
nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc
27
Lê Văn Luật, Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội nhiều lần” quy định trong Luật hình sự
Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 35, 2006.
28
Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Viêt nam, Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội,
2011, tr.175.
29
Từ điển tiếng Việt, NXb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, 1997, tr.185.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
41
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất
định trong khi thực hiện công vụ.
Đây là trường hợp người phạm tội dựa vào chức vụ, quyền hạn của mình để xúc
phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu không có chức vụ quyền
hạn đó thì người phạm tội không thể phạm tội được. Cần xác định rõ người phạm tội
thông qua chức vụ, quyền hạn của mình để phạm tội. Nếu người phạm tội có chức vụ,
quyền hạn nhưng hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác
hoàn toàn không liên quan đến chức vụ, quyền hạn thì không áp dụng tình tiết này.30
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là trường hợp người phạm tội làm
nhục người khác đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để dễ dàng thực hiện tội
phạm.31 Tính nguy hiểm của những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm
tội làm nhục người khác là ở chỗ, chúng không những xâm phạm nghiêm trọng nhân
phẩm, danh dự của người khác, mà còn xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan
nhà nước.
Ví dụ: H là thủ quỹ của một Công ty, thấy chồng mình ngoại tình với một phụ nữ
khác, nên đã dùng đánh ghen người phụ nữ giữa đường, lột quần áo của cô ta thì không
thể coi hành vi phạm tội của H là lợi dụng chức vụ, quyền hạn được.
Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định tình tiết này là tình tiết tăng nặng, đến
kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX có quy định tình tiết "Lợi dụng chức vụ cao để phạm
tội", nhưng sau khi quy định tình tiết này, việc giải thích thế nào là "chức vụ cao" còn
nhiều ý kiến khác nhau và thực tiễn xét xử đã không thể áp dụng tình tiết này trong các
vụ án cụ thể. Mặt khác, do cơ cấu của Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều thay đổi so
với Bộ luật hình sự năm 1985, nên nhà làm luật quy định tình tiết "lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để phạm tội" thay cho tình tiết "lợi dụng chức vụ cao để phạm tội" là hoàn
toàn phù hợp, có cơ sở khoa học để giải thích và hướng dẫn áp dụng.
- Đối với người thi hành công vụ
Tình tiết này bao gồm cả người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ.
Chỉ cần xác định nạn nhân là người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ thì có thể áp
dụng tình tiết này, không kể hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm có
liên quan đến công vụ đó hay không.
30
Đinh Văn Quế, Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh cách thức thực hiện tội phạm và một số
vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,
http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_deta
ils=1&item_id=9522491 [truy cập ngày 18/8/2014].
31
Lê Thị Sơn, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội, 2003.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
42
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Công vụ ở đây được hiểu là những công việc vì lợi ích chung mà việc thực hiện
công việc đòi hỏi người thi hành phải có những quyền nhất định đối với công dân khác.
Tính nguy hiểm của những trường hợp làm nhục người khác đối với người đang thi
hành công vụ là ở chỗ chúng không chỉ xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự
của con người, mà còn xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự công cộng, cản trở hoạt
động chung của xã hội, gây ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự, bởi lẽ khi thi
hành công vụ, người bị hại thay mặt Nhà nước, chứ không phải nhân danh cá nhân họ.
Ví dụ: Ngày 11/9/2013, bà Đào đến TAND thành phố Quy Nhơn (Bình Định) để
trình bày thắc mắc trong một vụ tranh chấp quyền sở hữu tài sản nhà ở, mà bà có liên
quan. Do thẩm phán, người thụ lý vụ kiện, đi vắng nên bà Đào được ông Chánh án
TAND thành phố Quy Nhơn mời vào phòng giải thích. Sau khi nói chuyện với vị chánh
án, bà Đào được cho là đã lấy từ trong túi xách một chiếc quần dài, quàng vào đầu vị
quan tòa và có những lời lẽ xúc phạm, gây mất trật tự tại trụ sở tòa án. Người phụ nữ
này sau đó bị Công an thành phố Quy Nhơn khởi tố về tội Làm nhục người khác.32
- Đối với người nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc, chữa bệnh cho mình
Ở tình tiết này, người phạm tội làm nhục người khác không chỉ xâm phạm đến
danh dự, nhân phẩm người bị hại, mà đặc biệt ở trường hợp này người phạm tội và
người bị hại có mối quan hệ đặc biệt đối với nhau.
Người bị hại ở trường hợp này có thể là người nuôi dưỡng người phạm tội là
người có trách nhiệm nuôi dưỡng người phạm tội do quan hệ huyết thống như bố mẹ
đối với con cái, ông bà đối với cháu, anh chị đối với em; do quan hệ hôn nhân như
người vợ hoặc người chồng không còn khả năng lao động phải sống nhờ vào người vợ
hoặc chồng; có thể do quan hệ xã hội mà phát sinh mối quan hệ giữa người có trách
nhiệm nuôi dưỡng với người được nuôi dưỡng như nuôi dưỡng trẻ mồ côi, nuôi dưỡng
thương bệnh binh, nuôi dưỡng người cao tuổi cô đơn, nuôi dưỡng bệnh nhân… Người
dạy dỗ người phạm tội là thầy, cô giáo trong hệ thống các trường đào tạo, giáo dục của
Nhà nước hoặc của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cũng có thể chỉ là người
dạy dỗ theo một hợp đồng dân sự như gia sư, huấn luyện viên… Người chăm sóc người
phạm tội là những người theo nghĩa vụ hoặc hợp đồng có trách nhiệm chăm sóc người
phạm tội. Nói chung, người có trách nhiệm nuôi dưỡng, đồng thời có trách nhiệm chăm
sóc, nhưng cũng có trường hợp người có trách nhiệm chăm sóc, nhưng không có trách
nhiệm nuôi dưỡng. Người chữa bệnh cho người phạm tội là những người thầy thuốc
như bác sĩ, y tá, nhân viên y tế; họ có thể đồng thời là người nuôi dưỡng, chăm sóc cho
32
Minh Thùy, Nữ võ sư hầu tòa vì trùm quần lên đầu chánh án, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/nu-vo-suhau-toa-vi-trum-quan-len-dau-chanh-an-2915291.html. [Ngày truy cập 15/9/2014]
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
43
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
người phạm tội, nhưng có thể chỉ chữa bệnh cho người phạm tội, còn chăm sóc, nuôi
dưỡng người phạm tội là người khác.
Trong mối quan hệ đặc biệt với những người kể trên, người phạm tội hơn ai hết
phải biết ơn và kính trọng người bị hại vì đây là trường hợp phạm tội vừa bị pháp luật
hình sự trừng trị, vừa bị dư luận xã hội lên án về mặt đạo đức. Với hành vi phạm tội của
mình, người phạm tội làm nhục người khác không chỉ vi phạm pháp luật hình sự, mà
còn vi phạm nghiêm trọng đạo lý làm con, cháu, làm học trò, làm người được nuôi
dưỡng.
2.2.2 Hình phạt bổ sung của tội làm nhục được quy định tại khoản 3 Điều 121 Bộ
luật hình sự hiện hành
Bên cạnh hình phạt chính còn có hình phạt bổ sung áp dụng đối với người thực
hiện hành vi làm nhục người khác. Hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người
phạm tội với ý nghĩa nhằm tăng cường hiệu lực cũng như hiệu quả của hình phạt chính
đã được áp dụng đối với người phạm tội. Mục đích chủ yếu của hình phạt bổ sung
nhằm phòng ngừa người bị kết án phạm tội mới. Hình phạt bổ sung không thể tuyên
độc lập mà chỉ có thể tuyên kèm theo một hình phạt chính.
Khoản 3 Điều 121 BLHS năm 1999 dành riêng để quy định hình phạt bổ sung
đối với người phạm tội làm nhục người khác quy định tại điều này như sau: “…cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm
năm”. Hình phạt bổ sung này được áp dụng khi thấy cần thiết phải loại bỏ môi trường
và điều kiện thuận lợi mà trong đó người bị kết án có thể lại phạm tội, tức là loại trừ
khả năng họ có thể lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định để có hành
vi làm nhục người khác. Đó là trong những trường hợp người phạm tội giữ chức vụ
hoặc làm những nghề nghiệp, công việc liên quan. Ví dụ như: cán bộ, công chức. Cũng
có thể là chức vụ trong các tổ. Có thể là nghề giáo viên, bác sĩ, y tá… trong các việc.
Đây là một điểm mới so với quy định tội làm nhục người khác ở BLHS năm 1985,
nhằm tăng tính hiệu quả của hình phạt đối với người phạm tội, ngăn ngừa việc họ phạm
tội lại.
Xuất phát từ mục đích của hình phạt bổ sung là ngăn ngừa, triệt tiêu môi trường
phạm tội để người bị kết án không có cơ hội tái phạm nên thời điểm áp dụng hình phạt
bổ sung sẽ là kể từ ngày mãn hạn chấp hành hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu
lực pháp luật nếu được hưởng án treo. Khoản 3 Điều 121 BLHS quy định thời hạn cấm
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
44
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
đảm nhiệm chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định là “từ một năm đến năm
năm”, tòa án sẽ quyết định thời hạn cụ thể trong từng trường hợp cụ thể.33
2.3 So sánh tội làm nhục người khác với một số tội khác trong Bộ luật hình sự Việt
Nam
2.3.1 So sánh tội làm nhục người khác với tội vu khống người khác
Tội làm nhục và tội vu khống, hai tội này có điểm giống nhau là hậu quả đều dẫn
đến ảnh hưởng nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Hành vi đặc trưng
của tội vu khống "bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt" cũng là một trong
những hành vi đặc trưng của tội làm nhục người khác.
Tuy nhiên, tội vu khống phân biệt với tội làm nhục người khác ở những điểm
sau:
Thứ nhất, hành vi cấu thành tội tội làm nhục người khác đa dạng hơn tội vu
khống. Hành vi khách quan của tội vu khống thể hiện ở ba hành vi sau: bịa đặt, loan
truyền những điều biết rõ là bịa đặt hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ với cơ quan có thẩm
quyền. Còn tội làm nhục người khác thể hiện bằng lời nói như chửi rủa, xỉ nhục ở nơi
đông người, bằng viết, vẽ hay những hành động có tính chất bỉ ổi.
Thứ hai, mục đích tội vu khống hướng tới bao gồm: xúc phạm danh dự hoặc gây
thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, mục đích của tội làm nhục người
khác chỉ nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Như vậy, hành vi bịa đặt, loan truyền tin
tức thất thiệt nhằm gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm là dấu hiệu có trong cả hai cấu
thành tội phạm tội làm nhục người khác và tội vu khống. Tuy nhiên, thông thường hành
vi cấu thành tội vu khống thường kèm theo mục đích nhằm bôi nhọ danh dự và gây
thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác trước các cơ quan, tổ chức hoặc cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Bị người tình là Phó phòng giáo dục huyện Cao
Phong (tỉnh Hòa Bình) "đá" sau một thời gian cặp kè để "cua" một bồ nhí khác trẻ trung
xinh đẹp hơn, bà Hiệu trưởng trường mầm non Hương Cam nổi cơn ghen, tung ảnh
khỏa thân người tình giữa chợ cho hả giận. Một sớm giữa năm 2013, dọc thị trấn
Hương Cam huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) rải trắng tờ rơi khổ A4 màu đen trắng
có in hình ảnh đôi trai gái khỏa thân trong nhà nghỉ.
Nhân vật chính trong bức ảnh là ông Phùng Sinh K. và bà Lê Thị P. Khi đó ông
K. đang là Phó phòng giáo dục huyện Cao Phong, bà P. cũng công tác tại phòng giáo
dục. Sau khi nhận được đơn thư nặc danh, không khó để cơ quan điều tra vào cuộc và
33
Hoàng Văn Hùng, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân,
2003.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
45
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
tìm ra thủ phạm. “Tác giả” được nhanh chóng xác định là Trịnh Thị Thanh Xuân (SN
1978, trú tại khu I, thị trấn Cao Phong, khi đó đang là Hiệu trưởng trường mầm non
Hương Cam). Xuân ghép 60 chiếc ảnh màu ghép ông K. và bà P. khỏa thân trong cùng
một phòng nghỉ và 40 ảnh bằng giấy khổ A4. Khi việc ghép ảnh hoàn tất Xuân nhờ
cháu của chồng rải hộ tờ rơi ở các địa điểm nhà văn hóa, phòng giáo dục, khu chợ Bóp.
Số ảnh còn lại Xuân cho vào phong bì kèm theo đơn nặc danh tố cáo quan hệ bất chính
của ông K và bà P. Xuân cho vào phong bì thư dán lại và nhờ gửi toàn bộ qua đường
bưu điện gửi đến các ban ngành trong huyện.
Không lâu sau Công an huyện Cao Phong tiến hành điều tra, rà soát các đối
tượng, các mối quan hệ của nạn nhân và Trịnh Thị Thanh Xuân đã bị khởi tố. Ngày
01/7/2013 Viện khoa học hình sự Bộ Công an có kết luận giám định số 1965: “Tấm ảnh
cơ quan điều tra gửi giám định là ảnh ghép”.34
Cũng với hành vi ghép ảnh để bêu xấu và làm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của
Phó phòng giáo dục nhằm thỏa mãn cơn ghen, hành vi của bà Xuân cũng có yếu tố xúc
phạm nghiêm trọng danh dự và nhân phẩm người khác. Nhưng với những hành vi
khách quan trên thì bà Xuân lại phạm tội vu khống chứ không phải tội làm nhục người
khác.
2.3.2 So sánh tội làm nhục người khác với tội hành hạ người khác
Việc quy định thế nào là "đối xử tàn ác" trong tội hành hạ người khác rất quan
trọng đối với việc định tội danh. Ở hai điều luật 121 và Điều 110 thì hành vi “đối xử tàn
ác” chỉ được quy định trong tội hành hạ người khác. Nhưng theo tinh thần của các điều
luật, hành vi "đối xử tàn ác" về mặt tinh thần cũng được coi là dấu hiệu cấu thành tội
hành hạ người khác, đồng thời đó cũng là những hành vi đặc trưng của tội làm nhục
người khác. Do vậy, nếu hành vi "xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của
người lệ thuộc mình" và không có hậu quả tự sát xảy ra thì người phạm tội có thể bị
truy cứu theo Điều 110 Bộ luật hình sự. Cũng với hành vi “xúc phạm nghiêm trọng
danh dự, nhân phẩm người khác”, nhưng không có dấu hiệu bắt buộc là “người lệ thuộc
mình” thì phạm tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự.
