1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án tin học lớp 8

44 480 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 4,98 MB

Nội dung

TRUNG TÂM KTTH-HN TỈNH QUẢNG TRỊ BAN TIN HỌC Tháng 9 năm 2011 Trang 1 BÀI MỞ ĐẦU: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Kiến thức: - Biết được các khái niệm cơ bản về máy tính. - Biết được cấu trúc máy tính. - Biết thế nào là virus tin học. I. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1. Khái niệm Công nghệ thông tin là một lĩnh vực khoa học rộng lớn nghiên cứu các khả năng và các phương pháp thu thập, lưu trữ, truyền và xử lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật (máy tính điện tử và các thiết bị thông tin khác). 2. Thông tin và dữ liệu Trước mỗi thực thể (sự vật, sự kiện) tồn tại khách quan, con người luôn muốn biết rõ về nó càng nhiều càng tốt. Sự hiểu biết đó càng ít thì con người càng khó xác định thực thể đó. Những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó được gọi là thông tin về thực thể đó. Muốn đưa thông tin vào máy tính, con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lý được. Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được mã hoá đưa vào máy tính. 2.1. Xử lý thông tin Gồm có: - Nhập thông tin: Thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài - Xử lý thông tin: Tính toán, xử lý các phép tính số học hay logic đối với thông tin - Xuất thông tin: Đưa các thông tin sau quá trình xử lý ra thế giới bên ngoài - Lưu trữ thông tin: Chuyển và ghi lại thông tin ở bộ nhớ máy tính 2.2. Đơn vị đo lượng thông tin Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit. Đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau. Trong tin học, thuật ngữ bit thường dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu, được sử dụng để biểu diễn thông tin trong máy tính, là 0 và 1. Ngoài đơn vị bit nói trên, đơn vị đo thông tin thường dùng là byte và 1 byte bằng 8 bit. Người ta còn dùng các đơn vị bội của byte như bảng sau: Kí hiệu Đọc là Độ lớn KB Ki-lô-bai 1024 byte MB Mê-ga-bai 1024 KB GB Gi-ga-bai 1024 MB TB Tê-ra-bai 1024 GB PB Pê-ta-bai 1024 TB 2.3. Yêu cầu sử dụng máy tính cá nhân (PC). Với tầm quan trọng của PC, rõ ràng rằng việc làm chủ chúng là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi công dân trong xã hội. Vậy yêu cầu tối thiểu để sử dụng máy tính cá nhân trong công việc thể hiện trình độ văn hoá chung là rất quan trọng bên cạnh đó cần có hiểu biết về các lĩnh vực sau: - Vận hành của phần cứng máy tính. - Hệ điều hành. - Các chương trình ứng dụng Trang 2 3. Tin học và ứng dụng tin học trong đời sống Với tiến bộ nhảy vọt trong vài chục năm trở lại đây, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Hiện nay, trên phạm vi toàn cầu các công cụ công nghệ thông tin đang dần thay thế công cụ truyền thống, góp phần thúc đẩy sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, giáo dục, kinh tế, xã hội. 4. Máy tính điện tử (Computer) - Phần cứng (Hardware) - Phần mềm (Software) 5. Chương trình (Programs) - Chương trình hệ thống. - Chương trình tiện ích. - Chương trình ứng dụng. 6. Mạng máy tính: - Sự xuất hiện: Do nhu cầu cùng chia sẽ thông tin người ta đã kết nối các máy tính lại với nhau thông qua đường truyền gọi là mạng máy tính. - Các loại mạng: Mạng cục bộ (LAN); Mạng diện rộng (WAN); Mạng toàn cầu (INTERNET). II. CẤU TRÚC MÁY TÍNH Về mặt chức năng, một hệ thống máy tính bao gồm các thành phần cơ bản: Khối xử lý trung tâm (còn gọi là CPU), bộ nhớ trong, các đơn vị đưa thông tin vào, các đơn vị đưa thông tin ra. Cấu trúc tổng quát của máy tính có thể được mô tả theo sơ đồ sau: Bộ nhớ ngoài   Bộ xử lí trung tâm Bộ điều khiển Thiết bị vào  Bộ số học/lôgic   Bộ nhớ trong  Thiết bị ra 1. Bộ xử lý trung tâm (CPU - Central Proccessing Unit): - Bộ điều khiển: Điều khiển các bộ phận khác hoạt động. Một bộ phận nào đó muốn hoạt động phải có sự đồng ý của bộ điều khiển và sau khi kết thúc công việc thì phải thông báo với bộ điều khiển. - Bộ số học: Thực hiện các phép toán số học. - Bộ logic: Thực hiện các phép toán logic - Bộ nhớ: Chia làm 2 phần chính. Trang 3 1.1. Main Memory (Bộ nhớ trong còn có tên gọi khác là Bộ nhớ chính) Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý. Bộ nhớ trong được chia làm 2 phần: + ROM (Read Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc): Chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn. Dữ liệu trong ROM không xóa được. Các chương trình trong ROM thực hiện việc kiểm tra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động. ROM BIOS (Base Input Output System): Chỉ đọc thông tin trong ROM và không ghi được vào khi tắt máy, dữ liệu trong ROM không bị mất đi. + RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ truy nhập ngẩu nhiên, là phần bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khác với ROM ban đầu thông tin trong RAM là rỗng. Các chương trình và dữ liệu sẽ được đưa vào từ bộ nhớ ngoài hoặc từ bộ vào. Khi mất điện hoặc khởi động lại máy thì thông tin trong RAM bị mất đi. 1.2. External Memory (Bộ nhớ ngoài). + Đĩa mềm (FDD) Dung lượng 1,4 Mb + Đĩa cứng (HDD) Dung lượng lưu trữ khá lớn từ vài Mb đến hàng chục Gb + Đĩa CD; đĩa RAM 2. Bộ vào: Có chức năng đưa thông tin vào cho máy tính (Bàn phím, mouse, scanner, camera,...) - Bàn phím, Mouse, - Scanner, plotter .. Scanner: Cho phép quét ảnh vào máy tính Plotter: Vẽ hình ảnh 3. Bộ ra: Đưa thông tin trong máy tính ra giao tiếp với con người (Màn hình, máy in, máy vẽ, máy phôto...) - Màn hình - Máy in III. VIRUS MÁY TÍNH, CÁCH PHÒNG CHỐNG 1. Virus máy tính là gì? Virus máy tính là một chương trình máy tính có khả năng tự sao chép chính nó từ đối tượng lây nhiễm này sang đối tượng khác (đối tượng có thể là các file chương trình, văn bản, máy tính...). Virus có nhiều cách lây lan và tất nhiên cũng có nhiều cách phá hoại, nhưng chỉ cần bạn nhớ rằng đó là một đoạn chương trình và đoạn chương trình đó thường dùng để phục vụ những mục đích không tốt. 2. Virus máy tính lây lan như thế nào ? Virus máy tính có thể lây vào máy tính của bạn qua email, qua các file bạn tải về từ Internet hay copy từ máy khác về, và cũng có thể lợi dụng các lỗ hổng phần mềm để xâm nhập từ xa, cài đặt, lây nhiễm lên máy tính của bạn một cách âm thầm. Trang 4 3. Cách phòng chống virus - Hạn chế tối đa việc sao chép dữ liệu bằng các thiết bị được nghi là có virus - Chọn cho máy tính của bạn một phần mềm diệt virus hiệu quả như Bkav, Norton hay McAfee… - Hạn chế mở các trang web có khả năng lây nhiễm virus... CÂU HỎI: 1. Hãy nêu một vài ví dụ về thông tin. Với mỗi thông tin đó hãy cho biết dạng của nó. 2. Có 8 học sinh xếp hàng ngang để chụp ảnh. Em hãy dùng 8 bit để biểu diễn thông tin cho biết mỗi vị trí trong hàng là bạn nam hay bạn nữ? 3. Vẽ sơ đồ cấu trúc tổng quát của máy tính. 4. Virus máy tính và virus sinh học có giống nhau không? Tại sao? Trang 5 BÀI 1: Kiến thức: Kỹ năng: PHẦN I: HỆ ĐIỀU HÀNH HỆ ĐIỀU HÀNH – HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS Nắm được các thành phần cơ bản của giao diện hệ điều hành Windows - Thực hiện tốt các thao tác trong môi trường Windows - Phân biệt được các đối tượng trong Windows I. HỆ ĐIỀU HÀNH LÀ GÌ? Là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ bảo đảm tương tác giữa người dùng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện chương trình, quản lý chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu. II. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS Là hệ điều hành (HĐH) cho máy tính cá nhân của hãng phần mềm Microsoft các HĐH Windows đều có giao diện đồ hoạ dựa trên khái niệm “cửa sổ” (Windows). Ngoài ra còn có hệ thống các biểu tượng, bảng chọn, hộp thoại để đặt tham số ... và cơ chế chỉ định bằng chuột, tạo ra cách thức làm việc trực quan, sinh động. III. MÔI TRƯỜNG WINDOWS 1. Bảng chọn Start, các biểu tượng, thanh công việc - Bảng chọn Start: Chứa mọi nhóm lệnh cần thiết để bắt đầu sử dụng Windows và xuất hiện khi ta nháy chuột vào nút Start. Thực hiện các chương trình ứng dụng trên Windows Mở tệp văn bản đã có Thiết lập cấu hình Tìm kiếm tệp hoặc thư mục Trợ giúp và hỗ trợ Chạy các tệp chương trình có trên đĩa Tắt máy, khởi động lại, về DOS... - Các biểu tượng: Chứa đường dẫn thực hiện lệnh cần thiết. - Thanh công việc: Trong Windows cùng một lúc có thể mở nhiều cửa sổ cũng như chạy nhiều chương trình ứng dụng khác nhau. Mỗi lần chạy một chương trình hay mở một cửa sổ, một nút đại diện cho chương trình hay cửa sổ đó xuất hiện trên thanh công việc. Trang 6 2. Cửa sổ, bảng chọn - Người sử dụng thực hiện các công việc thông qua các cửa sổ. - Mỗi chương trình ứng dụng có một cửa sổ làm việc với hệ thống. Nhưng tất cả các cửa sổ có nhiều thành phần chung:  Thanh tiêu đề (Tile Bar): Cho biết tên chương trình đang chạy và bên phải có các nút cực tiểu, cực đại, đóng cửa sổ.  Thanh thực đơn (Trình đơn): gồm các bảng chọn chứa các lệnh để làm việc.  Thanh công cụ: chứa các nút biểu tượng lệnh giúp làm việc nhanh hơn.  Các thanh cuốn 3. Làm việc với các bảng chọn trong môi trường Windows - Windows cho phép chạy nhiều ứng dụng cùng lúc, tuy nhiên tại một thời điểm chỉ có một cửa sổ làm việc được mở trên màn hình, để chuyển đổi cửa sổ làm việc, thực hiện theo cách sau:  Nháy vào biểu tượng chương trình muốn mở tại thanh công việc.  Nháy vào vị trí bất kì trên cửa sổ muốn kích hoạt. 4. Khởi động và kết thúc chương trình 4.1. Khởi động. - Cách 1: Nháy Start → All Programs → nháy đúp lên tên chương trình cần khởi động. - Cách 2: Mở Windows Explorer hoặc My Computer → mở thư mục chứa chương trình → nháy đúp chuột vào biểu tượng của chương trình đó. - Cách 3: Nháy đúp vào biểu tượng chương trình trên Desktop. - Cách 4: Nháy chuột phải vào biểu tượng chương trình → chọn Open. 4.2. Kết thúc. Gồm các cách sau: - Cách 1: Nháy File → Exit (hoặc File → Close) - Cách 2: Nháy nút Close  tại góc trên, bên phải màn hình - Cách 3: Nháy chuột phải vào tên chương trình ở thanh công việc → chọn Close - Cách 4: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 CÂU HỎI: 1. Nêu các chức năng chính của hệ điều hành? 2. Mô tả các thành phần cơ bản trong giao diện hệ điều hành Windows, chức năng của từng loại? 3. Hãy liệt kê và mô tả các thao tác với chuột vi tính? Trang 7 BÀI 2: Kiến thức: LÀM VIỆC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC - Hiểu được cách tổ chức thông tin phân cấp trên đĩa - Nắm được các thao tác với tệp và thư mục Kỹ năng: - Thực hiên tốt các thao tác: xem, tạo mới, đổi tên, xóa, sao chép... tệp và thư mục I. TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH. - Hệ điều hành tổ chức các tệp trên đĩa thành các thư mục. Mỗi thư mục lại chứa các tệp hoặc các thư mục con. - Thư mục được tổ chức phân cấp, mức trên cùng gọi là thư mục gốc, từ thư mục gốc lại tạo ra các thư mục con → gọi là tổ chức cây. II. LÀM VIỆC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC. 1. Chọn đối tượng.  Chọn một đối tượng: - Nháy chuột vào đối tượng đó. - Để huỷ chọn: Nháy chuột bên ngoài đối tượng đó  Chọn nhiều đối tượng liền kề: - B1: Nháy chuột vào đối tượng bắt đầu - B2: Nhấn phím Shift và nháy chuột vào đối tượng kết thúc.  Chọn nhiều đối tượng không liền kề: - B1: Nháy chuột vào đối tượng bắt đầu - B2: Nhấn phím Ctrl và nháy chuột vào các đối tượng tiếp theo. Bỏ chọn đối tượng nào nháy chuột lại đối tượng đó 2. Xem tổ chức các tệp và thư mục trên đĩa. + Dùng My Computer hoạc Windows Explorer: - B1: Nháy đúp biểu tượng My Computer trên màn hình nền - B2: Nháy nút Folder (Thư mục) trên thanh công cụ chuẩn Standard để hiển thị cửa sổ thành 2 ngăn:  Ngăn trái: cho biết cấu trúc tổng thể các ổ đĩa và thư mục.  Ngăn phải: cho biết các thông tin chi tiết về các thnàh phần của thư mục tương ứng (được chọn) bên trái. Trang 8 3. Xem nội dung thư mục - Nháy chuột vào biểu tượng hoặc tên thư mục ở ngăn bên trái hoặc nháy đúp chuột tại biểu tượng hoặc tên thư mục ở ngăn bên phải cửa sổ để xem nội dung thư mục. - Chọn chế độ hiển thị nội dung bằng cách nháy vào nút View trên thanh công cụ. - Nháy vào nút để hiển thị lại thư mục vừa xem trước đó, Nháy nút (Up) để xem thư mục mẹ của thư mục đang được hiển thị nội dung (thư mục hiện thời). 4. Tạo thư mục mới. - B1: Mở thư mục ta sẽ tạo thư mục mới “bên trong” nó. - B2: Nháy bảng chọn File → New → Folder. Một thư mục mới xuất hiện với tên tạm thời là New Folder - B3: Gõ tên cho thư mục mới tạo và nhấn Enter. 5. Đổi tên tệp hoặc thư mục. - B1: Chọn tệp hoặc thư mục muốn đổi tên. - B2: Nháy File→Rename, lúc này tên của đối tượng sẽ có khung viền bên ngoài. - B3: Gõ tên mới cho đối tượng → nhấn Enter. Chú ý: Khi tệp đang mở thì thao tác đổi tên không thực hiện được. Cần đóng tệp lại. 6. Sao chép tệp hoặc thư mục. - B1: Chọn tệp hoặc thư mục cần sao chép - B2: Nháy Edit → Copy hoặc nháy nút lệnh Copy trên thanh công cụ. - B3: Mở thư mục hoặc đĩa muốn chứa bản sao và nháy Edit → Paste hoặc nháy nút Paste trên thanh công cụ. 7. Di chuyển tệp hoặc thư mục. - B1: Chọn tệp hoặc thư mục cần di chuyển. - B2: Nháy Edit → Cut hoặc nháy nút Cut trên thanh công cụ. - B3: Chọn thư mục hoặc đĩa muốn di chuyển tệp hoặc thư mục tới và nháy Edit → Paste hoặc nháy nút Paste 8. Xoá tệp hoặc thư mục. - B1: Chọn tệp hoặc thư mục muốn xoá. - B2: Nháy File → Delete hoặc nháy nút Delete trên thanh công cụ. - B3: Xuất hiện hộp thoại. Nháy Yes để xoá, ngược lại nháy No. 9. Khôi phục hoặc xoá hẳn các tệp và thư mục đã bị xoá. - B1: Nháy đúp biểu tượng Recycle Bin. - B2: Chọn đối tượng muốn khôi phục (hoặc xoá hẳn). - B3: Nháy File → Restore (khôi phục) hoặc File → Delete (xoá). III. SỬ DỤNG NÚT PHẢI CHUỘT - B1: Nháy nút phải chuột vào đối tượng để làm xuất hiện bảng chọn tắt. - B2: Di chuyển chuột trên bảng chọn đến lệnh cần thực hiện. - B3: Nháy chuột trái để thực hiện lệnh đã chọn. CÂU HỎI: 1. Em hãy cho biết qui tắc đặt tên tệp trong Windows. Nêu ba tên tệp đúng và ba tên tệp sai trong Windows? 2. Hãy vẽ hai cấu trúc thư mục mà em biết? Viết đường dẫn đến các thư mục đó? 3. Liệt kê thứ tự thao tác để tạo một thư mục mới trên đĩa mềm F rồi sao chép vào đó hai tệp tùy chọn từ đĩa C. 4. Hãy biểu diễn mục II bằng một sơ đồ mà em biết? Trang 9 THỰC HÀNH LÀM VIỆC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC BÀI 3: Kiến thức: - Hiểu được cách tổ chức thông tin phân cấp trên đĩa - Nắm được các thao tác với tệp và thư mục Kỹ năng: - Thực hiên tốt các thao tác: xem, tạo mới, đổi tên, xóa, sao chép... tệp và thư mục I. Nội dung thực hành: 1. Hãy mở cửa sổ Windows Explorer bằng nhiều cách? 2. Hãy thực hiện một số động tác cơ bản sau trong cửa sổ Windows Explorer? a). Phóng to, thu nhỏ, di chuyển cửa sổ, trượt qua lại, lên xuống để xem hết nội dung bên trong hai cửa sổ Tree View (cửa sổ bên trái) và List View (cửa sổ bên phải)? b). Đóng, mở các ổ đĩa, thư mục, chuyển về Thư mục cấp cao hơn (Up), trở lại thao tác trước đó(Back),...? c). Quan sát thư mục, tập tin ở các chế độ Large Icons, Small Icons, list, Details, Thumbnails? d). Sắp xếp các Thư mục và tập tin theo tên, kích thước, kiểu, ngày tạo? e). Xem kích thước của ổ đĩa, Thư mục, tập tin(đã sử dụng, còn trống) f). Thử chạy một ứng dụng nào đó từ Windows Explorer? 