Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
116,5 KB
Nội dung
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Bộ môn Thị trường Bất động sản
Bài tập
Thị trường Bất động sản
Đề tài:
Phân tích nguồn cung bất động sản
Mục lục
Phần I: Tổng quan về thị trường Bất động sản
I, Khái niệm và đặc điểm bất động sản
1, Khái niệm
2, Đặc điểm
II, Khái niệm và đặc điểm của thị trường bất động sản
1, Khái niệm
2, Đặc điểm
Phần II: Phân tích nguồn cung bất động sản
I, Khái quát nguồn cung bất động sản
1, Khái niệm nguồn cung bất động sản
2, Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh
3, Điều kiện bất động sản được đưa vào kinh doanh
4, Đặc điểm cung bất động sản
II, Các nhân tố tác động đến nguồn cung bất động sản
1, Chính sách của Chính phủ
2, Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
3, Sự phát triển kết cấu hạ tầng
4, Sự phát triển khoa học công nghệ
5, Chi phí đầu vào
III, Các khu vực cung bất động sản
1, Khu vực nhà nước
2, Khu vực công ty
3, Khu vực dân cư
4, Vai trò của các khu vực cung bất động sản
Danh mục tài liệu tham khảo
Phần I: Tổng quan về thị trường bất động sản
I, Khái niệm và đặc điểm bất động sản
1, Khái niệm bất động sản
Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng.
Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các
quyền tài sản. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển
giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Tài sản bao gồm
nhiều loại, tùy theo tiêu thức phân chia khác nhau do nhu cầu quản lý và sử
dụng. Nhìn chung, tất cả các nước đều phân chia tài sản thành 2 loại là bất
động sản và động sản.
Điều 181 của Bộ Luật Dân sự nước ta quy định: “Bất động sản là các tài
sản không thể di dời được.” Như vậy, BĐS trước hết là tài sản, nhưng khác
với các tài sản khác là chúng không thể di dời được. Hay nói cách khác,
BĐS là đất đai và những vật thể tồn tại trên đất và chỉ có thể sử dụng trong
trạng thái không tách rời đất hoặc là những vật thể mà dịch chuyển sẽ bị hư
hại (tính chất, công năng, hình thái sẽ bị thay đổi) hoặc tốn nhiều công sức
và chi phí như các công trình kiến trúc, công trình lắp ghép…
Theo điều 181 của Bộ Luật Dân sự nước ta thì BĐS bao gồm:
- Đất đai:
+ Phải là đất không di dời được hoặc di dời được nhưng không đáng kể
(những đất đai di dời như đất trồng cây cảnh, đất làm vật liệu xây dựng
không phải là BĐS);
+ Phải là đất đai đã xác định được chủ quyền;
+ Đất đai đó phải được đo lường bằng giá trị (căn cứ vào số lượng và
chất lượng của đất đai đó).
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài
sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó:
+ Nhà cửa xây dựng cố định không thể di dời, hoặc di dời không đáng kể:
nhà ở, trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng… (những nhà bạt di
động của các gánh xiếc, các lâu đài làm bằng băng đá, các nhà nghỉ di động
trên xe lăn không phải là BĐS mà là các động sản, hoặc công cụ lao động);
+ Các công trình xây dựng công nghiệp, giao thông: như đường xá, cầu
cống, bến cảng, sân bay, bãi đỗ… được xây dựng gắn liền với đất đai;
+ Các tài sản khác gắn liền không thể tách rời với công trình xây dựng
đó: máy điều hòa trung tâm, các máy móc thiết bị điều khiển hoạt động của
công trình, các cây cảnh trồng cố định tạo cảnh quan cho công trình (những
tài sản có thể tháo dời mà giá trị công dụng của nó không thay đổi thì không
phải là BĐS như: máy điều hòa di động, các chậu cây cảnh trong vườn treo,
các tranh ảnh và thiết bị đồ dùng khác);
+ Các công trình đó phải có khả năng đo lường và lượng hóa thành giá trị
theo các tiêu chuẩn đo lường nhất định.
- Các tài sản khác gắn liền với đất đai:
+ Vườn cây lâu năm: bao gồm cả cây trồng và đất trồng cây;
+ Các công trình nuôi trồng thủy sản, cánh đồng làm muối;
+ Các công trình du lịch, vui chơi, thể thao…
+ Một số công trình khai thác hầm mỏ (hầm lò)…
+ Các tài sản khác do pháp luật qui định.
2, Những đặc điểm chủ yếu của BĐS
Thứ nhất, BĐS là hàng hóa có vị trí cố định về vị trí địa lý, về địa điểm
và không có khả năng di dời được. Đặc điểm này là do BĐS luôn gắn liền
với đất đai, mà đất đai có đặc điểm là có vị trí cố định và có giới hạn về diện
tích và không gian. Đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến thị trường BĐS, đến
kinh doanh BĐS. Do đó, vị trí của BĐS như địa điểm cụ thể, môi trường
kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý, cảnh quan, kết cấu hạ tầng… của hàng hóa
BĐS có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giá trị và giá cả BĐS.
Thứ hai, BĐS là loại hàng hóa có tính lâu bền. Tính lâu bền của hàng
hóa BĐS gắn liền với sự trường tồn của đất đai, loại tài sản do thiên nhiên
ban tặng không thể bị tiêu hủy (trừ một số trường hợp đặc biệt như: động
đất, núi lửa, sạt lở…). Mặt khác, các công trình xây dựng, công trình kiến
trúc và vật kiến trúc thường có tuổi thọ cao, có thể hàng trăm năm. Ngay
trong nông nghiệp, BĐS là vườn cây lâu năm cũng có thời gian tồn tại lâu
dài. Tuy nhiên tính lâu bền của hàng hóa BĐS rất khác nhau, tùy theo từng
loại BĐS cụ thể. Đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh,
đến đầu tư BĐS cũng như công tác quản lý, sử dụng BĐS.
Thứ ba, hàng hóa BĐS mang tính cá biệt và khan hiếm. Sở dĩ như vậy là
do sự khan hiếm và tính có hạn của diện tích bề mặt trái đất cũng như của
từng vùng, từng địa phương, từng khu vực, từng thửa đất. Tính phức tạp của
đất đai về địa hình, chất đất, vị trí, cảnh quan… đã tạo nên sự khan hiếm và
tính cá biệt của hàng hóa BĐS. Mặt khác, chính sự đa dạng trong ý tưởng
đến thiết kế xây dựng, chế tạo… của chủ đầu tư cũng như của các kiến trúc
sư, các công trình sư và các nhà thiết kế cũng tạo nên tính cá biệt (tính dị
biệt) của hàng hóa BĐS.
Thứ tư, hàng hóa BĐS mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã
hội. Nhìn chung hàng hóa đều có đặc điểm này, nhưng với hàng hóa BĐS thì
đặc điểm này nổi trội hơn. Sở dĩ như vậy là vì nhu cầu về BĐS ở mỗi khu
vực, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố tập
quán, thị hiếu và tâm lý xã hội, thậm chí còn bao gồm cả yếu tố tín ngưỡng,
tôn giáo, tâm linh của dân cư ở đó.
Thứ năm, hàng hóa BĐS chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Giữa các hàng hóa
BĐS có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau khá mạnh mẽ. Sự ra đời hay sự
hoàn thiện của hàng hóa BĐS này là điều kiện để ra đời hoặc mất đi, để tăng
them hoặc giảm bớt giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa BĐS kia. Thí dụ,
việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội sẽ làm tăng
vẻ đẹp, sự tiện lợi và giá trị của các công trình xây dựng trong khu vực. Sự
ra đời của một con đường mới sẽ dẫn đến sự ra đời của những tụ điểm dân
cư hay các khu công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ… bám theo trục
đường đó.