Ví dụ: Khoảng 21 giờ ngày 16-10-2013 nhận được tin nhắn của anh Lại Thế
Nhân (1958, trú cùng xã) hẹn lên thuyền ra sông Nhật Lệ nói chuyện. Vì là gái độc thân
nên chị Phạm thị Hải (1963, trú thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng
Bình) nhận lời. Sau khi thuyền chạy ra cách bến chợ cá Đồng Hới khoảng 100m thì
34
Hương Phan, N ổi cơn ghen, nữ hiệu trưởng tung 'ảnh nóng' của sếp giữa chợ,
http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/noi-con-ghen-nu-hieu-truong-tung-anh-nong-cua-sep-giua-cho-726927.tpo
[truy cập ngày 16/10/2014].
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
46
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
dừng lại. Trong lúc hai người “thì thầm” thì 2 đối tượng Hòa (1983) và Quảng (1988),
là con của anh Nhân bơi từ dưới sông lên thuyền của hai người. Trên thuyền, Hòa,
Quảng đã có lời lẽ nhục mạ, đánh đập chị Hải và dùng dao đe dọa. Sau đó, cả hai kéo
thuyền vào bến chợ cá Đồng Hới để một số đối tượng khác trong gia đình và anh chị
em lên thuyền dùng dao, kéo cắt tóc, chặt tóc, xé và lột hết áo quần chị Hải, rồi bắt chị
Hải đi “giễu hành” giữa đường.
Trong quá trình từ 21 giờ đến hơn 23 giờ, các đối tượng này cho thuyền trôi từ
từ giữa dòng sông để hành hạ chị Hải. Ngoài các đối tượng thực hiện hành vi trên, các
đối tượng còn lại đã dùng tay chân đấm, đá, đánh khiến chị bị tê liệt toàn thân và lịm đi
vì bị “nếm” nhiều trận đòn dã man. Sau gần 3 giờ đồng hồ hành hạ, đánh đập, các đối
tượng lôi chị Hải lên bờ tại bến Trung Bính (gần nhà anh Nhân) và bắt chị trong tình
trạng không một mảnh vải che thân “diễu hành” trên đường trước sự chứng kiến của
đông đảo bà con lối xóm. Lúc này, người nhà chị Hải đến van xin, năn nỉ, cùng nhiều
người dân trong thôn đến góp ý và can ngăn thì các đối tượng mới chịu cho chị Hải mặc
áo quần để người nhà đưa về. Do bị hành hạ, đánh đập trong suốt 3 tiếng đồng hồ nên
chị Hải bị thương tích nhiều nơi trên cơ thể, được đưa đi điều trị tại Bệnh viện Việt
Nam- Cuba Đồng Hới.
Sau 10 ngày điều trị, chị Hải được xuất viện. Theo hồ sơ bệnh án thì chị bị đa
chấn thương vùng đầu, vùng mặt và nhiều vết bầm tím do bị đánh. Chi phí điều trị toàn
bộ hết gần 15 triệu đồng. Trong số các đối tượng tham gia đánh đập, hành hạ và làm
nhục chị Hải có vợ Lại Thế Nhân, 2 người con và một số người khác trong gia đình.
Hành động của bà Thảo và người nhà đã có dấu hiệu đối xử tàn ác với chị Hải nhưng
không thể khởi tố theo tội hành hạ người khác được vì chị Hải không là người lệ thuộc
của bà Thảo.
Sau khi nhận được đơn của chị Hải và gia đình gửi đến tố cáo các đối tượng có
hành vi đánh đập, hành hạ và làm nhục, Cơ quan CSĐT Công an TP. Đồng Hới tiến
hành xác minh, điều tra làm rõ và lập hồ sơ xử lý. Ngày 23-11, CQĐT đã ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can gồm Diệu Thị Thảo (1960 - vợ Lại Thế Nhân), Lại
Thanh Quảng (1988), Hoàng Thị Oanh (1966) và Nguyễn Thị Lan (1971, đều trú xã
Bảo Ninh – là con và người thân của Thảo) về tội “Làm nhục người khác” quy định tại
Điều 121 Bộ luật Hình sự.35
35
Theo Công an Đà Nẵng, Bị làm nhục suốt ba tiếng đồng hồ, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Bi-lam-nhucsuot-3-tieng-dong-ho/55266137/218/, [truy cập ngày 17/10/2014].
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
47
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
2.3.3 So sánh tội làm nhục người khác với tội bức tử
Khoản 1 Điều 100 Bộ luật hình sự quy định về tội bức tử như sau: “1. Người nào
đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm
người đó tự sát thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Trong quy định này thì một
trong các hành vi của tội bức tử có hành vi "làm nhục người khác" dẫn đến hậu quả
"người đó tự sát". Như vậy, trong dấu hiệu hành vi của tội bức tử có một loại hành vi
tương tự được quy định trong tội làm nhục người khác. Tuy nhiên, trong cấu thành tội
phạm tội bức tử, ngoài hành vi "làm nhục người khác" còn có các dấu hiệu bắt buộc
khác, đó là mối quan hệ giữa người phạm tội và người bị hại (là người phụ thuộc người
phạm tội) và hậu quả của hành vi ức hiếp, làm nhục đó là người bị hại tự sát. Hành vi
làm nhục người khác theo Điều 100 có thể hiểu đó là hành vi "xúc phạm nghiêm trọng
danh dự, nhân phẩm", và nếu hành vi đó có kèm theo hai dấu hiệu: "là người lệ thuộc
người phạm tội" và hậu quả làm người đó "tự sát" thì sẽ bị khởi tố về tội bức tử.
Ví dụ: Như báo Nguoiduatin.vn đã có bài phản ánh về việc một nữ sinh lớp 12
trường THPT Hai Bà Trưng huyện Thạch Thất, Hà Nội đã tự tử bằng thuốc diệt cỏ và
chết vì bị bạn chế ảnh “nhạy cảm” đăng lên facebook.
Liên quan đến vụ việc này, phóng viên báo Nguoiduatin.vn đã có cuộc trao đổi
với luật gia Giang Văn Quyết, thuộc thành hội luật gia Hà Nội. Ông cho rằng, về
phương diện pháp lý, căn cứ những tình tiết mà báo Nguoiduatin.vn đã phản ánh thì có
thể thấy ở đây chưa có dấu hiệu đầy đủ của tội “bức tử”. Mặc dù một trong những dấu
hiệu của tội bức tử là dẫn đến hậu quả người khác “tự sát” tuy nhiên chủ thể nạn nhân
của tội bức tử phải là người “lệ thuộc” với người phạm tội. Trong khi ở vụ việc này nữ
sinh tự sát là do bạn cùng lớp ghép ảnh, chế ảnh mà dẫn đến tự tử, chứ không phải là
việc có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ
thuộc dẫn đến người lệ thuộc tự sát như quy định của Bộ luật hình sự về tội bức tử.36
Đường lối xử lý hình sự với tội bức tử nghiêm khắc hơn tội làm nhục người
khác. Người phạm tội tại khoản 1 Điều 100 có khung hình phạt "tù từ hai năm đến bảy
năm", khoản 1 Điều 121 có khung hình phạt "cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm". Khoản 2 Điều 100 có khung hình phạt "tù
từ năm năm đến mười hai năm", khoản 2 Điều 121 có khung hình phạt "tù từ một năm
đến ba năm".
36
Băng Tâm, Nên xem xét khởi tố vụ nữ sinh tự tử vì bị chế ảnh, http://www.nguoiduatin.vn/vu-nu-sinh-tu-tu-vibi-che-anh-lam-nhuc-hay-buc-tu-a88604.html, [truy cập ngày 28/9/2014].
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
48
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
2.3.4 So sánh tội làm nhục người khác với các tội: tội làm nhục người chỉ huy
hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới và tội làm nhục đồng đội
Để phân biệt tội làm nhục người khác và tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp
trên, tội làm nhục cấp dưới và tội làm nhục đồng đội. Chúng ta cần phân biệt về mặt
khách thể và mặt chủ thể.
Đối với tội làm nhục người khác: khách thể của tội này là xâm phạm nghiêm
trọng danh dự, nhân phẩm của công dân . Và chủ thể là người có năng lực trách nhiệm
hình sự. Tuy nhiên, người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự vì
tội này là tội ít nghiêm trọng. Vì vậy chủ thể chỉ là những công dân bình thường, ngoại
trừ tình tiết phạm tội với người có chức vụ, người thi hành công vụ.
Đối với tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên: trong quân đội, các quân nhân
phải giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng và nghiêm chỉnh tuân theo những yêu cầu
về sinh hoạt xã hội. Trong quan hệ cấp trên, cấp dưới, mọi quân nhân phải kính trọng
và tuyệt đối phục tùng người chỉ huy hoặc cấp trên. Hành vi làm nhục người chỉ huy
hoặc cấp trên xâm phạm nghiêm trọng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, xâm
phạm danh dự, nhân phẩm của người chỉ huy hoặc cấp trên. Chủ thể của tội phạm là
những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm
của quân nhân, bao gồm: quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ và công
dân được trưng tập vào phục vụ quân đội; khi giữa họ với chỉ huy hoặc cấp trên đang ở
trong hoàn cảnh có mối quan hệ công tác.
Trường hợp nhiều người thuộc diện nêu trên cố ý cùng thực hiện hành vi làm
nhục người chỉ huy hoặc cấp trên, thì trên cơ sở mối quan hệ chỉ huy, phục tùng để
quyết định tội danh với từng người phạm tội. Nếu giữa người phạm tội và người bị hại
không có mối quan hệ chỉ huy, phục tùng, thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội làm nhục đồng đội được quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự năm 1999.
Đối với tội làm nhục cấp dưới: trong quan hệ chỉ huy, phục tùng, cấp trên, cấp
dưới, một mặt cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng lãnh đạo, chỉ huy, chấp hành nghiêm
chỉnh mệnh lệnh, mặt khác, cấp trên cũng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, thương
yêu, giúp đỡ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ. Khi thực hiện nhiệm vụ, người chỉ huy
hoặc cấp trên phải căn cứ vào chức trách, quyền hạn được giao để tổ chức, giáo dục,
huấn luyện cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị mình. Pháp luật nghiêm cấm người chỉ huy
hoặc cấp trên dùng các biện pháp quân phiệt đối với cấp dưới. Hành vi làm nhục cấp
dưới là trái với truyền thống, bản chất tốt đẹp của quân đội ta. Hành vi làm nhục cấp
dưới xâm phạm nghiêm trọng mối quan hệ giữa chỉ huy với cấp dưới, xâm phạm danh
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
49
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
dự, nhân phẩm của cấp dưới. Chủ thể của tội phạm này phải là người chỉ huy hay cấp
trên của người bị hại trong quan hệ công tác.
Đối với tội làm nhục đồng đội: hành vi làm nhục đồng đội xâm phạm nghiêm
trọng mối quan hệ đoàn kết giữa các quân nhân trong nội bộ quân đội, xâm phạm danh
dự, nhân phẩm của đồng đội. Chủ thể của tội phạm này là những người được quy định
tại Điều 315 Bộ luật hình sự năm 1999. Đó là quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong
thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội,
dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, nếu giữa
họ và người bị hại không có quan hệ chỉ huy, phục tùng. Do vậy, người phạm tội và
người bị hại có thể là những người cùng cấp bậc, cùng chức vụ hoặc không cùng cấp
bậc, chức vụ.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
50
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC
Song hành với nền kinh tế đang phát triển như hiện nay đó là những khó khăn và
thách thức từ thực trạng đang gia tăng tội phạm và diễn biến theo hướng phức tạp. Ở
chương này, người viết tập trung nghiên cứu thực trạng tội phạm làm nhục người khác.
Qua đó, phân tích những điểm chưa hợp lý của pháp luật hình sự cũng như thực tiễn áp
dụng về tội làm nhục người khác. Thông qua đó, người viết xin đề ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về tội làm nhục người khác để công tác
đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao hơn.
3.1 Tình hình tội làm nhục người khác ở Việt Nam
Xung quanh vấn đề quyền con người, hiện nay vấn đề xúc phạm danh dự, nhân
phẩm, làm nhục người khác được báo chí, các phương tiện truyền thông đề cập rất
nhiều. Gần đây, dư luận nóng lên sau nhiều vụ bị tung hàng nghìn bức ảnh khỏa thân,
ảnh nude khiến nhiều người dân bàn tán xôn xao. Điều này, đã xúc phạm nghiêm trọng
đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Khiến họ bị mọi người coi thường, còn
những người thân của họ bị chửi bới, lăng mạ. Đây không phải là vấn đề giờ mới nói
mà xưa nay vấn đề xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục người khác diễn ra phổ
biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Hiện tượng nam nữ đánh lộn, rồi cởi quần cởi áo, bêu
xấu nhau trên đường diễn ra hằng ngày hằng giờ làm chúng ta không thể không suy
nghĩ về vấn nạn này. Bức xúc hơn là tình trạng người phạm tội làm nhục cả ông bà,
thầy cô trên mạng xã hội.
Theo báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao qua các năm 2011,
2012, 2013. Trong đó:
- Trong năm 2011, tổng số 60,925 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong đó tội là
nhục có 186 vụ với 203 bị cáo, Tòa án đã xét xử 181 vụ, 192 bị cáo. So với vụ án hình
sự được đưa ra xét xử năm 2011 là 60,925 vụ với 95,213 bị cáo, thì các vụ án làm nhục
người khác chiếm 0.31% tổng số vụ và 0.21% tổng số bị cáo.
- Trong năm 2012 tổng số 67,369 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong đó tội
làm nhục có 237 vụ với 262 bị cáo, Tòa án đã xét xử 231 vụ, 251 bị cáo. So với số
lượng vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2012 là 67,369 vụ với 97,517 bị cáo, thì
các vụ án về tội làm nhục người khác chiếm 0.35% tổng số vụ và 0.27% tổng số bị cáo.
- Trong năm 2013 tổng số 68,751 vụ án hình sự tòa án thụ lý thì trong đó tội làm
nhục có 302 vụ với 348 bị cáo, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 291 vụ, 332 bị cáo. So với số
lượng vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2013 là 68,751 vụ với 97,873 bị cáo, thì
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
51
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
các vụ án về tội làm nhục người khác chiếm 0.44% tổng số vụ và 0.36% tổng số bị
cáo.37 Qua những số liệu cụ thể này ta thấy rằng số lượng vụ án về tội làm nhục người
khác qua các năm luôn tăng, các năm sau luôn cao hơn những năm trước. Ví dụ: như
năm 2011 là 186 vụ với 203 bị cáo, đến năm 2012 tăng lên 237 vụ với 262 bị cáo, đến
năm 2013 là 291 vụ với 332 bị cáo.
Người viết xin đưa ra một vài đơn cử cho tình hình tội làm nhục người khác
đang diễn ra phức tạp và khuấy động đến đạo đức và nhân cách con người trong lối
sống hiện nay. Ví dụ: Nữ sinh Q.A. khi bị bà ngoại nhắc nhở về chuyện học hành, đã
lên Facebook để chửi bà với những lời lẽ thô tục và cách xưng hô như với những người
ngang hàng phải lứa. Nữ sinh H.K. đang học tại một trường THPT ở Hà Nội viết lên
tường Facebook với những ngôn từ khó nghe, xúc phạm thầy cô như “con điên”, “quái
vật”. Hay nữ sinh K.C. đã “tâm sự” về bà của mình: “bà được ví không khác gì "súc
vật", chỉ suốt ngày biết "vạch áo cho người xem lưng". Không những thế còn rất xấu
tính và hèn nhát”.