3. Hãy tạo một cây thư mục như sau tại thư mục gốc của ổ đĩa S S:\ Giai_tri Game Am_nhac Nhac_tre Hithop Khong_loi Tho_ca Tinhyeu Cuocsong • Không dùng các ký tự đặc biệt sau đây đặt tên cho tập tin: *, ?, / \ “ ” : | < > 4. Hãy tạo trong thư mục Tho ca một tập tin baitho.txt với nội dung II. Tiến trình thực hiện:  Khởi động máy tính; khởi động chương trình Windows Explorer  Thực hiện các yêu cầu theo nội dung bài  Đóng cửa sổ và kết thúc Windows. III. Đánh giá - Thực hiện tốt các thao tác. Trang 10 BÀI 4: CÁC THAO TÁC KHÁC TRONG WINDOWS VÀ VIỆC THIẾT ĐẶT HỆ THỐNG Kiến thức: - Hiểu thế nào là đường dẫn tắt - Hiểu được một số chức năng của control panel - Năm được nội dung của một số thiết đặt hệ thống cơ bản Kỹ năng - Biết khởi động và kết thức các chương trình - Biết tạo đường dẫn tắt - Biết tìm kiếm tệp và thư mục - Biết các thao tác thiết đặt hệ thống 1. Tạo đường dẫn tắt (truy cập nhanh). - Tạo Shortcut (đường tắt) sẽ giúp cho người sử dụng thực chạy một chương trình nhanh chóng hơn. Cách 1: chọn đối tượng cần tạo Shortcut → Nháy chuột phải → Chọn Send To → Desktop Cách 2: Kéo thả chuột phải trên đối tượng ra Desktop \ Creat Shotcut here mở 2. Mở một tài liệu mới gần đây. - Nháy Start, di chuột đến My Recent Documents → nháy chuột vào tên tệp cần 3. Tìm một tệp hay thư mục - B1: Nháy Start → chọn Seach. Hộp thoại Seach Results xuất hiện. - B2: Nháy All files and Folders (Tệp và thư mục) → gõ vào tên tệp hoặc một phần tên tệp (thư mục) làm cơ sở cho việc tìm kiếm. - B3: Nháy Seach để bắt đầu tìm kiếm. (Sử dụng ký tự đại diện ? và * để tìm kiếm) 4. Control Panel và việc thiết đặt hệ thống -Thiết lập màn hình nền, ảnh nền: Cách 1: Nháy nút phải chuột trên Desktop, chọn Properties: - Hình nền: Chọn Desktop - Bảo vệ màn hình: Chọn Screen Saver Sau khi đã vừa ý chọn Apply, OK Cách 2: Start, chọn Control Panel, chọn Setting, chọn Display. 5. Chương trình vẽ Microsoft Paint Chọn Start, chọn Programs, chọn Accessories, chọn Paint CÂU HỎI: 1. Em hãy nêu các bước tìm tất cả các tệp âm thanh có phần mở rộng là .MP3 2. Hãy nêu qui trình tìm tất cả các tệp văn bản có phần mở rộng là .DOC và tên bắt đầu bằng ba ký tự BAI. Trang 11 Bài 5: Kiến thức: PHẦN II. MẠNG KIẾN THỨC CHUNG VỀ MẠNG - Nắm được khái niệm về mạng máy tính - Hiểu thế nào là chia sẽ và quyền truy cập - Biết thế nào là Mạng cục bộ, mạng Internet Kỹ năng - Xác định đúng các loại mạng - Biết cách chia sẽ và cấp quyền truy cập thông tin trong mạng cịc bộ - Biết cách truy cập thông tin trên mạng Internet I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ 1. Nhắc lại khái niệm mạng máy tính: - Có 3 loại mạng: Cục bộ, diện rộng, Internet - Cho phép dùng chung nhiều tài nguyên; cho phép thực hiện nhiều loại giao dịch và hoạt động từ xa; cho phép khai thác lượng thông tin lớn trên mạng các máy tính 2. Mạng cục bộ: - Là mạng trong phạm vi nhá - Thường dùng dây cáp để kết nối 3. Các thiết bị kết nối trong mạng cục bộ: 3.1. Cáp mạng: Là môi trường truyền thông tin 3.2. Vỉ (Card) mạng: Thường được gắn trên máy và được kết nối với cáp qua đầu nối 3.3 Hub: Bộ chia: Là thiết bị phân chia tín hiệu trong mạng. Thường có từ 8 - 24 cổng II. LÀM VIỆC TRONG MẠNG CỤC BỘ 1. Chia sẻ tài nguyên - Để dùng chung một tài nguyên thư mục phải được chia sẻ (Share) đồng thời, người truy cập phải có quyền truy cập tài nguyên đó. 2. Quyền truy cập - Quyết định người dùng có được truy cập tài nguyên dùng chung hay không. 3. Chia sẻ máy in trên mạng: - Các máy tính kết nối với nhau dựng chung 1 máy in. - Máy trạm ra lệnh in trên máy in của mạng, HĐH mạng sẽ gửi dữ liệu đến máy tính kết nối trực tiếp với máy in.Máy chủ in sẽ thực hiện in tại máy in được chia sẻ. III. XEM CÁC TÀI NGUYÊN ĐƯỢC CHIA SẺ TRÊN MẠNG - B1: Nháy chuột phải vào biểu tượng My network Places, chọn Explore - B2: Chọn Entire Network / Microsoft Windows Network. IV. CHIA SẺ THƯ MỤC 1. Các bước tiến hành: 1.1. Mô hình ngang hàng: - Mọi máy trên mạng đều bình đẳng với nhau. Cùng gọi là WORKGROUP - Các bước tiến hành: + Vào My Computer chọn tài nguyên + File / Properties / thẻ Sharing + Click chọn Share this folder on the network (Có thể chọn Allow network user to chang my file để cho phép thay đổi nội dung) => OK Trang 12 1.2. Mô hình khách chủ - Có ít nhất 1 máy quản lý và cung cấp tài nguyên cho các máy khác, gọi là máy chủ. Các máy khác là máy khách (máy trạm). - Các bước tiến hành: + Vào My Computer chọn tài nguyên + File / Properties / thẻ Sharing + click chọn Share this folder => OK + Vào Permissions để thiết đặt quyền truy cập cho 1 hoặc 1 nhóm người dùng. 2. Truy cập một thư mục chia sẻ - Việc truy cập và khả năng sử dụng tài nguyên dùng chung nào đó được quyết định bởi quyền truy cập. V. SỬ DỤNG MÁY IN TRONG MẠNG: 1. Chia sẻ máy in - Có ít nhất 1 máy quản lý và cung cấp tài nguyên cho các máy khác, gọi là máy chủ. Các máy khác là máy khách (máy trạm). - Các bước tiến hành: + Vào Control Panel / Printer and Faxes để chọn máy in. + File / Sharing + Clisk chọn Share this printer => OK 2. Kết nối tới máy in mạng + Click start chọn printers and faxes + Chọn Add a printer + Chọn A netword printer ... VI. MẠNG TOÀN CẦU (INTERNET) 1. Mạng Internet là gì? Internet là một tập hợp của các máy tính được nối với nhau và chủ yếu là qua đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích trao đổi và chia sẻ thông tin. Phần chủ yếu nhất của mạng Internet là World Wide Web. Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm tạo nên một mạng toàn cầu. Đây là một kho kiến thức khổng lò của nhân loại. 2. Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet như thế nào? Có một vài cách để tìm kiếm trên mạng Internet. Hãy bắt đầu tìm kiếm bằng việc đến các địa chỉ có chỉ dẫn Internet, nó gần giống như những trang vàng mà bạn vẫn hay dùng, nhưng với các trang vàng trên mạng bạn có thể có nhiều thông tin hơn những trang vàng truyền thống. Cách khác nữa là khi bạn suy nghĩ tới một cụm từ hay câu hỏi bạn có thể gõ các câu hỏi này vào hộp tìm kiếm trên các máy tìm kiếm (search engine) trên mạng. Chẳng hạn bạn có thể gõ vào hộp tìm kiếm từ "Internet" những máy tìm kiếm này sẽ dựa vào từ mà bạn vừa gõ để tìm kiếm các trang Web có thông tin về Internet. Hãy bắt đầu tìm kiếm!!! Một số địa chỉ cho phép bạn tìm kiếm với các link dưới đây. http://www.google.com http://www.yahoo.com http://www.altavista.com http://www.lycos.com http://www.encatar.com Trang 13 Hãy dùng địa chỉ trên và chúng tôi tin rằng chỉ sau một thời gian tìm kiếm bạn sẽ trở nên lão luyện trong việc tìm kiếm thông tin trên mạng sao cho vừa nhanh, vừa hiệu quả. Nhưng nhớ đừng có chờ một trang Web hiện ra hết mới mở trang tiếp theo, nên mở mỗi trang hoặc mỗi địa chỉ ra thành nhiều cửa sổ khác nhau bằng cách nhấn chuột phải vào một kết nối trên mà bạn muốn tới sau đó vào "Open link in new window" hoặc giữ phím Shift rồi click chuột vào liên kết bạn có thể xem các trang Web cùng một lúc. CÂU HỎI: 1. Mạng máy tính là gì? 2. Hãy nêu một số loại tài nguyên dùng chung trên mạng. 3. Nêu một số ưu việt khi các máy tính được nối với nhau thành mạng. Trang 14 PHẦN III. HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD Bài 6: LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM SOẠN THẢO WORD Kiến thức: - Biết chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản. - Biết các đơn vị xử lý trong văn bản (kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang) - Có khái niệm về các vấn đề xử lý chữ Việt trong soạn thảo văn bản. - Biết khởi động và kết thúc Word. - Biết một số thành phần chính trên màn hình Word. Kỹ năng - Nắm được các ưu việt của soạn thảo văn bản bằng máy tính. - Học sinh biết được có nhiều bộ mã và loại phông chữ Việt khác nhau. I- KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN: 1. Khái niệm: Trong cuột sống có nhiều việc liên quan đến văn bản như soạn thông báo, đơn từ, làm báo cáo,… đó chính là công việc soạn thảo văn bản. Khi viết bài trên lớp là ta đang soạn thảo văn bản. Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn văn bản: gõ (nhập) văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản. 1.1. Nhập và lưu trữ văn bản: - Khi gõ văn bản, hệ soạn thảo thường quản lý một cách tự động việc xuống dòng. Bằng cách này ta có thể nhanh chóng nhận được bản đầu tiên và có thể lưu trữ để tiếp tục hoàn thiện hoặc in ra giấy. 1.2. Sửa đổi văn bản: - Các sửa đổi trên văn bản gồm: Sửa đổi kí tự và từ, sửa đổi cấu trúc văn bản. 1.3. Trình bày văn bản - Khả năng định dạng kí tự - Khả năng định dạng đoạn văn bản - Khả năng định dạng trang văn bản 1.4. Một số chức năng khác - Tìm kiếm và thay thế - Cho phép gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi khi gõ sai - Tạo bảng và thực hiện tính toán, sắp xếp dữ liệu trong bảng - Tạo mục lục, chú thích, tham chiếu tự động - Chia văn bản thanh các phần với cách trình bày khác nhau - Tự động đánh số trang, phân biệt trang chẵn, trang lẻ - Chèn hình ảnh và kí hiệu đặc biệt - Vẽ hình và tạo chữ nghệ thuật … Trang 15 2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản 2.1. Các đơn vị xử lí trong văn bản:  Kí tự (Character)  Từ (Word)  Câu (Sentence)  Dòng (Line)  Đoạn văn bản (Paragraph)  Trang (Page) 2.2. Một số qui ước trong việc gõ văn bản:  Các dấu ngắt câu như dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.  Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống (space) để phân cách. Giữa các đoạn cũng chỉ xuống dòng bằng một lần nhấn phím Enter.  Các dấu mở ngoặc (gồm “(”,“[”, “{”, “”) và các dấu đóng nháy (gồm ’, ”) phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó. 3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản: 3.1. Xử lí chữ Việt trong máy tính: - Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính - Lưu trữ, hiển thị (trình bày, lưu trữ) và in ấn văn bản chữ Việt 3.2. Gõ chữ Việt Khi nhập văn bản chữ Việt vào máy tính thông qua bàn phím và chương trình điều khiển cho pháp máy tính nhận đúng mã kí tự tiếng Việt được gõ từ bàn phím.  Một số chương trình gõ chữ Việt phổ biến hiện nay là Vietkey, Unikey,… Hai kiểu gõ chữ Việt phổ biến hiện nay là:  Kiểu TELEX  Kiểu VNI Kiểu TELEX Kiểu VNI Để gõ chữ Ta gõ Ta gõ ă aw a8 â aa a6 đ dd d9 ê ee e6 ô oo o6 ơ ow hoặc [ o7 ư uw hoặc ] u7 Để gõ dấu Sắc s 1 Huyền f 2 Hỏi r 3 Ngã x 4 Nặng j 5 Xóa dấu z 0 Trang 16 3.3. Bộ mã chữ Việt và phông chữ: - Bộ mã Unicode là bộ mã chung cho mọi ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới và đã được qui định để sử dụng trong các văn bản hành chính của Việt Nam. - Phông chữ: Có nhiều bộ phông với nhiều kiểu chữ khác nhau được xây dựng để hiển thị và in chữ Việt.  Ứng với bộ mã Unicode hỗ trợ cho chữ Việt như Times New Roman, Arial, Tahoma…  Ứng với bộ mã TCVN3 được đặt tên với tiếp đầu ngữ .Vn như .VnTime, .VnArial,…  Ứng với bộ mã VNI được đặt tên với tiếp đầu ngữ .VNI như VNI-Time, VNI-Helve,… CÂU HỎI: 1. Hãy mô tả các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản. 2. Để soạn thảo văn bản chữ Việt, trên máy tính cần có những gì? Trang 17 Bài 7: Kiến thức: THỰC HÀNH - Biết cách khởi động và thoát khỏi Word - Biết sử dụng các thanh công cụ và chức năng của chúng trong màn hình Word. - Biết các qui ước trong việc gõ văn bản Kỹ năng - Soạn thảo văn bản đơn giản: Tạo văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản trên đĩa. - Gõ văn bản chữ Việt theo kiểu gõ Telex/Vni - Sử dụng các phím mũi tên, phím điều khiển để điều chỉnh văn bản. 1. Nội dung thực hành: Bài 1: Em hãy nhập nội dung: 1A small boy and his father were having a walk in the country when it suddenly began to rain very hard. They did not have their umbrellas with them, and there was nowhere to hide from the rain, so they were soon very wet, and the small boy did not feel very happy. Một cậu bé đang cùng bố đi bách bộ ở miền quê, bỗng dưng trời đổ mưa như trút. Họ không đem theo dù và không có chỗ nào để trú mưa cả, thành thử chẳng mấy chốc họ ướt như chuột lột, và cậu bé cảm thấy không vui. 2For a long time while they were walking home through the rain, the boy was thinking. Then at last he turned to his father and said to him, ‘Why does it rain, Father? It isn’t very nice, is it?’. Lúc họ đội mưa đi về nhà trong một thời gian khá lâu, cậu bé miên man suy nghĩ. Thế rồi cuối cùng cậu bé quay sang bố hỏi: “Bố ơi, tại sao trời mưa nhỉ? Trời mưa đâu có thú vị gì, phải không bố?”. 3‘No, it isn’t very nice, but it’s very useful, Tom’, answered his father. ‘It rains to make the fruit and the vegetablea grow for us, and to make the grass grow for the cows and sheep.’ Ông bố đáp: “Phải, trời mưa thì chẳng thú vị gì, song mưa rất có ích, Tom ạ. Trời mưa làm cho rau quả phát triển tốt để ta ăn, và làm cho cỏ mọc để bò và cừu có cái mà ăn chứ.” 4Tom thought about this for a few seconds, and then he said, ‘Then, why does it rain on the road too, Father?”. Tom suy nghĩ về điều này một lúc, và rồi lại nói: “Thế sao trời cũng mưa trên cả mặt đường nữa hả bố?”. Trang 18 Bài 2: 1RỪNG CỌ QUÊ TÔI Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Bút cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. 2Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu. 3Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi. 4Quê tôi có câu hát: Dù ai đi ngược về xuôi Cơm nắm lá cọ là người sông Thao. Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình. (Nguyễn Thái Vận) - Trích SGK Ngữ văn 8, tập 12. Tiến trình thực hiện:  Khởi động máy tính; khởi động chương trình Soạn thảo văn bản Microsoft Word  Nhập nội dung các bài thực hành: Bài 1, Bài 2, Bài 3  Lưu văn bản và kết thúc Word. 3. Đánh giá - Biết cách bố trí ngón tay trên bàn phím. - Biết nhập văn bản đúng nội dung và các qui ước. Trang 19 Bài 8: Kiến thức: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN - Hiểu khái niệm định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, trang văn bản. Kỹ năng - Biết sử dụng thanh công cụ định dạng hoặc bảng chọn để định dạng phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ. - Soạn thảo một số văn bản thông dụng. I- KHÁI NIỆM: Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản. - Khả năng định dạng kí tự:  Phông chữ (Times New Roman, Arial,…)  Cỡ chữ (cỡ chữ 12, cỡ chữ 18,…)  Kiểu chữ (đậm, nghiêng, gạch chân,…)  Màu sắc (đỏ, xanh, vàng,..)  Vị trí tương đối so với dòng kẻ (cao hơn, thấp hơn)  Khoảng cách giữa các kí tự trong một từ và giữa các từ với nhau. - Khả năng định dạng đoạn văn bản  Vị trí lề trái, lề phải của đoạn văn bản  Căn lề (trái, phải, giữa, đều hai bên)  Dòng đầu tiên: thụt vào hay nhô ra so với cả đoạn văn bản  Khoảng cách đến đoạn văn bản trước, sau  Khoảng cách giữa các dòng trong cùng đoạn văn bản,… - Khả năng định dạng trang văn bản  Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang  Hướng giấy (nằm ngang hay thẳng đứng)  Kích thước trang giấy  Tiêu đề trên (đầu trang), tiêu đề dưới (cuối trang),… Trang 20 II- CÁC ĐỊNH DẠNG: 1. Định dạng ký tự: Chọn ký tự hoặc một đoạn ký tự cần định dạng vào Format chọn Font ta có:  Font : Chọn phông chữ  Font style : Chọn các kiểu thường, nghiêng, đậm và đậm nghiêng.  Size : Chọn cỡ chữ  Underline : Chọn các kiểu gạch chân chữ  Color : Chọn màu sắc chữ  Effects : Các hiệu ứng cho chữ Cuối cùng chọn OK khi đã đồng ý; để mặc định cho những lần mở tệp sau chọn Default; chọn Cancel để bỏ qua thao tác. Hoặc chọn các nút lệnh (biểu tượng) sau: Kiểu chữ Cỡ chữ Đậm Trái, giữa, phải, đều 2 bên Nghiêng Gạch chân 2. Định dạng đoạn (Paragraph): Ta có thể trình bày theo kiểu cách hở từng đoạn văn bản bằng cách chọn đoạn cần định dạng vào trình đơn Format chọn Paragraph ta có:Trong mục Indentation ta chọn khoảng cách lề bên trái ở mục Left và bên phải ở Right Trong mục Spacing ta chọn khoảng cách cho phía trước ở Before và phía sau ở After Cuối cùng sau khi đã chọn xong ta chọn OK để thực hiện. Ngoài ra, có thể dùng thước ngang để điều chỉnh một số thuộc tính lề của đoạn văn bản một cách trực quan bằng cách đưa con trỏ chuột lên con trượt tương ứng trên thước và kéo thả đến vị trí cần thiết. Vị trí lề từ hàng thứ hai trở đi Vị trí lề dòng đầu tiên Lề trái trang Vị trí lề trái của đoạn văn Vị trí lề phải của đoạn văn Lề phải trang Trang 21 3. Sử dụng chổi định dạng để sao chép nhanh định dạng: Chọn đoạn văn bản cần định dạng, nháy nút lệnh Format Painter , nếu muốn sao chép định dạng sang nhiều đoạn văn bản có thể nháy đúp chuột, sau đó kéo thả (hoặc nháy) chuột trên đoạn văn cần định dạng. Sau khi định dạng xong các đoạn cần thiết, nháy chuột một lần nữa ở nút lệnh Format Painter để trỏ chuột trở về hình dạng cũ. 4. Định dạng trang: 4.1. Thiết lập cở giấy: Vào trình đơn File, Page Setup..., Paper Size, chọn các cở giấy trong Pager size. 4.2. Đặt lề: Vào trình đơn File, Page Setup..., Margins, ta thao tác đặt lề trên, dưới, phải, trái trong các mục Top, Bottom, Left, Right. Nếu muốn hướng giấy nằm ngang nháy chọn nút Landscape (mặc định là hướng giấy thẳng đứng). Để mặc định như vậy cho những lần gọi sau ta chọn Default... 