1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở huyện .........., tỉnh bắc ninh

94 158 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 571,5 KB
File đính kèm Giai quyet viec lam cho lao dong nu.rar (104 KB)

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp với 76,5% dân số sống ở nông thôn. Vì vậy, trong quá trình phát triển đất nước thì phát triển nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ rất quan trọng. Để có thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, bên cạnh các chủ trương, chính sách xã hội phù hợp, cần có những nguồn lực hỗ trợ cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn như tài chính, kỹ thuật - công nghệ... Đặc biệt phải kể đến một nguồn lực quan trọng, đó là nguồn nhân lực, chủ thể của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Nói đến chủ thể của quá trình này, không thể không nhấn mạnh đến nguồn nhân lực nữ ở nông thôn. Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong lực lượng lao động xã hội ở nước ta hiện nay (chiếm 50,84% so với tổng số dân; trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, lực lượng lao động nữ chiếm 52,8%). Họ đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình lao động sản xuất, từ chính bản thân họ (trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ,...) hay những khó khăn hạn chế khách quan (như việc tiếp cận với các nguồn vốn, việc làm, các dịch vụ xã hội...). Vấn đề đặt ra là cần đánh giá đúng thực trạng của lực lượng lao động nữ ở nông thôn hiện nay, đồng thời tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của họ, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng lao động này và qua đó thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ở Gia Bình cũng vậy, cơ bản gióng tình hình chung của đất nước, dân số cũng chủ yếu sống bằng nghề nông, thực hiện chủ chương phát triển khu công nghiệp, đô thị hóa… dẫn đến nhiều diện tích canh tác bị chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác đã tác động lớn, trực tiếp đến việc làm của lao động nữ. Đặc biệt nhóm lao động nữ trong độ tuổi 35 – 39 phải chịu sức ép rất lớn trong việc tìm kiếm việc làm tại địa phương. Do vậy tác động trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu lao động nữ, một bộ phận lao động nữ chuyển đổi nghề sang kinh doanh buôn bán nhỏ, một bộ phận làm nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống tại địa phương, một bộ phận nữ ra thành phố kiếm sống…việc làm không ổn định, tình trạng dư thùa lao động, thiếu việc ngày càng gia tăng. Do đó, vấn đề giải quyết việc làm, tạo nhiều chỗ làm mới cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng là một trong những vấn đề cấp bách, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để làm được điều này huyện không chỉ chú trọng chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp mà còn phải vùa nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nền kinh tế tri thức, tiếp thu công nghệ mới, vừa góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động giản đơn. Điều này đòi hỏi vai trò, trách nhiệm rất lớn của các cấp quản lý, phải nhanh trong nắm bắt thực trạng, xu thế phát triển cũng như cơ hội và những thách thức đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết huyện, Đảng bộ đề ra. Với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại Học viện – Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng với kinh nghiệp công tác, cũng như thực tế địa bàn huyện, học viên lựa chọn đề tài “Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Khi nói đến lao động nữ, người ta thường nhắc đến cuốn sách “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của Ester Boserup (1970). Theo nhà khoa học nữ này thì cho đến những năm 1970, những nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù phụ nữ thường là những người có đóng góp chính vào năng suất chủ yếu của cộng đồng, nhất là trong nông nghiệp, nhưng những đóng góp của họ không được tính đến trong thống kê quốc dân cũng như trong kế hoạch hoá và thực hiện các dự án phát triển. Cuốn sách của E. Boserup đã được coi là lần đầu tiên đặt lại vấn đề trong cách đánh giá về vai trò của phụ nữ, qua cuốn sách của mình, bà đã chứng minh vai trò kinh tế của phụ nữ thông qua nghiên cứu phụ nữ nông dân vùng Tây Sahara, châu Phi. Điều này trước những năm đầu của thập kỷ 70, các nhà tạo lập chính sách và trong giới nghiên cứu kể cả những nhà khoa học nữ đã không thấy hết và do vậy không công nhận một cách đúng đắn vai trò kinh tế rất quan trọng của phụ nữ. Ở Việt Nam công trình nghiên cứu về phụ nữ đầu tiên xuất bản được phát hành rộng rãi và dịch ra nhiều thứ tiếng là cuốn “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” của Lê Thị Nhâm Tuyết (1973, 1975). Nhìn từ góc độ nhân học xã hội, tác giả đã phân tích trong cuốn sách những nét cơ bản về các truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đặc biệt về vai trò truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp. Cuốn sách đã trình bày nhiều tư liệu dân tộc học - lịch sử có giá trị khoa học, gây tiếng vang trong giới nghiên cứu. Một phần tư thế kỷ sau, tác giả cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” lại cho xuất bản cuốn “Hình ảnh Phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI”. Như lời giới thiệu cuốn sách của GS. Vũ Khiêu: Cuốn sách này đã thu thập những ý kiến khác nhau xung quanh những vấn đề lớn của người phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là giới thiệu các kết quả thu được qua các cuộc điều tra khoa học. Cuốn sách tập trung vào những đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử, trong lao động nghề nghiệp, trong gia đình, trong quản lý xã hội. Khoảng mươi năm trở lại đây - nhất là từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII - có nhiều cuốn sách xuất bản với nội dung đề cập đến vấn đề phụ nữ với phát triển kinh tế hoặc bàn về phụ nữ với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Để tiện theo dõi, chúng tôi chia theo một số chủ đề như sau: * Phụ nữ và phân công lao động theo giới: Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân (Lê Ngọc Văn, 1999); Phân công lao động trong kinh tế hộ gia đình nông thôn - vấn đề giới trong cơ chế thị trường (Vũ Tuấn Huy, 1997); Phân công lao động nội trợ trong gia đình (Vũ Tuấn Huy và Deborah Carr, 2000); Phân công lao động theo giới trong gia đình ngư dân đánh bắt hải sản (Lê Ngọc Văn, 1999); Vấn đề giới trong kinh tế hộ: tìm hiểu phân công lao động nam nữ trong gia đình ngư dân ven biển miền Trung (Lê Tiêu La và Lê Ngọc Hùng, 1998); * Phụ nữ với phát triển ngành, nghề: Tìm hiểu cơ cấu kinh tế và khả năng phát triển ngành nghề của phụ nữ nông thôn (Lê Ngọc Lân, 1997); Vấn đề ngành, nghề của phụ nữ nông thôn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (Lê Thi, 1999); Người buôn bán nhỏ ở vùng trung du Bắc bộ (Bùi Quang Dũng, 2000); Những vấn đề chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn hiện nay (Đỗ Thị Bình, 1997); Phụ nữ nghèo nông thôn trong cơ chế thị trường (Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Lân, 1996); Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa vị người phụ nữ hiện nay (Lê Thi, 1991); Lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố (Hà Thị Phương Tiến - Hà Ngọc Quang, 2000) Những công trình trên đây nghiên cứu khá sâu sắc từng khía cạnh của vấn đề phụ nữ với phát triển kinh tế nhưng chưa có công trình nào thực sự tập trung vào nghiên cứu vấn đề lao động nữ ở nông thôn hiện nay. Nghiên cứu đề tài, Tác giả hy vọng đem lại sự đóng góp nhỏ bé vào việc nghiên cứu một nguồn lực và là một chủ thể quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Xem xét thực trạng lực lượng lao động nữ ở nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh hiện nay để thấy được những tiềm năng và trở ngại, hạn chế của họ, từ đó đề ra các giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng lao động này trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ Làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về lao động, việc làm cho lao động nữ, vai trò ý nghĩa và sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho lao động nữ. Phân tích đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh từ năm 2005 – 2010. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nữ huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu vấn đề lao động nữ ở nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, không chỉ với tư cách là một nguồn lực quan trọng, mà còn là chủ thể quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn. Đề tài chú trọng nghiên cứu tình hình giải quyết việc làm cho lao động nữ ở 14 xã, thị trấn của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Luận văn nghiên cứu vấn đề lao động nữ ở nông thôn với bối cảnh kinh tế - xã hội của nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu trên cơ sở nguyên lý của tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đạt được mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng trong luận văn, trong đó các phương pháp cụ thể sau đây được sử dụng phổ biến: logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê... 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn Hệ thống hoá trên phương diện lý thuyết những vấn đề cơ bản về lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát triển, những đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng. Làm rõ thực trạng của lực lượng lao động nữ ở nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh hiện nay, những thuận lợi và khó khăn của họ. Đưa ra được các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực này trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Vài nét về lao động nữ và việc làm cho lao động nữ ở nông thôn ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nữ ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Chương 1: VÀI NÉT VỀ LAO ĐỘNG NỮ VÀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM 1.1. Đặc điểm của lao động nữ ở nông thôn. 1.1.1 Lao động nữ nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động. Lao động nữ nông thôn luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong lực lượng lao động và điều này đúng trong hầu hết các nhóm tuổi. Bảng 1.1: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo nhóm tuổi, giới tính và nơi cư trú (%) Nhóm tuổi Nam 72.7 21.8 52.4 68.1 92.8 97.9 98.5 98.3 97.8 94.4 92.8 79.2 55.9 Tổng số 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65+ Thành thị Nữ 28.9 13.9 25.3 29.4 27.8 37.5 40.6 38.1 36.1 43.8 36.3 31.8 14.7 Nam 82.5 44.3 74.3 85.6 97.1 98.9 98.4 98.3 98.9 97.1 96.1 90.9 66.3 Nông thôn Nữ 67.3 34.5 61.5 71.4 76.9 82.2 84.3 82.8 81.4 77.5 72.7 60.6 35.8 Khác với Việt Nam, ở Trung Quốc, nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động cao nhất ở độ tuổi 20-29, tiếp đó là nhóm tuổi 30-39 và giảm dần theo các nhóm tuổi cao hơn. Điểm tương đồng với Bangladesh là ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ độ tuổi 60-64 vẫn còn 32,53% tham gia lực lượng lao động, con số này cao gấp 2,5 lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi. Bảng 1.2: Tỷ lệ lao động theo tuổi và giới tính: Điều tra dân số năm 1982 và 1990 (%) Nhóm tuổi 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 Điều tra 1982 Nam 70.55 96.13 98.59 98.83 98.86 98.63 97.47 Nữ 77.82 90.34 88.77 88.77 88.46 83.34 70.57 Trung Quốc Nam Nữ 61.38 68.22 92.38 89.62 97.87 90.79 98.58 90.93 98.83 91.02 98.66 88.12 97.68 81.01 Điều tra 1990 Thành thị Nam Nữ 39.97 42.13 81.41 79.90 95.51 87.78 97.36 89.76 98.06 89.52 98.18 85.22 96.91 73.37 Nông thôn Nam Nữ 68.21 76.43 96.55 93.02 98.96 92.10 99.17 91.49 99.16 91.76 98.86 89.31 97.99 84.09 50-54 55-59 60-64 65+ 91.42 82.96 63.66 31.11 50.90 32.87 16.37 4.73 93.32 83.60 63.18 32.59 61.96 44.94 27.21 7.95 89.93 72.98 38.52 18.96 41.70 21.40 12.00 3.58 94.76 88.05 72.53 37.02 Nguồn: United Nation (1997), Women in China - A Country profile Một đặc điểm là phụ nữ thường làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau hơn là nam giới. Ở các nước phát triển, hầu hết các phụ nữ không tham gia sản xuất nông nghiệp thì tham gia vào các công việc dịch vụ, nhưng ở các nước đang phát triển, lực lượng nữ tham gia sản xuất trong các nhà máy đang tăng lên ngang bằng với số phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ. Phụ nữ tham gia sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp thường tập trung ở một số ngành: 2/3 lực lượng lao động trong ngành may mặc trên thế giới là phụ nữ, số lượng phụ nữ tham gia lĩnh vực may mặc chiếm 1/5 số lượng phụ nữ đang lao động trong lĩnh vực công nghiệp. Trong khi đó nam giới lại chiếm tỷ phần lực lượng lao động cao hơn ở các ngành như: mỏ, cơ khí, xây dựng, giao thông... Mặt khác, do cầu về lao động tăng bền vững trong thời kỳ tăng trưởng nhanh cũng đã thu hút một lượng lớn phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Các ngành kinh tế xuất khẩu quan trọng như may mặc và điện tử cũng dựa vào nguồn lao động nữ kỹ năng thấp, tuy nhiên phần lớn số lao động này đều biết đọc, biết viết. Nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, từ năm 1978, các xí nghiệp huyện - xã (TVES) đã thu hút một lượng lớn các công nhân nông thôn, trong đó có nhiều phụ nữ (tức những người rời đất nhưng không rời quê hương). Giả sử rằng 30% của số 28,3 triệu công nhân làm việc ở các TVES vào năm 1978 là phụ nữ, khi đó có khoảng 8,5 triệu phụ nữ làm việc cho các TVES vào năm 1978 và số phụ nữ trong các TVES tăng tới 15,9 triệu năm 1988 và 19,6 triệu năm 1993. Tuy nhiên tỷ trọng của phụ nữ trong tổng số công nhân ở các TVES thì chỉ tăng chút ít từ 32,4% năm 1988 lên 33,9% năm 1993. Tỷ lệ tham gia của phụ nữ vào các TVES rất khác nhau trong sản xuất công nghiệp, 15-16% trong xây dựng và 10% ở các hoạt động khác. 70.69 54.16 32.53 9.33 Trong năm 1993 tỷ trọng của phụ nữ trong tổng số công nhân của TVES là 38% trong sản xuất nông nghiệp, 10% trong ngành xây dựng và 41% ở các hoạt động khác. Trong sản xuất công nghiệp, phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn trong các lĩnh vực như lắp ráp, là những lĩnh vực cần nhiều lao động và sản xuất những mặt hàng đã được chuẩn hoá và sử dụng công nghệ đơn giản (chẳng hạn phụ nữ chiếm 60-70% trong những xí nghiệp sản xuất đồ nhựa, dệt và quần áo). 1.1.2 Lao động nữ còn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực có chuyên môn kỹ thuật thấp. Tuy tỉ lệ lao động nữ trong tổng số lao động mới được giải quyết việc làm tăng lên và có khả năng vượt kế hoạch, nhưng lao động nữ tập trung chủ yếu ở lĩnh vực có chuyên môn kỹ thuật thấp, có thu nhập thấp và việc làm không ổn định. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ so với nam còn cách biệt lớn, dẫn đến tính cạnh tranh của lao động nữ trên thị trường lao động không cao. Hiện nay, trong các ngành nghệ đã có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu lao động, nhưng sự chuyển dịch này vẫn còn bất bình đẳng. Mặc dù, số lao động trong khu vực nông - lâm -ngư nghiệp có chiều hướng giảm, nhưng xét về cơ cấu giới, thì số lao động nữ được giải quyết việc làm mới chỉ chiếm tỷ lệ cao trong khu vực nông - lâm -ngư nghiệp, thủy sản, còn trong khu vực công nghiệp – xây dựng là 36% và khu vực thương mại – dịch vụ chiếm 56,4%. Theo điều tra năm 2007 của Tổng cục Thống kê, thu nhập của phụ nữ chỉ bằng 74,5% so với nam giới trong các làng nghề, lĩnh vực, bằng 81,5 thu nhập của lao động nam ở cùng trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung; bằng 90,1% ở cùng trình độ cao đẳng và chỉ bằng 86% ở cùng trình độ từ đại học trở lên. Tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và nữ cũng cần nghiên cứu, xem xét. Vấn đề trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp kém thường gắn với ít cơ hội có việc làm và thất nghiệp, trong khi trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ so với lao động nam vẫn còn sự cách biệt khá lỡn và tính cạnh tranh không cao, lao động nữ khó tránh những rủi ro dễ vấp phải trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế hiện nay. Vấn đề tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và nữ cũng là nội dung cần được xem xét, khi tuổi thọ của người dân đã được nâng lên. Biểu 1: Tỷ lệ lao động phân theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2007 (Đơn vị:%) Lao động phổ thông CNKT không có bằng CNKT có bằng Trung cấp Cao đẳng, đại học Chung 100 100 100 100 100 Lao động nữ 55,59 38,1 30,1 47,5 41,2 Nguồn: Điều tra lao động - việc làm năm 2007 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, và tính toán của tác giả 1.1.3 Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến. Bất bình đẳng giới tồn tại ở hầu hết các nước đang phát triển. Điều đó trước hết bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ có học vấn quá thấp, tức là rất ít phụ nữ có kỹ năng hoặc có điều kiện để cạnh tranh một cách bình đẳng trong những công vệc được trả lương cao. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là những định kiến xã hội coi thường phụ nữ đã được hình thành ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng cấp cao và kỹ năng tốt, công việc mà họ làm vẫn không được ghi nhận một cách xứng đáng. Gần như ở khắp nơi, mức thu nhập của phụ nữ nông thôn chưa bằng một nửa của nam giới nông thôn. Có khi, cùng làm một việc như nhau, nam giới được trả công nhiều hơn phụ nữ. Phổ biến hơn nữa, người ta chia công việc theo giới. Thế mặc cả yếu của phụ nữ là do thân phận xã hội thấp kém, thực tế bị nam giới áp đảo về thể chất, chức phận làm mẹ thôi thúc phải làm việc. Phụ nữ phải nuôi con và không có lương ăn thì không thể mặc cả, trừ phi cố sống cố chết đòi được một mức tối thiểu nào đó. Và họ ít khi có khả năng thương lượng vì họ cần việc làm bằng bất kỳ giá nào trong những thời điểm khó khăn trong năm, đặc biệt trong mùa mưa và khi giáp hạt. Như một phụ nữ đã kể: "Chúng tôi có thể làm gì? Liệu chúng tôi có ngồi nổi ở nhà nghe con cái kêu gào vì đói hay không? Chúng tôi có thể chịu đựng một hai đêm, nhưng sau đó thì chúng tôi phải đến với bất cứ ai cho chúng tôi ít việc làm. Đây là thời buổi khó khăn và con trẻ phải khổ sở vô cùng. Mà ngay cả cái đói của chính chúng tôi cũng khó lòng mà chịu đựng nổi" Theo số liệu thống kê năm 1989 thì 60% nam giới tham gia thành phần lao động này được trả mức lương của người lao động có chuyên môn trong khi đó thì chỉ có 18% phụ nữ chỉ được trả ở mức như vậy. Trong khi 80% số phụ nữ tham gia lực lượng lao động chính thức ngoài xã hội cũng là thành viên làm các loại công việc nhà không được trả lương. Số nam giới như vậy chỉ có 37% mà thôi. Một loại hình lao động phổ biến nhất trong thành phần lao động không chính thức là buôn bán, tiếp theo là các công việc sửa chữa, chuẩn bị thức ăn, mua bán và tham gia mô hình sản xuất nhỏ. Sự tham gia của phụ nữ trong nông nghiệp nhìn chung bị lãng quên. Rất nhiều lao động của họ trong những hình thức không được trả công và vì thế không được xem là hoạt động kinh tế. Sự phát triển của công nghệ và hiện đại hoá không giúp gì cho phụ nữ nông thôn. Các chương trình phát triển nông thôn và cơ khí hoá nông nghiệp sau này đã giảm bớt đói nghèo nhưng đồng thời nó cũng đem lại sự giảm đi đáng kể về sử dụng lao động đối với cả nam và nữ. Ngay cả điều này cũng có những ảnh hưởng bất lợi đối với phụ nữ. Lao động của họ phần lớn được thực hiện bằng công nghệ hiện đại và một vài trường hợp được thay thế bởi nam giới. Những nghề trước đây do phụ nữ và nam giới đảm nhận như thu hoạch mùa màng thì do nam giới đảm trách trong khi phụ nữ lui về lĩnh vực gia đình của họ, trở thành những người nội trợ hoàn toàn. Đây là quá trình “nội trợ hoá” phụ nữ nông thôn, một kết quả gián tiếp của những chính sách phát triển nông nghiệp trước đó. Điều này tạo nên sự phân biệt giữa vai trò khác nhau trong sản xuất, trong kinh tế gia đình giữa phụ nữ và nam giới, trong đó nam giới là người đóng vai trò chính còn phụ nữ chỉ là người đóng vai trò phụ. Các thành viên của tổ chức nông nghiệp mà ở đó giáo dục và đào tạo về công nghệ mới chủ yếu là nam giới. Sự phân biệt về hệ tư tưởng này giữa nam giới người đóng vai trò chính và phụ nữ người nội trợ có cái giá phải trả là phụ nữ nông thôn mất một cơ sở kinh tế của họ. Cho dù họ tiếp tục có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dầu trong những năm 1980, số lượng đông hơn bao giờ hết các phụ nữ nông dân đảm đương công việc đồng áng, tạo ra thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong gia đình và nhận tiền lương cũng như các công nhân tạm thời ở các nhà máy, công việc của họ vẫn thuộc diện được trả công thấp nhất. Các ước tính bằng số có sự khác nhau đáng kể, nhưng các nghiên cứu cho thấy phụ nữ làm công việc gia đình nhiều hơn nam giới. Một số nghiên cứu cho biết ở những nước phát triển ngày nay, phụ nữ chỉ làm hơn một nửa công việc gia đình; một số nghiên cứu khác lại cho biết phụ nữ làm 70% hoặc nhiều hơn công việc nội trợ. Trong gia đình có cả bố và mẹ, nam giới lao động kiếm tiền và phụ nữ không được tham gia vào lao động được trả công, vì thế dễ hiểu tại sao phụ nữ lại làm hầu hết công việc nội trợ. Mặc dù vậy, sự sắp xếp hộ theo kiểu cổ điển này dẫn đến sự không bình đẳng về quyền lực: phụ nữ làm việc nhà không được trả công, phụ thuộc vào sự quyết định của chồng trong việc sử dụng thu nhập bằng tiền. Trong khi cho phép nữ giới tăng thu nhập, một nhu cầu cấp thiết, việc tham gia ngày càng tăng của nữ giới vào lực lượng lao động nữ trong một số trường hợp đã tạo ra những mối quan tâm mới đối với lao động nữ. Những vấn đề như điều kiện làm việc tồi tàn, sự tiếp xúc với những nguy cơ sức khoẻ, tỉ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp cao hơn, sức khoẻ và an toàn của người lao động, và những hình thức bóc lột mới như lạm dụng tình dục ở nơi làm việc đang được quan tâm. Phải thừa nhận rằng những ngành công nghiệp này đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm kèm theo các lợi ích cho nữ giới. Đồng thời, rất nhiều trong số những công việc này có khuynh hướng không đáng tin cậy, ngắn hạn, thuộc về loại không có kỹ năng hoặc bán kỹ năng với rất ít cơ hội thu được kỹ năng với điều kiện lao động chung phi tiêu chuẩn và lương thấp. Trong những trường hợp này, những lợi ích tích cực đối với nữ giới bị trung hoà bởi những ảnh hưởng bất lợi của điều kiện làm việc không tốt, đặc biệt là về những phương diện sức khoẻ và an toàn của người lao động. 1.1.4 Chênh lệch về trình độ học vấn của phụ nữ so với nam giới ở bậc học ngày càng cao. Sự chênh lệch về cơ hội học tập của trẻ em gái và phụ nữ khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số là một thách thức lớn. Tỷ lệ bỏ học của trẻ em giá ở các vung nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số là vấn đề đáng quan tâm. Công tác xóa mù chữ cho phụ nữ ở lứa tuổi từ 15 đến dưới 40 hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ học vấn của phụ nữ so với nam giới ở bậc học ngày càng cao, càng chênh lệch. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2007, tỷ lệ nam trong học hàm phó giáo sư là 88,33% và nữ là 11,67%; ở học hàm giáo sư là 94,9% và 5,1%. Học vị tiến sĩ khoa học nam là 90,33 và nữa là 9,78; học vị tiến sĩ nam chiếm 82,98%, nữ là 17,02%. Trình độ thạc sĩ là khả quan nhất với 69,47% năm và 30,53% nữ Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ nữ vẫn là vấn đề rất bức xúc, mặc dù nhiều Bộ, ngành và tỉnh thành phố đã bước đầu coi trọng công tác này. Sự thiếu chủ động phối hợp trong thực hiện các giải pháp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội Vụ và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã dẫn đến tình trạng yếu kém về trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện nay chậm được giải quyết. 1.1.5 Tỷ lệ tử vong bà mẹ trẻ em chưa giảm mạnh. Thách thức lớn nhất hiện nay là tỷ lệ tử vong bà mẹ trẻ em giảm chưa mạnh, nhất là ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Số phụ nữ mắc và chết do bệnh tai biến sản khoa vẫn có xu hướng gia tăng. Công tác giáo dục sức khỏe chưa sâu rộng đến các đối tượng, nên chưa thay đổi được ý thức và hành vi của các bà mẹ trong chăm sóc trước sinh, trong sinh và sau sinh. Phong tục tập quán lạc hậu sinh đẻ vẫn ảnh hưởng sâu sắc, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, dẫn đến nguy cơ tử vong cao cho mẹ và con. Tuy tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV hiện thấp hơn nam giới, nhưng có xu thế tăng (năm 2006 là 20,3% và năm 2007 là 23,5%). Phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS còn chiếm tỷ lệ khá cao ở một số tỉnh trọng điểm, cao nhất là ở Quảng Ninh 1,31%, tiếp đó là Điện Biên 1,13% và TP HCM là 1%.. 1.1.6 Tỷ lệ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ còn thấp. Tỷ lệ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ còn thấp; đa số phụ nữ giữ cương vị cấp phó, ngay cả ở những lĩnh vực có tỷ lệ lao động nữ cao như giáo dục đào tạo và y tế. Tỷ lệ lãnh đạo nữ cấp Bộ và Vụ trưởng ở các cơ quan quản lý nhà nước có xu hướng giảm. Theo Bộ Nội vụ, số nữ Bộ trưởng và tương đương từ 12% khóa 2002-2007 giảm xuống còn 4,55% khóa 2007-2011; thứ trưởng và tương đương giảm từ 9% xuống 8,41%; vụ trưởng và tương đương từ 6% giảm xuống 5,53%. Công tác quy hoạch cán bộ còn chưa được quan tâm đúng mức. Việc triển khai công tác cán bộ nữ thiếu đồng bộ dẫn đến thiếu nguồn cán bộ nữ bổ sung cho nhiều vị trí lãnh đạo. Ngay Bộ Y tế là cơ quan được đánh giá thực hiện khá tốt công tác VSTBPN, đã đề cao được vai trò lãnh đạo, quản lý phụ nữ, đến tháng 6 năm 2008 tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo các cấp của ngành y tế chiếm 37% (vượt chỉ tiêu 7%),trong đó tỷ lệ nữ đảng viên là 34,7%. Tuy nhiên, cán bộ nữ thường chỉ giữ cương vị lãnh đạo cấp thấp hơn so với nam giới. Đối với cấp phòng, tỷ lệ nữ cấp trưởng thấp hơn nữ cấp phó (nữ Trưởng phong có tỷ lệ 37,4%, nữ Phó trưởng phòng là 43,8%); đối với các chức vụ cao hơn như Giám đốc và Phó Giám đốc nữ, tỷ lệ còn thấp hơn nữa (như Giám đốc nữ chỉ chiếm 12,7%; Phó Giám đốc nữ chiếm tỷ lệ 24%). Các Bộ khác cũng trong tình trạng tương tự. Tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em diễn biến phức tạp, có hướng tăng và quốc tế hóa. Bạo lực gia đình mới nhiều hình thức khác nhau đối với phụ nữ còn tồn tại cả ở thành thị và nông thôn, trong tất cả các nhóm xã hội. 1.1.7 Việc lồng ghép vấn đề giới vào hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển còn lúng túng. Bộ máy hoạt động VSTBPN các cấp tuy đã kiện toàn nhưng chất lượng hoạt động còn hạn chế, cán bộ đều thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm, dựa trên lòng nhiệt tình là chính, nên chưa dành đủ thời gian và trí tuệ cho công tác này. Việc lồng ghép vấn đề giới vào hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển còn lúng túng. Mức kinh phí cấp cho hoạt động VSTBPN vừa không thống nhất, vừa có sự chênh lệch lớn, dẫn đến tình trạng bị động của Ban VSTBPN. Có tới 22% Bộ, ngành không nắm được kinh phí bố trí, mặc dù các đơn vị này đều cho rằng có lập dự toán hàng năm. 1.2 Việc làm của lao động nữ. 1.2.1 Một số khái niệm. (Copy trong phần luận văn) 1.2.2 Vai trò của lao động nữ. Phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Ngày nay trong công cuộc đổi mới vai trò của phụ nữ càng được phát huy trong tất cả các lĩnh vực. Nghị quyết của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ngày 12-07-1993 đã khẳng định: “Giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của Cách mạng Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp lâu dài đến sự phát triển của đất nước. Bồi dưỡng lực lượng phụ nữ phát huy sức mạnh và chăm lo sự phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên, rất quan trọng của Đảng ta trong mọi thời kỳ cách mạng”. Nghị quyết chỉ rõ: “Một trong những công tác lớn quan trọng của Đảng ta hiện nay là: Giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi phụ nữ. Xuất phát từ đặc điểm lao động nữ ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ lao động còn phải đảm nhận chức năng làm mẹ. Bởi thế họ có những đặc điểm riêng về giới tính (sức khoẻ, tâm sinh lý) chỉ phù hợp với những điều kiện lao động nhất định. Bộ luật lao động dành hẳn chương X gồm 10 Điều (Điều 109 đến Điều 118) quy định riêng cho lao động nữ nhằm đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ được bình đẳng về mọi mặt với nam giới. Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử trong việc tuyển chọn, nâng bậc lương, xử lý kỷ luật…và đảm bảo những ưu đãi nhất định cho lao động nữ để họ thực hiện tốt chức năng của mình. * Vai trò của lao động nữ nông thôn Gia Bình. Trước đây ở nông thôn, nông nghiệp chủ yếu dựa vào lao động chân tay. Vì vậy, mỗi khi vào vụ, bất kỳ già trẻ, gái trai đều phải tham gia vào công việc. Sau khi tầng lớp thanh niên, trung niên di chuyển đến đô thị trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá những năm qua, sức lao động chủ yếu chỉ là người già và phụ nữ, đồng thời hiện tượng nữ hoá và lão hoá ngày càng trầm trọng. Năm 1990, số phụ nữ tham dự vào công việc đã lên tới 45%. Bảng 1.10: Biến đổi tỷ lệ cơ cấu thời gian lao động của nhà nông theo giới tính (%) Năm 1967 1971 1975 1980 1985 1990 Lao động gia đình Nam Nữ 69.3 30.3 65.8 34.2 64.6 35.4 58.3 41.7 59.3 40.7 55.4 44.6 Đổi công Nam Nữ 73.4 26.6 62.9 37.1 69.3 30.7 49.5 50.5 46.9 53.1 36.5 63.5 Tổng số Nam 71.9 66.7 66.7 57.4 57.2 52.7 Nữ 28.1 33.3 33.3 42.6 42.8 47.3 Bảng trên cho thấy thời gian lao động của phụ nữ so với nam giới năm 1967 là 30,3%, năm 1990 là 44,6%. Đặc biệt về mặt đổi công của phụ nữ trong cùng thời gian đó tăng lên từ 26,6% (năm 1967) đến 63,5% (năm 1990) gấp đôi so với đổi công của đàn ông Thực tế, những năm 60 lực lượng lao động ở nông thôn rất phong phú nên chỉ có 1/3 số người làm nghề nông là tham gia vào công việc, lao động già và lao động nữ trở thành thứ yếu. Song hiện nay đại bộ phận mọi người đều đã tích cực tham gia lao động. Cùng với họ tầng lớp cư dân phi kinh tế dưới 14 tuổi cũng đã được huy động vào làm việc. Mặc dù nông nghiệp nông thôn Gia Bình đã có trình độ cơ khí hoá cao nhưng số người trong mỗi hộ không nhiều, lại còn phải sử dụng lao động vào việc bảo dưỡng máy móc,... nên tỷ lệ lao động trong các hộ gia đình năm 1967 chiếm tới 78% và năm 1990 là 80,7%. Thời gian làm việc bình quân của một nông dân năm 1967 là 568,99 giờ, năm 1990 là 923,95 giờ (tính bình quân thời gian làm việc của một hộ nông nghiệp là 1,592,69 giờ) 1.2.3 Ưu đãi đối với lao động nữ. Nhà nước đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt làm việc không trọn ngày trọn tuần hoặc giao việc tại nhà. Được từng bước cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ chuyên nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần cho lao động nữ. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ để ngoài nghề đang làm, lao động nữ còn có thêm dự phòng. Lao động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường khi có giấy chứng nhận của thầy thuốc nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, và lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động một thời gian nhất định tuỳ thuộc vào sự chỉ định của thầy thuốc. Lao động nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh con từ 04 đến 06 tháng theo điều kiện lao động, tính chất của công việc địa điểm làm việc. Nếu sinh đôi thì mỗi con sinh thêm được nghỉ 30 ngày. Trong thời gian nghỉ vẫn được đảm bảo lương, chế độ Bảo hiểm xã hội. Lao động nữ làm việc nặng nhọc khi có thai đến tháng thứ bảy, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm một số giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. Trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương. 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ. Ở nước ta, lao động nữ là nguồn lực to lớn góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, cùng với những chính sách kinh tế đúng đắn, Đảng và Nhà nước đã thực hiện một hệ thống chính sách xã hội công bằng và tiến bộ, hướng vào mục tiêu phát triển con người, tạo điều kiện cho tất cả mọi người, kể cả nam và nữ đều có thể đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung. Thực tế cũng khẳng định, tiềm năng lao động nữ đã được phát huy và vị thế của người phụ nữ được nâng cao trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, lao động nữ cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực lao động, việc làm ở cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức. Biểu 2 . Tình trạng việc làm của lao động nữ (đơn vị %) Chung cả nước Lao động nữ Thất nghiệp thành thị 4,6 5,2 Thất nghiệp nông thôn 1,7 2,6 1.3.1.Những nhân tố về điều kiện tự nhiên. Đây là điều kiện đầu tiên, quan trọng, có khả năng tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Chẳng hạn, độ mầu mỡ tự nhiên của đất đai ; diện tích canh tác bình quân đầu người ; điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi hoặc bất lợi cho phát triển các loại cây trồng và con vật nuôi ; trữ lượng của hầm mỏ ; tài nguyên rừng và biển... Nhưng thực tế, sự giàu có về tài nguyên không tỷ lệ thuận với khả năng phát triển ổn định của đất nước, dự trữ kinh tế của quốc gia cũng như sự phát triển ở mức cao trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị. Trong thực tế, có những nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản, Xin-ga-po, nhưng với công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến, và phương pháp quản lý khoa học đã tạo ra được nhiều việc làm cho xã hội, trong đó có lao động nữ. Vì vậy, điều kiện tự nhiên của mỗi nước chỉ là cơ sở quan trọng ban đầu cho phát triển sản xuất. Việc tiếp theo của mỗi nước là phát huy mặt thuận, hạn chế mặt không thuận của điều kiện tự nhiên chi phối nền sản xuất, trên cơ sở đó hoạch định chính sách phát triển đúng đắn, bền vững nhằm mục tiêu quan trọng là phát triển con người - chủ thể và động lực chủ yếu của nền sản xuất và mọi hoạt động xã hội. 1.3.2 Nhân tố thuộc về sức lao động nữ. Nhân tố này bao gồm những đòi hỏi mà lao động nữ cần có để đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Nói rộng hơn, chỉ có từ việc nghiên cứu và hiểu thấu những đặc điểm của lao động nữ thì Nhà nước, mà cụ thể là các nhà hoạch định chính sách mới có thể đề xuất những biện pháp thích ứng tạo việc làm phù hợp cho họ. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, cung về số lượng lao động nữ đang dư nên vấn đề này trở nên đơn giản. Nhưng điều rất quan trọng ở đây là những yêu cầu về chất lượng sức lao động nữ. Do đó, lao động nữ muốn tìm được việc làm, nhất là việc làm có thu nhập cao, phù hợp với năng lực, trình độ, thì đặc biệt phải đầu tư cho sức lao động của mình, cả về thể lực và trí lực. Bên cạnh đó, vấn đề không kém phần quan trọng là phải có các thông tin về thị trường lao động, biết các cơ hội việc làm. Do đó, việc thông tin về thị trường lao động giúp cho phụ nữ lựa chọn được ngành nghề mà thị trường lao động đang cần và sẽ cần trong tương lai để thực hiện sự đầu tư có hiệu quả, chủ động tìm kiếm việc làm và nắm bắt các cơ hội tìm việc làm trở nên hết sức cần thiết. Mỗi phụ nữ cần tùy thuộc vào điều kiện và khả năng cụ thể của mình, tranh thủ các nguồn tài trợ (từ gia đình và các tổ chức xã hội) để tự định hướng kỹ năng, phát triển sức lao động nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kinh nghiệm. Đó cũng chính là điều kiện cần thiết để họ duy trì việc làm, tạo cơ hội tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập cao ; và qua đó, nâng cao vị thế của lao động nữ. Xét về phương diện giới, phụ nữ có thiên chức mang thai, sinh con và nuôi con : Trong điều kiện kinh tế thị trường, vấn đề này luôn được coi là "hạn chế của phụ nữ" với tư cách người đi tìm việc. Trong thực tế, do nhiều vấn đề phức tạp khác chi phối, làm cho các chủ sử dụng lao động phải cân nhắc, lựa chọn, và nếu không quán triệt quan điểm bình đẳng giới thì hầu hết các chủ sử dụng lao động chỉ muốn tuyển chọn lao động nam. Mặt khác, về đặc điểm sức khỏe sinh lý, phụ nữ thường hạn chế về thể lực so với nam giới, nên không thích hợp với công việc nặng nhọc, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, như những công việc trên độ cao lớn, những nghề làm việc dưới nước, những công việc tiếp xúc với hóa chất, hay những công việc đòi hỏi cường độ lao động cao. Như vậy, do đặc điểm sức khỏe sinh lý mà phạm vi lựa chọn công việc của phụ nữ vô hình trung đã bị thu hẹp so với nam giới. Ngoài ra, xét về những đặc điểm xã hội, so với nam giới, điều kiện sinh hoạt của lao động nữ thường phức tạp hơn. Cũng do nhiều nguyên nhân khác chi phối, lao động nữ thường có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thấp hơn lao động nam. Bên cạnh đó, tính rụt rè, kém tự tin vào chính bản thân mình đang là những trở ngại dẫn đến khó tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động. 1.3.3 Chế độ, chính sách đối với lao động nữ 1.3.3.1 Chính sách giáo dục Mặc dù rất nhiều nước đã ban hành luật giáo dục bắt buộc, coi giáo dục cơ sở là một quyền của con người, không có sự phân biệt về giới nhưng trong nhiều thiết chế, cách tổ chức thực hiện giáo dục đã ngăn cản các bé gái đến trường nhiều hơn các bé trai. Như vậy, việc không tính đến ảnh hưởng của sự phân biệt và bất bình đẳng giới đối với việc thực hành các quyền cơ bản của con người đã làm suy yếu hiệu lực của các quy định của pháp luật. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Khi phụ nữ không có cơ hội học hành thì họ sẽ không có quyền quyết định trong gia đình và do đó gặp phải các trở ngại nghiêm trọng trong việc nuôi dạy những đứa con khoẻ mạnh và giỏi giang. Họ cũng có xu hướng sinh nhiều con hơn số họ muốn, làm tăng thêm các áp lực lên gia đình và chính bản thân họ. Do vậy, việc giáo dục con gái rất quan trọng để cải thiện dinh dưỡng trong gia đình và làm giảm tỷ lệ sinh đẻ cũng như tỷ lệ trẻ tử vong. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khuynh hướng giáo dục thiên về tuyển chọn học sinh nam đang được chú trọng. Các bậc cha mẹ coi việc giáo dục cho con gái là ít hữu hiệu hơn đối với việc giáo dục cho các con trai. Họ luôn luôn sợ việc giáo dục như vậy sẽ cản trở triển vọng hôn nhân hay cuộc sống gia đình của con gái họ. Giáo dục cho một cô gái có thể đem đến ít lợi ích kinh tế hơn, đặc biệt là nếu cô ta gặp phải sự phân biệt đối xử trong công việc nếu lấy chồng sớm, hoặc không làm việc nữa và chuyển về sống ở làng quê của chồng. Bên cạnh việc học hành, lao động nữ thường phải đối đầu với một trở ngại về các chính sách hỗ trợ sản xuất, khuyến nông. Các nghiên cứu cho thấy rằng các đại diện khuyến nông tập trung vào nam nông dân, mặc dù nhiều khi phụ nữ là những người cấy trồng chính vì chồng của họ làm việc ở xa nông trại 1.3.3.2 Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và phúc lợi xã hội Xét về mặt chính sách, pháp luật không có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Tuy nhiên, trên thực tế sự khác biệt giới trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) vẫn tồn tại ở các mặt sau: - Về tuổi hưu, đa số người lao động đồng tình với các điều khoản quy định trong luật. Tuy nhiên, một số người lao động lại cho rằng nên quy định tuổi hưu của nữ ngang bằng với nam. Trên thực tế, tuổi hưu bình quân thực tế giữa nam và nữ đều thấp hơn tuổi quy định và có sự chênh lệch khá xa giữa nam và nữ. Theo báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2008), tuổi hưu bình quân của nam là 54,8 tuổi so với 60 tuổi và nữ là 49,2 tuổi so với 55 tuổi, chệnh lệch tuổi hưu giữa nam và nữ là 5,6 tuổi. Như vây, lao động nữ hết tuổi lao động sớm hơn nam giới, dẫn đến lương hưu sẽ thấp hơn lao động nam. - Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi sinh con được nghỉ từ 4-6 tháng. Tuy nhiên, một số lao động nữ chỉ nghỉ 2 hoặc 3 tháng, họ tự nguyện đi làm trước thời hạn. Lý do chính là sợ bị mất việc làm, và muốn có thêm thu nhập. Mặt khác, các quy trình, thủ tục thực hiện chế độ BHXH hiện nay còn nhiều bất cập, rào cản, nhiêu khê. 1.3.3.3 Chính sách ưu tiên trong tuyển dụng lao động và đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ. - Điều 110 của Bộ luật Lao động sửa đổi (năm 2002) quy định: Các doanh nghiệp phải thực hiện đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ ngoài nghề đang làm để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý. Nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 5% số doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ, trong số đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Đào tạo nghề dự phòng là việc cần thiết cho cả lao động nữ và nam trong điều kiện nền kinh tế có nhiều chuyển đổi về cơ cấu sản xuất, kinh doanh như hiện nay. 1.3.3.4 Chính sách tiền lương và thu nhập đối với lao động nữ Trong các doanh nghiệp, tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Do đó, tiền lương, tiền công trả cho người lao động bảo đảm được tính công bằng, không có sự phân biệt về giới. Tuy nhiên, trong thực tế, lao động nữ nhận tiền lương và thu nhập thấp hơn nam giới. Báo cáo năm 2008 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, thu nhập bình quân của lao động nữ luôn thấp hơn mức thu nhập chung ở mọi cấp so sánh. Điều đó cũng có nghĩa là thu nhập của lao động nữ luôn thấp hơn lao động nam. Mức thu nhập bình quân chung của lao động nam hiện nay khoảng 1,2 triệu đồng/tháng (trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) và mức thu nhập bình quân chung của lao động nữ là khoảng 1,1 triệu đồng/ tháng. Như vậy, thu nhập bình quân chung của lao động nữ chỉ bằng 89% thu nhập của nam giới và lao động nữ chỉ nhận được 86% mức tiền công cơ bản của nam giới. 1.3.4 Điều kiện, môi trường lao động đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp. 1.3.4.1 Giờ làm việc và tình trạng làm thêm giờ. Theo quy định của Bộ Luật Lao động, người lao động làm việc 40giờ/tuần. Nhưng trên thực tế, đa số người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng phải làm việc vượt quá thời gian quy định. Khoảng 60% số lao động nữ và 48,9% số lao động nam làm việc thêm giờ với thời lượng quá 4h/ngày, trong những cơ sở sản xuất nhỏ thì con số này còn cao hơn nhiều. (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2008). Tình trạng kéo dài thời gian lao động ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người lao động, trong đó có sức khỏe sinh sản của lao động nữ 1.3.4.2 Môi trường làm việc và bảo hộ lao động. Môi trường lao động là nơi những người lao động thực hiện những hoạt động sản xuất, dịch vụ. Chính trong môi trường này, người lao động phải chịu đựng các yếu tố cấu thành môi trường lao động. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe và về lâu dài sẽ gây ra các "bệnh nghề nghiệp". Những yếu tố dễ nhận biết và thường gặp nhất là bụi, các chất khí và chất thải độc hại, nhiệt độ cao và tiếng ồn. Hiện nay, môi trường làm việc của các doanh nghiệp đều vượt quá tiêu chuẩn quy định cho phép, có khoảng 23% số lao động phải làm việc trong môi trường độc hại. Để bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động và trang bị các phương tiện bảo hộ cho người lao động. 1.3.4.3 Vấn đề sức khỏe của lao động nữ. Theo quy định, khi lao động nữ có thai đến tháng thứ 7, các doanh nghiệp không được ép buộc làm thêm giờ, làm ca đêm hoặc đi công tác xa, được tạo điều kiện chuyển sang làm các công việc khác nhẹ hơn. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định này ở các doanh nghiệp nói chung là chưa tốt, số doanh nghiệp vi phạm vẫn còn khá phổ biến. Theo quy định của Bộ luật Lao động, lao động nữ có thai được phép nghỉ việc để đi khám thai, được nghỉ việc trong trường hợp sảy thai nhưng vẫn được hưởng bảo hiểm. Tuy vậy, số doanh nghiệp áp dụng đầy đủ quy định này hiện nay là rất ít. 1.4 Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số địa phương. 1.4.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Hà Nam Chiếm 51% tổng số dân toàn tỉnh, phụ nữ Hà Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, có nhiều đóng góp trong chương trình xoá đói, giảm nghèo ở địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hoá, tình trạng lao động nữ dôi dư cần giải quyết việc làm ngay tại địa phương trở nên bức xúc. Xuất phát từ thực trạng trên, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hà Nam đã chủ động đề ra nhiều biện pháp, nhằm tham gia giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn và phụ nữ nghèo, nhất là phụ nữ vùng bị thu hồi đất cho mục tiêu đô thị hóa. Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Hoàng Thị Định cho biết: "Hàng năm, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm của tỉnh hội và Hội LHPN các huyện, thành phố khảo sát nhu cầu cung ứng lao động tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh; nhu cầu học nghề của các đối tượng lao động chưa có việc làm, lao động dôi dư; ký kết hợp đồng với giáo viên, nghệ nhân truyền nghề, chủ động xây dựng đề án, chương trình dạy nghề đúng, trúng nhu cầu việc làm. Nhờ đó, mỗi năm hơn 80% số lao động học nghề tại trung tâm đều tìm được việc làm ổn định. Thu nhập bình quân của lao động trong các xí nghiệp may đạt 1,5 triệu đồng/tháng, các cơ sở thêu ren từ 500 nghìn đến một triệu đồng/người/tháng". Trong công tác dạy nghề, hội phụ nữ tỉnh chú trọng tới chất lượng đào tạo và giới thiệu việc làm phù hợp, ổn định lâu dài. Năm 2010, với số tiền 1.750 triệu đồng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp, Trung tâm dạy nghề của hội mở các lớp đào tạo miễn phí cho gần 900 đối tượng phụ nữ nghèo, lao động nữ tại các địa phương bị thu hồi nhiều diện tích đất canh tác (trong tổng số gần hai nghìn người được đào tạo); giới thiệu việc làm cho 1.500 người. Giám đốc Trung tâm dạy nghề tỉnh hội, Trương Thị Hải Thịnh cho biết: "Ba năm trở lại đây, trung tâm chú trọng mở các lớp dạy nghề phù hợp yêu cầu thực tiễn và đào tạo tại chỗ theo nhu cầu của doanh nghiệp. Sau khóa đào tạo, 100% số học viên có việc làm". Đối với nhóm lao động nữ hơn 30 tuổi, không có điều kiện làm việc tập trung tại các khu công nghiệp, hội đã tư vấn để chị em tham gia vào các lớp thêu ren truyền thống do các nghệ nhân tại địa phương đứng lớp. Ba năm qua, Trung tâm Dạy nghề phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế huyện, thành phố mở các lớp kỹ thuật trồng trọt với phương pháp học đi đôi với thực hành ngay trên đồng ruộng. Chỉ tính riêng năm 2010, hội đã mở 8 lớp cho 245 học viên tại 8 xã thuộc 4 huyện, thành phố. Bên cạnh các đối tượng được ưu tiên, Hội Phụ nữ tỉnh còn chỉ đạo hội phụ nữ các huyện, thành phố phối hợp với các trung tâm mở các lớp dạy nghề theo hình thức đóng học phí; tập huấn nghiệp vụ cho doanh nghiệp nhỏ, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, dạy nghề thường xuyên ngắn ngày cho gần 900 người là báo cáo viên, tuyên truyền viên, các nữ doanh nhân và hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, trong công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm ở địa phương còn một số hạn chế, do độ tuổi và trình độ học viên không đồng đều; nguồn kinh phí của các chương trình đào tạo phân bổ chậm, ảnh hưởng tiến độ mở lớp, cấp chế độ cho học viên. Bên cạnh đó, thời gian học nghề ngắn ảnh hưởng chất lượng đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu đối với những sản phẩm công nghệ mới. Mặt khác, ở các doanh nghiệp may, việc làm không ổn định, tăng ca, thời gian lao động quá dài, khiến lao động nữ gặp khó khăn trong thu xếp công việc gia đình và nuôi dạy con, dẫn tới tình trạng nữ công nhân khi lập gia đình thường bỏ việc. Khắc phục những khó khăn trên, trong năm 2011, Hội LHPN tỉnh tiếp tục đưa dự án phát triển đào tạo nghề cho phụ nữ nghèo, phụ nữ vùng quy hoạch đất đô thị, đất xây dựng khu công nghiệp. Tiếp tục mở nhiều lớp học nghề có nhu cầu đào tạo cao, hướng tới hình thành các nghề mũi nhọn; nghiên cứu cấp phép dạy các nghề mới. Thúc đẩy công tác giới thiệu việc làm, giải quyết lao động dôi dư, tăng thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, chú trọng đầu tư, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên của các trung tâm dạy nghề có trình độ chuyên môn, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển dạy nghề, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. 1.2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Hưng Yên (Copy phần luận văn) 1.2.3 Kinh nghiệm giai quyết việc làm cho lao động nữ ở Hải Dương (Copy phần luận văn) 1.2.4 Kinh nghiệm giải quyết ….. Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên. Nằm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, huyện Gia Bình là vùng trọng điểm lúa, được thiên nhiên ưu đãi nhiều lợi thế, tiềm năng cho ngành nông nghiệp phát triển phong phú và đa dạng. Tổng diện tích đất tự nhiên là 107.53km2, trong đó diện tích đất canh tác là 5.889 ha ( Chiếm gần 55%), diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 455 ha ( chiếm 4,2%). Khí hậu gió mùa vùng đồng bằng Bắc Bộ, lắm nắng, nhiều mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 oC. Lượng mưa bình quân 1.500mm/năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 8. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội. Về trồng trọt, cây lúa vẫn là cây lương thực chủ đạo phát triển cùng các loại cây màu như đậu tương, dưa? Thành tựi nổibật nhất trong 6 năm qua (1996 ? 2001) là giá trị sản xuất bình quân 1 ha canh tác tăng gấp 1,5 lân; năng suất lúa tăng gần 50%, tổng sản lượng lương thực tăng 42%, bình quân lương thực đầu người tăng 44%. Ngoài ra, một số cây lương thực và công nghiệp ngắn ngày cùng đạt được năng suất cao như: ngô 25 tạ/ ha, đậu tương 14,9 tạ/ha, lạc 16 tạ/ha, hành tỏi 83 tạ/ha? Về chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ tăng trưởng cao, tỷ trọng chăn nuội năm 2001 chiếm 30,6% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Chương trình Sind hoá đàn bò, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi trâu bò kết hợp sức kéo và lấy thịt; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp công nghiệp; môt hình trông cây ? nuôi cá ? chăn nuôi (VAC) được mở rộng ở các xã Nhân Thắng, Quỳnh Phú, Xuân Lai, Bình Dương đã góp phần tăng thu nhập và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Về thuỷ sản, đây là lĩnh vực đang ngày càng phát triển. Diện tích nuôi thả cá năm 2001 đạt 44 ha. Sản lượng cá thiệt toàn huyện đạt 1.600 tấn, tăng 800 tấn so với năm 1996. Hiện chương trình nuôi cá chim trắng và tôm càng xanh đang là thế mạnh của huyện và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2001 đã có 10ha đồng trũng dành cho nuôi trồng những loại thuỷ sản này. Tăng trưởng nông nghiệp huyện Gia Bình Nguồn: Huyện Gia Bình Lĩnh vực ÐVT Năm 2001 % so với 1996 Diện tích gieo trồng (ha) 12.074 97,2 Tổng sản lượng lương thực (qui thóc) (tấn) 48.778 142 Năng suất tạ/ha 51,1 146 (con) 6.411 103,7 Trâu " 829 50,6 Lợn " 39.743 111,4 Tổng diện tích nuôi trồng ha 649 Diện tích đã cho sản phẩm " 445 tấn 1.600 1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi Bò 3. Thuỷ sản Sản lượng Kết quả hoạt động của các ngành kinh tế - xã hội khác Cùng với sự phát triển ngành nông nghiệp, CNN TTCN cũng có mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất năm 2001 ước đạt 30,5 tỷ đồng, tăng 90,6% so với năm 1996; trong đó tập trung vào một số sản phẩm truyền thống như đúc đồng, nhôm ở Đại Bái; sửa chữa cơ khi tại Nhân Thắng; VNXD ở Cao Đức; chế biến gỗ ở Quỳnh Phú. Các làng nghề truyền thống được giữ vững và mở rộng, nhiều sản phẩm đã tham gia thị trường trong nước và quốc tế. Để hỗ trợ các ngành kinh tế phát triển, huyện Gia Bình đã tiến hành đổi mới hoạt động của ngân hàng và tín dụng đầu tư như: chủ động huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp thuộc các dự án của ngân hàng nước ngoài (vốn tín dụng nông thôn ADB, vốn tài chính nông thôn WB?). Những thay đổi này đã đáp ứng cơ bản về huy động vốn, cho vay vốn và nhu cầu tiền mặt phục vụ sản xuất và đời sống. Chương trình xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh bằng việc phát động nhân dân thực hiện phong trào giúp nhau về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất. Trong năm 2001 có 5.981 lượt hộ được vay với tổng vốn 16,3 tỷ đồng. Nhờ vậy, tỷ lệ đói nghèo năm 2001 giảm xuống còn 13,6%. Đồng thời, trong 5 năm qua (1996 - 2000), Gia Bình đã đầu tư 13,8 tỷ đồng cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, trạm xá, công sở. Riêng năm 2001, tổng kinh phí đầu tư (cả giao thông nông thôn) đạt 18,2 tỷ đồng. Phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển mạnh mẽ, hoàn thành quyết toán, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, tuyến đường tỉnh lộ và huyện lộ, khảo sát thiết kế lấp dự toán hỗ trợ kinh phí các đường liên xã. Đến hết năm 2001, tuyến đường tỉnh lộ đã rải nhựa là 225km, đường giao thông nông thôn được lát gạch, rải bê tông và nhựa hoá là 10,7km. Hệ thống thông tin liên lạc được nâng cấp với việc hoàn thành tổng đài Ngụ. Toàn huyện hiện có 1.550 máy đ iện thoại, đạt 1,5 máy/100 dân. Giáo dục và đào tạo cũng có nhiều tiến bộ hơn hẳn so với những năm trước đây thể hiện ở tỷ lệ tốt nghiệp các bậc học đạt cao. Năm 2000, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 99%, trung học cơ sở 98,2% và trung học phổ thông từ 93 ? 95%. Đây cũng là năm huyện Gia Bình hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Huyện phấn đấu đến năm 2005 có 13 trường tiều học và 50% trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới y tế cơ sở hoạt động tốt, đảm bảo duy trì công tác khám, chữa bệnh thường xuyên và thực hiện tốt công tác chương trình y tế quốc gia. 2.2 Đặc điểm lao động nư ở huyện Gia Bình. 2.2.1 Đặc điểm về nhân khẩu học. Theo số liệu tổng điều tra dân số 1.4.1999 với 76,3 triệu dân, cơ cấu giới tính nam/nữ là 49,2%. Có sự khác biệt trong cơ cấu giới tính của dân số tại 8 vùng địa lý: Bảng 2.1: Tỷ lệ nam - nữ chia theo độ tuổi lao động (%) Độ tuổi lao động 2005 Nam 2010 Nữ Nam Nữ Dưới độ tuổi lao động Trong độ tuổi lao động Trên độ tuổi lao động Tổng số 51.7 49.3 35.6 48.7 48.3 50.7 64.4 51.3 51.4 49.3 36.5 48.6 48.6 50.7 63.5 51.4 Nguồn: Trung tâm thông tin - thống kê lao động xã hội Bảng 2.1 cho chúng ta một nhận xét: nữ giới trong độ tuổi lao động nhiều hơn nam giới: điều này cũng có nghĩa là phụ nữ chiếm số đông trong lực lượng lao động. Bên cạnh đó, ở hai độ tuổi còn lại, có thể rút ra nhận xét rằng: - Ở độ tuổi dưới lao động: tỷ lệ nữ thường thấp hơn nam giới nhưng vai trò và sự đóng góp vào nguồn nhân lực của nữ không kém mà có thể nhiều hơn nam. Vì trẻ em gái thường sớm được việc hơn trẻ em trai. - Ở nhóm trên độ tuổi lao động: tỷ lệ nữ thường cao gấp 2 lần nam giới. Nguyên nhân của hiện tượng này là: + Theo luật lao động: nữ giới nghỉ hưu (hết tuổi lao động) sớm hơn nam giới 5 năm (55 tuổi so với 60 tuổi). + Nữ giới tuổi thọ cao hơn nam, ở nước ta hiện nay, tuổi thọ năm 1997 của phụ nữ là 69.6 của nam giới là 64.5 2.2.2 Về trình độ học vấn. Trước hết, chúng ta có thể nhận thấy tỷ lệ biết đọc, biết viết của nhóm tuổi từ 10 tuổi trở lên trong những năm qua đã tăng - đặc biệt là đối với nữ giới. Bảng 2.2: Tỷ lệ biết đọc, biết viết theo giới tính và khu vực (%) Năm Cả nước Thành thị Nông thôn 1989 Nữ Nam 83.8 92.5 91.5 96.8 81.7 91.1 1992-1993 Nữ Nam 82.3 91.4 90.7 96.3 80.0 90.1 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2000 1997-1998 Nữ Nam 85.6 93.7 91.6 97.1 83.7 92.6 Với mặt bằng học vấn như vậy, có thể tin rằng người phụ nữ có đủ khả năng để lĩnh hội kiến thức về kỹ thuật canh tác gieo trồng, chăm sóc cây - con theo kỹ thuật mới để đạt được năng suất cao và chất lượng trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Bởi vì, kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á khác cho thấy: Giáo dục sau tiểu học có quan hệ mật thiết với việc làm trong các ngành công nghiệp sản xuất. Việt Nam đã đạt được các trình độ giáo dục cơ bản chủ yếu đã đi trước nhiều nước khác trong khu vực mà đã đặt cho giáo dục một vị trí quan trọng để tăng cường sự phát triển công nghiệp dưới tác động của nền kinh tế đang phát triển. Mọi người đều biết rằng, giáo dục là một điều kiện quan trọng đối với sản xuất. Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy, nếu các yếu tố khác được giữ nguyên thì người nông dân càng có học vấn cao thì họ sẽ thu được sản lượng nông nghiệp cao hơn. Một nghiên cứu về canh tác lúa ở Việt Nam gần đây đã khẳng định điều này: “Những hộ gia đình mà người vợ hoặc chồng có đi học khoảng 3-4 năm thường tạo ra sản lượng lúa cao hơn 7% so với những hộ ít học hơn. Và những chủ hộ học hết tiểu học có sản lượng lúa cao hơn 11%”. Cũng nghiên cứu trên cho thấy, những người có học cao hơn thường có nhiều cơ hội kiếm được việc làm phi nông nghiệp hơn. Điều này cho phép chúng ta hy vọng về một khả năng tiềm tàng của lao động nữ trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động - ngành nghề theo hướng công nghiệp hoá: giảm lao động nông nghiệp và tăng lao động trong lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công và công nghiệp. Bảng 2.3: Phần trăm những người từ 10 tuổi trở lên biết chữ chia theo giới tính và nơi cư trú Nơi cư trú Thành thị Nông thôn Tổng số Nam 97.1 93.4 94.3 Phần trăm biết chữ Nữ 93.4 86.5 88.2 Tổng số 95.2 89.8 91.1 (Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2000), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, Kết quả điều tra mẫu) Tỷ lệ biết chữ của thành thị cao hơn của nông thôn: khoảng 95% dân số thành thị biết chữ so với 90% của nông thôn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ biết chữ của nam lớn hơn nữ 4%, còn ở khu vực nông thôn khác biệt đó gần 7%. Bảng 2.4: Nhân khẩu Nam - Nữ từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ văn hoá. Trình độ văn hoá Tổng số Chưa biết chữ Chưa tốt nghiệp cấp I Đã tốt nghiệp cấp I Đã tốt nghiệp cấp II Đã tốt nghiệp cấp III Tổng số (1000) 14899 834 3404 4594 4796 1361 Cơ cấu giới (%) 50.1 62.6 56.3 49.9 48.4 41.6 Nguồn: Thực trạng lao động việc làm ở Việt nam 1998, NXB Thống kê, 1999 Bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ nữ giới ở nông thôn không biết chữ cao gấp 1,7 lần nam giới, trình độ chưa tốt nghiệp cấp I nữ nhiều hơn nam 6,3%. Khác biệt về giới không đáng kể ở tiêu chí tốt nghiệp cấp I và cấp II, nhưng khoảng cách giới về học vấn lại khá xa ở tiêu chí đã tốt nghiệp cấp III: 41,6% (nữ) và 58,4% (nam) Dẫu còn có khoảng cách giữa nông thôn và thành thị về học vấn và còn có sự cách biệt giữa nữ và nam trong tỷ lệ biết đọc biết viết, khoảng cách này đang hẹp lại dần: Năm 1989 tỷ lệ biết chữ của nam giới nhiều hơn nữ giới 9%, đến năm 1999, sự cách biệt này chỉ còn 6% (94,3% và 88,2%). 2.2.3 Những đóng góp chủ yếu của lao động nữ ở huyện Gia Bình. Những đóng góp của lao động nữ trước hết thể hiện trên lĩnh vực kinh tế: Bảng 2.5: Tỷ lệ phần trăm hoạt động kinh tế chia theo giới tính (%) Tình trạng hoạt Gia Bình Cả nước động kinh tế Nam Nữ Nam Nữ Hoạt động kinh tế 81.6 71.7 74.5 56.4 Không hoạt động kinh tế 18.4 28.3 25.5 43.6 Nói chung, gần 80% nam giới hoạt động kinh tế, so với 68% của nữ giới. Cơ cấu thị trường lao động khác nhau đáng kể giữa huyện Gia Bình và trong khu vực. Lao động nông nghiệp là nét đặc trưng của huyện Gia Bình và kết quả là tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của cả hai giới ở Gia Bình đều cao hơn đáng kể so với tình hình trung cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia lao động của nam giới ở cả nông thôn đều cao hơn so với nữ giới. Kết quả tổng điều tra cho thấy 82% nam giới nông thôn hoạt động kinh tế so với 72% nữ giới. Cũng như hầu hết các nước kém phát triển, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực nông thôn (89,5%) có phần cao hơn khu vực thành thị (76,3%) chủ yếu là do ở thành thị tỷ lệ thanh niên đến tuổi lao động đang đi học cao hơn ở nông thôn. Bảng 2.6: Tỷ lệ hoạt động kinh tế chia theo giới tính ở nông thôn (%) 2000 2005 2010 Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Hoạt động kinh tế 51.0 49.0 50.3 49.7 50.4 49.6 Không hoạt động kinh tế 59.1 40.9 54.9 45.0 58.7 41.3 Tổng 52.9 47.1 52.0 48.0 52.6 47.4 Số liệu bảng trên cho thấy phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Trong nhóm dân số không hoạt động kinh tế nữ giới luôn nhiều hơn nam từ 7-10%. Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999 lại cho thấy 82% nam giới hoạt động kinh tế so với 72% nữ giới.Tuy vậy, cũng cần thấy rằng: không hoạt động kinh tế đối với phụ nữ được hiểu là “phần lớn thời gian làm nội trợ có thể không được xếp vào hoạt động kinh tế” mà phần lớn phụ nữ thường làm những việc gia đình không được trả công, đó là lao động “vô hình” theo cách gọi của những nhà nghiên cứu phụ nữ. Số liệu thống kê cho thấy: 78% phụ nữ sống ở nông thôn và phụ nữ nông thôn chiếm 75% lao động trong nông nghiệp và 52% lực lượng lao động toàn xã hội. Đáng chú ý rằng, trong những năm 1993-1998, tỷ lệ lao động nữ làm nông nghiệp tăng gần 1% mỗi năm trong đó tỷ lệ lao động nam giới trong nông nghiệp lại giảm. Từ những số liệu được trình bày ở trên, chúng ta có thể kết luận: phụ nữ chiếm số đông trong lực lượng lao động và là một nguồn nhân lực vô cùng to lớn và quan trọng trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. 