Xôn xao gần đây là tình trạng người dân bắt được kẻ trộm, vì tức giận nên có
những hành động trả thù bằng cách lột quần áo hoặc cùng nhau đánh đập tên trộm hoặc
bắt tên trộm bêu xấu giữa chỗ đông người.
Ví dụ: Vụ nữ sinh bị treo bảng “tôi là trộm” ở siêu thị Vỹ Yên ở tỉnh Gia Lai.
Các luật sư khẳng định các nhân viên siêu thị Vĩ Yên buộc nữ sinh đeo bảng “tôi ăn
trộm” là dấu hiệu của tội Làm nhục người khác. Việc lấy trộm 2 quyển truyện của em
nữ sinh là đã sai nhưng xử lý đối với hành vi này phải tuân theo quy định. "Không phải
ai cũng có thể tự xử lý những vi phạm của người khác. Thẩm quyền thuộc về những cơ
quan, cá nhân được pháp luật quy định". Mặt khác, hai quyển truyện chỉ có giá 20.000
đồng, nếu người thành niên có lấy cắp cũng không bị xử lý hình sự bởi Trộm cắp tài
sản là tội có định lượng, phải từ 2 triệu đồng trở lên. Ở đây, cô bé chỉ mới là học sinh
lớp 7, tức 13 tuổi. Hành vi sai phạm của em là có nhưng không lớn, không có dấu hiệu
tội phạm hình sự nên không phải là phạm tội quả tang để người dân có thể bắt giữ. Mà
việc bắt giữ đối với người phạm pháp quả tang cũng phải tuân theo quy định của pháp
luật. Luật sư cho biết: "Không thể lạm dụng việc bắt quả tang để xâm phạm danh dự,
nhân phẩm của người phạm tội".
Trong vụ việc này, đáng lẽ các bảo vệ, nhân viên siêu thị cần báo ngay cho gia
đình của em để phối hợp xử lý, giáo dục, uốn nắn. Đằng này, họ đã tự ý bắt giữ em để
37
Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao qua các năm 2011, 2012,
2013, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc, [Truy cập ngày 5/9/2014]
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
52
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
lục soát, trói tay, bắt đeo bảng với nội dung hạ nhục em tại siêu thị (nơi công cộng
nhiều người qua lại) là một hành vi không thể chấp nhận được.
Hành vi này không chỉ là trái với đạo đức, thiếu tôn trọng, thiếu tình người với
trẻ em lầm lỗi mà họ đã đi xa hơn, đã có những hành vi mang tính nhục mạ, xúc phạm
nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của người khác. Đây là dấu hiệu của tội Làm
nhục người khác theo quy định điều 121 Bộ luật hình sự, mức hình phạt có thể lên đến
3 năm tù.
Việc này đã gây hậu quả nghiêm trọng là làm cho nữ sinh cảm thấy xấu hổ với
mọi người, bị hoảng loạn trầm trọng. Nghiêm trọng hơn, sau khi làm nhục Liên tại siêu
thị, một lần nữa, nhân viên còn chụp ảnh em để đăng trên mạng xã hội phát tán hình
ảnh em bị làm nhục cho nhiều người cùng xem thì mức độ xâm phạm đến danh dự nhân
phẩm của nữ sinh còn tăng lên.
Cơ quan điều tra cần vào cuộc để khởi tố, làm rõ dấu hiệu tội Làm nhục người
khác của những nhân viên siêu thị. Nếu đủ căn cứ, phải khởi tố các cá nhân có liên
quan về tội này. Ngoài ra, việc các nhân viên siêu thị bắt người bác của Liên phải nộp
phạt 200.000 đồng, tức gấp 10 lần giá trị 2 quyển truyện, cũng là trái luật. Cùng quan
điểm, luật sư Nguyễn Minh Thuận (Văn phòng luật sư Sài Gòn) cho biết thêm, hành vi
làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm,
danh dự hay bôi nhọ người khác. Hành vi của các nhân viên này không những vi phạm
pháp luật mà còn phạm tội một cách có tổ chức. Giữa những người này đã có sự sắp
xếp nhiệm vụ với nhau. Người thì bắt trói, người viết tấm bảng đeo trước ngực nạn
nhân rồi tra khảo... Sự việc đã đi quá xa và để lại hậu quả vô cùng lớn đối với cô bé.
Đây thực sự sẽ là một cú sốc lớn đối với em và gia đình. Sự xấu hổ và mặc cảm có thể
khiến cuộc đời em bị rẽ sang một hướng khác.
Càng nguy hiểm hơn khi áp dụng hình thức làm nhục trẻ trước nhiều người.
Cách làm của siêu thị là vì lợi ích trước mắt, muốn răn đe người xung quanh theo kiểu
ai ăn trộm sẽ bị thế này, hơn là răn đe bé Liên. Kiểu hình phạt làm nhục hoàn toàn
không thể áp dụng cho đứa trẻ ở độ tuổi này. Cách làm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn
đến tâm hồn của bé. Nó khiến các em nghĩ mình khó có thể lấy lại danh dự, rằng mình
sẽ bị mọi người nhìn như kẻ xấu suốt đời.38
Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật
nói chúng, luật hình sự nói riêng bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính
mạng, sức khõe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của họ vì đó là vấn đề có ý nghĩa quan
38
Nhóm phóng viên, Người bắt nữ sinh đeo bảng 'tôi ăn trộm' có thể lĩnh 3 năm tù,
http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/nguoi-bat-nu-sinh-deo-bang-toi-an-trom-co-thelinh-3-nam-tu-2978378.html, [truy cập ngày 25/8/2014].
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
53
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
trọng hàng đầu đối với con người. Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới do Đảng
khởi xướng và lãnh đạo đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ
nhân phẩm, danh dự con người nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của các chính
sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự
phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều
phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, tất
cả cho con người, vì con người. Nhà nước Việt Nam không chỉ khẳng định sự tôn trọng
và bảo vệ quyền con người nói chung, nhân phẩm, danh dự con người nói riêng, mà còn
làm hết sức mình bảo vệ quyền con người trên thực tế.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, những thành tựu đã đạt được, trong thời gian
qua cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó có nhiều vấn đề mới phát sinh có liên
quan đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, tình hình tội phạm còn diễn biến
phức tạp trên các lĩnh vực, trong đó tình hình tội làm nhục người khác, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm người khác đang là vấn đề gây bức xúc trong toàn xã hội, được đông
đảo dư luận quan tâm và theo dõi. Thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm làm nhục
người khác đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc cần phải nghiên cứu, giải quyết như khái
niệm, dấu hiệu pháp lý hình sự của tội làm nhục người khác, nguyên nhân điều kiện của
tội làm nhục người khác…
Hiện nay, tình hình vi phạm quyền con người nói chung và vi phạm nhân phẩm,
danh dự con người nói riêng là một vấn đề cần quan tâm trong xã hội ta. Bởi lẽ đất
nước muốn phát triển bền vững ngoài các chỉ tiêu về tăng trưởng, phát triển kinh tế đòi
hỏi sự phát triển về văn hóa, giáo dục, về mức độ tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm danh
dự con người. Tình hình vi phạm danh dự, nhân phẩm của con người hiện nay vẫn là
vấn đề bức xúc của xã hội, hễ có sự buông lỏng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các
cấp, các ngành thì vấn đề này lại phát triển, nở rộ trong cộng đồng xã hội. Vì vậy đấu
tranh với tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tội làm nhục người khác là một nhiệm vụ
quan trọng đặt ra đối với Đảng, Nhà nước và toàn dân ta.
Phải coi đây là cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành
đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Phải phát động bằng được các phong trào
quần chúng rộng rãi, thường xuyên tham gia đấu tranh phòng, chống tội làm nhục
người khác. Đồng thời, phát huy tốt vai trò tham mưu của lực lượng Công an, tư pháp,
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
54
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể quần chúng. Trong lãnh đạo chỉ đạo phải
luôn bám sát các chị thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những đặc điểm
riêng của địa phương để có những chủ trương sát thực, hiệu quả, tránh rợp khuôn, máy
móc, phô trương hình thức. Phải coi trọng công tác giáo dục đạo đức lối sống mới,
đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền
con người, sự tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm con người. Đây là một trong
những nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, có ý nghĩa quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh
này.
Đi đôi với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các quyền con người cần
kiên quyết xử lý hành chính và dân sự các trường hợp xâm hại đến danh dự, nhân phẩm
con người, kịp thời răn đe, giáo dục người vi phạm để ngăn ngừa họ tiếp tục vi phạm và
có thể thành người phạm tội. Đồng thời phải kiên quyết xử ly hình sự những hành vi
làm nhục người khác để có tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung. Trong việc xử lý này
cần tăng cường phối hợp có hiệu quả với các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan
Điều tra, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, chính quyền địa phương để tạo nên
sức mạnh tổng hợp.
Giải quyết vấn đề làm nhục người khác trên cơ sở giải quyết đúng đắn các mâu
thuẫn nảy sinh trong xã hội, xây dựng gia đình, nhà trường, xã hội lành mạnh, mọi
người tôn trọng lẫn nhau phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, đặc điểm, tình
hình cụ thể của các địa phương. Hiệu quả của công tác đấu tranh phong chống làm nhục
người khác phụ thuộc vào việc phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, đẩy
mạnh phong trào cách mạng toàn dân, tính chủ động, tích cực của các ngành, đoàn thể,
tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh,
ngăn chặn các hành vi phạm tội này.
3.2 Bất cập trong việc xử lý tội làm nhục người khác
3.2.1 Bất cập từ quy định của pháp luật hình sự
Nhà nước ta là Nhà nước Chủ nghĩa xã hội theo nguyên tắc pháp chế, tức là mọi
người đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, nguyên tắc này là một trong những
nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam. Nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có tính thống nhất, bảo đảm tính tối cao của
Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân đã
được pháp luật quy định, ngăn chặn kịp thời và xử lý nhanh chóng, công minh mọi
hành vi vi phạm pháp luật bảo đảm sự thống nhất giữa pháp chế và tính hợp lý, công
bằng. Pháp luật hình sự là công cụ sắc bén và lâu đời nhất trog lịch sử nước ta góp phần
rất lớn trong công cuộc đấu tranh và phòng, chống tội phạm ở nước ta. Sự ra đời của Bộ
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
55
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
luật hình sự 1985 đã đánh dấu bước ngoặc về mặt lập pháp của pháp luật nước ta, qua
nhiều lần sửa đổi bổ sung, mà gần đây nhất là Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ
sung 2009 đã dần dần hoàn chỉnh góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên
vẫn chưa đáp ứng một cách triệt để trong quá trình giải quyết các vụ án. Nguyên nhân
là do xã hội phát triển, xu hướng kinh tế thị trường, nhu cầu sống của con người ngày
càng cao. Song cũng vì nguyên nhân đó mà tội phạm ngày càng tăng đáng kể, các hành
vi phạm tội ngày càng đa dạng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây khó
khăn trong việc xác định tội danh.
Thứ nhất, một hệ thống pháp luật không thống nhất, chồng chéo sẽ dẫn đến
những cách hiểu và áp dụng khác nhau, một điều luật thiếu cụ thể, thiếu chi tiết và
không có những hướng dẫn chi tiết từ các văn bản cũng sẽ ảnh hưởng đối với việc xử lý
tội phạm. Hiện nay, việc quy định về hành vi làm nhục người khác và đường lối xử lý
hành vi phạm tội này còn nhiều bất cập. Ví dụ, khoản 1 Điều 121 BLHS năm 1999 quy
định: “người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự… thì bị phạt…”vậy thế
nào là “xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm” thì vẫn chưa có một văn bản nào
hướng dẫn cụ thể. Bởi chúng ta đều biết, danh dự, nhân phẩm là một thứ “tài sản vô
hình”, không ai có thể đong đếm được, giá trị bao nhiêu tiền, mức độ ảnh hưởng của nó
đối với người bị hại ra sao. Vậy nên việc không quy định cụ thể những loại, những
nhóm hành vi nào được coi là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm sẽ khiến cho những
nhà áp dụng luật tuỳ nghi trong cách xét xử, bởi vì cùng một hành vi có thể gây ra
những hậu quả tâm lý khác nhau đối với mỗi người.
Thứ hai, hành vi làm nhục người khác được quy định trong Bộ luật Hình sự, Bộ
luật dân sự… Do vậy việc phân định rõ “làm nhục người khác” ở mức độ nào thì sẽ bị
xử lý về hình sự là rất cần thiết. Theo quy định của pháp luật hình sự như hiện nay thì
ranh giới của việc xử lý hành chính, dân sự và hình sự đối với tội phạm này chưa được
phân định rõ ràng. Như vậy, việc xác định rõ những hành vi xâm phạm nghiêm trọng
danh dự, nhân phẩm của người khác bị xử lý về mặt hình sự sẽ góp phần giảm thiểu sự
chồng chéo về thẩm quyền, đồng thời khắc phục được tình trạng hình sự hoá các vi
phạm hành chính, dân sự hoặc phi hình sự hoá các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể hay hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền như
thế nào là hành vi "làm nhục người khác" và "làm nhục người khác" đến mức độ nào thì
bị xử lý về hình sự.
Thứ ba, việc quy định hình phạt của tội làm nhục người khác như hiện nay chưa
đủ mạnh để răn đe tội phạm. Đường lối xử phạt của tội phạm này còn mang tính hình
thức, chưa sát với thực tế của hành vi phạm tội, gây nhiều khó khăn trong việc quyết
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
56
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
định hình phạt. Nhìn chung, hậu quả của hành vi làm nhục xâm phạm nghiêm trọng đến
danh dự, nhân phẩm người bị hại. Đó là thiệt hại vô cùng to lớn, nó như vết thương khó
lành về tinh thần. Tuy nhiên, mức hình phạt cao nhất của tội phạm này chỉ có ba năm
tù. Hình phạt này chưa đủ mạnh, chưa thích đáng so với những gì người phạm tội đã
gây ra.
