1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tổng hợp tại kienlong bank

28 936 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 206,5 KB

Nội dung

CÁC TỪ VIÊT TẮT NHNN: Ngân hàng Nhà nước; TGĐ: Tổng Giám đốc; PTGĐ: Phó Tổng Giám đốc; NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần; PGD: Phòng giao dịch; TSTC: Tài sản thế chấp; NNL: Nguồn nhân lực; CBCNV: Cán bộ công nhân viên; ĐH: Đại học. I. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng 1. Thông tin chung 1.1 Tên công ty: - Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long; - Tên gọi tắt: Ngân hàng Kiên Long ; - Tên tiếng Anh: Kienlong Rural Commercial Joint Stock Bank; - Tên gọi tắt: KienLong Bank; - Slogan: Ngân hàng Kiên Long –‘ Sẵn lòng chia sẻ.’ 1.2 Trụ sở giao dịch chính: - Tại: Xã Long Thạch, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang; - Điện thoại: (077) 822690; - Fax: (077) 822896; - Email: Kienlong@hcm.vnn.vn; - Website: www.kienlongbank.com; 1.3 Lĩnh vực kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng Kiên Long là kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.4 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần; 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1 Thời điểm thành lập: - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long: chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 25/10/1995. - Vốn điều lệ theo giấy phép tại thời điểm mới thành lập là 1,2 tỷ đồng - Được thành lập theo: • Giấy phép hoạt động số 0056/NN-GP ngày 18/09/1995 do thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp; • Giấy phép thành lập số 1115/GP-UB ngày 02/10/1995 do UBND tỉnh Kiên Giang cấp; 2.2 Các giai đoạn phát triển: Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng Kiên Long không phải được đánh dấu qua việc đổi tên, mà qua các lần thay đổi vốn điều lệ. Trong khi một số NHTMCP Nông thôn khác thường có xu hướng đổi tên khi chuyển đổi mô hình hoạt động thành NHTMCP Đô thị, NHTMCP Kiên Long (Kienlong Bank) đã không ngừng “làm mới” mình bằng những chiến lược phát triển không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn mang đậm những nét văn hoá rất riêng. • Từ 25/10/1995 đến 31/12/2005: Trong thời gian này Ngân hàng đã nhiều lần thay đổi vốn điều lệ. Khi mới thành lập vốn điều lệ của Kiên Long chỉ là 1,2 tỷ đồng nhưng tính tới ngày 31/12/2005 nó đã tăng lên 29 tỷ VNĐ • Từ 31/12/2005 đến 31/05/2007: Trong hơn một năm này, vốn điều lệ của Kienlongbank đã tăng lên 10 lần.Tính tới ngày 31/05/2007 vốn điều lệ của Ngân hàng là 290,003 tỷ VNĐ. • Ngày 31/05/2007, Ngân hàng TMCP Kiên Long đã tăng vốn điều lệ đợt I năm 2007 từ 290 tỷ đồng lên 580 tỷ đồng. Qua thời gian hoạt động, ngày 15/11/2007 Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Kiên Long đã lập phương án tăng vốn điều lệ đợt II năm 2007 gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kiên Giang. Sau đó, ngày 26/11/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kiên Giang có Công văn số 250/NHNN- KG gửi Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kiên Long về việc chấp thuận cho thay đổi mức vốn điều lệ đợt II năm 2007. Theo đó, mức vốn điều lệ đợt II năm 2007 từ 580 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Hiện Ngân hàng TMCP Kiên Long đã gửi hồ sơ tăng vốn Điều lệ đợt II năm 2007 qua Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và đang chờ sự chấp thuận của UBCKNN để tiến hành các thủ tục tăng vốn cho kịp với kế hoạch đã đề ra. Dự kiến trong đợt phát hành kỳ này sẽ bán cổ phần tăng vốn cho cổ đông cũ và nhân viên Ngân hàng là 419.994 cổ phần (mệnh giá cổ phần: 1000.000đ). Trong đó bán cổ phần tăng vốn cho cổ đông cũ là 399.994 cổ phần, bán cho nhân viên Ngân hàng 20.000 cổ phần. II. Các đặc điểm kinh tế kĩ thuật có ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng : 1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức: Sơ đồ bộ máy tổ chức: Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận như sau: 1.1 Đại hội đồng cổ đông: - Vị trí: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng Kiên Long. Đại hội đồng thường tổ chức đại hôi theo định kì và trong một số trường hợp, Ngân hàng có thể tổ chức đại hội cổ đông bất thường như: tài chính của Ngân hàng rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, khi có yêu cầu của cổ đông giữ trên 10% số cổ phầ n theo qui định… - Cơ chế hoạt động: Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp. Quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua khi có ít nhất 51% số phiếu biểu quyết được toàn bộ cuộc họp chấp thuận. Người chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông chịu trách nhiệm bảo quản các biên bản và chuẩn bị gửi cho tất cả các cổ đông ngay khi Đại hội đồng cổ đông kết thúc, và những biên bản này được coi là những bằng chứng mang tính kết luận về công việc được tiến hành tại đại hội đó. Biên bản này được lập bằng tiếng Việt, được Chủ tọa và Thư ký của Đại hội ký tên. Các văn bản liên quan cuộc họp phải được lưu giữ tại trụ sở của Ngân hàng Kiên Long theo qui định. - Thành phần tham gia: tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký đều có quyền tham dự, trong đó có trên 51% số thành viên tham gia có quyền biểu quyết. Các thành phần này được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của Ngân hàng Kiên Long.Cổ đông có thể trực tiếp dự hoặc ủy quyền cho người khác tham dự. Các kiểm toán viên độc lập sẽ được tham dự đại hội đồng cổ đông thường niên để tư vấn việc thông qua các báo cáo tài chính hàng năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người chủ tọa cuộc họp. - Thời gian, địa điểm: Đại hội đồng cổ đồng thường niên được tổ chức mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính và thời gian cách nhau không quá 15 tháng giữa hai kỳ đại hội. Đại hội đồng cổ đông thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập và tổ chức tại Việt Nam; địa điểm cụ thể do Hội đồng quản trị quyết định căn cứ vào tình hịnh thực tế. Mọi kinh phí cho cuộc họp sẽ do Ngân hàng Kiên Long thanh toán, trừ chi phí ăn ở đi lại và các chi phí liên quan khác của cổ đông. - Quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội cổ đông Ngân hàng Kiên Long: + Sửa đổi bổ sung Điều lệ của Ngân hàng Kiên Long; + Thảo luận và thông qua một số báo cáo của Hội đồng quản trị như: báo cáo về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, báo cáo kiểm toán, quyết toán tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, chia lợi tức cổ phần và trích lập, sử dụng các quỹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị; phương hướng, nhiệm vụ và ngân sách tài chính mới; + Thảo luận và thông qua báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát; + Thành lập công ty trực thuộc; + Chia, tách, sát nhập, hợp nhất, mua lại, giải thể Ngân hàng và công ty trực thuộc của Ngân hàng Kiên Long; + Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của Ngân hàng Kiên Long; quy chế nhân viên, biên chế, quỹ lương, thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị, BKS; … 1.2 Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Ngân hàng Kiên Long, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng Kiên Long để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng Kiên Long, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Đại Hội đồng cổ đông bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị với số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Hội đồng quản trị bao gồm ít nhất 3 người và nhiều nhất 11 người. Một thành viên Hội đồng quản trị phải sở hữu tối thiểu 2% cổ phần của Ngân hàng Kiên Long. Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ dài nhất 5 năm nhưng không ít hơn 2 năm và mỗi thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại tại Đại hội đồng cổ đông tiếp theo. Hội đồng quản trị đưa ra các quyết định trong các cuộc họp thường kỳ hay bất thường thông qua cơ chế biểu quyết các vấn đề trong thẩm quyền của mình. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị Ngân hàng Kiên Long: - Quản trị Ngân hàng Kiên Long theo qui định của pháp luật và điều lệ của Ngân hàng Kiên Long; - Quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động cũng như những sai phạm trong quản lý; - Trình thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc: phê chuẩn Điều lệ Ngân hàng Kiên Long, thành lập công ty trực thuộc, mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập đơn và sự nghiệp, chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể của Ngân hàng Kiên Long, phát hành cổ phiếu mới,… - Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn và sự nghiệp công ty trực thuộc của Ngân hàng Kiên Long; - Phê duyệt phương án hoạt động kinh doanh do Tổng Giám đốc đề nghị; - Quy định về lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, phí, mức tiền phạt đối với khách hàng theo qui định của pháp luật; - Trích lập và sử dụng các quỹ, chia lợi tức cổ phần theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm TGĐ, PTGD, Kế toán trưởng Ngân hàng Kiên Long, GĐ sở giao dịch, GĐ chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện, GĐ công ty trực thuộc, GĐ đơn vị sự nghiệp, Ban hành quy chế về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý khác;… 1.3 Tổng Giám đốc - TGĐ là người điều hành hoạt động của Ngân hàng Kiên Long. Giúp việc TGĐ là một số PTGĐ, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. - TGĐ có thể là thành viên của Hội đồng quản trị được bầu hoặc là một người khác và ký một hợp đồng lao động quy định lương, trách nhiệm bồi thường, các quyền lợi và các điều khoản khác. 2. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh Mục tiêu của Ngân hàng Kiên Long là sinh lợi thông qua việc không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rông thị trường kinh doanh và phạm vi ảnh hưởng. Thông qua các hoạt động Ngân hàng để huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi để cung ứng vốn cho hoạt động của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi hoạt động kinh doanh, dịch vụ và đời sống; thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long thực sự là Ngân hàng của Đảng và của dân, hoạt động cho chính mình và cho toàn xã hội;vì mục tiêu dân giàu nước mạnh mà toàn Đảng,toàn dân ta đang ra sức phấn đấu. 2.1 Đặc điểm về sản phẩm: Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, phát triển theo hướng chuyên môn hóa, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ trong ngành Ngân hàng. Các hoạt động chính của Ngân hàng Kiên Long 2.1.1 Tín dụng: Tín dụng là toàn bộ những hoạt động huy động và cho vay tiền và các tài sản khác.Nó biểu hiện mối quan hệ giá trị trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng,quản lý tài sản giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội.Đây là lĩnh vực hoạt động chính và thường xuyên nhất của ngân hàng nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long nói riêng,thường chiếm hơn 70%hoạt động của ngân hàng. Hoạt động tín dụng này chủ yếu diễn ra tại các địa điểm: Hội sở, Chi nhánh Rạch Giá, PGD Phú Quốc, Chi nhánh Bến Nhứt, PGD Kinh 8, PGD 02, PGD 03, PGD 04, PGD Rạch Sỏi, PGD Hà Tiên, PGD Tân Hiệp. Ngân hàng có rất nhiều loại hình tín dụng,sau đây là một số loại hinh tín dụng cơ bản của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long: a. Cho vay sản xuất nông nghiệp: Đây là hoạt động đặc trưng của Ngân hàng Kiên Long.Bởi ngay từ lúc thành lập, đôi tượng khách hàng đầu tiên mà Kiên Long hưóng đến là bà con nông dân Nam Bộ.Ngân hàng có nhiều chế độ và ưu đãi cho nông dân. Điều này trước tiên được bà con nông dân tỉnh Kiên Giang ghi nhận. Tín dụng cho sản xuất nông nghiệp có hai loại: Ngắn hạn có thời hạn từ 1 đến 12 tháng và trung hạn có thời hạn từ 13 tháng trở lên. Đối tượng vay vốn: Vay sản xuất nông nghiệp, vay sản xuất nông ngư cơ, vay chế biến nông sản, đơn vị kinh doanh sản xuất nhỏ. Điều kiện vay vốn: có ba điều kiện cần thiết sau:Có hộ khẩu thường trú tại địa phương, Tài sản thế chấp thực sự là quyền sở hữu của mình (có đóng thuế trước bạ) và Thủ tục vay vốn có xác nhận của chính quyền địa phương (công chứng). Thủ tục vay vốn: Gồm đơn xin vay vốn kèm theo khế ước và Tờ khai tài sản thế chấp. Định mức: Vay sản xuất nông nghiệp tối đa 5.000.000 đ/ha, và mỗi hộ vay không quá 30.000.000đ, các đối tượng khác không quá 50% giá trị tài sản thế chấp. Lãi suất cho vay: Xin liên hệ số 869950 gặp phòng Kinh doanh để biết lãi suất chính xác và mới nhất. b. Cho vay kinh doanh. Ngắn hạn: Thời hạn từ 1 đến 12 tháng. Trung hạn: Thời hạn từ 13 tháng trở lên. Đối tượng vay vốn : các doanh nghiêp sản xuất,doanh nghiệp thương mại,du lịch,các hộ kinh doanh cá thể…có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, hoăc kinh doanh dịch vụ,có đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng. Thủ tục vay vốn:tương tự như cho vay nông nghiệp. Định mức :không có định mức cụ thể. Lãi suất cho vay: tương tự trên. c. Cho vay trả góp: Trả góp ngày: Thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng. Trả góp đối với CB-CNV: Với hình thức lãi gộp trong ngắn hạn và dài hạn. Trả góp xe:Với hình thức lãi gộp hoặc trừ lùi trong ngắn hạn và dài hạn. d. Cho vay luân chuyển: e.Dịch vụ cấm cố: Hiện vật cầm cố: Kim khí điện máy, các loại xe gắn máy, vàng bạc đá quý. Các loại giấy tờ có giá trị: Sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 2.1.2 Thu đổi ngoại tệ: Ngân hàng TMCP Kiên Long, nhận thu đổi các loại ngoại tệ thông dụng trên thế giới. Bảng tỷ giá thi đổi ngoại tệ được Ngân hàng Kiên Long cập nhật hàng ngay trên Website của Ngân hàng. Khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ tại các địa điểm hoạt động của Ngân hàng. Khách hàng có nhu cầu sẽ được hướng dẫn chi tiết cũng như làm các thủ tục nhanh gọn và chính xác. Các địa điểm thực hiện hoạt động này: Hội sở, Chi nhánh Rạch Giá, PGD Phú Quốc, Chi nhánh Bến Nhứt, PGD Kinh 8, PGD 02, PGD 03, PGD 04, PGD Rạch Sỏi, PGD Hà Tiên, PGD Tân Hiệp, Chi Nhánh Hà Nội, PGD Bạch Mai… 2.1.3 Chuyển tiền nhanh trong và ngoài tỉnh: Ngân hàng TMCP Kiên Long, nhận chuyển tiền nhanh trong và ngoài tỉnh. Khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ tại các địa điểm hoạt động của Ngân hàng Kiên Long. Khách hàng có nhu cầu sẽ được hướng dẫn chi tiết cũng như làm các thủ tục một cách nhanh gọn và chính xác. Các địa điểm hoạt động: Hội sở, Chi nhánh Rạch Giá, PGD Phú Quốc, Chi nhánh Bến Nhứt, PGD Kinh 8, PGD 02, PGD 03, PGD 04, PGD Rạch Sỏi, PGD Hà Tiên, PGD Tân Hiệp, Chi Nhánh Hà Nội, PGD Bạch Mai… 2.1.4 Huy động vốn Các loại hình huy động vốn của Ngân hàng Kiên Long: a. Huy động bằng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: 3 tháng , 6 tháng, 9tháng, 12 tháng,18 tháng, 24tháng, 36 tháng, 60 tháng. Với các hình thức trả lãi: đầu kỳ, hàng tháng, 3 tháng một lần, cuối kỳ. b. Huy động bằng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có lãi c. Các hình thức tiền gửi khác Hoạt động huy động vốn diễn ra tại hầu hết các chi nhánh, PGD của Ngân hàng Kiên Long. Các thủ tục được tiến hành nhanh gọn, chính xác, ân cần, tận tâm. Mục tiêu của Ngân hàng Kiên Long khi phục vụ khách hàng trong lĩnh vực này: "Sự thành công của quý khách hàng là sự thành công của chúng tôi". Đặc biệt tiền gửi của khách hàng đã được đăng ký bảo hiểm tiền gửi 2.1.5 Chi trả tiền nhanh nước ngoài – Western Union: Ngân hàng TMCP Kiên Long, nhận chi trả chuyển tiền nhanh ngoài nước một cách nhanh nhất thông qua dịch vụ chuyển tiền của WESTERN UNION. Khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ tại các địa điểm hoạt động của Ngân hàng. Khách hàng có nhu cầu sẽ được hướng dẫn chi tiết cũng như làm các thủ tục nhanh gọn và chính xác. 2.1.6 Các loại dịch vụ khác: Ngoài các hoạt động trên Ngân hàng Kiên Long còn thực hiện một số dịch vụ khác: - Thanh toán các loại thẻ Master Card, Visa Card và trả dưới dạng USD. - Thanh toán SEC du lịch các dạng SEC USD và SEC Euro. Các dịch vụ này cũng được thực hiện trên tất cả các chi nhánh, văn phòng giao dịch ,…của Ngân hàng Kiên Long. 