2.2.3.1 Trong lĩnh vực trồng trọt. Phụ nữ không chỉ chiếm số đông trong lực lượng lao động mà họ là những người đảm nhận chính trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. * Khâu cày bừa, làm đất: một loại hình công việc xưa nay vẫn coi là của riêng nam giới, như câu ca dao "chồng cày, vợ cấy..." thì giờ đây người phụ nữ cũng tham gia vào công việc này với một mức độ đáng kể. Ở cả hai loại công việc, phụ nữ tự nhận họ làm ít hơn nam giới. Tuy H×nh 2.1: Møc ®é lµm ®Êt, cµy bõa so víi nam (%) 56.2 60 45.1 40 20 30.6 16.8 10.1 5.2 0 Cµy NhiÒu h¬n nam giíi Lµm ®Êt B»ng nam giíi Ýt h¬n nam giíi vậy cũng có một phần sáu số phụ nữ khẳng định họ làm nhiều hơn nam giới ở việc cày ruộng (một lãnh địa trước đây vẫn dành cho nam giới độc quyền) và một phần ba số phụ nữ nói họ làm nhiều hơn nam giới trong khâu làm đất nói chung. Điều này, cũng được chính nam giới thừa nhận về vai trò của phụ nữ trong việc cày: nhiều hơn nam giới (8,8%) và bằng nam giới (5,9%), tỷ lệ đó trong làm đất là 14,7% và 8,8%. So với một nghiên cứu trước đây, thì có hai việc nữ tham gia ít là làm đất và thuỷ lợi (đất 10,1% và nước 14,0%) thì kết quả nghiên cứu này là một nét mới trong phân công lao động theo giới ở nông thôn hiện nay. Xét theo nhóm tuổi, tôi thấy phụ nữ ở nhóm tuổi 30-39 có gần một nửa khẳng định mình làm đất nhiều hơn nam giới (43,9%) và có 42,2% số phụ nữ ở nhóm tuổi 40-49 cho là họ cày nhiều hơn nam giới. Điều này cũng thấy ở phụ nữ có học vấn cao. Như vậy có thể nhận xét rằng: trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đang có sự mờ đi về ranh giới phân công lao động dựa trên đặc điểm giới tính. Đặc điểm phân công lao động theo giới này gợi ý chúng ta hai vấn đề: thứ nhất, nó khẳng định năng lực của nữ giới và thứ hai, điều này cho thấy gánh nặng công việc sản xuất ngày càng dồn lên đôi vai người phụ nữ nông thôn. Bên cạnh đó, những yếu tố của nền sản xuất hàng hoá, nền kinh tế thị trường cũng tác động mạnh đến quá trình phân công lao động này. Xu hướng này là một qui luật tất yếu của quá trình đô thị hoá. 2.2.3.2 Gieo mạ, cấy, làm cỏ, bỏ phân. H×nh 2.2: Møc ®é gieo m¹, cÊy lóa so víi nam giíi (%) CÊy lóa 90.7 Gieo m¹ 85.1 80 82 2.6 4.9 84 86 NhiÒu h¬n nam giíi 88 1.1 3.4 90 B»ng nam giíi 92 94 96 Ýt h¬n nam giíi Tiếp theo sau khâu làm đất, là công việc gieo mạ và cấy lúa. Ở công đoạn này, người phụ nữ cũng tham gia lao động nhiều hơn nam giới. Ở hai loại hình công việc này, các ông chồng cũng thừa nhận phụ nữ làm nhiều hơn: gieo mạ (73,5%) cấy (97,1%). Đáng chú ý là việc gieo mạ đòi hỏi sự khéo tay, kỹ thuật... để sao cho hạt giống được rải đều, không trùng lặp và không lộn, như vậy mạ mới lên đều, tốt, đảm bảo kịp ngày cho cấy lúa. Trước kia, công việc đánh luống, gieo mạ thuộc về nam giới là chính, nhưng với kết quả khảo sát nói trên, chúng tôi thấy có sự hoán vị vai trò trong công việc này. Riêng về cấy lúa, công việc mà từ xưa phụ nữ độc quyền, đặc điểm giới này vẫn còn bền vững dài lâu và nó sẽ chỉ mất đi khi trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hoá đồng bộ. Nếu như việc cấy lúa được coi là một thao tác khởi đầu của việc gieo trồng, sinh sôi đó là một khâu cần thiết không thể thiếu trong quá trình sản xuất thì còn có một công việc khác được coi là quan trọng không kém, thậm chí là quan trọng hơn cấy lúa, đó là việc làm cỏ. Dân ta thường nói "Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn" để diễn tả sự cần thiết của việc chăm sóc cây trồng. Trong công việc này, phụ nữ vẫn là người gánh vác chủ yếu, so sánh công việc làm cỏ giữa phụ nữ và nam giới, tôi thấy phụ nữ đảm nhận hầu hết công việc này (xem hình 2.3). Xem xét các tương quan về tuổi, học vấn, thu nhập... cũng được kết quả tương tự với sự xê dịch không đáng kể. Nam giới cũng thừa nhận trong công việc này phụ nữ làm nhiều hơn họ: tỷ lệ theo thứ tự là 91,2%, 5,9% và 2,9%. Đối với việc chăm sóc cây trồng, những việc đi liền với nhau là "làm cỏ, bỏ phân", trong loại hình chăm bón này người phụ nữ cũng lại gần như gánh hết về mình những vất vả của công việc. % H×nh 2.4: So s¸nh víi nam giíi vÒ sö dông ph©n bãn (%) 140 120 100 80 60 40 20 0 63.8 60.8 11.9 22 NhiÒu h¬n nam giíi B»ng nam giíi Sö dông ph©n chuång 16.8 9.3 Ýt h¬n nam giíi Sö dông ph©n ho¸ häc Chúng tôi cũng có được những kết quả tương tự với sự xê dịch không đáng kể khi xét theo các tiêu chí khác như: nhóm tuổi, học vấn, khu vực. Riêng nam giới, họ cũng thừa nhận sự tham gia của phụ nữ ở các công việc này nhiều hơn họ, tuy rằng có sự khiêm tốn hơn so với phụ nữ tự khẳng định, các chỉ số lần lượt là 41,2%, 32,4% và 20,6% 2.2.3.3 Bảo vệ mùa màng, tưới tiêu đồng ruộng. Chúng tôi đang trình bày sự tham gia của phụ nữ vào quá trình sản xuất nông nghiệp, theo lịch trình của các loại hình công việc. Trong việc giữ gìn, bảo vệ mùa màng, phụ nữ cũng khẳng định mình làm nhiều hơn nam giới: Nhiều hơn nam giới 58,6%; Bằng nam giới 11,9%; ít hơn nam giới 19,8% Tưới tiêu đồng ruộng cũng sẽ là một khâu quan trọng của nhà nông để đảm bảo năng suất, vì rằng "một lượt tát, một bát cơm". Trong việc tưới tiêu đồng ruộng, người phụ nữ nhận thấy mình làm: Nhiều hơn nam giới: 57,1%; Bằng nam giới 21,6%; Ít hơn nam giới 9,7% Còn nam giới chỉ công nhận mức độ tham gia của phụ nữ vào việc tưới tiêu với mức độ thấp hơn, con số lần lượt là: 26,5%, 32,4% và 29,4%. Dẫu vậy, kết qủa nghiên cứu vẫn cho thấy phụ nữ là người có vai trò quyết định trong việc sử dụng nước thuỷ lợi: vợ (58,6%) chồng (15,3%) cả hai (19,8%). 2.2.3.4 Trong chăn nuôi. Loại hoạt động Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi cá Nghề thủ công Làm thuê Vợ 63.5 73.6 28.9 3.9 20.8 Chồng 29.7 17.5 56.2 16.5 68.5 Con 2.4 4.3 5.2 3.4 4.7 Người khác 4.4 4.7 9.7 6.3 6.0 Số liệu bảng trên cho thấy: Phụ nữ là người đảm nhận chính trong các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, là hai hoạt động quan trọng hơn cả trong sản xuất nông nghiệp, còn nam giới chủ yếu tham gia vào các hoạt động làm thuê và nuôi cá. Trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước coi chăn nuôi là một ngành sản xuất góp phần không nhỏ trong tổng sản phẩm quốc dân. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi trong nước ngày càng tăng, ngoài ra còn có nhu cầu xuất khẩu. Trong chăn nuôi, phụ nữ là người đảm nhận vai trò chính. Nghiên cứu về phân công lao động theo giới cho thấy trong công việc chăn nuôi phụ nữ thường làm 65-85%. Ở nông thôn, khi thực hiện công việc này người phụ nữ thường tranh thủ sau những giờ sản xuất và công việc này cũng được xem là một trong những công việc gia đình, một công việc không được tính công. Khi phụ nữ là người đảm nhận chính trong chăn nuôi, thì điều này cũng đồng nghĩa với việc họ thêm vất vả, bận rộn và càng ít có thời gian nghỉ ngơi. Hơn nữa, công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thường tiếp xúc với môi trường không mấy vệ sinh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người phụ nữ. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác về sự tham gia của người phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp: hiện nay phụ nữ tham gia nhiều hơn nam giới ở một loạt công việc như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và tiêu thụ sản phẩm . Tóm lại, trong sản xuất nông nghiệp, người phụ nữ nông thôn có vai trò quan trọng không chỉ vì họ chiếm số đông trong lực lượng lao động xã hội, mà còn vì họ đảm nhận hầu hết những hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, một lĩnh vực đã góp phần quyết định đưa đất nước từ nghèo đói đến đủ ăn và xuất khẩu lượng thực đứng hàng thứ hai trên thế giới. 2.2.3.5 Trong các hoạt động phi nông nghiệp. Bản thân người lao động ít thay đổi nghề nghiệp: 72% lực lượng lao động chưa bao giờ thay đổi việc làm và 84,5% số người lao động đang có việc làm hiện hành chưa bao giờ thay đổi nghề Sự khác biệt về giới tính vẫn còn lớn. Năm 2000, một lao động nữ có xác suất làm hai công việc là 35% nhưng là đàn ông thì xác suất sẽ là 45%. Đến năm 2005 xác suất này đã tăng lên 46%. Yếu tố khu vực cũng có ảnh hưởng lớn. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xu thế chuyển dịch lao động từ nông thôn ra đô thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra những biến đổi rất đáng quan tâm trong phân công lại lao động ở nông thôn. Từ đây, vai trò của lao động nữ ở nông thôn trở thành chủ yếu. Phát huy được vai trò của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế và quản lý xã hội trong vùng là một vấn đề mang ý nghĩa to lớn để làm bật dậy tiềm năng, thế mạnh nội sinh của vùng. Ở Gia Bình lao động nữ chiếm 49,4% lực lượng lao động bao gồm 52% trong nông nghiệp, 49% trong các ngành dịch vụ, 48% trong các ngành công nghiệp và xây dựng. Những thay đổi trong thị trường lao động từ khi thực hiện chính sách “Đổi mới” đã ảnh hưởng lớn đến việc tuyển dụng lao động nữ. Mặt khác, việc dư thừa lao động do cổ phần hoá và giải thể một số doanh nghiệp nhà nước đã ảnh hưởng nhiều đến lao động nữ hơn là lao động nam, ước tính lực lượng lao động nữ dư thừa khoảng 60% đến 75%. Các lao động nữ đã tận dụng được các cơ hội việc làm mới nhờ sự phát triển của các khu công nghiệp và của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể. Trong các doanh nghiệp công nghiệp có hơn 10 lao động thì tỷ lệ lao động phân chia theo giới tính là 43% nữ và 57% nam và chỉ có 4/10 lao động có tay nghề kỹ thuật là nữ. Khu vực kinh tế tư nhân trong công nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho phụ nữ hơn, tại các hộ kinh doanh cá thể có tới 40,7% lao động là phụ nữ, những doanh nghiệp loại này có đặc điểm là chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là người lao động. Vì vậy, có khoảng 27% doanh nghiệp cực nhỏ hoặc hộ kinh doanh cá thể do phụ nữ điều hành Bảng 2.8. Lao động nữ trong lĩnh vực công nghiệp DN nhà HTX DN khu vực Hộ KD cá DN có vốn đầu Lao động bình nước 409 80.9 kinh tế tư nhân 45.9 thể 2.4 tư nước ngoài 291 quân Tỷ lệ lao động 47.59 55.70 59.56 40.70 61.95 nữ (%) Cũng như tình hình chung của đất nước, Gia Bình có xu hướng tập trung trong một số ngành công nghiệp như dệt, may, da, chế biến thực phẩm. Phụ nữ cũng chiếm đa số trong tổng số lao động có tay nghề thấp. Sự chênh lệch về lương cũng là đặc điểm chung ở khắp nơi. Điều tra năm 1997/1998 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho thấy, thu nhập bình quân của phụ nữ trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ nằng 88% thu nhập bình quân của nam giới cùng nghề. Tình trạng này không thay đổi so với kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2001. Bộ luật Lao động của Việt Nam đã có những quy định riêng cho lao động nữ, song việc triển khai thực hiện dường như rất khó khăn, nó đặt ra vấn đề lồng ghép việc này trong một số chính sách kinh tế khác: ví dụ chiến lược xoá đói giảm nghèo. Bảng 2.8 cho thấy trong số các doanh nghiệp được điều tra thì 78,8% số doanh nghiệp do nam giới làm chủ và 21,2% doanh nghiệp do nữ làm chủ. Tuy vậy tỷ lệ hộ kinh doanh cá thể do nữ giới làm chủ thường cao hơn, các chính sách kinh tế và môi trường kinh doanh đã khuyến khích phụ nữ tích cực làm kinh tế. Một số chuyên gia cho rằng con số doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự do nữ làm chủ có thể còn cao hơn, vì do nhận thức xã hội về “vị trí trụ cột” của nam giới trong gia đình, nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa được đăng ký tên của chồng nhưng thực sự thì do người vợ quản lý. 2.2.4 Đóng góp của lao động nữ với kinh tế hộ gia đình Phụ nữ nông thôn chiếm 78,66% dân số nữ toàn quốc và 52% lực lượng lao động nông nghiệp. Có 27,9% số hộ nông dân do phụ nữ làm chủ hộ. Phụ nữ nông thôn là người có đóng góp to lớn cho gia đình và xã hội. Ngoài thiên chức làm mẹ, làm vợ: chăm sóc con cái, người già, người ốm, lo bữa ăn cho cả gia đình, phụ nữ nông thôn Việt Nam còn là người tổ chức tham gia trực tiếp lao động sản xuất mang lại thu nhập và nguồn sống cho gia đình. Phụ nữ tham gia vào hầu khắp các ngành nông lâm, ngư nghiệp và dịch vụ nhưng tập trung hơn cả là việc sản xuất lương thực và chăn nuôi. Ở đây lao động thủ công, nặng nhọc và làm bằng tay là chủ yếu. Ngoài ra phụ nữ cũng là lực lượng quan trọng thực hiện các chương trình phát triển nông thôn như: làm thuỷ lợi, xây dựng đường xá, các công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường. Chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình,... Các hoạt động văn hoá, xã hội, việc làng xã cũng có công của phụ nữ ở nhiều góc độ khác nhau. Các số liệu về sử dụng thời gian rất có ích trong việc đánh giá sự tham gia của người phụ nữ vào các hoạt động khác nhau của hộ gia đình. Tuy nhiên, những số liệu như vậy không cung cấp các thông tin về số lượng công việc hoàn thành hay những gì thu được về kinh tế từ công việc. Trong nghiên cứu này, những gì thu được từ lao động đề cập đến các lợi ích kinh tế gồm có giá trị của sản xuất dành cho tiêu thụ gia đình, thu nhập từ việc bán hàng hay dịch vụ, tiền công bằng tiền hay hiện vật. Những người được phỏng vấn được đề nghị tính các sản phẩm và tiền công bằng hiện vật giá trị tiền mặt. Thu nhập gia đình chủ yếu có được từ các hoạt động ngoài hoạt động được trả công được phân chia thành tỷ lệ phần trăm cho các cá nhân theo thời gian lao động của họ trong hoạt động đó trong tổng thời gian lao động cần có. Trên cơ sở tính toán này, mặc dù người chồng đóng góp thu nhập từ lương và tiền công cao hơn, sự đóng góp của người vợ trong các hoạt động khác, đặc biệt là sản xuất thức ăn gia đình có thể mang lại một tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập gia đình. Rõ ràng là, đóng góp của phụ nữ vào thu nhập gia đình là hiện hữu trong mọi hộ gia đình. Trung bình đóng góp của người vợ vào thu nhập hộ gia đình là khoảng 312.360 đồng/tháng và chỉ ít hơn thu nhập của người chồng là 341.727 đồng/tháng. Khoảng hơn 80% phụ nữ nói rằng chỉ riêng thu nhập của chồng không đủ cho tiêu dùng của gia đình và gần 90% phụ nữ nói rằng thu nhập của họ quan trọng đối với sự sống còn của gia đình. Dữ liệu về thực tế thu nhập cũng cho thấy người vợ trong 1/3 số gia đình kiếm thu nhập nhiều hơn chồng và 1/4 kiếm thu nhập bằng chồng. Trong khảo sát, chúng tôi cũng đề nghị người vợ cho biết theo họ ai là người có thu nhập chủ yếu. Các câu trả lời như nêu trong bảng trên cho thấy quan niệm của phụ nữ về đóng góp của họ vào thu nhập gia đình cũng gần với thực tế, đưa ra giả định rằng người phụ nữ nhận thức được đóng góp kinh tế của họ. Tuy nhiên cũng có một số khác biệt trong tỷ lệ đóng góp của phụ nữ vào thu nhập gia đình. Bảng 2.15: Bình quân thu nhập theo tháng (bằng tiền và hiện vật) của vợ và chồng và chi phí bình quân hộ gia đình theo các tiêu chí đặc trưng cơ bản (tính theo ngàn đồng) Các tiêu chí đặc trưng cơ bản Bình quân thu nhập Vợ Chồng Tổng Chi phí Tình trạng kinh tế Tốt 528 575 1094 610 Trung bình 302 337 628 521 Nghèo 176 150 319 362 Đủ 351 550 925 506 Không đủ 301 294 580 508 266 282 544 468 Vợ làm nông nghiệp, chồng không làm 348 nông nghiệp 439 751 518 Cả hai không làm nông nghiệp 410 445 877 634 Tốt hơn trước 363 410 767 534 Như trước 270 287 543 480 Kém hơn trước 248 245 478 471 Có 317 342 654 532 Không 304 341 626 464 Chung các nhóm 312 341 624 505 Sự đầy đủ về thu nhập của người chồng Nghề chính Cả hai làm nông nghiệp Thay đổi về mức sống Có con 3 hoặc dưới 3 tuổi trong gia đình Nguồn: Hội Đồng dân số (1997), Sản xuất, sinh sản và phúc lợi gia đình - Phân tích mối quan hệ giới trong hộ gia đình Việt Nam Như trong bảng trên, trong những hộ gia đình mà người chồng và vợ chủ yếu làm nghề nông hoặc cả hai không làm nghề nông thì sự chênh lệch thu nhập của vợ và chồng là nhỏ. Tuy nhiên khi người vợ chủ yếu hoạt động nông nghiệp còn người chồng làm phi nông nghiệp thì dường như người vợ kiếm thu nhập ít hơn hẳn chồng. Có lẽ sự tình nguyện chấp nhận mức trả công thấp hơn cũng có liên quan đến quan niệm coi người chồng là người cung cấp kinh tế chính và người vợ là người chăm sóc gia đình. Ví dụ, một người phụ nữ có chồng làm nghề phi nông nghiệp sẵn sàng tiếp tục làm nông nghiệp, công việc cho phép họ kết hợp việc làm ruộng với việc nội trợ và chăm sóc con. Trong trường hợp này, dù người phụ nữ có thể làm việc trong khoảng thời gian dài hơn người chồng những đóng góp của chị ta vào thu nhập bằng tiền mặt lại thấp hơn và thường chỉ được coi là phụ cho thu nhập của người chồng. Tuy nhiên, khi thu nhập của người chồng được người vợ coi là không đủ thì người phụ nữ có xu hướng làm việc tích cực hơn để kiếm thu nhập. Như trong bảng trên, trong những hộ gia đình như vậy, thu nhập người vợ kiếm được cao hơn thu nhập của chồng. Có một niềm tin phổ biến trên thế giới rằng nam giới là người cung cấp chính phúc lợi kinh tế cho gia đình. Phụ nữ được coi như người phụ thuộc về kinh tế, ở nhà trông coi nhà cửa, con cái và là người kiếm phụ thêm giúp cho gia đình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không ủng hộ giả thiết đó. Giả định rằng nam giới là người duy nhất cung cấp các nhu cầu kinh tế cho phụ nữ và trẻ em còn xa mới là sự thực. Ở Việt Nam, phụ nữ theo truyền thống đã có trách nhiệm kinh tế và nghiên cứu này cho thấy điều này đến nay vẫn không thay đổi. Sự không đủ về thu nhập của nam giới là một thực tế trong phần lớn các hộ gia đình và vì vậy thu nhập của người phụ nữ có tầm quan trọng với sự sống còn của gia đình. Tóm lại, qua những phân tích ở trên chúng ta thấy: 1. Phụ nữ đóng góp to lớn vào phúc lợi gia đình. Họ làm ruộng, mang lại thu nhập bằng tiền mặt, chăm sóc con cái và làm các việc nội trợ. Thực tế trong khi phụ nữ làm phần lớn việc nội trợ và chăm sóc người phụ thuộc (trẻ em và người già) với sự giúp đỡ ít ỏi của nam giới thì đóng góp sản xuất của họ cho gia đình gần bằng nam giới. Bảng 2.16: Tỷ lệ phân công các hoạt động sản xuất và chăm sóc nội trợ giữa các thành viên trong gia đình Loại hoạt động Tỷ lệ tham gia của Vợ Chồng Con Người khác Quét dọn 68.1 6.8 17.5 7.7 Giặt quần áo 83.7 3.6 10.9 1.8 Nấu nướng 75.4 4.9 13.4 6.4 Mua thức ăn 88.2 3.2 3.8 4.9 Sửa nhà 15.5 74.8 1.1 8.7 Việc nội trợ Chăm sóc người phụ thuộc Con nhỏ 76.9 19.0 0.5 3.6 Người ốm 69.3 27.9 0.6 2.3 Người già 64.8 31.0 1.7 2.5 Trồng trọt 63.5 29.7 2.4 4.4 Chăn nuôi 73.6 17.5 4.3 4.7 Nuôi cá 28.9 56.2 5.2 9.7 Nghề thủ công 3.9 16.5 3.4 6.3 Làm thuê 20.8 68.5 4.7 6.0 Dạy con 62.2 36.3 0.1 1.4 Các hoạt động xã hội 40.2 40.5 0.9 7.2 Tiếp khách 43.7 49.9 0.4 6.4 Vay tiền 55.6 38.1 0.1 6.2 Sản xuất Việc khác Nguồn: Hội Đồng dân số (1997), Sản xuất, sinh sản và phúc lợi gia đình - Phân tích mối quan hệ giới trong hộ gia đình Việt Nam Do phần lớn hoạt động sản xuất của người phụ nữ không được tính ra tiền (ví dụ thức ăn họ trồng dùng trong tiêu thụ gia đình nên khó có thể tính ra thành tiền mặt. Nếu chúng ta chỉ xem xét thu nhập bằng tiền mặt thì đóng góp của người phụ nữ vào phúc lợi gia đình sẽ bị đánh giá thấp hơn so với thực tế. Bằng cách gán các giá trị tiền mặt cho các công việc không được trả công của người phụ nữ, chúng tôi nhận thấy rằng phụ nữ đóng góp lớn vào sản xuất của gia đình. Thực tế, lao động sản xuất của người phụ nữ tạo ra thu nhập xấp xỉ nam giới. Phụ nữ trong phần lớn các hộ gia đình thấy thu nhập của họ có tầm quan trọng với sự sống còn của gia đình. Khi nhìn vào thu nhập hàng tháng, quan niệm này có giá trị đúng vì thu nhập bình quân của nam giới trong nghiên cứu này dường như ít hơn số thu nhập cần thiết để trang trải các chi phí của hộ gia đình. 2. Tôi nhận thấy vẫn còn nhiều sự bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong việc phân công lao động, hưởng thụ thu nhập. Việc phân công lao động theo giới trong gia đình vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của các giá trị truyền thống. Phần lớn các việc nội trợ gia đình như nấu nướng, đi chợ, trông con là trách nhiệm của người phụ nữ bất kể chị ta tham gia vào hoạt động kinh tế ở mức độ nào. Phụ nữ chấp nhận vai trò hai mặt của họ vốn được coi như sự phân công lao động “tự nhiên” tuy họ cảm thấy họ phải làm quá nhiều việc. Chồng của họ, nếu có tham gia vào các việc nội trợ thì cũng ở mức rất ít và các bà vợ không dám đề nghị chồng giúp đỡ. 3. Kết quả của nghiên cứu này gợi ra rằng phúc lợi của phụ nữ có liên quan đến phương thức phân công lao động trong gia đình, sự phân bổ thời gian thu nhập của người phụ nữ và nam giới, quyền kiểm soát và ra quyết định về thu nhập và các vấn đề quan trọng của gia đình. Phụ nữ dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động sản xuất và có xu hướng làm như vậy bằng cách bớt thời gian rỗi cho bản thân. Phụ nữ ở các vùng tiến hành nghiên cứu có thời gian làm việc dài và nhiều yêu cầu đòi hỏi hơn. Trung bình, phụ nữ chỉ có 3 giờ rỗi gồm cả thời gian ăn, tắm và một số hoạt động cá nhân khác. Phụ nữ có thời gian để theo đuổi các cơ hội cho phép họ nâng cao tay nghề hay học kỹ năng mới. 4. Nhìn chung, việc phân công lao động không có lợi cho phụ nữ. Phụ nữ phần lớn chịu trách nhiệm canh tác, chăn nuôi gia súc, làm vườn với lao động thủ công và năng suất thấp. Các hoạt động sản xuất tuy tạo ra sản phẩm cho gia đình tiêu dùng, nhưng không mang lại thu nhập bằng tiền mặt. Các nghề phi nông nghiệp do phụ nữ làm thường là nghề phụ và làm tại nhà vào các buổi tối hay vào thời gian rỗi và chỉ mang lại thu nhập thấp. Những nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy thời gian làm việc dài, công việc nặng nhọc và thủ công ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người phụ nữ: về thể chất, tinh thần và tâm lý. Việc thiếu hoạt động giải trí và nghỉ ngơi sau những giờ làm việc lâu dài rất có hại cho việc không phục lại sức khoẻ của người phụ nữ. 2.3 Một số vấn đề đặt ra với lao động nữ nông thôn huyện Gia Bình. 2.3.1 Về chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh). Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với tư cách này hiểu nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động. Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi) Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều nhất trí với nhau đó là nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội. Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ gia tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người mới phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao động). Về chất lượng, nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: trình độ sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất.... Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội 2.3.2 Vấn đề về sức khoẻ của lao động nữ. Sức khoẻ là một tài sản hết sức quan trọng đối với con người, đối với phụ nữ thì sức khoẻ lại càng quan trọng, vì nó không chỉ làm tăng khả năng lao động của phụ nữ mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và các thành viên trong gia đình. Những bà mẹ khoẻ mạnh sẽ sinh ra những đứa con khoẻ mạnh Vì thế, quan tâm và cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ là một phương tiện cho phát triển kinh tế và phát triển con người. Mặc dù những năm qua Gia Bình đã đạt được những kết quả khả quan trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhưng vẫn còn một số vấn đề cần đặt ra về sức khoẻ phụ nữ ở nông thôn. Về sức khoẻ thể chất: Kết quả Khảo sát mức sống dân cư cho thấy tình trạng đau ốm trong 12 tháng theo giới tính như sau: có đau ốm: 68%(nữ) và 64,3% (nam). Tình trạng đau ốm của phụ nữ cao hơn nam giới trong nghiên cứu trên đã phản ánh một thực tế: sức khoẻ phụ nữ là một vấn đề đáng lo ngại đặc biệt là sức khoẻ của phụ nữ ở các vùng nông thôn. So với phụ nữ ở đô thị, phụ nữ nông thôn có tỷ lệ đau ốm cao hơn: 69,2% và 63,7%. Nếu xét theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động thì ở một vài nhóm tuổi được xem là “sung sức” hơn cả như 25-29; 30-34 và 40-44 thì tỷ lệ đau ốm của phụ nữ vẫn nhiều hơn nam giới từ 10% đến 12%. Theo tôi, sức khoẻ của phụ nữ nông thôn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau đây: - Lao động vất vả: Như đã nói , phụ nữ đảm nhận khối lượng công việc gấp đôi nam giới. Thời gian làm việc của phụ nữ dài hơn và căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ nông thôn thường lao động vất vả trong thời gian mang thai và trong thời gian này họ vẫn lao động bình thường không kiêng khem, thậm chí vẫn lao động nặng trong những tháng lẽ ra cần phải chú ý giữ gìn để đảm bảo an toàn cho thai nhi và người mẹ. Có đến hơn một nửa phụ nữ không nghỉ trước khi sinh con, họ vẫn làm việc ngoài đồng cho đến khi sinh nở, kể cả những công việc được coi là vất vả của nhà nông là làm đất, có đến 67,6% số người được hỏi trả lời “làm đất khi mang thai đến khi đẻ”, 80% trả lời “gánh nặng từ khi mang thai cho đến khi sinh nở” trong đó có 75% trả lời “gánh nặng” khi thai nhi 1-3 tháng; nhiều công việc khác cho ta thấy phụ nữ nông thôn lao động vất vả khi thai nghén: - Cấy gặt khi mang thai: - Bón phân : 75% - Tát nước: 37.8% 43.5% - Làm cỏ : 73.0% Tính trung bình, một phụ nữ mỗi ngày làm việc 15 đến 16 giờ. Dưới đây là mô tả cuộc sống thường nhật của một phụ nữ: “5 giờ sáng thức dậy để chuẩn bị bữa sáng cho gia đình, quét nhà, dọn chuồng trâu, chuồng lợn, cho gà vịt ăn,... Từ 6 giờ sáng cho đến trưa làm việc ngoài đồng. Từ 12 giờ trưa cho đến 2 giờ chiều nghỉ, tắm, giặt quần áo. Từ 2 giờ đến 6 giờ tiếp tục làm việc ngoài đồng hoặc làm vườn gần nhà; đi chợ hay ở nhà làm hàng thủ công hoặc xát gạo. Lúc 6 giờ chiều chuẩn bị bữa tối cho gia đình, tắm cho con, giặt quần áo, làm hàng thủ công, giúp con học, chuẩn bị rau và thức ăn cho lợn ngày hôm sau. 10 giờ tối cho con đi ngủ, sau đó ngủ khoảng 6-7 tiếng”. Một khi có con cái hay người già ốm đau, phụ nữ phải làm việc nhiều hơn và thường thức khuya để chăm sóc họ. Phân tích về phương thức phân chia lao động và sử dụng thời gian đã chỉ rõ rằng phụ nữ nhìn chung phải gánh trách nhiệm lớn hơn so với nam giới về việc duy trì công việc gia đình, trách nhiệm chăm sóc con và tham gia sản xuất. Các dữ liệu về sử dụng thời gian cho thấy, trung bình một phụ nữ hàng ngày chỉ có khoảng 3 giờ dành cho việc ăn uống, tắm rửa và các sinh hoạt cá nhân khác. Tổng thời gian nghỉ ngơi tỷ lệ nghịch với tổng thời gian họ dành cho sản xuất. Điều này cho thấy, gánh nặng của công việc nội trợ và các hoạt động sản xuất đã ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người phụ nữ. Vấn đề này càng tăng thêm trong bối cảnh kinh tế - xã hội có những thay đổi, khi hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo ở nông thôn giảm mạnh - Môi trường ô nhiễm: Một trong những đặc điểm công nghệ của cuộc cách mạng xanh là tận dụng tài nguyên và sự lệ thuộc nhiều vào việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Việc lạm dụng các chất hoá học độc hại trong nông nghiệp đã gây ra nhiều vấn đề cho môi trường sản xuất, môi trường nước ở nông thôn và sức khoẻ của người dân ở cộng đồng. Với phụ nữ, ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm càng nhiều vì thời gian phụ nữ lao động hàng ngày trên đồng ruộng nhiều hơn nam giới nên dễ bị nhiễm độc bởi các loại hoá chất nói trên. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng: rõ ràng cần phải đưa kỹ thuật mới vào nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, nhưng cần phải cân nhắc trong việc áp dụng toàn bộ công nghệ cách mạng xanh. Vì việc lạm dụng các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp vừa tốn kém, vừa có hại cho sức khoẻ người lao động, nhất là lao động nữ ở nông thôn. Nghiên cứu mới đây của chúng tôi (1999-2000) cho thấy: Ở vùng nông thôn Gia Bình, có nhiều hồ, ao tù với những lùm cây xum xuê bao bọc xung quanh. Đây là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của đa số người dân trong xã (tắm, giặt giũ, rửa ráy), đồng thời cũng là nơi tạo điều kiện cho muỗi, ký sinh trùng sinh sôi nảy nở. Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng: Ở Gia Bình, các bệnh truyền nhiễm như: sốt rét, tiêu chảy, cúm, sởi, ho gà, ly trực khuẩn, sốt xuất huyết v.v.. đều giống nhau ở chỗ có liên quan đến nước “muỗi sinh sôi nảy nở nơi nước tù, như trong ao, hồ và những bể nước không được đậy cẩn thận; còn thương hàn, tiêu chảy và viêm gan vi rút lại có liên quan đến việc nước bị ô nhiễm bẩn do xử lý và do phóng uế không đúng quy cách”. Nước bị ô nhiễm thì người chịu hậu quả nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ công cộng thì “phụ nữ và trẻ em đặc biệt dễ bị mắc những bệnh có liên quan đến nước không sạch” - Lấy chồng sớm, sinh đẻ, nạo hút thai nhiều: Có một điều dễ nhận thấy là ở Gia Bình vẫn còn có hiện tượng lấy chồng sớm. Theo kết quả tổng điều tra dân số 2005 thì trong nhóm tuổi 1519 có 11% các cô gái đã có gia đình, con số này là 56,9% ở nhóm tuổi 2024. Mấy năm gần đây, ở các vùng nông thôn hiện tượng lấy chồng sớm có xu hướng gia tăng bởi nhiều nguyên nhân văn hoá-xã hội trong đó có nguyên nhân muốn xây dựng gia đình để tách hộ nhận ruộng khoán, nếu kết hôn muộn sẽ không có cơ hội nhận ruộng vì chính sách giao ruộng dài hạn (15-20 năm). Lấy chồng sớm dẫn đến hệ quả là bên cạnh việc chưa được chuẩn bị tốt cả về thể chất, tâm lý để làm dâu, làm vợ, làm mẹ lẫn kiến thức nuôi dạy con... là sự thiếu hiểu biết về dân số- kế hoạch hoá gia đình nên dẫn đến mang thai và sinh nở, nạo hút nhiều. Trong bối cảnh như vậy, cần tuyên truyền và giáo dục cho nhân dân nhất là nam nữ thanh niên trong độ tuổi kết hôn thấy rõ hậu quả xấu của việc kết hôn sớm. Vì lấy chồng sớm và sinh đẻ nạo, hút điều hoà kinh nguyệt nhiều chẳng những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ mà nó còn hạn chế những cơ hội phát triển của họ, đồng thời nó còn là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo bởi vì số con và khoảng cách sinh con thường tỷ lệ nghịch với sức khoẻ của phụ nữ và thu nhập bình quân của họ. - Dinh dưỡng không đảm bảo: Suy dinh dưỡng ở phụ nữ không chỉ làm tăng tỷ lệ đẻ khó, tai biến thai sản có thể dẫn đến tử vong mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con cái, hiện nay, 15% trẻ em Gia Bình bị suy dinh dưỡng. Do vậy, rất cần đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ- trẻ em. Trong khi đẩy mạnh việc giáo dục cho phụ nữ biết nuôi dạy con theo phương pháp khoa học thì cũng cần phải có chính sách ở tầm quốc gia về nâng cao dinh dưỡng cho trẻ em, phụ nữ. 2.3.3 Sức khoẻ tinh thần. - Đời sống văn hoá nghèo nàn: Nếu như trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống vật chất của người dân nói chung và người dân ở nông thôn nói riêng đã được cải thiện khá tốt thì đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn lại chưa tương xứng với quá trình tăng trưởng kinh tế đó, nếu không nói là còn nghèo nàn. Sự đơn điệu trong đời sống văn hoá, thiếu nơi vui chơi giải trí, hội họp sinh hoạt, thiếu thông tin thời sự chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế là hiện tượng dễ thấy ở nhiều vùng nông thôn hiện nay. Đời sống văn hoá nông thôn nghèo nàn là một lý do thúc đẩy thanh niên dời bỏ nông thôn, 50% thanh niên được khảo sát ở Nam Hà có nguyện vọng ra đi vì họ cho rằng ở quê buồn chán Trong bối cảnh đó, lao động nữ nông thôn do đảm nhận cả hai vai trò quan trọng là sản xuất và tái sản xuất, nên họ ít có thời gian hưởng thụ văn hoá so với nam giới. Do vậy, xoá bỏ sự nghèo nàn trong đời sống văn hoá ở nông thôn là một yêu cầu bức thiết của sự nghiệp công nghiệp hoá nông thôn, làm điều đó cũng chính là đẩy mạnh việc truyền bá kiến thức về khoa học- kỹ thật, công nghệ mới đồng thời nâng cao được nhận thức của người dân nông thôn về Luật pháp, về lối sống văn hoá; hơn nữa còn ngăn chặn và loại bỏ những cái xấu( như: mê tín, cờ bạc, số đề, bói toán...) . Muốn vậy, cần có chính sách đầu tư thoả đáng để nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân ở các vùng nông thôn, phù hợp với đặc điểm vùng, miền và dân tộc, giới tính. Đồng thời, nam giới phải có trách nhiệm chia sẻ với phụ nữ các công việc gia đình để người phụ nữ nông thôn có thời gian nghỉ ngơi, thụ hưởng văn hoá-tinh thần trong cuộc sống hiện nay. - Áp lực do nam giới dời nông thôn: kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tự do di chuyển để tìm việc làm, kiếm sống. Điều này dẫn đến hiện tượng di cư của người dân từ nông thôn ra đô thị hoặc các khu công nghiệp để làm thuê , tăng thu nhập cho mình và cho gia đình họ. Với xu hướng nam giới “ly hương” như vậy, ở nông thôn chủ yếu chỉ còn lại phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi, mọi việc sản xuất, công việc gia đình dồn lên đôi vai người phụ nữ, tạo nên sức ép đối với người phụ nữ trong các hoạt động sản xuất, đời sống gia đình. Thực trạng này là một trở ngại rất lớn đối với phụ nữ nông thôn hiện nay, bởi vì về mặt sinh học phụ nữ yếu hơn nam giới, hơn nữa phụ nữ còn đảm nhận chính trong vai trò tái sản xuất. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn càng nhanh càng tốt để chẳng những giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ trong các hoạt động sản xuất và tái sinh sản mà còn nhằm thu hút nam giới trở về nông thôn “ly nông bất ly hương”, giảm xu hướng di cư ra đô thị. Tóm lại, mặc dù có những đóng góp lớn lao cho xã hội, trên thực tế phụ nữ nông thôn còn nhiều thiệt thòi và hiện đang đối mặt với những thách thức lớn, đó là: - Tình trạng lao động quá tải thường xuyên để bảo đảm đời sống gia đình. - Thiếu việc làm theo thời vụ và hiệu quả lao động chưa cao. - Thiếu thông tin và ít được tham gia hoạt động văn hoá, thể thao. - Ảnh hưởng của phong tục tập quán và sự ràng buộc trong quan hệ gia đình, làng xóm. - Cơ sở hạ tầng nghèo nàn, điều kiện ăn ở và vệ sinh môi trường thiếu bảo đảm - Gia đình đông con và phân công lao động bất hợp lý. Những vấn đề nổi cộm được nêu ở trên là một thực tế hiện đang tác động tới mọi người dân, cả nam giới cũng như phụ nữ ở nông thôn. Tuy nhiên với vị thế của mình phụ nữ nông thôn rõ ràng chịu tác động mạnh hơn, thiệt thòi lớn hơn so với nam giới và đặc biệt là so với phụ nữ ở thành thị. Thực trạng này đã thu hút sự quan tâm của chính quyền các cấp và được đưa vào giải quyết từng bước trong các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 2.3.4 Về chuyên môn kỹ thuật. Cho dù, phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng có tỷ lệ biết đọc, biết viết khá cao. Với mặt bằng học vấn như vậy là tiền đề thuận lợi cho họ trong việc học hỏi, tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, vốn học vấn đó chưa phát huy được nhiều và trong bối cảnh lao động ở nông thôn hiện nay có một thực trạng đáng lo ngại: hầu hết phụ nữ nông thôn thiếu chuyên môn, chưa được đào tạo về kỹ thuật. Trong khi ở Gia Bình tỷ lệ chung của những công nhân được đào tạo là thấp - dưới 10%, tỷ lệ phụ nữ được đào tạo về kỹ thuật thậm chí còn thấp hơn. Các em gái tiếp cận với giáo dục tiểu học thực tế ngang bằng với các em trai, nhưng sự tham gia của các em gái giảm xuống ở các vùng nghèo và dân tộc thiểu số so với người nghèo ở các vùng khác, ở cấp 2 và cấp 3 (VLSS 1998). Rất ít phụ nữ theo đuổi việc học tập về nông nghiệp ở các trường dạy nghề, cao đẳng hoặc đại học. Về cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn, có 97% số lao động nữ ở nông thôn chưa qua đào tạo, từ 0,7 đến 0,8% có trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, số này lại tập trung làm việc trong các ngành giáo dục, y tế và quản lý nhà nước. Số cán bộ nữ hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật và kỹ thuật nông nghiệp chỉ có 943 người chiếm 0,04% lực lượng lao động nữ ở nông thôn . Đối với các cơ sở ngành/nghề nhìn chung trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của các chủ hộ/cơ sở ngành nghề còn thấp. Tỷ lệ không có chuyên môn kỹ thuật khá cao, đặc biệt đối với các nữ chủ hộ chuyên và hộ kiêm, tỷ lệ không biết chữ (3,8-5,9%), tỷ lệ không có chuyên môn kỹ thuật (72,5% và 86,5%). Bảng 2.17: Các đặc trưng của chủ hộ/cơ sở ngành nghề nông thôn Hộ/cơ sở Nữ Tuổi Trình độ văn hoá Trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) % trung bình Không Lớp biết chữ học (%) Không CMKT Công nhân KT Trung học CN Cao đẳng Đại học 44 - 9.3/12 35.63 48.13 6.88 9.38 43 - 9.4/12 57.89 21.05 10.53 10.53 41.5 1.6 8.6/12 68.1 23.6 5.5 2.8 3.8 7.7/12 72.5 20.6 4.6 2.3 1.3 8/12 75.0 20.2 2.9 1.9 5.9 6.7/12 86.5 9.8 3.0 0.7 Cơ sở trong đó nữ 11.9 Hộ chuyên trong đó nữ 16.7 Hộ kiêm trong đó nữ 43.3 10.9 Nhìn từ trình độ chuyên môn kỹ thuật, chúng ta thấy một điểm nổi bật: 16,9 triệu/19,5 triệu (86,7%) lao động nữ không có chuyên môn kỹ thuật. Trong số có chuyên môn kỹ thuật thì 2,6 triệu/19,5 triệu (13,3%) có trình độ sơ cấp/học nghề trở lên và 1,7 triệu/19,5 triệu (8,7%) có bằng công nhân kỹ thuật. Nếu xem xét theo các vùng, ta thấy sự khác biệt rõ nét về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ. Quá trình chuyển đổi theo hướng thị trường những năm gần đây đã thực sự giải phóng lao động và lao động nữ ở nông thôn ra khỏi những ràng buộc của cơ chế kế hoạch tập trung, nhưng chưa thực sự giải phóng họ khỏi những ràng buộc của thể chế và tập quán của nền kinh tế truyền thống, cùng với những giới hạn và thiếu hụt cả về năng lực và điều kiện của lao động nữ trong sản xuất, kinh doanh. Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn lao động ở nông thôn nói chung và lao động nữ nói riêng trong sản xuất vẫn còn dựa vào thói quen, kinh nghiệm và họ chưa tiếp cận nhiều với kỹ thuật mới, phương thức sản xuất mới theo cơ chế thị trường Đi lên theo con đường công nghiệp hoá không thể chỉ có nhiệt tình và sự chịu khó, cần cù, mà còn cần một yếu tố quan trọng hơn: kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn. Sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn không thể thành công nếu người dân ở nông thôn chỉ có kinh nghiệm được tích luỹ theo năm tháng mà thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới Với phụ nữ nông thôn hiện nay, trong qúa trình sản xuất kinh doanh, họ có một ưu điểm nổi bật là sự khéo léo, sự tính toán giỏi giang và thành đạt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi người, số thành công do được học hành, đào tạo chưa nhiều. Thiếu kiến thức về chuyên môn, khoa học kỹ thuật là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ nông thôn, trong đó có cả nữ thanh niên, lực lượng chủ chốt sẽ thực thi công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn trong những năm tới. Trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, nữ thanh niên nông thôn đóng vai trò rất quan trọng, chính thanh niên là lớp người có đủ khả năng và nghị lực thực hiện sự chuyển đổi có tính cách mạng và sâu sắc ở nông thôn. Vai trò của lớp trẻ thì quan trọng như vậy, song năng lực của họ - xét ở góc độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật thì chưa đáp ứng đượcTóm lại, lao động nữ nông thôn bên cạnh những ưu điểm: đông về số lượng, tỷ lệ biệt chữ khá cao, cần cù chịu khó ham học hỏi, song lại ít được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. Nhược điểm này sẽ là một hạn chế không nhỏ trong việc phát huy nguồn nhân lực nữ để phát triển nông thôn. 2.3.5 Sự khác biệt giới và bất bình đẳng giới trong lao động 2.3.5.1 Sự khác biệt giới trong sản xuất nông nghiệp Một trang trại cỡ trung bình ở Gia Bình thường có 2024 mét vuông đất để canh tác. Tuy nhiên, diện tích canh tác trang trại do nữ vận hành chỉ bằng 54% diện tích canh tác của các trang trại do nam giới vận hành. Trang trại do nữ vận hành không chỉ có tổng diện tích đất được canh tác thấp hơn so với trang trại do nam vận hành mà diện tích đất canh tác bình quân trên một thành viên trưởng thành trong hộ cũng thấp hơn, chỉ bằng 61% diện tích như vậy ở trang trại do nam vận hành. Nếu như khác biệt về tổng diện tích đất được canh tác có thể cắt nghĩa bằng khác biệt về nguồn lao động trưởng thành sẵn có ở hộ gia đình thì chênh lệch về diện tích bình quân đầu người lại không thể lý giải nổi. Khả năng tiếp cận hạn chế với đất nông nghiệp có nghĩa là các hoạt động kinh tế trong nông nghiệp kém đa dạng, gây ra hậu quả tiêu cực lớn trong vấn đề an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp. Nhưng thậm chí ngay cả khi các trang trại do nữ vận hành có xu hướng ít nguồn lao động hơn (vì số phụ nữ độc thân làm chủ hộ gia đình rất nhiều) và canh tác đất ít hơn những họ vẫn thực hiện thâm canh ở mức độ cao hơn so với nam giới - nếu đánh giá theo số giờ lao động của hộ gia đình bình quân trên một héc ta đất. Tuy vậy, lợi nhuận của trang trại do nữ vận hành chỉ bằng 62% lợi nhuận của trang trại do nam vận hành. Ở đây không có sự khác biệt nào đáng kể về mặt thống kê lợi nhuận bình quân trên một héc ta đất canh tác và bình quân theo giờ lao động của hộ gia đình. Lợi nhuận thấp chủ yếu là do diện tích đất canh tác ít. Quá trình cải cách kinh tế đã tạo ra những thay đổi căn bản đối với địa vị pháp lý của các trang trại, tổ chức, quản lý và sản xuất nông nghiệp, và đối với các thể chế xã hội ở nông thôn và các mối quan hệ gia đình. Địa vị của nữ nông dân và các mối quan hệ giới trong cộng đồng nông nghiệp cũng bị tác động bởi những thay đổi trong nền kinh tế rộng hơn. Nói rộng ra, những cải cách trong nông nghiệp trong những năm 2000 và 2001 đã tạo ra sự chuyển dịch từ hệ thống tập thể do nhà nước quản lý sang nền kinh tế hộ gia đình và tạo điều kiện cho hộ gia đình giữ lại lợi nhuận từ các hoạt động phụ trợ. Việc kinh doanh các đầu vào và đầu ra nông nghiệp đã được đơn giản hoá về quy định. Trang trại gia đình do vậy đã trở thành đơn vị sản xuất cơ bản và các nông dân cá thể bây giờ được trả công khác. Từ đầu những năm 90 mức sống của các hộ gia đình nông thôn đã được cải thiện mạnh mẽ do thu nhập nông nghiệp tăng lên và do việc đa dạng hoá các hoạt động cả nông nghiệp và phi nông nghiệp. Thu nhập nông nghiệp đã tăng mạnh 61% Với sự tan rã của hệ thống hợp tác xã, các dịch vụ như chăm sóc trẻ, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ miễn phí và việc sử dụng máy móc tập thể đã bị xoá bỏ hoặc thay thế bởi các dịch vụ trả phí. Điều này đã làm tăng sự trông cậy của gia đình vào phụ nữ về những nhiệm vụ sản xuất cũng như tái sản xuất. Khu vực nông nghiệp có thể vẫn là nguồn việc làm đáng kể nhất cho phụ nữ trong tương lai gần. Với sự đổi mới kinh tế, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động nông nghiệp đã tăng lên, hiện nay 69% lực lượng lao động nữ tham gia vào khu vực nông nghiệp, gồm trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi. Phụ nữ chiếm 54% lực lượng lao động nông nghiệp. Phụ nữ chiếm 92% những nghề mới trong nông nghiệp được tạo ra mỗi năm. Trong 5 năm qua, nam giới có xu hướng chuyển dịch từ việc làm nông nghiệp sang phi nông nghiệp, cả tự tạo việc làm và việc làm có tiền công. Phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực nông nghiệp và đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất lúa và chăn nuôi cũng như thuỷ lợi, chế biến lương thực và tiếp thị. Nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ cũng đảm nhận những nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp mà theo truyền thống do nam giới gánh vác và những nhiệm vụ mà trước đây do xã giao cho và do máy móc hoặc gia súc đảm nhiệm (UNIFEM 2000). Mặc dù phụ nữ đóng góp đáng kể vào sản xuất nông nghiệp, họ vẫn thu nhập ít hơn nam giới, thường là đối với cùng một loại hình công việc. Đổi mới kinh tế tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động có năng suất cao và tăng thu nhập. Tuy nhiên, việc thiếu kỹ năng nói chung, trình độ công nghệ thấp, giảm tiếp cận với tín dụng, hạn chế tiếp cận với đào tạo, cạnh tranh về những trách nhiệm đối với nhiệm vụ duy trì gia đình và tái sản xuất và ít có tiếng nói trong những quyết định căn bản của hộ gia đình gây cản trở nghiêm trọng đối với khả năng phụ nữ trở thành những nhà doanh nghiệp