Ví dụ: Theo cáo trạng, Tuyết thường xảy ra mâu thuẫn với bà Huỳnh (41 tuổi,
ngụ cùng khu phố) do chồng có quan hệ tình cảm với bà này. Cơ quan chức năng địa
phương đã tổ chức hòa giải nhưng bất thành do "đôi tình nhân" không đồng ý cắt đứt
mối quan hệ. Khoảng 7h ngày 16/4/2013, bà Huỳnh chạy xe đi làm thì bị con trai lớn bà
Tuyết chặn đầu, đẩy ngã. Bà này tức giận, cắn vào tay cậu thiếu niên nhưng bị túm tóc,
đánh nhiều cái vào đầu, xé rách áo sơ mi và cả áo lót. Bà Tuyết ở trong nhà chạy ra can
ngăn con trai đừng đánh tình địch mà chỉ "lột quần áo để bà ta mang nhục, mai mốt
khỏi lấy chồng người ta". Sau đó mẹ con bà Tuyết cùng nhau khống chế, lột quần của
bà Huỳnh rồi dùng điện thoại chụp lại cảnh nạn nhân không mặc quần áo. Toàn bộ quá
trình “đánh ghen, lột đồ” đã được một người hàng xóm và cũng làm cùng với công ty
với bà Tuyết quay lại. Sau đó người này mang điện thoại tới công ty và được hai người
khác sao chép. Đoạn clip sau đó được phát tán lên mạng gây bức xúc trong dư luận.
Công an TP Thủ Dầu Một vào cuộc, bắt khẩn cấp bà Tuyết. Ngày 27/9/2013, TAND
TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) tuyên phạt bà Lê Thị Tuyết (43 tuổi, ngụ phường Phú
Hòa) mức án 6 tháng tù về tội Làm nhục người khác, buộc bồi thường cho bị hại 23
triệu đồng. Trong đó 11,5 triệu đồng bù đắp tổn thất tinh thần, còn lại là bù đắp công
lao động tương đương hai tháng lương do bị hại xấu hổ phải nghỉ làm ở nhà.39
Như vậy với hành vi làm nhục người khác như thế, nhưng bà Tuyết chỉ bị phạt 6
tháng tù và mức bồi thường thiệt hại. Thiết nghĩ, mức phạt đó chưa đủ sức răn đe người
phạm tội và những người khác, cần có mức phạt cao hơn để thể hiện sự nghiêm minh
của pháp luật.
3.2.2 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật hình sự
Ở Việt Nam, việc áp dụng pháp luật hình sự vào từng vụ việc cụ thể còn gặp
nhiều bất cập và việc áp dụng điều luật của tội làm nhục người khác cũng thế.
Thứ nhất, định tội danh sai. Định tội là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp
giữa các dấu hiệu của các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện
với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng với các quy định trong Bộ luật hình
sự. Định tội là một hoạt động tư duy do người tiến hành tố tụng thực hiện. Đồng thời nó
cũng là hình thức hoạt động thể hiện đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm
39
Nguyệt Triều, Người đàn bà lột quần áo 'tình địch' cười khi nhận án, http://vnexpress.net/tin-tuc/phapluat/nguoi-dan-ba-lot-quan-ao-tinh-dich-cuoi-khi-nhan-an-2886544.html, [truy cập ngày 15/9/2014]
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
57
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
cho xã hội đang được kiểm tra, xác định trong mối quan hệ tương quan với các quy
phạm pháp luật hình sự. Để định tội cho một hành vi cụ thể, người áp dụng pháp luật
hình sự phải căn cứ CTTP, được rút ra từ những quy định của pháp luật hình sự. Nếu
tình tiết của một hành vi phạm tội phù hợp với các dấu hiệu của một CTTP cụ thể được
quy định trong Bộ luật hình sự, thì hành vi đó được xác định theo tội danh của CTTP
đó.
Để xác định một hành vi có phải là hành vi làm nhục người khác hay không cần
phân biệt với một số hành vi có mặt khách quan gần giống nhằm tránh tình trạng định
tội danh sai trong qúa trình xét xử. Tội làm nhục người khác đôi khi bị nhầm lẫn với tội
vu khống người khác. Việc nhầm lẫn này là do hành vi khách quan của hai loại tội này
tương đối giống nhau. Chỉ khác nhau về hậu quả. Nhưng hại tội này có cấu thành hình
thức nên hậu quả không là yếu tố bắt buộc. Do đó, khả năng nhầm lẫn trong định tội
danh cao hơn.
Trong thời gian vừa qua, nhiều vụ xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người
khác nhưng việc xử lý mỗi nơi một khác. Theo Điều 121 BLHS, làm nhục người khác
là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Thực tiễn xét xử
mỗi nơi vận dụng khác nhau theo kiểu thích thì nói nghiêm trọng, không muốn khởi tố
thì bảo là chưa nghiêm trọng! Không chỉ đối với tội làm nhục người khác, mà BLHS
còn khá nhiều tội cũng quy định tình tiết “nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng” nhưng cũng chưa được giải thích, hướng dẫn nên không tránh khỏi nhiều
ý kiến trái chiều.40
Ví dụ: Báo Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh ngày 14/4/2014 có bài phản ánh Công an
huyện Định Quán (Đồng Nai) đang truy nã bị can Trần Đình Mỹ Lân về tội làm nhục
người khác do đã hắt ly bia lên người một cán bộ thuế trong quán nhậu. Em trai và lái
xe là người đi cùng bà Lân cũng bị truy tố về tội danh trên với vai trò đồng phạm.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc xử lý hình sự trong vụ này là không cần thiết, quá nặng
tay, chỉ cần xử phạt hành chính là đủ.
Theo cáo trạng, trưa 10-10-2013, bà Lân cùng em trai và tài xế vào một quán ăn
ở huyện Định Quán ăn trưa thì gặp ông Phạm Văn Trọng (Chi cục trưởng Chi cục Thuế
huyện Định Quán) cùng đoàn cán bộ đang ăn nhậu tại đó. Vì có mâu thuẫn trong việc
cưỡng chế nợ thuế, thấy “cán bộ đi ăn nhậu trong giờ làm việc”, bà Lân chửi bới, đưa
điện thoại cho tài xế quay clip. Sau đó, bà Lân cầm ly bia tạt vào người ông Trọng. Ông
Trọng cầm khăn tay lau mặt thì bà Lân tiếp tục tạt ly bia khác và chửi bới. Lúc này em
bà Lân cầm chai bia xông tới, hăm dọa không cho những cán bộ chi cục thuế can
40
Đinh Văn Quế, Thế nào là làm nhục người khác, http://www.baomoi.com/The-nao-la-lam-nhuc-nguoikhac/58/13555344.epi, [truy cập ngày 14/4/2014]
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
58
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
ngăn… Khi ông Trọng và cán bộ Chi cục Thuế lên ô tô về thì bà Lân và em trai đứng
cản trước đầu xe ô tô, không cho chạy, tiếp tục chửi bới, còn tài xế thì quay lại cảnh xô
xát… Kết quả giám định, ông Trọng bị thương tật 1% tạm thời.
Hằng ngày, chúng ta chứng kiến không ít cảnh tượng ở quán xá người ta cự cãi,
hắt bia rượu vào nhau, thậm chí là sấn tới đấm nhau vài cái. Nhưng khi chủ quán gọi
công an phường tới thì người ta cũng chỉ mời về trụ sở, giáo dục rồi phạt hành chính là
xong nếu như không gây thương tích. Huống chi hành vi của bà Lân chỉ là nóng nảy
nhất thời, tình cờ gặp nhóm cán bộ thuế tại quán nhậu. Hành vi trái pháp luật của bà
Lân là có nhưng các dấu hiệu cấu thành tội phạm rất khiên cưỡng, chưa đủ để xử lý
hình sự. Để tạo điều kiện cho công dân sửa chữa sai lầm, những tình huống thế này chỉ
cần xử phạt hành chính là đủ.
Một kiểm sát viên VKSND tối cao cũng cho rằng việc xử lý hình sự trong vụ
này là quá nghiêm khắc. Nguyên nhân là do mâu thuẫn cá nhân, hai bên xích mích
nhau, không có gì gọi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Về bản chất vụ việc, người bị
hại cho rằng bị bà Lân hắt ly bia vào mặt, còn phía bà Lân nói bà bị nắm tóc, bị đánh
phải nhập viện, vậy ai làm nhục ai? Nếu quá trình điều tra có chứng cứ mà cơ quan tố
tụng không đưa tình tiết này vào là gây bất lợi cho các bị can và thể hiện bà Lân cũng bị
làm nhục vì thời điểm đó hai người đều có tư cách công dân ngang nhau.
Đặc biệt, cáo trạng của VKSND huyện Định Quán lập luận hành vi của bà Lân
và hai đồng phạm đã xâm hại ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của cán bộ
thuế, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của ngành thuế địa phương nên họ bị
truy tố về tội làm nhục người khác với tình tiết định khung là “đối với người thi hành
công vụ” lại càng không chính xác. Phạm tội với người đang thi hành công vụ là hành
vi phải diễn ra ngay tại thời điểm người bị hại đang thi hành chức trách, nhiệm vụ được
giao. Trong khi đó, thời điểm xảy ra sự việc là giờ nghỉ trưa, người bị hại đang ăn nhậu,
không thi hành công vụ nào cả. Chưa phải là tội phạm.
Ở góc độ lý luận, TS Phan Anh Tuấn (Trưởng bộ môn Luật hình sự Trường ĐH
Luật TP.HCM) cũng khẳng định với những mô tả như thông tin trong bài báo thì vụ này
chỉ đáng xử lý hành chính. Bởi lẽ khoản 3 Điều 8 BLHS đã quy định rõ những hành vi
tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì
không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Theo TS Tuấn, trước hết cần khẳng định hành vi hắt ly bia của bà Lân vào cán
bộ thuế là sai nhưng tính nguy hiểm không đáng kể. Thứ hai, tội làm nhục người khác
là tội cấu thành hình thức nên yếu tố gây thiệt hại về tinh thần là rất quan trọng. Trong
vụ này, hành động hắt ly bia vào mặt không gây thiệt hại nghiêm trọng cho người bị
hại, việc chửi nhau qua lại cũng không xúc phạm đáng kể vì thực tế cả hai bên đều
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
59
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
tham gia xô xát, thậm chí bên cán bộ thuế còn đông hơn chứ không phải một mình bà
Lân chủ động. Mục đích của việc gây rối là cho bõ tức do hai bên có mâu thuẫn nhau từ
trước chứ không phải bà Lân chủ động chọn quán nhậu làm địa điểm để làm nhục cán
bộ thuế.41 Qua vụ việc trên ta thấy, chính những sai sót, bất cẩn, không cân nhắc của
những người áp dụng pháp luật đã gây ra nhiều tranh cãi về pháp lý và quan trọng hơn
đã làm mất tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, dễ dân đến việc xử oan người
vô tội và bỏ lọt tội phạm,
Thứ hai, bên cạnh việc định tội danh sai thì còn một nguyên nhân không xuất
phát từ việc áp dụng sai điều luật do nhầm lẫn mà do người áp dụng yếu về chuyên môn
nghiệp vụ. Thông thường những người này chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xét
xử. Nên khi gặp trường hợp phạm tội làm nhục người khác sẽ dễ áp dụng sai điều luật
hoặc bỏ lọt yếu tố cấu thành tội phạm, bỏ lọt tội phạm. Cũng như một ví dụ về trường
hợp của bà Lân nêu trên cũng là một minh chứng về việc người áp dụng pháp luật yếu
về chuyên môn, nghiệp vụ. Người áp dụng chưa có cái nhìn bao quát vụ việc và chưa đi
sâu vào từng chi tiết nên đã đưa ra kết luận sai lầm, dẫn đến án oan cho người vô tội.
Thứ ba, phải kể đến một nguyên nhân khác là do tâm lý chung khi nhìn nhận tội
phạm. Vì tội làm nhục người khác là tội ít nghiêm trọng, vì thế người có nhiệm vụ
trong công tác điều tra, xét xử đôi lúc có tâm lý là không xem trọng việc xác định tội
phạm và hình phạt thích đáng đối với tội này, nên lơ là trong công việc khiến việc xét
xử sẽ thiếu tính chính xác cao. Thiết nghĩ, những người có trách nhiệm trong việc phát
hiện và phòng chống tội phạm có tâm lý chung xem thường những tội ít nghiêm trọng
sẽ dần trở thành một lỗ hỏng không nhỏ trong việc phòng chống tội phạm nói chung và
tội làm nhục người khác nói riêng. Chưa kể đến một khi tâm lý đó lây lan trong đội ngũ
cán bộ, sẽ gây nên nhiều bất cập trong việc áp dụng pháp luật và làm mất lòng tin của
nhân dân, nhiều người dân sẽ ỷ lại và vô tư phạm tội và để lại hậu quả xấu đến trật tự,
an ninh trong xã hội.
Dưới đây là ví dụ thể hiện việc bỏ lọt tội phạm làm nhục người khác của Tòa án,
được phát hiện kịp thời và điều chỉnh phù hợp.
Theo điều tra, khoảng tháng 3/2008, Nguyễn Thị Giang (SN 1990, ngụ huyện
Nghi Lộc, Nghệ An) cùng chị ruột là Nguyễn Thị Lan vào TP.Vũng Tàu làm thuê cho
quán cà phê Mỏ Neo trên đường Lê Quang Định (TP.Vũng Tàu). Nghi ngờ Giang có
“tình ý” với chồng là Phạm Thế Phong nên ngày 26/11/2011, Trâm Anh gọi cho em gái
chở Giang đến nhà chất vấn. Tại đây, cô gái làm công đã bị bà chủ nổi “máu hoạn thư”
41
Thanh Tùng, Vụ “Hắt ly bia, bị truy tố tội làm nhục”: Không đáng xử lý hình sự!,
http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/vu-hat-ly-bia-bi-truy-to-toi-lam-nhuc-khong-dang-xu-ly-hinh-su-461271.html,
[truy cập ngày 15/4/2014].
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
60
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
đánh đập, dọa tạt axit và buộc Giang nhận đã có quan hệ như vợ chồng với Phong. Sau
màn tra khảo, Trâm Anh cùng một số đối tượng đưa hai chị em Giang về quán Mỏ Neo
hành hạ dã man. Các đối tượng đưa chị em Giang về nhà mẹ ruột của Trâm Anh để
ngủ. Tối 27/11, Trâm Anh tiếp tục đánh đập cô gái làm công. “Hoạn thư” lấy kéo và
tông-đơ cạo sạch tóc của Giang. Trâm Anh “lệnh” cho một người làm công khác là
Nguyễn Thị Hương (SN 1990, quê Nghệ An) chở Giang đi xăm hình con rết vào mặt và
ngực. Theo “lệnh” của bà chủ, chiều 29/11, Hương chở Giang đến một tiệm xăm yêu
cầu chủ xăm hình 3 con rết vào mặt và hai bầu ngực Giang. Sau khi tận mắt thấy hình
ba con rết to trên mặt và ngực nạn nhân, Trâm Anh cười hả dạ rồi buộc hai chị em
Giang đón xe về Nghệ An.
Cơ quan CSĐT Công an TP.Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt
tạm giam Nguyễn Thị Trâm Anh và Nguyễn Thị Hương theo đơn tố cáo của Nguyễn
Thị Giang. Trâm Anh bị khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích” và “Làm nhục người
khác”, Nguyễn Thị Hương bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích”.