Thứ sáu, hàng hóa BĐS có chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật và
chính sách của Nhà nước. BĐS là loại tài sản quan trọng của mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc, mỗi cơ quan đơn vị cũng như của mỗi người dân. Các quan hệ
giao dịch về BĐS thường có tác động rất mạnh đến hầu hết những hoạt động
kinh tế và xã hội. Để tăng cường vai trò của mình, nhà nước phải quan tâm
hơn đến BĐS, do đó buộc phải ban hành nhiều văn bản pháp luật, chủ
trương, chính sách nhằm thực hiện việc quản lý chúng. Mặt khác, BĐS gắn
liền với đất đai mà đất đai, ở bất cứ quốc gia nào cũng có pháp luật về đất
đai và do đó, nhìn chung, BĐS chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật và
sự quản lý của Nhà nước.
Thứ bảy, hàng hóa BĐS phụ thuộc nhiều vào năng lực quản lý. Vì BĐS
thường có giá trị lớn và lâu bền, chịu hao mòn qua thời gian, gồm nhiều
chủng loại nên việc quản lý chúng khá phức tạp, do đó, đòi hỏi người quản
lý phải có năng lực cao và chi phí quản lý cũng phải cao hơn so với các hàng
hóa thông thường. Đặc biệt vấn đề đầu tư xây dựng các công trình xây dựng
rất phức tạp, vấn đề kinh doanh hay cho thuê đất đai, các công trình xây
dựng, nhà ở, văn phòng… cũng đòi hỏi cần có những nghiên cứu cụ thể và
chi phí cho quản lý cũng rất cao.
II, Khái niệm và đặc điểm của thị trường BĐS
1, Khái niệm thị trường BĐS
BĐS bao gồm nhiều loại khác nhau, song mọi BĐS đều gắn liền không
tách rời yếu tố đất đai. Do vậy, các đặc trưng của hàng hóa và thị trường đất
đai luôn là yếu tố đóng vai trò trọng tâm và chi phối toàn bộ hoạt động trong
thị trường BĐS. Do đó có thể hiểu về thị trường BĐS là nơi diễn ra các quan
hệ giao dịch về BĐS được thực hiện thông qua các quan hệ hàng hóa tiền tệ.
Thị trường BĐS là hợp phần bắt buộc của quá trình sản xuất hàng hóa
BĐS. Nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất
hàng hóa BĐS.
Thị trường BĐS là nơi tổng hòa các quan hệ trao đổi hàng hóa BĐS, tức
là quan hệ giao dịch giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và thực
hiện các quan hệ chuyển dịch về giá trị BĐS.
BĐS khác với hàng hóa ở chỗ chúng không chỉ được mua bán, mà còn là
đối tượng của nhiều giao dịch khác như cho thuê, thế chấp, chuyển dịch
quyền sử dụng. Do đó, thị trường BĐS hoàn chỉnh không thể chỉ là quan hệ
giữa người mua và người bán về BĐS mà còn là nơi diễn ra các giao dịch
liên quan đến BĐS như cho thuê, thế chấp, bảo hiểm và chuyển dịch quyền
sử dụng BĐS…
Do vậy, thị trường BĐS là tổng thể các giao dịch về BĐS dựa trên các
quan hệ hàng hóa, tiền tệ diễn ra trong một không gian và thời gian nhất
định.
2, Đặc điểm của thị trường BĐS
Thứ nhất, tính cách biệt giữa hàng hóa với địa điểm giao dịch.
Đối với hàng hóa thông thường, địa điểm giao dịch thường là ở nơi hiện
diện của hàng hóa giao dịch, còn đối với hàng hóa BĐS, địa điểm giao dịch
lại cách biệt với hàng hóa BĐS giao dịch. Đó là do đặc điểm của hàng hóa
BĐS: có vị trí cố định, không thể di dời được.
Quan hệ giao dịch BĐS không thể kết thúc ngay tại địa điểm giao dịch
hay chợ giao dịch mà phải trải qua các khâu như:
- Đàm phán tại chợ giao dịch, cung cấp cho nhau các thông tin về
BĐS giao dịch;
- Kiểm tra thực địa để xác nhận tính có thực và kiểm tra độ chính
xác của thông tin về BĐS;
- Đăng kí pháp lý;
Thứ hai, thị trường BĐS thực chất là thị trường giao dịch các quyền và
lợi ích chứa đựng trong BĐS.
Đặc điểm này do đặc điểm của đất đai qui định.
Thứ ba, thị trường BĐS mang tính vùng và tính khu vực sâu sắc.
BĐS có đặc điểm là không thể di dời được, gắn liền với những điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, từng khu vực. Do đó, cung và cầu
BĐS ở các vùng, các khu vực rất phong phú và đa dạng, từ số lượng, kiểu
cách, mẫu mã, chất lượng đến quy mô và trình độ phát triển.
Thứ tư, thị trường BĐS là thị trường không hoàn hảo.
Sở dĩ như vậy là do các thông tin về hàng hóa BĐS trong thị trường
không đầy đủ và phổ biến rộng rãi như các loại hàng hóa khác.
Thứ năm, cung về BĐS phản ứng chậm hơn so với biến động về cầu và
giá cả BĐS.
Đối với hàng hóa BĐS, khi cầu tăng, cung BĐS không thể phản ứng tăng
nhanh như các loại hàng hóa khác. Đó là do đặc điểm của hàng hóa BĐS là
thời gian để tạo ra chúng thường là lâu vì để xây dựng các công trình xây
dựng cần phải có thời gian tìm hiểu mọi thông tin về đất đai, làm thủ tục
chuyển nhượng, xin phép xây dựng, thiết kế, thi công…
Thứ sáu, thị trường BĐS là thị trường khó thâm nhập.
Sở dĩ như vậy là vì hàng hóa BĐS không bày bán trên thị trường như các
loại hàng hóa khác, người mua và bán BĐS không có cơ hội và đủ lượng
thông tin để lựa chọn thị trường phù hợp với BĐS cần giao dịch. Hơn nữa, vì
BĐS thường có giá trị lớn, người mua và người bán BĐS thường ít có kinh
nghiệm trong giao dịch đối với loại hàng hóa này, khi giao dịch lại phải hoàn
tất nhiều thủ tục do đó đối với cả người mua cũng như người bán đều mất rất
nhiều công sức để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm thông tin.
Thứ bảy, thị trường BĐS chịu sự chi phối của yếu tố pháp luật.
BĐS là loại tài sản có giá trị lớn, do đó, việc quản lý của Nhà nước đối
với chúng bằng pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn cho các giao dịch
BĐS.
Thứ tám, thị trường BĐS có mối liên hệ mật thiết với thị trường vốn.
Đặc điểm này bắt nguồn từ đặc điểm của BĐS là có giá trị lớn, do đó,
mọi giao dịch đầu tư kinh doanh BĐS đòi hỏi một lượng vốn lớn. Lượng
vốn này phải được huy động từ thị trường vốn.
Thứ chín, thị trường BĐS là thị trường mà việc tham gia hoặc rút ra khỏi
thị trường là vấn đề khó khăn, phức tạp và cần phải có nhiều thời gian.