5. Đặt tiêu đề trang: Vào trình đơn View chọn Header and Footer trong tiêu đề ta chọn thao tác như trong văn bản. Chèn số trang Chèn số của trang Chèn giờ Chèn ngày Định dạng lại số trang CÂU HỎI: 1. Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào? 2. Hãy kể những khả năng định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản. 3. Hãy phân biệt lề trang văn bản và lề đoạn văn bản. Trang 22 Bài 8: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (tiếp theo) Kiến thức: - Hiểu khái niệm kiểu trong văn bản, lợi ích của sử dụng kiểu trong trình bày văn bản. - Biết cách định dạng văn bản theo mẫu. Kỹ năng - Soạn thảo thành thạo một số văn bản hành chính: Tờ trình, giấy mời, đơn xin phép. - Rèn luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt. 1. Định dạng nhanh và nhất quán (Kiểu mẫu): Kiểu là một tập hợp các đặc trưng định dạng được nhóm gộp dưới một tên kiểu. Mỗi đoạn văn trong văn bản đều phải được định dạng theo một kiểu nào đó. Đoạn văn có mọi đặc trưng định dạng của kiểu được áp dụng cho nó. Word có một số kiểu được thiết kế sẵn. Khi khởi động Word, chương trình tự động sao chép một số kiểu tối thiểu (trong đó có kiểu Normal) vào văn bản trống. Những dòng văn bản ta gõ vào sẽ áp dụng kiểu Normal đó. Kiểu Normal Kiểu được chia làm 2 nhóm: - Kiểu đoạn văn: Đó là các kiểu xác định các định dạng đoạn văn có biểu tượng (tác động tới toàn bộ đoạn văn) - Kiểu kí tự: Là các kiểu có các đặc trưng định dạng kí tự có biểu tượng (chủ yếu là phông chữ) Một số kiểu quan trọng:  Normal: Kiểu ngầm định cho thân văn bản  Heading1,..,Heading 9: Kiểu dùng để tự động định dạng cho các đề mục chính của văn bản  TOC1,…,TOC 9: Kiểu ngầm định dùng để áp dụng cho mục lục của văn bản. Kiểu đoạn văn Kiểu kí tự Trang 23 Đặt con trỏ vào đoạn văn cần định dạng kiểu, nháy chuột mở hộp kiểu Style chọn kiểu thích hợp. Nếu không thấy kiểu cần thiết trong hộp kiểu (kiểu đó chưa có trong văn bản hiện thời), hãy sử dụng lệnh Format->Styles and Formatting hoặc nút lệnh Styles and Formatting ở thanh định dạng để biết các kiểu khác. Có thể chọn mục More trong hộp chọn để đặt thêm. Mở hộp kiểu Nút lệnh Styles and Formatting Có thể chọn mục More trong hộp chọn để đặt thêm. Chọn tất cả các kiểu đã sử dụng Thêm một số kiểu mới Chú ý: Để áp dụng kiểu cho một đoạn văn, ta đưa con trỏ soạn thảo vào một vị trí trên đoạn văn. Để áp dụng kiểu kí tự, cần chọn phần văn bản cần thiết. Mọi kiểu ngầm định được lưu trong tệp có tên là Normal.dot Trang 24 3. Định dạng điểm dừng cho đoạn văn bản (định dạng Tab): 3.1. Định dạng điểm dừng: Điểm dừng (Tab Stops) là các vị trí xác định trên các dòng của đoạn văn bản có tác dụng định vị tạo các cột của đoạn văn bản. Khi ta nhấn phím Tab, con trỏ soạn thảo sẽ được tự động chuyển đến vị trí điểm dừng bên phải gần nhất. Có năm loại điểm dừng cơ bản: (Left Tab) Điểm dừng căn trái: Văn bản sẽ được căn thẳng bên trái tại vị trí điểm dừng (Center Tab) Điểm dừng căn giữa: Văn bản sẽ được căn thẳng chính giữa tại vị trí điểm dừng (Right Tab) Điểm dừng căn phải: Văn bản sẽ được căn thẳng bên phải tại vị trí điểm dừng (Decimal Tab) Điểm dừng thập phân: Văn bản sẽ được căn thẳng theo vị trí dấu chấm thập phân của số (Bar Tab) Điểm dừng Bar: Tự động tạo các nét thẳng trên dòng của văn bản.  Chọn (bôi đen) các nhóm kí tự cần đặt Tab và xác định xem cần thực hiện các loại tab nào.  Thực hiện một trong hai cách: Cách 1: Dùng cho các Tab không có các đường định dạng. Ta thực hiện thao tác trên thước ngang.  Khi chọn Tab xong ta đưa trỏ chuột trên thước đúng vị trí cần đặt Tab và bấm chuột. Cách 2: Dùng cho các Tab có định dạng các đường gạch Trang 25 Thực hiện: Gọi hộp thoại Tabs Gõ trị số centimet tại Tab stop position hoặc chọn các trị số centimet Tab đã đặt ở thước ngang:  Xác định vị trí của điểm dừng Tab stop position  Chọn kiểu đường Tab tại Leader  Chọn Set để thiết lập Sau khi đã đặt xong các Tab chọn OK để thực hiện.  Thực hiện xong công việc đặt Tab ta đưa trỏ chuột đến đầu các nhóm cần bấm Tab thực hiện thao tác bấm Tab một lần cho các nhóm. 3.2. Xóa điểm dừng: Cách 1: Di chuột lên vị trí của điểm dừng trên thước ngang và kéo thả ra ngoài thước. Cách 2: Nhấn đúp chuột lên điểm dừng của Tab trên thước ngang để gọi hộp thoại Tab, chọn Clear, hủy bỏ tất cả chọn Clear All 3.3. Thay đổi vị trí điểm dừng: Di chuột lên vị trí của điểm dừng trên thước ngang, nhấn giữ và kéo sang trái hoặc phải để di chuyển vi trí của điểm dừng này. 3.4. Thay đổi các thuộc tính của điểm dừng: Trong hộp thoại tab:  Default tab stops: Giá trị điểm dừng ngầm định  Alignment: Xác định kiểu điểm dừng  Tab stop position: Xác định vi trí của điểm dừng  Leader: Chọn kiểu gạch nối trước văn bản tại điểm dừng CÂU HỎI: 1. Kiểu là gì? Hãy nêu ý nghĩa và vai trò của kiểu trong việc định dạng văn bản. 2. Liệt kê các thao tác cơ bản khi sử dụng Tab. Trang 26 Bài 8: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (tiếp theo) Kiến thức: - Nắm được mục tiêu và nội dung của các chức năng: tạo danh sách liệt kê, tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn, chia cột cho văn bản, kẻ khung và làm nền cho văn bản. Kỹ năng - Thực hiện được các chức năng ở trên. - Soạn thảo một số văn bản: Thiệp mời, thông báo, quảng cáo. 1. Định dạng danh sách liệt kê dạng kí hiệu và số thứ tự(Bullets and Numbering) Chọn đoạn cần định dạng kí hiệu sau đó thực hiện một trong các cách sau: Cách 1: Bấm chọn biểu tượng Cách 2: Vào trình đơn Format, chọn Bullets and Numbering... - Định dạng kí hiệu: - Định dạng số thứ tự: - Muốn thay đổi các kiểu, chọn Customize... sau đó chọn tiếp Character... hộp hội thoại Symbol hiện ra, chọn Bullets hoặc Character, tại Font ta chọn các kiểu, lựa chọn ký tự cần trình bày trong bảng liệt kê và lần lượt chọn OK để thực hiện. Muốn hủy bỏ ta chỉ cần chọn dòng cần hủy và bấm vào biểu tượng Trang 27 2. Định dạng khung đoạn văn bản: Chọn đoạn văn bản cần tạo khung, chọn Format, chọn Borders and Shading, chọn Borders Chọn khung tại Setting, chọn kiểu đường kẻ tại Style, chọn độ rộng đường kẻ tại Width, thay đổi trong khung Preview, chọn OK để kết thúc. 3. Tạo nền các từ, đoạn văn bản: 3.1. Tạo nền cho các từ: Chọn nút lệnh các từ. , giữ chuột và chọn (bôi đen) 3.2. Định dạng nền cho đoạn văn: Chọn đoạn văn bản cần tạo nền, chọn Format, chọn Borders and Shading, chọn Shading 4. Định dạng cột báo: Chọn đoạn văn bản cần định dạng cột báo bằng cách đưa trỏ chuột đến vị trí đầu tiên của đoạn văn bản hoặc vị trí cuối cùng kéo chọn đến vị trí đầu kia. (Chú ý nếu là đoạn văn bản cuối cùng thì phía cuối phải có ENTER để xuống thêm 1 dòng trắng). Sau đó thực hiện một trong hai cách sau: Cách 1: Tại thanh công cụ chuẩn, bấm chuột vào nút lệnh Sau đó chọn số cột cần định dạng. Trang 28 Cách 2: Vào trình đơn Format, chọn Columns... tại Number of columns ta đưa vào số cột cần định dạng sau đó chọn OK. - Muốn tạo đường kẻ giữa các cột chọn nút Line between 5. Định dạng ký tự đầu: Chọn ký tự cần định dạng. Vào trình đơn Format, chọn Drop Cap... Tại Position chọn kiểu trình bày, chọn kiểu chữ tại Font. Muốn trình bày ký tự đó chiếm bao nhiêu dòng ta chọn số dòng trong Lines to drop cuối cùng. Đặt ký tự ngoài lề của đoạn chọn In Margin, chọn OK. Lưu ý: Nếu là văn bản dạng cột báo thì cần trình bày cột báo trước sau đó định dạng ký tự đầu. CÂU HỎI: 1. Nêu các bước thực hiện để tạo danh sách liệt kê dạng kí hiệu và dạng số thứ tự 2. Để đánh lại số thứ tự cho đoạn văn hai cần thực hiện thao tác gì? 3. Tại sao khi định dạng cột báo thì các đoạn văn bản chỉ nằm về cột bên trái, các cột bên phải không có nội dung? Trang 29 Bài 9: Kỹ năng THỰC HÀNH - Biết được các thao tác quan trọng khi soạn thảo văn bản - Soạn thảo được văn bản nhiều trang, văn bản chia thành các cột văn bản. - Biết sử dụng các định dạng đã học để trình bày theo yêu cầu bài. 1. Nội dung thực hành: Bài 1: Gõ và trình bày “Phiếu đăng ký sử dụng CSDL”  Hãy cắt theo đường biên: Thế giới @ PHIẾU ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG CSDL (Giảm giá 10%) Đơn vị :...................................................................................................... Địa chỉ :...................................................................................................... Điện thoại : .............................................