Khi vụ án chuẩn bị được đưa ra xét xử thì ngày 4/4/2013, TAND TP.Vũng Tàu
quyết định đình chỉ vụ án, trả tự do cho Anh và Hương do “hoạn thư” đã tự nguyện bồi
thường cho người làm công số tiền 400 triệu đồng và Giang đã rút đơn, bãi nại cho bà
chủ cũ. Quyết định của tòa án TP.Vũng Tàu đã gây sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận
khi để cho “hoạn Thư” bỗng chốc thoát tội.
Theo Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, việc TAND TP.Vũng
Tàu tổ chức cho các bên hòa giải, thương lượng với nhau để người bị hại rút đơn yêu
cầu khởi tố là đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Theo kết luận giám định tỷ lệ
thương tật, Giang bị sẹo to xấu ở má trái, ảnh hưởng rất nặng đến thẩm mỹ, được tính
thương tật 15%, đây được coi là tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân”. Hồ sơ vụ án thể
hiện Anh và Hương thuê người gây thương tích. Trong khi đó, cáo trạng của Viện
KSND TP.Vũng Tàu truy tố Trâm Anh và Hương là chưa phù hợp.
Đây là những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến ban hành quyết định không đúng.
Từ những nhận định trên, Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh đã hủy quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án của TAND TP.Vũng Tàu, chuyển hồ sơ cho Viện KSND và CQĐT
Công an tỉnh để điều tra lại theo đúng thủ tục.42
42
Hồng Lĩnh, Chiều nay xử vụ cô gái bị xăm rết lên người, http://bantinhangngay.net/chieu-nay-xu-vu-co-gai-bi-
xam-ret-len-nguoi/?utm_source=taka banner&utm_campaign=TakaTaka&utm_medium=exchange [truy cập ngày
29/9/2014].
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
61
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
3.2.3 Những bất cập khác
3.2.3.1 Bất cập về tâm lý xã hội, giáo dục đạo đức
Do tác động của công cuộc đổi mới và của nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, chứa đựng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực trong xã hội. Đó
cũng là quan hệ tất yếu khách quan giữa tồn tại xã hội với tâm lý, ý thức xã hội. Trong
nền kinh tế thị trường, quan hệ xã hội, đồng tiền đóng vai trò đáng kể trong các quan hệ
xã hội. Một bộ phận dân cư không có việc làm hoặc việc làm thiếu ổn định. Xóa bỏ bao
cấp, xã hội đặt mỗi con người vào vị trí phải tự khẳng định mình, phải lo cho cuộc sống
của chính mình. Từ đó, nhiều biểu hiện tiêu cực nảy sinh, các giá trị đạo đức, chuẩn
mực truyền thống bị phá vỡ, tính chất cạnh tranh gay gắt đã làm xuất hiện sự đua chen,
đố kỵ, sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, sự phân cực giàu nghèo cũng trở nên gay
gắt. Tất cả những điều đó làm nảy sinh tâm trạng băn khoăn, lo lắng hoài nghi. Một bộ
phận dân cư ngơ ngác trước cuộc sống mới, bên cạnh đó có bộ phận chỉ lo làm tiền
bằng mọi giá, thờ ơ với cuộc sống chung của xã hội, phai nhạt lý tưởng, suy giảm niềm
tin. Một bộ phận không nhỏ đảng viên xa rời lý tưởng, sa sút đạo đức, chạy theo chủ
nghĩa cá nhân dẫn tới tình trạng suy thoái ở một số nơi, một số bộ phận. Những xu
hướng biến đổi tâm lý xã hội tiêu cực trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị
trường nói trên là nguyên nhân và điều kiện cho tội phạm nói chung và tội làm nhục
người khác nói riêng tồn tại và phát triển.
Các hành vi làm nhục người khác phần lớn là do những người có trình độ dân trí
thấp, ý thức giáo dục đạo đức chưa cao và chưa được giáo dục nếp sống văn hoá mới
một cách đầy đủ, thực hiện. Nước ta vẫn phải quan tâm đến vấn đề xoá đói, giảm nghèo
và phổ cập giáo dục đến tận vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, đưa đến cho người dân “cái
chữ” phải song song với việc nâng cao trình độ hiểu biết của họ về một lối sống văn
hoá đẹp, văn minh. Nhiều người khi có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của
người khác mà không hề biết mình phạm tội, bởi danh dự, nhân phẩm vốn là một tài
sản phi vật thể, không phải ai cũng có thể nhận thấy nó bị biến dạng, thay đổi ra sao khi
bị xâm phạm. Sự thiếu hiểu biết và thiếu văn hoá của người dân chính là một trong
những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tội phạm.
Trong số những người phạm tội làm nhục người khác, có cả những người là cán
bộ, công chức, đảng viên, dù chỉ chiếm số ít nhưng nó cũng là sự cảnh tỉnh về tình
trạng xuống cấp đạo đức của tầng lớp vốn được coi là trí thức. Vì hiện nay, nền giáo
dục của chúng ta dường như chỉ chú trọng đến phần “ngọn” mà chưa thật sự để tâm đến
phần “gốc”, bởi cái gốc của sự học là vận dụng những kiến thức được học ấy như thế
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
62
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
nào trong cuộc sống. Như vậy, công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cũng là một vấn đề
cần được quan tâm để giảm thiểu tội phạm này.
Ý thức chây lười lao động, tỷ lệ thất nghiệp là những điều và những con số ảm
đạm cho một xã hội văn minh, cũng là một trong những nguyên nhân của tình hình tội
phạm. Tình trạng này dễ làm nảy sinh những phản ứng tiêu cực đối với các tác động
của xã hội, một phần do có thời gian nhàn rỗi, một phần do tâm lý ngại làm việc, ham
hưởng thụ, do vậy họ đã giải quyết mâu thuẫn bằng những cách mà họ cho là đơn giản
và có hiệu quả nhất, đó là lăng mạ, xúc phạm, làm nhục những người làm ảnh hưởng
đến quyền lợi của mình hoặc những người liên quan đến mình.
Bên cạnh đó, ý thức xã hội về truyền thống văn hoá cao đẹp của dân tộc cũng
đang là một vấn đề đáng quan ngại. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay quay lưng
lại với văn hoá truyền thống không hẳn vì những nền văn hoá truyền thống ấy không có
sức hấp dẫn mà có thể bởi một lý do thiết thực hơn: những người trẻ tuổi thời hiện đại
không muốn bị gọi là người “lỗi mốt với xu thế văn hoá của thời đại”. Những tình yêu
đẹp như tình yêu quê hương đất nước, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết, phấn đấu
vì những mục tiêu tốt đẹp đang dần bị mai một trong ý thức của giới trẻ hiện nay. Mà
thay vào đó, là những gì gọi là “xu thế”, là “mốt”, chạy theo lối sống sa hoa, thực dụng
và buông thả. Lối sống thờ ơ, sa ngã, thích hưởng thụ một phần là do công tác giáo dục
đạo đức từ phía gia đình, nhà trường và xã hội chưa được quan tâm đúng mức.
Do vậy, mỗi người phải tự nhận thức được những quy tắc, chuẩn mực văn hoá
để áp dụng linh hoạt vào những hoàn cảnh cụ thể, cốt lõi của những hành xử đẹp chính
là một trái tim nhân hậu, vị tha, cao thượng. Việc giáo dục con người hướng tới lối sống
nhân văn cao đẹp chính là nền tảng để loại bỏ tội phạm này. Nhưng thực tế, những
nghĩa cử nhân văn ấy dường như ngày càng ít đi, có nhiều người vì quyền lợi kinh tế
của mình đã sẵn sàng hi sinh nhân cách và danh dự bằng những hành vi làm tổn hại tới
danh dự, nhân phẩm của người khác.
3.2.3.2 Bất cập về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát triển theo hướng phục vụ cho đông đảo tầng lớp nhân dân lao động. Tuy
nhiên, mục đích điều chỉnh của pháp luật được thực hiện hay không phải thông qua
hành vi xử sự của mỗi người dân, của các cơ quan, tổ chức và một trong những phương
tiện quan trọng để thực hiện tốt pháp luật là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Về tội làm nhục người khác, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
quyền con người là vấn đề rất quan trọng. Quyền con người, được thể hiện trong các
công ước quốc tế và luật quốc gia. Xuất phát từ việc bảo vệ các quyền con người nói
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
63
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
chung và cụ thể là bảo vệ danh dự nhân phẩm con người, pháp luật nước ta đã ban hành
những chế tài nghiêm khắc để trừng trị những kẻ phạm tội này. Tuy nhiên, các quy định
của pháp luật và tư tưởng chủ đạo về quyền con người chưa thực sự được tuyên truyền,
phổ biến sâu rộng tới từng người dân. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về quyền con người và tội làm nhục người khác chưa tập trung và đi sâu đi sát đối với
mỗi người dân. Các cơ quan ban ngành hữu quan cũng đã tổ chức một số cuộc tuyên
truyền nhưng nội dung còn nghèo nàn, chưa cụ thể, chưa phản ánh đầy đủ thông tin.
Đặc biệt, các thông tin về tình hình làm nhục người khác, hậu quả và các chế tài xử lý
tội phạm chưa được tuyên truyền phổ biến đầy đủ.
Để đạt được hiệu quả của việc tuyên truyền là phải nhắm được vào các đối tượng
cụ thể được tuyên truyền, với mỗi loại đối tượng cần có những hình thức tuyên truyền
phổ biến phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay có một số cuộc hội thảo, tuyên truyền chỉ nhắm
vào đối tượng chung chung, thiếu cụ thể và tính thuyết phục, do vậy hiệu quả tuyên
truyền không cao. Chủ trương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để đấu tranh
phòng ngừa tội làm nhục người khác phải xuất phát từ chính tình hình và đặc điểm
nhân thân của tội phạm để nhằm vào những loại đối tượng nào cần tác động nhiều hơn,
đặc biệt ở những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa hiện nay chưa có các buổi tuyên
truyền giáo giáo dục pháp luật sâu rộng. Vì người dân ở những khu vực này còn rất xa
lạ với khái niệm về quyền con người và không hề biết làm nhục người khác là vi phạm
pháp luật hình sự.
Một vấn đề cũng cần quan tâm đó là phương pháp tuyên truyền còn đơn điệu,
thiếu những minh họa, kém hấp dẫn nên tính thuyết phục chưa cao. Và còn cứng nhắc
trong việc tuyên truyền, không có sự kết hợp, lồng ghép thực tiễn và pháp luật. Việc
tuyên truyền, giáo dục pháp luật qua các phương tiện truyền thông chưa cao, chưa bám
sát những thông tin mới về cuộc đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, chưa
có các phóng sự, thông tin chuyên đề về vấn đề làm nhục người khác và vấn đề bảo vệ
quyền con người mà các thông tin đưa ra còn mang tính chung chung, thiếu cụ thể.
Chính vì các nguyên nhân trên nên hiệu quả của công tác tuyên truyền chưa cao,
chưa khơi dậy được sự tự giác chấp hành pháp luật của quần chúng, chưa chỉ ra được
tác hại, hậu quả của việc làm nhục người khác. Do vậy, đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền giáo dục pháp luật về tội làm nhục người khác và quyền con người sẽ có
tác dụng thiết thực nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân nói chung, ý thức đấu tranh
phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật hình sự nói chung tội làm nhục người khác
nói riêng.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
64
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
3.2.3.3 Bất cập về công tác hoà giải ở cơ sở
Hoà giải là vấn đề rất quan trọng và cần thiết đối với việc xử lý hành vi xâm
phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Tuy nhiên, các cơ quan địa phương
hiện nay còn rất ít tổ hòa giải hoặc có thì hoạt động này còn bị xem nhẹ và buông lỏng.
Nhiều xích mích, mâu thuẫn nhỏ chưa được các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể can
thiệp kịp thời nên đã xảy ra những hậu quả đáng tiếc, người vào tù, người thì bị xâm hại
nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm.
Công tác hoà giải ở cơ sở chưa phát huy được vai trò của mình và còn nhiều mặt
hạn chế như sau:
Việc thành lập còn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Chưa phát huy được
tính khách quan, chủ động, tích cực trong công việc. Thành viên trong tổ hoà giải chưa
được trang bị những kiến thức đầy đủ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ nên không đạt
được hiệu quả hoà giải, thiếu tính thuyết phục, họ chưa phải là những người gương mẫu
trong cuộc sống thường nhật cũng là một lý do khiến kết quả hoà giải không thành.
Hoà giải ở cơ sở chưa được giải quyết triệt để dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Việc hoà giải chưa đi sâu, đi sát để tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như chưa đưa ra được
những lý lẽ thuyết phục để giải quyết tranh chấp, xích mích.
Với đặc thù của tội phạm làm nhục người khác, là một tội ít nghiêm trọng trong
pháp luật hình sự, đối tượng xâm phạm lại là một đối tượng phi vật thể, hoà giải ở cơ sở
là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất để giảm thiểu tình trạng phạm tội.
Công tác hoà giải ở cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu và yếu về khâu tổ chức, hoạt động và
trình độ chuyên môn của các thành viên trong tổ hoà giải sẽ làm các mâu thuẫn, xích
mích nhỏ không được giải quyết kịp thời, triệt để nên đã gây ra những hậu quả đáng
tiếc.
3.2.3.4 Bất cập từ các cơ quan bảo vệ pháp luật
Tội làm nhục người khác đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến quyền con
người, đến những chuẩn mực đạo đức và lối sống văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. Việc xử lý hành chính và hình sự đối với các hành vi làm nhục người khác còn ở
tình trạng thiếu nghiêm minh, chưa triệt để, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm và tình hình tội
phạm ẩn còn nhiều. Một trong những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm bắt
nguồn từ phía các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật.
Trước hết, phải nói đến việc nhận thức còn kém của nhiều cán bộ các cơ quan
bảo vệ pháp luật và các cơ quan có liên quan về việc chống xâm phạm đến quyền con
người và tội làm nhục người khác, chưa thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc
đấu tranh chống tội phạm này với việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
65
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
hoá đất nước. Cũng như ý thức pháp luật của cán bộ chưa cao, vẫn còn sự tuỳ tiện, bỏ
lọt nhiều tội phạm, chưa phân biệt ranh giới giữa các vi phạm hành chính và vi phạm
hình sự dẫn tới việc hành chính hoá các vi phạm hình sự. Bên cạnh đó là quá trình điều
tra về tội làm nhục người khác chưa thật sự được quan tâm nên hiệu quả giải quyết các
vụ việc chưa triêt để. Ngoài ra, do sự buông lỏng về quản lý đã mở đường cho tội
phạm. Các hành vi làm nhục được thực hiện công khai, minh bạch nhưng không có sự
can thiệp để giải quyết của cơ quan bảo vệ pháp luật. Điều đó dẫn đến tình trạng tội
phạm gia tăng ngày càng nhiều.