2.2 Tình hình thị trường của Ngân hàng Kiên Long hiện nay: Việt Nam là một nước kinh tế đang phát triển, cùng với nó ngành Tài chính-Ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Mỗi ngày có nhiều Ngân hàng thành lập và cũng nhiều Ngân hàng không tồn tại được phải giải thể. Tính tới thời điểm hiện tại Ngân hàng Kiên Long đã có được chỗ đứng không nhỏ trên thị trường và vẫn không ngừng củng cố nó. - Khách hàng của Ngân hàng Kiên Long: Tiền thân của Ngân hàng Kiên Long là NHTMCP Nông thôn Kiên Long, do đó khách hàng từ buổi ban đầu của Ngân hàng chủ yếu là nông dân Kiên Giang. Ngân hàng Kiên Long đã song hành với những thành công của họ. Từ xuất phát điểm đó, Kiên Long mở rộng sang các lĩnh vực khác của ngành Ngân hàng. Hiện nay khách hàng của Kiên Long là tất cả những người có nhu cầu vay vốn, gửi tiền, chuyển tiền, đổi ngoại tệ, thanh toán,…Mặc dù vậy khách hàng chính của KienLong Bank khách hàng trong nước. Thị phần: Kiên Giang là quê hương, là hậu phương vững chắc của Ngân hàng Kiên Long. Từ nơi đây Ngân hàng vươn rộng ra toàn quốc. Tính đến ngay 25/01/2008 KienLongbank đã có tới 21 chi nhánh, PGD đặt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước: 1. Hội sở: 44 Phạm Hồng Thái - TX Rạch Giá - Kiên Giang. Tel: (077) 869950; Fax: (077) 877538. 2. Chi nhánh Rạch Giá 44 Phạm Hồng Thái - TX Rạch Giá - Kiên Giang. Tel: (077) 869950; Fax: (077) 871171. 3. PGD Phú Quốc 139 đường 30/04 , Khu phố 1 - Thị trấn Dương Đông - huyện Phú Quốc - Kiên Giang. Tel: (077) 848621; Fax: (077) 848621. 4. Chi nhánh Bến Nhứt Ngã ba Bến Nhứt - xã Long Thạnh - huyện Giồng Riềng Kiên Giang. Tel: (077) 822690-822722; Fax: (077) 822896. 5. PGD Kinh 8 Địa chỉ: 345 ấp Đông Phước, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang (gần nhà thờ Giáo xứ Trung Thành Kinh 8). Điện thoại: (077)730900; Fax (077)730900. 6. PGD 02 Phố Kinh B - huyện Tân Hiệp - Kiên Giang. Tel: (077) 834644; Fax: (077) 834644. 7. PGD 03 Thị Trấn Giồng Riềng - huyện Giồng Riềng - Kiên Giang. Tel: (077) 821476; Fax: (077) 821476. 8. PGD 04 386 QL 80, ấp Ngã Ba, TT Kiên Lương - huyện Kiên Lương - Kiên Giang. Tel: (077) 856368; Fax: (077) 856368. 9. PGD Rạch Sỏi 1A Cách Mạng Tháng 8 - P. Vĩnh Lợi - TX Rạch Giá - Kiên Giang. Tel: (077) 912468; Fax: (077) 912468. 10. PGD Hà Tiên Tại số 1-2 Lô 1 Trung tâm thương mại Hà Tiên, Mạc Thiên Tích, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Điện thoại: (077) 952810; Fax: (077) 952810 11. PGD Tân Hiệp 120 khóm A, TT. Tân Hiệp, Tân Hiệp, Kiên Giang. Điện thoại: (077) 727268; Fax: (077) 727268 12. Chi Nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Hà Nội. Địa chỉ: Số 34A phố Hàn Thuyên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện Thoại: (04)9334744; Fax: (04)9334740 13. PGD Bạch Mai Địa chỉ: Số 291 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện Thoại: (04)9046939; Fax: (04)9046939 14. PGD Vĩnh Thuận Địa chỉ: Số 942 ấp Vĩnh Phước 2, TT Vình Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Điện Thoại: (077)580460; Fax: (077)580460 15. PGD An Biên Số 60, Khu vực 3, Thị trấn Thứ 3 huyện An Biên. Điện thoại: (077)510858; Fax:(077)510858. 16. Chi nhánh Sài Gòn Địa chỉ: 197-199 Lý Thường Kiệt, P6, Q.Tân Bình, TP.HCM. (08)8669647 - 8669454 - 8669456; Fax: (08)8669466 17. PGD Bình Tây Địa chỉ: 34A Hậu Giang, P2, Q6, TP.HCM Điện thoại: (08)9690245; Fax:(08)9690245 18. Chi nhánh Cần Thơ Địa chỉ: số 6A, Đại lộ Hòa Bình, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Điện thoại: (071)817112-817115; Fax:(071)817114 19. Chi nhánh Đà Nẵng số 222 Hùng Vương - Quận Hải Châu 2 - Thành Phố Đà Nẵng 20. PGD Gò Vấp 38A Quang Trung, P11, Q.Gò Vấp, Tp.HCM ĐT: 08.9210375; FAX: 08.9210376 21. PGD An Thới khu phố 3 Thị trấn An Thới huyện Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang. Ngày 18/2/2007 KienLongbank đang tiến hành mở chi nhánh ở Hải Phòng. Trong thời gian sắp tới, Kienlong Bank sẽ tiếp tục khai trương các chi nhánh và phòng giao dịch tại các tỉnh thành trọng điểm trên cả nước như: Bình Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đắc Lắc, Nha Trang và Bến Tre. Phấn đấu đến năm 2010 Kiênlong Bank có trên 100 chi nhánh và phòng giao dịch hoạt động trên toàn quốc. Điều này cho thấy Kiên Long Bank vẫn không ngừng đi lên qua việc khẳng định vị trí của mình trên thị trường. - Đối thủ cạnh tranh: KienLong Bank đi vào hoạt động khi trên thị trường đã có những người khổng lồ tồn tại: Ngân hàng Ngoại thương Viêt Nam(Vietcom Bank ), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incom Bank ),Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Incom Bank ),Ngân hàng Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn Viêt Nam (Agri Bank ),…Bên cạnh đó có rất nhiều các ngân hàng được thành lap hoạt đong trên thị trương như: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacom Bank)Habu Bank, Ocean Bank, Northern Bank, …Trong cuộc cạnh tranh đó không có chỗ cho sự trì trệ. Phải không ngừng cải tiến, làm mới mình cho thỏa mãn thị trường. Do đặc điểm của tình hình cạnh tranh, tình hình thị trường, khách hàng, và đặc điểm chính bản thân Ngân hàng Kiên Long như vậy mà KienLong Bank càng cố gắng phục vụ khách hàng tốt hơn đúng như khẩu hiệu của Ngân hàng:”Ngân hàng Kiên Long – Sẵn lòng chia sẻ.” Với chiến lược phát triển đúng đắn và phù hợp với từng giai đoạn phát triển, thời gian tới, Kienlong Bank sẽ đẩy mạnh hơn nữa chất lượng và hiệu quả kinh doanh, phát huy thương hiệu, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, là người bạn đồng hành của khách hàng. 2.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực . Đi đôi với việc mở rộng mạng lưới, Kienlong Bank luôn chú trọng đến phát triển sản phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn hội nhập. Ngoài ra, Kienlong Bank tập trung đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ để tuyển chọn nhân viên có năng lực. Nhân viên trong KienLong Bank có kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn cao đồng thời có kỹ năng ngoại ngữ, tin học thành thạo đặc biệt phải có nhiệt huyết với công việc cũng như sự gắn bó với Ngân hàng Kiên Long. Ngân hàng cũng dành nhiều đãi ngộ cho nhân viên, được nhiều cơ hội học hỏi. Những cơ hội nghề nghiệp đã giữ chân lao động lại lâu dài với Ngân hàng. Cho tới cuối năm 2006 số lượng cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Kiên Long là 298 người. Cuối năm 2007 vừa qua số lượng này đã là 396 người tăng gần 33%. Theo trình độ chuyên môn, CBCNV Ngân hàng Kiên Long trong hai năm được chia như sau: Trên ĐH ĐH Dưới ĐH Số lượng Tỷ trọng 13 5% 193 65% 92 30% Bảng CBCNV Ngân hàng Kiên Long năm 2006 Số lượng Trên ĐH ĐH Dưới ĐH 21 Tỷ trọng 5% 273 70% 102 25% Bảng CBCNV Ngân hàng Kiên Long năm 2007 Qua số liệu trên cho thấy không chỉ số lượng CBCNV tăng lên mà tỷ trọng CBCNV trình độ cao cũng tăng lên. CBCNV đạt trình độ ĐH cũng tăng lên 5% trong tổng số CBCNV. Điều này chứng tỏ Ngân hàng Kiên Long càng ngày càng thu hút lao động trình độ cao, nó khẳng định vị thế của KienLong Bank đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của Kiên Long. 2.4 Đặc điểm về máy móc và trang thiết bị: Khác với doanh nghiệp sản xuất, máy móc chiếm một vị trí quan trọng, trong Ngân hàng con người giữ vai trò chủ đạo. Nhưng cũng vẫn có những thiết bị không thể thiếu đối với hoạt động của Ngân hàng. Thiết bị trong Ngân hàng Kiên Long có nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng phải thường xuyên nâng cấp, đặc biệt là các thiết bị dùng để cập nhật thông tin. Cho tới cuối năm 2007, Ngân hàng Kiên Long có 205 máy tính nối mạng internet, 25 máy fax, 12 máy in, tất cả đều hoạt động tốt và có hiệu quả phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. 