Sở dĩ như vậy là vì BĐS thường là có giá trị lớn, người mua trên thị
trường này không đông, việc mua bán không thể đơn giản và nhanh chóng
như đối với các loại hàng hóa khác.
Phần II: Phân tích nguồn cung bất động sản
I, Khái quát nguồn cung bất động sản
1. Khái niệm nguồn cung bất động sản
Cung BĐS trên thị trường là toàn bộ khối lượng hàng hoá BĐS sẵn sàng
đưa ra thị trường để trao đổi tại một thời điểm nào đó với một mức giá nhất
định.
Như vậy cung BĐS trước hết là hàng hoá BĐS tham gia trên thị trường,
hay nói cách khác là tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường .
2. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh
Vậy có phải là bất cứ hàng hoá nào là BĐS đều tạo ra nguồn cung của
BĐS? Câu trả lời là không. Chỉ có những hàng hoá BĐS được quy đinh theo
luật của Nhà nước được đưa vào kinh doanh mới tạo nên cung của BĐS.
Điều này được quy định tại điều 6, Luật Kinh doanh BĐS năm 2006.
Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh bao gồm:
- Các loại nhà, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây
dựng;
- Quyền sử dụng đất được tham gia thị trường bất động sản theo quy định
của pháp luật về đất đai;
- Các loại bất động sản khác theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện BĐS được đưa vào kinh doanh.
Phạm vi của cung BĐS nhỏ hơn so với khái niệm BĐS nói chung.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thị trường bất động sản
và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ quy định cụ thể danh mục
các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh tại khoản 1 Điều 6, Luật
Kinh doanh BĐS.
Phạm vi của cung BĐS nhỏ hơn so với khái niệm BĐS nói chung.
3.1 Đối với nhà và công trình xây dựng.
Vậy các loại nhà và công trính xây dựng như thế nào được coi là xây
dựng theo quy đinh của pháp luật? Đó là các công trinh xây dựng và nhà ở
đẩm bảo các yếu tố sau:
- Thuộc đối tượng được phép kinh doanh
- Đối với nhà, công trình xây dựng mới phải bảo đảm chất lượng theo
quy định của pháp luật về xây dựng; đối với nhà, công trình xây dựng đã qua
sử dụng thì yêu cầu về chất lượng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành
chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật
về xây dựng
- Có hồ sơ bao gồm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, công trình xây
dựng và quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở
hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật đối với nhà, công trình xây
dựng đã có sẵn; giấy phép xây dựng hoặc hồ sơ dự án và thiết kế bản vẽ thi
công đã được phê duyệt đối với nhà, công trình đang xây dựng; thiết kế bản
vẽ thi công, hồ sơ hoàn công và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử
dụng đối với nhà, công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, dự án
khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp chưa có giấy chứng nhận
quyền sở hữu, quyền sử dụng; hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến
độ xây dựng nhà, công trình xây dựng đã được phê duyệt đối với nhà, công
trình xây dựng hình thành trong tương lai.
(Trích Khoản 1, điều 7 Luật kinh doanh BĐS)
3.2 Đối với quyền sử dụng đất.
Trao đổi, mua bán trên thị trường BĐS thực chất là sự trao đổi về
quyền sử dụng các BĐS này. Một BĐS thảo mãn các yêu cầu về kinh doanh
BĐS nhưng được chào bán bởi một chủ thể không có năng lực pháp nhân
hay hiện đang có tranh chấp về quyền sở hữu thì cũng không thể tham gia
vào thị trường. Do đó việc quy định tinh hợp pháp của các loại BĐS được
đưa vào kinh doanh cũng đồng thời phải quy định rõ ràng về tính hợp pháp
của quyền sử dụng BĐS kinh doanh. Điều đó nhằm quy định quyền sở hữu
hợp pháp chủ thể được quyền tham gia trao đổi, mua bán BĐS trên thị
trường. Chủ thể tham gia phải có tính hợp pháp về quyền sử dụng đất đưa
vào kinh doanh bao gồm:
- Thuộc đối tượng được phép kinh doanh
- Có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật
- Không có tranh chấp
- Trong thời hạn sử dụng đất
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành
chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trường hợp chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất thuộc dự án
khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp thì
phải có các công trình hạ tầng tương ứng với nội dung và tiến độ của dự án
đã được phê duyệt.
(Trích khoản 2 điều 7 Luật kinh doanh BĐS)
3.3 Đối với các BĐS khác
Các BĐS theo quy định tại khoản c Điều 1 Luật kinh doanh BĐS 2006
được dưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy những BĐS thoả mãn những quy định trên theo luật định mới
được tham gia kinh doanh BĐS, tức là chỉ có sự thay đổi của các loại BĐS
này mới làm thay đổi cung BĐS trên thị trường.
Tuy nhiên, có thể có người có BĐS đáp ứng đủ các quy định của BĐS
kinh doanh nhưng họ không nhu cầu bán thì BĐS đó cũng không thể tham
gia thị trường hay trở thnàh một phần của nguồn cung BĐS. Bởi vì BĐS đó
chưa đáp ứng được tính “sẵn sàng đưa vào lưu thông”. Tức là người chủ sở
hữu BĐS đó không có mục đích để sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng của mình
mà có nhu cầu bán, tức là sẵn sàng chuyển giao BĐS đó cho đối tượng khác.
Một điều kiện nữa trong khái niệm cung BĐS đề cập, đó là giá cả. Giá
cả để thực hiện quyền chuyển giao tài sản pahỉ phù hợp với giá mặt bằng
chung, tức là phù hợp với khả năng thanh toán và chấp nhận của thị trường.
Ví dụ, một đối tượng thoả mãn điều kiện về BĐS nắm giữ và có nhu cầu bán
nhưng không phải bán với mặt bằng giá hiện tại của thị trường mà muốn chờ
một cơ hội với mặt bằng giá cao hơn thì BĐS đó không được tính vào nguồn
cung tại thời điểm đó. Như vậy ở đây còn cần lưu ý đến yêu tố thời điểm.
Và yếu tố cuối cùng để hình thành cung BĐS là thị trường BĐS. Phải
có thị trường BĐS xuất hiện và có các BĐS theo quy định tham gia vào giao
dịch trên thị trường là được thừa nhận.
Hội tụ đủ 4 yêu cầu trên, nguồn BĐS sẽ trở thành nguồn cung BĐS trên
thị trường.
4. Đặc điểm của cung BĐS.
4.1 Giới thiệu và đặc điểm của cung BĐS
Cung BĐS là cung về một loại hàng hoá đặc biệt. Nó có những đăc điểm
rất đặc thù so với các loại hàng hoá thông thường khác. Điều này bắt nguồn
từ những đặc điểm của hàng hoá BĐS.
Một là, BĐS là đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai. Mà đất đai
là một sản phẩm có nguồn gốc vốn có từ tự nhiên với số lượng giới hạn. Con
người không thể tự tạo ra đất đai mới để làm tăng nguồn cung theo ý muốn.
Hoặc có một lương đất đai rất nhỏ do hiện tượng lấn biển làm tăng diện tich
đất nhưng là một con số rất nhỏ nên không có tác dụng thay đổi nguồn cung.
Do đó khẳng định tổng cung về đất đai là không đổi.
Hai là, cung về BĐS không thể điều chỉnh theo không gian cũng như
chủng loại hay chất lượng. Điều này có thể dẫn đến những mất cân bằng về
cung cầu một cách cục bộ về không gian.