Do chưa có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, nên hiệu quả hoạt động của công
tác phòng ngừa tội làm nhục người khác của các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa cao, ít
tổng kết, nghiên cứu thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo chuyên đề, cấp cơ sở ít
quan tâm, cho nên chưa rút ra được quy luật, đặc trưng hoạt động của những người
phạm tội làm nhục người khác trên từng địa bàn, khu vực, công tác tham mưu cho câp
uỷ, chính quyền tiến hành các biện pháp phòng ngừa ở một số địa bàn còn hạn chế.
Trong lực lượng công an, chưa có quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các lực lượng
làm công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên dẫn tới một số biện pháp phòng ngừa
của cảnh sát khu vực và các lực lượng ở nhiều địa bàn còn chồng chéo, các ngành Toà
án, Viện Kiểm sát cũng chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Thậm
chí, ngay trong những hội nghị tập huấn, việc rút kinh nghiệm xét xử về nội dung này
cũng chưa được quan tâm đúng mức. Đây là những vấn đề cần khắc phục kịp thời để
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong thời gian tới ở nước ta.
3.3 Các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác
3.3.1 Giải pháp về pháp luật hình sự
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 đã
được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên, “lần này chỉ sửa đổi
những vấn đề thực sự bức xúc gây khó khăn, trở ngại cho công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm, góp phần đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, còn các vấn
đề khác cần được nghiên cứu kỹ về mọi mặt để phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, toàn
diện BLHS trong thời gian tới”.43 Nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện toàn diện BLHS
trong thời gian tới, người viết xin chỉ ra những bất cập trong các quy định của BLHS
1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người và đề ra hướng sửa đổi,
bổ sung.
43
Báo cáo số 251/BC-UBTVQH12 ngày 23/4/2009 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Báo cáo giải trình tiếp
thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
66
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Thứ nhất, khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Người nào
xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ hai tháng đến ba năm”. Những biểu
hiện đặc trưng của hành vi khách quan của tội làm nhục người khác như lời nói hoặc
hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác chưa được điều luật quy định cụ
thể. Trong khi đó hành vi vi phạm pháp luật hành chính lại được quy định cụ thể, chính
xác hơn. Cụ thể: điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 49/CP ngày 15-08-1996 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự đã quy định:
“Phạt tiền từ 50.000đ đến 200.000đ đối với một trong những hành vi sau:
d) Có cử chỉ thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
người khác.
Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định còn quy định: “Phạt tiền từ 200.000đ đến
1.000.000đ đối với một trong những hành vi sau:
a) Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ, có lời nói,
hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.
Thứ hai, về Tội làm nhục người khác (Điều 121): cần xem xét cụm từ “nghiêm
trọng” trong cấu thành tội phạm cơ bản. Bởi lẽ: 1) Đây là tội phạm có cấu thành hình
thức nên nếu quy định như hiện nay sẽ dẫn đến hiểu lầm đây chính là hậu quả của tội
phạm. 2) Tội làm nhục người khác có hậu quả là thiệt hại về tinh thần nên rất khó
chứng minh về tố tụng; khó xác định hành vi làm nhục khi nào là nghiêm trọng, khi nào
chưa nghiêm trọng. Mặt khác, để tạo điều kiện cho việc thống nhất áp dụng pháp luật,
cần có hướng dẫn thế nào là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác. Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi làm nhục người khác, phải căn cứ
vào thái độ nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi;
vị thế, vai trò của người bị hại trong gia đình, cơ quan, tổ chức cũng như trong xã hội;
dư luận xã hội về hành vi làm nhục người khác… Sự đánh giá của dư luận xã hội về
hành vi làm nhục người khác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xác định mức
độ nghiêm trọng của hành vi và là căn cứ để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với người có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự
của người khác. Cần sớm nghiên cứu, ban hành Thông tư liên tịch Công an, Tòa án,
Kiểm sát, Tư pháp, hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó quy định rõ
và cụ thể ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi làm nhục
người khác. Tuy nhiên, để phân định ranh giới giữa có tội làm nhục người khác với
chưa có tội làm nhục người khác, chúng tôi cho rằng, cần bổ sung cụm từ “thường
xuyên” vào trước cụm từ “xúc phạm”.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
67
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Thứ ba, theo quy định của BLHS, hình phạt của Tội làm nhục người khác lại
ngang bằng với Tội hành hạ người khác và thấp hơn nhiều so với Tội vu khống. Điều
này là bất hợp lý. Bởi lẽ, Tội làm nhục người khác có tính nguy hiểm cho xã hội cao
hơn Tội hành hạ người khác và gần tương đương với Tội vu khống vì Tội làm nhục
người khác xâm phạm đến khách thể quan trọng hơn khách thể của Tội hành hạ người
khác - nhân phẩm, danh dự của con người. Vì vậy, đề nghị nâng hình phạt đối với Tội
làm nhục người khác (Điều 121) lên cao hơn hình phạt của Tội hành hạ người khác
(Điều 110).
Như vậy, theo ý kiến của người viết, thì nên sửa chữa điều luật theo hướng:
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào thường xuyên có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến năm năm…
Bên cạnh việc quy định về hình phạt, cần hoàn thiện những quy định của pháp
luật về bồi thường thiệt hại đối với người bị xúc phạm nghiêm trọng về nhân phẩm,
danh dự. Đương nhiên, việc bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của con ngươì
là một việc làm khó. Khi người ta đã bị làm cho xấu xa, nhơ nhuốc, thì khó lòng phục
hồi được. “Cọp chết để da, người chết để tiếng”. Câu nói đó cũng hàm chứa ý nghĩa,
danh dư, nhân phẩm của một người khi bị làm cho xấu đi, thì không thể nào bù đắp lại
một cách thỏa đáng, trọn vẹn. Dù thời gian có trôi qua thì nhân phẩm, danh dự người đó
vẫn bị người đời nhắc nhở, ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình và người thân họ vì
“trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Vì thế cần có chính
sách bồi thường về tinh thần thỏa đáng cho người bị hại cũng nhằm răn đe người khác,
để ngăn chặn hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác.
Trước khi có Bộ luật Dân sự năm 1996, theo Thông tư số 173-UBTP ngày 1303-1972 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thiệt hại về tinh thần không
có thể tính toán được. Tuy nhiên, từ khi Bộ luật Dân sự năm 1996 ra đời, việc bồi
thường thiệt hại về nhân phẩm, danh dự của con người do hành vi phạm tội gây ra, phải
căn cứ vào các quy định do Bộ luật này quy định. Trong Bộ luật Dân sự được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14-06-2005, thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại được quy định tại Điều 611: “1. Thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của
pháp nhân, chủ thể khác bị xâm hại bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại;
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
68
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường
thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất
về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp về tinh thần do các bên
thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định”.
Hiện nay, mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định là 1.150.000đ, như vậy
mức bồi đắp tổn thất về tinh thần chỉ được tối đa là 11.500.000đ (mười một triệu năm
trăm nghìn đồng). Quy định này rõ ràng chỉ mang tính tượng trưng, không có tác dụng
phòng ngừa các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người, trong đó có tội làm
nhục người khác. Vì vậy, theo chúng tôi, cần phải sửa đổi khoản 2 Điều 611 Bộ luật
Dân sự 2005 như sau:
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường
thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất
về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp về tinh thần do các bên
thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá hai mươi tháng lương
tối thiểu do Nhà nước quy định.
3.3.2 Giải pháp áp dụng luật hình sự
Để tránh tình trạng định tội danh sai thì các cán bộ ngành Tòa án và nhất là các
Thẩm phán cần tìm hiểu thật kỹ các tình tiết phạm tội của vụ việc và hậu quả nghiêm
trọng của hành vi đó. Song song đó cần xem lại những quy định của pháp luật về vấn
đề đang xem xét để tìm ra những vấn đề chung cốt lõi cần làm sáng tỏ để tránh tình
trạng xử oan người vô tội cũng như bỏ lọt những tội phạm nguy hiểm cho xã hội. Qua
đó cũng nhằm răn đe những người đã, đang và có ý định phạm tội làm nhục người
khác cũng như những tội phạm khác.
Chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cán bộ trong giai đoạn xét xử cũng như trong
những giai đọan khác của quá trình tìm ra chân lý của vụ việc là hết sức quan trọng.
Mỗi cán bộ ngoài cái tâm với nghề cần có đầy đủ kinh nghiệm để đưa ra những quyết
định chuẩn xác. Để làm được điều đó, trước hết những người cán bộ phải chủ động
trong công việc để nắm bắt kịp thời những kinh nghiệm quý báu, tích lũy các kỹ năng
để vận dụng hiệu quả nhằm nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ của bản thân. Các cơ
quan cần tạo điều kiện để nguồn nhân lực của mình nâng cao chuyên môn nghiêp vụ,
bằng những buổi tập huấn, hoặc tổ chức họp cơ quan để qua đó rút ra những kinh
nghiệm từ những vụ án để nâng cao hiệu quả xét xử. Ở cấp trên, trước khi bổ nhiệm
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
69
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
một chức vụ cho một người nào đó, phải xem xét thật kỹ về năng lực của người đó,
hoặc tạo điều kiện tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ trước khi giao một công việc
hoặc một nhiệm vụ cụ thể.
Khi nói đến tội phạm là nói đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội. Dù là tội ít nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì hậu quả của nó để lại chắc
chắn không hề nhỏ. Nó có thể là hậu quả tinh thần hoặc vật chất của người bị hại. Tội
phạm đã xâm phạm đến những khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ. Vì thế, dù tội
làm nhục là tội thuộc nhóm tội ít nghiêm trọng nhưng để bảo vệ nhân phẩm, danh dự
con người cũng như những hệ lụy xã hội khác thì mỗi chúng ta cần có cái nhìn đúng
đắn về tính chất nguy hiểm của tội phạm. Người cán bộ cần thực hiện công việc của
mình bằng tất cả năng lực cũng như lòng yêu nghề. Tránh thái độ xem thường vụ việc
vì cho rằng nó không quan trọng, vì như thế sẽ gây mất trật tự an ninh xã hội. Các cơ
quan cần thường xuyên tổ chức đánh giá năng lực và thái độ làm việc của từng cán
bộ. Khen thưởng các cá nhân hoạt động tích cực và phê bình những cá nhân lơ là
trong công việc để qua đó động viên và nghiêm khắc kiểm điểm từng cán bộ để cùng
nhau rút kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân, góp phần nâng cao chất lượng hoạt
động của từng cơ quan và phòng chống tội phạm hiệu quả.
3.3.3 Các giải pháp khác
3.3.3.1 Đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, giáo dục đạo đức, văn hóa, xây dựng lối
sống mới, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người
Tội làm nhục người khác xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của con người, cho
nên để loại trừ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm này, phải tăng cường nâng
cao dân trí, giáo dục đạo đức, văn hóa, xây dựng lối sống mới, tôn trọng nhân phẩm,
danh dự của con người.
Để đạt được mục tiêu nâng cao dân trí, cần nhanh chóng đổi mới các phương
pháp dạy và học, tạo ra thế hệ học sinh mới có khả năng làm thay đổi đời sống tinh thần
của đất nước theo hướng nhân đạo, nhân văn, nhân bản, dân chủ và tiến bộ; đồng thời
cần tiến hành xây dựng đời sống văn hóa, tiếp tục nâng cao hiệu quả giáo dục của các
cơ quan văn hóa, nghệ thuật, khoa học, thông tin đại chúng; quan tâm đến chất lượng
của các cơ quan giáo dục ngoài nhà trường như nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, bảo
tàng, công viên văn hóa ở các địa phương…
Về giáo dục đạo đức, cần chú trọng giáo dục từ cái “gốc”, đó là các giá trị đạo
đức lòng yêu nước là động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc
thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc. Dân tộc ta có truyền thống
nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người “thương người như thể thương
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
70
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
thân”, đó là đạo lý, là lẽ sống của dân tộc ta được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong giáo dục đạo đức hiện nay, cần chắt lọc những mặt tích cực của lễ giáo Nho giáo,
đưa vào đó những nội dung mới để nó trở thành quy tắc, chuẩn mực đạo đức của cuộc
sống. Phê phán nghiêm khắc sự thờ ơ, thái độ bàng quan trước đau khổ của người khác.
Đặc biệt, chú ý giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng, yêu mến thế hệ những người đi trước.
Theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nó trở thành đặc trưng nhân cách, lối sống, cách
ứng xử văn hóa Việt Nam trong mỗi con người và mỗi thế hệ. Đó là những giá trị đạo
đức sâu sắc và bền vững của các thế hệ người Việt Nam. Thông qua giáo dục đạo đức,
các giá trị đó được nhân lên mãi mãi.
Sự thấu hiểu, cảm thông giữa những con người trong lao động là cơ sở hình
thành những tình cảm đạo đức trong sáng. Những tình cảm đạo đức đó là động lực thúc
đẩy chủ thể thực hiện hành vi đạo đức nhằm sáng tạo ra các giá trị đạo đức. Việc thành
lập nhũng hợp tác xã, những tổ thủ công mỹ nghệ… là điều rất cần thiết để tạo cho
người dân có công ăn, việc làm. Vừa giải quyết tình trạng thất nghiệp, vừa tạo công
việc cho người dân để họ có thu nhập, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần. Giá trị
đạo đức của lao động là thông qua lao động có ích, con người biết sống và thấy cần
phải sống bằng lao động chân chính. Dần dần, đưa họ thoát ra khỏi vũng lầy tăm tối, từ
bỏ những hành động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm người khác. Thúc
đẩy mỗi cá nhân biết trân trọng giá trị con người của chính mình và của người khác. Từ
đó, góp phần hạn chế tội phạm làm nhục.
Cùng với việc giáo dục giá trị truyền thống, giáo dục quy tắc ứng xử, các chuẩn
mực đạo đức hình thành văn hóa giao tiếp là một nội dung không thể thiếu của giáo dục
đạo đức trong điều kiện đổi mới hiện nay. Ngoài việc giáo dục đạo đức, phải xây dựng
được một lối sống mới xã hội chủ nghĩa mang tính nhân văn cao đẹp. Cần chú ý thế hệ
trẻ biết trân trọng, yêu mến những thế hệ người đi trước. Để thế hệ trẻ biết quý công
sức của những người đã khuất để giành lại quyền tự tôn dân tộc, quyền được sống và
quyền được tôn trọng của con người. Góp phần hạn chế những lối sống buông thả, thực
dụng để giới trẻ có cái nhìn đúng đắn về giá trị cuộc sống của bản thân người khác, để
không gây tổn hại cho những người xung quanh dưới mọi hành động, trong đó có hành
vi làm nhục.