Địa chỉ Email ..............................: Người liên hệ :..............................................Chức vụ : ............................. Bài 2: Soạn và trình bày trang quảng cáo HỌ VÀ TÊN CỦA BẠN:.....................................................Tỉnh/TP........................  Bạn muốn thi vào trường Đại học CNTT: KGIỚI THIỆU KHOA hoa Công nghệ Thông tin (CNTT) của rải qua gần 16 năm hoạt động, Khoa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. đã phát triển vững chắc và được HCM được thành lập theo quyết định chính phủ bảo trợ để trở thành một trong số 3818/GD-ĐT ngày 13/12/1994 của những khoa CNTT đầu ngành trong hệ Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT, dựa trên Bộ thống giáo dục đại học của Việt Nam. môn tin học của Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM. T 2. Tiến trình thực hiện:  Khởi động máy tính; khởi động chương trình Soạn thảo văn bản Microsoft Word  Nhập nội dung các bài thực hành  Định dạng văn bản  Lưu văn bản và kết thúc Word. 3. Đánh giá - Biết cách bố trí ngón tay trên bàn phím. - Biết nhập văn bản đúng nội dung và các qui ước. Trang 30 Bài 10: LÀM VIỆC VỚI BẢNG BIỂU TRONG VĂN BẢN Kiến thức: - Biết được khi nào nên tổ chức thông tin dưới dạng bảng - Biết các thao tác: Tạo, chèn, xóa, tách, gộp các ô, hàng, cột. Kỹ năng - Soạn thảo, trình bày các văn bản và một số mẫu bảng biểu: thời khóa biểu, bảng điểm tổng kết. I. GIỚI THIỆU VỀ BẢNG BIỂU: Trong thực tế, ta hay gặp những thông tin, dữ liệu được tổ chức dưới dạng bảng, gồm các hàng và cột. Một ví dụ bảng quen thuộc với học sinh là Thời khóa biểu. Đối với một số bảng, chúng ta có nhu cầu sắp xếp và tính toán. Chẳng hạn bảng điểm của lớp, cần sắp xếp cột họ và tên theo thứ tự abc hoặc tính điểm trung bình các môn học của học sinh. Các lệnh làm việc trong bảng được chia thành những nhóm sau:  Tạo bảng, căn chỉnh độ rộng của các hàng và cột, trình bày bảng;  Thao tác trên bảng: Chèn, xóa, tách hoặc gộp các ô, hàng và cột;  Tính toán trên bảng: Thực hiện các phép tính với các dữ liệu số;  Sắp xếp dữ liệu trong bảng. II. THAO TÁC VỚI BẢNG BIỂU: 1. Tạo bảng mới: Đặt trỏ chuột tại vị trí cần tạo bảng, thao tác 1 trong các cách sau: Cách 1: Bấm chuột vào biểu tượng và rê chuột chọn số cột và số dòng khi nào vừa ý thì thả ra. Cách 2: Vào trình đơn Table, Insert Table... sau đó nhập vào số cột tại Number of columns và số dòng tại Number of rows sau đó chọn OK. 2. Sửa đổi bảng: Điều chỉnh độ rộng: Ta di chuyển con trỏ chuột các đường kẻ dọc hoặc kẻ ngang cho đến khi xuất hiện dấ mủi tên hai đầu thì giử chuột và kéo đến khi vừa ý thì thả ra. ■ Ghép cột, dòng: Bôi chọn các cột, dòng cần ghép, vào trình đơn Table, Merge Cells ■ Chia nhỏ cột, dòng: Bôi chọn các cột, dòng cần chia, vào trình đơn Table, Split Cells... sau đó nhập vào số cột cần chia tại Number of columns và số dòng tại Number of rows và chọn OK. ■ Chèn thêm, xóa bớt dòng: Bôi chọn một dòng nào đó bất kỳ, vào trình đơn Table, Insert Rows / Delete Rows ■ Chèn thêm, xóa bớt cột: Bôi chọn một cột nào đó bất kỳ, vào trình đơn Table, Insert Columns / Delete Columns ■ 3. Các định dạng trong bảng biểu: 3.1. Định dạng văn bản trong ô: Chọn ô chứa nội dung văn bản Cách 1: Nháy phải chuột, tại bảng chọn, chọn lệnh Cell Alignmen Cách 2: Trên thanh công cụ Table and Borders, chọn nút lệnh Align Top Left 3.2. Định dạng các đường kẻ: Chọn các ô cần kẻ, vào trình đơn Format, Borders and Shading... Ta chọn kiểu đường trong Style, kiểu kẻ trong Setting, chọn màu đường kẻ trong Color và độ rộng đường kẻ trong Width. Có thể thao tác kẻ ngay trong Preview sau đó chọn OK. Nếu muốn thao tác trên thanh công cụ ta bấm chọn Show Toolbar. 3.3. Định dạng nền bảng biểu: Chọn các ô cần kẻ, vào trình đơn Format, Borders and Shading... Chọn Shading, trong Fill ta chọn màu cần định dạng cuối cùng chọn OK. Nếu muốn hủy bỏ hoặc thay đổi màu ta cũng thao tác như trên nhưng trong Fill ta chọn None. Chú ý: Ta có thể dùng thao tác này cho các dòng hoặc các khối văn bản cần định dạng nền. 3.4. Định dạng hướng ký tự trong ô: Chọn nội dung văn bản trong ô cần định hướng Cách 1: Tại thanh công cụ Tables and Borders, chọn nút lệnh Change Text Direction Cách 2: Vào Format, chọn định là hướng đứng) , chọn các hướng trái/hướng phải (mặc Bỏ định hướng nháy vào nút lệnh Change Text Direction CÂU HỎI: 1. Nêu các thao tác tạo bảng và cách thực hiện. 2. Lệnh Cell Alignement có chức năng gì? 3. Có thể dùng bảng để thao tác với văn bản như giấy mời, thông báo, quyết định được không? Bài 11: CÁC XỬ LÝ CHI TIẾT TRONG BẢNG BIỂU Kiến thức: - Biết các thao tác tính toán, sắp xếp dữ liệu trên bảng biểu - Hiểu cách tính toán trên bảng biểu, xác định được địa chỉ ô, sắp xếp dữ liệu trên bảng Kỹ năng - Thực hiện tính toán trong bẳng biểu bằng công thức trong Formular, nắm được cách bố trí địa chỉ ô trong bảng biểu 1. Sắp xếp dữ liệu: Chọn cột dữ liệu cần sắp xếp, vào đơn Table, Sort... Tại Sort by ta chọn cần sắp xếp, chọn kiểu dữ liệu của cột tại và sắp xếp theo kiểu tăng dần Ascending giảm dần Decending. Nếu có thứ tự ưu tiếp theo ta chọn tiếp trong Then by... cùng chọn OK để thực hiện. trình cột Type hay tiên Cuối Lưu ý: Trong khung My list has, dấu tùy chọn Header row (có dòng tiêu nếu muốn sắp xếp cả hàng đầu tiên. Nếu không thì đánh dấu tùy chọn No header đánh đề) row. 2. Tính toán trong bảng Một số hàm đơn giản  SUM: Tính tổng  AVERAGE: Tính trung bình cộng  MAX: Lấy số lớn nhất  MIN: Lấy số bé nhất 2.1. Tính tổng cuối cột/hàng Đưa con trỏ về ô muốn lấy kết quả của cột/hàng, vào trình đơn Table, Formula... Tại Formula nếu chưa có công thức ta gõ vào =SUM(ABOVE) hoặc =SUM(LEFT)/ =SUM(RIGHT) sau đó chọn OK. Có thể sử dụng nút lệnh: AutoSum 2.2. Tính trung bình cộng Đưa con trỏ về ô muốn lấy kết quả của cột/hàng, vào trình đơn Table, Formula... Tại Formula, ta có công thức: =AVERAGE(số 1, số 2,…,số n) sau đó chọn OK. 2.3. Lấy số lớn nhất/bé nhất Đưa con trỏ về ô muốn lấy kết quả của cột/hàng, vào trình đơn Table, Formula... Tại Formula, ta có công thức: =MAX(số 1, số 2,…,số n) hoặc =MIN(số 1, số 2,…,số n) sau đó chọn OK. Lưu ý: Có thể kiểm tra lại hàm bằng cách nháy phải chuột tại vùng màu xám kết quả, chọn Toggle Field Codes CÂU HỎI: 1. Nêu các thao tác tính toán trong bảng. 2. Nhập hàm tính toán từ bàn phím có được không? Có thể sử dụng địa chỉ ô để thay thế các số (số 1, số 2,…,số n) được không? Bài 12: THIẾT KẾ TRANG VÀ IN ẤN VĂN BẢN Kiến thức: - Biết các tham số thiết đặt cho trang in, đánh số trang, ngắt trang, chèn tiêu đề trang và in văn bản Kỹ năng - Thực hiện đặt các tham số: khổ giấy, hướng giấy, đặt kích thước cho lề trang và in 1. Thiết kế trang: - Thiết lập cở giấy: Vào trình đơn File, Page Setup..., Paper Size, chọn các cở giấy trong Pager size. - Đặt lề: Vào trình đơn File, Page Setup..., Margins, ta thao tác đặt lề trên, dưới, phải, trái trong các mục Top, Botton, Left, Right. Nếu muốn cở giấy sẽ được mặc định như vậy cho những lần gọi sau ta chọn Default... 2. Đánh số trang: Vào trình đơn Insert, chọn Pages Numbers, tại khung Position chọn các vị trí trên Top of page, vị trí dưới trang Bottom of page,… tại khung Alignment chọn các canh chỉnh trái Left, phải Right, giữa Center,… Nếu ta muốn định dạng theo kiểu số khác ta chọn Format... ta có hộp hội thoại Page Number Format hiện ra, trong hộp hội thoại này ta chọn các kiểu số ở Number format, chọn số xuất phát của trang đầu tiên tại Start at và chọn OK. 3. Ngắt trang: Đặt vị trí con trỏ ở vị trí muốn ngắt trang, chọn trình đơn Insert, chọn Break, chọn Page Break, chọn OK. 4. Xem trước khi in: Vào trình đơn File, Print Preview hoặc bấm chuột vào biểu tượng Sau khi xem xong ấn ESC hoặc bấm chuột vào biểu tượng Close để thoát. Trong cửa sổ Preview ta bấm chọn biểu tượng để thể hiện cách hiển thị trên màn hình, có thể bấm các phím PgUp, PgDn để dịch chuyển giữa các trang. 