BĐS là đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai. Một điểm hết sức
quan trọng là đất đai có vị trí cố định gắn kiền với các điều kiện vốn có về
điều kiện tự nhiên. Do vậy cung BĐS không thể điều chỉnh theo không gian.
Một ví dụ điển hình có thể thấy lượng cung BĐS khác biệt nhau giữa
thành thị và nông thôn. Sự mất cân bằng cục bộ về cầu thể hiện ở chỗ cầu về
nhà ở tại thành thị cao nhưng cung không đáp ứng đủ cầu. Trong khi cung
nhà ở tại nông thôn lại hầu như lại lớn hơn cầu. Nguyên nhân là do dân số
tập trung quá đông ở thành thị, trong khi diện tích đất đai ở thành thị lại quá
ít so với nhu cầu.
Ba là, sự thay đổi cung BĐS này làm thay đổi cung BĐS khác.
Một ví dụ cụ thể là khi cung về chung cư tăng, nhiều chung cư hơn thì
trên cùng một diện tích địa lý cung về nhà riêng giảm. Về đất đai cũng tương
tự, khi tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, diện tích các đô thị ngày càng mở
rộng, diện tích đất được sử dụng xây dựng các khu công nghiệp, nhà ở... tì
diện tich đất đai dành cho nông nghiệp giảm xuống.
4.2 Độ co giãn của tổng cung BĐS
Đường cung BĐS là đường biểu diễn khả năng mà người bán sẵn sàng
bán ở các mức gia khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Độ co giãn của cung BĐS là thước đo để xác định độ nhạy cảm của
lượng cung với sự thay đổi của các yếu tố sau: giá cả, yếu tố sản xuất, tiến
bộ khoa học công nghệ…
BĐS là loại hàng hóa đặc biệt, khác với hàng hóa thông thường, nó có
tổng lượng cung ít thay đổi trước quyết định thay đổi kinh tế của mọi cá
nhân. Nói cách khác, tổng cung BĐS rất ít co giãn, đặc biệt với giá. Do đó
đường cung BĐS là một đường dốc. Thậm chí, cả đường cung và cầu BĐS
đều là đường dốc do không co giãn với giá thì độ dốc của đường cung vẫn
lớn hơn đường cầu. Trong dài hạn đường cung BĐS là đường thẳng đứng,
tức là hoàn toàn không co giãn với giá. Đặc biệt trong các loại BĐS thì đất
đai có cung hoàn toàn không co giãn với giá cả vì đất đai được dùng cho sản
xuất nông nghiệp, xây dựng nhà cửa, công trình… là không đổi về mặt số
lượng diện tích.
II, Các nhân tố tác động đến nguồn cung bất động sản
1. Chính sách của Chính Phủ
Khác với các hàng hóa thông thường, cung về đất phụ thuộc rất lớn vào
Chính sách của Chính Phủ về các chế dộ quản lý đất đai và nhà ở, về chính
sách sử dụng đất và các khoản đầu tư cho phát triển nhà đất. Góp phần định
hướng cho thị trường BĐS phát triển theo mục tiêu kế hoạch mà nhà nước
đặt ra. Sự tác động thể hiện ở những luật định mà nhà nước ban hành: Chính
sách về tài chính, thuế, chính sách đền bù, giải tỏa, thu hồi đất, các quy định
về môi giới, tư vấn BĐS…
Những chính sách này có thể tác động:
Làm tăng cung BĐS thuộc khu vực Nhà Nước
Bảo đảm tính pháp lý cho thị trường BĐS giao dịch, chủ động tăng
nguồn cung hợp lý. Thông qua các chế độ quy định về quyền sở hữu và
quyền sử dụng đất, các nguồn đất đai sẽ sẵn sàng có đủ điều kiện tham gia
vào thị trường nhà đất hợp pháp. Thị trường hoạt động công khai sẽ khuyến
khích mọi đối tượng tham gia vào thị trường làm cho nguồn cung BĐS trở
nên phong phú.
Từ đó quyền mua bán trao đổi của người sử dụng bất động sản được
tăng lên.
Đồng thời Chính sách của chính phủ hạn chế việc đầu cơ chiếm hữu tài
sản của các thế lực đen tối trên thị trường BĐS.
Chính sách đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng và mở rộng phạm vi phát
triển đô thị tác động trực tiếp đến cung nhà đất. Nhà nước là người duy nhất
có khả năng trong đầu tư kết cấu hạ tầng theo đó các hoạt động xây nhà ở,
văn phòng và các khu thương mại mới có thế phát triển tiếp theo.
Chính Phủ điều chỉnh cho các bất động sản theo đúng mục tiêu định
hướng của nhà nước. Trên cơ sở phân tích những thay đổi tất yếu về dân cư
và những chuyển đổi giữa các khu vực hoạt động kinh tế xã hội, Nhà Nước
có chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. Nếu xu hướng đô thị
hóa diễn ra với áp lực cao, sự dịch chuyển các khu vực hoạt động trong kinh
tế xã hội diễn ra nhanh chóng mà quy hoạch về mục đích sử dụng đất đai
không được điều chỉnh kịp thời thì chắc chắn gây ra một sự thiếu hụt về
cung nhà đất. Từ sự mất cân đối giữa cung và cầu dẫn đến sự xuất hiện
những nguồn cung nhà đất bất hợp pháp, song do thiếu hụt nguồn cung hợp
pháp nên các nguồn cung bất hợp pháp vẫn được chấp nhận.
Sự hợp pháp hóa các quyền sở hữu và sử dụng nhà đất cung với việc thừa
nhận cho ra đời hoạt động công khai của thị trường nhà đất cũng là một nhân
tố tác động rất lớn đến lượng cung và cầu về nhà đất. Sự hoạt động công
khai hóa của thị trường cho phép mọi đối tượng có thể tham gia thị trường,
làm phong phú thêm nguồn cung và đa dạng hóa cơ cấu về cung. Một thị
trường hoạt động công khai, không được thừa nhận và không có sự điều tiết
của nhà nước thường bị một số thế lực đen chi phối và điều tiết. Để thu được
lợi nhuận, các thế lực này có thể tạo ra sự khan hiếm về cung và tăng cầu
một cách giả tạo. Chính vì vậy, tính chất hoạt động của thị trường bất động
sản, thái độ cũng như những can thiệp của Nhà Nước đối với hoạt động của
thị trường bất động sản cũng là những tác động hết sức quan trọng đối với
cung cầu. Sự thừa nhận và chủ trương đa dạng hóa các nguồn cung về nhà ở
cũng là một nhân tố quan trọng mở đường cho việc đa dạng hóa các hình
thức phát triển nhà ở và làm phong phú số lượng, đa dạng hơn về cơ cấu các
nguồn cung nhà ở.
Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và mở rộng phạm vi phát
triển đô thị là những tác động trực tiếp đến cung về nhà đất. Có thế có nhiều
phương pháp đa dạng hóa về hình thức và nguồn cung bất động sản nhưng
nhà nước luôn luôn là người duy nhất có khả năng và vai trò trong việc đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng. Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phải đi
trước và theo đó các hoạt động xây dựng và cung cấp nhà ở, công sở văn
phòng và các khu thương mại mới phát triển tiếp theo. Nếu việc đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng của nhà nước không được triển khai thì dù các tiềm lực
có lớn đến đâu, các chủ trương chính sách khác có hấp dẫn thì những vùng
đất không có cơ sở hạ tầng vẫn không trở thành nguồn cung bất động sản. Vì
vậy sự phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng là một tác nhân quan trọng
dẫn đến sự thay đổi về lượng cung nhà đất.