Thực hiện những nội dung trên là một quá trình lâu dài và hết sức khó khăn, các
cơ quan nghiên cứu về đạo đức cần đi sâu nghiên cứu thực tiễn nền văn hóa đạo đức để
dự báo phương hướng và quy luật phát triển của nền văn hóa đạo đức trong từng giai
đoạn. Thực hiện được những yêu cầu trên, chắc chắn con người sẽ tôn trọng danh dự,
nhân phẩm của nhau hơn và sẽ dần dần loại trừ được tội làm nhục người khác ra khỏi
đời sống xã hội Việt Nam.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
71
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
3.3.3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền
con người và tội làm nhục người khác
Hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền con người nói
chung, tội làm nhục người khác nói riêng là hoạt động truyền đạt, giải thích rộng rãi
đến mọi người dân trong xã hôi đều biết các quy định của pháp luật về lĩnh vực này,
nhằm tạo nên môi trường xã hội văn minh, tôn trọng quyền con người, tôn trọng danh
dự, nhân phẩm người khác.
Vì vậy phải coi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con
người nói chung và tội làm nhục người khác nói riêng là biện pháp cơ bản, thường
xuyên, có ý nghĩa quyết định trong các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục
người khác.
Ở nước ta, trong điều kiện hiện nay việc trang bị tri thức pháp luật về quyền con
người của mọi người dân trong xã hội là trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan
chức năng như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Tư pháp; của các tổ chức Đảng, của tất
cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế…
Muốn nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về quyền con người cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ làm việc tuyên truyền,
giáo dục, phổ biến pháp luật. Chính việc bồi dưỡng này sẽ nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người trên thực tế.
Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không thể tự thân đi vào
nhận thức, suy nghĩ của mọi ngươi, mà phải có quá trình truyền tải thông tin, các biện
pháp tác động nhất định, phù hợp với khả năng tiếp cận của đối tượng. Do đó, hiệu quả
của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người và tội làm
nhục người khác, phụ thuộc vào sự phù hợp về nội dung và hình thức, phương tiện và
phương pháp tuyên truyền, phổ biến đến từng đối tượng cụ thể.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, người
viết thấy, cần phải thực hiện các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
sau đây:
- Phổ biến, nói chuyện về quyền con người và tội làm nhục người khác tại các
địa bàn dân cư và các cơ, tổ chức xã hội, trong đó phải đặc biệt chú ý tới các địa bàn
dân cư phức tạp về mâu thuẫn xã hội.
- Tổ chức dạy và học pháp luật nói chung, pháp luật về quyền con người ở tất cả
các cấp học hiện nay với các nội dung và phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng.
- Tuyên truyền pháp luật về quyền con người thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng bằng những phóng sự điều tra thực tế. Các báo chí, đài phát thanh, vô
tuyến truyền hình nên có chuyên mục pháp luật về quyền con người.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
72
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
- Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin cổ động, các cuộc thi tìm
hiểu pháp luật về quyền con người, về việc tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của
con người. Kèm theo những panô, áp phích để thấy lên được sự cần thiết về việc bảo vệ
quyền con người.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người và tội
làm nhục người khác nếu được thực hiện đúng theo các yêu cầu về nội dung, hình thức,
phương tiện và phương pháp giáo dục đã trình bày ở trên thì đối tượng được tác động sẽ
được trang bị những tri thức, tình cảm, hành vi pháp luật cần thiết về quyền con người,
tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Từ đó, dần dần loại trừ từng bước các
hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người. Đây là một biện pháp cơ bản, có
tầm quan trọng đặc biệt.
3.3.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở
Từ những mâu thuẫn, xích mích, va chạm trong cuộc sống, nếu không được giải
quyết tận gốc và triệt để, có thể trở thành những vụ việc phức tạp, thậm chí phát sinh
thành những vụ án hình sự, trong đó có những vụ án về tội làm nhục người khác. Đây là
một trong những mầm mống gây mất ổn định và trật tự, an toàn xã hội ở cộng đồng dân
cư, làm xói mòn tình cảm tương thân, tương ái và mối đoàn kết gắn bó, vốn là truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Là một bộ phận không thể thiếu được của công tác vận động quần chúng, góp
phần ổn định xã hội, công tác hòa giải đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của
các cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức xã hội ỏ cơ sở. Để hoạt động hòa giải ở cơ sở
đi vào nề nếp, cần thực hiện một số việc sau đây:
Thứ nhất, chính quyền địa phương cần thành lập và tạo điều kiện thuận lợi cho
các tổ hòa giải hoạt động thường xuyên, có hiệu quả ở các cụm dân cư. Cơ cấu tổ hòa
giải cần có nam, nữ, người cao tuổi, thanh niên, nên có đảng viên làm nòng cốt. Có
phẩm chất đạo đức, có uy tín trong nhân dân, có hiểu biết trong nhân dân, có hiểu biết
pháp luật, nhiệt tình tham gia công tác xã hội, có thái độ công tâm, khách quan, trung
thực; bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thành phần tổ hòa giải bao gồm đại diện một số đoàn
thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội luật gia, Hội cựu chiến binh,
Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trên cơ sở những tiêu chí
này, thành viên tổ hòa giải được nhân dân ở cơ sở tín nhiệm cử ra, được Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn công nhận.
Thứ hai, hoạt động hòa giải ở cơ sở phải trên cơ sở quán triệt đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Lấy cán bộ, Đảng viên làm
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
73
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
gương để giải quyết những mâu thuẫn trong nhân dân. Lồng ghép những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp để khắc sâu trong tiềm thức, trong lòng người Việt Nam.
Thứ ba, hoạt động hòa giải phải được thực hiện trên cơ sở tìm đúng nguyên nhân
của tranh chấp, mâu thuẫn để có biện pháp giải quyết tận gốc, triệt để. Vì một vụ việc
có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước khi muốn giải quyết thành
công vụ việc nào đó, cán bộ hòa giải cần tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp gây nên mâu
thuẫn đó, ý đồ, động cơ của mỗi bên, để có thể hiểu tận tường và đặt mình vào hoàn
cảnh đó để tìm ra lối thoát cho hai bên đương sự. Để giúp họ cảm thông và hiểu nhau
hơn. Có như vậy mới có thể giải quyết được dứt điểm vụ việc một cách thành công.
Thứ tư, hoạt động hòa giải phải làm cho các bên thực sự hiểu biết đúng đắn, tôn
trọng nhau, tự nguyện cùng nhau giải quyết mâu thuẫn. Kiên trì, chủ động phòng ngừa,
ngăn chặn hành vi phạm tội có thể xảy ra ngay khi hòa giải và sau đó vì không ít việc
phức tạp đã âm ỉ, kéo dài từ lâu, thậm chí nhiều năm, có thể dẫn đến hậu quả xấu, thậm
chí có nguy cơ bùng nổ thành vụ án hình sự nói chung, vụ án về tội làm nhục người
khác nói riêng. Vì vậy, thành viên tổ hòa giải cần kiên trì, chủ động kịp thời ngăn chặn
hậu quả xấu hoặc phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm có thể xảy ra. Thành viên
tổ hòa giải cần tìm cách giúp họ bình tĩnh, làm dịu cơn tức giận, để họ tỉnh táo tìm ra sự
thật, thấy rõ lợi và hại của mặt này, mặt khác, cái đúng, cái sai của bên này, bên kia. Có
như vậy thì mâu thuẫn mới được giải quyết một cách triệt để.
3.3.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án
về tội làm nhục người khác
Đối với Cơ quan Công an
Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong đó có tội làm nhục người
khác, Công an các cấp cần phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tranh
thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, bên cạnh đó cần tăng
cường sự phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Cơ quan Công an cần chủ
động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội
thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của mình,
đồng thời tích cực thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công trách nhiệm trong
chương trình phối hợp hành động theo các Nghị quyết, Kế hoạch liên tịch giữa Công an
với các ngành đoàn thể trong phong trào quần chúng bảo vệ An ninh Tổ quốc. Cần chú
ý đưa vào nội dung phòng ngừa tội phạm, gắn các biện pháp có ý nghĩa phòng ngừa xã
hội cơ bản trong các nội dung của chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm với các
chương trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và các công tác lớn của địa phương vào
hoạt động thường xuyên của các cấp, các ngành, đoàn thể, coi đây là một nhiệm vụ
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
74
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
quan trọng, thường xuyên trong hoạt động của mình. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ đồng bộ trên các lĩnh vực nhằm kiềm chế tốc độ gia tăng của tội phạm nói chung,
tội làm nhục người khác nói riêng, từng bước làm giảm tội phạm, góp phần bảo đảm sự
ổn định vững chắc về trật tự xã hội trên phạm vi toàn quốc.
Cơ quan Công an các cấp cũng cần tăng cường phối hợp với các ngành có liên
quan trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền con người, nâng
cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người
của các tầng lớp nhân dân; tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa tội phạm đến
từng gia đình, tổ dân phố các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các cơ quan doanh
nghiệp, trường học, làm chuyển biến nhận thức của mỗi người về trách nhiệm công dân
đối với nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và giữ gìn an ninh trật tự. Từ đó tự giác đóng
góp sức lực, tinh thần, vật chất vào hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung, tội làm
nhục người khác nói riêng.
Tổ chức thực hiện có chiều sâu, hiệu quả các nội dung của chương trình phối
hợp hành động trong phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc theo các Nghị quyết, Kế
hoach liên tịch giữa Công an với các ngành, đoàn thể, nhất là trong đấu tranh bài trừ
văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực, nhằm hạn chế tình trạng làm nhục người khác bằng
nhiều thủ đoạn như hiện nay.
Tăng cường thành lập các tổ Bảo vệ dân phố, Dân phòng, Đội vây bắt tội phạm,
Đội tự quản, Đội thanh niên tình nguyện làm công tác xã hội, Tổ hòa giải, Ban thanh tra
nhân dân. Để xây dựng và hoạt động có hiệu quả những tổ chức quần chúng nói trên
cần có sự quan tâm và phải tích cực tham mưu, hướng dẫn xây dựng và tổ chức hoạt
động đối với các tổ chức quần chúng, tạo nên sức mạnh chung của toàn xã hội trong
phòng ngừa tội phạm nói chung, tội làm nhục người khác nói riêng, ở địa phương.
Công tác điều tra các vụ án phạm tội làm nhục người khác có ý nghĩa rất quan
trọng. Đây là giai đoạn đầu của hoạt động tố tụng hình sự, thực hiện tốt công tác điều
tra, làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xét xử và tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền con người, bảo vệ nhân phẩm, danh
dự của con người. Ngược lại nếu công tác điều tra làm kém sẽ gây khó khăn rất lớn cho
việc xác định tội phạm và người phạm tội cũng như việc xét xử của Tòa án, nhiều khi
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì vậy, phải tổ
chức làm tốt công tác điều tra ngay từ đầu cho tới khi kết thúc cuộc điều tra.
Để hoạt động điều tra các vụ án phạm tội làm nhục người khác đạt hiệu quả cao,
lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cần chấn chỉnh tổ chức và có sự
phối hợp, bộ máy từ thành phố đến các quận, huyện. Cần xây dựng tốt mối quan hệ và
cơ chế trao đổi thông tin về kết quả điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm tính mạng, sức
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
75
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, giữa Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã
hội, Viện Kiểm sát và Tòa án các cấp. Lực lượng Cảnh sát điều tra phải có trách nhiệm
thông báo cho Công an phường, xã kết quả điều tra, xử lý các vụ án phạm tội làm nhục
người khác nhằm tăng cường sự phối hợp, giám sát lẫn nhau và phục vụ cho công tác
phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này có hiệu quả.
Đối với Viện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
phòng ngừa và đấu tranh chống tội làm nhục người khác. Thực hiện Quyết định số
36/VP của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngành Kiểm sát cần làm tốt công tác quản
lý, xử lý thông tin về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người, trong đó có tội làm nhục người khác, đưa công tác này vào kế hoạch phối
hợp liên ngành giữa Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Viện kiểm sát, Tòa án.
Các cơ quan này phải thông tin kịp thời về các hành vi vi phạm cũng như tội làm nhục
người khác cho Viện kiểm sát. Tòa án xác định một số vụ phạm tội làm nhục người
khác, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về tinh thần cho người bị hại, phối hợp chặt
chẽ với Viện kiểm sát làm án trọng điểm, xét xử lưu động tại một số khu vực dân cư, để
nâng cao tác dụng giáo dục ý thức tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người cho
nhân dân, để răn đe những người thường có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của
người khác.
Viện kiểm sát cấp tỉnh, thành phố cần tổ chức kiểm tra Viện kiểm sát các quận,
huyện trong việc thực thi nhiệm vụ liên quan đến án về tội làm nhục người khác. Các
vụ án cần được chú ý là các vụ án đã được đình chỉ điều tra, các vụ án có bị cáo cho
hưởng án treo... nhằm uốn nắn, chấn chỉnh công tác kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án của các đơn vị và có kết luận rút kinh nghiệm chung.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Viện kiểm sát các cấp cần chú trọng công tác
xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh, từng bước kiện toàn củng cố tổ chức, rèn
luyện, giáo dục phẩm chất đạo đức người cán bộ kiểm sát. Tiếp tục xây dựng và thực
hiện lề lối làm việc phù hợp, trong đó chú ý chỉ đạo việc kiểm sát đối với hoạt động
điều tra, xét xử các vụ án về tội làm nhục người khác được nhanh, chính xác, đúng pháp
luật.
Đối với Tòa án
Việc áp dụng pháp luật đúng đắn trong công tác xét xử các vụ án phạm tội làm
nhục người khác đối với ngành Tòa án là vấn đề rất quan trọng. Xét xử đúng mới có
điều kiện phát huy tính giáo dục, phòng ngừa của biện pháp xử lý và mới có thể chỉ ra
được nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm để có kiến nghị xác đáng. Vì vậy,
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
76
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Tòa án các cấp cần thường xuyên tổ chức cho Thẩm phán và Hội thẩm nghiên cứu các
Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhằm quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ đấu
tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Nắm vững đường lối, phương châm
xét xử. Đây là những vấn đề cơ bản cần được quán triệt sâu sắc để bảo đảm cho việc xét
xử các vụ án phạm tội làm nhục người khác được nghiêm chỉnh và đúng pháp luật.
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, những vụ án về
tội làm nhục người khác, được quy định tại khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự năm
1999, chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp
của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể
chất. Vì vậy, trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu,
thì vụ án phải được đình chỉ. Tuy nhiên, Tòa án các cấp cần chú ý, nếu có căn cứ xác
định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng
bức thì tuy người đã yêu cầu rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn
có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều
51 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu
cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại
diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội trước phiên tòa”. Như vậy, đối với các vụ
án về tội làm nhục người khác được quy định tại khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự năm
1999, Tòa án phải tuân thủ quy định này để người bị hại thực hiện được “quyền tư tố”
theo quy định của pháp luật.