thành đạt. Đồng thời trong những năm tới, khu vực nông nghiệp sẽ càng không thể thu hút được con số ước tính hàng năm là 1,2-1,4 triệu người mới gia nhập thị trường lao động. Tiềm năng cho tiếp tục tăng năng suất nông nghiệp (như được chứng tỏ trong 10 năm qua) trong cơ cấu hiện nay của trang trại quy mô nhỏ cũng bị hạn chế. Điều này sẽ có nghĩa là những người mới gia nhập thị trường lao động hoặc sẽ tìm kiếm công việc trong khu vực doanh nghiệp nông thôn phi nông nghiệp nếu khu vực này phát triển tốt, hoặc chuyển ra thành phố. Những tác động về giới của việc chuyển dịch có khả năng xảy ra cần được hiểu kỹ lưỡng hơn. Điều quan trọng là phụ nữ sẽ không bị “kẹt” ở những khu vực có thù lao thấp cho sức lao động họ bỏ ra. Thông cáo số 37 CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1994 khẳng định rằng “việc phát triển đội ngũ cán bộ nữ tham gia vào công tác quản lý nhà nước và kinh tế xã hội là một yêu cầu quan trọng nhằm thực sự thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy hết khả năng của phụ nữ và nâng cao địa vị xã hội của họ”. Ở nông thôn, gần 84% hộ gia đình chăn nuôi một loại gia súc nào đó. Là một hoạt động tạo thu nhập và là phương tiện tích luỹ tài sản nhằm giảm bớt khả năng dễ bị tổn thương, chăn nuôi là một phần đáng kể trong danh mục các hoạt động tạo thu nhập của một hộ gia đình nông thôn. Tính trung bình, phụ nữ đóng góp tới 71% nguồn lực để duy trì hoạt động chăn nuôi trong gia đình; rõ ràng, trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp đây là một hoạt động tạo thu nhập gắn với nữ giới nhiều nhất. Đối với trẻ em cả trai và gái trong độ tuổi tiểu học thì chăn nuôi là hoạt động tạo thu nhập chủ yếu. Nhưng khi chúng trưởng thành và có sức khoẻ thì số giờ lao động dành cho chăn nuôi lại giảm đi, chủ yếu ở nam giới. Phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 55 dành cho chăn nuôi 30% tổng số sức lao động nông nghiệp, trong khi đó nam giới chỉ dành có 20%. Ở khu vực nông thôn, phụ nữ thường có xu hướng làm nghề nông hơn nam giới có cùng trình độ học vấn. Tính chất mùa vụ của lao động nông nghiệp dẫn đến thu nhập thấp và không ổn định và điều này tác động chủ yếu đến người phụ nữ. Thị trường lao động thành thị tạo nhiều cơ hội việc làm đa dạng hơn để phụ nữ có trình độ học vấn cao lựa chọn. Tuy nhiên, nếu so sánh với nam giới có cùng trình độ học vấn thì số phụ nữ đảm nhiệm những vị trí quản lý cấp cao hoặc hành chính ít hơn nhiều, phụ nữ thường được tuyển vào ngành sư phạm. 2.3.5.2 Về tiền lương, thu nhập Theo số liệu điều tra, tiền công lao động làm thuê của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp chỉ bằng 58,7% so với nam giới, bằng 58,6% với giá trị ngày công trung bình trả cho lao động công nghiệp nông thôn và bằng 62,4% giá trị ngày công trong các hoạt động dịch vụ nông thôn. Thu nhập của lao động nữ ở Gia Bình còn thấp kém. Tính chung trong toàn vùng 17% số lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế chỉ có thu nhập dưới mức 120.000đ/tháng, 54,2% có thu nhập từ 120.000 đến 30.000 đ/tháng; chỉ có 5,8% đạt mức thu nhập từ 400.000 đến 500.000 đ/tháng. Tình trạng thu nhập của lao động trong vùng còn thể hiện thấp kém hơn nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đặc biệt là ở vùng gò đồi và núi cao nghèo khó. Tại khu vực nông thôn 23,5% lao động có mức thu nhập dưới 120.000 đ/tháng; 59,3% có thu nhập bình quân từ 120.000 đến 300.000 đ/tháng. trên vùng gò đồi và núi cao 43% lao động có mức thu nhập dưới 120.000đ/tháng; 40,5% thu nhập từ 120.000-300.000 đ/tháng; số có thu nhập từ 400.000 đến 500.000 đ/tháng ước khoảng 1,7% Cùng với những khác biệt giữa việc làm và thu nhập, đời sống tinh thần và vật chất của phụ nữ khu vực thành thị và nông thôn đang có những khoảng cách và ngày một doãng xa. trong khu vực đô thị, 100% số xã phường được dùng điện và có nước sạch, còn ở vùng gò đồi và núi cao cho đến nay chỉ có 37% số xã có điện và chừng 3,5% dân cư được dùng nước sạch. Đất hẹp, người đông và thiếu việc làm buộc phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo phải chấp nhận bất cứ công việc nào miễn là có thu nhập. Nhiều phụ nữ đã phải làm thêm giờ hoặc làm cả những công việc nặng nhọc, độc hại đối với bản thân. Bên cạnh đó, do giá trị ngày công của lao động nữ rẻ mạt nên tình trạng thuê mướn, bóc lột và lợi dụng lao động nữ đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng ở nhiều nơi. Hiện tượng lao động nữ làm thuê trong nông nghiệp không phải là mới. Có tới 30,1% hộ gia đình nông dân điều tiết lao động dư thừa của mình bằng làm thuê. Một số nông dân phải đi làm thuê do thiếu hoặc không có ruộng đất. Điều đáng chú ý là số lượng lao động làm thuê thường xuyên ở một số vùng có xu hướng gia tăng. Trong số những người làm thuê thì phụ nữ làm thuê thường bị trả công thấp, bị lợi dụng và lệ thuộc vào người thuê. Họ thường rơi vào những hoàn cảnh éo le như làm kiệt sức, gia đình ly tán, không hoàn thành nghĩa vụ nộp sản phẩm. Thiếu việc làm và việc làm có giá trị ngày công thấp, nhất là so với ở đô thị đã làm dòng người từ nông thôn đổ về thành thị kiếm việc làm ngày một đông. So với nam giới tuy chưa nhiều, song số lượng phụ nữ nông thôn rời làng ra phố có xu hướng tăng lên cùng với sự gia tăng nhu cầu lao động giản đơn với giá rẻ ở thành phố. Về xu hướng này một điều tra cho thấy có tới 70% trong tổng số 815 phụ nữ nông thôn được hỏi muốn con trai mình ra thành thị tìm việc làm. Đối với con gái tỷ lệ là 68% 2.3.5.3 Về tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông Mặc dù đóng vai trò chủ đạo trong nông nghiệp, phụ nữ có xu hướng được tiếp nhận các dịch vụ khuyến nông ít hơn nam giới. Phụ nữ chỉ chiếm 25% số học viên tham gia các chương trình huấn luyện về chăn nuôi và 10% số học viên trong các chương trình về canh tác (MARD 1998: 21; MARD 1999: 34). Hoạt động khuyến nông có xu hướng không đáp ứng những nhu cầu của phụ nữ vì nhìn chung nó tập trung vào những lĩnh vực, khu vực và loại hình hoạt động mà phụ nữ có vẻ ít được tham gia, ví dụ khuyến khích chăn nuôi ít được chú ý hơn khuyến khích canh tác. Các loại hình khuyến nông thường lãng quên bước tiếp cận ở quy mô nhỏ và đầu vào thấp mà các loại hình này rất phù hợp với phụ nữ và nông dân nghèo. Một trong những hoạt động khuyến nông phổ biến nhất là giới thiệu các cây giống và vật nuôi mới. Điều này cần đến các yếu tố đầu vào. Người nông dân nghèo và nhiều phụ nữ khác không có các yếu tố đầu vào này. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ khuyến nông còn thiếu và hầu như không có phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực này. Một kỹ thuật phổ biến khác - mô hình trình diễn được tiến hành với sự kết hợp với các nông dân làm ăn giỏi. Họ có diện tích đất rộng, có vốn và kỹ năng. Những nông dân là phụ nữ và người nghèo thiếu đất, vốn cần tham gia vào và học hỏi từng những mô hình trình diễn. Tương tự các dịch vụ khuyến nông cho chăn nuôi gia súc thường tập trung vào tiêm phòng thông thường, kiểm tra và chống bệnh dịch và tư vấn nông dân sử dụng các loại giống lai hơn là lựa chọn con giống, thức ăn địa phương và cách phòng bệnh. Hơn thế nữa, các dịch vụ khuyến nông gần như không đưa ra những hướng dẫn về chế biến và tiêu thụ nông sản mà người phụ nữ thực hiện chính. * Không chỉ có sự bất bình đẳng về lương, về tiếp cận tới các dịch vụ khuyến nông mà sự nhìn nhận đánh giá của xã hội về sự đóng góp của lao động nữ trong nông nghiệp cũng còn chưa công bằng. Một minh chứng: mỗi kỳ đại hội hoặc đại hội thi đua ở các cấp, các ngành thường rất ít phụ nữ được tham dự. Tại Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội (10-91998) trong số 194 đại biểu nông dân từ mọi miền đất nước về dự Hội nghị chỉ có 7 đại biểu là phụ nữ mặc dù chúng ta biết rất rõ rằng còn có rất nhiều phụ nữ sản xuất, kinh doanh giỏi. Hiện tượng này cho thấy, một mặt là sự đánh giá không đầy đủ và thiếu quan tâm của xã hội về sự cống hiến của phụ nữ trong nông nghiệp; mặt khác phụ nữ Việt Nam - nhất là phụ nữ nông thôn - thường nhường nhịn, hy sinh vì chồng, vì con. Như lời ông Nguyễn Đức Triều- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: "Không phải nữ nông dân sản xuất, kinh doanh không giỏi, mà nhiều khi ngược lại là khác. Nhưng khi gia đình được bình xét là hộ sản xuất giỏi, được đi dự Hội nghị thì chị em thường nhường nhịn, để chồng đi dự" Như trên đã trình bày, bên cạnh những đóng góp to lớn của lao động nữ nông thôn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn (cả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp) thì chúng ta cũng nhận thấy không ít những khó khăn mà người lao động nữ đang phải đối mặt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Những khó khăn đó bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Với bản thân người phụ nữ, hạn chế dễ nhận thấy là điều kiện sức khoẻ và trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn trong nền kinh tế chuyển đổi, tâm lý tiểu nông, chưa có tác phong công nghiệp cùng với gánh nặng vai trò mà họ đang đảm nhận trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất và tái sản xuất. Khó khăn khách quan cần phải kể đến trước hết là còn có sự thiếu công bằng giới trong một vài chính sách xã hội hiện nay. Thực tiễn cho thấy một số vấn đề nảy sinh cần được các nhà tạo lập chính sách đưa ra hướng giải quyết. Cũng cần nhận thấy rằng, còn có những trở ngại từ di sản truyền thống, đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Đó chính là những vật cản trên con đường phát triển của lao động nữ nông thôn, nó hạn chế việc phát huy năng lực của họ trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.4 Một số phương thức việc giải quyết vệc làm ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. 2.4.1 Làng nghề tre thủ công ở Xuân Lai. Người dân Xuân Lai - Gia Bình luôn tự hào về nghề tre của mình. Không ai nhớ chính xác nghề đã có từ bao giờ, nhưng theo những cụ cao tuổi trong làng, nghề chắc phải có từ vài trăm năm trước vì khi họ lớn lên đã thấy cả làng làm thợ. Thời ấy, các cụ tự tay mày mò, sáng tạo để làm ra các đồ dùng chủ yếu để phục vụ sinh hoạt trong gia đình và dùng cho sản xuất nông nghiệp như: đan thúng, rổ, rá, làm chõng tre, giường, tràng kỷ... với nhiều nét hoa văn độc đáo. Có lẽ, với truyền thống sản xuất đồ tre gia dụng lâu đời như vậy nên niềm đam mê nghề nghiệp đã thấm sâu vào tâm hồn của mỗi người thợ Xuân Lai. Thợ ở đây không có phường hội, không có khoán ước, không giữ bí mật. Mọi người học tập lẫn nhau, con nối nghiệp cha, đời này qua đời khác thành nghề cổ truyền bên cạnh nghề nông truyền thống. Trải qua biết bao những thăng trầm, nhiều lúc nghề sản xuất đồ tre gia dụng ở đây tưởng không thể tồn tại trước sự xuất hiện hàng loạt của các sản phẩm đồ gia dụng sản xuất công nghiệp bằng nhựa hay gỗ ép... Không chịu để nghề truyền thống bị mai một, những người thợ tâm huyết ở Xuân Lai đã ngày đêm mày mò nghiên cứu để đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm thuần chất tre của mình. Và sản phẩm tre hun khói với nhưng gam màu đen bóng tự nhiên đã ra đời đem lại những vẻ đẹp độc đáo trong trang trí nội thất, tôn vinh sắc đẹp tự nhiên, được người tiêu dùng hết sức ưa chuộng. Để có được những sản phẩm hun khói đẹp là cả một kỳ công. Sau khi khai thác, tre trúc thường được ngâm dưới ao vài tháng để tránh mối mọt, đồng thời tăng độ dẻo dai. Trước khi được vớt lên, tre được nắn thẳng và xếp vào lò hun bằng rơm trộn đất sét. Lò chỉ có khói, không có lửa và được trát kín nhiều ngày đêm. Tuỳ thuộc vào màu sắc yêu cầu, thời gian hun được điều chỉnh phù hợp: nếu là màu nâu thời gian sẽ ngắn hơn trong khi màu đen bóng yêu cầu thời gian hun dài hơn và có thể phải hun nhiều lần hơn. Tạo được màu sắc mong muốn đã khó, việc sử dụng nguyên liệu tre đã hun để tạo thành các vật dụng lại càng yêu cầu tính sáng tạo và sự khéo léo của người thợ Xuân Lai. Có biết bao các sản phẩm đã được tạo ra, từ các loại bàn, ghế, xích đu, giường, tủ, kệ sách báo... đến các loại bình phong, đèn, khay ... với các kiểu dáng và kích thước khác nhau. Tất cả đều được người thợ Xuân Lai làm một cách kỹ lưỡng tạo nên sự chắc chắn và vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp mộc mạc của chất liệu tre hun, vẻ đẹp mang nét hoài cổ mà không đâu có được. Đặc biệt, những người thợ Xuân Lai đã sáng tạo những "mành tranh" chỉ có hai sắc vàng và nâu đen khá nhã nhặn bằng kỹ thuật cạo tinh trên chất liệu tre hun. Họ đã thổi hồn cái dân dã, chất dân tộc của dòng tranh Đông Hồ vào tranh tre với những chủ đề như vinh hoa phú quý, tùng cúc trúc mai, tích kiểu, tố nữ, bát tiên... hay tạo nên những bức tranh mang nội dung hiện đại... Giờ đây, các sản phẩm tre gia dụng hun khói của Xuân Lai đã có mặt ở các cửa hàng lớn tại Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh... và là xu hướng trang trí nội thất của nhiều công trình nghệ thuật. Tre hun Xuân Lai cũng là sản phẩm được khách hàng trên thế giới ưa chuộng như Nhật, Mỹ, Đài Loan hay thị trường các nước Châu Âu. Cái nét hoài cổ của tre hun Xuân Lai sẽ còn mãi là niềm đam mê của bạn bè khắp nơi trên thế giới. 2.4.2 Nghề đan mây tre ở Du Tràng. Thôn Du Tràng có 360 hộ thì hơn 100 hộ làm nghề đan mây tre. Hộ mới vào nghề cũng được 8 năm; nhiều hộ có “thâm niên” 30 năm. Ông Nguyễn Đình Đà, 58 tuổi, làm nghề đã hơn 20 năm, tâm sự: “Nghề này thu nhập không cao, nhưng có việc làm thường xuyên kể cả người già, trẻ em đều có thể làm được, trung bình mỗi ngày thu nhập từ 20 đến 30 nghìn đồng/ người”. Nghề đan mây tre nơi đây bắt đầu từ những năm 1980 khi trong làng có một vài người dân đi làm thuê ở Hà Tây trước kia, mang nghề về làng. Ban đầu chỉ đan những dụng cụ phục vụ sinh hoạt trong gia đình như: Rổ, rá, thúng, nong, nia… Đến nay, các sản phẩm được đa dạng hơn. Từ những nguyên liệu mây, tre, nứa thô sơ, bằng đôi bàn tay khéo léo của người thợ đã biến thành những chiếc giỏ, bình, đĩa đựng hoa đủ các kích cỡ, màu sắc đẹp và tinh xảo. Để hoàn thiện một chiếc giỏ hoa phải mất 4, 5 công đoạn từ chẻ nan, đặt đáy, đan, quấn miệng. Mỗi sản phẩm làm ra tuỳ theo từng kích cỡ mà có giá khác nhau: loại nhỏ nhất 2 đến 3 nghìn đồng chiếc; giỏ đựng lẵng hoa to từ 5 đến 10 nghìn đồng chiếc. Mỗi ngày, với người đã làm quen tay có thể hoàn thành từ 30 đến 40 sản phẩm theo dây chuyền, mỗi tháng thu nhập bình quân từ 600 đến 900 nghìn đồng/ người. Để tiếp tục nhân rộng và phát huy nghề đan mây tre, đầu năm 2008 địa phương đã thành lập HTX Toàn Phong cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm. HTX thường xuyên phối hợp với các Trung tâm dạy nghề của tỉnh, huyện về dạy nghề cho các xã viên. Qua một thời gian đào tạo, đến nay HTX đã có 100% xã viên biết nghề, trong đó 80% đã sản xuất được sản phẩm đạt chất lượng đúng theo yêu cầu. Hiện, HTX mây tre đan xuất khẩu Toàn Phong đã đi vào sản xuất với nhiều mặt hàng như: khay đựng trầu, giỏ, làn, đĩa, bình, mâm hoa quả, ... Vừa qua, HTX đã xuất một lô hàng gần 2.000 sản phẩm các loại, thu về hơn 10 triệu đồng. Nghề này có thể làm vào thời gian nông nhàn, mỗi năm xã viên chỉ làm 8 tháng, còn lại lo việc đồng áng. Nhiều xã viên nhận nguyên liệu về cho người thân trong gia đình mình cùng làm vào buổi tối, kể cả trẻ em hay người già. Thời gian tới, HTX Toàn Phong tiếp tục mở thêm nhiều lớp đào tạo mới đáp ứng nhu cầu của người dân. Ngoài ra, HTX sẽ chủ động tìm đầu mối trực tiếp thu mua nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm không qua trung gian, nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho xã viên. Với thuận lợi như hiện nay sản phẩm làm ra đến đâu đều được tiêu thụ đến đấy, nên HTX đặt kế hoạch từ nay đến cuối năm sẽ sản xuất nhiều mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng. Theo chị Nguyễn Thị Thinh, Chủ nhiệm HTX Toàn Phong thì khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là mặt bằng sản xuất, bên cạnh đó vấn đề vốn cũng khiến cho làng nghề gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để hợp nhất khâu bao tiêu sản phẩm và duy trì phát triển nghề mới ở nông thôn, chính quyền địa phương cần có những chính sách cụ thể hỗ trợ kịp thời, đặc biệt mặt bằng sản xuất, vấn đề vốn, thị trường… nhằm tạo điều kiện cho nghề đan mây tre phát triển ổn định, giúp người dân có việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. 2.4.3 Giúp hội viên phát triên kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở Đại Bái. Những năm qua, cùng với các hoạt động nhằm củng cố, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, Hội Phụ nữ xã Đại Bái (Gia Bình) còn đẩy mạnh các phong trào thi đua giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình, no ấm - bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc. Xác định hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo làm nhiệm vụ trọng tâm, Hội Phụ nữ xã Đại Bái đã đã xây dựng kế hoạch thực hiện gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, phối hợp với ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, khai thác các nguồn vốn, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế, chú trọng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm... Để giúp chị em tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, Hội đã đứng ra khai thác các nguồn vốn ưu đãi cho hội viên vay đầu tư phát triển sản xuất. Trong năm 2010, Hội đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện được gần 1,5 tỷ đồng cho 124 hội viên vay; với Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT được 4 tỷ đồng cho 180 hộ vay. Để các hội viên được vay sử dụng vốn đúng mục đích, hội chú trọng hướng dẫn và quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay. Nhờ đó, hầu hết các hội viên được vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao. Hội còn phối hợp với các cơ quan, Trạm khuyến nông huyện… thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT về chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản cho các hội viên. Trong năm 2010, Hội đã phối hợp tổ chức được 9 buổi tập huấn chuyển giao KHKT cho 1.016 lượt người tham gia; tổ chức 2 cuộc hội thảo về thuốc bảo vệ thực vật cho hơn 500 lượt hội viên tham gia. Ngoài việc tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi, Hội còn tích cực tuyên truyền, vận động và khuyến khích những hội viên có điều kiện kinh tế khá giúp những chị em khó khăn để phát triển kinh tế. Trong năm 2010, Hội đã vận động được 216 hội viên có điều kiện kinh tế khá giúp 219 hội viên thiếu vốn sản xuất với tổng số tiền là 263 triệu đồng. Có sự giúp đỡ về vốn, lại được trang bị các kiến thức trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh... hội viên ở các chi hội cơ sở đã tìm được hướng sản xuất hợp lý, mang lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó, xuất hiện ngày càng nhiều gương phụ nữ sản xuất, kinh doanh giỏi. Đến nay, toàn xã có 27 hộ mô hình kinh tế giỏi do phụ nữ làm chủ hộ cho thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm. Điển hình như các chị: Nguyễn Thị Lan, Trần Thị Dung phát triển kinh tế trang trại VAC; Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Hệ sản xuất kinh doanh đồ đồng… Không chỉ giúp đỡ các hội viên phát triển kinh tế, Hội còn đẩy mạnh các phong trào thi đua nhằm hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình “no ấm - bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc”. Trong năm 2010, 100% hội viên, tương ứng với 1.513 hộ đăng ký tham gia thực hiện gia đình 4 chuẩn mực “no ấm bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc”. Qua bình xét có 1.219 gia đình hội viên đạt tiêu chuẩn trên, đạt 85,3%, tăng 3% so với năm 2009. Nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ, hội viên có kiến thức để chăm lo hạnh phúc gia đình Hội đã phổ biến sâu rộng tới tất cả các hội viên kiến thức về chăm sóc sức khỏe an toàn thực phẩm, môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội. Trong năm 2010, Hội đã vận động được 1.427 lượt chị em dùng các biện pháp tránh thai; theo dõi và khám sức khỏe định kỳ cho 1.427 lượt hội viên, 637 chị được chữa bệnh miễm phí.... Qua thực tế hoạt động, đặc biệt là phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm đã thực sự tạo điều kiện và cơ hội tốt để các hội viên học hỏi lẫn nhau, phát triển kinh tế gia đình. Chị Hoàng Thị Thiềng, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết: “Có được kết quả trên là do cán bộ Hội đã bám sát cơ sở, nắm rõ tâm tư nguyện vọng của hội viên. Từ đó, có những biện pháp cụ thể để chị em tìm được hướng thích hợp, giúp chị em xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH Gia Bình, với gần 2 triệu dân, trong đó hơn 75% số dân sống ở nông thôn và hơn 60% số hộ thuần nông, về cơ bản, nước ta vẫn là nước nông nghiệp. Trong những năm qua, nhờ đổi mới, nông nghiệp và nông thôn đã thu được nhiều thành quả quan trọng, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực, đã đáp ứng đủ nhu cầu và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thành quả của đổi mới nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng góp phần tạo điều kiện cho nhiều ngành sản xuất và chế biến nông lâm, thuỷ sản như chè, cà phê, cao su, cây ăn quả, chăn nuôi, thuỷ sản... phát triển nhanh và đạt năng suất cao. Về thành tựu của công cuộc đổi mới phát triển kinh tế - xã hội qua 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII (1996-2000), Đảng ta đã đánh giá như sau: “Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hằng năm 5,7% so với mục tiêu đề ra 4,5-5%, trong đó nông nghiệp tăng 5,6%, lâm nghiệp 0,4%, ngư nghiệp 8,4%. Cơ cấu mùa vụ đã chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu có năng suất cao ổn định. Các loại giống lúa mới đã được sử dụng trên 87% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân hằng năm trên 1,6 triệu tấn; lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 360 kg năm 1995 lên trên 444 kg năm 2000. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị đất nông nghiệp tăng từ 13,5 triệu đồng/ha năm 1995 lên 17,5 triệu đồng/ha năm 2000. Chăn nuôi tiếp tục phát triển. Sản lượng thịt lợn hơi năm 2000 ước trên 1,4 triệu tấn, bằng 1,4 lần so với năm 1995. Nghề nuôi, trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển khá. Sản lượng thuỷ sản năm 2000 đạt trên 2 triệu tấn so với mục tiêu kế hoạch 1,6-1,7 triệu tấn; xuất khẩu đạt 1.475 triệu USD. Những thành tựu đạt được nêu trên là kết quả thực hiện các chính sách đổi mới về phát triển nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường. Từ những nghiên cứu của mình các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước nhận xét rằng: Trong thập kỷ tới, phát triển nông thôn vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào tăng trưởng nông nghiệp, khi vẫn chưa có được những điều kiện cơ bản cho một quá trình công nghiệp hoá nông thôn trên diện rộng. Phát triển công nghiệp trong nông nghiệp sẽ giúp giảm bớt khoảng cách này. Tuy vậy, giải quyết việc làm nông thôn vẫn phụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp hộ gia đình dựa trên cơ sở các nguồn lực địa phương cũng như sự phát triển của các ngành tiểu, thủ công nghiệp làng bản trong tầm trung hạn. Vì thế, phát triển nông thôn có tầm quan trọng to lớn đối với chiến lược phát triển đất nước. Điều này được thể hiện rất rõ trong các Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Vị trí quan trọng của nông thôn trong chiến lược phát triển đất nước được khẳng định lại tại Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khoá VIII): “Sự phát triển nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. 3.1 Lao động nữ trong chiến lược phát triển nông thôn. 3.1.1 Chiến lược phát triển nông thôn đến năm 2010. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta trong giai đoạn 2001-2010 như sau: “Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương. Phấn đấu đến năm 2005 thu nhập bình quân của nông dân gấp 1,7 lần so với hiện nay; không còn hộ đói, giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất và tăng nhanh lúa đặc sản, chất lượng cao. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 dự kiến 37 triệu tấn, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Phát triển chăn nuôi, dự kiến năm 2005 sản lượng thịt hơi các loại khoảng 2,5 triệu tấn. Hướng chính là tổ chức lại sản xuất, khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật; trao đổi nông sản hàng hoá ở nông thôn.... Đảm bảo an toàn xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở nông thôn Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,8%/năm. Đến năm 2005, ngành nông nghiệp chiếm khoảng 75-76% giá trị sản xuất toàn ngành; lâm nghiệp khoảng 5-6%; thuỷ sản khoảng 19-20%”. Những nội dung định hướng trên đây cho thấy xu hướng biến đổi cơ cấu lao động ngành nghề ở nông thôn sẽ diễn ra ngày một nhanh và với phạm vi rộng. Điều này sẽ tác động đến phụ nữ nông thôn - là chủ thể của các hoạt động kinh tế ở địa bàn nông thôn - trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự tác động này sẽ thể hiện rõ khi quá trình “chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất, nông nghiệp và kinh tế nông thôn” diễn ra và phụ nữ là người chịu tác động của quá trình này nhiều hơn so với nam giới. Nguyên nhân là phụ nữ nông thôn phải đảm nhận chủ yếu những hoạt động liên quan đến canh tác, trồng trọt, chăn nuôi. Sự tác động này với phụ nữ sẽ có mặt tích cực và không tích cực. Mặt tích cực, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn có được môi trường hoạt động kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước. Trong bối cảnh này, phụ nữ sẽ học hỏi và phát huy được những năng lực tiềm tàng của mình trước những biến đổi xã hội. Mặt không tích cực, do một số hạn chế (nhất là về chuyên môn kỹ thuật, về kinh nghiệm quản lý...) sẽ là trở ngại đối với phụ nữ trong quá trình thích ứng với sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Thiếu kinh nghiệm quản lý, khiến phụ nữ gặp khó khăn trong việc quản lý kinh tế, điều hành các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất chuyên ngành nghề. Không có chuyên môn kỹ thuật là một trở ngại đối với phụ nữ khi tham gia vào các ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ. 3.1.2 Vị trí của lao động nữ trong việc thực hiện các chiến lược phát triển nông thôn. Nghị quyết 10 của Đảng ra ngày 5/4/1982 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản cơ chế quản lý nông nghiệp nông thôn Việt Nam: sức lao động được giải phóng, người nông dân tự chủ trong sản xuất, hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, hợp tác xã đóng vai trò phục vụ đắc lực cho kinh tế hộ. Hiện nay, thực hiện Luật hợp tác xã năm 1996, ở các vùng nông thôn Việt Nam đang diễn ra quá trình chuyển đổi cơ cấu, thành lập hợp tác xã theo mô hình mới, phát triển chương trình tín dụng nông thôn nông nghiệp để giúp nông dân xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất hàng hoá. Phụ nữ nông thôn đã được tạo thêm các điều kiện về kinh tế bình đẳng hơn so với giai đoạn trước đây. Ngoài việc tham gia các hợp tác xã hiện có tại địa phương, các hộ nông dân có thêm cơ hội tham gia các tổ/nhóm phụ nữ tín dụng, tiết kiệm của Hội phụ nữ, chi hội “sản xuất kinh doanh giỏi” của Hội Nông dân, các cơ sở của Hội Khuyến nông, Hội làm vườn,... Các mô hình trang trại hiện đang phát triển mạnh. Hệ thống dịch vụ sản xuất và sinh hoạt mở ra ngày càng đa dạng. Sự chuyển đổi đó tạo cơ hội mới cho phụ nữ nông thôn có thêm việc làm được trả lương. Trên thực tế, phụ nữ nông thôn ngày nay là lực lượng chủ yếu tham gia ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ và buôn bán nhỏ. Trong thời gian nông nhàn, phụ nữ thường đổ ra thành thị kiếm việc làm tăng thu nhập. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế rõ ràng đã tạo thêm cho phụ nữ các cơ hội tham gia hoạt động kinh tế và các điều kiện tốt hơn để bảo đảm đời sống gia đình. Theo dự báo của các nhà nghiên cứu dân số, trong vòng 20 năm nữa, phụ nữ trong độ tuổi lao động vẫn luôn chiếm khoảng 50% dân số trong độ tuổi lao động của nước ta. Điều này nói lên tầm quan trọng của lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (xem bảng) Bảng 3.1: Phụ nữ trong độ tuổi lao động tại thời điểm 1/4/1979, 1/4/1989, 1/4/1999 và dự báo năm 2009, 2019 (nghìn người) Tổng số Trong đó Nữ % 1/4/1979 25699.0 13158.0 51.2 1/4/1989 33599.8 17134.0 51.1 1/4/1999 43909.9 21935.5 49.95 Dự báo 2009 55959.4 27429.4 49.0 Dự báo 2019 60121.9 28844.1 47.97 Nguồn: Tổng cục thống kê (2002), Số liệu thống kê dân số và kinh tếxã hội Việt Nam 1975-2001 Tầm quan trọng của phụ nữ trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn được thể hiện không chỉ ở chỗ phụ nữ là người thực hiện và đảm nhiệm chủ yếu công việc sản xuất trong nông nghiệp; mà còn thể hiện ở việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa nông nghiệp thoát khỏi độc canh cây lúa tạo nên bước nhảy thần kỳ chưa từng có trong lịch sử về sản xuất lương thực, đưa Việt Nam đứng vào vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới. Bên cạnh đó, phụ nữ còn có vai trò không nhỏ trong việc đa dạng hoá ngành, nghề ở nông thôn. Với những phẩm chất riêng của nữ giới (sự khéo léo, chăm chỉ, chịu khó, biết tính toán...) phụ nữ có ưu thế hơn nam giới trong phát triển các làng nghề truyền thống; trong lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như ở lĩnh vực dịch vụ xã hội. Mặt khác, phụ nữ còn có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn thông qua các hoạt động giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Những thành tựu của việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển phụ nữ. Nhờ đó, phụ nữ nông thôn dần dần được giải phóng khỏi những lao động vất vả và bận rộn trong sản xuất nông nghiệp và trong lao động gia đình. Máy làm đất, máy tuốt lúa, máy xay xát thóc gạo, cắt gọt khoai sắn, chế biến các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp,... đang được sử dụng tương đối phổ biến trong các hộ gia đình và nhất là ở các trang trại thuộc các vùng nông thôn nước ta. Những tiện nghi gia đình phục vụ công việc nội trợ không chỉ phổ biến ở các đô thị mà cả ở nhiều vùng thị trấn, thị tứ và nông thôn, đã đỡ đần rất nhiều cho người phụ nữ trong lao động nội trợ - chăm sóc. Cũng cần nhận thấy rằng, trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, phụ nữ đã và đang cố gắng để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Và thành tựu nổi bật của sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung đã ghi nhận sự đóng góp to lớn của họ. Tuy nhiên, với điều kiện sống và lao động hiện nay, người phụ nữ ở các vùng nông thôn đang phải đương diện với những vất vả trong việc thực hiện đa vai trò trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.2 Những quan điểm chủ yếu. 3.2.1 Nâng cao vai trò lao động nữ ở nông thôn là bộ phận của chiến lược phát triển con người Phát triển con người có nghĩa là đầu tư vào phát triển tiềm năng của con người như giáo dục, y tế, kỹ năng... để con người có thể làm việc một cách sáng tạo và có năng suất cao nhất. Phát triển vì con người là bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế mà con người tạo ra phải được phân phối rộng rãi và công bằng. Phát triển cho con người là hướng vào việc tạo cho con người có cơ hội tham gia mọi hoạt động của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội). Do vậy, phát triển con người còn có ý nghĩa là mở rộng những lựa chọn của con người để hướng tới cuộc sống mà họ coi trọng; chính vì vậy phát triển có ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế là cái chỉ đóng vai trò phương tiện- cho dù là một phương tiện rất quan trọng- để mở rộng sự lựa chọn của con người. Nhưng để mở rộng cơ hội lựa chọn cho mỗi con người thì điều quan trọng là xây dựng năng lực của con người, được hiểu là một tập hợp những thứ mà con người có thể làm được hay có thể trở thành trong cuộc đời. “Những khả năng cơ bản nhất của phát triển con người là có thể đạt được một cuộc sống mạnh khoẻ, có tuổi thọ cao, có tri thức, có thể tiếp cận với các nguồn lực cần thiết cho một cuộc sống đầy đủ và có khả năng tham gia vào đời sống của cộng đồng. Không có những khả năng này, sẽ không có nhiều sự lựa chọn và nhiều cơ hội trong cuộc sống sẽ không thể tiếp cận được” Với tư cách là chủ thể xã hội, con người tham gia sự phát triển sản xuất vật chất. Chính sản xuất vật chất và tái sản xuất con người là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, con người ngày càng hoàn thiện mọi mặt, càng có nhu cầu tham gia tổ chức, quản lý xã hội và sự phát triển của bản thân mình. Con người, một khi được thoả mãn những nhu cầu đó, sẽ có đóng góp to lớn, trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội. Muốn vậy, con người phải được hoàn thiện mọi mặt, được đặt vào vị trí trung tâm. Mọi chiến lược phát triển đều phải hướng vào con người, vì con người là tài sản quý báu của quốc gia. Đây là mối quan hệ biện chứng. Muốn phát triển, phải dựa vào con người. Mặt khác, đích cuối cùng của chiến lược phát triển là vì con người, phục vụ con người, tạo ra sự phát triển và mức sống vật chất, tinh thần phong phú và văn minh hơn. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được nếu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp và gắn liền với sự phát triển con người, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng và công bằng xã hội. Thực hiện đồng bộ điều đó, con người mới phát huy được mọi mặt, khơi dậy sức sáng tạo và tiềm năng, thể hiện đầy đủ vai trò quyết định của mình đối với xã hội và lịch sử nhân loại. Như vậy, con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình phát triển xã hội và là sản phẩm của xã hội, thể hiện trình độ phát triển của xã hội. Phát triển con người cần chú trọng đến phát triển phụ nữ. Bởi vì, như chúng ta đã thấy, phụ nữ có vai trò rất to lớn trong sự phát triển xã hội, trước hết là trong các hoạt động sản xuất và tái sản xuất. Do vậy, một khi phụ nữ được phát triển thì chính là xã hội cũng phát triển và ngược lại nếu xã hội ít quan tâm đến phát triển phụ nữ thì xã hội cũng sẽ chậm phát triển. Đây là mối quan hệ biện chứng về giới và phát triển. 3.2.2 Nâng cao vai trò lao động nữ nông thôn không chỉ là sự nghiệp của riêng phụ nữ Gia đình, cộng đồng và xã hội cần tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển, không chỉ là sự tham gia ngày càng nhiều của nữ giới trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội để họ đạt được bình đẳng như nam giới trong quá trình phát triển và không còn phải lệ thuộc vào nam giới, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ có cơ hội học hỏi, nâng cao hiểu biết về văn hoá-xã hội và luật pháp, không còn sự mặc cảm, tự ty trước nam giới trong đời sống xã hội. Muốn vậy, cần chuyển từ nhận thức sang hành động việc coi vai trò tái sinh sản (cả về con người sinh học và con người xã hội) do người phụ nữ đang gánh vác không còn là vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân mà phải xem đó là một nhiệm vụ xã hội hết sức quan trọng, chỉ có được quan niệm và hành động như vậy mới đánh giá đúng vai trò và sự cống hiến của người phụ nữ trong quá trình phát triển của xã hội và từ đó mới có thể tạo điều kiện cho người phụ nữ phát triển thực sự. Những điều mà Ph. Ăng ghen đã viết cách đây hơn một thế kỷ vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự: “Sự giải phóng phụ nữ, địa vị bình đẳng của người phụ nữ với nam giới là không thể có được và mãi mãi không thể có được chừng nào mà người phụ nữ vẫn còn bị gạt ra ngoài lao động xã hội có tính chất sản xuất và còn phải khuôn mình trong lao động tư nhân của gia đình. Chỉ có thể giải phóng được người phụ nữ khi người phụ nữ có thể tham gia sản xuất trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ phải làm công việc trong nhà rất ít. Nhưng chỉ có với nền đại công nghiệp hiện đại, là nền công nghiệp không những thu nhận lao động của phụ nữ trên quy mô lớn, mà còn trực tiếp đòi hỏi phải có lao động phụ nữ và ngày càng có xu hướng biến lao động tư nhân của gia đình thành một ngành công nghiệp công cộng thì mới có thể thực hiện được điều nói trên. Trong điều kiện như vậy, người phụ nữ mới được phát triển theo đúng nghĩa của thuật ngữ này, theo đó mọi người phải được tự do thực hiện những lựa chọn và tham gia vào các quá trình ra quyết định ảnh hưởng đến đời sống của mình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: lao động ở nước ta đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo lại càng thấp, nhất là phụ nữ ở các vùng nông thôn. Vì thế, chính sách đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động cần ưu tiên phụ nữ. Ưu tiên đào tạo lao động nữ chính là nhằm đạt được mục tiêu phổ cập về chuyên môn đối với người lao động, đồng thời tạo cơ hội cho việc hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Theo tôi, với phụ nữ ở các vùng nông thôn, bên cạnh việc trang bị kiến thức để cho họ trở thành những phụ nữ nông dân của nền nông nghiệp hiện đại, có khả năng tiếp cận thị trường; ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật như áp dụng IPM, gieo sạ bằng máy thẳng hàng, bón phân theo bảng so màu lá lúa,... vừa tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi vừa bảo đảm an toàn lương thực và bảo vệ môi trường sinh thái, thì cần chú ý đào tạo chuyên môn cho phụ nữ để phát triển các ngành, nghề truyền thống, lĩnh vực mà phụ nữ có nhiều phẩm chất thuận lợi hơn nam giới trong sản xuất ở lĩnh vực này. Mặt khác, kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần ưu tiên đào tạo phụ nữ, vì họ là lực lượng quan trọng trong quản lý kinh tế hộ, quản lý các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Để xây dựng giai cấp nông dân, trong đó phụ nữ chiếm số đông, ngang tầm công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là chủ thể của nền nông nghiệp mới, bên cạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cần triển khai phát triển mạnh mẽ hơn việc dạy nghề sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển các làng nghề truyền thống và thương mại - dịch vụ, ưu tiên các nghề liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản. Để làm được điều này, nhà nước cần có những chính sách riêng về đào tạo nghề cho nông dân nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống dạy nghề để lao động nông nghiệp được đào tạo nghề và trở thành lực lượng hùng hậu có tri thức khoa học, kỹ năng sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới. Làm được những điều đó, chính là tạo nên đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn và tay nghề cao ở các vùng nông thôn; vì vậy sẽ tạo nên những sản phẩm kinh tế có gía trị cao do sự khác biệt giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn, như C.Mác đã từng chỉ ra: “lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn”. Cùng sản xuất một loại sản phẩm như lao động phức tạp có hàm lượng chất xám cao sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế hơn rất nhiều so với sản phẩm của lao động giản đơn. 3.3 Các giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của lao động nữ nông thôn Gia Bình trong thời gian tới. 3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cho lao động nữ. 3.3.1.1 Về học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Khu vực nông thôn thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ, hiểu biết, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh. Những quy định, chính sách của nhà nước chưa được phổ biến và giải thích đủ rõ và đủ sâu cho dân cư nông thôn để họ có thể quyết định các vấn đề liên quan tới tổ chức kinh doanh và sản xuất kinh doanh. Nhiều luật pháp và pháp lệnh quan trọng có ảnh hưởng lớn tới tổ chức và vận hành các hoạt động kinh doanh như Luật Lao động, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty, Pháp lệnh về kế toán,... vẫn chưa được nhiều người biết tới và hiểu rõ. Các thủ tục liên quan tới việc tổ chức kinh doanh cũng trong tình trạng tương tự. Tình trạng người có tay nghề, có khả năng kinh doanh bỏ nông thôn ra thành thị vẫn tiếp tục diễn ra. Một số địa phương đã tìm cách khắc phục tình trạng này bằng cách tạo các điều kiện thuận lợi về thủ tục kinh doanh, về địa điểm để thu hút các nhà kinh doanh ở các đô thị chuyển về nông thôn và đã thu được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên nếu xét về mặt kinh tế thì trên mặt bằng chung hiện nay, những ưu tiên dành cho các doanh nghiệp khi họ chuyển về nông thôn là chưa đủ sức hấp dẫn. Một ước tính không chính thức đưa ra tỷ lệ cán bộ làm công tác khuyến nông trên hộ nông dân là 1:50.000 hộ. Từ trước tới nay các cán bộ khuyến nông mà 25% trong số họ là phụ nữ đã được khuyến khích để vận động nông dân thực hiện những mục tiêu sản xuất do Trung ương định ra. Thực tế, nếu cán bộ khuyến nông mong muốn xuống xã gặp nông dân thì họ gặp khó khăn do không có trợ cấp, thiếu phương tiện đi lại. Dịch vụ khuyến nông đặc biệt yếu trong việc đáp ứng những nhu cầu thông tin của phụ nữ, các nhóm bị thiệt thòi, đặc biệt ở những nơi xa xôi hẻo lánh và các dân tộc thiểu số. Để cải thiện việc tiếp cận và liên quan tới dịch vụ khuyến nông đối với phụ nữ, theo chúng tôi cần chú ý: Đào tạo vấn đề giới cho cán bộ trong các cơ quan nhà nước và tổ chức nhân dân. Cần phát triển các công cụ và hướng dẫn trong công tác kế hoạch hoá có tính nhạy cảm về vấn đề giới. Xây dựng khả năng của các nhóm cộng đồng và những nhà lãnh đạo là phụ nữ trong việc tham gia vào các hoạt động xây dựng kế hoạch, trong việc quản lý các chương trình cộng đồng và trong việc tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp. Cũng cần khuyến khích thiết lập những mạng lưới để sao cho những người nông dân, nhóm nông dân tổ chức của nhân dân và các hợp tác xã có thể đối thoại và học hỏi lẫn nhau. Đặc biệt cần phải quan tâm đào tạo về quản lý các nguồn lực cho nữ giới cũng như các nhóm cộng đồng và làng xã. Tăng cường sự tham gia của nữ nông dân vào đào tạo khuyến nông, đặc biệt là trong chăn nuôi, định ra chỉ tiêu về sự tham gia của phụ nữ trong các chương trình đào tạo thường kỳ, xây dựng các chương trình đào tạo thêm đặc biệt là cho nữ nông dân. Cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ cho các học viên để hạn chế những cản trở đối với sự tham gia của phụ nữ Tăng cường sự tham gia của các em gái và phụ nữ vào đào tạo hướng nghiệp nông nghiệp. Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với cơ hội việc làm phi nông nghiệp thông qua việc coi họ là đối tượng để phổ biến thông tin về luật doanh nghiệp mới, đào tạo kỹ năng phát triển kinh doanh và đào tạo nghề, tiếp cận với vốn vay chính thức với mức vốn cao hơn. Tăng cường việc đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp của phụ nữ nhằm đưa ra các hàng hoá có giá trị cao hơn như cây ăn quả, nấm, cá, gia cầm và các mặt hàng được được chế biến. Cung cấp những hỗ trợ cần thiết về tín dụng, phân tích thị trường và đào tạo cho các hoạt động đó. Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với các công nghệ nông nghiệp phù hợp với cấp hộ gia đình gồm công nghệ sau thu hoạch và chế biến lương thực Tăng cường công luận về vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp thông qua các trường học, chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng. 3.3.1.2 Về sức khoẻ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sức khoẻ phụ nữ hiện nay đáng lo ngại, nhất là ở khu vực nông thôn, dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực: “Đến năm 2010, Gia Bình bổ sung trang thiết bị và dụng cụ y tế, tăng cường thuốc thiết yếu để đáp ứng kỹ thuật cao hơn về phòng bệnh và chữa bệnh”. Sức khoẻ rất quan trọng đối với người phụ nữ không chỉ vì nó cần cho các hoạt động sản xuất, mà nó còn quan trọng, cần thiết cho việc thực hiện các vai trò khác của giới như: vai trò sinh sản và nuôi dưỡng, vai trò cộng đồng... Sức khoẻ yếu kém sẽ không đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất mà công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi, đó là chưa kể việc sẽ khó khăn trong việc xây dựng một cuộc sống bền vững và một gia đình hạnh phúc nếu người phụ nữ luôn đau ốm. Chú ý đến nâng cao sức khoẻ cho phụ nữ nói chung và phụ nữ ở các vùng nông thôn nói riêng, cần tập trung vào sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Thực hiện chức năng sinh sản, người phụ nữ hiện đang đương đầu với những gánh nặng về dân số - kế hoạch hoá gia đình do quan niệm của nam giới và thiếu sự chia sẻ của họ trong vấn đề này. Bên cạnh đó, điều kiện và chất lượng dịch vụ về dân số - kế hoạch hoá gia đình chưa đáp ứng tốt, dẫn đến những lo ngại về sức khoẻ của phụ nữ khi tỷ lệ nạo, hút thai cao, số lần mang thai và sinh nở nhiều. Số liệu cho thấy 5 tai biến sản khoa (băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, sản giật, uốn ván và vỡ tử cung) là những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mẹ. Và phần lớn những nguyên nhân tử vong này sẽ tránh được nếu phụ nữ đi khám thai đầy đủ và sinh đẻ tại các cơ sở y tế. Vì thế, quan tâm đến chất lượng dân số trong phát triển không thể coi nhẹ vấn đề sức khoẻ sinh sản và quyền sinh sản của phụ nữ ở nông thôn. Cần nâng cao chất lượng dịch vụ sức khoẻ cộng đồng, nâng cao trách nhiệm của nam giới và sự chia sẻ của họ trọng lĩnh vực sức khoẻ sinh sản nói riêng và chăm sóc sức khoẻ nói chung. Bên cạnh đó, cần chú ý cải thiện môi trường lao động và sinh hoạt. Người phụ nữ ở nông thôn với gánh nặng của công việc sản xuất và gia đình, cùng với điều kiện sống chưa đầy đủ lại phải đương diện với vấn đề ô nhiễm môi trường, càng làm tăng thêm nguy cơ về sức khoẻ. Theo chúng tôi, bên cạnh những chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nhằm nâng cao mức sống người dân, cần chú trọng đến công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chú ý đến sự phát triển con người trong quá trình phát triển bền vững, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sản xuất và sinh hoạt, trong lĩnh vực này, phụ nữ lại là lực lượng chủ đạo. Chúng tôi tán đồng với ý tưởng của các nhà khoa học y tế về việc thành lập Vụ sức khoẻ nông thôn để chăm lo sức khoẻ cho người dân. Với tên gọi này, Vụ sẽ có nhiều khả năng phối hợp với các ngành khác trong việc giải quyết các vấn đề sức khoẻ cho người dân ở nông thôn. Bởi vì gần 80% người dân Gia Bình sinh sống ở nông thôn và khoảng 90% người nghèo sống ở nông thôn, việc thành lập Vụ sức khoẻ nông thôn sẽ thúc đẩy quá trình nâng cao và phát triển sức khoẻ cho cư dân ở khu vực nông thôn và đem lại cân bằng trong chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo trong đó đa số là phụ nữ. 3.3.2 Nhóm giải pháp phát huy năng lực của lao động nữ 3.3.2.1 Chính sách kinh tế - xã hội. Để phát huy tốt năng lực của lao động nữ nông thôn cần có những chính sách kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp, tạo điều kiện khơi dậy được những tiềm năng, phẩm chất quý giá của phụ nữ. Chính sách xã hội nông thôn không phải là một chính sách xã hội thuần nhất mà là một tập hợp các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề rất phức tạp ở nông thôn. Nó chỉ được giải quyết một cách triệt để khi nó kết hợp thực hiện đồng bộ một cách hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo mục tiêu xây dựng một nông thôn mới, thực sự dân chủ, công bằng, làm cho mọi người ở nông thôn có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, bảo đảm đời sống bền vững và thực hiện một xã hội nông thôn văn minh hiện đại. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, các chính sách xã hội ở vùng nông thôn càng có ý nghĩa quan trọng để góp phần xoá bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư ở nông thôn và tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn phát triển. Những chính sách xã hội nông thôn như: chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách lao động-việc làm, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình, chính sách ruộng đất, chính sách tín dụng, chính sách đào tạo và chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ vi sinh vào nông thôn... có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của phụ nữ. Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến 2 trong nhiều chính sách kinh tế - xã hội nói trên. 3.3.2.2 Chính sách về quyền sử dụng đất của phụ nữ nông thôn Điều 18 Hiến pháp 1992 quy định: Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng cố định lâu dài và người dân được quyền chuyển sử dụng đất theo quy định của pháp luật. theo quy định của Luật đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP năm 1993 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân, không phân biệt nam nữ, được nhận đất ổn định lâu dài để sản xuất khi có một trong các điều kiện là nhân khẩu thường trú, người đang đi học - đi nghĩa vụ quân sự hoặc người sống bằng nghề nông. Về đất ở có quy định bổ sung cho các số chị em phụ nữ tuổi trên 30 nhỡ thì quá lứa muốn ra ở riêng cũng được cấp đất riêng. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối năm 2010 có trên hộ gia đình ở nông thôn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Phần lớn các giấy này do cả vợ và chồng đứng tên hoặc do người chồng đứng tên với sự thoả thuận trước đó của người vợ với tư cách người chủ sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở. Có 12,7% phụ nữ đứng tên các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà với tư cách là các chủ hộ gia đình, thường là độc thân hoặc goá chồng. Trong quá trình giao đất ở nông thôn Việt Nam vừa qua, người phụ nữ cũng được xem xét bình đẳng như nam giới: được giao đất sử sụng lâu dài để làm nhà ở và sản xuất, được thực hiện đầy đủ cả 5 quyền trên diện tích đất được giao là quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế. Tuy nhiên, thực tiễn còn một số vấn đề nảy sinh cần được các nhà làm chính sách nghiên cứu đưa ra hướng giải quyết. Thí dụ, nhiều phụ nữ khi đi lấy chồng không còn được gia đình bố mẹ đẻ cho sử dụng đất cũ và cũng không được nhà chồng giao đất mới. Phụ nữ thường ít được hưởng đất thổ cư của cha mẹ để lại do tư tưởng trọng nam khinh nữ và phong tục tập quán lâu đời của các gia đình, họ tộc Việt Nam. 3.3.2.3 Chính sách tín dụng. Điều 376 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: “Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân và hộ gia đình vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ”. Theo tinh thần này thì Hội phụ nữ có quyền bảo lãnh bằng tín chấp cho phụ nữ vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Phụ nữ nông thôn được hưởng chính sách tín dụng chung của nhà nước quy định cho nông dân vay không cần thế chấp với số tiền 1 triệu đồng với cơ chế cho vay thông qua các tổ phụ nữ tiết kiệm, tổ tương trợ của nhân dân theo tinh thần Nghị định 14-CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ. Hiện có khoảng 50% phụ nữ nông thôn đã được vay tín dụng với mức lãi suất thấp. Các hộ nghèo và hộ do phụ nữ làm chủ hộ được Nhà nước ưu tiên cho vay từ ngân hàng phục vụ người nghèo và quỹ hỗ trợ nông dân đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật và cách thức sản xuất. Với phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, Hội phụ nữ đã quyên góp được 70 tỷ VNĐ cho 26 vạn phụ nữ nghèo vay làm vốn sản xuất. Trong 5 năm từ 1992 đến 1997, Hội phụ nữ được Nhà nước phân bổ 23 tỷ VNĐ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đã tạo thêm 14 vạn chỗ làm cho phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ nông thôn vẫn có nhu cầu được đáp ứng nhiều hơn nữa về tín dụng, và đặc biệt là hỗ trợ về công nghệ và thị trường để sử dụng vốn vay có hiệu quả. 3.3.2.4 Ảnh hưởng của một số chính sách kinh tế - xã hội khác đối với phụ nữ. Đổi mới là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước và đang được tiếp tục thực hiện. Trong lĩnh vực kinh tế, đổi mới được thể hiện ở các chính sách kinh tế: chính sách đầu tư, chính sách khoa học-công nghệ, chính sách giáo dục-đào tạo, chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân, các chính sách về lao động và việc làm, chính sách xoá đói giảm nghèo... Những năm qua, các chính sách kinh tế - xã hội đó đã góp phần nâng cao địa vị của người phụ nữ trong gia đình, đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trong gia đình và địa vị của người phụ nữ trong xã hội. Một trong những đặc điểm của các chính sách kinh tế là không phải lúc nào cũng nêu trực tiếp đối tượng cụ thể của chính sách. Vấn đề giới, phụ nữ cũng không được đặt ra với quan niệm cho rằng chính sách kinh tế là của chung cho mọi đối tượng, nam cũng như nữ. Ngoài ra, không ít các nhà hoạch định chính sách cho rằng phụ nữ và giới là vấn đề xã hội, nằm ngoài phạm vi quan tâm của các chính sách kinh tế. Các số liệu và sự kiện đã nêu chứng tỏ chính sách kinh tế có tác động to lớn đối với phụ nữ như thế nào, đặc biệt trên những lĩnh vực như việc làm, vốn, thu nhập... Con người mà chính sách hướng tới chưa ở đâu và bao giờ lại là con người “chung chung” mà ngược lại, luôn luôn có những đặc điểm cụ thể về giới, dân tộc, học vấn, địa vị xã hội... Một chính sách có khả năng đi vào cuộc sống nhanh nhất là một chính sách đáp ứng tốt nhất những nhu cầu cụ thể và thiết thực của các nhóm đối tượng đặt ra. Điều đó giải thích vì sao các chính sách kinh tế cần quan tâm đến vấn đề xã hội, trong đó có khía cạnh giới mà mỗi chính sách kinh tế khi ban hành cần cân nhắc đầy đủ đến những tác động khác nhau có thể tạo ra cho phụ nữ và nam giới. Điều này cho thấy việc thực hiện chính sách trên thực tế không hoàn toàn như trên văn bản. Sự bình đẳng giới có thể bị vi phạm bởi tác động của nhiều yếu tố. Việc hoạch định các chính sách kinh tế do vậy cần được tiến hành với nhận thức cao hơn về quyền lợi của phụ nữ để hạn chế tối đa các kẽ hở cho các hiện tượng lợi dụng chính sách, vi phạm nguyên tắc công bằng giới. Đại hội Đảng lần thứ IX - lần đầu tiên trong lịch sử các đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam - đã đưa vào Văn kiện đại hội thuật ngữ giới. Khi đề cập đến vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân: “Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệc bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người Mẹ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tư tưởng về bình đẳng giới, một lần nữa lại được Đảng ta khẳng định trong quan điểm phát triển “Thiết thực chăm lo sự bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ”. 3. 4. Các giải pháp còn lại trong phần đề cương liên quan đến Gia Bình (tự làm) 3. 4. Các giải pháp còn lại trong phần đề cương liên quan đến Gia Bình (tự làm) KẾT LUẬN Từ những nghiên cứu đã được trình bày trên đây, tôi rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, phụ nữ nông thôn có vai trò rất to lớn trong các hoạt động kinh tế-xã hội, trong việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai... Tuy nhiên, do những định kiến xã hội, do sức khoẻ thể lực kém, học vấn tay nghề thấp... nhiều tiềm năng của phụ nữ nông thôn chưa được khai thác, phát huy. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm, thậm chí kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Gia Bình. Bởi vậy, khai thác và phát huy tiềm năng của phụ nữ nông thôn là vấn đề cấp thiết. Thứ hai, phụ nữ nông thôn Gia Bình có những đặc trưng của phụ nữ nông thôn Việt Nam, đồng thời còn có những đặc điểm riêng do những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội quy định. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến lao động nữ nông thôn Gia Bình. Qúa trình đổi mới đã tác động mạnh mẽ, tạo điều kiện phát triển phụ nữ và lao động nữ nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phát triển lao động nữ ở nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn; còn nhiều tiềm năng của lao động nữ nông thôn chưa được khai thác, phát huy. Nguyên nhân có nhiều, trong đó các chính sách kinh tế-xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng. Thứ ba, phát triển lao động nữ ở nông thôn là một nội dung phát triển con người, là điều kiện thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn. Phát triển lao động nữ ở nông thôn không chỉ là công việc của riêng phụ nữ, mà là công việc của toàn xã hội. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp này. Các chính sách kinh tế-xã hội của nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sự nghiệp phát triển phụ nữ nói chung, lao động nữ ở nông thôn nói riêng. Do đó, mỗi chính sách cần phải cân nhắc những tác động về giới. Thứ tư, phát triển lao động nữ ở nông thôn chính là phải nâng cao năng lực cho phụ nữ bằng việc nâng cao học vấn và chuyên môn kỹ thuật, nâng cao sức khoẻ (bao gồm cả sức khoẻ sinh sản), thể lực cho phụ nữ nông thôn. Phát triển lao động nữ ở nông thôn còn là phải phát huy năng lực của phụ nữ nông thôn. Sự nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam là sự nghiệp giải phóng và phát triển con người. Những thành tựu của qúa trình đổi mới đã tạo ra những tiền đề cực kỳ quan trọng thực hiện sứ mệnh đó. Chính vì vậy, có thể nói rằng chưa bao giờ phụ nữ Gia Bình nói chung, phụ nữ nông thôn Việt Nam nói riêng lại có điều kiện thuận lợi để phát triển như ngày nay. Vấn đề còn lại chính là bản thân phụ nữ phải khai thác tận dụng được những cơ hội đó để phát triển. Với những truyền thống rất tốt đẹp, với những khả năng và điều kiện hiện tại, chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng rằng phụ nữ nông thôn đủ sức vượt qua những thách thức, phát triển chính mình, thực hiện được trách nhiệm đối với đất nước và dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ, Giới và Phát triển, NXB Phụ nữ, Hà Nội 2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2000), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, Kết quả điều tra mẫu, NXB Thế giới, Hà nội 3. Báo Nhân Dân (8/12/2001), Thông tin về công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn 4. Báo Nhân dân (27/10/2002), Chị Bình chăn nuôi giỏi 5. Đỗ Thị Bình (chủ biên) (1997), Những vấn đề chính sách xã hội với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Bộ lao động - thương binh và xã hội (2002), Niên giám thống kê Lao động - thương binh và xã hội 2001, NXB Lao động xã hội, Hà nội 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), Các ngành nghề nông thôn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 8. Nguyễn Văn Bích-Chu Tiến Quang (chủ biên) (1999), Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà nội 9. Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (2001), Báo cáo phát triển con người 2001, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 10.Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Báo cáo quốc gia lần thứ hai về tình hình thực hiện công ước Liên hiệp quốc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), NXB Phụ nữ, Hà nội 11.Cục chế biến nông-lâm sản và ngành nghề nông thôn (1997), “Một số kết quả ban đầu về điều tra ngành nghề nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 228 (5), tr. 50-59 12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 14.Hội Đồng dân số (1997), Sản xuất, sinh sản và phúc lợi gia đình - Phân tích mối quan hệ giới trong hộ gia đình Việt Nam, Hà nội 15.Phạm Thị Thu Hằng (2002), Tạo việc làm tốt bằng các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 16.Thu Hà (2001), “Giới và công việc được trả lương ở Căm pu chia”, Tạp chí Phụ nữ và Tiến bộ, số 3(28) 17.Tương Lai (1991), “Thử gợi lên một số vấn đề về gia đình, dân số và sự phát triển nông thôn”, Tạp chí Xã hội học, số 4 (1991) 18.Vũ Mạnh Lợi (1991), “Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ”, Những nghiên cứu Xã hội học về gia đình Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 19.C.Mác-Ph. Ăng-ghen (1984), Tuyển tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà nội 20.Ngân hàng thế giới (1998), Thúc đẩy phát triển nông thôn Việt Nam: Từ viễn cảnh tới hành động. Báo cáo cho Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 7-8/12/1998, Hà Nội 21.Ngân hàng thế giới (2001), Đưa vấn đề Giới vào phát triển, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 22.Nguyễn Văn Phúc (1997), “Công nghiệp nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Cộng sản số 1 23.Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh (Chủ biên) (1998), Giáo trình kinh tế lao động, NXB Giáo dục, Hà Nội 24.Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Đỗ Nhật Tân (chủ biên) (1996), Nghiên cứu chính sách xã hội nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 25.Lê Đình Thắng (chủ biên) (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 26.Hoàng Bá Thịnh (2002), Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 27.Trần Văn Thọ (chủ biên) (2000), Kinh tế Việt Nam 1955-2000, NXB Thống kê, Hà Nội 28.Nguyễn Kim Thuý (2000), "Phụ nữ nông thôn Việt Nam", Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, NXB Thế giới, Hà Nội 29.Nguyễn Kim Thuý (2000), "Phụ nữ Việt Nam trong khu vực kinh tế phi chính thức", Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, NXB Thế giới, Hà Nội 30.Tổng cục Thống kê (2000) Số liệu về phát triển xã hội ở Việt Nam thập kỷ 90, NXB Thống kê, Hà Nội 31.Tổng cục thống kê (2002), Số liệu thống kê dân số và kinh tế xã hội Việt Nam 1975-2001, NXB Thống kê, Hà Nội 32.Lê Ngọc Trọng (2000), “Chăm sóc sức khoẻ người nghèo”, Tạp chí Cộng sản (18), trang 41-44. 33.Trung tâm nghiên cứu khoa học lao động nữ (1997), Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 34.Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (1997), Kết quả nghiên cứu dự án Sản xuất, sinh sản và hạnh phúc gia đình, Hà Nội 35.Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (2001), Phụ nữ - Sức khoẻ và Môi trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 36.Nguyễn Văn Trung (chủ biên) (1998), Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để công nghiệp hoá hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 37.Đào Thế Tuấn (1993), “Kinh tế hộ gia đình của nông dân”, Tạp chí Xã hội học, số 4 38.Lê Thị Nhâm Tuyết (1975), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 39.Lê Thị Nhâm Tuyết (chủ biên) (2000), Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, NXB Thế Giới, Hà Nội 40.Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Phân tích tình hình và đề xuất chính sách tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam ... v lao ng n v vic lm cho lao ng n nụng thụn Vit Nam Chng 2: Thc trng gii quyt vic lm cho lao ng n huyn Gia Bỡnh, tnh Bc Ninh Chng 3: Mt s gii phỏp nhm gii quyt vic lm cho lao ng n huyn Gia. .. trng cụng tỏc gii quyt vic lm cho lao ng n huyn Gia Bỡnh, tnh Bc Ninh t nm 2005 2010 xut nhng gii phỏp ch yu nhm gii quyt vic lm cho lao ng n huyn Gia Bỡnh, tnh Bc Ninh i tng v phm vi nghiờn cu... Gia Bỡnh, tnh Bc Ninh Chng 1: VI NẫT V LAO NG N V VIC LM CHO LAO NG N NễNG THễN VIT NAM 1.1 c im ca lao ng n nụng thụn 1.1.1 Lao ng n nụng thụn chim t trng ln lc lng lao ng Lao ng n nụng thụn

Ngày đăng: 02/10/2015, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w