1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyên tắc độc lập trong xét xử lý luận và thực tiễn

44 583 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 362,77 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 38 (2012 – 2015) Đề tài: NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giảng viên hướng dẫn: Ths. HUỲNH THỊ SINH HIỀN Bộ môn Luật Hành chính Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ MỸ HƯƠNG MSSV: S120029 Lớp: Luật Hành chính - K38 Cần Thơ, 11/2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………/. năm 2014 Cần Thơ, ngày tháng NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………/. năm 2014 Cần Thơ, ngày tháng MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 1 3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2 5. Bố cục của đề tài ........................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ ...........................................................................................3 1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ ............................................................................................................................. 3 1.1.1 Khái niệm Tòa án nhân dân ........................................................................... 3 1.1.2 Khái niệm nguyên tắc độc lập trong xét xử .................................................. 3 1.2 VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ............................................ 4 1.2.1 Vị trí của Tòa án nhân dân ............................................................................. 4 1.2.2 Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân ..................................................................... 5 1.3 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN ................................................ 6 1.3.1 Nguyên tắc khi xét xử sơ thẩm có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân .... 6 1.3.2 Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật...................................................................................................................................... 7 1.3.3 Nguyên tắc xét xử công khai .......................................................................... 7 1.3.4 Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn ..................................................................................................... 8 1.3.5 Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được b ảo đảm ..................................... 9 1.3.6 Nguyên tắc Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử ..................................... 9 1.3.7 Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự 10 1.3.8 Nguyên tắc đảm bảo cho những người tham gia tố tụng dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc .........................................................................................................11 1.3.9 Nguyên tắc đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật ... 11 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ ......................................................................................................... 13 2.1 ĐỘC LẬP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÉT XỬ .............................13 2.2 ĐỘC LẬP GIỮA TÒA ÁN CẤP DƯỚI VÀ CẤP TRÊN ......................................14 2.2.1 Độ c lập với Tòa án cấp trên trực tiếp ...........................................................14 2.2.2 Độc lập với Tòa án nhân dân tối cao ............................................................14 2.3 TÒA ÁN ĐỘC LẬP VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC KHÁC .........................15 2.3.1 Độc lập với Viện kiểm sát nhân dân .............................................................15 2.3.2 Độc lập với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.............................16 2.3.2.1 Tòa án độc lập với Hội đồng nhân dân ............................................16 2.3.2.2 Tòa án độc lập với Ủy ban nhân dân................................................16 2.4 TÒA ÁN ĐỘC LẬP VỚI CẤP ỦY ..........................................................................16 2.5 HỘI ĐỒNG XÉT XỬ ĐỘC LẬP VỚI CÁC CÁ NHÂN KHÁC ..........................17 2.5.1 Độc lập với Chánh án .....................................................................................17 2.5.1.1 Độc lập giữa Thẩm phán với Chánh án ...............................................17 2.5.1.2 Độc lập giữa Hội thẩm với Chánh án...............................................18 2.5.2 Hội đồng xét xử độc lập với Luật sư .............................................................19 2.5.3 Hội đồng xét xử độc lập với bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn.............19 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ ...................................................................... 22 3.1 THỰC TRẠNG......................................................................................................22 3.1.1 Thực trạng về “thỉnh thị án”.....................................................................22 3.1.2 Sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan không có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án.................................24 3.1.3 Chế định Hội thẩm đang bị mờ nhạt .......................................................26 3.1.4 Thực trạng về sự phụ thuộc của Tòa án vào Viện kiểm sát .......................28 3.1.5 Vấn đề “chạy án” hiện nay........................................................................ 29 3.2 GIẢI PHÁP ................................................................................................................30 3.2.1 Kiến nghị về sắp xếp tổ chức Tòa án……………………………………30 3.2.2 Nhiệm kì của Thẩm phán phải lâu dài và vững chắc…………………..31 3.2.3 Kiến nghị về trình độ và chế độ bồi dưỡng cho Hội thẩm ……………..31 3.2.4 Kiến nghị nâng cao sự độc lập của Tòa án so với Viện kiểm sát……...32 3.2.5. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của những người công tác trong ngành Tòa án………………………………………………………………………………...32 KẾT LUẬN ………………………………………………………………35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, chỉ có duy nhất Tòa án mới có quyền xét xử. Đây là một nguyên tắc được quy định trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta. Hoạt động xét xử của Tòa án là nhằm đưa ra phán quyết cuối cùng liên quan trực tiếp đến các vấn đề quan trọng nhất như tự do, danh dự, tài sản, nhân thân và cả tính mạng của con người. Xét xử có vai trò rất lớn trong việc giáo dục công dân. Bằng việc xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật chẳng những có tác dụng trừng trị, giáo dục, cải tạo người phạm tội mà còn giúp góp phần phòng ngừa tội phạm. Quá trình xét xử đồng thời cũng là quá trình giáo dục. Vì vậy, Tòa án nhân dân phải đảm bảo được tính khách quan, công bằng trong hoạt đồng xét xử và để đạt được những điều đó đòi hỏi Tòa án phải thật sự độc lập. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định sự độc lập này của Tòa án khi quy định “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” . Tuy nhiên, thực tế v iệc thực hiện sự độc lập này trong ngành Tòa án còn nhiều bất cập, hạn chế. Những bất cập, hạn chế này không chỉ do những quy định của pháp luật mà còn có sự can thiệp của các c ơ quan, tổ chức không có chuyên môn xét xử. Vì vậy, những bản án, quyết định của Tòa án có thể nói chưa “thấu tình, đạt lý” làm giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ của Nhà nước ta nói chung và đối với hoạt động xét xử của ngành Tòa án nói riêng. Cho nên, việc nghiên cứu vấn đề “Nguyên tắc độc lập trong xét xử - Lý luận và thực tiễn” là một yêu cầu cấp thiết, nhằm nâng cao tính độc lập của Tòa án trong xét xử, góp phần cho Tòa án có những phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có án oan, sai. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến nguyên tắc độc lập trong xét xử, giúp người đọc hiểu được một cách rõ ràng về các quy định của pháp luật. Đồng thời, người viết cũng nêu ra những bất cập, tồn tại trong quá trình xét xử và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập của Tòa án trong xét xử. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài, người viết tập trung tìm hiểu những quy định pháp luật liên quan đến nguyên tắc độc lập của Tòa án, tìm hiểu thực tế về việc xét xử độc lập của Tòa án và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập của Tòa án trong xét xử. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các văn bản pháp luật có liên quan, tổng hợp các tài liệu sưu tầm trong các bài viết trên báo mạng, tạp chí, giáo trình. 5. Bố cục đề tài Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1. Khái quát chung về Tòa án nhân dân và một số nguyên tắc liên quan đến tính độc lập trong xét xử Chương 2. Nội dung của nguyên tắc độc lập trong xét xử Chương 3. Thực trạng và giải pháp về nguyên tắc độc lập trong xét xử. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ 1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ 1.1.1 Khái niệm Tòa án nhân dân Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Trong đó, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, còn Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định rõ Tòa án nhân dân là thiết chế thực hiện quyền tư pháp khi quy định: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.1 Tòa án nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan Nhà nước và chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử, cụ thể Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. 2 Quyền tư pháp đồng nhất với chức năng xét xử của Tòa án mà chức năng xét xử là hoạt động áp dụng p háp luật quan trọng của Nhà nước. Thông qua hoạt động xét xử, Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 1.1.2 Khái niệm nguyên tắc độc lập trong xét xử Để hiểu được khái niệm trên thì phải đi tìm hiểu từng khái niệm: Theo từ điển Tiếng Việt thì “nguyên tắc là điều cơ bản đã được quy định để dùng làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội” hay “điều cơ bản được rút ra từ thực tế khách quan để chỉ đạo hành động ” hoặc “phép tắc hoặc chuẩn tắc, điều lệ căn bản phải tôn trọng trong lời nói hoặc xử sự”. 3 Độc lập được hiểu với vai trò là một tính từ thì có các nghĩa là: “Tự mình tồn tại, hoạt động, không nương tựa hoặc phụ thuộc vào ai, vào cái gì khác”; hoặc “chỉ trạng 1 Hiến pháp năm 2013, Điều 102, khoản 1. 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Đi ều 1. 