5. In văn bản: 1. Cách 1: Bấm chọn biểu tượng 2. Cách 2: Bấm tổ hợp phím Ctrl +P 3. Cách 3: Vào trình đơn File chọn Print... Sau khi thực hiện cách 2 và 3 ta có: Trong khung Page range chọn các kiểu in:  All : In tất cả các trang  Curent page : In trang có con trỏ đang đứng  Pages : In theo chỉ định (In số trang do người sử dụng nhập vào)  Odd pages : In theo trang lẻ  Even pages : In theo trang chẵn. Trong khung Copies ta chọn số bản in tại Number of copies và hướng in tại Collate. Cuối cùng ta chọn OK khi máy in đã sẵn sàng. CÂU HỎI: 1. Có thể sửa chữa nội dung văn bản trong màn hình xem trước in không ? 2. Có những cách nào để chỉ in một trang văn bản trong một tệp văn bản có nhiều trang? 3. Nêu ưu và nhược điểm khi sử dụng nút lệnh để ra lệnh in. Bài 13: Kiến thức: MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP - Biết tác dụng và cách sử dụng các tính năng tìm kiểm và thay thế - Biết tìm, thay thế một từ hay một cụm từ trong trang văn bản - Chèn các công thức toán học, các kí hiệu, hình ảnh vào văn bản Kỹ năng - Thực hiện được các thao tác tìm kiếm, thay thế trong văn bản. - Thực hiện được các thao tác chèn các công thức toán học, các kí hiệu, hình ảnh vào văn bản. 1. Tìm kiếm và thay thế - Tìm kiếm: Đặt con trỏ tại vị trí bất kỳ, bấm tổ hợp phím Ctrl + F sau đó nhập vào chữ cần tìm và chọn Find Next. - Thay thế: Đặt con trỏ tại vị trí bất kỳ, bấm tổ hợp phím Ctrl + H sau đó nhập vào chữ cần tìm trong mục Find what và chữ cần thay thế trong mục Replace with chọn Find Next, nếu tìm thấy thì chọn Replace hoặc Replace All. 2. Chèn công thức toán học: Điều kiện: Cần cài đặt ứng dụng MathType cho Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word Trên thanh công cụ chuẩn Standard, nháy chọn nút lệnh , màn hình MathType xuất hiện, chọn các mẫu công thức, nháy chuột tại màn hình soạn thảo để chèn 3. Chèn kí tự đặc biệt Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn, vào menu Insert, Symbol... Trong mục Font ta chọn các các kiểu Font sẽ có bảng liệt kê các kiểu, muốn thực hiện chèn kiểu nào ta chỉ cần bấm chọn kiểu đó và chọn Insert sau khi xong ta chọn Close để thoát. Lưu ý: Có thể thay đổi kí tự khác bằng cách nháy đúp chuột lên kí tự cần thay thế. 4. Chèn hình ảnh: Cách 1: Tại vị trí cần chèn, vào menu Insert, chọn Picture, chọn Clip Art... chọn Go. Dùng thanh trượt để di chuyển chọn hình cần chèn, sau đó chọn Close để thoát. Cách 2: Tại thanh Drawing, chọn nút lệnh 4.1. Điều chỉnh độ rộng của hình ảnh Bấm chọn ảnh để điều chỉnh phóng lớn hay thu nhỏ tại các điểm chọn ở 8 hướng. Có thể nháy đúp chuột tại hình ảnh, chọn thẻ Size (kích cỡ) 4.2. Định dạng vị trí hình ảnh Cách 1: Nháy phải chuột tại hình ảnh, chọn Format Picture, chọn thẻ Layout Cách 2: Tại thanh Picture chọn nút lệnhText Wrapping CÂU HỎI: 1. Khi tìm một từ trong văn bản, có thể thay thế từ đó bằng kí tự trắng được không? 2. Các nút điều chỉnh kích thước của hình ảnh có màu đen nghĩa là gì? Làm thế nào để các nút đó hiển thị là màu trắng. Bài 13: MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP (tiếp theo) Kiến thức: - Hiểu được tính năng gõ tắt và cách thức sử dụng. - Biết sử dụng công cụ vẽ hình trên thanh công cụ Drawing Kỹ năng - Thực hiện các thao tác đặt văn bản tự động, tạo văn bản hình vẽ, nhóm các hình lại với nhau. 1. Gõ tắt và sửa lỗi (chèn văn bản tự động) Chức năng AutoCorrect (tự động sửa) thực hiện việc tự động chỉnh sửa văn bản trong khi ta gõ văn bản. Nội dung của việc sửa này có thể được chia thành hai loại: - Sửa lỗi: Hệ soạn thảo văn bản tự động sửa các lỗi chính tả khi người dùng gõ văn bản. - Gõ tắt: Chức năng gõ tắt cho phép người dùng sử dụng một vài kí tự tắt để tự động gõ được cả một cụm từ dài thường gặp, làm tăng tốc độ gõ. Ví dụ vn viết tắt cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vào trình đơn Tools, chọn AutoCorrect Options… để hộp thoại AutoCorrect, chọn/bỏ chọn ô Replace text as you type (thay thế trong khi gõ) Thực hiện sửa lỗi cũng như gõ tắt trong tiếng Việt, người dùng phải định nghĩa cụm từ được sửa và cụm từ thay thế trong hộp thoại AutoCorrect 1.1. Thêm các từ gõ tắt hoặc sửa lỗi mới:  Gõ từ viết tắt vào cột Replace và cụm từ đầy đủ vào ô With  Nháy chuột vào nút Add để thêm vào danh sách tự động sửa  Chọn OK 1.2. Xóa đi những đầu mục không dùng đến  Chọn đầu mục cần xóa  Nháy chuột vào nút Delete để xóa đi đầu mục đang chọn. 2. Vẽ hình trong văn bản Sử dụng thanh công cụ đồ họa Drawing 1 8 2 9 4 3 1 0 1 1 5 6 7 1 2 1: Các công cụ để sửa đổi và căn chỉnh các đối tượng trên hình vẽ 2: Chọn đối tượng 3: Xoay đối tượng 4: Vẽ các hình được thiết kế sẵn 5: Vẽ đoạn thẳng, xiên, có điểm cuối 6: Vẽ hình vuông, hình chữ nhật 7: Vẽ hình tròn, hình elíp 8: Chèn văn bản 9: Tạo chữ bóng nghệ thuật 10: Màu nền, màu đường vẽ, màu chữ 11: Kiểu và kích thước đường vẽ 12: Vệt bóng và hình ba chiều * Lưu ý: - Muốn đưa chữ vào trong hình vẽ, nhấn phải chuột tại hình vẽ xuất hiện bảng chọn tắt, chọn mục Add Text - Có thể nhấn giữ phím Shift, Ctrl, Alt, và các phím mũi tên để điều chỉnh đối tượng vẽ. CÂU HỎI: 1. Nêu các thao tác gõ tắt và sửa lỗi. 2. Nêu các bước để chọn và gộp các hình vẽ. Bài 14: THỰC HÀNH TỔNG HỢP Kiến thức: - Học sinh nắm được MS Word Kỹ năng - Thực hiện tạo văn bản theo mẫu đảm bảo nội dung tổng hợp. 1. Nội dung thực hành: Bài 1: Gõ và trình bày “Phiếu đăng ký sử dụng CSDL” 1. Định dạng đoạn văn bản: M ới đây công trình nghiên cứu khoa KHÔNG NGỜ ĂN SÁNG LẠI học của Nga đã tiến hành theo dõi về QUAN TRỌNG ĐẾN THẾ! mức độ chuyển hóa của 1000 người và đi đến kết luận: Con người hấp thụ các chất dinh dưỡng nhiều nhất vào bữa ăn lót dạ và có mức hấp thụ cao hơn bữa ăn tối vào khoảng 85%, bữa ăn trưa là 20 – 30 %. các nước Pháp, Đức, Mỹ, Anh, Nhật Bản đã đưa ra luận điểm “Ăn sáng là ăn cho mình, ăn trưa là ăn cho bạn bè và ăn tối là ăn cho kẻ thù!” 2. Trả công Đánh giá Tuyển dụng Phát triển Sản xuất Sản xuất Tài chính Tài chính Marketting Marketting Nhân sự Nhân sự VAI TRÒ CỦA MARKETING TRONG QUÁ TRÌNH PHÁ TRIỂN SẢN XUẤT Bộ phim tình yêu hay nhất lịch sử Chúc Chúc Mừng Mừng Năm Năm Mới Mới Bệnh nhân người Anh (1996) Cô láng giềng (1981) Những năm đẹp nhất của chúng ta (1973) César và Rosalie (1972) Chuyện tình (1970) Cuốn theo chiều gió (1939) Vạn Vạn Sự Sự Như Như ýý Bài 2: Tạo tập tin phiếu dự thi PDT.DOC với nội dung sau: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TÂM KTTH-HN  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC - - -  - - - PHIẾU DỰ THI CHỨNG CHỈ TIN HỌC - Ngành: ...................................................Ngày thi: ........................................ - Trình độ: ....................................................................................................... - Họ tên: ..................................................Nơi sinh: ........................................ .......................................................................................................................... TP.Đông Hà, ngày... tháng... năm.... Thí sinh ký tên ............................................. Bài 3: Tạo tập tin hóa đơn HD.DOC với nội dung sau: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THÀNH CÔNG DỊCH VỤ TIN HỌC INFOS HÓA ĐƠN BÁN HÀNG 1 2 3 STT TÊN HÀNG HÓA MONITOR VIDEO CARD KEYBOARD SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ 1 215.0 11 37.5 3 12.25 THÀNH TIỀN 215.0 412.5 36.75 1. Tạo văn bản có nội dung như sau và lưu trên đĩa với tên PCWORD.DOC 1 NĂM BÁO 12 SỐ VỚI GIÁ 78.000 VN Tạp chí giao IF Word (information Word) tận tay, sẽ tiết kiệm được 8.000 đồng và cước phí bưu điện: - Họ và tên (Name):............................................................................................... - Nơi làm việc (Company):.................................... chức vụ: ............................... - Điện thoại (Phone):............................................................................................  