Chính sách của Nhà Nước đối với phát triển và cải thiện nguồn cung
về nhà đất không phải là những hỗ trợ về đầu vào nguyên vật liệu xây dựng,
không phải là sự kiểm soát nhưng mối quan hệ trên thị trường mà thông qua
các hoạt động về quy hoạch thể chế hóa các quan hệ về nhà đất đến việc đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng.
2. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch Nhà Nước về bất đông sản có thể đưa các vùng đất đai chưa
sử dụng vào khai thác BĐS.
Ví dụ như khu vực như Khoang Xanh, Ao Vua thuộc địa phận Sơn
Tây, Hồ Núi Cốc của Thái Nguyên, là những khu vực đồi núi tự nhiên
nhưng khi được Nhà Nước chuyển đổi mục đích quyết định đầu tư, thì
những khu vực đó trở thành những nguồn cung bất động sản rất có giá trị.
Hay một vùng đất trước đây chỉ có giá trị về nông nghiệp khi Nhà nước
có quyết định xây dựng khu công nghiệp hay khu đô thị thì giá trị BĐS cũng
đã tăng lên. Như vậy những quy hoạch này cũng có tác động làm cho giá
nhà đất hay BĐS tăng hoặc giảm, tổng cung về BĐS trước hết phụ thuộc vào
quỹ đất được quy hoạch dùng cho xây dựng dân dụng. Đây là cơ sở quan
trọng nhất quyết định đến tổng cung về nhà đất nhất là tăng cung về nhà đất
một cách hợp pháp và tự nó làm triệt tiêu cung về nhà đất bất hợp pháp.
3. Sự phát triển kết cấu hạ tầng
Mức độ phát triển kết cấu hạ tầng có tác động rất lớn đến cung BĐS. Kết
cấu hạ tầng có thể làm thay đổi công dụng và giá trị BĐS hiện có. Một khu
vực không được đầu tư cơ sở hạ tầng có thể coi như cung BĐS bằng không,
nhưng khi được đầu tư kết cấu đồng bộ, khả năng tiếp cận dễ dàng thì đó lại
là nguồn cung rất có ý nghĩa với thị trường BĐS. Chính vì vậy Chính Phủ đã
quy hoạch xây dựng hệ thống đường xá giao thông để là cầu nối để nâng cao
giá trị BĐS.
Ví dụ trục đường giao thông quốc lộ số 2 đã được nhà nước nâng cấp
nhằm tăng khả năng tiếp cận với các tỉnh phía Bắc, từ đó hàng loạt khu công
nghiệp mọc lên điển hình là ở Vĩnh Yên, Việt Trì…
Chính vì vậy tiếp sau quy hoạch đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng là
một giải pháp cực kì quan trọng do quyết định của Chính Phủ hoặc chính
quyền địa phương là người quyết định.
4. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ góp phần tăng khả năng khai thác
bất động sản, tăng khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên đất, khả năng
phát triển các công trình xây dựng khắc phục hạn chế về diện tích đất đai.
Góp phần giảm chi phí rút ngắn thời gian thi công công trình.
Trước hết, sự phát triển của khoa học công nghệ góp phần tăng khả năng
khai thác các vùng đất đai mới, tạo nên những nguồn cung cho xây dựng nhà
ở và các công trình khác.
Mặt khác giá trị bất động sản cũng sẽ tăng thêm nếu được đầu tư khoa
học công nghệ tiên tiến.
5. Các yếu tố đầu vào và chi phí nguyên vật liệu
Các yếu tố nguyên liệu đầu vào cũng có vai trò rất quan trọng đến lượng
cung về nhà ở.
Nếu các vật liệu cho xây dựng nhà ở sẵn có thì khả năng và tốc độ phát
triển của ngành xây dựng nhà ở mạnh hơn nếu giá cả các nguyên vật liệu
xây dựng hạ thì giá thành xây dựng cũng thấp và khả năng cung nhà ở với
giá thành hạ sẽ được mở rộng hơn.
Các yếu tố nguyên liệu và kỹ thuật đầu vào của quá trình xây dựng nhà
ở còn cho phép tạo ra nguồn cung nhà ở với các cấp độ khác nhau tạo thêm
tính phong phú về nguồn cơ cấu nguồn cung. Ngoài ra một số vùng do các
điều kiện đặc thù về địa lí và thời tiết, kết cấu nhà ở phải được thiết kế, xây
dựng với kỹ thuật đặc biệt và nguyên vật liệu chuyên dùng nên cung bất
động sản tại vùng này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của công nghệ và
kỹ thuật xây dựng.
III, Các khu vực cung bất động sản
1. Khu vực nhà nước
Nguồn cung bất động sản từ khu vực Nhà nước, do các cơ quan doanh
nghiệp Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước và
các quỹ nhà ở khác thuộc sở hữu Nhà nước. Thông qua khu vực công
cộng này, Nhà nước can thiệp, điều tiết quan hệ cung cầu bất động sản
trên thị trường.
Cung bất động sản của khu vực Nhà nước bao gồm:
- Cung về đất đai
- Cung về nhà thuộc sở hữu Nhà nước
- Cung các bất động sản khác.
Trong đó lưu ý rằng không phải bất cứ đất đai hay nhà ở nào thuộc sở
hữu Nhà nước cũng đều làm thay đổi nguồn cung bất động sản. Chỉ
những đất đai được quy định theo những điều luật cụ thể của Nhà nước
tham gia vào thị trường bất động sản mới được coi là nguồn cung bất
động sản. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về các nguồn cung
này trong khu vực Nhà nước.
1.1. Cung về đất đai của khu vực Nhà nước
Trước hết phải khẳng định rằng đất đai là thuộc quyền sở hữu toàn
dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu (Quy định tại Khoản I, điều 5
Luật đất đai 2003). Do đó mọi sự trao đổi, mua bán trên thị trường chỉ là
sự trao đổi, mua bán quyền sử dụng đất đai, không phải quyền sở hữu.
Những đất đai thuộc sở hữu Nhà nước chỉ tham gia vào thị trường bất
động sản, hay nói cách khác là làm thay đổi, cụ thể là làm tăng nguồn
cung bất động sản trong các trường hợp sau.
- Nhà nước thực hiện giao đất:
Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng
quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
(Khoản 1, Điều 4 Luật đất đai 2003)
- Nhà nước cho thuê đất: Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà
nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu
sử dụng đất.
Khoản 2, Điều 4 Luật đất đai 2003
- Nhà nước thực hiện đấu thầu dự án: Đấu thầu là quá trình lựa
chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói
thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật Đấu thầu 2005 trên
cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh
tế.
Khoản 2, Điều 4 Luật Đấu thầu 2005
- Nhà nước thực hiện đấu giá đất/ đấu giá quyền sử dụng đất:
Giá quyền sử dụng đất (giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích
đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử
dụng đất.(Quy định tại khoản 23, điều 4 Luật đất đai 2003). Khoản 24, điều
này quy định rõ thêm rằng “Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của
quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng
đất xác định”. Khi thực hiện đấu giá đất, Nhà nước đưa ra một mức giá khởi
điểm trên một diện tích đất và tiến hành đấu giá. Đối tượng nào trả giá cao
nhất sẽ được quyền sử dụng diện tích đất đó trong thời hạn xác định.