3 Khắc Trí – Trọng Tấn, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai, 2012, tr. 341. thái của một quốc gia hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác”.4 Xét xử hiểu theo nghĩa rộng là sự tổng hợp một chuỗi hoạt động của Tòa án kể từ thời điểm thụ lý vụ án cho đế n khi ra bản án, ra quyết định thi hành án, còn theo nghĩa hẹp thì xét xử là hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm tại phiên tòa mà kết quả của hoạt động này là ra bản án hoặc quyết định để giải quyết vụ án. 5 Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu “nguyên tắc độc lập trong xét xử” là những tư tưởng chỉ đạo đã được pháp luật ghi nhận thể hiện quan điểm của Nhà nước ta trong hoạt động xét xử. Theo nguyên tắc này thì Thẩm phán, Hội thẩm phải tự mình đưa ra các phán quyết dựa trên các chứng cứ, tình tiết của vụ á n và theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật để giải quyết vụ án một cách khách quan, công bằng, vô tư, chính xác mà không chịu sự chi phối bởi bất kì một sự tác động, hoặc sự dụ dỗ, đe dọa, hay can thiệp trái pháp luật, kể cả các tác động bên trong Tòa án và các tác động bên ngoài Tòa án. 1.2 VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN 1.2.1 Vị trí của Tòa án nhân dân Ở Việt Nam, bộ máy Nhà nước gồm có bốn hệ thống cơ quan và Chủ tịch nước. Bốn hệ thống cơ quan đó bao gồm hệ thống cơ quan quyền lực, hệ thốn g cơ quan quản lý, hệ thống cơ quan xét xử và hệ thống cơ quan kiểm sát. Trong đó, Tòa án thuộc hệ thống cơ quan xét xử, cụ thể khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thự c hiện quyền tư pháp” . Ở nước ta chỉ có duy nhất Tòa án mới có quyền xét xử. Quy định này cho thấy sự phân công quyền lực nhà nước một cách rành mạch. Trong đó, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, còn Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Trong khi hoạt động chủ yếu của cơ quan hành pháp và lập pháp là ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trong giới hạn tự do mà pháp luật xác lập. Tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện tượng xâm hại trật tự pháp luật luôn diễn ra. Vì vậy, bảo vệ pháp luật, khôi phục trật tự pháp luật bị xâm hại là một đòi hỏi k hách quan của Nhà nước, của xã hội và mọi người dân. Chính nhu cầu này đã hình thành nên hoạt động bảo vệ pháp luật là nội dung cơ bản của quyền tư pháp. 4 5 Khắc Trí – Trọng Tấn, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai, 2012, tr. 194. Hoàng Hồng Phương, Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Luận văn thạc sĩ Lu ật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 4. Hoạt động xét xử của Toà án là lĩnh vực thể hiện tập trung nhất của quyền tư pháp. Nội dung hoạt động xét xử của Toà án là so sánh các hành vi, tranh chấp pháp lý liên quan đến con người với các chuẩn mực pháp luật, phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của hành vi, tranh chấp. Trên cơ sở đó, Toà án đưa ra phán quyết bắt buộc mọi người phải thi hành, khôi phục lại các giá trị pháp luật bị vi phạm, bảo vệ và duy trì các giá trị của pháp luật. Như vậy, trong hệ thống cơ quan Nhà nước ở Việt Nam thì Tòa án có vị trí đặc biệt quan trọng vì Tòa án vừa là bộ phận cùng với lập pháp và hành pháp hợp thành quyền lực Nhà nước vừa là thể chế bảo vệ quyền lực Nhà nước. Bên cạnh đó, khi xét xử Tòa án căn cứ vào pháp luật của Nhà nước để đưa ra các phán quyết thể hiện trực tiếp thái độ của Nhà nước đối với từng vụ việc cụ thể. Bằng hoạt động xét xử, Tòa án thực hiện chức năng kiểm tra hành vi pháp lý của các cơ quan Nhà nước, của công dân và cá nhân. Đồng thời, pháp luật quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước, còn Chánh án Tòa án nhân dân địa phương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm mà không phải do Hội đồng nhân dân ở địa phương bầu. 6 Chính quy định này cho thấy Tòa án có một vị trí độc lập nhất định. 1.2.2 Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 7 Bảo vệ công lý là bảo vệ công bằng, lẽ phải. Bảo vệ quyền con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, quyền tự d o và quyền sở hữu. Vì vậy, mục tiêu của hoạt động xét xử là hướng đến bảo vệ quyền con người là một tất yếu của nền tư pháp, của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền. Quyền công dân trước hết cũng là quyền con người nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, t ức là với vị trí pháp lý của công dân trong quan hệ với Nhà nước, được Nhà nước đảm bảo đối với công dân của nước mình. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa có thể là bảo vệ chế độ chính trị, chống lại sự xuyên tạc của kẻ thù đối với chế độ của đất nước, nghiêm trị những hành vi xâm phạm đến sự tồn tại của chính quyền. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước là bảo vệ tài sản, uy tín, danh dự của Nhà nước. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là bảo vệ tài sản và những quyền lợi liên quan đến tổ chức, cá nh ân. Việc bảo vệ trên bằng Tòa án được thực hiện trên cơ sở trình tự, thủ tục pháp luật tố tụng tư pháp khi cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước yêu cầu nhằm ngăn chặn, trừng 6 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Đi ều 40, khoản 1 và khoản 4. 7 Hiến pháp năm 2013, Điều 102, khoản 3. phạt, loại trừ những hành vi vi phạm đến các quyền đó và khôi phục lại những quyền đã bị xâm phạm, hạn chế; bảo đảm cho các quyền được tôn trọng và thực hiện. Đồng thời, góp phần củng cố lòng tin của xã hội vào sự nghiêm minh, tính minh bạch và sự bình đẳng của pháp luật, sức mạnh, uy tín, tính nhân đạo và dân chủ của Nhà nước pháp quyền. Trong các chủ thể thực hiện quyền lực Nhà nước thì Tòa án là chủ thể giữ quyền tối cao trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Vai trò quan trọng của Tòa án trong việc bảo vệ các quyền trên được thể hiện qua các phương diện gồm: Tòa án là chủ thể giữ vai trò tối cao trong việc ngăn ngừa, trừng trị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến các quyền đó. Tòa án là chủ thể duy nhất c ó quyền áp dụng hình phạt để ngăn ngừa, trừng trị hành vi phạm tội xâm hại đến công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, hoạt động xét xử còn là phương thức hữu hiệu nhấ t trong các phương thức hiện thức hóa vai trò bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân của pháp luật vào đời sống xã hội. Khả năng bả o vệ của pháp luật chỉ được hiện thực hóa bằng hoạt động áp dụng pháp luật mà hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động áp dụng pháp luật quan trọng của Nhà nước. Thông qua hoạt động xét xử, Toà án đưa các hành vi tranh chấp pháp lý liên quan đến những con người cụ thể áp vào các chuẩn mực pháp luật, đối chiếu làm sáng tỏ mối tương quan giữa cái cá biệt là hành vi vi phạm, tranh chấp với cái khuôn chung là quy phạm pháp luật để đánh giá, phán xét bản chất pháp lý, tính hợp pháp, tính đúng đắn của hành vi, tranh chấp. Từ đó, Tòa án đưa ra phán quyết có tính bắt buộc mọi người phải thi hành, bảo vệ và duy trì quyền con người, quyền công dân, những lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội, tổ chức và cá nhân. 1.3 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN 1.3.1 Nguyên tắ c khi xét xử sơ thẩm có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân Nguyên tắc này được quy định tại khoản 1 Điều 103 Hiến pháp năm 2013; Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 11 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 20 04 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Bản chất của nguyên tắc này thể hiện sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xét xử. Một bản án hoặc quyết định của Tòa án muốn “thấu tình, đạt lý” thì cần phải đưa tiếng nói từ phía người dân, từ phía xã hội vào quá trình xé t xử và những người góp phần đem lại tiếng nói đó chính là các Hội thẩm. Vì cuộc sống muôn màu muôn vẻ, còn nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống mà pháp luật chưa thể điều chỉnh được hết cho nên cần phải có những Hội thẩm tham gia xét xử mới đảm bảo đượ c tính khách quan, vô tư, công bằng và chính xác. Đây cũng là quy định phù hợp với bản chất một Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 1.3.2 Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Đây là nguyên tắc chủ đạo đảm bảo cho Tòa án xét xử vụ án chính xác, tránh được sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân vào việc xét xử của Tòa án. Nguyên tắc này được quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến Pháp năm 2013 và nó được cụ thể hóa trong Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 12 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Chủ thể được Nhà nước trao quyền nhân danh Nhà nước để thực hiện việc xét xử đó là Thẩm phán và Hội thẩm. Khi xét xử, T hẩm phán và Hội thẩm độc lập. Độc lập được biểu hiện trên hai khía cạnh là độc lập với các yếu tố bên trong Tòa án như độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử, độc lập giữa Thẩm phán với Chánh án, độc lập giữa Hội thẩm với Chánh án, độc lập giữa T òa án cấp dưới với Tòa án cấp trên và độc lập với các yếu tố bên ngoài Tòa án như Tòa án độc lập với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án độc lập với Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, độc lập với cấp ủy Đảng, độc lập với Luật sư, bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn. Tuy nhiên, khi xét xử chỉ có độc lập không thì sẽ độc đoán, tùy tiện cho nên cần phải tuân thủ theo pháp luật, không được rời xa pháp luật. Tuân theo pháp luật là cơ sở để thể hiện tính độc lập trong xét xử. Khi nắm chắc kiến thức pháp luật thì Thẩm phán, Hội thẩm có điều kiện để thể hiện sự độc lập trong phán quyết của mình. Độc lập và tuân theo pháp luật có mối quan hệ bổ trợ, ràng buộc nhau và nó không thể thiếu trong hoạt động xét xử. 1.3.3 Nguyên tắc xét xử công khai Đây là nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 7 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Đi ều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Tòa án xét xử công khai có nghĩa là mọi người đều có quyền đến dự phiên tòa, người từ 16 tuổi trở lên không phân biệt giới tính, thành phần dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa đều có thể tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, có trường hợp người dưới 16 tuổi vẫn được tham dự phiên tòa nếu có giấy triệu tậ p của Tòa án. 8 8 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), Điều 209, khoản 1. Luật cũng quy định trong trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín. 9 Nhưng dù xét xử công khai hay xét xử kín thì khi tuyên án Tòa án phải tuyên công khai để mọi người được biết. Do xét xử công khai nên các hành vi tố tụng được tất cả mọi người tham dự đều biết. Nguyên tắc này đòi hỏi các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng phải được đ ưa ra xem xét công khai tại phiên tòa. Điều này làm cho Hội đồng xét xử khách quan, vô tư hơn khi đưa ra phán quyết của mình. Bên cạnh đó, nguyên tắc này đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với việc xét xử của Tòa án. Đồng thời, nó góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân và thông qua phiên tòa có thể giáo dục, phòng ngừa, răn đe những đối tượng đã phạm tội hoặc có ý định phạm tội. 1.3.4 Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn Nguyên tắc này được quy định tại khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013; Điều 6 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều 17 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 14 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và nó bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của bộ máy Nhà nước ta. Tập trung và dân chủ là hai yếu tố đối lập nhưng được kết hợp với nhau. Trong cơ quan, nếu tập trung mà không có dân chủ thì dẫn đến độc đoán, chuyên quyền còn chỉ có dân chủ không có tập trung thì mọi người đều có ý kiến riêng của mình, không ai chịu nghe ai sẽ dẫn đến vô tổ chức. Việc xét xử của Tòa án là hoạt động đặc thù của Nhà nước nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, mỗi bản án, quyết định của Tòa án đều liên quan đến cá nhân, gia đình, tổ chức, quyề n và lợi ích của Nhà nước. Do đó, trong hoạt động xét xử cần phải thành lập Hội đồng xét xử, có như vậy thì mới huy động được ý kiến, trí tuệ của nhiều người, của tập thể về vấn đề đang xét xử. Việc xét xử tập thể, quyết định theo đa số có ý nghĩa rất lớn đến việc đảm bảo sự khách quan, công bằng, tránh được những biểu hiện của tình cảm cá nhân, đảm bảo sự tin cậy vào bản án của Tòa án từ phía bị cáo, các đương sự và các công dân khác. Hội đồng xét xử có thể gồm một hay nhiều Thẩm phán và Hội thẩm hoặc chỉ có các Thẩm phán. Hội đồng này làm việc theo tập thể và chịu trách nhiệm tập thể trước Tòa án cấp mình và Tòa án cấp trên về kết quả phiên tòa. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 197, khoản 4 . 9 Hiến pháp năm 2013, Điều 103, khoản 3. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 quy định thêm “trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Đây là trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số”. Thủ tục rút gọn được quy định trong pháp luật tố tụng theo hướng những vụ việc đơn giản, rõ ràng thì chỉ cần một Thẩm phán xem xét giải quyết chứ không cần Hội đồng xét xử. Mục đích là tạo điều kiện giải quyết những vụ việc đó nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm về thời gian cho những người tham gia tố tụng nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật và đạt hiệu quả. 1.3.5 Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm Thực tiễn xét xử trong thời gian vừa qua cho thấy mô hình tố tụng tại phiên tòa của Việt Nam theo hướng thẩm vấn kết hợp với tranh tụng. Theo đó, các chứng cứ, tình tiết của vụ án đã được những người tham gia tố tụng trình bày khách quan tại phiên tòa và trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử ra các phán quyết nhằm đảm bảo các phán quyết đó chính xác, đúng pháp luật. Vì vậy, chất lượng xét xử của Tòa án các cấp trong thời gian vừa qua cũng đã được nâng lên, giảm các vụ, việc oan, sai. Từ cơ sở thực tiễn đó và nhằm thể chế các quan điểm c ủa Đảng về xác định mô hình tố tụng đã quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 được đảm bảo tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013. Tranh tụng là hoạt động của các bên tham gia xét xử đưa ra các quan điểm của mình và tranh luận lại để bác bỏ một phần hoặc toàn bộ quan điểm của phía bên kia. Tranh tụng là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nội dung vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng đảm bảo tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Cụ thể trong một vụ án hình sự nếu không có tranh tụng thì Hội đồng xét xử sẽ nghiêng về phía buộc tội hơn. Quy định mới này sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của những người công tác trong ngành Tòa án khi tiến hành tố tụng và nhận thức của công dân trong quá trình thực hiện các quyền năng khi tham gia tranh tụng. 1.3.6 Nguyên tắc Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử Nguyên tắc này được quy định tại khoản 6 Điều 103 Hiến Pháp năm 2013 và được cụ thể hóa trong khoản 1 Điều 11 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều 20 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Đây là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng. Nguyên tắc này bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Xét xử sơ thẩm có thể hiểu là việc xét xử vụ án lần đầu tiên. Tất cả các vụ án được đưa ra xét xử đều phải trải qua cấp xét xử này. Theo khoản 1 Điều 28 và khoản 2 Điều 32 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết đị nh sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. 10 Như vậy, xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Khoản 2 Điều 20 và khoản 2 Điều 28 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định chỉ có Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền phúc thẩm. Việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là nhằm bảo đảm tính hợp pháp của các bản án, quyết địn h của Tòa án, đảm bảo không cho phép đưa ra thi hành các bản án, quyết định không đúng pháp luật, các phán quyết của Tòa án trước khi có hiệu lực pháp luật phải được xem xét một cách thận trọng. Nguyên tắc này còn có ý nghĩa trong việc bảo đảm thực hiện việc giám sát của Tòa án cấp trên đối với hoạt động của Tòa án cấp dưới. 1.3.7 Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự Nguyên tắc này được quy định tại khoản 7 Điều 103 Hiến pháp năm 2013; Điều 9 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Điều 9 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ Luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật bảo vệ q uyền và lợi ích hợp pháp của mình. 11 Đây là quyền quan trọng của đương sự, bằng quyền này các đương sự có thể đưa ra các chứng cứ, lý lẽ chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của các đương sự khác. Trên cơ sở này, Tòa án có điều kiện xem xét c ác tình tiết vụ án được đầy đủ, chính xác và quyết định giải quyết vụ án được đúng đắn . Trong tố tụng hình sự thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. 12 Quyền bào chữa giúp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đưa ra những chứng cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước sự 10 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 , Điều 11, khoản 1, đoạn 2. 11 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), Điều 9. 12 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 11. tình nghi của cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền bào chữa này được thực hiện thông qua hai hình thức là tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Pháp luật cũng quy định trường hợp : Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình; bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm tâm thần hoặc thể chất, nếu họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiể m sát hoặc Toà án chỉ định người bào chữa cho họ. 13 Như vậy, đây là nguyên tắc quan trọng trong pháp luật tố tụng. Nguyên tắc này đảm bảo cho đương sự bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo cho người bị tạm giam, bị can, bị cáo bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần khắc phục các trường hợp oan, sai. Sự thật của vụ án chỉ có thể được xác định khi quá trình chứng minh có xem xét đánh giá mọi tình tiết, mọi ý kiến khác nhau bao gồm cả quan điểm buộc tội và gỡ tội (Tố tụng hình sự). Trong khi đó, Hội đồng xét xử đóng vai trò là trọng tài trong phiên tòa cho nên nếu chỉ thiên về hướng buộc tội mà không chú ý đến ý kiến bào chữa thì việc giải quyết vụ án đó phiến diện, không khách quan. 1.3.8 Nguyên tắc đảm bảo cho những người tham gia tố tụng dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc Đây là nguyên tắc được quy định tại Điều 10 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều 24 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Điều 20 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Nguyên tắc này nói lên quyền bình đẳng giữa các đương sự, các dân tộc và thể hiện tính dân chủ trong hoạt động thực thi pháp luật. Nó bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thuộc các dân tộc khác nhau có điều kiện diễn đạt được hết ý nghĩ, lời nói của mình một cách rõ ràng chính xác vì đó là những chứng cứ, những tình tiết quan trọng liên quan đến vụ án. Một mặt, nó đảm bảo sự bình đẳng giữa những người tham gia tố tụng, giúp cho họ thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặt khác, nó giúp cơ quan tiến hành tố tụng có thể giải quyết vụ án chính xác, đúng pháp luật. 1.3.9 Nguyên tắc đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật Đây là nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được qu y định tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013; Điều 8 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; Điều 5 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Điều 8 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 57, khoản 2. Tất cả mọi người khi có hành vi phạm tội hay tranh chấp pháp l ý cho dù họ là ai, là người có quyền cao chức trọng, có địa vị trong xã hội hay chỉ là những người dân bình thường thì cũng đều bị đưa ra xét xử bởi Tòa án trên cơ sở những quy định của pháp luật chứ không có sự chiếu cố, thiên vị riêng cho ai cả. Những người tham gia tố tụng đều có quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định và những người này đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội. Đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể này nghĩa là Tòa án phải tạo điều kiện cho các chủ thể để họ có thể thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tòa án không được coi người này hơn người kia, không để tư tưởng bị chi phối bởi địa vị xã hội của những người tham gia tố tụng. Trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng. Quy định này đòi hỏi Tòa án phải thật sự chí công vô tư, xét xử nghiêm minh và việc giải quyết vụ án hoàn toàn xuất phát từ sự thật khách quan, tất cả chứng cứ do đương sự cung cấp đều phải được Tòa án xem xét thận trọng. CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ 2.1 ĐỘC LẬP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÉT XỬ Nội dung độc lập giữa các thành viên Hội đồng xét xử được quy định xuyên suốt qua các bản Hiến pháp của Nhà nước ta. Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Pháp luật hiện hành quy định khi xét xử thì phải thành lập Hội đồng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và Điều 185 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định khi xét xử sơ thẩm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm; Trong trường hợp đặc biệt có hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Còn khi xét xử phúc thẩm thì chỉ có ba Thẩm phán; Trường hợp đặc biệt có thêm hai Hội thẩm. Cho dù Hội đồng xét xử có bao nhiêu thành viên thì cũng phải có sự độc lập của từng thành viên. Có nghĩa là Thẩm phán độc lập với Hội thẩm và giữa các Thẩm phán (Thẩm phán làm Chủ tọa và Thẩm phán không làm Chủ tọa phiên tòa hay Chánh tòa, Phó Chán h tòa, Chánh án đều là Thẩm phán khi tham gia xét xử thì ý kiến của mỗi người cũng chỉ là một lá phiếu trong Hội đồng xét xử) hoặc Hội thẩm cũng phải độc lập với nhau. Độc lập ở đây có nghĩa là từng cá nhân không bị phụ thuộc hay bị tác động bởi thành viên nào trong Hội đồng và cũng không bị tác động từ bên ngoài mà phải dựa vào chứng cứ, tình tiết của vụ án để đưa ra bản án, quyết định chính xác, đúng pháp luật. Thẩm phán không được phép chỉ đạo cho Hội thẩm trong việc định tội danh, quyết định hình phạt. Hội thẩm cũng không được có thái độ ỷ lại Thẩm phán mà phải tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong hoạt động chứng minh tội phạm. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán tạo mọi điều kiện để Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ nhanh và vẫn đầy đủ. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán phải cung cấp và hướng dẫn Hội thẩm xem những văn bản tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án. Trong khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán không được đưa ra những ý kiến, nhận định chủ quan của riêng mình để có thể ảnh hưởng đến sự đánh gi á chứng cứ của Hội thẩm. Tại phiên tòa, Thẩm phán điều khiển phiên tòa trong việc xét hỏi, tranh luận, nghị án để đảm bảo hoạt động xét xử đi đúng trọng tâm, xác định những việc cần làm để chứng minh tội phạm, và không được hạn chế việc xét hỏi của Hội thẩ m nếu những câu hỏi đó nhằm làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án. 14 Sự độc lập này cũng được tiếp tục thể hiện trong quá trình nghị án, pháp luật quy định chỉ có những thành viên Hội đồng xét xử mới được vào phòng nghị án. Khi nghị 14 Hoàng Hồng Phương, Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Luận văn thạc sĩ Lu ật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 7. án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề một. Khi biểu quyết, Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau. Sở dĩ pháp luật quy định Hội thẩm biểu quyết trước là do kiến thức pháp luật của Hội thẩm hạn chế hơn so với Thẩm phán. Vì vậy nếu quy định Hội thẩm biểu quyết sau thì ý kiến của họ sẽ bị chi phối, bị phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán. Ý kiến chiếm đa số sẽ là quyết định cuối cùng của Hội đồng xét xử, tuy nhiên người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản. 2.2 ĐỘC LẬP GIỮA TÒA ÁN CẤP DƯỚI VÀ CẤP TRÊN 2.2.1 Độc lập với Tòa án cấp trên trực tiếp Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định Tòa án được tổ chức ở ba cấp là: Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao là cấp trên trực tiếp của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cấp trên trực tiếp của Tòa án nhân dân cấp huyện và sẽ là chủ thể xét phúc thẩm các bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện nếu bị kháng cáo, kháng nghị. Nhưng khi xét xử, Tòa án các cấp đều nhân danh quyền lực nhà nước; Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh đều có quyền ngang với Tòa án nhân dân tối cao ở phương diện xét xử độc lập. Nếu họ phải theo đường lối xét xử của cấp trên thì sẽ tạo ra tình trạng xử án theo chỉ đạo, không ai chịu trách nhiệm cuối cùng về phán quyết của mình. 2.2.2 Độc lập với Tòa án nhân dân tối cao Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử” và Điều 19 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định Tòa á n nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: “Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án; Giám đốc việc xét xử của các Tòa án các cấp; Giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác, tr ừ trường hợp có quy định khác khi thành lập các Tòa án đó.” Nhiệm vụ hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: báo cáo công tác xét xử, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị quyết, thông tư. Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao thường gắn với công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, tổng kết các vấn đề vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án các cấp. Trên c ơ sở đó, Tòa án cấp dưới sẽ vận dụng để giải quyết vụ án chính xác, đúng pháp luật. Điều này sẽ không vi phạm nguyên tắc độc lập nhưng nếu Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án cấp dưới bằng hình thức công văn có nội dung hướng dẫn giải quyết một vụ án cụ thể, hướng dẫn áp dụng mức án cụ thể cho vụ án thì sẽ vi phạm nguyên tắc độc lập của Tòa án. Để đảm bảo tính độc lập thì Tòa án cấp dưới phải dựa vào các chứng cứ và những diễn biến tại phiên tòa để đưa ra được những bản án, những quyết định chính xác, đúng pháp luật. Đồng thời, trước đây pháp luật quy định Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm và Thẩm phán của các Tòa án nhân dân địa phương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm. Hiện nay, theo khoản 7 Điều 70 và khoản 3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 thì Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm, Thẩm phán các Tòa án khác do Chủ tịch nước bổ nhiệm (khoản 3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013). Quy định mới này đảm bảo tính khách quan, không khép kín trong ngành Tòa án, nhằm giảm thiểu sự can thiệp của Tòa án nhân dân tối cao, đảm bảo được tính độc lập trong hoạt động xét xử của mỗi Thẩm phán. 2.3 TÒA ÁN ĐỘC LẬP VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC KHÁC 2.3.1 Độc lập với Viện kiểm sát nhân dân Khoản 1 Điều 107 H iến pháp năm 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” . Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thốn g nhất còn Tòa án có chức năng xét xử. Tại phiên tòa hình sự, Viện kiểm sát giữ quyền công tố, thực hiện việc buộc tội, đề nghị kết tội bị cáo theo nội dung của quyết định truy tố hoặc có thể rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội. Nhưng Viện kiểm sát không có quyền quyết định về tội phạm và hình phạt của bị cáo. Việc quyết định một người có tội hay không có tội, thực hiện tội phạm gì, hình phạt cần được áp dụng với người phạm tội thì chỉ thuộc về Tòa án. Tuy ở đâu có Viện kiểm sát buộc tội thì ở đó có Luật sư gỡ tội và Hội đồng xét xử đứng ở giữa có quyền ra phán quyết nhưng Viện kiểm sát giữ chức năng là kiểm sát hoạt động tư pháp thì Tòa án khó mà độc lập được. Vì nếu Tòa án nghiêng về phía Luật sư mà ý của Luật sư theo ý buộc tội của Viện kiểm sát thì không sao nhưng ý của Luật sư mà Viện kiểm sát không đồng tình thì Viện kiểm sát còn có quyền giám sát và kiến nghị. Tuy nhiên, Tòa án cũng được tạo điều kiện để độc lập với Viện kiểm sát, cụ thể Điều 179 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cho phép Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung trong những trường hợp như: cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác; Hay khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trong trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án. Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng có quyền tuyên bị cáo vô tội. 15 2.3.2 Độc lập với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2.3.2.1 Tòa án độc lập với Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, bao gồm hoạt động chất vấn và xem xét báo cáo công tác của ngành Tòa án. 16 Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân địa phươn g chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, Đại biểu hội đồng nhân dân không có quyền tác động đến Chánh án Tòa án nhân dân. Hội đồng nhân dân còn thực hiện việc bầu H ội thẩm nhân dân theo sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để tham gia việc xét xử nhưng không vì bầu ra mà Hội thẩm nhân dân khi xét xử chịu sự chỉ đạo của Hội đồng nhân dân. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp và sơ cấp. Những quy định này cho thấy khả năng Hội đồng nhân dân tác động ảnh hưởng đến tính độc lập của hoạt động xét xử là có thật. Như vậy, đòi hỏi Tòa án phải thật sự khách quan, công tâm trong quá trình xét xử. 2.3.2.2 Tòa án độc lập với Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân là các sở, phòng ở cấp tỉnh và cấp huyện. Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì cơ cấu tổ chứ c của hệ thống Tòa án nhân dân cũng được thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện theo đơn vị hành chính lãnh thổ nhưng Tòa án nhân dân không phải là một cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 thì không có quy định nào cho phép Ủy ban nhân dân can thiệp vào công tác xét xử của Tòa án. 2.4 TÒA ÁN ĐỘC LẬP VỚI CẤP ỦY Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị duy nhất ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và cũng là một thành viên của hệ thống chính trị đó. Tòa án là cơ quan thực hiện chức năng chủ yếu là xét xử. Giữa Tòa án và cơ quan Đảng có mối 15 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 227. 16 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Điều 1. quan hệ khá chặt chẽ với nhau. Tổ chức cơ sở Đảng được tổ chức ở các cơ quan trong bộ máy Nhà nước trong đó có Tòa án. Bản thân mỗi Thẩm phán là Đảng viê n cho nên họ có nghĩa vụ chấp hành Điều lệ và sự phân công của Đảng. Ngoài ra, theo quy trình bổ nhiệm Thẩm phán hiện nay thì không thể thiếu thủ tục cho ý kiến của cấp ủy địa phương. Tuy nhiên, nguyên tắc độc lập trong xét xử của Tòa án không mâu thuẫn gì với nguyên tắc sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam được quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013. Vì pháp luật chính là sự thể chế hóa đường lối của Đảng cho nên Tòa án xét xử đúng pháp luật cũng có nghĩa là phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Mọi sự can thiệp của các cấp ủy Đảng và các Đảng viên có chức vụ, quyền hạn vào việc xét xử từng vụ án cụ thể của Tòa án đều thể hiện sự nhận thức không đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác xét xử của Tòa án. 2.5 HỘI ĐỒNG XÉT XỬ ĐỘC LẬP VỚI CÁC CÁ NHÂN KHÁC 2.5.1 Độc lập với Chánh án 2.5.1.1 Độc lập giữa Thẩm phán với Chánh án Đoạn 1 Điều 11 pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định: “Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình công tác hoặc Tòa án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn”. Và theo điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì Chánh án Tòa án có quyền quyết định phân công Thẩm phán xét xử vụ án hình sự hay khoản 1 Điều 172 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định: “Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án”. Mối quan hệ giữa Thẩm phán với Chánh án là mối quan hệ tố tụng chứ không phải là mối quan hệ hành chính. Khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, có nghĩa là Thẩm phán không phải trình phương hướng kế hoạch xét xử lên Chánh án mà Thẩm phán sẽ chịu trách nhiệm cho bản án của mình. Kể từ khi Chánh án phân công cho Thẩm phán giải quyết một vụ án cụ thể theo quan hệ tố tụng thì Thẩm phán được quyền xem xét quyết định theo pháp luật (trừ việc quyết định gia hạn thời hạn chu ẩn bị xét xử và áp dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam) và khi vụ án được đưa ra xét xử, tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và có quyền quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến vụ án. 17 17 Nguyễn Hồng Hà, Không ai có quyền yêu cầu Thẩm phán dừng tuyên án , Báo điện tử Người đưa tin , http://www.nguoiduatin.vn/khong-ai-co-quyen-yeu-cau-tham-phan-dung-tuyen-an-a56209.html, [ngày truy cập 28-9-2013]. Khi tham gia hoạt động tố tụng nếu Hội đồng xét xử có năm thành viên, trong đó có hai Thẩm phán thì một Thẩm phán là lãnh đạo Tòa án thì khi biểu quyết quyết định hình phạt, ý kiến của Thẩm phán lãnh đạo Tòa án cũng chỉ là một lá phiếu và chỉ được biểu quyết với tư cách là Thẩm phán. 2.5.1.2 Độc lập giữa Hội thẩm với Chánh án Hội thẩm là những người đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử với mục đích đảm bảo tính dân chủ. Họ không phải là công chức Tòa án và công tác Hội thẩm thường là kiêm nhiệm hoặc những ng ười về hưu được bầu làm Hội thẩm. Các văn bản pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính đều ghi nhận nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia và Hội thẩm được xác định là một trong những người tiến hành tố tụng tại Tòa án. Khi được phân công giải quyết vụ án thì Hội thẩm có các nhiệm vụ như: nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa; tham gia xét xử các vụ án theo thủ tục sơ thẩm các loại vụ án (riêng đối với vụ án hình sự thì Hội thẩm có thể tham gia xét xử theo thủ tục phúc thẩm trong trường hợp cần thiết); tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình. Về số lượng Hội thẩm tham g ia Hội đồng xét xử, pháp luật tố tụng quy định thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm: một Thẩm phán và hai Hội thẩm; trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, nghiêm trọng thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán. Khoản 1 Điều 41 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định: “Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp”. Và Điều 32 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định: “Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình đư ợc bầu hoặc cử làm Hội thẩm. Chánh án Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực có trách nhiệm quản lý Hội thẩm theo quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm”. Như vậy, mối quan hệ giữa Chánh án và Hội thẩm là thông qua công tác tổ chức, chứ không phải sự chỉ đạo trong từng vụ án cụ thể. Hội thẩm cùng với Thẩm phán có toàn quyền quyết định đối với việc giải quyết vụ án và hoạt động đúng pháp luật, không phụ thuộc vào Chánh án quản lý mình. 2.5.2 Hội đồng xét xử độc lập với Luật sư Theo quy định của pháp luật, sự có mặt của Luật sư không chỉ do yêu cầu của đương sự mà trong nhiều trường hợp là do yêu cầu của Tòa án hoặc Viện kiểm sát hoặc do cơ quan điều tra.18 Và theo đoạn 2 Điều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định nếu bị cáo thuộc những trường hợp nêu trong khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 mà khi xét xử người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Như vậy, trong một số trường hợp sự hiện diện của Luật sư là bắt buộc, không thể thiếu, nếu thiếu vắng Luật sư thì ho ạt động tố tụng sẽ bị đình tr ệ, gián đoạn, không tiến hành được. Về nguyên tắc của sự công bằng, ở đâu có buộc tội khi có hành vi bị cho là phạm tội xảy ra thì ở đó có gỡ tội và hình thành nhu cầu cần một thiết chế trọng tài phân xử. Trên thực tế, chức năng buộc tội được hậu thuẫn bởi các biện pháp cưỡng chế do Nhà nước đặt ra và trước quyền lực cưỡng chế ấy, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có nguy cơ bị xâm hại. Vì thế, việc đảm bảo quyền của Luật sư – Chủ thể chủ yếu thực hiện chức năng gỡ tội được coi là điều kiện tất yếu cho việc đảm bảo nguyên tắc tranh tụng một cách công bằng, tạo cơ hội cho người bị buộc tội khả năng tiếp cận với công lý và theo đó ho ạt động tố tụng có được bản chất dân chủ. Quy tắc 23 trong Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam của Hội đồng Luật sư toàn quốc thì Luật sư có thể trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, cơ quan Tòa án nói riêng nhưng trong quá trình gi ải quyết vụ án giữa họ phải giữ tính độc lập, Luật sư không được cấu kết, làm trung gian hay móc nối với Tòa án làm trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng còn lại. 2.5.3 Hội đồng xét xử độc lập với bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn Điều 5 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật” . Hội đồng xét xử k hông thể nhìn vào khuôn mặt khả ái của một bị cáo mà xử bị cáo tội nhẹ hơn một người xấu xí mà Hội đồng xét xử phải dựa vào lời khai của bị cáo trước 18 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 57, khoản 2 quy định: 2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình: a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật Hình sự; b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. phiên tòa để so sánh, đối chiếu với những tình tiết, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Từ đó, Hội đồng xét xử có thể đưa ra phán quyết khách quan, công bằng. Còn trong giải quyết vụ việc dân sự thì Điều 8 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong Tố tụng dân sự, Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình” . Trong quá trình xét xử, đòi hỏi các cơ quan xét xử phải thực sự công tâm, là cơ quan bảo vệ công lý, giữ đúng trọng trách của người trọng tài cho người dân trông cậy, tuyệt đối không được gây sức ép cho một bên và cũng không được thiên vị hay quá lo lắng cho bên kia, không phân biệt họ là ai, với địa vị xã hội, gia thế như thế nào. Như vậy, Hội đồng xét xử phải đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn. Hội đồng xét xử tuyệt đối không vì họ tham gia tố tụng với tư cách là bị cáo, bị hại, nguyên đơn hay bị đơn mà dùng những lời lẽ thiếu tôn trọng hoặc có thái độ quát nạc họ trước phiên tòa. Hội đồng xét xử cần tạo điều kiện để các bên được tự do trình bày ý kiến của mình trong phạm vi nội dung liên quan đến vụ án. Hội đồng xét xử cần có thái độ c ông bằng, khách quan, bình đẳng đối với bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn. Bình đẳng tức là khi bước vào phòng xử án, Thẩm phán, Hội thẩm phải bỏ lại con người cá nhân của mình bên ngoài, bỏ lại toàn bộ cảm xúc bình thường ai cũng có để trở thành những ng ười thực hiện pháp luật công bằng. Pháp luật tố tụng cũng quy định nếu Thẩm phán, Hội thẩm cảm thấy mình không thể vô tư, khách quan thì có thể từ chối hoặc bị thay đổi trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 : “Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này; 19 Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiể m sát viên, Thư ký Tòa án”. Hoặc theo Điều 47 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi 19 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Điều 42 quy định: Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu: 1. Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo; 2. Họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó; 3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. trong những trường hợp: “Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Đ iều 46 của Bộ luật này; 20 Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Toà án” . Các quy định trên cho thấy khi Hội thẩm, Thẩm phán rơi vào các trường hợp mà họ có thể không vô tư trong xét xử thì trước hết họ phải từ chối tham gia xét xử. Tuy nhiên, nếu họ không từ chối, đồng thời có yêu cầu đề nghị thay đổi thì họ sẽ bị thay đổi theo quy định của pháp luật. Điều này đ ảm bảo được tính khách quan, vô tư, công bằng của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử. 20 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) , Điều 46 quy định: Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: 1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự; 2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; 3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ 3.1 THỰC TRẠNG 3.1.1 Thực trạng về “ thỉnh thị án” Trong các bộ luật tố tụng không có quy định “thỉnh thị án”, “duyệt án” hay “báo cáo án” trong hoạt động xét xử. Nếu Tòa án nhân dân cấp dưới có khó khăn, vướng mắc cần xin ý kiến hướng dẫn của Tòa án nhân dân cấp trên thì Tòa án cấp trên chỉ được quyền hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan chứ không được hướng dẫn mức án cụ thể. Sự hướng dẫn đó không mang tính áp đặt, không làm mất đi tính chủ động độc lập của Hội đồng xét xử. Việc xét xử phải căn cứ vào pháp luật, vào diễn biến cụ thể tại phiên tòa và quyết định cuối cùng thuộc về Hội đồng xét xử theo đúng luật và quyết định theo đa số nhưng thực tế hiện nay thì Hội đồng xét xử, chủ yếu là các Thẩm phán thường có tâm lý lo sợ nếu không “thỉnh thị án”cấp trên thì khi bản án sơ thẩm bị sửa hoặc hủy án sẽ ảnh hưởn g đến uy tín và địa vị của mình. Điển hình cho trường hợp trên là vụ án “ Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản” ở Pleiku được Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên xét xử sơ thẩm ngày 31/3/2011. Thế nhưng ngày 10/02/2010, Phó Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao Trần Quốc Tú đã ký văn bản 52/TA -HS gửi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai để gọi là “trao đổi nghiệp vụ” và từ đó “có ý kiến” về vụ án. Ý kiến chốt lại trong văn bản “trao đổi nghiệp vụ” này là khẳng định chắc nịch: “… trên cơ sở các tài l iệu quý tòa (tức Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai) gửi kèm theo Công văn, Tòa hình sự Tòa án nhân dân Tối cao nhận thấy chưa đủ cơ sở vững chắc để kết luận hành vi của Lê Thị Bích Hạnh cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản ”. Phó Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân Tối cao Trần Quốc Tú còn lưu ý, đó là những ý kiến để Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai “tham khảo khi giải quyết vụ án”. 21 Theo khoản 1 Điều 21 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và theo điểm b khoản 1 Điều 22 cũng chỉ có Hội đồng Thẩm phán mới có thẩm quyền hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật. Đối với các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Luật Tổ chức T òa án nhân dân năm 2002 không có một quy định nào cho phép các Tòa chuyên trách được quyền hướng dẫn áp 21 Thiện Nhân, Tình tiết mới trong vụ án chiếm đoạt tài sản ở Pleiku: Tòa sơ th ẩm xử kiểu “thỉnh thị án”, Báo điện tử Thanh tra, 2011, http://chongthamnhung.thanhtra.com.vn/toa-so-tham-xu-kieu-thinh-thian_t492c1144n29061.aspx, [ngày truy cập 28-9-2014]. dụng pháp luật hay chỉ đạo về nghiệp vụ, đường lối xét xử nói chung. Như vậy, việc Tòa hình sự Tòa án nhân dấn Tối cao ban hành Công văn 52/TA -HS hướng dẫn Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai về đường lối xét xử đối với vụ án Lê Thị Bích Hạnh lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản của bà Phạm Thị Ngọc Xuân là hoàn toàn trái pháp luật, đồng thời là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án. Còn liên quan đến vấn đề “báo cáo án”, thực tiễn cũng có chuyện Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa đã không dừng tuyên án theo yêu cầu của Chánh án để “báo cáo” đã bị kiểm điểm, phê bình mặc dù bản án đã tuyên không có sai phạm trong việc áp dụng pháp luật và bản án đã có hiệu lực. Đó là câu chuyện về việc kiểm điểm, phê bình Thẩm phán Nguyễn Chí Cường, Chánh tòa Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa vì đã có thiếu sót trong việc không “báo án” cho Chánh án và Ủy ban thẩm phán trước khi xét xử hoặc sau khi ra phiên tòa, xét xử khác với ý kiến đã báo với Ủy ban thẩm phán, trong đó có việc Chánh án đã yêu cầu Thẩm phán phải dừng việc tuyên án để báo cáo lại vụ án cho Chánh án và tập thể Ủy ban thẩm phán để có ý kiến chỉ đạo. 22 Hay gần đây dư luận xôn xao về Quyết định ban hàn h “Quy định báo cáo nghiệp vụ xét xử giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự và các khiếu kiện hành chính với Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Đức Bình, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ký ban hành ngày 23/01/2013 (gọi là Quyết định 13)”. Theo đó, các Phó Chánh án, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Thẩm phán, Thẩm tra viên phải có trách nhiệm báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nhiều loại án, trong đó có: “Các vụ án hình sự sơ thẩm dự kiến xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, chuyển sang loại hình phạt nhẹ hơn hoặc cho bị cáo hưởng án treo; các vụ án dân sự về thừa kế có kỷ phần thừa kế (tỷ lệ của phần thừa kế) được tính bằng giá trị; các vụ án mà Chánh án Tòa án nhân dân thành phố thấy cần thiết”. Quyết định số 13 cũng nêu rõ các thành viên tham gia báo cáo “có trách nhiệm bảo mật thông tin và chịu trách nhiệm cá nhân nếu để thông tin lọt ra bên ngoài” .23 Quyết định 13 đặt ra ngh ĩa vụ phải báo cáo án qua rất nhiều cấp, đối với nhiều loại án, trong nhiều trường hợp rất tùy tiện, bất kể Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có nhu cầu xin ý kiến, xin tư vấn về những khó khăn vướng mắc hay 22 Nguyễn Hồng Hà, Không ai có quyền yêu cầu Thẩm phán ngừng tuyên án, Báo điện tử Người đưa tin, 2012, http://www.nguoiduatin.vn/khong-ai-co-quyen-yeu-cau-tham-phan-dung-tuyen-an-a56209.html, [ngày truy cập 29-9-2014]. 23 Thái Sơn, Những quy định lạ lùng của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội , Báo điện tử Thanh niên, 2014, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140915/yeu-cau-lam-ro-nhung-quy-dinh-la-lung-cua-chanh-antand-tpha- noi.aspx, [ngày truy cập 06 -10-2014]. không. Đây là một quyết định can thiệp r ất rõ ràng, trái pháp luật vào sự độc lập của Thẩm phán, ảnh hưởng đến tính độc lập của Hội đồng xét xử cũng như không đảm bảo nguyên tắc tranh tụng. Quyết định này cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc “hai cấp xét xử”, vì nếu Tòa chuyên trách cấp tỉnh đã cho ý k iến về đường lối xét xử thì việc sau này khi có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm thì cấp này lại xem xét lại chính đường lối của mình thì liệu nhiệm vụ của cấp phúc thẩm là “xem xét lại tính đúng đắn của quyết định sơ thẩm” có còn ý nghĩa không. Về bản chất Quyết định 13 này đã quy định về “duyệt án”, “chỉ đạo án” qua nhiều cấp, nhiều tầng nấc và trái với tinh thần của khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm”. 3.1.2 Sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan không có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án Những cơ quan không có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động xét xử mà người viết đề cập có thể là Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan của Đảng. Điển hình cho sự can thiệp này là vụ án xét xử sơ thẩm đất đai ở Đồ Sơn diễn ra ngày 18/8/2006, 7 cán bộ của thị xã Đồ Sơn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chia chác đất đai là tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong khi đó, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử vụ án chỉ phạt cảnh cáo đối với các bị cáo. Cho nên, Tòa án nhân dân tối cao đã yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng giải trình. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, đã có sự “can thiệp” của lãnh đạo thành phố vào quá trình xét xử. Do các bị cáo trước khi bị khởi tố đều là cán bộ thuộc diện Thành ủy Hải Phòng quản lý nên theo quy chế, Tòa án nhân dâ n và Viện kiểm sát nhân dân Hải Phòng đã báo cáo Thường trực Thành ủy. Tại cuộc họp này, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thuận cho rằng, cơ quan tố tụng Hải Phòng cần tôn trọng quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với ông Chu Minh Tuấn (miễn truy c ứu trách nhiệm hình sự). Trong khi quyết định hình phạt đối với các bị cáo, cần xem xét toàn diện và bảo đảm mặt bằng so với các vụ việc tương tự đã giải quyết tại địa phương và trên toàn quốc. 24 Do yêu cầu của Tòa án nhân dân tối cao nên ngày 25/6/2007, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã xét xử sơ thẩm lần 2 vụ án tham nhũng đất tại thị xã Đồ Sơn, tuyên phạt hai nhân vật quan trọng nhất của vụ án là Chu Minh Tuấn (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng) và Vũ Đức Vận (nguyên B í 24 Hữu Khôi, Xem xét trách nhiệm can thiệp của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng , Báo điện tử Việt báo , 2006, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Trieu-tap-nguyen-Pho-Chu-tich-TP-Hai-Phong/70089103/218/, [ngày truy cập 06 -10-2014]. thư Thị ủy Đồ Sơn) mỗi bị cáo 7 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bị cáo Hoàng Anh Hùng (nguyên Phó Bí thư Thị ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn) bị kết án 6 năm 6 tháng tù về cùng tội danh. Bốn bị cáo được xác định đồng phạm là: Vũ Văn Định (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Vạn Hương, thị xã Đồ Sơn): 4 năm tù; Hoàng Gia Thiệp (nguyên Bí thư Đảng ủy phường Vạn Hương): 3 năm 6 tháng tù; Hoàng Gia Mai (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn): 3 năm tù; Vũ Đình Lộc (nguyên Bí thư Đảng ủy phường Vạn Sơn): 30 tháng tù nhưng được hưởng án treo. Bị cáo Nguyễn Văn Phong (nguyên Trưởng phòng Quản lý đất đai Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng) bị tòa kết án 3 năm tù về tội thi ếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cả tám bị cáo còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong vòng ba năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.25 Một vụ án điển hình liên quan đến sự can thiệp trái pháp luật này nữa là vụ năm công an dùng nhục hình làm chết người ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Vụ án được xét xử sơ thẩm ngày 03/4/2014. Một vụ án hình sự đánh chết người mà những kẻ phạm tội nhận mức án không tương thích (hai án treo và mức nặng nhất là 5 năm tù giam). Dư luận cho rằng, bản án tòa tuyên là quá n hẹ và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Và mọi người còn ngỡ ngàng hơn khi trả lời với phong viên báo chí Ông Lương Quang – Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa có giải thích là “chúng tôi chịu rất nhiều áp lực” và “chúng tôi phải biết chọn giải pháp nào để giải quyết cho an toàn. Trong cuộc sống có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác một chút để bảo đảm mối quan hệ cho tốt ” . Sau khi báo chí phản ánh, dư luận bày tỏ bất bình vì cho rằng mức án trên đối với các bị cáo quá nhẹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý vụ án đúng quy định pháp luật. 26 Sự can thiệp rõ nét nhất của trường hợp này có thể kể đến là các vụ án hành chính. Tại hội nghị tổng kết ngành Tòa án thành phố Hồ Chí Minh mới đây, không ít Thẩm phán than án hành chính “đụng chạm” nhiều nên họ chịu không ít áp lực. Mới đây, Tòa án nhân dân một quận tại thành phố Hồ Chí Minh thụ lý gần chục vụ kiện hành chính của người dân đối với các quyết định giải tỏa, đền bù đất đai của Ủy ban nhân dân quận. Trong quá trình giải quyết các vụ kiện, thay vì triệu tập đại diện Ủy 25 Hải Sâm – Káp Long, Nguyên giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường lãnh án 7 năm tù, Báo điện tử Việt Báo, http://pda.vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Nguyen-Giam-doc-So-TN-MT-Hai-Phong-lanh-an-7-namtu/45244017/218/, 2007, [ngày truy cập 06-10-2014]. 26 Hồng Ánh, Vụ năm công án dùng nhục hình:“Chúng tôi chịu nhiều áp lực”, Báo điện tử Báo mới, 2014, http://www.baomoi.com/Vu-5-cong-an-dung-nhuc-hinh-Chung-toi-chiu-rat-nhieu-ap-luc/58/13485607.epi, [ngày truy cập 06-10-2014]. ban nhân dân quận đến tòa làm việc, các Thẩm phán của tòa lại phải xách cặp qua Ủy ban họp theo triệu tập của Ủy ban. Một kiểm sát viên cao cấp Viện Phúc thẩm 3 Viện kiểm sát nhân dân tối cao kể có trường hợp đại diện bên bị kiện là Phó Chủ tịch một tỉnh. Tới tham gia phiên tòa, vị này yêu cầu Hội đồng xét xử bố trí chỗ ngồi tương xứng với chức danh của mìn h. Chủ tọa phải cứng rắn giải thích là khi tham gia tố tụng, các bên đều bình đẳng. Với tư cách người bị kiện, ông không thể đòi hỏi “chỗ ngồi cao hơn” được. Nhiều Thẩm phán Tòa hành chính Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng thường than xử án hành chính đã phức tạp về mặt nghiệp vụ lại còn gặp khó trong ứng xử giao tiếp, áp lực từ nhiều phía. Đôi khi muốn hủy, sửa một bản án là chuyện không hề đơn giản. Về mặt tố tụng, không ít lần các tòa khốn khổ với người bị kiện. Nhiều lần gửi giấy triệu tập, “vui” thì Ủy ban nhân dân cử đại diện, không thì thôi. Vụ án kéo dài không biết chừng nào mới xử được. Dù luật quy định có thể xử vắng mặt nhưng thực tế, nếu chưa có đại diện Ủy ban nhân dân tham gia tố tụng, tòa không thể giải quyết án. Chưa kể, tòa thường g ặp sự bất hợp tác từ phía bị kiện. Trong khi người dân kiện ra tòa rất công phu, thuê Luật sư bảo vệ, đưa ra nhiều chứng cứ tranh luận thì đáp lại, phía cơ quan chính quyền thường chỉ trả lời đơn giản là “hồ sơ đã rõ” và bảo lưu quan điểm.27 3.1.3 Chế định Hội thẩm đang bị mờ nhạt Trong hệ thống pháp luật tố tụng hiện nay ở nước ta, chế định Hội thẩm là một trong những chế định bắt buộc, có tính quyết định đến các bản án sơ thẩm. Hầu hết bản án sơ thẩm đều yêu cầu phải có tối thiểu hai phần ba thành viên Hội đồng xét xử là các Hội thẩm. Pháp luật quy định có sự tham gia của Hội thẩm chính là việc đưa tiếng nói của nhân dân vào trong quá trình xét xử. Hiến pháp năm 2013 và các bộ luật tố tụng đều quy định: “ Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” . Hiện nay, Hội thẩm nhân dân làm việc chủ yếu theo chế độ kiêm nhiệm, cơ cấu Hội thẩm theo từng lĩnh vực (như giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, tài chính, hưu trí…). Khi có các vụ án mà đương sự, bị c áo tại phiên tòa có liên quan đến các lĩnh vực nào, thì sẽ được mời đến tham gia nghiên cứu hồ sơ để xét xử. Theo Điều 21 Nghị quyết liên tịch số 05/2005/NQLT/TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ nội vụ, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận 27 Hoàng Yến, xử án hành chính: Tòa dè dặt trước Ủy ban nhân dân, Báo điện tử Pháp luật, 2012, http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/xu-an-hanh-chinh-toa-de-dat-truoc-ubnd-82580.htm, [ngày truy cập 06 -102014]. Tổ quốc Việt Nam Về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân: “Khi được phân công làm nhiệm vụ xét xử, trong thời hạn ít nhất 07 ngày làm việc trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm gửi giấy mời Hội thẩm đến trụ sở Tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi các vấn đề cần thiết về nghiệp vụ xét xử đối với vụ án đó”, nhưng thực tế trước khi xét xử 1 hoặc 2 ngày thì Thư ký Tòa án gọi điện thoại mời Hội th ẩm đến dự phiên tòa và cũng có trường hợp Hội thẩm do dự, ngần ngại khi nghe các vụ án mình sắp ngồi xét xử liên quan đến đất đai. Vì lĩnh vực này thì rất phức tạp, hồ sơ vụ án có khi chất thành nhiều chồng. Do đó, Thư ký phải nài nỉ mãi “Vụ này xử mau thôi, không mất nhiều thời gian đâu” . Nghe những lời này chắc hẳn những người không phải trong ngành cứ tưởng Hội thẩm ngồi phiên tòa cho có, chứ Hội thẩm không có quyền hạn và trách nhiệm gì với chức vụ được bầu của mình. Có thể nói nguyên nhân của thực trạng này là do lợi ích của Hội thẩm trong các vụ án chẳng nhiều, nguồn thu nhập này không thể nuôi sống gia đình và bản thân. Một nguyên nhân nữa là do kiến thức pháp luật của Hội thẩm hạn chế nhưng lại cùng tham gia xét xử với những Thẩm phán có trình độ cử nhân luật, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử nên không tránh khỏi việc các Hội thẩm mang tâm lý “hữu danh vô thực”, ngồi cho có, không bỏ công nghiên cứu kỹ hồ sơ, xem xét các tình tiết vụ án, bị phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán, không thiếu những vị Hội thẩm vì yếu kém về kỹ năng xét hỏi, kinh nghiệm sống đã không hỏi được bị cáo, đương sự, người bị hại câu nào, không biết cách đặt câu hỏi để làm sáng tỏ tình tiết vụ án. Nhiều phiên tòa, trong khi một mình Thẩ m phán - Chủ tọa phiên tòa xét hỏi, trích bút lục, đối chứng lời khai các bên thì 2 vị Hội thẩm ngồi bên thờ ơ hoặc ngả lưng vào ghế lim dim và chỉ mạnh dạn lắc đầu khi chủ tọa hỏi: “Các vị trong Hội đồng xét xử có hỏi gì thêm...?”, cũng có những Hội thẩm “sợ” người tham dự phiên tòa cho rằng mình chỉ là “đội hình dự bị” nên đã cố đưa ra nhiều câu hỏi, tiếc là những câu hỏi kiểu này thường vô thưởng vô phạt hoặc lặp lại câu hỏi của vị Chủ tọa phiên tòa, gây mất thời gian và không mang lại hiệu quả. 28 3.1.4 Thực trạng về sự phụ thuộc của Tòa án vào Viện kiểm sát Điều 196 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định về giới hạn của việc xét xử như sau: “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Toà án có thể xét xử bị cáo 28 Nguyễn Hữu Thế Trạch, Hội thẩm nhân dân: Không thể “ngồi cho có”, Báo điện tử Người lao động, 2014, http://nld.com.vn/phap-luat/hoi-tham-nhan-dan-khong-the-ngoi-cho-co-20140409205436884.htm, [ngày truy cập 06-10-2014]. theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố” . Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì Toà án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Toà án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố nhưng thực tiễn xét xử đã cho thấy quy định này có nhiều điểm không hợp lí: Thứ nhất, giới hạn Tòa án không được xét xử theo tội danh khác nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố là gián tiếp thừa nhận tội danh do Viện kiểm sát là đúng nên Tòa án chỉ xét xử theo tội danh đó và lựa chọn mức hình phạt đã quy định trong điều luật do Viện kiểm sá t đã viện dẫn. Điều này trái với chức năng của Viện kiểm sát được pháp luật quy định vì như thế Viện kiểm sát đã thực hiện một phần chức năng xét xử và xác định tội danh được tiến hành trước khi xét xử. Thứ hai, quy định về giới hạn xét xử buộc Tòa án phải xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố là trái với nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 : “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử c ủa Thẩm phán, Hội thẩm”. Nguyên tắc này cho phép Tòa án xét xử độc lập, không chịu sự chi phối hay lệ thuộc bởi ý kiến của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Để quyết định áp dụng hình phạt, Tòa án không chỉ đơn thuần căn cứ vào tội danh đã nêu trong bả n cáo trạng mà qua việc xét xử, Tòa án phải trực tiếp xem xét đánh giá toàn bộ các chứng cứ của vụ án để xác định cho đúng tội danh mà bị cáo đã thực hiện. Trên cơ sở đó mới áp dụng hình phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội . Như vậy, tội danh do Hội đồng xét xử xác định cũng có thể trùng với tội danh nêu trong bản cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng cũng có thể khác theo hướng nhẹ hơn hoặc nặng hơn. Vì thế phải quy định cho Tòa án có quyền xét xử và kết tội bị cá o đã thực hiện hành vi phạm tội. Tham khảo luật Tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới mặc dù không thấy có điều luật riêng về giới hạn xét xử nhưng rải rác ở các điều luật đều quy định về giới hạn xét xử. Điều 167 Bộ luật Tố tụng hình sự Malaysia cho phép tòa được kết án bị cáo về một tội phạm khác mặc dù bị cáo không bị buộc về tội phạm đó nhưng có chứng cứ cho thấy bị cáo đã phạm tội này. Điều 662 Bộ luật Tố tụng hình sự Canada quy định trong trường hợp bị truy tố về một tội nhưng chứng minh được bị cáo phạm tội khác thì bị cáo có thể bị kết án về tội mà bị cáo đã thực hiện. Điều 120 Bộ luật Tố tụng hình sự Trung Quốc quy định Hội đồng xét xử dựa trên những tình tiết và chứng cứ đã được điều tra rõ, đối chiếu với quy định của pháp luật mà tuyên bố bị cáo có tội hay vô tội, phạm tội gì, áp dụng hình phạt nào hay miễn hình phạt. Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự Thái Lan quy định: “Nếu Tòa án cho rằng những tình tiết nêu trong cáo trạng đã được chứng minh trong đề nghị truy tố nhưng đề nghị truy tố đó lại đề cập một tội phạm sai hoặc trích dẫn sai các điều luật được áp dụng, Tòa án có quyền phạt bị cáo theo tội thực tế mà bị cáo phạm phải” .29 3.1.5 Vấn đề “ chạy án” hiện nay “Chạy án” được hiểu là những người vi phạm pháp luật hoặc những người có quyền lợi liên quan đến vụ án tìm các móc ngoặc, lo lót cho những người có quyền hạn trong cơ quan chức năng, hòng tìm cách được giảm nhẹ hình phạt, bỏ qua sai phạm hoặc lấy lợi về phần mình. Hậu quả của việc “chạy án” không chỉ khiến người dân mất niềm tin vào sự nghiêm minh của pháp luật mà còn khiến người dân nhờn luật. Những trường hợp điển hình liên quan đến vấn đề “chạy án” như: Việc ông Phan Văn Quang – Chánh án Tòa án nhân dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An bị bắt khi đang nhận tiền chạy án. Cụ thể, ông Quang chuẩn bị nhận 20 triệu đồng của thân nhân bị can bị truy tố hành vi đánh bạc, với lời hứa hẹn sẽ xử một mức án “giơ cao đánh khẽ”. Trước đó, cũng tại tỉnh Nghệ An, một Thẩm phán của Tòa án nhân dân huyện Yên Thành bị bắt giữ trong một vụ cầm đầu đường d ây “chạy án”. Theo đó, ông Bùi Anh Đức là Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Yên Thành, được giao nhiệm vụ chủ tọa xét xử phiên tòa hình sự về vụ án “tham ô tài sản” vào ngày 25/4/2012. Điều đáng nói, ông Đức đã gợi ý gia đình bị cáo chi từ 40 - 60 triệu đồng để lo việc “giảm án”. Sau khi sự việc bị tố cáo đem ra xét xử, ông Đức phải trả giá bằng 3 năm 6 tháng tù giam về tội nhận hối lộ. Một ví dụ khác, xảy ra tại tỉnh Ninh Bình, lực lượng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình bắt quả tang Vũ Đức Hùng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Gia Viễn nhận 70 triệu đồng tiền “chạy án” của hai bị can ngay tại phòng làm việc. Tháng 9/2013, một Thư ký Tòa án bị bắt khẩn cấp khi nhận tiền “chạy án”. Đối tượng là Nguyễn Duy Hải, vốn là Thư ký Tòa án nhân dân quậ n Đống Đa, Hà Nội. Cụ thể, sau một phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “trộm cắp tài sản”, Hải đã chủ động làm quen với thân nhân bị cáo và đề nghị gia đình họ nếu muốn “chạy án” thì đưa cho Hải số tiền 55 triệu đồng để chạy án phúc thẩm và giảm nhẹ hình phạt. 29 Nguyễn Văn Huyên, Một số vấn đề về giới hạn xét xử, Tạp chí Luật học, số 6, 2003, tr. 47-51, tr. 50. Còn ở thành phố Hồ Chí Minh, Trương Ngọc Hạnh là Thư ký Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh, vụ Nguyễn Thị Hường là Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bị tố cáo chạy án. Hay Chánh án nhận tiền chạy án bị bắt trước ngày thăng chức diễn ra ở Tòa á n nhân dân huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, ông Nguyễn Duy Hiệp trước một ngày chính thức trở thành Chánh án thì đã bị khởi tố và bắt giam vì tội nhận hối lộ 235 triệu đồng để hứa xử theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyề n hạn xảy ra trên địa bàn huyện Thanh Liêm. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này còn có Thẩm phán Võ Trung Hiếu, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Chợ Gạo, Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang, Thẩm phán Bùi Thế Đức ra tòa vì nhận hối lộ. 30 Những vụ “chạy án” như trên đã khiến dư luận rất bức xúc; niềm tin vào pháp luật, vào sự công bằng xã hội cũng vì thế bị giảm sút. “Thực trạng” đó cho thấy phần nào những biểu hiện của sự yếu kém về công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật, công tác truy tố, xét xử và thi hành án. Biểu hiện qua một số vụ án được xét xử không nghiêm minh, nương nhẹ và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để xử lý hành vi vi phạm pháp luật bằng biện pháp kỷ luật, hành chính. Nguyên nhân là do khung hình phạt quy định khoảng cách quá lớn cho nên các cơ quan tiến hành tố tụng có thể xử theo hướng có lợi hoặc giảm nhẹ hình phạt cho những người đã đút lót cho mình, thứ hai là do đạo đức nghề nghiệp của những người công tác trong ngành Tòa án đã bị đồ ng tiền xói mòn. 3.2 GIẢI PHÁP 3.2.1 Kiến nghị về sắp xếp tổ chức Tòa án Do được tổ chức theo đơn vị hành chính nên địa vị pháp lý của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện (được coi là các Tòa án nhân dân địa phương), chưa được xác định m ột cách chính xác, hợp lý và phù hợp với vai trò, vị trí của Tòa án trong bộ máy quyền lực Nhà nước. Cụ thể: Tòa án nhân dân tối cao được xem như một cơ quan Bộ, ngành ở trung ương, Tòa án nhân dân cấp tỉnh được xác định giống như một cơ quan cấp sở trực t huộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện được xem như một cơ quan cấp phòng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Do đó, nguyên tắc độc lập trong hoạt động của Tòa án chưa được đảm bảo. Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi không thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, cụ thể tổ chức Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Các 30 Sỹ Hào, Các Thẩm phán “đút túi”được gì trong n hững phiên tòa “bỏ túi”, Báo điện tử Báo mới, 2013, http://www.baomoi.com/Cac-tham-phan-dut-tuiduoc-gi-trong-nhung-phien-toa-bo-tui/58/12632406.epi, truy cập 07 -10-2014]. [ngày Tòa án nhân dân cấp cao; Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Các Tòa án quân sự. Nhưng theo quan điểm của người viết thì nên thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực vì Tòa án nhân dân cấp huyện được tổ chức theo đơn vị hành chính thì số lượng Tòa án nhân dân cấp huyện là rất lớn và đang có xu hướng tăng lên do nhu cầu thành lập mới các đơn vị hành chính cấp huyện. Với số lượng rất lớn các Tòa án nhân dân cấp huyện, việc đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường nguồn lực cho Toà án nhân dân cấp huyện là một khó khăn, thách thức lớn. Bên cạnh đó, do được tổ chức theo đơn vị hành chính cấp huyện nên trong nhận thức của các ngành, các cấp, Tòa án nhân dân cấp huyện được coi như một cơ quan trực thuộc đơn vị hành chính cấp huyện. Điều này hạ thấp địa vị pháp lý của Toà án nhân dân cấp huyện, gây khó khăn cho việc xử lý, giải quyết các vấn đề về tổ chức và hoạt động của Tòa án, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án, nhất là trong việc giải quyết các vụ án hành chính, khi một bên trong vụ án là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền t rong cơ quan hành chính nhà nước. 3.2.2 Nhiệm kì của Thẩm phán phải lâu dài và vững chắc Dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổ i quy định nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm, nếu được bổ nhiệm lại thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm. Theo quan điểm của người viết thì nên quy định nhiệm kỳ của các Thẩm phán kéo dài đến tuổi nghỉ hưu. Vì nếu nhiệm kỳ của Thẩm phán chỉ có tính chất tạm thời theo một thời hạn nhất định thì cho dù họ được bổ nhiệm theo bất cứ một thể thức nào hoặc do bất cứ một ngành quy ền nào thì họ cũng phải tìm cách lấy lòng những người có quyền bổ nhiệm họ để nhiệm kỳ sau được tái bổ nhiệm. Điều này dẫn đến Thẩm phán không thể có được một tinh thần độc lập và cương quyết trong xét xử được. Bên cạnh đó, nếu nhiệm kỳ của các Thẩm phán k éo dài đến tuổi nghỉ hưu sẽ giảm được thời gian và công sức làm thủ tục bổ nhiệm lại. 3.2.3 Kiến nghị về trình độ và chế độ bồi dưỡng cho Hội thẩm Theo khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì người được bầu làm Hội thẩm chỉ cần có kiến thức pháp lý. Trong khi đó, những người ngồi xét xử cùng với họ là những Thẩm phán với trình độ cử nhân luật, được bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử. Hội thẩm chiếm đa số trong Hội đồng xé t xử và khi biểu quyết thì theo ý kiến đa số nhưng thực tế Hội thẩm còn phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán. Vì vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn Hội thẩm theo hướng không quá thấp nhưng cũng không quá cao để tránh tình trạng “chuyên môn hóa” làm mất đi tính xã hội trong quá trình xét xử. Cho nên, cần quy định Hội thẩm phải qua lớp bồi dưỡng pháp luật từ 06 tháng trở lên. Về chế độ bồi dưỡng: Ngoài chế độ về trang phục, Hội thẩm chỉ có chế độ bồi dưỡng phiên tòa với mức 90.000 đồng/ngày. 31 Trong khi đó, khi tham gia xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán, nhưng một số chế độ của Thẩm phán như: phụ cấp công vụ, phụ cấp trách nhiệm nghề thì Hội thẩm lại không được hưởng là bất hợp lý. Vì vậy để bảo đảm công bằng và khuyến khích Hội thẩm t ích cực tham gia công tác xét xử, đề nghị cần áp dụng các chế độ này cho Hội thẩm. 3.2.4 Kiến nghị nâng cao sự độc lập của Tòa án so với Viện kiểm sát Từ những khó khăn trong việc thực hiện Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về giới hạn của việc xét xử, người viết kiến nghị bỏ Điều 196 và cần quy định thêm một nội dung vào Điều 178 về nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Những trường hợp Tòa án thấy cần phải đưa bị cáo ra xét xử theo tội danh nặng hơn tộ i danh mà Viện kiểm sát nhân dân truy tố thì trong quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ tội danh mà bị cáo đã bị Viện kiểm sát nhân dân truy tố cùng với tội danh nặng hơn mà họ có thể bị xét xử và tống đạt quyết định này cho bị cáo để họ có đủ thời g ian chuẩn bị việc bào chữa về tội danh bị xét xử tại phiên tòa. Với những quy định đó, bị cáo không bị định tội trước khi xét xử và Tòa án có toàn quyền trong việc quyết định bị cáo phạm tội gì trên cơ sở các chứng cứ đã xem xét tại phiên tòa mà không bị r àng buộc bởi tội danh do Viện kiểm sát nhân dân đã truy tố. Mặt khác, quyền bào chữa của bị cáo vẫn được đảm bảo vì bị cáo có đủ thời gian chuẩn bị bào chữa về tội phạm sẽ bị xét xử được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. 3.2.5. Nâng cao đạo đức ngh ề nghiệp của những người công tác trong ngành Tòa án Hiện nay, hiện tượng “chạy án” xảy ra ngày càng nhiều trong ngành Tòa án. Ngoài nguyên nhân do quy định của pháp luật thì nguyên nhân không kém phần quan trọng mà người viết muốn đề cập đến đó là đạo đức nghề nghiệp của những người đang công tác trong ngành Tòa án. Đạo đức nghề nghiệp, đó là ý thức trách nhiệm pháp lý đối với nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp của những người đang công tác trong ngành Tòa án thể hiện trước hết tinh thần trách nhiệm cao và đề cao kỷ luật trong thi hành công vụ. Đó là ý thức luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, công vụ được giao, kể cả khi gặp điều kiện khó khăn, Quyết định số 41/2012/QĐ -TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết việc dân sự, Điều 2, khoản 1, điểm d. 31 phức tạp. Đạo đức nghề nghiệp còn được thể hiện ở sự ngay thẳng, công bằng, tận tâm, thực thi công vụ theo pháp luật và kỷ cương phép nước. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 17 tại thành phố Hồ Chí Minh của Ủy ban Pháp luật Quốc hội, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đã đúc kết: “Công lý muốn được thực thi, cái chính là ở bản lĩnh, đạo đức của Thẩm phán. Quyền lực, tiền bạc, tình cảm có sức mạnh vô biên, bất cứ chỗ nào cũng có thể đi vào được. Nếu những yếu tố này lọt vào các cơ quan tố tụng và quá trình tố tụng thì công lý sẽ phải “cắp cặp ra đi”. Thẩm phán là người hiểu biết pháp luật, bởi vậy sẽ hiểu rõ tính chất nghiêm trọng củ a việc đưa nhận hối lộ nhằm chạy án. Thế nhưng trên thực tế, một số Thẩm vẫn không ngần ngại, bất chấp pháp luật để vòi vĩnh tiền bạn. Tham nhũng trong ngành Tòa án là sự “mất mát” của chính ngành Tòa án về cán bộ”.32 Để hạn chế tình trạng “chạy án”, ngành Tòa án nhân dân đã triển khai thực hiện cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân” và theo người viết cần chú trọng chất lượng ngay từ khi tuyển dụng phải đảm bảo tiêu chuẩn về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe, tư cách đạo đức. Làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán; tiếp tục đổi mới công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong toàn ngành, trong đó không chỉ tập trung vào việc bồi dưỡng nghiệp vụ mà cần chú trọng cả việc đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, trình độ quản lý, tin học, ngoại ngữ và các kiến thức xã hội khác. Hàng năm hoặc đột xuất, Tòa án nhân dân tối cao phải phối hợp với cấp ủy địa phương rà soát, đánh giá về đội ngũ quản lý (Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân địa phương) và Thẩm phán. Thông qua rà soát, đánh giá để có các giải pháp điều chuyển hoặc thay thế những người quản lý thiếu năng lực, không đáp ứng được yêu cầu, những trường hợp đ ể xảy ra mất đoàn kết nội bộ, có biểu hiện vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống. Đồng thời, thông qua rà soát, đánh giá để có những chính sách sử dụng công chức hợp lý, đưa những công chức có đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch, bồi dưỡng tạo nguồn cho ngành , cũng thông qua rà soát để đánh giá kết quả xét xử của từng Thẩm phán trong năm để có biện pháp xử lý phù hợp. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm công vụ đối với Thẩm phán, công chức, trong đó trọng tâm là kiểm tra đối với Thẩm phán trong công tác xét xử. 32 Mai Mai – Thu Thủy, Cổng thông tin điện tử Người bảo vệ quyền lợi, Để Thẩm phán có “bàn tay sạch” xử án chỉ tuân theo pháp luật, http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?MaTT=249201463419937886, [ngày truy cập 0810-2014]. Thông qua công tác kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm những Thẩm phán, công chức có sai phạm; kiên quyết chuyển cơ quan có thẩm quyền để xem xét trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp có dấu hiệu phạm tội, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những Thẩm phán, công chức có biểu hiện tham nhũng, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống. KẾT LUẬN Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh Nhà nước ra phán quyết về một vụ án cụ thể. Đây không phải là phán quyết của một cá nhân nào đó cũng không phải là phán quyết của bản thân Tòa án mà là phán quyết thể hiện trực tiếp thái độ của Nhà nước đối với các vụ án đó. Vì thế việc vận dụng và áp dụng pháp luật của Tòa án phải chính xác, công minh thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên, Tòa án muốn xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, khách quan, công bằng thì Tòa án phải độc lập, không chịu sự chỉ đạo hay tác động bởi bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Đây là một nguyên tắc Hiến định. Nguyên tắc khẳng định vai trò, vị trí của Tòa án trong hệ thống cơ quan Nhà nước. Đồng thời thể hiện gián tiếp bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Luận văn đưa ra khái niệm về sự độc lập, phân tích những nội dung pháp luật liên quan đến nguyên tắc độc lập trong xét xử như sự độc lập giữa các thành viên Hội đồng xét xử, độc lập giữa Tòa án cấp dưới và cấp trên, Tòa án độc lập với Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và cấp ủy Đảng. Ngoài ra, người viết còn phân tích tính độc lập của Tò a án với các cá nhân khác như độc lập giữa Thẩm phán với Chánh án, Hội thẩm với Chánh án, sự độc lập giữa Hội đồng xét xử v ới Luật sư, bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn. Nguyên tắc độc lập trong xét xử được quy định xuyên suốt trong các bản Hiến pháp và trong tố tụng nhưng hiện nay việc thực thi nguyên tắc này gặp nhiều khó khăn, bất cập, đó là vấn đề về thỉnh thị án, sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan không có chuyên môn xét xử, chế định Hội thẩm đang mờ nhạt, quy định của pháp luật làm cho Tòa án phải phụ thuộc vào Viện kiểm sát và một vấn đề không kém phần quan trọng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức nghề nghiệp của những người công tác trong ngành Tòa án đó là việc chạy án hiện nay. Từ những bất cập đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao tính độc lập của Tòa án trong xét xử như sắp xếp lại tổ chức của Tòa án, nhiệm kỳ của Thẩm phán phải lâu dài và vững chắc , đảm bảo trình độ và chế độ bồi dưỡng cho Hội thẩm, nâng cao sự độc lập của Tòa án so với Viện kiểm sát, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của những người công tác trong ngành Tòa án, nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án để Tòa án thật sự là cơ quan bảo vệ công bằng, công lý. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật Hiến pháp năm 2013 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết việc dân sự Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 15/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Nghị quyết liên tịch số 05/2005/NQLT/TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN ngày 05/12/2005 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ nội vụ, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân  Danh mục sách, báo, tạp chí Đinh Thanh Phương, Nguyên tắc độc lập trong hoạt động của Tòa án nhân dân, tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, số 23b, 2012 Hải Sâm – Káp Long, Nguyên giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường lãnh án 7 năm tù, Báo điện tử Việt Báo, http://pda.vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Nguyen-Giamdoc-So-TN-MT-Hai-Phong-lanh-an-7-nam-tu/45244017/218/, 2007, [ngày truy cập 06-10-2014] Hồng Ánh, Vụ năm công án dùng nhục hình:“Chúng tôi chịu nhiều áp lực”, Báo điện tử Báo mới, 2014, http://www.baomoi.com/Vu-5-cong-an-dung-nhuc-hinhChung-toi-chiu-rat-nhieu-ap-luc/58/13485607.epi, [ngày truy cập 06-10-2014] Hoàng Hồng Phương, Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 Hữu Khôi, Xem xét trách nhiệm can thiệp của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng, Báo điện tử Việt báo, 2006, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Trieutap-nguyen-Pho-Chu-tich-TP-Hai-Phong/70089103/218/, [ngày truy cập 06-102014] Hoàng Yến, xử án hành chính: Tòa dè dặt trước Ủy ban nhân dân, Báo điện tử Pháp luật, 2012, http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/xu-an-hanh-chinh-toa-de-dat-truocubnd-82580.htm, [ngày truy cập 06-10-2014] Khắc Trí – Trọng Tấn, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai, 2012 Mạc Giáng Châu – Nguyễn Chí Hiếu, Tập bài giảng Luật tố tụng Hình sự 1, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2010 Mạc Giáng Châu – Nguyễn Chí Hiếu, Tập bài giảng Luật tố tụng Hình sự 2, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2010 Nguyễn Hồng Hà, Không ai có quyền yêu cầu Thẩm phán dừng tuyên án, Báo điện tử Người đưa tin, http://www.nguoiduatin.vn/khong-ai-co-quyen-yeu-cau-tham- phan-dung-tuyen-an-a56209.html,[ngày truy cập 28-9-2013] Nguyễn Hữu Thế Trạch, Hội thẩm nhân dân: Không thể “ngồi cho có”, Báo điện tử Người lao động, 2014, http://nld.com.vn/phap-luat/hoi-tham-nhan-dan-khongthe-ngoi-cho-co-20140409205436884.htm, [ngày truy cập 06-10-2014] Nguyễn Văn Huyên, Một số vấn đề về giới hạn xét xử, Tạp chí Luật học, số 6, 2003 Phạm Thị Diệu Hiền, Tập bài giảng Luật Hiếp pháp Việt Nam 2, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2011 Sỹ Hào, Các Thẩm phán “đút túi”được gì trong những phiên tòa “bỏ túi”, Báo điện tử Báo mới, 2013, http://www.baomoi.com/Cac-tham-phan-dut-tuiduoc-gi-trongnhung-phien-toa-bo-tui/58/12632406.epi, [ngày truy cập 07-10-2014] Thiện Nhân, Tình tiết mới trong vụ án chiếm đoạt tài sản ở Pleiku: Tòa sơ thẩm xử kiểu “thỉnh thị án”, Báo điện tử Thanh tra, 2011, http://chongthamnhung.thanhtra.com.vn/toa-so-tham-xu-kieu-thinh-thian_t492c1144n29061.aspx, [ngày truy cập 28-9-2014] Thái Sơn, Những quy định lạ lùng của Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, Báo điện tử Thanh niên, 2014, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140915/yeu-cau-lam-ro-nhung-quy-dinhla-lung-cua-chanh-an-tand-tpha- noi.aspx, [ngày truy cập 06-10-2014] Trương Thanh Hùng, Tập bài giảng Luật tố tụng Dân sự, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2012  Danh mục trang thông tin điện tử Dự thảo online, Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detai l.aspx?ItemID=749, [ngày truy cập 07-10-2014] Mai Mai – Thu Thủy, Cổng thông tin điện tử Người bảo vệ quyền lợi, Để Thẩm phán có “bàn tay sạch” xử án chỉ tuân theo pháp luật, http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?MaTT=249201463 419937886&MaMT=17,[ngày truy cập 08-10-2014]  Danh mục tài liệu tham khảo khác Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam ngày 20/7/2011 của Hội đồng Luật sư toàn quốc [...]... xem xét thận trọng CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ 2.1 ĐỘC LẬP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÉT XỬ Nội dung độc lập giữa các thành viên Hội đồng xét xử được quy định xuyên suốt qua các bản Hiến pháp của Nhà nước ta Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Pháp luật hiện hành quy định khi xét xử thì phải thành lập. .. và Hội thẩm độc lập Độc lập được biểu hiện trên hai khía cạnh là độc lập với các yếu tố bên trong Tòa án như độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử, độc lập giữa Thẩm phán với Chánh án, độc lập giữa Hội thẩm với Chánh án, độc lập giữa T òa án cấp dưới với Tòa án cấp trên và độc lập với các yếu tố bên ngoài Tòa án như Tòa án độc lập với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án độc lập với Ủy ban nhân... đã thực hiện một phần chức năng xét xử và xác định tội danh được tiến hành trước khi xét xử Thứ hai, quy định về giới hạn xét xử buộc Tòa án phải xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố là trái với nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 : “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử. .. bổ sung năm 2011) Đây là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng Nguyên tắc này bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm Xét xử sơ thẩm có thể hiểu là việc xét xử vụ án lần đầu tiên Tất cả các vụ án được đưa ra xét xử đều phải trải qua cấp xét xử này Theo khoản 1 Điều 28 và khoản 2 Điều 32 Luật... gia xét xử mới đảm bảo đượ c tính khách quan, vô tư, công bằng và chính xác Đây cũng là quy định phù hợp với bản chất một Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 1.3.2 Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Đây là nguyên tắc chủ đạo đảm bảo cho Tòa án xét xử vụ án chính xác, tránh được sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân vào việc xét xử. .. ở phương diện xét xử độc lập Nếu họ phải theo đường lối xét xử của cấp trên thì sẽ tạo ra tình trạng xử án theo chỉ đạo, không ai chịu trách nhiệm cuối cùng về phán quyết của mình 2.2.2 Độc lập với Tòa án nhân dân tối cao Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử và Điều 19 Luật... nhân dân, độc lập với cấp ủy Đảng, độc lập với Luật sư, bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn Tuy nhiên, khi xét xử chỉ có độc lập không thì sẽ độc đoán, tùy tiện cho nên cần phải tuân thủ theo pháp luật, không được rời xa pháp luật Tuân theo pháp luật là cơ sở để thể hiện tính độc lập trong xét xử Khi nắm chắc kiến thức pháp luật thì Thẩm phán, Hội thẩm có điều kiện để thể hiện sự độc lập trong phán... chủ động độc lập của Hội đồng xét xử Việc xét xử phải căn cứ vào pháp luật, vào diễn biến cụ thể tại phiên tòa và quyết định cuối cùng thuộc về Hội đồng xét xử theo đúng luật và quyết định theo đa số nhưng thực tế hiện nay thì Hội đồng xét xử, chủ yếu là các Thẩm phán thường có tâm lý lo sợ nếu không “thỉnh thị án”cấp trên thì khi bản án sơ thẩm bị sửa hoặc hủy án sẽ ảnh hưởn g đến uy tín và địa vị... chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; 3 Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ 3.1 THỰC TRẠNG 3.1.1 Thực trạng về “ thỉnh thị án” Trong các bộ luật tố tụng không có quy định “thỉnh thị án”, “duyệt án” hay “báo cáo án” trong hoạt động xét xử Nếu Tòa án nhân dân cấp dưới có khó... can thiệp r ất rõ ràng, trái pháp luật vào sự độc lập của Thẩm phán, ảnh hưởng đến tính độc lập của Hội đồng xét xử cũng như không đảm bảo nguyên tắc tranh tụng Quyết định này cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc “hai cấp xét xử , vì nếu Tòa chuyên trách cấp tỉnh đã cho ý k iến về đường lối xét xử thì việc sau này khi có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm thì cấp này lại xem xét lại chính đường lối của mình thì ... Hội đồng xét xử độc lập với Luật sư .19 2.5.3 Hội đồng xét xử độc lập với bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn 19 CHƯƠNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ ... nguyên tắc độc lập xét xử Chương Thực trạng giải pháp nguyên tắc độc lập xét xử CHƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ 1.1 CÁC KHÁI... Nhà nước để thực việc xét xử Thẩm phán Hội thẩm Khi xét xử, T hẩm phán Hội thẩm độc lập Độc lập biểu hai khía cạnh độc lập với yếu tố bên Tòa án độc lập thành viên Hội đồng xét xử, độc lập Thẩm

Ngày đăng: 01/10/2015, 22:46

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w