Tập trung nghiên cứu, tùy theo tính chất và mức độ của tội phạm mà xử phạt
nghiêm khắc theo đúng pháp luật, công bố tội trạng và kết quả xét xử trên các phương
tiện thông tin đại chúng để đồng loạt tấn công vào bọn phạm tội xâm phạm nghiêm
trọng nhân phẩm, danh dự của con người, hỗ trợ cho nhân dân tham gia đấu tranh ngăn
chặn, đẩy lùi và bài trừ những hành vi thiếu văn hóa trong xử sự với con người. Cần
cân nhắc, xem xét kĩ trước khi đưa ra quyết định, tránh tình trạng xử oan người vô tội
và bỏ lọt tội phạm. Ngoài việc quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử cần chú ý giải
quyết về trách nhiệm dân sự, trong đó cần chú ý buộc bị cáo bồi thường một khoản tiền
thỏa đáng để bù đắp tổn thất về tinh thần.
Trường hợp thấy quyết định của bản án tuy là đa số, nhưng rõ ràng là không
nghiêm khắc, đúng mức thì đại diện Viện Kiểm sát ở phiên tòa phải kháng nghị theo
quy định của pháp luật tố tụng hình sự để Tòa án cấp trên xét xử theo trình tự phúc
thẩm. Nếu Viện Kiểm sát không kháng nghị thì chủ tọa phiên tòa hoặc Chánh án phải
làm báo cáo kiến nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát kháng nghị; trường hợp xử phúc
thẩm thì báo cáo Chánh án Tòa án cấp trên, kèm theo hồ sơ để Chánh án Tòa án cấp
trên xem xét theo trình tự giám đốc thẩm.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
77
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Để phòng ngừa tội phạm, cần ra quyết định yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức liên
quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tội
làm nhục người khác theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
78
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
KẾT LUẬN
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo đó là tình hình
tội phạm ngày càng gia tăng, ngày càng tinh vi về phương thức và thủ đoạn phạm tội.
Tình hình tội phạm của tội làm nhục người khác cũng đang có những chuyển biến phức
tạp trên thực tế, số vụ phạm tội diễn ra ngày càng tăng và mức độ, tính chất ngày càng
tăng, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho con người và xôn xao trong dư luận
ngày càng phẩn nộ nhiều hơn. Tình trạng trên là do những biến động trong nền kinh tế,
khiến con người chạy đua theo sự phát triển, ý thức đạo đức ngày càng xuống cấp, các
giá trị văn hóa đang ngày càng bị mai một.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, đang có một bộ phận không nhỏ người dân
thiếu nhận thức về đạo đức và ý thức pháp luật. Chúng ta đã trải qua một lịch sử đấu
tranh đòi lại dân tộc, giành lại quyền chính đáng cho con người, nhưng qua những vụ
việc làm nhục người khác đã cho thấy chúng ta đối xử với nhau không còn tình người
với người như trước. Vì vậy, việc đấu tranh phòng chống tội làm nhục người khác đang
là vấn đề bức thiết hiện nay, nhằm bảo vệ quyền con người, trong đó có nhân phẩm và
danh dự con người.
Tội làm nhục người khác được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện
hành tại Điều 121 đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong việc bảo vệ các
quyền cơ bản của con người. Lần đầu tiên, tội làm nhục người khác được quy định
trong Bộ luật hình sự năm 1985- Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta, cho thấy sự quan
tâm của Nhà nước đối với loại tội phạm này rất cao. Tội làm nhục người khác không
chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khách thể là danh dự, nhân phẩm con người mà còn gây
ảnh hưởng không nhỏ trong dư luận xã hội vì nó là tàn dư còn sót lại của việc xem
thường danh dự, nhân phẩm con người. Khi loại tội phạm này vẫn còn tồn tại thì xã hội
chưa thực sự phát triển theo hướng văn minh. Do đó, cần loại bỏ loại tội phạm này
trong tương lai. Tuy nhiên trong thực tiễn phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội làm
nhục người khác hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Điển hình là do ý thức người
dân vẫn còn kém về pháp luật dẫn đến việc cam chịu khi bị làm nhục, công tác quản lý
ở địa phương còn lỏng lẻo, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương chưa phát huy hết
vai trò của mình. Nhằm lẫn giữa các tội phạm có cấu thành tội phạm giống nhau, chưa
có chế tài thật sự nghiêm khắc, chưa đủ sức răn đe.
Tuy thực tiễn đấu tranh của loại tội phạm này đã đạt được những thành tựu to
lớn, nhưng vẫn còn đó những bất cập cần có giải pháp khắc phục kịp thời. Việc hoàn
thiện những hạn chế trong quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội làm nhục
người khác là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Chỉ khi nào quy định của pháp luật
phù hợp với thực tiễn xã hội thì nó mới phát huy tối đa tác dụng là công cụ để Nhà
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
79
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
nước quản lý xã hội. Đặc biệt, quy định chặt chẽ và đồng bộ trong pháp luật hình sự sẽ
góp phần to lớn trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội làm nhục người
khác nói riêng.
Người viết tin rằng, với những sửa đổi, hoàn thiện của pháp luật nêu trên về tội
làm nhục người khác sẽ trở thành cơ sở pháp lý phù hợp và chặt chẽ trong việc ngăn
chặn, đấu tranh phòng chống tội phạm. Là công cụ hữu hiệu trong việc xây dựng xã hội
theo hướng văn minh, dân chủ.
GVHD: TS.Phạm Văn Beo
80
SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia – Sự thật, 2014.
2. Bộ luật dân sự năm 2005 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia – Sự thật, 2014.
3. Bộ luật hình sự năm 1985 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Bộ luật hình sự năm 1999 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011.
5. Bộ luật Hồng Đức, Nhà xuất bản văn hóa Hà Nội, năm 1989.
6. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011.
7. Hoàng Việt luật lệ, Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin, năm 2002.
8. Luật Viễn thông nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2009, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011.
9. Nghị định số 49/CP ngày 15-08-1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự đã quy định.
10. Nghị định số 60/2000/NĐ-CP (30-10-2000) về việc thi hành hình phạt cải tạo không
giam giữ.
11. Nghị định 73/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
12. Nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông .
13. Thông tư số 173-UBTP ngày 13-03-1972 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao.
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Phạm Kim Anh, Về quy định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm trong Bộ luật dân sự Việt Nam và hướng hoàn thiện. Tạp chí Khoa học pháp
lý, số 3 năm 2001.
2. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 1 (phần chung), Nxb Chính chị quốc
gia, Hà Nội, 2009.
3. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2- phần các tội phạm, Nxb Chính trị
quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2012.
4. Lê Cảm, Trách nhiệm hình sự của pháp nhân, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 3, 2000.
5. Lê Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội, 2005.
6. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2009.
7. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, NXb CAND, Hà Nội,
1991.
8. Trần Minh Hưởng, Học viện cảnh sát nhân dân, Tìm hiểu bộ luật hình sự nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Lao động, 2002.
9. Lê Văn Luật, Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội nhiều lần”
quy định trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 35, 2006.
10. Trần Văn Luyện, Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của
con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
11. Nhóm tác giả, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (phần các tội phạm), Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
12. Nhóm tác giả, Triết học Mác- Lênin, Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nxb.Sách giáo
khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1983.
13. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb CAND, Hà Nội,
2003.
14. Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, 2011.
15. Từ điển tiếng Việt, NXb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, 1997.
Danh mục trang thông tin điện tử
1. Chế Bắc, “Hoạn thư” cắt tóc, bôi vôi tình địch, http://vnexpress.net/tin-tuc/phapluat/hoan-thu-cat-toc-boi-voi-tinh-dich-2387520.html, [truy cập ngày 29/9/2014].
2. Công ty luật Minh Khuê, Một số vấn đề cần lưu ý khi bào chữa các vụ án về tính mạng
sức khỏe, danh dự và nhân phẩm,
http://luatminhkhue.vn/hinh-su-1/mot-so-van-de-can-luu-y-khi-bao-chua-cac-vu-an-vetinh-mang-suc-khoe,-danh-du-va-nhan-pham.aspx, [truy cập ngày 18/10/2014].
3. Mạnh Hưng, Những vụ tự tử vì bị bôi xấu trên facebook, http://kienthuc.net.vn/sotmang/nhung-vu-tu-tu-vi-bi-boi-xau-tren-facebook-245712.html,
[truy
cập
ngày
15/10/2014].
4. Lê Thanh Hương, Hành vi phạm tội nhìn từ nguyên nhân xã hội,
http://www.nhandan.org.vn/mobile/_mobile_ndct/_mobile_anninhxahoi/item/19655602.
html [truy cập ngày 12/8/2014].
5. Hồng Lĩnh, Chiều nay xử vụ cô gái bị xăm rết lên người,
http://bantinhangngay.net/chieu-nay-xu-vu-co-gai-bi-xam-ret-lennguoi/?utm_source=taka banner&utm_campaign=TakaTaka&utm_medium=exchange
[truy cập ngày 29/9/2014].
6. Nhóm tác giả Người bắt nữ sinh đeo bảng 'tôi ăn trộm' có thể lĩnh 3 năm tù,
http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/nguoi-bat-nu-sinh-deo-bang-toi-an-trom-cothe-linh-3-nam-tu-2978378.html, [truy cập ngày 25/8/2014].
7. Hương Phan, Nổi cơn ghen, nữ hiệu trưởng tung 'ảnh nóng' của sếp giữa chợ,
http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/noi-con-ghen-nu-hieu-truong-tung-anh-nong-cuasep-giua-cho-726927.tpo [truy cập ngày 16/10/2014].
8. Xuân Phương, Xúc phạm người khác trên mạng xã hội
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130511/xuc-pham-nguoi-khac-tren-mang-xahoi.aspx [truy cập ngày 10/8/2014].
9. Đinh Văn Quế, Thế nào là làm nhục người khác, http://www.baomoi.com/The-nao-lalam-nhuc-nguoi-khac/58/13555344.epi, [truy cập ngày 14/4/2014].
10. Băng Tâm, Nên xem xét khởi tố vụ nữ sinh tự tử vì bị chế ảnh,
http://www.nguoiduatin.vn/vu-nu-sinh-tu-tu-vi-bi-che-anh-lam-nhuc-hay-buc-tua88604.html, [truy cập ngày 28/9/2014].
11. Theo Công an Đà Nẵng, Bị làm nhục suốt ba tiếng đồng hồ,
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Bi-lam-nhuc-suot-3-tieng-dong-ho/55266137/218/,
[truy cập ngày 17/10/2014].
12. Theo Lao động, Hiếp dâm, làm nhục bạn gái cũ rồi quay phim,
http://vinhphuc.vnpt.vn/detail/hiep-dam-lam-nhuc-ban-gai-cu-roi-quay-phim/571131/l0,
[truy cập ngày 15/10/2014].
13. Minh Thùy, Nữ võ sư hầu tòa vì trùm quần lên đầu chánh án,
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/nu-vo-su-hau-toa-vi-trum-quan-len-dau-chanh-an2915291.html. [Ngày truy cập 15/9/2014];
14. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao
qua các năm 2011, 2012, 2013, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc, [Truy cập
ngày 5/9/2014].
15. Tòa án nhân tối cao, Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh cách thức
thực hiện tội phạm và một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự, Đinh Văn Quế,
http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_catei
d=1751909&article_details=1&item_id=9522491 [truy cập ngày 18/8/2014].
16. Thanh Tùng, Vụ “Hắt ly bia, bị truy tố tội làm nhục”: Không đáng xử lý hình sự!,
http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/vu-hat-ly-bia-bi-truy-to-toi-lam-nhuc-khong-dang-xuly-hinh-su-461271.html, [truy cập ngày 15/4/2014].
[...]... 1-7-2000, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội làm nhục người khác tại Điều 121, tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên tại Điều 319, tội làm nhục cấp dưới tại Điều 320, tội làm nhục đồng đội tai Điều 321 So với Bộ luật hình sự năm 1985, những quy định về tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự năm 1999 có những điểm mới cơ bản như sau: Thứ nhất, thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta trong. .. sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (trong Bộ luật hình sự 1985 không có quy định này) GVHD: TS.Phạm Văn Beo 23 SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1.4 Ý nghĩa của việc quy định tội làm nhục người khác trong luật hình sự Việt Nam Tội làm nhục người khác. .. luật hình sự này, góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, động viên quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh này GVHD: TS.Phạm Văn Beo 26 SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Tội làm nhục người khác. .. quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta, có ý nghĩa về mặt lập pháp hình sự hết sức to lớn Nó đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng Việc chính thức ghi nhận về mặt pháp lý hình sự tội làm nhục người khác trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện... nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam người nói chung, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hiện đại hóa đất nước Việc pháp luật hình sự hiện hành quy định tội làm nhục người khác, cũng như các quy định khác về quyền con người trong hệ thống pháp luật Việt Nam. .. lý tội làm nhục người khác, tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới, tội làm nhục đồng đội đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta trong lĩnh vực bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người Bộ luật đã đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác và quy định hai khung hình. .. Thị Trinh Nhân Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam Tương tự như vậy thì cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác là những dấu hiệu có tính xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác có tính đặc trưng được quy định trong luật hình sự Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm làm nhục người khác gồm 3 đặc điểm: đều do luật định; có tính bắt buộc và có tính... chương 3 Đây là hai chương của Bộ luật hình sự bao gồm những quy phạm pháp luật trực tiếp bảo vệ con người với tính chất là chủ thể của các quan hệ xã hội Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tội làm nhục người khác tại Điều 116, tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên tại Điều 253, tội làm nhục cấp dưới tại Điều 254, tội làm nhục đồng đội tại Điều 255.17 Việc Bộ luật hình sự năm 1985 lần đầu tiên chính... Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ cũng cho rằng, Tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác .12 Từ sự phân tích các quan điểm được trình bày ở trên, người viết xin đưa ra khái niệm tội làm nhục người khác như sau: Tội làm nhục người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực... Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Ngày nay tình hình về xâm hại danh dự, nhân phẩm con người, đặc biệt là làm nhục người khác xảy ra trên hầu hết mọi vùng, miền của đất nước với mức độ ngày một nghiêm trọng Đó là tội phạm ít nghiêm trọng nhưng vấn đề xâm hại danh dự, nhân phẩm con người và nhất là hành vi làm nhục người ... nghiệp: Tội làm nhục người khác Bộ luật hình Việt Nam 1.4 Ý nghĩa việc quy định tội làm nhục người khác luật hình Việt Nam Tội làm nhục người khác lần quy định Bộ luật hình năm 1985, Bộ luật hình. .. tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác Bộ luật hình Việt Nam CHƯƠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Tội làm nhục người khác quy định nhóm tội phạm xâm... niệm tội làm nhục người khác 13 1.2.2 Đặc điểm tội làm nhục người khác 14 1.2.3 Nguyên nhân tội làm nhục người khác 16 1.3 Lịch sử pháp luật Việt Nam tội làm nhục người khác