2.5 Đặc điểm văn hóa của Ngân hàng Kiên Long. Thương hiệu Kienlong Bank được khách hàng ghi nhận bằng ba chữ “Tâm – Tín – Kiên”. Gắn bó với vùng đất Kiên Giang hơn 10 năm, có thể nói Kienlong Bank đã thấu hiểu vùng đất này và người dân nơi đây, vui buồn với biết bao kỉ niệm. Trong buổi đầu hoạt động, khách hàng của Kienlong Bank phần nhiều là nông dân, giúp vốn cho nông dân làm ăn. Chính bản chất thật thà, chất phác, nghĩa tình của người dân Nam Bộ đã tạo nên sự gắn kết đặc biệt giữa Ngân hàng Kiên Long với vùng đất nghĩa tình này. Do vậy, dù có mở rộng hoạt động trên khắp cả nước, dù có “vươn ra biển lớn” thì Kienlong Bank vẫn coi Kiên Giang là quê hương, là cái nôi hình thành nên Ngân hàng và là hậu phương vững chắc cho sự phát triển của mình; Kienlong Bank mãi mãi tri ân vùng đất này. Đó là sự thể hiện của tâm và tín. Còn chữ Kiên, còn được thể hiện ngay từ chính tên gọi của ngân hàng: “Kiên Long” không chỉ khởi nguyên từ ý nghĩa là “Rồng ở Kiên Giang” mà còn mang hàm nghĩa mạnh mẽ kiên định với sứ mệnh kinh doanh của mình. Kienlong Bank luôn chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, văn hoá doanh nghiệp nhằm tạo nên bản sắc riêng. “Trong khi xu hướng thế giới đang tẩy chay những công ty lớn được mệnh danh là “những gã khổng lồ vô tâm”, thì Slogan “Ngân hàng Kiên Long – Sẵn lòng chia sẻ” như một lời hứa của Kienlong Bank với toàn thể khách hàng và người dân cả nước: Ngân hàng Kiên Long sẵn lòng chia sẻ với mọi người những khó khăn trong công việc kinh doanh, chia sẻ những cơ hội, những ước mơ, hoài bão, kinh nghiệm, chia sẻ những trăn trở hay cả niềm vui khi thành công, nỗi buồn khi gặp khó khăn, mất mát…” . Ngân hàng Kiên Long luôn lấy giá trị cốt lõi từ chữ “Tâm” trong suốt 13 năm qua và sẽ tiếp tục phát huy nền tảng ấy, phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.” Trong giai đoạn hiện nay chữ “xanh” được nhấn mạnh nhằm phù hợp với tình hình mới. Mặt khác, Toàn thể nhân sự Kienlong Bank, từ cấp lãnh đạo cho đến nhân sự mới luôn đề cao và phát huy việc bảo vệ môi trường “Xanh” trong suốt quá trình hoạt động của mình. Theo KienLong Bank, ý nghĩa của chữ Xanh là “ Môi trường - Sức sống và Kỳ vọng”, đó cũng là tiền đề cho chữ “ Sạch” trong giao tiếp và hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Ý tưởng “Xanh” được xem là một trong những nhân tố tạo ra hướng đi khác biệt hoá so với các ngân hàng khác trên thị trường. 2.6 Đặc điểm vốn, tài chính: Trong Ngân hàng Kiên Long, bản cân đối kế toán được thực hiện hàng tháng. SỐ TIỀN TỶ TRỌNG TÀI SẢN ( triệu đồng) (%) 1. Tiền mặt tại quỹ 1.1 16,089 2. Tiền gửi tại NHNN 3. Tiền gửi tại các TCTD trong nước và ngoài nước 58,371 4.2 434,744 30.9 843,420 60 0 0 6. Tài sản 9,759 0.7 7. Tài sản có khác 44,692 3.2 1,407,075 100 4. Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước 5. Các khoản đầu tư TỔNG CỘNG TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN ( triệu đồng) TỶ TRỌNG ( %) 1. Tiền gửi của KBNN và TCTD khác 100,000 2. Vay NHNN, TCTD khác 0 3. Tiền gửi của TCKT, dân cư 600,397 42.7 4. Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 69,156 4.9 5. Tài sản nợ khác 21,959 1.6 6. Vốn và các quỹ 615,563 43.7 6a. Vốn + Quỹ 584,728 41.6 6b. Lãi/ Lỗ 30,835 2.2 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1,407,075 100 Bảng cân đối kế toán tháng 12/2007 của Ngân hàng Kiên Long III. Môi trường kinh doanh 7.1 0 1.Môi trường vĩ mô Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế đề ra trong kế hoạch 5 năm, năm 2005 Việt nam phải thực hiện một bước chuyển biến mạnh mẽ hơn những năm trước về tốc độ cũng như chất lượng tăng trưởng kinh tế. Theo dự báo về diễn biến kinh tế trong nước và quốc tế, năm 2005 có nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động ngân hàng đó là: Chính phủ cam kết mạnh mẽ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế nói chung; môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh tiếp tục ổn định; các doanh nghiệp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh,... Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến kinh tế, tiền tệ khó lường, các nhiệm vụ do Quốc hội đề ra cho năm 2005 (xem Hộp 5) đã đặt ra cho hoạt động ngân hàng nhiều thách thức, nhất là mục tiêu về mức tăng chỉ số giá tiêu dùng dưới 6,5% trong khi mục tiêu tăng trưởng đặt ra ở mức cao. Vì vậy, nhiệm vụ của ngành ngân hàng năm 2005 hết sức nặng nề, không những phải góp phần tích cực để thực hiện tốt mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ đề ra, mà còn phải khẩn trương chuẩn bị cho quá trình hội nhập và gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Trong khi hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn là kênh chủ yếu đáp ứng vốn cho tăng trưởng kinh tế, nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng năm 2005 đặt ra cụ thể như sau: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm hỗ trợ tích cực việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8,5%, ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, nâng cao chất lượng tín dụng để tăng trưởng bền vững. Tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại; đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế về ngân hàng; tăng cường năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng nhất là các ngân hàng thương mại Nhà nước i. Về điều hành chính sách tiền tệ Trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô do Chính phủ đề ra và mục tiêu của chính sách tiền tệ, một số chỉ tiêu tiền tệ năm 2005 được dự kiến như sau: tổng phương tiện thanh toán dự kiến tăng khoảng 22%, tín dụng cho nền kinh tế tăng khoảng 25%, huy động vốn tăng khoảng 24% so với năm 2004. Bằng việc bám sát chủ trương chỉ đạo của Chính phủ và diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra các giải pháp linh hoạt về tiền tệ, tín dụng, lãi suất, tỷ giá phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ cụ thể như sau: Điều hành lãi suất linh hoạt sát với diễn biến cung cầu vốn, không gây ra các cú sốc đột biến trên thị trường, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa lãi suất danh nghĩa và chỉ số giá, đảm bảo lợi ích của người gửi tiền. Tiếp tục cải tiến cơ chế điều hành lãi suất kết hợp đồng bộ với việc điều hành các công cụ chính sách tiền tệ khác để tăng cường khả năng điều tiết lãi suất thị trường. Tiếp tục điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở như một công cụ chủ yếu trong điều hành chính sách tiền tệ. Để nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, nhất là thông tin về thị trường liên ngân hàng phục vụ công tác dự báo vốn khả dụng; hoàn thiện cơ chế, cải tiến quy trình nghiệp vụ thị trường mở, tạo thuận lợi cho các thành viên tham gia thị trường. Trên cơ sở theo dõi sát các diễn biến tăng trưởng tín dụng, chỉ số giá và lãi suất, điều chỉnh linh hoạt, kịp thời tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Điều hành linh hoạt tỷ giá, bám sát cung cầu về ngoại tệ trên thị trường, không để xảy ra các cú sốc đột biến về tỷ giá. Điều hành tỷ giá gắn liền với việc can thiệp thị trường kịp thời trên cơ sở theo dõi sát diễn biến thị trường và phát triển mạnh các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối; đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa lãi suất VND, tỷ giá và lãi suất ngoại tệ tránh gây tác động xấu đối với thị trường và phát triển kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ. Phát triển thị trường tiền tệ thứ cấp nhằm tăng tính thanh khoản của các công cụ thị trường tiền tệ, tạo thuận lợi cho các thành viên tham gia thị trường. Đa dạng hóa các công cụ và phương thức giao dịch trên thị trường tiền tệ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cấp tín dụng, cơ chế phân loại nợ và bảo đảm tiền vay phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật liên quan nhằm đánh giá đúng chất lượng tín dụng, trích đủ dự phòng rủi ro, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng; nghiên cứu sửa đổi cơ chế cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo hướng thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ nhằm hạn chế tốc độ, quy mô tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ; kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu bằng các giải pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ, tăng