Như vậy qua các hoạt động này Nhà nước đã góp phần làm tăng cung đất
đai trên thị trường bất động sản.
1.2. Cung về nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước:
Một loại hình bất động sản nữa đó là nhà ở. Cung về nhà ở thuộc sở hữu
Nhà nước bao gồm: Nhà ở chính sách và văn phòng công sở.
Nhà nước xây dựng và phát triển quỹ nhà ở xã hội và công vụ để phục vụ
các mục đích xã hội. Sự hình thành và phát triển các quỹ nhà này cũng góp
phần làm tăng cung bất động sản. Và đương nhiên, chúng cũng có tác động
qua lại đối với hệ thống nhà ở của hai khu vực còn lại. Luật Nhà ở 2005 đã
quy định rất rõ chính sách, nguồn vốn, yêu cầu... đối với việc phát triển quỹ
nhà ở xã hội. Đồng thời cũng quy định rõ việc mua bán và cho thuê quỹ nhà
ở này.
Điều 53 Luật nhà ở 2005 quy định đối tượng và điều kiện được thuê nhà
ở xã hội như sau:
1. Đối tượng được thuê nhà ở xã hội là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công
nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao và các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.
2. Người được quy định tại khoản 1 Điều này có thu nhập thấp và thuộc
một trong các trường hợp sau đây thì được thuê nhà ở xã hội:
a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê hoặc mua
nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
b) Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ
gia đình dưới 5m2 sàn/người;
c) Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng là nhà ở tạm, hư hỏng hoặc dột
nát.
Bên cạnh quỹ nhà ở xã hội thì Nhà nước còn phát triển quỹ nhà công vụ
phục vụ cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước và các đối tượng được quy
định tại Điều 60 Luật Nhà ở 2005.
Trong đó đặc biết chú ý đến nguyên tắc quản lí nhà công vụ để tránh tình
trạng sử dụng sai mục đích. Nguyên tắc này được quy đinh trong Điều 61
Luật này. Cụ thể là:
1. Nhà ở công vụ phải được sử dụng đúng mục đích và đúng đối tượng.
2. Khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến nơi khác hoặc
nghỉ công tác thì người thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm trả lại nhà ở công
vụ.
3. Trường hợp trả lại nhà ở công vụ mà người thuê nhà ở công vụ có khó
khăn về nhà ở thì cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác phối hợp với Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vào tình hình cụ thể để
giải quyết cho họ được thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội.
4. Chính phủ quy định cụ thể về đối tượng, đầu tư xây dựng, quản lý và
cho thuê nhà ở công vụ.
Như vậy việc sử dụng thuê hay trả lại nhà công vụ đều làm thay đổi cung
nhà ở trong khu vưc nhà nước nói riêng và cung bất động sản nói chung về
lượng hay về chất.
Tóm lại, khu vực nhà ở công cộng được xem là tiêu điểm của chính sách
nhà ở vì đó là khu vực Nhà nước có thể can thiệp và điều tiết trực tiếp.
Việc phát triển nhà ở công cộng có thể nhằm vào nhiều mục tiêu khác
nhau, ít nhất cũng là mục tiêu chính trị. Nhà ở công cộng trước hết được xây
dựng nhằm thể hiện sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm cải thiện đời sống dân cư
thông qua những hỗ trợ về chỗ ở. Nhà ở công cộng thường mang tính bao
cấp, do vậy đối tương được hưởng lợi trước hết cũng là các cán bộ công
chức, những người trực tiếp làm việc phcụ vụ cho các khu vực Chính phủ.
Vì vậy, thực chất những hỗ trợ của Chính phủ thông qua chương trình phát
triển nhà ở công cộng hầu như không đến được với tầng lớp dân nghèo. Do
tính bao cấp trong xây dựng, cấp phát nên các nguồn đầu tư cho phát triển
nhà ở thuộc khu vực công cộng thường có hiệu quả thấp về mặt kinh tế cũng
như giả trị sử dụng. Nhà ở công cộng bao cấp không theo kịp tốc độ gia tăng
dân số đô thị. Mặc dù bao cấp nhưng nhiều nhà ở công cộng vâcn bị bỏ
trống không có người sử dụng có thể do giá thuê mặc dù đã có bao cấp
nhưng vẫn là cao so với khu vực bình dân. Lý do cơ bản nhất là công tác quy
hoạch, xác định vị trí bị coi thường do vậy nhà ở công cộng thường rơi vào
vị trí không tiện lợi, cơ sở hạ tầng kém nên người dân không sống trong các
khu nhà công cộng mà chủ yếu hướng vào các khu vực nhà ở bình dâ hoặc
xây dựng nhà ở không chính thức.
Tuy nhiên lịch sử phát triển của các nước đều cho thấy sự cần thiết của
sự phát triển các khu vực nhà ở công cộng trong việc giải quyết định hướng
phát triển nhà ở trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Nhưng xnhược
điểm và hạn chế khả năng tham gia của nhân dân vào chương trình phát triển
nhà ở công cộng đã dần được khắc phục. Nhiều nước phát triển đã cải tiến
hình thức phát triển nhà ở công cộng chuyển từ hình thức đầu tư toàn bộ của
Nhà nước sang các hình thức đầu tư mang tính hỗ trợ và định hướng như đầu
tư nâng cấp các khu nhà ổ chuột. Một hình thức tiếp cận mới được gọi là
“đất xây dựng và dịch vụ” trong đó Chính phủ thực hiện quy hoạch và chuẩn
bị các mảnh đất đã có các dịch vụ tối thiểu cho các gia đình có thu nhập thấp
tự xây dựng dần nhà ở cho họ. Thực chất của cách tiếp cận này chỉ là một sự
cải thiện và mở rộng kĩ thuật giảm chi phí của khu vực nhà ở bình dân.
Những hình thức này cũng bị phê phán vì những lí do như: làm tăng giá cả
xây dựng kể cả các dự án có tiêu chuẩn kĩ thuật thấp, đòi hỏi tính tiêu chuẩn
hoá cao, khó thích nghi với khu vực bình dân, không hấp dẫn các hộ gia đình
làm nghề tự do vì hạn chế khả năng tạo thu nhập... Những luận chứng ủng
hộ cách tiếp cận này suy cho cùng là khuyến khích sự tham gia của cộng
đồng trong việc ra quyết định đầu tư và phát triển nhà ở , đồng thời cho phép
có dự quy hoạch mềm dẻo hơn.
1.3. Cung các loại bất động sản khác.
Cung các bất động sản khác trong khu vực Nhà nước bao gồm:
- Bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp nhà nước.
- Đấu thầu khai thác các công trình hạ tầng
Các hoạt động này cũng góp phần làm tăng nguồn cung bất động sản trên
thị trường.
2 .Khu vực các công ty.
Đây là khu vực hoạt động phát triển bất động sản không bằng vốn ngân
sách Nhà nước, do các tổ chức, các công ty, cá nhân thực hiện tuân thủ theo
các quy tắc chính thức của Nhà nước về quản lí xây dựng và phát triển thị
trường bất động sản. Các hoạt động trong khu vực công ty làm thay đổi
nguồn cung bất động sản bao gồm:
- Bán các bất động sản đầu tư xây mới.