Cả năm (12 số) 78.000 đồng  Cả năm (6 số): 40.000 đồng  Gửi bảo đảm (12 số 95.000 đồng)  Gửi bảo đảm (6 số): 50.000 đồng Gửi bảo đảm chí áp dụng cho các tỉnh, thành phố ngoài Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Giá 50.000 đ cho 12 số bao gồm cả cước phí bưu điện được áp dụng trong cả nước Việt Nam. Bạn đọc thuộc các tỉnh ngoài Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh có yêu cầu gửi bảo đảm qua bưu điện đóng thêm phụ phí là 1.000đ cho 1 số báo (12.000đ). Trang 42 Bài 4: MẪU 1: SƠ GD-ĐT QUẢNG TRỊ TRUNG TÂM KTTH-HN TỈNH  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc  PHÂN LOẠI THIẾT BỊ STT 1. 2. 3. TÊN THIẾT BỊ CỘN G  Đơn vị .....................................Mã Số ..............................  Phòng ......................................Mã số................................ NHÃN HIỆU Mouse Sound Card Keyboard Tổng cộng JAPAN USA 15 4 11 ? 12 6 7 ? ? ? ? ? CHẤT LƯỢNG ≤50% >50% 20 19 12 7 15 11 MẪU 2: Trích M ùa xuân! Mỗi khi Hoạ mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kỳ diệu... C him mây, nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kỳ diệu của hoạ mi đã làm cho tất cả bừng giấc... MẪU 3: - M ABC >45o MA ⊥ O1O2 O1MO2 = BAC = 90o N O MỤC LỤC Bài mở đầu: ........................................................................................................Trang 1 Bài 1: Hệ điều hành-Hệ điều hành WINDOWS ................................................Trang 5 Bài 2: Làm việc với tệp và thư mục ...................................................................Trang 7 Bài 3: Thực hành: Làm việc với tệp và thư mục ...............................................Trang 9 Bài 4: Các thao tác khác trong Windows và việc thiết đặt hệ thống ...............Trang 10 Bài 5: Kiến thức chung về Mạng .....................................................................Trang 11 Bài 6: Làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản Word ...............................Trang 15 Bài 7: Thực hành ..............................................................................................Trang 18 Bài 8: Định dạng văn bản ................................................................................Trang 20 Bài 9: Thực hành ..............................................................................................Trang 30 Bài 10: Làm việc với Bảng biểu trong văn bản ...............................................Trang 31 Bài 11: Các xử lí chi tiết trong bảng biểu ........................................................Trang 33 Bài 12: Thiết kế trang và in ấn .........................................................................Trang 35 Bài 13: Một số công cụ trợ giúp ......................................................................Trang 37 Bài 14: Thực hành tổng hợp ............................................................................Trang 41 *** [...]... trường Đại học CNTT: KGIỚI THIỆU KHOA hoa Công nghệ Thông tin (CNTT) của rải qua gần 16 năm hoạt động, Khoa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp đã phát triển vững chắc và được HCM được thành lập theo quyết định chính phủ bảo trợ để trở thành một trong số 381 8/GD-ĐT ngày 13/12/1994 của những khoa CNTT đầu ngành trong hệ Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT, dựa trên Bộ thống giáo dục đại học của Việt Nam môn tin học của... chúng ta có nhu cầu sắp xếp và tính toán Chẳng hạn bảng điểm của lớp, cần sắp xếp cột họ và tên theo thứ tự abc hoặc tính điểm trung bình các môn học của học sinh Các lệnh làm việc trong bảng được chia thành những nhóm sau:  Tạo bảng, căn chỉnh độ rộng của các hàng và cột, trình bày bảng;  Thao tác trên bảng: Chèn, xóa, tách hoặc gộp các ô, hàng và cột;  Tính toán trên bảng: Thực hiện các phép tính... thấy kiểu cần thiết trong hộp kiểu (kiểu đó chưa có trong văn bản hiện thời), hãy sử dụng lệnh Format->Styles and Formatting hoặc nút lệnh Styles and Formatting ở thanh định dạng để biết các kiểu khác Có thể chọn mục More trong hộp chọn để đặt thêm Mở hộp kiểu Nút lệnh Styles and Formatting Có thể chọn mục More trong hộp chọn để đặt thêm Chọn tất cả các kiểu đã sử dụng Thêm một số kiểu mới Chú ý: Để áp... Biết cách chia sẽ và cấp quyền truy cập thông tin trong mạng cịc bộ - Biết cách truy cập thông tin trên mạng Internet I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ 1 Nhắc lại khái niệm mạng máy tính: - Có 3 loại mạng: Cục bộ, diện rộng, Internet - Cho phép dùng chung nhiều tài nguyên; cho phép thực hiện nhiều loại giao dịch và hoạt động từ xa; cho phép khai thác lượng thông tin lớn trên mạng các máy tính 2 Mạng cục bộ:... Trưởng Bộ GD&ĐT, dựa trên Bộ thống giáo dục đại học của Việt Nam môn tin học của Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM T 2 Tiến trình thực hiện:  Khởi động máy tính; khởi động chương trình Soạn thảo văn bản Microsoft Word  Nhập nội dung các bài thực hành  Định dạng văn bản  Lưu văn bản và kết thúc Word 3 Đánh giá - Biết cách bố trí ngón tay trên bàn phím - Biết nhập văn bản đúng nội dung và các... được khi nào nên tổ chức thông tin dưới dạng bảng - Biết các thao tác: Tạo, chèn, xóa, tách, gộp các ô, hàng, cột Kỹ năng - Soạn thảo, trình bày các văn bản và một số mẫu bảng biểu: thời khóa biểu, bảng điểm tổng kết I GIỚI THIỆU VỀ BẢNG BIỂU: Trong thực tế, ta hay gặp những thông tin, dữ liệu được tổ chức dưới dạng bảng, gồm các hàng và cột Một ví dụ bảng quen thuộc với học sinh là Thời khóa biểu Đối... quê mình (Nguyễn Thái Vận) - Trích SGK Ngữ văn 8, tập 12 Tiến trình thực hiện:  Khởi động máy tính; khởi động chương trình Soạn thảo văn bản Microsoft Word  Nhập nội dung các bài thực hành: Bài 1, Bài 2, Bài 3  Lưu văn bản và kết thúc Word 3 Đánh giá - Biết cách bố trí ngón tay trên bàn phím - Biết nhập văn bản đúng nội dung và các qui ước Trang 19 Bài 8: Kiến thức: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN - Hiểu khái niệm... giấy mời, thông báo, quyết định được không? Bài 11: CÁC XỬ LÝ CHI TIẾT TRONG BẢNG BIỂU Kiến thức: - Biết các thao tác tính toán, sắp xếp dữ liệu trên bảng biểu - Hiểu cách tính toán trên bảng biểu, xác định được địa chỉ ô, sắp xếp dữ liệu trên bảng Kỹ năng - Thực hiện tính toán trong bẳng biểu bằng công thức trong Formular, nắm được cách bố trí địa chỉ ô trong bảng biểu 1 Sắp xếp dữ liệu: Chọn cột... by cùng chọn OK để thực hiện trình cột Type hay tiên Cuối Lưu ý: Trong khung My list has, dấu tùy chọn Header row (có dòng tiêu nếu muốn sắp xếp cả hàng đầu tiên Nếu không thì đánh dấu tùy chọn No header đánh đề) row 2 Tính toán trong bảng Một số hàm đơn giản  SUM: Tính tổng  AVERAGE: Tính trung bình cộng  MAX: Lấy số lớn nhất  MIN: Lấy số bé nhất 2.1 Tính tổng cuối cột/hàng Đưa con trỏ về ô muốn... tại vùng màu xám kết quả, chọn Toggle Field Codes CÂU HỎI: 1 Nêu các thao tác tính toán trong bảng 2 Nhập hàm tính toán từ bàn phím có được không? Có thể sử dụng địa chỉ ô để thay thế các số (số 1, số 2,…,số n) được không? Bài 12: THIẾT KẾ TRANG VÀ IN ẤN VĂN BẢN Kiến thức: - Biết các tham số thiết đặt cho trang in, đánh số trang, ngắt trang, chèn tiêu đề trang và in văn bản Kỹ năng - Thực hiện đặt các ... thông tin từ giới bên - Xử lý thông tin: Tính toán, xử lý phép tính số học hay logic thông tin - Xuất thông tin: Đưa thông tin sau trình xử lý giới bên - Lưu trữ thông tin: Chuyển ghi lại thông tin. .. thông tin vào máy tính, người phải tìm cách biểu diễn thông tin cho máy tính nhận biết xử lý Trong tin học, liệu thông tin mã hoá đưa vào máy tính 2.1 Xử lý thông tin Gồm có: - Nhập thông tin: ... máy tính - Biết virus tin học I CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Khái niệm Công nghệ thông tin lĩnh vực khoa học rộng lớn nghiên cứu khả phương pháp thu thập, lưu trữ, truyền xử lý thông tin cách tự động dựa

Ngày đăng: 03/10/2015, 12:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w