cường thanh tra giám sát và cảnh báo kịp thời về an toàn hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng; khống chế tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ở mức phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn dài hạn, tránh rủi ro về kỳ hạn; tiếp tục thực hiện xoá bỏ bao cấp qua tín dụng thương mại, tách bạch tín dụng thương mại với tín dụng chính sách. Trước xu thế đổi mới về cải cách và phát triển của khu vực và thế giới ngày càng rõ nét, việc tiếp tục nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên cấp thiết. Chính vì vậy, trong năm 2005, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng theo sát thông lệ quốc tế; ban hành hệ thống tài khoản thích hợp để theo dõi, phản ánh chính xác chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu tổ chức và hoạt động ngân hàng theo Đề án Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụ thể: nhanh chóng áp dụng mô hình quản lý ngân hàng hiện đại; áp dụng ngay Sổ tay tín dụng trên toàn hệ thống; có kế hoạch chi tiết về xây dựng và áp dụng các quy trình, thiết kế bộ máy về quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ, tài sản có, xây dựng hệ thống thông tin quản lý (MIS), quy trình và bộ máy kiểm toán nội bộ, quy trình kiểm soát nội bộ, áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Nhằm tiếp tục nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chủ trì xây dựng trình Chính phủ Đề án tăng cường năng lực tài chính đối với các ngân hàng thương mại (gồm tăng cường năng lực về vốn và xử lý nợ xấu phân loại theo thông lệ quốc tế); Đề án cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Phát triêÃn nhà đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng lộ trình cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước còn lại; xây dựng phương án cấp bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm nguồn để thực hiện giải pháp cổ phần hoá ngân hàng thương mại Nhà nước. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra ngân hàng theo 25 nguyên tắc thanh tra ngân hàng có hiệu quả của Hiệp ước Basel; xây dựng phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro trong hoạt động ngân hàng; xây dựng và kịp thời đưa vào áp dụng quy trình giám sát và cảnh báo sớm rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng; đào tạo nguồn nhân lực cho thanh tra ngân hàng nhằm trang bị các kiến thức vê rủi ro, về các sản phẩm mới trong hoạt động ngân hàng, các phương pháp thanh tra, giám sát tốt nhất theo thông lệ quốc tế. Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng. Sau khi kết thúc giai đoạn I của dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại tiếp tục tham gia thực hiện dự án giai đoạn II. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước xây dựng các trung tâm xử lý cấp tỉnh, các hệ thống thanh toán nội bộ, xây dựng thêm các module xử lý nghiệp vụ mới và mở rộng phạm vi triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước.Trên cơ sở những quy định về séc mới ban hành, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành nghiên cứu việc xây dựng trung tâm bù trừ séc tự động với các mục tiêu hiện đại hóa hệ thống xử lý séc thủ công dựa trên chứng từ giấy thành hệ thống tự động theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ cho các giao dịch thanh toán séc liên tỉnh và liên khu vực. Trên cơ sở đó, chất lượng dịch vụ séc của hệ thống ngân hàng sẽ được nâng cao, tạo điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Hoàn thiện cơ chế chính sách về thanh toán: Để hạn chế sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế nhằm tránh những chi phí tốn kém liên quan tới phát hành tiền mặt, đồng thời góp phần làm minh bạch và lành mạnh hóa các giao dịch thanh toán của nền kinh tế, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định Quy định về thanh toán bằng tiền mặt... Ngoài ra, các công cụ giao dịch thương mại như thương phiếu, séc... sẽ được đưa vào phạm vi điều chỉnh của luật với những sửa đổi và bổ sung phù hợp. Nghiên cứu và triển khai Đề án mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Được xác định là giải pháp cơ bản và lâu dài, Đề án mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhằm nghiên cứu khảo sát tiềm năng thực tế của việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, trên cơ sở đó xây dựng định hướng, chiến lược, giải pháp triển khai để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tới các chủ thể trong nền kinh tế. ii. Điều kiện tự nhiên Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với biển Đông trải dài trên 3.000 km, thường xuyên chịu thiên tai do lụt, bão, lũ quét, sạt trượt đất, triều cường, hạn hán... gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hầu như không có năm nào Việt Nam không chịu ảnh hưởng của thiên tai. Năm 1996 lũ lớn ở nhiều nơi trên toàn quốc. Năm 1997 cơn bão số 5 (bão Linda) gây thiệt hại lớn. Năm 1997 - 1998 cả nước bị hạn hán, tiếp đến 5 cơn bão gây ngập lụt nặng nề. Cuối tháng 7/1999 lũ quét ở Bình Thuận, tháng 11 - 12/1999 lũ lụt lịch sử tàn phá từ Quảng Bình đến Bình Định. Năm 2000 lũ lụt lớn nhất trong vòng 70 năm qua ở ĐBSCL; năm 2001 lũ lớn ở ĐBSCL; năm 2002 lũ quét ở Hà Tĩnh, Nghệ An. Mức độ thiên tai ngày càng gia tăng cả về qui mô và chu kỳ lặp lại với những đột biến khó lường. Trong các loại thiên tai thì bão thường kèm theo lũ, nước biển dâng cao trên diện rộng gây tổn thất nặng nề hơn cả, nhất là vùng ven biển miền Trung, sau đó đến lốc, lũ quét xảy ra đột ngột rất khó phòng tránh. Trong 10 năm (1991 - 2000) thiên tai làm chết khoảng 8.000 người thiệt hại 2,3 triệu tấn lương thực, chìm 9.000 tàu thuyền, trôi và đổ 6 triệu ngôi nhà, tổn thất tài sản khoảng 2,8 tỷ USD, chiếm 1,8 - 2,3% GDP. Cùng với sự gia tăng dân số, phát triển các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong các vùng thường bị thiên tai, chẳng những tăng tổn thất do thiên tai gây ra, mà còn tăng chi phí để phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo vệ môi trường. Bằng các biện pháp tích cực như: chỉ đạo kịp thời công tác dự báo phòng chống thiên tai (PCTT); tổ chức lực lượng khẩn cấp cứu hộ, trợ cấp, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai... Chính phủ đã sử dụng tài chính và ngân hàng là công cụ mạnh nhất về mặt tài lực vào nhiệm vụ này. Hai ngành tài chính và ngân hàng đã phối hợp thực hiện nhiều chương trình PCTT và bảo vệ môi trường (BVMT). Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành ngân hàng cho vay khắc phục hậu quả thiên tai theo cơ chế tín dụng thông thường và tín dụng ưu đãi nhằm khôi phục và phát triển sản xuất, tạo việc làm, ổn định đời sống, bảo đảm an ninh chính trị cho các khu vực dân cư, nhất là ở ĐBSCL, ven biển miền Trung, với tổng số vốn cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách gần 13.000 tỷ đồng. Các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đã tiến hành xóa nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ hàng ngàn tỷ đồng cho các hộ dân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lụt, hạn hán. Đối với những thiệt hại do thiên tai gây ra trên diện hẹp được các ngân hàng thương mại tự xử lý bằng nguồn dự phòng bù đắp rủi ro. Riêng ngân hàng phục vụ người nghèo khoanh nợ 45,7 tỷ đồng, xóa nợ 53 tỷ đồng. Ngân sách nhà nước (NSNN) đã chuyển vốn sang cho các tổ chức tài chính Nhà nước, các ngân hàng thương mại cho vay ưu đãi, NSNN cấp bù chênh lệch giữa lãi suất cho vay ưu đãi và lãi suất cho vay thông thường, bình quân hàng năm là 200 tỷ đồng. Thực hiện chương trình sống chung với lũ ở ĐBSCL và chương trình xóa đói giảm nghèo đến cuối năm 1999 đã có 295.470 lượt hộ dân được vay vốn để làm nhà trên cọc, tôn nền làm nhà tránh lũ với vốn cho vay là 1.281 tỷ đồng, 4,6 triệu hộ dân nghèo được vay 7.000 tỷ đồng để sản xuất, xây dựng gần 26 triệu m2 nhà ở, gần 30 vạn hộ thoát khỏi ngập lũ hàng năm. Sau 6 năm thực hiện chương trình 327, tổng số vốn đạt 2.905 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN 2.252 tỷ đồng, đã giao khoán