Các giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu bất động sản đã diễn ra trên
thị trường giao dịch ngầm từ nhiều năm trước đây khi luật pháp chưa cho
phép và chưa thừa nhận các quan hệ giao dịch chuyển nhương quyền sử
dụng đất. Sự ra đời của Luật đất đai 1993 đã cho phép các hộ gia đình, cá
nhân được phéo chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Điều này đã tạo ra hướng mở cho sự ra đời và phát triển của thị trường bất
động sản tại Việt Nam. Sự ra đời của hàng loạt công ty bất động sản, xây
dựng chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản làm cho thị trường này
thêm sôi động và phong phú và cả số lượng và chất lượng.
Hoạt động bán các bất động sản đầu tư xây mới trong khu vực công ty là
hoạt động sôi nổi và có giá trị nhất trên thị trường bất động sản. Các công ty
đầu tư xây dựng nhưng công trình bất động sản một cách chuyên nghiệp làm
gia tăng một lượng lớn cung bất động sản về cả chất và lượng. Đây cũng là
hoạt động diễn ra nhiều giao dịch chuyển nhượng, mua bán nhất trên thị
trường bất động sản. Tất nhiên để có quyền xây dựng hợp pháp các tổ chức
và cá nhân cũng phải đáp ứng được nhưng yêu cầu trong luật định để bất
động sản tạo ra là bất động sản hợp pháp, khi đó mới có quyền tham gia thị
trường.
Điều 22 Luật Kinh doanh Bất động sản 2006 quy định nguyên tắc mua
bán nhà, công trình xây dựng như sau:
1. Nhà, công trình xây dựng được mua bán bao gồm nhà, công trình xây
dựng đã có sẵn, đang xây dựng hoặc được hình thành trong tương lai theo dự
án, thiết kế và tiến độ đã được phê duyệt.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải bán nhà, công trình xây
dựng thông qua sàn giao dịch bất động sản.
3. Việc bán nhà, công trình xây dựng phải kèm theo chuyển quyền sử
dụng đất được quy định như sau:
a) Đối với biệt thự, nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đồng thời chuyển quyền
sử dụng đất;
b) Đối với nhà ở, công trình xây dựng khác thì việc chuyển quyền sử
dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp bán căn hộ chung cư hoặc một phần nhà chung cư thì phải
gắn với quyền sử dụng đất, các phần sử dụng chung và các trang bị, thiết bị
trong nhà thuộc sở hữu chung.
4. Bán nhà, công trình xây dựng phải kèm theo hồ sơ về nhà, công trình
xây dựng; hồ sơ về nhà, công trình xây dựng bao gồm các loại giấy tờ về
việc tạo lập, về quyền sở hữu, quá trình thay đổi và tình trạng pháp lý của
nhà, công trình xây dựng.
5. Việc mua bán nhà, công trình xây dựng phải được lập thành hợp đồng
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
trường hợp bán nhà, công trình xây dựng được hình thành trong tương lai thì
các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng về giá mua bán tại thời điểm ký hợp
đồng, không phụ thuộc thời điểm giao nhà, công trình xây dựng.
- Cho thuê bất động sản: nhà ở, thương mại, văn phòng.
Thị trường cho thuê bất động sản văn phòng, công sở, dịch vụ đã phát
triển và xuất hiện các toà nhà cao tầng cho thuê văn phòng đại diện, các cơ
sở giao dịch của các công ty trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế. Một
số công trình bất động sản phục vụ kinh doanh thương mại, vui chơi, giải trí
cũng đã được đầu tư phát triển cho thuê mặt bằng kinh doanh thương mại
dịch vụ.
Sự ra đời của thị trường này góp phần làm tăng nguồn cung của bất động
sản một cách linh hoạt hơn, sôi động hoá các giao dịch trên thị trường.
Tuy nhiên, Nhà nước cũng ra những quy định nhằm định hướng đối với
thị trường này tại điều 28 Luật Kinh doanh bất động sản 2006, quy định
nguyên tắc cho thuê nhà, công trình xây dựng như sau:
1. Nhà, công trình xây dựng cho thuê phải là nhà, công trình xây dựng đã
có sẵn.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản cho thuê nhà, công trình xây
dựng phải thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản.
3. Nhà, công trình xây dựng cho thuê phải bảo đảm chất lượng, an toàn,
vệ sinh môi trường và các dịch vụ cần thiết khác để nhà, công trình xây dựng
được vận hành, sử dụng bình thường theo công năng, thiết kế và các thỏa
thuận trong hợp đồng.
4. Việc cho thuê nhà, công trình xây dựng phải được lập thành hợp đồng
theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Kinh doanh cơ sở hạ tầng công nghiệp
Từ khi thực hiện mở cửa nền kinh tế cùng các chính sách khuyến khích
đầu tư nước ngoài và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước, thị trường bất động sản công nghiệp đã bắt đầu hình
thành và phát triển với sự ra đời của các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng
cơ sở công nghiệp, mà chủ yếu là từ khu vực tư nhân.
- Thế chấp và bảo hiểm bất động sản.
Luật đất đai 1993 cho các hộ gia đình, cá nhân được phép thế chấp giá trị
quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để vay vốn tại cá tổ chức tín dụng. Luật
Đất đai sửa đổi năm 1998 và 2001 đã mở rộng cho phép các tổ chức kinh tế
Nhà nước giao đất có thu tiển sử dụng đất, các tổ chức Nhà nước cho thuê
đất đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê có quyền thế chấp giá trị quyền
sử dụng đất và tài sản trên đất để vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Nhờ đó
thị trường này đã phát triển khá rộng rãi và phổ biến; bước đầu tạo nguòn
vốn kinh doanh bổ sung cho người sử dụng đất đai, bất động sản. Tuy nhiên
việc thế chấp này đòi hỏi người sử dụng đất phải có đầy đủ giấy tờ chứng
nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
Đảm bảo được điều này, người sử dụng mới có thể tham gia thị trường .
3. Khu vực dân cư.
Các hoạt động giao dich bất động sản trong khu vực dân cư bao gồm:
- Bán, trao đổi bất động sản
- Cho thuê không chuyên nghiệp
- Thế chấp và bảo hiểm bất động sản
Khu vực dân cư cũng đóng góp vào nguồn cung bất động sản trên thị
trường. Tuy nhiên, nếu khu vực công ty là khu vực sôi động nhất và có ảnh
hưởng mạnh đến các khu vực khác thì các hoạt động giao dịch trong khu vực
dân cư chỉ có thể làm cung bất động sản giao động rất ít. Lí do là lượng giao
dịch trong khu vực này không đáng kể. Việc trao đổi, mua bán nhà chỉ là rất
ít và diễn ra không chuyên nghiệp. Trong khu vực này việc một cá nhân xây
dựng một căn nhà để bán là rất hãn hữu. Việc xây dựng chủ yếu phục vụ nhu
cầu sử dụng của chính cá nhân họ, không để bán.
Một vài đặc điểm của khu vực nhà ở trong dân cư là các hoạt dộng xây
dựng nhà ở hoàn toàn độclập với những khuôn khổ quy tắc của Chính phủ.
Tham gia vào quỹ nhà ở không chính thức này có thể bao gồm nhiều hoạt
động xây dựng và phát triển nhà ở với mục đích tính chất và phạm vi khác
nhau. Một hình thức điển hình nhất là các khu nhà ở chuột của các tầng lớp
dân nghèo. Khu vực nhà ở không chính thức cũng có thể do các chủ kinh
doanh nhà đất xây dựng để bán cho những người không đủ điều kiện tiếp
cận thị trường nhà ở chính thức. Trong những điều kiện luật pháp không
được chặt chẽ rõ ràng, những quy định về quyền sở hữu và sử dụng nhà ở,
nhất là đất ở không được mở rộng và thông thoáng thì hoat động kinh doanh
nhà ở không chính thức càng phát đạt và là cơ hội làm giàu cho một nhóm
người thâu tóm các thị trường đen này. Nhà ở không chính thức còn bao
hàm cả hoạt động xây dựng nhà ở tự phát của người dân với mục đích để ở
nhưng chưa đủ các điều kiện đươc thừa nhận theo các quy định pháp lí.