bảo vệ 1,6 triệu ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh 700 ngàn ha rừng tự nhiên, trồng mới 640 ngàn ha rừng, hàng trăm ngàn ha cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, làm hơn 5.000 km đường, gần 104.200 m2 trạm xá, trường học, thủy lợi, phân bố lại dân cư, định canh định cư. Bên cạnh những kết quả to lớn, hỗ trợ thiết thực cho nhân dân phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo vệ môi trường, các chương trình hỗ trợ tài chính và tín dụng ngân hàng còn bộc lộ nhiều mặt tồn tại hạn chế. Những mặt tồn tại Thứ nhất, chưa quan tâm đúng mức đối với việc phòng ngừa thiên tai, thường là sau khi có thiên tai gây thiệt hại nặng mới ra sức khắc phục hậu quả. Tại Hội thảo về PCTT và BVMT ở Đà Nẵng tháng 10/2002, đại biểu Bộ NN&PTNT đã đặt vấn đề rất đúng "Tại sao không bỏ tiền trước để phòng ngừa thiên tai, tránh mất mát hư hỏng, lại chờ đến khi có thiên tai rồi mới bỏ tiền để khắc phục hậu quả, vừa mất tiền 2 lần mà chưa chắc đã khôi phục bằng mức cũ". Thực ra Nhà nước và chính quyền các địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa thiên tai nhưng tác dụng còn hạn chế. Nguyên nhân chính là mức đầu tư về tài chính chưa đủ để phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn chung sống với mọi trạng thái đột biến của tự nhiên. Đặc biệt là việc đầu tư cho nghiên cứu quy luật tự nhiên ở nước ta còn hạn chế, thiếu chiến lược đồng bộ phòng chống thiên tai trên phạm vi cả nước và cho từng vùng. Thứ hai, cơ chế chính sách hỗ trợ tài chính và cho vay tín dụng còn bất hợp lý và chứa đựng nhiều rủi ro. Cơ chế cho vay hành chính, cho vay theo chỉ định của Chính phủ, theo chỉ thị của cấp trên, hoặc giao cho UBND tỉnh, huyện duyệt danh sách, mức cho vay không thể chấp đối với các hộ dân; ngân hàng thụ động giải ngân theo danh sách được duyệt, đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhiều rủi ro rất khó xử lý. Hiện nay cả 5 chương trình cho vay khắc phục hậu quả thiên tai đang trong giai đoạn thu nợ, nhưng tỷ lệ thu nợ đạt rất thấp, bình quân 35,8%, tỷ lệ thu lãi cũng thấp, chỉ đạt 43,4%. Nguyên nhân chậm trả nợ là: + Do sử dụng lẫn lộn nguồn vốn NSNN và nguồn vốn tín dụng nguồn hàng, làm cho người vay hiểu nhầm tất cả đều là vốn cứu trợ của Nhà nước, không xác định rõ trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi. Việc sử dụng nguồn vốn NSNN và nguồn vốn tín dụng không phù hợp với mục đích cứu trợ xã hội hay mục đích phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất và đời sống, nên hiệu quả sử dụng vốn rất thấp, rủi ro lớn. + Do thiên tai liên tục xảy ra, lại thêm dịch bệnh gây thiệt hại, điều kiện kinh tế của người vay vốn quá khó khăn, đau ốm... không có khả năng trả nợ, chiếm khoảng 70% tổng dư nợ quá hạn. + Do sử dụng vốn không hiệu quả, sản xuất kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ, chiếm 11,4% tổng dư nợ quá hạn. Trên thực tế các tổ chức tín dụng không thể thẩm định đầy đủ tất các các hộ xin vay vốn, nhiều hộ được vay thì cứ vay nhưng không biết sử dụng vốn để làm gì cho hiệu quả, ngược lại, những hộ biết cách làm ăn thì với số vốn được vay quá ít ỏi (bình quân 5 triệu đồng/hộ) lại không đủ vốn tối thiểu cho một dự án phục hồi phát triển sản xuất buộc phải tìm nguồn vốn đắt đỏ hơn, phải "giật gấu vá vai", hiệu quả thấp. + Do trây ỳ, trông chờ Nhà nước xóa nợ, chần chừ, so đo với các hộ khác, không muốn trả nợ, chiếm 13,1% tổng dư nợ quá hạn. Chỉ có ngân hàng ra sức đốc thu nợ, sự phối hợp các cấp chính quyền và đoàn thể ở nhiều nơi còn hạn chế, hơn nữa lại chưa có chế tài bắt buộc phải trả nợ. Để khắc phục những mặt tồn tại nói trên hoạt động tài chính và tín dụng ngân hàng cần phải phối hợp chặt chẽ trong công tác PCTT và BVMT. Một số giải pháp và kiến nghị Một là, phải coi việc phòng ngừa thiên tai là biện pháp hàng đầu. Cần ưu tiên đầu tư các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn NSNN và nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm để xây dựng và thực hiện chiến lược phòng chống thiên tai. Chiến lược này phải được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học là kết quả nghiên cứu qui luật tự nhiên, các trạng thái đột biến tự nhiên ở nước ta và trong khu vực ảnh hưởng. Hiện nay các đề tài nghiên cứu lĩnh vực này chưa nhiều, chưa tổng kết thành hệ thống. Chừng nào chúng ta chưa nắm vững qui luật tự nhiên thì chưa thể yên tâm chung sống với bão lụt, hạn hán và các loại thiên tai khác. Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cân đối đủ kinh phí và định hướng cho các cơ sở nghiên cứu để xây dựng chiến lược phòng chống thiên tai trên phạm vi toàn quốc và cụ thể hóa nội dung công việc phải làm đối với từng địa phương. Chính phủ chỉ đạo phối hợp chặt chẽ tất cả các ngành có liên quan (dự báo thời tiết, giao thông, thủy lợi, xây dựng, nông - lâm nghiệp, thủy hải sản...) để thực hiện chiến lược này. Hai là, phân định rõ các loại công việc phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai theo tính chất tài chính để bố trí nguồn vốn cho hợp lý, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. Có hai loại công việc phòng ngừa thiên tai: * Phòng ngừa thiên tai trực tiếp. Đây là biện pháp tích cực nhất, gồm nhiều nội dung, như nghiên cứu khoa học công nghệ về PCTT và BVMT; qui hoạch và xây dựng các điểm tạm trú tạm tránh bão, lốc cho tàu, thuyền ngoài khơi; xây dựng kết cấu hạ tầng vững chắc, chịu được cường độ thiên tai lớn gồm hệ thống giao thông thủy - bộ, hệ thống thủy điện, hồ chứa điều hòa nguồn nước; kiên cố hóa đê, kè, cống, đập, công trình thoát lũ, ngăn thủy triều; qui hoạch dân cư, di rời nhà ở, nhà máy, xí nghiệp đến nơi an toàn, tôn nền nhà, làm nhà trên cọc, xây nhà vững chắc hơn, tránh xa khu vực có nguy cơ lũ quét; đầu tư mạnh cho thủy lợi chống hạn, úng v.v... Đây là những việc cần làm càng sớm càng tốt, nhưng lại cần nhiều vốn, rất khó hoặc không có khả năng thu hồi vốn, có tác dụng trực tiếp phòng chống thiên tai trên phạm vi rộng vì lợi ích chung của cả cộng đồng. Do đó cần ưu tiên vốn NSNN cho nhiệm vụ này. * Phòng ngừa thiên tai gián tiếp. Đó là phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở cho PCTT và BVMT. Nếu phát triển sản xuất kinh doanh bằng mọi giá, không quan tâm đúng mức đến PCTT và BVMT thì thành quả lao động sẽ không giữ được, sự cố môi trường trực tiếp tác động đến đời sống và phát triển bền vững. Do đó phát triển sản xuất - kinh doanh phải nhằm cả 2 mục tiêu: vừa tăng trưởng kinh tế, vừa có tác dụng gián tiếp tăng cường tiềm lực PCTT và BVMT. Những việc đó là trồng rừng và bảo vệ rừng, đảm bảo cho đồng bào miền núi "sống được với rừng", xóa đói giảm nghèo, tiến lên phát triển mạnh kinh tế rừng, "làm giàu từ rừng", quy hoạch cải tạo ruộng vườn nhằm bảo vệ môi trường các hệ sinh thái bằng các mô hình VAC ở vùng đồng bằng, VACR và VAR (vườn ao rừng) ở vùng miền núi; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp lại mùa vụ để tránh thiên tai (có cơ sở khoa học); tăng năng lực chế biến phục vụ kịp thời khâu thu hoạch nông sản, thủy sản, hạn chế tổn thất trước khi mùa lũ đến, kiểm tra giám sát việc xây dựng và hoạt động của các doanh nghiệp gắn với thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, trong dự án xây dựng doanh nghiệp mới phải có biện pháp BVMT. Việc phòng ngừa thiên tai gián tiếp trước hết nhằm phát triển lợi ích kinh tế của các hộ gia đình, các trang trại, các doanh nghiệp, đồng thời góp phần tăng năng lực PCTT và BVMT chung. Do đó nguồn vốn đảm bảo cho mọi hoạt động trên chủ yếu là vốn tự có của các cơ sở sản xuất kinh doanh, vốn tín dụng ngân hàng cho vay theo hình thức thông thường và cho vay ưu đãi đối với hoạt động cần khuyến khích như trồng rừng. Việc khắc phục hậu quả thiên tai cũng được chia thành hai loại: * Khắc phục hậu quả thiên tai về mặt dân sinh, gồm: cứu trợ người bị nạn, tiêm phòng chữa bệnh, dựng lại trường học, trạm xá..., vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch kịp thời cho dân v.v... Đây là những việc cứu trợ cấp bách và mang tính xã hội cao, do đó nên sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương kết hợp với ngân sách địa phương, vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, vốn ủng hộ của các tầng lớp dân cư. Trường hợp các nguồn vốn trên không đủ thì sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng kịp thời, sau đó NSNN cấp bù. * Khắc phục hậu quả thiên tai về phục hồi sản xuất, như: Sửa chữa, phục hồi cơ sở hạ tầng (đường sá, bến cảng, công trình điện, thủy lợi...); phục hồi nhà xưởng, tàu thuyền, khôi phục đầm, ao để nuôi trồng thủy sản, gieo trồng lại, chuyển vụ v.v... Trừ việc sửa chữa, phục hồi cơ sở hạ tầng được dùng vốn NSNN, những việc còn lại phải sử dụng nguồn vốn tự có của chủ DN, hộ gia đình và vốn tín dụng. Tóm lại, việc phân định rõ đối tượng để sử dụng đúng các nguồn vốn trên đây được thực hiện theo nguyên tắc: những việc PCTT và BVMT vì lợi ích chung và lâu dài của xã hội, nhu cầu sử dụng vốn cấp bách và khó thu hồi thì dùng vốn NSNN cấp phát, còn những việc phòng ngừa thiên tai gián tiếp liên quan đến bảo vệ và phục hồi sản xuất kinh doanh, vì lợi ích thiết thực của cơ sở sản xuất thì dùng vốn tự có của chủ DN, hộ gia đình và vốn vay tín dụng với trách nhiệm hoàn trả rõ ràng. * Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ tài chính và cho vay tín dụng. Nên tập trung các nguồn vốn NSNN, vốn viện trợ nhân đạo, vốn ủng hộ từ thiện PCTT và BVMT về một đầu mối (có thể giao cho Ngân hàng chính sách xã hội đảm nhiệm) để quản lý sử dụng thống nhất, công bằng và minh bạch. Tín dụng ngân hàng tập trung đầu tư cho các dự án PCTT và BVMT sớm có hiệu quả, sớm thu hồi vốn để đảm bảo khả năng trả nợ, kể cả các dự án khai thác các mặt lợi thế của lũ, lụt (như khai thác phù sa, lợi dụng lũ lụt để thau chua, rửa mặn, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản...). Đề nghị Chính phủ hạn chế và chỉ sử dụng giải pháp cho vay theo chỉ định khi thật cần thiết. Các tổ chức tín dụng tăng cường công tác thẩm định tính hiệu quả của các dự án vay vốn, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn, có kế hoạch thu hồi vốn bám sát tiến độ sản xuất kinh doanh; kết hợp với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để giúp nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, góp phần sản xuất có hiệu quả, đảm bảo thu hồi được nợ. Nhà nước cần có chính sách ổn định việc hỗ trợ tài chính đối với hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách tại các vùng thiên tai, hỗ trợ phát triển bảo hiểm đối với cây trồng, vật nuôi. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành cơ chế cho vay PCTT&BVMT, trong đó cho phép thành lập quỹ cho vay PCTT&BVMT, quỹ bù đắp rủi ro và cơ chế vận hành, vấn đề miễn, giảm lãi suất, cơ chế ưu đãi không nên khoanh nợ mà nên cho phép gia hạn nợ thêm 2 - 3 chu kỳ sản xuất nhằm tạo điều kiện cho người vay vốn đang gặp khó khăn có đủ thời gian phục hồi sản xuất để trả nợ; quy định trách nhiệm phối hợp của các cấp chính quyền, hội đoàn thể trong việc tuyên truyền vận động, đôn đốc thanh toán nợ Ngân hàng; xây dựng chế tài xử lý nghiêm đối với tình trạng chây ỳ không trả nợ. * Các tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận người cần vay vốn, xác định đúng mức vốn cần có để đảm bảo cho dự án kinh doanh có hiệu quả; tìm mọi giải pháp để giảm thiểu chi phí dịch vụ tín dụng, góp phần hạ thấp lãi suất cho vay, giảm bớt gánh nặng cho người vay vốn đang rất khó khăn về tài chính do thiên tai. • Đề phòng đầu tư vốn tín dụng và NSNN "tiếp tay vô tình" cho phá hoại môi trường. Có thể đó là những dự án vay vốn để nuôi tôm, thủy sản mà phá rừng ngập mặn, phá rừng tự nhiên để trồng cà phê, cao su, gây xói mòn; khai thác nước ngầm quá mức gây cạn kiệt hoặc ô nhiễm nguồn nước, mua sắm thiết bị gây ô nhiễm do khí thải, tiếng ồn, tai nạn...; xây dựng nhà máy, xưởng có chất thải không xử lý, xây dựng nhà xưởng, chợ, kho tàng không phòng chống cháy; khai thác tài nguyên vô tội vạ gây lãng phí nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường; sản xuất và sử dụng hóa chất độc hại để sản xuất - chế biến nông sản, thực phẩm gây ngộ độc. Để tránh các trường hợp nêu trên cần có sự thẩm định khoa học của các cơ quan chức năng trước khi cung ứng vốn để thực hiện dự án. 2. Môi trường ngành Trong nhung nam qua nganh ng ân hang tai chinh dang la nganh co toc do tang truong rat cao,loi nhuan cao nhat trong he thong cac nganh kinh te xa hoi,la noi dien ra cac hoat dong soi dong nhat cua nen kinh te nuoc ta .Tuy nhien cuoc canh tranh giua cac to chuc tai chinh ngan hang cung tro nen gay gat va ngay cang quyet liet. Thời gian gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam đang đến gần. Ngành ngân hàng (NH) được đánh giá là ngành sẽ gặp nhiều thử thách nhất. Nhận thức được điều này, các NH cả nước nói chung và Bình Dương nói riêng đang tăng tốc đầu tư để có thể vượt qua thử thách trong tiến trình hội nhập sắp tới. Tự nhìn ra điểm yếu Nói đến thách thức, lãnh đạo các NH đều khẳng định: Thử thách của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, WTO nói riêng chúng tôi rất rõ. Đó là phải đối diện với áp lực cạnh tranh trực tiếp về số lượng đối thủ trên thị trường, mà đối thủ của mình không phải là kẻ yếu mà là những đối thủ có tiềm lực tài chính rất mạnh, trình độ kinh doanh NH bài bản và trình độ công nghệ dịch vụ cao hơn hẳn. Chính vì vậy khi mở cửa gia nhập WTO, các NH trong nước gặp ngay những bất lợi do những yếu kém như: năng lực tài chính yếu, chất lượng, hiệu quả kinh doanh kém, trình độ quản trị chưa chuyên nghiệp, công nghệ còn chưa sánh kịp NH nước ngoài, sản phẩm nghèo nàn, trình độ và chất lượng nguồn nhân lực còn thua xa với đối thủ bên ngoài... Ông Lý Xuân Hải, Giám đốc NH Thương mại Cổ phần Á Châu nhìn nhận: “Hiện nay vấn đề quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO là tính cạnh tranh sẽ cao hơn, thị trường năng động hơn và trong cuộc cạnh tranh này thì mạnh được yếu thua. Xét trên bình diện chung so với NH nước ngoài, các NH Việt Nam ít kinh nghiệm trong hoạt động NH quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ quản trị và quản lý rủi ro. Danh mục sản phẩm nghèo nàn và thiếu tính chuyên nghiệp. Các NH nước ngoài có một yếu tố thu hút khách hàng nhiều nhất trong thời gian sắp tới đó là tính chuyên nghiệp”. Tuy nhiên theo ông Hải, chúng ta cũng đừng quá bi quan vì cạnh tranh và hợp tác trong hoạt động NH trong hội nhập là một quá trình song song. Các NH cần một môi trường kinh doanh lành mạnh và đối thủ xứng tầm. Đó chính là điều chúng ta cần tận dụng. Thuận lợi khác là chúng ta có mạng lưới, có thị phần, có khách hàng và chi phí sẽ thấp hơn cho các hoạt động. Cũng phải hiểu đây chỉ là lợi thế ban đầu vì sau một thời gian, các NH nước ngoài nghiên cứu thị trường khách hàng, nhanh chóng chia sẻ thị phần với khách hàng nội địa. Về lâu dài, các NH cần có một chiến lược phát triển kinh doanh thật cụ thể, tự nâng cấp mình lên phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là cần chú trọng những quy định pháp lý quốc tế trong giao dịch - đây là điều quan trọng khi gia nhập WTO. Để nâng cấp mình Biết được mình biết được người, các NH đã đẩy nhanh tốc độ tự đổi mới công nghệ, trình độ quản lý để phù hợp với yêu cầu cạnh tranh. Cho đến thời điểm này NH Quốc tế VIBank đã hoàn chỉnh hệ thống công nghệ thông tin để đạt được mục tiêu xử lý nhanh nhất về thời gian và an toàn, chống rủi ro; như sử dụng Internet banking, Mobile banking. Giúp khách hàng trong tương lai có thể kiểm soát cũng như giao dịch vốn tại nhà. Tương tự VIBank, NH Công thương (InCombank) Chi nhánh Bình Dương cũng đã hoàn thành giai đoạn 1 hiện đại hóa bằng công nghệ Incas của Malaysia. Công nghệ này chứa tất cả các chương trình phục vụ cho nghiệp vụ NH; gồm Internet banking, ATM, tài trợ thương mại... Cũng trong mục tiêu hiện đại hóa ngành NH, NH Đông Á đã hiện đại hóa và nâng cấp đổi mới công nghệ thông tin, máy tính. Trong 2 năm 2005, 2006 trong 80 chi nhánh, điểm giao dịch, công ty kiều hối đều áp dụng phần mềm Flexcub của Tập đoàn I-flex vào hoạt động online trực tuyến. Công nghệ này giúp NH quản lý các giao dịch của khách hàng nhanh chóng, có thể xử lý vài trăm ngàn giao dịch trong cùng một phúc. Mới đây NH Đông Á và Citibank ký biên bản ghi nhớ để cùng hợp tác tìm kiếm cơ hội trong thị trường NH tại Việt Nam. Citibank kết nối hệ thống thẻ toàn cầu với hệ thống nội địa của NH Đông Á. Citibank và NH Đông Á cũng thỏa thuận kết nối mạng lưới Việt Nam Bank card do NH Đông Á làm chủ sở hữu với hệ thống toàn cầu của Citibank. Thỏa thuận này giúp khách hàng sử dụng thẻ ATM do NH Đông Á phát hành có thể sử dụng hệ thống ATM của Citibank trên toàn cầu. Riêng tại NH Thương mại Cổ phần Á Châu cũng đã có sự chuẩn bị chu đáo để hội nhập, bằng việc định hướng bán lẻ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo từ các đối tác nước ngoài tái cấu trúc lại sơ đồ hoạt động hướng tới khách hàng, áp dụng hệ thống quản lý ISO và nhất là triển khai hệ thống quản lý NH Online TCBS, kiểm toán quốc tế, áp dụng mô hình quản lý, quản trị tốt nhất. IV.Tình hình phát triển kinh doanh của Ngân hàng Kiên Long 1. Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh năm 2007 của Ngân hàng Kiên Long như sau: • Tổng tài sản 827.261 triệu đồng; • Vốn chủ sở hữu 292.028 triệu đồng; • Vốn huy động 493.027 triệu đồng; • Dư nợ cho vay 602.124 triệu đồng; • Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1,92%; • Lợi nhuận trước thuế 25.225 triệu đồng; • Thuế thu nhập doanh nghiệp 7.063 triệu đồng; • Lợi nhuân sau thuế 18.162 triệu đồng; • Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân 24,40%; • Tỷ suất lợi nhuận/tài sản có bình quân 4,19%; • Tỷ lệ chia cổ tức 15%/năm . 2. Phương hướng nhiệm vụ Công ty trong những năm tới Trong những năm sắp tới Kienlong Bank tiếp tục khai trương các chi nhánh, phòng giao dịch tại Bình Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đắc Lắc, Nha Trang, Bến Tre và các tỉnh thành trọng điểm trên cả nước.Kiên Long Bank đang vươn mình khẳng định vị thế của mình trên toàn quốc bằng việc không ngừng xâm nhập vào thị trường hiện tại,phát triên các thị trường mới, đa dạng hoá loại hình sản phẩm dich vụ theo xu thế biến đổi của thị trường thế giới và nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước.Phấn đấu đến năm 2015, Kienlong Bank trở thành một trong mười ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Kienlong Bank đang không ngừng đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ như thanh toán quốc tế,giao dịch ngoại tệ , đa dạng hoá các loại hinh cho vay;phát triển thêm một số ngành phi truyền thống,như đầu tư tài chính,xây dựng dự án...nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh,đáp ứng theo nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng . Kien long Bank cũng đang xúc tiến liên kết, hợp tác quốc tế và đang cố gắng nghiên cứu, xây dựng phát triển các sản phẩm dịch vụ quốc tế và phấn đấu xâm nhập thị trường nước ngoài để tiến tới từng bước hội nhập với thị trường tài chính quốc tế. [...]... 18/2/2007 KienLongbank đang tiến hành mở chi nhánh ở Hải Phòng Trong thời gian sắp tới, Kienlong Bank sẽ tiếp tục khai trương các chi nhánh và phòng giao dịch tại các tỉnh thành trọng điểm trên cả nước như: Bình Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đắc Lắc, Nha Trang và Bến Tre Phấn đấu đến năm 2010 Kiênlong Bank có trên 100 chi nhánh và phòng giao dịch hoạt động trên toàn quốc Điều này cho thấy Kiên Long Bank. .. định vị trí của mình trên thị trường - Đối thủ cạnh tranh: KienLong Bank đi vào hoạt động khi trên thị trường đã có những người khổng lồ tồn tại: Ngân hàng Ngoại thương Viêt Nam(Vietcom Bank ), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incom Bank ),Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Incom Bank ),Ngân hàng Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn Viêt Nam (Agri Bank ),…Bên cạnh đó có rất nhiều các ngân hàng được thành lap... thị trương như: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacom Bank) Habu Bank, Ocean Bank, Northern Bank, …Trong cuộc cạnh tranh đó không có chỗ cho sự trì trệ Phải không ngừng cải tiến, làm mới mình cho thỏa mãn thị trường Do đặc điểm của tình hình cạnh tranh, tình hình thị trường, khách hàng, và đặc điểm chính bản thân Ngân hàng Kiên Long như vậy mà KienLong Bank càng cố gắng phục vụ khách hàng tốt hơn đúng như... phù hợp với từng giai đoạn phát triển, thời gian tới, Kienlong Bank sẽ đẩy mạnh hơn nữa chất lượng và hiệu quả kinh doanh, phát huy thương hiệu, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, là người bạn đồng hành của khách hàng 2.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực Đi đôi với việc mở rộng mạng lưới, Kienlong Bank luôn chú trọng đến phát triển sản phẩm và dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp. .. Ngân hàng 2.5 Đặc điểm văn hóa của Ngân hàng Kiên Long Thương hiệu Kienlong Bank được khách hàng ghi nhận bằng ba chữ “Tâm – Tín – Kiên” Gắn bó với vùng đất Kiên Giang hơn 10 năm, có thể nói Kienlong Bank đã thấu hiểu vùng đất này và người dân nơi đây, vui buồn với biết bao kỉ niệm Trong buổi đầu hoạt động, khách hàng của Kienlong Bank phần nhiều là nông dân, giúp vốn cho nông dân làm ăn Chính bản... toàn, chống rủi ro; như sử dụng Internet banking, Mobile banking Giúp khách hàng trong tương lai có thể kiểm soát cũng như giao dịch vốn tại nhà Tương tự VIBank, NH Công thương (InCombank) Chi nhánh Bình Dương cũng đã hoàn thành giai đoạn 1 hiện đại hóa bằng công nghệ Incas của Malaysia Công nghệ này chứa tất cả các chương trình phục vụ cho nghiệp vụ NH; gồm Internet banking, ATM, tài trợ thương mại Cũng... mềm Flexcub của Tập đoàn I-flex vào hoạt động online trực tuyến Công nghệ này giúp NH quản lý các giao dịch của khách hàng nhanh chóng, có thể xử lý vài trăm ngàn giao dịch trong cùng một phúc Mới đây NH Đông Á và Citibank ký biên bản ghi nhớ để cùng hợp tác tìm kiếm cơ hội trong thị trường NH tại Việt Nam Citibank kết nối hệ thống thẻ toàn cầu với hệ thống nội địa của NH Đông Á Citibank và NH Đông... hàng Kiên Long, bản cân đối kế toán được thực hiện hàng tháng SỐ TIỀN TỶ TRỌNG TÀI SẢN ( triệu đồng) (%) 1 Tiền mặt tại quỹ 1.1 16,089 2 Tiền gửi tại NHNN 3 Tiền gửi tại các TCTD trong nước và ngoài nước 58,371 4.2 434,744 30.9 843,420 60 0 0 6 Tài sản 9,759 0.7 7 Tài sản có khác 44,692 3.2 1,407,075 100 4 Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước 5 Các khoản đầu tư TỔNG CỘNG TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN ( triệu... dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn hội nhập Ngoài ra, Kienlong Bank tập trung đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ để tuyển chọn nhân viên có năng lực Nhân viên trong KienLong Bank có kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn cao đồng thời có kỹ năng ngoại ngữ, tin học thành thạo đặc biệt phải có nhiệt... triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.” Trong giai đoạn hiện nay chữ “xanh” được nhấn mạnh nhằm phù hợp với tình hình mới Mặt khác, Toàn thể nhân sự Kienlong Bank, từ cấp lãnh đạo cho đến nhân sự mới luôn đề cao và phát huy việc bảo vệ môi trường “Xanh” trong suốt quá trình hoạt động của mình Theo KienLong Bank, ý nghĩa của chữ Xanh là “ Môi trường - Sức sống và Kỳ vọng”, đó cũng là tiền đề cho chữ “ Sạch” ... sung Điều lệ Ngân hàng Kiên Long; + Thảo luận thông qua số báo cáo Hội đồng quản trị như: báo cáo tình hình hoạt động kết kinh doanh, báo cáo kiểm toán, toán tài chính, phương án phân phối lợi nhuận,... mở rộng mạng lưới, Kienlong Bank trọng đến phát triển sản phẩm dịch vụ tảng công nghệ thông tin đại, phù hợp với nhu cầu khách hàng giai đoạn hội nhập Ngoài ra, Kienlong Bank tập trung đào tạo... KienLong Bank cố gắng phục vụ khách hàng tốt hiệu Ngân hàng:”Ngân hàng Kiên Long – Sẵn lòng chia sẻ.” Với chiến lược phát triển đắn phù hợp với giai đoạn phát triển, thời gian tới, Kienlong Bank

Ngày đăng: 02/10/2015, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w