4 .Vai trò của các khu vực cung bất động sản
- Khu vực Nhà nước: Khu vực này làm thay đổi cung bất động sản trên
thị trường đất đai và thị trường sơ cấp và đóng vai trò định hướng. Sự định
hướng này thể hiện ở các quy hoạch, chính sách và các chương trình định
hướng kêu gọi, thu hút đầu tư.
- Khu vực công ty: Khu vực này chủ yếu là cung các bất động sản đầu
tư mới và tham gia cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Đây là nguồn cung
chủ yếu vì khối lượng giao dịch lớn, phong phú về cả số lượng và chất
lượng.
- Khu vưc dân cư: Khu vực này hầu như chỉ tham gia thị trường thứ cấp
và với các hoạt động xây dựng, giao dịch ít nên ít làm thay đổi nguồn cung.
Trên đây là những phân tích nhận định cơ bản về nguồn cung bất động
sản, nhưng do thị trường bất động sản cũng như các thị trường hàng hóa
khác là luôn biến động nên tình hình của nguồn cung bất động sản là rất
khác nhau trong những điều kiện khác nhau. Vì vậy việc nắm rõ được các
đặc điểm cơ bản của nguồn cung bất động sản sẽ giúp các nhà kinh doanh
bất động sản có thể ứng biến nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Nguyên lý thị trường bất động sản
2. Chuyên đề Thị trường bất động sản
3. Luật Kinh doanh bất động sản 2006
4. Luật Kinh doanh bất động sản 2007
5. Luật Đất đai 2003
6. Luật Nhà ở 2005
7. Luật Đầu tư
8. Luật Đấu thầu 2005
[...]... với các hoạt động xây dựng, giao dịch ít nên ít làm thay đổi nguồn cung Trên đây là những phân tích nhận định cơ bản về nguồn cung bất động sản, nhưng do thị trường bất động sản cũng như các thị trường hàng hóa khác là luôn biến động nên tình hình của nguồn cung bất động sản là rất khác nhau trong những điều kiện khác nhau Vì vậy việc nắm rõ được các đặc điểm cơ bản của nguồn cung bất động sản sẽ giúp... hệ cung cầu bất động sản trên thị trường Cung bất động sản của khu vực Nhà nước bao gồm: - Cung về đất đai - Cung về nhà thuộc sở hữu Nhà nước - Cung các bất động sản khác Trong đó lưu ý rằng không phải bất cứ đất đai hay nhà ở nào thuộc sở hữu Nhà nước cũng đều làm thay đổi nguồn cung bất động sản Chỉ những đất đai được quy định theo những điều luật cụ thể của Nhà nước tham gia vào thị trường bất động. .. trường bất động sản tại Việt Nam Sự ra đời của hàng loạt công ty bất động sản, xây dựng chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản làm cho thị trường này thêm sôi động và phong phú và cả số lượng và chất lượng Hoạt động bán các bất động sản đầu tư xây mới trong khu vực công ty là hoạt động sôi nổi và có giá trị nhất trên thị trường bất động sản Các công ty đầu tư xây dựng nhưng công trình bất động sản. .. hoạt động giao dich bất động sản trong khu vực dân cư bao gồm: - Bán, trao đổi bất động sản - Cho thuê không chuyên nghiệp - Thế chấp và bảo hiểm bất động sản Khu vực dân cư cũng đóng góp vào nguồn cung bất động sản trên thị trường Tuy nhiên, nếu khu vực công ty là khu vực sôi động nhất và có ảnh hưởng mạnh đến các khu vực khác thì các hoạt động giao dịch trong khu vực dân cư chỉ có thể làm cung bất động. .. phép có dự quy hoạch mềm dẻo hơn 1.3 Cung các loại bất động sản khác Cung các bất động sản khác trong khu vực Nhà nước bao gồm: - Bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp nhà nước - Đấu thầu khai thác các công trình hạ tầng Các hoạt động này cũng góp phần làm tăng nguồn cung bất động sản trên thị trường 2 Khu vực các công ty Đây là khu vực hoạt động phát triển bất động sản không bằng vốn ngân sách Nhà nước,... một lượng lớn cung bất động sản về cả chất và lượng Đây cũng là hoạt động diễn ra nhiều giao dịch chuyển nhượng, mua bán nhất trên thị trường bất động sản Tất nhiên để có quyền xây dựng hợp pháp các tổ chức và cá nhân cũng phải đáp ứng được nhưng yêu cầu trong luật định để bất động sản tạo ra là bất động sản hợp pháp, khi đó mới có quyền tham gia thị trường Điều 22 Luật Kinh doanh Bất động sản 2006 quy... nhân thực hiện tuân thủ theo các quy tắc chính thức của Nhà nước về quản lí xây dựng và phát triển thị trường bất động sản Các hoạt động trong khu vực công ty làm thay đổi nguồn cung bất động sản bao gồm: - Bán các bất động sản đầu tư xây mới Các giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu bất động sản đã diễn ra trên thị trường giao dịch ngầm từ nhiều năm trước đây khi luật pháp chưa cho phép và chưa thừa... được các đặc điểm cơ bản của nguồn cung bất động sản sẽ giúp các nhà kinh doanh bất động sản có thể ứng biến nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường Danh mục tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Nguyên lý thị trường bất động sản 2 Chuyên đề Thị trường bất động sản 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2006 4 Luật Kinh doanh bất động sản 2007 5 Luật Đất đai 2003 6 Luật Nhà ở 2005 7 Luật Đầu tư 8 Luật Đấu thầu 2005... nhuận, các thế lực này có thể tạo ra sự khan hiếm về cung và tăng cầu một cách giả tạo Chính vì vậy, tính chất hoạt động của thị trường bất động sản, thái độ cũng như những can thiệp của Nhà Nước đối với hoạt động của thị trường bất động sản cũng là những tác động hết sức quan trọng đối với cung cầu Sự thừa nhận và chủ trương đa dạng hóa các nguồn cung về nhà ở cũng là một nhân tố quan trọng mở đường... và thời tiết, kết cấu nhà ở phải được thiết kế, xây dựng với kỹ thuật đặc biệt và nguyên vật liệu chuyên dùng nên cung bất động sản tại vùng này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật xây dựng III, Các khu vực cung bất động sản 1 Khu vực nhà nước Nguồn cung bất động sản từ khu vực Nhà nước, do các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước và ... Khái quát nguồn cung bất động sản 1, Khái niệm nguồn cung bất động sản 2, Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh 3, Điều kiện bất động sản đưa vào kinh doanh 4, Đặc điểm cung bất động sản II,... giản nhanh chóng loại hàng hóa khác Phần II: Phân tích nguồn cung bất động sản I, Khái quát nguồn cung bất động sản Khái niệm nguồn cung bất động sản Cung BĐS thị trường toàn khối lượng hàng hoá... hoạt động xây dựng, giao dịch nên làm thay đổi nguồn cung Trên phân tích nhận định nguồn cung bất động sản, thị trường bất động sản thị trường hàng hóa khác biến động nên tình hình nguồn cung bất